đại lộ

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    32
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by đại lộ

  1. dạ. chắc là cháu nghĩ đứng đầu các "Bộ" là các "Lạc tướng" nên ghi là bộ lạc. Cũng vì cái từ "bộ lạc" nghe quen hơn "Bộ"
  2. Kính gửi chú Thiên Sứ. ĐÂY LÀ MỘT SỐ TƯ LỊÊU ĐẠI LỘ SƯU TẦM VỀ 15 bộ lạc Thời Hùng Vương. Nếu nó đã đủ điều kiện để được nghe giải đáp của chú về những câu hỏi cháu quan tâm thì cháu rất muốn nghe quan điểm của chú. Theo Lĩnh Nam chích quái thì Văn Lang có kinh đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ); phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay), phía Bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc) và phía Nam giáp Hồ Tôn (Chămpa sau này). Nước này gồm 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Nhan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Văn Lang cũng có cương vực và 15 bộ tương tự như được nêu trong Lĩnh Nam chích quái nhưng tên gọi các bộ có khác một ít: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô. Việt Sử Lược chép rằng Văn Lang gồm 15 bộ, trong đó có 10 bộ giống tên như Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi trên đây (Giao Chỉ, Vũ Ninh, Việt Thường, Ninh Hải, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Cửu Đức, Văn Lang) và 5 bộ lạc với tên khác (Quân Ninh, Gia Ninh, Thang Tuyền, Tân Xương, Nhật Nam). bộ Giao Chỉ: tương đương miền Hà Nội ngày nay và miền hữu ngạn sông Hồng bộ Vũ Ninh: tương đương Bắc Ninh, Hải Dương ngày nay bộ Việt Thường: thuộc Hà Tĩnh-Nghệ An bộ Ninh Hải: tương đương miền nam Khâm Châu-Quảng Tây (Trung Quốc) bộ Lục Hải: tương đương Quảng Ninh bộ Hoài Nhan: tương đương vùng bắc Nghệ An (tức Diễn Châu đời nhà Đường) bộ Cửu Chân: thuộc Thanh Hóa bộ Bình Văn: không rõ? bộ Cửu Đức: tương đương nam Nghệ An và toàn bộ Hà Tĩnh (tức Hoan Châu đời nhà Đường) bộ Văn Lang: thuộc Phú Thọ bộ Quân Ninh: bắc Thanh Hóa bộ Gia Ninh: thuộc Phú Thọ bộ Thang Tuyền: tương đương nam Ung Châu-Quảng Tây (Trung Quốc) bộ Tân Xương: thuộc Vĩnh Phúc bộ Nhật Nam: nam Hoành Sơn (Hà Tĩnh)
  3. Thực ra thì quan điểm “Nứơc Văn Lang với 15 bộ lạc” cháu đã thấy rất nhiều ở các bài viết trên diễn đàn, Đại lộ cũng chưa đọc được quan điểm phản biện của Chú về vấn đề này nên đang mặc nhiên coi là đúng thôi. Mong chú chỉ giáo thêm. Còn đúng là Đạilộ không trả lời nổi vì cũng chỉ mới bắt đầu đọc về thời đại Hùng Vương. Những câu hỏi đã đặt ra ở trên thì Đại lộ nghĩ rằng những căn cứ để chú trả lời các câu hỏi này nếu thuyết phục thì cũng góp phần củng cố thêm quan điểm của chú về 5000năm sử Việt, để thêm nhiều người được biểt đến, còn nếu chưa thuyết phục thì chắc sẽ có thêm nhiều người tham gia phản biện để chú hoàn thiện thêm. Đại lộ không nghĩ rằng Chú Thiên Sứ không thích trả lời những câu hỏi dạng như thế này trên diễn đàn. Thành thật xin lỗi chú nếu đã làm mất thời gian của chú Còn nói thêm về thời đại Hùng Vương, tham khảo trên www.kynguyentamlinh.com xem, cháu thấy ở đó có rất nhiều bài thơ mang tính tâm linh, được ghi là Lời Cha Lạc Long Quân, Mẫu Âu cơ, Vua Hùng... của các bà Đồng ghi lại vào các dịp quốc giỗ. Nếu chú quan tâm thì biết đâu trong các vần thơ này chú lại có thể tìm thêm được các mật ngữ để làm cơ sở nghiên cứu thêm về 5000năm sử Việt. Cháu cũng biết “Lý học cần chính danh” nên nếu gợi ý nói trên của cháu không đúng thì mong chú cũng bỏ qua.
  4. Kính gửi chú Thiên Sứ: Về sử thuyết Hùng Vương và 5000năm văn hiến. Có một số vấn đề sau mong được chú giải đáp: Thứ nhất: Theo truyền thuyết Khi 50 người con theo Mẹ Âu Cơ lập nước và suy tôn người con trưởng làm Vua, 49 người con đi khắp nơi cai trị Thiên hạ. Đồng thời thời đại này lại chỉ có 15 bộ lạc. Vậy sự liên hệ giữa 49 người con và 15 bộ lạc nên giải thích như thế nào cho hợp lý hơn hay là vẫn theo cách chứng minh sự liên hệ của con số 15 với Hà Đồ? ở đây đặt ra câu hỏi là Không lẽ một số người con làm dân thường còn một số lại đứng đầu các bộ lạc. Theo chứng minh của Chú, thì Nước Việt thời kỳ này vô cùng rộng lớn, vậy tại sao lại không phân chia ra thành 49 bộ lạc, cho 49 người con còn lại để cai quản ? Câu hỏi này cũng nên giải thích như nào cho thuyết phục? Thứ hai: Thông qua truyền thuyết sẽ giải thích làm sao việc 50 người con theo Cha rồi không nói bất kỳ thông tin gì về họ nữa, Thực chất việc này là có mật ngữ gì ẩn chứa? Thứ ba: Với một diện tích lãnh thổ rộng như chú chứng minh, thì dân số thời kỳ này của nước Văn Lang là như thế nào. Nếu là dân số lớn thì việc chỉ phân chia ra thành 15 bộ lạc thì chắc khó có sự liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ. Đồng thời nếu như thời kỳ đầu, Kinh Đô của đất nứơc không phải ở Phú Thọ thì sẽ nằm ở địa danh nào. Còn về góc độ tâm linh, thì qua lời các Bà Đồng ghi lại lời nói của Mẫu Âu Cơ, Cha Lạc Long Quân vào các dịp quốc giỗ thì vẫn luôn nói đến Phong Châu là Kinh đô của Văn Lang “Núi Hùng Nghĩa Lĩnh đầu tiên; Đó là Đền Tổ ở miền Phong Châu”. Nếu chứng minh địa danh Phong Châu không phải là ở Phong Châu, Phú Thọ ngày nay thì có một mâu thuẫn là : Nếu Thời đại Hùng Vương đã để lại cho thế hệ sau biết bao nhiêu mật ngữ để tìm về cội nguồn thì tại sao lại không để lại mật ngữ cho con cháu biết nơi khai sinh của Đât Tổ (nếu thực sự nó không phải Là Phong Châu – Phú Thọ) Vài lời mong chú chỉ giáo.
  5. Thưa Chú Thiên Sứ Đại Lộ nghĩ là vấn đề này nằm ở chữ “Duyên” nhiều hơn chữ “Đạo”. Nó cũng như việc Chú bao năm miệt mài chứng minh cội nguồn Việt SỬ 5000năm của dân tộc. Hẳn là cũng là chữ “Duyên”. Thiết nghĩ mong muốn của bà Phan Oanh cũng chỉ vì tâm huyết muốn chấn hưng đất nước cũng như Chú mong muốn phục hồi nền Văn minh Lạc Việt, vì vậy nếu có thể Trung tâm Lý Học Đông Phương cũng nên coi đây là một đề tài Phong Thủy để nghiên cứu. Đại Lộ nghĩ Việc gì cũng có mặt tốt, mặt xấu của nó. Có thể sau khi làm việc này, đất nước sẽ xuất hiện nhiều người tài giỏi như Chú để tiếp nối con đường mà Chú đang theo đuổi. Chân lý thì bao giờ cũng được thừa nhận, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Chúc Chú luôn vững niềm tin và có thêm nhiều người đồng hành trên con đường của mình.
  6. Kính chào chú Thiên sứ. Cháu đang nghiên cứu về lụân tuổi theo phương pháp của chú. Trước bên Vịêtlýsố chú có 1 ví dụ sau: Chồng: Đinh Hợi Vợ: Qúy Ty. Con: Tân Hợi Thiên can: Chồng (Hỏa) – Vợ (Thủy). Vợ khắc chồng: Tốt thứ hai Thân mạng: Chồng (Thổ) – Vợ (Hỏa). Vợ sinh chồng: Tốt thứ nhất Địa chi: Tứ hành xung, Tỵ khắc Hợi: Xấu Tính sinh con theo tuổi Mẹ: Thiên can: Con (Kim) sinh mẹ (Thủy); Bố (Hỏa) sinh Con(Kim): Về cơ bản là Tốt Thân mạng: Mẹ (Hỏa) sinh Con(Kim): Tốt Cháu đã xét theo các nguyên tắc của chú thì thấy hai vợ chồng và đứa con này cũng tốt, vậy sao chú lại đóan là “Chậm thì sanh ra chia tay ngay. Nhanh thì cấn bầu chia tay liền”. Phải chăng khi lụân đóan chú đã kết hợp cả Lạc Việt độn tóan? Hay phân tích của cháu như trên đang sai ở điểm nào? Mong chú chỉ giáo.
  7. Chào chú Thiên Sứ. ĐẠI LỘ là thành viên mới của diễn đàn, mới bắt đầu nghiên cứu về Lụân tuổi theo phương pháp của chú, nên có nhiều điều chưa hiểu về cách lụân giải. Rẩt mong sư phụ chỉ giáo cho ở trường hợp này. Chồng Mậu ngọ (1978) Vợ Nhâm Tuất (1982) Con gái Bính Tuất (2006) Thiên can: Chồng khắc vợ: Xấu nhất Thân mạng: Chồng khắc vợ: Tốt thứ hai Địa chi: Tam hợp: Tốt Vậy tương quan tuổi vợ chồng này đạt: Trung bình Chọn tuổi sinh con theo thì căn cứ theo tuổi mẹ: Nhâm Tuất. Đứa đầu đã sinh: Bính Tuất: Về Thiên can thì mẹ khắc con nhưng vì là con gái nên tính khắc cũng giảm đi nhiều về Thân mạng thì Mẹ sinh con, con khắc bố. Câu hỏi 1: Khi đẻ đứa con này ra thì cuộc sống gia đình sẽ chuyển biến như thế nào, xin sư phụ hướng dẫn cách lụân. Con út: Dự kiến sinh: Canh Dần: Về Thiên can: Con (Kim) sinh Mẹ (Thủy); Bố (Thổ) sinh con (Kim). Về Thân mạng:Con (Mộc) sinh Mẹ(Hỏa) ; Bố (Thủy) sinh con (Mộc). Kết lụân: Tốt: Câu hỏi 2: Khi đẻ đứa con ÚT này ra thì cuộc sống gia đình có tốt theo chiếu hướng tích cực hơn đứa đầu nhiều không, con trai khác con gáo ra sao? xin sư phụ hướng dẫn cách lụân. Câu hỏi 3: Theo cách tính này thì đẻ năm Tân Mão sẽ khác năm Canh Dần ở điểm nào? Vì Tân Mão và Canh Dần cùng hành(Kim) và cùng mạng (Mộc). Câu hỏi 4: Tuổi hai vợ chồng này có thể để đứa con út vào năm nào tốt hơn năm Canh Dần, Tân Mão? Kính chúc Chú sức khỏe !