-
Số nội dung
286 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by cloudifyvietnam
-
QR code được sử dụng rộng rãi và phổ biến, đặc biệt trong giao dịch thanh toán mua sắm. Không dùng tiền mặt, chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR bằng điện thoại và nhập số tiền thanh toán, trong tích tắc giao dịch mua hàng được hoàn tất. Vậy tại sao không tự tạo cho mình một cái mã QR thật đặc biệt. Tạo tại đây: https://bit.ly/3nNY7aL
-
Khi doanh nghiệp phát triển, số lượng công việc của nhân viên sẽ không ngừng tăng lên. Vì thế, có rất nhiều công ty lựa chọn triển khai ERP để tối ưu các hoạt động hàng ngày. Thế nhưng, ai cũng biết rằng để triển khai hệ thống này thành công không hề dễ dàng. Thực tế đã chứng minh gần 30% doanh nghiệp triển khai ERP đều thất bại. Vậy, làm thế nào để triển khai ERP thành công? 8 bước đơn giản trong bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi trên. Phần mềm ERP là gì? Trước khi tìm hiểu về cách triển khai dự án ERP, chúng ta cần hiểu rõ về ERP. Vậy ERP là gì? Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning Systems) là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh của mình. Quá trình này bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán. Trong đó: Enterprise: Doanh nghiệp (sử dụng hệ thống phần mềm để sử dụng tài nguyên theo quy trình các hoạt động tốt nhất) Resource: Tài nguyên (những tài sản liên quan đến công ty có sẵn. Những giá trị được tạo ra hàng ngày…Nhân viên nhà quản lý cũng có thể coi là một dạng tài nguyên) Planning: Hoạch định (Nhân viên các phòng ban trao đổi tương tác giải quyết công việc diễn ra thường xuyên hàng ngày. Quá trình này dù đơn giản hay phức tạp cũng tác động đến toàn bộ cơ sở tài nguyên của công ty) Triển khai phần mềm ERP là gì? Triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp Triển khai ERP là quá trình kiểm tra thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, lập kế hoạch chiến lược, hợp lý hóa quy trình hoạt động, cài đặt và kiểm tra phần mềm, sao lưu và di chuyển dữ liệu, quản lý sự thay đổi, đào tạo người dùng… Nó không phải là một công việc chỉ diễn ra một lần, mà là cả một quá trình hoặc vòng đời liên tục. Vì sao phải lập kế hoạch triển khai phần mềm ERP? Các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có khả năng thay đổi công ty bằng cách hợp lý hóa sản xuất và tối ưu quá trình vận hành. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang “vật lộn” để có thể triển khai hệ thống này thành công. Các chuyên gia hàng đầu khẳng định rằng : Chỉ 7% dự án hoàn thành đúng thời hạn Khoảng 79% doanh nghiệp không đạt được mục đích đề ra Chỉ 30% hài lòng với sự thành công của những dự án ERP Dưới đây là một vài ví dụ về rủi ro khi việc triển khai ERP thất bại: Năm 2000, Nike mất doanh thu 100 triệu USD sau một dự án chuỗi cung ứng thất bại. Công ty đã phải đối mặt với một loạt các vụ kiện và giá cổ phiếu giảm 20%. Ngay trước lễ Halloween năm 1999, Hershey’s không thể cung cấp sô cô la trị giá 100 triệu đô la vì việc triển khai ERP của công ty không thành công. Cổ phiếu giảm 8% sau vụ việc này. Việc triển khai ERP gặp lỗi đã khiến gần 27.000 sinh viên Đại học Massachusetts không thể đăng ký lớp học và nhận tiền hỗ trợ tài chính vào năm 2004. Triển khai ERP thất bại sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp về nhiều mặt khác nhau. Vì thế, để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cần lên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào triển khai hệ thống này. Đọc thêm: Các loại ERP phổ biến hiện nay 8 bước triển khai phần mềm ERP thành công cho doanh nghiệp 8 bước triển khai phần mềm ERP thành công cho doanh nghiệp Bước 1: Xác định rõ nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp Bước đầu tiên bao gồm đánh giá chi tiết và ghi lại những thách thức kinh doanh, khối lượng công việc, nhu cầu cần giải quyết của các bộ phận trong công ty. Bước quan trọng này sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu của mình, phạm vi dự án, cũng như mọi thứ mà tổ chức cần về giải pháp ERP. Triển khai ERP là một thử thách nhưng nó có thể mang lại lợi tức đầu tư rất lớn, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt. Bước 2: Tìm kiếm nhà lãnh đạo phù hợp Khi một ứng dụng được chọn, điều cần thiết là doanh nghiệp phải chọn một người quản lý dự án uy tín, chất lượng. Nhất là đối với dự án quan trọng như triển khai ERP thì vấn đề này càng cần được quan tâm. Nhà lãnh đạo sẽ đóng vai trò là “đầu tàu” của kế hoạch, là sợi dây gắn kết nhân viên công ty và nhà cung ứng phần mềm, đảm bảo việc triển khai dự án luôn nằm trong nguồn ngân sách dự trù và phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Bước 3: Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp ERP Nhà cung cấp phù hợp sẽ giúp quá trình chuyển đổi hệ thống của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. Khi lựa chọn bất kỳ nhà cung cấp nào, doanh nghiệp cũng nên đặt ra những câu hỏi sau: Liệu giải pháp mới có giúp làm nổi bật thêm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp? Giải pháp có thể giúp doanh nghiệp dẫn đầu thị trường kinh doanh? Giải pháp có phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp? Giải pháp có phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh? Khâu lựa chọn nhà cung cấp rất quan trọng nên được cân nhắc kỹ lưỡng giữa các thành viên thuộc nhóm dự án và ban quản lý. Mọi ý kiến và thắc mắc từ các thành viên trong doanh nghiệp cũng phải được cân nhắc kỹ càng. Bước 4: Cài đặt phần mềm Việc cài đặt phần mềm ERP cũng là tiêu chí để đánh giá hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tái thiết kế lại các quy trình kinh doanh thành các quy trình vận hành tiêu chuẩn. Sau đó, nhà quản lý sẽ có cơ sở để thành lập một mô hình kinh doanh mới chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Nhà phát triển phần mềm sẽ chịu trách nhiệm cài đặt hệ thống và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, giai đoạn này sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí. Bước 5: Di chuyển dữ liệu Bước tiếp theo của việc triển khai ERP là di chuyển dữ liệu sang hệ thống mới. Nhiều tổ chức lưu trữ hồ sơ khách hàng, nhà cung cấp và tài sản vật chất của ở nhiều định dạng và phần mềm khác nhau. Vì thế, trước khi bắt đầu di chuyển, cần xem xét, đồng nhất lại toàn bộ dữ liệu và loại bỏ những thông tin dư thừa, không cần thiết. Khi dữ liệu đã được cập nhật và xác minh, nhà cung ứng phần mềm sẽ di chuyển dữ liệu sang hệ thống mới để doanh nghiệp có thể sử dụng trên một nền tảng duy nhất. Bước 6: Thử nghiệm Sau khi nhà cung cấp kiểm tra và đảm bảo chất lượng của hệ thống, họ sẽ cho doanh nghiệp một khoảng thời gian để trải nghiệm thử. Lúc này, người dùng sẽ phối hợp để xác nhận rằng các quy trình kinh doanh đang diễn ra chính xác giữa các bộ phận hay chưa, sau đó báo lại cho bên cung cấp để họ rà soát lại phần mềm. Điều quan trọng là hệ thống phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước ngày triển khai chính thức để tránh xảy ra những sai sót không đáng có, gây gián đoạn quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bước 7: Cung cấp một khóa đào tạo hoàn chỉnh cho nhân viên 56% nguyên nhân gây gián đoạn hoạt động sau khi triển khai ERP là nằm ở vấn đề đào tạo của doanh nghiệp. Do đó, quá trình này vô cùng quan trọng. Việc đào tạo người sử dụng đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và nỗ lực đến từ phía doanh nghiệp và nhân viên. Một số nhà cung cấp cũng cung cấp các khóa hỗ trợ, đào tạo người dùng qua những lớp học trực tiếp hoặc online. Phí đào tạo này có thể đã được bao gồm khi mua phần mềm hoặc cũng có thể sẽ là khoản phí bổ sung sau này. Vì thế, để chắc chắn, hãy trao đổi với nhà cung ứng về điều này để biết rõ hơn. Bước 8: Không ngừng cải tiến hệ thống ERP Hệ thống ERP chỉ có hiệu quả lâu dài khi doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và cải thiện nó. Do đó, hãy kiểm tra phần mềm ít nhất mỗi năm một lần. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem nên thay đổi, bổ sung chức năng nào để có được lợi ích tối đa từ hệ thống này. Xem ngay: So sánh 3 giải pháp phần mềm ERP phổ biến nhất tại Việt Nam Lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP Bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để việc triển khai phần mềm ERP được tiến hành như mong đợi. Khung thời gian triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP Bạn cần hỏi nhà cung cấp về quá trình thực hiện sẽ mất bao lâu? Lịch trình chi tiết tiến hành như thế nào? bạn cần cung cấp những thông tin nào cho nhà cung cấp phần mềm? Tính tùy biến của phần mềm Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có đặc thù khác nhau, chính vì vậy phần mềm cũng cần có những tính năng riêng biệt. Khi triển khai bất kỳ giải pháp ERP nào bạn cũng nên yêu cầu nhà cung cấp các thông tin về tính tùy biến của phần mềm. Bạn cần biết rõ các chức năng của phần mềm có phục vụ đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp hay không? Hệ thống có thể được tùy chỉnh ở mức độ nào theo nhu cầu của bạn? Chi phí triển khai phần mềm quản lý Trước khi bạn triển khai bất kỳ phần mềm quản lý doanh nghiệp nào bạn cũng nên lưu ý về chi phí. Bạn cần biết gói phần mềm được chi trả một lần hay chi trả theo tháng. Bạn nên hỏi kỹ bên cung cấp về các khoản chi phí cố định như phí khởi tạo hệ thống và khoản phí phát sinh như phí đào tạo, mua thêm dung lượng…Ngoài ra, nếu bạn muốn chỉnh sửa hay bổ sung tính năng mới bạn phải chịu chi phí cho các trường hợp này. Vì vậy hãy yêu cầu nhà cung cấp phần mềm ERP một bảng giá chi tiết nhất có thể. Đọc thêm: Chi phí triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp nhỏ Lưu ý khi triển khai phần mềm Di chuyển dữ liệu Bạn nên tham khảo ý kiến từ nhà cung cấp ERP mới về việc chuyển dữ liệu từ hệ thống cũ hay việc nhập tay dữ liệu lên hệ thống. Hay nhà cung cấp phần mềm có hỗ trợ bạn nhập dữ liệu ban đầu hay không? Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và đẩy nhanh tiến độ triển khai phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP. Cập nhật và bảo trì phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP Bạn cần hỏi nhà cung cấp phần mềm về các vấn đề phát sinh liên quan đến cập nhật hệ thống và bảo trì. Bạn cần nắm rõ quy trình thêm tính năng mới, thay đổi số lượng người dùng, tùy chỉnh báo cáo mới hoặc các thay đổi khác. Các khoản chi phí phát sinh sẽ tính như thế nào? Khi nhà cung cấp có tính năng mới bạn có được sử dụng hay không? Hoạt động tập huấn, đào tạo Bạn phải đảm bảo nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống. Vì vậy, bạn cần biết các khoảng thời gian cũng như chi phí cho các buổi đào tạo như thế nào? Các buổi đào tạo nào miễn phí và buổi đào tạo nào bạn phải trả phí. Ngoài ra, bạn nên hỏi về các dịch vụ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc từ nhà cung cấp trước khi triển khai phần mềm ERP. Những sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP Trong quá trình xem xét, lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp, bạn chắc hẳn sẽ không muốn chọn một giải pháp không phù hợp với công ty. Vậy hãy cùng Cloudify tìm hiểu qua những sai lầm thường gặp khi lựa chọn ERP. Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp Thực tế, nhiều doanh nghiệp lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp ERP lớn mà không chú trọng vào nhu cầu của doanh nghiệp mình. Vì vậy, bạn có thể gặp tình trạng giải pháp của nhà cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến chỉnh sửa, hỗ trợ trong quá trình sử dụng. Nếu nhà cung cấp không đảm bảo được các vấn đề này thì trong quá trình sử dụng nếu có sự cố bạn sẽ phải tự giải quyết. Thiếu so sánh chuyên sâu về nhà cung cấp Trước khi bạn sử dụng một phần mềm cụ thể, hãy đảm bảo xem xét tất cả các nhà cung cấp hiện có trên thị trường. Bạn có thể xem chi tiết sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ của từng nhà cung cấp. Để thu hẹp các lựa chọn, bạn có thể so sánh và đối chiếu các tài liệu, yêu cầu các câu hỏi giống nhau của từng nhà cung cấp và tham gia vào các nhóm về phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP để có thông tin. Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP Mong đợi kết quả quá sớm Bạn luôn mong muốn phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP sớm mong lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đo lường chính xác hiệu quả của phần mềm ERP bạn cần có một thời gian nhất định để đánh giá việc triển khai ERP có thành công hay không? Trong khoảng thời gian đầu, phần mềm sẽ không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Phần mềm ERP là một lựa chọn đầu tư lâu dài, vì thế bạn nên cân nhắc về thời gian triển khai và đánh giá hiệu quả. Xem thêm: Các tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống ERP thành công Tập trung vào chức năng và tính năng hào nhoáng Nhiều doanh nghiệp bị phân tâm bởi các tính năng ERP trong quá trình lựa chọn. Do đó, bạn sẽ gặp tình trạng mua gói phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP khác với mục tiêu ban đầu và phần chi phí sẽ cao hơn. Bạn nên tìm hiểu mọi thứ về các dịch vụ của nhà cung cấp, bao gồm khả năng tùy chỉnh, chi phí của các tính năng bổ sung, giá phần mềm và khả năng tích hợp với các mô-đun khác. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc tìm kiếm một nhà cung ứng phần mềm phù hợp ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công khi triển khai hệ thống ERP. Cloudify – Công ty cung cấp phần mềm ERP trên nền tảng đám mây hàng đầu Việt Nam cũng là một lựa chọn doanh nghiệp có thể quan tâm. Để tìm hiểu về ERP cũng như được các chuyên gia trong ngành tư vấn chi tiết bạn có thể liên hệ qua website Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695. Đọc tại đây: 8 bước triển khai phần mềm ERP thành công cho doanh nghiệp
-
Cloudify ERP là nền tảng tích hợp cho phép quản lý toàn diện doanh nghiệp. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động từ lên kế hoạch, theo dõi tiến độ, đánh giá năng suất, báo giá, thu hồi công nợ, tính lương nhân viên,….Link demo dùng thử: https://bit.ly/3GHgQNC
-
Quy mô công ty càng lớn, nhân sự càng nhiều. Tại sao không thử cho mình 1 phần mềm quản lý nhân sự tiền lương, nó giúp bạn quản lý tất cả hồ sơ, hợp đồng, lương thưởng,…. Bên cạnh đó nó còn tích hợp trên điện thoại, dễ dàng làm việc hơn. Có cả demo dùng thử miễn phí. Link demo phần mềm: https://bit.ly/3mwR5Yj
-
MPS là thuật ngữ viết tắt được sử dụng thường xuyên và trở thành một phần quan trọng trong quá trình sản xuất và lập kế hoạch sản xuất chính. Tuy nhiên MPS là gì vẫn là câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi hiểu rõ về thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây. MPS là gì? Master Production Scheduling MPS là thuật ngữ chỉ một lịch trình sản xuất chính hay một kế hoạch sản xuất tổng thể. Thường bao gồm một số khía cạnh của sản xuất như: chi phí sản xuất, chi phí và mức độ tồn kho, khả năng lưu trữ, giờ làm việc.v.v. Lịch trình MPS định lượng các quy trình, tài nguyên cùng các bộ phận quan trọng để tối ưu hóa sản xuất, dự đoán nhu cầu và khả năng cung cấp. Hỗ trợ chuyển mọi nhu cầu của khách hàng thành những hành trình cụ thể và chặt chẽ trong môi trường thực tế. Các MPS điển hình thường được tạo ra bởi các phần mềm và cho phép người dùng tinh chỉnh nhằm đạt được các mục đích: – Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc gia tăng chi phí vào giai đoạn cuối – Phân bổ nguồn nhân sự hiệu quả hơn – Hỗ trợ kết nối và hợp nhất các bộ phận – Xây dựng lịch trình cụ thể cho từng phân loại sản phẩm Đọc thêm: Quản lý lịch trình sản xuất bằng phần mềm Cloudify MRP Chức năng quan trọng của MPS trong việc lập kế hoạch Thông qua những chia sẻ về MPS là gì. Chúng ta dễ dàng nhận biết được vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định loại sản phẩm và thời gian sản xuất. Tạo thành cơ sở giao tiếp, kết nối giữa việc bán hàng và sản xuất. Ngoài ra MPS cũng cung cấp nhiều tiện ích quan trọng cho quá trình bảo vệ doanh nghiệp khỏi những sự cố bất ngờ ảnh hưởng tới hoạt động và phân bổ nguồn lực: – Hình thành lịch trình có khả năng đáp ứng được nhiều mục tiêu cùng lúc – Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp sẵn có – Kiểm soát tỷ lệ hàng tồn kho ở mức phù hợp – Cân bằng quá trình sản xuất, bán hàng và phân bổ nhân lực – Mọi hoạt động tương tác với khách hàng được diễn ra liền mạch Đồng thời, để có thể mang lại kết quả tuyệt với, MPS nên là một kế hoạch linh hoạt và có sự điều chỉnh về nhu cầu hoặc năng lực trong khoảng thời gian nhất định. MPS có vai trò gì trong sản xuất? Các bước lập lịch sản xuất hiệu quả Việc đưa ra được lịch trình sản xuất hiệu quả sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, có khả năng ước lượng chính xác nguồn lực, các đơn hàng được thực hiện hiệu quả và không bị gián đoạn, đồng thời cũng giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu ở mức tối đa. Để lập lịch sản xuất, chúng ta cần thực hiện các bước sau: Đưa ra nội dung lập kế hoạch sản xuất Doanh nghiệp cần mô tả đầy đủ các thông tin liên quan tới mô tả sản phẩm và số lượng dưới góc độ sản xuất. Nguyên vật liệu cấu thành và các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Đồng thời cũng cần làm rõ về số lượng dự định sản xuất, hàng tồn kho.v.v. Phương thức dự định áp dụng và máy móc Làm rõ các quy trình, kỹ thuật để cung ứng sản phẩm, các công đoạn tự gia công hay gia công bên ngoài.v.v Cùng đó là các mẫu máy móc, thiết bị đi kèm, thông số công suất và diện tích nhà xưởng.v.v. Các loại máy móc thiết bị cần được liệt kê chi tiết và chính xác bởi nó sẽ ảnh hưởng tới các nguồn lực khác liên quan. Liệt kê rõ các nguyên vật liệu và nguồn lực liên quan Danh sách nguyên vật liệu cần sử dụng, chất lượng và số lượng, nhà cung cấp là ai và liệu những loại nguyên vật liệu này có thể thay thế được hay không. Kèm theo đó là các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất như hư hỏng hay hết hạn. Những yêu cầu khác về nhân lực như số lượng lao động, trình độ, tay nghề, kế hoạch đào tạo.v.v cũng nên được làm rõ Trong khi lập quá trình sản xuất, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau: – Cố gắng tận dụng nguồn nhân lực có sẵn, tránh lãng phí – Đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn Nên có những phương án dự phòng đảm bảo rằng khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra ngoài dự kiến, chúng ta vẫn có phương án dự phòng, tránh trường hợp bị đình trệ – Lập danh sách các việc cần làm và mục tiêu tương ứng trong khoảng thời gian nhất định Việc này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tất cả những việc sẽ làm trong tương lai và sắp xếp chúng một cách kỹ lưỡng theo từng khoảng thời gian như ngày, tháng, năm.v.v. Để tỷ lệ hoàn thành có thể đạt mức cao nhất, đừng quên thiết lập các mục tiêu tương ứng cho từng hạng mục công việc. Việc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và tạo nên sự uy tín trong lòng khách hàng. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc quản trị và đưa ra lịch sản xuất. Hiểu rõ điều đó, Cloudify ERP ra đời như một vũ khí hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định chính xác nhất: – Các định quy trình sản xuất bao gồm tất cả các khâu như đầu ra, đầu vào và các loại chi phí tương ứng – Các định nguyên vật liệu và chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất – Dễ dàng lập lịch sản xuất dựa vào các nghiên cứu thị trường – Cho phép thay đổi và điều chỉnh các thông số đầu vào – Phân tích mức độ hiệu quả và khả năng hoàn thành của quá trình sản xuất – Tùy chỉnh kế hoạch theo các mốc thời gian cụ thể Hy vọng với những chia sẻ trên, doanh nghiệp có thể hiệu được MPS là gì và có khả năng lập lịch sản xuất hiệu quả. Đừng quên theo dõi Cloudify để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về sản xuất. Đọc tại đây: MPS là gì? Cách lập lịch trình sản xuất đơn giản nhất
-
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, vị trí quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến danh tiếng, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Thông thường, nhà quản lý sản xuất phải tiếp nhận khối lượng công việc nhiều và trách nhiệm cao, những người mới tham nhiệm vị trí này sẽ cảm thấy khó khăn về quy trình quản lý sản xuất. Trong bài viết hôm nay, Cloudify sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này. Quy trình quản lý sản xuất giúp công việc được bài bản hơn Mục tiêu của quy trình quản lý sản xuất Mọi công việc trước khi thực hiện đều phải đặt ra một điểm đích để dễ dàng định hướng. Đối với quản lý sản xuất, việc xây dựng mục tiêu cực kỳ quan trọng bởi nó là điểm cần đến mà người quản lý phải dẫn dắt cả bộ máy sản xuất trong tay mình. Mỗi lĩnh vực sản xuất sẽ có các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên sẽ đều chung các mục tiêu: Quản lý dây chuyền sản xuất từ khâu nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm đầu ra. Đảm bảo được quy trình sản xuất không bị gián đoạn Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh. Đảm bảo định mức trong kho, quản lý được xuất, nhập. Quản trị tiến độ cho kịp với đơn hàng, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, mẫu mã, đặc tính,… Tính toán được giá thành, hạn chế được chi phí. Tận dụng các nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Kết hợp với các phòng ban nhằm mục đích phát triển sản phẩm, kích thích mua hàng,… Tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Quy trình quản lý sản xuất dành cho người bắt đầu Là một nhà quản lý, việc nắm bắt được quy trình để hướng bộ máy sản xuất của mình đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn mà cả kỹ năng dự báo, quan sát,….Thông thường, một quy trình sản xuất sẽ có các công đoạn: 1. Nghiên cứu, xác định thị trường, đánh giá khả năng công ty Trước khi tham gia sản xuất, doanh nghiệp cần biết mình nên tập trung vào ngành gì, mức độ cạnh tranh ra sao, tiềm lực công ty có đủ để cạnh tranh hay không, nhu cầu trong ngành cao hay thấp,….Công đoạn này chính là bước định hướng và ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài hoạt động nên đòi hỏi người quản lý phải xác định thật kỹ càng. 2. Lập kế hoạch nhập, xuất nguyên, vật liệu Ở công đoạn này, người quản lý cần tính toán cẩn thận định mức tồn kho tối thiểu, tối đa để đảm bảo sản xuất được liên tục nhưng cũng không được bỏ phí nguyên vật liệu. 3. Quản lý từng công đoạn Việc giám sát, nắm bắt được các công đoạn sản xuất giúp người quản lý có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Đồng thời cũng là đảm bảo tính nghiêm túc, đúng quy trình trong hoạt động sản xuất. 4. Kiểm soát chất lượng sản phẩm Nắm trong tay quy trình quản lý, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn Sản phẩm là thứ quyết định tất cả công đoạn sản xuất, là thứ sẽ được vận chuyển đến tay khách hàng, quyết định danh tiếng và giá trị của công ty. Do vậy, bước quản lý chất lượng sản phẩm rất quan trọng, đòi hỏi kiểm tra, báo cáo đầy đủ, cẩn thận. 5. Định giá sản phẩm Giá của sản phẩm ngoài dựa trên các chi phí, hao mòn còn phải dựa trên mức giá của đối thủ. Chính vì vậy, người quản lý cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi tung ra thị trường hoặc trước khi ký hợp đồng. 6. Quản lý sau sản xuất Sau khi hoàn thành đơn hàng, hợp đồng, người quản lý vẫn sẽ phải tiếp nhận các phản hồi, báo lỗi của khách hàng. Việc bảo hành đúng quy định, đưa ra các phản hồi khách quan cũng là yếu tố quyết định nâng tầm giá trị của doanh nghiệp. Đối với người mới, việc nắm bắt được toàn bộ quy trình quản lý sản xuất trong thực tế vẫn còn rất nhiều trở ngại và khó khăn do thiếu thốn kinh nghiệm hay vốn. Do đó, nếu có trong tay một công cụ quản lý thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Phần mềm quản lý sản xuất Cloudify, không chỉ giúp người dùng nắm được quy trình quản lý sản xuất mà còn tích hợp rất nhiều chức năng đa dụng khác như quản lý nguyên, vật liệu, bán hàng, nhân sự, kho hàng, tính được giá thành, chi phí, chênh lệch…. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây và không cần cài đặt, cập nhật và lưu trữ dữ liệu nhanh chóng, an toàn, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, doanh nghiệp có thể liên hệ qua Cloudify.vn Đọc tiếp: Quy trình quản lý sản xuất dành cho các nhà quản trị
-
Phần mềm SAP quản lý kho là một trong những phương pháp giúp nắm bắt tình hình kho và giải quyết các vấn đề trong kho nhanh nhất hiện nay. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này cho các doanh nghiệp nhỏ, nhà quản trị thường gặp phải câu hỏi “Có nên áp dụng một giải pháp lớn cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không?”. Đây cũng chính là chủ đề mà muốn tôi muốn chia sẻ thêm với doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây. Rào cản của doanh nghiệp nhỏ khi ứng dụng phần mềm SAP quản lý kho Rào cản của doanh nghiệp nhỏ khi ứng dụng phần mềm SAP quản lý kho Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ đó là nguồn vốn thấp, phạm vi hẹp, quy mô kinh doanh không quá lớn, nguồn lực và con người không nhiều. Ngược lại, SAP là công ty lớn toàn cầu, đã ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp thành công cho các công ty trên khắp các nước khác nhau. Chính sự đối lập này khiến cho các doanh nghiệp nhỏ hình thành một số trở ngại như: Quy mô của giải pháp SAP là một trong những công ty về phần mềm lớn nhất trên thế giới, được đặt trụ sở tại Đức. Tính đến nay, công ty đã triển khai các phần mềm cho hàng trăm nghìn công ty trên toàn thế giới. Trong đó, các công ty Việt Nam cũng rất tin tưởng và lựa chọn giải pháp này. Tuy nhiên, với tầm ảnh hưởng lớn, các doanh nghiệp nhỏ với quy trình quản lý đơn giản tại Việt Nam lại cảm thấy lo lắng khi suy nghĩ đến đầu tư cho phần mềm này. Chi phí phần mềm và triển khai Là phần mềm nước ngoài của một nhà cung cấp lớn, chi phí của SAP chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều so với các phần mềm trong nước. Nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ sẽ thấy lo lắng về chi phí cho phần mềm, chi phí triển khai và các loại chi phí phát sinh khác khi đầu tư cho SAP. Một doanh nghiệp quy mô nhỏ nếu áp dụng triển khai một phần mềm nước ngoài thì chi phí chính là một thách thức lớn. Khó khăn về sửa chữa và đào tạo tận nơi Việc đi lại, vận chuyển và triển khai tận nơi không phải là không thể. Tuy nhiên, chi phí và thời gian phải bỏ ra sẽ rất tốn kém. Nhất là khi có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng hoặc cần đào tạo nhân lực trực tiếp về sử dụng phần mềm. Giải quyết nỗi lo khi ứng dụng phần mềm SAP quản lý kho cho doanh nghiệp nhỏ Giải quyết nỗi lo khi ứng dụng phần mềm SAP quản lý kho cho doanh nghiệp nhỏ Đứng trước các khó khăn, thách thức khi ứng dụng triển khai phần mềm SAP quản lý kho, rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ đều đau đầu chưa tìm được cách giải quyết. Chính vì vậy, với 3 phương pháp sau đây, chúng tôi hy vọng nhà quản trị sẽ tìm được phương hướng phù hợp với tình hình của công ty mình. Ứng dụng phần mềm SAP quản lý kho qua trung gian Hiện nay, các phần mềm nước ngoài đều được các nhà cung cấp Việt Nam đứng ra làm trung gian và dịch thuật để đem tới cho người dùng trong nước. Rất nhiều phần mềm được Việt hóa và mua bản quyền. Phần mềm SAP cũng không ngoại lệ, rất dễ để tìm kiếm một doanh nghiệp cung cấp triển khai giải pháp này ngay trong nước. Một khi đã được triển khai trong nước, các chi phí, thời gian cũng sẽ được giảm đi và tiết kiệm đáng kể, rất phù hợp với doanh nghiệp nhỏ. Sửa chữa, hỗ trợ, đào tạo tận nơi cũng dễ dàng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Sử dụng phần mềm trong nước Phần mềm SAP quản lý kho không phải giải pháp duy nhất giúp doanh nghiệp gia tăng sự chặt chẽ trong việc nắm bắt tình hình và giải quyết vấn đề trong kho. Các phần mềm trong nước hiện nay rất phát triển, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ. Các loại chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước sẽ dễ dàng kết nối với nhà cung cấp hơn mỗi khi phát sinh vấn đề. Một số phần mềm tiêu biểu hiện nay như: Cloudify, AMIS, KiotViet,…. Phần mềm SAP quản lý kho không hoàn toàn khó ứng dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, nhưng lại chưa thực sự là giải pháp phù hợp nhất bởi các yếu tố như chi phí, phương tiện,…. Nhà quản trị có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 866 695 hoặc website Cloudify.vn để nhận thêm thông tin về các phần mềm quản trị kho. Đọc tại đây: Phần mềm SAP quản lý kho có nên áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ?
-
Hiện tại, trên thế giới có đến hơn ¼ lao động phải làm việc theo hình thức Work From Home. Ở Việt Nam, những thành phố lớn như Hà Nội vẫn đang cắt giảm 50% lao động tại các công ty. Theo dòng xu hướng đó, công việc tiếp thị thời Covid cũng thay đổi, tạo nên một hình thức marketing mới. Vậy cụ thể marketing là gì và xu hướng đã thay đổi ra sao? Cloudify mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Marketing là gì? Các thuật ngữ liên quan đến ngành tiếp thị Marketing là một hình thức tiếp thị phổ biến giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng.Ý nghĩa của marketing nằm ở việc thu hút khách hàng đến với thương hiệu, đồng thời duy trì mối quan hệ bền chặt và lâu dài. Trong kỷ nguyên của thời đại số, nếu muốn trở thành một marketer thực thụ, bạn nhất định phải biết và hiểu những định nghĩa sau đây: Digital marketing: Nếu đang hoạt động trong ngành mà bạn chưa thực sự hiểu digital marketing là gì vậy có thể hiểu một cách cơ bản rằng, đây là một thuật ngữ chỉ các công việc xây dựng tiếp thị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên nền tảng internet. Affiliate marketing: Những năm gần đây, thuật ngữ này dường như đã trở thành một khái niệm quen thuộc mà bất cứ ai dấn thân vào con đường marketing đều đã từng nghe đến. Vậy cụ thể affiliate marketing là gì? Nói nôm na, affiliate marketing là hình thức marketing theo dạng mạng lưới. Tức là doanh nghiệp sẽ thuê Cộng Tác Viên để họ tìm kiếm khách và doanh nghiệp sẽ trả cho họ những khoản tiền hoa hồng phù hợp. B2B marketing: Đây là mô hình marketing thương mại trong đó có sự kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Hình thức này khác với marketing khép kíp truyền thống ở chỗ khi người tiêu dùng mua hàng thì thường sẽ có nhiều đơn vị tham gia giải quyết đơn hàng ấy. Chính vì có nhiều hình thức marketing xuất hiện như vậy mà nền quản lý doanh nghiệp toàn diện Cloudify đã ra đời. Công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp nói chung và marketing nói riêng quản trị công việc khoa học nhất. Marketing có ý nghĩa như thế nào với doanh nghiệp? Những xu hướng tiếp thị mới trong thời Covid-19 Ngay từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ vào năm ngoái, các nhà quản trị đã dự báo một thế giới kinh doanh mới. Sự thay đổi này bao gồm cả những định nghĩa về marketing là gì cho đến những hành động thực tiễn về sau. Và điều này, đã được thể hiện rõ ràng nhất trước làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đang xảy ra. Thay đổi mục tiêu dài hạn Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra mô hình “xã hội lớn” đang suy giảm. Bởi lẽ, dù marketing là gì, doanh nghiệp có đang thiên về hình thức tiếp thị nào thì tính hiệu quả chỉ có thể đạt hiệu quả tối đa khi mọi người có sự kết nối hòa hợp với nhau. Theo đó, nếu công ty của bạn trước đây thiên về cách hình thức marketing tại chỗ vậy thì một lượng lớn cá nhân đang ngày ngày online trên các nền tảng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram… đã và đang bị thất thoát. Theo đó, việc mở rộng các kênh bán hàng online nhắm vào các đối tượng riêng lẻ sẽ là giải pháp dài hơi dành cho các nhà marketer thời Covid. Thứ hai đó là sự sụt giảm tính hiệu quả của việc chạy quảng cáo. Trong năm vừa qua, cộng đồng chạy ads điêu đứng vì những chính sách thay đổi liên tục của các nền tảng. Khiến cho lượng tiếp cận khách hàng suy giảm nhưng chi phí đổ vào lại chẳng bớt đi. Do vậy, mục tiêu marketing dài hạn cần đi liền với việc cập nhật các chính sách của các nền tảng kinh doanh thường xuyên. Tìm kiếm từng cơ hội nhỏ dù đang bị phong tỏa Chắn hẳn hình ảnh các nhà kinh doanh treo biển bán hàng viết tay tại chốt phong tỏa đã khiến suy nghĩ về việc marketing là gì và như thế nào trong thời Covid-19 đã có tác động ít nhiều đến các nhà marketer. Ngay cả những đơn vị bán hàng nhỏ còn có thể tìm ra cơ hội quảng bá sản phẩm ngay tại thời điểm thành phố bị phong tỏa vậy tại sao bạn – những nhà marketer chuyên nghiệp lại bị gò bó bởi điểm này? Và đây chính là lúc chúng ta cần thay đổi và tận dụng mọi cơ hội để quảng bá thương hiệu/sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Doanh nghiệp nên làm gì sau thời đại của dịch Covid-19? Cho đến hiện tại, đa số các nhận định từ những chuyên gia đều khẳng định con người cần làm quen và chung sống với Covid-19. Như vậy, hoạt động marketing chắc chắn sẽ không thể quay về như cũ mà chúng ta cần thiết lập một định nghĩa mới về marketing là gì. Từ đó, xác định các câu việc mới, hình thức hoạt động mới để công việc tiếp thị sản phẩm không bị đình trệ: Tìm kiếm sự kết hợp đồng điệu giữa hình thức làm việc truyền thống với kỹ thuật số bằng cách ứng dụng nền tảng quản lý tổng thể của Cloudify vào trong hoạt động của doanh nghiệp. Tạo mô hình tiếp thị có sự kiện kết hợp giữa online và offline. Mở rộng mô hình kinh doanh cũng như tưởng tác với khách hàng trên các nền tảng xã hội trực tuyến bằng cách chia sẻ những thông tin hữu ích. Đồng thời liên kết những khách hàng cùng sở thích vào cùng một nhóm để tiện kết nối với họ. Tạo ra các nội dung có giá trị nhưng đảm bảo không tiêu tốn quá nhiều thời gian tìm hiểu của khách hàng. Mặc dù hoạt động tiếp thị thời Covid có nhiều sự thay đổi, khiến bạn hoang mang không biết marketing là gì và hoạt động ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó và linh hoạt trong việc cập nhật xu hướng của thị trường, Cloudify tin rằng bạn sẽ trở thành một marketer tài năng. Cuối cùng, đừng quên truy cập Cloudify thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé. Đọc tại đây: Marketing là gì? Xu hướng tiếp thị thời Covid-19 đã thay đổi như thế nào?
-
Trong khoảng hai năm gần đây, QR code được sử dụng rộng rãi và phổ biến, đặc biệt trong giao dịch thanh toán mua sắm. Không dùng tiền mặt, chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR bằng điện thoại và nhập số tiền thanh toán, trong tích tắc giao dịch mua hàng được hoàn tất. Nhiều đơn vị kinh doanh, chuỗi cửa hàng nổi tiếng như KFC, G36 hay chuỗi thời trang GenViet, Seven Umo,…thậm chí trong các siêu thị và cửa hàng tiện lợi cũng đang ứng dụng mạnh mẽ tiện lợi của loại mã này. Vậy QR code là gì? Ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày? Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. QR code là gì? QR code là viết tắt của cụm từ tiếng anh Quick Response, còn gọi là mã phản ứng nhanh với mô hình là các hình vuông màu đen bố trí trên một lưới hình vuông nền màu trắng. Loại mã này ra đời ở Nhật Bản, sử dụng đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô. Sự xuất hiện của mã QR đánh dấu một bước tiến mới trong việc lưu trữ thông tin. Nó sẽ được giải mã bằng thiết bị di động thông minh thay vì các máy đọc chuyên dụng, cung cấp cho người dùng địa chỉ website, thông tin liên hệ, tin nhắn, các thông tin về sản phẩm hoặc thanh toán giao dịch. Xem thêm: Barcode là gì? Sử dụng Barcode trong quản lý hàng hóa Mã QR code là gì? Ưu điểm của QR code So với Barcode, QR code có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như lưu trữ thông tin nhiều hơn, khả năng sửa lỗi cao hơn,…Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật: Có thể lưu được lượng lớn thông tin QR code có khả năng lưu trữ lượng thông tin nhiều hơn so với mã vạch. Một QR code có thể lưu trữ tối đa 1817 ký tự kanji/kana, 4296 ký tự tiếng Anh và 7098 ký tự chữ số. Với mã vạch truyền thống, lượng thông tin bị giới hạn, chúng ta phải quy chuẩn mã quốc gia, sản phẩm hay mã nhà cung cấp, rồi đối chiếu với số của mã vạch để tra cứu thông tin sản phẩm. Với QR code, ta còn có thể lưu địa chỉ trang web, ứng dụng nào đó, người dùng có thể quét mã để cài đặt hoặc điều hướng đến link website. Có thể được đọc một cách nhanh chóng ở nhiều góc độ khác nhau Một ưu điểm nổi bật của QR code là tốc độ giải mã khá nhanh. Do được cấu tạo từ 1 hình vuông, 3 trong số 4 góc vuông của hình có ký hiệu ngăn cách, phạm vi của qr code được nhận biết rõ ràng nên chúng ta không cần phải thay đổi góc độ của camera điện thoại mà vẫn có thể đọc mã nhanh chóng. Dễ dàng khôi phục thông tin QR code vẫn có thể sử dụng cả trong trường hợp bị bẩn hoặc rách giấy dán mã QR. Ngay cả khi bị mất một phần mã, bản thân mã QR có thể tự sửa lỗi và khôi phục data lưu trữ. QR code có 4 mức độ sửa lỗi: L M Q H. Trong trường hợp thông thường, mức độ M được sử dụng phổ biến. Đối với trường hợp đặc biệt, mã dễ bị rách, bám bẩn như công trường, xưởng nhà máy thì mức độ sửa lỗi Q H lại được ưa chuộng sử dụng hơn. QR code được sử dụng trên các mã khuyến mãi Có thể đọc được thông tin bằng kỹ thuật xử lý hình ảnh của Camera Sự khác biệt đối với barcode không chỉ ở khả năng lưu trữ lớn hơn, tính phổ biến của qr code là có thể đọc được bằng kỹ thuật xử lý hình ảnh của camera điện thoại mà không cần thiết bị độc chuyên dụng. Đối với mã vạch truyền thống cần có đầu đọc lazer mà ta thường thấy trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, hoặc phải gõ thủ công dãy số bên dưới để đối chiếu với bộ mã chuẩn theo từng quốc gia nên khá phức tạp và mất thời gian. Với Qr code ta hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại mà không mất bất kỳ chi phí đầu tư nào cho các thiết bị chuyên dụng. Xem thêm: Mã vạch: Giải pháp quản lý kho hiệu quả dành cho doanh nghiệp Ứng dụng của QR code trong đời sống hàng ngày Nhờ những ưu điểm trên mà QR code ngày càng quen thuộc, được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Thanh toán bằng QR code Thanh toán bằng mã QR ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. Người mua hàng có thể dễ dàng thanh toán bằng cách quét mã QR ở quầy thanh toán hoặc để nhân viên bán hàng quét mã trên điện thoại của mình. Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, QR code phổ biến đến mức dù ở bất kỳ đâu, nhà hàng cao cấp hay cửa hàng ven đường, họ đều sử dụng mã QR thay vì giao dịch bằng tiền mặt. Quản lý người ra vào Trong buổi sự kiện, hay hòa nhạc, liveshow hay trận đấu bóng đá, mã QR sẽ được in và dán trên vé. Người tham gia sẽ đặt vé qua internet sau đó nhận được vé điện tử có chứa QR code. Đến sự kiện chỉ cần quét mã ta có thể vào khán đài để tham gia. Cũng tương tự ở sân bay và ga tàu, QR code được áp dụng theo hình thức cửa soát vé điện tử. Quản lý quy trình, quản lý kho trong ngành sản xuất Đây là ứng dụng ít được biết đến và chỉ các nhà máy xí nghiệp sản xuất mới quan tâm. Bên cạnh tác dụng quản lý số lượng hàng tồn kho, bằng việc gán cho mỗi sản phẩm một mã QR, ta có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất ra sản phẩm một cách dễ dàng. Có thể nói, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, thanh toán không tiền mặt càng trở nên phổ biến và QR code là một công cụ để thực hiện điều đó. Doanh nghiệp sử dụng mã này để quản lý hàng hóa một cách khoa học và chuyên nghiệp hơn. Nếu quý doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình tạo và kiểm tra mã QR code, liên hệ ngay với Cloudify để được tư vấn miễn phí. Đọc tại đây: QR code là gì? Ứng dụng của QR code hiện nay như thế nào?
-
Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp cũng như các cửa hàng bán lẻ. Thế nhưng trên thị trường có quá nhiều công ty cung ứng cũng như các phần mềm khác nhau. Làm thế nào để chọn được một phần mềm phù hợp? Bài viết so sánh về top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay sẽ đưa ra cái nhìn khách quan nhất về các giải pháp hỗ trợ này. Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Phần mềm quản lý bán hàng được hiểu như thế nào? Phần mềm quản lý bán hàng là một hệ thống các công cụ cung cấp đầy đủ các chức năng giúp cho doanh nghiệp lớn, nhỏ hay cá nhân bán hàng quản lý hiệu quả công việc của mình trong tất cả các phân đoạn bán hàng. Chẳng hạn như: Nhập hàng, quản lý hàng hóa, quản lý kho, quản lý bán hàng, quản lý đơn hàng, quản lý hàng hóa trả về, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng hậu mãi….. Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng vào doanh nghiệp giúp cho người quản lý kiểm soát được tất cả báo cáo về hoạt động trong kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác ở mọi nơi mọi lúc. Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay Top 4 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay Phần mềm quản lý bán hàng Cloudify Ưu điểm: Tích hợp công nghệ điện toán đám mây hiện đại: Dù bạn ở đâu,làm gì hay đang di chuyển, chỉ cần có trong tay một thiết bị như laptop, điện thoại, máy tính bảng,..bất cứ lúc nào bạn cũng có thể kiểm tra, theo dõi được tình hình quản lý kho của doanh nghiệp. Dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng: Giao diện trực quan, chỉ vài thao tác đơn giản có ngay kết quả trên tay. Không tốn quá nhiều thời gian cho việc triển khai và đào tạo sử dụng phần mềm…là một trong những tiện lợi mà Cloudify dành cho khách hàng. Tính bảo mật cao: Cloudify cho phép người dùng có thể phân quyền nhân viên hiệu quả. Tức là không phải ai cũng có quyền truy cập vào tất cả các module, hoặc bị giới hạn thao tác với dữ liệu, có những dữ liệu, nhân viên chỉ có thể xem nhưng không sửa hoặc xóa được. Nhờ vậy, các thông tin, dữ liệu mật đều được bảo vệ một cách tối ưu. Chi phí phần mềm phải chăng: Mặc dù phần mềm cung cấp tính năng đầy đủ nhưng Cloudify lại có chi phí cực kỳ phải chăng, và có nhiều sự lựa chọn gói phần mềm tùy theo từng lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh. Nhược điểm: So với các phần mềm khác như Sapo, KiotViet thì Cloudify chỉ là “đàn em” mới xuất hiện trong vài ba năm trở lại đây. Vì thế, độ phổ biến của thương hiệu chưa cao. Đọc thêm: Phần mềm quản lý bán hàng Cloudify POS có gì đặc biệt? Phần mềm quản lý bán hàng Sapo Ưu điểm: Giao diện đẹp, hiện đại, tăng tốc độ trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Các thao tác bán hàng khá nhanh gọn, không phải click qua nhiều bước. Sapo tích hợp sẵn miễn phí phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook. Nếu như bạn dùng phần mềm khác phải mua riêng phần mềm quản lý facebook này cũng tốn kha khá, đâu đó hơn trăm nghìn mỗi tháng.. Sapo tích hợp các đơn vận chuyển uy tín như GHN, GHTK , Viettel Post, Vietnam Post, Grab, Ahamove, Boxme (Shipchung),… Đặc biệt Sapo có cổng vận chuyển Sapo Express hỗ trợ phí ship rất rẻ cho khách hàng đang dùng dịch vụ. Có khả năng quản lý bán hàng đa kênh mượt mà, toàn diện. Đồng bộ đơn hàng từ cách kênh khác nhau như website, Facebook, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada…) Nhược điểm: Sapo có 1 tính năng chưa phát triển đó là tính năng bảo hành cho hàng hóa. Trong các mặt hàng có quản lý về thời gian bảo hành thì còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, đôi khi có những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đặc thù sẽ không đạt được trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng phần mềm này. Phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet Ưu điểm: Phù hợp với các cửa hàng lĩnh vực bán lẻ muốn tập trung bán ở cửa hàng, cần quản lý đơn giản, không cần phát triển mạnh các kênh online. Có thể phân quyền chi tiết cho từng tài khoản. Không cần phải là tài khoản chủ cửa hàng mà tài khoản nhân viên cũng có thể xóa, sửa đơn hàng nếu được cấp quyền. Giao diện đơn giản, khá dễ dùng. Hiện tại Kiotviet cũng đã có cổng vận chuyển để hỗ trợ đẩy đơn ship hàng. Kiotviet kết nối với 4 bên: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng Nhanh, Viettel Post và Speedlink. Tuy nhiên muốn kết nối thì phải gửi thông tin để Kiotviet đăng ký cho chứ không chủ động kết nối như Sapo được. Nhược điểm: Chỉ phù hợp với bán hàng offline tại cửa hàng và không hỗ trợ bán hàng online nhiều. Nếu phát triển bán hàng online sẽ gây khó khăn trong khâu quản lý, báo cáo vì không tách bạch được các báo cáo về bán hàng offline và online. Dẫn đến khó đo lường hiệu quả riêng của từng kênh. Việc phân quyền chi tiết cho từng tài khoản cũng gây khó kiểm soát nếu nhân viên không trung thực và có ý định gian lận. Phần mềm quản lý bán hàng SUNO.vn Ưu điểm: SUNO.vn hoạt động trên nền web, quản lý tốt mọi bước bán hàng thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại, tablet, laptop. Phần mềm bán hàng SUNO.vn cũng cho phép tích hợp với các thiết bị bán hàng như máy in – quét mã vạch, máy in hóa đơn… giúp cửa hàng trở nên chuyên nghiệp hơn. Tích hợp đồng bộ đơn hàng giữa phần mềm với kênh Website và Fanpage, tích hợp với các đơn vị vận chuyển, giúp chủ shop quản lý tình trạng đơn hàng nhanh chóng. Nhược điểm: Hiện phần mềm quản lý bán hàng SUNO chưa có tích hợp đồng bộ với các sàn thương mại điện tử. Phần mềm bán hàng SUNO chỉ mới hỗ trợ 3 hình thức thanh toán là tiền mặt, thẻ và chuyển khoản. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan về các giải pháp phần mềm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn ngay lập tức. Đọc tại đây: So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay
-
Công nghệ 4.0 hay cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là một trong những chủ đề nóng hổi trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhầm lẫn và không ít doanh nghiệp chỉ chạy theo xu hướng mà không thực sự hiểu rõ bản chất dẫn tới những tác động tiêu cực. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem công nghệ 4.0 là gì và cập nhật 10 xu hướng công nghệ 4.0 hàng đầu nhé! 1. Công nghệ 4.0 và Covid-19 tạo nên làn sóng phát triển mới 1.1 Công nghệ 4.0 là gì? Cách mạng công nghệ 4.0, hay công nghệ 4.0 là từ khóa đề cập đến một giai đoạn phát triển mới trong cuộc cách mạng công nghiệp, tập trung vào sự tự động hóa, kết nối và lưu trữ dữ liệu thời gian thực real-time.Có thể nói cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là bước tiến đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ sinh học, công nghệ 3D và công nghệ nano. Các từ khóa như AI, loT hay big Data sở hữu lưu lượng truy cập khổng lồ trong khoảng thời gian này. 1.2 Các đặc điểm của Công nghệ 4.0 – Ưu điểm:Xu hướng công nghệ 4.0 thúc đẩy sự chuyển đổi kỹ thuật số thông qua sự kết nối liền mạch và tự động hóa, báo hiệu một sự thay đổi vượt trội trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong các ngành nghề khác như vận tải, y tế.v.v. cách mạng 4.0 cũng có những tác động đáng kể, hỗ trợ thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể: Tối ưu nguồn nhân lực nhờ sự tự động hóa Tăng cường năng suất hoạt động Dễ dàng thay đổi và mở rộng, thu hẹp linh hoạt Gia tăng doanh thu đáng kể nếu biết thay đổi phù hợp – Hạn chế:Công nghệ 4.0 mang đến sự dịch chuyển cho tất cả các ngành nghề, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức bởi chính những thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự thay đổi để thích nghi. Cùng lúc doanh nghiệp cần đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cấp công nghệ và nâng cao chất lượng nhân sự.Ngoài ra, công cuộc tự động hóa cũng làm nhiều nhân sự rơi vào cảnh thất nghiệp bởi sự thay thế của phần lớn máy móc.Có thể nói, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra một cách nhanh chóng mà dường như không có tiền lệ trong quá trình phát triển trước đây. Mặc dù mang lại không ít sự thay đổi tích cực nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn. Cách mạng công nghệ 4.0Đọc thêm: Phần mềm sản xuất – xu hướng quản trị mới cho doanh nghiệp 2. Top 10 xu hướng công nghệ 4.0 hàng đầu năm nay 2.1 Trí thông minh nhân tạo AI Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo AI là trí tuệ do con người lập trình nhằm mục đích tự động hóa các hành vi của con người. Trí tuệ nhân tạo có thể biết suy nghĩ, biết lập luận, biết giao thiết và hành động.v.v.Hiện nay công nghệ AI được ứng dụng rộng rãi như ứng dụng nhận diện khuôn mặt, khả năng chuyển đổi từ giọng nói qua văn bản và ngược lại, các công cụ tìm kiếm hay chat bot.v.v. 2.2 Big Data Big data là tập hợp các dự liệu đa dạng cực lớn có khả năng thay đổi nhanh chóng và phức tạp. Thông thường các phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý big data trong một khoảng thời gian nhất định.Bằng cách phân tích các dữ liệu to lớn này mà chúng ta có những dự đoán về tương lai hay phát hiện ra các mối q.uan hệ mà trước đây chưa từng biết, từ đó cũng đưa ra những quyết định thông minh để phát triển doanh nghiệp 2.3 Internet of Things IoT IoT hay internet vạn vật đề cập tới những thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với internet nhằm thu thập và chia sẻ dữ liệu.Có hơn 20 tỷ thiết bị thông minh đang hoạt động như đồng hồ, điện thoại, TV, tủ lạnh.v.v. và dự kiến sẽ còn tăng lên theo cấp số nhân trong tương lai. Đây cũng là công cụ hỗ trợ sự bùng nổ dữ liệu và thay đổi nhanh chóng trong thời gian sắp tới 2.4 Chuỗi khối Blockchain Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được mã hóa liên kết với nhau.Khi công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển thì việc xác thực, lưu trữ và bảo mật thông tin đang trở thành thách thức lớn cho đa số doanh nghiệp. Và công nghệ Blockchain hứa hẹn trở thành giải pháp thiết thực. 2.5 Robot Robot là cỗ máy thông minh có thể thực hiện các hoạt động từ đơn giản tới phức tạp gần giống với con người. Hỗ trợ con người trong một số hoạt động nhằm tối ưu hóa nhân sự, tăng trưởng hiệu suất hoạt động 2.6 Mạng 5G Mạng internet đang ngày càng chứng minh tầm quan trọng khi việc truyền tải dữ liệu được quan tâm hàng đầu. Mạng 5G chính là chìa khóa cung cấp tốc độ đường truyền cao, đồng thời cho phép kết nối nhiều thiết bị trong cùng một khu vực địa lý. Xu hướng công nghệ 4.0 ngày nay 2.7 Genomics Genomics hay hệ gen là một trong những công nghệ 4.0 được quan tâm hàng đầu, tập trung nghiên cứu bộ gen, cấu trúc di truyền của các sinh vật sống. Các công nghệ DNA có thể được mã hóa trong một tế bào và ảnh hưởng đến các đời sau qua q.uan hệ sinh sản. 2.8 Điện toán lượng tử Điện toán lượng tự là phương pháp xử lý thông tin trong tương lai. Là hoạt động sử dụng những nguyên lý của cơ học lượng tử để thực hiện các phép tính có độ phức tạp cao trong thời gian ngắn. 2.9 Lái tự động Các phương tiện tích hợp khả năng lái tự động như xe hơi, tàu hỏa.v.v. đang được phát triển và hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người.Tính năng tự động lái sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng ô nhiễm và việc đi lại hàng ngày trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. 2.10 Cloud Computing Điện toán đám mây Cloud Computing là mô hình công nghệ 4.0 cung cấp các tài nguyên máy tính thông qua mạng internet như dịch vụ phần mềm, phần cứng.v.v Dữ liệu sẽ được lưu trữ trên càng máy chủ ảo. Nhờ đó người dùng có thể chủ động truy cập dù ở đâu và tại bất cứ thời điểm nào.Đọc thêm: Top 3 phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp 3 Công nghệ 4.0 cùng làn sóng Covid-19 và sự tác động mạnh mẽ Bên cạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ thì làn sóng Covid-19 cũng tạo nên những thách thức lớn yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải thích nghi trong thời gian ngắn để có thể đứng vững hơn trong tương lai.Bằng chứng là nhiều thương hiệu đã thay đổi mô hình kinh doanh từ offline qua online hay chú trọng nhiều hơn vào thương mại điện tử. Các kênh bán hàng trực tiếp bắt đầu chiếm phần lớn thị phần.Áp dụng công nghệ vào vận hành và sản xuất, kinh doanh chính là chìa khóa hỗ trợ doanh nghiệp có thể thay đổi để phát triển.Cloudify cung cấp hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện, tự động hóa mọi quy trình kinh doanh và thủ tục hành chính. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu nguồn nhân lực, phát triển nhanh chóng.Đọc tại đây: Công nghệ 4.0 là gì? 10 xu hướng công nghệ 4.0 hàng đầu hiện nay
-
Hình thức chuỗi cửa hàng chưa bao giờ là hết hot, tuy nhiên do đặc thù của hình thức này mà khó khăn người quản lý gặp phải cũng không hề ít. Ở bài viết này, Cloudify sẽ cùng bạn đọc tìm ra hướng giải quyết tối ưu cho những vấn đề mà chủ các chuỗi cửa hàng phải đau đầu. Chuỗi cửa hàng là gì? Chuỗi cửa hàng là một hệ thống các cửa hàng bán lẻ kinh doanh một hoặc một nhóm mặt hàng của một chủ thể. Một hệ thống thường có hai hoặc nhiều hơn hai cửa hàng được quản lý tập trung. Hình thức này rất phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam có thể kể đến một số chuỗi cửa hàng như: Thế giới di động, Điện máy xanh, Circle K… Thông thường việc quản lý cả một chuỗi cửa hàng thường trở nên khó khăn nên việc sử dụng các phần mềm bán lẻ là cần thiết. Việc áp dụng phần mềm sẽ giúp chuôi cửa hàng bán lẻ giảm được chi phí và tối uuw được việc vận hàng cũng như quản lý. Quản lý chuỗi cửa hàng là công việc không hề dễ dàng Khó khăn cần phải đối mặt khi kinh doanh chuỗi cửa hàng Từ “lỗ hổng” trong kỹ năng quản lý mà chủ sở hữu các chuỗi cửa hàng gặp phải không ít rắc rối, phổ biến nhất có thể kể đến:Quản lý tài chính: Đây là một vấn đề thường gặp khi chủ sở hữu mở rộng quy mô. Tăng số lượng các cửa hàng tại nhiều nơi đồng nghĩa với việc nắm bắt được tình hình kinh doanh và các chỉ số tài chính sẽ trở nên khó khăn hơn. Vấn đề lãi lỗ, quản lý tài sản, đánh giá hiệu quả đầu tư luôn luôn khiến các nhà bán lẻ phải đau đầu giải quyết.Quản lý nhân sự: Tương tự với quản lý tài chính, khi quy mô phát triển cũng có nghĩa là chủ sở hữu phải thuê thêm lao động. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các cửa hàng khiến việc giám sát nhân sự trở nên khó khăn, dẫn đến nhân viên làm sai các tiêu chí bán hàng của doanh nghiệp nhiều hơn.Quản lý dữ liệu khách hàng: Phạm vi kinh doanh tăng sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, đồng nghĩa với việc quản lý và hỗ trợ sẽ khó khăn hơn.Quản lý chất lượng nguồn hàng: Kiểm tra một lượng lớn hàng hóa được nhập về các cửa hàng định kỳ rất tốn thời gian và cồng kềnh. Kiểm soát chất lượng nguồn hàng đầu vào không tốt sẽ dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm rất nhiều.Xem thêm: App quản lý đơn hàng – Giải pháp bán hàng di động cho doanh nghiệp Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng có vai trò gì? Hiện nay, việc điều hành chuỗi cửa hàng từ các phần mềm quản lý đang là xu hướng bởi nó không chỉ hữu ích mà còn giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Áp dụng phần mềm vào quản lý chuỗi cửa hàng Lợi ích mà phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng mang lại cho doanh nghiệp: Quản lý được nhiều cửa hàng cùng một lúc qua các thiết bị di động thông minh mà không nhất thiết phải đến tận nơi. Theo dõi được danh mục sản phẩm, sản lượng bán ra, lợi nhuận mang lại,….chỉ qua một vài thao tác. Giảm bớt chi phí thuê nhân sự để bán hàng, quản lý hoạt động xuất, nhập, kiểm kê hàng hóa. Nếu không dùng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng bạn phải cần nhiều nhân viên để làm các công việc này. Nắm bắt được số lượng khách hàng, xu hướng mua hàng, tần suất quay trở lại hoặc các phàn nàn, khiếu nại để nhanh chóng xử lý, nâng cao chất lượng dịch vụ. Bao quát được toàn bộ nhân viên, nhìn được năng suất qua doanh số của nhân viên để có các chính sách khen thưởng hoặc đưa ra kế hoạch đào tạo kịp thời. Kiểm soát được kho hàng, thấy được mặt hàng nào tồn nhiều và cần tiêu thụ trước, mặt hàng nào nhu cầu cao để nhập thêm, giảm thiểu chi phí bảo quản, lưu trữ, tăng doanh thu và khách hàng tiềm năng. Top 3 phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng dễ sử dụng hiện nay Trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp phần mềm bán hàng theo chuỗi khác nhau. Trong bài viết này Cloudify giới thiệu đến bạn 4 nhà cung cấp phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng Cloudify Khác với các phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng khác, Cloudify là hệ thống ERP có chức năng quản lý bán hàng. Điểm vượt trội của Cloudify là việc cung cấp cơ sở dữ liệu tức thời, xây dựng quy trình vận hành chuyên nghiệp và thiết lập báo cáo theo thời gian thực. Dây được xem là một trong những phần mềm hỗ trợ bán hàng tối ưu nhất hiện nay.Các chức năng của Cloudify được ứng dụng trong việc quản lý chuỗi cửa hàng: Quản lý bán hàng trên PC và điện thoại. Quản lý kho theo vị trí, layout kho, hạn sử dụng… cảnh báo tồn kho tối thiểu. Quản lý hiệu suất bán hàng của từng cửa hàng, nhân viên kinh doanh. Tích hợp với các chức năng như quản lý nhân sự, kế toán, sản xuất… Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng Cloudify POSKhi sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng của Cloudify, bạn có thể kiểm soát được: Doanh số bán hàng của từng cửa hàng, nhân viên. Tổng hợp báo cáo kinh doanh, theo dõi bức tranh tài chính tổng quan của doanh nghiệp. Kiểm soát số lượng hàng hóa tồn kho ở từng kho theo thời gian thực. Đồng bộ dữ liệu và thông tin giữa các cửa hàng, chi nhánh. Theo dõi hoạt động kinh doanh mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động. Phân quyền và bảo mật thông tin kinh doanh theo từng bộ phận và nhân viên Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng Cloudify Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet KiotViet là một trong những đơn vị cung cấp phần mềm bán hàng có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Tuy nhiên, để quản lý tổng quan thì KiotViet hầu như không đủ tính năng để sử dụng.Tính năng quản lý chuỗi của hàng của KiotViet: Quản lý hoạt động bán hàng. Quản lý nhân viên theo ca, nhân viên fulltime. Quản lý tồn kho sản phẩm. Tích hợp báo cáo doanh thu bán hàng theo ngày, tháng, năm. Lợi ích khi sử dụng KiotViet: Quản lý được hoạt động bán hàng và tình trạng tồn kho Quản lý trực quan, tránh mất nhiều thời gian Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng POS App POS App là phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng được thiết kế sử dụng trên nhiều thiết bị. Post App được biết đến là app quản lý bán hàng dễ dàng sử dụng. Hiện nay, POS App được các doanh nghiệp F&B tin tưởng sử dụng rộng rãi. Lợi ích mà Post App mang lại cho doanh nghiệp: Quản lý hoạt động bán hàng, bán lẻ, bán sỉ. Tích hợp trên nhiều thiết bị. Quản lý được nhân viên theo chức vụ và quyền hạn. Kiểm soát hàng hóa tồn kho, tránh thất thoát Đọc ngay: So sánh top 4 phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất hiện nay Hệ thống ERP quản lý chuỗi cửa hàng toàn diện Ngoài các phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng riêng lẻ, nhiều doanh nghiệp đã chọn áp dụng hệ thống ERP để quản lý toàn diện nhất. Hệ thống ERP là gì? Hệ thống ERP là từ được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning, dịch sang tiếng Việt là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Khác với các phần mềm quản lý riêng lẻ, ERP là hệ thống quản trị tổng thể. Tất cả các hoạt động như bán hàng, kho, sản xuất, kế toán, nhân sự… đều được quản lý chi tiết trên một hệ thống duy nhất.ERP đã được ứng dụng tại hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Trước đây, tại Việt Nam mô hình quản lý này còn khá mới mẻ, chỉ một phần doanh nghiệp vừa và lớn mới đủ tiềm lực tài chính để đầu tư. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, hệ thống ERP được phát triển trên nền tảng điện toán đám mây giúp chi phí được cải thiện. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ giờ đây có thể triển khai giải pháp này mà không còn lo ngại vấn đề tài chính. Các chức năng của hệ thống ERP để quản lý chuỗi cửa hàng Quản lý hoạt động bán hàng Với chuỗi cửa hàng, chức năng bán hàng được xem là chức năng quan trọng nhất. Với hệ thống ERP, bạn có thể quản lý hoạt động xuyên suốt theo thời gian thực. Bạn dễ dàng tạo đơn hàng trên hệ thống theo mẫu có sẵn chỉ mất vài phút. Đồng thời, kế toán cũng dựa trên đơn hàng để ghi nhận doanh thu, công nợ sau đó tạo phiếu xuất kho. Trên hệ thống, bạn có thể theo dõi tất cả đơn hàng theo chuỗi cửa hàng hoặc của từng chi nhánh. Tình trạng đơn hàng được cập nhật theo thời gian thực để bạn dễ dàng theo dõi và có phương án xử lý kịp thời.Ngoài ra, với hệ thống ERP của Cloudify bạn có thể sử dụng trên máy tính và cả thiết bị di động. Khi tạo đơn hàng bạn có thể theo dõi sản phẩm qua hình ảnh để tránh sai sót. Việc lên đơn hàng trên điện thoại giúp nhân viên thuận tiện trong quá trình làm việc, đẩy nhanh tốc độ công việc và mang lại hiệu quả tốt hơn. Quản lý nhà cung cấp và lịch sử mua hàng Ngoài hỗ trợ hoạt động bán hàng, hệ thống còn giúp bạn theo dõi thông tin nhà cung cấp và lịch sử nhập hàng của từng chi nhánh. Nhờ đó, khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra với hàng hóa bạn dễ dàng truy xuất thông tin để đối chiếu với nhà cung cấp. Bạn dễ dàng tạo các phiếu mua hàng trên hệ thống theo các mẫu có sẵn mà không phải dùng các công cụ thủ công. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn thông tin trong quá trình nhập liệu. Ngoài ra, việc quản lý được thời gian nhập hàng sẽ giúp chuỗi cửa hàng của bạn chủ động trong việc bán hàng. Trên hệ thống bạn cũng sẽ biết được tình trạng giao hàng của nhà cung cấp để có các phản hồi kịp thời, khắc phục tình trạng giao hàng lâu, chậm trễ. Quản lý nhà kho thông minh Nhà kho là bộ phận quan trọng trong việc xây dựng và vận hàng chuỗi cửa hàng. Với hệ thống ERP, nhà kho được quản trị toàn diện và đơn giản nhất. Tạo phiếu xuất, nhập kho theo mẫu có sẵn giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tránh sai sót. Quản lý hàng tồn kho nhanh chóng, chính xác theo thời gian thực để có kế hoạch nhập hàng hợp lý. Xuất, nhập, kiểm kê kho nhanh chóng nhờ quét mã vạch, QR code sản phẩm. Quản lý kho khoa học theo vị trí, số lô, hạn sử dụng và các phương pháp FIFO, FEFO giúp sản phẩm được bảo quản tốt, tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát hàng hóa. Quản lý cùng lúc nhiều kho trên một hệ thống, quản lý các hoạt động luân chuyển hàng hóa giữa các kho một cách thuận tiện. Cảnh báo hàng tồn kho theo hạn sử dụng để bạn có kế hoạch bán hàng hợp lý. Cảnh báo tồn kho tối thiểu để đưa ra chính sách nhập hàng phù hợp tránh tình trạng không đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, với hệ thống ERP của Cloudify bạn có thể theo dõi tồn kho theo thời gian thực ngay trên điện thoại. Các cảnh báo tồn kho cũng được thông báo trên mobile app để bạn dễ dàng theo dõi. Quản lý nhà kho cho chuỗi cửa hàng bằng hệ thống ERP Quản lý và chăm sóc khách hàng Hệ thống sẽ ghi nhận tất cả thông tin khách hàng để bạn theo dõi và có kế hoạch chăm sóc hợp lý. Ngoài ra, hệ thống ERP còn có chức năng CRM để quản lý khách hàng và các chiến dịch quảng cáo từ bộ phận marketing. Các chiến dịch như email marketing, SMS… cũng được tích hợp để doanh nghiệp quản trị được toàn diện nhất. Ngoài ra, bạn có thể thiết lập và kiểm soát các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho các cửa hàng hoặc từng nhóm khách hàng cụ thể.Đọc thêm: Phần mềm CRM nên ứng dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao? Quản lý nhân sự, chấm công, tính lương Đối với chuỗi cửa hàng, nhân sự thường có số lượng lớn, việc quản lý cũng phức tạp hơn. Với chức năng HRM trên hệ thống ERP, bạn có thể tích hợp và nhập khẩu dữ liệu từ máy chấm công để bộ phận nhân sự dễ dàng theo dõi. Từ đó, bộ phận nhân sự cũng nhanh chóng lên bảng lương cho từng nhân viên. Hệ thống tự động gửi bảng lương đến từng nhân viên thông qua ứng dụng trên điện thoại. Quá trình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và mang lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, hệ thống còn tích hợp tính năng chấm công bằng hình ảnh và vị trí phù hợp với các cửa hàng có nhân viên hay ra ngoài. Quản lý kế toán chi tiết Hệ thống cung cấp đầy đủ báo cáo trản trị cần thiết cho chuỗi cửa hàng. Chủ doanh nghiệp và kế toán có thể theo dõi công nợ khách hàng và nhà cung cấp theo thời gian thực. Hệ thống cũng có tính năng nhắc lịch thu hồi công nợ khách hàng để đảm bảo duy trì dòng tiền ổn định trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các hoạt động thu, chi, ghi sổ quỹ bằng tiền mặt hay qua tài khoản ngân hàng đều được ghi nhận trên hệ thống để kế toán viên dễ dàng theo dõi, đối chiếu. Nền tảng quản lý chuỗi cửa hàng bằng phần mềm POS của Cloudify Cloudify là đơn vị cung cấp hệ thống ERP cho chuỗi cửa hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hiện nay. Hệ thống tích hợp đầy đủ chức năng giúp doanh nghiệp quản trị tình hình kinh doanh tổng quan theo thời gian thực. Cloudify đã phát triển hệ thống ở cả phiên bản web và app mobile để đáp ứng nhu cầu sử dụng linh hoạt của người dùng. Ngoài ra, vì sử dụng nền tảng điện toán đám mây (Cloud server) nên bạn có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị chỉ cần có kết nối internet.Việt Nam đang trên đà phát triển, hình thức kinh doanh chuỗi cửa hàng cũng ngày càng phổ biến hơn. Nắm bắt được tình hình đó, Cloudify – phần mềm quản lý bán hàng tự tin sẽ giúp các chủ sở hữu giải được các bài toán khó mà doanh nghiệp của mình gặp phải. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.Đọc tại đây: Quản lý chuỗi cửa hàng – Tưởng không dễ mà dễ không tưởng
-
QR code được sử dụng rộng rãi và phổ biến, đặc biệt trong giao dịch thanh toán mua sắm. Không dùng tiền mặt, chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR bằng điện thoại và nhập số tiền thanh toán, trong tích tắc giao dịch mua hàng được hoàn tất. Vậy tại sao không tự tạo cho mình một cái mã QR thật đặc biệt.Web tạo mã QR code miễn phí tại đây: Công cụ tạo mã QR Code trong vòng 5s
-
Việc triển khai hệ thống lập kế hoạch kinh doanh là một công việc phức tạp ảnh hưởng đến các bộ phận của doanh nghiệp. Để triển khai được hiệu quả, doanh nghiệp nên chia việc quá trình này thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có mục tiêu rõ ràng và khả năng thực hiện của bạn. Ngược lại, việc đi sâu vào triển khai ERP mà không có định hướng, phạm vi và cấu trúc rõ ràng làm tăng khả năng xảy ra các vấn đề nghiêm trọng. Triển khai dự án ERP là gì? Tại sao phải triển khai dự án ERP? Hệ thống ERP tích hợp nhiều chức năng của toàn bộ doanh nghiệp, chẳng hạn như quản lý tài chính, nhân sự, bán hàng và sản xuất, nhằm mang lại những lợi ích như tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh. Triển khai dự án ERP mô tả quá trình lập kế hoạch, cấu hình và triển khai hệ thống ERP. Đây là phần mềm quản lý quy trình kinh doanh nhằm quản lý và tích hợp các hoạt động tài chính, chuỗi cung ứng, hoạt động, báo cáo, sản xuất và nguồn nhân lực của một công ty. Để đảm bảo việc triển khai thành công, doanh nghiệp cần xác định cẩn thận các yêu cầu của mình, cách thiết kế các quy trình để sử dụng hệ thống, cấu hình hệ thống ERP. Việc hoàn thành tất cả các bước này theo kế hoạch đòi hỏi một cách tiếp cận theo từng giai đoạn theo kế hoạch và cấu trúc đã lập ra sẵn. Các giai đoạn của kế hoạch triển khai dự án ERP Tìm hiểu và lập kế hoạch Tất cả các dự án ERP đều bắt đầu từ giai đoạn tìm hiểu và lập kế hoạch, bao gồm nghiên cứu và lựa chọn hệ thống, hình thành nhóm dự án và xác định các yêu cầu hệ thống chi tiết. Nhóm phát triển dự án sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau liên quan đến việc thực hiện, bao gồm xây dựng kế hoạch dự án và deadline, đảm bảo rằng các nguồn lực được phân bổ đầy đủ, đưa ra các quyết định và thiết kế sản phẩm cũng như quản lý dự án hàng ngày. Các nhóm phát triển dự án ERP thường bao gồm nhà tài trợ điều hành, giám đốc dự án và đại diện của bộ phận sẽ sử dụng hệ thống nhằm đảm bảo rằng dự án nhận được các nguồn lực cần thiết và cung cấp sự hỗ trợ để thực hiện các thay đổi trong toàn bộ tổ chức. Thiết kế Giai đoạn thiết kế hoạt động từ các yêu cầu chi tiết và sự hiểu biết về quy trình công việc để phát triển một thiết kế chi tiết cho dự án ERP mới. Điều này bao gồm thiết kế quy trình làm việc mới, hiệu quả hơn và các quy trình kinh doanh khác tận dụng lợi thế của hệ thống. Thiết kế phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp và dựa trên yêu cầu điều chỉnh chi tiết để phát triển thiết kế dự án ERP. Nhóm phát triển có thể trình bày các lỗ hổng cho đối tác thực hiện hoặc nhà cung cấp của mình, đồng thời yêu cầu họ đưa ra các giải pháp tiềm năng. Phát triển Khi được trang bị các yêu cầu thiết kế rõ ràng thì có thể bắt đầu giai đoạn phát triển. Điều này liên quan đến việc định cấu hình và tùy chỉnh phần mềm để hỗ trợ các quy trình mới. Có thể bao gồm phát triển tích hợp với bất kỳ ứng dụng kinh doanh hiện có nào khác của tổ chức mà hệ thống ERP sẽ không bị thay thế. Song song với việc phát triển phần mềm, nhóm phát triển nên xây dựng các tài liệu đào tạo để giúp người dùng thích nghi với hệ thống mới. Lập kế hoạch di chuyển dữ liệu, xác định dữ liệu nào sẽ di chuyển trong giai đoạn này, tránh việc di chuyển đồng loạt tất cả dữ liệu lịch sử, rất nhiều dữ liệu có thể không liên quan. Thử nghiệm Kiểm tra và phát triển có thể xảy ra đồng thời. Ví dụ: nhóm dự án có thể kiểm tra các mô-đun và tính năng cụ thể, phát triển các bản sửa lỗi hoặc điều chỉnh dựa trên kết quả và kiểm tra lại. Hoặc, nó có thể kiểm tra một mô-đun ERP trong khi một mô-đun khác vẫn đang được phát triển. Kiểm tra các chức năng cơ bản của phần mềm nên được theo sau bằng việc kiểm tra nghiêm ngặt toàn bộ khả năng của hệ thống, bao gồm việc cho phép một số nhân viên kiểm tra hệ thống cho tất cả các hoạt động hàng ngày của họ. Thử nghiệm phần mềm để kiểm tra độ tương thích với dự án ERP Triển khai Hãy chuẩn bị cho các vấn đề có thể xảy ra khi hệ thống hoạt động, vì có thể có sự bối rối giữa các bộ phận nhân viên dù bạn đã cố gắng hết sức để chuẩn bị cho sự thay đổi. Nhóm dự án phải sẵn sàng trả lời các câu hỏi, hỗ trợ nhân viên hiểu hệ thống và cố gắng giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Nếu cần, đối tác triển khai của bạn có thể hỗ trợ khắc phục sự cố. Có thể mất một khoảng thời gian để nhân viên làm quen với hệ thống và nhận ra sự tăng năng suất như mong đợi. Hỗ trợ và cập nhật Việc cải thiện dự án ERP sau khi triển khai có thể làm hài lòng trải nghiệm sử dụng và đảm bảo rằng công ty đạt được những lợi ích mong đợi. Ở giai đoạn này, nhóm dự án có thể vẫn chịu trách nhiệm về hệ thống ERP, nhưng trọng tâm của nhóm sẽ chuyển sang lắng nghe phản hồi của người dùng và điều chỉnh hệ thống cho phù hợp. Khi các tính năng mới được thêm vào hệ thống, người ta có thể yêu cầu phát triển thêm một vài điểm và cấu hình bổ sung. Tại Việt Nam Cloudify ERP đang là một trong số nhà cung cấp nhận được sự tin tưởng nhiều nhất. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chọn các gói giải pháp riêng lẻ hoặc tổng hợp tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mình. Đồng thời, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát doanh nghiệp hơn thông qua các phân hệ chức năng thông minh của Cloudify ERP, kèm với đó là gói chăm sóc và tư vấn miễn phí trọn đời. Đăng ký nhận demo phần mềm qua Cloudify.vn hoặc liên hệ hotline 1900 866 695. Đọc tại đây: 6 bước triển khai dự án ERP hiệu quả
-
Ngày nay, doanh nghiệp sản xuất mọc lên ngày càng nhiều và nhu cầu sử dụng phần mềm sản xuất cũng tăng theo. Với phần mềm quản lý sản xuất Cloudify sẽ giúp bạn tăng 80% hiệu suất doanh số, quản lý hiệu quả kho, tiết kiệm nhân sự, quá trình sản xuất nhanh chóng dễ dàng hơn ngay cả trên điện thoại. Link demo sản phẩm: Phần mềm quản lý sản xuất tiên phong tại Việt Nam
-
Ngày nay, có rất nhiều giải pháp hỗ trợ tối ưu quản trị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…cho doanh nghiệp. Trong đó, còn rất nhiều nhà quản trị đang phân vân lựa chọn giữa hai hệ thống ERP và MES cho doanh nghiệp của mình. Để có được sự lựa chọn phù hợp, ngoài việc dựa vào tình hình doanh nghiệp, nhà quản trị cũng cần nắm rõ đặc điểm, hạn chế, lợi ích của từng loại. Phân biệt MES và ERP cũng chính là chủ đề mà chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết dưới đây. Phân biệt MES và ERP: khái niệm của hai hệ thống MES – Manufacturing Execution System hay hệ thống điều hành sản xuất là hệ thống máy tính và phần mềm được sử dụng tại các nhà máy, phân xưởng nhằm theo dõi, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Khái niệm của MES và ERP khác nhau thế nào? ERP – Enterprise Resource Planning hay hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là một hệ thống tích hợp nhiều ứng dụng với nhau nhằm theo dõi, hợp nhất hoạt động của các phòng ban, chi nhánh,…trong doanh nghiệp. Như vậy, MES là hệ thống thúc đẩy sản xuất trong khi ERP là hệ thống tổng thể cho doanh nghiệp Phân biệt MES và ERP: hai hệ thống có thể làm được gì? MES và ERP đều có những điểm hạn chế, lợi ích riêng và phù hợp tùy theo nhu cầu người sử dụng cũng như tình hình tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, nhà quản trị cần nắm được công dụng của cả hai hệ thống để từ đó có thêm cơ sở đưa ra quyết định. Những ưu điểm của hệ thống MES Hệ thống MES tập trung hoàn toàn vào mảng sản xuất, đồng nghĩa với nó không thể theo dõi được các hoạt động nào khác ngoài sản xuất như nhân sự, đơn hàng, khách hàng,…. Một hệ thống MES có những tiện ích sau: Giảm thiểu sai sót trong sản xuất, giảm các chi phí không đáng có, tiết kiệm thời gian Dễ dàng tìm được nguyên nhân nếu có sự cố Giảm thời gian nhập liệu thủ công của các phòng ban trong sản xuất Giảm chu kỳ thời gian sản xuất, tăng hiệu suất và tối ưu được nguồn vốn Hỗ trợ sử dụng các thiết bị hiệu quả Sắp xếp lịch trình sản xuất, nhập nguyên vật liệu hợp lý nhằm tăng hiệu quả sản xuất Những ưu điểm của hệ thống ERP Dựa vào tên gọi, hệ thống ERP giúp quản trị những vấn đề liên quan đến tài nguyên trong toàn bộ doanh nghiệp nhằm tăng năng suất, lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, chi phí. Một hệ thống ERP gồm những ưu điểm sau: Kết nối các phòng ban, bộ phận trong tổ chức, quản lý cùng một hệ thống theo thời gian thực Loại bỏ tối đa các lỗi nhập liệu, in ấn,… Cải thiện dịch vụ khách hàng Phân quyền, phân cấp thông minh, giảm được tối đa các trường hợp tự ý sửa tài liệu, tăng mức độ bảo mật cho tài liệu Quản lý được nhiều bộ phận như sản xuất, bán hàng, kho hàng,… Hỗ trợ quản lý doanh nghiệp từ xa ERP và MES khác nhau như thế nào? Phân biệt MES và ERP: doanh nghiệp nên sử dụng trong trường hợp nào? ERP hay MES cũng đều có những ưu, nhược điểm nhất định tùy vào nhu cầu và những vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp cần áp dụng đồng thời cả hai hệ thống nhưng có những doanh nghiệp chỉ cần một trong hai. Do vậy, trước khi ra quyết định, nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ nhu cầu doanh nghiệp, bài toán gặp phải và hệ thống nào có thể giải quyết. Nên sử dụng MES trong trường hợp nào? Không có một quy chuẩn hay luật lệ gì trong việc quyết định xem doanh nghiệp có cần tới hệ thống MES hay không. Do đó, muốn chọn được, doanh nghiệp cũng cần phải có cơ sở để dựa vào. Hệ thống MES là quyết định đúng đắn khi doanh nghiệp có các nhu cầu: Tập trung vào gia công, sản xuất hàng loạt, liên tục Doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm khắt khe từ khâu nguyên vật liệu đầu vào Mỗi nhà máy, phân xưởng của công ty đều có quy trình khác nhau Doanh nghiệp có nhu cầu theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị dụng cụ chặt chẽ Nên sử dụng ERP trong trường hợp nào? Hệ thống ERP dường như phổ biến hơn bởi tính kiểm soát tổng thể của nó rất thích hợp cho không chỉ doanh nghiệp mà còn cả cửa hàng, quán ăn,… Nên áp dụng hệ thống ERP khi: Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, phân xưởng có chung quy trình sản xuất Doanh nghiệp cần quản lý đồng bộ nhiều phòng ban và các mảng khác ngoài sản xuất Nhà quản trị có nhu cầu phân tích, đánh giá khái quát toàn bộ tình hình doanh nghiệp hoặc đang gặp vấn đề trong việc quản lý tổng thể Những phân biệt MES và ERP trong bài viết của chúng tôi hy vọng có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn được một giải pháp thích hợp. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin về hệ thống ERP, liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí. Đọc tại đây: Phân biệt MES và ERP – nên chọn giải pháp nào cho doanh nghiệp?
-
Ngày nay, xu hướng sử dụng công nghệ vào việc quản trị doanh nghiệp ngày càng tăng, được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Và nhu cầu sử dụng trên các thiết bị cầm tay nhỏ gọn ngày càng được ưa chuộng. Xuất phát từ thị hiếu thị trường, các nhà cung cấp phần mềm đã nghiên cứu phát triển các phần mềm trên điện thoại để thuận tiện cho cho nhân viên và nhà quản lý không có mặt ở văn phòng. Vậy việc thiết lập phần mềm trên các thiết bị thông minh đem lại những lợi ích gì? Cùng Cloudify tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp trên điện thoại Đối với người quản lý doanh nghiệp: Nhờ việc linh động, nhỏ gọn của điện thoại, người quản lý có thể dễ dàng theo dõi, giám sát nhân viên, công việc từ xa chỉ bằng một vài thao tác đơn giản trên phần mềm, nhờ vậy mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp nhà quản lý vẫn có thể nắm bắt được. Từ đó, công việc quản lý sẽ hiệu quả hơn với những kế hoạch và phương án được triển khai kịp thời ngay cả nhà quản lý vắng mặt. Đó là lý do vì sao các nhà quản trị lựa chọn sự linh hoạt của phần mềm khi được tích hợp trên điện thoại. Đối với nhân viên: Không chỉ nhà quản trị mới cần tới những công cụ linh hoạt mà nhân viên, đặc biệt với bộ phận bán hàng cũng cần tới điều này. Tích hợp phần mềm quản trị doanh nghiệp vào thiết bị di động có thể hỗ trợ nhân viên cập nhật dữ liệu một cách dễ dàng và việc tương tác với khách hàng cũng trở nên nhanh gọn hơn. Bên cạnh đó, nhân viên đều có thể trích xuất dữ liệu, thông tin để phục vụ cho công mà không bị giới hạn về không gian khi làm việc ngoài văn phòng. Mọi việc của nhân viên đều trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn khi phần mềm được tích hợp trên điện thoại. Xem thêm: Lợi ích khi áp dụng phương pháp quản trị doanh nghiệp trên mobile Phần mềm ERP tích hợp trên điện thoại mang lại nhiều ưu điểm Lưu trữ đám mây Khi được tích hợp trên các thiết bị di động thông minh như điện thoại, Ipad,..lưu trữ đám mây trở nên phổ biến, việc quản lý doanh nghiệp trở nên đơn giản hóa khi loại bỏ được những thao tác ghi chép thủ công. Phần mềm ERP trên điện thoại có khả năng lưu trữ dữ liệu với số lượng lớn,cập nhật thông tin nhanh chóng cho dù nhà quản trị hay nhân viên đang ở đâu. Phần mềm trên nền tảng đám mây Lợi thế cạnh tranh ERP cài đặt trên điện thoại giúp người sử dụng dễ dàng truy cập thông tin theo thời gian thực. Điều này giúp cho nhà quản trị có thể cập nhật nhanh chóng tình hình hiện tại, kịp thời ra những kế hoạch phù hợp để hoạt động kinh doanh diễn ra tốt hơn. Nhờ tính tiện lợi khi erp cài trên điện thoại, doanh nghiệp có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh và giảm thời gian quay vòng công việc. Xem thêm: Top 5 ứng dụng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất 2021 Cải thiện môi trường giao tiếp và hợp tác Người sử dụng có thể tương tác trực tiếp với nhau trên thiết bị điện thoại cầm tay khi có thông báo dữ liệu được cập trên hệ thống erp Truy cập mọi lúc mọi nơi Sự nhỏ gọn của điện thoại di động giúp người quản lý có thể đem theo bên mình và có thể truy cập và thực hiện các thao tác trên phần mềm một cách dễ dàng.. Một số phần mềm quản lý được tích hợp trên điện thoại Phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp Cloudify ERP Nền tảng hoạt động của phần mềm Cloudify dựa trên điện toán đám mây. Mọi dữ liệu được lưu trữ online nên sẽ tránh được tình trạng mất dữ liệu do các thiết bị cứng như máy tính gặp vấn đề hỏng hóc. Đây là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động từ lên kế hoạch, theo dõi tiến độ, đánh giá năng suất, báo giá, thu hồi công nợ, tính lương nhân viên,….Và điểm nổi bật của Cloudify là các phần mềm được thiết kế phù hợp với các thiết bị di động với hình ảnh trực quan, dễ dàng sử dụng. Phần mềm quản trị doanh nghiệp trên điện thoại Cloudify Fastwork Việt Nam Đây là ứng dụng quản lý công việc doanh nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng SaaS, hỗ trợ trên hai phiên bản Web app và Mobile app cho phép nhà quản trị quản lý được tất cả nghiệp trên hệ thống trực tuyến. Ứng dụng có khả năng bao quát được các nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp như quản trị dự án, nhân sự, bán hàng… Với việc đem lại lợi ích và tiện ích, fastwork việt nam đang được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Xem thêm: Điều hành doanh nghiệp qua smartphone nhờ ứng dụng mobile ERP AMIS.VN AMIS.Vn là một phần mềm thuộc nhà cung cấp MISA.Phần mềm sở hữu khá đầy đủ các tính năng trong doanh nghiệp với các tính năng quản lý bán hàng, nhân sự hay kế toán,…Và cũng được tích hợp xem báo cáo trên điện thoại di động, cho phép người dùng sử dụng mọi lúc mọi nơi.Đây được coi là một giải pháp phù hợp đối với các doanh nghiệp đa chi nhánh hay các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Có thể thấy sự linh động của việc tích hợp phần mềm quản trị doanh doanh trên điện thoại di động mang lại nhiều lợi ích, nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần được tư vấn về vấn đề này, để lại thông tin tại Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí. Đọc tại đây: Top 3 phần mềm quản lý doanh nghiệp trên điện thoại
-
Bên cạnh các giải pháp ERP truyền thống thì ERP online đang là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giải pháp này. Và liệu rằng doanh nghiệp có nên sử dụng nó để tối ưu hóa hoạt động hay không? ERP online là gì? ERP online hay còn được gọi là Cloud ERP là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) chạy trên nền tảng đám mây của nhà cung cấp, cho phép các tổ chức truy cập qua internet. Phần mềm ERP tích hợp và tự động hóa các chức năng tài chính và hoạt động kinh doanh thiết yếu. Đồng thời, giải pháp này cung cấp một nguồn dữ liệu duy nhất, bao gồm quản lý hàng tồn kho, đơn hàng và chuỗi cung ứng, đồng thời trợ giúp mua sắm, sản xuất, phân phối và thực hiện. Với phạm vi này, bất kỳ hệ thống ERP nào cũng phải có tính khả dụng cao cho tất cả các đơn vị kinh doanh, bất cứ nơi nào nhân viên có thể đang làm việc và cung cấp một cái nhìn thống nhất, cập nhật dữ liệu. ERP dựa trên đám mây là một dịch vụ đáp ứng các yêu cầu này. Vì các tổ chức truy cập phần mềm qua internet, tất cả những gì cần thiết là kết nối vào trình duyệt. So sánh các giải pháp ERP online và ERP tại chỗ So sánh các giải pháp ERP online và ERP tại chỗ Mức độ kiểm soát và bảo mật Đối với hệ thống ERP tại chỗ, doanh nghiệp giữ quyền đối với tất cả dữ liệu của họ và có toàn quyền kiểm soát những gì doanh nghiệp thực hiện với dữ liệu đó. Vì thế, giải pháp này có độ bảo mật cao. Doanh nghiệp có thể chủ động đối với các vấn đề liên quan đến hệ thống của mình. Còn với hệ thống ERP online, dữ liệu và khóa mã hóa được quản lý và lưu trữ bởi nhà cung cấp phần mềm bên thứ ba chứ không phải với công ty. Tuy nhiên, đa số các nhà cung ứng đều sẽ bảo mật hệ thống một cách tối ưu nhất nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Quá trình triển khai hệ thống Với hệ thống ERP tại chỗ, tài nguyên được triển khai tại chỗ và nội bộ, nằm trong cơ sở hạ tầng CNTT của chính tổ chức. Còn với hệ thống Cloud ERP, tài nguyên được lưu trữ trên cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ khi sử dụng bất kỳ loại mô hình điện toán đám mây nào. Khả năng tùy chỉnh Nói chung, hệ thống ERP tại chỗ có thể cho phép doanh nghiệp tự tùy chỉnh nhiều hơn nhưng cũng tốn thời gian và chi phí hơn. Ngoài ra, không có gì đảm bảo rằng các tùy chỉnh sẽ hoạt động như dự kiến khi nhà cung cấp cập nhật phần mềm. Còn với hệ thống ERP online, các giải pháp ERP dựa trên đám mây mang lại sự ổn định cao hơn vì nhà cung cấp tự xử lý tất cả các tùy chỉnh. Thời gian triển khai dự án Với ERP tại chỗ, doanh nghiệp phải tự mình kiểm soát, nâng cấp phần mềm vì thế thời gian tiến hành dự án thưởng lâu hơn, khoảng từ 6 tháng đến 1 năm hoặc có thể lâu hơn. Đồng thời khi triển khai hệ thống này, doanh nghiệp phải sở hữu một đội ngũ CNTT tốt mới có thể thực hiện được. Còn với Cloud ERP, các tổ chức có ít quyền kiểm soát hơn đối với quá trình thực hiện nên nó ít tốn thời gian hơn. Lợi ích của hệ thống ERP online Lợi ích của hệ thống ERP online Tăng hiệu quả Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh lớn bằng cách triển khai hệ thống này để tối ưu hóa doanh thu. ERP trên nền tảng đám mây đang biến đổi các tổ chức trong nhiều lĩnh vực bằng cách tự động hóa các quy trình khác nhau bất cứ khi nào có thể và do đó mang lại hiệu quả kinh doanh. ERP online được triển khai cẩn thận sẽ đảm bảo năng suất tối đa từ mọi nhân viên. Mỗi tác vụ có thể được cấu hình cẩn thận để tránh lỗi đa nhiệm, trùng lặp và mất thông tin. ERP dựa trên đám mây loại bỏ các hệ thống không hiệu quả và rời rạc, giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng. Tiết kiệm chi phí Chi phí là một yếu tố cần thiết trong việc quyết định ngân sách cho ERP. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã triển khai ERP dành tới 70% ngân sách CNTT của họ để duy trì hệ thống nội bộ cho phần cứng, phần mềm và nhân viên. Mặt khác, ERP online cắt giảm chi phí phần cứng và phần mềm liên quan, cũng như nhu cầu về đội ngũ nhân viên CNTT chuyên dụng. Do sự chuyển hướng này theo hướng ít đầu tư trả trước hơn, giảm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và tiết kiệm vốn. Các tổ chức có thể dễ dàng chuyển hướng các quỹ này và cải thiện các lĩnh vực hoạt động khác. Loại bỏ thủ tục giấy tờ trong hoạt động ERP trên đám mây có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu giấy tờ, hợp lý hóa hoạt động và bảo vệ môi trường. Số hóa tất cả các quy trình chính, chẳng hạn như lập hóa đơn tài khoản, thu tiền, khoản phải trả, mua hàng và hàng tồn kho… Việc số hóa quy trình thủ công và hồ sơ giấy tờ có thể giúp cải thiện hiệu quả, cắt giảm chi phí, tiết kiệm và cũng hỗ trợ các sáng kiến xanh về sự nóng lên toàn cầu. Đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt Trên thực tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định đúng đắn do thiếu tin tưởng vào dữ liệu mà họ nhận được từ các hệ thống khác nhau. Do thiếu các quy trình tiêu chuẩn hóa và hiểu biết rõ ràng, họ phải trở thành ‘người phỏng đoán’ chứ không phải người ra quyết định. Tuy nhiên, hệ thống ERP này tích hợp liền mạch trên tất cả các quy trình kinh doanh đám mây có thể đảm bảo an toàn rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên vận hành đưa ra quyết định sáng suốt hơn và thúc đẩy các ý tưởng đổi mới. Quản lý hàng tồn kho tốt hơn Một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng ERP dựa trên đám mây là họ phải quản lý kho thủ công. Quản lý hoạt động bằng cách sử dụng một hệ thống tập trung không chỉ giảm sự trùng lặp mà còn tự động hóa các công việc hàng ngày. Điều này giúp tăng sản lượng và đầu ra chính xác hơn trong thời gian ngắn hơn. Cloud ERP sẽ cung cấp một quy trình được chuẩn hóa và tối ưu hóa (chẳng hạn như JIT) với các mô-đun kiểm kê tốt nhất, giúp giảm chi phí lưu kho. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời hạn. Cloudify là công ty chuyên cung cấp phần mềm ERP hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam. Nếu quý khách quan tâm và muốn trải nghiệm phần mềm của chúng tôi vui lòng liên hệ qua Cloudify.vn để được tư vấn ngay hôm nay. Đọc tại đây: ERP online là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng ERP online?
-
Siêu thị là nơi cung cấp cho người tiêu dùng rất nhiều loại hàng hóa từ đồ gia dụng tới thực phẩm, đang được phân bổ khắp cả nước với mạng lưới rộng lớn và dày đặc. Chính bởi những tính chất đó mà mọi siêu thị đều cần có một hệ thống quản lý bán hàng siêu thị chặt chẽ, cũng là điều mà Cloudify muốn chia sẻ với các nhà quản lý trong bài viết này.Hệ thống siêu thị đang ngày càng phổ biến rộng rãiSự khác biệt giữa siêu thị và cửa hàng bán lẻ thông thường Cùng thực hiện chức năng bán lẻ – tức là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng chứ không phải bán lại. Nhưng siêu thị lại được coi là kênh phân phối ở mức cao hơn so với các cửa hàng bởi quy mô, diện tích, máy móc hiện đại hơn,… Sự khác biệt về quy mô dẫn đến mặc dù là siêu thị mini, nhưng chủng loại hàng hóa vẫn đa dạng và phong phú hơn so với cửa hàng. Hình thức thanh toán của siêu thị luôn chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Nếu ở cửa hàng phải đi lại trong không gian hẹp và hỏi giá từng món đồ thì ở siêu thị, người tiêu dùng sẽ có được sự thoải mái, không gian riêng tư cũng như nhiều sự lựa chọn hơn. Đây cũng là lý do nhiều khách hàng chọn mua sắm ở siêu thị mặc dù số lượng mua không nhiều. Hệ thống quản lý bán hàng siêu thị cần chú trọng những yếu tố gì? Quản lý nhân viên chặt chẽ Bởi quy mô lớn, chủng loại hàng hóa đa dạng nên siêu thị thường đòi hỏi rất nhiều nhân viên. Đối với hình thức part-time – làm theo ca thì số lượng nhân viên còn lớn gấp nhiều lần. Đòi hỏi người quản lý tại siêu thị phải nắm được thông tin, trình độ, tình hình và từng ca làm việc của cấp dưới. Quản lý kho hàng Kho hàng của siêu thị là nơi lưu trữ mọi loại hàng hóa, từ những đồ ít hao mòn đến những mặt hàng phải bảo quản từng giờ từng phút. Chính vì vậy, việc nắm được số lượng hàng hóa, hạn sử dụng,….của từng loại hàng trong kho là điều vô cùng quan trọng cần được thực hiện thường xuyên. Quản lý những khách hàng thân thiết Hiện nay, rất nhiều siêu thị áp dụng hình thức tích điểm qua thẻ thành viên hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh (Vd: Vinmart). Qua cách tích điểm này, siêu thị sẽ nắm bắt được ai là khách hàng thân thiết và có những ưu đãi đặc biệt dành cho đối tượng khách hàng này. Quản lý được lượng khách quen sẽ giúp siêu thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới đăng ký và kích thích số khách hàng cũ mua sắm tại siêu thị.Chú trọng vào quản lý bán hàng siêu thị để tăng hiệu suất công việc Quản lý mặt hàng và không gian bán hàng tại siêu thị Nhiều người cho rằng đây là công việc của nhân viên, tuy nhiên nhân viên sẽ không thể bao quát hết các gian hàng tại siêu thị được như người quản lý. Luôn nắm rõ vị trí của các mặt hàng trong siêu thị, có biện pháp xử lý đối với các mặt hàng bị bóc dở và điều động hàng hóa khi cần thiết cũng là việc cần phải làm thường xuyên.Tương tự đối với không gian trong siêu thị. Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ Nắm bắt dữ liệu qua phần mềm quản lý bán hàng siêu thị Quản lý siêu thị bao gồm quản lý nhân lực, quản lý kho,…..đồng thời là theo dõi doanh thu, lợi nhuận, chi phí,….Nếu thực hiện riêng lẻ các nhiệm vụ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Việc áp dụng phần mềm vào quản lý siêu thị sẽ giúp chủ siêu thị không chỉ tiết kiệm nguồn lực mà còn có cái nhìn tổng quát nhất về mọi mặt trong siêu thị của mình.Cloudify tích hợp đầy đủ các chức năng về quản lý như quản lý bán hàng, quản lý kho,…..giao diện dễ tiếp cận, tự động tính toán cũng như dự báo về tình hình doanh thu, lợi nhuận trong hiện tại và tương lai, luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các chủ siêu thị trên con đường kinh doanh. Liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được tư vấn miễn phí.Đọc tại đây: Hệ thống quản lý bán hàng siêu thị như thế nào cho hiệu quả?
-
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về các dịch vụ như ăn uống, du lịch, nghỉ dưỡng của con người cũng tăng lên nhanh chóng. Các cửa hàng, khách sạn vào các mùa du lịch hay giờ cao điểm thường phải chịu cảnh quá tải. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn miễn phí như một giải pháp hữu hiệu trong thời đại số. Nhưng liệu rằng phần mềm này có thực sự là điều mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Hay ẩn đằng sau hai từ “miễn phí” còn có những “cái bẫy” nào khác. Độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn miễn phí là gì? Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Phần mềm quản lý khách sạn, nhà hàng là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà hàng, khách sạn trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Trên thị trường có nhiều phần mềm khác nhau nhưng đa số chúng đều gồm các tình năng cơ bản như: quản lý lễ tân, quản lý tài chính – kế toán, quản lý tồn kho….. Có nhiều cách để phân chia một phần mềm quản lý. Nếu xét về mặt giá cả, có phần mềm miễn phí và phần mềm mất phí. Tuy nhiên, nếu dựa vào yếu tố công nghệ thì có thể chia ra làm 2 loại là phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn truyền thống và phần mềm quản lý trên nền tảng điện toán đám mây. Tùy vào mục đích, quy mô, doanh nghiệp sẽ có các lựa chọn khác nhau sao cho phù hợp. Xem thêm: Mở khóa 3 bí mật quan trọng về phần mềm CRM cho doanh nghiệp 3 nhược điểm của phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn miễn phí Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của các nhà hàng, khách sạn, nhiều công ty phần mềm cũng liên tục tung ra các giải pháp phần mềm quản lý. Đánh trúng vào tâm lý “ngại đầu tư”, “ham rẻ” các giải pháp phần mềm free được nhiều nhà quản trị lựa chọn sử dụng. Sau đây là 5 “cái bẫy” chết người đến từ những phần mềm free đó: “Ổ” chứa virus Ổ chứa virus Các CEO thành công vẫn thường khuyên rằng “Hãy mua vì nó hữu ích, đừng dùng vì nó miễn phí”. Khi sử dụng các phần mềm free, sẽ không có bất cứ chính sách hay cam kết nào cho độ bảo mật và tính an toàn của nó. Mà đối với doanh nghiệp không có gì quan trọng hơn dữ liệu. Một khi dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị mất nó không chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận, ban ngành mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, gây trở ngại cho quá trình hoạt động và kinh doanh. Miễn phí vừa là một lợi thế nhưng đồng thời cũng là một hạn chế bởi nó tồn tại nhiều rủi ro trong tương lai. Không chỉ đơn giản là vấn đề dữ liệu mà các thông tin cần sự bảo mật hoàn toàn như tài khoản ngân hàng cũng có thể bị các tin tặc, hacker tấn công. Vậy thì liệu rằng, nó có thật sự free như nhiều người vẫn nghĩ? Hạn chế các tính năng quan trọng Bản chất đằng sau cái vỏ bọc miễn phí là gì? Đó là doanh nghiệp sẽ bị hạn chế các tính năng quan trọng. Ban đầu, các phần mềm này có thể cung cấp cho doanh nghiệp những tính năng cơ bản như in hóa đơn, bán hàng, thống kê đơn giản….Nhưng qua thời gian các công ty cung cấp giải pháp này có thể đưa ra nhiều chiêu trò khiến các nhà quản trị “đứng hình”: Chỉ cho sử dụng miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó yêu cầu trả phí để sử dụng tiếp hoặc sử dụng các tính năng quan trọng hơn. Phần mềm bị ngắt đột ngột mà không báo trước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành, kinh doanh của các nhà hàng, doanh nghiệp. Đây là tình huống mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải khi sử dụng các phần mềm free. Thế mới nói “ không gì là miễn phí cả”. Không nhận được sự hỗ trợ khi gặp sự cố Không phải nhà hàng, khách sạn nào cũng có một đội ngũ IT chuyên nghiệp, có thể giải quyết hết các vấn đề khi phần mềm gặp sự cố. “Cái giá” của miễn phí là doanh nghiệp không thể hỏi, xin sự trợ giúp từ những người cung cấp phần mềm. Hoặc nếu có thì doanh nghiệp cũng phải đợi rất lâu mới có thể nhận được phản hồi. Lúc đó thì sự việc đã trở nên quá nghiêm trọng để có thể giải quyết. Hơn nữa, mỗi khi có một phần mềm mới, doanh nghiệp sẽ phải mất thời gian để training, hướng dẫn nhân viên. Điều gì sẽ xảy ra nếu đó là một phần mềm khó sử dụng và không có ai biết cách dùng nó sao cho hiệu quả? Vậy thì, ai sẽ chịu trách nhiệm đào tạo đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp? Hay là các nhà quản trị lại phải mất thời gian tìm tòi một giải pháp mới. Ưu điểm của các phần mềm quản lý miễn phí là nó giúp doanh nghiệp hạn chế các chi phí ban đầu. Thế nhưng, tính về lâu về dài, các giải pháp free chưa bao giờ được khuyên dùng bởi các chuyên gia. Vì thế, doanh nghiệp hãy thật cẩn thận, suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định sử dụng bất cứ phần mềm gì. Nếu độc giả quan tâm và muốn nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí. Đọc thêm: 3 “cái bẫy” đến từ phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn miễn phí
-
QR code đã xuất hiện từ lâu nhưng khoảng 3 năm trở lại đây những ô vuông mã QR này mới chính thức phổ biến nhiều tại Việt Nam. Với những tính năng ưu việt và thuận tiện hơn so với các mã vạch truyền thống nên nhiều doanh nghiệp đã làm mã QR để nhanh chóng hoà nhập thời cuộc. Vậy QR code là gì và làm mã QR như thế nào? Trong bài viết này Cloudify sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách làm những ô vuông bé nhỏ ấy nhé QR Code trong thời đại công nghệ số QR Code là gì? QR code là dạng mã vạch hai chiều có khả năng phản hồi thông tin nhanh chóng. Từ QR là viết tắt của từ “Quick Response” nghĩa là sự phản hồi nhanh, bởi mã QR code có tính năng giải mã cực nhanh. Mã code này được phát triển từ năm 1994 bởi công ty Denso Wave (công ty con của Toyota). Mục đích ban đầu khi làm mã QR là để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi. Ngày nay, mã QR code đang được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Những lý do doanh nghiệp nên làm mã QR Khoảng 3 -4 năm trở lại đây tại thị trường Việt Nam, QR code đang phổ biến dần, trong khi đó tại các nền kinh tế phát triển mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, mã QR đã phát triển và được ứng dụng rộng rãi từ lâu. Việc làm mã QR cho doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau: Dễ dàng sử dụng: Mã QR có thể dễ dàng scan với cả tất cả các thiết bị điện thoại thông minh. Ngoài ra còn có nhiều app miễn phí trên app store hỗ trợ scan mã QR cho điện thoại. Khách hàng và người kinh doanh rất dễ sử dụng Chứa nhiều thông tin hơn: Lượng thông tin trong mã QR có thể truyền tải nhiều hơn so với mã vạch cũ. Lý do vì QR chứa tới hàng nghìn ký tự, trong khi mã vạch chỉ chứa được tối đa là 20 ký tự Mang tính thẩm mỹ hơn: Mã QR nhỏ gọn, ít tốn diện tích. Giảm chi phí: Nhiều thông tin đáng lẽ phải ghi trên bao bì có thể truyền tải đơn giản qua mã QR, người dùng đọc trực tiếp trên thiết bị cá nhân sau khi quét mã QR địa điểm giúp doanh nghiệp hoạt động trở lại: Đây là điều kiện mà chính phủ nhà nước Việt Nam đưa ra để các tổ chức kinh doanh hoạt động lại bình thường và cần tuân thủ nghiêm ngặt Cách làm mã QR trực tuyến miễn phí Với tình hình dịch bệnh còn diễn biến căng thẳng và tuân theo quy định của nhà nước về các điều kiện phòng chống dịch Covid 19, Cloudify xin phép hướng dẫn cả 2 mã QR cho doanh nghiệp là cách làm mã QR địa điểm và làm mã QR cho hàng hoá. Cách làm mã QR trực tuyến miễn phí Đăng ký làm mã QR địa điểm cho doanh nghiệp: Bước 1: Doanh nghiệp truy cấp vào đường link https://qr.tokhaiyte.vn/ Bước 2: Chọn mục “Đăng ký địa điểm” và điền các thông tin về địa điểm cần đăng ký. Nội dung cần kê khai đầy đủ: Tên doanh nghiệp: Địa chỉ chính xác: địa chỉ này bao gồm số nhà, đường, phường, quận/huyện…. Họ tên người đăng ký: Số điện thoại: Số điện thoại sử dụng được để nhận mã OTP Sau khi hoàn thành các thông tin trên, nhấn “Tiếp tục bước 2” Bước 3: Nhận và điền mã OTP. Hệ thống sẽ gửi một mã OTP về số điện thoại vừa đăng ký, bạn điền mã vào, sau đó nhấn “Tiếp tục bước 3” Bước 4: Nhận mã QR địa điểm và in. Mã QR sẽ lập tức được gửi về máy của bạn. Lúc này bạn chỉ cần kiểm tra lại các thông tin vừa đăng ký một lần nữa và in mã QR ra để sử dụng Làm mã QR cho hàng hoá: Chọn trình tạo mã QR Có rất nhiều trình tạo mã QR và mỗi trình tạo mã này sẽ có những đặc điểm nội dung khác nhau. Doanh nghiệp cần lưu ý để chọn được trình tạo mã QR phù hợp với mong muốn, mục đích của mình. Một số trình làm mã QR bạn có thể tham khảo như tạo mã miễn phí cùng Cloudify, Kaywa, Free QR Code Generator by Shopify, GOQR.me Nhập thông tin sản phẩm và cài đặt Sau khi mở trình tạo mã, hệ thống sẽ hiện lên các mục thông tin bạn muốn có trong mã QR hàng hoá (thông tin sản phẩm, link web công ty, các thông tin liên quan tới sản phẩm….) Chọn mã QR để tải xuống và in Chọn loại mã QR bạn muốn sử dụng: dạng động (Dynamic) và dạng tĩnh (Static) sau đó tải xuống Lưu ý: Các thông tin đường link dạng QR tĩnh sẽ ko sửa được khi ấn hoàn thành và in. Còn QR động có thể. Tùy chỉnh thiết kế của mã QR Doanh nghiệp có thể chèn thêm logo, màu sắc vào mã QR để thêm sinh động và đẹp mắt hơn Kiểm tra Sau khi đã hoàn thành các bước trên thì mã QR đã xong, bạn nên thử quét mã một lần để kiểm tra các thông tin đã chính xác hay chưa Trên đây là bài viết chi tiết về cách làm mã QR trực tuyến và miễn phí mà Cloudify gửi tới bạn. Bạn đừng quên ghé thăm blog của Cloudify để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác cho doanh nghiệp của mình nhé. Đọc tại đây: Chi tiết cách làm mã QR trực tuyến miễn phí đẹp nhất và nhanh nhất 2021
-
Khi doanh nghiệp dần mở rộng quy mô, số lượng công việc cũng như khách hàng tăng lên một cách nhanh chóng, đó là lúc họ cần đến sự trợ giúp của phần mềm ERP. Thế nhưng, không phải mọi hệ thống ERP đều giống nhau. Giải pháp Cloud ERP đã “thổi bay” giải pháp ERP truyền thống vì khả năng kết nối mạnh mẽ và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích kĩ hơn về giải pháp này thông qua bài viết dưới đây.Tổng quan về ERP và Cloud ERP1. ERP là gì?Định nghĩa về ERPERP (Enterprise Resource Planning) là một giải pháp phần mềm mà các tổ chức sử dụng để quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày như kế toán, quản lý dự án, quản lý rủi ro,…cũng như các hoạt động của chuỗi cung ứng. Một hệ thống ERP hoàn chỉnh cũng bao gồm việc lập kế hoạch về chi phí, sản phẩm, sản xuất,… đưa ra dự đoán và báo cáo kết quả tài chính của tổ chức.Hệ thống ERP gắn kết vô số quy trình kinh doanh lại với nhau và cho phép lưu chuyển dữ liệu giữa chúng. Bằng cách thu thập những dữ liệu được chia sẻ từ nhiều phòng, ban, ngành khác nhau, hệ thống ERP loại bỏ sự trùng lặp và cung cấp thông tin chính xác trên cùng một nền tảng duy nhất.Ngày nay, hệ thống ERP đóng vai trò như “nguồn điện thắp sáng” giúp các doanh nghiệp phá bỏ những rào cản để tiến tới quá trình chuyển đổi số thành công. Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại ERP khác nhau: Các giải pháp ERP của nước ngoài Các giải pháp ERP trong nước Hệ thống ERP mã nguồn mở 2. Cloud ERP là gì?Cloud ERP là một loại phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây thay vì tại các cơ sở dữ liệu của chính doanh nghiệp. Phần mềm tích hợp một vài hoặc tất cả các chức năng cần thiết để một doanh nghiệp hoạt động, ví dụ như: kế toán, hàng tồn kho và quản lý đơn hàng, nguồn nhân lực, quản lý quan hệ khách hàng (CRM),… – thành một hệ thống hoàn chỉnh.Sự khác biệt giữa Cloud ERP và On-premise ERP1. Chi phí xây dựng hệ thốngCloud ERP:Cloud ERP khác gì so với On – Premise ERP? Chi phí trả theo hàng tháng (mô hình subscription) Đã bao gồm phí lưu trữ, máy chủ, bảo trì và cập nhật phần mềm Chi phí phụ: Phí triển khai và phí hỗ trợ Các chi phí ban đầu tương đối thấp bởi doanh nghiệp đơn giản chỉ cần triển khai phần mềm phù hợp với nhu cầu của công ty, sau đó truy cập hệ thống thông qua máy tính kết nối với mạng internet. Cloud ERP cũng cung cấp mô hình theo dõi có thể dự đoán trước và chỉ phải trả tiền khi bạn truy cập; nhờ vậy việc lên kế hoạch và quản lý ngân sách trở nên dễ dàng hơn.On-premise ERP: Trả luôn 1 khoản lớn cho phần mềm và thêm một số tiền không nhỏ để chuẩn bị cơ sở hạ tầng (máy chủ, team developer,… ) Không bao gồm phí lưu trữ, máy chủ, bảo trì và cập nhật phần mềm Chi phí phụ: Phí triển khai và phí hỗ trợ Các hệ thống On-premise ERP thường đòi hỏi công ty phải đầu tư những khoản tiền lớn trước để chi trả và quản lý cả phần mềm lẫn phần cứng, cùng server và trang thiết bị liên quan cần thiết trước khi đi vào vận hành. Khi hệ thống ERP của doanh nghiệp đến lúc cần nâng cấp, nhân viên IT sẽ phải triển khai lại hệ thống trên các máy tính khác nhau của từng người dùng và thực hiện lại các tùy chỉnh cùng các tích hợp mà công ty đã cài đặt từ trước. Do đó chi phí để xây dựng hệ thống On-premise thường sẽ đắt hơn so với hệ thống Cloud ERP.2. Cải tiến và nâng cấp hệ thốngPhần mềm On-Premise ERP có thể tùy chỉnh được, nhưng đa số trường hợp đều liên quan chặt chẽ tới phần mềm hiện tại của doanh nghiệp nên sẽ gặp nhiều khó khăn để cải tiến với các phiên bản mới. Đội IT sẽ phải tự điều chỉnh lại từng chi tiết nhỏ của hệ thống khi nhà cung cấp phần mềm ra mắt các cải tiến và nâng cấp mới cho sản phẩm.Ngược lại, các giải pháp Cloud ERP thì tự động nhà cung cấp nâng cấp, vậy nên doanh nghiệp sẽ luôn sử dụng phiên bản ERP mới và tốt nhất. Nhờ các thiết bị vận hành dựa trên hệ thống đám mây, các tích hợp và tùy chỉnh được thực hiện trước đây sẽ tự động duy trì khi phần mềm được nâng cấp mà không mất thêm bất kỳ khoản phí nào.3. Hiệu quả và năng suất của hệ thốngTheo nghiên cứu, các giải pháp Cloud ERP thường mang lại năng suất tốt hơn so với các phần mềm on-premise ERP. Bởi vì: Mục đích cấu trúc phần mềm Cloud ERP được thiết kế để mang đến năng suất tối đa, cung cấp hiệu quả tối ưu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Tự động điều chỉnh và cung cấp các nguồn lực bổ sung tức thời để đáp ứng sự tăng trưởng vượt bậc của doanh nghiệp. Nhân viên có thể dễ dàng theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp trên hệ thống Cloud ERP vì giải pháp này cung cấp dữ liệu về thời gian thực ở bất cứ nơi nào. 4. Tính bảo mậtMặc dù cả hai giải pháp phần mềm đều có tính bảo mật cao nhưng so với On-premise ERP thì Cloud ERP tối ưu hơn hẳn. Các nhà cung cấp phần mềm Cloud ERP luôn đảm bảo an ninh hệ thống được ưu tiên hàng đầu bằng cách cung cấp các chứng chỉ bảo mật dữ liệu chắc chắn và đạt tiêu chuẩn, ví dụ như tuân thủ các tiêu chuẩn PCI DSS và SAS 70. Hơn nữa, họ còn cam kết các quy trình bảo mật nghiêm ngặt, chịu trách nhiệm khôi phục thiệt hại và thực hiện các thủ tục sao lưu dữ liệu, điều này chắc chắn sẽ gây tốn kém không nhỏ nếu xảy ra trên phần mềm on-premise ERP.5. Hỗ trợ sau bán hàngViệc hỗ trợ sau bán hàng giữa hai loại phần mềm sẽ có đôi chút khác biệt. Đối với hệ thống On-premise, doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ hệ thống, đồng nghĩa với việc sửa lỗi, bảo trì và cập nhật hệ thống là việc của doanh nghiệp và các nhà cung ứng hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này.Ngược lại, đối với Cloud ERP, do đã được trả phí subscription hàng tháng, nên việc bảo trì, cập nhật và sửa lỗi đã được tính trong khoản tiền đó.Qua những phân tích phía trên, chúng ta có thể thấy rằng so với các phần mềm On-premise thì các phần mềm ERP dựa trên nền tảng đám mây ưu việt hơn hẳn. Vì vậy, chúng tôi khuyên doanh nghiệp nên sử dụng Cloud ERP để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tốt nhất.Những lợi ích tuyệt vời đến từ giải pháp Cloud ERPCập nhật và nâng cấp nhanh chóng: Cloud ERP cung cấp các bản cập nhật và nâng cấp tức thì và liên tục cho doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp sẽ không bao giờ phải lo lắng liệu mình có đang sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hay không.Giảm chi phí trả trước và chi phí vận hành: Với ERP đám mây, doanh nghiệp không phải tốn ngân sách cho những lần nâng cấp hệ thống và chi phí hoạt động thấp hơn nhiều vì nhà cung cấp sẽ trực tiếp cài đặt các bản cập nhật, bảo trì và bảo mật.Cải thiện khả năng truy cập, tính linh hoạt của phần mềm: Bởi vì hệ thống ERP được quản lý trên đám mây nên nhân viên có thể truy cập từ bất cứ đâu bằng các thiết bị thông minh có kết nối Internet. Thông tin được truy cập trong thời gian thực, vì vậy các quyết định kinh doanh quan trọng có thể được đưa ra một cách nhanh chóng.Cải thiện tính bảo mật: Nhà cung cấp có trách nhiệm đảm bảo rằng hệ thống được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công hoặc lỗ hổng tiềm ẩn. Nhờ đó, mọi thông tin của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ một cách tối ưu.Làm thế nào để lập kế hoạch chiến lược triển khai Cloud ERP hiệu quả?Làm thế nào để triển khai Cloud ERP hiệu quả?Nếu doanh nghiệp muốn triển khai Cloud ERP trong tương lai gần, hãy lưu ý các phương pháp sau:Dự trù các trường hợp phát sinh:Bước đầu tiên cần thực hiện khi nghĩ đến việc triển khai ERP trên nền tảng đám mây là xây dựng một quy trình kinh doanh mà những người ra quyết định chính và nhân viên liên quan có thể hiểu và thực hiện. Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về lợi ích cũng như những thách thức tiềm ẩn khi triển khai Cloud ERP. Say đó, bắt đầu lập kế hoạch, đề xuất phương pháp vượt qua những thách thức đó và nguồn lực doanh nghiệp cần để thực hiện mọi thứ.Cập nhật thông tin cho nhân viên và đối tác:Để tránh phản ứng không tốt và làm chậm quá trình triển khai hãy thông báo cho nhân viên và đối tác biết về việc này. Đồng thời, việc thông báo cho mọi người về những thay đổi, lý do triển khai và thời gian triển khai để mọi người tìm hiểu trước thông tin. Đây là điều rất quan trọng trước khi bắt tay vào triển khai Cloud ERP để mọi việc được tiến hành nhanh hơn.Tìm kiếm cộng sự:Để đảm bảo rằng việc triển khai ERP sẽ diễn ra thành công hãy tìm kiếm cộng sự, những người đã triển khai và có kinh nghiệm để cùng bàn bạc và nhờ họ cho ý kiếm. Việc lập kế hoạch để triển khai ERP vốn không dễ dàng, vì thế càng có nhiều sự góp ý, lời khuyên thì sẽ càng có nhiều cơ hội để giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai.Cloudify là công ty chuyên cung cấp phần mềm ERP hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam. Nếu quý khách quan tâm và muốn trải nghiệm phần mềm của chúng tôi vui lòng liên hệ qua Cloudify.vn để được tư vấn ngay hôm nay.Đọc tại đây: Cloud ERP – Phần mềm quản lý hiệu quả dành cho doanh nghiệp
-
Quản lý khách hàng, dự án, giỏ hàng, nhân viên kinh doanh luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều CEO trong lĩnh vực bất động sản. Việc quản lý cùng lúc nhiều dự án và hàng trăm mã sản phẩm khác nhau khiến doanh nghiệp dễ nhầm lẫn thông tin. Ngoài ra, việc theo dõi tình hình kinh doanh cũng trở nên phức tạp hơn. Chính vì vậy, phần mềm quản lý bất động sản trở thành giải pháp hỗ trợ quản trị doanh nghiệp hữu ích dành cho nhà quản lý hiện nay. Trên thị trường có các nhà cung cấp nào? Các chức năng gì doanh nghiệp nên quan tâm? Cùng Cloudify tìm hiểu và giải mã trong bài viết dưới đây nhé! Phần mềm quản lý bất động sản là gì? Phần mềm quản lý bất động sản là phần mềm được thiết kế chuyên biệt để phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành bất động sản. Nhờ đó, các tính năng của phần mềm phù hợp với quy trình, quy định và hoạt động kinh doanh của ngành kinh doanh bất động sản, nhà đất. Xu hướng áp dụng phần mềm trong quản trị, vận hành đang trở nên phổ biến hơn với doanh nghiệp bất động sản. Việc tận dụng công nghệ để xây dựng quy trình quản lý chuyên nghiệp, thay đổi cách vận hành là thực sự cần thiết. Nhờ các ứng dụng phần mềm mà việc quản lý khách hàng, công việc, nhân viên trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.Với nhiều chức năng sát với thực tế, cần thiết cho các hoạt động, các phần mềm này có khả năng giúp công ty bất động sản hoàn thành nhiều công việc phức tạp mà cần nhiều thời gian, nhiều người để hoàn thành. Tại sao doanh nghiệp cần phần mềm quản lý dự án bất động sản? Có nhiều lý do để doanh nghiệp triển khai phần mềm bất động sản (phần mềm BĐS). Sau đây là một số lý do cơ bản: Chuẩn hóa quy trình vận hành và kinh doanh Phần mềm là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình làm việc, vận hành một cách chuyên nghiệp. Theo đó, mọi hoạt động kinh doanh đều được thao tác trên cùng một hệ thống. Mỗi bộ phận sẽ thao tác và thực hiện công việc trên một hoặc một vài phân hệ chức năng riêng. Thông tin liên kết giữa các phòng ban được cập nhật liên tục và kế thừa lẫn nhau. Nhân viên không phải nhập liệu lại các trường thông tin đã có trước đó. Quy trình vận hành thiết kế chặt chẽ giúp cho dữ liệu có tính chính xác cao và hiệu quả làm việc được cải thiện hơn. Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác Dữ liệu cập nhật theo thời gian thực là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt tình hình doanh. Với các phần mềm quản lý bất động sản, các thông tin liên quan đến dòng tiền, tiến độ thanh toán, tình trạng giỏ hàng được cập nhật liên tục theo thời gian thực. Nhờ đó hoạt động bán hàng trở nên đơn giản hơn. Nhân viên chủ động trong việc tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, dữ liệu liên quan đến dòng tiền được cập nhật liên tục. Hệ thống tự động thông báo tiến độ thanh toán của từng khách hàng để thúc đẩy quá trình thanh toán. Tiết kiệm chi phí, nguồn lực Với các hoạt động thông thường trước đây của các công ty bất động sản, khối lượng công việc khổng lồ sẽ khiến cho các nhân viên mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng phần mềm quản lý thì yếu tố này sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Các công ty bất động sản sẽ không cần thuê nhiều nhân viên mà các hoạt động vẫn được diễn ra một cách bình thường, nhờ đó tiết kiệm thêm cho công ty một khoản phí lớn. Tham khảo: Phần mềm quản lý bất động sản Cloudify RES Phần mềm quản lý bất động sản, dự án, giỏ hàng Bảo mật thông tin kinh doanh Sức cạnh tranh từ thị trường kinh doanh bất động sản vô cùng lớn. Vì vậy việc bảo mật thông tin là yêu cầu tiên quyết nhất. Vì vậy các phần mềm bất động sản được thiết kế để dễ dàng phân quyền và bảo mật thông tin nhân viên, khách hàng, dữ liệu kinh doanh. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp chỉ được truy cập một phần thông tin ứng với chức vụ và quyền hạn của mình. Các thông tin về khách hàng được bảo mật giữa các nhân viên kinh doanh. Chỉ nhân viên chăm sóc và quản lý mới được theo dõi thông tin khách hàng. Kiểm soát tất cả biểu mẫu đơn giản Đặc thù của ngành bất động sản là gồm nhiều giấy tờ, hợp đồng, biểu mẫu khác nhau. Một số giấy tờ quan trọng như phiếu đặt cọc, giữ chỗ, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, phụ lục hợp đồng… Chính vì vậy việc quản lý dễ gặp tình trạng nhầm lẫn, sai sót. Khi sử dụng hệ thống phần mềm BĐS, mỗi hợp đồng, biểu mẫu sẽ được quản lý với một mã riêng. Khi cần truy xuất thông tin, người dùng chỉ cần nhập mã hợp đồng, hệ thống tự động trả về đầy đủ các thông tin. Quá trình này vừa diễn ra nhanh chóng vừa giảm tải được khối lượng công việc cho bộ phận admin. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng hạn chế việc lưu trữ quá nhiều biểu mẫu, hợp đồng. Phần mềm quản lý bất động sản là một trong những công cụ hữu ích cho doanh nghiệp hiện nay. Thông qua bài viết này Cloudify hy vọng bạn hiểu rõ hơn về giải pháp này và tham khảo một số nhà cung cấp phù hợp. Cloudify là một trong những đơn vị cung cấp phần mềm bất động sản toàn diện nhất hiện nay có cả phiên bản trên điện thoại di động. Bạn có thể tham khảo về giải pháp bằng cách liên hệ qua website Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695. Đọc tại đây: Phần mềm quản lý bất động sản toàn diện, hiệu quả nhất năm 2021
-
Cloudify RES là nền tảng ERP online đầu tiên tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp bất động sản.Hệ thống được phát triển bằng công nghệ Cloud-Based tiên tiến nhất, sử dụng online ở bất kỳ nơi đâu trên tất cả các thiết bịLink demo phần mềm: https://bit.ly/3m2h35R
-
KPI sản xuất là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả kinh doanh, sản xuất,… trong mọi doanh nghiệp. Mọi ngành nghề, công việc, phòng ban đều có riêng KPI để đánh giá mức độ hiệu quả công việc. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả tình hình hoạt động, chúng tôi xin chia sẻ 5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn phổ biến mà doanh nghiệp nên nắm được qua bài viết dưới đây. KPI sản xuất là gì? KPI hay Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc riêng hoặc kế hoạch làm việc mỗi tháng. Nhà quản trị sẽ dựa vào các chỉ số để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên với chức danh đó. Nếu phòng ban, nhân viên nào hoàn thành KPI đúng hạn, công ty sẽ có các chế độ thưởng nhất định. Trong sản xuất cũng không ngoại lệ. Các KPI sản xuất là những chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của các công việc trong sản xuất. Các chỉ số sẽ được tổng kết theo định kỳ (thường là theo tháng). Từ đó, nhà quản trị sẽ dựa vào để đánh giá mức độ hiệu quả trong sản xuất. Xem thêm: Tiêu chí chọn phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp KPI trong doanh nghiệp sản xuất là gì? 5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn doanh nghiệp nên nắm được KPI sản xuất là những chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Sau đây là 5 chỉ số KPI sản xuất thường được sử dụng mà doanh nghiệp nên biết: Năng lực sản xuất Năng lực sản xuất là khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định với những điều kiện nhất định. Chỉ số này có thể được tính cho từng phân xưởng, một công đoạn riêng lẻ hay toàn bộ dây chuyền sản xuất trong một phân xưởng, nhà máy. KPI này đo lường công suất khả dụng mà doanh nghiệp đang thực sự sử dụng trên dây chuyền sản xuất. Chỉ số KPI này càng cao càng tốt. Máy móc và nhà xưởng là những tài sản có giá trị lớn, do đo hầu hết doanh nghiệp đều muốn tối ưu giá trị sử dụng của chúng. Bên cạnh đó, nhân lực có vai trò quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các đơn vị sản xuất đều yêu cầu số lượng nhân viên vừa đủ cùng cơ cấu hợp lý, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu công việc. KPI vòng quay hàng tồn kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho là một trong những tỷ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động, bao gồm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn càng tốt vì nó thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Dựa vào chỉ số này, nhà quản trị có thể biết hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu được ghi nhận trong kỳ đó. Đồng thời, chỉ số này còn thể hiện khả năng quản lý lượng hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Xem ngay: Vì sao phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất lại quan trọng? Các lưu ý khi thiết lập KPI sản xuất cho nhân viên KPI định mức nguyên vật liệu Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần sử dụng phù hợp nhất để sản xuất sản phẩm dựa vào nguồn lực doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp cần xác định định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Tùy theo từng loại hàng hóa, sản phẩm thì tỷ lệ định mức nguyên vật liệu sẽ khác nhau. Trong định mức nguyên vật liệu thường sẽ gồm: định mức nguyên vật liệu chính, định mức nguyên vật liệu phụ, định mức điện năng,…. KPI tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng Tương tự nguyên vật liệu, hàng hóa sau khi làm xong dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản. KPI sản xuất không thể không kể đến chỉ số này. Chỉ số này dựa theo tỷ lệ từng cá nhân hoặc cho cả một bộ phận. Các tỷ lệ liên quan đến nguyên vật liệu hay hàng hóa như tỷ lệ hàng hóa hư hỏng, nếu trong một mức nhất định thì sẽ được khen thưởng và ngược lại. Đây là một trong các hình thức khuyến khích để nhân viên làm việc cẩn thận hơn. KPI năng suất lao động của từng nhân viên Năng suất lao động của mỗi nhân viên được xác định dựa vào số lượng sản phẩm mà họ làm ra trong khoảng thời gian nhất định (ngày, tháng, quý,…). Tuy nhiên, đối với nhân viên sản xuất, năng suất lao động còn dựa vào độ sai lệch so với tiêu chuẩn và tỷ lệ hàng hóa sai hỏng. Trên đây là 5 KPI sản xuất phổ biến mà doanh nghiệp nên nắm được. Qua bài viết, nếu doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ với chúng tôi qua Cloudify.vn hoặc hotline 1900 866 695 để được tư vấn miễn phí. Đọc tại đây: 5 chỉ số KPI sản xuất tiêu chuẩn mà doanh nghiệp nên biết