giangnd81

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    9
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About giangnd81

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. CÁC BẠN THÂN MẾN!!! NGUYỄN CHÍNH xin giới thiệu phương pháp Y CỐT LIÊN KHOA (Là một pp Gia truyền cùng với sự kết hợp của nhiều trường phái chữa bệnh không dùng thuốc hiện nay để cho ra kết quả nhanh nhất và tốt nhất). Phương pháp với chế chủ yếu của nó là tác động trực tiếp vào các đốt sống sai lệnh, tác động vào xương cột sống, xương chậu, gân cơ... để điều chỉnh sự di lệch, mất cân bằng của các đốt xương cột sống và xương chậu nhằm phục hồi những tổn thương bệnh lý do cột sống biến đổi gây nên như: Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm, đau lưng, đau cổ vai gáy tay, tê chân tay, đau thần kinh liên sườn, đau đầu tiền đình, mất ngủ.... Bạn muốn chữa bệnh giúp đỡ mọi người??? Bạn muốn tìm học nắn chỉnh xương khớp ở Hà Nội??? Bạn muốn tìm một người thầy giỏi và truyền dạy nghề nắn chỉnh với cả tâm huyết của mình??? TRUYỀN NGHỀ NẮN CHỈNH XƯƠNG KHỚP Nắn chỉnh đốt sống - Nắn chỉnh xương chậu ️Trực tiếp truyền nghề nắn chỉnh xương khớp: L.Y: NGUYỄN CHÍNH - Y Cốt Liên Khoa Đủ tự tin chữa một cách chuyên nghiệp các chứng bệnh: + Rối loạn tiền đình, thiếu máu não... do sai lệch đốt sống cổ C1. + Rối loạn giấc ngủ. + Hiện tượng đau vai gáy. + Tê bì chân tay khi ngủ. + Hội chứng đau thắt lưng. + Thoát vị đĩa đệm, tổng quan về nguyên nhân triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng + Đau thần kinh tọa do chèn éo nhóm cơ hình lê, nắn chỉnh xương chậu giúp giải phóng sự chèn ép cơ hình lê . Đây là khóa học đi sâu vào thực hành với cách giảng khoa học chi tiết, tỉ mỉ sẽ mang lại cho học viên đầy đủ tự tin, dễ hiểu dễ học và dễ thực hành chỉ cần bắt chước làm theo (đó là sự đúc kết kinh nghiệm từ nhiều năm )là sẽ có thể thành công trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tự tin, tìm ra giải pháp chữa một số bệnh lý do sai lệch cột sống, sai lệch xương chậu và các bệnh liên quan để thể vận động. Giáo trình giảng dạy trực tiếp gồm nhiều bộ bài, nhiều phương pháp điều trị Với mục tiêu: Làm dứt tay là bệnh nhân phải thấy đỡ ️ Bài tập luyện dẻo: Giúp cơ thể người thầy thuốc luôn uyển chuyển nhẹ nhàng và biết cách mượn lực trợ lực. Bài luyện dẻo rất quan trọng., khi bạn mềm dẻo thả lỏng được cơ thể thì động vào bệnh nhân mới không gồng lại và thả lỏng.. lúc đó việc nắn chỉnh mới đạt được hiệu ứng cao.! Bài cổ vai gáy., Bài cánh tay đau, tê bì., Bài chữa đau chân, đầu gối., Bài chữa đau lưng,. Bài chữa thần kinh tọa do sai lệch xương chậu., Bài đả thông bế tắc., Bài vận động., ️ Các kỹ thuật nắn chỉnh: nắn chỉnh đốt sống cổ c1, nắn chỉnh các đốt D,L và nắn chỉnh xương chậu. Quan trọn hơn các bạn học được tư duy mở và nhìn nhận vấn đề về các bệnh vận động cơ xương khớp. Với mong muốn Truyền Nghề Tất Tay - Nguyễn Chính luôn mong muốn các học viên của mình làm được, làm tốt và làm một cách nghệ thuật đẳng cấp. Do đó thời gian dạy không hạn chế số buổi và luôn đi sâu đi sát vào thực hành và luyện tập. Không hạn chế số buổi học nhằm mục đích: + Giúp cho các bạn có đam mê học nắn chỉnh xương khớp nhưng không có thời gian vẫn theo học được. Ví dụ như các bạn đang đi học Y hoặc những bạn đang đi làm: có bạn rảnh thứ 2 thứ 3, có bạn rảnh thứ 7, cn... lúc rỗi các bạn lên học, bận có thể xin nghỉ... Lớp học luôn dược giảng lại và ôn luyện lại đến khi bạn thấy cứng cáp tự tin. + Sau một thời gian học và làm các bạn cảm thấy tay nghề chưa vững vẫn có thể lên để ôn luyện hoặc trao đổi lại chuyên môn. Bài học dẻo., giúp cơ thể uyển chuyển nhẹ nhàng, các khớp được hoạt động tách biệt rất có tác dụng trong việc nắn chỉnh. Việc lỏng và mềm dẻo cơ thể của người thầy nắn chỉnh khi đặt vào bệnh nhân sẽ không làm cho bệnh nhân cảm giác lo sợ và gồng lại. Sự khác nhau giữa cơ thể cứng nhắc và mềm dẻo khi học nắn chỉnh Ngoài học nắn chỉnh cột sống, nắn chỉnh xương chậu của Y Cốt Liên Khoa. Nguyễn Chính còn liên kết với một cơ sở đào tạo Dưỡng Sinh Trị Liệu chuẩn Trung Hoa với tay nghề đào tạo dưỡng sinh hơn 10 năm kinh nghiệm. Sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể tự tin đứng lên mở được một cơ sở Spa Dưỡng Sinh Trị Liệu. Giáo trình đào tạo Dưỡng Sinh Trị Liệu bao gồm 11 bộ bài: 1. Massga mặt ngọc. 2. Chăm sóc bổ thận 3. Chăm sóc kiện tỳ bổ vị 4. Trị liệu chuyên sâu vai cổ gáy 5. Dưỡng tâm an thần 6. Bài phong tán hàn(chân) 7. Gội đầu dưỡng sinh 8. Chăm sóc bài độc gan mật 9. Dưỡng phế 10. Chăm sóc điều chỉnh phụ khoa 11. Cạo gió. Giác hơi chẩn đoán. Giác hơi điều chỉnh Video các khóa học nắn chỉnh cột sống, nắn chỉnh xương chậu - Y Cốt Liên Khoa Mọi thông tin xin liên hệ: Mr.Chính 0387 946 783 hoặc Inbox Mesenger Facebook Chia sẻ bộ phần mềm 3D tài liệu cơ xương khớp: Human Anatomy + 3D Heart and Circulatory Premium 2 + Muscle Premium + Skeleton Premium 2
  2. Đôi chút chia sẻ về tài liệu lệch xương chậu Y Cốt Liên Khoa - Nguyễn Chính KHÁI NIỆM XƯƠNG CHẬU Xương chậu là một xương đôi , hình cánh quạt , xương chậu bên này nối tiếp xương chậu bên đối diện và xương cùng phía sa thành khung chậu . Khung chậu hình cái chậu thắt ở giữa , chỗ thắt là eo chậu trên . Khung chậu chứa đựng các tạng trong ổ bụng và chuyển trọng lượng thân mình xuống chi dưới. Tầm quan trọng bị lệch hông gây ra một số bệnh lý: - Đau thần kinh tọa - Thoát vị đĩa đệm - Đau bụng kinh - Co thắt cơ sàn chậu - Viêm ruột thừa - Sỏi thận - Viêm vùng chậu Trật xương hông thường xảy ra nhiều nhất, ảnh hưởng đến bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa (thần kinh hông to), đau xuống chân thường là do đẩy, kéo, gồng gánh, chạy nhảy. Về cơ thể học hai bên hông có hai xương hông (xương cánh chậu) nối liền với xương bàn tọa (xường cùng) ở giữa tạo thành một bộ xương chậu. Sự trật khớp xương hông vào trong hay lệch ra ngoài, nguyên nhân có thể do xương bàn tọa bị trật đẩy khớp xương hông trật ra ngoài hay trong, có thể do té ngồi bệt, đá, nhảy cao, ngồi lệch về một bên quá lâu và sự trật xương bàn tọa này càng ảnh hưởng cả đến hệ thống thần kinh tình dục, lãnh cảm, yếu sinh lý, do sự tác phản của hệ thống thần kinh tự quả (autonomic nervour system), ảnh hưởng đến hệ thống tiểu tiện, bài tiết. Người bệnh thường than đau bên hông, đau lan ra phía trước bụng, nếu xương hông trật về trước hoặc đau lan xuống phía dưới nếu xương hông trật về sau, đau còn lan xuống chân như đau thần kinh tọa di đứng không vững. TỔNG QUAN XƯƠNG CHẬU BỊ LỆCH Thuật ngữ và qui ước lệch khung xương chậu(xương hông) (S) Xương chậu bị lệch hướng lên trên. (I) Xương chậu bị lệch hướng xuống dưới (A) Xương chậu bị lệch trật về trước làm cho chân dài. (P) Xương chậu bị lệch trật về sau làm cho chân bị ngắn. (IN) Xương hông trật vào trong làm cho bàn chân xòe ra. (EX) Xương hông trật ra ngoài làm cho bàn chân quay vào trong. (PI) Xương hông trật quay về sau và phía dưới. (AS) Xương hông bị trật quay về phía trước và phía trên. Hướng di lệch khung chậu AS TÓM TẮT: Khi khung xương chậu di lệch A – S + Giảm kích thước xương chậu. + Giảm kích thước đường chéo lỗ bịt. + Giảm đường cong sinh lý thắt lưng. + Năng cao đầu xương đùi. + Gây phù, viêm tại phần phía sau dưới của diện khớp cùng chậu. + Đẩy xương cùng ra sau. Cách chữa lệch xương chậu qua tác động nắn chỉnh xương chậu Y Cốt Liên Khoa (nắn chỉnh xương chậu) với cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP nắn, đẩy, kéo, vít, ghì, ấn, day,nén… vào xương chậu, vào gân cơ vùng hông để điều chỉnh sự sai lệch xương chậu nhằm khắc phục lệch xương chậu và phục hồi những tổn thương bệnh lý như: Đau thần kinh tọa, tê chân,... Học nắn chỉnh xương chậu bị lệch ở đâu? Đăng ký học nắn chỉnh cột sống và nắn chỉnh xương chậu do thầy Nguyễn Chính người sáng lập ra phương pháp Y Cốt Liên Khoa trực tiếp đào tạo truyền nghề tại Hà Nội. hướng dẫn học viên khắc phục lệch xương chậu Phương pháp Y Cốt Liên Khoa(YCLK) chữa được bệnh gì? Trải qua rất nhiều năm nghiên cứu và vận dụng, lương y Nguyễn Chính - người tiên phong sáng lập phương pháp YCLK đã chữa thành công cho rất nhiều người với nhiều chứng bệnh khác nhau nhưng trọng tâm là thiên về bệnh lý vận động (Bởi việc điều chỉnh lại được cột sống, xương chậu, giải cơ làm cho cơ được thư nhuận giúp tuần hoàn khí huyết, giải phóng chèn ép lên các dây thần kinh, tạng phủ nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh đẩy lùi bệnh dần dần rồi khỏi bệnh, đó là cơ chế tự nhiên của cơ thể con người và cũng là cơ chế của pp YCLK) YCLK có thể chữa được các bệnh thuộc các hệ : - Hệ thần kinh: suy nhược thần kinh, tâm thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau đầu, mất ngủ - Hệ tuần hoàn: huyết áp cao, huyết áp thấp, tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não. - Hệ nối tiết: các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục - Hệ tiêu hóa: đại tràng, dạ dày, ruột non - Hệ hô hấp: tức ngực, tim đạp nhanh, chậm, viêm họng, phế quản, ho, phổi - Hệ xương khớp: vôi, gai, thoái hóa đốt sống, lệch đĩa đệm cột sống, đau các khớp vai, gối, tay, chân - Bệnh về một số triệu chứng khác chưa rõ nguyên nhân. Nhưng ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến hội chứng Thần Kinh - Cột Sống - Xương Chậu liên quan đến bệnh vận động Cơ - Xương - Khớp với chứng đau lưng, thần kinh tọa, cổ vai gáy ......
  3. 1. Xương là một mô sống. 2. Trong xương luôn có song song hai quá trình đó là tạo xương và hủy xương hay con gọi là tạo cốt bào và hủy cốt bào, quá trình này gọi là quá trình chu chuyển xương 3. Quá trình tạo xương nhiều hơn quá trình hủy xương làm xương lớn hơn và chắc khỏe hơn . 4. Quá trình hủy xương nhiều hơn thì làm khối lượng xương nhỏ nhỏ đi và gây ra hiện tượng gọi là loãng xương 5. Tại bất cứ thời điểm nào cơ thể luôn có 5% diện tích vỏ xương và 20% diện tích bè xương đang trong quá trình hoạt động chu chuyển xương 6. Quá trình tổng hợp xương cần có canxi và Vitamin D và Vitamin D lại tan trong CHẤT BÉO. Thế nên nếu chỉ uống sữa và bổ xung canxi không sẽ không giúp bạn tránh được các bệnh về xương khớp. Khi đến độ tuổi 40 là mọi người hãy tập trung để nâng cao sức khỏe cho xương khớp!
  4. Tìm ra nguyên nhân đau lưng là điều cần thiết đầu tiên và quan trọng nhất để chữa trị dứt điểm căn bệnh đau lưng. Bệnh đau lưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau do đó điều trị căn bệnh này là điều không phải dễ dàng. Nguyên nhân đau lưng không do bệnh lý: - Do di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc xương cột sống vùng lưng yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh - Do sinh hoạt sai tư thế: bạn chắc chắn đã từng trải qua cảm giác đau lưng khi mỗi sáng thức dậy, hoặc đau khi làm việc ở một tư thế quá lâu, chơi game, đọc báo... những triệu chứng đau lưng ấy là do bạn đã làm việc, ngủ, nghỉ không đúng tư thế làm ảnh hưởng đến khung xương gây ra cảm giác đau. - Do tuổi tác: khi bạn già đi, tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh đau lưng càng lớn, bởi lúc này xương hấp thụ canxi kém và đang trong quá trình lão hóa. - Do căng thẳng: những thay đổi về tâm lý gây nên những trạng thái cảm xúc bất thường như lo âu, stress, buồn rầu là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau lưng, co thắt các cơ - Do chu kì kinh nguyệt: đến thời kì rụng trứng hầu hết bạn gái sẽ cảm thấy đau lưng, đây là biểu hiện hết sức bình thường, chỉ cần hết "đèn đỏ" thì đau lưng cũng sẽ mất đi. Nguyên nhân đau lưng do bệnh lý: - Đau lưng do những tổn thương xương khớp: đau do viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoát vị đĩa đệm, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, tai nạn, ngã - Đau lưng do một số bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis... Ngoài ra còn do một số bệnh như: - Bệnh loét dạ dày: thường người bệnh bị đau ở vùng lưng giữa - Bệnh vảy nến: người bệnh có cảm giác đau ở phần lưng dưới, ngủ không ngon. Các cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm, sáng sớm thì biến mất. Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu dần đi. - Bệnh béo phì: Cân nặng quá mức sẽ làm giãn cơ bắp, gây đau lưng và các bệnh viêm xương khớp cột sống. - Đau lưng mãn tính do thiếu vitamin D Đau lưng có thể biến thành những cơn ác mộng ngoài tầm kiểm soát của người bệnh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tàn phá sức khỏe của mỗi người. Nhiều người bệnh thường bỏ qua triệu chứng đau lưng rất nguy hiểm vì đây có thể là nguyên nhân của một căn bệnh khác ngoài xương khớp. Trượt đốt sống Trượt đốt sống là tình trạng một đốt sống thắt lưng trượt ra phía trước. Tình trạng này sẽ kích thích các rễ thần kinh cột sống gần đó, gây đau ở thắt lưng và chân. Các triệu chứng của trượt đốt sống gồm đau và yếu ở chân khi đứng hoặc đi. Thông thường, cơn đau có thể thuyên giảm khi bệnh nhân ngồi. Thực tế, cơn đau do trượt đốt sống nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể hoạt động như bình thường. Phụ nữ thường dễ mắc bệnh đau lưng do trượt đốt sống vì sự khác biệt về hormone, cấu trúc khung xương chậu và mật độ xương thấp. Do thương tích hoặc bong gân Khi bị bong gân hay chấn thương tủy sống người bệnh có thể không cảm thấy đau ngay lập tức. Người bệnh có thể bị đau nhiều sau mang vác nặng, đó có thể do bong gân hoặc giãn dây chằng do chấn thương. Tuy nhiên trên lâm sàng, những vết thương cũ hoặc bị thương dẫn đến bong gân được cho là nguyên nhân phổ biến của chứng đau lưng này. Bị thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng. Gãy xương Gãy xương ở cột sống có thể là một trong những nguyên nhân nổi bật của bệnh đau lưng. Tuy nhiên cơn đau do gãy xương thường khác hẳn với đau lưng mạn tính, nó thường có cảm giác đau buốt. Nếu chỉ bị rạn xương sẽ đau âm ỉ kéo dài, người bệnh trẻ tuổi thường bỏ qua triệu chứng này vì nghĩ nó là hậu quả do một tai nạn chẳng hạn. Nhưng đối với người lớn tuổi, việc liền xương rất khó và mất thời gian, cần phải bó cố định hoặc bó bột. Những bệnh nhân bị gãy xương ở cột sống thường trở thành bệnh nhân đau lưng mạn tính ngay cả sau khi phẫu thuật hoặc điều trị. Viêm xương khớp Viêm xương khớp là một vấn đề thường gặp ở tuổi trung niên, chủ yếu thường xuất hiện ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh có đến hàng chục loại, nhưng chủ yếu là viêm khớp do thoái hóa và viêm khớp do viêm. Tình trạng này xảy ra do thoái hóa khớp, dịch khớp đông lại nhất là vào mùa lạnh làm chứng đau khớp, viêm khớp tăng lên. Để điều trị các chứng viêm khớp tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh có thể được bác sĩ cho dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phải phẫu thuật. Mang thai Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng là chuyện bình thường. Do áp lực quá mức trên cột sống, đau lưng rất phổ biến với nhiều phụ nữ mang thai đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mạn. Béo phì Nếu bị béo phì, bạn cũng có nguy cơ cao bị đau lưng. Khi lượng chất béo tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể sẽ tạo ra một áp lực lên cột sống, khiến xuất hiện bệnh đau lưng. Biện pháp khắc phục duy nhất cho loại bệnh này là giảm cân. Cần duy trì chế độ ăn giảm chất béo, năng vận động để đưa cân nặng về con số thích hợp. Cần lưu ý rằng việc giảm cân đối với người bị béo phì phải từ từ, tránh đột ngột vì nếu giảm cân quá mức lại khiến đau lưng tăng lên. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe hệ xương khớp của bạn. Nếu bạn ăn uống thiếu khoa học, không đủ chất, lâu dần sẽ khiến cơ thể thiếu canxi, loãng xương dẫn đến đau thắt lưng. Vì vậy, bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thực đơn ăn uống hằng ngày, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: tôm, cá biển, nước hầm xương… Do lo âu và căng thẳng Cuộc sống hiện đại làm con người gia tăng các mối lo và căng thẳng. Hơn nữa, lối sống và chế độ ăn uống không đúng cách gây ra nhiều rối loạn về sức khỏe trong đó có cả chứng đau lưng. Bệnh thường xảy ra khi các dây thần kinh bên trong cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy do căng thẳng quá mức, hay việc sử dụng thuốc giảm đau mà không có tác dụng khiến người bệnh lo lắng, đã đau càng thêm đau. Ngủ không đúng tư thế Đôi khi những tư thế ngủ bất thường có thể là một trong những nguyên nhân gây đau lưng. Ví dụ như ngủ nằm úp bụng hay khi ngủ đầu không thẳng với cổ , nó làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực. Những chứng đau do ngủ sai tư thế chỉ xảy ra tạm thời, nhưng nó sẽ trở thành mạn tính nếu bạn không thay đổi tư thế ngủ của mình. Cách tốt nhất khi ngủ là nằm thẳng lưng, nằm ngửa là tư thế tốt nhất cho hệ xương khớp. Ngồi quá nhiều Thói quen ngồi nhiều trong một thời gian dài rất phổ biến nhất là đối với những người làm việc văn phòng. Điều này có thể rất có hại cho sức khỏe và chức năng hoạt động cột sống của bạn. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút mỗi giờ và di chuyển xung quanh để tránh mắc bệnh đau lưng. Đau thắt lưng sau khi quan hệ “Nguyên nhân khiến đau lưng sau khi quan hệ tình dục có thể kể đến như: Trong quá trình “yêu”, người đàn ông mất rất nhiều sức, lại thêm lực mạnh, liên tục dẫn đến hiện tượng co rút cơ lưng, đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác mỏi nhừ vùng thắt lưng hay đau đớn. Thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột, từ đó phát sinh chứng đau lưng.” Để đối phó chứng đau lưng sau khi quan hệ, bạn cần cho cơ thể nghỉ ngơi, thực hiện các động tác mát xa để giảm đau. Và đừng quên phòng tránh tình trạng này bằng cách điều tiết quan hệ tình dục phù hợp với cơ thể, tránh quá độ, sai tư thế. Bệnh xương khớp Đau thắt lưng dưới là biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý về cột sống và đĩa đệm như: viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa… Bên cạnh đó, tùy theo từng nguyên nhân mà người bệnh sẽ có kèm các triệu chứng khác như cơn đau lan xuống mông, chân; tê bì chân tay, hạn chế khả năng vận động… Tài liệu sách pdf: Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng (Phó giáo sư: Vũ Quang Bích)
  5. nguyên nhân cong vẹo cột sống Nhiều người có thói quen là hay để ví ở túi quần sau và ngồi trên nó trong một khoảng thời gian dài như ngồi làm việc văn phòng, làm việc với máy tính, lái xe... . Nhưng ít ai biết rằng nó chính là nguyên nhân gây cong vẹo cột sống và một số bệnh khác như đau thần kinh tọa, bệnh đau cột sống vùng thắt lưng... Hình ảnh cong vẹo cột sống ở trên cho ta thấy khi ngồi phần xương chậu chống đỡ cả phần thân trên cơ thể. Cùng với chiếc ví dày dưới mông khiến cho xương chậu bị mất cân bằng và các đốt sống lưng cũng bị vẹo sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư thế dáng người, đồng thời gây ra các tác động xấu đến lưng. Việc mất cân đối đó có thể làm di lệch xương chậu, cong vẹo cột sống lưng. Cách khắc phục vẹo cột sống ở trường hợp này là để ví ở túi trước quần hoặc trong túi xách... Ngoài vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với những người hay đi xe buýt hằng ngày thì không nên để ví ở túi quần sau sẽ tránh việc bị móc túi khi đi xe buýt. Anh chị em nào Nhiều Tiền quá chú ý bảo vệ Sức Khỏe cho chính mình - ngồi nghiêng mông do nhiều tiền sẽ dẫn đến lệch xương chậu - dẫn đến sai lệch cột sống - dẫn đến thoát vị đĩa đệm - dẫn đến rất nhiều bệnh lý liên quan đến việc sai lệch này!
  6. Nắn chỉnh cột sống là một trong những phương pháp điều trị các cơn đau mãn tính do đau cột sống gây ra. Sự tác động này giúp cấu trúc của cột sống, các đốt xương sống được điều chỉnh về vị trí vốn có và giảm viêm, giảm căng cơ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cho bệnh nhân. Chính vì thế mà trên thế giới cũng như ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều phương pháp nắn chỉnh cột sống, nắn chỉnh đốt sống và nắn chỉnh xương chậu (xương hông)...để chữa trị các vấn đề về cột sống và xương khớp. học phương pháp nắn chỉnh cột sống học nắn chỉnh cột sống ở đâu Các phương pháp nắn chỉnh cột sống - nắn chỉnh đốt sống - Phương pháp Y Cốt Liên Khoa(Lương Y: Nguyễn Chính) - Phương pháp Tác động cột sống(Lương Y: Nguyễn Tham Tán) - Phương pháp Chiropractic(Mỹ) - Phương pháp Yumeiho(Nhật) - Phương pháp Nắn chỉnh dân gian Nắn chỉnh cột sống chữa được bệnh gì? - Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hôn mê, mệt mỏi, hay quên, suy giảm về thể chất, liệt mặt, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh,... (Đốt sống C1 => Mạch máu não, tuyến yên, đầu, mặt, tai trong, hệ thống thần kinh giao cảm) - Chóng mặt, đau nửa đầu, ù tai, giảm thính lực, đau tai, viêm xoang, dị ứng, lác, cận thị,..(Đốt sống C2 => Mắt, thần kinh thị, thần kinh thính giác, xoang, lưỡi, trán, xương chũm) - Đau dây thần kinh, mụn trứng cá, eczema, dị cảm cổ họng, đau cổ, tức ngực, đau răng, cường giáp, nhịp tim nhanh,... (Đốt sống C3 => Đầu, tai, xương mặt, răng, dây thần kinh sinh ba) - Viêm mũi, viêm loét miệng, viêm tai giữa, điếc, dị cảm cổ họng, tức ngực, nấc, nhịp tim chậm,... (Đốt sống C4 => Mũi, môi, miệng, tai, cổ họng,vòi eustach) - Đau họng, khàn giọng, chóng mặt, giảm thị lực, cánh tay đau, loạn nhịp tim,... (Đốt sống C5 => Dây thanh đới, tuyến cổ, họng) - Cứng cổ, đau tê tay, viêm amiđan, viêm phế quản, hen suyễn, hạ huyết áp, nhịp tim chậm,... (Đốt sống C6 => Cơ cổ, vai, amidan) - Viêm bao hoạt dịch khớp vai, rối loạn tuyến giáp, huyết áp thấp, đau tê cánh tay,... (Đốt sống C7 => Tuyến giáp, vai, khuỷu tay) - Phía sau cánh tay đau, xương vai đau, ho, đau ngực bên trái, viêm phế quản, hen phế quản,... (Đốt sống D1 => Thực quản, khí quản, tay) - Các bệnh tim, đau ngực,...(Đốt sống D2 => Tim, động mạch vành) - Viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, cúm,... (Đốt sống D3 => Khí quản, màng phổi, phổi) - Viêm túi mật, sỏi mật, vàng da, bệnh zona, đau ngực, đau vú, u vú, hen suyễn,... (Đốt sống D4 => Túi mật, ống mật) - Bệnh gan, sốt, huyết áp thấp, thiếu máu, viêm khớp và các triệu chứng của ngực,... (Đốt sống D5 => Gan, hệ tuần hoàn) - Viêm loét dạ dày, đau gan, đau bụng trên, sỏi mật,... (Đốt sống D6 => Dạ dày) - Bệnh tiểu đường, loét tá tràng, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau gan, đau bụng, sỏi mật,... (Đốt sống D7 => Tụy, tá tràng) - Sức đề kháng giảm, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau gan, đau bụng, sỏi mật,... (Đốt sống D8 => Lá lách, cơ hoành) - Các bệnh dị ứng, nổi mề đay, đau bụng, viêm tử cung,... (Đốt sống D9 => Thượng thận) - Bệnh thận, xơ cứng động mạch, mệt mỏi, đau bụng, viêm tử cung,... (Đốt sống D10 => Thận) - Các bệnh ngoài da, đau dạ dày, đau gan, viêm tụy, bệnh tiểu đường, bệnh thận, rối loạn chức năng bài niệu, sỏi đường tiết niệu,... (Đốt sống D11 => Thận, niệu quản) - Thấp khớp, vô sinh, đầy hơi, tiêu chảy, viêm thận, sỏi thận và triệu chứng của ngực,... (Đốt sống D12 => Ruột non, hệ thống bạch huyết, các ống dẫn trứng) - Táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng, thoát vị, thấp khớp, vô sinh, đầy hơi, tiêu chảy, viêm thận, sỏi thận,... (Đốt sống L1 => Ruột già, ruột kết, bẹn) - Viêm ruột thừa, đau bụng, khó thở, suy tĩnh mạch, đau lưng, tê chân, đau,... (Đốt sống L2 => Bụng, ruột thừa, đùi) - Bàng quang bệnh, rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai, di tinh, xuất tinh sớm, bất lực, đau bụng dưới, đau lưng, đau đầu gối,... (Đốt sống L3 => Cơ quan sinh sản, buồng trứng, tử cung, tinh hoàn, bàng quang, đầu gối) - Đau lưng, đau thần kinh tọa, khó đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, táo bón và triệu chứng của thắt lưng... (Đốt sống L4 => Tuyến tiền liệt, cơ lưng, thần kinh hông) - Tuần hoàn cẳng chân lưu thông kém, viêm khớp, di tinh, bất lực, kinh nguyệt không đều,... (Đốt sống L5 => Bắp chân, mắt cá chân, bàn chân và ngón chân). ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI NẾU THẤY BÀI VIẾT BỔ ÍCH !!!
  7. THỂ THEO NGUYỆN VỌNG CỦA MỘT SỐ BẠN MONG MUỐN ĐƯỢC NÂNG CAO TAY NGHỀ. NAY TÔI XIN THÔNG BÁO : TÔI SẼ LIÊN TỤC KHAI GIẢNG CÁC LỚP TRUYỀN NGHỀ CHỮA HỘI CHỨNG BỆNH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG - CƠ - XƯƠNG - KHỚP bằng phương pháp Cốt Liên Khoa - Nắn Chỉnh Cột Sống tại Hà Nội -BẠN MUỐN CHỮA BỆNH GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI ??? -BẠN ĐÃ ĐƯỢC HỌC RẤT NHIỀU PHƯƠNG PHÁP NHƯNG CHƯA CÓ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHANH.!!! -VẬY CÂU HỎI LÀ HỌC CHO BIẾT HAY HỌC ĐỂ CHỮA CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ NHANH VÀ THÀNH CÔNG.??? -TỰ TIN, TÌM RA GIẢI PHÁP CHỮA TRƯỚC MỘT BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ DO CỘT SỐNG GÂN CƠ BIẾN ĐỔI GÂY NÊN LÀ ĐIỀU MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC.VỚI TIÊU CHÍ HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG LUÔN ĐƯỢC ĐẶT LÊN HÀNG ĐẦU. TÔI SẼ GIÚP BẠN THỰC HIỆN ĐIỀU ĐÓ MỘT CÁCH NHANH NHẤT VÀ HIỆU QUẢ NHẤT!!! -CÁC BẠN THÂN MẾN !!! HÔM NAY Chúng tôi xin giới thiệu một Pp mà cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP vào XƯƠNG CỘT SỐNG , gân cơ, hệ thần kinh, mạch máu để điều chỉnh sự di lệch, bán trật, mất cân bằng của các đốt xương sống nhằm phục hồi những tổn thương bệnh lý do Cột Sống biến đổi gây nên như: Đau thần kink tọa, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, rối loạn tiền đình, mất ngủ.... Đó là phương pháp Y CỐT LIÊN KHOA - NẮN CHỈNH CỘT SỐNG (Là một pp Gia truyền cùng với sự kết hợp của nhiều trường phái chữa bệnh không dùng thuốc hiện nay để cho ra kết quả nhanh nhất và hiệu quả nhất). Để 1 phương pháp chữa bệnh hiệu quả không bị thất truyền với mong muốn thừa kế phát huy chia sẻ đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng và mọi người muốn biết cách chữa bệnh cho người thân cũng như các bạn làm nghề đông y có thêm phương pháp chữa bệnh nhanh, hiệu quả cao. Tôi sẽ liên tục mở lớp truyền nghề nắn chỉnh cột sống tại Hà Nội. khai giảng khóa học nắn chỉnh cột sống THƯỜNG XUYÊN KHAI GIẢNG KHÓA TRUYỀN NGHỀ PHƯƠNG PHÁP Y CỐT LIÊN KHOA - NẮN CHỈNH CỘT SỐNG 1. Địa điểm học: Gần cầu Tó, cuối đường Kim Giang, Thanh Trì - Hà Nội CÓ CHỖ CHO HỌC VIÊN Ở XA 2. Trực tiếp truyền nghề: L.Y: NGUYỄN CHÍNH - Y Cốt Liên Khoa 3. Đối tượng học Y Cốt Liên Khoa - Nắn Chỉnh Cột Sống - Những người yêu thích, đam mề có nhu cầu học phương pháp Y Cốt Liên Khoa - Nắn Chỉnh Cột Sống để chăm sóc sức khỏe cho người thân hoặc hành nghề chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách tự tin, chuyên nghiệp và hiệu quả. 4. ƯU TIÊN : - Các nhà Sư, Sơ được tặng hoàn toàn học phí. - Để động viên giúp đỡ các bạn sinh viên đang học trường y có đam mê mong muốn nâng cao tay nghề để hoàn thiện khả năng bản thân Tôi sẽ hỗ trợ cho Các bạn sinh viên đang theo học chính quy các trường Y học Pp này được giảm 50% học phí. 5. Lợi ích của học viên: - Sau khóa học, mỗi học viên đều có kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh. - Đủ tự tin chữa một cách chuyên nghiệp các chứng bệnh: đau mỏi cổ vai gáy, đau lưng, đau thần kinh tọa, đau đầu, tê chân tay, tiền đình, mất ngủ... do sự biến đổi cột sống gây nên một cách nhanh chóng và hiệu quả. - Có cơ hội đươc tham gia sinh hoạt hội Đông Y, cùng nhau giao lưu, kết bạn,chia sẻ trao đổi kinh nghiệm chữa bệnh và được tham gia những hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, củng cố học hỏi nâng cao tay nghề làm phúc cứu người. - Đây là khóa học đi sâu vào thực hành với cách giảng khoa học sẽ mang lại cho học viên đầy đủ tự tin, dễ hiểu dễ học và dễ thực hành chỉ cần bắt chước làm theo là sẽ có thể thực hiện được. Tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ học viên sau khóa học. Mọi thông tin xin liên hệ: Mr.Chính 0387 946 783 hoặc Inbox Facebook Rất cảm ơn các anh chị em đã đọc và đăng ký cũng như chia sẻ thông tin này đến người thân của mình. TRÂN TRỌNG !!! L.Y : Nguyễn Chính - Y Cốt Liên Khoa https://www.facebook.com/Nanchinhcotsong.Nguyenchinh
  8. Vẹo cột sống là gì? Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị xoay hoặc trật sang một bên. Cong vẹo cột sống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như cong vẹo cột sống từ lúc bẩm sinh, do sai tư thế học tập lao động trong sinh hoạt hàng ngày hoặc do các bệnh lý về cột sống gây nên. Cong vẹo cột sống chủ yếu ở lưng và thắt lưng... Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như sự phát toàn diện của trẻ nhỏ. hình ảnh cong vẹo cột sống Tổng quan về bệnh vẹo cột sống Cột sống bình thường nhìn từ phía sau ra phía trước hoặc phía trước ra phía sau là một đường thẳng còn nhìn nghiêng có 4 đường cong tự nhiên tạo thành hình chữ S ở cổ, lưng trên và lưng dưới (thắt lưng) và vùng xương cùng. Nếu cột sống bị cong hoặc vẹo bất thường ở bất kì đoạn nào thì đó là biểu hiện của tình trạng vẹo cột sống. Vẹo cột sống có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như: một bên vai bị nghiêng, bả vai nhô ra ngoài, khoảng cách từ mỏm xương ở 2 bả vai đến cột sống không bằng nhau, lưng có dấu hiệu bị gù ra trước hoặc ưỡn ngược ra sau, xương sườn nhô lên, eo nghiêng, dáng đi khập khểnh, không thể ngồi thẳng lưng,… Vẹo cột sống nhẹ là biểu hiện của nhiều vấn đề về xương khớp, đa phần không rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh để quá lâu có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng: Gây đau nhức kéo dài, đặc biệt là đau âm ỉ vùng lưng và thắt lưng. Dễ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp, biến dạng khung xương chậu, khớp háng,… Việc đi lại và vận động gặp nhiều khó khăn, gây mất thẩm mỹ. Đối với trẻ em có thể khiến quá trình phát triển xương khớp gặp bất thường, trẻ phát triển không toàn diện. Đối với phụ nữ có thể gây trở ngại và ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh sản và tạng phủ. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống Cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất do xương khớp vẫn đang phát triển. Nguyên nhân cong vẹo cột sống thường do: Do yếu tố bẩm sinh: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, khi sinh ra đứa trẻ có phần cột sống bất thường, cong sang trái hoặc phải, nếu không sớm khắc phục thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn.Hoặc do sai lệch xương chậu rồi lâu ngày dẫn đến tình trang cong vẹo cột sống. Hoạt động sai tư thế: Tư thế ngồi học của trẻ không đúng, mang cặp sách, balo quá nặng, người lao động làm việc hay cúi người, xoay người trong thời gian dài, nhân viên văn phòng ngồi sai tư thế,… Chấn thương, tai nạn: Đây là một trong những nguyên nhân có thể làm cột sống bị cong vẹo, chủ yếu là các chấn thương khi chơi thể thao, té ngã, va đập mạnh hoặc do tai nạn,… Do bệnh lý xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp cũng có thể gây vẹo cột sống như thoái hóa cột sống, loãng xương do tuổi già, thoát vị đĩa đệm, trật khớp, viêm khớp dạng thấp, gãy xẹp lún cột sống,… Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cột sống lưng và vùng bụng thường chịu một áp lực lớn, họ có xu hướng ưỡn cong người về phía trước khiến cột sống cũng bị kéo về trước, do đó dễ gây cong vẹo cột sống. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như ảnh hưởng của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, trẻ vị thành niên lao động nặng nhọc quá sớm,… cũng có thể gây vẹo cột sống. hình ảnh các dạng cong vẹo cột sống Hậu quả của cong vẹo cột sống Đầu tiên là thay đổi đường cong sinh lý của cột sống và hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp. Cong vẹo cột sống có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao, đi đứng sinh hoạt thường ngày, thậm chí tác động xấu đến các cơ quan nội tạng nếu không chữa trị kịp thời. Nữ giới mắc cong vẹo cột sống dễ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất không đều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bệnh cong vẹo cột sống tiến triển từ từ, kéo dài, có thể khiến người bệnh chủ quan không để ý. Theo thời gian, những bất ổn về cột sống sẽ kéo theo nhiều bệnh lý liên quan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Các tư thế sai ảnh hưởng đến cong vẹo cột sống Các biện pháp điều trị bệnh đau lưng cong vẹo cột sống Khắc phục vẹo cột sống cách theo phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay kết hợp vật lý trị liệu. Cách khắc phục vẹo cột sống này là giải pháp được đánh giá cao khi muốn chỉnh sửa các sai lệch về cột sống, đặc biệt là vẹo cột sống. Điều trị từ căn nguyên bệnh lý, thực hiện các thao tác nắn chỉnh cột sống hoàn toàn tự nhiên, do đó giúp giảm đau hiệu quả, điều chỉnh các đốt sống bị cong vẹo hoặc trật khớp về đúng vị trí ban đầu. Vật lý trị liệu là giải pháp tối ưu nhất nên áp dụng điều trị. Rút ngắn thời gian điều trị: Có hơn 80% trường hợp thực hiện điều trị phục hồi rõ rệt chỉ sau một thời gian điều trị tích cực. Hơn hết, dù thời gian chữa trị ngắn nhưng kết quả đạt tỷ lệ thành công cao, sự vững chắc của hệ xương khớp, gân cơ dây chằng cũng được củng cố hơn. Cách trị cong vẹo cột sống tại nhà để duy trì hiệu quả lâu dài: Sau khi tác động cột sống để nắn chỉnh trở lại tương đối bình thường, nếu chăm sóc sức khỏe tốt và sống lành mạnh, kết quả sẽ được duy trì dài lâu và ổn định, hạn chế tái phát. Cần nhất vẫn là ý thức của bệnh nhân chú ý đến tư thế sinh hoạt hàng ngày.
  9. Cấu tạo xương cột sống: Cột sống bao gồm 33 đốt sống các đốt sống xếp chồng lên nhau, tuy nhiên số đốt sống có thể thay đổi từ 32 đến 34 đốt do có khi thừa hay thiếu một đốt sống, thường xảy ra ở đoạn thắt lưng hay đoạn xương cùng. Cột sống được phân làm 5 đoạn được sắp xếp từ trên xuống dưới: - Đoạn cột sống cổ (đốt C): có 7 đốt sống cổ - Đoạn cột sống lưng (đốt D): có 12 đốt sống ngực - Đoạn cột sống thắt lưng (đốt L): có 5 đốt sống thắt lưng - Xương cùng (S): có 5 đốt dính liền nhau - Xương cụt dính thành một khối: có 4 hoặc 5 đốt sống dính nhau một khối khó phân biệt Cột sống hay xương cột sống là một hệ trục vững chắc có vai trò nâng đỡ cơ thể đứng thẳng, do nhiều đốt xương nhỏ, riêng lẻ gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành. Cột sống có chức năng bảo vệ tủy sống - một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh. Tuy nhiên, vì quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt nếu thường xuyên vận động, làm việc với tư thế không khoa học, dinh dưỡng kém... hệ trục này có nguy cơ bị biến đổi cấu trúc, không còn khỏe mạnh, từ đó gây ra các bệnh về cột sống. Do cột sống cấu trúc khá phức tạp nên khi có bất cứ một sự thay đổi bất thường nào ở tư thế lao động, sinh hoạt hay vui chơi, giải trí cũng có thể gây chấn thương cột sống hoặc hình thành những bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp. Sự biến đổi xương cột sống ở một hoặc vài đốt xương nào đó sẽ gây ra các bệnh về cột sống, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống. Một số căn bệnh về cột sống thường gặp: - Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống thường xảy ra với những người bước vào độ tuổi trung niên, đó là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Đường cong sinh lí ở cột sống cổ sẽ bị ảnh hưởng và mất đi, biến dạng thân đốt, các gai xương dần xuất hiện. Xuất hiện những cơn đau với mức độ thường xuyên, đau âm ỉ kéo dài từ ngày ngày sang ngày khác ở vùng thắt lưng và cổ gáy. - Gai cột sống: Gai cột sống được gây ra do phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống gặp vấn đề. Do quá trình lắng đọng canxi ở các các dây chằng, ngoài ra còn một số nguyên nhân do béo phì, di truyền… Xuất hiện những cơn đau buốt ở cổ và thắt lưng. Càng hoạt động mạnh thì cơn đau càng tăng, cơn đau có dấu hiệu giảm khi ngừng hoạt động - Thoát vị đĩa đệm: Quá trình thoái hóa tự nhiên dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Biểu hiện sai tư thế trong quá trình lao động, vận động, cơn đau sẽ xuất hiện hoặc khi ta nâng một vật nặng không đúng tư thế sẽ thấy đau lưng. - Thoái hóa đĩa đệm: Là lớp đĩa đệm dần bị hao mòn do hấn thương, tai nạn, tác động, chịu ngoại lực từ bên ngoài, do viêm khớp loãng khớp, do quá trình lão hóa tự nhiên... Giai đoạn đầu là những cơn đau nhẹ khi ngồi xuống gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn bệnh nặng hơn thì xảy ra những cơn đau âm ỉ từ vùng thắt lưng trở xuống gây khó khăn trong việc vận động. - Đau thần kinh tọa: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa ngoài ra còn có nguyên nhân do lệch xương chậu và một số nguyên nhân chèn ép các dây thần kinh. Đau thần kinh tọa là những cơn đau kéo dài từ cột sống lưng dưới tới phần hông rồi kéo xuống hai chân. - Đau cột sống thắt lưng: Do chấn thương, tai nan, do bệnh lý về xương khớp, viêm tủy sống, viêm cột sống, vẹo cột sống... ảnh hưởng đến xương cột sống phía sau lưng. Đau từ thắt lưng lan xuống đến dưới chân. Tình trạng đau lưng dẳng và lan xuống đến dưới chân. - Cong vẹo cột sống: Nguyên nhân do bẩm sinh trong quá trình mang thai, quá trình lao động, học tập, ngồi lệch hướng làm cột sống cong vẹo sang một bên. Dễ nhận thấy là vai cao thấp không đều nhau, lúc di chuyển, đi đứng, người bị nghiêng sang một bên. - Vôi hóa cột sống: Do ngồi nhiều, lười vận động khiến các xương bị chèn ép, máu kém lưu thông, không cung cấp đủ dưỡng chất, thiếu oxy để nuôi xương khiến các tế bào xương thiếu dinh dưỡng. Dấu hiệu đau nhức xảy ra ở vùng cổ và lưng làm cho tay chân hoạt động yếu dần. Các phương pháp điều trị: - Với những trường hợp đau lưng cơ năng hay ở mức độ nhẹ: Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại giường, kết hợp vật lý trị liệu như massage, xoa bóp, tập dưỡng sinh, chiếu đèn hồng ngoại hay dùng thuốc hỗ trợ như giảm đau, giãn cơ… thông thường bệnh có thể tự khỏi sau ít ngày. - Với những trường hợp nặng hơn như: chấn thương, đau lưng kéo dài do loãng xương, thoái hóa cột sống, người bệnh cần phải đến bệnh viện chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. - Đối với đau cấp tính: Cần nằm nghỉ ngơi chườm lạnh ngày đầu, các ngày sau chườm nóng. Đắp thuốc giảm đau và dãn cơ, sau đó tập nhẹ nhàng duỗi cơ thắt lưng và cơ thành bụng - Sử dụng phương pháp nắn chỉnh cột sống, hay phương pháp tác động cột sống để dịch chuyển lại sự sai lệch của các đốt sống. - Khám lâm sàng và làm xét nghiệm về hình ảnh để có chẩn đoán tổn thương thực thể Sau thời gian điều trị nội khoa không đở thì tùy tổn thương thực thể ví dụ thoát vị đĩa đệm, mất vững đốt sống hoặc hẹp ống sống thì có thể nghĩ đến điều trị phẫu thuật. Cách phòng ngừa bệnh về cột sống: - Tập thể dục đều đặn, chú ý các động tác làm tăng cường sức mạnh các cơ quanh cột sống, nhất là chú ý tập căng dãn, duỗi cột sống thắt lưng. - Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học góp phần vào việc hạn chế các bệnh về cột sống. Tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ gây ra chứng béo phì, mập lên. - Chúng ta cũng cần tránh những trường hợp lao động, vận động quá sức, ảnh hưởng đến xương cột sống. - Thay đổi tư thế làm việc nghỉ ngơi, định hình tư thế chuẩn cho người làm việc văn phòng. - Tránh khom cúi, ngồi xổm mà khiêng vác vật nặng. Chú trọng hơn đến tư thế đi đứng, ngồi làm việc với người có tính chất công việc phải đứng một chỗ thường xuyên. -Đối với những người bệnh nên thường xuyên vận động để giãn gân giãn cốt