
thienduyen
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
27 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout thienduyen
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Văn hoá Thần truyền: “tướng do tâm sinh” Bài của Nhược Thuỷ Thành ngữ “tướng do tâm sinh” là có nội hàm của văn hoá Thần truyền, xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của sự vật, tức là cái hình tượng xuất hiện bề mặt của các sự vật mà người ta nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày; mà biểu tượng ấy biến hoá đa đoan, thảy đều do nhân tâm khác nhau mà thành ra các trạng thái biểu hiện khác nhau. Phật gia giảng “tướng do tâm sinh”, chủ yếu là để chúng sinh hiểu rằng “khả kiến chi vật, thực vi phi vật” (vật có thể thấy kia, thực ra là ‘phi vật’), “vật sự giai không, thực vi tâm chướng, tục nhân chi tâm, xứ xứ giai ngục” (vạn sự vạn vật thảy là không, thấy là thực là vì cái chướng ngại trong tâm; cái tâm phàm tục ấy, đâu đâu cũng là giam ngục). Chữ tướng này là giả tướng, hư tướng, huyễn tướng, chứ không phải chân tướng; thế nên mới bảo người ta đừng chấp trước vào cái tướng này, kẻo bị vạn vật thế gian làm phiền luỵ; nếu từ đó mà siêu thoát ra được, thì ấy là đến bờ hạnh phúc bên kia rồi. Chữ tướng đang nói đến ở đây, thông thường là nói về diện tướng, cũng là nói về tướng mạo của toàn thể cá nhân ấy. “Tướng do tâm sinh” do vậy mà được hiểu là: người ta có tâm cảnh thế nào thì cái tướng mạo là thế ấy, người ta có tâm tư truy cầu gì thì có thể thông qua nét mặt tư thái mà nhận ra được. Trong «Tứ Khổ Toàn Thư» luận thuật rằng: “vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm” (đừng nhìn tướng mạo người, trước tiên hãy nghe thanh âm của người ta; đừng nghe thanh âm người, trước tiên hãy quan sát hành vi của người ta; đừng quan sát hành vi người, mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta). Âu cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người; rằng biến hoá của diện tướng cũng là biến hoá của tâm biểu hiện ra bên ngoài. Cố sự Bùi Độ, Bùi Chương là một ví dụ rất tốt để minh hoạ. Bấy giờ là thời triều đại nhà Đường, Bùi Độ thuở nhỏ sống cảnh nghèo khổ cơ cực. Một hôm, trên đường gặp một vị Thiền Sư Nhất Hạnh. Đại Sư nhìn tướng mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt láo liên, đường gân chạy vào chỗ miệng; ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết; vì vậy bèn khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu khổ hạnh. Mấy ngày sau, Bùi Độ nhặt được trên núi Hương Sơn một chiếc đai ngọc của nữ nhân và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mệnh cha mẹ cô gái ấy. Hôm sau lại gặp Thiền Sư Nhất Hạnh. Đại Sư coi mặt Bùi Độ mục quang trong sáng, thần thái đã khác hẳn. Ngạc nhiên quá, Đại Sư bèn hỏi chuyện, và sau khi nghe kể, ông cười lớn và nói: “tấm thân bẩy thước chẳng bằng khuôn mặt bẩy tấc; khuôn mặt bẩy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc chẳng bằng một khối tâm”. Thiền Sư bèn khuyến khích Bùi Độ hành Thiện. Quả nhiên Bùi Độ sau làm trọng thần của bốn đời vua Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông, là “danh tướng toàn tài”, đương thời đã thành danh “huân cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”. Trong sử sách nhìn nhận ông là “đức độ thuỷ chung suốt bốn đời vua”, “uy danh đức độ của ông sánh với Quách Phần Dương”. Bùi Độ có năm người con, đều có danh tiếng rạng rỡ, bản lãnh hơn người. Bùi Chương là người Giang Đông tỉnh Sơn Tây. Cha mẹ của Bùi Chương có quan hệ rất thân với thần tăng Đàm Chiếu Pháp Sư. Pháp Sư giỏi về thuật tướng số, ông coi tướng Bùi Chương, thấy thiên đình bạo mãn, địa các phương viên (đỉnh trán và cằm đầy đặn phúc hậu), là tướng tương lai làm nên sự nghiệp danh giá, nhất định thành tựu. Khi hai mươi tuổi, Bùi Chương cưới Lý Thị làm vợ. Một năm sau đó anh đến Thái Nguyên làm quan, vợ con phải để lại ở nhà. Mấy năm sau Bùi Chương trở về gặp Đàm Chiếu Pháp Sư, thì Pháp Sư rất ngạc nhiên thấy tướng mạo của anh đổi khác hẳn: thiên đình lép kẹp, cằm nhọn, lòng bàn tay có hắc khí xoay chuyển. Pháp Sư bèn bảo rằng anh ta e rằng sẽ gặp hoạ, phải cẩn thận; rồi gạn hỏi xem anh có làm gì thất đức không. Bùi Chương suy xét rồi kể rằng mấy năm ở Thái Nguyên chỉ phạm mỗi việc thông dâm với dân nữ là trái với luân lý mà thôi, chứ không làm gì bất lương cả. Đàm Chiếu Pháp Sư thở dài thườn thượt nói: “Vốn dĩ cậu có tương lai tốt đẹp, sao chẳng biết trân quý? Tư thông với vợ người ta, cậu đã huỷ hết phúc đức của mình rồi. Thật quá là đáng tiếc!” Dần dần về sau Bùi Chương thật sự gặp đại hoạ. Một lần, khi đang tắm thì bị hành thích, một đao trúng bụng, gan ruột phòi ra bỏ mạng. Thời cổ có câu: “hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt” (có tâm thì dẫu vô tướng, tướng cũng sẽ do tâm mà sinh; có tướng mà tâm vô, thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất); ấy là ý bảo rằng: hình tướng một cá nhân là tuỳ theo tâm niệm thiện-ác của cá nhân ấy mà biến hoá theo. Kỳ thực, từ Trung Y cổ đại cũng như sinh lý học và tâm lý học hiện đại là có thể thấy rằng đạo lý “tướng do tâm sinh” cũng giản đơn thôi. Cái tướng mạo của người ta là do ‘hình’ và ‘thần’ hợp lại mà thành. Hình tướng thuần thục sinh lý thuận chính; thần thái cũng là bao quát nhân tố sinh lý; cũng phụ thuộc vào sự tu chỉnh của hậu thiên nữa. Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong sinh hoạt, qua thời gian thì dần dần cũng củng cố ra trên khuôn mặt, nghĩa là “hữu chư nội tất hình chư ngoại” (có gì bên trong ắt xuất hình bên ngoài). Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ tác dụng lên thân thể; nếu như tâm niệm an hoà tĩnh tại, thần thanh khí sảng, cái nhìn rộng mở, lỗi lạc quang minh, thì sẽ khiến khí huyết hài hoà, ngũ tạng an định, công năng chính thường, thân thể khoẻ mạnh, ắt sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái bay bổng; ai gặp mặt cũng cảm thấy thoải mái, cảm thấy thân thiện an hoà một cách tự nhiên. Có thể nhìn nhận quan hệ giữa tướng và tâm như thế này: “tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là bên trong, là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tuỳ tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm thiên” (cảnh thay đổi theo tâm, tướng thiên di theo tâm). Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm” (theo quan hệ nhân-quả). Nếu bản thân một cá nhân không làm chủ tể nổi tâm của chính mình, thì bị sẽ bị động theo ảnh hưởng và lôi kéo của hoàn cảnh bên ngoài, chính đã là “tâm tuỳ cảnh thiên” (tâm chạy theo cảnh) rồi. Nếu có thể làm được bất động tâm, thế thì, chính là đã chế ước được ngoại cảnh không cho phát sinh biến hoá; cho nên, Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng: “Thế gian vạn vật giai thị hoá tướng, tâm bất động, vạn vật giai bất động, tâm bất động, vạn vật giai bất biến” (Vạn vật thế gian đều cái tướng được biến hoá ra, tâm bất động, vạn vật sẽ đều bất đông, tâm bất động, vạn vật sẽ đều bất biến). Vì vậy mới có thể nói, dẫu hoàn cảnh có hiển tướng thế nào đi nữa, thì đều là “tâm” mình quyết định; “tướng” là bóng ảnh bên này của “tâm”. Làm người thì nên có tâm cảnh thế nào? Tuân Tử viết: “tướng hình bất như tướng tâm, luận tâm bất như luận đức”. Cuốn «Thái Thanh Thần Giám» - cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất trong thuật xem tướng thời xưa - có luận về đức thế này: “vi đức chi tiên, vi hành chi biểu” (lấy đức làm đầu, lấy hành vi làm biểu đạt), “đức tại hình tiên, hình cư đức hậu” (đức có trước hình, hình ở sau đức), “khứ nghiệp tùng Thiện, tiêu tai tỵ hung” (trừ nghiệp hành thiện, tiêu tai giải nạn). Nếu trong tâm luôn giữ Chân-Thiện-Nhẫn, thật sự án chiếu theo Chân-Thiện-Nhẫn mọi lúc khi làm bất kể việc gì, thì sẽ mang theo quanh mình ảnh hưởng của “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”. Thưa các bạn, các bạn đã đặt công phu vào việc chăm chút từng tâm niệm của mình chưa? Nguồn: vn.minghui.org
-
Hoa Ưu Đàm nở tại Hải Phòng, Việt Nam (Ảnh) Hoa Ưu Đàm nở trên chuông đồng tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng, Việt Nam chụp vào sáng ngày 3 tháng 5 năm 2012. “Ưu Đàm Bà La hoa” theo truyền thuyết là loài hoa trên tiên giới 3.000 năm mới nở một lần, do đó vẻ đẹp “thanh bạch không nhiễm tục” đã khiến Ưu Đàm Bà La được tôn làm hoa của Phật gia. Vào tháng 7 năm 1997, 24 đóa hoa Ưu Đàm Bà La đã được phát hiện mọc trước ngực bức tượng đồng vàng Như Lai đặt trong phòng phương trượng tại một ngôi chùa ở Hàn Quốc; kể từ đó, loài hoa kỳ diệu này đã được phát hiện nở tại nhiều nơi trên thế giới và ở Trung Quốc, mọc trên cây cối, kính, kim loại, nhựa, v.v. “Ưu Đàm Bà La hoa” là tiếng Phạn, ý là loài hoa may mắn linh thiêng, nở giữa không trung. Kinh Phật có miêu tả tường tận về loài hoa này. Theo kinh «Vô Lượng Thọ» thì: “Người ta phát hiện Ưu Đàm Bà La hoa là điềm lành đã tới.” Còn theo kinh «Pháp Hoa Văn Cú», quyển 4: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện.” Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» cũng viết: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.” Như vậy, theo kinh Phật ghi lại thì sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm Bà La có nghĩa là Pháp Luân Thánh Vương (tức “Kim Luân Vương”) đã xuất hiện tại thế gian. Còn theo bài viết tìm duyên thánh hoa thuộc loạt bài “Phủi sạch phong trần” trên ******* thì Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Đến khi có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, thì là báo hiệu (Pháp Luân) Thánh Vương đã tới; sau khi đắc Pháp, các con nhất định phải trân quý!” Dưới đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm Bà La nở trên chuông đồng tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng, Việt Nam chụp vào sáng ngày 3 tháng 5 năm 2012.
-
Bí ẩn về loài rồng Tác giả: Epoch Times Staff Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền Trung Hoa, và đã trở thành biểu tượng tâm linh mạnh đối với người Trung Quốc. Rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Quốc đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của rồng, điều đó thật hấp dẫn để kiểm tra lại xem rồng có thực sự tồn tại hay không. Phần tạp ký của “Ký sự về Huyện Nghĩa” từ triều đại nhà Thanh viết như sau: “Vào năm 1503 sau Công Nguyên [Triều Minh, năm Hồng Di thứ 16], 5 con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý [3 dặm] phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa. “Mây kéo đến đầy trời và biển bắt đầu nổi sóng. Một vị Thần trong trang phục màu xanh lá cây từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay đi. Bấy giờ, một vị thần màu xanh lá cây khác hạ xuống, và những con rồng bò quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, các vị thần và năm con rồng đã bay đi mất. Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Gia Tĩnh”, cũng kể một câu chuyện tương tự: “Vào tháng 9 năm 1588 sau Công nguyên, một con rồng trắng đã được phát hiện trên hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ. “Người chứng kiến là Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho triều đình, đã nhìn thấy một vị Thần với trang phục màu tím và một vương miện bằng vàng, cao hơn 30 mét, đứng giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Một quả cầu ánh sáng to cỡ một cái đấu [một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc] xuất hiện bên dưới đầu của con rồng.” Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Tống Giang” đã ghi chép một sự việc được chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công nguyên, một con rồng trắng giống như con rồng xuất hiện trên hồ Bình đã được nhìn thấy trên sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị Thần đứng trên đầu con rồng. Phần Ngũ Hành trong “Ký sự về triều Hậu Hán” sau này được trích dẫn trong phần Hiện tượng Kỳ lạ của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương”, đã ghi chép một trường hợp nhìn thấy rồng trong hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của triều Đông Hán, có kinh thành nằm gần thành phố Lạc Dương ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam; cung điện Văn Minh có thể là nơi ông đã cư ngụ. Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công nguyên, một vật đen khổng lồ rơi từ trên trời xuống sân phía đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 mét, và lướt đi nhanh chóng, phát ra ánh sáng nhiều màu sắc. Vật thể này có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải. Phần Ngũ Hành trong “Biên sử của triều Nguyên” viết như sau: “Vào tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 27 [tháng 8 năm 1290 sau Công nguyên], có một con rồng xuất hiện gần núi Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, tỉnh Sơn Đông. Con rồng có khả năng làm cho một tảng đá lớn nặng nửa tấn lơ lửng trên không trung.” Vào năm Cát An thứ 24 thuộc triều Đông Hán (219 sau Công nguyên), một con rồng vàng xuất hiện trên sông Trì Thủy thuộc thành phố Vũ Dương, và ở đó trong suốt 9 ngày trước khi rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng. Vào tháng 4, năm Vĩnh Hà thứ nhất, triều Đông Tấn (345 sau Công nguyên), hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn (dịch theo nghĩa đen là “núi Rồng”). Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng 200 thước. Các sách lịch sử địa phương từ triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4 (1631 sau Công nguyên), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long (nghĩa là “hồ Rồng kỳ lạ”), phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam. Bản ghi chép đã viết: “Râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở núi Long Sơn (núi Rồng) và hồ Kỳ Long (hồ Rồng kỳ lạ), do đó điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này. “Ký sự bổ sung của triều Đường” đã ghi chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của Hoàng đế Hàm Thông, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của huyện Thông Thành, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30 mét, một nửa số đó là đuôi. Cái đuôi có hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một lớp màng màu đỏ che phủ. “Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của hoàng đế Thành Hóa, triều Minh, một con rồng đã rơi xuống trên bãi biển huyện Tân Thủy, tỉnh Quảng Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ. Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiếu Hưng thứ 32, triều Nam Tống (1162 sau Công nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Những cái vây mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó bốc mùi xa hàng dặm. Những người địa phương đã phủ nó lại bằng một tấm chiếu. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế tại đó. Tuy nhiên, sau một đêm sấm sét dữ dội, con rồng đã biến mất. Chỉ còn lại một cái mương nơi nó đã nằm. “Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19 (1839 sau Công nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm quay đơ, ruồi bọ vây quanh. Người dân địa phương làm một cái mái che để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. Ba ngày sau, sau một đêm giông bão, con rồng đã bay đi. Những trường hợp chứng kiến thời hiện đại Nhiều sự kiện trong thế kỷ trước cũng được cho là những trường hợp nhìn thấy rồng. Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó. Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được xác định đã rớt từ trên trời xuống một nơi gần phía nam tỉnh Hà Nam. Theo miêu tả của một số nhân chứng, con vật trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trên trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng rơi xuống từ bầu trời được ghi chép trong lịch sử. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa như trút nước xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, và sau đó ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín. Có một chàng trai trẻ đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng, và đột nhiên anh ta kinh ngạc vì nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của hai con vật giống hệt với những con rồng trong các bức tranh truyền thống ngoại trừ râu của nó ngắn hơn. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!” Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người canh chừng hai con rồng. Sau đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất khỏi những đôi mắt chăm chú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ đều thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất. Một nông dân nói: “Tôi từng nghe điều tương tự thế này đã xảy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã sai một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con vật đó. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng nó. Cho đến tháng 12 năm 2000, con vật vẫn còn sống. Khi trời bắt đầu tối vào lúc 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9 năm 2000, ở thành phố Vụ Tùng, tỉnh Cát Lâm, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ vùng trời phía tây bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và nhiều màu sắc. Sau đó, một sinh vật trông giống rồng đã xuất hiện. Miệng, râu, chân, và vảy của nó đều có thể được nhìn thấy rõ ràng. Con rồng hiện hình khoảng 20 phút. Cuối cùng, ánh sáng mờ dần thành đỏ thẫm trước khi nó từ từ biến mất. Rồng có phải chỉ là những điều tưởng tượng trong thế giới tâm linh, hay chúng thực sự hiện hữu vật chất? Đó vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta ngày nay. Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây
-
Thân thể bất hoại của các tu sĩ phương Tây Thi hài của Thánh Bernadette ở thành phố Lourdes, được phủ sáp trên gương mặt và bàn tay. Nhà thờ Thiên Chúa giáo đã phát hiện ra rằng thân thể của bà vẫn không bị hủy hoại sau khi bà qua đời. (Ảnh: Wikimedia Commons) Nhiều người có thể đã nghe qua các câu chuyện về thân thể bất hoại trong giới tu luyện ở Trung Quốc. Chẳng hạn như, có thân thể trần thế của một vị thần tại núi Cửu Hoa, thân thể của Từ Minh hòa thượng tại chùa Địa Tạng, và nhiều trường hợp khác nữa. Tuy vậy, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc; nó cũng tồn tại trong thế giới phương Tây. Vị Thánh Thiên Chúa giáo Bernadette Brown từ trần năm 1879. Vào năm 1909, thi hài của bà được đào lên để chôn cất lại tại nơi khác. Hai bác sĩ đã chứng kiến cảnh khai quật. Họ nhìn thấy thi hài vẫn còn trong trạng thái rất tốt. Cách duy nhất mà một nữ tu đã chứng kiến việc chôn cất 30 năm về trước có thể nói sau nhiều năm trôi qua là nhờ vào chiếc quan tài tốt. Vào tháng 3 năm 2001, thi hài của đức Giáo hoàng John XXIII đã được đào lên vì đức Giáo hoàng tại vị đã quyết định rằng vị Giáo hoàng tiền nhiệm của ông cần một nơi an nghỉ mới để có đủ chỗ cho rất đông người tới viếng mộ của ngài tại khu hầm mộ của Nhà thờ Thánh Peter (St. Peter’s Basilica) ở Rome. Thật đáng kinh ngạc là, mặc dù đức Giáo hoàng John XXIII đã qua đời từ 37 năm về trước, thân thể của ngài vẫn còn trong tình trạng rất tốt. Đã có nhiều ví dụ trong lịch sử về việc thi thể được đào lên rồi đem chôn lại. Người ta không thể phủ định việc các tài liệu xác nhận rằng có nhiều thân thể bất hoại. Có nhiều ghi chép về những người đã được phong thánh vào thời Trung cổ tại Anh, thi hài của họ không bị mục nát bất chấp nhiệt độ và sự ẩm ướt, trong đó bao gồm Thánh Cuthbert, Werburgh, Waltheof, và Guthlac. Gần đây cũng có rất nhiều ví dụ. Bà Joan Carroll Cruz, tác giả và cũng là người ở cấp bậc 3 trong Thứ bậc Trần tục của dòng Tu kín (Secular Order of Discalced Carmelites), đã ghi lại chi tiết nhiều trường hợp thân thể bất hoại trong cuốn sách của bà “The Incorruptibles” (Các thân thể bất hoại), được xuất bản năm 1997. Những trường hợp đó bao gồm Thánh Teresa vùng Avila, mà thân thể của bà không hề phân hủy mặc dù bị chôn trong vùng bùn lầy ẩm ướt. Có thể có người nghĩ rằng sự thật về những ghi chép này khó mà kiểm chứng được. Trên thực tế, hồ sơ ghi chép các sự kiện này là rất đầy đủ và được bảo quản kỹ càng. Nhiều thân thể vẫn còn có thể thấy được ngày nay. Hơn nữa, nhiều nhân viên và người thân đã chứng kiến tận mắt các cuộc khai quật. Loại sự kiện như thế này đã xảy ra trong suốt lịch sử của Cơ Đốc giáo. Tại sao thân thể của nhiều tu sĩ trong Phật giáo và Cơ Đốc giáo không bị hủy hoại sau khi họ từ trần? Hiện tượng này làm cho khoa học hiện đại đau đầu, nhưng nó lại xảy ra thường xuyên trong giới tu luyện. Theo sự hiểu biết thông thường [trong giới tu luyện], thì khi người tu luyện tinh thần thanh lọc tư tưởng, đề cao đạo đức, và trở về bản tính nguyên thủy của họ, thì thân thể vật chất của họ cũng sẽ chuyển hóa theo. Nguồn tiếng việt lấy từ trang: http://vietsoh.com/news/
-
10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích Nhiều người suýt chết đã kể về những trải nghiệm đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa. (Ảnh Photos.com) Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù nhiều hiện tượng trên thế giới thực sự có những giải thích khoa học, nhưng không phải tất cả đều có thể được giải thích bằng kiến thức khoa học hiện nay. Ví dụ, khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng về quá trình mà vũ trụ được hình thành. Khoa học cũng không thể giải thích được sự hình thành của các tín ngưỡng tôn giáo. Khi bước vào lĩnh vực siêu tự nhiên, có những hiển hiện bí ẩn vẫn chưa có những giải thích khoa học có vẻ hợp lý bởi vì không thể áp dụng phương pháp khoa học để đo lường hay nghiên cứu những hiện tượng đó. Chúng ta hãy thử xem xét một số hiện tượng không thể giải thích này và tự nhắc nhở mình rằng bản thân tự nhiên là một kỳ quan và rằng nhiều thứ vẫn còn là những điều bí ẩn. 1. Liệu pháp tinh thần (Placebo Effect) Liệu pháp tinh thần từ lâu vẫn là một ẩn đố y học động chạm đến ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe của thân thể và tác dụng chữa bệnh. Người ta đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tin là đã được điều trị bằng một loại thuốc có hiệu lực có thể khỏi bệnh ngay cả khi họ chỉ được cho uống các viên thuốc giả bằng đường. Phát hiện này đã dẫn đến việc nghiên cứu sử dụng việc thử nghiệm ‘mù kép’ để tránh việc sự dự tính của cả những người làm thí nghiệm và những người tham gia ảnh hưởng đến kết quả. Không may là, qua nhiều năm, hiệu lực và khả năng đo lường được của liệu pháp tinh thần đã bị khoa học coi là không đáng tin cậy. Điều này có thể là do những hạn chế của phương pháp khoa học. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp những người tự khỏi bệnh, nhiều khi thậm chí còn vượt quá cả các phương cách y học hiện có để chữa trị cho thân thể vật lý. 2. Giác quan thứ 6 Năm giác quan nhìn, nghe, nếm, sờ, và ngửi giúp chúng ta khám phá thế giới vật chất của chúng ta. Còn có giác quan thứ 6, một khả năng cảm nhận nội tại còn được gọi là trực giác. Từ ‘trực giác’ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “intueri”, có nghĩa là ‘nhìn vào bên trong.’ Trực giác là khả năng nhận biết và hiểu được mà không cần phải dùng sự suy luận hay phân tích lô-gíc, và tất cả mọi người đều có nó ở các mức độ nhạy bén khác nhau. Trực giác còn được gọi một cách phổ biến là “linh cảm” hay “trực cảm” (gut feeling), một sự hiểu biết nội tại về một điều gì đó hay một tình huống nào đó mà không cần có sẵn kiến thức về nó. Theo Cuộc điều tra của PRWeek/Burson-Marsteller CEO năm 2006, 62% các tổng giám đốc (CEO) thường ra các quyết định kinh doanh dựa trên trực giác của mình thay vì dựa vào việc phân tích dữ kiện. Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) cũng phát hiện ra rằng những người tham gia, không có thời gian để nhìn mà phải dựa vào trực giác, nhặt ra một hình tượng khác lạ trong số hơn 650 hình tượng giống hệt nhau một cách chính xác hơn so với khi có 1,5 giây để nhìn các hình tượng. Triết gia Trung Quốc thời cổ Lão Tử đã từng nói rằng, “Sức mạnh của việc hiểu biết theo trực giác sẽ bảo vệ chư vị khỏi bị hại cho đến cuối đời.” Albert Einstein cũng đã từng nói, “Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác.” Thế nhưng trực giác đến từ đâu? Các nghiên cứu về bộ não người lưu ý đến tuyến quả thông như là một câu trả lời khả dĩ cho bí ẩn này. René Descartes (1596–1650), cha đẻ của triết học hiện đại, đã gọi tuyến quả thông là “chỗ ngồi của tâm hồn”. Tư tưởng phương Đông cổ xưa coi trực giác nằm ở trong khu vực tuyến quả thông và tin rằng nó có thể tiếp nhận sự chiếu sáng từ tâm hồn với hình thức kiến thức hoặc ý tưởng. 3. Trải nghiệm cận tử Đã có nhiều báo cáo về các trải nghiệm kỳ lạ khác nhau đến với những người gần chết, như đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa, gặp những người thân yêu, và có một cảm giác êm đềm, thanh thản. Đáng chú ý nhất là trải nghiệm của Bác sĩ George Rodonaia, mà “trải nghiệm cận tử lâm sàng” của ông năm 1976 là trường hợp được ghi chép đầy đủ nhất từ trước đến nay. Trải nghiệm này đã biến đổi George Rodonaia, là một người vô thần trước đó và sau đó đã trở thành một linh mục được phong chức trong Nhà thờ Chính thống giáo phương Đông. Trải nghiệm của ông gợi ý cho chúng ta rằng có một thế giới khác ở phía bên kia thế giới vật chất này của con người. Mặc dù nhiều người đã thực sự đi qua những trải nghiệm này, khoa học vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng trải nghiệm cận tử này. Một số nhà khoa học cố nói rằng những trải nghiệm cận tử này có thể được giải thích là kết qủa của ảo giác của một bộ não bị thương. Nhưng không phải trường hợp nào cũng là bị thương não, vì vậy không có giả thuyết khoa học cụ thể nào có thể đưa ra hoặc là các lời giải thích hoặc là lý do tại sao nhiều người lại có những trải nghiệm này và tại sao những trải nghiệm đó lại thường mang tính thay đổi cả cuộc đời của họ. 4. Vật thể bay không xác định Vật thể bay không xác định (UFO) là một thuật ngữ do Không quân Mỹ đặt ra năm 1952 để phân loại những vật thể mà các chuyên gia không thể xác định được sau khi điều tra. Trong văn hóa thường thức, khái niệm UFO thường được dùng để nói đến tàu vũ trụ mà những người ngoài hành tinh dùng để bay. Người ta đã nhìn thấy và ghi chép lại về các UFO ngay từ khi triều đại nhà Tống ở Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 11, học giả và võ tướng Thẩm Quát (1031-1095) đã viết trong cuốn sách “Mộng khê bút đàm” (The Dream Pool Essays) của mình (1088) về một vật thể bay hình viên ngọc trai có ánh sáng chói lòa ở bên trong và có thể di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc. Kenneth Arnold, một doanh nhân người Mỹ, báo cáo lại là đã nhìn thấy 9 vật thể phát ra ánh sáng chói đang bay gần Núi Rainier ở bang Washington năm 1947. Arnold mô tả các vật thể đó có hình đĩa “dẹt như một cái chảo rán bánh”. Mô tả của ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý từ phía các phương tiện truyền thông và công chúng. Kể từ đó trở đi, việc nhìn thấy UFO đã tăng lên theo cấp số nhân. Hiện tượng UFO này đã được cả chính phủ và những điều tra viên độc lập trên toàn thế giới nghiên cứu. Tiến sĩ Josef Allen Hynek (1910–1986) trước kia làm việc cho Không quân Mỹ để điều tra việc nhìn thấy UFO. Đầu tiên, Hynek rất phê phán [vấn đề này], nhưng sau khi nghiên cứu hàng trăm báo cáo về UFO trong 3 thập kỷ, ông đã thay đổi quan điểm. Trong những năm sau đó trong sự nghiệp của mình, Hynek đã trở nên lớn tiếng bày tỏ sự thất vọng của mình với cách quá đơn giản mà theo đó hầu hết các nhà khoa học cân nhắc về UFO – không muốn và không chịu nhượng bộ để thừa nhận điều không thể giải thích được này. 5. Ký ức ảo giác (Déjà Vu) Déjà Vu, tiếng Pháp có nghĩa là “đã từng nhìn thấy”, một cảm giác thân quen kỳ lạ là đã từng có mặt ở một nơi hay sự kiện nào đó trước kia, khi nó được gặp lần đầu tiên. Mọi người có thể có cảm giác thân quen rất kỳ lạ về một hình ảnh ở trước mặt cứ như là nó đã từng xảy ra trước kia rồi, nhưng họ vẫn biết rằng đó là lần đầu tiên họ gặp những sự việc đó. Nghiên cứu sinh lý học thần kinh đã cố gắng giải thích những trải nghiệm đó là sự dị thường của trí nhớ hay một căn bệnh về não, hay là do các hiệu ứng phụ của thuốc. Một nghiên cứu năm 2008 của nhà tâm lý học Anne Cleary (có tại http://cdp.sagepub.com/content/17/5/353.full) đã tìm hiểu rằng ký ức ảo giác có thể liên quan tới ký ức nhận thức. Các cách giải thích khác liên hệ ký ức ảo giác với sự tiên tri, ký ức về một đời trước, khả năng nhìn xa, hay dấu hiệu thần bí biểu thị sự hoàn thành một điều kiện đã được định trước trên đường đời. Bất kể là giải thích như thế nào thì ký ức ảo giác chắc chắn cũng là một hiện tượng phổ biến đối với con người, và nguyên nhân căn bản của nó vẫn là một điều bí ẩn. 6. Ma quỷ Việc nhắc đến ma quỷ trong các tác phẩm văn học kinh điển của các tác giả như Homer và Dante gợi ý rằng sự trải nghiệm của con người với những hiện tượng dị thường là chuyện thường thấy và đã xảy ra từ lâu đến bây giờ. Hiện nay, những nơi có ma như ngôi nhà Whaley House ở San Diego đã được liệt kê như những địa điểm thu hút khách du lịch, và những tuyên bố đã nhìn thấy ma quỷ không phải là điều gì bất thường cả. Văn hóa thường thức đầy rẫy những phim ảnh về ma quỷ, thế nhưng khoa học truyền thống lại lánh xa khỏi việc giải thích các hiện tượng đó. Chỉ những nhà điều tra được đặt ở rìa của giới khoa học mới nỗ lực đo lường tính xác thực của những hiện tượng đó. Sự tồn tại của ma quỷ có sự liên hệ mật thiết với các không gian ở phía bên kia thế giới vật chất của chúng ta và sự tiếp tục của phần hồn con người sau khi chết. Các nhà điều tra nghiên cứu về chủ đề này hy vọng rằng một ngày nào đó điều bí ẩn này sẽ được giải quyết. 7. Những vụ mất tích không giải thích được Có rất nhiều trường hợp kỳ lạ trong đó có những người đã mất tích không còn một dấu vết nào. Ví dụ như, vào năm 1937, phi công Amelia Earhart và hoa tiêu Frederick Noonan đã biến mất cùng với chiếc máy bay Lockheed mà họ đang điều khiển. Họ đang tiến đến gần Đảo Howland ở Thái Bình Dương khi chiếc xuồng ca-nô Itasca của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ nhận được thông điệp của họ rằng họ đang sắp hết nhiên liệu. Nhưng việc liên lạc tiếp theo đó đã gặp khó khăn, và xuồng Itasca đã không thể xác định được vị trí của chiếc máy bay Lockheed đó. Không lâu sau khi Earhart và Noonan gửi đi thông điệp rằng họ chỉ còn lại nhiên liệu đủ cho một nửa giờ bay mà vẫn chưa thể nhìn thấy đất liền, thì việc liên lạc đã bị mất. Họ chỉ có thể là đã hạ cánh xuống mặt biển, nhưng sau nhiều năm tìm kiếm, người ta vẫn chưa tìm thấy cả hai người bay lẫn chiếc Lockheed trong đại dương. Trong những trường hợp như thế này, bất chấp nhiều nỗ lực của các cơ quan điều tra khác nhau sử dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại nhất của họ, chúng ta vẫn thất bại không thể tìm ra các câu trả lời cụ thể cho việc điều gì đã xảy ra với những người đã biến mất một cách bí ẩn như vậy. 8. Tam giác quỷ Bermuda Tam giác quỷ Bermuda – một khu vực trên Đại Tây Dương giữa Bermuda, Miami, và San Juan, Puerto Rico, nơi các tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục biến mất – là một trong những điều bí ẩn nhất hiện nay trên hành tinh của chúng ta. Những người sống sót đã kể lại các câu chuyện về sự thay đổi thời gian, các thiết bị định hướng không hoạt động, các quả cầu ánh sáng đến từ trên trời, sự thay đổi lớn và đột ngột về thời tiết, và những bức tường sương mù không thể lý giải được xuất hiện như Frank Flynn đã mô tả năm 1956. Ông mô tả sương mù đó như một “khối chưa từng biết đến”, rút mất lực của động cơ sau khi tàu của ông xuyên qua nó. Bruce Gernon Jr. đã gặp phải một loại sương mù năm 1970 bao bọc máy bay của ông và biến thành một thứ gì đó như là của thế giới bên kia. Sau nhiều năm, các nhà khoa học đã cố gắng lật tẩy điều bí ẩn của tam giác quỷ Bermuda bằng cách nói rằng không có điều bí ẩn nào cả. Nhưng những người đã trực tiếp trải qua những hiện tượng kỳ lạ đó và vẫn còn sống để kể về nó đã tuyên bố nhấn mạnh rằng có những điều xảy ra trên biển trời tam giác quỷ Bermuda vượt quá khả năng hiểu được theo lô-gíc thông thường. 9. Bàn chân khổng lồ (Bigfoot) Bàn chân khổng lồ (Bigfoot) là một trong những sinh vật huyền thoại nhất trong nghiên cứu các động vật bí ẩn. Bigfoot, hay Sasquatch như được gọi ở miền Tây-bắc Thái Bình Dương thuộc khu vực Bắc Mỹ, cũng được biết đến với cái tên Yeti hay Người tuyết rất xấu ở khu vực dãy núi Himalaya của Nepal và Tây Tạng, và với cái tên Yowie ở Australia. Vào năm 1951, người leo núi có tên là Eric Shipton đã chụp được ảnh của một dấu chân khổng lồ trên dãy núi Himalaya. Bức ảnh đã làm chấn động thế giới và khiến câu chuyện về Bigfoot trở nên phổ biến. Vào năm 1967, Roger Patterson và Robert Gimlin đã quay được một đoạn phim về cái mà họ nói là Bigfoot. Đoạn phim nổi tiếng thế giới của họ đã trở thành đối tượng của nhiều nỗ lực nhằm xác thực cũng như lật tẩy nó. Nhà nhân chủng học Grover Krantz đã xem xét kỹ đoạn phim của Patterson và Gimlin và kết luận rằng đó là một đoạn phim chân chính về một sinh vật hai chân rất to lớn chưa được biết đến. Tuy nhiên, do thiếu các bằng chứng vật lý đủ mạnh về Bigfoot, khoa học truyền thống vẫn không chấp nhận sự tuyên bố tồn tại của nó. Nhưng điều thần bí này vẫn tiếp tục tồn tại vì vẫn có những báo cáo về việc nhìn thấy chúng ở trên toàn thế giới. 10. Tiếng kêu rền (The Hum) Hiện tượng tiếng ồn kêu rền liên tục có tần số thấp đã được báo cáo ở nhiều nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, và Bắc Âu. Âm thanh này, mà không phải tất cả mọi người đều có thể nghe thấy, được đơn thuần biết đến như “The Hum” hay với những cái tên địa phương nơi người ta nghe thấy nó, như Taos Hum (New Mexico), Kokomo Hum (Indiana), Bristol Hum (Anh), và Largs Hum (Canada). Đối với những người có thể nhận thức được nó, âm thanh này thường được mô tả như tiếng kêu ầm ầm của một động cơ diesel ở xa. Nó đã làm cho một số người cực kỳ khó chịu, với những hiệu ứng phụ có hại cho thân thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ. Các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã điều tra về nguồn gốc của những tiếng kêu rền này. Ở Mỹ, những cuộc điều tra sớm nhất bắt đầu vào những năm 1960. Vào năm 2003, Bộ Môi trường, Lương thực và Nông thôn của Anh đã xuất bản một báo cáo phân tích những tiếng ồn có tần số thấp này và ảnh hưởng của nó đối với những người phàn nàn về hiện tượng này. Tuy nhiên, các kết quả cuối cùng chỉ ra nguồn gốc của những tiếng ồn đó mang tính lảng tránh, và hiện tượng những tiếng ồn này vẫn còn là một điều bí ẩn. Nguồn tiếng việt lấy từ trang:http://vietsoh.com/news/
-
@NguNhuBo Đọc xong các bài viết của bạn tôi toàn thấy là lý luận thôi, Trích dẫn cuốn Chuyển Pháp Luân nhưng toàn thêm những thứ bậy bạ khác vào để dẫn dắt người khác hiểu sai về PLC. Có nhiều điều tôi định nói nhưng tôi thấy cũng chẳng để làm gì. Tu luyện mà cứ nghe cái gì hay rồi cũng thử thì cuối cùng chẳng đạt được chút gì đâu.
-
@NguNhuBo Bạn nên xem lại bài viết của mình, theo tôi được biết thì chỉ có 8 vạn 4 nghìn pháp môn chứ không phải là 84 vạn pháp môn như bạn nói đâu. Về vấn đề “Pháp luyện người” tôi chắc chắn bạn chưa hiểu rõ chỗ này vì dù sao bạn cũng chỉ giống như cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Bản thân tôi đã thấy hiện tượng này quá rõ ràng chứ không phải chỉ dừng ở mặt lý luận. Có lúc người tu sẽ cảm thấy hiện tượng nóng và mát xuất hiện ở khắp chỗ trên thân thể và xuất hiện rất nhiều, nhất là giai đoạn đầu, khi thực tâm tu luyện chứ không phải là khi bắt đầu tập luyện. Các hiện tượng này không phải chỉ xuất hiện trong lúc tập mà bình thường nó vẫn xuất hiện. Có nhiều lúc tôi cảm giác như là mưa trong người, nó tự xuất hiện và tự biến mất chứ không phải dùng ý niệm. Có những cái rất mạnh chạy trong thân thể chứ không phải chỉ là cảm giác... Còn rất nhiều hiện tượng nữa nhưng tôi nghĩ như thế là đủ, tin hay không là tùy bạn. Vấn đề Nhâm, Đốc mạch bạn nên đọc lại cuốn Chuyển Pháp Luân vì trong đó không có viết là :” Hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên Mão Dậu sẽ giúp hành giả đả thông được hàng trăm hàng ngàn mạch Nhâm và hàng trăm hàng ngàn mạch đốc” hay “trăm mạch nhâm đốc! hàng trăm hàng ngàn vòng chu thiên đựợc đả thông” như bạn viết đâu, bạn nên xem thật kĩ lại rồi hãy viết. Về Nguyên Anh, Thánh Thai hay Phật Thể theo tôi hiểu đều là thân thể do Công cấu thành và chỉ khác cách gọi trong các đường lối tu luyện khác nhau. Tu theo tiên gia theo tôi hiểu chính là tu theo đạo Cao Đài. Về đường lối tu này thì trước khi đến với PLC tôi cũng đã tìm hiểu một thời gian nhưng chưa tu theo. Còn về Thiền Vô Vi, tôi cũng đã tu theo sách một thời gian và cũng tu xuất được một chút tâm từ bi nhưng cứ tu một thời gian thì tâm từ bi lại mất và tôi lặp lại 3 lần rối sau đó ngừng. Trước kia tôi đã tập khí công và tôi thấy rằng nếu tập không có thầy thì rất khó thành công và gặp nhiều nguy hiểm bởi vì các đường lối đó dùng ý niệm để dẫn khí. Còn bây giờ tôi tu đã mấy năm trong PLC cũng chẳng thấy tẩu hỏa nhập ma chút nào hết. Còn bạn NguNhuBo cho rằng “Thiền của PLC chủ yếu là để tâm trống vắng mà thiền, giống như phái Vovi của ông Tám” Tôi không rõ bạn hiểu thế nào là tâm trống vắng (Trống không). Về vấn đề nhập định ở Thiền Tông như thế nào bạn có thể nói rõ tôi hay được không ? Tôi không muốn biết nếu bạn chỉ nói theo kinh sách mà tôi muốn bạn nói theo kinh nghiệm của bản thân. Sau đó tôi sẽ cho bạn hiểu nhập định trong PLC như thế nào thể theo kinh nghiệm của chính bản thân tôi. Còn về vấn đề nhập định giống như tu trong PLC chắc chắn bạn không thể đạt được bởi vì bạn không tu theo PLC. Tôi cho rằng bạn chưa hiểu được nhập định ở PLC đâu. Nếu hiểu được bạn đã chẳng nói vậy.
-
Cuối cùng thì bạn NguNhuBo lại trở về với BatBoThienLong thôi, 2 nick nhưng cũng chỉ là một người. Coi mình là người tu luyện nhưng lại nói lời vọng ngôn. Chê bai các đường lối tu luyện khác nhưng chính bản thân mình hiểu về kinh sách Phật Giáo cũng chỉ dừng ở mặt lý luận. Nếu bạn cảm thấy mình giỏi như vậy thì cho tôi hỏi một chút. Đường lối tu luyện của đức phật Thích Ca Mâu Ni và đường lối tu luyện trong Phật Giáo giống và khác nhau ở những chỗ nào ? Còn về vấn đề bạn nhìn nhận về PLC thì tôi thấy kiến thức cơ bản nhất về PLC bạn cũng nói sai nốt.
-
Tôi nghĩ rằng bạn Batbothienlong nên nói ít thì hay hơn. Bạn cứ cho rằng Thiền Tông là pháp gốc nhưng tôi nghĩ rằng bạn nên nhìn nhận lại vấn đề này. Thiền Tông là một pháp môn tu luyện và thuộc về Phật Giáo. PG cho đến ngày nay thì đã đi vào thời mạt pháp cũng khá lâu rồi, tôi nghĩ bạn tu theo PG nên bạn cũng hiểu rõ vấn đề này. Vậy thì Thiền Tông không thể là pháp gốc được. Mặt khác nếu là pháp gốc thì tại sao đức Phật Di lặc lại hạ thế độ nhân vào thời mạt pháp, nếu Thiền Tông là pháp gốc thì ngài còn hạ thế làm chi. Cứ chiểu theo pháp của TT mà tu luyện thì có phải hay hơn không ? Thật ra tôi cũng không muốn nói nhiều, tôi vào đây không phải để tranh luận xem giữa TT và PLC cái nào cao hơn. Vì tôi thấy bạn cứ mãi nói những lời mà những người tu hành không nên nói vì gieo nhân nào thì ắt sẽ gặt quả đó. Hãy nói những gì mà bạn ngộ được chứ không phải là dùng lý luận để nhìn nhận vấn đề, rồi sau đó đả phá các đường lối tu luyện khác mà chính bản thân không hiểu rõ.
-
Chào bạn Tajmahal Tôi thấy bạn có vẻ như chưa đọc cuốn Chuyển Pháp Luân thì phải. Bạn có thể chỉ ra cho mọi người rõ câu nào mà bạn cho là ăn cắp của Thiền Tông, cái nào là chút ngải, dùng bùa ngải... Bạn hiểu gì về câu "Pháp Luyện người". Bạn nói: bạn là con nhà võ, tập luyện khí công nhưng tôi không rõ bạn luyện tới trình độ nào. Bạn có thể phân biệt được PLC giống với khí công ở điểm nào, có điểm nào khác không trong cách luyện tập giữa khí công và PLC. Thật sự còn có nhiều điều tôi muốn hỏi bạn nhưng tôi nghĩ có lẽ sẽ không cần thiết . Những suy nghĩ của bạn như vậy về PLC cũng không thể trách bạn được, có lẽ theo thời gian thì suy nghĩ của bạn sẽ khác nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu. Ngay bản thân tôi đến với PLC cũng hơi giống bạn. Tôi cũng đã từng luyện võ, tập khí công từ hơn chục năm trước và cũng chính vì vậy mà khi tiếp xúc với PLC thì tôi cũng không tin vì nghe giống như quảng cáo. Nhưng may mà cơ duyên vẫn còn nên khi hiểu rõ mới quyết tâm tự tu theo. Không phải đơn giản mà càng ngày càng có nhiều người tu theo môn này, khi bị TQ đàn áp dã man nhưng họ vẫn không bỏ tu. Vậy thì tại sao ???? những cách lý giải đối với PLC chỉ đơn giản như thế thôi sao ?
-
Âm mưu Ám sát bị hỏng Quyển sách Câu chuyện Thật về Giang Trạch Dân (The Real Story of Giang Trạch Dân) vạch trần vào năm 1999, Giang Trạch Dân cố tình thương lượng để trục xuất vị sáng lập Pháp Luân Công về Trung Quốc, và cái giá cho sự đổi chác này là sẽ thuyên giảm 500 triệu Mỹ kim trong mậu dịch với Hoa kỳ, âm mưu này bị hỏng. Giang Trạch Dân phát lệnh một cuộc ám sát cho Phòng Hai qua Tăng Khánh Hồng. Bộ Nội Vụ và Bộ Tông tham mưu hợp tác thành lập một nhóm tấn công đặc biệt chịu trách nhiệm thâu thập tin tức, địa chỉ của người sáng lập Pháp Luân Công, tuyển chọn và huấn luyện sát thủ để chuẩn bị cho cuộc ám sát. Vào tháng 12, năm 2000, Giang Trạch Dân được báo là người sáng lập Pháp Luân Công dự định tổ chức một buổi giảng Pháp tại Đài loan. Y và Tăng Khánh Hồng bí mật liên lạc với nhóm xã hội đen tại Đài loan và thuê những tên sát thủ với giá 7 triệu mỹ kim. Tuy nhiên, người sáng lập Pháp Luân Công biết được ý đồ của họ trước và tuyên bố thay đổi cuộc hành trình vào giờ chót, và âm mưu ám sát của Giang Trạch Dân hoàn toàn thất bại. Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng rất nổi giận. Chúng phát lệnh tối hậu cho nhóm tấn công đặc biệt, ra lệnh cho chúng thực hiện ám sát bằng mọi giá. Chúng bí mật ra lệnh cho Bộ Nội vụ và Bộ Tổng tham mưu hợp tác và tuyển chọn nhóm sát thủ. Sứ mạng của nhóm hành động đặc biệt này là để khuấy động, gây rắc rối, đổ tội cho Pháp Luân Công, lừa dối dư luận và công chúng, và kích thích lòng thù ghét với Pháp Luân Công bằng mọi giá, thậm chí có thể hy sinh tính mạng, và tìm mọi cơ hội ám sát người sáng lập Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đích thân ký giấy phép cho 500, 000 đô la Mỹ để tuyển chọn một nhóm phụ nữ để thành lập toán sát thủ. Các phụ nữ này được huấn luyện như các trái bom sống, giống như các phần tử của Tamil Tigers ở Tích lan (Sri Lanka). Họ được phái đi Hoa kỳ và tham dự các Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm do các đệ tử Pháp Luân Công tổ chức, đóng vai như là các đệ tử Pháp Luân Công, tìm cách gần người sáng lập Pháp Luân Công và phát nổ bom để ám sát và tự sát. Chẳng bao lâu, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng nhận được một báo cáo bí mật nói rằng các đệ tử Pháp Luân Công sẽ tổ chức một Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tại Hồng kông vào ngày 13 và 14 tháng 1 năm 2001, và người sáng lập Pháp Luân Công sẽ nói chuyện vào ngày 14. Giang Trạch Dân lập tức ra lệnh bí mật, để chụp lấy cơ hội này ra tay trong nội địa của ĐCSTQ bằng mọi giá. Bộ Tổng tham mưu, Bộ Nội vụ và Bộ An ninh Công cộng cùng hợp tác với nhau để thực hiện lệnh ám toán mang ẩn số No.114. Trong lúc đó, các cơ quan gián điệp của Trung Quốc tại Đông Nam Á và Bắc Mỹ đều nằm trong tình trạng báo động đỏ. Hầu như tất cả các nhóm giết người mướn, côn đồ tại Hồng kông và Ma cao đều được tuyển dụng vào trong kế hoạch ám toán No.114 này vì phải chịu áp lực từ đe doạ và đút lót của chế độ. Kế hoạch là được chia cho các thành viên của các nhóm giết mướn tại Hồng kông và Ma cao trực tiếp ra tay ám sát để đánh lạc hướng dư luận với ĐCSTQ. Giang Trạch Dân rất tin tưởng rằng y sẽ thành công với kế hoạch bí mật này. Ông Lý Hồng Chí không tham gia Pháp hội vào ngày 14 tháng 1, 2001, và kế hoạch một lần nữa thất bại. Toán ám sát biết rằng ông Lý Hồng Chí biết kế hoạch ám toán của họ. Giang Trạch Dân trở nên sợ hãi sau nhiều kế hoạch ám toán bị thất bại. Toán hành động đặc biệt của Giang Trạch Dân sau đó bị tai nạn giao thông và các tai nạn khác, và cuối cùng hoàn toàn tan vỡ. Kế hoạch ám sát người sáng lập Pháp Luân Công hoàn toàn thất bại và bãi bỏ.
-
Bạn BatBoThienLong viết rằng: “Còn PLC làm mấy cái thứ vớ vấn rồi há miệng chờ thoát khỏi Tam giới thì thật là quái giáo. Tu luyện không có giới luật mà đòi thoát khỏi Tam giới là sự gì vậy ?” Theo tôi hiểu thì không hẳn có giới luật nhiều mà đã là tốt. Phật giáo ngày nay giới luật rất là nhiều vậy mà tại sao số người tu thành thì ít hơn so với trước kia. Trong xã hội ngày nay tại sao pháp luật ngày càng hoàn thiện và có rất nhiều điệu luật mà con người ngày nay về mặt đạo đức còn kém xa so với ngày xưa. Luật lệ chỉ kìm chế bên ngoài mà thôi nếu trong tâm không đổi thì có giới luật nhiều người tu luyện vẫn cứ phạm giới. Thật sự mà nói thì đến bây giờ tôi cũng còn ít hi vọng rằng bạn sẽ tìm hiểu thêm về PLC vì tôi cho mấy đường link mà bạn chẳng để ý nhưng tôi nghĩ rằng người khác từ đó có thể hiểu thêm về PLC. Về những hiểu biết về Phật Giáo theo tôi thấy thì những người tu luyện theo đường lối nguyên thủy của đức phật Thích Ca Mâu Ni hay ‘Tiểu thừa’ có hiểu biết hơn hẳn so với tu luyện theo đường lối ‘Đại thừa’. Nếu những ai không am hiểu về Phật Giáo rất có thể nhầm lẫn khi đọc những bài viết của các bạn. Bạn BBTL luôn cho rằng Thiền Tông là pháp gốc nhưng tôi nghĩ không chỉ riêng tôi không đồng ý với cách nhìn nhận của bạn. Trong các tôn giáo thường nhìn nhận rằng: Thượng đế, hay Đức chúa trời, hay đấng sáng tạo... là người có quyền năng tối thượng và theo tôi hiểu thì pháp mà ngài giảng sẽ rất vĩ đại và trong đó chứa đựng tất cả các pháp ở tầng trong vũ trụ. Giả dụ Ngài có xuống đây độ nhân nếu có nghe thấy bạn nói vậy chắc phải giật mình và nếu Ngài có giảng pháp mà trong đó có chứa đựng pháp của Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo thì chắc bạn lại nói rằng Ngài lấy điều của các tôn giáo kia để giảng, phải vậy không ? Nói chung có rất nhiều điều không thể nhìn nhận theo các quan niệm hay các lý luận logic mà cho là đúng được nhất là đối vấn đề tu luyện vì nó còn liên quan đến các không gian khác. Về việc PLC bị đàn áp thì phải xem xét cả hai phía. Tại sao PLC bắt đầu truyền tại TQ từ năm 1992 mà đến tận tới năm 1999 mới bị đàn áp ? Tại sao TQ có rất nhiều đường lối tu luyện nhất là Phật giáo mà người tu luyện trong PLC lại nhiều đến vậy ? Nếu Như sư phụ Lý Hồng Chí dùng các cách thức để tìm cách lôi kéo người ta đến tu luyện thì tại sao với thời gian lâu như vậy mà vẫn có nhiều người tu luyện trong pháp môn này ? Nếu PLC làm chính trị thì tại sao chính quyền TQ lại phải dàn dựng ra vụ thiêu tại Thiên An Môn sau đó dùng nó để nói rằng đó là các học viên PLC tự thiêu ? Nếu ai đã từng xem đoạn dàn dựng này thì có thể thấy người mà tự thiêu đó tên là Vương Tiến Đông đến ngồi đơn bàn cũng không đạt còn người dập lửa cho anh ta trông không khác gì đang đóng kịch.... Nếu như PLC làm chính trị thì tại sao với số người tu luyện trong PLC nhiều như thế mà không thấy có gì bất ổn ở TQ liên quan đến PLC... Tại sao từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền đã có hàng chục triệu người vô tội bị chết ? số người chết còn nhiều hơn cả cuộc chiến tranh thế giới. Tại sao lại có cuộc thảm sát tại Thiên An Môn năm1989 ?...vvv Còn về việc bạn ‘Nguoithuong1’ nhìn nhận rằng: “Những điều anh nói đều lấy dẩn chứng đều từ các trang truyền giáo của PLC ,hoặc các bài báo từ Mỹ sặc mùi tính chính trị Những điều này chỉ là cái nhìn phiến diện,việc đàn áp là có thiệt nhưng nguyên nhân thì phải xem lại.Nếu chính phủ sợ số hoc viên PLC đông hơn đảng viên thì những người theo phật giáo,hay thiên chúa giáo đông hơn mấy chục lần PLC sao họ không đàn áp đi,bởi vì đăng sau PLC có sự nhúng tay của Mỹ ,mà Mỹ là kẻ thù của TQ luôn tìm cách phá hoại nền độc lập của nước này,Âm mưu bất thành mấy tên cầm đầu thì chạy sang Mỹ còn đễ lại mấy con chốt thí mạng . Đây chỉ là những suy nghỉ của tôi nếu anh lấy được dẩn chứng từ một tổ chức phi chính phủ không bị ảnh hưởng của Mỹ thì may ra người ta mới tin. Mà vấn đề này cũng chẵng nói thêm được PLC là chính giáo,mà cang thể hiện nó chỉ là một tổ chức mang tính chính trị và phản động.Tôi nghĩ nước mình cũng nên ra sức dẹp ngay cái tổ chức này không cho nó phát triển thêm thì tốt hơn.” Về việc này tôi nghĩ bạn nên nhìn nhận lại, PLC tại TQ với số lượng người tu luyện rất lớn như vậy thì không thể nói là ít hơn Phật Giáo được, Những người tu theo Phật giáo tuy nhiều nhưng so với PLC thì không bằng nếu tính cả những người có tín ngưỡng vào Phật giáo thì mới có thể nói là hơnn hiều lần được. Hơn nữa PLC không tu theo hình thức tôn giáo mà tu ngay tại xã hội, đồng thời số lượng tăng lên rất nhanh trong vài năm thì đó là một điều hoàn toàn khác so với các tôn giáo khác. Vào thời “Đại cách mạng văn hóa” bên TQ có rất nhiều đình chùa bị phá hủy, rất nhiều nhà sư trong Phật Giáo bị bắt phải hoàn tục bởi vì dưới thời Mao Trạch Đông thì thuyến Vô thần rất phát triển và nó còn ảnh hưởng sang tới VN, điều này thì bạn có thể hỏi những người cao niên thì rõ hơn. Về việc bạn nhìn nhận rằng PLC do Mỹ hậu thuẫn liệu có thực sự đúng không ? Vào năm 1996 thì sư phụ Lý đã đi đến các nước như Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Úc, Pháp... để giảng pháp. Nếu như Mỹ hậu thuẫn thì tại sao sư phụ Lý lại đi đến các nước khác để truyền pháp...vvv Nếu như PLC là tà pháp thì tại sao PLC ngày càng phát triển ? Tại sao các quốc gia có nền khoa học kĩ thuật phát triển nhất nhì thế giới mà họ vẫn tin vào PLC ? Còn về việc bạn nhìn nhận mối liên quan giữa Mỹ và TQ để đưa ra kết luận liệu có được không ? Mỹ là Mỹ, còn TQ là TQ. Bất kì nước nào nếu có những hành động sai thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không thể nói rằng: một tên trộm thì không được tố cáo anh công an khi anh ta phạm tội chỉ vì người đó đã từng là một tên trộm. Tại sao rất nhiều thứ xấu đều có nguồn gốc từ TQ, là bởi vì để đàn áp PLC thì ĐCSTQ đã khuyến khích họ bằng cách cho họ tiền bạc, khuyến khích họ làm điều ác và cuối cùng là họ trở thành người xấu như ngày hôm nay.
-
Theo sự hiểu biết của tôi thì tôi hiểu như sau: Bất kì các đường lối tu luyện nào hoặc tôn giáo nào nếu có tác dụng độ nhân (giúp cho người tu theo có thể thoát khỏi luân hồi hay là tu vượt qua Tam giới) thì gọi là Chính giáo. Còn các đường lối mà không giúp cho người tu thoát khỏi luân hồi thì đều là Tà giáo dù rằng họ có khuyên bảo người ta làm người tốt như thế nào đi nữa. Tại sao họ dạy người ta làm điều tốt mà họ lại là tà giáo. Đó là bởi vì nó làm người ta nhầm tưởng rằng các tôn giáo được lập ra chỉ có mục đích giúp con người ta hướng thiện chứ không phải là để tu luyện và như vậy cũng có nghĩa là làm cho người ta nhầm tưởng rằng thật sự không có Phật. Một mặt nữa các đường lối, tôn giáo đó làm can nhiễu (ảnh hưởng) đến việc độ nhân của các vị Phật. Giả dụ có một vị Phật xuống độ nhân và đường lối của ngài có thể giúp con người ta tu luyện để thực sự giải thoát, nhưng khi ngài giảng pháp độ nhân thì những tôn giáo mà không có tác dụng độ nhân kia cũng đi truyền pháp của mình. Nếu như không có các đường lối, tôn giáo mà không có tác dụng độ nhân kia thì những ai thật tâm tu luyện sẽ tu luyện theo Pháp của vị Phật đó và họ có thể thoát khỏi luân hồi. Nhưng vì cũng có các đường lối kia nên người thực tâm muốn tu lại cứ tưởng đó là chính giáo và họ tu luyện theo đường lối này. Kết quả là dù họ có tu tốt đến đâu thì họ cũng không thể thoát khỏi luân hồi và làm cho họ mất đi cơ hội tu luyện và lãng phí thời gian. Nói một cách thẳng thắn thì các đường lối tu luyện mà không có tác dụng độ nhân kia đang cản trở quá trình độ nhân vị Phật trên và vì vậy họ sẽ là tà giáo. Còn vấn đề mà tôi nghĩ bạn “người thường 1” nên xem xét lại, đó là vấn đề mà tôi nghĩ cũng có khá nhiều người thường hiểu sai, đó là nhiều người cho rằng đường lối tu luyện của đức phật Thích Ca Mâu Ni chính là đường lối tu luyện trong Phật Giáo. Khi đức Phật hạ thế độ nhân thì những ai tu theo đường lối của ngài thì có thể thoát khỏi luân hồi. Theo tôi hiểu thì những ai tu theo ‘tiểu thừa’ thì chính là tu đường lối mà đức Phật để lại. Còn những ai tu theo Phật Giáo ngày nay thì chính là tu theo ‘Đại thừa’ và tất nhiên là ‘Tiểu thừa’ thì khác với ‘Đại thừa’ dù rằng nó có rất nhiều điểm chung nhưng dù sao vẫn có sự khác nhau, nếu không khác nhau thì người tha không phân ra như vậy làm chi. Vậy nên không thể nhìn nhận rằng những ai tu theo Phật Giáo ngày nay là tu theo đúng đường lối của đức Phật để lại, tại vì kinh sách đã bị viết thêm vào bởi những người thời sau. Một tôn giáo dù rằng là chính giáo nhưng sẽ có lúc cuối cùng nó sẽ là Tà giáo bởi vì sẽ có lúc nó không còn tác dụng độ nhân nữa hay nói một cách khác là ‘Tà giáo có thể sinh ra từ trong Chính giáo’ vậy nên cũng không nên mãi coi tôn giáo đó là tuyệt đối được. Tuy nhiên thời điểm mà Chính giáo trở thành tà giáo thì không thể phân biệt được vì những ai mà phân biệt được điều đó thì họ tu luyện được việc đó thì tầng thứ tu luyện của họ đã rất cao rồi. Một vị phật hạ để thế độ nhân nhưng vì một lý do nào đó mà lại hi sinh bản thân để chứng minh rằng mình thế nọ thế kia vậy thì làm sao mà độ nhân được. Mỗi một vị phật khi xuống để độ nhân và đó là mục tiêu chính nhưng vì nhiều lý do mà lần nào cũng hi sinh theo bản thân như bạn nói vậy có được không ? Một vị phật xuống để độ nhân thì khác với một người ở chốn này mà tu luyện và đạt quả vị là phật, bồ tát... Còn về việc bạn nhìn nhận về PLC tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu kĩ hơn, bạn có thể tải về và đọc thêm phần sau: Tinh tấn yếu chỉ: http://www.phapluan.org/book/jjyz_v_doc.zip Hoặc: http://www.phapluan.org/book/jjyz_v_pdf.zip Mỗi tầng thứ có các tiêu chuẩn khác nhau và khi các sinh mệnh ở tầng thứ dần dần không còn đạt tiêu chuẩn ở tầng thứ đó nữa thì họ sẽ bước vào thời mạt pháp và vào lúc cuối cùng của thời kì này thì sẽ không còn cơ hội tồn tại nữa bởi vì vũ trụ có quy luật: Thành – Trụ - Hoại – Diệt Tất cả mọi thứ đều do Phật Pháp tạo ra, nếu tất cả các pháp diệt thì có nghĩa là không có cơ hội để cứu độ con người nữa, vậy nên nếu đức Di lặc muốn cứu độ chúng sinh thì chắc chắn phải đến vào trước thời điểm cuối của thời mạt pháp vì nếu đến sau thì còn ai để cứu độ đây và chắc chắn nếu ngài xuống đây độ nhân thì sẽ bị ma quỷ can nhiễu và cũng giống như thời đức phật Thích Ca Mâu Ni hạ thế độ nhân. Do vậy rất nhiều người thường không biết được sự xuất hiện của ngài vì người thường chỉ có thể đánh giá những gì biểu hiện tại nơi nhân loại đây, còn những gì đang biểu hiện ở không gian khác thì họ không thể biết được. Mặt khác vào thời cuối của thời mạt pháp thì chính nhiều hơn tà vậy càng khiến con người khó phân biệt hơn. Những gì bạn ‘nguwowoithuong1’ đọc từ trong Phật Giáo chưa chắc đã là lời giảng của đức phật Thích Ca Mâu Ni đâu nên tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu cho kĩ nhưng điều đó rất khó để phân biệt . Có vài lời trao đổi tôi cũng mong rằng có nhiều điều về PLC dần dần sẽ được sáng tỏ.
-
Có rất nhiều người không am hiểu về Pháp Luân Công cho rằng PLC chống đối lại chính phủ Trung Quốc. Ngay cả sự kiện 25/4/1999 khi có khoảng mười nghìn học viên PLC tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện thì bị cho là bao vây, chống chính phủ TQ. Liệu có cuộc chống chính phủ nào mà những người tham gia không có hành động bạo lực, không có khẩu hiệu không ? Trung tâm Thông Tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI): Toàn cầu Kỷ niệm Ngày 25 Tháng Tư, kêu gọi Chấm dứt Khủng bố Pháp Luân Công THÔNG CÁO BÁO CHÍ 24-4-2004 Ngày 25-4-1999, khoảng 10 nghìn học viên Pháp Luân Công đã tới thỉnh nguyện an hoà đến chính phủ ở Bắc Kinh, để yêu cầu công lý. Những cố gắng đòi công lý một cách an hoà ấy, vẫn được tiếp tục cho đến hôm nay, sau 5 năm gánh chịu một cuộc đàn áp đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. NỮU ƯỚC (FDI) Đệ tử Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới kỷ niệm Ngày 25 tháng Tư vào ngày Chủ nhật với nhiều chương trình trên toàn thế giới, một lần nữa kêu gọi Bắc kinh chấm dứt khủng bố Pháp Luân Công trong vòng 5 năm qua mà các nhà hành pháp gọi là chính sách diệt chủng. Đó là vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khi khoảng 10, 000 đệ tử Pháp Luân Công làm chấn động thế giới khi họ lên Bắc kinh để thỉnh nguyện. Những đệ tử này yêu cầu chính phủ chấn chỉnh những hành vi không tốt của các nhân viên Sở An ninh Công cộng và một bài viết không đúng với chính sách, đả kích về khí công. “Một trường hợp thật hiếm hoi”, Erping Zhang nói, là một phát ngôn viên của Pháp Luân Công “Ngày 25 tháng Tư là một sự thỉnh nguyện thật ôn hoà sau với chính sách công an trị và những hành vi trái phép của nhân viên an ninh. Điều đáng buồn là, người cầm đầu, Giang Trạch Dân, dùng cơ hội này để phát động chính sách ‘tận diệt’ Pháp Luân Công”. “Nhưng cũng trong lúc đó, có một tia hy vọng mới trong ngày 25 tháng Tư. Hàng ngàn người, từ khắp mọi tầng lớp, cùng đi đến văn phòng chính phủ để trình bày những hành vi không đúng đắn. Đó là một việc làm tốt của quyền công dân. Và với sự thỉnh nguyện ôn hoà đó đã trở thành một duyên cớ cho chính sách khủng bố vô nhân đạo mà Pháp Luân Công đã gánh chịu”. Những diễn tiến vào ngày Chủ nhật năm nay cũng trong truyền thống thỉnh nguyện ôn hoà. Hàng chục thành phố đều tham dự, với những diễn tiến như nói chuyện công cộng, trưng bày hình ảnh, diễn hành, đêm không ngủ, và thỉnh nguyện trước toà đại sứ hay lãnh sự quán Trung quốc. Hầu hết các thành phố ở Hoa kỳ, Canada, Châu Âu và các nơi khác nữa. Những diễn tiến này cũng nằm trong nồng độ của các vụ kiện các lãnh tụ Trung quốc về vi phạm nhân quyền, và cái cớ bao biện cho lời tuyên cáo của Giang Trạch Dân là Pháp Luân Công là một đe dọa cho quyền lực của chế độ cộng sản Trung quốc. Người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, mới đây có đề cập đến lời kết tội của Bắc kinh trong lần phỏng vấn mới đây, sau nhiều năm im lặng, với Đài Truyền Hình New Tang Dynasty (Tân Đường Nhân). “Sự thật là, khi nói đến quyền lực chính trị, hay quyền hạn của người nào đó, chúng tôi không một mảy may thích thú. Chúng tôi hoàn toàn xác định là chúng tôi không có ý đồ gì về chính trị cả. Chúng tôi chỉ muốn tu luyện”. Ông Lý nói tiếp “Đó là cái phần lớn của chính sách tuyên truyền của đảng cộng sản, và từ ngày đầu tiên họ đã dựng lên nhiều bịa đặt là chúng tôi muốn tranh quyền với đảng Cộng sản Trung quốc” “Chúng tôi chỉ yêu cầu được một chút tự do tín ngưỡng để chúng tôi được theo đúng niềm tin của chúng tôi” Ông Lý nói thêm “và chút ít tự do để chúng tôi tu luyện. Chỉ có chừng đó thôi”. * * * * * Sự thật về Ngày 25 Tháng Tư tại Trung quốc Tầm quan trọng của ngày 25 tháng Tư có từ năm 1992, khi Ông Lý Hồng Chí, một khí công Sư từ vùng Đông Bắc Trung quốc bắt đầu thuyết giảng Pháp Luân Công tại Trung quốc. Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp (tin tức), là một nhóm thiền tập ôn hoà mà nguồn gốc là đặt trên căn bản “Chân Thiện Nhẫn”. Một nhóm các người lãnh đạo Trung quốc bắt đầu chống đối Pháp Luân Công khi nhóm này trở nên rất thịnh hành. Bộ máy tuyên truyền của chính phủ bắt đầu tấn công Pháp Luân Công vào năm 1996, và sách vở Pháp Luân Công bị cấm đoán phát hành. Chính quyền Trung quốc ước đoán có chừng 70 đến 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung quốc vào năm 1998. Một cuộc điều tra toàn quốc cho biết rằng Pháp Luân Công không phải là mối đe dọa của quốc gia, ngược lại, Pháp Luân Công rất có lợi cho nhân dân Trung quốc. Tuy nhiên, những cá nhân trong Sở An ninh Công Cộng tiếp tục leo thang hành vi bạo ngược bằng cách giải tán các buổi tập luyện, lục soát nhà cửa, và tịch thu tài sản. Các đệ tử Pháp Luân Công báo cáo 18 hành vi này với chính phủ từ năm 1998 đến 1999, thường là bằng hình thức thỉnh nguyện. Sau khi một tờ báo lớn ở Thiên Tân đăng bài tấn công Pháp Luân Công, có chừng 40 đệ tử bị áp đảo, bắt giam bởi công an khi họ nói lên những điều thỉnh nguyện của họ. Các lãnh đạo của thành phố Thiên Tân sau đó khuyên các đệ tử nên đi Bắc kinh để thỉnh nguyện, vì có liên quan đến Sở An ninh. Khi dân chúng dùng quyền công dân của mình để thỉnh nguyện, vào ngày 25 tháng Tư năm 1999, hơn 10, 000 đệ tử tập trung bên ngoài Văn phòng Thỉnh nguyện tại Bắc kinh, đặt bên cạnh Trung nam hải là nơi các lãnh tụ trú ngụ. Cuộc thỉnh nguyện rất ôn hoà, trật tự và không gây trở ngại lưu thông nào cả. Các đệ tử yêu cầu chính phủ trả tự do cho các đệ tử khác đang bị giam giữ ở Tianjin, và yêu cầu bãi bỏ lệnh cấm, và xin được tập công pháp ở nơi công cộng. Thủ tướng đương thời, ông Chu Dung Cơ, ra gặp các đệ tử, những người bị giam ỏ Thiên Tân được trả tự do, và tất cả những người thỉnh nguyện vui vẻ ra về. Tuy nhiên, trong đêm đó, trong một chiến dịch mà các nhà phân tích nghĩ rằng nó phát sinh bởi sự ganh tỵ và sợ hãi, cựu chủ tịch Giang Trạch Dân ra lệnh chống đối Pháp Luân Công. Vào tháng Bảy năm 1999 Giang Trạch Dân ra lệnh bắt bớ Pháp Luân Công và bắt đầu một chiến dịch khủng bố vô nhân nhằm ‘tận diệt’ Pháp Luân Công (báo cáo). Chế độ này đã tận dụng tất cả để áp dụng chính sách này, những bắt bớ, tra tấn, tù đày, tẩy não, giết hại xảy ra hằng ngày trong gần năm năm qua. Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã xác định có đến 951 người bị chết (báo cáo/tin tức). Vào tháng 10 năm 2001, tuy nhiên, chính phủ Trung quốc cho biết số người chết thật sự lên đến hơn 1, 600 người. Những nhà nghiên cứu tin rằng con số còn rất cao hơn như vậy. Bản tiếng Anh: http://faluninfo.net/displayAnArticle.asp?ID=8541.
-
Tôi thấy nhiều người cứ khẳng định là nói PLC là tà giáo vậy xin mọi người có thể cho định nghĩa thế nào là tà giáo và thế nào là chính giáo ? tôi mong mọi người nói theo sự hiểu biết của bản thân chứ không phải là mượn trong kinh sách ra rồi nói nọ nói kia làm người khác khó hiểu. Nếu Pháp Luân Công là tà giáo thì tà ở chỗ nào, cũng mong các bạn chỉ rõ cho.