-
Số nội dung
170 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by one_newbie
-
Dò được tín hiệu xương cốt tại thẩm mỹ Cát Tường Trong khu vực nhà vệ sinh ở trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, Tiến sĩ Bằng dùng máy bức xạ từ dò được 2 điểm nghi vấn có dấu hiệu của xương cốt. Chiều 27/12, người nhà chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ ném xác phi tang) cùng Tiến sĩ Vũ Văn Bằng (Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật) đến nhà riêng của Nguyễn Mạnh Tường ở đường Trần Cung, huyện Từ Liêm và thẩm mỹ viện Cát Tường, ở đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) để kiểm tra những điểm nghi vấn bằng máy bức xạ từ. Trong phòng vệ sinh, ông Bằng cho biết dò được 2 điểm khả nghi có dấu hiệu của xương cốt.Tại nhà riêng của bác sĩ Tường, dù kiểm tra kỹ các ngõ ngách bằng máy móc nhưng ông Bằng không phát hiện thấy điểm nào khả nghi. Nhưng khi đến cửa thẩm mỹ Cát Tường, máy bức xạ từ liên tục quay hướng vào bên trong ngôi nhà. Ở khu vực nhà vệ sinh, Tiến sĩ Bằng dò được 2 điểm khả nghi có dấu hiệu cốt người dưới nền nhà. "Sau hôm nay, tôi sẽ về phân tích số liệu cụ thể cung cấp thông tin tới cơ quan công an cũng như người nhà để lên phương án tìm kiếm", ông Bằng cho biết. Trước buổi tìm kiếm diễn ra, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) chia sẻ, do có thông tin bác sĩ Tường không ném thi thể chị Huyền xuống sông mà giấu ở thẩm mỹ viện Cát Tường và tại nhà riêng, gia đình muốn đưa máy móc vào để xác định thông tin đó chính xác hay không. Hồi trung tuần tháng 12, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu nói chưa thể khẳng định có khả năng tìm thấy xác hay không. Thứ trưởng cho biết, theo quan điểm của Bộ, dù việc tìm kiếm không có kết quả nghi phạm vẫn phải bị đưa ra xét xử. Lê Tú
-
GIẢI MÃ 6 CÁI CHẾT BÍ ẨN TRONG MỘT GIA ĐÌNH Ở THÁI BÌNH. (VTC News) – Những cái chết bất đắc kỳ tử diễnra liên tiếp với 6 người trong một gia đình, mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Kỳ 1: Những lời đồn rùng rợn Mặc dù sự việc đại gia đình ông Trần Văn Rạng có tới 6 người bỏ mạng bất đắc kỳtử liên tiếp vì căn bệnh lạ, xảy ra đã chục năm nay, nhưng mỗi khi nhắc lại,người dân quanh xã Vũ Tây (Kiến Xương, Thái Bình), đặc biệt là những người dânở xóm 9 vẫn không hết sợ hãi. Vụ việc chết chóc bí ẩn đó, đến nay, vẫn chưa tìm ra lời giải. Và do vậy, mảnhđất rìa làng, cạnh sông Trà Lý lộng gió, một thời nên thơ, giờ cỏ bò hoang dại,tre mọc um tùm, cây cối rậm rạp đổ ngả nghiêng, chẳng có bóng người qualại. Những ngôi nhà đổ nát, âm u, rêu mốc, từ lâu không có hơi người. Những người đãchết thì mang bí ẩn về căn bệnh lạ, những người còn sống trong đại gia đình ấythì tứ tán đi khắp nơi, thậm chí trốn tịt vào Nam, không dám về quê cha đất tổở xã Vũ Tây nữa. Ban thờ lạnh lẽo khói hương, hết sức đau lòng nhà ông Rạng Câu chuyện khủng khiếp về những cái chết vẫnchìm trong bức màn bí ẩn rùng rợn. Chính quyền bó tay, mấy chục nhà khoa họcnổi danh thiên hạ không tìm được lời giải, các bác sĩ đầu ngành thần kinh,chống độc cũng không tìm ra thứ gì có thể giết người nhanh chóng, khủng khiếpnhư thế. 10 năm trôi qua, phóng viên Báo điện tử VTC News đã tìm về xã Vũ Tây, đi tìmlời giải cho câu chuyện bí ẩn và hết sức đau lòng này, những mong làm sáng tỏphần nào câu chuyện, giúp người dân trong vùng, đặc biệt là đại gia đình ôngRạng không phải sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi. Nỗi sợ vô hình Từ thành phố Thái Bình, tôi cứ đi dọc bờ hữu con đê sông Trà Lý, thì đến xã VũTây. Sông nước mênh mang, tre pheo rậm rạp, đu đưa trong gió. Điều tôi nhậnthấy, là đình đền miếu mạo trải dọc cả trong và ngoài đê con sông. Đây quả thựclà vùng đất cổ, với bề dày văn hóa sâu. Gặp mấy bà, mấy chị gánh gồng thõng thẹo trên đê, tôi dừng xe hỏi đường. Mấychị chỉ nhiệt tình, rằng đi qua con điếm, có con dốc bên trái thì đi xuyên quacánh đồng, là đến xóm 9. Mấy chị còn kéo tôi qua rặng tre, chỉ cái xóm nhỏ rậmrì cây cối nằm thoi loi giữa cánh đồng thẳng cánh cò bay. Khu vườn nhà ông Rạng cỏ mọc hoang dại Một chị hỏi: “Nhìn chú biết người ở xa rồi. Thếchú hỏi đường về nhà ai? Xóm ấy nhỏ tẹo, nhà ai cũng biết cả”. Tôi bảo: “Em tìmđường về nhà ông Trần Văn Rạng. Nhưng hỏi về nhà ông ấy thôi, chứ thực ra cảnhà ông ấy chết chục năm nay rồi”. Nghe đến tên ông Trần Văn Rạng, cả mấy người phụ nữ đổi sắc mặt. Vẻ sợ hãi lộrõ trong đôi mắt họ. Một chị bảo: “Chúng tôi không biết ông ấy là ông nào đâu.Anh vào xóm đấy rồi hỏi nhé!”. Nhìn ánh mắt họ, tôi biêt họ đang sợ hãi, chứ không phải họ không biết ông TrầnVăn Rạng. Câu chuyện của đại gia đình này đã từng khiến nhân dân trong vùng náoloạn, chính quyền cả tỉnh, rồi bộ ngành trung ương phải quan tâm sát sao, nênkhông thể có chuyện cư dân ở gần đó mà không biết. Quả thực, nỗi sợ hãi ấy ám ảnh cả những người dân xa lạ, thì tôi đã phần nàohiểu rằng, vì sao những người ở đại gia đình ấy liên tiếp lăn ra chết, rồi vôsố những người hàng xóm, người thân liên tiếp rơi vào trạng thái thập tử nhấtsinh, không kiểm soát được mình nữa. Tìm vào đầu xóm 9, tôi tiếp tục hỏi thăm một vài người về gia cảnh nhà ông TrầnVăn Rạng, tuy nhiên, tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Tôi mới chỉnhắc đến tên ông Rạng, người ta đã không muốn trả lời. Dường như người dân ở đây muốn quên đi cái quá khứ hãi hùng ấy, hoặc cũng cóthể họ sợ câu chuyện khơi gợi lại, ám vào gia đình họ. Thế nên, tốt nhất làchẳng nói gì, chẳng nghĩ gì đến chuyện ấy nữa. Không biết làm cách nào, tôiđành hỏi đường vào nhà ông trưởng thôn. Ngõ nhà ông Rạng ít người dám đi qua Nhà ông Thành, trưởng thôn, ở sát cánh đồng. Tôiđến, nhưng trong nhà chỉ có vợ ông đang chăm sóc đàn gà. Bà cung cấp cho tôimột thông tin quan trọng: “Người nắm được rõ nhất chuyện về gia đình ông Rạngchỉ có ông Nguyễn Văn Thung. Chồng tôi không nắm được chuyện gì đâu, nên nhàbáo có hỏi cũng không có tác dụng. Nhà ông Rạng người thì chết, người bỏ đi chưa dám về. Tôi nghe nói họ phải bỏnhà trốn miết để tránh thánh thần quở phạt. Tôi sẽ dẫn nhà báo đến nhà ôngThung để nhà báo hỏi chuyện”. Nói rồi, bà vợ ông trưởng xóm dẫn tôi đi vòng vèo mấy ngõ ngách. Đến cuối conngõ, dừng lại trước cái cổng sắt khép hờ, bà bảo: “Đây là nhà ông Thung. Nhàbáo vào hỏi chuyện nhé. Tôi về luôn đây”. Vác dao nói chuyện Tôi gọi cổng một lát, thì thấy một cụ ông đi ra. Cụ ông dáng người đạo mạo, máitóc trắng phau, cặp lông mày cũng trắng như cước. Ông mời tôi vào nhà uốngnước. Tôi trình bày chuyện khó hiểu ở ngôi làng này, vì sao mọi người sợ nhắcđến gia đình ông Rạng như vậy? Ông Thung bảo: “Không chỉ dân làng sợ, mà ngay cả tôi đây, sắp xuống lỗ rồicũng vẫn còn sợ. Người ta sợ nhắc đến gia đình ông Rạng, nhỡ có mạo phạm gì, ámvào gia đình họ, nên tốt nhất là tránh”. Uống mấy ngụm trà nóng, hít mấy hơi dài, ông Thung mới chợt nhớ ra gì đó. Ônglật đật chạy đến giường, lật đệm lên, lôi ra con dao dài ngoằng. Đó là con daosắc, đẹp, giống dao của đồng bào miền núi hay dùng. Một trong số những ngôi nhà bỏ hoang của đại gia đình ông Rạng Con dao luôn bên mình ông Thung suốt 10 năm nay Ông Thung bảo: “Nói thật với anh, cứ làm gì, nóigì liên quan đến chuyện đó, là tôi kè kè con dao này bên cạnh. Mang theo nó,tôi mới cảm thấy vững tâm. Anh nhắc lại chuyện này, tự dưng tôi lạnh cả sốnglưng nên mới nhớ ra con dao. Tôi cứ thủ con dao ở cạnh, cho an tâm”. Người Việt ở nhiều nơi khi đi đâu xa, đều mang theo con dao và củ tỏi, với niềmtin sẽ xua đuổi ma quỷ, tà khí. Nhiều người còn đánh dấu bằng than, vết son lêntrán trẻ con khi ra đường để ma quỷ không bắt đi. Sau khi đặt con dao bên cạnh, thắp mấy nén nhang trên bàn thờ, khấn vái lầm rầmvài tiếng, lấy lại bình tĩnh, ông Nguyễn Văn Thung mới bắt đầu sắp xếp lại câu chuyện kinh dị, mà ông chứng kiến từ đầu đến đuôi.
-
Cái chết cuối cùng trong gia đình tử vong bí ẩn 03/07/2013 07:01 | (VTC News) - Sau đúng 20 ngày điều trị, theo dõi thận trọng, bà Tâm đã qua đời sau một cơn co giật bất ngờ, ngay trên giường bệnh. Kỳ 6: Nạn nhân cuối cùng Vài ngày sau khi anh Trần Văn Út (con trai ông Trần Văn Rạng, xã Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình) qua đời, thì bà Phạm Thị Tâm đã bị vận hạn ghé thăm. Theo lời ông Nguyễn Văn Thung, hôm đó là buổi sáng, bà Tâm đang ăn cơm cùng 2 đứa cháu, thì bà kêu khó chịu, chân tay run lẩy bẩy, sùi bọt mép rồi rơi vào trạng thái co giật toàn thân y như con cháu. Gia đình đã khẩn cấp đưa đi Bệnh viện Đa khoa Thái Bình. Cũng theo lời ông Thung, bà Phạm Thị Tâm, còn gọi là bà Khuê, vì có chồng là ông Trần Văn Khuê. Ngày đó, nhiều người thắc mắc, không hiểu sao, bà Tâm là mẹ ông Rạng, nhưng lại chỉ nhiều hơn ông Rạng có 12 tuổi (Khi đó bà Tâm 77 tuổi, ông Rạng 65 tuổi). Nhà ông Rạng bỏ không nhiều năm nay Thực ra, bà Tâm là thím của ông Rạng. Bà Tâm là người xã Vũ Lạc, lấy ông Khuê, nhưng không có con. Bố mẹ ông Rạng cũng mất sớm, nên ông Khuê nuôi dưỡng ông Rạng từ bé và coi ông như con ruột của mình. Vợ chồng ông Rạng từ trong sâu thẳm đã coi bà Tâm là mẹ và các cháu coi bà Tâm là bà, các chắt coi là cụ. Thậm chí, người dân trong vùng cũng không biết gia cảnh ông Rạng và bà Tâm, nên họ mặc định là mẹ con. Họ cũng xưng hô là mẹ con, chứ không phải thím cháu. Bà Tâm được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình. Các bác sĩ phải luồn ống nội khí quản để bà Tâm thở dễ dàng, nhằm tìm cách bảo toàn tính mạng cho bà, tiếp tục điều tra nguyên nhân khiến bà rơi vào trạng thái co giật nguy hiểm. Sau mấy ngày điều trị, bà Tâm đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Bà đã được đưa về phòng theo dõi. Bệnh viện bố trí một phòng riêng để tiện giám sát, cũng là để lãnh đạo đến thăm. Gia đình phân ông 2 người lên trông coi là em dâu Bùi Thị Hợi (bà Hợi khi đó 69 tuổi, ở xã Vũ Lạc) và bố vợ anh Trần Văn Út là ông Vũ Văn Bình (ông Bình lúc đó 52 tuổi, quê xã Vũ Đông). Vườn tược hoang tàn nhà ông Rạng Tuy nhiên, hai người này vừa lên trông bà Tâm được vài tiếng, thì bỗng bủn rủn tay chân, rồi lăn ra bất tỉnh, chân tay co giật đùng đùng ngay tại giường bệnh. Thế là hai người lên trông nom bà Tâm lại tiếp tục nhập phòng cấp cứu. Mặc dù các bác sĩ khẳng định bà Phạm Thị Tâm đã qua cơn nguy kịch, thế nhưng, sau đúng 20 ngày điều trị, theo dõi thận trọng, bà Tâm đã qua đời sau một cơn co giật bất ngờ, ngay trên giường bệnh. Bà Tâm là nạn nhân thứ 6 và cũng là người cuối cùng tử vong bí ẩn trong đại gia đình ông Rạng. Ông Nguyễn Văn Thung vẫn nhớ như in cảnh tượng hôm đó: “Cái ngày bà Tâm chết vẫn ám ảnh tôi đến hôm nay. Hôm đó, khoảng 5 giờ chiều, nghe tin bà Tâm chết, cả gia tộc họ Trần bỏ chạy tán loạn, không ai dám đến nữa. Dân làng thì không ai dám lại gần nhà ông Rạng, chứ đừng nói chuyện vào nhà. Những người dân gần nhà ông Rạng thì đã bỏ đi hết. Người ta đồn ầm lên rằng vùng đất bị nhiễm khí độc, hay có virus nguy hiểm nào đó. Hôm đó, chỉ có mỗi tôi và ông Lưu trực chiến ở nhà ông Rạng. Xe cấp cứu đỗ ở đầu ngõ, bác sĩ và lái xe đeo khẩu trang kín mít đẩy xác bà Tâm vào nhà. Mặc dù bà Tâm đã chết, nhưng họ vẫn đeo mặt nạ thở ôxi. Đưa xác bà Tâm vào nhà, bác sĩ tháo mặt nạ ôxi rồi bỏ đi. Lãnh đạo xã phải chỉ đạo cán bộ, nhân viên đến làm tang ma cho bà Tâm Lúc đó, nhìn cảnh sân nhà rộng rãi, chẳng có ai, tôi hãi quá, nên cũng bỏ về, mặc kệ ông Lưu. Cả đêm hôm ấy, có mỗi xác bà Tâm đắp chiếu và ông Lưu”. Ông Bùi Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Tây nhớ lại: “Sau cái chết của bà Tâm, thì quả thực dân làng vô cùng hoang mang. Con cháu cũng không dám đến làm tang ma cho bà Tâm. Thấy tình hình căng thẳng, nên anh Bùi Văn Vượng, khi đó là Chủ tịch UBND xã, đã chỉ thị cho đóng cửa UBND xã, không làm việc nữa, và yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên của xã phải đến nhà ông Trần Văn Rạng làm tang lễ, đưa bà Tâm ra cánh đồng”. Sau khi xảy ra hàng loạt cái chết bí ẩn với nhà ông Trần Văn Rạng, chính quyền địa phương đã vào cuộc tích cực, các nhà khoa học về địa phương tìm hiểu cặn kẽ. Lực lượng công an cũng vào cuộc điều tra, truy tìm nguyên nhân những cái chết xảy đến với gia đình ông Trần Văn Rạng. Theo lời ông Nguyễn Văn Thung, nhiều cán bộ an ninh đã túc trực ở nhà ông và nhà ông Rạng suốt ngày đêm để nắm tình hình. Bà Lưu (thím ông Rạng), bên ban thờ lạnh lẽo khói hương nhà ông Rạng Các nhà nghiên cứu đã về tận nơi lấy mẫu vật đất xung quanh nhà, lấy nước trong bể, nước ở ruộng, nước giếng đem đi phân tích. Họ còn lấy rau cỏ trong vườn, ngoài ruộng, mẫu gạo, thóc trong nhà đem đi. Thậm chí, một nhóm nhà khoa học đã chuyển các mẫu đất ra nước ngoài để phân tích, tìm nguyên nhân, tốn kém cả tỷ bạc, số tiền rất lớn ngày đó. Tuy nhiên, các nhà khoa học không tìm được bất cứ loại chất độc nào tồn tại trong mẫu nước, đất, rau, củ, quả ở nhà ông Rạng. Điều này cũng đã được các bác sĩ khẳng định lại bằng việc không tìm ra chất độc nào trong máu những nạn nhân tự dưng lăn ra ngất, co giật, chết. Rất nhiều chuyên gia, với máy móc hiện đại cũng đã được điều về nhà ông Rạng để đo phóng xạ khu vực sinh sống. Tuy nhiên, người ta cũng không phát hiện ra điều gì bất thường ở mảnh đất này. Các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai kết luận những cái chết này là mắc hội chứng não cấp. Bác sĩ Phạm Duệ, khi đó là Phó trưởng Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tin rằng hiện tượng này là ngộ độc bởi loại hóa chất gây co giật. Tuy nhiên, các xét nghiệm đều không tìm ra loại chất độc nào gây nên triệu chứng chết người, mặc dù quá trình họ nằm viện cứ lúc tỉnh lúc mê, là trạng thái của những người trúng độc nặng. Ông Bùi Trọng Liễn, Chủ tịch UBND xã Vũ Tây cho biết: “Thời điểm tai họa xảy đến với gia đình ông Trần Văn Rạng, lãnh đạo xã chỉ đạo, giám sát sự việc rất sát sao. Một số cán bộ tỉnh bảo do nhiễm khí độc. Tuy nhiên, sau đó, lại không có kết luận gì về nguyên nhân. Người ta cũng không tìm ra khí độc tồn tại ở khu vực. Tôi cũng không tin có khí độc, vì nếu có khí độc, thì những người có mặt ở đó, thậm chí người dân trong làng đều phải lăn ra ngất xỉu, hoặc chết, chứ không có chuyện rải rác vài người trong gia đình ông Rạng gặp hiện tượng đó. Tôi thiên về suy nghĩ do những người trong gia đình ông Rạng hoảng quá mà sinh bệnh rồi chết. Sau khi tham khảo đầu đuôi câu chuyện này, chuyên gia thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân khẳng định rằng, hiện tượng nhiều người lăn ra ngất xỉu, thậm chí là chết ở nhà ông Trần Văn Rạng, là hiện tượng NOCEBO. Chuyện gà, lợn chết trước đó rất bình thường, là hiện tượng mắc dịch, xảy ra ở khắp cả nước, không có gì là dị đoan cả. Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân khẳng định cái chết của nhiều người trong gia đình ông Rạng là hiệu ứng NOCEBO Để bạn đọc, nhân dân cả nước hiểu rõ hiện tượng mà khoa học thôi miên gọi là NOCEBO, chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân dẫn chứng một câu chuyện điển hình như sau: Có một nhà khoa học ở Hà Nội sang Tây Tạng nghiên cứu. Một pháp sư gặp ông và bảo: “Đúng 101 ngày sau ông sẽ chết! Thượng đế chỉ cho ông làm việc 100 ngày nữa thôi, nên ông cố gắng hoàn thành mọi việc đi”. Không hiểu lời nói của vị pháp sư kia ghê gớm như thế nào, mà nhà khoa học này mất hết cả lý trí. Ông đã hoàn thành nốt vài công việc, rồi dặn dò con cháu chuyện hậu sự. Đến ngày thứ 90 thì ông không ăn uống, không làm được việc gì nữa. Con cháu đưa đi tất cả các bệnh viện, gặp các bác sĩ đầu ngành, song không tìm ra bệnh gì. Đến ngày thứ 99 thì cơ thể không tiếp nhận dịch truyền nữa. Bệnh viện đã đề nghị gia đình chuẩn bị hậu sự. Đúng lúc đó, một người con đã tìm đến chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân. Theo lời kể của gia đình, thì ông đã bị một pháp sư Tây Tạng yểm bùa, nên chỉ sống được 101 ngày. Như vậy, chỉ còn 2 ngày nữa, ông sẽ rời cõi trần. Bác sĩ thì không tin có chuyện yểm bùa, nhưng lại không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nhưng với những chuyên gia thôi miên, thì hiện tượng này là hiệu ứng NOCEBO. Thạc sĩ Quân đã dùng phương pháp thôi miên sâu và duy trì giấc ngủ sâu của nhà khoa học này suốt 3 ngày, từ ngày thứ 99 đến ngày 102. Khi ra khỏi trạng thái thôi miên, câu đầu tiên mà nhà khoa học hỏi là ngày thứ bao nhiêu? Khi biết đã sống đến ngày 102, ông liền bật dậy đi lại và bảo: “Thế là ta không chết được rồi!”. Mấy năm nay, ông vẫn sống khỏe mạnh và không bao giờ tin vào những câu nói đầy sự ám ảnh như thế nữa. Theo thạc sĩ Quân, chính vì sự thiếu hiểu biết của những người trong gia đình ông Rạng, cùng nhân dân quanh vùng, sự sợ hãi vô hình, nghĩ rằng mình sẽ chết, đã khiến họ mắc bệnh và chết thật. Đây thực sự là những cái chết đáng tiếc, do thiếu hiểu biết.
-
Kỳ 5: Ngày tang thương Hôm 100 ngày ông Trần Văn Rạng (Vũ Tây, KiếnXương, Thái Bình), đang trong lúc cúng, hàng loạt người sợ hãi, lăn ra ngấtxỉu, co giật. Người chết tại chỗ, người chết trên đường đến bệnh viện, khiến cảlàng náo loạn, tang thương. Ông Nguyễn Văn Thung sợ hãi nhớ lại: “Lúc đó,tôi vừa dặn dò bà Đào giữ gìn sức khỏe, chuẩn bị ra về, thì cháu Khánh bỗng ngãlăn ra chiếu, lên cơn co giật, sùi bọt ở mép, mắt cứ trợn lên. Tôi có cảm giácnhư cháu bị ngạt thở, hoặc lên cơn đau tim đột ngột. Cháu không nói được gì.Mọi người làm các động tác hô hấp cho cháu, nhưng chỉ vài phút sau, khi mọingười còn đang hoảng loạn, chưa biết tính toán tiếp theo thế nào, thì cháu đãtắt thở. Nhìn thấy cháu Khánh như vậy, tự dưng tôi thấychoáng váng đầu óc, mất thăng bằng hoàn toàn, rồi đổ kềnh ra đất, không biết gìnữa. Sau này mọi người mới kể lại, là tôi lăn ra bất tỉnh, gọi mãi không dậy.Khi đó gia đình náo loạn lắm, không biết xử trí tôi thế nào, thấy tôi vẫn cònthở, nên gọi người nhà tôi sang khênh tôi về. Ngôi miếu dựng lại trước nhà anh Trần Văn Út Ngõ vào nhà ông Rạng Con cháu chườm nước mát, xức dầu gió một lúc thìtôi tỉnh dậy. Lúc tỉnh lại, đầu óc nhận biết rõ mọi thứ, hình dung lại được mọiviệc, nhưng người thì mệt lử, cảm giác như bị rút mất hết sức lực. Tôi nằm đến 3 giờ chiều, thì bên nhà ông Rạngchạy sang báo là bà Đào, em gái tôi đã qua đời. Lúc đó, dù mệt lắm, nhưng tôivẫn cố gắng gượng gọi con chở tôi lên bệnh viện đa khoa tỉnh ở thị xã”. Chiều hôm đó, ông Nguyễn Văn Thung mới biết sựthể diễn ra tại lễ cúng trăm ngày ông Rạng cực kỳ khủng khiếp. Ngay khi cháuKhánh qua đời, ông Thung ngất xỉu, thì hàng loạt người có mặt đều bất tỉnh nhânsự. Tuy nhiên, một lúc sau thì hầu hết đều tỉnh lại,riêng bà Đào, anh Út và vợ là chị Nhung là bị nặng nhất. Cả 3 mẹ con bà Đào đềubị những cơn co giật rúm người, mặt mũi méo xệch, mắt mũi trợn ngược. Anh Útđang ngồi trên ghế mà cơn co giật mạnh đến nỗi đổ ghế bật ngửa ra sau bất tỉnh. Đại gia đình đã xúm vào đưa bà Đào, anh Út, chịNhung đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Lúc ông Thung lên đếnnơi, thấy phòng cấp cứu đóng kín cửa, mọi người đứng ở bên ngoài nói chuyện rầmrì. Bên trong phòng cấp cứu, bà Đào nằm bất động trên giường, đeo mặt nạ thởôxi. Ngôi nhà bỏ hoang của ông Rạng Ông Nguyễn Văn Thung buồn bã nhớ lại cái chết độtngột của em gái: “Lúc tôi lên bệnh viện, thấy khuôn mặt mọi người đều buồn bã,nên tôi biết có chuyện chẳng lành. Lát sau thì tiếng còi hú xe cấp cứu vanglên, rồi bác sĩ đưa cô ấy lên xe. Họ không cho người nhà lại gần. Tôi nhìn thấycô ấy vẫn đeo mặt nạ bình thở ôxi. Mấy người bảo cô ấy đã chết, nhưng tôi khôngtin. Tôi tưởng họ đưa lên tuyến trên ở Hà Nội, nào ngờ xe chạy ngược về Vũ Tây. Con trai chở tôi bằng xe máy chạy sau xe cấpcứu. Người thì bảo cô Đào chết rồi, người bảo vẫn còn sống. Nếu không còn sống,thì cho thở bình ôxi làm gì? Nhưng xe chạy về đến đầu ngõ, thì cô y tá này gỡbình ôxi khỏi mặt cô ấy và yêu cầu mọi người đưa cô ấy vào trong nhà. Lúc đó, tôi mới biết cô ấy đã qua đời trên đườngđến bệnh viện. Bác sĩ vẫn cho đeo bình thở để đánh lạc hướng mấy chục ngườitrong gia đình ông Rạng. Có lẽ họ không công bố cái rộng rãi cái chết của cô ấyở bệnh viện, để tránh gây hoang mang cho mọi người. Trong gia đình, tôi thươngcái Đào nhất. Cô ấy hiền lành như cục đất, chỉ biết cắm cúi chăm chỉ làm lụng,chăm lo cho chồng con, chưa bao giờ có điều tiếng gì với gia đình, hàng xómcả”. Bà Lưu (cô ông Rạng) bên ban thờ lạnh lẽo khói hương Nghe tin em gái mình chết, ông Thung lại quỵxuống. Vừa đau buồn vì mất em gái, vừa mệt mỏi sau lần ngất hồi trưa, còn chưakhỏe lại, nên ông không còn chút sức lực nào. Em gái chết nằm đấy, mà con cháulại phải khênh ông Thung về nhà nằm, vì ông không làm được gì nữa. Nhà ông Rạng thì còn loạn cả lên với cái chếtcủa cháu Khánh. Rồi vợ chồng anh Út, chị Nhung vẫn đang thập tử nhất sinh ởBệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, chưa biết sống chết thế nào. Buổi trưa làmcúng 100 ngày cho ông Rạng hôm ấy, rất nhiều người lăn ra ngất, hai người chết,mấy người phải cấp cứu, khiến dân tình náo loạn, không ai dám bén mảng đến nhàông Rạng nữa. Lúc ông Thung tỉnh táo lại, gượng ngồi dậy được,liền sai con cháu chạy sang nhà ông Rạng xem tình hình thế nào, nhưng chỉ cómột người con dám sang. Nhìn cảnh hai chiếc quan tài, một của bà, một của cháukê trong nhà, chỉ có lèo tèo vài người lớn tuổi, ngồi trông áo quan mà nơm nớplo sợ, người con này chạy về báo với ông Thung. Ông Thung đau xót quá, mới bắt con cái dìu sanghương khói cho em gái. Ông cũng yêu cầu con cháu, anh em nhà mình sang giúp đỡgia đình ông Rạng, bởi đại gia đình ông Rạng đang trong cơn bấn loạn khủngkhiếp. Đám tang ông Rạng Tang lễ bà Nguyễn Thị Đào và cháu nội Trần QuốcKhánh diễn ra trong không khí sầu thảm. Người dân trong xóm xót thương, rơi lệ,nhưng chẳng ai dám đến tiễn đưa. Người ta chỉ dám đứng từ xa nhìn đám con cháuhọ Trần đẩy xe tang, khóc thương ai oán. Khi mộ bà Đào đã đắp xong, mọi người làm lễ cúngcơm 3 ngày, thì chị Vũ Thị Nhung được xuất viện. Mọi người đưa chị về nhà, đểchị thắp nén nhang, quỳ gối trước di ảnh mẹ chồng, và khóc ngất trước di ảnhcậu con trai duy nhất. Không để chị Nhung ở lại lâu, gia đình đã đưangay về nhà cha mẹ đẻ ở xã Vũ Đông, để tránh thảm họa có nguy cơ xảy ra vớichị. Những ngày ở nhà bố mẹ đẻ, dù vô cùng đau buồn vì cái chết của mẹ chồng,của cậu con trai duy nhất, rồi người chồng đang đấu tranh giành sự sống với tửthần ở bệnh viện, nhưng chị Nhung không ngất lần nào. Thế nhưng, hễ cứ về nhàchồng, lập tức chị run lẩy bẩy, có dấu hiệu xảy ra hiện tượng bị co giật. Hãiquá, không ai cho chị về nhà nữa. Sau hơn nửa tháng điều trị tích cực ở Bệnh việnĐa khoa tỉnh Thái Bình, rồi một số bệnh viện ở Hà Nội, anh Trần Văn Út đã đượcra viện. Mọi người khuyên can nên về nhà vợ ở xã Vũ Đông ở tạm, chờ thời giannữa hãy về nhà mình, nhưng anh Út không nghe. Anh muốn về nhà, hương khói chobố mẹ, anh trai và cậu con trai duy nhất. Chị Nhung thấy chồng nhất quyết về, nên cũng canđảm theo chồng về nhà. Và mất mát tiếp tục diễn ra đối với gia đình ông Rạng,đó là sự ra đi đột ngột sau cơn co giật cứng người của anh Trần Văn Út. Bữa đó, vợ chồng anh Út đang ngồi ăn cơm trênghế, thì anh Út làm rơi bát, co rúm người, ngã vật xuống đất và tắt thở, khôngkịp trăng trối câu gì. Chị Nhung nhìn chồng ngã vật ra đất, bỗng cứng đờ người,không há nổi miệng kêu cứu. Cấm khẩu độ mấy phút, thì chị cũng bất tỉnh luôn. Mấy người thân trong gia đình đưa chị Nhung đi bệnh viện kịp thời, nên cứu sống được chị. Anh Út chết quá nhanh, không thể cứunổi nữa. Còn tiếp…
-
Kỳ 4: Đại tang kinh hoàng Sự việc anh Trần Văn Viết chết kỳ lạ, rồi vật nuôi chết chóc sạch sẽ, khiến đại gia đình ông Trần Văn Rạng (Vũ Tây, KiếnXương, Thái Bình) hoang mang tột độ. Ngay khi anh Viết qua đời, mọi việc xây dựng nhà cửa đình lại. Ông bà Rạng cùng con cháu chạy ngược xuôi tìm thầy cúng bái với mong muốn được tai qua nạn khỏi. Nhiều thầy cúng đã đến tận nơi làm lễ, trấn yểm, và đại gia đình đã lấy lại niềm tin, đỡ sợ hãi hơn. Giải quyết xong chuyện tang ma cho anh Viết, thì gia đình bàn tính chuyện tiếp tục cất nóc nhà anh Út. Tuy nhiên, việc này chưa kịp thực hiện, thì ông Rạng có biểu hiện lạ. Ông Rạng từng đi bộ đội, ra sống vào chết, tuy nhiên, ông may mắn là không bị thương tích gì, cũng không bị nhiễm chất độc hóa học. Về quê, ông làm nông dân, dù tuổi cao, nhưng sức vóc vẫn tốt. Ông Rạng vốn không tin chuyện thánh thần, ma quỷ, tuy nhiên, những sự kiện kỳ lạ diễn ra liên tiếp với gia đình, khiến ông không khỏi hoang mang, nên cũng tin vào chuyện cầu cúng, lễ bái. Cổng vào nhà anh Trần Văn Út đóng từ 10 nămnay Sức khỏe ông cứ yếu dần. GiaNđình hết sức lo lắng, liên tục đưa ông đi bệnh viện mỗi khi ông kêu mệt, hayNtay chân run lẩy bẩy. Các bác sĩ làm đủ các loại xét nghiệm, chiếu chụp, đềuNchẳng tìm ra căn nguyên bệnh tật từ cơ thể ông Rạng. Ông Rạng vốn thi thoảng cũng uống rượu, nhưngNmỗi bữa chỉ 1-2 chén. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông uống rượu nhiều hơn. DườngNnhư ông uống để muốn quên đi nỗi sợ hãi, lo lắng, hoặc để khỏi phải suy nghĩ vềNnhững hiện tượng kỳ cục đang diễn ra với gia đình mình. Cái gì đến cũng đã đến, đúng 1 tháng sau ngàyNcon trai Trần Văn Viết mất, ông Trần Văn Rạng đã đột ngột qua đời, sau một cơnNco giật cứng người giống hệt anh Trần Văn Viết. Cái chết của ông Rạng khiến đại gia đình hoangNmang cực độ. Con cháu ở khắp trong Nam, ngoài Bắc đã tụ họp về nhà. Lễ tang ôngNRạng diễn ra long trọng, tiếng khóc lóc thảm thương của con cái khiến xóm làngNrơi lệ. Đám tang ông Trần Văn Rạng Tang gia bối rối xong, đại gia đình họ Trần họp lại và tiến cử ông Trần Văn Lưu, là chú ruột ông Rạng, trưởng chi họ Trần trong gia đình, đứng ra lo liệu mọi việc. 100 ngày mất của ông Trần Văn Rạng rồi cũng đến.Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Mới thế mà ngôi mộ ông Rạng cỏ đã xanh rì. Trước hôm trăm ngày, bà Nguyễn Thị Đào cùng con cháu ra đồng dẫy cỏ mọc lút gối. Nhìn cảnh cỏ mọc trùm kín, lấp mất tấm bia nhỏ, chỉ có nhõn tên tuổi và ngày tạ thế của chồng, bà Đào rưng rưng nước mắt.Ông Rạng là trụ cột gia đình, là chỗ dựa của bà và con cháu mấy chục năm nay,ấy vậy mà… Bà thắp nén nhang, cầu mong ông ở nơi chín suối được ngậm cười, ông sống khôn chết thiêng phù hộ cho con cháu, chứ đừng gọi con cháu đi. Bà mời ngày mai ông về nhà, dự bữa cơm với con cháu, rồi linh hồn thanh thản về với cõi khác. Di ảnh anh Trần Văn Út và con trai Trần QuốcKhánh Lễ cúng cơm trăm ngày ông Rạng diễn ra ấm cúng. Con cháu khắp nơi kéo về đông đủ. Bàn thờ ông Rạng bài trí đơnsơ, với bát nhang, di ảnh, lọ hoa, chén nước, đĩa muối, bát cơm, quả trứng,ngọn nến leo lét cháy. Mâm cơm được bày trước bàn thờ. Con cái thắp nén nhangthơm. Ông Lưu thay mặt gia đình cúng bái, mời linh hồn ông Rạng cùng tổ tiên về thụ hưởng. Phong tục cúng trăm ngày ở khắp đất Thái Bình đều như vậy. Người ta tin rằng 100 ngày sau khi chết linh hồn người chết vẫn còn quyến luyến người thân, hồn vía còn nặng, chưa thể siêu thoát được. Sau khi cúng trăm ngày, người chết sẽ đoàn tụ với tiên tổ, người sống cũng không nên quyến luyến nhiều nữa. Sáng hôm làm trăm ngày cho ông Rạng, ông Nguyễn Văn Thung, anh vợ ông Rạng cũng có mặt. Từ ngày xảy ra sự việc, gần như ngày nào ông Thung cũng đáo qua nhà em gái. Ông cũng tích cực cùng ông Lưu chạy đôn chạy đáo mời thầy cúng, thầy bói làm lễ, giải hạn. Lúc đó, khoảng 10 giờ sáng, khi ông Lưu bắt đầu làm lễ cúng bái, thì con cháu đã tụ họp ngồi trên mấy chiếc chiếu quây quần trước bàn thờ. Căn nhà xây dở đổ nát của anh Út Lúc đó, bỗng dưng ông Thung thấy mệt và bảo bà Đào: “Tự dưng tôi thấy mệt. Chả thiết ăn uống gì đâu. Tôi về nhà nghỉ ngơi một lúc, ăn cơm ở nhà, rồi tôi sang sau. Cô cúng bái ông ấy rồi ăn uống đi nhé, lát nữa hàng xóm kéo sang đông, mải nước non rồi lại không ăn được gì đâu”. Ông Thung nói xong, chuẩn bị ra về, thì cậu bé Trần Quốc Khánh, khi đó mới 6 tuổi, con trai của anh Trần Văn Út và chị Vũ ThịNhung từ nhà tắm đi ra, khăn tang quấn đầu, tíu tít theo mẹ đòi được cúng ông nội. Thằng bé Khánh sống với ông từ nhỏ, được ông nội bồng bế, chăm bẵm từ khi lọt lòng, nên quấn ông hơn cả bố mẹ. Mới 6 tuổi, nhưng Khánh khôn lớn, phổng phao, da trắng như bột, đôi mắt to, đen láy toát lên vẻthông minh láu lỉnh. Từ ngày ông mất, bé Khánh rất buồn, thi thoảngnhìn di ảnh ông nội, Khánh lại khóc đòi ông. Hôm trước, khi bà Đào và mấy người ra mộ ông Rạng dọn cỏ, Khánh cũng đi theo. Sớm hôm đó, mọi người thắp hương ở mộ, Khánh cũng thắp hương cho ông, đòi ông về bế Khánh. Do nghĩa địa xâm xấp nước, lầy lội bùn đất dính lên quần áo, nên được mẹ tắm táp cho sạch sẽ. Vừa tắm xong,Khánh đã đòi ngồi cúng ông nội cùng với mọi người. Bé Trần Quốc Khánh vừa ngồi xuống, chắp tay lại ông, chưa nói câu gì, bé bỗng lăn ục ra chiếu. Cái chết đột ngột của cháu Khánh khiến hàng loạt người có mặt lăn đùng ngất xỉu, co giật, với biểu hiện giống hệt nhau. Bà Đào chết khi đến bệnh viện. Anh Út, bố cháu chết một thời gian ngắn sau đó. Chị Nhung, mẹ cháu Khánh được đưa đến bệnh viện kịp thời nên may mắn thoát chết. Còn tiếp…
-
Kỳ 3: Cái chết đầu tiên Sau cái chết của đàn vật nuôi xảy ra ở nhà anhÚt, thì đại gia đình ông Trần Văn Rạng (Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình) đón nhận nỗi đau buồn đầu tiên, đó là cái chết bí ẩn của anh Trần Văn Viết, anh trai củaanh Út. Anh Viết sinh ra đã là chàng trai khỏe mạnh, vâmváp. Đến tuổi trưởng thành, thì lấy thôn nữ ở xã bên, cách Vũ Tây chưa đầy 10cây số làm vợ. Vợ chồng được ông bà Rạng chia cho mấy sào ruộng, tích cực càycuốc, trồng cấy mới đủ ăn. Để có thêm đồng ra đồng vào, anh Viết chịu khó đilàm thuê làm mướn. Do cuộc sống không dư giả, nên anh chị chỉ mớiđẻ được 1 cháu trai, dự tính xây nhà xong, tích cóp được một chút, mới tiếp tụcđẻ đứa nữa. Có chút vốn liếng, vợ chồng anh Viết xin ông bà Rạng cho ra ởriêng. Ông bà Rạng cắt cho một mảnh đất rộng rãi ngay trước mặt, chếch về phíaphải nhà bố mẹ, cạnh bờ ao. Vợ chồng anh Viết đã xây một ngôi nhà rộng rãi,khang trang, có sân vườn đầy đủ. Anh Viết xây nhà xong một thời gian, thì cậu emTrần Văn Út đã phá ngôi miếu để xây nhà riêng cho vợ chồng mình. Vậy là, trênmảnh đất rìa xóm 9, có 3 ngôi nhà của 3 bố con ông Rạng quây quần bên nhau, đichung một ngõ. Hồi xảy ra sự việc, cậu con duy nhất của vợ chồng anh Viết mớitròn 5 tuổi. Ngôi miếu nhỏ trong vườn nhà ông Rạng Ngay khi anh Trần Văn Út khởicông xây nhà, thì anh Viết, anh trai của Út tự dưng hay ốm đau, khật khừ, tínhtình trở nên khó hiểu. Lúc anh kêu đau chỗ này, lúc kêu đau chỗ kia, nhưng đikhám thì chẳng ra bệnh gì. Anh này cũng không ăn uống gì lạ, chỉ ăn con cua,con cá bắt được ở cánh đồng, dưới ao. Do hay kêu đau, đi khám lại không rabệnh, nên có người đặt câu hỏi rằng, hay là anh này bị thần kinh? Trước hôm chuẩn bị đổ mái nhà em trai, anh Viếttự dưng rú lên sợ hãi, rồi lăn đùng ra đất co giật, mắt cứ trợn lên, nhìn thấytoàn lòng trắng, như thể sắp lòi ra ngoài. Thấy tính mạng anh Viết có thể gặpnguy hiểm, nên cậu Út nổ xe máy, mọi người lấy vỏ chăn quấn chặt anh Viết, rồimột thanh niên ngồi sau xe máy ôm, phóng nhanh lên thị xã, cấp cứu ở Bệnh việnđa khoa tỉnh Thái Bình. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho anh nhập phòng cấpcứu, cho thở ô xi. Được tiêm thuốc trợ sức, thở bình ôxi, nên anh Viết dần tỉnhtáo lại. Suốt mấy ngày ở bệnh viện, các bác sĩ đã cho chiếu chụp tim, phổi,não, xét nghiệm máu, nhưng tuyệt nhiên không tìm ra bệnh gì. Trong máu anh Viếtcũng không có dư lượng chất độc nào cả. Nằm viện vài hôm, khỏe lại như thường,anh được xuất viện. Khi đó, các loài vật ở nhà anh Út, anh Viết vàcủa bố mẹ đã lăn ra chết rải rác sạch sẽ, chỉ còn mỗi con vịt đẻ kỳ quái làsống khỏe, nên gia đình đã sợ hãi, nghĩ đến chuyện phạm phải vấn đề tâm linhnào đó. Ngôi nhà anh Út đang xây dở thì xảy ra tai họa Mọi người cũng liên hệ chuyệnthần linh quở phạt với sự đau yếu, đặt biệt là cảnh tượng lăn đùng ra đất cogiật, đến mức suýt chết mà không tìm ra bệnh của anh Viết, khiến không khítrong gia đình càng trở nên ngột ngạt. Từ bệnh viện về nhà buổi chiều, thì đến đêm anhViết có vẻ đuối sức, cứ đi lại khật khừ. Sáng hôm sau, ông Nguyễn Văn Thungchạy sang, thì thấy mọi người ngồi trong nhà đông đúc, còn anh Viết ngồi trêngiường, mặt mũi cứ tái nhợt. Anh Viết chẳng nói chẳng rằng, cứ nhìn mọi ngườivới ánh mắt buồn bã. Bà Đào, em gái ông Thung, mẹ đẻ anh Viết thì cứliên tục đốt nhang, khấn vái ở bàn thờ. Bà khóc lóc cầu xin thánh thần tha mạngcho cậu con trai của mình. Tầm 8 giờ sáng, anh Viết đòi nằm xuống giường. Anhnằm ngửa, cứ lịm đi, rồi chết. Một cú giật cứng người, và anh ra đi mãi mãi. Chị vợ anh Viết là người phụ nữ dũng cảm, mạnhmẽ, không tin chuyện mê tín bao giờ. Tuy nhiên, thấy sự việc diễn ra khó hiểu,lại bị mọi người nói ra nói vào, khiến tâm tính chị bất an, lo lắng cho sinhmệnh cậu con trai duy nhất của mình. Ngôi nhà bỏ hoang, đổ nát của gia đình anhViết Càng về sau, chứng kiến nhiềusự kiện lạ, chị vợ anh Viết càng hãi hùng. Sự lo lắng lên đến tột đỉnh khi cậucon trai duy nhất của vợ chồng anh Viết liên tiếp lăn ra ngất, sau khi xảy racái chết của bố, cùng chú, ông nội. Đã mấy lần gia đình phải cấp tốc đưa cháuđi cấp cứu ở bệnh viện. Cũng như bố, bệnh viện không tìm ra nguyên nhân khiếncháu bé này liên tục bị choáng, ngất, co giật sùi bọt ở miệng. Sợ hãi quá, chị đã phải gửi con về quê ngoại,cách quê nội chừng 10 cây số. Điều đặc biệt là cháu ở nhà ngoại thì không sao,nhưng cứ có việc về quê nội, thì lại lăn ra bất tỉnh nhân sự. Hôm tổ chức trăm ngày cho ông nội, cháu bé đãlăn ra ngất cùng với nhiều người trong gia đình. Cũng may, gia đình đưa đi bệnhviện kịp thời, nên mạng cháu còn giữ được. Dù là người gan dạ, nhưng sợ hãitrước những lời đồn, chị đã cho cháu làm con nuôi một gia đình khác, để cháumang họ khác, là người của gia đình khác. Tuy nhiên, dù cháu đã là con của dòng họ khác,nhưng khi về nhà, làm tang lễ cho người thân, cháu bé vẫn lăn ra ngất. Đến hômbà Nguyễn Thị Đào, mẹ chồng chị mất mạng, là người không phải trong họ Trần,thì ngay trong đêm, mọi người đã đưa 2 mẹ con trốn khỏi ngôi làng nhỏ ở xã VũTây. Đích thân mấy người trong họ Trần, cùng nhữngngười bên ngoại đã góp tiền, rồi đưa hai mẹ con lên tận bến xe Thái Bình để vàotuột trong Nam, tránh xa vùng đất với đại gia đình đang chìm trong chết chóckhủng khiếp với những lời đồn hãi hùng. Hai mẹ con sống trong Nam từ đó đếnnay, không dám về lại quê chồng ở xã Vũ Tây nữa. Còn tiếp…
-
Bài 2: Sự chết chóc bí ẩn của vật nuôi Ông Nguyễn Văn Thung (xóm 9, Vũ Tây, Kiến Xương, Thái Bình) không có máu mủ với đại gia đình ông Trần Văn Rạng, nhưng vì ông Thung là anh trai bà Đào, bà Đào lại là vợ ông Rạng, con dâu họ Trần, nên ông Thung đi lại gần gũi. Sự việc chết chóc kinh hãi quá, mọi người đều sợ, trốn tránh, nhưng vì thương em gái, nên ông Thung phải tỏ ra can đảm, cáng đáng thay nhiều việc của họ Trần. Theo ông Thung, bà Đào về làm dâu họ Trần khi mới đôi mươi. Vợ chồng ông Rạng đẻ được 8 người con, gồm 4 trai, 4 gái. Cuộc sống ở vùng quê còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ chăm chỉ làm lụng, mà mỗi ngày lại khá lên đôi chút. Một người con trai bỏ xứ vào Nam lập nghiệp, một người xin làm công nhân ở thành phố Thái Bình. Hai cậu con trai, gồm cả và thứ 3 ở với bố mẹ. Mấy người con gái cũng đi lấy chồng cả. Cô lấy chồng trong mãi Tây Nguyên, cô lấy chồng ở xã khác, xóm khác. Dù con cái chỉ làm nông nghiệp, gắn bó với cây lúa, củ khoai, song do chắt chiu tích cóp, nên những người con của ông bà cũng dần ổn định cuộc sống, xây dựng, sửa sang được nhà cửa. Khu nhà bỏ hoang của ông Rạng Người con cả Trần Văn Viết được ông bà Rạng chia cho mảnh đất trước ngôi nhà ngói ông bà ở. Vợ chồng anh Viết đã dựng một ngôi nhà rộng rãi khang trang, tường bao quây kín. Cậu con trai thứ 3, tên là Trần Văn Út, sau khi lấy vợ vài năm, sinh con đẻ cái, tích cóp được ít tiền, đã xin bố mẹ cho ra ở riêng. Đất đai rộng rãi, nên ông bà Rạng đã cắt cho anh một mảnh rộng chừng 200 mét vuông, phía sau về bên trái ngôi nhà của ông bà. Có đất rồi, anh Trần Văn Út dựng tạm một ngôi nhà cấp 4 nho nhỏ, chỉ cỡ 30 mét vuông ở tạm. Ngôi nhà ngay bên bờ ao, phía trước nhà là cái miếu nho nhỏ, giống như cây hương trước nhà. Nhưng nhà chật quá, lại có điều kiện kinh tế, nên anh Út dựng ngôi nhà mới lớn hơn, biến ngôi nhà đang ở thành nhà bếp. Theo lời ông Thung, mọi việc xây nhà của anh Út diễn ra xuôi chèo mát mái, chỉ đến khi chuẩn bị cất nóc, thì những chuyện kỳ cục liên tiếp xảy đến, khiến ai nấy đều sợ hãi, kinh hoàng. Đầu tiên là chuyện xuất hiện một con rắn lớn. Con rắn này là giống rắn hổ mang, to bằng bắp chân người, dài tới vài mét. Con rắn cứ treo thân lủng lẳng trên cây trứng gà. Nhìn con rắn bạnh đầu, thở phì phì, ai cũng khiếp đảm, không dám bắt. Con rắn treo trên cây vài tiếng, mới chịu bò đi, mất hút trong bụi tre. Chuyện khó hiểu tiếp theo, là gia cầm nhà ông Rạng liên tục lăn ra chết một cách kỳ lạ. Ông Rạng trước ngôi nhà xây dở của của vợ chồng anh Út Ông Thung nhớ lại: “Hôm đó, tôi đang làm ở ngoài đồng, thì bà Đào, em gái tôi hớt hải chạy ra bảo tôi sang nhà bà xem có chuyện gì, vì lợn tự dưng lăn ra chết. Lúc đó, tôi nghĩ chuyện lợn, gà lăn ra chết cũng là bình thường, chẳng qua là bị dịch, hay nhiều khi ăn no quá, nó lăn ra chết. Tôi đến nhà ông Rạng, thì đã có 2 con lợn của Út chết thẳng cẳng rồi, sùi cả bọt mép. Lúc đấy là 5 giờ chiều. Trong chuồng lợn nhà Út có gần chục con lợn, mới nuôi được hơn tháng, mỗi con nặng cỡ 20-30kg thôi. Tôi chỉ đạo mọi người vào việc. Người mài dao, người nấu nước, để chọc tiết làm lông. Lợn vừa chết làm thịt ngay thì còn tươi, chứ để vài tiếng sau, máu đông, thịt lẫn máu thâm sì, bán chả ai mua nữa. Nhưng điều khủng khiếp nhất, là tôi cạo lông chưa xong một con lợn, thì cả mấy con còn lại trong chuồng đều tự dưng kêu éc éc, rồi lăn đùng ra co giật, sùi bọt mép, chết thẳng cẳng”. Dù rất hãi hùng nhìn đàn lợn chết, nhưng khi đó, việc chết người chưa xảy ra, nên không ai nghĩ ngợi gì, chỉ nghĩ là bọn lợn này bị bệnh đột tử gì đó, có thể do loài virus nào đó tấn công lên não, làm nó chết nhanh. Cây trứng gà, nơi xuất hiện con rắn lớn Đến khoảng 6 giờ chiều, khi công việc mổ bụng, moi lòng đàn lợn chết đột tử còn đang ngổn ngang, thì đàn gà mấy chục con nhốt trong chuồng bỗng kêu quang quác, loạn xị ngậu. Ông Thung và mọi người vứt dao, thớt chạy đến xem sao. Ai cũng nghĩ chắc có con chuột cống, hoặc con rắn tấn công, đàn gà mới kêu la kinh hãi như vậy. Nhưng trong chuồng không có con vật gì cả. Chỉ có đàn gà vừa chạy vừa bay, đâm đầu vào tường, vào lưới. Chúng náo loạn tìm cách thoát thân khỏi chuồng, như có ai đuổi bắt, song không tìm được lối thoát. Ngay trước mắt mọi người, đàn gà mấy chục con quang quác một lúc, rồi cắm đầu, cào chân bành bạch, chết cứng đờ. Cái chết của đàn gà bắt đầu khiến mọi người hoảng. Mấy ông hàng xóm sang đụng lợn bỏ chạy khỏi nhà ông Rạng. Mấy đứa cháu nhỏ cũng được di tản đi nơi khác, kẻo lây bệnh từ đàn gà, lợn. Đang lúc bàn cãi, không biết xử trí đàn gà, và đàn lợn chết bất đắc kỳ tử thế nào, thì 6 con vịt đẻ đi kiếm ăn ở ngoài đồng bơi qua ao, rồi đủng đỉnh đi vào vườn tìm chỗ ngủ. Đàn vịt vừa lạch bạch đi vào vườn, thì kêu lên quạc quạc. Cả 6 con vịt đẻ kêu la chỉ mấy chục giây, rồi lăn ra đất giãy đành đạch như bị cắt tiết. Chúng giãy một lúc, thì chết hẳn. Ngôi nhà của anh Út chưa cất nóc đã liên tiếp xảy ra sự cố Vậy là, chỉ trong vòng hơn tiếng đồng hồ, toàn bộ lợn, gà, vịt nhà anh Út lăn ra chết hết. Sau khi bàn tính, ông Thung bảo: “Vứt mấy con vịt đi, không làm được đâu. Cố gắng làm thịt hết đàn lợn, còn gà làm được bao nhiêu thì làm. Có làm thịt hết thì cũng không bán được đâu”. Nghe lời ông Thung, anh Út bịt mồm bịt mũi nhặt 6 con vịt vừa chết ném xuống ao. Thế nhưng, điều kỳ lạ là một lát sau, mọi người thấy một con vịt lạch bạch từ ao đi vào vườn. Thấy sự lạ, mọi người chạy ra ao tìm kiếm. Tuy nhiên, 5 con vịt vẫn chết nổi lềnh bềnh, chỉ có một con sống dậy. Kiểm tra đàn gà, thì con nào cũng cứng đơ, không có khả năng sống lại nữa. Nhắc lại chuyện con vịt đã chết tự dưng sống lại này, ông Nguyễn Văn Thung sởn da gà. Theo lời ông Thung, sau khi sống lại, con vịt không cần sự chăm sóc của mọi người nữa, nó tự ra đồng kiếm ăn, rồi tự làm ổ trú ngụ, chứ không ở trong chuồng. Nó cần mẫn đi tha lá chuối khô, làm cái ổ to tướng ở bụi chuối sát bờ ao. Điều kỳ lạ nữa là nó đẻ nhiều trứng khủng khiếp, đẻ cả thúng trứng. Con vịt này làm ổ, đẻ trứng và cứ sống như vậy. Nó chứng kiến lần lượt từng cái chết của đại gia đình ông Rạng, rồi mới biến mất một cách bí ẩn. Việc con vịt sống lại, rồi tự làm ổ, đẻ trứng quá nhiều, khiến mọi người trong gia đình ông Rạng sợ hãi. Không ai dám lấy trứng về ăn. Sau một ngày chết chóc như ngả rạ của lợn, gà, vịt của nhà anh Trần Văn Út, thì sau đó, lợn, gà, vịt nhà ông Rạng cũng đều lăn ra chết cả. Đại gia đình này không nuôi được con gì nữa. Lợn nuôi 10 con, chết cả 10, nuôi 2 con chết cả 2, nuôi một con cũng chết luôn. Điều lạ hơn nữa, là bọn lợn cứ nuôi được chừng 1 tháng, nặng cỡ 20-30kg thì mới đột nhiên lăn ra chết. Gà, vịt thì cứ đến khi chuẩn bị làm thịt được thì mới chết. Sau đại gia đình gặp tang gia nhiều quá, thì chẳng ai còn tâm trí đâu nuôi con gì nữa. Chỉ có mỗi con vịt vẫn đẻ trứng đều đều, nhưng không ai dám lấy trứng để ăn. Còn tiếp…
-
Thực hư thần y đọc bùa chú cầm máu ngay tức khắc FBZINGG+ Người Nùng ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn vẫn truyền nhau một bùa chú huyền bí. Dù vết thương có rách sâu, chảy máu đầm đìa, chỉ cần đọc câu bùa chú là có thể cầm máu ngay tức khắc, hiệu quả hơn cả đi bệnh viện khâu vết thương? Còn thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy …Đi tìm bùa chú cầm máu kỳ lạ Một trong những người hiếm hoi tự cho mình biết bùa chú này trong cộng đồng người Nùng ở Chi Lăng là ông Nông Quốc Vinh, năm nay đã 70 tuổi. Tiếp xúc với phóng viên, ông Vinh hồ hởi kể về bùa chú màu nhiệm của mình. Ông cho biết, trước đây nhà ông ở thung lũng sâu phải đi qua một con đèo khúc khuỷu cả chục km mới tới nơi. Bùa chú này ông được bố đẻ là ông Nông Vản Lộc (đã mất) truyền lại từ hồi còn nhỏ. Khác với thầy mo, thầy cúng phải kiêng khem đủ thứ từ kiêng bước qua dây phơi quần áo, kiêng thịt chó, thịt trâu đến kiêng ngủ với vợ trước ngày hành lễ, các ông thầy nắm thuật cầm máu chẳng cần kiêng một thứ gì cả. Khẩu quyết niệm chú này cũng rất đơn giản, không cần bất cứ vàng hương gì khi thực hiện. Ông Vinh tụt dép, kéo quần lên chỉ cho tôi một vết sẹo rất sâu nơi ngón chân cái. “Chân của tôi một lần bất cẩn bị búa chặt vào, máu phun ra rất nhiều. Cởi giày ra tôi thấy lưỡi búa đã chẻ chéo ngón chân cái, hai mảnh chỉ dính vào nhau bằng một tí da. Tôi lấy tay bóp mạnh vào rồi đọc niệm chú ngón chân không chảy thêm một giọt máu nào nữa. Khi đó đang ở trên núi, cách nhà chừng 9 km nhưng tôi vẫn tập tễnh đi bộ về nhà, lấy thuốc đắp cho liền thịt. Bảy ngày sau thì lại đi làm bình thường được”, ông Vinh khoái chí cười. Người trong nhà bảo kiêng gạo nếp, thịt gà để tránh mưng mủ vết thương, nhưng ông cũng chẳng kiêng khem thứ gì. Ông Vinh cho biết , những người bị nạn được ông cứu nhiều không kể xiết. Ca bệnh nặng ông chữa gần đây nhất là vào cuối năm 2010. Khi đó ông đi hái thuốc trên núi, gặp người trồng na bị tai nạn dập ngón tay. Ông vội vàng nắm chặt vết thương rồi niệm chú một hơi, vết thương rồi niệm chú một hơi, vết thương cầm máu ngay tức khắc. Sẵn thuốc mang đi, ông lại bó luôn cho người thợ này. Không riêng ông Vinh có phép cầm máu, còn nhiều người Nùng ở vùng quan ải này có được phép thuật kỳ lạ ấy. Một trong số đó là ông lão mù Thi Giẳng, năm nay đã 78 tuổi, ở thôn Đồng Đĩnh. Ông kể, ngày xưa ông đam mê thuật này lắm. Nhưng người thầy kiên quyết không dạy. Biết thầy nghiện thuốc phiện nặng, ông lặng lội đi mua thuốc phiện về biếu thầy. Nhưng cũng phải vài lần, thầy mới chịu nhận ông làm đệ tử. Tuy ông mù, không đọc được chữ nhưng nghe khẩu quyết vài lần là nhớ. Có lần thầy muốn kiểm tra ông, bèn chặt một cây chuối non, nhựa cây trào ra xối xả. Ông không ngần ngại đọc bùa, nhựa cây đột nhiên ngừng hẳn. Lần khác, thầy thử tài ông với ngọn xương rồng rồi yêu cầu ông làm cây không chạy nhựa. Ông nín hơi, đọc một mạch câu thần chú, y như rằng nhựa không chảy ra nữa. Chính vợ ông một lần đang băm rau lợn thì vô tình để dao băm vào giữa ngón tay cái. Cũng may có bùa chú của chồng mà bà cầm máu được ngay tức khắc. Đến bây giờ, ngón tay bà vẫn còn một vết sẹo lớn. Dọc ngang những năm tháng chiến tranh, không ít lần ông chữa cho bộ đội bị thương hay người dân gặp nạn. Nhưng gần chục năm nay, ông gần như không chữa chạy cho ai nữa. Ông chia sẻ: “Mình già rồi, người như cái lá già trên cây, rụng lúc nào còn không biết, hơi sức đâu mà đọc nó (câu thần chú ”. Toàn bộ câu niệm chú bằng tiếng Nùng ấy được ông đọc lại: “Khạt nự ấu nự ma pắng. Khạt nắng ấu nắng ma pủ. Cấu và mưng phải nặng. Cấu sắc mưng phải nặng. Chẩn ngó tài sản kiếp xê la lê”. Tức “Thịt đứt thì lấy thịt để đắp. Da rách lấy da để đắp. Tôi bảo anh phải nghe. Tôi nói anh phải chịu. Nếu mà anh không nghe bắt buộc tôi phải đánh anh”. Những người già trong vùng kể lại, thuật cầm máu này ngày xưa được lan truyền rộng rãi. Các thầy cầm máu rất được nhờ cậy trong mỗi lần thiến trâu, thiến bò. Cao tay nhất có lẽ là ông Nông Văn Bích. Tuy nhiên, phép này cũng chia chính chia tà, người chính học phép dừng chảy, kẻ tà học phép máu chảy không ngừng để hại người. Ngày đó, cách đây cũng đã 30 năm, ông Bích và một người nữa mà các già đã quên mất tên cùng học một thày dạy. Nhưng kẻ kia đi vào tà đạo, phát lời thề sẽ làm chết hết sâu bò trong vùng bằng cách cho chảy máu. Nhưng hễ hắn hại nhà nào thì ông Bích lại xuất hiện và đọc thần chú bịt chặt vết thương. Chưa một lần nào kẻ độc ác đó thắng được ông Bích. Sau đó, hắn phải bỏ bản làng trốn sang Trung Quốc. Nhiều năm gần đây, gần như các thầy phép đều đã cao tuổi, chẳng ai còn đủ sức để đọc một hơi thần chú. Thế hệ những người trẻ cũng không muốn hoặc không quan tâm đến phép này. Ông Nông Quốc Vinh tâm sự: “Tôi cũng già, phổi yếu rồi, không nín một hơi mà đọc được bài chú nữa”. Vẫn chỉ là chuyện đồn thổi của bùa chú Để tìm hiểu bùa chú này có thực sự tồn tại và màu nhiệm như những ông thầy bùa đã kể hay không, phóng viên đã đến trạm y tế xã Chi Lăng xin xác minh thông tin. Điều bất ngờ, Phó trưởng trạm y tế xã Chi Lăng, anh Hoàng Văn Cường, dù hay qua lại nhà ông Vinh nhưng chưa bao giờ nghe nói tới khả năng bùa chú kì lạ của ông. Anh Cường cho biết: “Ông Vinh rất hay tham gia các hoạt động của hội người cao tuổi địa phương, nhưng về việc ông là thầy bùa, nắm giữ bùa chú màu nhiệm như thế thì tôi thực chưa nghe nói đến, dù nhà tôi cách không xa nhà ông ấy”. Xung quanh việc bùa chú có khả năng cầm máu, anh Cường cũng cho biết thêm: “Nếu như những vết đứt tay, rách da, rách thịt không quá sâu thì chỉ cần nắm chặt vết thương trong vòng vài phút là cũng có thể cầm máu. Bùa chú này cũng cần phải nắm chặt vết thương nên sự cầm máu có thể hiểu được, nhưng với những vết thương sâu đến đứt gân, đứt xương mà dùng bùa có thể cầm máu thì tôi không tin”. Khi tiếp xúc với trưởng công an xã Chi Lăng, ông cho biết đã có nghe một số lời đồn xung quanh câu chuyện ông Giẳng mù có bùa để cầm máu, nhưng đấy chỉ là lời đồn chứ nhiều năm gần đây cũng chưa ai thử chữa, hoặc cũng không ai mắt thấy tai nghe về chuyện bùa chú trị thương này. Không hiểu những bùa phép này linh nghiệm tới đâu, nhưng khi hỏi thăm những người hàng xóm của các ông thầy phép, có người còn ngạc nhiên khi lần đầu tiên được nghe tới loại bùa chú này và càng bất ngờ khi hàng xóm của mình lại có khả năng như vậy. Anh Trần Văn Chiến, ở làng Đồng, xã Chi Lăng, gắn bó với mảnh đất này từ ngày cha sinh mẹ đẻ đến giờ cũng đã hơn 40 năm cho biết: “Ngày nhỏ có nghe chuyện bố mẹ hay những người già kể về bùa chú cầm máu của người Nùng, không riêng gì bùa cầm máu, còn có nhiều bùa phép lắm, mà chuyện nào nghe cũng đáng tin, đáng sợ. Nhưng thú thực, chữa đứt tay, đứt chân nhỏ nhỏ thì tôi cũng thấy rồi, còn chữa cầm máu đến mức dao chặt, rìu xẻ, đứt gân, đứt xương thì tôi chưa tận mắt chứng kiến người nào”. Có vẻ như những bùa phép này không được hiệu nghiệm như các ông thầy vẫn tán dương. Giữa thực tế và những chuyện huyền bí mà nhiều thế hệ người Nùng tô vẽ có nhiều điểm khó tin, phản khoa học, mang màu sắc huyền bí. Theo Hôn nhân và pháp luật
-
Anh Phạm Hùng xin ý kiến Sư phụ xem cuối tuần này có tổ chức offline về Luận tuổi lạc việt được không anh?
-
Gửi anh link mua sách của sư phụ:
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/6437-sach-cua-thay-thien-su/
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH PHẠM HÙNG NHÉ. CHÚC ANH SẼ GẶP NHIỀU MAY MẮN VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG
-
NHÂN DỊP NĂM MỚI, KÍNH CHÚC SƯ PHỤ VÀ CÁC ANH CHỊ EM CÙNG GIA ĐÌNH MỘT NĂM MỚI TRÀN ĐẦY SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, MAY MẮN VÀ LUÔN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC VÀ CUỘC SỐNG. CHÚC CHO DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TA NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN.
-
CHÚC MỪNG GIA ĐÌNH SƯ HUYNH THIÊN LUÂN NHÉ. CHÚC BÉ HAY ĂN, CHÓNG LỚN VÀ LUÔN KHỎE MẠNH.
-
Thưa sư phụ, Hôm nay, có duyên con mới biết thầy sắp ra cuốn Tử vi lạc việt ở trong topic này. Vì vậy kính mong thầy cho con đăng ký 1 quyển với ah.
-
Kính gửi Ban quản trị, Cho em hỏi khi nào sẽ khai giảng lớp PTLV Nâng cao 05 ah?
-
NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11-2012 KÍNH CHÚC SƯ PHỤ, BAN TRỢ GIẢNG VÀ ACE LỜI CHÚC SỨC KHỎE,THÀNH ĐẠT VÀ HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG.
-
Chào anh Thiên Luân, Tối hôm qua em đã gửi thông tin cá nhân của em vào địa chỉ email: info@lyhocdongphuong.org.vn Nhờ anh kiểm tra giúp em thông tin và hướng dẫn em cách tham gia lớp học như thế nào với ah. Em cảm ơn anh nhiều.
-
Cảm ơn anh CCB, thế thì em sẽ đăng ký để tham gia lớp học.
-
Xin chào Anh Thiên Luân, Em vừa mới biết về thông tin khai giảng. Em đang rất muốn tham gia học và nghiên cứu Phong Thủy. Vì vậy anh cho em biết có thể đăng ký tham gia hay chờ khóa 11 ah.
-
Cháu xin cảm ơn chú Thiên Hỏa. Chúc các bác, các chú, các cô và các anh chị trong diễn đàn luôn luôn mạnh khỏe.
-
Cháu chào chú Thiên Luân, chị Chim Chích Bông. Cháu nhờ chú và chị xem giúp cháu sinh con năm 2013 có tốt không ah: Cháu sinh ngày 30/04/1984 Vợ cháu: 16/02/1987 Con gái: 17/04/2011. Nếu năm sau không tốt thì xin chú và chị cho cháu lời khuyên nên sinh năm nào cho con tiếp theo ah. Cảm ơn chú và chị nhiều.
-
Thưa bác Thiên Sứ và các anh chị, Cháu tên là Nguyễn Anh Tuấn. Sinh ngày 30-04-1984 Vợ cháu tên là: Phạm Thị Hòa An. Sinh ngày 16-02-1987 Gia đình cháu vừa sinh bé gái đầu lòng vào lúc 19h15' ngày 17-04-2011. Vì bé gái sinh vào ngày rằm. Lại sinh vào Giờ Tuất, tháng Nhâm Thìn người ta bảo em bé sinh ra là nghịch với ý trời. Khi cháu được làm cha, cháu rất vui, nhưng cháu rât hoang mang và lo lắng về vấn đề này. Cháu mong bác và các anh chị tư vấn giúp cháu để sao cho e bé có một cuộc sống tốt nhất ah. Cháu xin chân thành cảm ơn. Cháu xin chờ tin của bác và các anh chị.
-
Gửi Anh Thiên Luân, Em cũng là một người tin vào tâm linh. Dạo gần đây, đầu óc em mệt mỏi không nghĩ được nhiều. Em vừa được nhận tin làm cha, thì lại nhận được tin như thế. Niềm vui chưa trọn thì nỗi buồn đã tới. Với bất kì người cha nào cũng vậy thôi anh ah. Chỉ mong sao cho con mình khỏe mạnh, học hành giỏi giang, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Giờ đây suy nghĩ của em cũng đã thấy thoải mái hơn rồi. Ông trời đã cho mình 1 đứa bé xinh xắn, mình hãy biết trân trọng những gì mình có. Và sẽ cố gẵng làm tốt nhất những gì mình có thể để con có cuộc sống tốt nhất. Sau đây em xin làm rõ ý anh muốn hỏi theo ý hiểu của em như sau: - Nghịch với ý trời: đứa bé không nên đẻ hoặc chưa đến thời điểm để được chào đời - Còn hậu quả: Thì có thể là sức khỏe của đứa bé sẽ không tốt, hay ốm đau bệnh tật, cuộc sống sau này có thể vất vả... Đấy là những ý kiến của em, có gì mong anh chỉ bảo thêm. Em xin chân thành cảm ơn.
-
Kính gửi anh Thiên Luân, Bởi vì con em nặng 3.95kg. Nên khi đẻ, em chỉ muốn thuận theo tự nhiên, để vợ đẻ thường. Do em bé nặng quá, lúc vợ chuyển dạ và đẻ thường không được nên em bác sỹ phải chuyển sang mổ để lấy em bé ra. Em cũng có nhờ 1 bác đặt tên cho e bé, và bác ấy bảo là em bé đẻ ra nghịch với ý trời. Em cũng không rõ nghịch với ý trời là như thế nào? và hậu quả như thế nào? Em nghe thế cũng chỉ hiểu là con mình sẽ không được khỏe mạnh, có cuộc sống không được tốt lắm. Vì vậy mong anh xem và chỉ đường chỉ lối giúp em với ah. Em xin cảm ơn anh nhiều
-
Cháu sẽ cố gắng tu sửa bản thân để hoàn thiện mình hơn, vững vàng vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Cháu tin mình sẽ làm được. Cháu xin chân thành cảm ơn về những lời chỉ bảo của bác ah. Cháu Tuấn