hoctaphay

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    4
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About hoctaphay

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Thu lại về theo ngọn gió heo may Trời chợt lạnh , gió lùa trên phố xá Chân bước đi chợt thấy lòng lạnh quá! Mảnh trăng thu sao khuyết mất nửa vầng? Hà Nội mùa này lá vàng rụng đầy sân Hoa sữa rơi ngập ngừng nơi góc phố Hương cốm Vòng tỏa miên man nỗi nhớ Thu ghé ngoài hiên, hoa cúc đượm vàng. Heo may về, Cơn gió báo mùa sang Ta góp nhặt mùa lá rơi đếm tuổi Chợt vu vơ, chợt hờn chợt dỗi Để mặc ai ngơ ngẩn với trăng vàng. Tháng chín chợt buồn Mưa bong bóng vỡ tan Ta lặng lẽ cùng thu hòa trong phố, Chân rón rén sợ chạm mùa lá đổ, Heo may đã về đây Ta cũng đợi thu về...
  2. Tu luyện môn phái Anh Ngữ thần chưởng thấm thoát cũng được hơn 1 thập kỷ, cày hết bảy bảy bốn chín cuốn bài tập ngữ pháp, chép từ vựng gãy cả tay với niềm tin bất diệt là sẽ thuộc làu làu. Thế nhưng khi Tây ba lô hỏi đường, bao nội công thâm hậu bỗng dưng tiêu tan hết, không bắn được tí Anh Ngữ thần chưởng nào, hoặc cùng lắm là bập bẹ được vài từ. Cảm giác lúc ấy thật là E Ríc Quê =))) I get it man. Tại hạ rất hiểu cảm giác này vì chính tại hạ cũng từng như thế. Vậy tại sao luyện công rất nhiều nhưng vẫn không thể bắn được tiếng Anh? Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần hiểu học tiếng Anh về bản chất là học cái gì? Bản chất của việc học tiếng Anh là làm 2 việc sau: học kiến thức (gaining knowledge) và luyện kĩ năng (practicing skills) Kiến thức gồm ngữ pháp và từ vựng. Kĩ năng gồm nghe, nói, đọc, viết. Trong đó nghe và đọc gọi là nhóm kĩ năng tiếp nhận (bạn tiếp nhận ngôn ngữ một cách bị động chứ không chủ động sản xuất ra ngôn ngữ). Ngược lại, nói và viết gọi là nhóm kĩ năng sản xuất (bạn chủ động sản xuất ra ngôn ngữ). Suốt 12 năm đi học, chúng ta đã dành cả thanh xuân để học kiến thức nhưng lại có rất ít cơ hội để rèn luyện các kĩ năng, đặc biệt là nghe và nói. Trong khi đó việc học tiếng Anh cũng giống như tập một môn thể thao vậy. Khi bạn tập bơi, bạn có thể đọc sách và biết tất cả các kiến thức về bơi như cách khởi động, cách đạp chân, cách thở dưới nước…. Nhưng bạn không thể bơi giỏi nếu chỉ biết những thứ đó, bạn phải “xách ba lô và đi” ra bể bơi, tập và sặc nước thật nhiều. Tương tự như vậy, bạn phải có môi trường để sử dụng tiếng Anh thường xuyên, bị đặt dưới áp lực phải nghe và nói liên tục thì mới hình thành được phản xạ. Cứ nhìn trẻ con ở Sapa mà xem, dù chẳng được học tí ngữ pháp nào nhưng vẫn bắn tiếng Anh như gió. Đơn giản vì ngày nào tụi nó cũng tiếp xúc với du khách nước ngoài. Lỗi không phải do bạn, lỗi là do trường lớp chỉ tập trung đào tạo kiến thức, đặc biệt là ngữ pháp. Thầy cô toàn dạy bằng tiếng Việt thì làm sao mà tạo được môi trường, nghĩ mà ló chánnnnnn! Bản thân mình hồi đi học cũng từng phải cày cả núi bài tập ngữ pháp như chia động từ, viết lại câu,… Thậm chí phải học những ngữ pháp cao siêu như thì tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, cấu trúc đảo ngữ,… Nói chung là học ngữ pháp triền miên nhưng KHÔNG được nghe và nói thực sự. Đến khi mình đi học ở RMIT, toàn chơi với tụi Mỹ không à, mà chẳng thấy chúng nó dùng những ngữ pháp cao siêu ấy bao giờ. 12 năm học từ vựng chủ yếu là học vẹt theo kiểu tiếng Anh hai chấm nghĩa tiếng Việt. Sự thật là nếu bạn còn học theo kiểu này thì có học 2 triệu năm nữa vẫn vậy. Làm thế nào để từ vựng tự in vào đầu mình mà không cần học vẹt? Vấn đề này mình sẽ chia sẻ ở một bài viết khác. Tóm cái váy lại, 12 năm học tiếng Anh giúp bạn tích lũy một lượng kiến thức siêu to khổng lồ nhưng kĩ năng thì “còn đúng cái nịt”. Đó thực sự không phải cách đúng đắn để tiếp cận và học ngôn ngữ. Vì thế mình nghĩ đã đến lúc chúng ta cần thay đổi tư duy, chú trọng vào luyện các kĩ năng thay vì chỉ học kiến thức. It's time to stop studying English and start practicing it as much as possible! Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích này thì nhớ nhấn share ủng hộ mình nhé!
  3. Trong một lần rảnh rỗi, có hai vị cao nhân ngồi uống trà với nhau. Nhìn bạn trà cặm cụi pha nước, người này hỏi: “Ngài cảm thấy trà ở tuần nước nào thì uống ngon nhất?” Người kia trầm ngâm một lúc lâu, tựa như rất nghiền ngẫm về câu hỏi của bạn trà. Sau một hồi suy nghĩ, người đó trả lời: “Tuần nước thứ nhất, tựa như gió thoảng Tuần nước thứ hai, tựa như dòng xuân xanh Tuần trà thứ ba, tựa như ánh trăng chiếu rọi…” Mỗi tuần nước, hương vị trà đều có sự khác biệt. Qua nhiều lần đắn đo, cân nhắc, chung quy lại, hai người bạn trà lâu năm ấy vẫn chưa tìm được đáp án cho câu trả lời: “Trà ở tuần nước nào thì uống ngon nhất?” trong khi đó, họ đã bỏ lỡ việc thưởng thức trà ở thời điểm nên thưởng thức nhất. Đức Phật dạy: Sinh mạng nằm trong từng hơi thở của hiện tại. Tiếc thay, cuộc đời của mỗi con người dường như cũng quẩn quanh trong nỗi băn khoăn những người mãi đi tìm những điều hơn nhất. Khi cầm lên một chén trà, uống một ngụm trà vào thời điểm ấy, bạn không hề biết lần pha trước đó, chén trà ấy có vị ra sao, cũng chẳng thể hiểu lần pha tiếp theo, vị của nó sẽ biến đổi như thế nào. Bởi chỉ có hương vị trà ở thời điểm hiện tại đã chiếm trọn vị giác và tâm trí của bạn. Đừng phí hoài thanh xuân bằng cách so sánh cuộc đời ở “thì hiện tại” với “thì tương lai” hay “thì quá khứ”. Thay vào đó, hãy trân trọng từng giây phút được nhìn thấy ánh dương, được hít căng lồng ngực, được lắng tai nghe những âm thành từ dòng người tấp nập xung quanh. Tận hưởng sinh khí, giá trị của hiện tại chính là cách ta sống hết mình với cuộc đời mang tên ta. Đời người cũng chẳng khác chuyện thưởng trà là bao… Nhớ năm xưa, người bị mang danh “gian tặc” như Tào Tháo lập nghiệp từng bị nhiều người ghét bỏ, mà người nổi danh “nhân nghĩa” như Lưu Bị cũng có không ít kẻ thù. Sống ở trên đời, muốn làm việc lớn thì không nên quá quan tâm đến cái nhìn của người khác về bạn mà chỉ cần kiên trì làm tốt việc của mình, đi hết con đường mình đã chọn. Đời người, việc gì cần nói thì nhất định phải nói, việc gì nên im lặng thì hãy học cách im lặng. Đó là một loại thông minh. Đời người, việc gì cần làm thì hãy nên làm, việc gì cần lui thì hãy lui đúng lúc. Đó là một loại trí tuệ. Đời người, điểm gì cần lộ thì hãy hé lộ, điều gì cần giấu thì nhất định phải giấu kỹ. Đó là một loại cảnh giới. Nếu không hạnh phúc, không vui sướng, hãy học cách buông bỏ. Nếu buông không được, hãy học cách chấp nhận đau khổ. Mọi thứ tốt đẹp trên cuộc đời đều như pháo hoa, như mây gió, như pha lê và ai đó đã nói rằng: “Pháo hoa chóng tàn”, “mây thường trôi nhanh”, “còn pha lê thì dễ vỡ”. Tận cùng của nỗi nhớ chính là sợ lãng quên. Tận cùng của yêu thương chính là xa rời. Tận cùng của mộng đẹp chính là tỉnh giấc. Có vui, có buồn, có đắng, có ngọt, đó cũng chính là cuộc sống. Đời người thực ra không khác việc thưởng trà cho lắm. Nếu chỉ nhấp một ngụm đầu, vị đắng sẽ át hết tâm trí. Nhưng khi thưởng thức trọn vẹn chén trà ấy, ta sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị thanh tao sẽ thấm đượm lên từng tấc lưỡi. Đời người giống như một chén trà, khó khăn, khổ đau chỉ trong phút chốc như vị đắng của ngụm trà đầu tiên mà thôi. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy dừng lại, hít một hơi thật sâu, uống một chén trà xanh, nghe một khúc nhạc du dương để cho tâm hồn hòa làm một với âm nhạc thanh tao và ly trà thanh mát.
  4. I. Công thức tính diện tích và độ dài các hình đặc biệt Diện tích tam giác đều: S= cạnh2 Diện tích hình vuông: S= cạnh2 Đường cao tam giác đều: cạnh. Đường chéo hình vuông: cạnh. Xem thêm: diện tích xung quanh hình trụ II. Công thức diện tích và chu vi 1. Hình chữ nhật Chu vi hình chữ nhật: P = (dài + rộng).2 Diện tích hình chữ nhật: S = dài . rộng 2. Hình vuông Chu vi hình vuông: P = cạnh.4 Diện tích hình vuông: S = cạnh2 3. Hình thoi Diện tích hình thoi: S = tích hai đường chéo / 2 Chu vi hình thoi: P = cạnh.4 4. Hình tam giác Diện tích tam giác: S = (đáy . chiều cao)/2 Diện tích tam giác vuông: S = (hai cạnh góc vuông nhân với nhau)/2 S a.b.sinC b.c.sin A c.a.sin B S = p.r (p: nửa chu vi; r: bán kính đường tròn nội tiếp) (Công thức Hêrông) Định lý Côsin: Trong tam giác ABC bất kỳ với BC = a; AB = c; CA = b, ta có: Định lý sin: Trong tam giác ABC bất kỳ với BC = a; CA = b; AB = c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp, ta có: 5. Hình thang Diện tích hình thang: S = ( tổng hai đáy. chiều cao)/2 Chu vi hình thang: P = Tổng hai cạnh đáy cộng với hai cạnh bên 6. Hình bình hành Diện tích hình bình hành: S = đáy. chiều cao Chu vi hình bình hành: P = 2.(đáy lớn + đáy bé) Nguồn: http://congtruongit.com/forum/de-tai/mẶt-nÓn-–-mẶt-trỤ-–-mẶt-cẦu.1350994/