Có ai ở đây đang đọc bài đã từng bị amidan không nhỉ? Viêm amidan đặc biệt phổ biến ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vàắt amidan là giải pháp được chỉ định nếu tình trạng viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đã cắt amidan mà vẫn bị viêm họng. Tại sao cắt amidan vẫn bị đau họng? Bài viết sau đây sẽ phân tích và giải đáp chi tiết.
VIÊM AMIDAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Mô tả và chức năng amidan
+ Amidan có cấu tạo 2 bên, là 2 khối Lympho ở vòm họng. Dân gian còn 1 cái tên khác, gọi là khẩu cái. Quan sát sẽ dễ dàng nhận ra, amidan giống như 2 khối thịt bám vào 2 bên vòm họng, trước khi vào cuống họng. Khi há to miệng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
+ Về chức năng, amidan là lá chắn ở họng, giúp cản các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus tấn công. Vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và duy trì hệ miễn dịch, giúp phòng chống bệnh hiệu quả, bảo vệ đường hô hấp.
Viêm amidan cấp tính là gì?
+ Khi cơ quan này bị suy yếu, không còn khả năng tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn, sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Theo thời gian, chức năng của amidan càng suy yếu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ bị viêm amidan cấp tính, sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều lần sẽ khiến cơ thể suy yếu. Hệ quả cực kì nguy hiểm, dễ biến chứng thành viêm khớp, bệnh tim mạch hoặc viêm thận.
+ Tùy tình trạng cụ thể bệnh nhân, mà chuyên gia sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
Trường hợp chỉ định cắt amidan
+ Xảy ra tình trạng ngưng thở ở trẻ nhỏ trong khi ngủ, đe dọa tính mạng. Nguyên nhân là do chèn ép ống thở.
+ Biến chứng phì đại amidan sẽ khiến trẻ bị hóc, biếng ăn, khó nuốt, giọng nói bị ngọng. Đặc biệt, trẻ sẽ ngủ ngáy.
+ Viêm amidan mãn tính, vì lí do nào đó, chuyển sang lại viêm cấp tính 5 - 6 lần / năm.
+ Đã biến chứng sang viêm khớp, viêm thận, bệnh tim mạch.
+ Vì amidan có cấu tạo nhiều hốc, nên viêm trở nặng sẽ thành viêm amidan hốc mủ. Tức sinh mủ trong hốc amidan, khiến hơi thở có mùi hôi, làm trở ngại khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
VÌ SAO CẮT AMIDAN VẪN BỊ ĐAU HỌNG?
Lí giải cho tình trạng này, nguyên nhân có thể đến từ amidan bị tái viêm nhiễm hoặc các cơ quan khác bị viêm nhiễm. Cụ thể:
Nguyên nhân do amidan
+ Do trình độ đội ngũ thực hiện cắt không triệt để, hoặc khoanh vùng viêm nhiễm không chính xác, hay trong lúc khâu lại đã gây viêm nhiễm. Dẫn đến vết mổ amidan bị tái nhiễm.
+ Tùy trường hợp, có khi còn đau họng nặng hơn trước lúc cắt. Lưu ý, cần báo ngay đến chuyên gia điều trị để được can thiệp kịp lúc.
Nguyên nhân không phải do amidan
+ Amidan đã không còn viêm. Bệnh nhân đau họng là do xảy ra viêm nhiễm ở các bộ phận khác như vòm họng, dây thanh quản, phế quản, khí quản...
+ Trường hợp này thì bệnh nhân không cần cắt lại, mà theo dõi, điều trị nguyên nhân gây đau họng ở bộ phận nào.
+ Đây có thể là tổn thương viêm mãn tính ở xung quanh vùng amidan đã cắt. Thông thường chỉ cần dùng kháng sinh theo chuyên gia kê toa là có thể suy giảm cơn đau ngay.
Lưu ý
+ Bệnh nhân sau khi cắt amidan, cần theo dõi sức khỏe, đặc biệt là ở vùng họng. Tuân thủ các chỉ định của chuyên gia về lịch tái khám, thức ăn nên ăn và nên tránh để đảm bảo vết mổ không bị tổn thương.
+ Đối với viêm amidan hốc mủ, sau khi cắt vẫn bị đau họng dễ xảy ra. Vì rất khó loại bỏ hoàn toàn các mủ trong hốc. Đây là tình trạng trở nặng của viêm amidan thông thường.
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐAU HỌNG TẠI NHÀ HIỆU QUẢ
Sau khi cắt amindan, để tránh vẫn bị đau họng, cần áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe tốt hơn:
+ Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất khoáng, vitamin cần thiết. Đặc biệt quan tâm vì amidan sau khi cắt, sức đề kháng yếu. Cần tăng cường sức khỏe để không bị vi khuẩn tấn công.
+ Có chế độ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Tập luyện toàn thân, tăng sức dẻo dai, đề kháng bệnh tật tốt.
+ Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Tránh tiếp xúc với lông động vật nuôi như chó mèo, sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
+ Đeo khẩu trang khi đi ra đường, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói bụi. Lưu ý tránh xa khói thuốc lá.
+ Nên có thói quen vệ sinh đường mũi họng bằng nước muối sinh lý. Súc miệng bằng nước muối giúp cơ thể kháng khuẩn tốt hơn, tăng cường đề kháng của cơ thể.
+ Nên dùng tinh dầu để giữ ẩm và làm sạch không khí. Loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giữ cho môi trường xung quanh được sạch.
+ Đối với thời tiết lạnh, nên quấn khăn quanh cổ, dùng thức uống ấm để giữ ẩm cổ họng, không để khô rát, nhiễm trùng vết cắt.