ài...
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
28 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout ài...
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Xin chào Liêm Trinh. Đã lâu không được nói chuyện cùng Liêm Trinh. Nếu có rảnh thì bớt chút thời gian cho Ài... nhé
-
Xin gửi lời chào thân ái đến toàn thể các nhà nghiên cứu mệnh lý trong diễn đàn! Tại hạ xin phép được trình bày một số ý kiến như sau: Như tiêu đề đã đưa ra: Trong tứ trụ dùng giờ Việt Nam hay giờ Trung Quốc Tại hạ trong qua trình tìm hiểu mệnh lý thấy có một số ý kiến trái chiều nhau về việc xác định trụ giờ. Thiệu Vĩ Hoa tiền bối cho rằng các nước ngoài Trung Quốc khi tính trụ giờ nên quy đổi theo giờ Bắc Kinh thì đoán chuẩn hơn, VuLong tiền bối khi giảng về tứ trụ cũng luôn thống nhất quy về giờ Bắc Kinh để phân tích diễn giải và một số ý kiến khác của các vị hành giả trong các diễn đàn mệnh lý cũng đều cho rằng như thế là đúng. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến lại cho rằng điều đó không đúng, người sinh ở đâu thì giờ sinh cũng tính theo ở đó như Trúc Lâm Tử tiền bối và một số hành giả khác ở các diễn đàn mệnh lý và cho rằng tính theo giờ Bắc Kinh chẳng qua do Thiệu Vĩ Hoa tiền bối là người Trung Quốc nên mới như vậy. Tại hạ là kẻ hậu học nên rất băn khoăn. Tại hạ trộm nghĩ đã đoán vận mệnh theo tứ trụ thì việc xác định chuẩn xác từng trụ là khâu rất quan trọng. Nhưng bây giờ lấy theo ý kiến nào đây. Thật khó! Tại hạ xin cử 1 ví dụ: Nam sinh 21/8/1984. Giờ sinh là 6h15’ theo giờ Việt nam và là 7h15’ theo giờ Bắc Kinh Tứ trụ theo giờ Việt Nam: Thương Tỉ N. Nguyên C. Tài Giáp Tý Quý Dậu Quý Sửu Ất mão Quý Tân Kỷ Quý Tân Ất Tỉ Kiêu Sát Tỉ Kiêu Thực Thần sát trụ giờ: Văn Xương Học đường Thiên Ất Phúc tinh Không vong Đại vận: Thương Thực C. Tài T. Tài Quan Sát Ấn Kiêu Giáp Tuất Ất Hợi Bính Tý Đinh Sửu Mậu Dần Kỉ Mão Canh Thìn Tân Tị 7 17 27 37 47 57 67 77 Theo cách tính thân vượng và thân nhược của Trần Viên tiền bối và cách tính độ vượng của nhật chủ của Thiệu Vĩ Hoa tiền bối thì tứ trụ này thân vượng. Nếu chỉ xét về vấn đề liên quan đến trụ giờ xin các nhà nghiên cứu mệnh lý cho xin ý kiến. Tứ trụ theo giờ Bắc Kinh: Thương Tỉ N. Nguyên C. Tài Giáp Tý Quý Dậu Quý Sửu Bính Thìn Quý Tân Kỷ Quý Tân Mậu Ất Quý Tỉ Kiêu Sát Tỉ Kiêu Quan Thực Tỉ Thần sát trụ giờ: Hoa Cái Đại vận: Thương Thực C. Tài T. Tài Quan Sát Ấn Kiêu Giáp Tuất Ất Hợi Bính Tý Đinh Sửu Mậu Dần Kỉ Mão Canh Thìn Tân Tị 7 17 27 37 47 57 67 77 Cũng theo cách tính thân vượng và thân nhược của Trần Viên tiền bối và cách tính độ vượng của nhật chủ của Thiệu Vĩ Hoa tiền bối thì tứ trụ này thân vượng. Nếu chỉ xét về vấn đề liên quan đến trụ giờ cũng xin các nhà nghiên cứu mệnh lý cho xin ý kiến. Từ đó cho tại hạ hỏi vì sao cùng một người mà lại có sự khác biệt như thế. - Có quan niệm cho rằng khi còn là bào thai thì đã bắt đầu hấp thu 5 khí ngũ hành rồi, mỗi bào thai hấp thụ khác nhau và khi hấp thu đủ sẽ chào đời. Vậy thử hỏi trong lúc tại hạ đang đánh máy tính thế này, trên thế giới có biết bao nhiêu bào thai cùng lúc bắt đầu sinh ra và cũng cùng lúc biết bao nhiêu em bé mới chào đời cùng lúc. + Nếu quy về giờ Bắc Kinh thì Tứ trụ là giống nhau vậy chẳng phải là số phận giống nhau sao. Ừ thì vì rất nhiều lý do như hoàn cảnh, vị trí địa lý mọi thứ tác động xung quanh… mà dù tứ trụ giông nhau thì số phận cũng khác nhau. Nhưng dù khác thế nào thì về căn bản những việc lớn phần nhiều là phải giống nhau nếu không thì đưa 2 tứ trụ giống nhau nhờ 1 nhà mệnh lý xem trong khi không biết họ có sống ở nơi nào thì mà kể cả có biết tại hạ cam đoan nhà mệnh lý này sẽ không dám đoán. Theo thiển ý duy lý của bản thân mình, tại hạ cảm thấy, mỗi nơi cách xa về mặt địa lý thì 5 khí ngũ hành sẽ phân bố khác nhau và dù cùng sinh một thời điểm thì sự hấp thụ 5 khí ngũ hành của từng người đã khác nhau rồi. Nhưng tính thế nào đây để phân biệt điều này. Xin nhờ cao nhân chỉ điểm. + Nếu sinh ở đâu thì tính giờ ở đó vậy lại nảy sinh vấn đề sao tất cả sinh cùng thời điểm lại có giờ sinh khác nhau là sao? Tại hạ cảm thấy như vậy hợp lý hơn. Bởi vì cái đó sẽ được quyết định do vị trí địa lý từng nơi nên việc hấp thu ngũ hành sẽ không giống nhau dẫn đến cùng một thời điểm nước này là ban ngày nhưng nước kia là ban đêm. Cùng thời điểm khí ngũ hành đã khác nhau ở mỗi nơi thì tứ trụ không thể giống nhau. Còn nếu đặt thêm nghi vấn nếu ở cùng thành phố mà sinh cùng giờ thì sao vận mệnh khác nhau thì xin thưa nếu không biết tứ trụ của người thân của họ hay hoàn cảnh sống cụ thể rồi những gì họ từng trải qua thì xin làm ơn đừng hỏi vì tại hạ không đủ trình độ. - Còn nữa, khi 1 sinh mệnh chào đời thì lấy lúc nào là thời điểm em bé chào đời. Khi đầu em bé bắt đầu hiện ra ở cửa âm hộ? Hay khi em bé được cắt rốn? Hay khi em bé cất tiếng khóc chào đời? Hay lúc chào đời tính thế nào cho chính xác đây khi thời điểm đó ở lúc 4h58’ – 5h00’. Ai dám khẳng định đây. - Còn nữa, đã không chuẩn như thế, các cao nhân sẽ căn cứ vào những việc đã xảy ra với người đó mà đoán giờ sinh chuẩn, xin thưa đã chắc chuẩn chưa ạ. Rồi còn việc hấp thu ngũ hành ở xung quanh khi sống và khả năng cải tạo ngũ hành nữa. - Không thể phủ nhận mệnh lý theo tứ trụ mang tính khoa học được đúc kết kinh nghiệm của tiền nhân từ đời này qua đời khác. Cổ nhân nói cấm câu nào sai bởi vì có thể đúng với người này và không đúng với người khác, cho nên kinh nghiệm về tứ trụ cũng như vậy. - Và một điều nữa đó là cổ nhân khi làm ra tứ trụ không bao giờ nghĩ xa đến mức vị trí địa lý cách nhau quá xa như hiểu biết của ta bây giờ. Và có chăng do ảnh hưởng sâu từ nền văn hóa Trung Quốc nên ta thấy rằng họ bỏ công sức vào đây sâu rộng, có nhiều thành tích và dĩ nhiên họ tính toán là tính toán theo giờ của họ, nơi họ sinh ra và họ đoán vận mệnh hàng ngày ở đó. Cổ nhân làm gì đã nghĩ được đến mức cả thế giới quy chung về một giờ đâu. Từ thiên tượng ngày đêm, giao mùa cổ nhân mới làm ra lịch và đặt giờ. Vậy tại sao khi chúng ta xem tứ trụ cứ lấy ví dụ dẫn chứng theo giờ Trung Quốc nhỉ. Tại hạ thật không hiểu. Muốn nó trở nên khoa học hơn sao không từng nhà mệnh lý hãy nghiên cứu tứ trụ của những người ta biết theo cả 2 là giờ Việt Nam và giờ Trung Quốc và theo dõi tứ trụ của những người đó để kiểm nghiệm. Thực tế sẽ chứng minh tất cả. Và cuối cùng, theo thiển ý của tại hạ, cổ nhân khi muốn đi tìm hiểu cái lý của Đạo do quá uyên ảo trừu tượng mới tìm cách sử dụng những cách như mệnh lý, phong thủy, dịch học… còn gọi là “cái ứng dụng” để nhằm sáng rõ cái Đạo mà ta truy cầu. Trên đây là một số ý kiến của tại hạ mong các cao nhân, các vị tiền bối trong mệnh lý chỉ điểm. Xin hãy chỉ điểm với tư cách của một nhà nghiên cứu mệnh lý. Đừng nhân danh bất cứ tổ chức nào, nhóm người nào hay vì tính dân tộc. Vì đơn giản đã là khoa học thì ta nên học hỏi dù là của ai hay của dân tộc nào. Ít nhất là khi chỉ điểm cho tại hạ. Xin chân thành cảm ơn!
-
Ý của nó chỉ là tình cờ, ngẫu nhiên mà thôi, chứ không phải vì cái này hay vì cái khác mà rơi trung người A.
-
Hãy nói quan điểm lập trường của mình trước, sau đó Ài... sẽ có câu trả lời. Nếu không quyết định được quan điểm của mình rõ ràng thì tốt nhất cứ xem dần dần rồi khẳng định quan điểm rồi vào đây lạm bàn. Còn nếu sợ quan điểm của mình sai khiến người khác chê cười vì cái địa vị của mình hiện giờ trong diễn đàn thì tốt nhất cũng nên làm khán giả thôi. Nếu mà Ài... nói có gì không phải xin được lượng thứ trước.
-
Tại sao lại cứ có các yếu tố khác xen vào??Vậy thử hỏi có đối tượng nào không chịu tác động của bất kỳ một yếu tố nào. Thế cho nên, dù chịu bất cứ yếu tố nào tác dụng mà "kẻ mạnh thắng kẻ yếu" vẫn tồn tại; đó mới là vấn đề cần xem xét. Nó đã đúng thì mọi trường hợp đều đúng. Nó đã sai thì dù 1 trường hợp sai cũng dẫn đến nó sai và không hoàn toàn đúng. Cứ bảo nó có điều kiện, vậy chứ đã cái nào có điều kiện, có lề mà nó sai chưa??? cái quan điểm " Hai cặp mệnh đề này đều đúng, khi nó được xét trong một không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, còn nói không không mà chả có xét đến yếu tố khác thì thiết nghĩ không đi đến đâu được" thật là chưa nghĩ sâu về cái gọi là "mạnh".
-
Nếu mà cứ nói thế này thì thú thật cái quan điểm của Làng xưa theo Ài... chỉ là thấy nó đúng nhưng không giải thích được tại sao nó đúng. Nếu vậy thì không thuyết phục người khác cho rằng quan điểm của mình là đúng.Ài xin đưa ra một ví dụ thế này: Có 2 người tạm gọi người A và người B đánh nhau sống chết. Đánh nhau một hồi người A hoàn toàn áp đảo người B. Đến khi chỉ cần người A làm 1 đấm là người B sẽ chết thì đột nhiên có tia sét từ trên trời đánh trúng người A. bị trúng tia sét người A chỉ còn thoi thóp năm trên đất. Người B chỉ việc giải quyết nốt sự việc là đem người B giết đi. Vậy chung cuộc là người B thắng. Xin Làng xưa đưa ra lập luận của mình ví dụ trên để chứng minh quan điểm của mình
-
Xin được hỏi Làng xưa: nếu quan điểm của Làng xưa là mạnh được yếu thua thì lúc khởi đầu ta yếu tức là ta thua?? hay ta không thua?? và giải thích cụ thể chứ nếu mà cứ thế này thì quả thật Ài... vẫn chưa cảm thấy được cái bản chất của mạnh được yếu thua.
-
Ài... thiết tưởng cái "chính danh" mình nói ở đây đã rất rõ ràng. Xin lập lại một lần nữa với bất kỳ cao nhân nào khi lạm bàn đề tài này xin hãy nêu lập trường rõ ràng về "kẻ mạnh là kẻ chiến thắng" là hoàn toàn đúng hay không hoàn toàn đúng hoặc còn kiến giải theo kiểu khác hai ý đó thì cứ mạnh dạn nói ra. Sau đó, Ài... sẽ giải thích, chứng tỏ cũng như thắc mắc về các kiến giải khác nhau. Còn như không miễn thứ cho Ài... miễn đáp. Ài... tạo chủ đề không phải để chứng tỏ cái gì là đúng cái gì là sai mà là muốn xem tận cùng cái bản chất của vấn đề nêu ra đó là cái gì.
-
Xin cảm ơn Làng xưa đã đưa ra quan điểm của mình. Với lời giải thích của làng xưa, Ài... xin có đôi lời như sau:nếu bình thường cái câu "lấy ít thắng nhiều" có hàm ý quân quý hồ tinh bất quý hồ đa, điều này căn bản là đúng. Tuy nhiên, nếu trong ý của cả câu trên sẽ hiểu là ta ở thế yếu nhưng vẫn chiến thắng địch ở thế mạnh; mặc dù có lời giải thích "Vấn đề là ở chỗ ở trong tình thế đó, trong quá trính đấu tranh dân tộc ta đã làm thay đổi tương quan lực lượng với địch để đi đến thắng lợi cuối cùng khi ta có đựơc sức mạnh vựơt trội ." nhưng xem ra vẫn là mâu thuẫn với cái nhận định lúc đầu của Làng xưa: "Theo tôi mạnh thắng yếu là đương nhiên." Bởi vì yếu căn bản là không thể thắng được mạnh, do vậy câu nói trên theo lẽ thường chỉ là nhằm ca ngợi cuộc đấu tranh của dân tộc ta chứ không bao hàm cái đạo lý Mạnh thắng yếu. Còn :"Đây là vấn đề hoàn toàn duy vật biện chứng." hay không thì mới có cái chủ đề này tạo ra.
-
Làm ơn hãy chỉ giúp Ài... xem ài chả lời thế nào là mông lung, mênh mông như trời biển. Cụ thể về "mạnh" theo quan điểm của mình Ài... đã nêu, giờ xin nghe quan điểm của HungNguyen. Xin nói luôn với HungNguyen ài 1 chữ cũng chưa viết nên không biết dài ngắn sẽ là bao nhiêu. Còn nữa HungNguyen cứ lấy 1 ví dụ và chỉ giùm Ài... xem như thế nào là chính xác trong từng trường hợp.
-
Thế nào là mạnh?? Ài... sở dĩ chưa nói quan điểm về cái "mạnh" của mình sợ sẽ trở thành áp đặt nên chủ đề, từ đó làm mất đi cái đích muốn đạt khi tạo chủ đề này. Trong suy nghĩ, Ài... cho rằng mọi người khi tham gia thảo luận thì sẽ nói lên quan điểm của mình về vấn đề được nêu và chứng minh cho quan điểm của mình là có cơ sỏ, là chính xác. Từ đó sẽ có những kiến giải độc đáo. Thảo luận thì đúng cũng tốt mà không đúng lại càng hay vì như thế mới tạo ra ích lợi to lớn; chứ mà cứ nói theo cách không tỏ lập trường thế này nó có rất nhiều cái không được "chính danh" lắm. Vì vậy để cho "chính danh" Ài... xin nêu cái quan điểm của mình về "mạnh" Ài... cho rằng "mạnh" là phạm trù được sinh ra để so sánh, mà so sánh thì phải có đối tượng để so sánh với chủ thể chứ không tồn tại cái "mạnh" độc lập. Mà so sánh ở đây không phải là ta định tính, không phải là ước đoán mà là qua thực tế phát sinh. Giữa đối tượng so sánh và chủ thể sẽ diễn ra thực tế đối mặt, nếu chủ thể thắng thì chủ thể là "mạnh" còn ngược lại; nếu đối tượng so sánh thắng thì đối tượng so sanh là "mạnh". Đó là quan điểm của Ài... và thiết tưởng như thế là khá rõ ràng mặc dù qua các bài trả lời trước đã chỉ ra quan điểm đó. Còn bây giờ, có cao nhân nào muốn lạm bàn với Ài về vấn đề "Kẻ mạnh thắng kẻ yếu" thì xin mời đưa ra ý kiến. Nhưng trước hết hãy "chính danh" còn không "chính danh" làm ơn miễn lạm bàn. Xin cảm ơn!
-
Hỏi cũng rất hay. Thế nào được coi là mạnh??? Tuy nhiên, có chắc trong thiên nhiên hoang dã khái niệm "mạnh" và "yếu" chỉ đơn thuần là sức lực chăng?? Kiến giết voi thì thế nào đây?? Vi khuẩn giết động thực vật thì thế nào đây? Động thực vật có thật không dùng mưu trong đấu tranh sinh tồn không?? Chẳng lẽ loài người không đấu tranh sinh tồn sao???
-
Ai mạnh hơn ai? Nếu chỉ nói như thế này thì không thể nói khẳng định ai mạnh hơn cả.Còn đặt trong các điều kiện cụ thể thì có thể so sánh được. "Kẻ khỏe" so với "kẻ trí" và "người hiền". Nếu cái "sức" của "kẻ khỏe" là lớn, là vượt trội hơn hẳn vậy thì có thể thắng cái "mưu" và cái "đức". Mưu mà sâu, kế mà hiểm nhưng lực lượng lớn hơn hẳn thì cái "xảo" của mưu làm gì được đây. Đức dù là tốt nhưng cái đức chưa lớn chưa sâu chưa rộng há có thể bì với cái "sức" hơn hẳn mình?? Cứ như vậy mà suy thì trong từng trường hợp "kẻ" nào thắng "kẻ" nào sẽ rất rõ ràng. Trong trường hợp cái "mạnh" của từng "kẻ" là như nhau thì thế nào đây. Xin thưa đây là vấn đề cần xem xét bởi thực tế nó là rất phức tạp, nó vượt qua cái gọi là sách và vở. Trong thế gian thử hỏi là có cái nào tồn tại cân bằng, nếu thấy có thì liệu nó là cân băng vĩnh viễn hay chỉ là cân băng động, cái trạng thái cân bằng này tồn tại trong thời gian nhiều ít thế nào. Hình như đa số là dành cho biểu lộ cái không cân bằng. Đôi lời lạm bàn của Ài... có gì sai mong các cao nhân cứ thẳng tay trách phạt chỉ rõ.
-
Ài... đồng ý với Liêm Trinh quan điểm này. Tuy nhiên, vật chất thì ghép dễ nhưng những cái phi vật chất và để cô lập được thì là cả một vấn đề. Cái này Ài.. cũng không phủ nhận mà có khả năng Liêm Trinh hiểu nhầm ý tứ khi Ài... đề cập đến. Cái này Liêm Trinh viết mình chỉ là hỏi lại xem, rốt cục lập trường của Liêm Trinh cụ thể thế nào và chứng minh như thế nào cho lập trường của Liêm Trinh.Ài... khi lập chủ đề tự nhiên đã tính đến mục đích và tự lượng được khả năng thô lậu của mình.Đọc sách nhiều cũng tốt,nhưng không phải là quá tốt. Cái Liêm Trinh nghĩ về vấn đề mạnh được yếu thua mà Ài... nêu là đơn thuần thì làm ơn xem lại giùm và lấy dẫn chứng cụ thể. Còn cái này Ài... không hiểu vì Ài là một người bình thường chả tranh chả giành ai cả nên nó hơi tối nghĩa.Với lại Ài... không biết phát hiện cái gọi là ngọc trong nhân gian vì nó khó, mà Ài chỉ muốn dùng sỏi đá biến nó thành ngọc. Đó là tư tưởng của Ài... Mong Liêm Trinh hãy thoải mái nêu lập trường với các dẫn chứng cụ thể để làm rõ cái gì là "Mạnh" là "Yếu" là "Tất thắng". Tránh trường hợp nói cái gì đó cao thâm chung chung thành ra chỉ nói cái "hình" còn cái "Chất" lại không nói được gì.
-
Xin thhưa với Liêm Trinh: làm gì có đối tượng nào không chịu tương tác, làm gì có chuyện lý tưởng hóa vấn đề như vậy. Cũng lấy ví dụ "trí khôn của tao đây" nếu vứt lên cái nơi Liêm Trinh nói thì kết quả có phải con hổ nó là thẳng tay tàn sát, còn Bác tiều phu căn bản là chịu chết sao, vậy tức là con hổ là kẻ mạnh còn Bác tiều phu là kẻ yếu. Điều này có phải là cho rằng mạnh chỉ là thuần sức mạnh?? Cái này nghe ra rất giống triết học Mác Lê, thiện mạnh thì thắng ác yếu, suy ra ác mạnh sẽ phải thắng thiện yếu. Tức là thế gian "Mạnh được yếu thua" là cái đạo lý "theo quy luật tất yếu- Thiện thắng ác"????? Làm ơn đừng làm loãng chủ đề có được không :blink: