hiephoigomsuvn

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    2
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About hiephoigomsuvn

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Thông tin cá nhân

  • Đến từ
    Số 8 Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  1. Trong những năm qua, gốm sứ Bình Dương không những đã xuất ngoại để thu về nguồn lợi lớn, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Cùng với các làng nghề gốm sứ Bát tràng, Tràng An, Biên Hoà… gốm sứ Bình Dương cũng nổi tiếng trong và ngoài nước. Bình Dương hiện có gần 200 cơ sở làm nghề gốm sứ ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, huyện Tân Uyên… Tuy nhiên, gốm sứ Bình Dương đang tồn tại 2 thái cực trái ngược nhau. Một bên là hàng trăm cơ sổ gốm sứ truyền thống với các lò nung bằng củi, than đá, sản xuất theo phương pháp thủ công. Một bên, đại diện là gốm sứ Minh Long, với những ứng dụng máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại. Việc bảo tồn một ngành nghề truyền thống và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tân thời để đưa gốm sứ Bình Dương vươn ra thị trường quốc tế cũng là một bài toán nan giải. Nhằm tôn vinh giới thiệu một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời và nổi tiếng đặc sắc của tỉnh Bình Dương; đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của nghề gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương hiện tại và tương lai, UBND tỉnh đang lên kế hoạch tổ chức Festival Gốm sứ 2010 vào tháng 9/2010. Đây cũng là cơ sở, điều kiện hình thành Trung tâm bảo tồn gốm sứ Việt Nam sau này. Vừa qua, đi cùng với Sở Thông tin truyền thông khảo sát một số địa điểm để làm đề án cho “Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương 2010”, PV Dân trí đã kịp ghi lại một số hình ảnh đẹp về nghề làm gốm sứ độc đáo tại địa phương này. Cổng của một lò gốm thủ công được trang trí bằng những sản phẩm bằng gốm sứ lỗi, hỏng.Quy trình làm gốm bắt đầu từ việc chọn mẫu đất.Đất lên khuôngMang bán thành phẩm đi phơi nắngLựa chọn, kiểm tra rất kỹ trước khi đưa nung.Đưa vào lò nungLò nung kiểu cũ vẫn đun bằng củi, than đá.Ra lò...Những công nhân đang tô điểm cho những sản phẩm đã ra lò. Các làng nghề gốm sứ đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương.Thành quả cuối cùng là những sản phẩm đẹp mê hồn...... sẵn sàng cho những cơ hội xuất ngoại.
  2. Xét theo góc độ dân gian, truyền thống và công nghiệp hiện đại có thể tạm thời phân chia như sau: Dân gian truyền thống (Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều), Công nghiệp hiện đại (Thanh Trì, Hải Dương, Đồng Nai)Nếu xét theo chức năng của sản phẩm gốm sứ thì chia ra như sau: Gốm sứ dân dụng (Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Hải Dương, Đông Triều, Đồng Nai), gốm sứ xây dựng (Thanh Trì) Đặc điểm của mỗi dòng gốm sứSứ Bát Tràng (Mặt hàng chủ đạo: bình lọ hoa, ấm chén, bát đĩa, tranh sứ, đồ chơi con giống...) hoạ tiết, hoa văn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh, trọng lượng nhẹ, tiếng kêu thanh. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, phong phú. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.Sứ Chu Đậu (bình lọ hoa) hoạ tiết, hoa văn thủ công, nét vẽ hơi thô cứng, dày và nặng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas và lò than thủ công.Sứ Hải Dương (ấm chén bát đĩa) là sứ công nghiệp, độ giòn cao, hoa văn thường dán đềcan, kẻ chỉ vàng kim và sử dụng công nghệ hấp lò Tuy-nen (có một chút nhỏ hàm lượng chì). Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.Sứ Đông Triều, Quảng Ninh (chậu hoa, ấm tích) hoạ tiết hoa văn thủ công, nét vẽ cứng, dày và nặng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng than.Sứ Đồng Nai (bát đĩa, đồ chơi, con giống) là sứ công nghiệp, hoạ tiết hoa văn cũng giống như Hải Dương dán Đềcan và hấp lò Tuy-nen, độ giòn cao. Mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng. Sử dụng công nghệ nung đốt bằng gas.Việt Nam ta có các dòng gốm sứ giá rẻ: Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Thanh Trì, Đông Triều, Hải Dương Đồng Nai.Gốm: sản phẩm được làm bằng chất liệu thô, kết cấu giòn, xốp, bề mặt giáp không phủ men. Nhiệt độ nung thường thấp (chỉ khoảng trên dưới 900oC).Sứ: Sản phẩm được làm bằng chất liệu tinh, kết cấu chắc, bề mặt nhẵn bóng do được tráng men. Nhiệt độ nung cao (khoảng 1280oC)Việt Nam ta có các dòng gốm sứ: Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Thanh Trì, Đông Triều, Hải Dương, Đồng Nai. Phân biệt gốm và sứNếu xét từ góc độ tách biệt gốm và sứ thì chia thành 2 loại: Gốm (Bát Tràng, Phù Lãng), Sứ (Bát Tràng, Chu Đậu, Thanh Trì, Hải Dương, Đông Triều, Đồng Nai).Gốm Bát Tràng kết cấu chắc, trọng lượng nhẹ.Gốm Phù Lãng kết cấu xốp, trọng lượng nặng.Lò nung+Lò ếch là kiểu lò gốm cổ nhất được sử dụng một cách phổ biến ở khắp mọi nơi, hiện nay mất hết dấu tích nhưng qua các nguồn tư liệu gián tiếp vẫn có thể hình dung được lò có hình dáng giống như một con ếch dài khoảng 7 mét, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3-4 mét, cửa lò rộng khoảng 1,2 mét, cao 1 mét. Đáy lò phẳng nằm ngang, vòm lò cao khoảng từ 2 mét đến 2,7 mét. Bên hông lò có một cửa ngách rộng 1 mét, cao 1,2 mét phục vụ cho việc chồng lò và dỡ sản phẩm. Lò có 3 ống khói thẳng đứng cao 3-3,5 mét. Trong mỗi bầu lò người ta chia thành 5 khu vực xếp sản phẩm là: hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt.Trong quá trình lâu dài sử dụng lò ếch, để khắc phục nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lò, người ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép lại. +Lò đàn xuất hiện vào giữa thế kỉ 19. Lò đàn có bầu lò dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 mét được chia thành 10 bích bằng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai nống (cột). Cửa lò rộng 0,9 mét, cao l mét. Bích thứ 10 gọi là bích đậu thông với buồng thu khói qua 3 cửa hẹp. Để giữ nhiệt, bích lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như bằng phẳng còn mặt trên hình vòng khum. Hai bên cật lò từ bích thứ 2 đến bích thứ 9 người ta dấu mở hai cửa nhỏ hình tròn, đường kính 0,2 mét gọi là các lỗ giòi để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu người ta mở lỗ đậu (lỗ giòi rộng hơn nửa mét). Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được 1250–1300°C.+Lò bầu, hay lò rồng, xuất hiện vào đầu thế kỉ 20. Lò bầu chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu (cũng có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ sò úp nối với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa đề xây dựng vòm cuốn của lò. Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng 12-15⁰. Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300°C. +Lò hộp hay lò đứng: Khoảng năm 1975 trở lại đây người Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò thường cao 10 đến 15 mét rộng 5 đến 6 mét vuông, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều, tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt độ lò có thể đạt 1250°C.+Lò con thoi, lò tuy-nen (lò hầm, lò liên tục): Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuy-nen, với nhiên liệu là than đá, khí đốt hoặc dầu, trong đó than đá là chủ yếu. Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà thực chất là quá trình tăng giảm nhiên liệu được thực hiện bán tự động hoặc tự động, công việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều. Lò chủ yếu sử dụng cho công nghệ hấp hoa đề can hoặc hấp hoa logo cho các sản phẩm gốm sứ. Tuy nhiên, đây không phải là những lò truyền thống của Bát Tràng.+Lò gas là lò được sử dụng rộng rãi trong làng nghề ngày nay, với ưu điểm: Không gây ô nhiễm môi trường, không gây bụi cho sản phẩm, dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ của lò nung thích hợp cho việc sản xuất hàng gốm sứ cao cấp. tuy nhiên chi phí làm lò khá cao. Việc làm lò được tính theo thể tích lò, thường một lò có thể tích khoảng 10 mét khối trở lên. Bên ngoài là khung thép, bên trong là gạch chịu lửa hoặc bông chịu lửa, dưới đáy là để trống vì dưới là đường ray để đẩy hàng vào lò hoặc ra lò, dưới đáy xung quanh là hệ thống gas đưa vào để đốt