Techno

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    5
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About Techno

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Quốc Gia đầu tiên của người Việt và Hiến Pháp đầu tiên của Nhân Loại. Quốc Gia đầu tiên của người Việt Năm 1221 TCN, đoàn người Âu (甌), còn gọi là Tây Âu (西甌) thuộc chủng Arriane trên đại bình nguyên lưỡng hà Ấn - Hằng từ phía Tây Trung Hoa tràn vào đất Lĩnh Nam của cư dân Bách Việt. Họ nhập vào các nhóm Bách Việt và dần dần trở thành một bộ phận của Bách Việt và càng ngày càng xa rời phong tục tập quán của lưu vực Ấn - Hằng, nên được gọi là Âu Việt (甌越). Họ cao lớn, có năng lực thể chất và thể trạng hơn hẳn các nhóm dân Bách Việt khác, ưu thế trong chiến đấu và xây dựng của họ nhanh chóng được khẳng định và trở thành một đầu tàu, một ngòi nổ mạnh trong cuộc chiến không ngừng giành quyền sống của cộng đồng bách Việt trong thời mông muội của lịch sử. Khi đoàn người Bách Việt tràn xuống phương Nam tìm đất sống thì đại bộ phận Âu Việt lang thang qua các vùng đất lửa Trung Hoa. Họ dần dà quay lại đất Lĩnh Nam, theo chân đoàn di dân cơ học Bách Việt về đất Giao Châu và quần cư với người Lạc Việt trên dải đất lưu vực sông Hồng phì nhiêu màu mỡ. Năm 227 TCN, thủ lĩnh Âu Lạc mượn tiếng họ Thục để giành lấy quyền làm chủ phương Nam và lập ra Vương Quốc Âu Lạc đầu tiên trong lịch sử Giao Châu. Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương họ Thục. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính An Dương Vương mới là người xây dựng nên cường quốc Âu Lạc , 227 TCN. Một cuộc giao hoà rất đẹp giữa hai nguồn GEN : Lạc Việt có ưu thế khéo léo và khả năng ngôn ngữ cộng với Âu Việt có tính trạng tuyệt vời, hiếu chiến và giàu tính phấn đầu (*) Hiến pháp đầu tiên của Nhân loại. Thế giới công nhiên thừa nhận Hiến Chương Octavius - Hoàng Đế La Mã - công bố khoảng năm 240 là hiến pháp đầu tiên của nhân loại. Nhưng chú ý rằng Chiếu "Lịch Dân Lập Quốc" của An Dương Vương nhằm khẳng định vương quyền Âu Lạc công bố trước Hiến Chương Octavius gần 500 năm (chính xác là 467 năm) mới là Hiến Pháp đầu tiên của Nhân Loại. Niềm tự hào của người Việt là từ niềm kiêu hãnh Âu Lạc chứ không phải là Con Rồng Cháu Tiên hay gì gì đó đầy ảo ảnh. Tiếc là vào thời đó (227 TCN), người Việt chưa có chữ viết, chưa có cả chữ Nôm nên Hiến Pháp đầu tiên của người Việt và Nhân loại phải viết bằng chữ Hán cổ, trúc trắc và đầy dị bản. TrangHuyenDo-Techno ============================================= (*) Từ nguyên nhân này mà trong cộng đồng người Việt, thậm chí trong một gia đình, thường có 2 nhóm tính trạng khá tương phản thể hiện 2 nhóm GEN : chị (anh) cao lớn kiểu Âu và em (trai, gái) đậm người kiểu Lạc. Ví dụ : Hai chị em Thuý Kiều - Thuý Vân được Nguyễn Du diễn tả rất tinh tế các xu thế tính trạng : Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang ....... Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Phân tích ngữ nghĩa cho thấy Vân đẹp kiểu đầy đặn, sung mãn kiểu Lạc, còn Kiều thì lại cao gầy, ẻo lả kiểu Âu, như dáng vẻ cái đẹp hiện đại... *** Xin khẳng định lại một lần nữa là ở đây chỉ có vấn đề GEN trội, GEN lặn trong một dân tộc Việt Nam thống nhất và duy nhất chứ không có bất cứ vấn đề chủng tộc hay sắc tộc nào khác. Mọi luận điệu khác đi là hoàn toàn sai lạc với lịch sử thật sự đáng tự hào của Dân Tộc Việt Nam.
  2. Như 3 bài trên đã phân tích, chúng ta thấy rõ ràng là người Việt chúng ta không hề có huyết thống gì với Lộc Tục (Kinh Dương Vương) và cả Lạc Long Quân, mà chỉ có giống nòi Lạc Việt mới là căn cứ đáng tin cậy nhất.Những dữ liệu lịch sử từ Sử Ký Tư Mã Thiên (1) hay Đại Việt Sử Ký (1272) của Lê Văn Hưu không chép gì về đời Hồng Bàng. An Nam Chí Lược của Lê Tắc, viết tại Trung Hoa khoảng 1333, cũng không viết gì về đời Hồng Bàng. Phải đến khoảng 1377, trong Việt Sử Lược, một cuốn sách không rõ tác giả, mới có nhắc sơ qua đến đời Hồng Bàng. Một số thần phả còn bịa ra thụy hiệu của các vua Hùng (như Hùng Hy vương, Hùng Duệ vương...) nhưng tất cả đều không có dữ liệu đáng tin. Có thuyết còn tính một cách võ đoán rằng Kinh Dương Vương là Hùng Vương đầu tiên và Lạc Long Quân là Hùng vương thứ hai, sau đó chỉ có 16 Hùng Vương là hết thời Hồng Bàng. Trong Việt Sử Tiêu Án (1775), Ngô Thì Sĩ (2) đã đặt nghi vấn về Kinh Dương Vương, Xích Quỷ, và nhiều truyền thuyết liên quan. Niên đại của đời Hồng Bàng có bắt đầu từ 2879 trước công nguyên? Sử gia đặt nghi vấn này (như Trần Trọng Kim) tính từ con số truyền thuyết về vua Kinh Dương Vương (2879 trước CN), qua Lạc Long Quân và 18 vua Hùng (kết thúc 257 trước CN), tính ra 2322 năm cho 20 ông vua, trung bình mỗi người 121 năm. Một con số có tính ly kỳ và không có giá trị tham chiếu khoa học lịch sử.Nhiều người chấp nhận niên đại khoảng 600 trước CN là năm bắt đầu đời Hồng Bàng vì Việt Sử Lược ghi rằng nước Văn Lang bắt đầu từ đời vua Chu Trang Vương (696-682 trước CN). Nhưng lại cũng chẳng có bằng chứng xác đáng nào cả. Về xác định niên đại của Lạc Long Quân, chúng ta thấy rõ ràng là Người chỉ phải tiến xuống phía nam khi nạn khô hạn kéo dài trên lưu vực đại giang Dương Tử tiến đến cao trào. Theo dữ liệu Địa Vật lý và thiên văn học cho thấy tại đây, vào năm 922 TCN đã có một trận hạn hán rất lớn kéo dài gần 5 năm trời, đến tận 917 TCN mới chấm dứt. Nghĩa là Lạc Long Quân dẫn đoàn quân nam tiến vào khoảng năm 921 đến 920 TCN (lấy mốc 920). Cộng với 16 năm chinh chiến và 10 năm chung sống không con cái với Âu Cơ rồi phân chia quân ngũ, thì Vua Hùng đầu tiên xuất hiện không sớm hơn năm 920 - 26 = 894 TCN. Xét thời điểm vua Hùng thứ 18 nhảy xuống sông tự tử khi thua trận và An Dương Vương (3) lập nước Âu Lạc năm 227 TCN thì thời gian trị vì trung bình của mỗi đời vua Hùng là (894 – 227) / 18 = 37 năm. Đây là con số rất phù hợp với tuổi trị vì trung bình của vua chúa một thời hoà bình thịnh vượng. Như vậy, có thể nói rằng không có thời đại Hồng Bàng, mà nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của một tác giả không rõ danh tánh thế kỷ XIV chăng ? Đó chỉ còn là vấn đề quan điểm của chúng ta đối với lịch sử mà thôi, vì mọi vấn đề chứng lý khoa học đã được phơi bày. Lược sử cổ đại Việt Nam – những điều cần nói thêm : 1/. Người Lạc Việt sau cuộc hôn nhân vĩ đại Lạc Long Quân – Âu Cơ, đã hùng cứ phương Nam, trở thành người Kinh (4) và duy trì được sự tồn tại bản sắc văn hoá riêng trong khi những người đồng chủng của họ ở lại lưu vực đại giang Dương Tử đều bị đồng hoá trở thành một bộ phận của 56 dân tộc Trung Hoa ngày nay. 2/. Cho đến nay nhiều người vẫn nghĩ rằng người Kinh thuộc giống dòng Giao Chỉ (5). Nhưng chỉ cần xét đến anh em đồng hệ tộc thuộc Bách Việt (còn ở lại trên đất Trung Quốc) không hề có tài liệu nào ghi nhận tính trạng giao chỉ, cho thấy đó là một nhận thức lịch sử tai sai lầm. Sự thật là tính trạng giao chỉ rất phổ biến trong một số tộc người thượng du Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam. Như vậy có thể xác định rằng người Giao chỉ là cư dân bản địa – bà con huyết thống với chúng ta ngày nay trước khi người Lạc Việt đến phương Nam. 3/. Chữ Lạc (trong Lạc Việt) có nghĩa là nước, còn là tên một loài chim huyền thoại giống trĩ, hót hay và bay cao, lông trắng hay hoàng hồng. Việt: Nước - Bana: Đák - Sơ Đăng: Đák - Cua: Đaák - Xi Tiêng: Đaác - Mường: Rác - Tiếng địa phương bắc Trung Bộ: Nác đều là biến thể ngữ âm của từ Lạc còn lại đến ngày nay. Lạc Việt là dân tộc đầu tiên trên thế giới biết trồng lúa nước, cuộc khai quật của Wilheim G. Solheim, thuộc đại học Hawaii lại cho thấy sau khi thử phóng xa C-14, mẫu lúa của người Hòa Bình, cho niên đại là khoảng 3500 trước Tây Lịch, sớm hơn ở Ấn Độ và Trung Quốc khoảng 1000 năm, nơi mà người ta vẫn cho là quê hương của loại lúa trồng này. Chữ Lạc, về sau viết nhầm thành chữ Hùng (Ngô Sĩ Liên: trước là Lạc Tướng sau lầm ra Hùng Tướng - Lạc Tướng hậu ngọa vi Hùng Tướng), nhưng do ý nghĩa của chữ Hùng quá đẹp nên được dùng đến ngày nay. Lạc Vương --> Hùng Vượng Chữ Việt ngoài nghĩa thông dụng Hán ngữ là vượt qua, còn có nghĩa là cái rìu lớn (phủ việt = búa rìu), một biểu hiện sức mạnh và uy quyền của các Lạc tướng, Lạc vương. Rìu đá trong các di chỉ thuộc đồ đá mới tại VN đã cho thấy rìu lớn là phát minh đặc sắc của cư dân Lạc Việt mà các anh em hệ tộc bách việt phía bắc không hề có. ========================= Chú thích 1- Sử Ký (史記/史记; Shǐjì) của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, là kiệt tác của Tư Mã Thiên, trong đó ông ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này. 2- Ngô Thì Sĩ (吳時士), hiệu là Ngọ Phong (午風) 1726-1780 - là một nhà sử học, nhà thơ thuộc tầng lớp nho sĩ trí trức . Quê ông là làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Ông đóng vai trò là người sáng lập Ngô Gia Văn Phái. Tác phẩm : Tác phẩm tiêu biểu nhất có sự tham gia của ông là Hoàng Lê Nhất Thống Chí (của Ngô Gia Văn Phái) sáng tác đầu thế kỷ thứ 19. Các tác phẩm sử học: Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên, một phần Đại Việt sử ký tục biên. 3- Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một nghi vấn. Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Chống Tần thất bại, con cháu họ chạy xuống phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh Âu Việt thôn tính Lạc Việt. Không hẳn thủ lĩnh Âu Việt đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng Âu Việt. Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương họ Thục. 4- Người Kinh, hay dân tộc Kinh (京族; jīngzú, Kinh tộc) là tên gọi của người Việt sống tại Trung Quốc. Vào khoảng thế kỷ 16, có một số lượng người Việt di cư lên phía bắc vào lãnh thổ Trung Quốc. Tuy đã bị ảnh hưởng Trung Hoa nhiều hơn, con cháu những người này vẫn còn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Họ nói tiếng Việt và sinh sống chủ yếu trên 3 đảo ngoài khơi khu tự trị người Choang Quảng Tây, nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Trung và có nhiều từ cổ của tiếng Việt. Về chữ viết, ngày nay họ sử dụng Hán tự. Năm 2000 ước tính có khoảng 22.000 người Kinh tại Trung Quốc. 5- Tính trạng Giao Chỉ : đó là tính trạng di truyền thể hiện bằng hai ngón chân cái của bàn chân chìa ra, chạm nhau khi người đứng thẳng. Sử liệu Trung Hoa chưa từng ghi nhận tính trạng giao chỉ trong cộng đồng bách việt từ ngàn xưa đến nay.
  3. Lược Sử Cổ Đại Việt Nam Tác giả: Tranghuyendo_Techno (tiếp theo) Cửu Thiên Huyền Nữ là đại thống lĩnh các tộc người Thượng Du Bắc bộ, còn có danh xưng là bà Chúa Thượng Ngàn. Người Việt hiện nay trong lễ cúng đất đai thần thánh và nhất là tục lên đồng vẫn tôn thờ vái van bà, cả hai danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ và bà Chúa Thượng Ngàn được tuyên xướng và xem là hai nhân vật thần thánh. Bà sinh hạ cô con gái Uhr Ka (U – ca) chưa đầy tháng đã phải lãnh đạo chuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Được sự hỗ trợ của hơn 30 bộ tộc, bà tiến hành chiến tranh dai dẳng nhằm làm suy giảm nhuệ khí và uy thế tấn công của đoàn quân Việt. Cuộc chiến tranh kéo dài 16 năm trời, hai bên đều hao tổn cả về lực lượng quân sự lẫn khả năng kinh tế mà không có dấu hiệu dừng lại. Công nương U ca ngày nào còn ẵm ngửa, nay đã trở thành mỹ nhân xinh đẹp, được xem như là nữ tiên đại biểu cho cái đẹp thượng du Bắc Bộ. Một ngày nọ, nàng bỗng xin phép mẹ là Cửu Thiên Huyền Nữ cầm binh ra trận. Người mẹ không thể nào đồng ý, vì địch quân thì mạnh bạo, còn cô con gái mình thì xinh non như ngọc như ngà, có thể nào đương cự được. Mỹ nhân biểu diễn thần võ của mình trước mặt mẹ, và người mẹ kiêu dũng bị thuyết phục vì thấy nàng không những xinh đẹp tuyệt trần mà còn có binh tài xuất chúng. U ca diện bạch – kim bào ra trận, đoàn quân với đa số là nữ binh áo trắng xinh đẹp làm ngơ ngẩn cả núi rừng…. Hai đoàn quân kiêu dũng gặp nhau, hai chiến tướng ghìm ngựa nhìn nhau hồi lâu mà không có ý định xua quân tiến đánh. Tiếng sét ái tình đã nổ ra trước đầu chiến mã, đổi thay tất cả quan niệm và cuộc diện chiến tranh. Dũng lược và tài năng lãnh đạo của Cửu Thiên Huyền Nữ cho phép Bà nhận ra ngay tính chất quyết định của cuộc hôn nhân kỳ lạ này : nó cho phép giải quyết cuộc chiến dai dẳng và hao tốn binh lực của cải, thêm bạn bớt thù mà còn làm tăng năng lực và nhuệ khí của núi rừng Bắc Bộ. Cuộc hôn nhân của hai người được thần thánh hoá thành cuộc giao phối giữa thần Rồng Lạc Long Quân Và Tiên nữ Âu Cơ (U à Âu như chu sa à châu sa; Ca à Cơ như rà và rờ). Trên dưới 100 bộ tướng thành con nuôi của họ và trở thành 100 người con thánh hoá từ cuộc sinh nở phi thường ra chiếc bọc 100 trứng.(*) Đất trời như cũng vang tiếng ngợi ca một dân tộc Việt vĩ đại ra đời, là hợp thể của nhiều tộc người từ thượng du cho đến trung du, đến tận đồng bằng và duyên hải Bắc bộ, mà sức mạnh của họ chinh phục mãi đến tận chót mũi Cà Mau như ngày hôm nay … (còn tiếp) ======================== Chú thích : (*) Danh sách 100 người con trai từ bọc trăm trứng Lân Lang làm vua 49 người con theo cha Lạc Long Quân là: Xích Lang, Quynh Lang, Mật Lang, Thái Lang, Vĩ Lang, Huân Lang, Yên Lang, Tiên Lang, Diên Lang, Tích Lang, Tập Lang, Ngọ Lang, Cấp Lang, Tiếu Lang, Hộ Lang, Thục Lang, Khuyến Lang, Chiêm Lang, Vân Lang, Khương Lang, La Lang, Tuần Lang, Tân Lang, Quyền Lang, Đường Lang, Kiều Lang, Dũng Lang, Aác Lang, Tảo Lang, Liệt Lang, Ưu Lang, Nhiễu Lang, Lý Lang, Châm Lang, Tường Lang, Chóc Lang, Sáp Lang, Cốc Lang, Nhật Lang, Sái Lang, Chiêu Lang, Hoạt Lang, Điển Lang, Thành Lang, Thuận Lang, Tâm Lang, Thái Lang, Triệu Lang, Iích Lang. 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ là: Hương Lang, Kiểm Lang, Thần Lang, Văn Lang, Vũ Lang, Linh Lang, Hắc Lang, Thịnh Lang, Quân Lang, Kiêm Lang, Tế Lang, Mã Lang, Chiến Lang, Khang Lang, Chinh Lang, Đào Lang, Nguyên Lang, Phiên Lang, Xuyến Lang, Yến Lang, Thiếp Lang, Bảo Lang, Chừng Lang, Tài Lang, Triệu Lang, Cố Lang, Lưu Lang, Lô Lang, Quế Lang, Diêm Lang, Huyền Lang, Nhị Lang, Tào Lang, Ngyuệt Lang, Sâm Lang, Lâm Lang, Triều Lang, Quán Lang, Cánh Lang, Ôốc Lang, Lôi Lang, Châu Lang, Việt Lang, Vệ Lang, Mãn Lang, Long Lang, Trình Lang, Tòng Lang, Tuấn Lang, Thanh Lang. Trích theo http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa/0005/0001/DTDH1.htm
  4. Lược Sử Cổ Đại Việt Nam Tác giả:Tranghuyendo_Techno (tiếp theo) Sử theo truyền thuyết của người Kinh - Việt Nam:Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau sinh ra Lộc Tục. Đế Minh truyền ngôi lại cho con là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Con của Kinh Dương Vương với Long nữ là Sùng Lãm lấy hiệu là Lạc Long Quân nối ngôi, lấy tiên nữ Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai, đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc... Con cả của thần Rồng Lạc Long Quân và tiên nữ Âu Cơ trị vì dưới tên Hùng Vương, và là vị vua đầu tiên của người Việt. Vì thế, người Việt thường tự xưng là con rồng cháu tiên. Từ đó người Việt đã di cư từ miền nam Trung Quốc hiện giờ đến đồng bằng sông Hồng và hòa nhập với người dân bản xứ. Vào năm 258 TCN An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ. Sự thật lịch sử Cách đây hơn 4.800 năm, toàn bộ vùng nam bắc đại giang Dương Tử chưa hề có chế độ phong kiến, do đó cũng chẳng có nước, có vua nào hết. Thể chế xã hội lúc bấy giờ là cát cứ theo nhóm cộng đồng cư dân có cùng một phong tục, ngôn ngữ, cách sinh sống và làm lụng v.v… Khu vực đại giang Dương Tử lúc bấy giờ có nhiều nhóm cát cứ như vậy, và họ có các chỉ tiêu nhân trắc gần giống nhau. Người Trung Hoa xưa gọi cư dân phía nam nói chung là Bách Việt, với nghĩa là một trăm bộ tộc Việt. Các sách xưa ghi chép nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌) v.v... Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình…". Như vậy chúng ta có thể đính chính sai lầm nhận thức lịch sử quan trọng : đó là không có dân tộc Bách Việt mà chỉ có nhiều thị tộc (tộc người với các thể chế và quan hệ riêng có) Việt được gom chung thành một danh xưng xã hội là Bách Việt. Theo tập quán kết giao để tránh chiến tranh, người Trung Quốc xưa thường nhận các địch thủ có thế mạnh tiềm tàng làm con, hoặc gả con để kết thân. Ta có thể thấy rằng việc "vua lấy tiên nữ sinh con" là để giải thích việc nhận con nuôi một cách thánh hoá. Người Lạc Việt (*) sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới trên các lưu vực đại giang, mạnh mẽ và nhiều tham vọng, dưới sự dẫn dắt của Sùng Lãm trẻ trung và hiếu chiến, buộc Lộc Tục phải nhận Sùng Lãm làm con nuôi, ban cho quyền hạn, hiệu là Lạc Long Quân, để tránh phải đối đầu. Cách đây gần 3.000 năm, trận nhiệt hà dai dẳng và khắc nghiệt đã làm đại giang Dương Tử và các chi – phụ lưu của nó dần dần khô cạn. Các tộc người trong Bách Việt sinh sống bằng chài lưới và cả canh tác lúa nước đều khốn đốn, bắt buộc phải ra đi tìm đất sống. Lạc Long Quân với tư cách là đại thống lĩnh các tộc Việt phải dẫn trên dưới 100 bộ tướng chọn lọc trong Bách Việt (cùng quân lính và vợ con họ) tiến xuống phía nam trù phú. Vượt qua rặng Hoàng Liên Sơn, tiến đến khu vực Piaya (Phi mã Yên Sơn) và Piaouac (Phi mã Ác Sơn) thì đoàn tinh binh của Lạc Long Quân chạm trán với lực lượng của Cửu Thiên Huyền Nữ và ác chiến nổ ra. Một bên là tinh binh hăm hở với áp lực tìm đất sống nếu không muốn diệt vong, một bên là bảo vệ chủ quyền và nguồn sống của cộng đồng các dân tộc thượng du Bắc Bộ, được đông đảo cư dân bản địa phục tòng và ủng hộ hết lòng . . . Cửu Thiên Huyền Nữ là ai, cuộc ác chiến lịch sử diễn ra như thế nào, xin các bạn đón xem trong bài tiếp theo. =============================== (*) Theo truyền thuyết của Việt Nam, tổ của người Lạc Việt bắt nguồn từ vùng Động Đình Hồ, nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, và địa bàn sinh sống lan rộng xuống tận vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Sử sách của Việt Nam cũng chỉ trích dẫn từ các truyền thuyết này. Nguồn cổ sử duy nhất có nói đến Lạc Việt là một số rất ít các sách cổ của Trung Quốc, và các sách này cũng chỉ ghi lai rất ít thông tin. Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4) viết như sau:
  5. Lược Sử Cổ Đại Việt Nam Tác giả: Tranghuyendo_Techno Ghi chú: Một phần của bài này đã được Techno trình bày tại CLB VHNT Quận 4, TP HCM, tháng 9 năm 2001. Dựa vào truyền thuyết, truyện huyền ảo hay thần thoại mà dựng sử, gọi là huyền sử. Dựa vào những thêu dệt, thậm chí phóng đại để dựng sử, gọi là dã sử. Dựa vào quan điểm của chế độ cai trị, chính trị đương thời thì goi là chính sử. v.v… Các loại sử liệu như thế thường có độ tin cậy rất hạn chế, thậm chí còn đi ngược lại thực chứng khoa học … Thế mà nó vẫn được dùng rất phổ biến ở nước ta và một số nước chưa phát triển khác. Tầm ứng dụng của các loại sử này rất lớn, thậm chí được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập chính thức, gây ra bức tranh sai lệch về lịch sử và đánh giá sai từ bạn bè năm Châu. Một học giả nước ngoài đã hỏi Techno : "Người Việt hiện đại và thông minh của các anh vẫn còn tin chuyện đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con hay sao ?" Techno : "Đó là truyền thuyết, nó được sáng tác để giải thích chứ không có mục tiêu phổ hiện sự thật, giống như tín đồ Công giáo tin vào Đức Mẹ Đồng trinh đó thôi". Anh ta : "Nhưng đây không phải là đức tin, mà lại là tài liệu giảng dạy chính thức cho cả nước các anh kia mà". Đến đây thì Techno đành … đánh trống lảng … Xin lật lại vấn đề một chút : chúng ta dùng từ "lịch sử" đã nhiều, nhưng bản than từ lịch sử thì ít ai muốn động tới. Nói khác đi, bản chất ngữ nghĩa của từ lịch sử chúng ta thường né tránh, đơn giản là do chúng ta … không biết nó là gì, hoặc là chỉ biết một cách mơ hồ, không đủ để phát biểu. Ngay cả trong wikipedia tiếng Việt, trích dẫn cả Bách Khoa toàn thư cũng chỉ mơ hồ: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD Vậy, ngữ nguyên của từ "lịch sử" là gì ? Lịch, là diễn biến đã thật sự xảy ra trong không gian và thời gian, không chịu sự tác động của tri giác và nhận thức của con người. Sử là dấu vết của quá khứ còn lưu lại cho hiện tại và tương lai thông qua nhận thức có tính thời đại của con người. Chúng ta có thể tóm tắt ý nghĩa ngữ nguyên của từ lịch sử như sau : 1- Lịch sử là diễn tiến khách quan với mốc không gian và thời gian cụ thể của nó. 2- Diễn tiến lịch sử là nằm ngoài tác động của ý thức của con người. 3- Lịch sử được con người ghi nhận (thành văn hoặc không thành văn). 4- Lịch sử mang trong nó tri thức của thời đại. Vì vậy, mà quan điểm và phương thức luận lịch sử hiện đại cần phải có những tiêu chí nào ? 1- Cần phải khách quan ở mức độ cao nhất có thể có để tránh sai lầm hay bóp méo sự thật một cách chủ quan trong nhận thực, ghi nhận và giảng dạy lịch sử. 2- Lịch sử mang hơi thở của thời đại, nên nó cần được liên tục nghiên cứu theo dữ liệu và phương pháp khoa học mà thời đại chúng ta đang có. 3- Trung thành với nhận thức và tư duy khoa học, tiếp cận sự thật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ từ mọi hướng, bằng mọi biện pháp khoa học mà toàn cảnh khoa học – kỹ thuật đương đại cho phép, bổ sung thậm chí phủ định các ghi nhận trước đó về lịch sử khi cần thiết. Chúng ta quay lại với lịch sử cổ đại Việt Nam … Trống đồng : Biểu tượng văn hoá và quyền lực của người Việt cổ đại. Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rất rộng lớn : phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu … trong bài sau.