baotran

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    29
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

1 Neutral

About baotran

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Xem hồ sơ gần đây

598 lượt xem hồ sơ
  1. Theo mình là mệnh Hỏa. Canh Dần = (4+2-3):5 = 0 dư 3 = Hỏa
  2. Thậm xúc động. Cám ơn bác
  3. Sorry Moon nhe. Láu táu tưởng nhầm cô Wildlavender post (vì mình 7x đời đầu mà :) )
  4. Hay quá cô ơi. Cho phép cháu lưu lại nhé. Cám ơn cô
  5. Một người bạn có thêm đoạn này nữa: ................." Vì vậy, đừng để những chiếc cốc ảnh hưởng quá nhiều đến tâm thức của các em. Hãy tập trung tận hưởng món cà phê trong đó". Sau đó tất cả các học sinh đều cố gắng tận hưởng hết tất cả những cảm giác mà cafe mang lại. Ngay ngụm đầu tiên, mọi người đều nhìn nhau : " hình như là hơi đắng ". Song vì nể vị giáo sư nên không ai có ý kiến gì. Mọi người vẫn tiếp tục uống với một cảm giác " thôi kệ!!!! ". Có người muốn vào bếp xin thêm ít đường, nhưng lại nghĩ : " Tại sao phải là mình ? Sẽ có người khác làm chuyện này ". Ai cũng cố chịu và .....chờ...và thầm trách lẫn nhau. Khi mọi ly cafe đều cạn thì hỡi ơi... đường vẫn còn đang nằm lắng dưới đáy ly. Thế mà không ai chịu khuấy nó lên để làm tăng thêm hương vị của cafe, mà chỉ biết than trách lẫn nhau.....Cuộc sống như cách ta uống cafe vậy.
  6. A tòng theo anh Thien Dong cái nhe: 49. Vợ mà chửi chồng là ... bất trị 51. Vợ mà say xỉn mà "nựng" chồng là ... bất khả chiến bại 53. Anh ThienDong "chua" thêm là ... bất luận 54. Sư Phụ có ý kiến là ... bất di bất dịch 55. Thread này bị treo là ... bất khả kháng
  7. Cái này kêu bằng: Bất hợp tác :lol: . Đôi khi dẫn đến ... bất tỉnh đó bác.
  8. Chủ đề 45 chữ " BẤT" trong đời sống Gia Đình !!! 1. Cưới vợ xấu là bất tài 2. Cưới vợ đẹp là bất hạnh 3. Ko cưới được vợ (bị ế) là bất trí 4 + 5. Cưới vợ là chuyện bất đắc dĩ, nhưng lại là chuyện bất khả kháng ! 6. Ý kiến của vợ là bất di bất dịch 7. Áo vợ mặc là bất luận 8. Cơm vợ nấu là bất kiến 9. Đồ đạc của vợ là bất động sản 10. Em gái của vợ là bất khả xâm phạm 11. Vì vợ mà thi rớt là bất đạt 12. Vì vợ mà bỏ cha mẹ là bất hiếu 13. Vì cha mẹ mà phụ vợ là bất nghĩa 14. Vì tiền mà xem thường cha mẹ vợ là bất kính 15. Chồng thường xuyên cãi lời vợ là bất thành 16. Vợ chồng cãi nhau là bất hòa 17. Nhậu say về đánh vợ, mắng con là bất nhân 18. Vợ giận nhưng ko nói là bất hợp tác 19. Vợ chồng giận nhau là án binh bất động 20. Vợ chồng đánh nhau là bất phân thắng bại 21. Bị vợ đánh mỗi ngày mà vẫn ko sợ là bất khuất 22. Vợ là "Sư tử Hà Đông" - chồng làm trái ý - gặp vợ, chồng sẽ ở trạng thái hồn bất phụ thể 23. Khen gái đẹp trước mặt vợ là bất tiện 24. Quyến rũ vợ bạn là bất nhẫn 25. Léng phéng mà được vợ bỏ qua chỉ bất quá tam 26. Bị vợ bắt quả tang (với bồ nhí) là thiên bất dung tha 27. Vợ ghen mà làm thinh là bất chấp 28. Vợ biết chồng có bồ nhí mà vẫn tỉnh bơ là bất cần 29. Vợ ko cho lại gần là bất thường 30. Vợ ko cho ngủ chung là bất mãn 31. Vợ được người ta khen nhiều là bất ổn 32. Gửi vợ cho bạn trông giúp là bất cẩn 33. Biết bị vợ cắm sừng mà ko có cách phòng tránh là bất lực 34. Ông ăn chả mà bà ko ăn nem là bất công 35. Ly dỵ vợ là bất lợi 36. Vợ kiểm tra túi của chồng là thể hiện sự bất tín 37. Lương tháng về đưa hết cho vợ là luật bất thành văn 38. Vợ bảo đưa tiền mà ko đưa là bất tuân thượng lệnh 39. Tiền đưa cho vợ so với tiền vợ chi luôn là bất đẳng thức 40. Chồng làm việc mà vợ ko thích, cần tiền trả công nợ, vợ ko chi chồng sẽ ở trạng thái lực bất tòng tâm 41. Xin tiền vợ để đi uống bia ôm là bất khả thi 42. Trộm tiền của vợ để đi đánh bạc là bất lương 43. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ 44. Vợ chồng cùng rủ nhau đi chơi cuối tuần là bất diệt 45. Vợ chồng yêu nhau và bên nhau mãi mãi là bất tử... (siu tầm)
  9. Sư Phụ Các bạn học viên: Gacon up hình lên tiếp nhe
  10. Lần off này nhiều anh chị bận việc nên ko đến được. Tuy nhiên, không khí buổi offline này rất là vui vẻ, mọi người sau lần bỡ ngỡ offline 1 đã cởi mở và thân thiện với nhau hơn. Sau hội thảo ở Hanoi, có lẽ đề xuất off lần 3 để chia sẽ với quý thầy. Mình xin đưa vài tấm hình chia sẽ nhé (chất lượng hình qua picasa giảm nhiều, người chụp cũng bèo nhèo luôn) Cám ơn huynh VoThuong đã trau đổi nhiệt tình với anh chị em Huynh VoThuong Trời "nóng" nên một mình sư huynh xử lí hết có bi nhiêu: :lol: Thành phầm tham dự: Off ly chưa đủ, tranh thủ off chai: Sau khi nhờ Huynh Vothuong độn quẻ, kq "Ko răng mô" mới dám đưa lên: Chúc các bác lớp mình ngày đầu tuần làm việc hiệu quả và "nuốt trôi" bài giảng ngày mai Ui ùi. sao bị đỏ lè vậy ta. Mấy dòng đầu lại nhảy xuống cuối. Mod thông cảm, ko biết bị lỗi gì đây
  11. Gặp người ôm xác vợ gần 7 năm liền Một mình tui giữa khuya âm thầm đào mộ vợ lên, bốc toàn bộ hài cốt đem về bỏ vô bức tượng. Sau đó tui bận quần áo và để nằm trên giường. Từ đó đến nay, tôi ôm tượng vợ ngủ ngon lành Gặp người ôm xác vợ ngủ gần 7 năm nay Người đàn ông 55 tuổi có những việc làm khác người này có tên họ đầy đủ là Lê Vân, sinh năm 1954. Trú tại tổ 12, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình-Quảng Nam. Trong căn nhà cấp 4, nằm nép mình bên quốc lộ 14 E, cách ngã ba Cây Cốc quốc lộ 1A khoảng chừng 200m. Ông Vân sống cùng 3 đứa con nhỏ và xác người vợ được đặt trong bức tượng nặn bằng đất sét và thạch cao. Kế bên nhà ông là cơ ngơi của 2 người con đã trưởng thành, có gia đình riêng. Gần 7 năm nay, hàng đêm ông Vân ôm xác vợ để ngủ Trong buổi chiều đầu đông ngày 24/11, ông Vân đồng ý tiếp và kể cho P.V VietNamNet nghe câu chuyện ly kỳ của mình và còn vui vẻ mở cửa buồng ngủ cho chụp ảnh lúc ông đang chăm sóc xác vợ. Thật khó mà tin nổi vào mắt mình khi bức màn treo nơi cửa buồng ngủ được vén lên, trong ánh sáng nhập nhoạng của buổi chiều đầu đông, hình một người đàn bà bận quần áo nằm ngay đơ trên chiếc giường kê sát bức tường. Cái lạnh chạy dọc sống lưng, tôi rùng mình nhưng cố giữ máy ảnh khỏi rung để chụp những bức ảnh kinh dị trong ánh sáng mờ ảo của chiếc bóng đèn 1,5 W treo nơi góc tường. Căn phòng ngủ nhuốm đầy vẻ kỳ bí đến rợn người. Ông Vân kể chuyện ông đào xác vợ đưa về nhà... Ông Vân bảo với tôi rằng: “Đó, vợi tui đó. Gần 7 năm ni, đêm mô tui cũng ôm bả để ngủ…” Vừa nói ông Vân vừa vén tấm mùng treo lòng thòng và ôm xác vợ đưa ra ngoài để chăm sóc và tâm sự. Ông hỏi tôi có muốn xem xác vợ ông không? Ông Vân vẫn điềm nhiên như không có điều gì xảy ra, ngồi lên giường, bên xác vợ, ông thong thả cởi từng chiếc khuy chiếc áo lạnh bên ngoài để lộ chiếc áo trắng tinh tươm. Ông bảo: “Nếu chú muốn xem, tui mở bức tượng ra cho xem xác vợ tui trong đó. Bả vẫn bên tui mấy năm ni. Bả chỉ chết phần xác thôi. Chứ phần hồn thì vẫn sống…” Đúng như ông nói, bên trong bức tượng hình nhân kia là hài cốt người vợ yêu dấu của ông, được ông đưa về để trong phòng ngủ. Đêm đêm, ông ôm xác vợ ngủ gần 7 năm nay. Đứa con trai út đang học lớp 6, tên Lê Quốc Hoàng Tuấn (sinh năm 1997) cũng thường xuyên ôm xác mẹ để ngủ. Hỏi Tuấn có sợ không, Tuấn trả lời tỉnh khô: “Có chi mô mà sợ, đêm mô em với ba cũng ôm mẹ ngủ. Mẹ em đâu có chết. mẹ đầu thai sang kiếp khác mà…” Câu chuyện kỳ dị đến kinh hoàng Trong bóng chiều nhập nhoạng, câu chuyện ông kể về cái chết của người vợ cũng như quãng thời gian 7 năm ôm xác vợ nghe quá chuyện hoang đường. Ông Vân cởi bỏ chiếc áo lạnh bên ngoài của xác vợ Ông Vân kể bằng giọng đặc Quảng: "Nhà tui đông con nên cuộc sống khó khăn. Tui đến với bả cũng tại cái duyên, cái số thôi. Người cùng làng mà. Sống với nhau có 7 đứa con. Tui thường đi làm ăn xa… Ngày 3/2/2003, khi đang làm ăn ở Tây Nguyên, tui nhận được tin vợ mất. Tui tức tốc về để lo chôn cất vợ. Hồi mới chôn vợ xong, đêm mô tui cũng lên mộ của bả để ngủ. Gần 20 tháng sau ngày bả mất, ngủ trên mộ sợ gió, mưa, sương lạnh nên tui quyết định đào một đường hầm vào sâu huyệt mộ để ngủ cùng bả. Nhưng mấy đứa con phát hiện và không cho tui lên mộ bả nữa. Dù mấy đứa con tui cấm, nhưng giữa khuya là tui lên mộ của bả để ngủ, sáng ra tui về sớm. Thấy sống với bả như vậy khổ quá, vào khuya ngày 16/11/2004, một mình tui lên mộ và quyết định đào mộ để đưa xác bả đưa về nhà cho tiện, cho ấm cúng". Hai cha con ông Vân hồn nhiên kể chuyện sống khác người Tôi hỏi ông, xác người chôn chỉ mới 20 tháng, đào lên ông không sợ sao? Ông thản nhiên bảo: “Tui đào từ 10 giờ đêm đến 3 giờ sáng, cuối cùng tui cũng đưa được quan tài lên ngang mặt đất. Tôi phủ đất lấp lại để chờ có điều kiện là đưa xác bả về nhà. Vợ mình thì có gì mà sợ?…Tôi bị mấy đứa con phát hiện, chúng phản đối không cho tui đưa bả về nhà và báo công an, chính quyền địa phương đến ngăn cản, bảo tui vi phạm pháp luật…”. Chính quyền thị trấn Hà Lam tại thời điểm đó cũng đã cử lực lượng canh gác không cho ông đào xác vợ lên. Hàng ngày, ông Vân chăm sóc và trò chuyện với vợ trong phòng ngũ Hơn 4 tháng sau kể từ ngày ông đưa được quan tài của vợ lên. Ông Vân đã tìm mua thạch cao và tìm đất sét về nặn tượng vợ cất trong nhà. Ông bảo: "Tui nặn kỳ công lắm, hơn 1 tháng mới hoàn thành. Bức tượng có chiều cao bằng vợ tui lúc sống. Khi làm xong tượng, một mình tui giữa khuya âm thầm đào mộ vợ lên, bốc toàn bộ hài cốt đem về bỏ vô bức tượng. Sau đó tui bận quần áo và để nằm trên giường. Từ đó đến nay, tôi ôm tượng vợ ngủ ngon lành...Đã gần 7 năm trôi qua rồi". Địa phương không biết chuyện này Ông Vân kể: “Hồi mới đưa xác vợ về nhà cho nhập vào bức tượng để trong buồng ngũ, bà con hàng xóm biết chuyện ai cũng sợ không dám đến nhà. Tui cũng không đến nhà ai, vì bà con sợ…Tui sống như vậy cũng hơn 2 năm. Đến năm 2006 thì bà con quanh xóm thấy cũng bình thường, họ còn mời tui đi ăn đám giổ, cưới hỏi....Thực ra, mọi chuyện có sao đâu?…” Hỏi chuyện cuộc sống, ông Vân bảo ông vẫn làm nghề chẻ đá thuê sống qua ngày. Mấy đứa lớn có gia đình ở riêng, chỉ còn ông với 3 đứa con còn nhỏ. Hai đứa đã nghỉ học, chỉ còn thằng cu út đang học lớp 6. Hai cha con ông Vân trước căn nhà cấp 4. Nơi ông để xác vợ trong nhà gần 7 năm nay Khi nghe tôi hỏi chuyện người đàn ông gần 7 năm ôm xác vợ ngủ trong nhà, ông Trần Trọng Sanh, Chủ tịch UBND thị trấn Hà Lam Trần Trọng Sanh tỏ ra bất ngờ: "Hồi năm 2004, khi phát hiện ông Vân đào xác vợ lên, chính quyền địa phương đã đến nhà vận động và cấm ông không được đào mộ gây ô nhiễm môi trường và ông ấy đã chấp hành.Từ đó đến nay, không có thông tin nào về vụ việc này. Chính quyền địa phương không biết việc ông đưa hài cốt vợ về để trong nhà". Nhiều người dân sống cùng xóm với ông Vân nói họ ngại tiếp xúc với ông vì sợ. Trước khi chào từ biệt ông ra về, ông Vân nắm chặt tay tôi bảo:”Tui là người có những việc làm khác người. Tui không giống như người bình thường…” và ông vẫn tự hào ông là người đàn ông chung tình. Suốt trong buổi trò chuyện, ông Vân hoàn toàn tỉnh táo và còn hẹn tôi nếu có thời gian rảnh đến ông chơi, ông sẽ kể cho nghe nhiều chuyển bí hiểm mà chỉ có ông mới hiểu được. Vâng! Có thể ông là người đàn ông chung tình nhất thế gian, là người đàn ông khác người, kỳ dị. Theo VietNamNet
  12. (Nguồn: Báo Saigon Tiếp Thị) Bài học kiểm soát giao thương miền biên viễn SGTT - Trong 63 tham luận tại hội thảo khoa học “1.000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long” (Hà Nội, ngày 21.11), tham luận của ThS Phạm Lê Huy (đại học KHXH&NV Hà Nội) gây nhiều chú ý vì những phát hiện độc đáo về một bài học phát triển giao thương vùng biên. ThS Phạm Lê Huy Hoạt động buôn bán ngựa ở vùng miền núi Tây Bắc đã có từ đầu thế kỷ 8, mang tính liên vùng, có sự tham gia của nhiều sắc dân, nhiều tộc người đến từ những khu vực rất xa xôi như Chân Lạp, Chiêm Thành.Theo Phàn Xước, một viên quan nhà Đường làm việc tại An Nam vào đầu thế kỷ 9, hoạt động mua bán trâu ngựa giữa người Hán và một bộ lạc miền núi là Sùng Ma Man diễn ra tại Lâm Tây Nguyên. Theo Tư trị thông giám, Lâm Tây Nguyên là vùng phía tây của Phong Châu, là một khu vực rất rộng lớn, bao gồm tỉnh Lào Cai và ít nhất một phần của tỉnh Tuyên Quang ngày nay. Nó nằm trên con đường giao thông huyết mạch nối liền vùng đồng bằng sông Hồng với Vân Nam. Tham gia hoạt động buôn bán ngựa ở Lâm Tây Nguyên, ngoài người Hán và người Sùng Ma Man, còn có người Chân Lạp. Nhà Đường đã từng lệnh cho An Nam đô hộ và quan lại ở Phong Châu không được cho người Chân Lạp vào địa hạt mua ngựa và vũ khí. Đời Tống, ngự sử đài hạch tội An Nam đô hộ đã để người Chân Lạp đến Phong Châu mua ngựa. Ngoài ra còn thấy người Chiêm Thành. Tống sử, phần viết về Chiêm Thành có chép: “Người Chiêm Thành hay cưỡi voi, hoặc đi kiệu bằng vải mềm, hoặc mua ngựa của Giao Châu”. Trong sách Đông Tây Dương khảo đời Minh, soạn giả Trương Tiếp, về các sản vật của Giao Chỉ có viết: “Thời Tống, Chiêm Thành hay mua ngựa từ Giao Chỉ, nên biết xứ ấy có sản vật là ngựa” Để đến Phong Châu mua ngựa, các lái buôn phương Nam sử dụng con đường giao thông cổ qua Hoan Châu. Từ Hoan Châu họ ngược lên Cửu Chân, Ái Châu (Thanh Hoá), đi đường thuỷ qua Tạc khẩu (Yên Mô, Ninh Bình – lúc đó còn giáp ranh với biển) rồi theo sông Đáy, sông Hồng ngược lên phủ thành đô hộ. Bên cạnh con đường thuỷ đó, vào thời Đường còn một con đường bộ khác. Từ Hoan Châu, để mua ngựa ở Phong Châu, người Chân Lạp đã qua Ái Châu, rồi không theo đường thuỷ qua Tạc Khẩu vì sóng to gió lớn nhiều nguy hiểm, mà theo con đường thượng đạo cổ (qua tỉnh Hoà Bình hiện nay) trực tiếp vào Phong Châu. Hoạt động mua bán ngựa tại khu vực Tây Bắc dần dần phục hồi và trở lại hưng thịnh vào đầu thế kỷ 11. Năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) đời Lý Thái Tổ, “người Man sang quá cột đồng, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Vua (Lý Công Uẩn) sai người bắt được người Man và hơn một vạn con ngựa” (Đại việt sử ký toàn thư). Cột đồng ở đây là cột đồng phân định ranh giới An Nam Đô hộ phủ với Nam Chiếu. Cột đồng này cách Giao Chỉ 48 ngày đường. Con số “một vạn con ngựa” cho thấy đã hình thành những thương đoàn có quy mô lớn buôn ngựa từ Côn Minh, Trung Quốc sang vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay. Có thể thấy rằng dù có những ngăn trở, cấm đoán trong các thời kỳ khác nhau song các hoạt động buôn bán đó chưa bao giờ hoàn toàn chấm dứt. Có thể coi đó như một “ngành kinh doanh” siêu lợi nhuận – theo cách nói ngày nay. Nhìn từ Đại Việt, sau giai đoạn Bắc thuộc, nhà Lý đã từng bước kiểm soát được miền biên viễn. Việc sớm ổn định khu vực miền núi phía Bắc, kiểm soát các hoạt động giao thương ở đây là một trong những cơ sở để nhà Lý tập trung lực lượng phát triển đất nước và đối phó với áp lực từ phương Bắc.
  13. Cám ơn bác Laido. Mai em sẽ liên lạc với bác Vothuong. Tuy nhiên, em chưa biết cách sử dụng. Có lẽ phải nhờ bác Vothuong chỉ giúp vài chiêu. Chúc các bác cuối tuần vui vẻ
  14. Ăn uống cầu kỳ quá. Chỉ sợ ăn xong rồi bị "Tào đại nhân" dí tè le. Sư phụ siu tầm clip độc đáo quá. Nhân đây kính chúc Sư Phụ và các Thầy Cô ngày 20/11 vui tươi và hạnh phúc
  15. Xin chào bác Laido Em muốn thỉnh một cái Lakinh này thì liên hệ ở đâu được ạ? Em ở SG. Cám ơn bác nhiều