cutu1

Hội viên
  • Số nội dung

    72
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

2 Neutral

About cutu1

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Bác Cutu1 theo cảm nhận của Phú Thượng là người am hiểu sâu sắc về âm dương, ngũ hành, mong bác tiếp tục đừng dừng bút.

  2. @ Thiên sứ Da mặt của anh thật dầy khi anh viết lên những dòng này ! Anh đã đưa ra được những thí dụ nào để chứng minh rằng : "Âm dương không thể chuyển hóa được" trong cái định nghĩa của tôi ??? Hay là mới chỉ có một cái duy nhất là ví dụ trong quan hệ vợ chồng. Và cũng từ cái thí dụ này của anh mà người ta đã nhận thấy rằng : Anh không có một chút hiểu biết gì về cái gọi là sự "trừu tượng" cả. Và lại còn càng tệ hơn khi anh đã tự đưa ra ví dụ con gà để chứng minh về tính trừu tượng. Và không hiểu về sự trừu tượng thì làm sao có thể bàn được về thuyết âm dương ngũ hành, cái mà thực ra vốn thuộc về lĩnh vực triết học cao siêu. Và bây giờ vẫn lại còn tự cho là mình đúng với tất cả các hiểu biết thiếu sót, sai lệch về âm dương mà anh đã trình bầy ở đây. Với trình độ như vậy mà anh dám "khôi phục lại thuyết âm dương ngũ hành" thì quả là chuyện đáng làm trò cười cho thế gian nầy lắm. Thêm nữa sự liên hệ của "âm dương" và "ngũ hành" với nhau như thế nào mà anh cũng còn chưa tỏ, thì tất nhiên làm sao có thể hiểu và làm được gì được cho nó. Đã vậy lại còn dám lạm bàn về Thái cực và đồ hình của nó để mà gán ghép cho nó là khởi nguyên của vũ trụ. "Không thể tìm thấy cái đúng từ những cái sai", điều này thì chắc anh hiểu rõ, cho nên tôi khỏi cần nhiều lời. Tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng : Thuyết âm dương ngũ hành chưa bao giờ bị thất truyền cả. Chỉ có ai đó không có đủ khả năng để thấu hiểu nó thôi. Thật là thất vọng nhiều về trình độ lý học cũng như lối ứng xử trong tranh luận của anh. Tôi cũng xin chấm dứt cuộc tranh luận này ở đây. Quả không đơn giản, khi muốn dạy cho ai đó một cái gì đúng.
  3. Nhưng rất tiếc là bạn Thiên sứ lại không hiểu là Âm và dương được " cõng" và "bồng" ở trong từng vật ra sao.
  4. @ Thiên sứ Ủa, Dzậy anh Thiên sứ hổng trả lời hai bài của tui mới viết hả ? Chờ lâu quá rùi.
  5. @ Thiên sứ Trước hết tôi cần nói cho rõ là : Sự tham gia của tôi không phải là để chống lại cái ý tưởng khôi phục lịch sử dân tộc Việt 5.000 năm của anh. Động cơ này của anh rất cao quí và đáng được ủng hộ, cổ vũ. Tôi tham gia ở đây đơn giản chỉ là vì sự hiểu biết, nhận thức đúng sai trong một học thuật. Thật là chán, khi tôi luôn luôn hiểu và biết rõ ý tưởng của anh ở trong cái chủ đề này, còn anh thì ngược lại. Quan điểm của tôi ở đây về vấn đề âm dương đã quá rõ ràng với nhiều bài viết khác nhau. Xem ra từ đầu tới giờ anh cũng chẳng hiểu tôi viết cái gì và ý tứ ra sao. Anh có thể xem lại bài viết của tôi về sự mở rộng cái mà được tôi gọi là chủ thể để rõ hơn. Cái ý của câu trên mà anh viết chính là ở trong cái khái niệm về âm dương của tôi mà. Đây tôi cũng nhắc ngắn gọn lại để anh dễ nắm bắt. Chủ thể có thể là một hạt vật chất vô cùng bé, cho đến cái to lớn bao la như cái Vũ trụ mà chúng ta hiện đang tồn tại ở trong nó. Là một chủ thể thì nhất định phân định được các thành phần tham gia là âm hay dương ở trong bản thân nó. Hay nói cách khác ngắn gọn là : có một chủ thể thì trong đó nhất định có âm có dương. Và chính cái chủ thể này, trong một mối liên hệ hoặc hoàn cảnh nào đó, sẽ lại nằm ở trong một cái chủ thể khác. Và nó cũng sẽ được xác định là (thuộc) âm hoặc dương ở tại cái chủ thể đó. Vậy đã đủ ý để cho anh hiểu chưa ?<<< Riêng với anh Cutu1. Sapa nói đúng đấy! Nếu chúng ta không thể thống nhất về khái niệm Âm Dương thì tốt nhất không tranh luận. >>> Vậy nghĩa là sao ? Anh đã mở ra cái topic nầy để tranh luận mà tìm ra chân lý mà. Vì có ý kiến khác nhau thì mới có tranh luận chứ. Tại sao bây giờ anh lại nói "thì tốt nhất không tranh luận" ??? Tôi có thể hiểu là : Đây là một cách "chạy làng" của anh hay không ??? Vấn đề ở đây là sự xác định và nhận biết về âm dương của anh đối với mọi thứ còn phiến diện và thiếu sót quá. Mọi thí dụ và lập luận của anh thì bất nhất, ý tưởng cứ lộn tùng phèo cả lên, làm cho người đọc cũng bị "đau cái điền" luôn. Ngay cả với các sự xác định rất ngắn gọn thì anh cũng tìm cách lảng tránh hoặc trả lời quanh. Ngay như bài viết hôm trước của tôi về những sự sai lệch của anh, cũng không thấy được anh trả lời một câu. Thêm nữa còn cái sự hiểu, hay nói cách khác là cái nhận thức của anh về sự "trừu tượng" quá tệ đi. Bởi vì thuyết âm dương ngũ hành vốn thuộc phạm vi triết học trừu tượng, cho nên tôi có lẽ cũng phải nên cân nhắc lại. Rằng : có nên tiếp tục tranh luận với anh về các vấn đề mang nặng tính trừu tượng nữa hay không ?
  6. Xem ra bạn Thiên sứ có nhiều kỳ vọng ở cái gọi là Thái cực quá.
  7. @ Thiên sứ Thế đây lại không phải như là cái chuyện "con cá voi và con người" trước đây ư. Anh đã viết rõ và ngắn như thế này thì phải làm người khác hiểu là : Cái chữ M đó luôn dương. Tôi tin là tôi cũng đã hiểu đúng như ý anh muốn trình bày ở câu trên. Với tôi thì ở trường hợp này chúng chẳng là âm cũng chẳng là dương. Chỉ khi tôi viết lại, thì khi đó anh mới đưa ra rằng: Chúng ở trong cái bảng chữ cái. Rõ ràng là ở câu trên anh đã thiếu chủ thể cho chúng, 2 chữ M và N.<<< Chữ N - M phân biệt Âm Dương khi ta đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể của nó là thuận tự 24 vần chữ cái thì N là Dương và M là Âm. Còn trong chữ "Nam" thì là một trường hợp cấu trúc tập hợp trong một danh từ thì phải tùy góc nhìn để kết luận cái nào Âm cái nào Dương. >>> Chữ "Nam" này là tên gọi hoặc cũng có thể là một từ cộc lốc, không cần phải là " trường hợp cấu trúc tập hợp trong một danh từ" như anh nói. Chữ M đứng một mình mà anh còn phân được đực cái nữa là đây lại là một đống. Vậy theo anh thì trong chữ "Nam" này không định được âm dương cho chữ N và M hay sao ??????? Thêm nữa, xin anh bình rộng chút về từ "đối đãi" của anh trong học thuật này. Tôi vẫn chưa được hiểu rõ lắm. Và anh nên lưu ý trong khi viết cho đúng hơn, đừng lộn xộn M - N âm dương như thế này ở bài như trên. Tôi thì hiểu ý của anh là định viết M là dương và N là âm nên không muốn bắt bẻ thêm. Vấn đề đáng nói ở đây là, cũng như bao ví dụ khác mà anh đưa ra : Anh xác định âm dương mà không thèm cho nó vào một chủ thể (hoàn cảnh tương tác) nào cả. Chủ thể ở đây chính là cái mà anh gọi là "phải tùy góc nhìn để kết luận cái nào Âm cái nào Dương" đấy. Rõ ràng đôi khi anh cũng có những nhận thức đúng theo như Khái niệm của tôi đã viết. Chỉ tiếc rằng nó còn yếu và mập mờ trong anh. Mà đơn giản là anh cứ theo "sách cổ" mà tương, không cần suy nghĩ. Cũng như chuyện "con cái voi và con người " vậy, anh đã có sự xác nhận âm dương một cách rất chủ quan và phiến diện mà không cần biết chúng ở trong quan hệ hoặc hoàn cảnh nào (chủ thể). Cuối cùng là cái sự "trừu tượng" theo cách hiểu của anh. Quả thực, có lẽ anh sẽ không bao giờ có thể hiểu cái từ này cho đúng. <<< Tôi thí dụ: "Danh từ "Con gà" chính là một khái niệm trừu tượng và không thể miêu tả chính xác cho từng cá thể gà - . . . >>> Từ "con gà" mà anh bảo nó là khái niệm trừu tượng thì thật không còn gì để nói. Anh nên tìm hiểu thêm về lĩnh vực triết học chút chút, trước khi tiếp tục nghiên cứu Âm dương ngũ hành. Tuy danh từ "con gà" mà anh đưa ra chưa tả cụ thể cho đặc tính riêng (giới tính) của gà, nhưng nó đã cho người ta hiểu rõ bằng trực giác rằng: Đó là con vật cụ thể như thế nào, hình dáng, đặc tính của nó là gì, ta có ăn được nó hay không và thịt nó ngon như thế nào. Thêm nữa, từ "con gà" cho ta biết chắc chắn là con vật đó không phải là con người, cũng không phải là con vịt hoặc lợn hoặc trâu bò. Bản thân "cái tên gọi" thì không bao giờ là trừu tượng, mà là chính cái vật hoặc việc mang cái tên đó mới có thể là trừu tượng. Những cái mà ta không nắm bắt, cảm nhận được bằng trực giác, thì đều có tính trừu tượng. Chính anh hiện giờ cũng đang bàn vài ví dụ nằm ở trong lĩnh vực trừu tượng đó. Như quan hệ tương tác qua lại của cặp vợ chồng trên lĩnh vực tình cảm tinh thần chẳng hạn. Những tác động qua lại ở trong đó thì người ta chỉ cảm nhận thấy chứ chẳng bao giờ đong, đo, đếm, nắm, sờ, nhìn được. Có nghĩa là những sự vận động chuyển hóa (tương tác) đó không thể nhận thức được bằng trực giác của con người. Nó trừu tượng. Anh cứ an tâm, đừng lo rằng tôi không nắm bắt được rõ ý tưởng của anh. Mọi bài viết của anh tôi đều suy nghiệm cẩn thận và thấy được nhiều sự hay lắm.
  8. @ Thiên sứ Quả nhiên, anh chẳng hiểu chút gì về từ "trừu tượng", mặc dù anh đã đồng ý và khẳng định nó. Nhưng dù sao thì tôi cũng cám ơn và đã hài lòng với sự trả lời này của anh. Cái "sự âm dương" của anh thì thực ra tôi cũng đã rõ từ trước rồi, nên cũng chẳng muốn tranh luận thêm, mà chỉ muốn viết nốt ý tưởng còn lại cho đủ. Qua đây tôi muốn có chút gì đó giúp cho những người đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu về thuyết Âm dương ngũ hành có thêm một cái nhìn nhận đúng đắn, đơn giản hơn về nó. Thêm nữa, cũng để cho chú Hán hoa nào đó vào đây rồi để mà khỏi chê rằng : Bọn Việt cứ đòi thuyết âm dương ngũ hành là của chúng, nhưng chúng lại chẳng hiểu quái gì về nó cả, chỉ bàn bậy bạ. "Trừu tượng" là cái mà ta không thể nắm bắt nó bằng các trực quan, mà phải bằng sự cảm nhận và hình dung trong nhận thức của con người. Nay tôi xin được giải thích rõ thêm như vậy. Vậy thì câu "Âm dương là một khái niệm trừu tượng . . ." trong khái niệm của tôi có nghĩa là : Âm dương chỉ là cái tên, cách gọi, cách hình dung mơ hồ do tư duy con người tạo ra rồi gán cho vật hoặc việc cụ thể. Hay nói cách khác là âm dương là vô hình dạng. Nếu ai đó chưa hiểu được hết từ "trừu tượng" này thì xin đừng mất công tìm hiểu, nghiên cứu thuyết âm dương ngũ hành nữa. Vì thực ra thuyết âm dương ngũ hành này là một học thuyết mang nặng tính triết học sâu xa. Anh là người chửi bới hán nho nhiều lắm kia mà, nay sao lại lôi ra cả đống để dụng thế. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy anh lấy nó làm cơ sở để so sánh, đánh giá với ý kiến khác. Chà chà, xem ra có sự bất ổn đây. Các câu chữ ở trên anh thấy rõ là chúng được áp dụng cho tùy từng thuật hoặc từng trường hợp riêng cơ mà. Phải cần hiểu xem, khi người ta viết câu đó ở trong trường hợp nào, với chuyện gì. Có những câu là sự so sánh để nhận biết, có những câu là đặc tính, hoạt động, mặt trội của chúng. Ngạn ngữ có câu : "ăn có nhai, nói có nghĩ, đọc thì phải có suy ngẫm". Nếu cứ anh nhặt bậy âm dương ở các nơi về chất đống cho nhiều, rồi lại mang chúng ra sử dụng mà không cần hiểu, thì sẽ dẫn đến kết quả "loạn trí" là điều không đáng ngạc nhiên chút nào cả. Nói một chút lại cái ví dụ chữ M và N của anh. Anh cho chữ M là dương và N là âm, bởi vì "dương trước âm sau". O.K . Vậy ở chữ "Nam" là tên gọi đây, thì cũng theo nguyên tắc của anh :"dương trước âm sau" thì N lại là dương và còn là dương lớn nữa vì nó còn được viết hoa. Còn "m" ở đây thì là âm chắc rồi, lại còn nhỏ xúi nữa chứ. Anh nói sao về ví dụ này ??? Còn nhiều ví dụ khác mà anh đã gắn cái "mác" âm dương cố định cho chúng, tôi không thèm kể nữa. <<< Nhưng cách hiểu của cổ nhân có vẻ như rất cụ thể. >>> Đúng là như vậy và tôi cũng đang hiểu như vậy. Nhưng chắc chắn là không phải cách hiểu và dụng như anh với một lô câu chữ như đã viết ở trên. Anh thường chấp nó vào vật cụ thể nhất định, cho rằng nó bất biến, trong khi đó thực ra thì nó hằng biến. Như một ông già ngày xưa ở nước tầu kia có tên là gì gì tử đó, có viết đại khái là: Đạo là cái mờ ảo, thoắt xa, thoắt gần, là cái ta nắm chẳng được, sờ chẳng thấy, không đầu, không đuôi. Chính là nó đó, âm dương đó. Nó hư hư thực thực, như gần như xa, vô hình, vô dạng. Trong một cuộc nói chuyện về thuyết âm dương ngũ hành với một vị giáo sư vật lý đáng kính nọ, anh có đặt nghi vấn về sự tồn tại của "khí" âm dương. Nay tôi khẳng định để anh có thêm niềm tin trong nghiên cứu, rằng : Âm dương bao trùm và hoạt động khắp nơi trong vũ trụ, ở cả dạng chất và khí. Chúng là vật chất mà ta nhận thức được bằng trực giác. Và chúng cũng là vật chất ở dạng khí mà ta không thể nhận thấy bằng trực giác. Chúng luôn hiện hữu và tác động lên tất cả các vật chất ở các dạng khác nhau khác nhau trong vũ trụ này. Những điều tôi đã đưa ra như trên đều là ý cũ của nó cả. Lạy chúa hai ngôi toàn năng hằng hữu. Tôi trình bày có thể khác về câu chữ chứ tuyệt không dám "sáng tác" thêm chút nào cả như bạn vo truoc tài giỏi kia ở đây. Còn sợ rằng tôi vẫn chưa hiểu thấu hết về nó nữa để có thể trình bày đủ hơn, đúng hơn. Có câu này ở trong rất nhiều sách về Dịch lý - Âm dương ngũ hành, mà tôi tin là mọi người cũng đã đều đọc qua. Nhưng tôi chắc là chẳng mấy ai quan tâm hoặc giữ lấy nó để làm thước ngắm, kim chỉ nam trong việc học, nghiên cứu Lý học phương đông cả. Đó là : Thấy TƯỢNG được LỜI, có LỜI thấy Ý, được Ý quên LỜI, có LỜI quên Tượng. ------------------------------------------ @ tuấn dương Hai cây gỗ dài ngắn như bạn nói, chúng không dương, mà cũng chẳng âm. Nếu như trong một trường hợp, hoàn cảnh nào đó mà chúng là âm hoặc dương thì âm dương này cũng là vô hình vô dạng. Âm dương vô hình vô dạng trong mọi trường hợp, bởi vì chúng chỉ là "khái niệm trừu tượng". <<< -nếu âm dương bất phân ranh giới cụ thể thì sao phân biệt được âm dương?>>> Tại sao không phân biệt được, không có ranh giới cụ thể thì không có nghĩa là chúng hòa tan vào nhau. <<< bạn nghĩ sao khi người ta nói âm -dương là 2 giới hạn của cái toàn thể .>>> Câu tối nghĩa. Xin lỗi tôi không hiểu.
  9. Cái vụ "con cá voi và con người" vẫn còn đó, mà bây giờ vẫn còn muốn tiếp tục nữa ư ? Tôi thật không hiểu, bạn tham gia ở đây vì học thuật hay để quấy ? Giờ lại thêm một TÂM NGHIÊN CỨU nữa. Xem ra "cái chợ" này sắp loạn rồi. <<< Định nghĩa thế nào về Âm Dương cũng không vượt ra ngoài “so sánh đối đãi” và bản chất sự vật hiện tương”. >>> “so sánh đối đãi” là sao ? Và chỉ với sự “so sánh đối đãi” mà đã phân được âm dương ư ??? Sao lại còn quy cả "bản chất" vào đây ??? <<< Đã nói đối đãi thì bao hàm cả đối lập, cả phân biệt, . . .>>> "đối đãi" ??? Phải chăng là cụm từ này chỉ cách cư xử, tiếp đón giữa con người với nhau. Nghe thấy nó không ổn khi sử dụng trong học thuật. Không nặng về câu từ, nhưng cần rõ ràng và chính xác cho người đọc dễ nắm bắt ý. Nhưng tại sao nó có thể lại suy ra là đối lập, phân biệt được ??? <<< . . . còn đối tượng nào ở vai trò dương hay âm thì xét theo bản chất của sự vật hiện tượng. >>> Cái sự lấy "bản chất sự vật hiện tượng" để xác nhận âm dương nghe chừng không ổn. Vậy thì một người Phụ nữ theo bản chất của nó thì chỉ "được phép" là âm thôi sao ??? Bản chất của sự việc hoặc sự vật không tự chúng quyết định tính âm dương cho bản thân mình. Mà âm dương được phân biệt, xác định tùy theo vai trò, vị trí, đặc tính riêng, v.v . của mỗi bên tham gia trong từng chủ thể (trong một giới hạn, khuôn khổ, hoàn cảnh). ---------------------------------------------- CÁI THÙNG . . . Thói đời ruột rỗng thường kêu to, Mặc kệ ai chê, chẳng thẹn thò. Vốn sinh cõi tục, "...ân" kia chứa. Gặp lúc giao thời, cũng gắng ho.
  10. @ tuấn dương Bạn chờ cho chút. Khi bạn Thiên sứ trả lời tôi xong thì tôi sẽ giải thích cho bạn hay.
  11. @ Thiên sứ Anh đã phản biện về cái khái niệm của tôi rồi, và tôi rất vừa ý, tuy rằng còn có chỗ anh không chấp nhận. Vụ đó ta dừng lại rồi. Coi như xong. Còn vụ M với N hoặc tay với chân kia tôi có thể chứng minh cho anh thấy rằng : Trong những trường hợp khác thì M hoặc tay trái kia lại mang tính ngược lại, tức là âm chứ không phải phải là dương như anh nói, và điều đó được chứng minh theo như nguyên lý "sách cổ" như anh đang áp dụng. Nhưng quả thật tôi hết hứng tranh luận về những vụ như thế này rồi, cho nên tôi sẽ không tham gia. Chỉ cần anh cho nốt chút ý kiến về phần còn lại của tôi thôi, ý nào sai, ý nào đúng. Cho dù đúng hay sai tôi cũng sẽ không có nửa lời phản biện lại anh tiếp theo, mà ta chuyển ngay sang phần tiếp. Xin chép lại một lần nữa và hy vọng rằng nó sẽ không làm khó anh, một vị tôn sư có nhiều trò giỏi. <<< HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). >>> Mong anh sớm có nhời.
  12. @ Thiên sứ Mặc dù anh viết trả lời nhưng cũng đâu có trả lời cái bài tôi muốn hỏi. Mặc dù tôi thấy là : với anh thì chỉ cần 5 phút là đủ để viết xong và gửi đi. Về chuyện định nghĩa thì tôi, như anh muốn là chấm dứt, cũng đã đồng ý với anh rồi. Ở đây tôi thấy các vị vẫn có vấn đề về phân biệt âm dương mà chẳng cho nó vào cái sự việc hoặc mối tương quan nào cả (chủ thể). Các vị nặng về lấy bản chất cố định của vật hoặc việc mà quy sẵn âm dương cho nó, đó là sai lầm vậy. Khái niệm Âm dương là trừu tượng, nó luôn thay đổi ở cùng một vật hoặc một bên tham gia tùy theo quan hệ, trạng thái (chủ thể) mà nó tham gia. Và anh cũng vậy thôi, đã cho là : ". . . tay trái là Dương và chân phải là Âm" là khi nào vậy, ở hoàn cảnh nào vậy ? Lại còn cái chữ M với N nữa, chẳng khác chi cái chuyện "con cá voi và con người, ai là âm, ai là dương" trước đây. Thật chán chả buồn nói. Vụ nhận biết và xác lập âm dương thì quả thật là vô cùng quan trọng. Nó phản ánh rõ sự thấu hiểu về thuyết Âm dương ngũ hành của mỗi người. Vụ tranh luận này tôi không muốn tham gia nữa, vì quan điểm nhận định của tôi đã được biểu lộ rõ ràng bằng định nghĩa về âm dương của tôi rồi. Bây giờ chỉ mong anh cho ý kiến nốt về phần còn lại dưới đây, rồi chúng ta tiếp tục sang tiếp phần ngũ hành. <<< HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). >>>
  13. Sự trừu tượng của bài "Tâm thức vũ trụ" vẫn khá cao nhưng cũng giúp cho thấy được nội dung của nó khá thích hợp, giống với thuyết âm dương ngũ hành. Chắc tác giả là một nhà triết học có tầm cỡ ? " Định lý 1 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. " Cái này thì chưa chắc, vì vật chất là vô hạn. Tôi có câu hỏi mở : Cái vũ trụ mà chúng ta đang nhận biết hôm nay này, tại sao nó lại không phải chỉ là một phần, thậm chí chỉ là một hạt vật chất nào đó ở trong một cái "Đại vũ trụ" khác nhỉ ???
  14. @ Thiên sứ Cho đến ngày hôm nay là ngày thứ 5 tôi đã chờ câu trả lời của anh cho bài viết trên. Và cũng đã có lần nhắc lại, vì sợ anh quên. Nhưng cho đến bây giờ thì tôi đã có thể khẳng định là anh đã cố tình lảng tránh, không dám trả lời. Đó không phải là cách ứng xử hay với cương vị là một vị tôn sư, người mà được nhiều kẻ khác gọi là thầy. Cho dù là với bất cứ lý do nào đi chăng nữa thì kiểu im lặng và lảng tránh của anh cũng không thể chấp nhận được. Anh cũng có thể viết rõ một lần rằng : "Tôi - Thiên sứ, không muốn tranh luận bất kể cái gì với anh - cutu1 nữa cả". Để tôi biết rõ và khỏi mong đợi.
  15. Vô vi Bâng khuâng thoáng chút, nỗi vô vi. Nhiều sự nên chăng, có ích gì. Hoài công táo rụng, chờ Sư thiến. Phí sức thịt thơm, đợi lão Ni. Loan đình phú vịnh, sao lười đến. Phượng các thơ ngâm, lại biếng đi. Âm dương quấy lộn, nên chăng: kệ ? Mặc sức ai vần, mắc mớ chi. #