htv

Hội viên
  • Số nội dung

    74
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About htv

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. DD Da Htv cam on Su Phu. The la yen tam roi. Do phai lo mang bia xuong ham tru an de uong roi .1.2.3..Dzo Dzo
  2. Chưa hết đâu ah" Còn đây nữa . Quan điểm rõ ràng nha : Đã đến lúc chống lại các thủ đoạn của Hoa Kỳ Li Bing 29-07-2010 BẮC KINH, ngày 29 tháng 7 (Tân Hoa xã) – Xúi giục các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Nam Trung Hoa là một bước khởi đầu nhằm mục đích ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Biển Nam Trung Hoa là vùng biển với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc trong một ý nghĩa về địa chính trị. Các bế tắc hiện nay trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Nam Trung Hoa đang được khai thác như một lý do cần thiết cho sự can thiệp bên ngoài. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức tại Việt Nam ngày 23 tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa là “quan trọng cho sự ổn định khu vực” và đề xuất một cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp. Hoa Kỳ là cường quốc bên ngoài lớn nhất cản trở việc giải quyết hòa bình về vấn đề Biển Nam Trung Hoa. Chính phủ Obama điều chỉnh chính sách Đông Nam Á của Washington trong một nỗ lực có thiện cảm với các nước ASEAN. Hoa Kỳ đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực để ngăn cản Trung Quốc bằng cách can thiệp qua Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN. Washington đã tăng cường hợp tác quân sự trong khu vực, lén lút xúi giục và hỗ trợ một số nước xung quanh để tranh giành quần đảo Nam Sa, và đã cử tàu hải quân đến vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc để tiến hành các cuộc khảo sát bất hợp pháp. Giải quyết vấn đề Biển Nam Trung Hoa có ý nghĩa lớn cho sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Theo như vấn đề an ninh quốc gia quan tâm, kiểm soát toàn bộ vùng biển có thể cho phép hải quân Trung Quốc bảo vệ vùng biển của chúng ta tốt hơn. Nó cũng giúp ích trong việc duy trì an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cố gắng quốc tế hóa vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Mỹ muốn hoãn lại việc giải quyết để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ có nhiều quyền lợi ở Đông Nam Á. Về mặt chiến lược, Washington muốn khu vực Đông Nam Á hình thành trung tâm “liên minh chiến lược châu Á”, gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ. Về mặt chính trị, Mỹ vẫn tiếp tục xuất khẩu “dân chủ” và các giá trị phương Tây sang các nước Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với khu vực Đông Nam Á trên phương diện thương mại, tài chính, đầu tư và xem xét một thị trường quan trọng thứ hai ở nước ngoài, nhà cung cấp tài nguyên và điểm đến đầu tư. Về mặt quân sự và an ninh, Hoa Kỳ muốn thiết lập các căn cứ quân sự nhiều hơn và tích cực can thiệp vào các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tất cả các bên trong khu vực thèm muốn trữ lượng dầu lửa và khí đốt tương đối giàu có ở Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt là Hoa Kỳ, là nước mong muốn kiểm soát các nguồn năng lượng trên toàn thế giới, mà họ không bao giờ do dự để khởi động một cuộc chiến tranh. Do đó, Mỹ đã thực hiện các nỗ lực tuyệt vời để làm phức tạp, kéo dài và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và họ đang cố gắng để làm cho vùng biển này là vùng biển quốc tế để họ cố tình tham gia khai thác dầu trong khu vực. Ngoài ra, thông qua hợp tác với các công ty dầu của Việt Nam, Malaysia và Philippines, các công ty dầu khổng lồ của Mỹ đã tham gia khai thác dầu khí tại Biển Nam Trung Hoa và quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng đó là nhiệm vụ cung cấp an ninh cho các công ty này. Hoa Kỳ có một lợi ích quốc gia trong việc đi lại trên Biển Nam Trung Hoa. Để bảo đảm kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng, Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc hợp tác với các nước có liên quan khác để giải quyết vấn đề. Ngược lại, qua việc giám sát Trung Quốc với cường độ cao về các tàu chiến, máy bay và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với một số quốc gia, Mỹ đang ngăn cản một giải pháp hòa bình về vấn đề này. Vấn đề Biển Nam Trung Hoa không chỉ quan tâm trong việc tranh đua về quyền tài phán của các hòn đảo và đá ngầm, phân định vùng đặc quyền kinh tế và phân chia tài nguyên biển, mà còn liên quan đến sự an toàn trên các tuyến đường biển chiến lược của Trung Quốc và phát triển lâu dài. Vì vậy, vấn đề cần phù hợp với tầm quan trọng chiến lược như mối quan tâm an ninh quốc gia. Một điều kiện tiên quyết quan trọng để thúc đẩy học thuyết “gác tranh chấp qua một bên và cùng khai thác” đó là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trên Biển Nam Trung Hoa. Gác tranh chấp sang một bên không có nghĩa là hoãn vô thời hạn, và cũng không phải từ bỏ chủ quyền. Trung Quốc cần phải tăng cường quản lý thuỷ sản, giám sát hàng hải để bảo vệ quyền và lợi ích của ngư dân Trung Quốc, xua đuổi các tàu nước ngoài khảo sát bất hợp pháp, đòi chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa và ngăn cản các hành động của những kẻ khác cướp bóc tràn lan các nguồn lực của chúng ta. Trung Quốc kiên định trong việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình với các nước láng giềng. Trung Quốc không bao giờ bắt nạt kẻ yếu. Đồng thời, Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép các lực lượng bên ngoài, như Hoa Kỳ, can thiệp vào vấn đề này. Tác giả là một cựu chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, trường Trung ương Đảng. ——– Ngọc Thu dịch Nguồn: http://news.xinhuanet.com/english2010/inde.../c_13420374.htm Nguồn VN : http://anhbasam.com/
  3. Và đây nữa nhé ! Link : http://vietnamnet.vn/chinhtri/201007/Trung...en-Dong-925789/ Trung Quốc bác bỏ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông Cập nhật lúc 19:19, Thứ Sáu, 30/07/2010 (GMT+7) Một tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đề cập tới việc Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh hôm nay (30/7) tuyên bố, Trung Quốc có “chủ quyền không tranh cãi” với các đảo ở Biển Đông và vùng biển bao quanh. Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông ngày 26/7. Ảnh: THX Trong một cuộc họp báo, ông Canh Diên Sinh cho hay, Trung Quốc sẽ thúc đẩy cách giải quyết khác nhau về Biển Đông với “các nước có liên quan” thông qua đối thoại và đàm phán, đồng thời bác bỏ quốc tế hóa vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do của tàu thuyền và máy bay từ “các nước có liên quan” đi qua Biển Đông trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Theo thông tin đăng trên trang nhất của tờ nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Đông. Cuộc tập trận diễn ra ngày 26/7 với sự tham gia của các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu. Các tàu chiến và tàu ngầm của hạm đội Nam Hải hải quân Trung Quốc đã thực hiện diễn tập tấn công các mục tiêu trên biển. Theo nhật báo PLA, một phi đội hải quân cũng tham dự diễn tập kiểm soát hoạt động trên không. Tuy nhiên, báo này không nói rõ địa điểm diễn tập hay số lượng tàu chiến tham gia. Trước đó, vào hôm chủ nhật (25/7), song song với việc hải quân Mỹ - Hàn bắt đầu cuộc tập trận chung trên bán đảo Triều Tiên, PLA đã tiến hành cuộc diễn tập bắn đạn thật rầm rộ ở gần vùng biển Hoàng Hải. Theo Truyền hình trung ương Trung Quốc, lực lượng pháo binh quân khu Nam Kinh đã tiến hành cuộc diễn tập toàn diện có sự tham gia của tên lửa đất đối không, máy bay do thám không người lái và rađa. Giới phân tích cho hay, cuộc tập trận có cả bắn tên lửa quy mô lớn và tầm xa là một phản ứng của Trung Quốc trước cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. Đây là cuộc tập trận lớn nhất của hai nước kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 kết thúc, với sự tham gia của 20 tàu chiến, 200 máy bay, 8.000 thủy thủ và cả sự hiện diện của tàu sân bay hạt nhân Mỹ U.S.S. George Washington. Giới phân tích nhận định, căng thẳng Trung - Mỹ có thể gia tăng khi Mỹ - Hàn tiếp tục các cuộc diễn tập. Seoul và Washington dự kiến tiến hành thêm 10 cuộc tập khác trong năm nay. Choi Jin-wook, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc cho rằng, vụ việc tàu Cheonan đã làm gia tăng quan ngại về khả nặng đụng độ quân sự Mỹ - Trung. Còn Tôn Triết, giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc thì gọi đây là “cuộc khủng hoảng mới” giữa hai nước. Cũng trong cuộc họp báo hôm nay (hai ngày trước dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập PLA), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Thành cho hay, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ở mức hợp lý. Theo đó, mức chi tiêu này hàng năm chiếm khoảng 1,4% GDP vài năm gần đây trong khi một số cường quốc khác trên thế giới là 2 - 4%. Ông này khẳng định, Trung Quốc sẽ và luôn theo đuổi con đường phát triển hòa bình, hoàn toàn tuân thủ chính sách phòng thủ quốc phòng quốc gia. Người phát ngôn Canh Diên Thành nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ không lao vào một cuộc chạy đua vũ trang hay đe dọa quân sự với nước khác. “Nhiệm vụ cơ bản của quân đội Trung Quốc là bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”, ông nói. Thái An (Tổng hợp từ THX) ................................................................................ Thưa Sư phụ, hình như tình hình hơi nóng phải không ah. Sư phụ lên quẻ cho con xem liệu mình có yên tâm uống bia tươi và giả chồn không ah. Hay lại chui xuống hầm tránh đạn sớm ah.
  4. Va day tiep tuc giay chet ne http://vietnamnet.vn/chinhtri/201007/TQ-co...en-Dong-925743/ Chuyên gia quân sự TQ: 'Trung Quốc có thể dùng quân sự trong vấn đề Biển Đông' Dẫn bản tin trên trang nhất tờ nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 29/7, Tân Hoa xã cho hay, cuộc tập trận diễn ra hôm 26/7, với sự tham gia của nhiều nhóm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu. VietNamNet giới thiệu bài viết dưới đây như một tư liệu tham khảo. Mời bạn đọc cùng thảo luận PLA "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn" Theo kịch bản diễn tập, tàu chiến và tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông của hải quân Trung Quốc bắn tên lửa dẫn đường nhằm vào các mục tiêu trên biển, trong khi máy bay chiến đấu thực hiện kiểm soát không phận. Tuy nhiên, bản tin không nói rõ địa điểm chính xác của cuộc tập trận cũng như số tàu chiến tham gia. Giám sát cuộc tập trận này có Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Trần Bỉnh Đức. Ông Đức cho biết, PLA đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và chuẩn bị "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn". Ảnh: xinhuanet.com Cuộc tập trận diễn ra chỉ ba ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong “việc tự do đi lại, tự do đi vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông". Biển Đông được đánh giá là chứa nhiều tài nguyên như dầu khí và đá cháy, có nhiều tuyến hàng hải quan trọng và là nơi đang tồn tại những tranh chấp về chủ quyền. Theo tờ Văn hối báo của Hồng Kông dẫn quan điểm của các chuyên gia quân sự Bắc Kinh, cuộc diễn tập và phát biểu của ông Đức cho thấy, PLA sẽ dùng biện pháp quân sự trong vấn đề Biển Đông trong tương lai, đồng thời cũng để thể hiện sức mạnh quân sự nhằm hậu thuẫn cho các biện pháp ngoại giao. Quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây tiến hành một loạt tập trận trên biển hoặc ở duyên hải. Đầu tháng này, PLA tập trận bắn đạn thật trên vùng biển Hoa Đông. Báo chí Trung Quốc hôm qua cũng tiết lộ hai cuộc diễn tập ở gần Hoàng Hải. Tập trận có sự tham gia của nhiều nhóm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia quân sự Lưu Giang Bình cho biết, sở dĩ quân đội Trung Quốc gần đây tiến hành nhiều cuộc diễn tập như vậy là vì sức ép quân sự đối với Trung Quốc đang tăng lên, nên nước này cần nâng cao số lần cũng như mức độ huấn luyện. Chùm ảnh trên Xinhuanet.com về tập trận của Trung Quốc:
  5. Thua Su phu.... Gio day la Bien dong that roi ( hom nay 29/7):Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn tại Biển Đông VIT - Hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc huấn luyện diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn tại Biển Đông, theo nguồn tin trên trang nhất của Nhật báo Quân đội Trung Quốc đăng tải ngày 29/7. Như để tăng sức mạnh cho tuyên bố "Mỹ cần phải thay đổi chính sách để thừa nhận vai trò của Trung Quốc như một cường quốc lớn trên trường quốc tế nếu họ muốn tránh va chạm và bất ổn!"- được đăng tải trên một tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc - từ giữa tháng 7 tới ngày 26/7 quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Đông với sự tham gia của nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu. Trung Quốc cũng đang gia tăng cường độ tập trận bắn đạn thật tại vùng biển Hoa Đông, cách không xa nơi liên quân Mỹ-Hàn đang tập trận. Những phản ứng "cứng rắn" này của Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh phía Đông Bắc Á đang có cuộc tập trận qui mô lớn của liên quân Mỹ-Hàn và phía Đông Nam Á vừa kết thúc diễn đàn các bộ trưởng ngoại giao ASEAN - ARF. Đợt diễn tập bắn đạn thật này của Trung Quốc không phải là không có đích nhắm, bởi một trong số các thành công lớn của ASEAN - ARF Hà Nội là các Bộ trưởng tham dự diễn đàn khẳng định ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC); và dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) hướng tới mục tiêu xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong tương lai. Phát biểu tại tại diễn Đàn ASEAN - ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton, cho biết "Mỹ có những lợi ích quốc gia của mình trong việc giải quyết ổn thỏa các xung đột tại biển Đông." Được biết, trong khoảng thời gian qua Trung Quốc đã thực thi chính sách híếu chiến đánh chiếm và chiếm giữ bất hợp pháp nhiều đảo và vùng biển của các quốc gia trong khu vực. Song song với việc gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế mà tham vọng mở rộng lãnh hải của Trung quốc ngày càng tăng. Mô tả quy mô của cuộc tập trận Nhật báo chính thức của Quân đội Trung Quốc cho hay. Trung Quốc tập trung ba hạm đội tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại Biển Đông: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội Nam Hải là thành phần tham gia chính thức với sự có mặt của tầu khu trục 171, 169, tàu hộ vệ tên lửa 570, tàu tên lửa cơ động nhanh, tàu ngầm, máy bay tiêm kích, tàu tiếp tế hậu cần…. Hạm đội Đông hải với sự có mặt của tàu khu trục Hàng Châu-136, Phúc Châu-137, Thái Châu-138, Ninh Ba-139. Hạm đội Bắc Hải cử tàu khu trục 116 và một số tàu hội vệ tên lửa khác. Được biết, tham gia thị sát và kiểm tra lần diễn tập này với sự có mặt của tổng tham mưu trưởng, ủy viên quân ủy trung ương - ChenBingDe, tư lệnh hải quân, ủy viên quân ủy trung ương-WuShengLi, Tư lệnh quân khu Quảng Châu-XuFenLin, lãnh đạo quốc gia và các cơ quan hữu quan, lãnh đạo cục công nghiệp quốc phòng…. ChenBingDe Trong quá trình tiến hành diễn tập, các tàu chiến và tàu ngầm thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã thực hiện tấn công vào các mục tiêu trên biển bằng các tên lửa dẫn đường, trong khi đó các tàu chiến nổi thực hiện tác chiến phòng không chống tên lửa. Các máy bay của hải quân cũng tham gia vào hoạt động kiểm soát đường không, theo nguồn tin cho biết. Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết chính xác vị trí tổ chức diễn tập và số lượng các tàu chiến tham gia diễn tập.Trong quá trình giám sát cuộc huấn luyện diễn tập, Tướng Chen Bingde (Trần Bỉnh Đức), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, phát biểu Quân đội Trung Quốc phải “chú ý tới sự phát triển của tình huống và nhiệm vụ” và phải “chuẩn bị kỹ cho cuộc chiến mà phụ thuộc vào quá trình huấn luyện quân sự quy mô”. Trong diễn biến khác liên quan tới Quân đội Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc đưa tin, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành hai cuộc tập trận gần Hoàng Hải, trong khi Mỹ cùng Hàn Quốc tham gia tập trận chung tại Đông Hải. Theo hãng tin Xinhua, một đơn vị đồn trú tại một tỉnh đảo thuộc Bộ chỉ huy Quân sự Jinan đã đưa lực lượng chiến đấu và vũ khí tới “một thành phố duyên hải” thuộc tỉnh Shandong vào ngày 27/7. Hãng tin CCTV cho biết, đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành tập trận bắn rocket tầm xa quy mô lớn. Liu Mingjin, Tham mưu trưởng sư đoàn pháo binh, phát biểu với CCTV rằng cuộc tập trận này nhằm kiểm tra độ chính xác khi tấn công tầm xa của binh sĩ. .............................. Nguon : http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quansu/THSK/...65/default.html Không những thê mà : Trung Quốc lên mặt muốn dạy cho Mỹ một bài học? nữa nha : Trung Quốc lên mặt muốn dạy cho Mỹ một bài học? VIT - "Mỹ cần phải thay đổi chính sách để thừa nhận vai trò của Trung Quốc như một cường quốc lớn trên trường quốc tế nếu họ muốn tránh va chạm và bất ổn!"- một tờ báo lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 29/7 cho hay. Bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc, đã được đăng tải sau cuộc tranh cãi gần đây nhất trong quan hệ Trung-Mỹ, về những gì Trung Quốc xem là sự can thiệp vô lý của Mỹ đối với cuộc tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông. Trong khi các quan chức cao cấp, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, cho biết họ hoan nghênh một nước Trung Quốc thịnh vượng và phát triển, thì lời nói tốt phải đi đôi với hành động, tờ báo cho biết. "Nếu Mỹ không thể tìm được cách công nhận và chấp nhận việc Trung Quốc bước vào vũ đài thế giới với tư cách là một cường quốc, thì các mối quan hệ sẽ thay đổi lên xuống như hình chữ chi," bài báo nói. "Sự bất ổn định này trong các mối quan hệ sẽ có ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với quan hệ song phương, mà còn đối với thế giới, và đó không phải điều mà mọi người muốn chứng kiến." Bài báo cho biết, Tổng thống Obama đã khởi đầu rất tốt đẹp bằng chuyến thăm của ông tới Trung Quốc hồi năm ngoái, tuy nhiên, những tranh cãi về kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ, về Tập đoàn Google và về giá trị của đồng Nhân dân tệ đã cho thấy Mỹ không có sự thay đổi thực sự nào. "Về vấn đề cùng tồn tại như thế nào với một Trung Quốc phát triển nhanh chóng, trong thực tế Washington đã không tính toán mọi việc theo một cách bình tĩnh." Thật sai lầm khi cho rằng, như một số chuyên gia tại Mỹ tin tưởng, Trung Quốc sẽ linh hoạt trong việc giải quyết những vấn đề nhất định khi các mối quan hệ giữa hai nước được tăng cường, bài xã luận cho biết. "Khi vấn đề cốt yếu của Trung Quốc đạt được sẽ không thể không có một phản ứng. Tình trạng của mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoặc thậm chí là quyết định đến hòa bình và ổn định trên toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ... Các mối quan hệ tới một mức độ rộng lớn trong tương lai sẽ xoay quanh việc liệu Washington có thể kiểm soát được sức mạnh của họ hay không." Phản ứng "cứng rắn" này của Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh phía Đông Bắc Á đang có cuộc tập trận qui mô lớn của liên quân Mỹ-Hàn và phía Đông Nam Á vừa kết thúc diễn đàn các bộ trưởng ngoại giao ASEAN - ARF. Một trong số các thành công lớn của ASEAN - ARF Hà Nội là các Bộ trưởng tham dự diễn đàn khẳng định ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC); và dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) hướng tới mục tiêu xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong tương lai. Phát biểu tại tại diễn Đàn ASEAN - ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton, cho biết "Mỹ có những lợi ích quốc gia của mình trong việc giải quyết ổn thỏa các xung đột tại biển Đông." Được biết, trong khoảng thời gian qua Trung Quốc đã thực thi chính sách híếu chiến đánh chiếm và chiếm giữ bất hợp pháp nhiều đảo và vùng biển của các quốc gia trong khu vực. Song song với việc gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế mà tham vọng mở rộng lãnh hải của Trung quốc ngày càng tăng. http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Quocte/LA79655/default.html ........................................................ Con nghĩ phen này thì Mỹ giãy chết chắc rồi !!.
  6. Htv cám ơn sư phụ Thiên Sứ. Con đang chờ ngày đẹp trời đấy đây ạ. Có lẽ cũng không xa nữa. Vì Htv cảm nhận cuộc chiến đó ko xa nữa. Sự kiện tàu bị chìm này của HQ khiến con cảm nhận có vẻ giống sự kiện vịnh Bắc Bộ. Nhìn phi vụ Kim Chung Il sang TQ một cách nửa bí mật nửa công khai đó có lẽ cũng một phần của câu chuyện.
  7. Thưa Sư phụ Thiên Sứ : Ở trên Sư phụ đã rút lại lời dự đoán về không xảy ra chiến tranh ở Cao Ly. Vậy htv xin hỏi Sư Phụ : Trong trường hợp đó thì liệu khi nào xảy ra chiến tranh giữa Nam , Bắc Cao Ly. Năm nay?. Sang năm hay ... lâu hơn nữa ah.
  8. Hiện nay trên báo chí cũng như một số bài được copy vào topic Lời tiên tri này về vấn đề khủng hoảng kinh tế lần 2. Trong đó có vấn đề khoảng hoảng nợ công tại Hi Lạp và châu Âu. Vậy Htv muốn hỏi sư phụ và các anh em ở đây 2 câu hỏi : 1. Liệu Hi lạp có bị sụp đổ không ?. 2. Nếu có, vậy liệu đồng Euro của Eurozone ( Liên Minh châu Âu) liệu còn tồn tại không ?. Tại sao lại có câu hỏi 2, vì nếu Hi Lạp sụp đổ thì chắc chắn LM Châu Âu ko giải quyết được vấn đề kinh tế. Tức là kiểu như người ta vẫn nói là : Đặt cái xe ngựa trước con ngựa, chứ ko phải đặt con ngựa trước cái xe ngựa.
  9. Sáng nay Htv có chuyển vào tài khoản của chị Wild 200K để góp vào Quỹ từ thiện. Nhờ chị kiểm tra giúp với ah.
  10. Vẫn còn tai nạn nữa sư phụ ạ, ------------------------------------- Thứ Hai, 25/01/2010 - 11:30 Li-băng: Máy bay chở 90 người lao xuống biển (Dân trí) - Một chiếc máy bay của hãng hàng không Ethiopia với khoảng 90 người trên khoang đã bị đâm xuống biển Địa Trung Hải vào sớm nay ngay sau khi cất cánh từ Beirut, các quan chức an ninh và hàng không cho hay. Chiếc máy bay Boeing 737-800 cất cánh vào khoảng 2h sáng nay để tới Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia. Các nhân chứng cho hay họ đã nhìn thấy một quả cầu lửa trên bầu trời trước khi chiếc máy bay lao xuống biển. Các mảnh vỡ từ máy bay đã được thấy ở ngoài khơi bờ biển Li-băng. Được biết chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar khoảng 5 phút sau khi cất cánh. Cảnh sát Li-băng loại trừ khả năng khủng bố và cho rằng nguyên nhân của vụ tai nạn có vẻ như liên quan đến thời tiết. Kể từ đêm chủ nhật, Beirut có mưa to và sấm sét. Tàu hải quân của Li-băng đã ngay lập tức được triển khai tới hiện trường vụ tai nạn. Được biết trên máy bay có khoảng 50 hành khách Li-băng. Nguồn : http://dantri.com.vn/c36/s36-375230/libang...-xuong-bien.htm
  11. Sư phụ và các sư huynh nhận xét thế nào về bài sau : Nhà đầu tư hàng đầu Chanos dự báo về cú sụp đổ của Trung Quốc Ngày 8-1-2010 James S. Chanos, một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ, người đã tạo nên một cơ ngơi hàng tỉ đô la từng nhìn thấy trước sự sụp đổ của hãng Enron, nay ông tin là mình đã nhận diện ra một tập đoàn lớn trên toàn cầu sắp tới sẽ sụp đổ chính là Trung Quốc. Chanos cảnh báo rằng nền kinh tế được kích thích đến mức cường điệu của Trung Quốc đang hướng tới sự sụp đổ – không phải là sự tăng trưởng bền vững mà hầu hết các kinh tế gia khắp nơi tin là sẽ giúp đưa nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi cơn suy thoái. Ông Chanos, 51 tuổi, người có công ty đầu tư với số vốn lớn có tên là Kynikos Associates, đặt trụ sở tại New York, quản lý 6 tỉ đô la, cho rằng khu vực bất động sản nổi lên nhanh của Trung Quốc đang phình to với tình trạng đầu cơ tài chính và trông giống như “Dubai gấp 1.000 lần – hoặc còn tệ hơn nữa”. “Bong bóng kinh doanh thể hiện rõ nhất do tình trạng cho vay tín dụng quá mức, chứ không phải là dư thừa giá trị”, ông nói với đài CNBC như vậy. Và không đâu việc cho vay tín dụng vượt quá mức lại lớn hơn là ở Trung Quốc”. Các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của Trung Quốc đã gạt bỏ những mối quan ngại của Chanos, khi họ nói rằng ông ta chỉ bắt đầu nghiên cứu về nền kinh tế Trung Quốc vào cuối mùa hè năm ngoái và có lẽ đã không có đủ kiến thức cần thiết để có được những tuyên bố to tát một cách nghiêm túc như thế. Đương nhiên Chanos không phải là người duy nhất tin rằng gói kích thích kinh tế cùng với việc ngân hàng cho vay tiền một cách vô tội vạ của Trung Quốc đang tạo ra những nhu cầu không có thật, điều này có thể dẫn đến sụp đổ sau này. Nhưng một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của ông là về vấn đề này. “Người Trung Quốc”, ông đã cảnh báo mới đây, “đang gặp nguy hiểm trong việc sản xuất một lượng hàng hóa khổng lồ mà lượng hàng hoá này sẽ không thể bán đi được”. Chanos nói rằng ông đã tìm thấy định nghĩa có tính triết học của mình trong một cuốn sách có tựa đề The Contrarian Investor. Sau khi tập đoàn Enron sụp đổ vào năm 2001, ông đã ra điều trần trước Quốc hội. Ông đã giải thích rằng hãng của ông tìm kiếm những công ty đưa ra những con số lợi nhuận trông có vẻ nhiều hơn sự thật, là những nạn nhân của một kế hoạch kinh doanh sai lầm hoặc đã dính líu vào “hành vi gian lận rõ ràng”. Chanos sẽ phải bổ sung cho những ý niệm và mối quan ngại của mình vào cuối tháng này trong một buổi nói chuyện tại trường Đại học Oxford.
  12. Hồ Tây và tên Thăng Long Với thế "Tựa núi nhìn sông Rồng cuộn Hổ ngồi", thủ đô Hà Nội đã vượt ra, không còn ở "trong sông" nữa. LTS: Sau khi bài viết với tựa đề: Thăng Long: biểu hiện ý chí vươn lên của người Việt của Sử gia Dương Trung Quốc được đăng tải, Tuần Việt Nam đã nhận được bài viết của các nhà nghiên cứu, giới sử gia, kiến trúc sư và nhiều người dân cùng chia xẻ băn khoăn khi bàn về việc trả lại tên Thăng Long cho Hà Nội. Tinh thần chung là tên nào cũng đẹp, cũng gắn với một thời lịch sử hào hùng của dân tộc nên sự lựa chọn thực khó khăn. Để đảm bảo thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết của KTS Trần Thanh Vân. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của bà. Mời độc giả tiếp tục tham gia thảo luận. Trước khi Liên danh tư vấn quốc tế PPJ báo cáo Thường trực Chính phủ về Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội lần thứ 3 trong tháng 10/2009, dư luận của những người yêu quý và quan tâm đến hình hài phát triển của Thủ đô trong tương lai, đều sôi nổi thảo luận, nhằm xác định Trung tâm của Thủ đô ở đâu? Và Trung tâm hành chính quốc gia sẽ ở đâu? Chúng ta đang gấp rút cho đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Và đây có lẽ là thời điểm thảo luận xem đã đến lúc Thủ đô của chúng ta có nên lấy lại tên Thăng Long hùng vĩ hào sảng, hay vẫn giữ mãi tên "Hà Nội trong sông". Hồ Tây là Trung tâm Thăng Long xưa Nhiều cứ liệu dư địa chí cũ khiến chúng ta tin rằng mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã chèo thuyền ngược sông Hồng, rôì xuyên qua thành Đại La, qua cửa Hà Khẩu tức phố Chợ Gạo ngày nay, đi vào sông Tô Lịch. Từ sông Tô Lịch có lối đi vào Hồ Dâm Đàm qua làng Hồ Khẩu thuộc vùng Long Đỗ. Hồ Khẩu chỉ cách Đầm Trị chuyên trồng loại sen quý cạnh đền thờ Trâu vàng chừng 1Km, nơi đó là "Rốn hồ", xưa kia chỉ cần có một cơn gió nhẹ là nơi đó xuất hiện cột nước xoáy bay vút lên. Để có được một quyết định thiêng liêng dời Đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên kinh đô mới là Thăng Long, tại nơi cửa hồ linh thiêng này, nhà vua đã phát hiện ra bí quyết phá bùa yểm của Cao Biền khi thấy cột nước này. Trong sách phong thuỷ, hiện tượng đó gọi là Long quyển thuỷ, sau này dân gian gọi là cơn lốc Hồ Tây. Từ vị trí quan trọng này, hướng sang phía Tây nhà vua nhìn thấy đỉnh Ba Vì chỉ cách chừng 25Km theo đường chim bay, còn nhìn và sang phía Đông là sông Hồng thoáng rộng. Đó là tứ văn quan trọng của bản Thiên Đô Chiếu: "Tựa núi nhìn sông" và "Rồng cuộn Hổ ngồi"của Người đọc trước quần thần trước khi dời Đô. Có lẽ nhờ phát hiện trọng đại trên nên sau khi dựng nên Kinh đô Thăng Long, nhà vua đã cho lập tại vùng hồ linh thiêng này 3 nơi thờ Dâm Đàm Đại Vương bố trí theo thế chân vạc ở Đình Nhật Chiêu, ở Đình Yên Hoa và ở Đền Thủ Lệ. Vào thế kỷ thứ 11, cả nước Đại việt chỉ có 6 triệu dân nên Hoàng thành Thăng Long được xây cho vua ở và triều đình làm việc thì chỉ rộng chừng 4Km2 ở phía Nam Hồ Tây, nhưng quân lính bảo vệ Kinh thành, nơi xuất quân ra đi đánh giặc và thu quân về mở tiệc mừng công lại ở phường Nhật Chiêu phía Bắc hồ Dâm Đàm. Khu Kinh thành Thăng Long cho dân chúng và quan lại ở có vùng Long Đỗ tức vùng Kẻ Bưởi, là trung tâm buôn bán sầm uất nhờ mạch giao thông chính là sông Tô Lịch đã bao trùm lên toàn thành Đại La có từ thời Cao Biền. Vào thời Lý thời Trần, cả kinh thành có 61 phường, sang đến thời Lê, tuy kinh thành có dịch sang phía đông một chút và tổ chức lại cơ cấu hành chính chỉ còn 36 phường, nhưng các phường quanh Hồ Tây như phường Thuỵ Chương, phường Hồ Khẩu, phường Yên Thái, phường Trích Sài, phường Bái Ân, phườngNhật Chiêu, phường Quảng Bá, phường Nghi Tàm, phường Yên Hoa...thì vẫn tồn tại cho đến đầu thế kỷ 20. Khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 rồi lập kinh đô ở Phú Xuân Huế và lập ra tỉnh Hà Nội năm 1831, đặc biệt là từ khi người Pháp chiếm được Hà Nôị rồi cho xây dựng thành phố Hà Nội thuộc địa, thì các phường quanh Hồ Tây đều bị đổi thành làng ngoại ô thuộc huyện Từ Liêm và bị lãng quên. Hồ Tây linh thiêng 200 năm liền bị bỏ rơi, nhưng những truyền thuyết Hồ Tây với bề dầy lịch sử ngàn năm thì không bao giờ bị lãng quên. Hơn 20 đền chùa miếu mạo quanh Hồ Tây tuy có bị xâm hại và biến dạng, nhưng vẫn tồn tại và vẫn khẳng định hình hài một Thăng Long cổ xưa. Người Pháp xây dựng thành phố Hà Nội đã lấp mất sông Tô Lịch đoạn qua phường Hà Khẩu, xây nên các phố Chợ Gạo, phố Hàng Buồm, phố Hàng Lược, phố Phan Đình Phùng, phố Thuỵ Khuê... nhưng có lẽ nhờ ảnh hưởng linh thiêng của "Huyệt đạo quốc gia", nên ở vùng Phủ Tây Hồ, cụm di tích cổ xưa vẫn còn. Gọi nơi đó là "Huyệt đạo quốc gia" vì nếu xem trên bản đồ vệ tinh, huyệt đạo này được xác định cùng nằm trên đường Vĩ tuyến Bắc 21 độ 3' 28'' trùng với tọa độ Đền Thượng trên đỉnh Ba Vì cao 1226m so với mặt biển. Hà Nội không còn ở "trong sông" nữa Ngày 29/5/2008 Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô với thế "Tựa núi nhìn sông Rồng cuộn Hổ ngồi" đạt số phiếu 92,9%. Tôi là một trong những người ủng hộ nghị quyết đó và tôi hiểu rằng đó là cơ hôị để phục hồi tên Thủ đô Thăng Long. Ngày 21/8/2009 Thường trực Chính phủ đã nghe Liên danh tư vấn quốc tế PPJ báo cáo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nôị đến năm 2030 - 2950 lần thứ 2. Mặc dầu thời gian nghiên cứu chưa sâu, lập luận chưa chắc chắn, nhưng với áp lực ý kiến phản biện của các chuyên gia và các hội ngành nghề, ngoài hai phương án định hướng quy hoạch đưa trung tâm Hành chính quốc gia sang Đông Anh (PA.I) và đưa trung tâm Hành chính quốc gia vào Thạch Thất (PA.II), một số ít ý kiến còn muốn bám lấy Hồ Hoàn Kiếm và trung tâm chính trị Ba Đình. Nhưng Hồ Hoàn Kiếm chỉ là Hồ Lục Thuỷ, chưa bao giờ là Trung tâm Thăng Long, còn Ba Đình thì đã quá chật trội, xây thêm nữa sẽ không chỉ không thoả đáng mà có nguy cơ làm hỏng giá trị của Hoàng thàng Thăng Long. Bởi vậy báo cáo lần này đã xuất hiện Phương án III là đưa Trung tâm hành chính quốc gia đặt ở Tây Hồ Tây. Phương án sinh sau đẻ muộn này đã được đa số ý kiến ủng hộ. Để kết luận ý kiến của Chính phủ trong buổi báo cáo này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Một là Quy hoạch Thủ đô thì phải lấy Thủ đô làm trung tâm chứ không được đi vào vùng đất hoang để xây dựng; hai là quy hoạch Thủ đô thì phải coi trọng hệ thống sông hồ và môi trường nước của Thủ đô, và ba là phải coi trọng những giá trị văn hoá lịch sử của Thủ đô. Như vậy là Hồ Tây sẽ thực sự trở thành trung tâm của Thủ đô và Tây Hồ Tây với trục Thăng Long trên đường Vĩ tuyến Bắc 21 độ 3' 28'' đi từ đỉnh Ba Vì ra tới sông Hồng sẽ hình thành cơ cấu "Tựa núi nhìn sông và Rồng cuộn Hổ ngồi". Cơ cấu đó cho phép ta khẳng định rằng thủ đô Hà Nội đã không còn ở "trong sông" nữa. KTS Trần Thanh VânNguồn : http://www.tuanvietnam.net/2009-10-17-ho-t...-ten-thang-long...................................................................... Lang thang trên mạng thấy có bài của KTS Vân thấy hay hay chia sẻ cùng bà con bình " loạn"
  13. Dạ đệ chưa xem lời tiên đoán của sư phụ ở Tuvilyso.net. Cho đệ hỏi thêm tý: Thời điểm thống nhất 2 miền Cao Ly là năm nào? Nếu ko thống nhất đc thì việc Mỹ công nhận Triều Tiên là cương quốc hạt nhân thì đệ nghĩ là có lợi cho Mỹ, vì xưa đến nay Mỹ đang chống. Hiện nay đang muốn mềm dẻo và dùng chiêu " Ông thò chân giò bà thò chai rượu " ra đây.
  14. 7h:15' - 16/10/2009 Triều Tiên trước điều đại kỵ Nguyễn Ngọc Trường (Toquoc) – Với nhiều sự kiện liên tiếp, việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên có thể không theo những lề thói cũ. Trong quan hệ giữa một nước nhỏ với các nước lớn, điều đại kỵ là bị các nước lớn phối hợp hay câu kết để áp đặt những điều kiện trái với những mục tiêu lợi ích nước nhỏ theo đuổi. Còn trong quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ, điều cấm kỵ là bị nước nhỏ “qua mặt” để giao dịch với một nước lớn khác thuộc loại đối địch hay “kỵ” với mình về lợi ích. CHDCND Triều Tiên hiện tại dường như đang đứng trước điều đại kỵ và đang rơi vào điều cấm kỵ. Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì phiên họp HĐBA, tháng 9/2009, ra nghị quyết lịch sử hướng tới việc giải giáp vũ khí hạt nhân thế giới. Ngoại giao là nghệ thuật của “những khả năng”. Nước nhỏ phải phân tích đúng thời cuộc và nắm bắt được thời cơ thì mới phát huy được các khả năng này. Với việc thử mấy quả tên lửa ngày 12/10, Bình Nhưỡng muốn thúc giục Mỹ ngồi vào đàm phán song phương Triều-Mỹ. Theo các nhà quan sát quốc tế, hành động liên tiếp của Bình Nhưỡng một lần nữa phản ánh chiến lược cố hữu vừa hòa hoãn, vừa hù dọa. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/10 tuyên bố, các vụ thử tên lửa tầm ngắn mới nhất này không làm thay đổi mục tiêu của Mỹ là “đưa nhà nước ẩn dật trở lại các cuộc đàm phán sáu bên về giải giáp hạt nhân”. Ngày 14/10, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đăng bình luận, khẳng định: “Triều Tiên và Mỹ nên ký hiệp ước hòa bình nếu muốn vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên được giải quyết”. Một hiệp ước như vậy sẽ là “một trong những biện pháp hợp lý và thiết thực nhất” để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mục tiêu tối đa của Bình Nhưỡng là vừa bình thường hóa với Mỹ, vừa được Mỹ và các nước khác công nhận, hoặc “ngầm” công nhận, là một quốc gia hạt nhân. Họ biết con đường ngắn nhất để đạt mọi mục tiêu này là đàm phán trực tiếp với Mỹ, dù không hề có ảo tưởng về một cuộc nói chuyện thực sự cởi mở với Mỹ. Các cơ quan truyền thông của Bắc Triều Tiên luôn đề cập đến chính sách “tiên quân chính trị” (lấy quân sự làm ưu tiên hàng đầu), để duy trì đất nước trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với “một cuộc tấn công do Mỹ chủ mưu”. Tiến sĩ Kim Myong Chol, kiều dân Triều Tiên sống tại Nhật, người được cho là phát ngôn viên không chính thức của Chủ tịch Kim Jong-Il, mới đây tiết lộ trên Mạng tin Asia Times rằng, điểm nổi bật trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Bill Clinton là việc Mỹ ngầm công nhận vị thế hạt nhân của Bắc Triều Tiên; có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Obama đang trong quá trình chấp nhận một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân như Mỹ đã từng làm với Israel, Ấn Độ và Pakistan, vì nếu không làm như thế thì vấn đề sẽ vẫn giẫm chân tại chỗ như 8 năm dưới chính quyền Bush. Nếu Mỹ quả thực có thể “ngầm” chấp nhận một Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, hai đồng minh thân cận là Nhật Bản và Hàn Quốc có chấp nhận chăng? Câu trả lời dường như là “không”. Vào giao thời chiến lược như hiện nay, Mỹ không thể không chú ý đến ý kiến của các nước đồng minh. Mỹ cũng phải lắng nghe quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên. Sự tin cậy nước lớn là rất cần thiết vì nó còn liên quan đến các chương trình nghị sự “nóng” khác, trong đó Mỹ cần Trung Quốc ủng hộ lập trường của phương Tây trong đàm phán hạt nhân với Iran sắp bước vào giai đoạn hai cuối tháng 10 này. Bình Nhưỡng có khá nhiều kinh nghiệm ứng phó nước lớn: Chủ tịch Kim gặp phái đoàn Mỹ của cựu Tổng thống Clinton, tháng 7/2009. Bình Nhưỡng gần đây tuyên bố ngừng đàm phán sáu bên và chỉ đàm phán song phương với Mỹ. Điều này đã làm phật ý Trung Quốc. Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng nếu diễn đàn sáu bên bị hủy bỏ, Trung Quốc có thể bị Washington và Bình Nhưỡng gạt ra ngoài cuộc chơi. Vừa rồi, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia bảo đã thăm Bình Nhưỡng trong một chuyến đi được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Bề ngoài là để kỷ niệm Năm hữu nghị Trung-Triều, nhưng bên trong là bàn chuyện tiếp tục đàm phán sáu bên. Hai bên ký một số hiệp định hợp tác, hẳn là để đáp ứng những nhu cầu của Triều Tiên về năng lượng, phân bón hóa học và hàng nhu yếu khác. Kết quả là, Triều Tiên hứa hẹn sẽ đàm phán sáu bên cùng với song phương. Sau chuyến đi Bình Nhưỡng của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, tờ Liberation (Pháp) đưa tin: Trung Quốc tỏ ra cứng rắn với Bình Nhưỡng về hồ sơ hạt nhân và đã cảnh báo Bắc Triều Tiên không nên tiếp tục chơi trò ú tim với cộng đồng quốc tế. Báo này còn dẫn lời một chuyên gia Trung Quốc thuộc trường Đại học Bắc Kinh cho biết, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không ngần ngại nói thẳng những ý nghĩ của mình với Chủ tịch Kim Jong-Il. Dư luận Hàn Quốc có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng các động thái thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên về kinh tế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện NQ 1874/HĐBA/LHQ. Ngày 9/10, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama tại Seoul để trao đổi ý kiến về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên và các biện pháp tăng cường hợp tác Nhật-Hàn. Tổng thống Hàn Quốc giải thích cho tân Thủ tướng Nhật Bản về đề xuất “mặc cả lớn” (Grand bargain) của mình để giải quyết cơ bản vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Động thái này còn dọn đường cho Nhật Hoàng thăm Seoul để thúc đẩy hợp tác Hàn-Nhật vào thời kỳ mới. Một khi Mỹ điều chỉnh chiến lược đối với bất kỳ vấn đề nào, các nước ở khu vực phải nhanh chân hơn, không để bị lỡ bàn cờ nước lớn. 2009 là một năm đầy biến động trong quan hệ quốc tế. Với CHDCND Triều Tiên, sức ép của các nước lớn có thể đã tới đỉnh điểm. Với cách tiếp cận mới của chính quyền Obama về kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu, được các nước lớn thường trực Hội đồng bảo an LHQ ủng hộ, vấn đề hạt nhân Triều Tiên đang vượt ra khỏi tính toán cục bộ của Bình Nhưỡng. Không phải đợi lâu, người ta sẽ thấy nền ngoại giao Washington linh hoạt và thực dụng đến mức nào trong vấn đề Iran và Triểu Tiên. Tehran đang chủ động hướng tới vòng hai đàm phán đa phương về hạt nhân với những tín hiệu tích cực. Liệu Bình Nhưỡng có thể hiện được nghệ thuật của “những khả năng” chăng?./. Nguồn : http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/www.toq...-ky/3359485.epi ............................................... Thưa sư phụ và các cao nhân. Liêu trong tương lai 2 miền Triều Tiên có nhập làm một không ạ?. Nếu không thì như bài báo này liệu Mỹ và Triều Tiên có một hiệp ước gì về hạt nhân theo hướng mà Mỹ muốn không ?
  15. Cháu cám ơn Bác Ngân. Cũng hơi buồn quá, buồn quá nên từ hôm đó đến nay chưa biết trả lời bác ra sao cả.