Cogaidacam

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    3
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Cogaidacam

  1. Mình không muốn tranh luận bởi vì mình không được đào tạo trong ngành y và không đủ chuyên môn để nói nhiều về vấn đề này. "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", có khi chỉ cần im lặng là đã giúp ích cho đời rồi hehe. Thực sự khi lần đầu đọc 1 bài viết về anti vacxin, bài viết thuyết phục đến nỗi khiến mình hoàn toàn tin tưởng, và xém chút nữa thì anti vacxin dù trước đó mình còn chả biết tí gì về vacxin (ngoài mấy kiến thức kháng nguyên kháng thể học hồi cấp 2), vacxin có những lợi ích cũng như tác dụng phụ nào,hay lợi hại của việc chính so với không chích vacxin. Nhưng cũng nhờ bài viết đó mình mới đi tìm đọc những bài viết với quan điểm đối lập của những người có chuyên môn trong ngành y. Y học là môn khoa học thực chứng, thực nghiệm. Tất cả những kết luận đưa ra đều phải được thử nghiệm lâm sàng, có bằng chứng cụ thể. Và quan trọng nhất là nó rất công bằng, ghi nhận cả mặt tốt xấu, ưu khuyết, trắng đen của một vấn đề. Không che đậy rủi ro, và không thổi phồng tác dụng. Vậy thì cốt lõi ở đây là sự lựa chọn thôi bạn ạ. Giữa những cái tốt nên chọn cái tốt hơn, còn giữa toàn cái xấu thì sao? Nên chọn cái ít xấu nhứt. Và mình chọn tin vào y học.
  2. Mình sẽ để bài viết này ở đây và không nói thêm gì nữa. "(Viết riêng tặng nhóm “Vaccine nên hay không?”) Gần đây đã có nhiều thảo luận thú vị về các mặt lợi hại của việc tiêm chủng. Nhiều ý kiến đã được đưa ra, từ nhẹ nhàng tới mạnh bạo nhưng nhìn chung, có thể nói gốc gác vấn đề nằm ở niềm tin vào những điều bất định. Bất định (uncertainty) là một đặc tính và cũng là quy luật của cuộc sống. Chúng ta có thể nhận ra nó trong các tình huống đời thường như khi chọn công việc, chọn mua nhà, và nhiều trường hợp khác. Con người thường dựa vào các thông tin xung quanh để phán đoán, và có thói quen thích cho rằng/tin rằng cái quyết định của mình là đúng nhất. Như khi dành một số tiền lớn mua nhà, bạn sẽ hỏi “cò nhà”, hỏi bạn bè xem khu đất ấy môi trường có an toàn không hay tương lai kinh doanh được không. Mọi chuyện đều dựa trên cảm nhận, nhiều khi là tin đồn và ngay cả có khi số liệu hẳn hoi thì chúng vẫn có nguy cơ không đúng hay không hỗ trợ lựa chọn đã đưa ra. Dù gì thì bạn cũng vẫn phải ra những quyết định quan trọng dựa vào lượng thông tin có/input vào thời điểm đó, và cuộc sống sẽ lại trôi qua với những thử thách kế tiếp; đôi khi bạn chẳng có thời gian nhìn lại xem quyết định ngày xưa có đúng hay không. Một điều cần lưu ý nữa là chúng ta lại thích sự chắc chắn và thường đòi hỏi “ngầm” sự đảm bảo cho quyết định của mình....Đó là lý do người ta hay khư khư bám lấy khối thông tin mà mình đã dựa vào và có xu hướng không tin, bỏ qua hay phản bác những điều đi ngược lựa chọn đã quyết định. Các bạn hãy nghĩ về quá khứ, soi lại bản thân mình xem có đúng vậy không nhé. Bất định (uncertainty) cũng là một đặc tính quan trọng trong thực hành y học. William Osler, một trong những bác sĩ được kính trọng đã từng nói: “Y học là khoa học của bất định và là nghệ thuật của may rủi/ ngẫu nhiên”. Thật vậy, hầu như bất cứ nhận định nào trong y khoa cũng đều mang tính bất định và không chắc chắn. Chẩn đoán thật ra là một vấn đề xác suất. Ví dụ khi bạn đi xét nghiệm và có kết quả dương tính, bạn có thật sự bị bệnh? Nhiều người hiểu lầm là mắc bệnh, nhưng trong thực tế thì phải nói là “có khả năng mắc bệnh cao” mới chính xác. Chúng ta thích sự chắc chắn và ngắn gọn (cho dễ hiểu và khỏi phải suy nghĩ tiếp??), nên nhận định “khả năng mắc bệnh cao” giản lược thành thành “mắc bệnh rồi!” lúc nào không hay. Các can thiệp y khoa khác, từ tiêm chủng cho tới mổ xẻ đều như vậy, luôn kèm theo một sự bất định. Những phương pháp điều trị thật ra đều dựa trên các chứng cứ khoa học (evidence) và kèm theo xác suất nhất định. Khả năng thuốc A có tác dụng diệt khuẩn 60-80% là cách nói hay dùng. Thế nhưng con người chúng ta, nhất là trong xã hội hiện nay với kỳ vọng cao dường như đã quên đi tính bất định này. “Thuốc A có tác dụng diệt khuẩn!” tự nhiên thành một slogan và được truyền tai nhau như chân lý. Người ta còn ít chấp nhận rủi ro hơn, nên số liệu về tác dụng phụ, hay biến chứng (thật ra cũng là xác suất) nhiều khi rơi vào quên lãng hay bị thổi phồng quá mức. Y học là nghệ thuật của may rủi/ ngẫu nhiên là ở chỗ đó. Bác sĩ và nhân viên y tế không chỉ phải đối mặt với sự bất định trong khoa học (với số liệu cụ thể) mà còn phải chăm sóc cho con người với những cảm nhận về rủi ro khác nhau. Đối bệnh nhân A xác suất 1% (100 người thì 1 người bị) là bình thường, (khi nào bị tính tiếp) nhưng đối với bệnh nhân B thì 0.01% (10000 người 1 người bị) có thể cho là quá cao và không thể tưởng tượng nổi. Không ai trách ai được vì đó là cảm nhận, là trải nghiệm cá nhân. Chúng ta tôn trọng quyết định đó, không chỉ trích nhau theo hướng loại trừ lẫn nhau, mà hãy cùng tìm ra một giải pháp hòa giải sự bất an đó. Hòa giải bất đồng là một nghệ thuật mà không phải bao giờ cũng thực hiện được… Nhân viên y tế có nhiệm vụ cung cấp thông tin chính xác và đưa ra nhận định có tính chuyên môn nhằm HỖ TRỢ bệnh nhân đưa ra chọn lựa thích hợp nhất. Thông tin đó thường dựa trên khuyến cáo của các tổ chức y tế, hiệp hội y khoa có chuyên môn cao và được cập nhật thường xuyên. Dù tính bất định không né tránh được, những nguồn tham khảo này dù sao cũng chứa thông tin “chắc chắn hơn” những thứ bất định khác. Nghe theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), nghe theo lời bác sĩ hay nghe theo lời khuyên của một bà hàng xóm tốt bụng là lựa chọn của bạn. Liên quan tới chuyện vaccine, xin phân tích 3 khía cạnh để các bạn tham khảo khi lựa chọn. 1. Bạn đã thực sự xem xét HẾT TẤT CẢ các nguy cơ liên quan hay chưa? Ví dụ, bạn có nghĩ nếu con bạn không chích vaccine thì con cháu bạn có thể gặp nguy cơ gì trong tương lai không? Xin lấy một ví dụ, nếu con bạn nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai (vì chưa có miễn dịch qua tiêm chủng), thai nhi (tức là cháu bạn) có thể bị dị tật bẩm sinh, sẩy thay, điếc, bệnh võng mạc hay đục thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Đó là lý do khi mang thai bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm để chắc chắn là thai phụ có sức đề kháng với Rubella. Chúng ta thường quan tâm tới chuyện trước mắt mà ít đắn đo về những thứ tương lai. Thôi kệ tới đời cháu rồi tính tiếp? Hãy đọc thêm thông tin chính thống để tìm hiểu các nguy cơ liên quan trước khi quyết định. 2. Bạn đã cân nhắc về QUYỀN LỢI TẬP THỂ chưa? Khi một cá thể gia nhập cộng đồng, quá trình sinh hoạt chung mang nguy cơ lây nhiễm và việc kiểm soát nguy cơ ở từng cá nhân mang lại sự an toàn cho cả cộng đồng. Chính vì thế nhiều nước đưa chương trình tiêm chủng thành chiến lược quốc gia và xem việc tiêm chủng như một nghĩa vụ công dân. Mặt khác, nhiều người nói rằng việc không tiêm chủng là không coi trọng lợi ích tập thể và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi người khác. Sang Nhật mình mới biết người ta đề nghị chích ngừa HBV vì khi chơi chung ở nhà trẻ, các cháu có thể té ngã chảy máu và CÓ THỂ lây HBV từ đó! Nếu 10 cháu không chích và bị nhiễm thì có thể tăng khả năng lây nhiễm hơn là 1 cháu không chích không nhỉ? Cũng xin nói thêm, tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi B ở Nhật Bản đã giảm nhiều nhờ tiêm vaccine nên số người mắc ung thư gan còn rất ít so với 10 năm trước. Nếu tất cả các trẻ em đều được chủng ngừa, hi vọng tương lai ở Việt Nam ít bị bệnh này hơn. Hãy cân nhắc thêm về lợi ích cộng đồng, về lâu về dài trước khi quyết định. 3. Bạn đã thực sự suy nghĩ về QUYỀN LỢI TRẺ EM chưa? Người lớn thường thay mặt trẻ em đưa ra các quyết định y tế. Khi trẻ em ốm nặng mà không được mang đi khám, đó là một dạng vi phạm nhân quyền, đôi khi bị quy kết thành ngược đãi. Việc không cho trẻ chủng ngừa những thứ mà cộng đồng/chính sách khuyến khích, CÓ KHẢ NĂNG CÓ LỢI NHIỀU HƠN cho trẻ em mang mầm mống vi phạm nhân quyền. Việc tự ý cho trẻ em theo các phương pháp chưa có chứng cứ rõ ràng, dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội tiếp cận các can thiệp y tế TIÊU CHUẨN cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, khi xảy ra sự cố thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Nỗi lo của các bà mẹ là hoàn toàn chính đáng khi có nhiều thông tin về biến chứng nặng hay tử vong có khả năng liên quan tới vaccine chưa được giải thích và hồi đáp thích hợp. Quyền lợi một người cao hơn quyền lợi nhiều người hay không cũng là một vấn đề cần bàn tiếp. ------------------------------------------------------------- Rốt cuộc thì chúng ta cũng phải ra quyết định vì thời gian không cho phép chờ đợi thêm nữa. Khi không có thời gian, việc tham vấn ý kiến những người xung quanh trở nên phổ biến mà bây giờ “Bác sĩ Google” hay “Bác sĩ Facebook” là tiện lợi nhất. Tiện lợi nhưng cũng kèm theo NGUY CƠ, vì nhiều thông tin không được kiểm chứng, không được soi rọi bằng lăng kính chuyên môn và đôi khi chỉ phản ánh một nhận định cá nhân mà không ai phải chịu trách nhiệm. Tiếc thay, những tin giật gân, giàu cảm xúc lại thường được phát tán nhanh và nhiều hơn, cho thấy phần lớn cộng đồng phản ứng theo cảm xúc hơn là lý trí. Chính vì thế, việc tranh luận sôi nổi này thật ra là một tín hiệu tốt. Nó nói lên sự quan tâm rất lớn của cộng đồng và ý kiến đối lập gắt gao âu cũng là hệ quả của việc bên nào cũng muốn điều tốt nhất cho con mình và những trẻ em khác. Cuối cùng, nên nhớ rằng chúng ta không ai sống được cuộc đời của người khác. Mọi lời khuyên nên có giới hạn và cũng cần tự nhìn lại mình xem có quá khích không, nhất là trước sự bất định của y học cũng như trong cuộc sống. Đừng đặt các mẹ vào tình thế phải chọn hai bên chiến tuyến như kiểu chích ngừa nguy cơ X% còn không chích ngừa nguy cơ Y%. Việc cung cấp thông tin xác thực từ các nguồn chính thống (nhân đây xin lưu ý báo chí VN đa số cũng là dạng lá cải thôi) là quan trọng, nhưng việc tư vấn để bệnh nhân yên tâm và biết cách đối phó với các rủi ro cũng quan trọng và nan giải hơn nhiều. Bs Phạm Nguyên Quý."
  3. Xin lỗi a gì đó ạ. Nếu a tin vào cơ chế của cơ thể của tự nhiên mà ko cho con mình đi tiêm vacxin thì chẳng khác gì quay về cái thời ăn lông ở lỗ. Lúc đó chọn lọc tự nhiên diễn ra, con nào mạnh thì sống, yếu thì chết. Mục đích của việc nghiên cứu ra vacxin là để cho con người có được kháng thể, phòng chống bệnh tật. Dĩ nhiên, vẫn có rủi ro. nhưng tỉ lệ tử vong là thấp hơn rất rất nhiều nếu ko cho trẻ tiêm vacxin. Anh nghĩ xem 1 đứa trẻ ko tiêm vacxin, khi có mầm mống bệnh sẽ lây cho rất nhiều trẻ khác, nếu chúng cũng ko tiêm vacxin và thế là dịch bùng nổ thôi. Dịch sởi năm nào mà các bác lên gân chửi bộ trưởng y tế như đúng rồi bùng phát sau vài chục năm là do các mẹ tẩy chay vacxin đó ạ. Anh có tin ở vacxin hay ko là quyền của a, nhưng đừng bắt con trẻ phải lãnh hậu quả, không chỉ con anh mà còn nhiều đứa bé khác nữa!