moonlover

Hội viên
  • Số nội dung

    204
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by moonlover

  1. Khổ thân em gái. Hồi xưa nếu chị biết trang này sớm như em thì sẽ khác. Chị cũng gặp trường hợp như em cách đây 4 năm hồi chưa lấy chồng mà còn yêu nhau 8 năm cơ. Lúc chia tay chị 29T, ặc ặc. Nghĩ lại thì thấy mình hơi bị dũng cảm. hihi. Nếu dũng cảm thì em cứ tiếp tục cưới, bỏ cô kia qua một bên, Còn không nhờ các bác xem tử vi ông chồng, nếu ông ý tốt thì cưới, không thì hủy và nói rõ cho cả gia đình nội ngoại hai bên được biết. :wub:
  2. Kiến trúc sư Nguyễn An Nguyễn An, người Việt Nam có công lớn trong việc xây dựng Bắc Kinh Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành, là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, tọa lạc tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Khách du lịch quốc tế không ngớt tới đó thăm viếng, trầm trồ khen ngợi, nhưng ít ai biết rằng công trình đó có sự đóng góp quan trọng của một người Việt Nam vào thời nhà Minh, đó là Nguyễn An. Một số bài báo và sách vở của Trung Quốc và Đài Loan cung cấp tư liệu cho chúng ta về Nguyễn An như: “Dân chúng Bắc Bình nên kỷ niệm thái giám Nguyễn An, người An Nam” đăng trên tuần san sử địa Cái Thế, xuất bản ngày 11-11-1947 tại Thiên Tân. “Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài xây dựng Đại Bắc Kinh” đăng trên nhật báo Tiến Bộ ngày 2-2-1950 tại Thiên Tân. “Sự đóng góp cho Trung Quốc của người Giao Chỉ đời Minh” trích trong tạp chí Học Nguyên của Hồng Công và sau này được đưa vào sách “Minh sử luận tùng” xuất bản tại Đài Loan. Năm 1407, Trương Phụ, tướng của nhà Minh đem quân sang nước ta, lúc đó gọi là An Nam, với danh nghĩa giúp nhà Trần đánh nhà Hồ, bắt được cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương giải về Trung Quốc (Hồ Quý Ly bị an trí ở Quảng Tây, còn Hồ Hán Thương nhờ giỏi về binh khí, được cho làm quan, năm 1445 thăng đến chức Công Bộ thị lang, tương đương Thứ trưởng Bộ Công nghiệp ngày nay). Theo lệnh của Minh Thành Tổ, Trương Phụ khôi phục lại tên Giao Chỉ của nước ta như đời Hán, và tuyển chọn nhân tài có học vấn 9.000 người, cùng với 7.700 nghệ nhân đưa về Trung Quốc để xây dựng kinh đô. Ngoài ra, ông ta còn chọn một số thanh thiếu niên thông minh, tuấn tú, đưa về Nam Kinh đào tạo thành thái giám để phục vụ trong cung. Trong số đó có một vài người tài giỏi, nổi bật là : Phạm Hoành, Vương Cẩn và Nguyễn An. Đó là duyên cớ khiến Nguyễn An đến triều đình nhà Minh, thân cận với hoàng đế Minh triều và được tin dùng nhờ kiến thức và tài năng siêu việt. Thái giám người Giao Chỉ là một thế lực đáng kể tại triều đình nhà Minh. Phạm Hoành là người chủ trì việc xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An Tự ở tây nam Bắc Kinh với kinh phí 70 vạn lạng bạc. Vương Cẩn (còn có tên Trần Vũ) là thái giám giả bị phát hiện nhưng vua miễn tội chết, còn ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc. Nguyễn An được các vua Thành Tổ, Anh Tông tin dùng, giao cho trọng trách tiếp nối các công trình xây dựng Bắc Kinh. Để hiểu hơn về công việc của Nguyễn An, ta điểm qua một chút về sử đời Minh. Năm 1368 Chu Nguyên Chương diệt nhà Nguyên, lên ngôi hiệu là Minh Thái Tổ, đóng đô ở Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Minh Thái Tổ băng hà, thái tử mất sớm, thái tôn (cháu đích tôn) lên ngôi hiệu là Huệ Đế, năm 1399 bị Yên Vương Chu Lệ là con thứ của Chu Nguyên Chương cướp ngôi. Chu Lệ lấy hiệu là Minh Thành Tổ, năm 1421 dời đô về Bắc Bình là kinh đô cũ của nhà Nguyên, đổi tên là Bắc Kinh, rồi giao Nguyễn An trông coi việc kiến thiết đô thành. Sách “Kỷ niên lịch sử Bắc Kinh” chép rằng đời vua Minh Anh Tông có hạ lệnh cho thái giám Nguyễn An xây dựng chín cửa thành lầu Bắc Kinh và làm đốc công xây dựng tường thành Bắc Kinh. Sách “Thủy Đông nhật ký” của Diệp Thịnh đời Minh ghi rằng: “Nguyễn An, cũng gọi là Á Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng thành trì Bắc Kinh và chín cửa thành lầu, hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ ở Bắc Kinh và nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương, đều có nhiều công lao to lớn. Các nhân viên thuộc hạ của Nguyễn An ở Bộ Công chẳng qua chỉ là những người thừa hành phận sự, thực hiện những công trình do Nguyễn An quy hoạch, thiết kế ra đó thôi”. Trong 9 cửa thành lầu nói trên, ngày nay còn tồn tại cửa Chính Dương còn gọi là Tiền Môn ở phía nam quảng trường Thiên An Môn. Còn 2 cung, 3 điện là một quần thể kiến trúc to lớn của Cố Cung Bắc Kinh. Hai cung là Càn Thanh Cung và Khôn Ninh Cung. Ba điện là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân xây lần đầu hoàn thành năm 1420 (đời Minh Thành Tổ) nhưng qua năm sau bị sét đánh cháy rụi. Mãi 20 năm sau, đến đời vua Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) mới sai Nguyễn An thiết kế xây dựng lại. Sách “Chính Thống thực lục” ghi: “Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), hai cung, ba điện xây dựng hoàn thành, nhà vua ban thưởng cho Thái giám Nguyễn An và Tăng Bảo mỗi người 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, 1 vạn quan tiền”. (Ba điện này đến năm 1557 bị cháy một lần nữa, thiệt hại nặng nề, đời Gia Tĩnh thứ 38 (1559) được khởi công xây dựng lại, 3 năm sau hoàn thành, đến 1645 - đời Thuận Trị năm thứ 2 nhà Thanh - được đổi tên thành điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa như ngày nay). Tháng 4 năm sau (1442), vua Anh Tông ra lệnh cho đội quân xây dựng của Nguyễn An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây phủ Tôn Nhân, Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám)... Trong các công trình này, nay còn lại Quốc Học tức là Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay. Năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) đời Cảnh Đế, sông Hoàng Hà tại vùng Trương Thu, Sơn Đông, bị vỡ đê, triều đình lại cử Nguyễn An đi trị thủy, không may ông bị bệnh mất trên đường công tác. Mặc dù giữ cương vị quan trọng, công lao to lớn, nhưng ông sống thanh bạch, khi mất trong nhà không có tới 10 lạng bạc, tài năng và phẩm hạnh thanh cao của ông khiến người đương thời rất khâm phục và cảm mến. THIẾU BÌNH (Theo Minh sử, TQ sử lược) Đoạn này giống như Thăng Long nhân kiệt đã nói về việc Nguyễn An bị đi đày sang Trung Quốc làm tù binh nhưng lại rất được trọng dụng.
  3. Con đọc thấy tài liệu này sư phụ ạ, Ngoài ra trên VTV chương trình Thăng Long nhân kiệt cũng có một chương trình riêng về Nguyễn An, ngoài ra bác con nhà sử học Đinh Xuân Lâm cũng có nói đến chi tiết này. -------------------------------------- Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Nguyễn An quê vùng Hà Đông, từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông không những có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn có tài trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà (Trung Quốc). Chưa đầy 16 tuổi, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác" cung vua Trần. Khối óc thông minh và bàn tay tài hoa tuyệt vời của Nguyễn An đã lọt vào mắt Trương Phụ khi hắn chọn bắt những người Việt Nam có tài khéo nghệ tinh đem về dâng vua Minh (Trung Quốc). Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy nên đã giao cho ông chức thái giám. Thành Bắc Kinh xây dựng từ thời nhà Nguyên. Vua Minh thấy quá nhỏ hẹp lại chưa vừa ý. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Vua thấy vậy ủy cho quan thái giám Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) xây dựng lại thành Bắc Kinh. Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết về việc xây dựng thành Bắc Kinh hồi ấy nói rõ: "Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng". Điều đó có nghĩa là từ vẽ đồ án, thiết kế, đào luyện thợ cho các hạng mục công trình đến chỉ đạo thi công đều do Nguyễn An phụ trách. Việc xây dựng lại thành Bắc Kinh gồm các công trình sau: "Nội thành xây dựng hai cung, ba điện, năm phủ, sáu bộ và các công thự các ty. Ngoại thành có cửa Chính Dương có một chính lâu, ba gian nguyệt thanh lâu: cửa Sùng Văn, cửa Tuyên Vũ, cửa Triệu Dương, cửa Phụ Thành, cửa Đồng Trực, Tây Trực và cửa Đức Thắng, mỗi cửa có một chính lâu và một nguyệt thanh lâu. Ngoài các cửa đều dựng một cái bi lâu. Góc thành phía tây dựng một giác lâu. Cùng với các công trình xây dựng ấy còn phải đào một hệ thống hào xây gạch thoát nước, làm chín chiếc cầu đá qua hào dẫn vào thành. Khối lượng công việc cực lớn và phức tạp ấy đòi hỏi người tổng công trình sư chẳng những phải có tài về chuyên môn mà phải có tài tổ chức chỉ đạo. Bộ công xin 18 vạn thợ là dễ hiểu. Vậy mà, bằng sự tính toán của mình, Nguyễn An chỉ xin một vạn binh đang có mặt ở kinh sư lúc đó và chỉ làm trong ba năm chứ không năm năm như bộ công yêu cầu. Điều đó khiến cho triều đình nhà Minh sửng sốt, không ít người tỏ ra nghi ngờ. Song, bằng việc chỉ đạo chính xác, khoa học, toàn bộ công trình kiến trúc đồ sộ ấy đã được hoàn thành trong hơn hai năm. Vua Minh xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho 50 lạng vàng và nhiều vóc nhiễu quý. Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là người có tài đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu nhất chỉ huy việc hàn khẩu, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối: Đem toàn bộ của cải của ông không phải để xây lăng như những người có công thời ấy thường làm, mà là đem phát chẩn cho dân bị lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới. Như vậy là việc kiến trúc sư Nguyễn An xây thành chắc lấy từ trong sách của ông Dương Sỹ Kỳ kể về việc xây thành Bắc Kinh.
  4. Chúc mừng chị yeucon nhé. Rồi mọi việt tốt đẹp sẽ đến thui chị.
  5. Thế Canh Cô Mậu Quả thì Quả là Quả phụ hay quả tú ạ ? Vì em thấy mọi ngưoiừ bảo là Quả tú chứ không phải Quả phụ, hixhixx,
  6. huhu, bít thế cháu lấy chồng đinh Tỵ. được thằng con và vợ giống nhà này thì chồng lại không giống., hixx
  7. Khổ thân chú ý. Chắc chú phải nhờ sư phụ Thiên sứ đến can thiệp nếu có chuyện đó mất.
  8. Đây là lá số của chị gái cháu. Chị cháu năm nay cũng cao tuổi rồi nhưng cũn trẻ trung, trắng trẻo, ăn mặc mốt, học vấn được, vì chưa có con nên body vẫn eo lắm ạ. Mỗi tội là rất nhiều người yêu nhưng mãi đén bây giờ vẫn chưa lấy được chồng. Nhờ các bác xem hộ cho chị cháu được không ạ vì bố mẹ cháu cũng lo lắng. chị ý cũng đã đồng ý cho cháu hỏi hộ nhưng khôgn biết cách vào diễn đàn. Bác xem hộ cháu nếu số chị ý phải ra nước ngoài lấy chồng thì gia đình cháu cũng đồng ý để chị ý về hưu non rồi ra nước ngoài với chị 2 của cháu ạ.. đây là đừong link lá số của chị cháu. Vì mẹ cháu khong nhớ là sinh lúc trứoc 1h hay sau 1h nhưng loanh quanh tầm đấy nên cháu lấy lá số lúc 1h30 sáng: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 Gia đình cháu cảm ơn các bác ạ. Chúc các bác mạnh khoẻ và vạn sự như ý !!!
  9. thế ah, hihi cảm ơn anh. Không, giờ chị em muốn cưới rồi mà cứ trục trặc. Anh năm ngoái thì phát hiện ra anh ta li thân 13 năm nhưng chưa li dị. hịhhiị. còn anh năm nay lị dị rồi nhưng ra đi tay trắng nên chưa có nhà. hịhhiị. chả hỉu thế nào. lạ nhỉ ?
  10. Haiti sau động đất: Hoảng loạn, cướp bóc và nỗi lo bệnh tật (Dân trí) - Thi thể bé nhỏ của các em học sinh nằm xếp thành hàng cạnh đống đổ nát của trường; những gương mặt phủ bụi trắng, máu vẫn còn chảy, lang thang trên phố; bác sỹ dốc toàn lực cứu các nạn nhân... là bức tranh về Haiti sau động đất. Nhiều vùng bị san phẳng. Với tất cả các dịch vụ y tế, vệ sinh cơ bản đều bị phá hủy, hàng triệu người sống sót bị mất nhà cửa, bệnh dịch truyền nhiễm và nhiễm bẩn không thể kiểm soát sẽ là một mối đe dọa tàn khốc nữa đối với những người sống sót. Tay không tìm kiếm nạn nhân. Đất nước nghèo nhất ở Bán cầu Tây vẫn còn đang phải vật lộn để thoát khỏi 4 trận bão liên tiếp có sức tàn phá kinh hoàng từ năm 2008. Vì vậy mà sau trận động đất 7 richter, cảnh tượng ở Haiti là sự tàn phá, đổ nát đau lòng, với vô vàn tòa nhà bị đánh sập, như bệnh viện, trường học, nhà thờ, cũng như những khu nhà ổ chuột, xiêu vẹo và thậm chí là phủ tổng thống long lanh giữ thủ đô. Khói bụi phát ra từ tòa nhà phủ tổng thống sơn trắng muốt và các tòa nhà bị sập đó phủ một màn bụi trắng gần như khắp Port-au-Prince. Vào ngày hôm qua, những chiếc xe cứu thương lách ra và vào các đám đông, bỏ qua những thi thể nằm trên một tuyến phố và người đàn ông đang kéo lê một số người bị thương. "Gương mặt" lang thang vô định. Những người sống sót vẫn còn bị sốc lang thang trong vô định, một số gọi tên những người thân yêu của họ, cầu nguyện và kêu gào giúp đỡ. Những người khác với vết thương bắt đầu bị nhiễm trùng ngồi lê lết ở bên đường, đợi bác sỹ. Nhưng không chắc họ đã đến. Sống sót nhưng chưa kết kinh hoàng. Những chiếc trực thăng tìm kiếm và cứu hộ bay lượn bên trên những xác chết nằm sấp mặt trong đống đổ nát, sắt thép. Quần áo họ rách bươm. Sợ hãi, hỗn loạn bao trùm khắp mọi nơi. Hỗn loạn bao trùm khắp Haiti. “Hàng ngàn người đổ ra đường phố, kêu khóc, mang những thi thể đầy máu, tìm kiếm ai đó có thể giúp họ”, Bob Poff, giám đốc chi nhánh các dịch vụ thảm họa ở Haiti, thuộc đội cứu hộ quân đội, cho biết trên trang web của cơ quan này. Cầu cứu sự giúp đỡ. Poff viết khi anh đang lái xe xuống núi từ Petionville, một thành phố bên sườn đồi giáp với thủ đô, thì xảy ra động đất. “Xe tải của chúng tôi bị lật và lộn nhào như một món đồ chơi và khi nó dừng lại tôi nhìn ra ngoài cửa sổ thì thấy những tòa nhà đổ sập xuống”. Thiếu thốn mọi nguồn lực Sau đó Poff và những người khác xếp các nạn nhân lên sau xe tải của anh, đưa họ xuống đồi, hi vọng có thể gặp người cứu chữa cho họ. Xác chết nằm la liệt khắp nơi. Chưa có con số thương vong chính xác, nhưng giới chức Haiti lo sợ hàng ngàn, mà có thể là hàng chục, hàng trăm ngàn người đã chết. Một số lãnh đạo Haiti còn nhắc đến con số cao hơn 100.000, thậm chí là nửa triệu người. Trong sự hỗn loạn, các bác sỹ khẩn trương chữa cho vô vàn người bị thương. Bãi đỗ xe của khách sạn Villa Creole ở thủ đô Port-au-Prince trở thành một trung tâm cứu chữa. Dưới những chiếc lều được che chắn bằng các tấm ga vấy máu, hàng chục người nằm rên rỉ vì bị chảy máu đầu, gãy xương, chân tay tím bầm. Sụp đổ. “Tôi không thể chịu đựng được nữa. Lưng tôi đau lắm”, Alex Georges, 28 tuổi, đã nằm đó đợi được cứu giúp hơn một ngày. Cách đó vài mét là xác của một người đàn ông trạc tuổi anh. Khi động đất xảy ra trước 5h chiều hôm thứ ba, Georges đang trong một cuộc gặp với khoảng 30 sinh viên của một trường học ở Morne Hercule. Mái trường đổ sập, giết chết 11 người bạn cùng lớp anh ngay lập tức và khiến anh cùng những người khác bị thương nặng. Không nhà, ngủ trên đường phố. Hàng ngàn cảnh sát Haiti và lực lượng gìn giữ hòa bình đổ xuống phố để dọn dẹp đống đổ nát, hỗ trợ giao thông và duy trì an ninh. Nhưng họ không làm được gì nhiều: Những kẻ hôi của lượn khắp các cửa hàng rồi trà trộn vào trong đám đông những người tị nạn tuyệt vọng. Nhà tù chính của thủ đô cũng bị sập và có thông tin tù nhân đã trốn thoát. Người sống sót chờ đợi cứu trợ. Những người Haiti vẫn còn có thể đi được thì tháo chạy khỏi thủ đô. Hàng trăm người mang theo túi xách và của cải trên đầu hướng xuống một con phố chính của thủ đô. Cảnh sát phải kêu gào để giữ trật tự giao thông ở những ngã giao nhau để xe cứu thương cùng xe của LHQ vào Port-au-Prince. Vẫn phải tiến lên phía trước. Tại Petionville, mọi người dùng xà-beng và tay không để đào một trung tâm thương mại bị đổ sập. Hàng chục chiếc xe bị vùi dưới đống đổ nát. Trên đồi, khoảng 200 nạn nhân, gồm nhiều trẻ nhỏ, túm tụm bên nhau ở một khu đỗ xe của nhà hát, xé ga trải giường để che cái nắng như thiêu như đốt. “Điều khẩn thiết nhất là cứu người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, rồi sau đó cung cấp cho họ thức ăn, nước uống”, Sophie Perez, giám đốc tổ chức nhân đạo CARE tại Haiti, cho biết với các đồng nghiệp qua e-mail. “Mọi thứ đều khẩn thiết”. *Địa chỉ đóng góp giúp đỡ Haiti tại đây. Phan Anh Theo AP, Time
  11. Choài, 600m2 đất ở ngoại thành hà nội chắc ven láng hòa lạc hà tây bây giờ đã sát nhập thành Hà nội. Sau này nâng cấp lên kh oảng 5 đến 10 năm nữa bạn có biết nó ra bao tiền hok ???? Cô em họ tớ ngày xưa ở Diễn, về sau đường Phạm Hùng mở, cả nhà nó ra ngoài mặt đường. Giờ nhà nó thành khách sạn rùi, Đất 2000m2 chắc vô giá quá.
  12. ui, vợ anh giỏi thế,, trẻ thế mà đã là hiệu phó thì chắc său này sẽ như bà Doan nhỉ ? Lá số của anh không lấy được link rùi, anh lấy lại cho các bác xem đi.
  13. úi, cảm ơn bác hải thiên hà. Lại làm phiền bác ạ, Cháu lấy thêm lá số của chị cháu lúc 12h30 bác nhé: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2
  14. ui,c hả nhẽ lá số của chị em cháu khó thế ạ ??? các bác giúp cháu với . Chắc bố mẹ cháu hết hi vọng rùi. hixhixx
  15. ui rùi, đọc cái topic này vừa đọc vừa run. hịhị. Có phải cái góc trái của ảnh có hình hài cốt + đầu lâu (ma) á ??? Mấy cái bóng trắng trên ảnh thì hiện lên như thế. Nhưng như thế hơi ngạc nhiên vì kể cả cô Bích Hằng cũng thấy người âm theo cách có da cso thịt hoàn thiện chứ khogn phải bộ xương khô mừ.
  16. Không. Em mà anh Giaback. hixxhixx. Chị em 52 nhưng mà khá xinh xắn và trông trẻ như 40 thôi. Năm ngoái vẫn có người yêu làm bên tập đoàn Nam Cường giàu có và tải giỏi nhắm. năm nay cũng đang có người yêu là giảng viên đại học nhưng chưa hiểu đi đến đâu nên cả nhà vẫn đang hi vọng. Đi xem phần âm thì bảo có 3 con ma theo., Chả hiểu thế nào nên cả nhà vẫn cứ hi vọng. Nếu mà khó thật thì về cuối đời chị ý ở với ai nhỉ ? Chả nhẽ ở với vợ chồng em. À, thêm chút thông tin là nhà em có 3 chị em gái (không có con trai), cô chị thứ hai ở nước ngoài. Còn mỗi chị ý với em ở Việt Nam thui ạ.
  17. gà con trúng tuyển việc mới chưa ? Nếu trúng rồi thì đúng là năm sau phất to như lời dự đoán của các bác và gia bach rùi nhé. chúc thành công.
  18. Về khía cạnh thực tế thì em nên đi làm. Kể cả có xin học bổng nước ngoài thì em cũng phải có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam. Nếu không được thì em có thể học trong nước cũng được, cũng nhiều bằng nước ngoài mà. Giỏi nữa thì sau đó phấn đấu vào một công ty nưôó ngoài có nhiều suất học bổng thì em vừa có nghề nghiệp lai vừa có học bổng. Đến đâu hay đến đấy. vài lời giúp em thôi vì chị không biết tử vi nhưng về thực tế thì nên đi làm trước để có tiền rồi tiếp tục đầu tư đi học.
  19. 2 tuần nữa lại off nhé, không lại "nhớ nhau" hihi. Sau vụ đi off đấy thì boyfriend nhà tớ bảo bao giờ mở lớp thì bảo anh. hìhi.
  20. ùi, bác này thi quá nổi tiếng. con rể cũ của cụ Võ NGuyên Giáp. hìhhiì. Chủ tịch hội đồng quản trị FPT Việt Nam.
  21. Cô này giống cô Vũ Hoàng Điệp Miss World gì thế nhỉ ?
  22. ôi ôi đúng toàn tập. nó toàn phiên dịch cho cháu thôi bác ạ. mà toàn bị cháu xù tiền dịch,. hehe. Hiện giờ nó đã nhờ sư phu Thiên Sứ sửa nhà xong rùi ạ. Không hiểu có phải li dị không ? Con thì bé tí bằng cái kẹo. Hay là vợ c hồng nó đẻ thêm con có được không ạ ? hihi. Cháu hỏi luôn hộ nó bác nhé.
  23. ui, vậy bác haithienha không ở việt nam ạ ??? Sorry bác.
  24. ui, cháu bái phục bác liễu ngân đình và bác hải thiên hà đấy. Đây l à bạn của cháu cháu chứng kiến từ đầu đến cuối. Nếu chồng nó không tốt thì có nên li dị không bác ? Li dị luon bác nhỉ ? hehe.
  25. Nhà em cũng bị trùng tang đây nhưng là do Nghiệp Chướng được gọi là Tiền Oan Nợ kiếp. Cái này em kể đi kể lại rất nhiều rồi nhưng thấy anh hung303 có nhiều lăn tăn nên em cũng muốn nói ra. Việc trùng tang của nhà em cũng giống như nhà anh là bắt đầu từ 1 người chú mất. Khi đó đã có người nói rằng sẽ có 3 người tiếp theo trong năm mất (mà lúc đó chỉ cách Tết đúng 1 tháng). Thì đúng 30 ngày sau thì người chú thứ hai mất. Nhà em đã nhờ cô PHan Thị BÍch Hằng thì cũng được cô thông báo cho như vậy (và chủ yếu là cô nói chuyện với các cụ nhà em). Sau đấy cô cũn chỉ cho cách để cắt và không phải đưa người âm lên chùa như thủ tục nhà mình thường làm vì đưa người âm lên chùa họ sẽ rất khổ sở. Nhưng việc trùng tang đúng là không phải do họ hàng hoặc ông bà tổ tiên nhà mình làm. Và không bao giờ ông bà tổ tiên lại đi làm hại con cháu cả mà đó là nghiệp chướng nhà mình phải trả. Họ hàng nhà em ở dưới âm tức là ông bà gia tiên cũng phải khóc lóc rất nhiều để xin "quan trên" tha không bắt thêm người nhà em nữa. Việc thứ hai em thấy là sau khi tìm hiểu thì em mới được biết rằng tất cả các thủ tục ở mộ bao giờ cnxg phải ra ban thờ thần linh trước rồi sau đó mới ra mộ ông bà mình. Thần linh là những người cai quản đất đai của ông bà mình nên như mình phải xin phép ông chủ tịch phường đã rồi mới vào nhà ở. Anh hung303 có gì chat với em nhé. Em nói thầm thì,. hihhiif, không là sắp đến ngày đóng cửa âm phủ rồi đó.