Văn Lang

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    465
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by Văn Lang

  1. Chả khác gì hai thằng hàng xóm thảo luận với nhau rồi vào vườn nhà mình khai thác, trồng rau màu trước mắt mình.
  2. Nêu phương án 1 được dùng thì từ "Lý học" chúng ta cũng lấy luôn từ tên Trung tâm. Đó là "Oriental Ancient Theories" Nếu phương án 2 được dùng thì từ "Lý học" chung ta sẽ dùng là "Oriental Ancient Theories of Universe".
  3. Em mạo muội thấy rằng: 2. và 3. không ổn anh TheTrung như em đã có ý kiến bài trước. 1. khác nhau về khái niệm và nội hàm. Natural Law (Luật tự nhiên) rất dễ gây nhầm lẫn nên dùng từ "Rule" (quy luật, luật lệ). Tuy vậy từ này vẫn có thể gây nhầm lẫn. Không biết anh TheTrung có thấy thế không? Có cần thêm Universe (Vũ trụ) vào không anh? Vậy theo VL thử đề cử dịch theo một trong 2 phương án là: Research centre for Oriental Ancient Theories (Trung tâm nghiên cứu các học thuyết (lý thuyết) cổ Đông Phương) (Nếu viết tắt: RCOAT) Hoặc như anh Gạo thêm chữ Universe thì: Research centre for Oriental Ancient Theories of Universe (Trung tâm nghiên cứu các học thuyết (lý thuyết) cổ Đông Phương về Vũ Trụ) (Nếu viết tắt: RCOATU) "Centre" (Tiếng Anh Anh) và "Center" (Tiếng Anh Mỹ) đều có thể dùng tuy nhiên nên dùng tiếng Anh Anh (British English). Đây là Tiếng Anh chuẩn. Chọn "Centre for" mà không phải "Centre on" vì đây là giới từ thường dùng nhất sau "Centre". Anh chị em có thể tham khảo thêm tại đây.
  4. (Ảnh minh họa) Nhà thơ Trần Đăng Khoa một lần tự sự trong "Chân dung và đối thoại" so sánh mình còn già hơn tướng Giáp. Lần gặp gỡ đó cách đây chừng 20 năm, hồi đó trông cụ Giáp còn trẻ hơn nhiều so với bây giờ, nhà thơ cũng vậy. Tuy vậy tác giả Trần Đăng Khoa mô tả rằng Đại tướng có vẻ gì thật tinh anh nhìn rất trẻ, hơn cả vẻ mặt của chính mình (TĐK) rất rất nhiều tuổi.
  5. Dạ Tiếng Anh của em bình thường thôi, chỉ là biết đến đâu thì tham gia đóng góp. Còn việc quyết định các phương án là do anh Thế Trung. Với cách xác định như vậy nên em cũng xin được "bình loạn" theo cách nhìn của em, có thể chưa hẳn đã đúng: Do các khái niệm này đều thuộc Lý học Phương Đông nên dường như phần lớn các trường hợp không có phương án nào hoàn hảo cả, có lẽ chỉ có những phương án nào gần nhất. Cách dịch này VL cũng thấy ổn và có thể dùng như một thuật ngữ chung. Hoặc mình dùng luôn từ "Ong Khiet" rồi chú thích như ý của SP. Áo dài truyền thống hay Phở khi dịch sang Tiếng Anh hiện nay được giữ nguyên "Ao dai", "Pho". Nó được giữ nguyên không hẳn là không có từ tương đương mà nó mang đặc trưng, truyền thống và cả một phần bản sắc trong đó. Vì vậy nên một số người dịch ban đầu vẫn giữ nguyên và nay những từ này được chấp nhận. Cám ơn anh. Đúng là nên dùng thêm "The". Cách dịch này còn chung chung không bao quát cũng như chưa cụ thể anh ạ. Cách này trong một số trường hợp cụ thể khi có cả cụm từ "Biểu tượng" thì lúc đó mình hãng dùng. Từ Doctrine không phù hợp lắm vì nó cơ bản phản ánh một học thuyết, chủ nghĩa mang tính chính trị, xã hội nhiều hơn. Tra theo từ điển Oxford Advanced Learner's Compass thì Nghĩa của nó về một niềm tin tôn giáo của Thiên chúa giáo hoặc một đảng phái chính trị,...Ý kiến của anh Gạo hay quá. VL thử dịch lại "Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương": "Centre for Reseaching on Ancient Oriental Theories".
  6. Mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại thọ tròn 100 tuổi QĐND - Thứ Bẩy, 20/08/2011, 21:39 (GMT+7) Mùa thu tháng tám năm 2011 đã đến, năm nay Anh Văn-Đại tướng nguyên Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tròn 100 tuổi (Anh sinh ngày 25-8-1911). Tính tuổi theo phong tục dân tộc, năm nay Tân Mão anh đã tròn 101 xuân. Nhìn lại lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, từ xưa đến nay, Anh là một vị tướng kiệt xuất sống lâu nhất, thọ nhất. Thật là tự hào cho đất nước và hạnh phúc cho Anh cùng gia đình. Hơn một năm nay, tuổi ngày càng cao, sức khỏe ngày càng giảm, Anh phải nằm điều dưỡng ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhiều đồng bào, đồng chí trong nước, ngoài nước đã hướng về Hà Nội theo dõi sức khỏe của Anh, mong Anh sống lâu, sống thọ trên 100 tuổi. Lòng mong ước ấy nay đã trở thành hiện thực. Chúng ta cảm ơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc Anh. Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, với tất cả tấm lòng yêu thương, quý trọng Anh Văn - Đại tướng nguyên Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, chúng ta vui mừng kính gửi đến Anh lời mừng thọ, lời chúc mừng thắm thiết nhất. Chúc Anh với sự chăm sóc tận tình của bệnh viện, sức khỏe tiếp tục ổn định, tỉnh táo, trường thọ để chứng kiến sự phát triển tiến lên của đất nước trong công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sự nuôi dạy của gia đình, quê hương, truyền thống và văn hóa của dân tộc, lý tưởng và cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng - Bác Hồ, của toàn dân, toàn quân ta đã hun đúc nên một nhân vật lịch sử tiêu biểu, một vị tướng kiệt xuất, người con anh hùng của dân tộc, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng nguyên Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Nhìn lại cuộc đời Anh, từ đầu thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21 đến nay, một thế kỷ qua, Anh đã sống, học tập, hoạt động, chiến đấu hết sức phong phú và sáng tạo, hết sức sôi nổi và hào hùng, trọn đời vì nước vì dân. Thời tuổi trẻ, Anh học giỏi thông minh, thường đứng đầu lớp, đứng đầu kỳ thi lúc học trường Tổng, trường huyện, giỏi tiếng Việt, tiếng Pháp, tự học vươn lên đậu tú tài, vừa đi dạy, vừa hoạt động, vừa đi học đã đỗ thủ khoa môn kinh tế - chính trị học trong kỳ thi học sinh giỏi toàn Đông Dương, sau đó đỗ đầu kỳ thi tốt nghiệp cử nhân luật. Anh sớm nhận biết nỗi nhục mất nước, ghét Tây, nên ngay từ đầu đã chọn đúng hướng đi cho cuộc đời: Từ chối học bổng của chính quyền thực dân cấp cho sang Pháp học để về làm việc cho họ, mà dấn thân vào phong trào yêu nước, tham gia Đảng Cộng sản để đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, cứu nước, cứu dân. Đang hoạt động ở trong nước, khi cách mạng cần, Anh đã sẵn sàng rời bục giảng, xếp bút nghiên, từ giã vợ con yêu dấu để lên đường đi hoạt động theo sự phân công của Đảng. Là một trí thức tham gia cách mạng, anh đã may mắn sớm gặp được Bác Hồ, được Bác giao nhiệm vụ, rèn luyện thử thách trong thời kỳ đầu cách mạng. Với nhãn quan sắc sảo, Bác Hồ đã sớm phát hiện ra phẩm chất và tài năng của Anh. Một thầy giáo, người làm việc văn mà tiềm ẩn bên trong một tài năng về võ. Bác và Đảng đã tin tưởng giao cho Anh phụ trách quân sự, có nhiệm vụ thành lập ra đội quân chủ lực đầu tiên, xây dựng đội quân ấy nhanh chóng phát triển thành Việt Nam Giải phóng quân - Quân đội quốc gia về sau gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam và ủy quyền làm Tổng chỉ huy, về sau là Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy quân đội ấy đánh giặc, cứu nước. Mặc dầu giao cho anh việc Võ, nhưng Bác vẫn gọi anh là Văn. Phải chăng, Bác Hồ muốn căn dặn làm việc Võ nhưng phải trên nền Văn. Đúng như câu đối của một cựu chiến binh phường Thành Công-Hà Nội khái quát về anh thật biện chứng, sâu sắc: “Văn lo vận nước văn thành Võ/Võ thấu lòng dân võ hóa Văn”. Qua sự kiện này, chúng ta càng thấy Bác Hồ thật sáng suốt, Bác đã chọn đúng người, giao đúng việc. Có thể nói, đây là một hạnh phúc cho dân tộc ta, quân đội ta. Anh đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ Bác giao, là người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và là người học trò xuất sắc, gần gũi nhất của Bác Hồ. Anh thuộc thế hệ những người lãnh đạo cùng với Bác Hồ chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Anh là một vị tướng không qua trường lớp quân sự nào và ngay từ đầu không phải đã có sẵn quân đội mà qua hoạt động chính trị, đi vận động quần chúng, phát triển lực lượng chính trị rồi tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập và xây dựng đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, càng đánh càng mạnh, càng thắng, trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Qua tôi luyện trong thực tế chiến đấu và nghiên cứu học tập kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc ta và của thế giới, Anh đã trở thành một vị tướng kiệt xuất, đã từng đánh bại nhiều Đại tướng sừng sỏ của các đội quân xâm lược. Anh là một vị tướng bậc thầy của chiến tranh nhân dân. Đánh giặc luôn dựa chắc vào nhân dân, vào sức mạnh đoàn kết quân dân, vào sức mạnh của ba thứ quân, lấy quân chủ lực làm nòng cốt. Đánh giặc với tinh thần tiến công quyết chiến, quyết thắng, kết hợp với trí thông minh sáng tạo, dũng cảm và mưu trí. Đánh giặc bằng mọi cách: Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, với tư tưởng chỉ đạo: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Tư tưởng chiến lược là tiến công, nhưng cách đánh thì có tiến công, có phòng ngự khi cần thiết. Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, kết hợp thô sơ và hiện đại; lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều; luôn coi trọng bí mật bất ngờ, nghi binh lừa địch; coi trọng làm đường quân sự để bảo đảm hậu cần và bảo đảm cơ động lực lượng. Anh luôn xuất phát từ thực tiễn, phân tích so sánh lực lượng một cách biện chứng, làm rõ chỗ mạnh, chỗ yếu, thuận lợi, khó khăn của địch, của ta để tìm ra cách đánh phù hợp, hiệu quả cao, thương vong ít, quyết đoán, táo bạo nhưng chắc thắng, không chủ quan duy ý chí. Anh luôn coi trọng tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm để quân đội càng đánh càng trưởng thành, coi trọng công tác nghiên cứu khoa học để xây dựng nền khoa học quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong 34 năm cầm quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Anh đã góp phần lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám; với tư cách là Tổng tư lệnh, Bí thư Tổng Quân ủy sau này là Quân ủy Trung ương, Anh đã trực tiếp chỉ huy quân đội ta cùng với toàn dân chiến đấu lập nhiều chiến công oanh liệt, nhiều thành tích vẻ vang trong cuộc kháng chiến 30 năm đánh thắng hai đế quốc to, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, Anh được phân công phụ trách hai lĩnh vực khoa học và giáo dục, trong đó có một thời gian tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Hơn 20 năm phụ trách các công tác ấy, Anh đã góp phần xây dựng nền khoa học và nền giáo dục nước nhà đạt một số thành tựu phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc; góp phần quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta. Suốt thời gian về nghỉ, tuy tuổi cao, nhưng Anh luôn quan tâm theo dõi tình hình đất nước và quốc tế, tích cực đóng góp ý kiến với lãnh đạo những vấn đề mà Anh cho là quan trọng. Anh đã có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới như: Cổ vũ tinh thần thực tiễn, năng động, sáng tạo, chống giáo điều bảo thủ, tham gia ý kiến về chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; chiến lược phát triển kinh tế và khoa học biển; chiến lược bảo vệ Tổ quốc; về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; về chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực… Anh là một vị tướng hầu như được toàn quân tuyệt đối tin tưởng, kính trọng, yêu mến. Tướng lĩnh của quân đội ta đã từng ca ngợi Anh: Là “vị tướng văn võ song toàn”, “nhà chiến lược thiên tài, nhà quân sự lỗi lạc”, “vị tướng huyền thoại”, “vị tướng kiệt xuất”, “là tướng của các vị tướng, tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy”, “là vị Tổng tư lệnh không phạm sai lầm trong chiến lược, chiến thuật”. Có vị tướng cho rằng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực chất là Đại nguyên soái thời đại Hồ Chí Minh. Đúng Anh là người Anh cả của quân đội ta. Anh là một vị tướng được đồng bào, đồng chí trong cả nước quý trọng, tin tưởng, biết ơn. Trong nhiều năm qua, khi anh đã về nghỉ, cứ đến ngày lễ, ngày Tết, sinh nhật, đông đảo đồng bào, đồng chí đến thăm, chúc mừng anh. Nhiều đồng chí cho rằng đây là một hiện tượng hiếm có. Một đồng chí lãnh đạo mà khi về nghỉ, người đến thăm hỏi đông hơn, nhiều hơn khi còn làm việc và thể hiện tình cảm thắm thiết, sâu nặng. Đúng Anh là một vị tướng của nhân dân! Anh cũng là một vị tướng được đông đảo bạn bè quốc tế kính phục. Nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều đoàn quốc tế đến Việt Nam đã đến tận nhà thăm Anh. Nhiều chính khách, nhiều nhà khoa học, sử học, nhà quân sự nhiều nước, kể cả các tướng lĩnh là đối phương trước đây đều khâm phục Anh, có nhiều tác phẩm viết về Anh. Họ coi Anh “là vị tướng huyền thoại”, “một vị tướng vĩ đại”, “một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20” “một trong những thống soái lớn nhất của mọi thời đại”. Anh đúng là một vị tướng kiệt xuất của nhân loại! Anh là vị tướng có uy tín lớn trong nước và trên thế giới, không chỉ vì tài năng và sự nghiệp Anh đã cống hiến mà còn vì phẩm chất đạo đức trong sáng. Anh đã hết lòng yêu nước, thương dân, “dĩ công vi thượng”, toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Anh sống khiêm nhường, bao dung độ lượng, lắng nghe ý kiến, dân chủ bàn bạc, chan hòa, gần gũi, thương yêu cán bộ chiến sĩ, tôn trọng nhân dân, quan tâm đến gia đình, bạn bè, đồng chí. Anh sống trọng nhân nghĩa, trung thực, liêm khiết, gương mẫu. Đúng anh là một vị nhân tướng! Tình cảm yêu thương, quý trọng của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế đối với Anh thật là bao la, thể hiện nghĩa tình thật là sâu đậm. Tình cảm ấy đã đi vào các lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Biết bao tác phẩm về thơ, câu đối, nhạc, kịch, phim, ảnh, tượng, tranh, sách, báo trong nước và ngoài nước nói về Anh. Biết bao vật phẩm quý báu được mang đến tặng Anh. Tất cả đều thể hiện một tình cảm chân thành và nồng hậu. Lòng dân là tất cả. Anh đã thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân”. Suốt cuộc đời, Anh đã cống hiến cho dân, cho nước, nên Anh được toàn dân thương yêu, quý trọng. Đó là phần thưởng cao quý nhất, là nguồn động viên to lớn nhất và là tài sản tinh thần vô giá mà Anh gặt hái được trong cuộc đời cách mạng. Năm nay, Anh đã vượt 100 tuổi, xin chúc Anh vui, thanh thản, trường thọ. Đại tá Nguyễn Huyên, Trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (http://www.qdnd.vn/q...52/Default.aspx) =========== Thật là phúc ấm cho dân tộc. Sao Nhà nước chưa phong hàm Nguyên soái cho cụ nhỉ? Phải chi dịp này nhân dịp 100 tuổi làm việc này thì hay. Với những vị tướng kiệt xuất như cụ mà vẫn chỉ dùng hệ thống hàm cấp thông thường thì có được không? Kính chúc cụ luôn khỏe!
  7. "Ngũ hành" dịch như một người Trung quốc "Five Elemental Processes" hay mình dịch như ý của SP "Five states of Mobility and Interaction". VL thấy dịch như ý của SP sẽ bao trùm hơn. Còn cụm từ "Thông điệp cho tương lai" do là trang bìa dễ thấy nên chăng bổ sung thêm chữ "A" đang thiếu ===> "A message for future". Về "Sự huyền bí của lý học Phương Đông" dịch là "Sự huyền bí của tâm lý học Phương Đông" thì thực ra hiện nay chưa có từ tương đương. Vậy thì dùng ngay từ trong tên Trung tâm "Astrology" là gần nhất. (P/S: VL chắc ít tuổi hơn anh đó.)
  8. Cám ơn anh "Dám Lãnh đạo". Ngoài lỗi dính chữ do kỹ thuật thì VL cũng thấy một số cái: - Nên sửa tất cả "Dear all" thành "Ladies and Gentlemen". Đây là văn bản chính thức, trang trọng với các đại biểu quan khách nên không dùng "Dear all" sẽ rất không lịch sự và không đúng bối cảnh. Cũng không có "Dear Ladies and Gentlemen" vì nó là form rồi. - Thi thoảng còn viết tắt "don't", "can't" since theories can’t be proved Văn bản chính thức thì không viết tắt, đó là văn nói. - the mystery of the Oriental Psychology Từ này dịch chưa sát nên tìm từ khác. Nghĩa của nó là Tâm lý học Phương Đông chứ không phải là Lý học phương Đông. Có lẽ do người dịch chưa tìm ra từ Lý học. Đây là từ quan trọng, khái niệm cốt lõi trong bài viết nên có thể dẫn tới hiểu sai nội hàm của từ. - Bát quái (Càn, Khôn, Tốn, Đoài, Khảm, Chấn, Cấn, Ly) khi dịch mình vẫn nên để nguyên như Tiếng Việt rồi bỏ dấu. Trừ Âm Dương mượn phiên âm Trung quốc là Yin, Yang vì nó khá phổ biến và đã được công nhận trong Tiếng Anh. - Bỏ dấu trong đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt thì cũng dịch luôn Ngũ hành vì nếu người nước ngoài không hiểu Tiếng Việt. South - Fire East: Wood West: Metal North: Water Centre: Soil (VL cũng thấy có bác dịch Ngũ hàng bằng tên các vì sao ví dụ Mộc - Jupiter, Thổ - Earth,...Cái này chắc là phải hỏi ý kiến thêm anh HungNguyen) - Ngũ hành "Five Processes" nên dịch là "The five basic elements" sẽ có thể chuẩn hơn vì sự tương tác giữa 5 hành này là nhiều hơn 5 tiến trình (quá trình), không chỉ tương sinh mà còn tương khắc. - Ngoài ra còn một số lỗi ngữ pháp khác nhưng VL nghĩ cũng không ảnh hưởng nhiều tới văn bản chung.
  9. Thôi miên được tới 4 vạn người hẳn có nội lực cực mạnh. Hay là hôm nào Trung tâm mình thử tới để thạc sĩ Quân thôi miên nhỉ? Thầy điều khiển thôi miên quá xuất chúng.
  10. :) Cuộc bạo động vừa qua do người da màu (the Black) và dân vùng ca ri bê (the Caribean) gây ra chứ dân Anh và người gốc Á ở Anh không tham gia.
  11. HIc. Đệ tử đang online ở Amsterdam. Mấy tiếng nữa sẽ bay tới Anh.
  12. Các quan chức quản lý văn hóa sao toàn đi phá hoại văn hóa dân tộc thế? Vụ đập thành nhà Mạc ở Cao Bằng đi rồi xây một cái lò gạch chưa đủ hay sao?
  13. Đà Lạt: Xây "Vạn Lý Trường Thành" trong khu du lịch Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qúa nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không... Nhưng những nhà quản lý chính uyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng nhiễm bệnh" như thế? "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt"? Một người bạn của tôi khi đến Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã vội vàng gọi điện thông báo cho tôi một tin thật sửng sốt: Trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ người ta xây hẳn một đoạn Vạn Lý Trường Thành dài mấy trăm mét làm "điểm nhấn"(?). Có cả một đội quân tượng về lính của Tần Thủy Hoàng ở đó nữa. Nghe xong, tôi thấy bàng hoàng, bán tín bán nghi và quyết trực tiếp đến "hiện trường" để xác minh sự thật. Đến khu du lịch Đồi Mộng Mơ nổi tiếng của Đà Lạt, tôi thật sự bất ngờ với khung cảnh và những gì người ta xây dựng nơi đây. Điều đầu tiền đập vào mắt khiến tôi bắt đầu tin lời anh bạn thông báo: Tấm bảng ngay cổng vào liệt kê các hạng mục tham quan trong khu du lịch, trong đó dòng thứ ba từ trên xuống ghi rõ ràng: Vạn Lý Trường Thành. Đi sâu vào phía sau khu du lịch, tham quan qua một vài hạng mục đại loại như cây Vĩnh hằng, nhà cổ, bàn xoay, vườn thú lạ... thì đến một lối đi được xây dựng chắc chắn bằng bậc tam cấp, hai bên được xây thành cao theo đúng "bản sao" Vạn Lý Trường Thành. Tường thành này là công trình xây dựng đồ sộ nhất. Nhìn sơ cũng có thể thấy ý đồ của những nhà quản lý khu du lịch là muốn xây dựng "tường thành" này làm "điểm nhấn" cho toàn bộ khu du lịch. "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" được xây dựng khá dài, khoảng 300m, uốn lượn, vắt vẻo từ ngọn đồi bên này, sang đến ngọn đồi bên kia của toàn khu. Ở hai đầu "trường thành" cũng được xây dựng cổng thành hẳn hoi, có hình vuông, mỗi bề khoảng 3m, cao hơn tường thành. Bên trên cổng thành còn có hai tượng lính kiểu cổ xưa của Trung Quốc đứng canh thành với giáo mác trong tay. Đi từ phía thành bên trái khu du lịch xuống dưới hẻm núi, nơi có lối dẫn tới làng văn hóa dân tộc, nơi trưng bày các lọai công cụ, đồ gốm, rượu cần, nhạc cụ của người dân tộc ở vùng cao nguyên xung quanh đỉnh Langbiang, thì tấm bảng ghi "làng văn hóa dân tộc" lại được gắn trên cổng của "Vạn Lý Trường Thành". Bất ngờ hơn, bởi nơi một cái cổng cạnh đó nữa, người ta khắc dòng chữ nổi tiếng khắp thế giới: "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán". Đây đích thị là ý muốn "dựng" Vạn Lý Trường Thành giữa cao nguyên Đà Lạt chứ không phải là nhầm lẫn nữa. Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ? Cách cái cổng có dòng chữ "Bất đáo..." ấy vài bước chân, giữa một đám cỏ bên cạnh Trường Thành là một nhóm quân tượng được dựng nên, với hình hài, áo mão, vũ khí trong tay. Đặc biệt là "cái thần" trên khuôn mặt của những quân tượng này như đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để "giữ" thành vậy. Dẫn đầu đội quân ấy có hẳn một tay tướng chỉ huy đàng hoàng. Tất cả có bề ngoài như đội quân của Tần Thủy Hoàng từng được dựng trong phim ảnh Trung Quốc. Điều đáng nói là tất cả "Trường Thành, "toán lính" này nằm sát bên 1 nhà trưng bày và 1 sân khẩu biểu diễn cồng chiêng. Nơi mà khu du lịch vẫn thường tổ chức cho du khách khi có yêu cầu. Khi bếp lửa bập bùng với tiềng cồng chiêng của núi rừng vang lên ở đây, thì những "tượng lính" nằm bên cạnh có thể "canh giữ" cho cuộc vui ấy? Thật là lạ. 1 công trình văn hóa nằm trong 1 khu du lịch nổi tiếng, được xây dựng đã nhiều năm, được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng phê duyệt hẳn hoi, lại "ngoại lai" đến mức... đáng kinh ngạc như thế? Hội chứng bắt chước hay tâm lý "vong bản"? Ai cũng biết, 1 công trình văn hóa du lịch cho cộng đồng, điều trên hết nó phải mang tính giáo dục- giáo dục thẩm mỹ, giáo dục về cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc... cho bất cứ ai đến thăm, vui chơi, nhất là với thế hệ con cháu chúng ta. Cái điều quá đỗi đơn giản ấy lại được những người "giàu trí tuệ" dựng lên đây một công trình "Trường Thành" hoàn toàn của Trung Quốc. Thử hỏi những ai là "tác giả" của công trình ngoại lai này, và muốn giáo dục điều gì cho mọi người? Liệu có phải đây là "hội chứng" do xem qua nhiều phim ảnh Trung Quốc, nên người ta "a dua" một cách mù quáng không? Hội chứng a dua kiểu ấy chỉ có thể chấp nhận được nếu đó là trẻ con. Hay như các chị em phụ nữ ta thường "hâm mộ" các tài tử điển trai trêm phim ảnh xứ Hàn.Nhưng những nhà quản lý chính quyền, quản lý văn hóa du lịch ở Đà Lạt, chả lẽ cũng lại ngây thơ đến nỗi cũng "nhiễm bệnh" như thế? Thật đau lòng và xấu hổ. Đứng xem đoạn "Vạn Lý Trường Thành Đà Lạt" 1 lúc, tôi đã chứng kiến hàng trăm người, từ già trẻ, lớn bé thi nhau đứng ở mọi góc độ của "trường thành" này để chụp hình lưu niệm. Có người còn cho trẻ con khoác lên mình những bộ đồng phục, mũ mão của "Hoàng Châu Cách Cách" ngay tại quầy phục vụ của khu du lịch bên cạnh, để đứng lên "cổng thành" chụp hình lưu niệm nữa. Thật tội nghiệp cho khách du lịch. Họ chỉ biết những đọan tường thành, cổng thành, quân tượng, những bộ đồng phục đỏ đỏ, vàng vàng ấy "đẹp" thì chụp thôi. Họ đâu có tội gì? Tội là của những người đã "dựng" lên cái công trình "ngoại lai" này, trong khi thành, lũy của bao nhiều triều đại kiêu hùng của ông cha ta thì họ không xây nổi một mét. Hay đó chính là 1 công trình văn hóa du lịch, một sáng kiến mang tâm lý "vong bản" đáng xấu hổ? http://tuanvietnam.v...ong-khu-du-lich-
  14. Ngoại cảm là một thực tại khách quan, không phải là chuyện tin hay không tin. Không tin thì nó vẫn tồn tại khách quan và hoàn toàn phát huy hiệu quả. Thế giới tâm linh đã bằng rất nhiều phương cách và ngày càng gần gũi hơn với thế giới hiện tại của con người để thông tin giúp đỡ cũng như cảnh báo con người tránh xa đà quá mức vào cuộc sống phi nhân bản, thiếu đạo đức đang lan tràn trong xã hội hiện tại nhưng vẫn còn rất nhiều người không nhận ra hoặc cố tình không muốn công nhận. Họ không công nhận vì động cơ gì thì cũng thể hiện sự dốt nát đến khó tin. Và vì thế người ta có quyền đặt ra chuyện họ phủ nhận vì một động cơ khác.
  15. Em thử xù một quẻ LVĐT Bão này sẽ đổ bộ vào Việt nam, sức gió mạnh, đi nhanh và gây thiệt hại lớn. Hướng gió sẽ đi gần giống với hướng trên biểu đồ trong đó đi chủ yếu về hướng Tây Bắc và sẽ suy yếu sau khi tràn qua Lào.
  16. Công việc này không phù hợp với bạn. Bạn có xin được thì cũng không phải là công việc tốt, thu nhập thấp. Nên nghĩ đến công việc khác.
  17. Mới học thì ra ngoài trang chủ ngâm cứu nhé. Sau đó nếu có gì thắc mắc hay cần trao đổi thì bạn vào CLB Lạc Việt Độn Toán sẽ có các bác ấy giúp. Nên dùng phần mềm LVĐT trong thời gian đầu.
  18. Được đó Rin. Quẻ anh xù là Kinh Tốc Hỷ. Nên học hỏi, tìm hiểu về công việc mới trước khi đi xin việc. Sẽ chuyển việc. Nếu chuyển thì báo nhá.
  19. UFO ghé thăm SG?
  20. Trung quốc cho học sinh cấp 1 học về Hoàng Sa http-~~-//www.youtube.com/watch?v=lmpagVeus0A
  21. Cám ơn cô Wild. Cháu đã chuyển thành file PDF và up lên để thuận tiện cho việc đọc. http://www.mediafire...8f9ralqfic0aj5h
  22. Cám ơn anh Phamhung. Văn Lang thấy sẽ dễ đọc hơn nếu in ra giấy nên đã chuyển sang bản Pdf và up lên đây để chia sẻ cùng mọi người. http://www.mediafire.com/?zx7m44eardx44y9
  23. Thưa anh ThanhPhuc và SP, Bữa trước SP có nói từ nay tới cuối năm sẽ có một trận động đất lớn nữa mang tính hủy diệt như trận động đất tại Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua. Văn Lang xin nhờ SP và anh ThanhPhuc có thể đưa ra một vài dự đoán về địa điểm và thời gian được không ạ?
  24. Hạ thủy tàu Cảnh sát Biển số 3 (Dân trí) – Sáng nay 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã bàn giao và hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy thành công Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3, có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Theo Giám đốc Công ty Sông Thu Đại tá Hà Sơn Hải, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông. Công Bính ============== Sao lại chọn ngày tam nương hạ thủy cho chiếc tàu lớn vậy?
  25. Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông TP - Sắp tới đây, Hải quân Ấn Độ muốn tăng cường sự có mặt ở biển Đông. Đó là một nhóm khu trục hạm thuộc lực lượng Phòng thủ tên lửa của Ấn Độ. Tàu sân bay INS Viraat của Ấn Độ. Ảnh: janes.com Hồi cuối tháng 6 vừa qua, Delhi cho biết Hải quân Ấn Độ hy vọng sẽ thiết lập được sự hiện diện thường xuyên của mình tại khu vực này. Theo quan điểm chính thức của Ấn Độ, “với việc thực hiện nhiệm vụ này, Hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò nổi bật hơn tại khu vực Đông Nam Á là nơi có các đường hàng hải chiến lược chạy qua”. Như vậy, Ấn Độ - một trong những quốc gia cạnh tranh chính với Trung Quốc trong khu vực - có ý định ngăn cản những kế hoạch lâu dài của Trung Quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.