nncuong

Hội viên
  • Số nội dung

    127
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by nncuong

  1. Mời các chú và ACE đọc cuốn "Người anh hùng làng Dóng" của cụ Cao Huy Đỉnh thì sẽ rõ. Cuốn sách xuất bản năm 1967 với đầy đủ các phân tích chi tiết về hàng chục truyền thuyết về ông Dóng qua các thời kỳ. Mỗi nơi đều có những truyền thuyết riêng, thần phả riêng và có đôi chút khác nhau. Cho dù có nhiều dị bản nhưng một điều chắc chắn rằng, ảnh hưởng của Ông Dóng (Gióng) đối với dân tộc Việt là không nhỏ, đó cũng chính là lý do để Nhà nước gửi hồ sơ tới UNESCO công nhận lễ hội Thánh Dóng là di sản văn hóa phi vật thể.
  2. Bật mí quà tặng của anh Laido
  3. Chỉ buồn 1 nỗi là 2 cái ảnh minh họa lại là chùa ở Sóc sơn chứ không phải đền Gióng ở quê Thánh Gióng. Sao họ không phân biệt nổi đâu là hình đền và đâu là hình chùa nhỉ. Chùa thì trên nóc có hình lưỡng long chầu mặt nguyệt, còn trên nóc đình và đền không có.
  4. Rất vui là Hội Gióng sẽ được lập hồ sơ để UNESCO công nhận di sản văn hóa. Khi đó đồ hình âm dương Lạc Việt cũng sẽ được nằm trong quần thể được công nhận. Thông tin chi tiết Xây dựng hồ sơ Lễ hội Thánh Gióng trình UNESCO UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Di sản Văn hóa-Bộ VH-TT&DL và Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia về việc xây dựng hồ sơ Lễ hội Thánh Gióng đăng ký vào danh sách Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Nếu được Bộ VH-TT&DL và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, thì đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng hồ sơ cho một lễ hội và đây cũng là việc làm hết sức có ý nghĩa trước thềm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. - Thưa ông, hiện tại đã có bao nhiêu lễ hội đã được UNESCO vinh danh? - PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Qua 3 đợt công nhận Di sản phi vật thể của UNESCO vào các năm 2001, 2003 và 2005, có 90 di sản phi vật thể của nhân loại đã được công nhận. Nhưng theo tôi được biết, các di sản được công nhận này, có cái bao hàm cả lễ hội, chẳng hạn như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Còn việc công nhận một lễ hội độc lập thì... chưa có. Người dân dự Lễ hội đền Gióng - Khi đối chiếu với những tiêu chí để trở thành Di sản phi vật thể của nhân loại, Di sản lễ hội làng Gióng của chúng ta đáp ứng được những tiêu chí nào? - PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Nếu đăng ký Lễ hội Thánh Gióng vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tôi nghĩ, căn cứ vào điều 2 của Công ước năm 2003, sẽ lựa chọn thành tố “các sự kiện lễ hội” để làm hồ sơ. Nói đến giá trị của Lễ hội Thánh Gióng, đây là bản anh hùng ca của dân tộc Việt Nam. Lễ hội lưu giữ những tín ngưỡng cổ xưa của người Việt cổ như tín ngưỡng thờ đá, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp... Lễ hội Thánh Gióng đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đã lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng và từ đó phát triển thành lễ hội. Đặc biệt, lễ hội này có sức thu hút, hấp dẫn mãnh liệt các thế hệ. - Trước đây đã từng có rất nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội đền Gióng, điều này sẽ là một thuận lợi việc xây dựng hồ sơ, thưa ông? - PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng là Đền Sóc - Phù Ninh - Sóc Sơn, đền Thánh Gióng ở làng Phù Đổng - Gia Lâm, đền Sóc ở Xuân Đỉnh - Từ Liêm, đền Gióng ở Đông Bộ Đầu - Thường Tín, và đền Gióng ở Chi Nam - Gia Lâm. giả trong và ngoài nước quan tâm từ lâu. Thời quân chủ, các nhà Nho đã ghi chép về Thánh Gióng trong các công trình như “Việt điện u linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thiên Nam ngữ lục”... Cho đến nay, việc nghiên cứu, sưu tầm lễ hội Thánh Gióng đã được đánh dấu với những tên tuổi như Nhà nghiên cứu người Pháp G.Doumetrie, GS.TS Nguyễn Văn Hiên, GS Trần Quốc Vượng, Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Tự Cường... Những công trình nghiên cứu trước đây tạo thuận lợi cho công tác làm hồ sơ về di sản này. Dâng hương tại đền Thánh Gióng - Thưa ông, trải qua rất nhiều biến thiên, những phong tục lễ hội ngày nay có thay đổi nhiều so với trước kia không? - PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Lễ hội là một thực thể, nó vận động trong không gian và thời gian, trong dòng chảy lịch sử, có nhiều phôi pha nhưng cũng có nhiều cái được đắp bồi. Chúng ta còn chưa xác định được lễ hội này bắt đầu từ khi nào. Khi đánh giá một di sản vật thể chúng ta có thể căn cứ vào hoa văn này, đao mác kia, hay những câu đối, sắc phong, trong khi đánh giá di sản phi vật thể lại khá phức tạp bởi di sản tồn tại trong ký ức của con người nên có sự biến thiên và thay đổi. Bây giờ hỏi cái nào là gốc thì không dễ xác định. - Hiện chưa có sự thống nhất giữa cách viết, người viết là “Thánh Gióng”, người lại viết là “Thánh Dóng”, theo ông cách gọi nào đúng? - PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Cũng có nhiều quan niệm về cách gọi. “Thánh Dóng” là quan niệm của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh - quan niệm này được rất nhiều ý kiến tán thành, còn việc viết là “Thánh Gióng” lại cũng được một số nhà nghiên cứu tán thành. - Được biết, đến cuối tháng 8, việc xây dựng hồ sơ sẽ phải hoàn tất. Cho tới thời điểm này, việc xây dựng hồ sơ đang được triển khai như thế nào? - PGS-TS Nguyễn Chí Bền: Hiện tại mới có đề xuất của UBND thành phố Hà Nội, việc xây dựng hồ sơ hay không còn phải đợi Chính phủ phê duyệt. Dự kiến, công tác xây dựng hồ sơ sẽ do Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đảm nhiệm. Sau khi có quyết định chính thức, chúng tôi sẽ bắt tay vào xây dựng hồ sơ một cách khẩn trương và thận trọng nhất để hoàn thành hồ sơ kịp tiến độ. (Theo An ninh thủ đô)
  5. Đâu có, đó chỉ là lỗi DNS, chỉ bị mấy hôm đầu do chưa config xong. Sau đó đã hoạt động ổn định như cũ rồi.
  6. Chúc mừng sinh nhật chị LAVIEDT.
  7. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới hungisu và gia đình.
  8. Cảm ơn anh chị em đã chúc mừng. Thời gian vừa rồi bận quá, không có thời gian tham gia diễn đàn, cũng may anh chị em vẫn còn nhớ đến. Xin kính anh chị em một ly
  9. Hình trên mảnh phù điêu ở Đền Gióng tương tự như tất cả các mảnh phù điêu khác ở Kinh Bắc: chùa Keo, tranh Đông Hồ, và chú TS dùng hình này để làm Avatar. Trong lễ hội Gióng, ông Hiệu cờ (tượng trưng cho tướng tiên phong của ông Gióng) cầm 1 chiếc cờ dài hơn 2m trên đó ghi chữ Lệnh, thực hiện một nghi lễ múa cờ "vẽ" lên trời 3 lần theo biểu tượng âm dương. Có 3 lần quay về Phương Bắc "vẽ" xuôi gọi là 3 ván thuận, và 3 lần quay về phương Nam "vẽ" ngược gọi là 3 ván nghịch. Giải mã điều này, chắc phải nhờ chú TS giải thích cụ thể dựa trên ADNH Lạc Việt.
  10. Kiến thức là một thứ càng công khai thì càng phát triển. Theo cháu nghĩ, chú TS nên đăng ký bản quyền tác giả và đăng ký độc quyền phát hành. Sau đó sẽ là in sách hay phát hành trực tuyến đều không đáng ngại. Mọi người không biết đó thôi: học phong thủy đâu có dễ, có phải lấy được mấy cái đồ hình và vài lời vô hồn là có thể hành nghề được đâu. Còn phải được chỉ dẫn rất cụ thể và nhiều năm thực tế mới có thể hành nghề được. Chú TS lo không chỉ là lo bọn xấu lợi dụng PTLV để hành nghề, mà còn lo 1 điều khác: đó là sợ người dùng PTLV chưa đạt đến trình độ ứng dụng mà đã thi hành lung tung, làm ảnh hưởng đến tâm huyết chứng minh nền văn hiến Lạc Việt 5000 của Trung tâm.
  11. Lời của Chủ tịch HĐQT nghe hay thế nhỉ. Trước hết, với tư cách trung tâm nghiên cứu LHĐP, chú TS gửi email đến vị Chủ tịch khả kính này và yêu cầu giải thích rõ ràng. Nếu đây là một hành động đạo văn, đạo sách thì ACE cần lên án mạnh mẽ, yêu cầu có một lời xin lỗi chính thức.
  12. Nhìn đắc đạo thế còn gì :lol:
  13. Anh nghiệm lý thấy lá số nào đúng hơn thì theo lá số đó. Tử vi cũng là một môn cần phải nghiệm lý mà :lol:
  14. Khi nào chú về HN, cháu gửi chú một bài tổng hợp đầy đủ về lịch pháp, hi vọng là sau khi chú đọc và góp ý cho vấn đề lịch pháp.
  15. Mấy cái đó quan trọng gì, quan trọng là tư cách của mình. Cái danh của mình mới quan trọng. Bao giờ người ta cũng thích chính danh hơn ẩn danh. Con người hơn con vật ở chỗ là có cái tên để gọi, giàu không đổi họ, khó không thay tên. Dù là diễn đàn ảo nhưng cái nick của mình vẫn mang phong thái, tư cách của mình. Nó không chỉ là danh dự mà còn thể hiện đẳng cấp. Sao bạn phải nhọc sức làm cho người khác khó chịu về mình làm gì.
  16. Điều quan trọng nhất là hình âm dương của ngôi chùa mang phong cách Lạc Việt
  17. Bạn đưa lên đây thì chú thích giùm cho tiếng Việt, bạn thông cảm, học ÂDNH đã mệt giờ lại phải đọc bằng Anh ngữ thì khổ quá. Đọc tiếng Tàu còn lọ mọ được chút chút :lol:. Không lẽ đọc một hồi vã mồ hôi ra mới hiểu Mr Khong = Khổng tử, Mr Giong = Thánh Gióng.
  18. Cháu mà là gia đình cô bé bị xử thua vụ Hai Bà Trưng kia cũng đòi kiện, nhưng mà phải kiện ngay lúc đó. Nhiều cuốn giáo khoa hiện nay vẫn ghi Hai Bà Trưng làm vua 2 năm. Trong cuốn niên hiệu lịch sử của VN cũng ghi rõ thế mà.
  19. Bố cục thì ổn rồi, nhưng theo ý kiến riêng của đệ thì sư phụ nên chụp lại hình và bỏ cái điếu thuốc đi, không các hãng thuốc lại tranh nhau mời sư phụ dùng để tiện thể quảng cáo thì chít :angry:
  20. Bill cũng dùng Tay trái, ngoài ra còn nhiều TT Mỹ dùng tay trái, xem ra người thuận tay trái có vẻ tài ba nhỉ.
  21. Xin phép sư phụ cho đệ tử có ý kiến, coi như là cách nghĩ của thế hệ trẻ về việc các nhà được mệnh danh là khoa học nhưng lại sử dụng các phương pháp chứng minh phi khoa học. 1. Các vị hay căn cứ vào cổ thư, mà cổ thư của người Việt cổ thì đã bị mất do thời gian hoặc chủ tâm của kẻ xâm chiếm. Còn cổ thư của Trung Hoa thì đã bị chỉnh sửa theo mục đích đồng hóa người Bách Việt. Qua hàng ngàn thế hệ, loại chứng cứ đó không còn là bằng chứng đáng tin cậy để nói về thời cổ sử của người Việt. Chứng minh cho điều này, gần đây nhất, vụ việc Trường Sa, Hoàng Sa, về luận cứ khoa học thì đến 99% là thuộc về VN, nhưng họ đã sử dụng các nghiên cứu và phương pháp, kể cả ngụy tạo bằng chứng để chứng minh thuộc về họ. Họ có đến 60 công trình nghiên cứu khoa học bề thế và liên tục truyền bá trong và ngoài nước, trong khi ta chỉ là những mảng nghiên cứu rời rạc và đôi khi còn không thống nhất. Nguồn xin quý vị xem ở đây http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5518/index.aspx. Dẫn chứng trên cho thấy, không nên tin hoàn toàn vào những cổ thư của kẻ chiếm đất. 2. Các vị coi khảo cổ học là bằng chứng quan trọng, nhưng khổ nỗi có đến 3/4 diện tích cần đào bới thì các vị lại không được đào bới. Còn họ có quyền đào bới và khi có được những bằng chứng bất lợi cho họ thì họ sẽ giấu tiệt đi hoặc hủy hoại, hoặc ngụy tạo ra bằng chứng mới. Dẫn chứng là khi họ tìm ra loại trống đồng ở khu vực sâu hơn trong nội địa của họ (trống Vạn Ba Giá tìm thấy năm 1976) thì họ một mực khẳng định loại trống đó là trước Heger I (tiền Heger ) tức là tổ của các trống của VN và TQ, trong khi các nhà khoa học cả Ta và của Tây đều coi là ở giai đoạn cuối của Heger I. Chưa kể khi họ tìm ra những ngôi mộ táng có hình thái giống văn hóa Hòa Bình thì họ chỉ đưa những đoạn tin rất sơ sài. Bằng chứng khảo cổ mới đây về con đường đi của người tiền sử (xem ở đây) là một phát hiện khá quan trọng để chứng minh lịch sử hơn 4000 năm của ta. 3. Các vị sử học quên mất một bằng chứng rất khoa học khác đó là bằng chứng nhân chủng học, con đường di truyền đã được các nhà khoa học Phương Tây chứng minh là di chuyển qua VN rồi đến khu vực Nam sông Dương tử trước khi lên phía bắc và Hàn Quốc, Nhật Bản. Xin quý vị xem ảnh dưới Đường màu cam là theo phương pháp nghiên cứu gen ti thể mtDNA di truyền theo dòng mẹ. Đường màu lam là nghiên cứu qua nhiễm sắc thể Y, di truyền theo dòng bố. 4. Giải mã qua truyền thuyết và các thần phả tại các khu di tích tuy không phải là phương pháp hoàn toàn tin cậy nhưng nó gợi ý rất nhiều điều. Nguồn cơ sở thông tin này thường bị địa phương hóa và có nhiều dị bản. Khi nghiên cứu, giải mã, không thể giải mã đơn phương mà phải có những đối chiếu toàn diện. Tuy nhiên, không thể đối chiếu cho dù là có vẻ có cơ sở khoa học nhưng lại đảo lộn cả trật tự thời gian được. Ví dụ như cho rằng sự xâm nhập của người Nam đảo tương ứng với khảo cổ Gò Mun và tương ứng với truyền thuyết là Sơn Tinh - Thủy Tinh rồi mới cho ra đời thời Hùng Vương. Trong khi các hệ thống (xin nhấn mạnh là hệ thống) các truyền thuyết đều nói rằng Sơn Tinh -Thủy Tinh xuất hiện rất muộn sau thời Hùng Vương, ít nhất là thời Hùng Vương 18. 5. Các vị khi nghiên cứu vẫn ngại công nhận một điều rằng người Việt cổ đã bị mất đất và đồng hóa một phần. Chính vì vậy sự dẫn chứng, chứng minh chỉ thu hẹp trong phạm vi lãnh thổ hiện nay. Mặt khác, nền văn minh Lạc Việt cổ không phải là hoàn toàn chỉ của người Việt hiện nay. Rất có thể khi nên văn minh đó bị sụp đổ, các nhánh của nó đã được kế thừa một cách rời rạc, phân bố rộng khắp, đan xen. Chỉ có một bộ phận nhỏ do khác biệt về mặt địa lý, và tồn tại trong một thể chế lâu dài mới còn giữ lại được một phần nào tinh hoa của nền văn minh đó. 6. Có một vấn đề là khi nghiên cứu, các vị luôn muốn chứng minh tính kế thừa liên tục của nền văn minh bản địa. Trong khi đó có rất nhiều dẫn chứng thời cận đại một bộ phận di cư từ Bắc xuống Nam. Nhưng theo bản đồ di truyền ở mục 3, những điều đã nói ở mục 5 và bằng chứng con đường đi của người việt cổ (đã dẫn link ở mục 2) rằng lối đi cổ có 2 lớp cách đây 21 ngàn năm và 9 ngàn năm. Điều này minh chứng cho luận thuyết rằng thời xa xưa, một nhánh tổ tiên của tộc Bách Việt đã di cư lên phía bắc và định cư tại Nam sông Dương tử. Sau đó bị kẻ thù phía bắc hùng mạnh đẩy lùi, một phần bị đồng hóa, một phần tiếp tục di cư sang các vùng khác lân cận, một phận di cư ngược lại trở về khu họ đã ra đi và hòa đồng với nhánh cùng tổ tiên của họ. Chính những người trở về, do tương đồng ngôn ngữ, văn hóa nên họ sớm hòa nhập và gìn giữ được nguyên vẹn tiếng nói riêng. Sự trở về còn mang theo cả những điều họ học được ở khu đất mới. Nếu chỉ ngắt đoạn ở khoảng thời gian trở về, thì ai chẳng cho rằng tổ tiên chúng ta người di cư (chỉ xét giai đoạn 60.000 năm đổ lại, vì xét xa hơn thì toàn bộ loài người đều là di cư). Như vậy sự kết nối văn hóa Hòa Bình là liên tục và có sự giao thoa với các nền văn hóa muộn hơn.
  22. Tôi cho rằng bài viết về sông Tô Lịch thì có phần hơi tô vẽ thêm và chẳng liên quan gì lắm. Nhưng sự kiện ngày 01/08/2008 có nhật thực thì từ xưa đến nay đều cho rằng điềm có thiên tai, địch họa.
  23. Những vết mòn trên đá được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Những vết mòn đó xuất hiện ở những nơi mà con người hiện đại chưa đặt chân tới. Những vết mòn nằm trong địa tầng văn hoá nguyên vẹn chưa bị xáo trộn của văn hoá Hoà bình. Những vết mòn đó chỉ thấy xuất hiện trên những tảng đá gốc hay đá lăn tự nhiên thành lối, thành hàng song song với vách núi và chỉ cách vách núi khoảng một tầm tay vịn. Những vết mòn đó lại xuất hiện hai bên cửa hang của một di tích khảo cổ thời tiền sử. Đặc trưng để nhận biết vệt đường đi này là vết mòn bóng sử dụng còn lưu lại trong lòng đất tầng văn hoá. Do đâu mà có vết mòn đó hay nói cách khác là đối tượng nào đã tác động vào những khối đá đó để tạo nên những vết mòn. Không phải là thiên tạo như kiểu nước chảy đá mòn, và cũng không phải vết mòn do thú hoang tạo ra. Vì những khối đá đó nằm cao hơn mặt bằng xung quanh, và những vết mòn nhẵn chỉ thấy xuất hiện vào những vị trí nhô cao của hòn đá và tương ứng với nhịp bước chân con người. TS. Nguyễn Việt giới thiệu về dấu tích văn hóa tại hang xóm Trại Cùng với thắc mắc trăn trở trong nhiều năm “Người tiền sử trong văn hoá Hoà Bình đã đi vào, ra hang như thế nào?”Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã để tâm nghiên cứu ở nhiều địa điểm trong văn hoá Hoà Bình ở nhiều tỉnh. Nhưng mãi đến năm 2004 vận may mới mỉm cười với anh. Tháng 8 năm 2004, trong quá trình giúp địa phương dọn lại hang xóm Trại do tình trạng đào sàng lấy phân rơi của nhân dân địa phương quanh vùng, Tiến sĩ Việt đã phát hiện một số tảng đá có vết mòn của đoạn đường đi dài chừng 6 mét ở vách phía Nam của cửa hang. Khi mới phát hiện, hệ thống các dấu mòn này nằm sâu dưới mặt tầng văn hoá Hoà Bình 60 -70 cm trong tình trạng được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Các vết mòn này đã được tiến sĩ trình bày và thảo luận ở Tiểu ban Thời đại đá Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2004 của Viện Khảo cổ học Việt Nam. Cũng trong năm 2004, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Hoà Bình và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện một ngách đi vào hang sớm nhất của những người Hoà Bình đầu tiên sử dụng hang này. Ngách đi này nằm sâu trong tầng văn hoá cổ chừng 4m, len qua khoảng cách giữa các khối đá lăn với vách cửa hang. Năm nay trong khuôn khổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tiến hành tôn tạo, tu bổ lại hang, Tiến sĩ Nguyễn Việt đã phát hiện đoạn đường ở phía Nam cửa hang dài thêm khoảng 10m xuôi xuống chân núi. Theo nghiên cứu ban đầu thì đoạn đường này có niên đại từ 8 đến 9 nghìn năm. Vết mòn đường đi cổ có niên đại 8-9 ngàn năm Phát hiện này đã làm xôn xao các học giả trong nước và đã gây chú ý tới các học giả nước ngoài vì đây là lần đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà là lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á phát hiện ra đường đi cổ trong văn hoá Hoà Bình. Quả thật, đây là một dữ liệu khoa học hết sức mới mẻ, chưa từng có trong các giáo trình giảng dạy về khảo cổ học. Giáo sư, tiến sĩ Peter Bellwood - Giáo sư đại học quốc gia úc - Tổng thư ký Hội Tiền sử Châu Á Thái Bình Dương cũng hết sức ngạc nhiên khi được Tiến sĩ Việt chỉ tận nơi cho xem dấu vết đường đi này. Giáo sư cho biết sau khi nghiên cứu thành công, sẽ đưa tư liệu này vào làm nội dung trong giáo trình giảng dạy về khảo cổ học tại trường của ông. Nếu chỉ nhìn qua hoặc chỉ nhìn qua ảnh, thì rất khó nhận biết. Tôi đã nhìn tận nơi và sờ tay vào những vết mòn đó thì thấy chúng có độ mòn khác hẳn so với xung quanh. Lần đầu tiên tôi vẫn nửa tin nửa ngờ. Đến khi Tiến sĩ chỉ cho tôi thấy một ví dụ ở những vết mòn trên những tảng đá của đường đi ngay dưới chân núi(con đường hàng ngày mọi người vẫn đi qua) thì tôi đã hoàn toàn bị chinh phục. Hiện tại các vệt đường đi cổ này đã được làm sạch và đổ silicon làm phiên bản và phủ keo Wacker VV5 bảo vệ. Thành công nối tiếp thành công, tới ngày 20/11/2008 các dấu vết mòn trên những phiến đá trong ngách đi cổ phía Bắc có niên đại cách ngày nay tới 21 ngàn năm lại được phát hiện. Kết quả nghiên cứu các trầm tích văn hoá của cư dân nguyên thuỷ thuộc văn hoá Hoà Bình có tuổi cacbon phóng xạ sau khi hiệu chỉnh vòng cây là 21 ngàn năm, phủ trực tiếp trên các dấu vết mòn này xác nhận các dấu mòn đi lại này diễn ra cùng thời hoặc trước 21 ngàn năm. Hiện tại có 6 vết mòn sâu và lớn đã được phát hiện bên dưới tầng văn hoá Hoà Bình đã và đang trong quá trình bị nước nhũ kết cứng. So với hệ thống vết mòn ở vách Nam cửa hang thì những dấu vết này có độ mòn sử dụng lâu và rõ rệt, dễ nhận biết hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ con đường này tồn tại trong nhiều ngàn năm. Điều đặc biệt ở đây nữa là ngoài những vết mòn dưới đất do chân người nguyên thuỷ đi qua thì Tiến sĩ Việt đã tìm được cả vết mòn cổ bên vách đá của ngách đi do vết tay của người nguyên thuỷ bám vào đá tạo thành. Ngách đi cổ có niên đại 21 ngàn năm Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Việt thì đây là hệ thống dấu mòn đi lại cổ vào loại nhất thế giới. Việc phát hiện các dấu đi cổ 21 ngàn năm này là một thành tựu nghiên cứu rất có ý nghĩa không chỉ với riêng tỉnh Hoà Bình hay tại Việt Nam mà đây là lần đầu tiên tại Đông Nam Á đã phát hiện ra lối đi cổ này. Để bảo tồn và phục vụ công tác nghiên cứu, các dấu mòn này sẽ được làm khuôn silicon và bảo quản bằng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Tại sao cùng trong một địa điểm lại phát hiện hai lối đi cổ có niên đại cách nhau tới khá nhiều ngàn năm? Đây là câu hỏi của khá nhiều người khi được biết thông tin về hai đoạn đường đi cổ trên. Trả lời vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Việt cho biết: Hang xóm Trại là một địa điểm cư trú lâu dài của người nguyên thuỷ trong văn hoá Hoà Bình. Theo kết quả nghiên cứu mới đây nhất thì địa điểm này có niên đại cách ngày nay từ khoảng 21 đến 7 nghìn năm. Tầng văn hoá trong hang có độ dày trung bình lên tới 5m. Lối đi cổ ở ngách phía Bắc có niên đại 21 ngàn năm là lối đi đầu tiên của người nguyên thuỷ vào, ra hang. Sau khoảng 10 ngàn năm cư trú và sinh sống, người nguyên thuỷ ở đây đã để lại một lượng dấu tích văn hoá khá lớn làm tràn đầy lòng hang cùng với những tảng đá rơi tự nhiên đã bịt dần lối đi cổ 21 ngàn năm. Để vào, ra hang, bắt buộc người nguyên thuỷ phải tìm đường đi mới cho phù hợp và lối đi cổ ở phía Nam cửa hang dần được hình thành. Cũng trong quá trình tu bổ tôn tạo tại hang xóm Trại năm nay, Bảo tàng Hoà Bình và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đã phát hiện ra một ngôi mộ của văn hoá Hoà Bình. Ngôi mộ được phát hiện trong quá trình giải phóng đất lấp trong phạm vi hố đào năm 1981. Tại đây, năm 1981, khi khai quật, các nhà khảo cổ học đã bắt gặp một tảng nhũ lớn nên không đào được. Chúng tôi phát hiện phần dưới còn nguyên trạng trong tư thế nằm co gồm một phần hông, đôi chân và một phần bàn tay trái đặt trên hông phải. Phần trên đã bị đào phá chỉ có thể thu lượm lại một số đoạn xương chi, sườn và răng. Người chết được chôn theo một chày nghiền cuội hình bầu dục, 2 công cụ ghè đẽo, một mũi nhọn bằng sừng. Hông người chết đặt trên tầng than tro cháy của một bếp lửa dày khoảng 25 cm. Mộ được lấp bằng đất nâu xốp lẫn ốc tầng văn hoá. Nghiên cứu sơ bộ có thể kết luận đây là di cốt của một người đàn ông thuộc văn hoá Hoà Bình giai đoạn sớm, tuổi khoảng 35 - 40, cao trong khoảng 1,65 - 1,68 cm; có niên đại cách ngày nay khoảng 17.000 năm. Do không còn nguyên vẹn, ngôi mộ đã được bốc lên, gắn chắp và lưu làm tư liệu bảo tàng. Đây là một phát hiện khá quan trọng vì bốn cuộc khai quật trước đây tại hang xóm Trại mới chỉ phát hiện được những xương cốt người rời lẻ chứ chưa thấy mộ hoàn chỉnh. Phát hiện trên góp thêm tư liệu mộ táng còn thiếu ở hang này cũng như làm phong phú thêm tư liệu chưa nhiều về mộ táng trong văn hoá Hoà Bình. Hang xóm Trại là di tích khảo cổ, được xếp hạng quốc gia năm 2001. Hang nằm ở sườn phía Đông của một quả núi độc lập bên bờ suối Lạn, thuộc xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Dấu tích văn hóa tại hang xóm Trại Xóm Trại thuộc địa phận Mường Vang xưa. Đây là một thung lũng kín, nguồn gốc các-tơ, có chiều rộng từ 2 đến 4km, kéo dài theo phương Bắc - Nam 7km. Toàn khu vực thuộc thượng nguồn sông Dôm có mạng dòng chảy trên mặt hình “nan quạt” với phương chảy hướng Bắc - Nam. Độ cao tuyệt đối của thung lũng là 60 - 70m so với mặt biển. Hang nằm trên độ cao 15m so với mặt thung lũng, cửa hang rộng 8m, mở về hướng Đông hơi chếch Bắc 600. Hang ăn sâu vào 13m, cửa hang cao 10m. Cửa và đáy hang rộng bằng nhau tạo thành hình vòng cung khá đẹp. Trong hang sáng sủa, thoáng đãng, ánh sáng có thể lọt vào tận đáy hang. Cách cửa hang 5m có một khối đá vôi chắn giữa, có thể rơi từ trên cao xuống. Thềm hang thoải dốc từ cửa vào đáy. Phần lớn thềm hang còn nguyên vẹn. Trước cửa hang là một thung lũng khá rộng và bằng phẳng có dòng suối Lạn chảy qua. Trong lòng suối tìm thấy khá nhiều cuội đá phun trào ma phít, cuội kết, cát kết dạng basalt, quắc dít. Xưa, đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu vô tận cho người nguyên thuỷ chế tác công cụ. Hang xóm Trại đã được các nhà nghiên cứu khảo cổ biết tới từ khá sớm. Năm 1975 ông Hà Phùng Tiến - một cán bộ Khảo cổ học đã thông báo phát hiện ra địa điểm này. 1980, nhân chuyến công tác nghiên cứu tại Hoà Bình. Đoàn địa chất 203 đã tiến hành khảo sát thực địa khu vực huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) và đã tiếp tục phát hiện ra dấu vết văn hoá nguyên thuỷ ở đây. Tháng 7 năm 1980, các cán bộ của Viện Khảo cổ học và Đoàn địa chất 203 đã tiến hành điều tra và xác minh địa điểm khảo cổ học hang Xóm Trại. Nhằm thu thập một bộ sưu tập hiện vật phong phú tìm hiểu cho Văn hoá Hoà Bình để chuẩn bị cho Hội nghị khoa học về Văn hoá Hoà Bình, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật hang Xóm Trại trong tháng 5 năm 1981. Trong đợt khai quật này đã thu được 1.150 hiện vật, bao gồm công cụ đá và xương. Tháng 8 năm 1982, Viện Khảo cổ tiếp tục đào thám sát lại hang Xóm Trại lần thứ hai để xác định trữ lượng tư liệu trong Văn hoá Hoà Bình. Tới năm 1986, Tiến sĩ Nguyễn Việt lại phụ trách đoàn khai quật tiến hành khai quật hang lần thứ ba (ở cả hai lần khai quật trên, Tiến sĩ Nguyễn Việt cũng là thành viên tham gia đoàn khai quật). Qua ba lần khai quật, diện tích lòng hang hầu như đều đã được khai quật hết.Tuy nhiên trong khai quật khảo cổ luôn có xuất hiện những kết quả bất ngờ. Tại cuộc dọn lại hang năm 2004 và tại cuộc tu bổ, tôn tạo năm nay, Tiến sĩ Nguyễn Việt đã phát hiện những tư liệu mới hết sức thú vị về lối đi cổ, về ngôi mộ, về hiện vật và về niên đại của hang. Về niên đại của Hang, thông qua kết quả từ ba lần khai quật(1981, 1982,1986) thì các nhà khoa học cho rằng niên đại của hang xóm Trại nằm trong khoảng từ 10 - 7 ngàn năm cách ngày nay. Với những phát hiện mới tại hang xóm Trại, với sự xuất hiện của vỏ của một loại quả gần giống như quả óc chó (người Trung Quốc gọi là Hồ đào), tên khoa học là Juglans ; với nhiều kết quả nghiên cứu khác Tiến sĩ Nguyễn Việt đã quyết định làm thí nghiệm để đánh giá lại niên đại địa điểm này. Tiến sĩ đã gửi các mẫu xét nghiệm làm tuổi Cacbon phóng xạ tới Phòng Xét nghiệm xác định tuổi Cacbon phóng xạ của Beclin(Đức) và Phòng Thí nghiệm đồng vị đệ tứ kỷ của trường Đại học Oasinhton làm hiệu chỉnh vòng cây. Các xét nghiệm này đã cho thấy địa điểm hang xóm Trại có niên đại từ 21 đến 7 ngàn năm cách ngày nay. Bên cạnh những phát hiện mới về lối đi cổ, về mộ táng, về niên đại, hang Xóm Trại còn là một di tích tiêu biểu của Văn hoá Hoà Bình không chỉ ở Việt Nam mà còn là di tích tiêu biểu trong khu vực Đông Nam á. Đây vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công xưởng để chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình. Cho đến nay, đây là di tích Văn hoá Hoà Bình có bộ di vật phong phú nhất về công cụ đá, cũng như công cụ xương, đặc biệt là số lượng công cụ đá cuội basalt mài lưỡi thu được trong các lần khai quật khá phong phú so với các di tích Văn hoá Hoà Bình đã được khai quật. Tại ba lần khai quật (1981, 1982, 1986) số lượng công cụ được tìm thấy tại địa điểm này là không lớn lắm. Nhưng trong cuộc dọn hang năm 2004 và qua đợt tu bổ tôn tạo lại hang năm nay, số công cụ tìm thấy đã lên tới hơn 4.000 hiện vật. Qua nghiên cứu, tổng thể hiện vật đá ở đây cho thấy kỹ thuật chế tác công cụ đá khá điêu luyện. Sự có mặt một số lượng khá nhiều công cụ có kích thước to lớn đã làm phong phú thêm bộ di vật Văn hoá Hoà Bình và là tư liệu tốt để tìm hiểu các loại hình công cụ cùng hình thái sinh hoạt kinh tế của văn hoá này. Các nội dung tu bổ tôn tạo tại hang xóm Trại năm nay cũng là lần đầu tiên được thực hiện trong các di tích văn hoá Hoà Bình tại Việt Nam: Các dấu vết đường đi được bảo tồn nguyên trạng; giữ nguyên một phần tầng văn hoá đã hoá thạch bên vách hang; vệ sinh làm xuất lộ dấu tích văn hoá thời kỳ đầu của hang; gia cố, bảo tồn tầng văn hoá trong hang; dựng cụm tượng madơcanh tái tạo cảnh sinh hoạt bên bếp lửa trong hang, dựng bia giới thiệu các giá trị của hang ...Với những nội dung trên hang xóm Trại đã trở thành địa điểm rất sinh động, hấp dẫn để giới thiệu với khách nghiên cứu và tham quan về văn hoá Hoà Bình. Nguyễn Thị Thi Nguồn http://www.vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhiet...6077/index.viet
  24. Hầu hết các sử gia hiện nay chỉ căn cứ vào các sách vở, mà thời cổ sử thì đa số sách này ghi sơ sài hoặc chỉ là sách của người TQ. Khi họ không giải thích nổi hoặc không tìm ra sách nào để chứng minh 18 đời Hùng Vương trị vì hơn 2000 năm thì họ quay ra công nhận 3300 năm. Sau những cứ liệu về khảo cổ, không hiểu các sử gia sẽ nói gì. Còn việc họ coi dân tộc Lạc Việt cổ cởi trần đóng khố cũng là dựa vào sách Tàu: "ở xứ đó có tục xăm mình, cởi trần đóng khố", chắc thằng cha sứ Tàu nào đó đến thăm Lạc Việt vào đúng mùa hè và xem anh em đang bơi thuyền nên chép vội thế :(. Chứ nhìn trên trống đồng vẫn thấy người Lạc Việt mặc lễ phục đó thôi.