Minh An
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
26 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
4 NeutralAbout Minh An
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
Xem hồ sơ gần đây
1.030 lượt xem hồ sơ
-
Minh An đã gửi bài đề nghị nhưng không hiểu sao BQT không thấy hồi âm. Có lẽ BQT có những "tiêu chí" nào đó mà Minh An không phù hợp chăng?
-
Mong BQT cho phép Minh An tham gia mục trao đổi học thuật. Chân thành cảm ơn BQT,
-
Như trên 1 bài viết , cháu đã nêu quan điểm hình tượng ông Táo cưỡi cá chép là quẻ Đỉnh. Cháu có suy nghĩ thời gian qua và xin đưa thêm vài ý kiến. Quẻ Đỉnh không đơn thuấn nói về hình tựong chiếc bếp, mà xét rộng hơn, nó là sự biến chuyển một cách từ từ, tiệm tiến của đất nước. Nếu quẻ Cách là thay đổi đột ngột, là cách mạng, thì quẻ Đỉnh lại là sự biến chuyển dần dần.Một sự biến chuyển lấy lòng Nhân ( Tốn - mộc) làm gốc để phát quang cho vạn vật ( Ly - Hỏa) bên trên, sự biến chuyển này phảng phất hình ảnh tôn giáo, tư tưởng khi quẻ Tốn tượng là đền chùa, chuông chùa. Lại so sánh, nếu quẻ Lý là Lễ Trị thì quẻ Đỉnh là Pháp trị lấy nền tảng của lòng nhân và tư tưởng tôn giáo. Từ đây, tục thờ ông Táo còn thể hiện tư tưởn trị nước an dân của người Việt cổ, không dùng Lễ trị mà dùng Pháp trị, thượng tôn luật pháp, nhưng luật pháp được xây dựng trên lòng nhân và sự khiêm hạ khi nhìn nhận vũ trụ và con người ( Tốn - Thuận theo). Xét kĩ hơn về quẻ Đỉnh, nó còn phản ánh 1 chu trình sinh nở của người nữ. Từ hào 1 là thụ thai, sự biến chuyển hết quẻ Đỉnh rồi tới quẻ thứ 52 - quẻ Chấn - là lúc khai hoa, là 1 con người mới sinh ra. Vậy, có lẽ không cần bàn cãi hay nghi ngỡ, hình tượng ông Táo cưỡi cá chép lên trời là quẻ Đỉnh.
-
Trong quá trình học hỏi , cháu thấy rằng việc dự đoán quẻ Du Hồn thường không chính xác, nhất là thời gian ứng nghiệm. Cháu có hỏi một số anh chị, họ cũng cảm thấy dự đoán quẻ Du Hồn rất hay bị sai lệch. Cháu lấy một ví dụ gần đây nhất, có người gieo quẻ ngày Kỷ Dậu ( Tháng Mậu Dần, Canh Dần), hỏi việc đi nước ngoài làm việc có thành công hay không? Nếu có thì khi nào đi? Được quẻ Minh Di động hào 5 biến Thủy Hỏa Ký Tế. Ngày Canh Tuất ( 1 ngày sau) biết tin, công ty trả lời đã trúng tuyển, ngày Nhâm Tuất lên máy bay. Cháu thực sự không hiểu tại sao lại thế? Cháu mong các anh chị, cô chú trong diễn đàn chỉ dạy. Cháu cảm ơn
-
Hic, lý giải như anh Liêm Trinh không ổn rồi, lại có hàm ý mỉa mai. Người học Dịch cần cái tâm trong sáng.Bây giờ là thời đại của quẻ Ly, thông tin, liên lạc v.v... Quẻ Ly là trung phù, rỗng trong nên người ta lừa lọc nhau nhiều. Mong hãy lấy lòng nhân làm gốc, để Ly là đạo, là ánh sáng mặt trời soi chiếu vạn vật.
-
Cháu đồng ý rằng một quẻ có nhiều cách diễn giải khác nhau, và cũng như ý nghĩa của Dịch là biến thông.Tuy nhiên, khi đề cập đến một vấn đề lón, có tính lịch sử như trên, cần có sư hợp lý và logic. Chú là người nghiên cứu lâu năm, có danh vọng khá lớn, hẳn cũng hiểu điều đó. Nó là vinh quang, nhưng cũng là trách nhiệm. Một vị linh mục đã nói với cháu " Anh chào tôi, nhiều khi là chào cái áo của tôi. Tôi nói cho anh biết, dưới luyện ngục, có lẽ lại nhiều linh mục hơn các con chiên". Cháu hỏi vì sao, vị ấy nói rằng, mỗi lời 1 linh mục nói ra, là niềm tin và hi vọng của rất nhiều người. Có lẽ đấy là nghiệp theo cách nhìn của đạo Phật. Năm nay Thái tuế rung cung Tài. Cháu rất ngưỡng mộ chú, mong chú luôn đi theo con đường của Lý Học Đông Phương. Năm mới chúc chú an khang, mạnh khỏe và nhiều niềm vui.
-
Kính gửi chú Thiên Sứ; Cháu đã gửi phản biện lên trang thảo luận của Vietnamnet.vn. Hi vọng những ý kiến của cháu góp phần tăng thêm phần chặt chẽ trong lý luận về quẻ Vị Tế cho hình ảnh ông Táo. Cháu hiểu rằng 1 hình ảnh, 1 tượng có nhiều ý nghĩa khác nhau, vì thế, mỗi kiến giải sẽ thêm phần thú vị. Nhưng cháu không nghĩ kiến giải hóm hỉnh là kiến giải tốt, mà là một kiến giải chặt chẽ. Đồng thời, sự liên hệ nhiều hiện tượng phải chặt chẽ về lý luận.Vì điều này liên quan đến nền văn hiền hàng nghìn năm của dân tộc. Nếu còn phần vân về con cá chép là quẻ Tốn hay quẻ Khảm.Cháu cũng có thêm 1 cách kiến giải hợp lý hơn về hình ảnh ông Táo cưỡi cá chép. Theo Mai Hoa, cái chính, cái gốc của sự vật là quẻ Nội. Ở đây, hình ảnh ông Táo là gốc sự việc, phải là quẻ Nội,con cá chép phải là quẻ ngoại,như vậy hình ảnh ông Táo cưỡi cá chép phải là quẻ Thủy Hỏa ký tế. Không nên hình dung một cách quá cụ thể, ông Táo đứng trên thì là quẻ Ngoại. Quẻ Ký tế, theo Kinh Dịch , nước lửa giúp nhau, tương hỗ. Đồng thời là đã xong, đã kết thúc, đứng thứ 63 trong thứ tự quẻ Dịch, phù hợp với ngày 23 tháng Chạp. Vậy Thủy Hỏa Ký Tế ("Tế là vượt qua sông, là nên; kí tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành" - Kinh Dịch, Đạo của người quân tử) với quẻ Hỏa Thủy Vị Tế ( "Con chồn nhỏ sửa soạn vượt qua sông mà đã ướt cái đuôi, không qua được, không có gì lợi cả" - Kinh Dịch, Đạo của người quân tử),quẻ nào là chính xác trong hình ảnh Ông táo-cá chép? Chẳng lẽ đã cuối năm mà còn " ướt cái đuôi, không qua được, không có gì lợi cả" ? Còn Ký tế là chỉ còn việc nhỏ chưa xong, vậy nên dân gian mới để từ ngày 23 đến 30 là 1 tuần để hoàn thành nốt cái "viêc nhỏ" ấy
-
Theo cháu, Rồng là quẻ Càn. Người Việt tôn thờ hình ảnh rồng theo 4 đức của nó : Nguyên, hanh, lợi, trinh. Trung Quốc tôn thờ theo ý nghĩa : Càn là đầu. 2 điều này thể hiện vì sao ở Việt Nam có hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, nhưng không hề xuất hiện ở Trung Quốc. Bởi một nước không thể có 2 đầu, 2 ông vua. Nó thể hiện tâm lý bá quyền của dân Trung Hoa. Điều đó cho thấy, dân Việt tôn thờ bản chất hình ảnh con rồng, con dân Trung Hoa chỉ câu nệ vào cái hình thức.
-
Cháu chào chú Thiên Sứ. Cháu đang thắc mắc việc chú dùng hình tượng quẻ Vị Tế để giải thích hình tượng ông Táo . Bởi quẻ Vị Tế tượng lửa bốc lên,nước giáng xuống, nước lửa không giúp được nhau. Chẳng nhẽ ông Táo lên trời còn cá chép ở lại? Theo Mai Hoa Dịch, cá chép thuộc 2 quẻ Khảm và Tốn. Khác nhau giữa 2 quẻ này, khi cá chép bơi trong nước thì gọi là quẻ Khảm, khi cá chép được dùng vào việc ( nấu chín, "phương tiện di chuyển") thì nó lại là quẻ Tốn. Như vậy, lúc này quẻ Vị Tế chú đề cập sẽ thành quẻ Đỉnh. Quẻ Đỉnh Ly trên Tốn dưới, tượng dùng mộc sinh hỏa, quẻ Đỉnh lại là cái vạc, cái nồi nấu ăn. Hay nói cách khác, chính là hình ảnh cái bếp. Tiếp đó, quẻ Tốn cũng chính là "thần khí". Việc dùng hình ảnh cá chép mang nghĩa ẩn dụ, so sánh. Cũng có thể diễn giải ông Táo cưỡi thần khí (gió) lên trời. Mở rộng hơn, theo cháu, khi nhìn 1 quẻ thì nhìn từ 3 hướng : Thiên, Địa, Nhân. Trong tư duy người Việt, chính là nhìn trên xuống, dưới lên và nhìn từ ngang. Nhìn từ trên xuống đó là quẻ Đỉnh. Nhìn từ dưới lên quẻ Đỉnh biến thành quẻ Phong Hỏa Gia Nhân, hình tượng người nhà xum họp (dịp cuối năm) Nhìn từ ngang của quẻ Gia Nhân ta được quẻ Hỗ : Hỏa Thủy Vị Tế. Vì nhìn ngang thuộc phần nhân, ý rằng lúc đó, con người đi về cái kết thúc của 1 năm ------------- Đấy là xét về quẻ Đỉnh. Lại xét về quẻ Vị tế, theo 3 góc nhìn như trên. Dân gian nói "ông Táo bay lên trời", vậy thử hình dung hình ảnh Ly trên Khảm dưới , nếu như từ dưới đất. Ta sẽ có quẻ Ký Tế. Quẻ Ký Tế nước trên lửa dưới. Nó man mác trong khắp hình ảnh dân gian Việt,điển hình là con rùa. Rùa thuộc quẻ Ly, lại nằm trong nước. Xét thêm, quẻ Khảm - thủy- chủ về trí, quẻ Ly - mặt trời - chủ về đạo ( Người Việt xưa thờ thần mặt trời). Người xưa muốn nhắn nhủ rằng, trí và đạo không đi cùng nhau, trí quá hóa xảo, đạo không đúng đường thành trung phù, hư tâm. Cần lòng nhân ( Mộc) ở giữa. Trong hình ảnh ông Táo hay hình ảnh con rùa, ta bắt gặp quẻ Ký Tế. Lửa ( đạo) ở dưới làm cái thủy ( trí) bốc hơi, khiến trí trở thành tinh khiết vẹn toàn. Nhưng cặp Nước trên lửa dưới vẫn đấu tranh,hàm ý nói cuộc sống con người luôn hướng tới cái Đạo, dung hòa trí nhưng không thể tách rời quy luật đấu tranh để phát triển. Quẻ Ký tế đứng thứ 63, nghĩa rằng khi đạt đến trạng thái ấy là sắp kết thúc, nhưng quẻ 64 lại là chưa hết. Liệu có phải Kinh Dịch chỉ ra rằng: con người phải luôn hướng về Đạo, dùng lòng Nhân làm gốc, dung hòa cái trí. Đấy cũng là con đường của phần Hồn, đạt tới sự cân bằng ấy, sẽ đi đến quẻ 64, kết thúc nhưng lại bắt đầu 1 kiếp sống khác, 1 con đường khác. Cháu kiến thức hạn hẹp, chỉ dựa hoàn toàn vào sự cảm nghiệm của bản thân. Chúc chú Thiên Sứ và anh chị em trong diễn đàn năm mới nhiều niềm vui, nhiều phát hiện mới
-
Quẻ này của anh chưa nói rõ hướng, nhưng theo thiển ý của Minh An anh sẽ chuyển nhưng không phải chuyển sang hẳn công ty khác. Anh đang làm chức phó? Nếu thế có thể anh sẽ chuyển sang bộ phận khác. Chúc anh thành công.
-
Quẻ Phong Địa Quan,trên Tốn dưới Khôn tạo nên quẻ Đại Cấn. Quẻ Cấn chủ về trì trệ, ít biến động. Đồng thời cũng là cân nhắc, xem xét, sắp xế.p lai Công việc của anh dùng nhiều khả năng ngoại giao, thuyêt phục. Chỗ làm lắm thị phi nhưng không ảnh hưởng đến anh. 19 ngày kể từ lúc gieo có biến
-
Cháu chào các cô bác, cháu đang băn khoăn về 1 điểm lạ mới xuất hiện trên cơ thể cháu. Gần đây trên đầu cháu, cụ thể là huyệt Bách Hội và dưới huyệt Bách Hội khoảng 2cm nhô lên khá cao, 2 bên gáy cũng nở ra. Cháu không hiểu cháu có vấn đề gì không ạ? Nhỡ bị u não thì khổ :rolleyes: Rất mong các cô bác giúp cháu. Cháu cảm ơn.
-
Theo mình 1 chuyện không nên hỏi nhiều lần, quẻ đầu tiên luôn là quẻ có giá trị nhất. Chỉ nên hỏi lại khi ý định ban đầu của bạn thay đổi theo hướng khác, hoặc có những chuyển biến mới.
-
Cháu xin viết thêm những suy nghĩ của cháu. Về phương pháp dùng quẻ cuộc đời, cháu thấy có thể áp dụng trong tử vi. Ví dụ mệnh Vũ Tham, thường thì để cân nhắc tác động của Vũ khúc mạnh hơn, hay Tham Lang mạnh hơn, có nhiều phương pháp nhưng vẫn phải nhìn tướng mà đoán. Nếu áp dụng quẻ cuộc đời , mệnh Vũ Tham gặp quẻ Thuần Đoài, Đoài kim, Vũ khúc hành kim, nên ảnh hưởng của vũ khúc mạnh hơn.Cháu có kiểm nghiệm và thấy khá chính xác. Chi tiết hơn 1 chút, thì ví như quẻ Thủy Trạch Tiết, trên thủy, dưới kim, nếu động hào nội thì kim sinh thủy, nếu động hào ngoại thì thủy bị xì hơi, tùy biến sinh hay biến khắc. Động hào nội thì kim sinh thủy, vì vậy tính thủy mạnh hơn, do đó tham lang có tính chất mạnh hơn vũ khúc. Sau đó dùng lệnh năm, tháng, ngày, giờ cân nhắc. Nếu năm quý hợi, quý thủy, hợi thủy, thủy tính vượng. Cân nhắc như thế để đưa ra 1 hành có tính chất mạnh hơn, dùng để luận bệnh khá chính xác, ví dụ kim vượng thì gant yếu, thổ vượng thì thận yếu. Ví dụ thực tế : 1 người quẻ cuộc đời thuần khôn, năm mậu thìn. Mậu thổ , thìn thổ, khôn thổ. Thổ quá vượng nên người này bẩm sinh chân thận rất kém. Người này sinh giờ Mùi, Mệnh Âm dương. Thổ vượng nên xì hơi hỏa của thái dương, tăng thêm sức cho Thái âm , nên người này tính cách giống thái âm hơn thái dương rất nhiều, mắt trái kém hơn. Thú vị hơn, nếu chú ý quẻ hỗ, thì thấy tính chất ngũ hành của quẻ hỗ chính là chế hóa bớt ngũ hành của quẻ chính. Ví dụ quẻ Thuần Cấn, thổ vượng , quẻ hỗ Lôi Thủy Giải, lấy Thủy nuôi dương mộc mà chế hóa bớt tính thổ của nó. Ví dụ như xem phong thủy 1 nhà, được quẻ Sơn Hỏa Bôn động hào 1 biến Thuần Cấn, Cấn là đá, được hỏa tôi luyện, lá số của người này cung Điền có Hỏa tinh, bạch hổ, chính vì thế nên trong nhà có đá thành tinh. Cách chế hóa nằm trong quẻ hỗ Lôi Thủy Giải. Kì lạ là quẻ Chấn là hành nhân, sau được 1 người qua đường giúp hóa giải, lại đúng phương Đông. Cháu suy nghĩ như vậy, nhưng vì ít kinh nghiệm nên chưa thể kiểm chứng. Mong các cô bác bình giải.