phihongthai
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
6 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout phihongthai
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Chưa bao giờ công tác vệ sinh nhà cửa, đồ dùng vật dụng hàng ngày lại trở nên quan trọng như lúc này, bởi công việc tưởng chừng đơn giản, thường xuyên được thực hiện tại các gia đình, nếu như nước sạch được dùng để thực hiện lau các bề mặt sàn nhà và các vật dụng, đồ dùng được thay bằng Cloramim B, các chất sát khuẩn thông thường hoặc các chất có nồng độ cồn từ 60% trở lên sẽ góp phần tiêu diệt vi rút, vi khuẩn, đặc biệt là vi rút Sars-CoV-2 gây bệnh dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Nên dùng chất khử khuẩn nào? Theo bác sĩ Dương Anh Dũng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn cho biết, loại hóa chất thường được sử dụng để sát khuẩn bề mặt tại bệnh viện và những nơi công cộng là Cloramin B, Canxi Hypo Clorode, natri dichloroisocianurate 60%… Theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona ban hành kèm theo Quyết định 34//QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế, các hóa chất chứa Clo được pha tùy theo mục đích các cách thức của việc khử trùng, khử khuẩn, tuy nhiên phổ biến nhất, thường được sử dụng là tỷ lệ nồng độ 0,5% Clo. Để pha được 10 lít nước có tỷ lệ Clo 0,5% Clo cần sử dụng 200gam bột CloraminB 25%. Tương tự đối với bột canxi hypocloride 70% cần 72 gam và đối với bột natri dichloroisocianurate 60% cần 84 gam. Lưu ý các hóa chất có chứa Clo chỉ có tác dụng khi diệt trùng khi được hòa tan trong nước. Dung dịch khử trùng có chứa Clo này sẽ giảm dần tác dụng diệt khuẩn theo thời gian, chính vì vậy cần được bảo quản ở nơi khô mát, đậy kín, tránh ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là sử dụng ngay sau khi pha hoặc sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ làm mất tác dụng diệt khuẩn của hóa chất. Khi không có các hóa chất tẩy rửa chứa Clo, tại mỗi gia đình có thể sử dụng xà phòng hoặc các hóa chất diệt khuẩn thông thường để vệ sinh sàn nhà, bề mặt dụng cụ, đồ vật gia đình. Tỷ lệ pha hóa chất theo hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất. Mỗi lần lau chùi bề mặt sàn nhà, vật dụng trong gia đình có tác dụng diệt khuẩn tương đương với một lần phun hóa chất khử khuẩn. Nên vệ sinh vật dụng nào để đảm bảo an toàn? Trong mỗi gia đình, những đồ dùng, vật dụng như tay nắm cửa, tay nắm cầu thang, điều khiển ti vi, máy tính, van xả nước, khăn lau tay, điện thoại di động… là những bề mặt thường xuyên tiếp xúc với bàn tay nên dễ chứa nhiều loại vi rút, vi khuẩn, trong đó có có thể có cả vi rút gây bệnh Covid-19. Chính vì vậy việc thường xuyên rửa tay sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng, đồ dùng hàng ngày sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phòng bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Lưu ý trong thời gian cách ly toàn xã hội, các thành viên trong gia đình khi đi ra ngoài về cần thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ ngay. Đồng thời ngâm, giặt quần áo đã thay ra để đảm bảo vi rút, vi khuẩn không xâm nhập vào gia đình. Như đã biết dịch bệnh Covid-19 do vi rút Sars-CoV-2 bắt đầu ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, đến thời điểm này bệnh dịch đã có mặt tại hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với gần 2 triệu người mắc, trong đó có hơn 100 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều ca mắc bệnh, trong đó đã chữa khỏi cho phần đông mọi người. Tuy nhiên không phải vì vậy mà mất đi cảnh giác với dịch bệnh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh có thể bùng phát trên diện rộng bất kỳ lúc nào, nên mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mỗi người dân là một chiến sĩ, tự thực hiện cách ly tại nhà, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, vật dụng hàng ngày đúng cách, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19.
-
Sáng ngày 2-8 của Bộ Y tế đã ra công văn gửi các tỉnh, thành phố yêu cầu không phun hóa chất khử khuẩn diệt COVID-19 ngoài trời, vào người, chỉ phun diện hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng. Theo hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế, cho biết do dịch diễn biến phức tạp, một số địa phương đã áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại khu vực công cộng để phòng chống dịch; một số cơ quan, công sở còn lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất vào người đứng trong buồng, phun hóa chất khử khuẩn vào người đi cách ly. Ý kiến chuyên môn từ Bộ Y tế “Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa virus SARS-CoV-2, việc phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời không được WHO, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo do kém hiệu quả, ảnh hưởng sức khỏe người phun và xung quanh khu vực phun, lãng phí hóa chất phòng chống dịch và có thể gây hại môi trường” – Bộ Y tế cho biết. Bộ Y tế cũng cho biết WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất kỳ tình huống nào, do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thành không thực hiện phun hóa chất khử khuẩn ngoài trời, không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất kỳ tình huống nào, gồm cả biện pháp phun hóa chất trực tiếp và sử dụng buồng khử khuẩn. Khi nào cần phun khử khuẩn? Cũng theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng, sử dụng loại đã được cấp phép và theo đúng liều lượng, phương pháp sử dụng trên nhãn sản phẩm. Cloramin B được dùng nhiều trong việc khử khuẩn Trước đó, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát từ đầu 2020, đã có nhiều đợt phun hóa chất diện rộng được triển khai ngoài trời, gần nhất là ở Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương… trong đó có Cloramin B là hóa chất được ưu tiên sử dụng ở nhiều địa phương. Nhiều thiết kế “buồng khử khuẩn” cũng được tung ra, song có các ý kiến việc phun khử khuẩn ngoài trời là không có hiệu quả và tốn kém, nhưng đến nay Bộ Y tế mới có hướng dẫn này. Nguồn: TTO
-
Nhiều người thường cho rằng, nước khoáng có lợi cho sức khỏe nên dùng luôn nước khoáng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi mà không hề biết rằng, việc này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần chính trong sữa mẹ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Thành phần của loại sữa này có tới 6 nhóm chất dinh dưỡng, mỗi nhóm đóng một vai trò riêng đối với sự phát triển của trẻ. Ngoài sữa mẹ, trẻ còn được dùng thêm sữa công thức. 1. Chất béo Chất béo là một trong những nhóm chất cơ bản đối với cơ thể chúng ta, trẻ em cũng vậy. Sữa mẹ, sữa công thức đều có lượng chất béo ổn định. Thành phần DHA, AA, Omega 3 giúp trẻ phát triển thể chất, não bộ… Chất béo trong sữa thường chứa men tiêu hóa mỡ lipase, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ, ngăn ngừa đầy hơi, khó tiêu. 2. Protein Theo tư vấn từ ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn – Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang, chất đạm là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tế bào của cơ thể, giúp duy trì sự sống, phát triển về mặt thể chất và não bộ, đặc biệt là ở trẻ em. Chất đạm có thể tìm thấy từ động, thực vật. Tùy vào mỗi độ tuổi, nhu cầu về chất đạm ở trẻ em sẽ khác nhau. Đạm, hay còn gọi là protein giúp trẻ tăng cân, phát triển thể chất, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, sản sinh các tế bào mới, các cơ quan nội tạng và cung cấp năng lượng duy trì sự sống. Trẻ cần được bổ sung đạm động vật và đạm thực vật để có thể phát triển cân đối và khỏe mạnh. 3. Cacbohydrat Lactose và Oligosaccharide là hai loại carbohidrat quan trọng có trong sữa. Thành phần này hỗ trợ não bộ của bé phát triển toàn diện và bảo vệ chức năng tiêu hóa của trẻ. Khi quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra trơn tru, tất nhiên sự phát triển của bé cũng được cải thiện. 4. Chất kích thích miễn dịch Nguồn dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ nhỏ được lấy từ sữa. Sức đề kháng để chống lại những tác nhân không lành mạnh trong môi trường cũng đến từ sữa. Chất làm tăng cường miễn dịch là một thành phần cực kì tốt có trong sữa, nhất là sữa mẹ. Khi cơ thể bé bị tiếp xúc với các tác nhân gây hại, thành phần này đóng vai trò như một lớp áo giáp bảo vệ để bé vui khỏe mỗi ngày. 5. Vitamin và khoáng chất Tuy chỉ tồn tại với hàm lượng nhỏ nhưng vitamin và khoáng chất trong sữa rất quan trọng. Thiếu chúng, cơ thể bé sẽ gặp khó khăn trong quá trình tăng trưởng. Chẳng hạn như thiếu sắt sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu. Thiếu canxi thì tóc, răng, khung xương của bé sẽ bị yếu đi và không thể phát triển hoàn thiện. 6. Men và hormone Chức năng tiêu hóa ở trẻ chưa được hoàn thiện ở giai đoạn phát triển này. Men và hormone có trong sữa như men tiêu hóa lipase, amylase, thyroid… hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho đường ruột, cân bằng các phản ứng sinh hóa giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Thành phần của nước khoáng Bạn có biết tên gọi nước khoáng từ đâu ra không? Cái tên phần nào trả lời điều đó cho bạn rồi. Không giống nước tinh khiết, nước khoáng thường được khai thác và đóng chai ngay tại nguồn mà không qua xử lý hóa học, nhờ đó giữ được các khoáng chất có lợi trong nước. Chất khoáng là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể Ngoài thành phần trên, nước khoáng tự nhiên có thể chứa khí ga tự nhiên và những thành phần độc hại khác. Chính vì thế, những công ty sản xuất nước khoáng luôn phải kiểm tra kĩ lưỡng để có phương án loại bỏ những thành phần này. Chọn nguồn khoáng chất lượng, kiểm định nồng độ, kĩ thuật khai thác, đóng chai… là những yếu tố quyết định chất lượng nước khoáng an toàn hay không. Nguồn khoáng đến từ đâu quy định luôn thành phần khoáng và hàm lượng khoáng. Vậy nên, các loại nước khoáng sẽ có những ảnh hưởng riêng đối với người sử dụng. Tại sao không nên sử dụng nước khoáng để pha sữa cho bé Trên thực tế, nước khoáng chỉ tốt thực sự đối với những người có nhu cầu bổ sung khoáng chất. Tương tự như vậy, cơ thể trẻ nhỏ thường không có nhu cầu bổ sung thêm khoáng chất từ nhiều nguồn. Bạn nên lưu ý điều này để đáp ứng đúng, đủ nhu cầu khoáng chất cho trẻ. Thoe khuyến nghị của Bộ Y tế, trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần khoảng 400mg Canxi và 200mg Natri mỗi ngày. Với lượng này, bé dễ dàng được đáp ứng nhờ sữa mẹ, sữa công thức và thức ăn dặm. Nên việc dùng nước khoáng là điều không cần thiết. Pha sữa bằng nước khoáng sẽ khiến trẻ dư thừa Canxi và Natri, gây táo bón, bệnh lý liên quan đến thận, mệt mỏi, chán ăn, khát nước, thậm chí là bị huyết áp cao. Ngoài ra, trong nước khoáng còn có các chất rắn hòa tan (310-360 mg/l) không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Bạn nên lưu ý những điều trên khi chọn loại nước pha sữa cho bé. Nên dùng nước gì pha sữa cho trẻ Nước khoáng, nước cơ, nước canh… chắc chắn không phải là giải pháp tốt nhất khi pha sữa cho bé. Vậy đáp án là gì? Chính là nước tinh khiết. Các dòng sản phẩm nước tinh khiết như nước uống Vihawa chứa hàm lượng khoáng chất thấp, giúp ngăn ngừa việc bị thừa khoáng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa cho trẻ nên được pha bằng nước tinh khiết Một gợi ý hay ho mà Vĩnh Hảo Việt Nam tặng bạn, một chiếc máy nóng lạnh sẽ là giải pháp thay thế việc đun nước khá hiệu quả. Chỉ cần có nước bình, khởi động máy, chỉ sau vài phút là bạn đã có nước ấm an toàn khi pha sữa cho bé cưng rồi. Kết luận Bạn đã nhận mặt trái việc dùng nước khoáng pha sữa cho con chưa? Nếu bạn đã và đang duy trì thói quen này, hãy bỏ ngay trước khi bé cưng nhà bạn phải chịu những tác dụng phụ của việc thừa khoáng. Hành động pha sữa bằng nước khoáng sẽ khiến cơ thể trẻ nhận đồng thời lượng khoáng từ sữa và từ nước. Vậy nên, đừng ngần ngại chia sẻ thông tin này để mọi người, bạn bè, những người yêu thương quanh bạn biết và bỏ ngay thói quen này. Nguồn tham khảo: Vinmec, Tuổi Trẻ
-
Nhiễm độc thủy ngân ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Nếu dung nạp lượng lớn thủy ngân vào cơ thể, bạn có thể tử vong trong vòng 24-36h đồng hồ nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy, lượng thủy ngân tồn dư trong nước uống ảnh hưởng thế nào tới người sử dụng. The Water MAN sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích đó. Thủy ngân là gì? Thủy ngân (Hg) là một kim loại nặng. Trong tự nhiên, chúng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nguyên tố kim loại, dạng vô cơ và dạng hữu cơ. Mỗi dạng tồn tại sẽ có độc tính và mức độ nguy hại khác nhau đối với người tiếp xúc. Trong điều kiện thường, thủy ngân tồn tại ở dạng lỏng. Nguyên tố này được sử dụng trong sản xuất pin, bình ắc quy, nhiệt kế, rơ le... Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân ở nhiều trường hợp khác nhau. Một trong những vụ ô nhiễm thủy ngân nặng chính là cháy kho Công ty Rạng Đông. Ước tính lượng thủy ngân thoát ra môi trường vượt ngưỡng an toàn 10-30 lần. Thủy ngân trong nước tác hại thế nào? Theo QCVN 01:2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hàm lượng thủy ngân trong nước ăn uống không vượt quá 0,001mg/L. Việc tồn dư hàm lượng lớn thủy ngân đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Chúng ta tiếp xúc hoặc uống nước nhiễm thủy ngân lâu dần chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh. Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị các vấn đề về sức khỏe là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều khi uống nước có thủy ngân tồn dư. Thủy ngân có thể làm tổn thương hệ thần kinh của con trẻ, làm thai nhi chậm phát triển và gây ra nhiều biến chứng về sau. Độc tính của thủy ngân tác dụng lên nhóm sulfuahydryl trong hệ thống enzym. Sự liên kết giữa thủy ngân và màng tế bào ngăn cản sự vận chuyển đường qua màng. Chúng chỉ cho phép dịch chuyển kali tới màng mà thôi, đây là nguyên nhân làm thiếu hụt năng lượng dẫn tới sự rối loạn thần kinh. Ngộ độc thủy ngân cấp tính thường đi kèm với những biểu hiện như khó thở, sốt, buồn nôn, đau ngực, khó thở, ho, rét run, tím tái. Nếu không được xử lý, thời gian ngộ độc kéo dài tới 1 tuần thì bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái hôn mê, có nguy cơ tử vong cao. Ngộ độc thủy ngân mạn tính tác động nghiêm trọng tới nhiều bộ phận, nhất là hệ thần kinh và thận. Vàng da, rối loạn tiêu hóa, viêm lợi, sạm da, rối loạn khứu giác, mất cảm giác ngón tay chân...là những dấu hiệu nhận biết của ngộ độc thủy ngân mạn tính. Nhận biết nước uống bị nhiễm thủy ngân bằng cách nào? Thật khó khăn để xác định được nguồn nước bạn đang ăn uống mỗi ngày có nồng độ thủy ngân vượt ngưỡng an toàn hay không. Nguyên nhân do việc thủy ngân hòa lẫn vào nước không làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước. Cách tốt nhất bạn nên đưa mẫu nước tới phòng thí nghiệm hoặc những cơ sở chuyên nghiệp để phân tích. Nếu gia đình bạn không sử dụng nước uống đóng bình, không có máy lọc nước mà đang đun sôi nước giếng, nước máy thì việc xét nghiệm định kỳ là điều cần thiết. Để tránh những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe chính bạn và những người yêu thương quanh bạn, hãy lưu ý vấn đề này nha. Xử lý nước nhiễm thủy ngân bằng cách nào? Một số biện pháp làm sạch nước bạn có thể tham khảo: Chưng cất, lọc thẩm thấu ngược RO Lọc nước bằng than hoạt tính Nếu chắc chắn nguồn nước gia đình của bạn đang sử dụng nhiễm thủy ngân, giải pháp tốt nhất The Water MAN khuyến bạn chính là việc mua ngay một máy lọc nước. Máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc RO giải quyết tốt tồn dư thủy ngân trong nước uống. 99,9% thành phần gây hại trong nước bị loại bỏ giúp giữ lại nguồn nước sạch tự nhiên. Màng lọc 0.0001 micron là điểm nổi bật mà các thiết bị sử dụng công nghệ xử lý nước thông thường không có. Bạn có thể tham khảo ngay thương hiệu máy lọc nước Coway. Thương hiệu này có nhiều dòng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, hợp lý về giá cả. Đây chính là thiết bị bán chạy nhất Hàn Quốc và đã có mặt tại 80 quốc gia toàn thế giới. Mọi thắc mắc, về sản phẩm bạn có thể tham khảo ngay trên website của The Waterman nha. Cam kết sản phẩm chính hãng tuyệt đối, nhiều ưu đãi cho khách hàng. Kết luận Hàm lượng thủy ngân trong nước uống nếu vượt ngưỡng 0,001mg/L gây ra những hệ lụy đáng sợ cho người sử dụng. Để ngăn ngừa những tác hại không mong muốn, gia đình bạn nên có những phương pháp thay thế hợp lý. Nước bình hay máy lọc nước là những gợi ý thông minh giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí lại hỗ trợ chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.
-
Khoa học đã chứng minh việc chúng ta ăn gì, uống gì, uống lúc nào đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên người ta dường như bị cuốn vào vấn đề cơm áo gạo tiền mà bỏ qua thói quen ăn uống lành mạnh. Lối sống “công nghiệp" chính là tác nhân gây ra những bệnh như béo phì, dạ dày, tim mạch, thậm chí là ung thư. Ăn uống đúng cách ngay từ bây giờ là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho bản thân, muốn làm được điều đó, bạn cần có những “công cụ” hữu ích. Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm để bạn trở nên khỏe mạnh, hãy cùng tìm hiểu và duy trì 7 thói quen ăn uống này nhé! Ưu tiên thực phẩm lành mạnh Chế độ thực phẩm lành mạnh nghĩa là bạn nên ưu tiên quả chín, rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt. Ngược lại, cha mẹ nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều muối, nhiều đường, nhiều chất béo. Nước ngọt có gas, soda, xúc xích chiên, gà rán là những thực phẩm "khoái khẩu' của con trẻ nhưng chúng là thực phẩm không lành mạnh nên cần hạn chế tối đa tần suất sử dụng. Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp cả gia đình luôn khỏe mỗi ngày. Cân bằng chế độ dinh dưỡng Chế độ ăn uống cân bằng nên có 30% rau củ (rau lá màu đậm như rau chân vịt sẽ tốt hơn), 20% hoa quả (nên ăn các loại hoa quả giàu dinh dưỡng hơn, ví dụ như lựu), 20% cacbon-hydrat (tinh bột như lúa mì, cơm và yến mạch), 20% protein (có trong thịt và các loại đậu) và 10% chế phẩm từ sữa động vật. Bạn có thể thử áp dụng để đánh giá về chế độ dinh dưỡng này nha. Ăn uống trong tâm trạng vui vẻ Người ta vẫn thường truyền tai nhau "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", không phải vô lý mà câu nói này xuất hiện đâu nhé. Làm bất cứ việc gì, dù bận rộn đến cỡ nào bạn cũng nên giành thời gian để dùng bữa cùng với gia đình. Bữa cơm ngon với những câu chuyện nhẹ nhàng, trạng thái cơ thể thỏa mái là điều kiện cơ bản giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn đạt hiệu quả cao. Bữa ăn, buổi trò chuyện với những thức uống lành mạnh vô tình xây dựng ý niệm tuyệt vời về cuộc sống hạnh phúc. Cha mẹ có thể làm điều đó để con cái nhận ra được giá trị của gia đình. Con trẻ sẽ có thể sự thấu biểu, thêm nhận thức và thêm cả sức khỏe và trí tuệ. Ăn uống đúng giờ, đủ bữa Buổi sáng, cơ thể cần nạp thêm năng lượng để cung cấp cho cả ngày. Sau một đêm không được bổ sung nước và thực phẩm, bạn nên có một bữa ăn cân đối. Trước 8h sáng là thời điểm "vàng" để cơ thể hấp thụ dưỡng chất. Mỗi sáng, chỉ cần ăn nhẹ vài lát bánh mỳ, uống một ly sữa tươi cũng giúp cơ thể tái tạo, sản sinh năng lượng cho những hoạt động trong ngày. Bữa trưa nên ăn trước 12h, bữa tối không nên quá 20h. Việc bỏ bữa hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn. Vào một thời điểm nhất định trong ngày, dạ dày của bạn sẽ sản sinh axit để "chế biến" thức ăn bạn nạp vào. Khi bạn bỏ bữa, lượng acid dư thừa sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần gây tổn thương đến bao tử. Ăn uống bớt muối, bớt đường Việt Nam là một trong những quốc gia đang ăn mặn. Thực tế này hoàn toàn không khả quan chút nào vì ăn mặn không tốt cho thận. Ngoài chế độ ăn nhiều muối, nhiều người còn nghiện hương vị ngọt ơi là ngọt của bánh kẹo, trà sữa, đồ uống có gas. Chúng đều là nguyên nhân làm tăng bệnh lý liên quan đến thận, huyết áp, tim mạch. Muốn cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, làm chậm lại quá trình lão hóa cơ thể hãy cân đối muối và đường trong thức ăn mỗi ngày của bạn. Hãy giảm chúng về mức thấp nhất có thể. Trường hợp bạn là "tín đồ" của đồ ngọt, hãy ưu tiên những nhóm thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như trái cây, sữa chua... Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng đàn ông ăn uống khoảng 2.500 calo mỗi ngày (10.500 kilôgam). Phụ nữ nên ăn khoảng 2.000 calo mỗi ngày (8.400 kilojoules). Nên việc cân đối chế độ dinh dưỡng mỗi ngày thực sự cần thiết với bạn. Vận động và duy trì cân nặng phù hợp Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng và đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Việc vận động thúc đẩy quá trình nạp dinh dưỡng vào cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Thừa cân hoặc béo phì sẽ dẫn đến các tình trạng không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Thiếu cân cũng không tốt cho sức khỏe của bạn. Vì những lý do trên, chúng tôi khuyên bạn cân đối mọi thứ, nhất là chế độ ăn uống và chế độ rèn luyện. Uống nhiều nước Nước tham gia mọi phản ứng bên trong cơ thể bạn. Những thói quen như lười uống nước, đợi khát mới uống sẽ khiến cơ thể bạn mất nước. Mà tác hại của việc mất nước được chúng tôi nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần. Nước tốt nếu chúng là nước cơ thể bạn cần, chẳng hạn như nước tinh khiết, nước kiềm, nước khoáng. Đừng liệt kê cafe, trà sữa, nước ngọt có ga vào nhóm đồ uống cơ thể bạn cần. Vì khi cơ thể mất nước, bạn cố tình uống nhiều chúng, vô tình làm nặng hơn tình trạng mất nước của cơ thể. Nhớ uống nhiều nước hơn trong thời tiết nóng, khi tập thể dục. Mùa đông cũng vậy, việc mất nước hoàn toàn có thể xảy ra. Tốt nhất, bạn hãy uống nước theo một thời gian biểu lập trình sẵn. Kết luận Giữ cho mình một thân hình cân đối, thon gọn và một làn da căng mịn, trẻ trung là điều không hề dễ dàng. Thế nhưng, nếu duy trì áp dụng những chế độ ăn uống trên đây, kết hợp với việc rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, chắc bạn bạn sẽ khỏe đạp và tràn đầy năng lượng mỗi ngày.
-
Chúng ta thường nghe nên uống 8 ly nước mỗi ngày để quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Một trong những thói quen tưởng như vô hại mà nhiều người đang duy trì chính là vừa ăn vừa uống. Vậy, hành động uống nước trong khi ăn gây hại thế nào đối với cơ thể? Hệ tiêu hóa vận hành thế nào? Để biết được nước có tác động thế nào tới quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, chúng ta cần nói qua cơ thế hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi bạn đưa thức ăn vào miệng và nhai, tuyến nước bọt bắt đầu sản sinh các enzyme để phân hủy thức ăn. Thức ăn sẽ được làm mềm đưa qua thực quản, vận chuyển xuống dạ dày một cách trơn tru. Tiếp đó, dịch vị trong dạ dày sẽ tiến hành phân giải thức ăn. Hỗn hợp này sẽ được trộn với men tiêu hóa từ tuyến tụy và mật xanh từ gan và đi vào ruột non. Sau quá trình trên, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được hấp thụ để phân bổ và nuôi dưỡng cơ thể. Chu trình tiêu hóa kết thúc khi những chất cặn bã bên trong được đào thải ra khỏi cơ thể. Việc bổ sung nước đúng và đủ sẽ hạn chế tình trạng táo bón và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Hậu quả của việc vừa ăn vừa uống Như đã đề cập ở trên, việc bổ sung đúng và đủ nước sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, uống nhiều nước liên tục trong bữa ăn sẽ gây nên những tác động xấu tới sức khỏe. 1. Làm loãng acid clohydric Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, acid clohydric trong dạ dày đóng vai trò phá vỡ cấu trúc của thực phẩm cơ thể nạp vào, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận tiện hơn. Trường hợp trong bữa ăn,một khối lượng lớn nước đi vào dạ dày sẽ làm lượng acid này loãng ra. Từ đó, việc tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, quá trình xử lý thức ăn diễn ra lâu hơn, có thể ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể. 2. Gây đầy hơi khó khó tiêu Nước gây cản trở quá trình tiêu hóa ở dạ dày nên việc hấp thu dưỡng chất sẽ khó khăn hơn. Dễ gặp nhất là đầy hơi và khó tiêu. Bởi lẽ, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày vốn không cần thêm lượng nước lớn từ bên ngoài đưa vào, thậm chí nếu uống nước khi ăn, hoạt động tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn, khó khăn hơn, thậm chí gây táo bón. 3. Hấp thu dưỡng chất kém Khi đang ăn mà uống nước, thức ăn có thể chưa được nhai kĩ nhưng vẫn trôi xuống dạ dày, tăng gánh nặng cho bao tử. Việc bao tử phải tăng co bóp hơn mức bình thường, lâu ngày dạ dày sẽ mệt mỏi và sinh ra những bệnh lý nguy hiểm. 4. Làm tăng khối lượng mỡ Duy trì thói quen uống nước trong khi ăn có thể gây khó khăn cho năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, hàm lượng insulin bị dao động mạnh sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho quá trình tích tụ mỡ thừa bên trong cơ thể. 5. Gây cảm giác chán ăn Khi quá nhiều chất lỏng và thức ăn dồn tới dạ dày, quá trình tiêu hóa diễn ra sẽ chậm lại. Đồng thời, nước trong dạ dày sẽ khiến cho bạn nhanh no mặc dù cơ thể bạn chưa được bổ sung đủ lượng thức ăn cần thiết. Với những ai muốn tăng cân hoặc những người suy dinh dưỡng, đây là thói quen không tốt, nên tránh. Uống nước đúng Theo các chuyên gia, trước bữa ăn, sau bữa ăn khoảng 1h đồng hồ là thời điểm hợp lý để uống nước. Cần hạn chế thói quen vừa ăn vừa uống để hỗ trợ các acid clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách khoa học nhất, ngăn ngừa hình thành đầy hơi, khó chịu. Ngoài ra, trong dùng bữa bạn cũng có thể uống một vài ngụm nước suối nhỏ vì nó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Hay trường hợp khó nuốt, bị nghẹn, bạn có thể uống một ít nước ấm. Nó sẽ giảm nhanh tình trạng nghẹn cứng ở cổ và mang lại sự dễ chịu cho hệ tiêu hóa của bạn đấy. Kết luận Chất lỏng là một phần của chế độ ăn uống mà bạn không thể bỏ qua, nhưng việc duy trì thói quen uống quá nhiều nước trong bữa ăn hoặc uống đan xen liên tục trong quá trình nhai nuốt là những hành động có hại. Bạn nên đảm bảo cơ thể luôn đủ nước suốt ngày dài để hạn chế tối đa thói quen uống quá nhiều nước trong khi ăn, tốt nhất, uống đúng là ưu tiên uống nước trước và sau khi ăn khoảng 1h đồng hồ vì nó có lợi cho sức khỏe chính bạn.