Tiều Phu Gia

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    4
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About Tiều Phu Gia

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Contact Methods

  • Website URL
    http://vietnamhoc.the-talk.net
  • Yahoo
    mr.tong_minh_vuong
  1. Tôi cũng hay theo dõi trang chủ sao ko thấy gì vậy.
  2. Tôi rất đồng tình với ý kiến của Thiên Sứ. Với lại việc chép sử ở Việt Nam mình có rất nhiều hạn chế. Cứ đọc các bộ sử của ta và sử Tàu sẽ thấy.
  3. Cơ Cấu là một cố gắng vượt qua những cái gì dị biệt, tạp đa để đạt tới những nét căn bản nhất của bất cứ một môn học nào. Nói đến nét căn bản có nghĩa là nói tới tổng quát. Nhưng không là một cách tổng quát dựa trên lý trí. Sự tổng quát ở đây không nhằm mô tả sự kiện như khoa nhân chủng học trước kia đã làm, mà là cách tổng quát của Cơ Cấu, có nghĩa là của cái gì uyên nguyên hơn, tế vi hơn, vô hình hơn, do đó có sức bao quát hơn nhiều. Claude Lévi-Strauss đã nghiên cứu rất tỉ mỉ về thần thoại của nhiều loại dân, sau phân tích bên ngoài những dị biệt, ông tìm ra được rất nhiều nét giống nhau giữa các thần thoại. Căn cứ vào đó, ông kết luận rằng có một bản tính đồng nhiên cho mọi con người không phân biệt màu da, dòng máu…và do đó đi đến kết luận là có những luật bất biến chi phối mọi hoạt động của con người cổ cũng như kim. Luật này không ý thức được dễ dàng. Nó nằm ngầm dưới Vô thức, đưa ra những dạng thức bắt buộc Ý thức phải tuân theo. Vì thế chỉ cần tìm ra được cái Cơ Cấu Vô Thức nằm ngầm trong mọi định chế, thói tục là tìm ra Nguyên lý giải thích các thể chế, thói tục, thần thoại khác. Vì thế các nhà Cơ cấu học nuôi hy vọng có thể sắp xếp hàng trăm các nền văn hóa khác nhau bằng phương pháp đối chiếu, vào một mẫu số chung nào đó, vì văn hoá chỉ là những hình thái khác nhau của Cơ Cấu Tâm Thức của mỗi dân tộc. Theo Lévi-Strauss, Cơ Cấu Tâm Thức ấy được hình thành ngay từ bước sơ khai của mỗi dân tộc, và do đó, ông đề cao những huyền thoại của những trang đầu lịch sử . Sau khi nghiên cứu vô số những huyền thoại kèm với thể chế thói tục…của nhiều sắc dân, chủng tộc thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau bằng phương pháp mới của Cơ Cấu luận, Lévi-Strauss tóm tắt công trình nghiên cứu của mình bằng cách đưa ra 4 nét đặc trưng của Cơ Cấu như sau: - Cơ Cấu vượt lý trí để sang bình diện tiềm thức. - Cơ cấu chú ý đến những mối liên hệ giữa các hạn từ hơn là những hạn từ riêng rẽ. - Cơ Cấu là đứng ở toàn cảnh nhìn vào từng phần và tìm cách giải nghĩa từng phần bằng cách đặt chúng trong tương quan với toàn bộ. Chính mối tương quan vô hình định tính các loại văn hoá. Thí dụ Lévi-Strauss phân tích 4 loại giao liên với những ký hiệu sau: = Giao Liên có tính chất Tương Liên +_Giao Liên đảo lại + Giao Liên xây trên quyền lợi _ Giao Liên chú ý đến nhiệm vụ * Điểm cuối cùng và nổi bật của Cơ Cấu là tìm ra những luật chung từ những mô hình, dạng thức mình đã phác hoạ để suy diễn và quy nạp. Ta có thể hình dung sự kiến tạo ra dạng thức như hình sau: Trục ngang Th chỉ Thực thể hiện hình, các mũi tên hướng lên điểm D là dạng thức, còn trục từ D đến C là sự phản chiếu của Cơ Cấu. Dưới đây ta hãy thử xét nội dung của thần thoại nói chung, Huyền Sử Việt nói riêng qua từng tiêu chuẩn trên của Cơ Cấu Luận. 1- VƯỢT LÝ TRÍ ĐỂ ĐI SANG BÌNH DIỆN TIỀM THỨC. Nếu tổ chức xã hội thuộc phạm vi rõ rệt với mục tiêu xác định, tất cả nổi lên trên mặt Ý thức dễ nhận biết, thì Cơ Cấu là cái gì nằm ngầm bên dưới tổ chức, ngoài tầm xét nghiệm của ý thức vì nó nằm tận miền Tiềm thức âm u, nên có phạm vi cũng rộng lớn hơn nhiều. Cơ cấu là mối liên hệ không hiện hình, là thế quân bình giữa những yếu tố trái ngược làm nên thực thể xã hội, và biểu lộ ra bằng những bậc thang giá trị, những ý tưởng của xã hội. Một cách tương tự, nếu Sử ký là sử hàng Ngang nhằm ghi lại những sự kiện, những biến cố có tính cách cá thể, chỉ xẩy ra một lần trong một không gian và thời gian nhất định, thì Huyền Sử là sử hàng Dọc, vượt lên bao trùm cả không thời, nhắm tới cái gì phổ quát, vượt lý trí phân minh, đi vào miền thâm sâu của Tiềm Thức, tiếp cận miền vi tế của Tâm Linh. Hay nói cách khác, nếu Sử ký là sử vòng Ngoài của những biến cố ngoại diện, thì Huyền Sử là sử vòng Trong của Tâm Linh dân tộc, là di bảo thiêng liêng, là giá trị tinh thần do bao đời kết tinh, là linh hồn của lịch sử. Như thế, nếu Tổ chức xã hội và Sử ký thuộc về lãnh vực Lý trí, Hiện tượng, thì trái lại, Cơ Cấu và Huyền sử vượt được sự giới hạn của lý trí để đi sang miền thâm sâu của Tiềm Thức, Tâm Linh. 2- CHÚ Ý TỚI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HẠN TỪ HƠN LÀ HẠN TỪ RIÊNG RẼ. Khi tìm hiểu Văn Hoá theo lối xưa, nhà nghiên cứu chỉ trình bày, mô tả, hay cho dù phân tích hoặc tổng hợp những yếu tố riêng rẽ của Văn hóa, cũng chỉ dựa trên một số phạm vi chung của Văn hoá như ngôn ngữ, kỹ thuật, khoa học, tín ngưỡng, tổ chức xã hội, kinh tế…Với đường lối nghiên cứu mới về Văn hóa của các nhà Cơ Cấu luận ngày nay, họ không dừng lại sự khảo sát nơi các hạn từ chung ấy. Cơ Cấu gia đi sâu hơn vào sự khám phá ra các Mối Liên Hệ hay là các Mối Tương Quan giữa các yếu tố Văn hóa để tìm ra những nét đặc trưng sâu xa biểu hiệu cho một nền văn hoá. Do đó, nhà Cơ Cấu nhấn mạnh đến liều lượng và vị trí của mỗi yếu tố riêng của từng nền văn hóa trong mối liên hệ với toàn thể các hạn từ văn hóa chung. Ta thử áp dụng phương pháp trên vào lãnh vực Huyền Sử với truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. Khi đối chiếu Vật biểu của các dân tộc khắp nơi trên thế giới, ta thấy tuy dân tộc nào cũng chọn vật biểu cho họ, nhưng tất cả chỉ chọn một vật biểu duy nhất, chỉ riêng nước Việt là chọn Vật biểu kép Tiên và Rồng, ta mới thấy nổi bật về Lưỡng-Nhất tính của quan niệm Triết Việt về vũ trụ, vạn vật, con người. Chỉ có một hạn từ làm vật biểu như các dân tộc khác, thì làm gì có việc tương quan, liên hệ, nghĩa là cái nhận thức Duy một chiều kích đã là bước khởi đầu. Triết Việt với Hai Hạn Từ Tiên Rồng là vật biểu, đã mặc nhiên nói lên tính Liên Hệ giữa hai hạn từ, tính Tương Quan hai chiều, mà sau nay Cơ Cấu luận chú ý đến để định tính một nền văn hóa.Một điểm quan trọng khác, về mối liên hệ giữa các hạn từ nơi Huyền sử, như những trang sử đầu tiên của các giống dân thường có nhiều điểm chung giống nhau, như sự xuất hiện của các Thần, vơí những việc làm phi thường, lớn lao so với các con người bình thường.Và con người với tất cả những sinh hoạt của thuở sơ khai, còn nhiều quan hệ với thần thánh. Thế nhưng, áp dụng phương pháp Cơ Cấu, khảo sát về sự Tương Quan cùng liều lượng và vị trí của các yếu tố giữa Thần và Người, cũng như dùng phương pháp đối chiếu để so sánh nội dung khác nhau của Huyền thọai của các dân tộc, nhà Cơ Cấu sẽ tìm ra được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu cho từng sắc dân. Thật thế, Thần và Người đã có khắp trong các nền Văn hóa xưa, Đông cũng như Tây. Nhưng mối Liên Hệ hay là Tương Quan giữa Thần và Người đã có sự khác biệt căn bản trong từng nền văn hóa. Huyền thoại của các dân tộc khác thường đặt nổi vai trò của Thần linh, trong khi Huyền thoại Việt lại đề cao vai trò của con Người. Nói cách khác, Huyền thoại của các dân tộc khác chính là Thần Thoại, vì Thần Linh làm Chủ, thì ngược lại, Huyền thoại Việt chính là Nhân Thoại, vì Con Người được làm Chủ, nên Huyền thoại Việt có tính Nhân Chủ. Sự khác biệt trong mối Tương Quan giữa Thần và Người trong Huyền thoại còn được minh chứng nơi hai hình ảnh: Một bên là hình ảnh bi thương của con người qua nhân vật Prométhée trong Thần Thoại Hi Lạp, chỉ vì tội ăn cắp một chút lửa trời để đem về soi cho trần thế bớt u tối, không may bị thần Zéus bắt gặp, mà bị trói trên núi Caucase, làm mồi cho chim kền kền moi móc gan ruột. Còn bên kia là hình ảnh oai phong của ông Bàn Cổ trong Nhân Thoại Việt Tộc “Bàn Cổ thủ xuất, thủy phán âm dương”. Ông Bàn Cổ đâu cần leo lên trời để ăn trộm chút lửa như Prométhée, vì chính ông xếp đặt trời đất theo ý mình, chính danh định phận cho vũ trụ, in dấu ấn của con Người Nhân Chủ Tâm Linh khắp bước khai thiên lập địa. Chính ông còn làm ra sấm sét, thì chút lửa có đáng gì mà phải trở thành một kẻ tội đồ. Hai tính chất Lưỡng-Nhất và Nhân Chủ có một sự quan hệ mật thiết với nhau: Nhờ nhấn mạnh đến tương quan như Hai mà Một trong bản chất Rồng Tiên, nên Người cũng tương quan với Thần trong thế Tương Liên cao cả, hai chiều, để rồi Người cũng uy quyền mạnh mẽ, đầy tự tin như Thần. Với vai trò con người được đặt nổi ở đây, nền Nhân Thoại Việt trổi vượt hơn các Thần thoại khác về mặt Nhân Bản. Mà Nhân Bản là gì nếu không là chủ trương phục vụ hạnh phúc và quyền lợi của con Người hơn bất cứ điều nào khác. Và ở đâu hạnh phúc và quyền lợi con người được phục vụ hơn ở trong mảnh đất của Nhân hoàng, Nhân thoại, nơi mà Con Người nắm giữ vị trí của Chủ Nhân ông? Như trong truyện “Ngư Tinh”, “Hồ tinh”, với vai trò “Chủ nhân ông”, vua Hùng đã diệt Ngư Tinh, Hồ tinh, có nghĩa là tiêu diệt những lý thuyết hoang đường, mù quáng, làm hại cho con người, khai quang tâm trạng bái vật sơ khai trước khi xây căn nhà Nhân Chủ Tâm Linh cho con Người có nơi An cư Lạc đạo. Truyện “Bánh Dầy Bánh Chưng” nói lên ý thức Trời Đất Giao thoa làm nên Con Người Đại Ngã. Ai mà nhận thức và hiện thực được, biểu thị bằng cách làm ra được bánh trời bánh đất, thì sẽ được phần thưởng vĩ đại là làm vua, mà ý nghĩa cụ thể là trở nên Nhân Chủ. Tóm lại, nếu Cơ Cấu luận nhấn mạnh đến Tương Quan, Liên Hệ giữa các hạn từ hơn là các hạn từ riêng rẽ, thì tương tự như thế, không đề cao một hạn từ riêng biệt, như Trời hoặc Đất, với Lưỡng-Nhất tính và Nhân Chủ tính, Huyền Sử Việt đặt nổi vai trò, địa vị con Người như là mối Tương Quan, Liên Hệ hay điểm Nối Kết, Hội Tụ giữa Trời và Đất, giữa Hữu hạn và Vô biên, giữa Cá Nhân nhỏ bé và Đại Ngã bao la. 3- ĐỨNG TỪ TOÀN CẢNH NHÌN VÀO TỪNG PHẦN VÀ GIẢI NGHĨA TỪNG PHẦN BẰNG TƯƠNG QUAN TOÀN BỘ. Chính từ quan điểm Lưỡng-Nhất tính và Nhân Chủ tính, nghĩa là từ nhận thức mối Tương Quan, Liên Hệ giữa các hạn từ mà không nhìn hạn từ theo cách riêng rẽ, nên Huyền Sử Việt mới có được cái nhìn Toàn Cảnh vượt lên sinh hoạt từng phần của đời sống và mới có khả năng giải thích đời sống từng phần bằng cách đặt tương quan của chúng với toàn bộ. Hay nói cách khác, nếu ta mới chỉ nhìn qua các tập hợp xã hội con người ở bất cứ nơi nào, thời nào trên thế giới, về nền tảng, không có nhiều khác biệt. Con người thời nào, nơi nào thường cũng có những nhu cầu căn bản như nhau: ăn ở, truyền sinh, thông cảm với tha nhân và được thông cảm, được biết đến, có tín ngưỡng…Nhưng nếu tìm hiểu sâu xa hơn, ta sẽ nhìn thấy sự khác biệt. Sự khác biệt đó chính là nơi những phương thức, cách thế mà các nhu cầu trên được đáp ứng, thoả mãn, qua mối tương quan vô hình định tính nội dung của nền văn hóa liên hệ. Còn tiếp Nguồn: http://vietnamhoc.the-talk.net
  4. Sau gần 30 năm trị vì đất nước, triều đình nhà Lê bắt đầu suy yếu. Lê Long Đĩnh, vị vua kế nghiệp Đại Hành, không có sức khỏe phải nằm thiết triều nên được gọi là Lê Ngọa Triều, hoang tàn bạo ngược, con đen thán oán. Lòng dân là ý trời, truyền thuyết kể rằng: trước khi Long Đĩnh chết (1009), sét đánh vào cây gạo ở châu Cổ Pháp, vết hằn thành bài thơ chữ Hán, trong đó có hai câu: “... Hòa đao mộc lạc / Thập bát tử thành...”. Sư Vạn Hạnh đoán ba chữ “hòa đao mộc” ghép thành chữ “Lê”, còn ba chữ “thập bát tử” ghép thành chữ “Lý”; đó là điềm báo nhà Lê sẽ “lạc” mất và họ Lý sẽ lên thay “thành” lập vương triều mới. Nhân đó, quần thần bền cùng nhau suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi, tức Thái Tổ triều Lý, lấy niên hiệu Thuận Thiên (1010-1028). Đến nay, đã tìm thấy tiền Thuận Thiên Đại Bảo mặt lưng có chữ “Nguyệt”, các nhà nghiên cứu tiền cổ trên thế giới đều công nhận đây là tiền của Lý Thái Tổ, chỉ riêng TingFuBao giám định tiền này là của Lê Thái Tổ, cũng niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433). Về niên hiệu Thuận Thiên, lịch sử Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên chỉ thấy có hai vị vua có niên hiệu này là Lý Thái Tổ và Lê Thái Tổ; nhưng tiền mang niên hiệu này thì có ba loại: Thuận Thiên Đại Bảo, Thuận Thiên Nguyên Bảo loại nhỏ, và Thuận Thiên Nguyên Bảo loại lớn ăn 100 đồng (đương bách). Riêng tiền Thuận Thiên đương bách là của Sử Tư Minh thời Đường đúc năm 759, có đặc điểm của tiền Trung Quốc đương thời, là điều đã loại trừ ở đây, không còn gì bàn thêm. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tuy không ghi việc Lý Thái Tổ có đúc tiền, nhưng lại chép thời ấy có sử dụng tiền. Ngay từ khi mới lên ngôi, dời đô về Thăng Long, vua đã “xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức 8 sở...”. Cũng có thể tiền này do tiên triều để lại, song chúng ta cũng có nhiều chứng cứ khác để nhận định tiền Thuận Thiên Đại Bảo là của Lý Thái Tổ. Do sử ghi năm 984 Lê Đại Hành có đúc tiền nhưng lại không viết gì về Lý Thái Tổ có đúc tiền. Lại thêm khi viết về Lê Thái Tổ, sử chép “đúc Thuận Thiên Thông Bảo” (?!). Nhờ đó mà TingFuBao đã giám định cả hai loại tiền Thuận Thiên Đại Bảo và Thuận Thiên Nguyên Bảo đều của Lê Thái Tổ. Sự giám định này không hợp lý và thiếu thực tế: - Xin lấy lý mà nói thì Lê Thái Tổ đúc tiền “... thông bảo” chứ không phải là “đại bảo” hay “nguyên bảo”. - Nếu tiền Thuận Thiên Đại Bảo là của vua Lê, vì sao chưa bao giờ tìm thấy tiền này trong các di tích có riêng tiền thời Lê mà chỉ tìm thấy có tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo mà thôi? - Thực tế cho thấy tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo luôn nằm trong các di tích thời Lê, có các loại tiền thời Lê - Mạc như Thiên Khánh, Thiệu Bình, Đại Hòa,... đến Minh Đức, Đại Chính và cả Quảng Hòa, nhưng không có tiền Thuận Thiên Đại Bảo. - Ngược lại, tiền Thuận Thiên Đại Bảo rất hiếm, thỉnh thoảng cũng có một đồng trong các di tích có cả tiền thời Lý - Trần. Mặt khác, so sánh ba chữ Hán “thuận, thiên, bảo” trong hai loại tiền Thuận Thiên Đại Bảo và Thuận Thiên Nguyên Bảo, thấy chúng hoàn toàn khác nhau rất xa: - Chữ “thuận” trong tiền Thuận Thiên Đại Bảo có bộ “xuyên” gồm ba nét thẳng đứng song song bằng nhau, trong khi ở tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo thì bộ này gồm ba nét cong không đều nhau như các loại tiền thời Lê (Quang Thuận, Hồng Thuận). - Chữ “thiên” trong tiền Thuận Thiên Đại Bảo rất giống trong tiền Thiên Phúc Trấn Bảo của Lê Đại Hành: nét mác rộng và bè đậm, khác so với tiền thời Lê là các nét này thường mảnh. - Chữ “bảo” trong tiền Thuận Thiên Đại Bảo thì to, “mập” rất khác so với tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo và các tiền thời Lê, chữ này thường “ốm”. Một vài chứng lý nêu trên, cho phép kết luận tiền Thuận Thiên Đại Bảo là của Lý Thái Tổ. Còn tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo, mọi nhà nghiên cứu đều công nhận là của Lê Thái Tổ, có mâu thuẫn như kiểu tôi “lấy lý mà nói” không?. Nguồn: http://vietnamhoc.the-talk.net