-
Số nội dung
576 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
67 ExcellentAbout trucgiac
-
Rank
Hội viên chính thức
- Birthday 03/01/1981
-
Mỹ và đồng minh còn nhiều việc trước mắt cần phải giải quyết. Hay nói cách khác: Việc ưu tiên hàng đầu bây giờ là đưa quân đi bảo vệ hòa bình thế giới, Hì! ================= Phương Tây ủng hộ ông Assad tại vị, Nga-Iran thành công bước đầu Linh Vũ (Vietnam+) lúc : 28/09/15 16:08 Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani bên lề khóa họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Nguồn: Reuters/TTXVN) Nhật báo Telegraph của Anh ngày 28/9 cho rằng Nga và Iran đã giành được thành công bước đầu trong vấn đề Syria khi nhiều lãnh đạo phương Tây đã thay đổi lập trường về Tổng thống Syria Bashar al Assad, với việc ủng hộ ông này tiếp tục nắm quyền, ít nhất là trong thời gian trước mắt. Nói với các phóng viên khi trên đường tới dự cuộc họp ở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng Assad không có tương lai "dài hạn," nhưng cho rằng ông vẫn có thể tại vị trong giai đoạn chuyển tiếp. Đức và Mỹ cũng nói tới khả năng để ông Assad cầm quyền trong thỏa thuận nhằm kết thúc 4 năm nội chiến ở Syria và đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổng thư ký Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, nói thêm rằng ông đã sẵn sàng để thảo luận vấn đề Syria với Nga. Tháng này, Nga gây chú ý khi điều vũ khí và binh lính tới Syria để giải cứu ông Assad, ngay khi khả năng phòng ngự của ông yếu dần. Ông Stoltenberg nói rằng hiện đã xuất hiện nhu cầu điều phối hoạt động với Nga để tránh "tai nạn" do quân đội quốc tế do Mỹ lãnh đạo cũng đang chiến đấu chống IS ở Syria. Lãnh đạo Nga và Iran, nước đã điều hàng ngàn chiến binh tới chiến đấu hỗ trợ ông Assad, đã lập tức có bình luận về sự thay đổi. "Tôi nghĩ rằng hôm nay ai cũng đã chấp nhận rằng Tổng thống Assad phải tại vị để chúng ta có thể chống khủng bố" - Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói với hãng tin CNN. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov, để thảo luận về tình hình Syria, một ngày trước khi ông Putin có kế hoạch gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama./.
-
Hung thủ gây thảm án ở Bình Phước thế nào? Sau khi sát hại 6 người trong nhà đại gia gỗ ở Bình Phước, Dương và Tiến phóng xe về TP HCM đi làm bình thường hòng tạo chứng cứ ngoại phạm (Zing.vn) ======================= Nhìn hình thể ngôi gia này giống như "Quan tài nhỏ để cạnh quan tài lớn"! Giải thích thế có thể dễ nghe hơn kiểu chữ "L" ngược, híc B) !!!
-
20h ngày 17/5 Việt Lịch, TG có đi dạo quanh hồ gần nhà, nhìn lên thấy ánh Trăng rất đẹp nhưng xung quanh thì mây đen nghìn nghịt, tự hỏi mình không biết có chuyện gì xẩy ra???
-
Hì, chính Đức Phật sau khi sinh được vua cha Tịnh Phạn mời các cao thủ bói toán - Bà La Môn xem tướng cho Ngài đó thôi. Các cao thủ phán rằng - đại khái: "Hoàng tử sẽ trở thành bậc Chuyển Luân Thánh Vương, sau này sẽ trở thành vị Hoàng đế vĩ đại nhât thiên hạ nếu Hoàng tử muốn trị vị thiên hạ, nếu Hoàng tử đi tu sẽ trở thành bậc Chánh đẳng chánh giác..." Chém tí choi zui!!!
-
Lâu ngày xem lại chủ đề này, lần này xem lại có hiểu thêm được chút đỉnh. Cảm ơn Sp đã cho hàng đệ tử có thêm chút kiến thức bổ ích! P/s: "Tử viết" - TG lại suy "Chử Đồng Tử viết" chứ không phải "Khổng Tử viết" thì sao??? hì!
-
Đảng Dân chủ "tẩy chay" Tổng thống Obama trước thềm bầu cử giữa kì Đức Huy | 28/10/2014 08:16 Theo Soha.vn Các ứng viên đảng Dân chủ đang đồng loạt "né" tổng thống Obama trong các chiến dịch tranh cử của mình Dựa trên những phân tích mới đây của trang tin RollCall (Mỹ), có thể thấy nếu như các chính trị gia đảng Dân chủ hồ hởi bao nhiêu vào cái ngày tổng thống Barack Obama lên nhậm chức thì nay, trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kì, họ lại trở nên "lạnh nhạt" với người lãnh đạo Nhà trắng bấy nhiêu. Xét một cách toàn diện, đảng Dân chủ đã có những bước đi "giật lùi" đáng kể trong nhiệm kì của vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Số liệu của RealClearPolitics cho thấy, tháng 11/2008, khi Obama chính thức đắc cử, đảng Dân chủ của ông chiếm 257 trên tổng số 400 ghế Hạ viện, 59/100 ghế Thượng viện, và 29/50 vị trí thống đốc bang. Đến thời điểm này, những con số đó chỉ còn lần lượt là 195; 48; và 21. Dù nắm trong tay ứng cử viên sáng giá cho ghế Tổng thống là bà Hillary Clinton, đảng Dân chủ lúc này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về mặt hình ảnh. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận gần đây của tờ Washington Post và ABC News, có đến 51% người dân khi được hỏi đã có cái nhìn tiêu cực về đảng Dân chủ. Tuy vẫn "khá khẩm" hơn so với con số 56% của đảng Cộng hòa, nhưng cuộc thăm dò này cho thấy uy tín của đảng Dân chủ đang ở mức thấp kỉ lục trong 30 năm qua. Sẽ là không công bằng nếu đổ hết trách nhiệm cho sự suy thoái của đảng Dân chủ lên đầu Obama, tuy nhiên phần lớn các thành viên của đảng này đang chĩa mũi dùi công kích vào vị tổng thống, đặc biệt là sau những phát biểu đáng thất vọng của Obama trong chiến dịch tranh cử ghế Thượng viện bang Iowa của ứng viên đảng Dân chủ Bruce Braley. "Sự yếu kém trong các hoạt động chính trị của Nhà Trắng từ chỗ gây phiền toái (annoying) nay đã thật sự trở thành một nỗi hổ thẹn (embarrassing)", báo National Journal trích lời cố vấn cấp cao của một thành viên đảng Dân chủ trong Thượng viện. Chuyên gia Nathan Gonzales, tổng biên tập trang phân tích chính trị Mỹ Politics In Stereo, nhận xét: "Sự mất uy tín của Tổng thống Obama đang tạo nên một hiệu ứng domino đối với các ứng viên đảng Dân chủ trên khắp nước Mỹ". Đây cũng là lý do khiến những người này tránh không mời Obama đến tham gia các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Tổng thống Obama phát biểu tại Chicago hôm 19/10 Ảnh: AP Chỉ còn một tuần trước ngày bầu cử giữa nhiệm kì, tuy nhiên cho đến lúc này trong số các ứng viên đảng Dân chủ tranh ghế Thượng viện chỉ có duy nhất đại diện của bang Michigan, ông Gary Peters, là "dám" mời Obama đến phát biểu cho chiến dịch của mình. Đối với các cuộc tranh cử cho thống đốc bang, Obama chỉ được mời đến hỗ trợ tranh cử tại Wisconsin, Michigan, Maine, Rhode Island và Pennsylvania, những bang đã từng ủng hộ ông trong cuộc bầu cử Tổng thống 2 năm trước. Tránh sử dụng hình ảnh đã mất uy tín của Obama là một nước đi mang tính "ăn chắc mặc bền" của các ứng viên đảng Dân chủ. Tuy nhiên, theo cây bút chính trị dày dặn kinh nghiệm Jonathan Alter, đảng Dân chủ vẫn có thể tận dụng hình ảnh tổng thống theo những chiều hướng tích cực. "Tôi hoàn toàn thông cảm với việc các ứng viên đảng Dân chủ không muốn đi theo những chiến lược kinh tế không được đánh giá cao của Obama. Nhưng tôi không hiểu tại sao họ lại không tìm cách nhấn mạnh những mặt tốt khác của ông để nâng vị thế của đảng Dân chủ, ví dụ như thành công trong việc tạo công ăn việc làm" (tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 10% vào năm 2009 đến nay chỉ còn 5,9% - PV), Alter viết trên tờ The Daily Beast. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kì sẽ chính thức diễn ra trên toàn nước Mỹ vào ngày 4/11 tới.
-
Tại sao Mỹ tập trận phòng xung đột với Trung Quốc? 13:57 17/10/2014 BizLIVE - Hoa Kỳ thích nói về việc đối thoại với Trung Quốc, nhưng rõ ràng lực lượng hải quân của Mỹ nay cũng đang thao dượt cho một cuộc xung đột có tiềm năng sẽ xảy ra, BBC nhận định. Tàu sân bay của Mỹ. Hoa Kỳ thích nói về việc đối thoại với Trung Quốc, nhưng rõ ràng lực lượng hải quân của Mỹ nay cũng đang thao dượt cho một cuộc xung đột có tiềm năng sẽ xảy ra, BBC nhận định. Theo tường thuật của phóng viên BBC, trên một chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân của Mỹ - USS George Washington có nhiều chiếc phi cơ 11 F/A-18 Super Hornet đang xếp hàng để cất cánh. Chiếc đầu tiên được móc vào máy phóng; có cảm giác cao trào trong tiếng gầm động cơ mở hết cỡ. Và sau đó trong đám mây hơi nước trắng, chiếc phản lực 15 tấn lao xuống sàn sân bay và phóng ra khỏi phần đuôi con tàu như một món đồ chơi vậy. Vài giây sau, toán thủ thủy trên boong trong quân phục nhiều màu của họ lại bình thản chuẩn bị cho chiếc phản lực kế tiếp. Quan sát Hải quân Mỹ tận mắt như thế này, khó có thể không cảm thấy đôi chút kinh ngạc, BBC bình luận. Không có lực lượng hải quân nào khác trên thế giới có những đồ chơi giống như vậy, hoặc có thể biểu diễn chúng ra với sức quyến rũ một cách dễ dàng như vậy. Bạn đọc đã quá quen thuộc với lời lẽ PR: Hải quân Mỹ "không luyện tập chuẩn bị cho cuộc chiến với bất kỳ quốc gia nào", nhưng BBC thì không nhìn nhận như vậy. "Hoa Kỳ đang tập luyện cho cuộc chiến với Trung Quốc", theo tường thuật của BBC. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ cũng đã không tập hợp hai chiếc hàng không mẫu hạm với 200 chiếc phi cơ ngoài khơi bờ biển Guam chỉ để cho vui. Đây là về một cuộc tập dượt những gì mà Lầu Năm Góc nay gọi là "Chiến đấu trên không và trên biển". Đây là khái niệm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2009, và nó được thiết kế đặc biệt nhằm chống lại mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc. Trên USS George Washington, với Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, chỉ huy Carrier Strike Group Five (Lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm nhóm 5) đang chứng kiến các lực lượng dưới sự chỉ huy của ông đang luyện tập những gì ông gọi là tình huống "chống xâm nhập, từ chối ra vào khu vực". Đô đốc Montgomery không thảo luận các chi tiết cụ thể của cuộc diễn tập. Tuy nhiên, các hàng không mẫu hạm và phi cơ của ông đang phải đối mặt với những đe dọa ngày càng phức tạp, từ mặt đất, trên biển, trên không, trên vũ trụ và trên mạng. "Người ta thường hiểu rằng một số quốc gia có khả năng loại bỏ vệ tinh hoặc hạn chế thông tin liên lạc vệ tinh," ông nói, "vì vậy chúng tôi phải thực tập hoạt động trong một môi trường thông tin liên lạc bị cản trở." Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không thể sánh với Hải quân Hoa Kỳ, và trong một thời gian dài nữa cũng không thể đuổi kịp, BBC viết. Thay vào đó, Trung Quốc đã phát triển các loại vũ khí khác được thiết kế nhằm giữ các hàng không mẫu hạm của Mỹ ở xa bờ biển của Trung Quốc. Các loại vũ khí này bao gồm các tàu ngầm mới ít tiếng ồn hơn, tên lửa chống tàu siêu thanh tầm xa và, có lẽ đáng lo ngại nhất, là tên lửa đạn đạo tầm trung rất chính xác được mệnh danh là "sát thủ hàng không mẫu hạm". Đúng theo kế hoạch, chuông báo động bắt đầu đổ hồi. Một giọng nói vang lên trên hệ thống phóng thanh: "Đây là một cuộc tập dượt, đây là một cuộc tập dượt! Khói đen, khói đen!" Hàng không mẫu hạm George Washington đang bị tấn công. Một phần của con tàu được giả là bị cháy. Các toán nhân viên vội đổ tới nhằm hạn chế thiệt hại, BBC tường thuật. Trong 10 năm qua, quan trọng khẩu hiệu chính trị quan trọng nhất, và thường được lặp đi lặp lại, của Trung Quốc là "sự trỗi dậy hòa bình". Nó được đề ra để trấn an các nước láng giềng của Bắc Kinh trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc không phải là một mối đe dọa. Nhưng kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm ngoái, đã có thay đổi rõ rệt. Trung Quốc hiện đang đưa ra các tuyên bố chủ quyền vượt rất xa ra ngoài bờ biển của mình. Tàu của họ đang tích cực tuần tra Senkaku, hay Điếu Ngư, ở Biển Hoa Đông, vốn từ lâu nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Trung Quốc đang chi hàng tỷ xây dựng các hòn đảo mới ở Biển Đông. Về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc trên biển có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo bao gồm năm hòn đảo không có người ở và ba rặng san hô Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền; Quần đảo nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản và là một phần của quận Okinawa. Quần đảo này cũng là trọng tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao lớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 2010. Những hòn đảo không có người ở đã làm xấu đi mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản. Hồi tháng Tám, một phi cơ chiến đấu Trung Quốc đã chạm trán với một chiếc máy bay do thám của Mỹ trong không phận quốc tế trên Biển Đông, và đã liên tục bay sát ngang qua nó và, theo Hải quân Mỹ, đã bay gần chỉ cách chiếc phi cơ Mỹ 6 mét. Theo Chuẩn Đô đốc Montgomery, tất cả điều này khiến vai trò của Hải quân Mỹ trong khu vực trở nên quan trọng hơn. "Hải quân Mỹ là một trong những lực lượng có đóng góp lớn nhất đối với an ninh và ổn định của khu vực châu Á Thái Bình Dương", ông nói. "Chúng tôi đã làm điều này gần 70 năm qua". "Tôi cho rằng Hải quân Hoa Kỳ đóng vai trò tốt cho dù đó là biển Hoa Đông, hay biển Philippines, trong việc ổn định tình hình, trấn an các đối tác và ngăn cản đối thủ có hành động không minh bạch hoặc bất hợp pháp." Không nghi ngờ gì rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không đồng ý với điều đó. Mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh là thống trị các vùng hải phận gần bờ biển của họ. Nếu Hải quân Mỹ tìm cách ngăn chặn họ thì điều đó liệu có khiến dễ xảy ra xung đột hơn hay không? Nhưng từ Tokyo đến Đài Bắc đến Manila, có những chính phủ đang rất vui mừng khi thấy các nhóm hàng không mẫu hạm lớn của Mỹ đang hoạt động tại những vùng biển này. ============= Để mần nhau chứ để làm gì nữa... :rolleyes:
-
Quân đội Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ (NLĐO) – Quân đội Trung Quốc xuất hiện dày đặc trong những ngày gần đây với biểu ngữ “Đây là lãnh thổ Trung Quốc, hãy rút đi” ở vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ. Quân đội Trung Quốc từng nhiều lần giăng biểu ngữ ở vùng tranh chấp với Ấn Độ. Ảnh: PTI Tình trạng tăng quân, cho quân đi sâu vào vùng tranh chấp tương tự đợt căng thẳng 3 tuần hồi năm ngoái. Theo nguồn tin chính thức từ Press Trust of India, từ hôm 17-8, quân đội Ấn Độ đã phát hiện lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) di chuyển đến căn cứ của họ ở khu vực Burtse thuộc núi phía Bắc Ấn Độ Ladakh. Được biết, các binh sĩ Trung Quốc đã hai lần vượt qua biên giới vào một khu vực hẻo lánh ở phía Tây dãy Himalayas. Theo nguồn tin này, quân đội Trung Quốc xâm phạm sâu vào lãnh thổ Ấn Độ tới 20-30 km, đi thành đoàn giăng biểu ngữ: “Đây là lãnh thổ Trung Quốc, hãy rút đi”. Sau khi chứng kiến vụ việc trên, đội phản ứng nhanh và đội tuần tra của Ấn Độ đã yêu cầu quân đội Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ của mình nhưng lực lượng này kiên quyết không thực hiện. Cuối cùng, quân đội Ấn Độ đã trở về doanh trại và báo cáo lại cấp trên vụ việc này. Đến ngày 18-8, quân đội Ấn Độ trở lại chỗ cũ và vẫn thấy quân đội Trung Quốc hiện diện ở đó. Tuy nhiên, người phát ngôn quân đội Ấn Độ - Đại tá Goswami - phủ nhận vụ việc trên và chuyện quân đội hai nước vượt viên giới như vậy ít khi xảy ra. “Đó là những khu vực dọc biên giới, nơi Ấn Độ và Trung Quốc nhận thức về đường kiểm soát thực tế khác nhau. Vì vậy, cả hai bên cùng tiến hành tuần tra theo quan điểm từng bên nhằm chống sự xâm chiếm, vi phạm. Tuy nhiên, chuyện Trung Quốc xâm chiếm hoặc lấn chiếm lãnh thổ Ấn Độ là không có”. Trong khi đó, một số nguồn tin chính thức đã xác nhận về các vụ xâm nhập này và cho rằng đây là “cuộc chạm trán trong hòa bình”.
-
======== Nay mừng tứ hải đồng xuân Tam dương khai thái, muôn dân hòa bình!!!
-
Thăm 'hậu duệ" người Việt giàu có và phồn vinh tại Indonesia 07:00 | 17/07/2014 Depplus.vn - Khu vực đảo Sumatra thuộc Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Minangkabau. Họ có gốc gác và nhiều tập quán sinh hoạt rất giống với người Việt. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia đã cùng cho rằng tộc người Minangkabau sinh sóng tại Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Người Minangkabau vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ trong gia đình mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn. Mọi tài sản cũng như đất đai đều thuộc quyền phụ nữ. Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý. Những hình ảnh đẹp về tộc người Việt cổ sinh sống tại Indonesia. Đám cưới của người Minangkabau được trang trí độc đáo. Đặc biệt cũng mở "đầu câu chuyện" bằng miếng trầu như nghi lễ truyền thống Việt Nam. Trong tiếng Indonesi, Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu. Tên gọi của tộc người bắt nguồn từ một chiến thắng trong quá khứ. Vì vậy, con trâu là hiện thân quan trọng trong nhiều nét văn hóa của người Minakabau. Trẻ em Minangkabau trong lễ aquika mừng ngày sinh nhật. Họ được mặc những bộ trang phục rực rỡ, màu đỏ và vàng trên chiếc cũ cầu kì tượng trưng cho tinh thần và sự dũng cảm của người Minangkabu. Đây cũng là cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới.Mọi tài sản lớn đều thuộc quyền thừa kế của phụ nữ. Kết cấu nhà truyền thống của người Minangkabau có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam, cũng tương tự cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Một ngôi nhà Rumah Gadang bề thế. Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất. Gia đình nào càng có nhiều con gái càng chứng tỏ sự giàu có trong tương lai. Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập. Cô gái Minangkabau trong điệu múa đĩa nến Piriang truyền thống. Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái). Đàn ông Minangkabau giữ nhiệm vụ duy trì văn hóa truyền thống cũng như đi xa làm ăn. Nhiều người đàn ông Minangkabau nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới, bởi nhiệm vụ của họ là đi xa làm ăn, trao quyền quản lý gia đình cho phụ nữ. Trang phục truyền thống của người Minangkabau. Trình diễn điệu múa truyền thống trên sân khấu mô phỏng kiến trúc nhà mái cong. H (Depplus.vn/MASK)
-
"Tập Cận Bình muốn tạo dựng uy tín, phải tử hình Từ Tài Hậu" HỒNG THỦY 01/07/14 08:19 (GDVN) - "Từ Tài Hậu là con hổ lớn nhất trong quân đội. Nếu Tập Cận Bình muốn thiết lập uy tín của mình trong quân đội, ông phải tử hình Từ Tài Hậu". Trung Quốc khai trừ một nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc chuẩn bị dư luận cho đại án tham nhũng Từ Tài Hậu "Hổ lớn" Từ Tài Hậu sắp được giao cho tòa án binh xét xử Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu khi còn đương chức. Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc vừa quyết định khai trừ đảng tịch đối với Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch quân ủy Trung ương được đưa ra ngay trước dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập đảng này, Bưu điện Hoa Nam ngày 1/7 cho biết. Từ Tài Hậu là quan chức quân sự cấp cao nhất Trung Quốc phải đối mặt với tòa án binh vì tham nhũng. Ông có thể bị kết án tử hình nếu bị kết tội. Từ Tài Hậu 71 tuổi, người vừa nghỉ hưu từ cuối năm 2012. Tân Hoa Xã đưa tin, trường hợp của ông Hậu là nghiêm trọng và gây ra tác động xấu rất lớn. Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố, bất cứ ai, dù quyền hạn và chức vụ cao tới đâu cũng sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc nếu vi phạm kỷ luật đảng này và pháp luật Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ không bao giờ thỏa hiệp và không bao giờ thương xót đối với tham nhũng. "Quân đội không phải nơi ẩn náu cho những kẻ tham nhũng", Tân Hoa Xã dẫn tuyên bố của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố. Thông tin về vụ điều tra Từ Tài Hậu xuất hiện hôm 15/3 cho biết, Từ Tài Hậu đã nhận hối lộ trực tiếp và thông qua các thành viên khác trong gia đình để lo chạy quân hàm và chức vụ cho chỉ huy các đơn vị quân đội Trung Quốc. Hàng chục nhân viên cảnh sát vũ trang đã áp giải Từ Tài Hậu khỏi giường bệnh tại viện Quân y 301 Bắc Kinh trong khi một nguồn tin nói với Bưu điện Hoa Nam, cuộc điều tra Từ Tài Hậu đã kéo dài trong khoảng 1 năm. Một số quan chức về hưu thậm chí đã yêu cầu Tập Cận Bình thúc đẩy hình phạt tử hình đối với Từ Tài Hậu. 1 Đại tá Trung Quốc về hưu xin giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam: "Từ Tài Hậu là con hổ lớn nhất trong quân đội. Nếu Tập Cận Bình muốn thiết lập uy tín của mình trong quân đội, ông phải tử hình Từ Tài Hậu". Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương này được xem như 1 đồng minh của Chu Vĩnh Khang và đã từng ủng hộ Bạc Hy Lai, người đang thụ án chung thân vì tội tham nhũng. Thông báo của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc không nhắc tới hình thức xử lý Từ Tài Hậu và cũng không chỉ ra việc có sớm hoàn thành điều tra Chu Vĩnh Khang hay không. Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị từ bắc Kinh cho biết: "Với những tay chân thân cận của Chu Vĩnh Khang lần lượt bị bắt, chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục hướng tới con hổ lớn này. Quyết định điều tra khởi tố Chu Vĩnh Khang có thể được công bố tại 1 hội nghị trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc năm nay". Joseph Cheng Yu-shek, một giáo sư khoa chính tị đại học Thành phố Hồng Kông cho biết, Tập Cận Bình muốn sử dụng vụ Từ Tài Hậu để chứng minh cam kết ông chống tham nhũng.
-
Thiên tai năm nay chủ yếu tập trung vào thủy tai, như: mưa bão, lụt lội, sóng thần.. ========== Lũ lụt nghiêm trọng tại Brazil, 50.000 dân phải sơ tán khẩn cấp (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 30/06/14 10:33 Một cây cầu bị phá hủy trong trận ngập lụt ở Iguacu Falls, tỉnh Foz do Iguacu, Brazil ngày 12/6. (Nguồn: AFP/TTXVN) Mưa lớn liên tiếp trong một tuần qua tại một số bang ở miền Nam Brazil đã dẫn đến tình trạng lũ lụt nghiêm trọng khiến giới chức địa phương phải thực hiện kế hoạch sơ tán khẩn cấp 50.000 dân, tăng gấp 10 lần so với kế hoạch trước đó.Cơ quan tình trạng khẩn cấp của bang Santa Catarina cho biết khoảng 40.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, trong khi bang lân cận Rio Grande do Sul cũng phải sơ tán gần 11.000 người do tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, nước lũ dâng cao đến mái nhà, gây nguy hiểm cho người dân. Lũ lụt đã ảnh hưởng đến 37 thị trấn tại bang Santa Catarina và 59 thị trấn tại bang Rio Grande do Sul. Chỉ riêng từ thứ hai đến thứ sáu tuần trước lượng mưa tại bang Rio Grande do Sul đã gấp đôi lượng mưa trung bình của tháng Sáu. Các bang miền Nam của Parana cũng bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lớn trong tháng này, khiến 11 người thiệt mạng và hơn 70.000 người khác phải sơ tán. Những trận mưa to dẫn đến lũ quét tại Brazil diễn ra đúng vào thời điểm quốc gia Nam Mỹ này đang là chủ nhà của Word Cup 2014. Porto Alegre - thủ phủ của bang Rio Grande do Sun - là nơi diễn ra trận đấu giữa hai đội tuyển Đức và Algeria vào ngày 30/6, song khu vực này không bị ảnh hưởng của những trận lụt gần đây./.
-
====== TG cũng mới đi ngao du Hong Kong về, tay hướng dẫn viên du lịch phát biểu: Không chơi với Tập Cận Bình - vì nó ăn hiếp Việt Nam, nghĩ đi nghĩ lại cũng thấy hay, hì .
-
========Hồi sáng buồn buồn con lên một quẻ Lạc Việt xem giữa 2 anh có giải quyết bằng sức mạnh hay không? Đỗ - Đại An: thế là có mần thật ạ Sư phụ? Mong sao thế giới chung câu đại đồng.
-
Nhật thúc đẩy khả năng xuất quân bảo vệ đồng minh 13/06/2014 08:12 (GMT + 7) Tuổi trẻ - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết tâm sớm rũ bỏ các hạn chế trong Hiến pháp để Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) có thể bảo vệ các đồng minh nước ngoài nếu chiến tranh xảy ra. Theo báo Asahi, mới đây ông Abe tuyên bố muốn Chính phủ phê chuẩn “cách hiểu mới” về Hiến pháp hòa bình Nhật trước khi Quốc hội kết thúc kỳ họp hiện tại vào ngày 22-6. Sự thay đổi này sẽ cho phép Nhật thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Điều đó có nghĩa là SDF được phép tham chiến nếu các đồng minh của Nhật, chẳng hạn như Mỹ, bị tấn công. Đề xuất của Thủ tướng Abe hiện vấp phải phản ứng của Đảng Komeito Mới trong liên minh cầm quyền. Tuy nhiên báo Wall Street Journal dẫn lời một số nhà quan sát nhận định với tỉ lệ ủng hộ cao của dư luận dành cho ông Abe và vị thế mạnh mẽ của Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền trong Quốc hội, Chính phủ Nhật có thể sẽ phê chuẩn kế hoạch này trong tuần tới. Sáu điều kiện cần thiết Điều 9 trong Hiến pháp Nhật không công nhận chiến tranh là phương tiện để giải quyết các xung đột quốc tế có liên quan đến nước này. Đã từ lâu, điều 9 được hiểu là quy định cấm Nhật sử dụng lực lượng vũ trang để hỗ trợ một quốc gia đồng minh bị tấn công. Tuy nhiên hồi tháng 5, một ủy ban tư vấn của Chính phủ công bố báo cáo nghiên cứu khẳng định cách hiểu này không giúp duy trì hòa bình và ổn định tại Nhật, trong khu vực và trên thế giới, “do các tình huống chiến lược liên tục thay đổi”. Ủy ban tư vấn cho rằng Tokyo cần hỗ trợ nước đồng minh bị tấn công “nếu cuộc tấn công đó dẫn tới một cuộc tấn công trực tiếp vào Nhật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, tới trật tự quốc tế, hủy hoại cuộc sống và quyền lợi của người dân Nhật”. Thủ tướng Abe cũng đánh giá quyền phòng vệ tập thể là cần thiết để đảm bảo sự an ninh, thịnh vượng của Nhật và hòa bình khu vực. Theo đề xuất của Thủ tướng Abe, việc Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể phụ thuộc vào sáu điều kiện. Thứ nhất, một quốc gia đồng minh thân cận của Nhật bị tấn công. Thứ hai, Nhật sẽ đối mặt với nguy cơ an ninh nghiêm trọng nếu không sử dụng vũ lực. Thứ ba, một quốc gia thứ ba bị tấn công đề nghị sự hỗ trợ quân sự của Nhật. Thứ tư, thủ tướng quyết định dùng vũ lực. Thứ năm, Quốc hội phê chuẩn quyết định của thủ tướng. Thứ sáu, một quốc gia thứ ba cho phép Nhật đưa quân vào lãnh thổ nước này để giải quyết xung đột. Một số nhà phân tích cho rằng ông Abe muốn sớm thúc đẩy quyền phòng vệ tập thể vì đang có dư vốn chính trị sau khi giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhờ các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Trước đó ông cũng từng tuyên bố muốn cải tổ các quy định hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Nhật vào cuối năm nay. Việc sớm đảm bảo quyền phòng vệ tập thể sẽ cho phép Tokyo có thêm thời gian để đàm phán với Washington. Nguy cơ từ Trung Quốc Trước Quốc hội Nhật, ông Abe khẳng định tình hình an ninh đang ngày càng trở nên bất ổn và nghiêm trọng tại châu Á - Thái Bình Dương, buộc Tokyo phải thực thi quyền phòng vệ tập thể. Hai mối đe dọa lớn nhất chính là tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông cùng chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Xã luận của báo The Economist bình luận sau Thế chiến II, Nhật đã trở thành “công dân gương mẫu” của thế giới, có nhiều đóng góp to lớn cho hòa bình và thịnh vượng châu Á. Hiến pháp hòa bình của Nhật có công lớn đối với thành tựu đó. Tuy nhiên, cách hiểu cũ đối với điều 9 Hiến pháp Nhật đã trở nên lỗi thời khi bất ổn và căng thẳng đang leo thang tại khu vực, đặc biệt là việc Trung Quốc tăng cường vũ trang dữ dội và liên tục gây hấn trên biển Đông. Bằng chứng mới nhất là việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines và đưa giàn khoan 981 cùng tàu chiến tới vùng thềm lục địa và EEZ của Việt Nam. Trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc chỉ trích kế hoạch phòng vệ tập thể của ông Abe là “đưa Nhật trở lại với chế độ quân phiệt”. Nhưng The Economist nhấn mạnh chính truyền thông Trung Quốc đang hô hào dùng vũ lực đối phó với Mỹ và các nước láng giềng. Chính phủ Bắc Kinh còn điều tàu chiến tới biển Đông và tàu tuần tra đến biển Hoa Đông. Hành động của Trung Quốc cũng đang trực tiếp đe dọa Nhật. Trong nhiều tháng qua, Bắc Kinh liên tiếp điều tàu tuần tra tới vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát. Theo báo Japan Times, hôm qua Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối vụ Bắc Kinh điều hai máy bay chiến đấu Su-27 áp sát máy bay tuần tra Nhật trên bầu trời biển Hoa Đông hôm 11-6. Vụ việc tương tự cũng xảy ra ngày 25-5. HIẾU TRUNG ============== Anh Tung cóc lần nầy rất chi nà mệt, không biết nếu trận hội đồng này xẩy ra cô em Russia có quan tâm không - nếu không quan tâm thì đối tác chiến lược gì gì đó, mà cụ thể hợp đồng 400 tỷ USD khí đốt sẽ trở thành giấy lộn rồi?. Đúng là: Ma đưa lối , Quỷ đưa đường ... thật.