Văn Lang

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    465
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by Văn Lang

  1. Các bác hiểu về phong thủy, địa lý thấy thế nào ạ?
  2. Đã có một bài viết mang tính chất phản biện với bài của thầy Thiên Sứ đăng ở trên diễn đàn Hoàng Sa: http://hoangsa.org/forum/threads/24269-Min...n-1%29?p=294084 Về tác giả Minh An này Van Lang thấy ông ấy cũng hiểu về Kinh Dịch và lý số. Xin thầy và mọi người tham khảo ở: http://hoangsa.org/forum/threads/16097-Top...-va-tuyen-chien Minh An cũng có một điểm tích cực là khẳng định Kinh Dịch là của dân tộc Việt. Nếu thầy Thiên Sứ hay bác nào rảnh có thể sang đó trả lời bài viết đó coi như giảng giải hộ ông ấy một lần thì hay quá.
  3. Một số người cho rằng Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) bắt nguồn từ Trung quốc. Tuy nhiên đó là một sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt. Thứ nhất Tết và lễ không phải tự nhiên mà sinh ra. Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) cũng vậy, được sinh ra từ đời sống văn hóa của một dân tộc. Văn minh của dân tộc Việt là văn minh lúa nước. Giữa mùa thu (giữa tháng 8 âm lịch) khí trời mát mẻ, dễ chịu lại vừa mới thu hoạch xong vụ mùa. Lúc này những cư dân nông nghiệp mới tụ họp nhau lại để trước hết là "chơi trăng" sau đó là để làm một lễ để nghỉ ngơi, vui chơi sau một vụ mùa vất vả. Sự gắn bó mật thiết giữa văn minh nông nghiệp lúa nước và mặt trăng cũng có thể tìm thấy trong ca dao, dân ca. Ví dụ như: Từ nền tảng kinh tế và đời sống nông nghiệp đó hình thành nên một lễ (hội) Rằm tháng Tám (hay Trung thu). Ngược lại người Trung Hoa với nền cơ sở văn hóa là văn minh du mục và trồng khô (lúa mì, cao lương, ngô...) lịch gieo trồng và thu hoạch không phụ thuộc vào trăng và theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông giống như của người Việt. Hơn nữa tiết trời vào thời điểm này tại Trung quốc bắt đầu lạnh. Những điều kiện này không góp phần hình thành nên một lễ hội chơi theo trăng. Thứ hai sách cổ của Trung quốc thì Như vậy ngay bản thân người Trung quốc cũng không lý giải được nguồn gốc Tết Trung thu một cách rõ ràng mà mượn một câu chuyện phi thực tế để giải thích cho nguồn gốc Tết Trung thu. Hoặc một cách lý giải khác: Cách giải thích nguồn gốc Tết trung thu này thiếu tính logic và không thật sự thuyết phục. Thứ ba, theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (chứng tỏ sự sự ra đời và gắn bó của Tết Trung thu với người Việt đã có ít nhất 2500 năm). Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Ngay cả sách của người Trung quốc “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Đây chính là lễ (hội) Rằm tháng Tám của dân tộc Việt. Nó cũng cho chúng ta thấy rằng mùa thu tháng Tám còn là mùa giao duyên và kết hôn. Nền văn minh lúa nước của dân tộc đã hình thành nên nhiều lễ tết mà Tết trung thu chỉ là một trong số đó mà thôi. (Van Lang)
  4. Hôm nay là ngày của Trống Đồng hay sao ấy. Tối thì xem thời sự VTV1 phản ánh Trống Đồng cùng hàng trăm cổ vật khác ở bảo tàng tỉnh Hòa Bình không được ngành Văn hóa quan tâm. Có đến hơn chục chiếc Trống Đồng ở bảo tàng Hòa Bình bị để mốc meo, gỉ đồng mốc xanh không có phòng bảo quản đủ thiết bị. Nó giống như một nhà kho đựng đồ linh tinh chứ không phải bảo tàng. Nhìn mà quá lãng phí. Không biết những người có liên quan họ đã làm gì?
  5. Van Lang xin ủng hộ 200K để giúp đỡ bà Tú và 3 cháu mồ côi của bà (đã chuyển khoản online vào TK 0071001527081 Trần Ánh Tuyết).
  6. Ông Đặng Thành Tâm <h1 class="DetailSapo"></h1> Nhờ các biết biết xem tướng nói đôi điều về tướng ông Tâm được không ạ?
  7. Van Lang cũng thấy "phản biện" của độc giả Đào Phong Lưu rất lủng củng và nặng cảm tính.Ông ấy nói 4000 năm nhiều người đã không công nhận rồi còn nhận 5000 năm làm gì để mà tự hào với "ở trần đóng khố hay sao?". Chưa có cơ sở để khẳng định nền văn minh Văn Lang chỉ có 2300 năm và chỉ ở trần đóng khố mà đã đúng mà mặc định coi là nền tảng để coi cái khác là sai. Cùng lúc đó không đọc kỹ các ý trong bài viết mang tính thuyết phục hơn. Có lẽ ông Đào Phong Lưu cũng chịu ảnh hưởng của nền giáo dục mà cả xã hội lên tiếng trong đó phần lịch sử về tổ tiên chỉ dám nhận có 2300 năm trong khi lại rất "rộng lượng" với những gì thuộc về Trung quốc và cứ mặc nhiên coi văn hóa Trung quốc là chuẩn, là gốc? Đọc lên mà chẳng thấy "phản biện" được gì cả thì không có giá trị thực sự.
  8. Những cái này liên quan tới văn hóa Trung quốc. Đó là văn hóa tán chuyện, trà dư tửu hậu tại những tửu lầu của các quan lại, nhân sĩ Trung quốc thời phong kiến. Tam quốc diễn nghĩa ra đời theo kiểu này. Thực ra Tam quốc diễn nghĩa được hư cấu rất nhiều tuy dựa trên cốt truyện có thật. La Quán Trung cùng với các bạn mình ngồi tại các tửu lầu, hồng trà nghe ngóng chuyện sau đó cóp nhặt những câu chuyện Tam quốc cộng với trí tưởng tượng của một nhà văn nên ông ấy đã cho ra đời Tam quốc diễn nghĩa với nhiều tình tiết phóng đại quá mức. Chưa cần nói đến những nguồn tư liệu này song giả sử Lý Công Uẩn là người Mân (Việt) đi nữa thì đó không có nghĩa ngài là người Hán. Điều đó càng chứng tỏ rằng lãnh thổ cũ của dân tộc Việt bên Trung quốc ngày nay. Cụ thể là miền đất rộng lớn miền nam sông Dương Tử (Trường Giang). Các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam,... trước đây vốn là đất Việt. Địa bàn Hai Bà Trưng đánh nhau hồi xưa ở cả bên Tàu hiện nay. Hiện nay tại nhiều tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam vẫn còn đền thờ Hai Bà và tướng lĩnh của hai bà.
  9. Van Lang đã chuyển xong 200K ủng hộ cháu Hồ Ngọc Tới vào TK Trần Ánh Tuyết (chuyển khoản online). Nhờ anh/chị kiểm tra giùm.
  10. Hoàn cảnh thương tâm quá. Van Lang cũng sẽ giúp một chút tiền cho cháu Hồ Ngọc Tới qua quỹ của diễn đàn.
  11. Một dòng họ danh giá và thật đáng tự hào.
  12. Năm nay xuất hiện rất nhiều đĩa bay và hiện tượng lạ. Đĩa bay ở Anh, Trung quốc, Mexico. Ở HN thì cầu vồng cả đường tròn, những đám mây kỳ lạ, rồi mưa sao băng ngắn. Ở Mát xcơ va là "chiếc nhẫn sáng" v.v... Hiện tượng là nói lên điều gì?
  13. Đứng ngoài nhìn vào như một thành vậy.
  14. Chiều nay lúc 15:58 Van Lang đã chuyển tiền từ TK 0071003911346 vào TK Phạm Cương Lạc Việt. Nhờ các anh/chị kiểm tra giúp nhé.
  15. Cơ quan lưu trữ và thư viện của tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, đang lưu giữ 40 trong số 150 văn bản cổ đại đã được đăng ký trong cả nước. Trong đó có những cuốn sách nói về các bài thuốc cổ truyền và thuật bói toán của người Minangkabau, một trong những tộc người chiếm đa số tại đảo Sumatra và có nguồn gốc từ người Việt. Cơ quan trên cho biết đã cử người tới nhiều địa phương trong tỉnh Tây Sumatra để thu thập và "cứu" những văn bản cổ quí hiếm khỏi thất lạc hay mục nát theo thời gian, sau đó sẽ "số hóa" các văn bản tìm được để nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra. Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển. Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị. Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam. Người Minangkabau còn nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon./. (Theo http://vovnews.vn/Home/Indonesia-gin-giu-v...099/121535.vov)
  16. Một sinh viên Indo cũng mang trong mình tiềm thức về cội nguồn. Van Lang có một người bạn học bên Nhật. Trong lớp có một anh bạn người Indonesia. Anh indo chỉ vào bản đồ Việt nam và nói "Chúng tao đến Indo từ đây này". Như vậy có một sự di cư xa xưa sang Indo. Mà Van Lang còn nghe nói rằng thổ dân Australia cũng có nguồn gốc là người Việt cổ.
  17. Khách ở đây là Tàu khựa rồi.Phương Tây duy lý chưa quan tâm đến cái này lắm. Hơn nữa họ lại ở xa. Trong số những nước láng giềng thì chả thể là Cam pu chia, Lào, Thái Lan được vì họ không thạo và không quan tâm đến những thứ này. Qua đây mới thấy Trung quốc nó nắm tình hình Việt nam rất rõ. Từ những sự kiện kinh tế, xã hội đến cả những hiện tượng tâm linh đều có biết. Việc trấn yểm để làm giảm hoặc mất khả năng của anh T là rất thâm hiểm. Việc này chợt làm Van Lang liên tưởng đến Cao Biền. Rất may là nước Việt luôn có nhiều hiền tài để trị lại chúng nó.
  18. Van Lang xin được gửi lên file gốc "Thử tìm lại biên giới cổ của Việt nam" của GS Trần Đại Sĩ. http://www.mediafire.com/?tmynyatnvwn
  19. Mới đây trong một đợt điều tra khảo cổ, cán bộ Phòng Di sản - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã phát hiện một số di vật ở hang Son, nằm trong quần thể Cố đô Hoa Lư. Hang Son thuộc dãy núi đá vôi phía trước hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Anh Cao Tấn, một cán bộ Phòng Di sản cho biết, đoàn đã thấy lớp trầm tích trong lòng hang có màu đỏ, xuất lộ xương động vật cùng vỏ nhuyễn thể nước ngọt như ốc núi, ốc suối. Đây là sự tích tụ trầm tích gồm những gì con người thời tiền sử đến đây sinh sống để lại, thuộc thời hậu kỳ Pleitocene cách ngày nay trên 10.000 năm. Trong lòng hang còn xuất lộ rất nhiều vỏ nhuyễn thể biển như ngao dầu, ốc bù giác, hàu biển... Đây là loài nhuyễn thể biển xuất lộ trên địa bàn này khá phổ biến trong giai đoạn biển tiến Holocene, cách ngày nay từ 5.000 đến 7.000 năm. Như vậy, tại hang Son có thể có sự cư trú của con người thời tiền sử ở cả hai giai đoạn có môi trường khá khác biệt nhau. Giai đoạn đầu là môi trường sống quanh những thung lũng đá vôi, sông suối nước ngọt; giai đoạn sau là môi trường vịnh biển, do đợt biển tiến Holocene tạo ra. (Theo: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/08/3BA1227E/)
  20. (TuanVietNam) - Để lấy đất làm sân golf, người ta đã cho di dời cả ngôi miếu thờ thần canh giữ biển Đông ở Trà Cổ. Ngôi miếu với 2 câu đối đầy ý nghĩa mà cha ông để lại, "Vị thần chính trực ở biển đông, phú giữ anh khí của trời/To lớn, trường cửu cùng núi Nam, có uy phong trừ tai dẹp nạn"... đã bị đẩy lùi xa khu vực cũ, mặc dù gần biển hơn. Về Trà Cổ rừng dương vào những ngày này, khi sân golf quốc tế Móng Cái đã hoạt động được hơn một năm mới thấy, đúng là có rất nhiều điều "chưa chín chắn" ở vùng đất địa đầu. Dời miếu lấy đất làm sân golf Cống xả nước thải ra biển của sân golf (Ảnh: Thuỵ Du) ân golf quốc tế Móng Cái là một sân golf đẹp, hiện đại. Còn nhớ, ngay sau khi có hợp đồng thuê đất 50 năm và tiến hành xây dựng, sân golf này đã được coi là "niềm tự hào trong lĩnh vực vui chơi giải trí" của Móng Cái. Không tự hào sao được, khi "ông anh cả" Hạ Long có thâm niên về phát triển du lịch, có sức mạnh về tài chính lại... đi sau "ông em" Móng Cái về xây dựng sân golf, thu hút khách du lịch trong (chủ yếu các đại gia) và ngoài nước (chủ yếu khách Trung Quốc) về đánh golf. Tiếp xúc với chúng tôi, một lãnh đạo của thành phố trẻ Móng Cái cũng "tự hào": "Đây là cơ sở đáp ứng tốt được nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Để phát triển thêm và nâng cao hiệu quả phục vụ khách tới khu vực này, các cấp có thẩm quyền đã cho phép Công ty liên doanh Vĩnh Thuận đầu tư xây dựng thêm một số cơ sở hạ tầng như khách sạn 5 sao và tổ chức một số hoạt động như lướt ván trên sóng, xe trượt cát cũng như một số hoạt động ở khu vực ven biển. Gắn kết với hoạt động của sân golf đã có, quy hoạch về phát triển khu du lịch vui chơi, nghỉ dưỡng dọc bờ biển Trà Cổ sẽ tiếp tục được quy hoạch và kêu gọi các nhà đầu tư để xứng tầm với phong cảnh thiên nhiên đã ưu đãi...". Nhưng sân golf "mang" điều gì đến cho Trà Cổ? Chúng tôi tự hỏi, và thực tế ở Trà Cổ đã trả lời. Thật ngạc nhiên khi đối diện khu KTX cao tầng dành cho cán bộ quản lý Trung Quốc và người phục vụ trong sân golf lại nhìn thẳng sang... Đồn Biên phòng Trà Cổ. Trước đây, khi Công ty Vĩnh Thuận chưa "nhìn" thấy địa danh đẹp như tranh tại bờ biển Trà Cổ, đồn biên phòng nằm ở sát mép biển, dưới những rặng phi lao rì rào. Khi sân golf được xây dựng, chẳng hiểu sao, đồn biên phòng lại bị... đẩy vào phía trong, bên kia con đường nhựa phẳng lỳ, và đương nhiên là cách xa biển hơn. Chân dung cụ Doõng (ảnh trên) Tuy nhiên, đó chưa phải điều khiến chúng tôi giật mình nhất. Sau khi được nghe cụ Bùi Văn Doõng (70 tuổi) kể lại chuyện ngôi miếu thờ thần canh giữ biển Đông. Trước đây, ngôi miếu nằm trong khu vực sân golf bây giờ. Dự án đến, miếu bị "giải toả" ra phía bên ngoài đất dự án, cách nơi cũ khá xa, mặc dù gần biển hơn. Cụ Doõng là một lão nông yêu tha thiết mảnh đất Trà Cổ này. Và cụ cũng là một trong những người đấu tranh nhiều nhất khi dự án sân golf xây dựng. Cụ đấu tranh để Công ty Vĩnh Thuận phải mở đường ngay đầu sân golf cho người dân đi ra biển kiếm con tôm con cá vì các con đường cũ ra biển đã bị hàng rào thép gai dài 3 km chặn ngang. Cụ đấu tranh để dự án sân golf không được để cống nước thải ra khu vực nuôi tôm. Lão nông sống cả cuộc đời ở địa đầu Tổ quốc dẫn chúng tôi đi thăm ngôi miếu mới. Chẳng biết vô tình thế nào cụ mặc trên mình chiếc áo phông có chữ "Trà Cổ - Móng Cái" rồi hăm hở dẫn khách vào thắp hương miếu. Miếu nằm bên cạnh khu nuôi tôm của gia đình, nên cụ Doõng được làng phân công chăm sóc, hương khói. Ngôi miếu có từ khi lập làng dựng ấp nay được xây mới và gắn phía trước 4 con số báo hiệu "niên đại": 2005. Nhưng cụ khoe, khi xây dựng lại miếu, người dân trong làng vẫn viết 2 câu đối đầy ý nghĩa, mà dịch ra là "Vị thần chính trực ở biển đông, phú giữ anh khí của trời/To lớn, trường cửu cùng núi Nam, có uy phong trừ tai dẹp nạn"... Tại sao lại là Sa Vĩ? Cụ Bùi Văn Tiên (73 tuổi, ở khu Tràng Vĩ) đầu tư 3 đầm tôm cạnh sân golf với số vốn 600 triệu đồng. Cụ chỉ ra đầm tôm bảo năm nay mất trắng. Cả 3 đầm bây giờ để không, con cái cụ đã chuyển nghề. Hỏi nguyên nhân, cụ Tiên bảo do sân golf dùng hóa chất giữ ẩm, trừ sâu và trừ nấm nên ảnh hưởng đến nguồn nước hoặc do thuốc từ sân golf theo gió bay ra. Những đầm tôm trơ đáy của cụ Tiên (Ảnh: Thuỵ Du) "Nhà nước đã quyết định thì làm thế nào được. Trong tình cảnh này, nửa muốn bỏ, nửa không vì chẳng nhẽ có đầm mà lại bỏ nghề. Không biết phải làm thế nào, không dám canh tác thêm nữa. Năm nay, chúng tôi bỏ không đầm từ đầu năm tới giờ..." - cụ Tiên than. Mang nỗi khổ này của người nuôi tôm bên cạnh sân golf nói với ông Dương Văn Cơ, Phó Chủ tịch Thường trực TP Móng Cái, chúng tôi được ông Cơ cho biết, Sở KH-CN Quảng Ninh và các cơ quan chức năng đã kiểm tra chất lượng nước thải của sân golf không có vấn đề gì và đã cho phép thải ra biển. Sau khi người dân đấu tranh không cho làm cống xả nước thải ra môi trường, Công ty Liên doanh Vĩnh Thuận đã được phép thải thẳng ra... biển. Từ chuyện cụ Tiên nói và khẳng định của Sở KH-CN Quảng Ninh, chúng tôi nhớ tới thông tin mà Thạc sỹ Đỗ Thanh Bái (Trung tâm Bảo vệ Môi trường và An toàn hoá chất) từng nói trên báo GĐXH: "Các sân golf thường sử dụng 3 loại hoá chất chính bảo vệ thực vật là: Hóa chất trừ cỏ, trừ sâu và trừ nấm. Nhưng điều đáng nói là cường độ sử dụng cho sân golf của các loại hoá chất này cao hơn gấp từ 5,5 - 6,6 lần dùng cho khu vực nông nghiệp cùng diện tích". Ông Bái cho rằng, hóa chất sử dụng cho sân golf, mặc dù đã được lựa chọn với mục tiêu an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên, những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chưa đủ để khẳng định tính “an toàn” đối với sức khỏe và môi trường. Nhưng những người nông dân cả đời chỉ quanh quẩn ở Trà Cổ như cụ Tiên, cụ Doõng làm sao biết "cửa" nào mà kêu? Trở lại chuyện sân golf án ngữ mũi Sa Vĩ địa đầu Tổ quốc, khi nghe chúng tôi nói, ông Trần Đường, nguyên Bí thư Huyện ủy Móng Cái (khóa 1976-1980) bức xúc: "Đất vẫn là của mình, họ chỉ thuê thôi, hết thời hạn là họ phải về thôi. Nhưng, để dân hiểu nhầm là mình đã coi nhẹ việc này thì chưa phải là suy nghĩ thật là chín chắn...". Ông Đường lý giải, đất cho sân golf không thiếu gì phía bên trong, tại sao lại chọn ở nơi địa đầu tổ quốc, nơi đẹp nhất của Móng Cái như vậy? Những gì cha ông mình để lại luôn luôn quý, cần được lưu sâu vào ký ức người dân. "Sa Vĩ là của Trà Cổ. Nói rộng hơn, không phải của ai khác, mà là của người Việt Nam! Chúng tôi đã cùng hàng ngàn người khác tự hào vì mình đã đến đây, đã tham dự và góp phần mình vào việc bảo vệ đất Sa Vĩ và Móng Cái thiêng liêng này, và không hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đây". - ông Đường nói. Thụy Du
  21. Xin gửi Ban điều hành diễn đàn. Theo Van Lang thấy thì trên diễn đàn này có cả những dân Tàu. Với một diễn đàn giàu thông tin và bổ ích như thế này thì nguy cơ bị hack có thể xảy ra. Vì vậy rất mong Ban điều hành thường xuyên sao lưu dữ liệu và có phương án chống tấn công hiệu quả.
  22. Các tháng bạn nói đều là tháng tính theo Âm Lịch?
  23. Cách viết của bạn buồn cười quá :(
  24. Trích một ý kiến của một bạn mà Văn Lang đọc được: