Thủy Tiên

Hội viên
  • Số nội dung

    176
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Thủy Tiên

  1. 9 con của rồng Th.S Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học KHXH&NV) www.tuoitre.com.vn Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau. Bị hi (Tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui) là con trưởng của rồng - linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá... Li vẫn (Còn gọi là si vẫn) - con thứ hai của rồng, là linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình. Bồ lao Con thứ ba của rồng, là linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn. Bệ ngạn (Còn gọi là bệ lao, hiến chương) là con thứ tư của rồng, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện. Thao thiết Con thứ năm của rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự. Công phúc Con thứ sáu của rồng, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè... với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân. Nhai xế Con thứ bảy của rồng - là linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh, thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm, xà... ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc. Toan nghê (Còn gọi là kim nghê) - con thứ tám của rồng - linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát. Tiêu đồ (Còn gọi là phô thủ) - con thứ chín của rồng - là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà. Ngoài chín con nói trên, gia đình rồng còn có một số linh vật khác như: Tù Ngưu - linh vật giỏi về âm nhạc; Trào Phong - linh vật được gắn trên nóc nhà ngụ ý chống cháy và thị uy kẻ xấu (giống li vẫn); Phụ Hí - linh vật bảo vệ bia mộ. Tù ngưu Trào phong Phụ hí
  2. Kính thưa quý vị quan tâm Bài tiểu luận này chúng tôi đã giới thiệu ở nhiều trang web và trong trang chủ www.lyhocdongphuong.org.vn . Nhưng vì bài viết còn chưa hoàn chỉnh ở phần "Phục chế Y phục cổ Việt thời Hùng Vương". Do đó chúng tôi đưa lại bài viết vào đây để bổ sung cho hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Y PHỤC CỔ VIỆT THỜI HÙNG VƯƠNG Phần I Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương LỜI GIÓI THIỆU Dân tộc Việt Nam với lòng tự hào về một truyền thống gần 5000 văn hiến. Truyền thống đó được ghi trong chính sử Việt (Tính từ 2879 trước CN, theo chính sử Việt) và trải hàng ngàn năm trong cộng đồng dân tộc cho đến tận gần đây. Có thể khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại tôn vinh những giá trị văn hoá của mình với danh xưng văn hiến. Chính những tri kiến sâu sắc về một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành đă phổ biến và ứng dụng đến từng chi tiết trong sinh hoạt của người Việt, đă tạo nên một bề dày văn hoá - nền tảng của những giá trị văn hoá siêu việt Đông phương - đủ sức chống lại mọi sự tàn phá của thời gian, cùng những thăng trầm của lịch sử. Nhưng cho đến khoảng hơn một thập kỷ gần đây, có rất nhiều nhà khảo cứu cả trong lẫn ngoài nước, gần như đồng loạt, nhân danh khoa học - đưa ra luận điểm mới về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt. Họ cho rằng: Cội nguồn của dân tộc Việt Nam: "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai; hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN" và "thực chất chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc" . Bởi vậy, y phục của tổ tiên người Việt theo lập luận của họ chỉ là những người dân "ở trần đóng khố" . Mặc dù luận điểm này nhân danh khoa học, nhưng thực ra lại không hề đưa ra được một tiêu chí khoa học nào để biện minh cho những lập luận gọi là "khoa học" đó. Hay nói một cách khác: Những lập luận của mới về cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt chỉ chứng tỏ cái nhìn chủ quan với tính hợp lý giới hạn, hoàn toàn không có cơ sở khoa học, mặc dù nhân danh khoa học. Những luận điểm này rời rạc, không có khả năng giải thích những hiện tượng liên quan đến nó. Điều đáng quan tâm là: Có nhiều giả thuyết khác nhau về xuất xứ và thực chất về thời Hùng Vương - cội nguồn các dân tộc Việt Nam . Mặc dù chúng đều nhân danh khoa học, nhưng những luận điểm ấy lại có những khác nhau rất căn bản về nội dung, lộn sộn và rất mâu thuẫn. Người cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng 300 năm, với những người dân ở trần đóng khố". Kẻ phát biểu: "Thời Hùng Vương bắt đầu từ thế kỷ thứ X trước CN và là một liên minh 15 bộ lạc. Cùng lắm là một nhà nước sơ khai". Người đưa ý kiến: "Thời Hùng Vương có thể từ 1200 năm trước CN". Kẻ lại bảo: "Thời Hùng Vương cũng phải 1.500 năm trước CN". Họ cũng tranh luận sôi nổi, phản biện, như là những ý kiến khách quan đang được mổ xẻ. Nhưng vì bản chất phi lý của nó, cho nên sự tranh luận của những luận điểm lịch sử mới xét lại cội nguồn lịch sử truyền thống của dân tộc Việt lại tự bác bỏ nhau và bởi tính mâu thuẫn trong nội dung của từng luận điểm. Những không thể bổ sung cho nhau vì tính mâu thuẫn nội tại ngay trong từng luận điểm đó. Để chứng tỏ một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, cần có tiêu chí khoa học là cơ sở thẩm định tính khoa học của luận điểm về cội nguồn lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt. Không thể có một giả thuyết nhân danh khoa học nào lại có thể phủ định những tiêu chí khoa học của nó. Ttiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học phát biểu rằng: "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri". Xuất phát và nhân danh tiêu chí khoa học nói trên, tôi xin được trình bày một luận điểm phản biện quan điểm lịch sử mới về mảng "Y phục dân tộc thời Hùng Vương". Đồng thời minh chứng cho thực tế y phục của dân tộc Việt trong thời kỳ này. Để chuẩn bị cho nội dung của bài viết, bạn đọc hãy xem hình ảnh minh hoạ dưới đây về y phục của tổ tiên người Việt - vốn tự hào về cội nguồn văn hiến trải 5000 năm - được mô tả theo quan niệm lịch sử mới. Thật không khác gì y phục của những bộ tộc da đỏ mới cách đây vài trăm năm. Vua Hùng và các quan lang Lịch sử Việt Nam bằng tranh - tập III. Nxb Trẻ 1998 Tất nhiên, không hề có cơ sở khoa học tối thiểu nào minh chứng cho hình thức y phục trong tranh trên mà họ gọi là của tổ tiên người Việt. Bởi vì, không hề có một luận cứ khoa học nào chứng minh cho hình ảnh trên là y phục thời Hùng Vương, mà chỉ là sự áp đặt cách nhìn của những người có quan điểm phủ nhận giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt. Bài tiểu luận trình bày ở đây là một sự tiếp tục chứng minh trên cơ sở những tiêu chí khoa học về nền văn hiến thực sự trải gần 5000 của dân tộc Việt. Trong những tiểu luận và sách đã xuất bản của mình, tôi đã chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - triết thuyết nền tảng của văn hoá Đông phương cổ - thuộc về nền văn minh Lạc Việt. Không một triều đại nào của Trung Hoa coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Nhưng ngược lại, trong nền văn minh Lạc Việt, những nguyên lý căn bản của học thuyết này được ứng dụng đến từng hiện tượng trong cuôc sống và cả y phục dân tộc là chủ đề chính của bài viết này. Trong đề tài này, người viết trình bày với bạn đọc quan tâm về y phục của người Việt cổ và sự ảnh hưởng tới những nền văn hoá cận Lạc Việt - trong đó có cả Trung Hoa - và y phục dân tộc hiện nay. Bạn đọc có thể coi luận đề này vừa là sự chứng minh tiếp tục của luận điểm Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt, vừa là sự chứng minh cho y phục dân tộc và là sự phản bác các luận điểm lịch sử mới về nguồn gốc dân tộc Việt. Sự minh chứng cho y phục dân tộc Việt cũng chính là thể hiện tiếp tục tiêu chí khoa học cho việc giải thích một cách hợp lý, có hệ thống, nhất quán những vấn đề liên quan đến nó với tính khách quan, tính qui luật và khả năng tiên tri của quan điểm cho rằng: Lịch sử văn hóa truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Y PHỤC CỔ VIỆT - THỜI HÙNG VƯƠNG. PHẦN II 1/ Y phục dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Y phục dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Nếu như không có một bản sắc văn hóa thì khó có thể coi đó là một dân tộc. Do đó, nếu như ở thời Hùng Vương, y phục phổ biến của ông cha ta chỉ “ở trần đóng khố", như hầu hết những sử gia hiện nay đang quan niệm thì không thể coi đó là một bản sắc văn hóa. Vì vậy, khó có thể nói về một nền văn hiến bắt đầu từ thời Hùng Vương, mà chỉ có thể coi là một giai đoạn trong sự tiến hoá tự nhiên của lịch sử nhân loại. Quan niệm lịch sử định nghĩa rằng: "Lịch sử của một dân tộc chỉ được tính từ thời điểm lập quốc của dân tộc đó". Cho nên, vấn đề y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng và là một trong những yếu tố cần, nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Sự khẳng định bản sắc văn hóa qua y phục dân tộc, không phải chỉ đơn giản thể hiện nền văn minh mà c̣òn là khẳng định tính độc lập và văn hoá đặc trưng của dân tộc đó. Triều đại Măn Thanh khi xâm chiếm Trung Hoa, một trong những việc làm đầu tiên của họ là buộc tất cả người Hán phải ăn mặc theo y phục dân tộc của họ. Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận: Chúa Nguyễn – để tạo ra một bản sắc văn hóa riêng cho Đàng Trong – đă buộc dân chúng mặc y phục phỏng theo quần áo Trung Quốc. Đoạn sử văn sau đây được trích lại từ cuốn: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” chứng tỏ điều này: "Bởi vậy mà vào năm 1665, vua Lê Huyền Tông đă phải ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được mặc quần để bảo toàn quốc tục mặc váy cổ truyền. Trong khi đó đến cuối thế kỷ XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở trong Nam đă ra lệnh cho trai gái Đàng Trong “dùng quần áo Bắc quốc” (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi". Qua sự kiện xảy ra vào thế kỷ XVII đă chứng tỏ rằng: Y phục dân tộc hết sức quan trọng, bởi yếu tố khẳng định bản sắc văn hóa và tính độc lập của dân tộc. Sự kiện này cũng chứng tỏ ít nhất là 700 năm sau khi nước Việt hưng quốc, người Việt đă có y phục thể hiện tính văn hóa đặc thù. Tính văn hóa đặc thù này – thể hiện ở y phục dân tộc (tất nhiên không phải chỉ có ở y phục phụ nữ) – đã có từ bao giờ? Nếu như đàn ông ở thời Hùng Vương chỉ “ở trần đóng khố” theo quan niệm lịch sử mới thì người Việt thể hiện bản sắc văn hóa trên y phục nói riêng từ thời điểm nào trong lịch sử? Người viết cho rằng quan niệm lịch sử mới phủ nhận những giá trị vắn hóa truyền thống Việt, sẽ không thể chứng minh “bản sắc đặc thù của y phục dân tộc Việt chỉ bắt đầu từ thời Hưng quốc – Đinh; Lê; Lý Trần…”. Bởi vì, trên thực tế y phục thể hiện bản sắc dân tốc đã có từ trước đó: Từ thời Hùng Vương, cội nguồn của nền văn hiến của người Việt. Hay nói cách khác: "Người ta không thể minh chứng một cái đúng từ một cái sai". Nhưng với cách đặt vấn đề như trên thì tự nó mới chỉ đặt ra một giả thuyết trên cái chung nhất là: Những con người ở một xă hội đă tạo ra một hệ tư tưởng vũ trụ quan hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng toàn diện trên hầu hết mọi vấn đề mà con người quan tâm, xă hội ấy có một tổ chức hoàn chỉnh với đầy đủ những hình thái ý thức của nó trong một nền văn hiến nhân bản và trong quan hệ xă hội với những giá trị đạo lý, được thể hiện qua những nghi lễ mang biểu tượng đầy t́inh người như trong truyền thuyết Trầu Cau. Với một xã hội được giới thiệu như vậy mà không phải là Văn Lang, liệu chúng ta có thể cho rằng: Những con người trong xã hội đó sinh hoạt rất thô sơ “Tất cả đều ở trần, nam đóng khố, nữ mặc váy” hay không? Do đó, y phục chính thức và phổ biến trong xă hội Văn Lang, chắc chắn phải phù hợp với những cái mà xă hội đó đã có. Tức là phải có y phục đầy đủ trong sinh hoạt xă hội và ở tầng lớp lănh đạo phải có những trang phục đủ để chứng tỏ sự trang trọng trong những nghi lễ quốc gia. Sự chứng minh y phục dân tộc trong xã hội Việt thời Hùng Vương là sự tiếp tục phát triển của luận điểm chứng minh cho cội nguồn 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt, chứng tỏ tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh và khả năng giải thích hợp lý mọi vấn đề liên quan đến nó , một cách khách quan, có tính qui luật và khả năng tiên tri. Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây. Với hình bên nếu được minh hoạ cho truyền thuyết về “Sự tích Đầm Nhất Dạ”, chắc chắn cũng có thể minh họa cho sinh hoạt của Chử Đồng Tử khi chưa mồ côi cha trong câu chuyện từ thời Hùng Vương này. Nhưng thực ra nó được chép lại từ cuốn “Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20” (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xă hội ở thời gian này. Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: “Đánh ghen”, thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt. Bây giờ, chúng ta so sánh hình người trên cán dao bằng đồng và một y phục phổ biến của phụ nữ miền Bắc trong hình dưới đây: Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương – có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm – Hà Bắc – trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc do người viết thể hiện, được ghép bên cạnh cụm hình này để quí vị tiện so sánh. Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2008 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang – nơi cội nguồn của người Việt – trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ. Qua hình ảnh minh họa đă trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy: Từ 2300 năm qua trở lại đây – về căn bản – hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt là thời gian sôi động và u tối nhất trong lịch sử Việt Nam, đó là 1000 năm bị đô hộ với âm mưu đồng hóa khốc liệt dưới thời Bắc thuộc. Do đó, hoàn toàn có cơ sở để cho rằng: Kể từ lúc xuất hiện chiếc cán dao bằng đồng thể hiện y phục từ thời Hùng Vương 300 năm tr.CN trở về trước, cũng không có thay đổi là bao nhiêu. Như vậy, có thể khẳng định: Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đă có những y phục tương tự như y phục phổ biến của người Việt trước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh và tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam. Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó. Còn tiếp
  3. Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. Nhà nở hậu, thóp hậu KTS - Hà Anh Tuấn Nguồn: www2.thanhnien.com.vn H1 - Ảnh: Nguyễn Hưng Không biết từ bao giờ khái niệm nở hậu (hoặc ngược lại là thóp hậu – “nhà đuôi chuột”) đã trở thành một trong những “tiêu chuẩn” để đánh giá ưu – nhược một căn nhà, miếng đất. Thực hư vấn đề này về phong thủy thế nào và giải quyết cụ thể ra sao? Xét về hình thế, dân gian vốn kiêng kỵ việc nhà đất trước rộng sau hẹp, bởi trường khí sẽ bị ảnh hưởng với sự không đồng nhất này. Đối với nhà phía sau rộng – trước hẹp, khí tích tụ ở sau nhiều hơn, như một hậu chẩm, làm hậu thuẫn cho chủ nhân đắc lợi. Còn nhà phía trước rộng – sau hẹp thì nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được. Về hình thức thẩm mỹ, càng đi vào càng bị thu hẹp, gây cảm giác tù túng, việc sắp đặt nội thất trở nên khó khăn. H2 - Ảnh: Nguyễn Hưng Thế nhưng phong thủy từ truyền thống đến hiện đại đều quan tâm đến vấn đề: không gian cư trú có được thuận tiện, thông thoáng, thẩm mỹ hay không. Cách thức xử lý nội – ngoại thất quan trọng hơn sự chênh lệch vài ba tấc giữa mặt trước và mặt sau của ngôi nhà. Ví dụ trường hợp bạn đọc hỏi về ngôi nhà bị thóp hậu như hình vẽ, có nên mua và sửa chữa ngôi nhà đó không? Việc phải xử lý thực ra không khó, chỉ cần lấy một bên ổn định làm chuẩn, xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ, như cầu thang, vệ sinh và giếng trời (hình 1a, 1b). Như vậy phòng khách, phòng ăn hay bếp đều được chia vuông vức, cầu thang là khoảng nối kết, giảm cảm giác thóp hậu. H3 - Ảnh: Nguyễn Hưng Nhiều người không muốn trổ giếng trời phía sau (dạng một bên như hình 2) vì cho rằng như thế là thóp hậu, là mất đất. Điều này thiếu cơ sở khoa học vì khoảng giếng trời đó tạo nên một miệng hút khí, tạo dòng đối lưu thông thoáng hơn. Việc mua ngôi nhà nhỏ nhìn ra dòng sông hay hồ nước (hình 3), chưa chắc bạn đã bơi ra giữa hồ, nhưng bạn được nhìn ngắm, hưởng thụ cảnh quan hồ nước đó, giá trị lớn hơn so với ngôi nhà rộng mà chỉ nhìn vào... vách núi trơ trọi. Mở một giếng trời cũng vậy, bạn không đi vào khoảng trống đó nhưng bạn được khoảng thông thoáng, nhìn ngắm thư giãn.
  4. "Mẹ dặn là hỏng có được khóc!". Bé Thịnh, con trai út của chị Nga nói. "Mẹ dặn mai mốt mẹ chết không có được khóc, nhưng con không có nín được!". Bé Nị, con gái lớn của chị Nga vừa khóc, vừa nói. Nghe, thấy mà thắt cả lòng. Bàn giao số tiền còn lại cho Cô Wild, với tình hình sức khỏe hiện tại của chị Nga, an tâm và tin chị sẽ khỏi bệnh. Nhưng... cũng không vượt qua được số mệnh. Mặc dù không phải là người thân, chỉ là một người dưng. Nhưng thời gian qua, tự nhủ với lòng bằng mọi cách phải giúp chị vượt qua cảnh bệnh tật này. Vui, buồn theo từng biến chuyển bệnh tình của chị. Nhưng cuối cùng nhận được tin chị không qua khỏi... hụt hẫng vô cùng. Và nhận ra rằng mình con khỏe, còn được sống trên đời, còn được có cơ hội giúp đỡ người khác quả là điều hạnh phúc. Bỗng thấy mọi hỷ, nộ, ái, ố trên đời sao mà tầm thường quá. Mong 2 cháu và chồng chị sẽ có cuộc sống tốt hơn.
  5. Bí ẩn trí nhớ về kiếp trước Sơn Trà Theo Sức Khỏe & Đời Sống Một cô bé người Anh đã làm mọi người kinh ngạc vì bắt đầu nói bằng thứ ngôn ngữ khác lạ vào một buổi sáng sau khi thức giấc. Cô không còn hiểu được tiếng Anh, không nhận ra cha mẹ và luôn tỏ ra sợ sệt... Các chuyên gia vào cuộc và xác định, cô bé hoàn toàn khỏe mạnh và thứ ngôn ngữ lạ mà cô sử dụng chính là tiếng Tây Ban Nha chuẩn. Bằng thứ tiếng này, cô cũng khẳng định mình là người Tây Ban Nha, rằng tại thành phố Toledo, trong một ngôi nhà trên đường phố, người hàng xóm vì ghen tị đã dùng dao đâm cô. Cảnh sát Tây Ban Nha đã kiểm tra lại câu chuyện này; tất cả đều trùng hợp. Đúng là có một cô gái 22 tuổi từng sống ở Toledo , chính trong ngôi nhà và đường phố mà cô bé ở Anh đã nói đến. Một hôm, người ta tìm thấy cô bị giết chết. Cha mẹ cô đã già và tới nay vẫn còn than khóc vì thương nhớ con. Khi hỏi đến người hàng xóm nay cũng đã già, người này thú nhận tội ác của mình. Báo chí thế giới đăng tải câu chuyện trên khiến nhiều người kinh ngạc. Nhưng các nhà khoa học thì không ngạc nhiên vì đối với họ, hiện tượng đó không phải là mới. Vào những năm 1970, Elena Markard - cô gái Đức 20 tuổi ở Tây Berlin - bị thương nặng. Khi tỉnh lại, cô bắt đầu nói tiếng Italy rất chuẩn - thứ tiếng mà trước đó một chữ cắn đôi cô cũng không hề biết. Cô khẳng định tên mình là Rozetta Liani, sinh ở Italy năm 1887 và đã... chết ở đó năm 1917. Khi được đưa tới địa chỉ "quê cũ" tại Italy , Elena gặp một bà già, vốn là con gái của người phụ nữ có tên Rozetta đã quá cố. Không do dự, cô gái 20 tuổi Elena chỉ vào bà già và nói: “Đây là con gái tôi - Fransa”. Tạp chí Tiếng vọng hành tinh của Nga cũng đã có lần kể về cậu bé Titu người Ấn Độ: Cậu bỗng nhiên nói rằng tên mình là Sures Varma, chủ một cửa hiệu ở Agra , có vợ là Uma và hai đứa con. Cha mẹ cậu hoảng sợ liền đi Agra tìm hiểu và được biết: Đúng là có một thương gia tên Varma từng sống ở đó và đã chết vì bị bắn vào đầu. Khi gặp góa phụ và hai đứa con, Titu nhận ra cả ba người. Một điều thú vị là trên đầu Titu có dấu vết bẩm sinh đúng vào chỗ vết thương của ông Varma trước đây. Trong lịch sử từng có hàng nghìn trường hợp quay trở về cuộc sống dĩ vãng. Một lý thuyết được gọi là “trí nhớ gene” đã được đề xướng để giải thích các hiện tượng này. Theo nhà nghiên cứu Hidtoring Tan, trí nhớ gene là trí nhớ đã được di truyền từ các thế hệ trước. Ngay từ khi con người mới sinh ra, trong bộ não đã tồn tại vùng lưu giữ ký ức của mọi việc từng xảy ra từ đời bố mẹ, ông bà, cụ kỵ... Trí nhớ gene được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Các nhà nghiên cứu sinh linh lại cho rằng hiện tượng này là do “phách” của một người đã chết nào đó nhập vào một người sống. Phách là cái nằm bên trong thể xác, thể xác có thể chết đi nhưng phách thì không bao giờ bị tiêu tan, nó tồn tại mãi từ kiếp này sang kiếp khác theo vòng luân hồi. Nếu người đang sống mà yếu về năng lực tinh thần và thể xác thì sẽ bị phách mới nhập khống chế, điều trước tiên là kích động việc nhớ lại cuộc đời của người đã chết. Lý thuyết này được khá nhiều người ủng hộ vì trong một số trường hợp, người quay trở về kiếp trước được xác định là hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gì với người mà họ đã hóa thân. Ai là người sở hữu trí nhớ gene? Liệu có phải ngay từ khi sinh ra, mỗi người đều tích trữ trong bộ não mình dữ liệu về những đời trước? Các nhà khoa học nhận thấy rằng cả cuộc đời một con người, dù có sống đến 100 tuổi thì cũng mới chỉ tiêu thụ có 1/10 năng lực của bộ não. Có thể 9 phần còn lại đã tích chứa những ký ức, hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa mà trí nhớ gene là cái khóa cần được mở mới biết được. Theo ông Edgar Cayce, người được coi là có khả năng khơi dậy những hình ảnh trong tiền kiếp của người khác: Đôi khi những hình ảnh trong trí nhớ gene được hiện ra qua những tác nhân như giấc mộng khi đang ngủ, một hình ảnh nào đó khi đang thức, hay mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn khi được kích động bằng phương pháp thôi miên. Các nhà khoa học thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ) và Đại học Virginia (Mỹ) đã đưa ra một thống kê cho thấy, trẻ nhỏ có khả năng phát lộ trí nhớ gene mạnh hơn người lớn. Chúng thường sống lại “quá khứ xa xăm” của mình mà ngay bản thân và bố mẹ không hề biết. Chẳng hạn, nhiều đứa trẻ có những thái độ, cử chỉ, lời nói hay sự lo lắng rất đặc biệt, sự kiện này được xác định là có liên quan đến một người ở tiền kiếp. Nếu người ấy đã chết vì tai nạn sông nước hay những gì liên quan đến nước thì đứa trẻ này rất sợ nước. Nếu người ấy bị bắn chết thì đứa trẻ rất sợ tiếng nổ, hay trông thấy súng là hoảng sợ... Theo sự phân tích tỉ mỉ của bác sĩ Stevenson trong nhóm nghiên cứu, có nhiều bé gái nhớ lại tiền kiếp của mình là trai và ngược lại, nhiều bé trai nhớ lại tiền kiếp của mình là gái. Chính vì thế mà chúng có sở thích ăn mặc cũng như cử chỉ, dáng điệu phù hợp với giới tính của mình trước đó, tuy ngược hẳn với giới tính hiện tại. Theo nhà siêu tâm lý Banglopp, những người bị chết bất đắc kỳ tử thường nhớ rõ về thời gian và những gì đã xảy ra ở kiếp trước khi họ bước vào một cuộc đời mới. Có lẽ cái chết bất ngờ của tiền kiếp, chết không theo đúng quy luật của tự nhiên (sinh, lão, bệnh, tử) đã khiến linh hồn thoát khỏi thể xác một cách bất ngờ, khi vào thân xác mới vẫn giữ được sự liên quan mật thiết với những gì của thời quá vãng. Còn một hiện tượng khác ít gây chú ý cho công chúng nhưng lại khiến các nhà nghiên cứu quan tâm, đó là thần đồng. Nó củng cố giả thuyết về “cuộc sống kiếp trước”. Có những thi sĩ, nhạc sĩ mới 10 tuổi, những sinh viên ở tuổi thiếu niên... Làm sao họ có ngay được nguồn vốn kiến thức và trí tuệ phức tạp đến như vậy? Câu trả lời của một số nhà khoa học là: Phần “phách” của nhiều thần đồng từng là của các nhạc sĩ, thi sĩ... Vào một thể xác mới, phần “phách” ấy nhớ lại niềm say mê cũ và làm cho thể xác mới có được những kỹ năng, kiến thức đã tích lũy từ kiếp trước. Cho đến nay, các hiện tượng trên vẫn đang là câu hỏi lớn đối với giới khoa học. Sự nhớ lại kia là trí nhớ gene hay là sự “chuyển chỗ” của phách? Có giả thiết cho rằng, ký ức kiếp trước là một tập hợp thông tin được lưu giữ theo cách nào đó trong vũ trụ mà chỉ một số người có khả năng thu nhận.
  6. Xin chào các Cô, chú, anh chị em diễn đàn: Cũng như Bác Thiên Sứ và Cô Wildlavender đã nói, hiện tại tình hình sức khỏe của Thủy Tiên không được tốt lắm để có thể làm tốt công việc của mình, mặc dù Thủy Tiên rất là vui khi được làm những việc như thế này. Cho đến nay thì tình hình sức khỏe của chị Nga đã khá hơn rất nhiều, mặc dù vẫn còn thở oxy, nhưng chị đã có thể ngồi được mà không cần tựa và có thể nẳm ngửa được một lúc, và tin đáng mừng nhất là chị không bị ung thư. Sức khỏe của chị tiến triển tốt như ngày hôm nay cũng nhờ vào sự đóng góp ít nhiều của Bác Thiên Sứ, Cô Wildlavender và các anh chị em trên diễn đàn. Đến đây thì Thủy Tiên xin bàn giao lại tất cả mọi việc cho Cô Wildlavender. Và cũng như mọi mong muốn của các anh chị em, Thủy Tiên mong chị Nga sớm bình phục và trở về với cuộc sống bình thường. Chúc Bác Thiên Sứ, và các anh chị em nhiều sức khỏe. Chúc cho diễn đàn ngày một đông thành viên hơn và cũng có nhiều bài viết chất lượng hơn. Nếu như có thành viên nào đã chuyển tiền vào tài khoản của Thủy Tiên mà chưa đọc được thông tin này thì Thủy Tiên sẽ chuyển đến tận tay Cô Wildlavender.
  7. Thủy Tiên đã nhận được số tiền: Hoa sữa: 200.000VND Mia: 200.000VND Số tiền còn lại: 1.666.000VNDHôm qua, ngày 9/10, Thủy Tiên đã cùng với anh Quang chồng chị Nga tới tòa soạn báo Phụ nữ để nhận số tiền tài trợ của bạn đọc, số tiền là 13.110.000VND. Vì để đảm bảo cho số tiền trên được sử dụng đúng mục đích là chữa bệnh cho chị Nga, nên Thủy Tiên được vợ chồng chị Nga tin tưởng và giao trọn số tiền để chi cho tiền viện phí của chị. Sau đó Thủy Tiên có vào bệnh viện thăm chị Nga và: Đã chi thêm viện phí 3.000.000VND Và giao cho chị Nga: 1.000.000VND để tiện cho việc đóng tiền thuốc khi Thủy Tiên không có mặt ở đó. Tổng chi: 4.000.000VND Số tiền còn lại: 9.110.000VND (Báo phụ nữ) Số tiền còn lại: 1.666.000VND (quỹ của diễn đàn). Tổng số tiền còn lại: 10.776.000VND Thủy Tiên xin bàn giao số tiền này lại cho Cô Wildlavender. Sau đây là hóa đơn và biên bản xác nhận giữa Thủy Tiên và chị Nga về số tiền 13.110.000VND:
  8. Hơn cả ''sự mặc'' www.tuankiet.com.vn Bạn đã bao giờ để ý rằng trang phục bạn mặc vào mang lại cho bạn sự tự tin, sự thoải mái về tinh thần và hơn nữa là những may mắn, vui vẻ. Cũng có những trang phục bạn mặc vào lại đem đến cho bạn những sự phiền phức, khó chịu. Điều này không hẳn là sự ngẫu nhiên tình cờ. Trang phục, trang sức cũng nên hợp... phong thuỷ Có những trang phục khi mặc vào sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, may mắn trong cả ngày hôm đó Theo quan điểm của thuật phong thủy, trang phục quần áo, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ, cân bằng, điều hòa yếu tố âm dương-ngũ hành của bản mệnh từng người. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách thức sử dụng kiểu cách, màu sắc trang phục sao cho phù hợp với quan điểm của luật phong thủy. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu những trang sức, vật dụng có vai trò hỗ trợ, rất có lợi cho sức khỏe, tinh thần và đời sống hàng ngày. Hãy thử xem... Theo văn hóa phương Đông, vạn vật được cấu thành từ hai khí âm và dương, âm dương vận động mà sinh ra mọi vật. Sự tồn tại và phát triển khi âm dương ở thế quân bình, khi thái quá hoặc bất cập thì sự vật sẽ hoại diệt. Âm dương được chia thành 8 trạng thái gọi là Bát quái, đó là 8 quẻ Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Mỗi trạng thái phản ánh một tính chất khác nhau của âm dương trong quá trình vận hành. Mỗi cá nhân cũng có một quái chủ thể tương ứng dựa theo năm sinh gọi là Mệnh quái. Dựa vào mệnh quái này để lựa chọn phương hướng, trang phục, nghề nghiệp, bạn bè phù hợp. 8 Mệnh quái này chia thành 2 nhóm, nhóm phía Tây gồm 4 quái Càn, Đoài, Cấn, Khôn. Nếu năm sinh từ 1950 - 1955 thì những người sau đây thuộc nhóm phía Tây: Nam sinh năm: 1950, 1953, 1956, 1957, 1958, 1959, 1962, 1965, 1966, 1967, 1968, 1971, 1974, 1975, 1976, 1677, 1980, 1983, 1984, 1985, 1986, 1989, 1992, 1993, 1994, 1995. Nữ gồm những người sinh năm: 1951,1954, 1955, 1956, 1957, 1960, 1963, 1964, 1965, 1966, 1969, 1972, 1973, 1974, 1975, 1978, 1981, 1982, 1983, 1984, 1985, 1987, 1990, 1991, 1992, 1993. Những tuổi còn lại thuộc nhóm phía Đông gồm 4 quái Ly, Khảm, Chấn, Tốn. Những người Tây Tứ Mệnh nên dùng các trang phục có tính chất của 4 quái Càn, Đoài, Cấn, Khôn như sau: Càn: Trang phục kiểu Âu, tính chất nghiêm túc, sang trọng, đứng đắn, hợp với người lớn tuổi hoặc những trang phục kiểu công sở như veston. Màu sắc chủ đạo là 2 màu đen, trắng. Đoài: Trang phục trẻ trung, xinh xắn nhưng vẫn phải đảm bảo tính nghiêm túc, kín đáo. Thiết kế đơn giản, phong cách nữ tính, màu sắc tươi sáng, màu trắng là phù hợp nhất. Có thể sử dụng kèm một vài món đồ trang sức vàng, bạc nhỏ nhắn, không quá lộ liễu. Cấn: Trang phục nghiêm túc, kín đáo nhưng trẻ trung như quần jeans, áo phông. Màu sắc chủ đạo là màu vàng, màu xám, màu ghi. Khôn: Những bộ đầm dài, kín đáo, sang trọng, với những chi tiết đơn giản, hợp với người lớn tuổi. Màu sắc chủ đạo là màu vàng, màu xám, màu ghi. Những người Đông Tứ Mệnh nên dùng các trang phục có tính chất của 4 quái Khảm, Ly, Chấn, Tốn như sau: Khảm: Những trang phục đa dạng, thể hiện ý tưởng bay bổng, tính sáng tạo, cầu kỳ, có những nét dị lạ, khác thường, gây ấn tượng mạnh cho những người xung quanh. Màu sắc chủ đạo là các màu đen, tím, sẫm. Ly: Nên sử dụng những trang phục trẻ trung, nóng bỏng, sôi động. Các gam chủ đạo là nóng như đỏ, hồng, cánh sen đậm, tím đỏ mười giờ, da cam. Điều này cần lưu ý là với những gam màu kiểu này nên chú ý thiết kế theo hướng mở (cổ, tay thoáng rộng...) Tốn: Trang phục kín đáo, có những nét của miền sơn cước hoặc các trang phục mang đậm tính văn hóa vùng, miền, thêu các hoa văn, họa tiết thể hiện văn hoá của dân tộc, màu xanh, chàm. Chấn: Những bộ quần áo phá cách, hợp với các bạn trẻ, gần với các trào lưu thời trang hiện đại. Đi kèm với trang phục kiểu này là các đồ trang sức, kiểu tóc, giày dép mang đậm phong cách hiphop. Phụ kiện thời trang Chuông bình an Túi phúc Vòng thạch anh Vòng ngọc Mẫu đơn Ngoài việc vận dụng trang phục hợp theo phong thủy, bạn có thể sử dụng thêm các trang sức và vật dụng cá nhân bằng ngọc hoặc đá quý thạch anh. Ngọc hoặc đá quý thạch anh là các khoáng chất lâu năm nằm trong lòng đất, kết tinh Thổ chất, có tác dụng hóa giải âm khí, tăng cường sức khoẻ, chống lại bệnh tật và đem lại sự may mắn. Các sản phẩm dưới đây bạn có thể tham khảo sử dụng:Khánh bát quái: Hình Tiên thiên Bát quái là một biểu tượng của vũ trụ, nó mang một năng lượng vô cùng đặc biệt. Theo quan niệm phương Đông thì ngoài tác dụng hoà giải tà khí, nó còn tăng cường sự may mắn cho người mang nó. Khánh làm từ đá ngọc hoặc mã não là những khoáng vật quý hiếm, ngoài tính thẩm mỹ cao còn rất có lợi cho sức khoẻ. Vòng ngọc mẫu đơn: Mẫu đơn là bà chúa các loài hoa, thể hiện sự sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, sự may mắn trong tình yêu. Phụ nữ đeo vòng này trên tay phải sẽ tăng cường hỷ khí, sự tự tin, hấp dẫn, vẻ duyên dáng đáng yêu pha chút hóm hỉnh đầy cá tính. Vòng thạch anh: Làm từ đá ngọc thạch anh, với các màu ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành. Có vai trò tăng cường sức khỏe và sự may mắn trong cuộc sống. Túi phúc: Túi được làm bằng vải đỏ có hương thơm, tượng trưng cho sự may mắn và hoá giải bệnh tật. Trong túi chứa chất Thất bảo tức là 7 thứ quý hiếm là vàng, bạc, san hô, mã não, lưu ly, hổ phách, trân châu. Ngoài ra còn có những cuốn kinh Phật nhỏ để mang lại sức khỏe và sự bình an Dây đeo chìa khóa phong thủy Khánh Bát Quái Chuông bình an : Chuông phát ra âm thanh, âm thanh thuộc hành Kim, có tác dụng hoá giải bệnh tật, tà khí, sự trì trệ. Chuông này bạn dùng trên xe để đem lại những chuyến đi bình an.Dây đeo chìa khoá phong thuỷ: Thiết kế từ đá ngọc, mang hình kỳ lân hoặc hình hồ lô. Kỳ lân là loài thú mang lại sự bình an, hồ lô cũng là biểu tượng của sức khoẻ, chống lại bệnh tật. Dây đeo chìa khoá/điện thoại này có tác dụng đem lại sự bình an cho bạn khi đi tàu xe.
  9. Vậy thì tốt rồi, làm Thủy Tiên cứ ray rứt mãi, vì giữ tiền không phải là tiền của mình thì áp lực và trách nhiệm nhiều lắm.
  10. Con cám ơn Cô đã trả lời câu hỏi của con. Tình hiènh hiện tại của con quả đúng là như vậy, nhưng cũng mong rằng đúng như Cô nói, năm sau sẽ có chuyển biến tốt hơn. Con chỉ biết chúc vui, khỏe, vì tâm trạng thoải mái và sức khỏe tốt thỉ mọi việc, vả cảm ứng sẽ tốt hơn.
  11. Thủy Tiên đã nhận được 100.000VND của Beemeo Số tiền còn lại: 1.266.000VND Thủy Tiên chưa nhận được số tiền 170.000VND của anh.
  12. Thủy Tiên đã nhận được số tiền 200.000VND của mimosa và 200.000VND của chị Chipchip. Số tiền còn lại: 1.166.000VND Gửi Bemeo! Thủy Tiên chưa nhận được số tiền 100.000VND của Beemeo
  13. Mia thân mến! Thủy Tiên đã nhờ ngân hàng in bản sao kê rồi, nhưng ngày 23/9 Thủy Tiên không nhận được khoản tiền nào cả, cũng không có nội dung "Mia đóng góp tiền ủng hộ người nghèo", và không có tài khoản nào có số đuôi là 94004 cả. Phiền Mia kiểm tra lại xem có sai sót gì không? Thủy Tiên cũng nghĩ chắc là bị trễ, nhưng gần 2 tuần rồi. Phiền Mia kiểm tra giúp Thủy Tiên nhé! Xin cảm ơn!
  14. Thưa Cô laviedt! Cách đây 3 ngày, con nằm mơ thấy mình mọc 1 cái răng, nhưng răng chỉ mới nhú lên, nhỏ xíu và trắng bóng. Đọc bài của Cô, mơ mà thấy mọc răng là điềm không tốt. Con không biết con nằm mơ như vậy là không tốt về điều gì nữa. Dạo này con gặp nhiều rắc rối quá. Mong Cô giải đáp giúp con. Con cám ơn và chúc Cô vui khỏe.
  15. Chuyển được mà, chỉ là chida sẽ bị mất phí thôi. Chắc là do hệ thống bị trục trặc gì đó. Nếu như thử lại mà không được chắc chida chịu khó ra Vietcombank nạp tiền tài khoản thôi.
  16. Còn lại đợt trước: 146.000VND Thủy Tiên đã nhận được: Chipchip = 100.000VND Vovinhivi = 200.000VND Số tiền này đã được hoàn lại do trục trặc về thủ tục. Số tiền còn lại: 766.000VND
  17. Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. Loại bỏ khí còn sót lại của những người chủ trước Theo First New Có một loại khí âm khác còn sót lại bám trên những đồ vật mà người chủ trước để lại. Trước khi ký hợp đồng thuê nhà, hãy tìm hiểu về những người chủ cũ, cho dù bạn thuê mướn chỉ trong một thời gian ngắn hoặc lâu dài. Khí và bệnh tậtKhí âm của những người chủ trước bị bệnh vẫn còn vương lại ở trong nhà, đặc biệt nếu người đó là bệnh nhân tâm thần: bệnh tật có xu hướng tạo ra khí âm rất nặng. Tường, sàn và trần nhà vẫn còn phảng phất những nỗi ưu tư, bệnh tật và bất hạnh của họ. Những nơi này cần phải làm sạch để năng lượng mới tràn vào xua tan năng lượng cũ. Khí và sự giận dữ Khí âm thuộc loại giận dữ và hung bạo sẽ còn vương lại nếu như người chủ trước có cuộc sống đầy bạo lực. Đây là những xúc cảm dữ đội vô tình bám dính vào tường và trần nhà. Đôi khi tẩy rửa loại khí này bằng cách cạo và sơn lại cũng không có tác dụng. Trường hợp này xảy ra khi nhà đóng cửa suốt, đặc biệt khi nhà treo màn dày, nặng nề và tường sơn màu tối. Khí âm rất dễ lẫn khuất vào những đồ vật như vậy. Khi những khí âm loại này có tồn tại trong nhà, bạn hãy xua tan chúng bằng cách dọn dẹp, sơn sửa và làm sạch vùng không gian đó càng nhanh càng tốt. Có những phương pháp rất hiệu quả để làm sạch vùng không gian và quét sạch năng lượng âm còn sót lại. Đó là dùng những vật kim loại như chuông, chén nhạc được chế tạo đặc biệt bằng 7 kim loại, tượng trưng cho 7 luân xa trong cơ thể con người. Những thứ này sẽ là công cụ mạnh mẽ để xua tan năng lượng âm. Hãy treo những vật này lên và học cách gõ để âm thanh của chúng hấp thụ năng lượng âm. Chính sự hòa âm của gỗ và kim loại, kim loại và kim loại làm chúng trở nên mạnh mẽ. Khi tìm mua nhà mới, hãy cẩn thận với những dấu hiệu như bị tróc sơn. Đừng bao giờ để bị ảnh hưởng bởi năng lượng còn sót lại của người chủ cũ. Dọn dẹp, làm sạch và thông thoáng ngôi nhà để xua tan năng lượng âm cũ còn vương lại.
  18. Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. Cây to trước mặt tiền nhà Nguồn:www.blogphongthuy.com Đôi khi mặt tiền nhà có thể bị án ngữ bởi cây to, cột tròn, thậm chí góc nhọn của cao ốc hay những vật có hình dáng như mũi tên, lưỡi dao, chiếu thẳng vào… Mặt tiền cửa chính căn nhà rất quan trọng vì đây là nơi đón tiếp các tia, các từ trường, các luồng khí từ vũ trụ chuyển đến. Cơ thể của những người ở trong đó sẽ đón nhận những gì mà căn nhà đã tiếp thu từ vũ trụ và gần nhất là những gì ngay trước mặt. Luồng điện, từ tính của vũ trụ sẽ ảnh hưởng dến đời sồng tâm sinh lý của mỗi người. Thể chất mỗi người cũng khác nhau. Những khám phá của khoa học hiện đại cũng hợp với lý thuyết phong thuỷ cho rằng có người hợp với căn nhà này, có người hợp với căn nhà khác.Tuy nhiên, những vật thể lớn trước mặt tiền tác động lên tất cả mọi người trong căn nhà ấy, không phân biệt tuổi tác, thể chất hay “cung mạng”… Vào thời đất rộng người thưa, hiếm khi xảy tình trạng này. Hiện nay ngoài những cây to trước nhà còn có thể gặp những sự cố không lấy gì làm tốt cho lắm như cột trụ tròn hoặc vuông, hoặc góc nhọn từ những kiến trúc khác chiếu thẳng vào mặt tiền nhà. Khi cái cây hay cột án ngữ ngay nơi cửa mặt tiền thì khí vận hành vào sẽ bị phân tán hay cản lại, hoặc xung khí mạnh hơn, tuỳ kích thước to nhỏ hay hình nhọn của vật thể trước nhà. Việc triệt hạ cây hầu như không thực hiện được vì còn tuỳ chủ đất và khung cảnh khu phố. Chỉ có thể sửa đổi được những gì thuộc phạm vi căn nhà của mình, trong khi đó trên nguyên tắc phong thuỷ, khung cảnh quanh căn nhà cũng có tác động nặng nhẹ tuỳ trường hợp. Mỗi nhà phong thuỷ có cách hoá giải khác nhau, nhưng nguyên tắc chung vẫn là “phản chiếu“.Sau đây là những cách mà chúng tôi sưu tầm được: Mặt tiền căn nhà cần được sơn màu tươi sáng Dùng gương soi để phản chiếu. Gương hình tròn tạo sự hoá giải dịu dàng. Gương vuông góc tạo sự chống trả gay gắt hơn. Tốt nhất là dùng gương lồi để trường phản chiếu trở lại vật xung chiếu được toả rộng hơn. Gương lồi rất tốt để phản chiếu những kiến trúc có cạnh góc nhọn, hoặc hình dáng như mũi tên, lưỡi dao chiếu vào mặt tiền nhà. Nếu hình tròn cạnh, khí tuy có phần bị cản, nhưng vẫn có thể nhẹ nhàng chuyển vào trong nhà. Nếu là cột vuông thì phần ngăn cản nhiều hơn…vẫn phải dùng gương soi như đối với cây to trước cửa. Trong tất cả các trường hợp trên, mặt tiền nhà cần được sơn màu tươi sáng. Những màu lục, xám, xanh của mặt tiền nhà kết hợp tán cây xanh án ngữ, không phải là tăng thêm bóng mát, mà là tăng thêm khí âm, tạo sự trì trệ
  19. Quá trình hợp nhất và sự ra đời của người Việt cổ PGS. Đặng Việt Bích www.phongthuyankhang.com Một điều mà cho đến nay người ta còn chưa biết rõ là người Nam Đảo tiến công vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất phát từ đâu? Phải chăng họ từ quần đảo Philippin, Hải Nam đảo, Đài Loan hoặc duyên hải Quảng Đông…? Hay phải chăng họ xuất quân từ lãnh địa của văn hóa Sa Huỳnh, từ miền ven biển Trung Bộ từ nam sông Gianh tới Phan Rang mà họ Bắc tiến sau khi đã đóng vai kẻ chiến thắng tại đây? http://www.phongthuyankhang.com/create_image.php?thumb_size=130&dir=news&file_name=tpxua1.jpg Tổ Tiên ta đã gộp hai hiện tượng - một là hiện tượng tự nhiên, một là hiện tượng xã hội – vào trong một câu chuyện thần thoại nên thơ. Lực lượng người Nam Đảo từ biển tới, tổ tiên ta đồng nhất nó với làn sóng nước biển. Và chuyện Thủy Tinh đánh ghen Sơn Tinh, dâng nước làm ngập lụt, thực ra lụt lội đâu phải được gây ra từ biển tới mà ngược lại, từ hướng tây, hướng tây bắc – đông nam, theo chiều của các con sông ở miền Bắc nước ta. Đa phần, trong các thần thoại, những sự kiện như một đám cưới giữa anh chàng này với cô gái kia, công chúa này theo hoàng tử kia về núi…đều ám chỉ hiện thực một tộc người hỗn huyết và pha trộn văn hóa với một tộc người khác. Việc có hai chàng trai đều thuộc loại quyền quý, gõ cửa xin làm rể vua Hùng chẳng qua chỉ là hình tượng hóa, mỹ hóa một sự thật phũ phàng là tộc người của Thủy Tinh tràn đến xâm lăng lãnh thổ của Hùng Vương. Cái gọi là Thủy Tinh xin được làm rể Hùng Vương thực chất là cách nói che đậy theo tư duy thần thoại lời yêu cầu sắt đá và thẳng thừng của Thủy Tinh: “Này ông Hùng Vương! Ông có cho ta đến ở trên đất của ông không?”. Còn lời xin làm rể của Sơn Tinh lại có ý nghĩa: “Này ông Hùng Vương! Thằng Thủy Tinh hung bạo nó muốn cướp đất của ông đấy. Ta hãy hợp nhất lại, đoàn kết lại để xem nó giở được trò gì?!”. Rõ ràng, đứng trước nguy cơ bị tấn công bởi một tộc người hung hãn và thiện chiến từ xa đến, mang yếu tố ngoại lai và có nhiều điểm dị biệt, hai ông hàng xóm sống gần nhau, có nhiều điểm chung hơn, đều muốn bắt tay nhau, liên kết lại để tống khứ cái kẻ xâm lăng kia. Hùng Vương không muốn mất đất đai, còn Nhóm Sơn Tinh cũng hiểu rằng: nếu để người Nam Đảo thôn tính Hùng Vương, thì nạn nhân tiếp theo sẽ là họ. Và sự liên kết ấy đã diễn ra, được phản ánh trong truyền thuyết qua đám cưới của Mỵ Nương với Sơn Tinh. Có thể trong thực tế cũng đã có một đám cưới thật, một đám cưới mang tính chính trị, để hai tộc người khác biệt trở thành người một nhà. Có thể đám cưới chỉ là một ký hiệu trong truyền thuyết, nhưng không thể phủ nhận một hiện thực rằng: đã có sự hợp nhất giữa hai liên minh bộ lạc lớn nhất thời bấy giờ tại đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn hợp nhất được cho là vào thời kỳ văn hóa Gò Mun (1100 TCN), trùng với thời điểm xuất hiện các cuộc tấn công của người Nam Đảo. Hai tộc người lớn hòa nhập với nhau, không chỉ về mặt quân sự, mà dần dần cả về mặt văn hóa, huyết thống…Trong khoảng thời gian của văn hóa Gò Mun, Quỳ Chử (400 năm – từ năm 1100 đến năm 700 TCN), là quãng thời gian để hai bên hòa nhập và dần trở thành một tộc người mới. Trong 400 năm ấy, khi nắm trong tay đất đai rộng lớn do sự sáp nhập lãnh thổ của hai bên, có sự nhảy vọt về chất trong thể chất, trong đời sống văn hóa tâm linh, tinh thần, tiếp thu được cả những ưu điểm, tính trội của hai tộc người cũ, nên tộc người mới này năng động hơn, phát triển hơn. Tộc người mới này được gọi là người Việt cổ, PGS. Đặng Việt Bích gọi họ là người Mường cổ, vì những điểm tương đồng của người Mường sau này với văn hóa đồng Đông Sơn (chúng ta sẽ khảo cứu ở những bài sau: Sự phát triển của người Việt cổ và người Kinh xuất hiện như thế nào?). Và sau 400 năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội, người Việt cổ đã đạt được sự nhảy vọt thần kỳ: sáng tạo ra văn hóa đồng thau Đông Sơn.
  20. Phiền vovinhivi kiểm tra lại giúp Thủy Tiên nha. Xin cám ơn.
  21. Thế là sinh nhật của Bác Thiên Sứ đã qua, nhân vật kế tiếp là ai đây? Ái chà! Đó là phamthaihoa, Thủy Tiên xin chúc phamthaihoa thêm 1 tuổi mới, thêm nhiều niềm vui mới và đặc biệt là cách luận quẻ hay hơn nữa để cống hiến cho diễn đàn.
  22. "Tẩy chay" sữa nhà, dân Trung Quốc sang Việt Nam mua sữa Ngọc Bộ - Cao Cường www.vietbao.vn Cũng như nhiều cặp cửa khẩu khác, tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (Lào Cai), nhiều người dân và du khách Trung Quốc đã sang Lào Cai để tìm mua các sản phẩm sữa nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ. Mới chỉ cách đây chừng một tháng, tại các cặp cửa khẩu thông thương với nước bạn Trung Quốc, các mặt hàng tiêu dùng trong đó có mặt hàng sữa được nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn và đa dạng. Nhưng nay thì ngược lại, do vụ bê bối sữa có chất melamine của Trung Quốc, những ngày gần đây người dân nước này đã đổ xô sang Việt Nam mua sữa về dùng, dù theo nhiều người, nếu chính quyền biết thì họ sẽ bị phạt. Công khai mua, bí mật mang về Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc “tẩy chay” với sản phẩm sữa được sản xuất trong nước và đã tìm đến thị trường Việt Nam để tìm mua các sản phẩm sữa ngoại. Một phụ nữ người Trung Quốc mua sữa tại 1 cửa hàng ở thành phố Lào Cai - Ảnh: Cao Cường Tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, trong những ngày qua có một bộ phận người dân Trung Quốc và du khách đã sang Lào Cai để tìm mua các sản phẩm sữa nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ. Do đặc thù ngành sản xuất sữa trong nước Trung Quốc phát triển mạnh nên thị trường Trung Quốc rất ít sản phẩm sữa ngoại nhập, ngoại trừ một số ít sản phẩm sữa liên doanh. Thống kê của lực lượng biên phòng Lào Cai cho thấy, trong tháng 8/2008, do Lào Cai bị thiệt hại nặng do mưa lũ nên chỉ có 66 ngàn lượt người, trong đó có 14.500 lượt người Trung Quốc xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Trong tháng 9, con số này có dấu hiệu tăng cao hơn, khoảng 80 ngàn lượt, trong đó lượt người Trung Quốc đạt gần 20 ngàn lượt người. Một cán bộ phụ trách kiểm soát xuất nhập cảnh ở cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết: "Có khá nhiều du khách và cư dân Trung Quốc sang Việt Nam khi trở về chỉ mua sữa bột đóng hộp. Để vượt qua khu vực kiểm soát, nhiều người đã phải khui hộp sữa rồi đổ túi ni-lon giấu trong hành lý hoặc để chung với hàng hoá khác nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát hiện". Một nhân viên phòng kinh doanh thuộc siêu thị Sài Gòn Mack (phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai) cho hay: "Trước đây, khách hàng là người Trung Quốc qua siêu thị chủ yếu mua cà phê, hạt tiêu, bánh đậu xanh Hải Dương. Nhưng mấy ngày gần đây, họ đã mua thêm sữa. Hầu hết khách Trung Quốc đều mua sữa bột đóng hộp ngoại nhập, mặc dù loại này có giá bán cao hơn khá nhiều so với sữa sản xuất trong nước". Anh Vũ Văn Khanh, số nhà 076, đường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai là chủ nhân tổng đại lý bán các sản phẩm sữa đóng hộp ngoại nhập tại Lào Cai. Có đến 142 sản phẩm sữa sản xuất tại Mỹ, Anh, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia... có ở đại lý này. "Người Trung Quốc là khách quen của đại lý từ rất lâu. Nhưng khoảng hai tuần gần đây, khách Trung Quốc đến đại lý tăng đột biến, có ngày đến gần 100 khách mua hàng. Nhờ đó mà doanh thu của đại lý trong tháng này cũng tăng lên đáng kể" - anh Khanh cho biết. Anh Khanh cũng cho biết thêm, khách Trung Quốc mua sữa tại đại lý của anh chủ yếu là người có thu nhập khá. Họ không mấy quan tâm đến giá bán, nhưng lại rất sành trong việc lựa chọn xuất xứ hàng hoá. Loại sữa được khách Trung Quốc chú ý nhiều trong thời gian này là loại Anfa Grow, MedJhonson loại hộp 1,8kg và 0,9kg do Mỹ sản xuất. Tiếp đến là các loại sữa Milex của Đan Mạch, Friso, Mimax của Hà Lan, Meiji của Nhật Bản, Enlene của New Zealand và XO của Hàn Quốc sản xuất. Bị phạt vẫn mua Các khách Trung Quốc là phụ nữ lại thường chọn mua ở Lào Cai loại sữa dành cho trẻ em có nhãn hiệu Lactopri và Phosobec của Mỹ sản xuất. Khách Trung Quốc mua sữa ngoại tại các cửa hàng ở TP. Lào Cai ngày càng nhiều - Ảnh: Cao Cường Anh Khanh còn cho biết, khách hàng là người Trung Quốc đến cửa hàng của anh chỉ mua lẻ, mỗi khách mua 1 hoặc 2 hộp. Lý do là lực lượng biên phòng, hải quan, kiểm dịch thực phẩm, kiểm dịch động vật phía Trung Quốc quản lý rất chặt nguồn thực phẩm nhập khẩu, kể cả hàng lẻ. Phải mất thời gian khá dài thuyết phục qua thông dịch viên chúng tôi mới có được câu trả lời từ anh Trần Tinh, một du khách Trung Quốc đang chọn mua sữa tại đại lý của anh Khanh. Theo anh Tinh, khác với Việt Nam, khách hàng Trung Quốc không thể mua các sản phẩm sữa do châu Âu, Mỹ sản xuất tại thị trường trong nước vì ngành công nghiệp sữa ở quốc gia này phát triển mạnh. Trong trường hợp anh Tinh bị hải quan Trung Quốc phát hiện mang sữa từ nước ngoài khi nhập cảnh sẽ bị tịch thu hàng và bị phạt tiền khá nặng. Tuy nhiên, lần này sang Việt Nam anh Tinh vẫn cố mua cả chục hộp sữa do Mỹ và Hà Lan sản xuất cho đứa con trai 3 tuổi của mình, thay cho các hộp sữa trong nước đang bị nhiều người tẩy chay. Trước đây, không chỉ người dân Trung Quốc tin dùng sản phẩm sữa sản xuất trong nước mà ngay cả nhiều người dân Lào Cai, khách du lịch sang Hà Khẩu (Trung Quốc) vẫn mua, sử dụng mặt hàng sữa Trung Quốc. Chị Nguyễn Thị Nhung, ở phường Bắc Cường (TP Lào Cai), một người chuyên buôn bán hàng tạp hóa tiêu dùng từ Hà Khẩu về Lào Cai cho hay: "Không chỉ mua các hàng hóa tạp vụ, chị còn mua sản phẩm sữa mang nhãn hiệu Trung Quốc để giải khát và mang về Lào Cai cho một số khách hàng. Sữa Trung Quốc giá vừa rẻ, lại nhiều chủng loại, nhưng kể từ khi nắm được thông tin nhiều loại sữa Trung Quốc có chứa chất melamine thì chị không mua và sử dụng nữa". Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi phát hiện ra chất melamine trong một số sản phẩm sữa thì có rất ít người Trung Quốc tìm đến các sản phẩm sữa ngoại nhập. Điều đó chứng tỏ từ trước đây người dân Trung Quốc đã rất tin tưởng vào sản phẩm sữa trong nước sản xuất. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa do các công ty của Việt Nam sản xuất chưa phải là mặt hàng để các cư dân và du khách Trung Quốc tìm đến mua, một mặt do hạn chế về chủng loại, hơn nữa lại chưa có uy tín trên thị trường quốc tế.
  23. Sẽ có Công viên Văn Miếu đương đại Theo Gia Vũ www.tintuconline.com.vn Với diện tích 25 ha tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, Công viên Văn Miếu đương đại sẽ là điểm nhấn văn hoá trong thế kỷ XXI. Tại đây, hình hài của nền khoa học và giáo dục Việt Nam cận, hiện đại sẽ được tái hiện tương đối đầy đủ. Việc lựa chọn Hoà Bình là nơi xây dựng công viên này được các nhà khoa học trong hội đồng cố vấn cho biết: “Đây là cái nôi của người Việt cổ, với thế đất hình con Rùa khổng lồ đang bơi trên dòng suối Vàng sẽ tạo cho công viên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, giao hoà âm dương trời đất”. Hơn nữa, trong tương lai, việc đi lại giữa Hà Nội và Hoà Bình cũng không phải là vấn đề khó khăn nữa. Công viên Văn Miếu đương đại sẽ có khu tưởng niệm mô phỏng Văn Miếu cũ với văn bia, Khuê Văn Các Dự án chia thành ba giai đoạn, đến 2016 - 2020 sẽ chính thức đưa trung tâm và công viên vào hoạt động. Trong Hội nghị Khởi động dự án Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam, PGS, TS Nguyễn Văn Huy đã trình bày cụ thể về dự án này, triển khai theo hướng đa chức năng như: công viên lưu danh, thư viện lưu trữ tài liệu, bảo tàng lưu giữ kỷ vật, khu du lịch, danh thắng…. Nhiệm vụ chính của trung tâm là nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hoá thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật cá nhân các tiến sĩ, các nhà khoa học trên các lĩnh vực nói chung; giới thiệu, trưng bày về cuộc sống, những đóng góp cho khoa học nước nhà của các nhà nghiên cứu vì sự phát triển của đất nước. Như vậy, trung tâm cũng xây dựng ngân hàng dữ liệu, tiểu sử, ký ức, tư liệu hiện vật của các tiến sĩ và các nhà khoa học Việt Nam. Công viên Văn Miếu đương đại sẽ gồm các khu tưởng niệm mô phỏng Văn Miếu cũ và hệ thống văn bia mới dành cho các nhà khoa học, các tiến sĩ thời cận hiện đại. Quy hoạch và kiến trúc của các công trình trong công viên dựa trên ý tưởng biểu trưng linh vật là Kim Quy. Tại đây sẽ cho phép ghi tên các nhà khoa học, các tiến sĩ Việt Nam đã được công nhận tại Việt Nam và trên thế giới bằng chất liệu đá hoa cương. Vấn đề đặt ra là việc ghi danh các tiến sĩ thời cận, hiện đại sẽ thực hiện như thế nào và tiêu chuẩn để ghi danh một tiến sĩ lên bia ra sao trong bối cảnh tình trạng “loạn tiến sĩ” vẫn được đề cập tới trong thời gian gần đây? Bia tiến sĩ đương đại sẽ được làm bằng đá hoa cương PGS, TS Nguyễn Văn Huy cho biết, Trung tâm sẽ cố gắng thu thập toàn bộ thông tin và tư liệu khoa học liên quan đến các tiến sĩ Việt Nam; sau đó, sẽ nghiên cứu để lựa chọn những nhà khoa học có đóng góp thực sự cho nước nhà để ghi bia lưu danh. Việc trưng bày tư liệu về các tiến sĩ dựa trên thẩm định của hội đồng cố vấn gồm hơn 20 nhà khoa học đầu ngành. Công viên Văn Miếu đương đại sẽ giúp phác họa diện mạo khoa học giáo dục nước nhà và phân định đâu là tiến sĩ “thật”, đâu là tiến sĩ “giả”; từ đó, cũng là một cách giáo dục thế hệ trẻ trên con đường học tập, nghiên cứu. Ngay trong lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tiến sĩ Việt, đã có rất nhiều tiến sỹ, nhà khoa học gửi tặng những kỷ vật quý giá trong cuộc đời vì sự nghiệp khoa học của mình để giúp xây dựng kho tư liệu.
  24. Phú Yên: Phát lộ đường đi trong di tích Thành Hồ H.Q www.vietnamnet.vn Lần đầu tiên, các cơ quan nghiên cứu đã phát lộ được những đường đi trong thành của di tích Thành Hồ - một di tích của người Chăm cổ tại thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa (Phú Yên). Đây là kết quả của đợt khai quật di tích Thành Hồ do Bảo tàng Phú Yên phối hợp Trường Đại học Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM tiến hành trong gần một tháng qua. Hiện vật Thành Hồ - Ảnh H.Q Ngày 28/9, Tiến sĩ Đặng Văn Thắng - Trưởng bộ môn Khảo cổ học Trường Đại học Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM, trưởng đoàn khai quật di tích Thành Hồ - cho biết đoàn khảo cổ đã đào 5 hố với tổng diện tích trên 300m2 trên khu đất của 4 gia đình thuộc thôn Định Thọ, thị trấn Phú Hòa và đã đào sâu đến tầng sinh lộ (lớp đất cuối cùng) của di tích. Cùng với việc phát lộ các đường đi trong thành của di tích, đoàn khai quật đã thu được nhiều hiện vật bằng gốm có giá trị như gốm hình mặt hề, hình ống, gốm có hoa văn giống trống đồng Đồng Sơn, một số đồ gia dụng khác… Các hiện vật thu được cho thấy có nhiều con đường đi trong thành; những đường đi này có thể có mái che. Cũng theo Tiến sĩ Thắng, kết quả khai quật còn cho thấy di tích Thành Hồ trước đây đã được người Chăm nâng cấp, sửa chữa về kiến trúc và nâng nền ít nhất ba lần. Theo kế hoạch, từ nay đến hết tháng 10/2008, đoàn sẽ tiếp tục khai quật xung quanh di tích, cắt ngang mặt thành để nghiên cứu cách xây dựng tường thành trước đây. Được biết, Thành Hồ vốn là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của người Chăm cổ, có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7, tọa lạc trên diện tích 1km2, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
  25. Tối hôm qua, ngày 29/6 anh chị em trên diễn đàn tổ chức mừng sinh nhật lần thứ 59 của Bác Thiên Sứ tại nhà hàng Điện Ảnh. Buổi tiệc diễn ra trong không khí ấm cúng, thân mật. Đây cũng là buổi tiệc mà anh em chia tay tiễn Babywofl lên đường đi du học. Dưới đây là những hình ảnh của buổi tiệc mừng sinh nhật Bác Thiên Sứ: Công Minh đại diện anh chị em diễn đàn trao hoa chúc mừng Bác Thiên Sứ Lẵng hoa của ACE phía Bắc thông qua VPDD Hà Nội gửi tặng Toàn cảnh buổi tiệc Hình lưu niệm Chúc mừng Babywofl (thứ 2, từ trái sang) lên đường bình an và thành công Buổi tiệc diễn ra vui vẻ Bác Thiên Sứ và "sếp"