
tuyendra
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
8 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
1 NeutralAbout tuyendra
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Cháu cảm ơn bác Thiên Sứ nhọc công trả lời cháu. Cháu nói: "Trong Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không có phần Ngoại kỷ thời Hồng Bàng". Đây là cháu đọc trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Hưu) nên cháu thắc mắc là Tại sao Sử gia Lê Văn Hưu không đề cập đến thời Hồng Bàng mà chỉ bắt đầu từ thời Triệu Đà. Cộng thêm thấy trong sử ghi lại các hiện tượng tự nhiên từ bao đời trước nên cháu thắc mắc cho là trước Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu phải có những bộ sử khác ( Không được cụ Lê Văn Hưu và cụ Ngô Sỹ Liên nhắc đến). Nếu các cụ lấy tư liệu từ bộ sử khác thì cũng nên có nêu trích dẫn từ bộ sử nào phải không bác? Cháu không phủ nhận đâu ạ (cháu không biết thì không dám phủ nhận), cháu chỉ thấy thắc mắc những điều chưa rõ nên mới mạnh bạo đưa lên diễn đàn để học hỏi thôi ạ.
-
Mọi người cho cháu (cho em) hỏi chút ạ, cháu có đọc Đại Việt sử ký toàn thư ( Bản dịch chữ Quốc Ngữ), có viết về các sự kiện nhật thực, nguyệt thực, lũ lụt xảy ra trước thời của các nhà viết sử. Vậy, các nhà viết sử đó lấy thông tin ở đâu? Hay là họ có khả năng tính toán (hệ thống kiến thức, phương pháp) biết được thời gian xảy ra các hiện tượng đó trong quá khứ và tương lai? Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ông Ngô Sỹ Liên biên soạn lại và hiệu chỉnh, bổ sung có tham khảo từ các bộ sử của Ông Lê Văn Hưu và Ông Phan Phu Tiên. Như vậy trước Ô. Lê Văn Hưu có người viết sử rồi? Trong Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu không có phần Ngoại kỷ thời Hồng Bàng. Vậy có nên nghi ngờ về phần Ngoại kỷ trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư không? Xin mọi người để tâm, mất chút thời gian giải thích, chỉ bảo cho cháu (cho em) ạ.
-
tuyendra started following Thắc mắc về Bộ sử Đại Việt Sử Ký Toàn thư
-
Anh Phamhung thân mến! Cám ơn anh đã chia sẻ thông tin. E có nhớ là Hai Bà Trưng khởi nghĩa giành được 65 thành (cả miền bắc nước ta và nhiều khu vực của Trung Quốc hiện nay), chứng tỏ Vua bà được lòng người dân, cũng cho thấy có cộng đồng người Việt rộng lớn tạo điểm tựa cho Vua bà. Thông tin về phát hiện mà anh chia sẻ càng củng cố cho nhận định này ạ.
-
Cảm ơn anh đã có chia sẻ, em còn phải học hỏi nhiều ạ.
-
Anh Đa Lang nói đúng, năng lượng tự do khó kiểm soát, người sử dụng năng lượng này không có bản lĩnh dễ bị chính nó chi phối, ảo tưởng bản thân (tẩu hỏa nhập ma) gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tôi nghĩ các nền văn minh trước sụp đổ là do nắm bắt được nguồn năng lượng này nhưng không kiểm soát được, điều này thể hiện qua rất nhiều truyền thuyết nói rằng ngày tận thế đến khi đạo đức của nhân loại bị suy đồi quá mức không còn phù hợp với chân lý vũ trụ nên bị tự nhiên đào thải. Đây cũng là bài học cho chúng ta.
-
Thưa bác hiện tại cháu chỉ biết 5 cuốn sách của ông Mundasep: Trong vòng tay Sambala, Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Chúng ta thoát thai từ đâu, Hoàng kim bản Harachi, Ma trận sự sống trên trái đất.Cháu thấy các cuốn sách trên có những luận cứ rất mới lạ đáng để quan tâm nhưng quy lại vẫn có chung gốc với quan điểm của bác ạ.
-
Thưa bác Thiên Sứ và các thành viên, rất có thể nền văn minh Atlantics đã sử dụng sức mạnh tinh thần đi kèm với những nguồn năng lượng khác. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng chính sức mạnh tinh thần mới là nguồn năng lượng chính của họ. Nền văn minh hiện tại chưa khai thác được nhiều từ nguồn năng lượng này. Tôi rất ủng hộ bác Thiên Sứ đưa văn minh Việt tộc trở lại ánh hào quang làm nền tảng cho sự phát triển của nhân loại. Tôi xin chia sẻ sự quan tâm của tôi về những bộ sách rất hay của ông Erơnơ Munđasep với tất cả mọi người. Những bộ sách này có thể phần nào giải đáp thắc mắc của mọi người về năng lượng được sử dụng ở những nền văn minh trước. Thân ái!
-
Cháu chúc mừng sinh nhật bác, cháu chúc bác luôn mạnh khỏe, an lạc, gặp nhiều may mắn.