Smartphone-chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường công nghệ vì tính năng đa dạng cũng như lợi ích mà nó mang lại cho người dùng. Chỉ cần kết nối internet bằng hình thức sóng wifi hoặc dữ liệu di động, điện thoại thông minh đã đưa người dùng tiếp cận thế giới mới đầy sinh động. Tuy nhiên theo thống kê sử dụng điện thoại, người dùng thường gặp lỗi điện thoại không vào được wifi. Điều này khiến thiết bị không thể kết nối internet hoặc quá trình kết nối bị gián đoạn ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của khách hàng. Nếu điện thoại của bạn đang gặp vấn đề này, đừng lo lắng, cùng Chăm nhà chỉ ra nguyên nhân và hướng khắc phục.
Sóng wifi
Chắc hẳn những con người hiện đại chúng ta không xa lạ gì với cụm từ wifi. Đúng vậy, wifi là từ tiếng Anh, viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity. Wireless Fidelity là mạng kết nối không dây. Về bản chất wifi là sóng điện từ, truyền tín hiệu giữa các thiết bị bằng cách sử dụng sóng vô tuyến. Loại sóng vô tuyến này chúng ta thường thấy ở các thiết bị như sóng điện thoại, truyền hình và cả radio. Hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại ngày nay đều được trang bị chức năng kết nối với sóng wifi như laptop, máy tính bảng, tivi, điện thoại,…
Sóng wifi hoạt động chủ yếu ở băng tần 54 Mbps. Theo lý thuyết, sóng wifi có khả năng hoạt động mạnh nhất ở khoảng cách 30m. Phép tính đơn giản là hình dung chúng ta đang ở chung cư cao tầng. Wifi được phát ở tầng 1 thì thậm chí thiết bị của bạn có thể kết nối ngay cả ở tầng 7. Tuy nhiên đó chỉ là tính toán lý thuyết. Khi đưa vào thực tiễn sử dụng, sóng wifi còn bị chặn lại bởi các vật cản như bức tường, mái nhà, cánh cửa và các vật cản khác trong ngôi nhà của bạn.
Giải thích cho điều này, sóng wifi và sóng vô tuyến nói chung khi di chuyển trong không khí sẽ bị các phân tử này hấp thụ một cách mạnh mẽ. Vì thế hầu như các loại sóng này không thể truyền đi cự ly xa. Điểm nổi bật đáng nói của sóng wifi là sở hữu tốc độ lan truyền gần gần như tương đương với tốc độ ánh sáng (khoảng 300 triệu m/s). Do đó, tín hiệu được truyền đi lập tức từ nơi phát một cách “không kịp trở tay”. Kiểm chứng cho tốc độ truyền tin của wifi là khi chúng ta truy cập ứng dụng hay trang thông tin trên google, gần như kết quả hiện thị ngay trong vòng chưa tới một nốt nhạc.
Nguyên lý hoạt động của sóng wifi
Bản chất là kết nối không dây nên để xuất hiện wifi chúng ta cần đến các thiết bị phát như router, modem. Các thiết bị này nhận nguồn internet đầu vào được cung cấp bởi các nhà mạng (Thị trường Việt Nam hiện nay có các nhà cung cấp mạng lớn như VNPT, Viettel Telecom, FPT Telecom, CMC Telecom…). Sau đó, router, modem có nhiệm vụ giải mã tín hiệu internet được kết nối hữu tuyến sang tín hiệu vô tuyến. Tín hiệu vô tuyến này được truyền đến các thiết bị sử dụng như điện thoại, laptop, PC, máy tính bảng, tivi,..và người dùng có thể kết nối internet để thực hiện các thao tác của mình.
Wifi thường được cài đặt tính năng bảo mật. Vì thế, người dùng phải nhập mật khẩu của đường truyền sau đó mới có thể kết nối vào internet. Tuy nhiên chúng ta cũng thường thấy một số đường truyền wifi không bắt buộc mật khẩu (wifi free). Theo thống kê, mạng wifi công cộng ở các địa điểm như trung tâm thương mại, bệnh viện, quán cafe thường không cài mật khẩu. Người dùng có vẻ rất thích chí vì không cần thao tác nhập mật khẩu. Tuy nhiên đây lại là hình thức rất dễ bị các hacker dòm ngó nhất. Khi hacker phá vỡ được hệ thống bảo mật trên thiết bị của bạn, một số thông tin quan trọng sẽ bị đánh cắp vào mục đích lợi nhuận khác. Do đó, hiện nay mạng wifi rất phổ biến mọi nơi mọi lúc nên người dùng phải cẩn thận, không sử dụng hình thức chuyển khoản tiền mặt hay nhập các thông tin quan trọng trên thiết bị điện tử khi sử dụng wifi công cộng hoặc đã được cảnh báo nguy cơ lộ thông tin.
Điện thoại kết nối wifi yếu, nguyên nhân?
Tình trạng điện thoại không vào được wifi phát sinh các lỗi thường gặp như wifi chập chờn, không bắt được tín hiệu sóng wifi, kết nối wifi rồi nhưng không truy cập mạng được. Lỗi này rất thường gặp nhưng cách xử lý cũng rất dễ dàng.
1. Điện thoại dò không thấy mạng
Trường hợp điện thoại dò nhưng không tìm thấy mạng wifi khả dụng đa phần do wifi được phát ra từ thiết bị di dộng khác như laptop, điện thoại… Các thiết bị di động thường có khả năng phát wifi kém hơn các thiết bị chuyên dụng như modem hay router. Do đó, nếu bạn đang sử dụng hình thức trên, cách khắp phục dành cho bạn đó là:
Bước 1: tắt chức năng kết nối wifi ở thiết bị nguồn
Bước 2: reset lại máy
Bước 3: thực hiện thao tác lại từ đầu
Một số trường hợp wifi ở khoảng cách quá xa nên điện thoại bắt wifi kém. Vì thế, bạn có thể di chuyển lại gần chỗ phát wifi. Nếu thực sự không dò thấy mạng có thể do wifi phát ra quá kém nên điện thoại không tiếp nhận được. Ngược lại một số dòng điện thoại thông minh cũng có khả năng bắt wifi kém hơn các dòng máy khác.
2. Điện thoại kết nối wifi nhưng không có mạng
Thường thấy nhất ở các wifi công cộng có thể kết nối nhưng lại không vào được internet. Để vào được mạng, bạn cần nhập mật khẩu. Hoặc sóng wifi ở những nơi đó có lượng người dùng truy cập đông nên không thể san sẻ tín hiệu cho thiết bị của bạn.
Nếu không phải là mạng wifi công cộng như trên, thì lỗi máy không kết nối được internet là do đâu? Là do điện thoại của bạn bị trùng địa chỉ IP hoặc không nhận được IP. Điều này xảy ra do cấu hình máy DNS bị sai hoặc Gateway không đúng. Tuy nhiên không có gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Không có gì là không sửa chữa được chỉ là do bạn chưa biết cách mà thôi:
Bước 1: Nhanh trí test thử ở điện thoại khác xem có bị tương tự như máy bạn hay không.
Bước 2: Vào mục Setting (cài đặt), chọn wifi. Sau đó chọn mạng đang kết nối
Bước 3: Check (kiểm tra) lại thông số hiển thị ở từng mạng
Bước 4: Kiểm tra lại kết nối dây truyền mạng
Bước 5: nếu vẫn chưa được, bạn hãy reset lại wifi.
3. Điện thoại bắt wifi chập chờn
Lỗi điện thoại bắt wifi chập chờn gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi cứ lặ p lại quá trình kết nối rồi lại mất kết nối. Không ít người tỏ ra khó chịu về tình trạng này. Tuy nhiên cách xử lý thì lại vô cùng đơn giản. Nguyên nhân chính khiến máy bắt wifi chập chờn có thể xuất phát từ trình tiết kiệm pin trên điện thoại của bạn. Khi máy ở chế độ này, khi máy đang khóa hoặc nghỉ thì trình ứng dụng sẽ auto (tự động) ngắt dòng pin của anten bắt sóng wifi. Hoặc khi bạn bật tiết kiệm pin, kết nối wifi sẽ bị chậm lại khiến trải nghiệm dùng internet bị ngắt quãng, giật hoặc lag.
Để khắc phục tình trạng này, bạn thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: tắt chế độ tiết kiệm pin trên lối tắt điều khiển hoặc trong mục cấu hình.
Bước 2: vào mục Advance trong mục cài đặt wifi (wi-fi setting), sau đó bật chế độ “bật wifi khi ngủ”
4. Lỗi điện thoại không vào được wifi
Dù bạn đang xài iphone hay thiết bị androi, thi thoảng vẫn hay xảy ra hiện tượng điện thoại không vào được wifi. Tuy nhiên đừng vội mất bình tĩnh nhé, thực hiện ngay các thao tác dưới đây để kết nối wifi trở lại:
Bước 1: không chủ quan mà hãy kiểm tra lại xem thiết bị phát wifi nhà bạn đã được bật hay chưa. Hoặc bạn có thể tắt và khởi động lại.
Bước 2: Thử truy cậ p lại wifi nhiều lần để xác định với quản trị mạng xem wifi có bị đổi mật khẩu hay không. Nếu có, bạn đừng lo lẵng, hãy vào mục cài đặt,chọn wireless & networks (Mạng không dây), tiếp theo chọn cài đặt wifi. Thao tác nhấn đồng thời giữ tên mạng wifi đó và chọn mục Thay đổi mật khẩu.
Lưu ý: trường hợp bạn vẫn đang loay hoay chưa thể truy cậ p và mạng wifi mà trước đã đó kết nối, bạn hãy vào mục Cài đặt wifi. Sau đó chọn đúng tên mạng wifi đó và bấm chọn Forget Network (Quên mạng). Sau khi chọn Quên mạng, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu như tác vụ kết nối wifi mới. Việc của bạn lúc này là nhập đúng mật khẩu và thao tác kết nối lại như bình thường.
Một trường hợp điện thoại kết nối wifi yếu (đã kết nối nhưng sóng wifi yếu) có thể bắt nguồn từ mạng wifi tốc độ yếu. Bạn có thể cài đặt ứng dụng Speedtest (kiểm tra tốc độ mạng wifi) để kiểm tra xem liệu vấn đề có thực sự nằm ở đường truyền wifi hay không. Sau đó hãy thực hiện theo hướng dẫn của Chăm nhà ở trên.
5. Điện thoại lặp lại thao tác bắt wifi
Biểu hiện thường thấy của vấn đề này là máy đã kết nối wifi nhưng không truy cập được mạng và liên tục hiển thị thông báo kết nối lại wifi. Bạn lưu ý một điều, có thể hệ điều hành trên máy là nguồn phát sinh lỗi. Máy nhận địa chỉ IP thành công nhưng lại tự động ngắt đột ngột yêu cầu tìm một IP mới.
Để trường hợp này không xảy đến với thiết bị của bạn lần thứ 2, bạn có thể cài đặt driver wifi từ ứng dụng wifi fixer. Cài đặt xong xuôi, bạn khởi động lại router phát wifi đồng thời chạy ứng dụng wifi fixer. Wifi fixer sẽ quét lại hệ thống wifi, từ đó giúp người dùng kết nối được wifi tốt hơn.
6. Thường xuyên mất kết nối wifi
Tình trạng điện thoại của bạn mất kết nối wifi một cách thường xuyên cũng tương tự như lỗi điện thoại bắt wifi chập chờn. vì thế nó cũng bắt nguồn từ nguyên nhân chính là do điện thoại đang chạy trình tiết kiệm pin. Chế độ này được thiết lập vào để giúp smartphone của bạn bảo vệ pin khi sắp cạn mà không có nguồn sạc bên cạnh. Vì thế nó sẽ làm giảm tốc độ kết nối wifi để không tiêu tốn quá nhiều năng lượng pin của máy. Đây là lý do mà bạn thường xuyên bị mất kết nối wifi hoặc điện thoại bắt wifi chập chờn.
Để giải quyết trường hợp trên, bạn cũng thao tác tương tự:
Bước 1: truy cập vào mục cài đặt wifi
Bước 2: mở mục Advance, sau đó nhấp chọn Keep wifi on during sleep, chọn Always
Sau khi bạn thao tác thành công hai bước trên, wifi sẽ không bị ngắt kết nối. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng điện thoại khi pin sắp cạn kiệt như tình huống trên. Khi pin sắp hết, máy sẽ phải chạy hết công suất để bù lại lượng điện năng đã tiêu thụ cho các ứng dụng. Tình trạng này lâu dần khiến máy nóng lên và có thể gây ra hiện tượng cháy nổ. Bạn cũng không nên vừa sạc vừa chơi điện thoại rất dễ bị cháy nổ nguy hiểm cho tính mạng. Thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp ở một số các quốc gia trên thế giới, người dùng đã cắm sạc nhưng không thể dứt khỏi nó để lại hậu quả đau thương, nhẹ thì bỏng vùng ta, mặt, nặng đã có trường hợp tử vong. Do đó, Chăm nhà khuyên bạn không nên chủ quan trong quá trình sử dụng điện thoại để đảm bảo an toàn, bạn nhé.
Hiện nay với nhu cầu giao thương hiện đại hóa giữa các quốc gia đã khiến cho thị trường điện thoại ở Việt Nam đa dạng hơn về mẫu mã cũng như giá cả. Các dòng điện thoại thông minh đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Samsung, Iphone, Nokia, LG, Xiaomi,… đều có mặt tại thị trường Việt Nam và chứng minh được chất lượng tuyệt vời của nó.
Tuy nhiên không phải cứ là điện thoại đắt tiền thì sẽ không bao giờ mắc lỗi hay một số tư duy gán lỗi cho điện thoại giá rẻ. Trải nghiệm của hơn hàng triệu người dùng đã cho thấy lỗi điện thoại không bắt wifi có thể bắt gặp ở bất kì dòng smartphone nào. Quan trọng là mỗi lần xảy ra sự cố bạn giữ được tinh thần bình tĩnh và tìm hướng khắp phục.
Lời kết
Điện thoại không bắt wifi hay điện thoại bắt wifi kém là lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng điện thoại thông minh. Chăm nhà luôn mang đến cho quý độc giả của mình những chia sẻ đánh giá có tính xác thực và hữu ích đến từ các chuyên gia và cộng đồng. Do đó nếu một lần bạn gặp tình trạng này, hãy nghĩ ngay đến Chăm nhà, mình sẽ cho bạn cách khắc phục nhanh gọn lẹ và hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chúc bạn thành công!