Tâm Việt

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    13
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About Tâm Việt

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Chào bạn Ồ nhân nói tới chuyện chũ viết để ghi lại các phát kiến cổ xưa, xin gửi bài về chữ Khoa Đẩu mới đăng trên báo QDND hôm qua. Tôi có cảm giác rằng cội nguồn của người Việt đang trở lại nhờ sự tìm tòi không mệt mỏi của tất cả mọi người. Giáo sư Lê Trọng Khánh Văn minh của đất nước là ở chữ viết QĐND - Chủ Nhật, 20/09/2009, 20:35 (GMT+7) “Từ thời văn hóa Đông Sơn, Việt Nam chúng ta đã có chữ viết, cũng có nghĩa nền văn minh của chúng đã bắt đầu từ 2.000-2.500 năm trước”-Đó là khẳng định của Giáo sư Lê Trọng Khánh, người có hơn nửa thế kỷ sưu tầm và nghiên cứu chữ Việt cổ, viết nên những công trình để khẳng định giá trị của nó trong sự trường tồn của dân tộc. PV: Thưa giáo sư, dựa vào những cứ liệu khoa học nào để ông chứng minh cho sự tồn tại và phát triển của chữ Việt cổ? Giáo sư Lê Trọng Khánh khẳng định chữ viết hình họa trên bảng đá cổ Sa Pa đồng nhất với hình họa trên mặt trống đồng Đông Sơn. Ảnh: Châu Xuyên Giáo sư Lê Trọng Khánh: Từ năm 1958, khi đó tôi là người nghiên cứu sử, tôi đã nghiên cứu chữ Việt cổ theo cách mà các nhà nghiên cứu khoa học của Pháp, Nga, là nghiên cứu thông qua căn cứ khoa học của khảo cổ học. Cụ thể là những chiếc rìu, lưỡi cày, trống đồng Đông Sơn, đến những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hrê ở Nghĩa Bình, những hình đồ họa, dần dần phát triển thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh ở bậc cao. Đến nay, tôi có thể khẳng định: Chữ viết trên đá cổ ở Sa Pa có sự liên hệ và đồng nhất với nền văn hóa Đông Sơn. Sự hình thành của một Nhà nước luôn tuân thủ hai yếu tố: Lực lượng vũ trang và chữ viết. Tuy nhiên, nghiên cứu về chữ viết khó gấp bội lần so với lực lượng vũ trang, bởi ở nước ta chưa có tiền lệ. Thời kỳ Hùng Vương là sự khởi đầu cho quá trình nghiên cứu chữ Việt cổ của tôi. Yếu tố lực lượng vũ trang của thời kỳ Hùng Vương đã được tôi chứng minh bằng những bài viết đăng trên Báo Quân đội nhân dân từ những năm 70 của thế kỷ trước, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi, nhưng còn chữ viết thì tới nay tôi mới chứng minh được hệ thống và rõ ràng nhất. Bản thảo tôi vừa biên soạn xong, sắp tới sẽ cho in thành sách để công bố rộng rãi cho mọi người biết. Qua sự nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ góp thêm sự khẳng định giá trị văn hóa Đông Sơn và đồng thời thấy được tội ác của những kẻ xâm lược, âm mưu xóa bỏ các nền văn minh của người Việt PV: Vậy cơ sở nào để giáo sư giải mã được hoa văn trên đá cổ Sa Pa có mối liên hệ với văn hóa Đông Sơn? Giáo sư Lê Trọng Khánh: Theo quy định chặt chẽ, 3 từ trở lên thì mới được coi là chữ viết. Bãi đá cổ Sa Pa có 200 bảng đá, nhưng chỉ 1 bảng đá có chữ viết hoàn chỉnh thành một văn bản. Đến nay, tôi đã dịch văn bản đó xong, bảng đá có nội dung: “Ông cha đã xây dựng đất nước, con cháu muôn đời sau phải giữ gìn đất nước”. Chữ viết hình họa trên đá cổ Sa Pa được giáo sư phiên âm sang tiếng Việt trong cuốn sách in năm 1986. Ảnh: Châu Xuyên Ở bãi đá cổ Sa Pa có hai loại chữ viết, chủ yếu là chữ viết đồ họa; bãi đá Sa Pa và rìu lưỡi xéo Đông Sơn đều có khắc hai hình người trên thuyền, hình chó chặn hai con nai, hình người có tính chất sơ đồ hóa cao. Đây là bằng cứ mối liên hệ nguồn gốc từ chữ khắc đá tới chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn. Hình khắc này không nhằm trang trí mà chứa đựng một ý tưởng sâu sắc. Người và thuyền chỉ sự hoạt động sông, biển. Chó và nai là hiện tượng của núi rừng. Những hình khắc này mang tính lưỡng phân: Sông, biển (nước) - núi, rừng (đất) Chó - Người Lưỡng phân có xu thế tất yếu tiến lên lưỡng hợp: Đất + Nước = Tổ quốc. Chó + Người phối hợp bao vây nai. Hình khắc này là một bản chữ viết có nội dung: Vũ khí trong tay chiến binh chống kẻ thù, như hình tượng người và chó bao vây nai. Bản viết trên rìu chiến trở thành “điều lệnh chiến đấu” của thời kỳ Đông Sơn, trở thành truyền thống xuyên suốt cuộc hành trình của dân tộc chống giặc ngoại xâm, biểu hiện thành hai chữ “Sát Thát” khắc trên tay người chiến binh nhà Trần chống giặc Nguyên. Hơn nữa, các hình khắc trên đá ở Sa Pa không thuộc một thời kỳ, mà có lịch sử lâu dài nhiều thế hệ của một cộng đồng người cư trú tại đây, từ thời đại đá mới đến thời đại đồng thau phát triển. Những hình khắc là những ký hiệu tiền văn tự và hệ thống văn tự đồ họa, ghi chép những hoạt động lớn của xã hội lúc bấy giờ. Đây là những hình ghi lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Tôi cũng dự đoán rằng, những bảng đá cổ ở Sa Pa có niên đại thuộc văn hóa Gò Mun, khoảng đầu thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên, thời kỳ hình thành nước Văn Lang. Gò Mun là tiền Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh, khi đó người Việt đã từng đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc rất mạnh. Chữ viết hình vẽ Sa Pa đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy, có thể coi đó là loại hình chữ viết hình vẽ biểu ý. Hơn nữa, trên các bản khắc Sa Pa có hình mái nhà cong như trên trống đồng Đông Sơn loại 1. Sơ đồ hình người Sa Pa tương đồng với người trên lưỡi rìu, lưỡi xéo Đông Sơn. Như vậy rõ ràng có một xu hướng phát triển chữ viết hình vẽ tiến. Và cũng chính ngay bản thân hệ thống chữ viết cao đó, có cứ liệu vững chắc để thấy sự đi lên của nó, từ thấp đến giai đoạn hoàn chỉnh của chữ viết ghi âm Đông Sơn-chữ viết có nguồn gốc riêng, sớm nhất ở Đông Nam Á. Văn minh Đông Sơn đã tỏa ảnh hưởng ra ngoài và chữ viết của người Việt cổ (hay còn gọi là chữ Khoa đẩu) làm cơ sở cho các hệ chữ viết còn lại sau này. PV: Nghiên cứu và ra mắt những công trình về chữ Việt cổ, bên cạnh việc khẳng định giá trị văn hóa của nó, giáo sư còn gửi gắm những gì? Giáo sư Lê Trọng Khánh: Ngoài việc khẳng định nền văn minh từng phát triển rất sớm của dân tộc ta, mà bao năm bị kẻ thù tìm mọi cách tàn sát, hủy diệt, thì những công trình nghiên cứu của tôi để lại cho con cháu với mong muốn chứng minh nguồn cội và địa danh chủ quyền của người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Bởi vậy, tựa đề của cuốn sách sắp ra mắt tới đây sẽ là: “Phát hiện hệ thống chữ viết Khoa đẩu thuộc văn hóa Đông Sơn”, cuốn sách khoảng 100 trang, khổ A4, nội dung quan trọng nhất trong cuốn này là sự khẳng định của tôi về các địa danh của chữ Việt cổ trên đất nước Việt Nam, qua đó hiểu được sự phân bổ của người Việt xưa. Công trình này tôi coi như kết thúc được cuộc đời rồi (ông cười vui). Giáo sư Lê Trọng Khánh năm nay đã 85 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, ông tham gia kháng chiến từ trước Cách mạng Tháng Tám. Từ sĩ quan Quân đội, ông chuyển sang nghiên cứu giảng dạy tại Khoa sử của Trường Đại học Tổng hợp (cũ). Trước khi về hưu, ông công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia. Năm 1958, GS Lê Trọng Khánh bắt đầu nghiên cứu chữ Việt cổ, năm 1986, ông công bố giá trị của chữ Việt cổ qua cuốn sách “Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ”, cuốn sách đã được nhiều nước trên thế giới như Nga, Pháp... dịch và xuất bản. Ngoài ra, GS còn viết và xuất bản nhiều cuốn sách về các danh nhân lịch sử và nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm... VƯƠNG HÀ (thực hiện)
  2. Chào bạn Liêm Trinh Rất vui vì bạn đã trò chuyện. Theo tôi mô hình tính toán của người xưa không "rắc rối" như các phương trình "vi phân hay tích phân" hiện đại. Vì các vì tinh tú có chu kỳ quay rất khác với chu kỳ trái đất (có chu kỳ (năm) gấp cả mấy chục lần) nên việc khái quát hóa thành quy luật là một quá trình lâu dài có sự đóng góp của rất nhiều thế hệ để đưa ra một mô hình thiên văn tổng quát. Có lẽ người xưa sử dụng phương pháp mô phỏng trực nghiệm để đưa ra lý thuyết của mình. Do mới "thoát thai" từ tự nhiên, chưa có những định kiến (lý thuyết "suông duy nhất đúng") trong đầu, nên họ, giống như những đứa trẻ sơ sinh, rất nhạy cảm trong cảm nhận tự nhiên (trẻ sơ sinh rất nhạy cảm). Sự kết hợp, đối chiếu các chuyển động thiên thể với sự thay đổi (của thiên nhiên cùng con người) quan sát, cảm nhận thấy trên trái đất làm nảy sinh ra học thuyết về tương tác trong thế giới. Trong "Dịch" có nhiều yếu tố cho thấy dựa trên cảm nhận như nóng, lạnh, vị đắng, .... Yếu tố chủ chốt ở đây là sự khai thông giữa sự nhạy cảm thông tuệ của người xưa với thế giới xung quanh. Ở đây có yếu tố của khoa học thống kê. Đó là một vài ý kiến của tôi thôi, không dám bàn nhiều vì hiểu biết về vấn đề này của tôi rất kém. Kính chào Tâm Việt
  3. Tiếp tục đọc các cuốn sách về cội nguồn Kinh Dịch, thuyết Âm Dương ngũ hành do anh HTH gửi, tôi xin đưa ra mấy ý kiến ủng hộ luận điểm của tác giả Thiên Sứ như sau: - Về vị trí của người lập ra Hà Đồ : có mấy chi tiết cho thấy vị trí của người lập ra Hà Đồ là nằm ở vĩ độ thấp hơn 23,5 độ Bắc, đó là : 1- Mặt trời : "Trong tháng : ngày 1, 6, 11, 16 ....Mặt trời, mặt trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc " (Tìm về cội nguồn Kinh dịch - trang 181, dòng thứ 7 từ trên xuống). Mặt trời (hay hình chiếu đứng của Mặt trời xuống mặt đất sẽ di chuyển trên mặt đất theo hình xoắn kiểu ren vít nhưng chỉ nằm giữa 2 vành đai giới hạn bởi hai chí tuyến Bắc và Nam có vĩ độ là 23,5 độ (23,5 độ Bắc <---> 23,5 độ Nam). Vì vậy người mà nhìn thấy mặt trời ở phương Bắc chứng tỏ phải có vĩ độ nhỏ hơn 23,5 độ Bắc !!! :o 2- Sao Thổ : có quỹ đạo gần như nằm trong mặt phẳng hoàng đạo, tức cũng di chuyển trong vành đai 23,5 độ Bắc - Nam như mặt trời (có vĩ độ Max là 22 độ 48,7 phút Bắc,nếu toinhows không nhầm), sao này lại được đặt ở giữa trời như trong Hà đồ, nghĩa là người quan sát cổ xưa cũng có vĩ độ không quá 23,5 độ Bắc ! :P Về thông điệp trong bức tranh Ngũ hổ : Trong tranh ta thấy có hình mặt trời đỏ rực nằm phía trên chòm Đại Hùng Tinh (không phải chòm có sao Băc Đẩu), phía dưới là con hổ giữ biểu tượng dịch. Có lẽ chòm Đại Hùng làm ta liên tưởng tới hai điều : - Tên của các vua Hùng - Có ý nghĩa gợi nhớ tới việc xác định vị trí, hướng đi Như vậy thông điệp có thể là : cội nguồn của dịch là nơi có tên Hùng, ở nơi có vị trí địa lý đánh dấu bởi vị trí mặt trời. Lưu ý không có sao Bắc đẩu gợi nhớ tới phương Bắc ở trong tranh. Xin chúc mừng tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh ! ;) Nhưng : Ngoài ra tôi cò một điều băn khoăn, đó là phần viết về mặt trời trong Mạnh Đông kỷ (dòng thứ 3 từ dưới lên, trang 91 - Bản chất của ý thức ). Sách trích dẫn lời người xưa : "....mặt trời tháng này ở phương Nhâm Quý (phương Bắc)." Điều này nên xem lại vì vào mùa đông ở Bắc bán cầu, mặt trời có tọa độ hình chiếu nằm ở nam bán cầu. Vào ngày Đông chí 22/12 có tọa độ là 23,5 độ Nam. Các tọa độ khác là : xuân phân vào ngày 21/3 (cắt xích đạo, đang đi lên bán cầu bắc); 22/6 Hạ chí (đạt 23,5 độ Bắc); 23/9 Lập thu (cắt xích đạo, đi xuống bán cầu nam). Hy vọng diễn đàn luôn sôi nổi. Tâm Việt
  4. Cốc cốc cốc, có ai ở nhà không ? Sao diễn đàn chủ đề này vắng người thảo luận thế ? Tiếp tục đọc các cuốn sách về cội nguồn Kinh Dịch, thuyết Âm Dương ngũ hành do anh HTH gửi, tôi xin đưa ra mấy ý kiến ủng hộ luận điểm của tác giả Thiên Sứ như sau: - Về vị trí của người lập ra Hà Đồ : có mấy chi tiết cho thấy vị trí của người lập ra Hà Đồ là nằm ở vĩ độ thấp hơn 23,5 độ Bắc, đó là : 1- Mặt trời : "Trong tháng : ngày 1, 6, 11, 16 ....Mặt trời, mặt trăng gặp sao Thủy ở phương Bắc " (Tìm về cội nguồn Kinh dịch - trang 181, dòng thứ 7 từ trên xuống). Mặt trời (hay hình chiếu đứng của Mặt trời xuống mặt đất sẽ di chuyển trên mặt đất theo hình xoắn kiểu ren vít nhưng chỉ nằm giữa 2 vành đai giới hạn bởi hai chí tuyến Bắc và Nam có vĩ độ là 23,5 độ (23,5 độ Bắc <---> 23,5 độ Nam). Vì vậy người mà nhìn thấy mặt trời ở phương Bắc chứng tỏ phải có vĩ độ nhỏ hơn 23,5 độ Bắc !!! :o 2- Sao Thổ : có quỹ đạo gần như nằm trong mặt phẳng hoàng đạo, tức cũng di chuyển trong vành đai 23,5 độ Bắc - Nam như mặt trời (có vĩ độ Max là 22 độ 48,7 phút Bắc,nếu toinhows không nhầm), sao này lại được đặt ở giữa trời như trong Hà đồ, nghĩa là người quan sát cổ xưa cũng có vĩ độ không quá 23,5 độ Bắc ! :P Về thông điệp trong bức tranh Ngũ hổ : Trong tranh ta thấy có hình mặt trời đỏ rực nằm phía trên chòm Đại Hùng Tinh (không phải chòm có sao Băc Đẩu), phía dưới là con hổ giữ biểu tượng dịch. Có lẽ chòm Đại Hùng làm ta liên tưởng tới hai điều : - Tên của các vua Hùng - Có ý nghĩa gợi nhớ tới việc xác định vị trí, hướng đi Như vậy thông điệp có thể là : cội nguồn của dịch là nơi có tên Hùng, ở nơi có vị trí địa lý đánh dấu bởi vị trí mặt trời. Lưu ý không có sao Bắc đẩu gợi nhớ tới phương Bắc ở trong tranh. Xin chúc mừng tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh ! ;) Nhưng : Ngoài ra tôi cò một điều băn khoăn, đó là phần viết về mặt trời trong Mạnh Đông kỷ (dòng thứ 3 từ dưới lên, trang 91 - Bản chất của ý thức ). Sách trích dẫn lời người xưa : "....mặt trời tháng này ở phương Nhâm Quý (phương Bắc)." Điều này nên xem lại vì vào mùa đông ở Bắc bán cầu, mặt trời có tọa độ hình chiếu nằm ở nam bán cầu. Vào ngày Đông chí 22/12 có tọa độ là 23,5 độ Nam. Các tọa độ khác là : xuân phân vào ngày 21/3 (cắt xích đạo, đang đi lên bán cầu bắc); 22/6 Hạ chí (đạt 23,5 độ Bắc); 23/9 Lập thu (cắt xích đạo, đi xuống bán cầu nam). Hy vọng diễn đàn luôn sôi nổi. Tâm Việt
  5. Kính thưa thầy Thiên Sứ cùng ACE Tâm Việt đang cố lần ra vị trí người vẽ Cửu tinh đồ theo thiên văn, ai có tên gọi hiện đại của các chòm sao trong Cửu tinh đồ vui lòng lên tiếng. Trân trọng cảm ơn Tâm Việt
  6. Cảm ơn bác Liễu Ngân Đinh đã gửi link tới bài có ảnh bầu trời sao ở Thượng Hải, nhưng tôi không tìm thấy một chòm sao nào của Cửu tinh đồ trên đó. Hay tôi chưa nhận ra ? Bác nào chỉ dẫn giúp tôi với. Xin cảm ơn Tâm Việt
  7. Cảm ơn bạn Vusonganh, tôi đã đăng nhập được rồi. Tâm Việt
  8. Xin hỏi các bác chủ diễn đàn một chút, sao tôi không đang nhập được vào để gửi bài từ máy tính ở vị trí khác (tối hôm qua) :rolleyes: . Trân trọng Tâm Việt
  9. Tâm Việt chào Hà Uyên và ACE, Vâng trái đất đan nóng lên, tan băng, địa cực di chuyển. Trong vài thập kỷ qua chúng ta làm trục trái đất "xiêu vẹo" còn hơn tác động của hàng thiên niên kỷ trước cộng lại. Đó là lý do phải vội vã hơn trong nghiên cứu, biét đâu sẽ không còn dấu vết gì về tổ tiên nữa :rolleyes: . Nhưng về vị trí nơi lập ra Cửu tinh đồ (cũng như vị trí sao Bắc Đẩu cùng các chòm sao khác) theo sự hiểu biết của tôi thì vẫn vậy thôi, trừ khi có một mảng lục địa châu Á của ta rời đi đâu mất, mà điều này trong các thiên niên ký gần đây không thấy các cụ nói gì đến :D . Ta đã lập ra bản đồ nước Việt thời cổ đó thôi, đâu đó các vùng vẫn liền kề với Bắc bộ của ta đấy. Thật vậy, cho đến giờ Sao Bắc Đẩu vẫn nằm trên cực Bắc, nên Hà Uyên không cần lo ngại nữa. Tâm Việt
  10. Chào các bạn, Muốn chứng minh Kinh Dịch xuất phát từ vùng nào, phải chứng minh vị trí xuất phát của Cửu Tinh Đồ, tức là nơi người ta vẽ ra nó. Tôi xin đưa ra 2 giải pháp sau: Chòm Ngũ Đế Tọa ở giữa trời, nghĩa là trên đầu người lập ra bản vẽ. Để tìm ra chòm này, ta cần biết tên hiện đại của nó, từ đó ta tìm ra nó trên bản đồ sao và ta sẽ biết vĩ độ của người vẽ Cửu tinh đồ. Ta cũng có thể dựa vào sao Bắc Đẩu : nên nhớ rằng độ cao của sao này (đo bằng góc có đỉnh là người quan sát) so với phương ngang chính bằng vĩ độ người quan sát. Nếu tìm thấy văn bản cổ mô tả về độ cao này, hoặc vẽ cùng với đường chân trời cùng một số chòm sao rõ tên tuổi, ta sẽ xác định được vị trí người vẽ ra Cửu tinh đồ. Tâm Việt
  11. Kg ACE và thầy Thiên Sứ Bác Liêm Trinh nói rất đúng : "Theo liêm trinh cụ nên tìm một số bằng chứng thiên văn học nữa để chứng minh các học thuật ấy chỉ được lập thành khi quan sát thiên văn ở vị trí địa lý phía nam sông Dương Tử chở về Việt Nam ngày nay, và các ứng dụng thực tiễn cổ nguyên khai khi học thuật được sáng tạo ra thì được tổng kết chính từ cuộc sống của người Bách Việt vào thời điểm học thuật ra đời." Chính vì vậy Tâm Việt mới hỏi các bác tên hiện đại của các chòm sao trong Cửu Tinh Đồ cũng như trình Skymap. Nếu có tên sao thì ta sẽ ta sẽ biết ngay vị trí của người vẽ ra nó ở phía Nam hay Bắc sông Dương Tử. Ví dụ chòm sao Ngũ đế tọa : ở giữa vòm trời, như vậy là nó nằm trên đỉnh đầu của người quan sát. Vậy nếu ta biết tên hiện đại của nó thì hiện tại nó đang nằm trên đỉnh đầu vùng nào thì nhiều khả năng người lập ra Cửu tinh đồ sống tại vĩ độ đó. Sao Bắc Đẩu : nếu tìm được văn bản cổ nào ghi lại độ cao của sao này so với đường chân trời hoặc tương tự : phân bố các sao, trong đó có sao Bắc Đẩu và đường chân trời, thì ta có thể tìm ra vĩ độ của ngườì quan sát lúc đó. Độ cao của sao Bắc Đẩu so với đường chân trời, sau một vài hiệu chỉnh nhỏ, cho biết vĩ độ người quan sát. Tôi có bản đồ sao (nhưng tên la tinh), các bạn có tên tiếng Việt hiện đại các chòm trong Cửu tinh đồ xin cho tôi biết (tôi đã cố tìm trong bài viết của một số bạn mà chưa thấy), biết đâu ta sẽ tìm ra lời nhắn nhủ của cha ông từ ngàn xưa :rolleyes: . Trân trọng Tâm Việt
  12. Kính gửi Bác Thiên Sứ và các thành viên diễn đàn, Là người Việt (Giao Chỉ gốc !! :( ), tôi rất quan tâm đến chủ đề này và rất trân trọng các ý tưởng, những nỗ lực khám phá bí ẩn về cội nguồn Kinh Dịch. Tôi đã đọc Tìm về cội nguồn Kinh Dịch bản trên mạng của bác Thiên Sứ, đã ra các hiệu sách Tràng Tiền tìm mua sách của Bác nhưng không có, hy vọng các bác chỉ giúp chỗ nào mua được (ở Hà Nội) bản sách in. Trân trọng Tâm Việt