Thủy Tiên

Hội viên
  • Số nội dung

    176
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Thủy Tiên

  1. Không sao, quan trọng là tấm lòng mà. Cảm ơn hung303. Khi nào nhận được tiền Thủy Tiên sẽ thông báo lên diễn đàn.
  2. Hà Nội cổ: Đền Voi Phục ngày ấy - bây giờ Bài và ảnh: Hương Giang Nguồn: www.vitinfo.com.vn Đền là môt trong “Thăng Long từ trấn”. Xây dựng từ đời Lý Thái Tông (1028-1054) bên một hồ rộng có tên là Linh Lang. Đền thờ Linh Lang đại vương, tương truyền đây có thể là hoàng tử Hoằng Chân con vua Lý Thái Tông do một bà phi người làng Bồng Lai (Đan Phượng) sinh ra ở Trị Chợ Thủ Lệ. Hoàng tử đã tham gia trận đánh quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu và hi sinh tại đó. Còn thần tích kể rằng: Cảo Nương là một Cung phi của vua Lý ra tắm ở hồ Tây bị rồng cuốn lấy người, về có mang sinh ra hoàng tử trên mình có 28 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc trên ngực. Lớn lên Linh Lang xin đi cầm quân đánh thắng quân Tống. Vua muốn nhường ngôi cho nhưng chàng từ chối, về ở Trại Chợ, sau bị bệnh từ trần hóa con rồng đem cuốn quanh phiến đá rồi đi xuống hồ Tây biến mất. Vua bèn cho lập đền thờ ở ngay nơi ở của hoàng tử. Đền Voi Phục năm 1884 Đền Voi Phục năm 2008 Trải qua hơn 200 năm, đền Voi Phục vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của mình. Trong đền có 2 pho tượng đồng, hòn đá to có vết lõm, Cửa đền có đắp hai con voi quỳ dưới đất vì vậy quen gọi là đền Voi Phục. Đường vào có những cây muỗm, cây si lâu đời, sau đến có những bụi nứa, di tích một vùng rừng cổ. Bên phải cổng đền Phía trái cổng đền Ban thờ họ Nguyễn Hữu Qua cổng chính đi thẳng vào trong phải qua Cổng quan Đi sâu vào trong hẳn bạn cũng phải choáng ngợp trước nét đẹp cổ kính mang đậm bản sắc dân tộc sau hàng trăm năm lịch sử. Đền được dựng trên đất làng Thủ Lệ xưa, bên vườn thú Thủ Lệ Hàng năm vào khoảng ngày 9 - 11/2 âm lịch, lại tổ chức lễ hội đền Voi Phục là ngày hội chung của cả làng. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, chiêng trống, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng phường bát âm và đội sênh tiền rất nhộn nhịp. Dưới hồ thuyền rồng múa lượn.
  3. Một thời duyên dáng răng đen Thùy Dung Tổng hợp Nhuộm răng cho thật đen, thật bóng là cách làm đẹp răng và cũng là chuẩn mực cái đẹp của người con gái Việt Nam xưa, với áo tứ thân mớ ba mớ bẩy. Những cô gái nở nụ cười tươi như nắng làm xao xuyến biết bao chàng trai cũng nhờ vào hàm răng đen duyên dáng. Răng đen từ lâu dã đi vào ca dao, tục ngữ tục nhuộm răng cũng có từ rất lâu và trở thành 1 nét văn hóa độc đáo của người Việt xưa. Việc nhuộm răng rất phức tạp và có những thứ thuốc gia truyền được giữ bí mật. Hình ảnh quả dưa hấu bổ đôi đã thành biểu tượng của người đẹp má đỏ hồng, răng đen tuyền. Nó đã đi vào câu ca dao quen thuộc: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bõ công trang điểm má hồng răng đen. Thường thì trai gái khoảng 10 tuổi khi đã thay răng sữa là có thể nhuộm răng. Việc nhuộm răng phải tuân theo từng bước sao cho răng đạt mầu đen bóng. Đầu tiên vắt nước chanh vào cánh kiến đã được tán nhỏ, rồi ngâm kín trong vòng bảy ngày. Khi cánh kiến đã tan, lấy chất bền bệt ấy bôi lên hai mảnh lá dừa hoặc lá cau rồi ấp vào răng. Động tác này phải làm buổi tối, trước khi đi ngủ, sau khi đã xỉa răng, cọ răng sạch sẽ. Trong khoảng dăm hôm, khi ăn phải tránh nhai để mầu nhuộm khỏi phai. Khi thấy răng có mầu đỏ già, mầu cánh kiến thì bôi thuốc đen. Thuốc răng đen được pha trộn bởi phèn đen và cánh kiến, bôi một, hai miếng là đen kịt. Sau cùng lấy sọ dừa đốt cho chảy nhựa rồi phết nhựa vào răng. Động tác cuối cùng này gọi là giết răng, làm cho mầu đen đã nhuộm khó phai. Thời gian qua đi, ăn uống nóng lạnh, chua cay làm mầu đen của răng nhạt dần. Với đàn ông chỉ phải nhuộm một, hai lần. Còn phụ nữ mỗi năm lại nhuộm một lần. Nhuộm tới lúc 30 tuổi mới thôi. Được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ màu đen bóng 20, 30 năm. Muốn cho hàm răng lúc nào cũng đen nhánh thì độ một năm lại nhuộm bồi thêm một lớp. Răng không được chăm sóc sẽ bị phai màu, loang lổ gọi là răng cải mả, trông không đẹp. Để có một hàm răng đen bóng phải trải qua một quá trình phức tạp. Người bình dân thường nhuộm theo phương pháp đơn giản, rẻ tiền. Nhưng giới quý tộc quan lại thì nhuộm theo những phương pháp thuốc gia truyền có khi được giữ bí mật. Vì vậy ở Huế, nơi tập trung vua và các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, còn lưu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng như các thứ thuốc để duy trì mầu đen bóng của răng. Ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác, gọi là "thầy nhuộm răng". Ở Huế lại có các "bà thầy" để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, còn đồ nghề thì rất đơn giản có thể tìm tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên. Huế nổi tiếng vì có những phương thuốc gia truyền, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền Bắc. Duyên dáng răng đen hạt na. Ảnh sưu tầm Theo truyền thuyết, tục nhuộm răng đen ở người Việt có từ thời cổ đại xa xôi, đi cùng với tục xăm mình và ăn trầu. Trải qua một nghìn năm đô hộ của Trung Hoa, mặc dầu kẻ thống trị bắt người Việt ăn mặc theo phong tục phương Bắc, người Việt vẫn không chịu từ bỏ những tập tục xưa, coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. Đến cuối thế kỷ trước, khi tiếp xúc với người Pháp, mặc dầu bị đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của mình. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 20, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam đã bước vào một thời kỳ biến đổi xã hội sâu sắc. Vào đầu những năm của thế kỷ này, nhiều phụ nữ đã cạo hàm răng đen được nhuộm từ năm lên 15, để trở thành người phụ nữ mới, tham gia vào cuộc cải cách xã hội, với các phong trào đòi nữ quyền, giải phóng đất nước. Hàm răng đen đã bị đẩy lùi vào dĩ vãng, nhưng ở nông thôn có nơi nó vẫn được duy trì. Tạo hóa làm nên cái đẹp cho muôn loài. Nhưng chính con người mới đặt ra những quan niệm, những chuẩn mực về cái đẹp. Chỉ có sự tiến triển của xã hội, của nền văn minh sẽ từ từ làm biến đổi tất cả. Cái tốt, cái đẹp sẽ thắng thế, dẫu chỉ là chuyện cái răng, cái tóc của con người. Tục nhuộm răng là một nét văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ kẻ nghèo cho đến người giàu, từ giai cấp nông dân cho đến giới quan lại, điền chủ, hoàng thân quốc thích, vua chúa ai ai cũng nhuộm răng. Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, nhiều phụ nữ đã để răng trắng hay cạo hàm răng đen được nhuộm từ thuở mới thay răng để trở thành người phụ nữ mới nhằm tham gia vào công cuộc cải cách xã hội, phong trào đòi nữ quyền, giải phóng, phong trào này phát triển rầm rộ trong thời đại canh tân. Thuở ấy trong xã hội có hai phái kình chống nhau kịch liệt, một nhóm cho rằng để răng trắng, hớt tóc là bè lũ theo Tây, làm me Tây...; còn nhóm kia thì cho rằng tóc củ hành, răng đen, áo the quần vải là hủ lậu, kém văn minh... Thời đó, người ta chỉ đánh giá bề ngoài mà không chú trọng nhân cách, tư tưởng ở bên trong. Đấy là giai đoạn đánh dấu sự suy tàn của tục nhuộm răng ở Việt Nam. Ngày nay, ở các vùng nông thôn Việt Nam ở đâu đó thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những cụ bà đẹp lão, tóc bạc phơ với hàm răng đen bóng nhoáng bỏm bẻm nhai trầu. Chợt nhớ đến hình ảnh của bà ngoại xưa cũng thích ăn trầu cho bóng răng thơm miệng.
  4. Y PHỤC VIỆT CỔ THỜI HÙNG VƯƠNG . PHẦN VI. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương Nhà xuất bản Văn hóa thông tin PHỤC CHẾ Y PHỤC VIỆT CỔ - XÃ HỘI THỜI HÙNG VƯƠNG. Những bằng chứng trên tất cả mọi lĩnh vực: Từ các bản văn cổ của chính Khổng tử, di vật khảo cổ và các kết luận về khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể..v.v..cùng với một luận cứ thỏa mãn các tiêu chí khoa học bởi mối liên hệ chặt chẽ, có hệ thống và nhất quán với các hiện tượng liên quan một cách hợp lý đã chứng minh rằng: Y phục dân tộc thời Hùng Vương là y phục của dân tộc Việt trong một xã hội văn minh nhất thời bấy giờ ở Đông Phương và vượt xa văn hóa Hán muộn nhất vào thế kỷ thứ VII trước CN. Do đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để phục chế lại những hình thức y phục thời Hùng Vương của dân tộc Việt. I - Cái nhìn của quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương Trước hết, chúng ta hãy xem lại những bức tranh dưới đây miêu tả y phục thời Hùng Vương theo quan điểm lịch sử mới. Vua Hùng và các quan lang Chúng ta so sánh nó với bức hình chụp một đoàn văn công đang thể hiện tiết mục "Cồng Chiêng" của các dân tộc Tây Nguyên dưới đây: Chúng ta thấy y phục của dân tộc Tây Nguyên và cái gọi là trang phục của "Vua Hùng và các quan lang" gần như hoàn toàn giống nhau. Nhưng thật không may cho "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới" là: Họ không thể chứng minh và giải thích được trên ngay cái "cơ sở khoa học" của họ về mối liên quan giống hệt giữa hai hình thức y phục này. Tất nhiên, họ cũng chẳng thể liên hệ được y phục của thổ dân da đỏ với y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả. Nói tóm lại là thế này: Họ đã quan niệm rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai" và "thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" thì cái hệ quả tất yếu là họ phải chọn một loại y phục nào nghèo nàn nhất hiện nay mà họ nhìn thấy để minh họa cho cái ý tưởng gọi là "cơ sở khoa học" của họ. Bởi vậy, nhìn những cái gọi là "y phục thời Hùng Vương" theo quan điểm mới trông giống y phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên một cách kỳ dị như vậy. Những người có quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt bám lấy luận cứ căn để của họ là: "Không có di vật khảo cổ để minh chứng cho lịch sử gần 5000 năm văn hiến". Nhưng trong những cái hình mà họ minh họa về thời Hùng Vương thì chính họ lại tự phủ nhận ngay cái luận cứ đó. Họ lại lấy cái hiện tại - y phục của các dân tộc ít người trong thời hiện đại - để minh họa cho quá khứ. Có lẽ quá đủ để thấy cái sản phẩm "cơ sở khoa học", tập trung trí tuệ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với "cộng đồng khoa học quốc tế". Thật là thảm hại. II- Phục chế y phục thời Hùng Vương trên tiêu chí khoa học "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có hệ thống, có tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri". 1. Y phục của vua Hùng và Lạc Hầu a/ Di vật khảo cổ liên quan: Trung thành với tiêu chí khoa học này. bây giờ chúng ta xem xét lại hình người trên trống đồng Lạc Việt - một di vật khảo cổ - được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII trước C:N Văn bản liên quan: “Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn”thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu. So sánh với di sản văn hóa phi vật thể truyền thống liên quan - quí vị có thể dễ dàng nhận ra những nét tương đồng hoàn toàn dưới đây: b/ Di sản văn hóa liên quan Mũ ông Táo Dùng để thờ cúng và đốt trong ngày ông công ông táo lên trời, hoặc cúng quan Thần linh bản địa trong tín ngưỡng dân gian Việt. Mũ của Thánh trong lễ hội (Ảnh chụp tại Thanh Hoá) Qua những di vật khảo cổ, văn bản cổ còn sót lại trong những thư tịch bằng tiếng Trung Quốc, những di sản văn hóa truyền thống phi vật thể , có lẽ tự nó đã minh chứng cho y phục của chính vua Hùng qua hình ảnh dưới đây mà người viết không cần phải minh hoạ: Y phục của các vị liệt thánh trong "Ngũ phủ công đồng", chính là y phục của các vua Hùng và Lạc Hầu trong thời phát triển của nước Văn Lang. Đối với y phục của Lạc Hầu thì thay thế đầu rồng bằng đầu chim phượng. 2. Y phục nữ trong xã hội Văn Lang: a) Y phục tầng lớp trên. Chúng ta tiếp tục so sánh những di vật khảo cổ, những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hóa dân gian đã chứng minh trong bài trên để phục chế lại nhưng y phục nữ của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang - Cội nguồn dân tộc Việt. Chiếc cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước y phục của Tôn Phu Nhân . Vâng điều này là hiển nhiên. Và tất nhiên di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của nền văn hóa Việt, cũng không cần phải bắt chước y phục của bà vợ Lưu Bị. Bởi vì nó đã có một cội nguồn văn hóa của nó. Bởi vậy, có thể nói rằng: Chính các họa sĩ Trung Quốc đã phục chế lại y phục của nền văn hóa miền Nam sông Dương Tử cho một quốc gia hùng cứ ở vùng đất này - Nuớc Ngô thời Tam Quốc. Do đó, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ chứng lý để thể hiện lại y phục nữ ở tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang xưa: Tôn Phu Nhân - Thế kỷ thứ III sau Công nguyên. Hình minh họa của các họa sĩ Trung Quốc Mỵ Nương (Minh họa phục chế do Thiên Sứ thực hiện) b / Y phục nữ phổ biến trong xã hội thời Hùng. Quí vị quan tâm so sánh hình người trên chiếc cán dao đồng và so sánh với y phục còn phổ biến trên y phục dân tộc tương đối phổ biến tại các vùng nông thôn Bắc Việt Nam. Chúng hoàn toàn có những đường nét đặc trưng tương đồng. Nếu xét về đường nét thì y phục của người trên cán dao đồng sang trọng hơn ở chỗ có đai vải thắt ngang bụng. và dải vải phía trước bụng được trang trí cầu kỳ hơn. Nếu chúng ta lại so sánh hình cán dao đồng với hàng loạt y phục của các con rối nữ trong hình dưới đây thì chúng ta lại thấy những nét tương đồng ấy trong nhiều kiểu y phục khác nhau và những đướng nét căn bản trên y phục vẫn giống nhau: Có dải vải đằng trước, mặc yếm và dải vai làm đai quanh bụng. Qua những bản văn cổ, di vật khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể và các hiện tương văn hóa khác liên quan, mà người viết đã minh chứng ở trên, là cơ sở để một kết luận khoa học rằng: Chính những y phục của các con rối nước và các di sản văn hóa dân gian truyền thống là y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương và những giá trị văn hóa Việt cổ đã bị Hán hóa trong hơn 1000 Bắc thuộc. Chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung trong đề tài này sự minh họa phục hồi lại những y phục của các tầng lớp xã hội trong thời đại Văn Lang - cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt với gần 5000 văn hiến, kèm những chứng tích liên quan.
  5. Y PHỤC DÂN TỘC THỜI HÙNG VƯƠNG. PHẦN V Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Tất cả sự so sánh và minh chứng ở trên đă chứng tỏ rằng: Y phục dân tộc người Việt thời Hùng Vương được phản ánh qua y phục của những nhân vật rối nước. Và chính câu nói của Khổng tử : , lại là một sự liên hệ hợp lý tiếp theo, cho thấy những y phục này có từ trước thế kỷ thứ VII tr.CN trong nền văn minh Lạc Việt. Những sự liên hệ trùng khớp những hiện tượng liên quan được bổ sung bằng một đoạn trong cuốn cổ sử trích dẫn sau đây: Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ. Đây cũng chính là vùng đất: Bắc Giáp Động Đính hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đă chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại – nền văn hóa Lạc Việt đă là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để “Nếu không có Quản Trọng thì người Hán đă phải cài vạt áo bên trái” . Không phải chỉ Khổng Tử đă thừa nhận từ thời cổ đại Trung Hoa. Tiếp nối đến Tô Đông Pha vào thời trung cổ cũng xác nhận điều này. Và ngay thời hiện đại, chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây: Như vậy, cùng với tất cả những vấn đề được minh chứng liên quan đến thực trạng xă hội thời Hùng Vương đă cho thấy một sự tương quan hợp lý, khẳng định tính chân xác của cổ sử Việt Nam về một nền văn hiến gần 5000 của dân tộc Việt (tính từ 2879 tr.CN đến 2001) và một nước Văn Lang cội nguồn của dân tộc Việt. Tây giáp Ba Thục; Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông Hải. Thời điểm được coi là "biến mất một cách bí ẩn vào khoảng 2000 năm trước đây",chính là thời điểm sụp đổ của nền văn minh Văn Lang. Hiện tượng “Vắt vạt áo bên trái” lại phù hợp với sự ứng dụng mang tính phổ biến có tính nguyên tắc, liên quan đến con người của học thuật Đông phương cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là nguyên tắc “Nam tả, nữ hữu” . Thuyết Âm Dương Ngũ hành quan niệm rằng: Sự vận động của Âm Dương luôn chuyển hoá cho nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại. Phái Nam thuộc Dương nên cài áo vạt bên trái thuộc Âm, phái nữ thuộc Âm nên cài vạt bên phải thuộc Dương. Hiện tượng “vắt vạt áo bên trái” lại là một chứng tích nữa chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt và đã ứng dụng một cách chi tiết trong sinh hoạt và đời sống xă hội. Hiện tượng này bổ sung cho luận điểm về nguồn gốc của những học thuật cổ Đông phương có xuất xứ từ nền văn hiến Lạc Việt. Đây cũng là những dấu chứng để khẳng định rằng: Nền văn minh Lạc Việt vào thời điểm thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đă phát triển rực rỡ về nhiều mặt. Việc liên hệ y phục của các con rối nước và xuất xứ của nghệ thuật dân gian Lạc Việt này với di vật khảo cổ và thư tịch cổ, còn dẫn tới những sự liên hệ tiếp nối về rất nhiều vấn đề văn hoá xă hội liên quan ở thời Hùng Vương, như: âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo hình v.v…là những hình thức nghệ thuật liên quan một cách hữu cơ đến một sân khấu rối nước. Từ những luận điểm và dẫn chứng ở trên, hoàn toàn có cơ sở để để khẳng định rằng: Y phục thời Hùng Vương đă hoàn chỉnh và định hình ở tất cả các tầng lớp trong xă hội, ở các tầng lớp trên đă có những y phục trang trọng trong những nghi lễ quốc gia. Người Việt Nam hoàn toàn có cơ sở khoa học để chứng tỏ một cội nguồn gần 5000 năm văn hiến về mọi phương diện. Còn tiếp ==================== * Chú thich: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục “Cổ Tích”. Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận.
  6. Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG . PHẦN IV Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Những di sản văn hóa phi vật thể, bản văn cổ và khảo cổ liên quan Qua sự trình bày ở trên đi đến một sự nhận xét rằng: những hình ảnh con người ở trần đóng khố - nếu như có được nhắc tới trong các di vật có từ thời Hùng Vương – thì đó chỉ là thể hiện hình ảnh của lễ hội, hoặc miêu tả cảnh đang làm việc.... Bức tranh trên thể hiện lễ hội dân gian có tựa đề “Đánh vật” thuộc dòng tranh Đông Hồ, miêu tả trang phục người tham gia lễ hội ở trần đóng khố, nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ không nghĩ rằng y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời điểm xuất hiện bức tranh này đều ở trần đóng khố. Tương tự như võ sĩ Sumô của Nhật Bản hiện đại, nhưng điều chắc chắn là y phục của người Nhật Bản hiện đại không phải là y phục của võ sĩ Sumô thượng đài, tức là cũng “ở trần đóng khố”. Một thời đại đã đi vào huyền sử, chịu sự tàn phá của thời gian lịch sử hàng ngàn năm với đội quân chinh phục của các triều đại phong kiến Bắc phương. Những di vật khảo cổ tìm được thuộc về thời đại này, không c̣òn đủ để chứng minh một cách sắc xảo cho y phục phổ biến của con người trong nền văn minh Văn Lang. Những giá trị văn hóa trong trang phục tìm thấy trong di vật khảo cổ chỉ duy nhất có chiếc cán dao đồng, thể hiện một mẫu y phục của thời Hùng Vương. Làm sao có thể tìm thấy những bộ quần áo trong những ngôi cổ mộ có niên đại cách đây vài thiên niên kỷ? Bởi vây, hết sức ngạc nhiên và thật sự đau lòng trước một kết luận võ đoán về y phục dân tộc với quan niệm cho rằng: ”Không có một di vật khảo cổ nào tìm thấy chứng minh được truyền thống lịch sử 5000 năm của dân tộc Việt”.Người viết bài này hoàn toàn không phủ định giá trị cao của những di vật khảo cổ tìm thấy được. Nhưng, cần khẳng định rằng: “Di vật khảo cổ không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho một luận điểm lịch sử". Sự chu đáo của tổ tiên đă để cho con cháu có những cơ hội tìm về cội nguồn của nền văn hiến Việt Nam . Đó là những di sản văn hoá lưu truyền trong dân gian như những tia sáng mong manh – nhưng rất sắc nét – còn sót lại trong những cổ thư vẫn lưu truyền hàng thiên niên kỷ, đã chứng minh cho nền văn hiến của dận tộc Việt trải 5000 năm. Những sự trùng khớp những hình ảnh giữa cổ vật thời các vua Hùng với những di sản văn hóa dân gian còn lại, sự phát triển minh chứng tiếp nối với tính hợp lý giữa những hiện tượng liên quan, là một điều kiện cần yếu chứng tỏ khả năng phản ánh thực tế và là cơ sở khoa học của giả thuyết về y phục thời Hùng Vương trong bài viết này. Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xă hội Trung Hoa, chính Khổng tử đă nói: Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đă dẫn của Khổng tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như: "Luận Ngữ – thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin – 1997. trang 32 ...)... Không lẽ cái quan điểm phủ định giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ấy, chưa có một ai xem cuốn sách Luận Ngữ này chăng? Quản Trọng – tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu – sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đă căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương". Việt sử lược viết: Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 – 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới – mà họ cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này. Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc" (?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ “Man di” để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, “Man di” là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ “người Man” trong câu nói của Khổng tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình dộ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem những hình di sản văn hóa dân gian Việt Nam sau đây: Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritagf số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam . Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh. Chắc chắn các bạn sẽ nhận ra ngay: đây chính là hình nhân vật trong các trò múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Việt. Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên “tả” (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh. Đến đây, vấn đề được đặt ra tiếp tục là: Căn cứ vào đâu để những nghệ nhân rối nước truyền thống tạc hình nhân vật có vạt áo bên “tả” này? Hiện tượng các con rối nước có vạt áo bên trái là một sự ngẫu nhiên, hay xuất phát từ một thực tế đă tồn tại từ cội nguồn văn hóa đă sản sinh ra nó? Khi đă hàng ngàn năm trôi qua, chúng ta quen nhìn vạt áo cài bên “hữu”, thì vạt áo bên “tả” của hình rối nước liên hệ gì với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ: “Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di”. Những nhân vật rối nước lưu truyền trong dân gian, phải chăng đă phản ánh thực tế y phục sinh hoạt của thời kỳ Hùng Vương. Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương. Xin tiếp tục xem hình dưới đây: Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ Trích từ bài “Cạy cửa tìm nhau” Ngọc Vinh & Lương Ngọc An (Báo Tuổi Trẻ ra thứ 7 ngày 08/06/2002) Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy; y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải. Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây. Hình bên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV3. có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu":Chưa hết, một dấu chứng tuyệt vời dưới đây là hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương tử, có niên đại trên 2000 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa. Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ trong nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học: "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri.” .Những vấn đề được hân hạnh tường với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương tử mà chính Khổng tử nói tới. Qua sự liên hệ ở phần trước, sự minh chứng“Y phục dân tộc thời Hùng Vương”được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây. Hình dưới đây là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đă dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò “Múa Tiên”. Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác: Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng – được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương – với chiếc nón trong hình rối nước “Múa Tiên” và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ dưới đây: Tượng công chúa thời Hùng Hình tư liệu được chụp tại đền Hùng Phú Thọ. Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò “Múa Tiên” là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam , tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò “Múa Tiên” chắc chắn đă xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh – đời Lý – của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò “Múa Tiên”, tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò “Múa Tiên” và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, cho thấy chúng phải có cùng một cội nguồn văn hoá của sự sáng tạo ra nó, tuy chưa xác định được thời điểm bắt đầu cho hình thức tồn tại của nó. Nhưng chắc chắn không thể sau thời Hùng Vương. Những sự trùng khớp gần như hoàn toàn về hình thức y phục của những di sản văn hoá với di vật khảo cổ – được tìm thấy sau sự tồn tại di sản văn hoá – lại khẳng định cội nguồn văn hoá và thời điểm bắt đầu cho hình thức của nó là thời đại Hùng Vương. Còn tiếp
  7. Y PHUC THỜI HÙNG VƯƠNG. PHẦN III Nguyễn Vũ Tuấn Anh Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng VươngTất nhiên, trong một xã hội văn minh thời cổ xưa, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến. Bây giờ, chúng ta tiếp tục so sánh những hình dưới đây để minh chứng y phục tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang và tìm về cội nguồn y phục của người Lạc Việt Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN). Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xă hội Hà Nội 1995). Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Về y phục của tầng lớp trên trong xă hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong kinh Thư được chứng minh trong sách “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt. Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn “Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn”thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu. Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng “cổn miện” (tức là mũ của vua) có chín bậc. trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan – oái oăm thay – lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang. Bạn đọc dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đă được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư. Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy. Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971): Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghĩa rằng: “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: “Việt nhược kê cổ” tức là “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa” và càng không thể là người Việt có công chép lại kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của kinh Thư: Phải chăng bộ sách nổi tiếng này có nguồn gốc từ nền văn minh Văn Lang? Và câu trên có thể hiểu là: "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt”. Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Y phục của vương triều được nhắc tới trong kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hnhững di vật khảo cổ liên quan đến văn hoá Việt đã trình bày. Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian. Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy: Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đă chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đă có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ. Điều này minh chứng bổ xung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau: * Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: “Hình người đang múa” thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội. * Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt. * Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua = đội mũ có hình đầu rồng; đại thần = đội mũ gắn hình chim phượng, đă khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đă trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hính ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau: (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - sách đă dẫn) Còn tiếp
  8. Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. Thứ tự nhà nhiều tầng Sau khi xác định được trục và phân khu chính phụ toàn nhà, việc xắp xếp không gian chi tiết cho nhà nhiều tầng thường tuân thủ theo thứ tự "cửa - bếp - gia chủ" để phối kết hợp lý giữa các thành phần khác nhau trong tổng thể. Các tầng lầu có thể giống nhau hoặc khác nhau, chủ yếu là đảm bảo trường khí nơi cư ngụ. Tính toán cho hệ cửa Khí được kết nối qua các hệ cửa, ban công, không gian nối giữa các tầng... Miệng nạp khí và nối kết các không gian với nhau chủ yếu qua hệ thống cửa. Nếu nhà chỉ có một gia đình cư ngụ thì cửa chính ở tầng trệt là hướng giao tiếp, nạp khí chính. Nhưng trường hợp nhà có nhiều gia đình, nhà lầu cho thuê hoặc căn hộ chung cư thì cửa chính là lối vào không gian của căn hộ ấy. Vì thế, khi chọn mua hay thuê căn hộ, cần chọn hướng cửa chính này phù hợp với tuổi người cư ngụ bên trong. Cửa ra ban công của các tầng lầu là hướng cửa cảnh quan và khí hậu, không có người ngoài ra vào. Do đó, có thể bố trí cửa ban công sao cho đón được nhiều gió lành, tránh nắng gắt, giảm tầm nhìn xoi mói từ nhà lân cận và tạo được góc nhìn tốt cho người trong phòng. Khu bếp - ăn Vị trí bếp trong nhà nhiều tầng dù bố trí ở tầng nào chăng nữa vẫn tuân thủ nguyên tắc "tọa hung hướng cát" (lưng bếp xoay về hướng xấu, miệng bếp nhìn về hướng tốt so với tuổi chủ nhà). Một số nhà muốn thông thoáng hoặc tận dụng diện tích nên đem bếp đặt dưới gầm cầu thang hoặc bên cạnh giếng trời cầu thang, điều này cũng gây ảnh hưởng xấu vì luồng di chuyển lên xuống đem theo bụi bặm mất vệ sinh, gió hút tắt bếp và mùi nấu nướng lan tỏa. Đối với bàn ăn, cũng nên tránh gầm cầu thang và lối đi lại băng ngang trên đầu. Nói chung, không gian dưới hành lang và cầu thang trên lầu chỉ nên làm tủ kệ hoặc chỗ tiếp khách tạm thời. Theo Thanh Niên
  9. Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản DẪN Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng : “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh. Lã Tài đời Đường cũng viết rằng: “Người phú quý đất Nam Dương, hai mươi tám tướng, không lẽ người nào cũng được cung lục hợp. Quân bị chôn ở đất Tràng Bình, bốn chục vạn người không hẳn người nào cũng bị hạn tam hình”. Thật vậy ! Nếu Khoa Tử Vi Đẩu Số chỉ dựa vào năm, tháng, ngày, giờ và các vị tinh tú để quyết đoán định Mệnh của một đời người, tất sẽ không tránh khỏi nhiều khuyết điểm nếu không muốn nói rằng sai lầm. Sách có câu : “Nhân định thắng thiện”, “Đức năng thắng số” nghĩa là người định có thể thắng được trời và phúc đức có thể thắng được số Mệnh. Nếu thế, thử hỏi rằng, tài giỏi như Gia Cát Lượng Sao vẫn không xoay được mệnh trời, đã biết thiên hạ sẽ chia ba nhưng vẫn Lục Xuất Kỳ Sơn để rồi cam thất bại. Đức độ như Khổng Phu Tử mà đương thời không người dùng đến, phải bị khốn ở đất Trần Sát và người đời bảo rằng : “Lơ láo như chó mất chủ”. Hẳn ta phải công nhận rằng mỗi cá nhân là một định mệnh và trong định mệnh đã ngầm có cái Nhân Quả Luân Hồi. Tuy nhiên “Nhân” không thể từ mình sinh ra “Quả” được mà cần phải có “Duyên” trợ lực. Chẳng hạn một hạt dưa (Nhân) phải có đất, hơi ẩm, ánh sáng mặt trời, phân bón (Duyên) để mọc thành cây và sinh trái (Quả). Nhưng nếu gặp “Duyên” xấu, tức hoàn cảnh ngoại tại không thích hợp, thời cái “Nhân” kia phải hư thối, mục nát. Thành thử, cùng một “Nhân” mà khác “Duyên” tất không sinh ra “Quả” giống nhau, ngược lại cùng một “Duyên” mà khác “Nhân” thời cũng chẳng sinh cùng một loại “Quả”. Vì thế, con người cũng là một sinh vật, tất không thể không chịu chung một định luật “Nhân, Quả” ấy ! Nếu hai mươi tám tướng ở đất Nam Dương, đều được phú quý tất họ khác “Nhân” nhưng cùng chung một “Duyên” tốt. Bốn mươi vạn quân bị chôn ở đất Tràng Bình tuy cũng khác “Nhân”, nhưng hẳn cùng một “Duyên” xấu. Vậy ta đừng vội kết luận rằng Khoa Tử Vi Đẩu Số là huyền hoặc nếu đã chấp nhận mỗi “Định Mệnh” là một “Nhân” sẽ tùy thuộc vào “Duyên” mà phát triển nếu cái “Duyên” ấy tạm gọi là “Âm Đức”, thời khoa Tử Vi đã hơn một lần chứng minh sự ứng nghiệm. Hơn nữa, triết lý của người xưa không đòi hỏi ở sự tuyệt đối mà là đạo “Trung Dung” thì khoa học ấy tự nó cũng nói lên một phần nào giá trị. Cho nên, khi Hán Cao Tổ Lưu Bang gồm thâu thiên hạ, một ngày kia đi tuần du gặp một lão nhà quê hỏi rằng : – Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần có một điều kính xin bệ hạ chỉ giáo! Cũng sinh một năm, một ngày, một giờ mà sao bệ hạ là bậc Đế Vương, thống nhất thiên hạ, khiếp phục chư hầu mà hạ thần chỉ là một kẻ ngu dân ở nơi cô lâu này! Hán Cao Tổ nghe nói lấy làm lạ, ngẫm nghĩ và hỏi rằng : – Vậy hiện nay nhà ngươi làm nghề gì ? – Muôn tâu thánh thượng hạ thần làm nghề nuôi ong và hiện có chín tổ ong đang kéo mật. Lưu Bang mới vỗ tay cười ha hả mà rằng : – Nếu thế thì nhà ngươi còn sung sướng hơn ta nhiều. Ta chỉ làm vua có một nước Trung Hoa mà vẫn chưa yên, ngoài lo chế ngự Chư Hầu, trong lo bầy tôi làm phản. Nhà ngươi làm vua chín nước, loài ong cũng có quân, thần, phụ tử chẳng khác loài người, lại không phản phúc. Tất ngươi diễm phúc hơn ta còn than nỗi gì! Chúng tôi xin mượn giai thoại trên để kết thúc và giải tỏa một phần nào mọi thắc mắc, những băn khoăn, cùng ẩn ức bất mãn của mỗi người trong chúng ta, về khoa Tử Vi Đẩu Số, nói đúng hơn là Tương Lai Định Mệnh. Saigon Xuân Giáp Dần Thái Vân Thình Cẩn đề
  10. Tử vi đẩu số phú giải - Hết Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản TỔNG LUẬN 1. LUẬN MỆNH TẮC SUY TINH THIỆN ÁC, CỰ PHÁ KÌNH DƯƠNG TÍNH TẤT CƯƠNG: Phàm xem Mệnh phải xem Sao thiện Sao ác như thế nào nếu có Cự Môn, Phá Quân hay Kình Dương tọa thủ là người hiên ngang can trường và anh hùng. 2. HẠN PHÙNG HUNG DIỆU LIỄU LỤC ĐÀO HỒNG NHI DỊ TẠ: Cung Mệnh tuy xấu nhưng được hạn tốt vẫn phát đạt nhưng nếu hạn lại xấu ví như cây liễu đào bị thối gốc tối hung. 3. THÂN MỆNH CÂU CÁT PHÚ QUÝ SONG TOÀN: Cung Mệnh tốt Cung Thân tốt, tất suốt đời an nhàn sung sướng và được hưởng giàu sang vinh hiển. 4. THÂN CÁT MỆNH HUNG DIỆC VI MỸ LUẬN: Cung Mệnh xấu nhưng Cung Thân tốt cũng chẳng đáng lo ngại vì Cung Thân chi hậu vận 30 năm về sau tất về già được sung sướng. 5. MỆNH NHƯỢC THÂN CƯỜNG TÀI NGUYÊN BẤT TỤ: Cung Mệnh có nhiều Sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp nhưng Cung Thân lại có nhiều Sao tốt đẹp hơn hội hợp nên gọi là Mệnh nhược Thân cường người có cách này suốt đời được sung túc nhưng không thể giàu có lớn được vì hay tán tài. 6. TÂM HẢO MỆNH HẢO DIỆC CHỦ THỌ TÂM ĐỘC MỆNH BẠCH DIỆC YỂU VONG: Người có tâm địa tốt Cung Mệnh cũng tốt thời được hưởng phúc sống lâu, người tâm địa độc ác Cung Mệnh lại xấu tất sẽ yểu tử tuy nhiên nếu biết tu nhân tích đức thì chẳng lo gì tóm lại dù Mệnh xấu hay tốt cũng cần ăn ở cho có đức thì cái phúc ấy mới được bền. 7. TAM KHÔNG BẤT KỴ CHƯ SỨ VÔ HỮU CHÍNH TINH TỨ HƯỚNG GIAO PHÙ CÁT DIỆU TU PHÒNG TUẦN TRIỆT: Cung nào vô chính diệu tức mờ Âm xấu xa nhưng được Tam Không hội hợp thời lại tốt đẹp ngược lại nếu Cung tam hợp, xung chiếu và nhị hợp có nhiều Sao sáng sủa tốt đẹp nhưng bản Cung bị Tuần, Triệt án ngữ tất xấu. 8. TAM GIÁP MỆNH HUNG LỤC GIÁP CÁT: Cung Mệnh giáp Kình, Đà, Kiếp, Không, Linh, Hỏa là tam giáp; giáp Tử, Phủ, Tả, Hữu, Khúc, Xương, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc là lục giáp, nếu xét Cung Mệnh được nhiều Cát Tinh hơn Hung Tinh thì tốt nếu nhiều Hung Tinh hơn Cát Tinh thời xấu. 9. PHU QUÂN KỶ LIỆT NHÂN CUNG THÂN MỆNH HẠN NGÔN HẢO ĐỊA: Cung Phu Quân xấu xa mờ ám mà Cung Mệnh, Thân tốt đẹp cũng không bàn đến vì nữ số cần nhất là Cung Phu. 10. ÂM DƯƠNG ĐÔI NGÃ CHO MINH, ÂM CƯ ÂM VỊ DƯƠNG HÀNH DƯƠNG CUNG: Người sinh về năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là tuổi Âm Cung mệh an tại Âm Cung là tốt sinh năm Tý, Dần, Thân, Ngọ, Tuất là tuổi Dương: Cung Mệnh an tại Dương Cung là thuận lý đô số gia tăng. 11. MỆNH HẢO, THÂN HẢO, HẠN HẢO ĐÁO LÃO VINH XƯƠNG; MỆNH SUY, THẬN SUY, HẠN SUY, CHUNG THÂN KHẤT CÁI: Cung Mệnh, Thân sáng sủa, hạn cũng tốt đẹp thì được hưởng phú quý vinh hoa từ tuổi trẻ cho đến ngày đầu bạc răng long Cung Mệnh, Thân xấu xa hạn cũng mờ ám thì cả đời, đói khổ bần tiện đến phải đi ăn mày. 12. THÂN MỆNH ĐỊNH YỂU TINH CẦU KHỦNG TU PHÂN SỐ: Sau khi đã an Thân, Mệnh cần xem Cung ấy có hợp với Mệnh không có gặp Tràng Sinh, Đế Vượng hay lại gặp Sao Tứ, Tuyệt. 13. ẤM GIỐC DUYÊN NIÊN TĂNG BÁCH PHÚC CHI Ư HÃM ĐỊA BẤT TÀO THƯƠNG: Tuy gặp Vận xấu Hạn xấu nhưng nếu ăn ở phúc đức tất hạn đó cũng bớt đi được một phần. 14. VẬN SUY HẠN NHƯỢC NỘN THẢO TÀO SƯƠNG: Vận xấu (đại hạn 10 năm) lại gặp Hạn Xấu (tiểu hạn 1 năm) ví như cỏ non gặp sương muối nên rất mờ ám xấu xa nếu không được Sao giải tất phải chết. 15. MỆNH THỰC VẬN KIÊN CẢO ĐIỀN ĐẮC VŨ: Cung Mệnh tốt Vận tốt ví như ruộng lúa gặp mưa thuận gió hòa. 16. PHÀM TOÁN LAI MỆNH THẾ TU SOÁT THỌ BẦN CHI CÁCH, PHÀM CHIÊM VẬN HẠN HÀNH TU PHÒNG LỤC SÁT LAI SÂM: Điều cốt yếu khi xem lá số ta cần định sự giàu nghèo thọ yểu còn xem Vận, Hạn ta phải tìm Kính, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh trước đã. 17. PHÚ THỌ QUÝ VINH YỂU BẦN AI KHỔ, DO Ư PHÚC TRẠCH CÁT HUNG: Giàu, nghèo, thọ, yểu, sang, hèn, vinh, nhục là tại Cung Phúc Đức, Điền Trạch xấu hay tốt. 18. THƯƠNG TANG HÌNH KHỔN HẠNH, LẠC HỶ HOAN THỊ TẠI VẬN HÀNH HUNG CÁT: Vui mừng, sung sướng, lo sợ, buồn rầu vì gặp hạn tốt xấu. 19. MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU NHỊ DUYÊN SINH: Cung Mệnh vô chính diệu nhưng được nhiều Cát Tinh hội hợp tất vẫn được hưởng giàu sang phúc thọ. 20. NẠP ÂM MỘ KHỔ KHÁN HÀ CUNG: Cần xem bản Mệnh có hợp với Cung an Mệnh không ví dụ Mệnh Thủy mà Cung Mệnh an tại Thìn thì cũng giảm tốt vì Cung Thìn thuộc Thổ, Thổ khắc Thủy Mệnh. Ngược lại nếu an tại Cung Thân hay Dậu thuộc Kim độ số gia tăng vì Cung an Mệnh thuộc Kim sinh Thủy Mệnh. 21. SINH PHÙNG BẠI ĐỊA PHÁT ĐÃ HƯ HOA: Cung Mệnh an tại bại địa ví nư cánh hoa sớm nở tối tàn thí dụ tuổi Giáp Thân (Thủy Mệnh) Cung Mệnh an tại Tỵ (Thủy) có Thất Sát (Kim) tọa thủ là hợp cách ngược lại Cung Mệnh tan tại Ngọ (Hỏa) là bất hợp cách vì Thủy, Hỏa tương khắc Kim, Hỏa tương xung nên có phát cũng không bền. 22. TUYỆT SỨ PHÙNG SINH HOA NHI BẤT BẠI: Cung Mệnh an tại Tuyệt địa ví như cánh hoa mong manh nhưng lâu tàn thí dụ Thủy Mệnh Cung Mệnh an tại Tỵ (Hỏa) là Tuyệt Địa vì Thủy khắc Hỏa nhưng nếu được Vũ Khúc thuộc (Kim) tọa thủ tất chính diệu sinh được bản Mệnh vì Kim sanh Thủy nên chẳng đáng lo ngại do đó hoa vẫn tươi. ------------HẾT---------------
  11. Tử vi đẩu số phú giải - 34 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản PHỤ LỤC 1. CÔ THẦN QUẢ TÚ YẾU THỦ Ư ĐIỀN TÀI: Cung Điền, Tài rất cần có Cô, Quả tọa thủ vì vào hai Cung ấy những Sao này vì như hai vị thần giữ gìn của cải một cách bền vững mà không sợ hao hụt. 2. HOA CÁI THIÊN DI XUẤT NGỌAI CẬN QUÝ: Cung Thiên Di có Sao Hoa Cái thì ra ngoài thường gần người quyền quý. 3. NAM TỬ HOA CÁI CƯ THÂN XUẤT NGOẠI ĐA ÁI: Đàn ông Cung Thân có Hoa Cái tọa thủ thì ra ngoài thường được nhiều người thương yêu. 4. HOA CÁI TẤU THƯ THANH CAO TÙNG CHÚNG: Cung Mệnh có Hoa Cái, Tấu Thư đồng Cung là người thanh cao hơn người. 5. HOA CÁI PHƯỢNG CÁC ĐÀO HỒNG TRAI TOAN BỎ VỢ TRONG LÒNG CHẲNG KHUÂY: Cung Thê có Hoa Cái, Phượng Các, Đào Hoa, Hồng Loan tất đàn ông đã có vợ nhưng trong bụng lúc nào cũng tính toán để bỏ vợ. 6. ĐẦU CƯ THÊ CUNG TUY HỮU PHÚ NHI CƯƠNG NGẠNH: Cung Phu, Thê có Đẩu Quân tất lấy chồng lấy vợ giàu có, nhưng là người cương ngạnh. 7. ĐẨU QUÂN NGỘ TỬ TỨC CUNG, ĐỊA KHÔNG TẬT ÁCH BỆNH PHÙNG HUYẾT HƯ: Cung Tử Tức có Đẩu Quân tọa thủ thì hiếm con. Cung Tất Ach có Địa Không thì có bệnh huyết hư. 8. MỘC DỤC LIỆT THỦ CHI HIẾU ĐÃ DONG: Cung Mệnh có Mộc Dục thì có khiếu về nghề thợ rèn. 9. MỘC DỤC HOA CÁI THỦ MỆNH HOANG DÂM: Cung Mệnh có Mộc Dục, Hoa Cái tọa thủ thì hoang dâm. 10. LÀNG CÓ GIẾNG KHÔNG CHẲNG UỐNG, SAO MỘC TINH CHIẾU XUỐNG TẬT CUNG: Cung Tật Ach có Mộc Dục tọa thủ thì không nên gần giếng ao sông. 11. MỘC DỤC ĐỘC THỦ CHI HẢO ĐÃ DONG: Cung Mệnh có Mộc Dục tọa thủ là người thích làm dáng chưng diện. 12. HẠN CHI THIÊN LA ĐỊA VÕNG KHUẤT NGUYÊN NỊCH THỦY NHI VONG Hạn đến Cung Thìn, Tuất gặp Sao Vũ Khúc, Tham Lang hoặc Thái Tuế, Tang, Hổ, Không, Kiếp tất sẽ như Khuất Nguyên reo mình xuống nước mà chết. 13. QUAN PHỦ TỒN KÌNH Ư ĐỊA VÕNG TRẤT CỐC BI SẦU: Cung Mệnh an tại Tuất có Quan Phù tọa thủ tất có sự buồn rầu về gông cùm. 14. ĐIẾU KHÁCH DU PHÒNG TIỂU CỐ: Hạn gặp Điếu Khách tọa thủ nên phải phòng hình phạt nhỏ. 15. TẤU THƯ THỦ MỆNH THI ĐA KHẨU THIỆT CHI NHÂN: Cung Mệnh có Tấu Thư tọa thủ là người bị nhiều sự khẩu thiệt. 16. QUAN PHÙ THỦ VIÊN TÌ THỬ PHÒNG NHÂN CHI PHẢN: Cung Mệnh có Quan Phù tọa thủ thì phải đề phòng người phản mình. 17. QUÝ NHÂN BẤT NHẬP QUÝ HƯƠNG NAN GIẢI HUNG TINH CHI HOẠNH NHIỄU: Cung Mệnh, Thân có Hung Tinh xung thủ quấy nhiễu nếu không có Thiên Quan, Thiên Phúc Quý Nhân hội hợp tất không giải trừ được tai ương họa hại. 18. PHU TỬ TUYỆT LƯƠNG HẠN ĐÁO THIÊN THƯƠNG CHI NỘI: Đức Khổng Tử hạn đến Cung Nô Bộc gặp Thiên Thương và Đại, Tiêu Hao hội hợp nên phải bị đói ở đất Trần Sái. 19. THIÊN NGUYỆT ĐỨC GIẢI THẦN TÀNG CŨNG LÀ QUAN PHÚC MỘT LÀNG TRỪ HUNG: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần, Thiên Quang, Thiên Phúc là các Sao tốt để giải trừ tai họa. 20. HẠN NGỘ ĐẠI TIỂU TRÙNG PHÙNG, CÁT THÌ THỊNH VƯỢNG, HUNG THÌ TRUÂN CHUYÊN: Đại, Tiểu Hao trùng phùng nếu có đa Cát Tinh hội hợp thì thịnh vượng, Hung Tinh thì truân chuyên. 21. QUAN PHÙNG TƯỚNG TẤU NGHÊ CHI, MỆNH PHÙNG TA ĐẠO TĂNG NI KEO NẢO: Cung Mệnh có Thiên Tương tọa thủ gặp Thiên Quan, Tấu Thư hội hợp là thầy tu hay làm nghề phù thủy. 22. NGÁN THAY LỘC MÃ CÙNG LƯU, DƯƠNG ĐÀ KỴ NHIỆT MẤT ĐAU PHẢI PHÒNG: Lưu, Lộc Tồn, Thiên Mã gặp Kình Dương, Đà La, Hóa Kỳ, Thái Dương tất phải đề phònng bệnh đau mắt. 23. BỆNH PHÙ THÁI TUẾ DỞ DANG, MỆNH AN TỨ MỘ THIÊN THƯƠNG NAN LÀNH: Cung Mệnh, Thân an tại Sửu, Mùi, Thìn, Tuất có Bệnh Phù, Thái Tuế hội hợp tất là người dở dở ương ương. 24. THIÊN DI LƯỠNG GIÁP QUÝ TINH, ĐI QUA LĂNG MIẾU PHẢI KINH CHỚ NHẦM: Cung Thiên Di gặp Tử, Phủ, Long, Phượng, Thái, Tọa, Khoa, Quyền, Song Lộc, Xương, Khúc, Việt là người sùng đạo, tin vào sự huyền bí thích đi lễ chùa lễ Phật. 25. ĐẾ VƯỢNG NGỘ THAI SOI CÙNG TƯỚNG, CÓ BỊ BAO TRONG ÁNG ĐỆ HUYNH: Cung Huynh Đệ có Đế Vượng gặp Thai và Tướng Quân hội hợp tất có anh em khác cha hoặc khác mẹ. 26. TƯỚNG PHÁ PHỤC NỘI TÀNG THAI DIỆU, NGỌAI HỒNG ĐÀO TỨ, CHIẾU THIÊN DI, NAM NHÂN DÂM DỤC THỊ PHI, NỮ NHÂN TẮC KỸ KẺ CHÊ NGƯỜI CƯỜI: Cung Mệnh có Phá Quân, Tướng Quân, Thai tọa thủ Cung Thiên Di có Phục Bính và Đào, Hồng chiếu đàn ông là người dâm lọan bị người chê cười, đàn bà là gái ăn chơi trắc nết. 27. MỆNH LÂM NHƯỢC ĐỊA HỰU PHÙNG KỲ, KHÔNG KIẾP KÌNH ĐÀ GIA HỎA LINH, NHƯỢC PHI YỂU TRIẾT TẤC BẦN TIỆN, LỤC SÚC CHI NHÂN BẤT KHẢ KHÁNG: Cung Mệnh có Suy, Bệnh, Tử hay Tuyệt hoặc an tại Cung khắc Mệnh lại gặp Hóa Kỵ và Lục Sát nếu không chết non tất là người bần tiện hay hạng lục súc đê hèn. 28. CÁT TINH ĐẮC DỊ PHÁT DĨ TẦM THƯỜNG LAI NHẬP VĂN TỊNH LIÊN CHIẾM KHÔI KHOA: Cung Mệnh có Cơ, Nguyệt, Đông, Lương, Đắc Địa hội hợp thời phát chậm nhưng gặp nhiều Văn Tinh đắc cách tất đỗ đạt liên tiếp. 29. PHỤ CÁO ÁI GIAO ẤN TƯỢNG Ố KỴ CỰ ĐỒNG NHI NGỘ KHÔI VƯƠNG CỬ KHOA NGAO ĐẦU TÁC CHIẾM: Cung Mệnh có Thai Phụ, Phong Cáo tọa thủ rất cần gặp Ấn, Tường rất kỵ gặp Cự, Đồng nếu được Khôi, Nương hội hợp thì tất đỗ đầu. Còn tiếp
  12. Tử vi đẩu số phú giải - 33 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản TUẦN, TRIỆT 1. TUẦN TRIỆT ĐƯƠNG ĐẦU THIẾN NIÊN GIAN KHỔ Cung Mệnh có Tuần hay Triệt án ngữ thuở thiếu thời phải vất vả, lận đận. 2. MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU HOAN NGỘ TAM KHÔNG HỮU SONG LỘC QUÝ KHẢ KỲ Cung Mệnh vô chính diệu đắc Tam Không gặp Lộc Tôn, Hóa Lộc hội hợp tất suốt đời được hưởng giàu sang công danh toại mãn tài lộc dồi dào. 3. MỆNH TRIỆT THÂN TUẦN TU CẦN VÔ HỮU CHÍNH TINH VÃN NIÊN VẠN SỰ HÒAN THÀNH KHẢ ĐÃI Cung mệnh có Triệt án ngữ cung Thân có Tuần án ngữ nếu không có chính tinh tọa thủ tất về già mới được xứng ý toại lòng. 4. MỆNH THÂN TUẦN TRIỆT HOAN ĐẮC VĂN ĐOÀN HỮU THỦ: PHÚ QUÝ DANH TÀI CÁNH PHÁT CHUNG NIÊN Cung mệnh có Tuần án ngữ cung Thân, có Triệt án ngữ được Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương, Khôi, Việt, Xương Khúc hội hợp nên rất tốt đẹp suốt đời được hưởng giàu sang vinh hiển nếu được thêm Khoa, Quyền, Lộc hội chiếu cung Mệnh thật là toàn mỹ. 5. TAM KHÔNG ĐỘC THỦ PHÚ QUÝ NAN TOÀN Cung Mệnh vọ chính diệu có Tam Không thủ chiếu không gặp Tam Hóa hội hợp thì phú quý khó toàn vẹn. 6. TAM KHÔNG ĐỘC THỦ TAM KỲ GIA HỘI PHÚ QUÝ SONG TOÀN Cung Mệnh vô chính diệu đắc tam Không gặp Khoa, Quyền, Lộc hội hợp tất được hưởng phú quý song toàn. 7. MỆNH VÔ CHÍNH DIỆU ĐẮC TAM KHÔNG PHÚ QUÝ KHẢ KỲ Cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ được Địa Không, Tuần Không, Thiên Không thủ chiếu tất được hưởng phú quý. 8. TUẦN TRIỆT NGỘ THIÊN HÌNH THA HƯƠNG CÁCH LÝ Cung Mệnh Thân có Thiên Hình tọa thủ gặp Tuần, Triệt án ngữ tất phải lìa xa quê hương bản quán. 9. TUẦN TRIỆT CƯ PHỤ MẪU XUẤT NGOẠI PHƯƠNG KHẢ THÀNH DANH Cung Phu Mẫu có tuần, Triệt án ngữ thì sơm xa gia đình xuất ngoại tất thành danh. 10. TUẦN TRIỆT BẤT KHẢ NGỘ LỘC TỒN TƯ CƠ PHÁ HOẠI Cung Mệnh hay Điền, Tài có Lộc Tồn tọa thủ gặp Tuần Triệt án ngữ tất cơ nghiệp có ngày phải ra tro. 11. TRIỆT TUẦN ÁN NGỮ MỆNH ĐIỀN TƯ CƠ CHA MẸ KHÔNG TRIỀN ĐẾN CHO Cung Mệnh hay cung Điền Trạch có Triệt, Tuần thì không được hưởng cơ nghiệp của cha mẹ để lại. 12. CUNG HUYNH ĐỆ TRIỆT TUẦN XUNG CỦNG CHIM ĐẦU ĐÀN BAY BỔNG XA KHƠI Cung huynh Đệ có Tuần, Triệt án ngữ tất anh chị trưởng phải chết. 13. TAM KHÔNG CHIẾU NỘI TÀO CÁT DIỆU, LAI DƯỠNG TINH CÓ ĐẠO CON NUÔI Cung Tử Tức vô chính diệu đắc Tam không thêm Cát Tinh gặp Dưỡng tất có con nuôi. 14. TAM KHÔNG HỘI VĂN XƯƠNG Ư THÊ CUNG THIỀM CUNG TRIẾT QUẾ Cung Phu, Thê vô chính diệu có Văn Xương tọa thủ gặp Tam Không hội hợp tất lấy vợ lấy chồng con nhà danh giá. 15. KHÔNG PHÙNG PHÁ TỬ PHỐI HÀO; VỢ CHỒNG TRẮC TRỞ BA TAO MỚI THÀNH Cung Phu có Phá Quân gặp Không tất phải lấy chồng ba lần mới thành. 16. TRIỆT TUẦN NGỘ MÃ HÀNH THÊ VỊ VỢ BỎ CHỒNG ĐÀO TỴ THA PHƯƠNG Cung Thê có thiên Mã ngộ Tuần, Triệt tất vợ chồng bỏ nhau hoặc phải có độ xa cách nhau. 17. TRIỆT TUẦN XUNG KHẮC CHẲNG SAI THIÊN HƯ BẤT CHÍNH CẢ HAI VỢ CHỒNG Cung Phu Thê có tuần, Triệt án ngữ tất vợ chồng hay xung khắc nếu gặp Thiên Hư thì cả hai đều bất chính. 18. MÃO THÌN NGỘ TRIỆT TÁO ĐƯỜNG: TỴ NGỌ PHÙNG TUYỆT CUNG THƯỜNG ÔN BINH Hạn gặp Triệt án ngữ tại Mão, Thìn thì có sự lôi thôi về bếp núc, cung Tỵ, Ngọ gặp Tuyệt thì bị ô binh quấy phá. 19. PHÚC VO CHÍNH DIỆU TU CẦN KHÔN GTÚ KỴ NGỘ TRIỆT TINH NHI PHÙNG SINH VIỆT KỴ HÌNH VI NHÀN TIỀU TRƯỞNG HỎA KHỐC NHẬP SÂM ĐỒNG THIẾT DỊ THÀNH CHÂN NGHIỆP Cung Phúc Đức vô chính diệu rất kỵ gặp Triệt nhưnh cần được Tuần hoặc Thiên, Địa Không tọa thủ nếu gặp Sinh, Việt, Kỵ, Hình hội hợp nên làm nghề đốn củi hay buôn gỗ, gặp Hỏa, Khốc thời làm thợ đức đồng hoặc buôn kim khí rất phát đạt. 20. PHÚC HỮU CHÍNH TINH KỴ NGỘ TRIỆT TUẦN HOẶC GIA SÁT DIỆU LAI NGỘ LƯU KIẾP CỰ ĐỒNG THỦY NỊCH TỬ OAN PHƯỢNG LƯƠNG HOAN NGỘ CHUNG THÂN DU TỬ HƯ VÔ Cung Phúc Đức có chính Tinh tọa thủ rất kỵ gặp Tuần, Triệt án ngữ hay Sát Tinh xâm phạm nếu gặp Lưu Hà, Kiếp Sát, cự Môn, Thiên Đồng hội hợp tất phải chết đuối nếu gặp Thiên Lương, Phương Các tọa thủ đồng cung tất suốt đời lang thang rày đây mai đó, có tài nhưng không gặp thời chỉ đi làm điều tốt cho người còn mình vẫn cam chịu nghèo khổ. 21. PHÚC TẠI KHẢM CUNG TRIỆT TUẦN TỨ KIẾP ĐỒNG ÂM XÂM NHẬP HỮU HỌC VÔ LƯƠNG YÊU BẦN CHI CÁCH Cung Phúc Đức an tại Tý có thiên Đồng, Thái Am tọa thủ gặp Tuần hay Triệt án ngữ Kiếp Sát và Tử đồng cung là người có học nhưng bất lương nên phải nghèo hàn và yểu tử. 22. PHÚC TỌA DẬU CUNG TAM KHÔNG ĐÀ TRIỆT KIẾP KÌNH LƯU ĐÀO TỌA CŨNG TÁN GIA BẠI SẢN VONG HƯƠNG HỰU PHÙNG TỒN CỰ HÌNH LINH VI NHÂN KHẤT CÁI BÔN HÀNH Cung Phúc đức an tại Dậu có tuần, Triệt, Thiên, Địa, Không, Kiếp, Kình, Lưu, Đào hội hợp tất gia tài của cải phải bán sạch và phải ly tổ bôn ba nơi xứ người nếu gặp Lộc Tồn, cự Môn, Thiên Hình, Linh Tinh hội hợp tất nghèo khổ đến phải đi ăn xin. 23. PHÚC CƯ TỐN, NHƯỢC KIẾN TRIỆT CƯ THAM LIÊM ÂM CỰ NAM BẤT THIỆN NHAN GIA HỘI ĐÀO HỒNG CƠ KỴ KIẾP RIÊU ĐỘC PHỤ CHI NHÂN HẠNH PHÙNG ĐẾ DIỆU DƯƠNG CƠ TƯỚNG MÃ VŨ QUYỀN KHOA TUYỆT NỮ TẤT VINH PHU LỢI NAM TÀI VĂN VÕ XUẤT SỬ DANH BA Cung Phúc Đức an tại Tỵ có Tham, Liêm tọa thủ đồng cung hoặc có Thái Am tọa thủ Cự chiếu gặp Triệt An ngữ, Đào, Hồng, Cơ, Kỵ, Kiếp, Riêu hội hợp tất trong họ đàn ông có người gian ác bất nhân đàn bà thì nham hiểm tham độc nhưng nếu được Tử Vi hoặc Thái Dương hay Thiên Cơ tọa thủ Tướng, Mã, Vũ, Quyền, Khoa, Tuyệt hội hợp tất trong họ đàn bà làm lợi cho chồng cho con đàn ông văn võ song toàn làm nên hiển hách, danh tiếng lừng lẫy. 24. TAM PHƯƠNG XUNG SÁT HẠNH TRIỆT KHẢ BẰNG TỨ CHÍNH GIAO PHÙNG KỴ TUẦN KHÔNG TRỰC ĐỐI Nếu hạn gặp nhiều sao xấu ngoại chiếu, nhưng bán cũng bị Triệt án ngữ thời vô hại nếu bạn gặp nhiều sao tốt hội chiếu rất kỵ gặp Tuần án ngữ tại bản cung ví như thế sẽ cản hết sự tốt đẹp. 25. TRIỆT ĐÁO KIM CUNG TUẦN LÂM HỎA ĐỊA BẤT KỴ SÁT TINH BẠI DIỆU TAI ƯƠNG SỞ TÁC Triệt án ngữ tai Thân, Dậu,Tuần án ngữ tại Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi nếu gặp Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Hóa Kỷ, Kiếp Sát, Song Hao, Tang Hổ, Khốc, Hư thì vô ngại vi Tuần, Triệt ở đây có đủ khả năng áp đảo nhưng sao kể trên. 26. SÁT TINH BẠI DIỆU TUẦN TRIỆT CƯ LAI BẤT CẬP A HÀNH NAN PHUNG TAI ÁCH VẬN LAI Hạn có tuần, Triệt An ngữ nếu gặp Kình, đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp hay Khốc, Hư, Tang, Hổ, Song Hao hội hợp tất những Sát Tinh, Bại Tính kia không thể tác hại được nnên chẳng lo gì tai họa xảy đến. 27. THÂN TAI DI CUNG, TRIỆT TUẦN HÃM NHẬP VĂN TUẾ HỒI HƯƠNG PHƯƠNG TÚC CÁT; KIÊM KIẾN SÁT TÌNH SỰ NGHIỆP VIÊN THÀNH Ư NGOẠI SỨ Cung Thân cư thiên Di gặp Tuần, Triệt án ngữ khi già nên về nơi quê hương bảo quản sẽ gặp nhiều may mắn nếu có nhiều Sát Tinh hội hợp, ngược lại sẽ lập được sự nghiệp nơi sứ người. 28. THÂN CƯ THÊ VỊ TUẦN TRIỆT LAI SÂM THIẾU NIÊN AI LỆ NÃI THẤT TÌNH; GIA LÂM CÁT TÚ LƯƠNG DUYÊN MÃN KIẾP DỮ PHỤ NHÂN Cung Thân cu Phu Thê gặp Tuần, Triệt án ngữ tất tuổi trẻ đã phải đau đớn vì tình hoặc sát vợ hay sát chồng nếu được nhiều Cát tinh hội hợp về già nên tìm người cùng hòan cảnh ngang trái như mình mà kết duyên thời hợp. 29. THÂN CƯ QUAN LỘC NHƯỢC KIẾN TRIỆT TUẦN KIẾP KỴ NAM NHÂN PHONG VÂN VỊ TẾ HỰU PHÙNG CÁT DIỆU VŨ LỘ THỪA ÂN KHẢ ĐÃI TRUNG TUẦN DI HẬU Cung Thân cư quan Lộc gặp tuần, Triệt án ngữ Kiếp, Kỵ hội hợp tất suốt đời lận đận không gặp thời nếu được nhiều Cát Tinh hôi hợp thì ngoài 40 tuổi mới gặp may hưởng ơn mưa móc. 30. THÂN TẠI QUAN GIA CÁT DIỆU TRIỆT TUẦN NỮ MỆNH NAN BẢO THÂN DANH GIA KIẾN BẠCH. TANG CÔ THÂN TRÍCH ẢNH NGHI GIA VĂN TUẾ TẤT THÀNH Cung Thân cư Quan Lộc gặp Tuần, Triệt án ngữ, Sát Tinh hội hợp đàn bà có cáh này tuổi trẻ phải lận đận, nghèo túng và không giữ được tòan danh tiết nên lấy chồng sớm tất phải góa và cô đơn về già mới được may mắn yên ổn. 31. THÂN CƯ THÚC ĐỨC VÔ HỮU CHÍNH TINH TỐI KỴ KIẾP KINH TRIỆT SÁT CƯ SÂM; HOAN NGÔ ĐÀ KHÔNG THỊ VỊ CỨU CÁNH CHI TINH Cung Thân cư Phúc Đức vô chính diệu lại gặp Kiếp, Kình, Triệt, Kiếp Sát nên rất xấu xa mờ ám nhưng nếu gặp Đà La túc Đà La độc thủ hoặc gặp Tuần án ngữ lại hay, vì Tuần bao vây ngàn chặn những sao xấu ở ngoài chiếu vào ngược lại Triết cát đứt gián đoạn cả ngoài lẫn trong nên bán cung có sao tốt cũng bị Triệt lần giảm mất uy lực. Còn tiếp
  13. Tử vi đẩu số phú giải - 32 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản SUY – BỆNH – TỬ – THAI MỘ – TUYỆT – DƯỠNG 1. THAI LÂM MỆNH VI ĐA HỌC THIỂU THÀNH Cung Mệnh có Đà, Thai toạ thủ là người học nhiều mà không thành đạt. 2. THAI TINH MÔ DIỆU LẠI TRIỀU ĐA HỌC TRIỂU THÀNH Cung Mệnh có Thai, Mộ hội chiếu tất có học nhưng không đỗ đạt. 3. THAI PHÙNG SÁT DỤC TU PHÒNG SẢN PHỤ Đàn bà cungMệnh, Tật Ach hay Tử Tức có Thai, Kiếp Sát, Mộc Dục hội hợp tất sanh đẻ khó khăn. 4. NỮ MỆNH THAI ĐÀO PHÙNG KIẾP GIÁN TỬ CUNG Nữ số cung Tử Tức có Thai, Đào ngộ Kiếp Sát tất hiếm con. 5. THAI TINH NGỘ THÁI ÂM CUNG TỬ ; HẠN RẰNG CON CẦU TỰ MỚI SINH Cung Tử Tức có Thai gặp Thái Am tất phải cầu tự mới có con. 6. TỬ CUNG THAI TƯỚNG PHỤC BINH VỢ CHỒNG ẮT ĐÃ TƯ SINH THUỞ NÀO Cung Tử Tức có Thai, Tướng Quân, Phục Binh hội hợp tất vợ chồng đã có con riêng rồi mới lấy nhau. 7. DƯỠNG HỶ LÂM Ư TỬ TỨC TẤT SANH QUÝ TỬ Cung Tử Tức có Dưỡng toạ thủ gặp Thiên Hỷ tất sanh con quý hiển . 8. THAI PHÙNG TẢ HỮU HỢI CUNG, NAM NHÂN ẮT CÓ CON DÒNG THIẾP THÊ Cung Tử Tức có Thai toạ thủ Tả, Hữu đồng cung tất có con giòng vợ nhỏ. 9. TỬ CUNG THAI NGỘ HOẢ LINH BÀO THAI NHỮNG GIỐNG YÊU TINH MUỘN PHIỀN Cung Tử Tức có Thai gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh thì thật đáng buồn sinh con hình dung cổ quái. 10. THAI PHÙNG KIẾP SÁT TU PHÒNG SINH SẢN Đàn bả cung Mệnh,Tử Tức hay Tật ách có Thai ngộ Kiếp Sát tất sinh đẻ khó khăn. 11. HỌ HÀNG CÓ KẺ BINH ĐAO TƯỚNG BINH TỬ TUYỆT ĐÓNG VÀO PHÚC CUNG Cung Phúc Đức có Tướng quân, Phục Binh gặp Tử, Tuyệt thì trong họ có người chết về binh đao. 12. THAI PHÙNG ĐÀO HỶ VẬN NÀY VỢ CHỒNG MỪNG ĐÃ ĐẾN NGÀY NỞ HOA Hạn có Thai, Đào,Hỷ hội hợp tất sanh con. 13. MỘ TINH NGỘ NHẬT THÂN PHỤ NAN TOÀN Hạn gặp sao Mộ toạ thủ đồng cung với Thái Dương tất cha đau nặng hặoc mệnh chung. Còn tiếp
  14. Tử vi đẩu số phú giải - 31 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản THIÊN KHÔNG THIÊN RIÊU THIÊN Ý 1. THIÊN KHÔNG LIỆT Ư MỆNH VIÊN CHUNG THÂN PHONG HOA ÁCH Cung Mệnh có Thiên Không toạ thủ là người cả đời vướng tai ách về trai gái. 2.THIÊN KHÔNG PHÙNG HOẢ LINH DO NHƯ BÁN THIÊN TRIẾT TRIỆU Cung Mệnh an tại Tý, Ngọ, Mão, Dậu có Thiên Không toạ thủ gặp Hoả, Linh hội hợp là người anh hùng gan góc trầm tĩnh công danh bên như diều gặp gió nhưng thường bị gẫy cánh lưng chừng. 3. MỆNH KHÔNG HẠN KHÔNG VÔ CÁT TÂU CÔNG KHANH TẰNG TRỪNG Cung Mệnh có Thiên Không toạ htủ hạn gặp Địa Không hoặc Mệnh có Địa Không toạ thủ gặp Thiên Không dù được nhiều Cát Tinh hội hợp công danh vẫn trắc trở chẳng được xứng ý toại lòng. 4. KIM LÝ PHÙNG KHÔNG BẤT PHIÊU LƯU TẮC ĐA TẬT KHỔ Cung Mệnh vô chính diệu gặp Thiên Không toạ thủ hay xung chiếu nếu không được đa Quý Tinh hội hợp thời bôn ba nay đây mai đó hoặc phải mang bệnh tật, nghèo khổ. 5. HẠNG VŨ ANH HÙNG HẠN NGỘ THIÊN KHÔNG NHI TÁNG QUỐC Anh hùng như Sở Bá Vương Hạng Vũ hạn gặp Thiên Không sự nghiệp cũng tan vỡ phải tự vận Ô Giang. 6. VẬN NGỘ THIÊN KHÔNG ĐỊA KIẾP NGUYỄN TỊCH HỮU BẦN CÙNG CHI KHỔ Đại, Tiểu Hạn gặp Thiên Không, Địa Kiếp rất xấu như Nguyễn Tịch làm cảnh nghèo nàn đói khổ. 7. THIÊN KHÔNG HOÁ KỴ TỐI KỴ QUAN CUNG NHI PHÙNG ÂM DƯƠNG PHẢN BỐI CÔNG DANH VÂN TUẾ TẤT THÀNH Cung Quan Lộc rất kỵ gặp Thiên Không, Hoá Kỵ, nếu an tại Thìn, Tuất gặp Nhật, Nguyệt, Hãm Địa toạ thủ lại thành sáng sủa tốt đẹp nhưng về già mới thành đạt. 8. RIÊU TẠI HỢI VI MINH MẪN Cung Mệnh an tại Hợi có Riêu toạ thủ là người thông minh sáng suốt. 9. RIÊU ĐÀ KỴ KẾ GIAO HỌA VÔ ĐƠN CHÍ Riêu, Đà, Kỵ ở liền ba cung Tỵ, Ngọ, Mùi mà cung Mệnh Thân an ở mt torng ba cung ấy thì gặp hoạn nạn liên miên. 10. HẠN PHÙNG RIÊU HỔ KHÁ NGỪA NHỮNG LOÀI ÁC THÚ PHẢI XA CHỚ GẦN Hạn gặp Thiên Riêu, Bạch Hổ thì nên đề phòng ác thú. 11. HẠN PHÙNG RIÊU HỶ ĐÀO HỒNG, GÁI TRAI TƠ TƯỞNG NHỮNG LÒNG DÂM PHONG Hạn gặp Đào, Hồng, Hỷ, Riêu tất trai gái đều nghĩa đến sữ đâm cuồng xác thịt. 12. RIÊU TƯỚNG MỘC KÌNH KHOA SÁT Ư LÃO HẠN DĨ TẮC DÂM LOẠN VÔ HẬU Về già Hạn gặp Riêu, Tướng (Tướng Quan hoặc Thiên Tướng) Mộc, Khoa và Sát Tinh hội hợp thời lòng xuân chưa hết còn tơ tưởng đến chuyện ttrai gái dâm đãng như Võ Hậu. 13. THIÊN RIÊU CƯ TÀI BẠCH HOẠ ĐỔ SINH ƯƠNG Cung Tài Bạch có Thiên Riêu toạ thủ là người ham mê tửu sắc, cờ bạc mà sinh họa. 14. THIÊN RIÊU, THIÊN HỶ ĐA CHIÊU QUÁI DỊ CHÍ TAI Cung Mệnh có Thiên Riêu, Thiên Hỷ toạ thủ đồng cung hay xung chiếu là người bị nhiều tai vạ quái ác. Còn tiếp
  15. Tử vi đẩu số phú giải - 30 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản THANH LONG ÂN QUANG THIÊN QUÝ 1. THANH LONG VẠN PHÁI THỪA MỘC ĐỤC DĨ THANH QUANG Cung Mệnh có Thanh Long toạ thủ gặp Mộc Dục thì được tiếng tốt. 2.THANH LONG PHIẾM HẢI THÁI CÔNG CHI TRIỂU ĐẦU HÂN HÂN Hạm tới cung Tý co thang Long toạ thủ như Thái công gặp Văn Vương. 3. LONG CỐT LIÊN QUAN HIÊN NGANG LĂNG MIẾU Cung Mệnh có Thanh Long gặp Quan Đời là người hiên ngang ở ngoài đời cũng như trong triều đình. 4. KHẢM CHI HÍ THUỶ CHÍ THANH LONG Cung Mệnh an tại Tý có thanh Long toạ thủ nên rất tốt đẹp ví như rồng gặp nước. 5. THANH LONG THÌN THỔ ĐINH KỶ ÂM NAM GIA HỢP KỴ TINH CÔNG DANH TOẠI MÃN Cung Mệnh, Tài, Quan an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Thanh Long toạ thủ đàn ông tuổi Đinh, Kỷ là hợp cách nếu thêm Hoá Kỵ thời công danh như rồng mây gặp hội tất lắm nên vinh hiển và được hưởng giàu sang trọn đời. 6. THANH LONG CƯ PHÚC ĐỨC NHÂN ĐINH CHÚNG ĐA Cung Phúc, Đức có Thanh Long tọa thủ con cái đầy đàn. 7. NHẬT PHÙNG HÃM ĐỊA THANH LONG CÓ NGƯỜI PHƯƠNG ẤY VẨY VÙNG KHÔN LÊN Cung Tật Ach có Thái Dương, Hãm Địa toạ thủ gặp Thanh Long tất đề phòng chết đuối hay té giếng. 8. SỬU MÙI ÂN QUÝ TƯƠNG PHÙNG TAM SINH HỮU HẠNH An, Quý ở cung Sửu, Mùi nếu Mệnh an ở hai cung ấy thì nhiều sự may mắn.. 9. ÂN KHÔI QUÝ VIỆT LIÊM HỒNG TRAI CẬN CỮU TRÙNG GÁI TẮC CUNG PHI Cung Mệnh, Thân có An Quang, Thiên Quý, Thiên Khôi, Thiên Việt, Liêm Trinh, Hồng Loan hội hợp trai làm đến công khanh gái tất là vơ vua chúa. 10. QUÝ ẤN MÙI SỬU HẠN LƯU ĐƯỜNG MÂY NHẸ BƯỚC DANH CAO BẢNG RỒNG An Quang, thiên Quý toạ tại Sửu, Mùi hạn đến đây thì đi thi tất đỗ cao và ra làm quan dễ dàng. 11. QUÝ, ÂN NGỘ ĐÀO HHỒNG ĐIỀN TRẠCH, CỘ DÌ LƯU TÀI BẠCH RUỘNG NƯƠNG Cung Điền Trạch có An Quang, Thiên, Quý toạ thì được thừa kế gia tài của cô dì. Còn tiếp
  16. Tử vi đẩu số phú giải - 29 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản THIÊN HÌNH 1. THIÊN HÌNH THẤT SÁT CƯƠNG TÁO NHI CÔ Cung Mệnh, Thân có Hình, Sát toạ thủ đồng cung, là người nóng nảy ráo riết không ai dám gần nên phải phải cô đơn ít bạn bè và thường sát vơ hay hiếm con. 2. THIÊN HÌNH DẦN THÂN MÃO DẬU ANH HÙNG Cung Mệnh an tại Dần, Thân, Mão, Dậu có Thiên Hình toạ thù là người anh hùng. 3. HÌNH RIÊU PHẬN GÁI LONG ĐONG VÍ CHẲNG HẠI CHỒNG THÌ CŨNG PHẢN PHU Nữ số cung Mệnh, Thân có Thiên Hình, Thiên Riêu toạ thủ đồng cung thì hại chồng hại con không thì phản chồng. 4. NGỘ HÌNH GẶP QUÝ GIÁM DÂU CỦNG LÀ TỬ PHÚ MỘT MÀU CHÍNH CHUYÊN Nữ số cung Mệnh cóThiên Hình gặp Thiên Qui toạ thủ hay Tử Vi, Thiên Phủ đồng cung là người chính chuyên đứng đắn. 5. HÌNH RIÊU TẤU VŨ MỘT ĐOÀN LÀM NGHỀ THỢ MỘC KHÔN NGOAN AI TẦY Cung Mệnh, thân có Thiên Hình, Thiên Riêu, Tấu Thư, Vũ Khúc hội hợp tất làm nghề thợ mộc giỏi.. 6. THIÊN HÌNH THỦ HỖN LẠI CHI NHÂN: KỴ ĐÀ LÂM BẤT NHẤT KHIẾM HÒA Cung Mệnh có sao Thiên Hình toạ thủ là người hung bạo gặp Đà La, Hoá Kỵ là người hay gây gỗ kiếm chuyện với người khác. 7. HINH HỔ CƯ DẦN HỔ ĐỚI KIẾM HÙNG TƯƠNG PHÙNG ĐẾ CÁCH Ư GIÁP KỶ NHÂN VŨ UY CHẤN ĐỘNG Cung Mệnh an tại Dần, có Thiên Hình, Bạch HỔ toạ thủ đồng cung gặp Tử, Phủ hội hợp người tuổi Giáp, tuổi Kỷ là bậc cái thế anh hùng có tài điều khiển ba quân ví như nó ngậm bảo kiếm thường hiển đạt về võ nghiệp và có uy danh lừng lẫy. 8. TRIỆU TỬ PHÙ HÁN THỊ Ư HÌNH QUYỀN TƯỚNG ẤN SỬU MÙI Triệu Tử Long cung Mệnh, Thân an tại Sửu, Mùi có Hình, Quyền, Tường, An hội hợp nên rất tài giỏi đánh đông dẹp bắc lập nhiều chiến công hiển hách là người trong Ngũ Hổ Tướng của Tây Thục thời Tam Quốc . 9. HÌNH ẤN LAI TRIỀU TƯỚNG BINH TOẠ CHIẾU ÁI VĂN XƯNG VÔ Cung Mệnh có Tướng Quân toạ thủ,Phục Bính xung chiếu Hình, An hội hợp là người văn võ toàn tài.thường chuyên về tham mưu hay quốc phòng tuy nhiên nếu Bình toạ tại Mệnh, Tướng xung chiếu tất bị cách Nội Binh Ngoại Tướng Không được tốt đẹp. 10. HÌNH SÁY HỘI LONG THẦN ĐỊNH GIÁNG Cung Mệnh an tại Dần, Thân có Thất Sát toạ thủ Thiên Hình đồng cung hay xung chiếu là người oai phog la7m liệt như vị thần giáng thế. 11. THIÊN HÌNH THIÊN RIÊU DẬU SỬU TỐI CÁT Hình, Riêu cư Dần, Sửu rất tốt ví như thanh kiếm điều khiển ba quân như hoa sen trong bùn vẫn cao quý. 12. HÌNH HỎA KỴ PHẦN THIÊN MÃ Hạn có Thiên Mã gặp Hình, Hoả rất nguy hiểm. 13. THIÊN HÌNH DƯƠNG NHẬN NGỌ VỊ, LAI GIA THẤT SÁT CÓ KHI HÌNH TÙ Hạn Đến cung Ngọ có Thiên Hình, Kinh Dương lại gặp Thái Sát ở đây tất bị tù đày. 14. PHÙ HÌNH KHÔNG KIẾP KHÁ CHÊ, KẺ THÙ NGƯỜI OAN PHẢI ĐỂ MÌNH THAY Hạn gặp Quan Phù, Thiên Hình, Không, Kiếp tất có nhiều người thù oán phải e dè cẩn thận … 15. HÌNH LÂM QUAN LỘC CƯ ĐÔNG QUẢN BINH CHỨC TRỌNG ƠN CÙNG QUÂN VƯƠNG Cung Quan Lộc an tại Mão gặp Thiên Hình toạ thủ tất có binh quyền lớn trong quân đội. 16. HÌNH PHI TẤT HIẾM CHẲNG SAI NẾU PHÙNG LƯƠNG QUÝ LẠI LÀ PHÚC THAY Cung Tử Tức có Thiên Hình hay Phi Liêm thì hiếm con có Thiên Khôi, Thiên Việt thì sanh quý tử. 17. THIÊN HÌNH HOÁ KỴ NHI NGỘ BỆNH PHÙ HAO SÁT TẠI GIẢ CUNG: HỮU BẬT PHONG SANG Cung Tật Ach có Thiên Hình hay Phi Liêm thì hiếm con có thiên Khôi, Thiên Việt thì sanh quý tử. Còn tiếp
  17. Tử vi đẩu số phú giải - 28 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản THIÊN MÃ 1. THIÊN MÃ NHẬP MỆNH MẪN TIỆP ĐA NĂNG Cung Mệnh có Thiên Mã tọa thủ là người siêng năng. 2. MỆNH NGỘ MÃ LƯƠNG TÚNG DU VÔ YẾM Cung Mệnh có Mã tọa thủ gặp Lương đồng cung là người vui vẻ thích chơi bời này đây mai đó đàn bà có cách này là người dâm dật. 3. THIÊN MÃ NGỘ TAM THAI ANH HÙNG VÔ ĐỐI Cung Mệnh có Thiên Mã gặp Tam Thai là anh hùng vô địch. 4. TÍNH CẦN MÃ KHÚC Ư TỨ THẬP NHI TIỀN Cung Mệnh có Thiên Mã, Văn Khúc nếu tính cần kiệm tất giầu sang được hưởng trước 40 tuổi. 5. MÃ NGỘ KHÔNG VONG CHUNG THÂN BÔN TẨU Cung Mệnh có Mã tọa thủ gặp Tuần, Triệt thì suốt đời long đong nay đây mai đó. 6. VƯỢNG PHU ÍCH TỬ LƯƠNG DO LỘC MÃ GIAO TRÌ Nữ số cung Mệnh có Lộc, Mã thủ Mệnh hay chiếu Mệnh là người vượng phu ích tử. 7. MÃ LỘC ẤY MỘT PHƯƠNG HỘI NGỘ; CÁCH PHI THƯỜNG PHONG ĐỘ ANH TÀI Cung Mệnh có Thiên Mã, Hóa Lộc tọa thủ đồng cung là người tài giỏi đảm đang phi thường. 8. MÃ BẬT KIÊN KHÔNG LƯƠNG GIA QUÂN TỬ Cung Mệnh có Thiên Mã tọa thủ mà xa lánh được Thiên Không, Địa Không Tuần Triệt là con nhà gia giáo, trái thời quân tử gái thời đoan trang. 9. MÃ NGỘ KHỐC NHI PHÙNG HÌNH QUYỀN LỘC ẤN TẠI QUAN CUNG VÕ TẤT THĂNG BAN ĐỆ NHẤT; VẬN HỘI CHUYỀN ĐẠT TAM CÔNG Cung Quan Lộc có Mã, Khốc tọa thủ đồng cung gặp Hình, Quyền hội hợp tất phát võ có uy quyền hiển hách danh tiếng lừng lẫy làm đến nhất phẩm nếu gặp Lộc, An thời phát văn có quyền cao chức trọng tài lộc dồi dào vào hàng Tam Công. 10. MÃ NGỘ THIÊN HÌNH NHI PHÙNG THIÊN KHỐC CÔNG HOÀN PHÁT VÕ Cung Mệnh có Thiên Mã tọa thủ gặp Thiên Hình, Thiên Khốc hội hợp tất là người tài giỏi dũng mãnh thao lược có tài điều khiển bá quan và thường hoạnh đạt về võ nghiệp. 11. THIÊN MÃ TẠI TỴ, THỊ Ư CHIẾN MÃ HẠNH NGỘ LƯƠNG KHOA LOẠN THẾ XUẤT ĐẦU Cung Mệnh an tại Tỵ, có Thiên Mã tọa thủ gặp Lương, Khoa hội hợp là người tài ba lỗi lạc gặp thời loạn làm nên việc lớn hoặc những việc khó khăn không ai làm nổi và thường hoạnh đạt về võ nghiệp. 12. MÃ NGỘ KHÔNG VONG CHUNG THÂN BÔN TẨU Cung Mệnh có Thiên Mã tọa thủ gặp Triệt hay Tuần án ngữ nên không có đất để thi đỗ gọi là Tử Mã cũng như trường hợp gặp Tử, Tuyệt hoặc cung Mệnh an tại Hợi có Thiên Mã tọa thủ là Cùng Đồ Mã chỉ sự thăng trầm bôn ba nay đây mai đó và thường gặp thất bại tai họa xẩy đến trong đời. 13. MÃ NGỘ TRÀNG SINH THANH VÂN ĐẮC LỘ Hạn gặp Thiên Mã, Tráng Sinh hội hợp công danh hoạnh phát như ước nguyện, làm việc gì cũng được may mắn và có quý nhân hỗ trợ. 14. LỘC MÃ THIÊN DI SINH TÀI HỮU LỰC Cung Thiên Di có Lộc, Mã tọa thủ thì giàu có lớn, ra ngoài buôn bán tiền vào như nước. 15. CHÍCH HỎA PHẦN THIÊN MÃ BẤT NGHI VIỄN HÀNH Cung Mệnh hay Thiên Di gặp Thiên Mã, Hỏa, Linh không nên đi xa bất lợi. 16. LONG ĐONG ĐÒNG TẨU TÂY TRÌ BỞI VÌ THIÊN MÃ CƯ DI HÃM NHÀN Cung Thiên Di an tại Hợi, Tỵ có Thiên Mã tọa thủ tất phải long đong vất vả. 17. TRAI THỜI DU THỦY DU SƠN THIÊN DI NGỘ MÃ NƠI VƯỜN ĐÀO HOA Cung Thiên Di có Thiên Mã, Đào Hoa tọa thủ là hạng lêu lỏng ham chơi bời nay đây mai đó. 18. THIÊN MÃ YẾU THỦ Ư ĐIỀN TÀI Cung Điền, Tài nếu có Thiên Mã tọa thủ rất tốt đẹp vì lúc phát tiền vào nhanh như ngựa chạy. 19. MÃ NGỘ TRƯỜNG SINH NHI HƯỞNG PHÚC Cung Phúc Đức có Thiên Mã gặp Trường Sinh tất được hưởng phúc lâu bền. 20. TỬ CUNG THIÊN MÃ PHÙNG KHÔNG GẶP SAO PHỤ BẬT MỘT VÙNG SANH ĐÔI Cung Tử Tức có Thiên Mã ngộ Không lại gặp sao Tả Phù, Hữu Bật tất có con sinh đôi. 21. MÃ LỘC NGỘ TƯỚNG MẤY AI GIÀU SANG ĐẾN TRƯỚC ĐÁNG TRAI ANH HÙNG Cung Mệnh, Thân có Tướng Quân gặp Thiên Mã, Hóa Lộc hội hợp tất giàu sang và anh hùng. 22. THIÊN MÃ TỬ SINH THÊ CUNG PHÚ QUÝ HOÀNG DƯƠNG PHONG TẶNG Cung Phu Thê an tại Dần, Thân, Tỵ, Hợi có Thiên Mã tọa thủ tất đi xa mà nên duyên vợ chồng và thường là người buôn bán giỏi dang và giàu có nên suốt đời được hưởng phú quý song toàn. 23. MỆNH THẦN ĐỒNG TỌA NHƯ TẠI HỎA CUNG HOẶC LÂM HỢI ĐỊA ĐỒNG CUNG VÔ CHÍNH DIỆU, KHỦNG KIẾN MÃ HÌNH LINH KIẾP THỬ CHUNG HOA KHAI NGỘ VŨ MÃN THẾ PHI BẦN TẮC YẾU Cung Mệnh, Thân đồng cung an tại Tý, ngọ hoặc Hợi vô chính diệu rất sợ gặp Mã, Bình, Linh, Kiếp hội hợp ví như hoa vừa nở đã bị mưa vùi gió dập nên rất xấu xa mờ ám nếu giàu sang thì yếu nghèo hèn lại thọ. Còn tiếp
  18. Tử vi đẩu số phú giải - 27 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản TAM THAI BÁT TỌA 1. MỘ TRUNG THÁI TỌA VĂN MỘ VŨ LƯỢC KIM ƯU Cung Mệnh, Thân có Mộ tọa thủ gặp Thai, Tọa đồng cung là người văn võ song toàn. 2. THAI TỌA PHONG CÁO HIỂN ẤM THỪA QUANG Cung Mệnh, Thân hay Phúc Đức có Thai, Tọa, Phong Cáo tọa thủ đồng cung là người được hưởng đức của tổ phụ. 3. BÁT TỌA HƯỚNG DƯƠNG THỊ TỤNG Ư CUNG CẤM Cung Mệnh có Thái Dương gặp Bát Tọa tọa thủ đồng cung là người phục địch nơi cung cấm. 4. GIÁP BÁT TỌA GIÁP TAM THAI THIẾU NIEN SỚM DỰ CÁC ĐÀI NGHÊNH NGANG Cung Mệnh, Thân giáp Thai giáp Tọa thì nhỏ tuổi đã có nhà cửa lâu đài nguy nga. 5. GIÁP THAI GIÁP TỌA DANH PHẬN TẢO VINH Cung Mệnh giáp Thai giáp Tọa thì nhỏ tuổi đã có công danh. 6. TAM THAI HỘI HỢP CÙNG CÁT DIỆU THỜI MỘT PHEN DƯỠNG DỤC NÊN NGƯỜI Cung Tử Tức có Tam Thai và nhiều Cát Tinh hội chiếu tất có con cái sau này làm nên tài giỏi, thành danh. Còn tiếp
  19. Tử vi đẩu số phú giải - 26 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản LONG TRÌ PHƯỢNG CÁC 1. NỮ MỆNH LONG TRÌ PHƯỢNG CÁC ÔN LƯƠNG Nữ Mệnh có Long, Phượng tọa thủ là người hiền lương ôn hòa. 2. PHƯỢNG LONG NHAN SẮC KHUYNH THÀNH GIA HÌNH MẶT ẤY LẠI THÀNH RỖ HOA Cung Mệnh có Long, Trì, Phượng Các tất mặt mũi xinh đẹp nhưng nếu gặp Thiên Hình thì lại bị rỗ hoa. 3. NỮ MỆNH LONG TRÌ PHƯỢNG CÁC THỦ ĐẮC QUÝ NHÂN CHÍ TÔN PHỐI NGỰ Nữ số cung Mệnh có Long Trì tọa thủ tất lấy được chồng sang và danh giá. 4. PHƯỢNG LONG TẢ HỮU MỆNH VIÊN CHUNG THÂN PHÚ QUÝ Cung Mệnh có Long Trì, Phượng Các, Tả Phú Hữu Bật hội hợp thì giàu sang cả đời. 5. LONG TRÌ KHOA ĐỆ YỂM NHẬT NGUYỆT NHI TỬ TRỆ KHAM ƯU Cung Mệnh hay Quan Lộc có Nhật, Nguyệt Hãm Địa tọa thủ gặp Long Trì thì đường khoa danh khó thành mà chỉ đem lại sự buồn rầu. 6. PHƯỢNG LONG MÃO DẬU ĐÔI MIỀN VƯỢNG THÌ KIM ĐẢNG CHIẾM TÊN Ở ĐẦU Cung Mệnh có Chinh Tinh, Miếu Vượng tọa thủ tại Mão, Dậu gặp Long Trì, Phượng Các thì đi thi tất đỗ đầu. 7. PHƯỢNG LONG MÃO DẬU SỐ AI TRƯỚC SAU VINH HIỂN TRONG NGOÀI NỔI DANH Cung Mệnh Thân, an tại Mão, Dậu có Long, Phượng thì thế nào cũng được vinh hiển nổi danh. 8. LONG PHƯỢNG GIÁP QUAN THÂN CỰ CẦM THẤT Cung Quan giáp Long giáp Phượng nếu cung Mệnh cũng sáng sủa tốt đẹp tất làm quan họ. 9. LONG TRÌ PHƯỢNG CÁC GỒM HAI, ĐOÀI LONG PHỤ BẬT MẤY AI MỘT CHỒNG Cung Phu an tại Dậu có Long Trì, Phượng Các, Tả Phù, Hữu Bật hội hợp thì phải hai ba đời chồng. 10. PHƯỢNG HÀM THƯ NHI PHÙNG NHẬT NGUYỆT TAM KỲ LẠI THẬP TỬ SINH, NAM TẤT UY BÁ QUYỀN DANH NỮ TẤT DANH ĐẰNG XƯỚNG VŨ Cung tử Tức có Phượng Các, Tấn Thư, Nhật Nguyệt và Khoa, Quyền, Lộc hội hợp tất sinh quý tử con trai có quyền uy hiển hách con gái ca hát nổi danh. 11. MỆNH QUAN NHI GIÁP PHƯỢNG LONG THANH DANH SỦNG ÁI Cung Mệnh hay Quan Lộc giáp Long giáp Phượng tất có tiếng tăm lừng lẫy và được nhiều người mến chuộng. Còn tiếp
  20. Tử vi đẩu số phú giải - 25 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản ĐÀO HOA HỒNG LOAN 1. HỒNG LOAN CƯ TÝ THIẾU NIÊN ĐỊNH CHIẾM KHÔI NGUYÊN Cung Mệnh hay cung thân an tại Tý có Hồng Loan tọa thủ là người nhỏ tuổi đã đỗ đạt cao. 2. MỆNH CƯ ĐÀO HỶ HƯỚNG TỬ DƯƠNG NHI PHÚ QUÍ KHAM KỲ Cung Mệnh có Đào, Hỷ, Tử Vi, Thái Dương chiếu thì giàu sang. 3. MỆNH TRUNG HỒNG NGỘ KIẾP KHÔNG MẠC ĐÀM PHÚ QUÝ Cung Mệnh có Hồng Loan gặp Kiếp, không thì nghèo khó 4. ĐÀO HỒNG NGỘ THIÊN CƠ ĐOÃN VI SẢO HỌA Cung Mệnh có Đào, Hồng tọa thủ gặp Thiên Cơ như họ Doãn là người họa sĩ tài ba. 5. LÃNG LÝ ĐÀO XÁ GIA ĐỊA KIẾP TAM CANH GIAI TƯỞNG Ư GIAI NHI Cung Mệnh có Đào Hoa tọa thủ lại thêm Địa Kiếp là người chơi bời suốt đêm tơ tưởng đến người đẹp. 6. ĐÀO HOA NGỘ PHI LIÊM NGUYỄN TỊCH TẦN TRIỀU NHI TÚY KHÁCH Cung Mệnh có Đào Hoa gặp Phi Liêm như Nguyễn Tịch đời Tần lúc nào cũng rượu chè say sưa. 7. ĐÀO HOA THỦ MỆNH QUẢ THÊ Cung Mệnh có Đào Hoa tọa thủ là người ít khi ở với vợ để vợ cô đơn chiếc bóng và thường phải hai đời vợ 8. NỮ TỬ ĐỒNG LOAN THỦ MỆNH CHỦ NHỊ PHƯ Nữ số Mệnh có Hồng Loan tọa thủ tất có hai đời chồng. 9. HỒNG LOAN NGỘ KIẾP KHÔNG ĐỒNG THỦ XÁ BÀN CHI BẦN LỦ YỂU VONG Cung Mệnh, Thân hay Tài Bạch có Hồng Loan gặp Kiếp, Không tọa thủ đồng cung nếu không chết non cũng nghèo hèn 10. ĐÀO TANG Ở MỆNH CUNG SAU TRƯỚC, GÁI LẴNG LƠ NHỠ BƯỚC CẦU Ô Cung Mệnh có Đào, Tang tọa thủ đồng cung thì trước sau là gái lẳng lơ kén chồng 11. ĐÀO RIÊU SỐ GÁI AI HAY CHỒNG RA KHỎI CỬA GIẮT TAY TRAI VÀO Nữ số cung Mệnh có Đào Hoa, Thiên Riêu toa thủ là người lẳng lơ chồng vừa đi vắng thì đã giắt trai vào. 12. HỒNG LOAN TẤU HỶ VŨ ĐÀO NHỮNG PHƯỜNG CA XƯỚNG TIẾN VÀO NHÀ QUAN Cung Mệnh có Hồng Loan, Tấu Thư, Thiên Hỷ, Vũ Khúc, Đào Hoa hội hợp là người có tài hát hay múa giỏi ở nơi quan quyền. 13. KHÉO NGHỀ KIM CHỈ VÀ MAY HỒNG ĐÀO TẤU VŨ Ở ĐẦY MỆNH CUNG Cung Mệnh có Hồng, Đào, tấu, Vũ hội hợp tất làm nghề may giỏi. 14. HỒNG KHÔI XƯƠNG LIÊM PHÙ TRÌ SĂN RỒNG DÂNG TRƯỚC TRONG THÌ DANH CAO Cung Mệnh có Liêm, Trinh tọa thủ gặp Hồng Loan, thiên Khôi, Văn Xương hội hợp tất là tay mưu sĩ được trọng dụng và rất nổi tiếng. 15. THIÊN NGUYỆT ĐỨC NGỘ ĐÀO TINH TRAI SINH GÁI ĐẸP VỢ LÀNH CHỒNG SANG Cung Mệnh, Thân có Đào Hoa gặp Thiên Đức, Nguyệt Đức hay Tham Lang, Miếu Vương tọa thủ thì người đẹp đẽ đoan trang trai lấy được vợ hiền gái lấy được chồng sang. 16. MỆNH ĐÀO THÂN LẠI HỒNG LOAN; VẬN PHÙNG THÁI TUẾ KHẢ HOÀN THẤY CHI Cung Mệnh có Đào Hoa, Thân có Hồng Loan tọa thủ thì tất là người ong bướm ưa chuyện trai gái nhưng hạn gặp Thái Tuế thì chẳng ai lai vãng. 17. ĐÀO HỒNG THAI HỶ TRONG SOI NGOÀI GIA BINH TƯỚNG GÁI TRAI NGANG TÀNG Cung Mệnh có Đào, Hồng, Thai, Hỷ hội hợp lại có Phục Binh đồng cung Tướng Quân chiếu thì trai gái nguyệt hơn bừa bãi. 18. HỒNG LOAN MAY VÁ CỬI CANH; HIỀM PHÙNG BINH TƯỚNG ẮT SINH TAI NẠN Nữ số cung Mệnh có Hồng Loan tất khéo nghề vá may nhưng nếu gặp Phục Binh, Tướng Quân thì hay sinh tai họa. 19. NHAN HỒI YỂU TỬ DO HỮU ĐÀO HỒNG KHÔNG KIẾP ĐÀ LINH THỦ MỆNH Nhan Hồi học trò Đức Khổng Tử cung Mệnh có Đào, Hồng, Không, Kiếp Đà, Linh hội hợp nên phải chết non. 20. ĐÀO HỒNG CÙNG THIÊN HÌNH ĐỒNG HỘI GÁI TIẾT TRINH HIỀN NỘI TỀ GIA Cung Mệnh có Đào Hoa, Hồng Loan hội Thiên Hình là người đàn bà tiết hạnh thuần hậu tề gia nội trợ. 21. ĐÀO HOA CƯ QUAN TẢO TUẾ ĐẮC QUÂN HÀNH CHÍNH Cung Quan Lộc có Đào Hoa tọa thủ là người được vua tin dùng mới ra làm quan và thường hiển đạt sớm. 22. THÂN HÌNH HỒNG ĐÀO KIÊM THAI TỌA NHI CÔNG DANH KHẢ TẤT Cung thân có Hồng, Đào tọa thủ lại thêm Thai, Tọa ắt có công danh mặc dù muộn màng. 23. QUAN CUNG HỶ NGÔ ĐÀO HỒNG THIÊN DI TỐI KIẾP KHÔNG LÂM VÀO Cung Quan gặp Đào, Hồng, Hỉ thì đường hoan lộ được nhẹ bước thang máy. Cung Thiên Di rất sợ Kiếp, Không có cách này là hạng chết đường hay bị cướp giết. 24. HỒNG LOAN CƯ THÊ TIỀN KHẮC Cung Phu, Thê có Hồng, Loan tất khắc chồng khắc vợ. 25. SỞ AI GIA HỒNG LOAN TỨ VƯỢNG LIỆT PHU QUÂN CHI VỊ Cung Phu an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Hồng Loan tọa thủ là số gái khóc chồng. 26. ĐÀO HOA PHÙNG THIÊN MÃ TÚNG KHÁCH VÔ MÔI. Cung Phu, Thê có Đào, Mã đồng cung tất vợ chồng lấy nhau tự nhiên, yêu nhau rồi lấy nhau không mối lái. 27. HỒNG LOAN PHÙNG ĐỊA KIẾP Ư PHU QUÂN MỆNH HẢO CHÍ BÁCH BẤT BẢO CHI THẬP Cung Phu có hồng, Loan tọa thủ gặp Địa Kiếp, Mệnh tốt thì vợ chồng ăn ở với nhau đến 100 tuổi, Mệnh xấu thì chỉ 10 năm. 28. THAI TINH LẠI GẶP ĐÀO HOA TIỀN DÂM HẬU THÚ MỚI RA VỢ CHỒNG Cung Phu, Thê có Thai, Đào tọa thủ thì vợ chồng đi lại với nhau rồi mới lấy nhau. 29. VỢ CHỒNG VIỄN PHÔI THA HƯƠNG ĐÀO HỒNG LEN LỎI VÀO HÀNG THIÊN DỊ Cung Thiên Di có Đào, Hồng tất đi xa mà nên vợ chồng. 30. HỒNG LOAN NGỘ KỴ PHU CUNG TƠ HỒNG ĐÃ DỨT MÁ HỒNG CÒN ƯA Cung Phu thê gặp Hồng Loan ngộ Họa Kỵ tất vợ chồng có phen bỏ nhau để lấy người khác. Còn tiếp
  21. Tử vi đẩu số phú giải - 24 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản Ả PHỤ HỮU BẬT 1. TẢ HỮU ĐỒNG CUNG THÂN VÔ HOẠNH LỰ Cung Mệnh, Thân có Tả, Hữu tọa thủ là người sung sướng không phải lo lắng. 2. TẢ PHỤ HỮU BẬT CHUNG THÂN PHÚC HẬU Cung Mệnh có Tả, Hữu tọa thủ gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp tất suốt đời được hưởng lại gặp may mắn và sống lâu. 3. TẢ HỮU ĐỒNG CUNG PHI LẠ Y TỬ Cung Mệnh có Tả, Hữu tọa thủ đồng cung gặp Khoa, Quyền, Lộc hội lợp ví như người mặc áo gấm tía nên rất quí được hưởng giàu sang phúc thọ. 4. TẢ PHỤ PHÙNG CÁT TINH BẤT VI YỀU TRIẾT Cung Mệnh, Thân có Tả Phu gặp Cát Tinh không phải người chết non. 5. HỮU BẬT PHÙNG QUẢ TÚ TẤT DÃ TRƯỜNG SINH Cung Mệnh, Thân có Hữu Bật tọa thủ gặp Quả Tú là người rất thọ. 6. PHỤ BẬT PHÙNG THIÊN TƯỚNG ĐỊCH THỊ LƯƠNG Y Cung Mệnh có Phụ Bật tọa thủ gặp Thiên Tướng như họ Địch là thầy thuốc giỏi. 7. HỮU BẬT ĐƠN THỦ Ư MỆNH CUNG, LY HƯƠNG THỨ XUẤT Cung Mệnh có Hữu Bật đơn thủ là người phải xa quê hương bản quán. 8. TẢ HỮU ĐƠN THỦ CHIẾU MỆNH CUNG LY TÔNG THỨ XUẤT Cung Mệnh vô chinh diệu có Tả, Hữu tọa thủ hoặc xung chiếu, hay hợp chiếu tất phải sớm xa gia đình lập nghiệp ở nơi xa quê hương bản quán. Trong trường hợp này cung Mệnh này gặp nhiều sao xấu xa mờ ám hội hợp tất suốt đời phải khổ sở cô đơn không thể quý hiền được và thường yểu tử. Tuy nhiên nếu được nhiều sao sáng sủa như Tử Phủ hội chiếu lại rất tốt đẹp được hưởng giàu sang và sống lâu. 9. PHỤ BẬT THIÊN PHÚC ĐỒNG VIÊN, NGÔI CAO CHÍNH VIỆN DANH TRUYỀN Y QUAN Cung Mệnh, Thân hay Quan Lộc có Phụ Bật tọa thủ gặp Thiên Phúc đồng cung tất được quyền cao trong chính phủ mà danh tiếng truyền khắp nơi. 10. PHỤ BẬT NGỘ THÁI ÂM NHÀN GÁI LÀM BÀ ĐỠ CỨU PHÒNG HỘ SINH Nữ số Mệnh có Phụ, Bật tọa thủ gặp Thái Am Hãm Địa tất làm bà đỡ. 11. SAO TẢ HỮU ĐỒNG CUNG GẶP GỠ MỆNH ĐÀO HOA TRƯỚC ĐỠ SAU NÊN Cung Mệnh có Đào Hoa gặp Tả Phụ, Hữu Bật thì trước xấu sau tốt. 12.TẢ HỮU VĂN XƯƠNG VỊ CHÍ TAM THAI Cung Mệnh có Tả, Hữu Văn Xương tọa thủ đồng cung tất làm nên sự nghiệp vinh hiển và được hưởng giàu sang phúc thọ. 13.TẢ HỮU TRINH DƯƠNG TẠO HÌNH LỤC Cung Mệnh có Tả, Hữu tọa thủ gặp Liêm Trinh, Kinh Dương hội hợp tấ suốt đời phải vướng vào ách tù tội gông cùm. 14. TẢ HỮU XƯƠNG KHÚC PHÙNG DƯƠNG ĐÀ LƯƠNG SINH ÁM TRÍ Cung Mệnh có Tả, Hữu, Xương Khúc hội hợp Kinh, Đà xâm phạm tất là người loạn trí ngớ ngẩn. 15. TẢ HỮU HỘI KHÔI VIỆT VI PHÚC THỌ Cung Mệnh có Tả, Hữu, Khôi, Việt hội hợp tất được hưởng phúc thọ và sống lâu. 16. HỮU BẬT THIÊN TƯỚNG PHÚC LAI LÂM Cung Mệnh có Thiên Tướng, Hữu Bật tọa thủ đồng cung tất được hưởng phúc sống lâu cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi có cách này tất được hưởng giàu sang nhưng không bền nếu an tại Mão, Dậu thời đường đời gặp nhiều bước thăng trầm và chẳng được tọa ý. 17. PHỤ BẬT ÁI NHẬP MỘ CUNG, NHƯỢC PHÙNG ĐẾ TƯỢNG, VĂN ĐOÀN VÕ CÁCH HOẠCH PHÁT TÀI DANH Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Mộ Cung) có Tả, Hữu tọa thủ gặp Tử, Phủ (Đế Tượng) hay Cơ, Nguyệt, Đông, Lương (Văn Đoàn) hoặc Sát, Phá, Liêm, Tham (Võ Canh) hội hợp là người tài giỏi làm nên vinh hiển danh tiếng lừng lẫy và được hưởng giàu sang trọn đời. 18. TẢ PHỤ VĂN XƯƠNG HỘI CÁT TÍNH TÔN CƯ BÁT TỌA Cung Mệnh có Tả Phụ tọa thủ gặp Vân Xương đồng cung lại được nhiều Cát Tinh hội hợp tất là hàng Văn quan cao cấp. 19. MÔ PHÙNG TẢ HỮU TÔN CƯ BÁT TỌA CHI QUÝ Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Tả, Hữu tọa thủ gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp tất được hưởng phú quý sống lâu tài lộc hưởng dồi dào, công danh hoạnh đạt. 20. TẢ PHỤ TỬ PHỦ ĐỒNG CUNG TÔN CƯ VẠN THỪA Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất có Tả Phụ , Thiên Phủ tọa thủ đồng cung là người giàu có tiền bạc chôn cất. 21. PHU BẬT GIÁP ĐẾ PHÚC LAI LÂM Cung Mệnh có Tử Vi tịa thủ giáp hữu tất được hưởng phúc sống lâu suốt đời được hưởng giàu sang và làm nên vinh hiển. 22. TẢ PHỤ TRÙNG LAI Ư MỆNH VỊ TIÊN TỔ HỮU QUANG Cung Mệnh có Tả Phụ tọa thủ tất cha ông được danh thơm. 23. PHỤ BẬT NGỘ TÀI CUNG Y CHU TRƯỚC TỬ Cung Tài Bạch có Tả Phụ, Hữu Bật, Đắc Địa tọa thủ là số tể tướng nếu cung Mệnh thật sáng sủa tốt đẹp. 24. TẢ HỮU TÀI CUNG KHIÊM GIÁP CỦNG Y LỘC PHONG DOANH Cung Tài Bạch có Tả, Hữu tọa thủ hoặc Giáp tả Giáp Hữu tất kiếm tiền rất dễ dàng suốt đời được phong lưu no cơm ấm áo. 25. PHỤ BẬT NGỘ TÀI CUNG Y BÀI CHỨ TỬ Cung Tài Bạch có Tả Phụ, Hữu Bật tọa thủ ví như người mặc áo gấm thêu hoa chủ sự phú quý vinh hiển, người có cách này được hưởng giàu sang trọn đời. 26. HỬU BẬT HỘI VỊ PHU CUNG VI NHÂN HỮU TIỀN TÌNH CHI PHẬN Nữ số cung Phu có Hữu Bật tọa thủ là hàng vợ bé. 27. TẢ HỮU XƯƠNG KHÚC Ư THẾ CUNG DIỄN CHÂN CHÂN Ư LÂN CHỈ Cung Thê có Xương, Khúc, Tả Hữu tất có nhiều vợ đẹp hiền lành và học thức đàn bà cung Phu có cách này tất lấy được chồng phong lưu danh giá. 28.TẢ HỮU TẠI PHU CUNG VÔ MÔI TỰ GIÁ Cung Phu, Thê có Tả, Hữu hội hợp tất lấy vợ lấy chồng khỏi cần người mối lái hoặc không mất tiền hay mấy ít. 29. TẢ HỮU NHẬT NGUYỆT LÂM TỬ VỊ KHÁCH TRẬP TRẬP Ư TRUNG TƯ Cung Tử Túc có Tả, Hữu, Nhật, Nguyệt hội hợp có sự vui mừng về con cái liên tiếp nhưng trong lòng vẫn phải lo nghĩ. 30. TẢ HỮU ĐỒNG CUNG QUAN CƯ HẦU BÁ. Cung Mệnh hay Quan có Tả, hữu tọa thủ đồng cung thì có chức tước đến hầu bá. 31. MỘ PHÙNG TẢ HỮU ĐỒNG LAI THĂNG QUAN TIẾN CHỨC MIẾU ĐÀI NỔI DANH Cung Mệnh hay Quan Lộc an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Tả Phu, Hữu Bật cùng chiếu hay tọa thủ là người có quyền cao chức trọng lại được thăng chức luôn. 32. GIÁP TẢ GIÁP HỮU TẢO HÀI LỊNH KHÁCH Cung Mệnh giáp Tả giáp Hữu tất sớm vui với khách giai nhân 33. TẢ HỮU GIÁP MỆNH VI QUÍ CÁCH Cung Mệnh sáng sủa tốt đẹp giáp Tả giáp Hữu nên rất quý hiển lại có danh tiếng và được hưởng giàu sang hơn người. Còn tiếp
  22. Tử vi đẩu số phú giải - 23 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản VĂN KHÚC VĂN XƯƠNG 1. KHÚC XƯƠNG NHẬP MỆNH NHỮNG THANH TÚ NHÃ CHI LANG Cung Mệnh có Khúc, Xương tọa thủ là người thanh nhã. 2. VĂN XƯƠNG TÍNH THẠNH THẢ KHIẾT TỬ ÍCH PHU SƯƠNG Nữ số cung Mệnh có Văn Xương tọa thủ tất tính tình thanh tao và rất vượng phu ích tử. 3. DƯƠNG PHI HẢO SẮC THỊ KHÚC XƯƠNG Dương Quý Phi cung Mệnh có Xương, Khúc hội chiếu nên rất xinh đẹp khiến vua Đường Huyền Tôn và An Lộc Sơn phải say mê điêu đứng. 4. NỮ NHÂN XƯƠNG KHÚC THÔNG MINH PHÚ QUÝ ĐA DÂM Đàn bà cung Mệnh có Xương, Khúc tọa thủ là người thông minh lanh lợi được hưởng giàu sang nhưng rất đa dâm. 5. XƯƠNG KHÚC NHẬP MỆNH THÂN, TÀI DANH QUÁN THẾ Cung Mệnh, Thân an tại Sửu, Mùi có Xương, Khúc tọa thủ là người có văn tài nổi tiếng. 6. KHÚC XƯƠNG NHẬP MỆNH DANH QUÁN ĐƯƠNG THỜI Cung Mệnh có Khúc, Xương tọa thủ thì có danh tiến ngay đời mình. 7. VĂN XƯƠNG VĂN KHÚC VI NHÂN ĐA HỌC ĐA NĂNG Cung mệnh an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Xương, Khúc tọa thủ là người học rộng tài cao nếu được thêm Khoa, Quyền, Lộc hội chiếu mới hòan tòan tốt đẹp tất làm nên vinh hiển. 8. VĂN TINH CỦNG CHIẾU GIẢ NGHỊ NIÊN THIẾU ĐĂNG KHOA Giả Định cung Mệnh an tại Sửu có Xương, Khúc tạo Mùi xung chiếu Khôi, Việt hội hợp nên tuổi trẻ đã đỗ cao và sớm hiển đạt. 9. XƯƠNG KHÚC LÂM Ư SỬU TẮC CẬN THIÊN NHAN Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Xương, Khúc tọa thủ đồng cung là người tài cao học rộng thường phó tá vị nguyên thủ. Số Giả Nghị Mệnh an tại Sửu có Xương, Khúc tọa thủ đồng cung tại Mùi xung chiếu nên khi ra làm quan được ở kế cận bên vua. 10. VĂN XƯƠNG HỘI LIÊM, CHỈ TÁNG MỆNH THIÊN NIÊN Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi, Mão, Dậu, Tỵ, Hợi có Xương, Liêm tọa thủ đồng cung tất không thọ. Riêng người tuổi Tân Mệnh an tại Tý, Hợi có Xương, Liêm tọa thủ nếu Thân được Phủ, Tướng hội hợp cũng được sống lâu. 11. XƯƠNG KHÚC GIÁP TRÌ QUÝ NHI THẢ HIỂN Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Am, Dương tọa thủ đồng cung giáp Xương giáp Khúc nên rất quý hiển ví như là ngọc cành vàng, Thái Dương là đơn trì Thái Am là quế trì. 12. VĂN QUẾ VĂN HOA CỬU TRÙNG QUÝ HIỂN Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Xương, Khúc tọa thủ đồng cung nên rất tốt đẹp làm nên vinh hiển và được hưởng phú quý song toàn. 13. XƯƠNG KHÚC SỬU MÙI GIÁP NHÂN DƯƠNG NỮ, KIÊM PHÙNG HỒNG LỘC HIỀN PHỤ CHI NHÂN Cung Mệnh an tại sửu, Mùi có Xương, Khúc tọa thủ s9ồng cung gặp Hồng, Lộc hội hợp đàn bà tuổi Giáp là người vượng phu ích tử làm lợi cho chồng cho con và được hưởng giàu sang vinh hiển trọn đời. 14. XƯƠNG KHÚC TỴ HỢI LÂM: BẤT QUÝ VI ĐẠI PHÚ Cung Mệnh an tại Tý, Hợi sáng sủa tốt đẹp có Xương, Khúc tọa thủ hay hội chiếu nếu không quý hiển tất giàu có vào hàng phú gia địch quốc. 15. TỴ HỢI TỌA QUẾ, HOA PHI VINH TẮC PHÚ Cung Mệnh an tại tỵ, Hợi có Xương, Khúc tọa thủ gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp nếu không làm nên hiển hách thời cũng giàu có vào hàng đại phú. 16. XƯƠNG KHÚC LIÊM TRINH Ư TỴ HỢI VI NHÂN BẤT THIỆN TAO HÌNH Cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi có Xương, Khúc tọa thủ gặp Liêm đồng cung là người không lương thiện có tính sâu trá, khoe khoang và thường phải tù tội. 17. XƯƠNG KHÚC HỌC LỰC PHÙNG TUẾ DƯƠNG THIỆN LÁC TỤNG SƯ Cung Mệnh có Xương, Khúc tọa thủ gặp Thái Tuế, Kinh Dương hội hợp tất có tài lý luận, nguy biên thường là luật sư. 18. VẬN XƯƠNG CƯ NGỌ KÝ VIỆT KHỐN: ĐẮC PHỦY DIỆU CHUNG THÀNH ĐẠI KHÍ Cung Mệnh an tại Ngọ có Văn Xương là Dương Kim tọa thủ vào cung Ngọ là Dương Hỏa bị khắc chế sách viết rằng nguy, nếu lại được sao thuộc hành Thủy tọa thủ tất thành đại khí có sự nghiệp lớn lao danh tiếng. 19. VĂN XƯƠNG PHÙNG QUẢ TÚ TRƯƠNG ĐẾ SƯ BỘ TẦM TIÊN Cung Mệnh có Văn Xương tọa thủ gặp Quả tú đồng cung là người cô độc, xa lánh việc trần tục ví như Trương Đế sư đi tìm tiên. 20. VĂN KHÚC BÍ NGUYỆT Ư HỢI CUNG, QUỐC SẮC THIÊN HƯƠNG NHÂN SỞ ÚY Cung Phu, Thê an tại Tý, Hợi có Nguyệt tọa thủ Văn Khúc đồng cung là số lấy công chúa hay phò mã hoặc người thường lấy vợ đẹp con nhà khuê các trâm anh thế phiệt. 21. VĂN XƯƠNG, TRIỀU NHẬT Ư NGỌ VỊ PHONG TRẦN ĐỊA BỘ THẾ NAN NHÂN Cung Mệnh an tại Ngọ có nhật tọa thủ Văn xương đồng cung là người lịch duyệt, trên đời khó ai bì kịp. 22. XƯƠNG KHÚC VĂN KHÚC ĐỒNG CUNG, PHONG ĐỖ LIỆT TRƯỚNG DUY CHI THỊ Cung Mệnh có Xương, Khúc Miếu, Vương đồng cung nhu Phong Đỗ văn võ tòan tài kẻ dưới trường rất đông. 23. XƯƠNG KHÚC HỮU ÂM DƯƠNG NHI ĐẮC LỰC Cung Mệnh có Nhật, Nguyệt Đắc Địa tọa thủ lại thêm Xương, Khúc hội hợp thật là đắc lực. 24. VĂN KHÚC KỴ ĐỒNG HÓA KỴ HẠN NAN PHÒNG YÊU TỬ CHỈ ƯU Sao Văn Khúc rất sợ gặp Hỏa Kỵ hạn có cách này tất phải chết. 25. XƯƠNG KHÚC THỦ THÂN PHÙNG CƠ DÂM LOẠN Cung Thân có Xương, Khúc gặp Thiên Cơ là người dâm lọan tới già còn mơ tưởng chuyện trai gái. 26. NỮ MỆNH PHÙNG XƯƠNG RIÊU NHẬT SINH DÂM ĐẢNG Nữ số cung Mệnh có Văn Xương, Thiên Riêu tọa thủ đồng cung mới nu61t mắt đã dâm đãng. 27. KHÚC XƯƠNG ĐỒNG ĐỘ LÝ HẦU CHI NHÂN Cung Mệnh, Thân có Văn Xương, Văn Khúc tọa thủ nếu kém cũng làm được trưởng ấp hay lý trưởng. 28. KHÚC XƯƠNG NỮ MỆNH CHẲNG LÀNH VƯỜN XUÂN ONG BƯỚM BẺ CÀNH BÁN RAO Nữ số cung Mệnh có Văn Xương, Văn Khúc, Hãm Địa tọa thủ thì được nhiều người ve vãn và bị mang tiếng xấu. 29. XƯƠNG KHÚC HÃM CUNG, HUY SÁT PHÁ HƯ DỰ CHI LONG Cung Phúc Đức có Xương, Khúc, Hãm, Địa tọa thủ gặp Kình, Đà, Không, Kiếp hoặc Phá quân, Thiên Lương hội hợp thời phúc bạc suốt đời không được xứng ý toại lòng lại phải ly tổ bôn ba mới đủ ăn. 30. XƯƠNG KHÚC HÃM Ư THIÊN THƯƠNG NHAN HỒI YỂU TRIẾT Nhan Hồi cung Mệnh an tại Dần có Kình, Đà, Không, Kiếp hội hợp Mệnh, Thân hạn gặp Xương, Khúc, Thương, Sứ, Thất Sát, Kình, Đà lưu niên nên phải chết non vì Xương, Khúc tối kỵ Kình, Đà, Không, Kiếp hoặc Thương Sứ thời có học cũng chẳng thành đạt. 31. XƯƠNG KHÚC KỶ TÂN NHÂM SINH NHÂN BHẠN PHÙNG LA VÕNG LỰ ĐẦU HÀ Cung Mệnh có Xương, Khúc tọa thủ người tuổi Kỷ, Tân, Nhâm hạn đến cung Thìn, Tuất phải đề phòng Tân, Nhâm hạn đến cung Thìn, Tuất phải đề phòng tai nạn sông nước hay đâm dần xuống sông tự vận. 32. XƯƠNG KHÚC LỘC TỒN DO VI KỲ THỊ Cung Mệnh có Xương, Khúc, Đắc Địa tọa thủ gặp Lộc Tồn đồng cung là người đa tài dĩ nhiên hiển đạt hơn người. 33. XƯƠNG KHÚC LƯỠNG PHÁ LÂM HỔ THỐ SÁT DƯƠNG XUNG PHÁ BÔN BA Cung Mệnh an tại Dần, Mão, có Xương khúc tọa thủ ga95p Phá Quân, Phá Toại hay Kình, Đà, Không, Kiếp hội hợp tất phải bỏ gia đình lang thang phiêu bạt suốt đời nghèo khổ, lai hay mắc tai họa tù tội và thường yêu tử. 34. XƯƠNG KHÚC TẢ HỮU HỘI DƯƠNG ĐÀ ĐƯỢNG SINH CHÍ DỊ Cung Mệnh có Xương, Khúc tọa thủ gặp Tả, Hữu đồng cung Kình, Đà hội hợp là người dị tướng và trong mình có nhiều nốt ruồi kín. 35. TẢ PHÙ VĂN XƯƠNG VỊ CHÍ TAM TRAI Cung Mệnh có Văn Xương tọa thủ gặp Tả Phủ đồng cung nên rất thông minh và được giàu sang vinh hiển. 36. KHÚC XƯƠNG NHẬT NGUYỆT SONG LONG TẠI CHUNG NIÊN VỊ HÀNH MÊ SẮC DƯƠNG PHI Cung Mệnh có Khúc, Xương tọa thủ gặp Nhật, Nguyệt, Thanh Long, Long Đức hội hợp như Dương Quý Phi tài sắc khuynh thành khiến bao khách si tình mê mệt. 37. VĂN KHÚC NGỘ THIÊN LƯƠNG VĨ CHÍ THAI CƯƠNG Cung Mệnh có thiên Lương, Văn Khúc tọa thủ đồng cung là người chí khí hiên ngang cung Mệnh an tại Ngọ gặp Lương, Khúc là thượng cách hoặc có Lương tại Ngọ, Khúc tại Tỵ, là quý cách. 38. VĂN TINH ÁM CŨNG MÃI NGHỊ DỌAN HỈ ĐĂNG KHOA Cung Mệnh sáng sủa được Cương, Khúc xung chiếu nên rất tốt đẹp như Mãi Nghị đỗ cao làm nên vinh hiển. 39. XƯƠNG KHÚC PHÁ QUÂN PHÙNG HÌNH KHẮC ĐA LAO KHỔ Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất, Mão, Dậu có Xương Khúc, Phá quân tọa thủ gặp Hình, Kỵ đồng cung hay xung chiếu tất phải lao làm khổ trí suốt đời không xứng ý toại lòng. 40. KHÚC XƯƠNG HÃM THIÊN THƯƠNG ĐỒ LÃNG ĐÃNG LIÊM TRINH PHÙNG VĂN QUẾ CẢNH BÔN BA Cung Mệnh có Liêm Tirnh tọa thủ gặp Văn Xương đồng cung hoặc Xương, Khúc tọa thủ tại cung Nô Bộc tất công danh lận đận phải bôn ba lao khổ nếu không phải yếu tử. 41. XƯƠNG KHÚC CƠ LỘC THANH TÚA XẢO Cung Mệnh có Xương, Khúc, Đắc Địa tọa thủ gặp Cơ, Lộc hội hợp là người xinh đẹp lại biết nghề thêu thùa cánh củi rất khéo léo. 42. VĂN KHÚC VŨ KHÚC ĐỒNG MỆNH LÝ TINH LOẠT TƯỚNG TƯỚNG CHI VINH Cung Mệnh có Văn, Vũ đồng cung Miếu, Cượng là người tài kiêm văn võ như Lý Linh làm đến tể tướng. 43. VĂN XƯƠNG VŨ KHÚC Ư THÂN MỆNH VĂN VŨ KHIÊM BÌ Cung Mệnh Thân có Văn Xương, Vũ Khúc hội hợp là người văn võ tòan tài. Tôn Tẫn cung Mệnh an tại Thân có Vũ tọa thủ cung Thìn an tại Tý có Va7n tọa thủ tại Ngọ xung chiếu nên tài kiếm văn võ. 44. NHỊ KHÚC TRIỀU VIÊN PHÙNG TẢ HỮU TƯỚNG TƯỚNG CHI TÀI Cung Mệnh sáng sủa tốt đẹp có Văn Khúc, Vũ Khúc, Tả, Hữu hội chiếu là người văn võ song toàn thường hiển đạt về nghiệp võ hơn là văn. 45. NHỊ KHÚC VƯỢNG CUNG OAI DANH HÁCH DỊCH Cung Mệnh có Vũ Khúc, Miếu, Vượng tọa thủ gặp Văn Khúc đồng cung là người tài kiên văn võ có uy quyền hiển hách và danh tiếng lừng lẫy. 46. NHỊ KHÚC THAM LANG NGỘ SỬU HẠN PHÒNG NỊCH THỦY CHI ƯU Hạn đền cung Ngọ hay Sửu gặp Tham, Vũ, Văn Khúc hội hợp tất phải đề phòng tai nạn sông nước. 47. XƯƠNG KHÚC GIÁP CHIẾU NGỘ CÁT HỮU DUYÊN Cung Mệnh giáp Xương giáp Khúc hay chiếu Mệnh gặp Cát Tinh là người có duyên. 48. GIÁP XƯƠNG GIÁP KHÚC CHỦ QUÝ HỀ Cung Mệnh, thân giáp Văn Xương, Văn Khúc nên rất quý hiển. 49. XƯƠNG KHÚC GIÁP MỆNH TỐI VI KỲ Cung Mệnh sáng sủa tốt đẹp giáp Xương giáp Khúc là người thông minh tất nhiên rất quý hiển cung Mệnh an tại Sửu, cung tý có Văn Khúc, cung Dần có Văn Xương tọa thủ là đệ nhật cách. 50. XƯƠNG KHÚC GIÁP MỆNH XUẤT NGOẠI ĐA CẬN QUÝ NHÂN Cung Mệnh giáp Xương giáp Khúc ra ngoài thường gần gũi những người quyền quý. 51. XƯƠNG KHÚC GIÁP QUAN LỘC ĐINH TÁC CAO KHOA Cung Quan giáp Xương giáp Khúc người tuổi Đinh thì đỗ cao. 52. VĂN QUẾ VĂN HOA ĐỐI Ư PHU THÊ THỌ NHƯ BÀNH TỔ Cung Phu, Thê an tại Sửu, Mùi có Xương, Khúc đồng cung hay một tọa thủ một xung chiếu thì sống lâu như bành tổ. 53. XƯƠNG KHÚC CÁT TINH ĐỨC VỊ CHI NGỌC TRỤ THIÊN Cung Phúc Đức an tại Ngọ có tử Vi tọa thủ Khúc Xương ngoại chiếu ví như cây cột chống trời cứu giải nhiều tai họa và được hưởng phúc dồi dào. 54. QUẾ SỨ HOA THƯƠNG TỐI HIỀM GIAO NGỘ MẠC PHÙNG SÁT DIỆU ĐA KHỔ TAI ƯƠNG Xương, Khúc an tại cung Nộ Bộc hay Tất Ach thời gặp Thương, Sứ nếu Thân cư thiên Di mà hạn đến cung ấy tất phải đề phòng tai nạn có thể mạng vong ví Quế tức là Văn Quế tên riêng của Văn Xương đi cùng cùng với Sứ là Thiên Sư tức Truyền Sứ thần và Hoa là Văn Hoa tên riêng của Văn Khúc đi chung với Thương tức Thiên Thương là Hư Hao Thần thường đem đến những tai ương họa hại. 55. XƯƠNG KHÚC LIÊM TRINH Ư TỴ HỢI PHÙNG HÌNH BẬT THIỆN THẢ HƯ KHOA Cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi có Liêm Trinh tọa thủ gặp Xương, Khúc, Thiên Hình hội chiếu tất khó đỗ đạt nếu gặp nhiều Cát Tinh cứu giải thời cũng có bằng cấp nhưng đường đời gặp nhiều rắc rối. Còn tiếp
  23. Tử vi đẩu số phú giải - 22 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT 1. KHÔI VIỆT MỆNH THÂN VI TRƯỞNG TỨ Cung Mệnh, Thân có Khôi, Việt tọa thủ tất là con trưởng nếu không sau cùng đoạt trưởng hoặc phải càng đáng gia đình như con trưởng. 2. KHÔI VIỆT NHẬP THÂN Ư GIA QUỐC TẤT VI NHÂN TRƯỞNG Cung Mệnh, Thân có Khôi, Việt tọa thủ là người tài giỏi ở trong nhà hoặc ra ngòai đều là bận đàn anh. 3. KHÔI VIỆT ĐỐI CHIẾU GIẢ NGHỊ NIÊN THIẾU ĐĂNG KHOA Cung Mệnh có Khôi tọa thủ có Việt chiếu hoặc Việt tọa thủ Khôi chiếu như Giả nghị nhỏ tuổi đã đỗ đạt cao. 4. TỌA HƯỚNG QUÝ CHẲNG PHÙNG KHÔNG XỨ, GẶP KHOA THỜI NHẤT CỬ THÀNH DANH Cung Mệnh có Khôi tọa thủ có Việt chiếu hay có Việt tọa thủ Khôi chiếu lại gặp Hóa Khoa và xá lánh, được Tuần, mTriệt, Thiên, Địa Không thì chỉ một lần đi thi cũng công thành danh toại. 5. KHÔI VIỆT MỆNH THÂN ĐA THIẾT QUÊ Cung Mệnh, Thân có Khôi, Việt tọa thủ là người khoa bảng đi thì tất đổ cao ví như bẻ được cành quế. 6. THIÊN KHÔI THIÊN VIỆT CÁI THẾ VĂN CHƯƠNG Cung Mệnh có thiên Khôi tọa thủ Thiên Việt chiếu hoặc Việt tọa thủ Khôi chiếu là người học rộng tài cao nếu được Xương, Khúc, Khoa, Tuế, Tấu hội hợp thật là hoàn mỹ người có cách này là bậc văn tài lỗi lạc uyên bác. 7. KHÔI TINH LÂM MỆNH, VỊ LIỆT TAM THAI Cung Mệnh có Khôi tọa thủ gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp tất có uy danh lừng lẫy, và được hưởng giàu sang trọn đời. Mệnh an tại Ngọ có Khôi, Việt, Xương, Khúc gặp Tử đồng cung người tuổi Tân là thượng cách. 8. KHÔI VIỆT ĐỒNG HANH VĨ CỰ THAI PHỤ Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Khôi, Việt tọa thủ đồng cung được Khoa, Quyền, Lộc, Xương, Khúc hội hợp tất đư¬5c hưởng giàu sang vinh hiển hơn người. 9. KHÔI VIỆT XƯƠNG KHÚC LỘC TỒN PHÙ TINH SÁT VÔ SUNG ĐA PHÚ QUÝ Cung Mệnh có Xương, Khúc, Lộc Tồn hội hợp không bị Kinh, Đà, Không, Kiếp xâm phạm tất là người học rộng tài cao, được hưởng giàu sang và làm nên vinh hiển. 10. SAO QUAN, PHÚC CÙNG KHÔI TINH, LÀM CHUNG THÂN, MỆNH ĐỀ ĐANH BẢNG RỒNG Cung Mệnh, Thân có Khôi, Việt tọa thủ gặp Thiên, Quan, Thiên Phúc Quý Nhân hội hợp là người có bằng cấp cao. Chỉ một lần đi thi đã thành công danh toại. 11. NGỌC HẮNG HẮC CHÍ NHỎ TO THIÊN KHÔI CƯ TÝ THỦ HỒ MỆNH VIÊN Cung Mệnh an tại Tý, có thiên Khôi tọa thủ thì ngọc hành có nốt ruồi. 12. VIỆT KHÔI QUYỀN LỘC TRONG NGOÀI TRƯỞNG NAM TRƯỜNG NỮ GÁI TRAI ĐỒNG BÀN Cung Mệnh, Thân có thiên Khôi, Thiên Việt, Hóa Quyền hay Hóa Lộc tọa thủ trai tất là trưởng nam, gái là trưởng nữ. 13. VIỆT KHÔI LONG PHƯỢNG KHÚC XƯƠNG, NGỘ KHOA ẮT HẲN BẺ CÀNH QUẾ HOA Cung Mệnh có Thiên Khôn, Thiên Việt, Long Trì, Phượng Các, Văn Khúc, Văn Xương vá Hóa Khoa hội hợp đi thi tất đỗ cao dễ dàng như bẻ cành quế. 14. KHÔI VIỆT KHOA MỤC CHẲNG SAI KHÔI HÙYNH VIỆT ĐỆ CÓ TÀI TRONG KINH Cung Mệnh, Thân có Thiên Khôi, Thiên Việ tọa thủ là người khoa bảng, cung Huynh Đệ có Khôi, Việt tất có anh em làm nên danh giá. 15. VIỆT KHÔI LƯƠNG TƯỚNG QUÍ TRUNG ẮT LÀ CHẮC GIỐNG CON GIỒNG CHẲNG SAI Cung Mệnh Thân có thiên Khôi, Thiên Việt, Thiên Lương, Thiên Tướng hội hợp là con nhà danh giá vọng tộc. 16. KHÔI VIỆT XƯƠNG KHÚC LỘC TỒN PHÙNG HÌNH SÁT CÔ SDUNG ĐẠI PHÚ QUÝ Cung Mệnh có Xương Khúc, Khôi, quyền, Lộc Tồng hội hợp nếu không bị Hình, Sát xâm phạm là người học rộng tài cao tất nhiên làm nên hiển đạt và giàu có. 17. KHÔI VIỆT TRÙNG PHÙNG SÁT TẤU CỐ TẬT VƯU ĐA Cung Mệnh có Khôi, Việt tọa thủ gặp Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp hội hợp là người có tật hoặc mắc bịnh kinh niên không chữa khỏi được. 18. KHÔI VIỆT PHỤ TINH VI PHÚC THỌ Cung Mệnh có Khôi, Việt tọa thủ gặp như Trung Tính tốt đẹp quần tu tất đư¬5c hưởng phúc sống lâu. 19. KHÔI VIỆT VĂN KHOA NGỘ ĐÀ KỴ THIÊN VI ĐẬP SĨ Cung Mệnh có Khôi, Việt gặp Đà, Kỵ là người tài giỏi nhưng không gặp thời thường là kẻ sĩ ẩn đặt. 20. QUÝ NGỘ QUÝ HƯƠNG PHÙNG CHI QUÝ THỊNH Cung Quan Lộc có Khôi, Việt tọa thủ đường công danh tất thịnh đạt lâu bền. 21. KHÔI VIỆT LƯU TẤT ÁCH GIÁNG QUÁN VÕ VĂN Cung Tật Ach có Khôi, Việt tọa thủ như Giáng Quân dối nát. 22. KHÔI NGỘ KỴ TRÊN ĐẦU CÓ TẬT: VƯỢNG NGỘ KHÔI THẬT LẮM NỐI RUỒI Cung Tật Ach có Thiên Khôi gặp Hỏa Kỵ thì có tất ở đâu gặp Đế Vượng tất trong mình có nhiều nối ruồi. 23. CUNG TỬ TỨC TRONG NGOÀI KHÔI VIỆT HẲN SINH NGƯỜI HÀO KIỆT KHOA DANH Cung Tử Tức có thiên Khôi, Thiên Việt tọa thủ tất sinh được con quý thông minh đỗ đạt. 24. LƯỠNG QUÝ PHÙNG TỬ VI ĐÒAI CHẤN ẤT SINH CON CẦU TỰ CHẲNG SAI Cung Tử Tức an tại Mão, Dậu có tử Vi gặp Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp tất có con cầu tự. 25. KHÔI VIỆT GIÁP MỆNH VI KỲ CÁCH Cung Mệnh sán gsủa tốt đẹp giáp Khôi, giáp Việt là người thông minh được nhiều người quý mến và sớm hiển đạt. 26. GIÁP QUÝ GIÁP LỘC THIỂU NHÂN TRI Cung Mệnh giáp Khôi, Việt, giáp Lộc nên rất giàu có và làm nên vinh hiển hơn người tuổi Giáp, tuổi Canh mệnh an tại Mão hoặc Sửu giáp Khôi, Việt giáp Lộc là thượng cách. Còn tiếp
  24. Tử vi đẩu số phú giải - 21 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản ĐẠO HAO TIỂU HAO 1. SONG HAO TỴ HỢI NHI NGỘ SÁT HÌNH GIÁP CANH DƯƠNG NỮ THỤ CÁCH YẾU BẦN Cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi có Đại, Tiểu Hao tọa thủ gặp Kinh, Đà, Không, Kiếp, Thiên Hình hội hợp đàn bà tuổi Giáp, Canh là người nghèo hèn suốt đời phải khổ sở nếu không phải yểu tử. 2. HAO NGỘ THAM LANG TÀI SINH DÂM TÌNH Ư TĨNH ĐẾ Cung Mệnh có Đại, Tiểu Hao tọa thủ gặp Tham đồng cung là người tham tiền hiếu sắc lòng ham muốn thâm sâu như đây giếng nghĩa là bo bo giữ tiền có tiền đem chôn cất còn tình ái thì dâm đắt nhưng kín đáo che đậy. 3. ĐẠI HAO LÂM QUAN PHỦ LƯU NGHỊ TÔN THẤT CHI HU HỒ Cung Mệnh có Đại Hao gặp Quan Phủ như Lưu Nghi có họ với vua mà cũng bị hình phạt roi vọt. 4. LAO ĐAO TỐI MỘT SỚM BA ĐẠI HAO HÓA KỴ TRÙNG GIA MỆNH VÌ Cung Mệnh có Đại Hao, Hỏa Kỵ tọa thủ thì vất vã tối ngày. 5. LƯỠNG HAO CỰ VŨ HỎA QUYỀN, CHIẾU SAI TRẤN THỦ MỘT PHƯƠNG BÊN NGOÀI. Cung Mệnh hay Quan Lộc có Đại, Tiểu Hao tọa thủ gặp Cự Môn hay Vũ Khúc thêm Hóa Quyền hội hợp tất được trấn thủ phương xa. 6. HAO SÁT HỒNG ĐÀO, ẤT TÂN HẠN ĐÁO, ĐA PHÙNG PHÂN PHÚC KHOA PHỦ HẠNH CẦU Hạn gặp Hao và Kiếp Sát tuổi At, Tân phải đề phòng người phản phúc nếu được Hóa Khoa hay Thiên Phủ thời vơ ngai tuổi At, Tân rất kỵ gặp Kiếp Sát. 7. LƯỠNG HAO CHIẾU THỦ ĐIỀN TÀI, TÁN NHIỀU TỤ ÍT MẤY AI NÊN GIÀU. Cùng Tài Bạch hay Điền Trạch có Đại Hao, Tiểu Hao tất kiếm ít tiêu nhiều không thể giấu được. 8. LƯỠNG HAO THIẾT KỴ Ư TÀI CUNG Cung Tài Bạch rất kỵ Đại, Tiểu Hao tọa thủ vì tiền làm bao nhiêu thì hao hụt hết nên nghèo. 9. TÀI PHÚC NHI PHÙNG HAO KIẾP ĐƠN ẢNH CÔ BẦN Cung Tài Bạch hay Phúc Đức có Hao, Kiếp tọa thủ đồng cung là người cô độc lại nghèo nếu Mệnh được đa Quý tính quần tu vận làm nên phi trường và Song Hao, Địa Kiếp hay Kiếp Sát ở đây chỉ sự không bền, họanh phát hoanh phá. 10. THÂN CƯ TÀI BẠCH LAI KIẾN SONG HAO LỘC QUYỀN KIẾP HÓA TẤT THÀNH THƯƠNG NGHIỆP KỴ MÃI MIÊN ĐƠN NGŨ CỐC HỎA HOẠN TU PHÒNG NHƯỢC PHÙNG BINH NHẬN GIA LÂM Cung Thân cư Tài bẠch gặp Song Hao. Lộc, Quyền hội hợp tất buôn bán mà trở nên giàu có nhưng nếu bị Kình, Phục xâm phạm thời phải đề phòng lửa cháy và không nên buôn báan hoa quả hay thóc gạo. Còn tiếp
  25. Tử vi đẩu số phú giải - 20 Thái – Vân – Trình Đất - Việt Xuất bản THIÊN KHỐC THIÊN HƯ 1. KHỐC HƯ TÝ NGỌ ĐỒNG CUNG TIỀN BẦN HẬU PHÚ Cung Mệnh an tại Tý, Ngọ có Khốc , Hư tọa thủ đồng cung thì trước nghèo sau giàu 2. TÝ NGỌ KHỐC HƯ TỊNH THỦ NHẤT THẾ XƯNG HÙNG Cung Mệnh an tại Tý, Ngọ có Khốc , Hư tọa thủ là người anh hùng 3. HƯ KÌNH TUẾ KHÁCH GIA LÂM: MÃN THẾ ĐA PHÙNG TANG SỰ Cung Mệnh , Thân hay Phu Thê gặp Hư , Kình , Kinh , Tuế, Khách hội hợp đàn bà suốt đời mang hận vì tình buồn rầu khi lấy chồng phải cưới chay tang hoặc phải góa bụa cô đơn 4. CHU MẢI THẦN TIỀN BẦN HẬU PHÚ, DO HỮU KHỐC HƯ CHÍNH HƯỚNG Chu Mái Thần cung Mệnh an tại Ngọ có Khốc, Hư tọa thủ nên thiếu thời nghèo khổ về sau được giàu sang vinh hiển. 5. KHỐC KHÁCH KIẾP PHÙ MẠC NGỘ CỰ DƯƠNG CHUNG THÂN ĐA LỆ Cung Mệnh có Khốc, Khách, Kiếp, Sát, Bệnh Phù tọa thủ gặp Cư, Kinh hội hợp tất suốt đời gặp những chuyện phiền lòng đàn bà có cách này phải khổ vì chồng vì con và thường gặp những tang thương xảy đến trong đời. 6. NỮ MỆNH THIÊN KHỐC THIÊN HƯ TÁO BẠO Nữ Mệnh có Khốc, Hư tọa thủ là người gan dạ, táo bạo. 7. KHỐC HƯ NGỘ HÃM MẠC ĐÀM: QUÝ PHÙNG KHÔNG SỨ AI LÀM CHO NÊN Cung Mệnh có Khốc tọa thủ Hãm Địa thì xấu không bàn đến có Khôi, Việt mà gặp Thiên, Địa Không hội hợp hay Tuần, Triết án ngữ thì chẳng được việc gì. 8. KHỐC HƯ TANG MÃ CHẲNG LÀNH, HẠI NGƯỜI HẠI CỦA DỄ SINH LO LƯỜNG Hạn gặp Khốc, Hư, Tang, Mã là hạn hung, hại người hại của. 9. KHỐC KÌNH HÌNH HỔ TÂN QUÝ HẠN PHÙNG, TỬ NGHIỆP MỆNH CHUNG KHOA LƯƠNG VỊ GIẢI Hạn gặp Khốc, Kình, Hình, Hổ là người tuổi Tân, Quý tất phải chết nếu được Khoa, Lương hội hợp có thể cứu giải. 10. KHỐC HƯ LẠI GẶP DƯỠNG THẦN: SINH NHIỀU NUÔI ÍT GIAN TRUÂN XIẾT BAO Cung Tử tức có Khốc, Hư tọa thủ lại gặp Dưỡng và Cô Thần tất sinh nhiều nuôi ít rất vất vả về con cái. 11. KHỐC HƯ CƯ TÝ NGỌ VỊ; QUAN CUNG LẠI NHẬP TIẾNG THỊ GẦN XA Cung Quan Lộc an tại Ngọ, Tỵ gặp Khốc, Hư tọa thủ tất có tiếng tăm lừng lẫy. 12. KHỐC HƯ PHÙNG TANG HỎA TẠI PHỐI CUNG, PHU QUÂN LƯỠNG MỤC BẤT MINH Cung Phu Thê có Khốc, Tang, Hỏa tọa thủ tất người chồng bị mù lòa hay có tật ở mắt nếu không tất phải góa sớm. Còn tiếp