tom_xp
Hội viên-
Số nội dung
99 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by tom_xp
-
Thời gian gần đây thỉnh thoảng mình thấy đau đầu, ngoài ra không thấy có gì khác. Mình định sẽ đắp đất thêm lên mộ nhưng sợ chuột lại đào tiếp. Anh có cao kiến gì không? Cám ơn Anh.
-
Hôm nay Học trò ra thăm mộ thì phát hiện có nhiều ngôi mộ khác cũng bị chuột đào hang, ngay sát nghĩa trang là 1 khu đô thị đang san nền. Gia đình Học trò có ý định năm sau sẽ cải táng, vậy hiện tại có nên xử lý gì không ạ? Cám ơn Sư Phụ!
-
Chúc mừng sinh nhật Nhị Địa Sinh! Chúc bạn luôn mạnh khỏe & thành công trong cuộc sống!
-
Nhân dịp sinh nhật Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khỏe, Hạnh phúc!
-
Xin chia buồn tới chị Wildlavender và gia quyến, Cầu chúc cho linh hồn cụ sớm được siêu thoát!
-
Đây là thông tin về chữa hóc xương bằng ... ngoại cảm! Tom đã được chứng kiến sự kỳ diệu này! CHỮA HÓC XƯƠNG BẰNG NGOẠI CẢM Thứ bảy, 14 Tháng 4 2007 15:22 Bị hóc xương gà, anh Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, (Yên Thành, Nghệ An) gọi điện thoại cho cụ Nhâm nhờ chữa. Cụ bảo ngay "dập máy đi, lo mà làm ăn" rồi cúp máy luôn. Anh Chung bỗng thấy cơm trong bụng dồn lên trào ra cùng chiếc xương. Về đến huyện Yên Thành hỏi thăm nhà ông Nhâm (Bính) chữa hóc xương, hầu như người dân ai cũng biết. Người thì bảo đó là thầy chữa hóc xương, kẻ thì nói ông có khả năng ngoại cảm... Họ đều ca ngợi ông với một tấm lòng khâm phục, biết ơn và kính trọng. Cũng chẳng khó khăn gì, chúng tôi đã tìm về nhà ông ở xóm Bắc Sơn xã Nhân Thành, cách tỉnh lộ 538 khoảng 20km về phía Nam. Nhà ông nằm ở giữa xóm, mái ngói đơn sơ, mang dáng dấp của một ngôi nhà cổ đã lâu đời.Ông Nhâm mái tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu, chất phác đang ngồi uống chè xanh với một ông lão hàng xóm. Khi biết ý định của chúng tôi, ông xởi lởi rót nước mời rồi điềm đạm: "Tui năm nay đã 88 tuổi, cũng gần đất xa trời, rồi còn giúp được gì cho mọi người thì giúp". Ông Đoàn Văn Nhâm xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Những năm chống Pháp, ông cũng tham gia đi dân công 2 năm rồi về quê lấy vợ, sinh con. Hiện tại, ông Nhâm có 8 người con đã trưởng thành. Các con của ông người đi công tác xa, người lấy vợ lấy chồng ra ở riêng. Ông sống với người con út và mấy đứa cháu. Mặc dù đã cao tuổi nhưng trông ông vẫn còn khỏe, da dẻ đỏ đắn, nói năng rất minh mẫn. Chúng tôi hỏi ông biết chữa hóc xương từ khi nào? Ông cho biết: "Khi cha tui gần mất, ông đã truyền nghề cho tui, khoảng ba chục năm rồi. Nghề ni chỉ lúc sắp chết mới truyền lại được!". Về nguồn gốc xuất phát của chữa bệnh hóc, ông chỉ nói vậy. Chúng tôi tìm hiểu qua các cụ già cao tuổi ở trong làng thì được cụ Đoàn Trung kể rằng: "Trước đây, ông nội ông Nhâm làm nghề lái đò trên sông Hàn. Vào một đêm khuya khoắt, bỗng có tiếng gọi đò. Ông chạy ra thì thấy một người đàn bà bế trên tay một đứa bé xin được qua sông. Ông đã đưa mẹ con người đàn bà đó qua sông mà không lấy tiền. Cảm kích trước cử chỉ ấy, người đàn bà đó đã truyền cho ông về cách chữa hóc xương. Hiện nay, nghề này truyền đến ông Nhâm là đời thứ ba. Thực hư của câu chuyện đó như thế nào không biết được, chúng tôi chỉ nghe kể lại, nhưng 3 đời nhà ông Nhâm chữa hóc xương giỏi mà không hề lấy của ai một xu là chuyện hoàn toàn có thật". - Cụ chữa hóc xương bằng cách nào? - Chúng tôi hỏi ông Nhâm. - Đó là bí quyết gia truyền, tui không tiết lộ được - Ông Nhâm trả lời. - Chúng tôi nghe nói, cụ không dùng tay tác động vào bệnh nhân, cũng không dùng bất cứ loại thuốc nào mà chỉ dùng lời nói trực tiếp hoặc qua điện thoại mà chữa khỏi hóc xương, có đúng như vậy không? - Đúng! Có thể anh không tin nhưng đó là sự thật. Tui cũng không lý giải được việc mình làm. Nhưng, có một sức hút hay sức mạnh gì đó tác động vào tui. Những người hóc xương còn thở được đem đến tui là khỏi ngay. Hơn ba chục năm hành nghề, tui chữa khỏi hết, chưa bó tay một trường hợp mô cả. - Cụ đã chữa cho bao nhiêu người rồi? - Nhiều lắm, tui không nhớ hết. Anh Đoàn Đô, người con út của ông Nhâm, tâm sự: "Cha tui chữa khỏi cho hàng trăm người ở trong huyện và các huyện lân cận như Nghi Lộc, Đô Lương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu. Có những ca hóc nặng sắp chết như ông Văn Sơn ở chợ Bộng, Viên Thành, vừa cáng đến sân, cha tui chỉ nói vài câu là chiếc xương gà trong cổ ông Sơn trào ra. Được cái cha tui chữa bệnh không bao giờ lấy tiền, kể cả những thời cơm không có mà ăn, phải ăn khoai, ăn sắn cha tui cũng từ chối". Chúng tôi đang nói chuyện thì một người đàn ông trung tuổi dẫn theo một cậu bé xuất hiện trước sân với khuôn mặt hốt hoảng: "Ông ơi, giúp cháu! Cháu nó bị hóc xương lợn!". Chúng tôi thấy ông Nhâm đứng dậy vừa đi vào nhà trong vừa nói: "Để tau vô lấy con dao!". Chờ một chút không thấy ông, thì ra ông đã lên gường nằm. Người đàn ông sốt ruột nhìn đứa con mặt nhăn nhó vì đau: "Ông ơi, cháu nó đau lắm". "Về đi! Nhớ đi thẳng về nhà" - ông ở trong nói vọng ra. Hình như người đàn ông đó đã biết được cách chữa của ông nên dẫn con về. Vừa bước ra khỏi sân đứa bé ôm lấy cổ ọe và nó kêu lên: "Cha ơi xương ra rồi!". Anh kia dắt con trở vô cảm ơn rối rít. Chúng tôi lại hỏi han thì anh cho biết: "Tui là Trần Hòa! Cháu đây là Trần Huệ, con trai tui, hiện nay đang học lớp 5A Trường Tiểu học Nhân Thành. Cháu nó gặm chân giò không may bị hóc. May có ông Nhâm không thì phải đưa đi viện". Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến cách chữa hóc lạ lùng này. Đi tìm nhân chứng Để có chứng cứ làm cơ sở cho bài viết này, chúng tôi đã đi hầu hết các làng xóm ở xã Nhân Thành và một số địa phương khác với mong muốn có một phản ánh chân thực về khả năng chữa hóc xương của ông Đoàn Văn Nhâm. Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là anh Nguyễn Đình Chung, ở xóm 8, xã Nhân Thành, làm nghề thợ nề. Anh Chung tâm sự: "Cách đây 2 năm, tui làm ở Vinh, lúc ngồi nhậu với bạn bè chẳng may hóc chiếc xương gà. Tui làm đủ trò không được, chiếc xương cứ chắn ngang họng đau điếng. Tui xuống Bệnh viện Ba Lan, nhưng chờ lâu quá. Khi đó mới sực nhớ tới cụ Nhâm, tui điện hỏi Tổng đài 108 về số điện thoại. Biết được số tui bấm gọi. Vừa gặp, cụ đã bảo dập máy đi, lo mà làm ăn. Cụ cúp máy luôn. Tui bực mình vừa bỏ máy xuống thì cơm trong bụng dồn lên trào ra không kìm được. Chiếc xương cũng trào ra luôn. Khi đó tui mới phục cụ sát đất. Thằng bạn tui sống ở Mỹ bị hóc xương, điện thoại về cho cụ cũng khỏi trong vòng vài ba phút. Sau này, tui về đến tạ ơn nhưng đưa tiền cụ không lấy, cụ còn mắng cho, cụ chỉ nhận miếng trầu hay chai rượu thôi!". Trường hợp cháu Phan Anh Tiến Quý, học lớp 6D, Trường THCS Nhân Thành, vừa mới tháng trước hóc xương cá cũng được ông Nhâm chữa khỏi. Mẹ cháu là chị Phan Thị Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhân Thành cho biết: "Cháu nó hóc xương cá, cổ sưng tấy đau lắm. Tôi đưa cháu đến cụ Nhâm. Cụ cười, khen cháu đẹp trai, bảo về học cho giỏi, hai mẹ con về đi, nhớ đi thẳng không được dừng lại hay vô nhà ai. Cháu nó vừa bước xuống thềm thì xương đã trôi xuống bụng"... Anh Trần Xuân Lập, sinh viên năm cuối Học viện Tài chính Hà Nội cho biết: "5 năm về trước tôi bị hóc xương cũng được cụ Nhâm chữa khỏi bằng cách gọi điện thoại. Tôi cũng không thể hiểu tại sao chữa bằng cách ấy mà lại khỏi? Không có cơ sở khoa học gì cả! Nhưng rồi tôi lại nghĩ, khả năng của con người là vô tận". Ông Phan Thanh, Chủ tịch UBND xã Nhân Thành, khẳng định: "Cách chữa hóc của cụ Nhâm đúng là lạ, nhưng cụ đã chữa khỏi cho rất nhiều người rồi, điều đó là sự thật chứ không phải tin đồn nhảm nhí! Cụ là người nhân từ, đức độ, cả xã này ai cũng biết!". Còn nhiều, rất nhiều người đã được ông Nhâm chữa khỏi nhưng với khuôn khổ của bài viết này chúng tôi không tiện nêu lên. Chúng tôi xin được ghi lại những gì mắt thấy tai nghe về khả năng chữa hóc xương của lão nông Đoàn Văn Nhâm. Phương pháp chữa hóc của ông hiện nay mọi người đều cho đó là ngoại cảm. Nhưng để phân tích chính xác thì chỉ có các nhà khoa học vào cuộc mới trả lời được. Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ và số điện thoại của ông Nhâm để độc giả có thể liên hệ: Đoàn Văn Nhâm, xóm Bắc Sơn, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT: 038.3631.809 --------------- Báo An ninh thế giới, copy từ trang camxahoc.com.vn
-
Gửi lời chia buồn đến anh Hungisu cùng toàn gia quyến! Cầu cho hương hồn cụ sớm được siêu sanh về cõi Phật!
-
Bài viết của Anh hay quá! Giải đáp dẫn chứng rõ ràng, lời văn cuốn hút. Đọc thú như tiểu thuyết vậy! Thật bõ công các độc giả chờ đợi! Xin thay mặt các độc giả cám ơn Anh nhiều, mong sẽ được đọc nhiều bài viết của Anh!
-
Nguồn: trannhuong.com THÔNG BÁO VỀ THU THẬP CHỮ KÝ VÀ GỬI KIẾN NGHỊ VỤ BAUXITETập thể THƯ MỜI Hà Nội ngày 12 tháng Tư năm 2009 Thưa quý Anh Chị, Chúng ta đều biết trong cuộc Hội thảo về chủ đề khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên vào ngày 9 tháng Tư vừa qua tại Hà Nội, hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí lên tiếng rằng: việc này lợi bất cập hại. Đặc biệt, nhà văn Nguyên Ngọc không những phân tích kỹ và sâu các hậu quả khôn lường của việc ấy mà còn nói thẳng đây là việc làm không hợp pháp. Ngày hôm sau Anh còn trả lời BBC kiên trì ý kiến của mình. Tuy vậy, theo tin chúng tôi biết được, Nhà nước chỉ gọi là kết luận sẽ khoanh vùng thí điểm lấy lệ còn thực chất đang triển khai mạnh ở cả bốn địa điểm chứ không phải chỉ hai. Chẳng lẽ để cho tiếng vang của Hội thảo đi vào trống không trong khi nguy cơ tày trời về việc khai quặng lại đang ngày một thêm rình rập đất nước? Chẳng lẽ tiếng lòng của Anh Nguyên Ngọc không được giới trí thức đáp lại và cũng là một cách để bảo vệ anh? Nghĩ như thế, chúng tôi đã mạnh dạn thảo một thư ngỏ sau đây, nhằm gửi lên Quốc Hội, Mặt trận Tổ Quốc, Chính Phủ, và Ban chấp hành ĐCSVN để bày tỏ nguyện vọng của giới trí thức người Việt chúng ta, muốn công việc khai thác bauxite phải được đưa ra Quốc Hội thông qua trước khi chính thức triển khai quy mô lớn, trong thời gian đó cần đình chỉ lại đã. Chúng tôi có trao đổi và bước đầu chỉ xin gửi đến những địa chỉ quen biết, tin cậy. Văn bản có thể chưa thật trau chuốt nhưng vì thời gian đã quá gấp, không thể chậm hơn được nữa, chúng tôi mong quý Anh Chị, nếu tán thành với tinh thần lá thư do chúng tôi thảo, xin ghi tên, chức danh và địa chỉ vào dưới rồi gửi về cho chúng tôi trong thời hạn sớm nhất, để kịp gửi đến các nơi cần gửi. Và nếu quý Anh Chị nào biết thêm những ai có mối quan tâm đến vận mạng đất nước trên vấn đề này, xin mời họ cùng ký vào. Xin trân trọng cám ơn quý Anh Chị. Kính thư GS Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, GS TS Nguyễn Thế Hùng Địa chỉ liên lạc: chi.nguyenhue@gmail.com PhamToanVidai@vnn.vn hungntdanang@gmail.com
-
Bộ chính trị đã thông qua, xin trích một đoạn Theo mình việc các nhà khoa học lên tiếng sẽ giúp các nhà làm luật tránh được sai sót trong việc ra/chỉnh sửa quyết định. à mình chỉ là một người làm công ăn lương bình thường, post thông tin để mọi ng tham khảo và cũng để thể hiện một chút "trách nhiệm công dân" mà thôi :lol:
-
-
Vài năm gần đây, xã hội luôn bức xúc về việc trùng tu các di tích lịch sử. Có rất nhiều bài báo nêu ý kiến của các nhà sử học, các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu ... hầu hết đều có nhận xét cách chúng ta tiếnhành trùng tu các di tích hiện nay là không ổn. Cảm giác bi quan, bế tắc luôn ngự trị trong mỗi bài báo, mội cuộc thảo luận về trùng tu di tích. Chờ đợi các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp hợp lý vấn đề trùng tu di tích có lẽ còn rất lâu, nếu không muốn nói theo cách bi quan là "không thể". Có cách nào góp phần bảo vệ các di tích - bảo vệ các di sản của tổ tiên? Ý tưởng thành lập thư viện ảnh Việt Nam mục đích thu thập, lưu trữ thông tin về các di tích cho mai sau, và làm cơ sở cho các cuộc trùng tu (lại) trong tương lai (đời con, cháu chúng ta sau này). Thông tin lưu trữ bao gồm các mô tả về kiến trúc, kết cấu, quy mô, thời gian XD, các thời điểm trùng tu trong quá khứ, các giai thoại xung quanh di tích .v.v. thể hiện qua ảnh chụp, văn bản, file ghi âm .v.v. được lưu trữ - chia sẻ qua mạng. Công cụ thực hiện chỉ là máy ảnh kỹ thuật số (khá rẻ) và internet (khá sẵn) nên đề án có tính khả thi. Nhân tố cuối cùng và quan trọng nhất là sự nhiệt tình tham gia của cộng đồng dân cư mạng. Ý tưởng mới ở dạng sơ khai, mời các bạn chia sẻ ý kiến.
-
Trích báo cáo "Những di tích Phùng Nguyên và có niên đại Phùng Nguyên ở Phú Thọ", tác giả T.S Hà Văn Hùng, Trần Kim Thau.---------- Chữ in đậm và đổi màu là để các bạn dễ nhìn. Hãy thử tưởng tượng: Năm xxxx một sinh viên 4 tuổi người Nam Việt tình cờ nhặt được ở trên mạng một đoạn viết về văn hóa Phùng Nguyên, nó nằm trong kho của Google (một công cụ tra cứu và lưu trữ thời trung đại - ND), tin này gây xôn xao dư luận. Vì, theo nhận định lâu nay của các khoa học gia, văn hóa Phù nguyên rất mơ hồ; cũng như 4000 năm văn hiến hay 18 đời Hùng Vương chỉ có tính ước lệ, "tượng trưng". "Chúng chỉ phản ảnh cái tâm thức của sỹ phu thời Trần - Lê ở nước ta là không chịu thua kém ("vô tốn") Trung Quốc" như giáo sư Trần Quốc Vượng (một giáo sư khả kính sống ở thế kỷ 20) đã phát biểu. ... :P Cuối tuần xì pam chút. Mà đề tài này có vẻ ít người quan tâm, có lẽ là một ý tưởng tồi :P
-
KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐÌNH ĐÔNG CHẤN P.T.S Nguyễn Anh Tuấn Đình Đông Chấn còn gọi là Đình Cả thuộc thôn Cao Mại, xã Cao Mại, hyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Cao Mại có tên nôm là Kẻ Máy, trước thuộc huyện Gia Ninh, quận Tường Cương (thế kỷ VII), thời Trần thuộc huyện Sơn Vi, châu Thao Giang, lộ Tam Giang. Thời Lê thuộc phủ Lâm Thao trấn Sơn Tây. Đình thờ Lý Văn Lang, một tướng của Vua Hùng thứ XVII. Đình quay hướng Nam có ngôi sao tinh thọ chiếu vào; phía Tây có con sông chảy vòng quanh "có nhiều lộc chảy về". Thật là hướng đẹp "gối sơn đạp thuỷ", chắc hẳn khi chọn đất dựng đình các cụ đã giành nhiều tâm sức lựa chọn hướng cho đình để dân làng được thọ phúc dài lâu. Đình Đông Chấn có mặt bằng chữ nhật gồm: 5 gian 2 dĩ. Gian giữa rộng 4m, các gian bên là 3,5m, 2,89m và 1,2m. Đình có 6 hàng chân cột gồm: 48 chiếc cột cái, cao 5,1m đường kính 0,75m. Cột quân cao 3,15m, đường kính 0,60m. Dưới chân cột là hòn kê được dũa hình vuông bằng đá xanh. Kết cấu các vì theo lối "Thượng giường hạ kẻ". Kỹ thuật liên kết là có các hệ thống xã thượng, xà trung, xà hạ. Ở 4 góc mái có kẻ góc, hay kẻ mọi để tạo ra 4 đầu đao cong vút. Trên câu đầu của gian giữa có ghi: "Tân Tỵ niên kinh thuỵ Canh Tý nguyệt hợp hoàn" Phối hợp với lời kể của dân và nghệ thuật trang trí kiến trúc, có thể đoán được đình làm vào năm Tân Tỵ của thời Hậu Lê, nửa cuối thế kỷ 18 (1761). Đình Bình Chính ở Cao Mại, thuộc thông ngoài được xây dựng năm 1776 sau đình Đông Chấn 15 năm. Nếu đúng lời kể của các cụ thình đình được làm năm 1761 là hợp lý. Trang trí chạm khắc trong đình đáng chú ý nhất ở một số bức chạm tiêu biểu: 1. Bức cốn bên trái có kích thước 0,5m x 0,9m. Đề tài chạm khắc "Long cuốn thuỷ", rồng có nhiều bờm lửa hình đao mác, chân có 3 móng nhọn. Dưới cột nước là con cá chép. Ngoài ra phần bên phải là đầu rồng với thân rồng ẩn hiện trong hoa lá cách điệu. Phía dưới là chạm khắc con Nghê đang ở tư thế như lao vào con rồng. Tiếp theo là con rùa có dải lụa thắt ngang. 2. Bức cốn gian giữa bên phải có kích thước 0,5m x 0,9m cũng đề tài "Tứ Linh", ở đây chạm khắc cảnh Long Mã đang lao về phía trước ngoái cổ lại nhìn con rồng đang bò uốn khúc trên nền mây lá. 3. Bức chạm sau ở hậu cung có kích thước 0,45m x 0,9m chạm con Long Mã và con cá hóa rồng. 4. Bức cốn chạm ở gian sau hậu cung có kích thước 0,55m x 1,2m. Phần trên chạm khắc hai người mặc áo dài, đầu đội mũ, chân đi hài, hai tay đưa ra phía trước đỡ lá sen vào miệng rồng, người ở phía sau cởi trần đóng khố, tay xách một chiếc hòm, mắt nhìn ngang, sắc thái hồi hộp như chờ đợi. Theo các cụ kể lại tích là là sự tích "táng mả hàm rồng". Phần dưới bức chạm là Rồng, Long Mã và Phượng cầm thơ đang sải cánh bay. 5. Bức cốn nách có kích thước 0,5m x 1,2m ở vị trí gian cạnh. Giữa bức chạm là con rồng, bố cục hài hoà, thân uốn lượn trải khắp bức cốn, miệng rồng há to, bờm tóc hình đao mác, chân rồng có 3 móng. 6. Bức cốn nách bên trái gian bên có kích thước 0,5m x 1,2m. Nội dung chạm khắc con Ly, bờm tóc hất ra phía sau, hai chân trước đứng thẳng, hai chân sau khuỵu xuống, đầu ngoảnh lại, đuôi xoắn. 7. Bức cốn gian bên trái phía sau có kích thước 0,5m x 1,2m. Phần trên chạm rồng, uốn lượn dọc theo con giường, đầu rồng có nhiều bờm tóc, miệng rồng cặp thẻ bài ngoái lại về phía sau. Phần dưới chặm hai con Giao Long, mắt lồi có sừng. Trong các con vật, đây là bức chạm có loài thủy quái được sử dụng trong trang trí đình Đông Chấn. 8. Bức cốn gian giữa có kích thước 0,5m x 1,2m. Giữa bức chạm là đầu rồng, miệng ngậm ngọc, hai bên miệng có dải lụa buông xuống, tiếp đến là hình tiên múa, người thon thả hai bàn tay xòe rộng, chân hơi khuỵu. Đặc biệt phía trên chạm 6 người ở tư thế khác nhau. Người ngồi giữa tai chảy dài, đầu cuốn khăn, tay phải giơ cao ngang vai; người ngồi bên trái, tay chống đùi, mắt nhìn xuống. Phía dưới là hai đô vật mình trần đóng khố. Phía ngoài là hai người đang cầm đàn sáo cổ vũ cho cuộc chơi. Ngoài ra còn có con Ngựa đang ở tư thế bước tới con Rồng đang vươn mình ngậm thẻ bài. Với kiến trúc và nghệ thuật trang trí như đã trình bày trên. Đình Đông Chấn có phong cách nghệ thuật thuộc đầu thế kỷ XVIII như kết cấu "thượng giường hạ kẻ", nghệ thuật trang trí có hình người cởi trần đóng khố nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nghệ thuật trang trí với các đề tài tứ linh, tứ quý ở đình. Có thể nói rằng niên đại ghi ở câu đầu năm Tân Tỵ (1761) là khá phù hợp với lối kiến trúc và trang trí đình. N.A.T "Di tích và Danh thắng vùng Đất Tổ" - sở VHTT&TT Phú Thọ xuất bản năm 1998.
-
Vui thật! Chỉ 3 từ thôi, nhưng ... ai cũng hiểu :o . Chúng ta đang sống trong một thời đại đặc biệt, vụ khủng hoảng kinh tế lần này 80 năm mới xảy ra 1 lần đấy!. Bạn đã có kế hoạch gì chưa? để 40 năm sau kể cho con cháu nghe cái thời của bố ló như thế đấy!
-
Thưa SP, kinh phí không phải là vấn đề lớn, vì: Máy ảnh KTS hiện giờ khá rẻ chỉ 3-4 triệu đồng - trong khả năng mua sắm của nhiều người, ít ra cũng 70% giới trẻ đang đi làm có khả năng mua. Nơi lưu trữ ảnh, tài liệu cũng rất sẵn và miễn phí trên internet, ví dụ tài liệu về các di tích ở tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt trì có thể được lưu trữ ở địa chỉ: http://picasaweb.google.com/vietnam.phutho. Những tài liệu này được phân công phụ trách bởi 1 hoặc nhiều nhóm hoặc các nhóm làm việc luân phiên v.v. chẳng hạn thế.Vấn đề lớn nhất là mối quan tâm của cộng đồng mạng đối với những di sản của Tổ Tiên. Hiện nay có những diễn đàn về chụp ảnh như vnphoto.net, xóm nhiếp ảnh.com, v.v., hoặc các diễn dàn về du lịch... thu hút rất đông thành viên tham gia. Tất cả đều có máy ảnh, thích chụp ảnh phong cảnh quê hương mình, hẳn nhiên họ là những người yêu cái đẹp, yêu quê hương, nếu một ngày nào đó họ bỗng nhận thấy những di sản của Tổ Tiên là vô giá và cần phải gìn giữ, tự khắc họ sẽ hành động thôi. Nhưng hành động đơn lẻ sẽ không hiệu quả và khó giữ được lửa nhiệt tình, hợp sức lại và cùng hành động chắc sẽ có hiệu quả cao hơn.
-
Hôm nay SN anh hungisu à? Chúc Anh luôn khỏe như Gấu nhé! Chúc mừng sinh nhật, Artemisia! Chúc những cô gái tháng tư luôn xinh đẹp và đáng yêu forever!!!
-
Tom đợi được Anh ạ. Chúc Anh một tuần làm việc hiệu quả.
-
Anh Công Minh thật vui tính! Chắc Anh đi công tác về rồi nhỉ? Chúc Anh một cuối tuần vui vẻ bên gia đình!!! Theo thông tin của anh, Tom suy luận là vì thịt cá chép, trâu, chó có lượng phốt pho cao hơn các loại thịt khác nên nó có hại cho cơ thể phải ko anh? Nhưng tại sao những người bình thường không kiêng? Vậy là còn lý do khác nữa rồi! Cuối tuần anh nghỉ ngơi cho khoẻ, lúc nào rỗi thì giải thích giùm Tom nhé!
-
Vậy anh Công Minh cho Tom biết lý do của sự kiêng kị này được ko? Cám ơn Anh.
-
(* Tiêu đề là nhận xét của tác giả bài báo "Hãy giải cứu những di tích văn hóa" đăng trên tuanvietnam.net) Link: http://www.tuanvietnam.net/vn/tructuyenvoi...6363/index.aspx Hãy giải cứu những di tích văn hóa 12/03/2009 12:46 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Càng ngày càng nhiều hơn những người hiểu biết, có lương tâm và ý thức đối với nền văn hóa dân tộc lên tiếng về những di tích văn hóa đã và đang bị xâm hại. Hiện thực cho thấy có quá nhiều những di tích văn hóa vô giá đang bị dồn vào “chân tường” như một sự “bức tử”. TIN LIÊN QUAN Ứng xử với di tích và những mối giằng co Họ đang gìn giữ hay đang phá hoại (?) Vào lúc 9h30 sáng ngày 13 tháng 3, Tuần Việt Nam - Báo VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến với những người có trách nhiệm và hiểu biết để cùng nhau luận bàn nhằm lý giải một cách trung thực hiện trạng các di tích văn hóa đã và đang bị phá hoại hiện nay. Đồng thời cùng nhau gửi đi thông điệp: Hãy giải cứu những di tích văn hóa. Tam quan Trung Liệt Miếu dẫn vào một bãi trống gò Đống Đa xơ xác. Ảnh: Xuân Ba Giáo sư Sử học Lê Văn Lan. Ảnh: Hạnh Phương Khách mời Bàn tròn trực tuyến là Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, họa sỹ Lê Thiết Cương và Tiến sỹ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL. Người ta đang phá hoại những di tích văn hóa bằng sự không hiểu biết, bằng sự vô trách nhiệm và bằng lòng tham của cá nhân họ. Người ta từng ngày lấn chiếm và xây dựng đủ loại công trình xung quanh những di tích giống như một sợi dây thòng lọng xiết dần vào cổ một con người. Người ta phá đi toàn bộ môi trường xung quanh những di tích đó. Một di tích không phải là một thỏi vàng cất trong két sắt. Một di tích là một đời sống với một môi trường trong sạch cả về thiên nhiên lẫn xã hội. Tiến sĩ Đặng Văn Bài. Ảnh: TuoitreonlineNgay giữa thủ đô Hà Nội, mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, có không ít những di tích bị “chôn vùi” trong một đống những công trình xây dựng xấu xí và phi văn hóa. Nguy hại hơn, những di tích đó bị “chôn vùi” trong sự vô cảm của con người. Người ta đang phá hoại từ bên trong những di tích đó bằng việc ăn cắp hay đánh tráo những hiện vật. Bi kịch thay, không ít nơi người ta đang phá hoại những di tích đó bằng chính hành động gọi là trùng tu hay phục chế. Có người đã gọi hành động đó là “sự phá hoại hợp lý”. Trong mắt không ít những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trùng tu hay phục chế thì những di tích văn hóa thiêng liêng và vô giá kia chỉ giống như một công trình xây dựng dân dụng và việc họ tiến hành trùng tu hay phục chế được coi như một công việc kinh doanh. Hoạ sĩ Thiết Cương tham gia Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: autopro.channelvn.net Người ta đang phá hoại những di tích văn hóa bằng chính sự mê tín dị đoan. Có không ít người bước vào những di tích văn hóa không phải để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp, không phải để suy tưởng về tổ tiên mình, không phải để soi mình vào quá khứ hiển linh và nhân ái mà để cầu xin cho những dục vọng của mình. Con người đã từng phá hủy những di tích lịch sử bởi sự ấu trĩ và những lý do lịch sử. Nhưng cho đến lúc này, không một lý do nào có thể biện minh cho những di tích văn hóa đang bị phá hoại. Việc càng ngày càng có thêm những di tích văn hóa bị phá hoại bằng cách này hay bằng cách khác hay là sự vô cảm của con người trước những di tích ấy chỉ có thể được giải thích là: có những đổ vỡ đang dẫn đến sư suy tàn trong đời sống tinh thần của con người. Tuần Việt Nam xin mời bạn đọc cùng tham gia Bàn tròn trực tuyến bằng cách đặt câu hỏi về những vấn đề nói trên và tham gia vào việc bảo vệ những di tích văn hóa ở chính nơi mình đang sống. Mời bạn đọc gửi câu hỏi cho các khách mời tại đây Tuần Việt Nam
-
(* Tiêu đề một topic bên ttvnol.com) Trong bài báo "Lỗ hổng trong công nghiệp" của nhà báo Tấn đức cho biết Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc 8.400 chủng loại mặt hàng trong khi chỉ suất sang trung cộng chưa đầy 200. Link: http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTS...009(952)/23314/ Còn trong bài "Nên sử dụng công cụ chống bán phá giá" của giáo sư Trần Lê Anh, hiện đang giảng dạy tại hoa kỳ - cũng số báo trên - cho biết: Trong năm 2008, Việt nam đã nhập khẩu từ trung quốc lượng hàng hóa trị giá 15,65 tỷ đô la và chỉ xuất sang tàu khựa được 4,53 tỷ đô la tức là nhập siêu từ trung quốc hơn 11 tỷ (trong tổng số kỷ lục 17 tỷ đô la năm 2008). Link: http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTS...009(952)/23316/ Một số thành viên tham gia thảo luận cho rằng việc nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc được hỗ trợ bởi một bộ phận người Việt trong nước. Còn chủ topic thì gọi đây là "Cuộc tấn công của người láng giềng phương Bắc".
-
Có trục trặc ở mục "lớp phong thủy khóa 2". Thỉnh thoảng tôi không thể vào lớp vì không nhìn thấy mục này, hoặc đôi khi nhìn thấy nhưng không vào được. Đề nghị ban quản trị diễn đàn khắc phục lỗi này. Xin cám ơn!
-
Thỉnh thoảng tôi vẫn không vào được lớp (ví dụ hôm nay), đôi khi post bài cũng không được hoặc phải post đi post lại nhiều lần mới được. Đề nghị BQT diễn đàn xem khắc phục lỗi này.
-
Tom_xp đã đóng học phí tháng đầu. Có lẽ đây là lỗi kỹ thuật vì thỉnh thoảng tôi cũng gặp trường hợp này. Mong ban quản trị diễn đàn xem xét khắc phục.