Em sẽ có bài viết chi tiết về Lịch pháp và lịch sử về Lịch. Nhưng vì thấy các bác bàn luận về Lịch ta và Lịch tầu nên em có một vài ý kiến tóm tắt chính như sau:
1 - Mọi dân tộc từ thời sơ khai đều có lịch của mình. Dân tộc Việt (không đồng nghĩa với Việt Nam hiện nay) là dân tộc gắn liền với trồng trọt nên Lịch lại càng là thứ cần thiết nhất. Có rất nhiều bằng chứng chứng mình rằng Lịch của dân tộc Việt có từ rất sớm:
- Đời nhà Chu đã ghi nhận tộc Việt thường có ghi 1 loại Lịch trên mai rùa gọi là Quy Lịch. Có lẽ huyền thoại mai rùa để có Kinh Dịch cũng từ đây mà ra.
- Trống đồng là một dạng ghi nhận của Lịch
- Lịch Âm với người Trung Hoa gọi là Nông Lịch vậy người Trung Hoa xưa chưa có loại Lịch này, vì họ chuyên về săn bắn mà. Họ ngầm định Âm Lịch là Lịch của cư dân lúa nước tức cư dân Bách Việt.
2 - Âm Dương Lịch hiện đại (sử dụng ở các nước châu Á) là một kết quả lâu dài vào giao thoa của nhiều nền văn minh:
- Lịch thời tiết, tiết khí chính là Lịch của cư dân trồng trọt
- Lịch mặt trăng.
- Lịch của Công giáo cải tiến.
- Phương pháp tính lịch áp dụng cả kiến thức dân gian truyền miệng và kiến thức tính quỹ đạo hiện đại của Phương Tây.
3- Cho dù nói gì thì nói, người Trung Hoa là có công hiệu đính và hoàn thiện Âm Dương Lịch nhiều nhất, đặc biệt sau khi có sự giúp đỡ của một số giáo sĩ phương Tây, phương pháp tính Sóc của ngừoi Trung Hoa có tiến bộ đáng kể. Người Việt ta có Lịch từ lâu, cũng giống như các văn hiến khác, nhưng do hơn 1000 năm bị đồng hóa, nên chẳng có chứng cớ gì.
4- Nhà Lý đánh dấu thời kỳ phục hưng bằng nhiều thứ mang tính thoát ly hoàn toàn tư tưởng của Trung Hoa, bắt đầu quan tâm đến Lịch riêng của Ta. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là mốc thời gian lại vẫn dựa vào Lịch TQ. Duy chỉ có thời hiện tại, tháng 10 năm 1967, CP VN đã quyết định lấy múi giờ GTM + 7 thay vì GMT + 8 để tính lịch. Đây mới là sự thay đổi triệt để về gốc rễ của vấn đề. Và đó cũng là lý do để tết Mậu Thân quân ta có lợi thế 24h để tấn công, và cũng là nguyên nhân sau này có Lịch Ta và Lịch Tàu khác nhau. Bản chất, nguyên lý là một nhưng điểm quan sát khác nhau nên dẫn tới thời điểm Sóc khác nhau (tức là tháng thiếu đủ có thể khác nhau).
Trong bài chuyên đề về Lịch pháp, em sẽ nêu đầy đủ về vấn đề này.