phongthuysinh

Hội viên
  • Số nội dung

    169
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by phongthuysinh

  1. Chào bác Hà Uyên, PTS thấy bác viết rất nhiều về Kinh Phòng và đã đọc qua bài viết về nạp giáp của bác về cách lý giải của Kinh Phòng, tuy nhiên PTS vẫn thấy lời lý giải đó không vững nhưng lại không chứng minh hư thực được, lại có lời giải lấy nguyệt tượng làm gốc, không biết bác có biết là do ai lập ra lời giải này không, có phải là Ngu Phiên ? Vì PTS nghĩ nếu lấy nguyệt tượng để lý giải thuyết nạp giáp thì quả thật không đúng. Kính
  2. Chào bạn VinhL và các vị, Đây là hồ sơ excel có tính vị trí và bóng của thái dương trong 7 thành phố, 1 ở mỹ, 3 ở việtnam, 3 ở trung quốc, hy vọng giúp được các bạn tìm ra đầu mối . http://rapidshare.com/files/278666338/solarposition.xlsx Bạn xem cột "date" tôi có đánh dấu ngày có bóng dài nhất và ngày có bóng ngắn nhất. Còn việc bạn muốn biết vị trí của cây sào trên trái đất (local latt and long) tạo ra bóng ngắn nhất ở tiểu mãn và dài nhất ở tiểu tuyết thì tôi phải tự lập ra một trình để tìm vị trí đó vì hầu như không có trình nào lập ra có chức năng đó, hiện giờ thì tôi không có nhiều thời gian cho nên không thể giúp bạn được. Nhưng hiện nay tôi cũng đang nghiên cứu về thất chánh tứ dư cho nên có thể là tôi sẽ phải trở lại phần mặt trời này.
  3. Chào bạn Kyte, Ý này cũng rất hay nhưng hình như cách tính lại bỏ mất hai cung, về dương thì tôi thấy mất cung thìn và mùi, tính luôn hai cung này thì phải là 8 + 3 + 4 + 4 + 9 + 2 + 2 + 7 + 6 = 45. Nhưng tôi lại nghĩ tại sao tới tuất mộ rồi mà còn + 6, nếu cộng 6 thì sẽ tới hợi. Cho nên có lẽ phải là 8 + 3 + 4 + 4 + 9 + 2 + 2 + 7 = 39 Còn về âm thì 8 + 1 + 6 + 6 + 7 + 2 = 30
  4. Chào bạn VinhL, Tối hôm qua tôi cứ nghĩ mãi về câu hỏi của bạn thì mới nghĩ ra ý của bạn, tức là lúc hạ chí là lúc bóng mặt trời ngắn nhất và đông chí thì bóng mặt trời dài nhất, xem lại cách tính bóng mặt trời của tôi thì mới biết hóa ra tôi quên đổi độ degree sang radian (vì công thức trong excel dùng radians). Nay đã sửa lại . Công thức cũng không có gì khó chì là công thức của hình học còn độ altitude và azimuth thì tôi dùng trang tôi cung cấp trên để tính . Nếu lấy vị trí của mặt trời độ cao (altitude) và độ xoai (azimuth), dùng hình học tính ra chiều dài của bóng tức là chiều cao của cây sào chia cho tangent của độ số altitude chiều dài bóng cây = chiều cao cây sào / tangent altitude điểm x của đầu bóng cây sào = chiều dài bóng cây x cosine azimuth điểm y của đầu bóng cây sào = chiều dài bóng cây x sine azimuth Thì ra được hình như vầy: hình Kết hợp với hình lưỡng nghi: kết hợp Đây là tài liệu excel: excel Tôi chuyên về nghiên cứu mỗi một môn phong thủy cho nên tôi hầu như không tin vào bất cứ thuyết gì tôi chưa có thể chứng minh được. Cho nên việc lấy thuyết này để giải thích thuyết kia thì tôi rất ít hay hầu như không dùng vì "thuyết này" chưa chắc đã đúng thì làm sao chứng minh "thuyết kia" được. Còn về việc ai là người tại ra dịch thì tôi xin đứng ở ngoài vòng, lý do đơn giản là ai sáng lập thì hầu như không quan trọng nữa mà thuyết đó có được lưu truyền hay không mới quan trọng, khoa học tây phương hiện giơ có được như ngày nay cũng là do các nhà bác học từ các nước khác nhau tìm ra nguyên lý và rồi được lưu truyền lại. Việc này tôi nghĩ bạn cũng không chứng minh được tại vì không chỉ có một điểm mà nó có nhiều điểm nằm trên cái vòng tròn đó . Thí dụ như ta cho là trái đất không nghiên và mặt trời chiếu thẳng vào equator thì mỗi một giờ mặt trời sẽ chiếu thẳng vào một vị trí trên trái đất ở trên equator tạo ra không có bóng. Việt nam đi sau Trung Hoa 1 giờ như vậy lúc 12 giờ ở Trung Hoa thì mặt trời không có bóng rồi tới 12 giờ ở Vietnam thì mặt trời không có bóng (tức là 1 giờ ở Trung Hoa). Cám ơn bạn đã gợi ý ở bài trước.
  5. Chào bạn VinhL, Không biết tôi có tính sai hay không mà bạn lại hỏi câu này, nếu có tính sai thì bạn cứ thẳng thắng nói ra nhen, tôi là người tầm chân nên không ngại "lời thật mất lòng". Còn về câu hỏi của bạn thì tôi nghĩ chắc là không cần phải tính làm gì, mặt trời không có bóng vào giờ ngọ duy nhất chỉ có một điểm trên trái đất mà thôi còn các điểm khác thì phải có bóng chỉ là ngắn hay dài mà thôi. Điểm duy nhất đó là điểm trên đường ecliptic vì điểm đó được ánh mặt trời chiếu thẳng vào, càn đi xa đường ecliptic thì bóng càn dài. Không biết tôi có "tính" sai không . Không biết có phải ý của bạn là hình lưỡng nghi đó được đo ở một vị trí nhất định không . Nếu như vậy thì có phải dịch chỉ có thể áp dụng tại vị trí đó ?
  6. Đây là vòng tròn nối liền các điểm Kết hợp với hình lưỡng nghi
  7. Ngẫm nghĩ lại làm tôi cũng tò mò tại sao kết quả của trình sun shadow lại khác xa so với trang nói về yinyang cho nên thu lượm vị trí của mặt trời mỗi ngày trong một năm, bỏ vào excel và tính ra bóng mặt trời cùng với vị trí x,y thì ra một hình cũng khá tương tự như thái cực, tuy nhiên tôi chưa đi sâu thêm vào. Nếu chỉ lấy bóng mặt trời mỗi tháng thì không ra hình giống thái cực được. Giờ bỏ lên đây để các vị ngâm cứu (nếu muốn). http://rapidshare.com/files/277895722/solarposition.xlsx Chỉ cần highlight hai cột x,y rồi bấm vẽ hình xy scatter là được. Công thức tính của mỗi cột đã có sẳn.
  8. Chào VinhL, Trước hết tôi đưa cho bạn đường link này có hình thái cực giống như cái của anh đưa lên: http://www.chinesefortunecalendar.com/YinYang.htm Ngày xưa người ta không có điều kiện cho nên phải dùng cây sào để đo bóng mặt trời, ngày nay chúng ta ngồi trước máy vi tính, lại hiểu được sự di chuyển của mặt trời cho nên chỉ cần áp dụng nó là được. Bóng mặt trời chẳng qua là một cạnh của hình tam giác nhỏ nằm trong hình tam giác lớn được tạo ra bởi vị trí của mặt trời so với mặt đất và cây sào. Tôi không rành danh từ chử VN cho nên giải thích sẽ có khó khăn (nhưng tôi biết bạn hiểu lời của tôi). Nói như vậy nghĩa là ta có thể tính ra được bóng mặt trời khi ta biết được vị trí (chiều cao, chiều xa và độ số di chuyển) của mặt trời, tức là tính ra cái altitude, longitude và azimuth. Như trong hình này: chiều cao h có thể cho là chiều cao của cây sào (trong hình cho h là gốc độ, tôi dùng làm cây sào). và khoảng cách từ gạch h tới tâm điểm là cái bóng của cây sào. Lúc mặt trời lên cao thì bóng sẽ ngắn, mặt trời xuống thấp thì bóng sẽ dài; cái này nói lên "vòng thái cực" có tròn hay không. Tạm gọi là vị trí chiều cao, còn vị trí chiều ngang chỉ khoảng cách cái bóng xoai vòng (tức là khoảng cách giữa các tiết khí). Trang này có trình để tính altitude và azimuth để bạn tham khảo : http://www.gcstudio.com/suncalc.html Lấy ba số làm thí dụ, vị trí ở Cali, USA thì lúc 12 giờ: ngày 9/9 lattitude = 58º24'03" (58.4) azimuth = 177º41'27" (177.68) ngày 9/10 lattitude = 46º49'53" (46.82) azimuth = 181º52'21" (181.86) ngày 9/11 lattitude = 36º17'52" (36.3) azimuth = 182º29'50" (182.5) Xem khoảng cách của vị trí của mặt trời thì ta cũng biết là khoảng cách không đều, từ tháng 9 tới tháng 10 chiều cao khác biệc là 11.58 còn tháng 10 tới tháng 11 là 10.52, còn độ số chiều ngang thì từ 9-10 là 4.18 còn từ 10-11 thì là 0.64 Tôi đưa bạn đường link này có trình java applet để tính bóng của cây sào http://www.jgiesen.de/sunshadow/index.htm Không biết bạn có thử xem bóng mặt trời của một ngày kết hợp với bóng mặt trời của một năm xem nó ra sao không :( À mà tôi chỉ nêu ra vài ý kiến nhỏ nhoi (có lẽ đúng cũng có lẽ sai) để bạn tham khảo thêm, xin không tiếp tục bàn thảo về việc này nữa. Chào,
  9. Chào anh VinhL, Bấy lâu tôi rất hâm mộ hiểu biết của anh về tam thức, nay thấy anh bỏ lên đồ hình của chú DaoHoa về thái cực, cái này khoảng hai năm trước tôi có đi qua khi nghiên cứu về độ số. Hình nó giống như số 8 đầu nhỏ đầu to không giống như hình của chú DaoHoa vẽ quá tròn quá đều (hèn gì thầy của chú cười :lol: ) (tôi dùng chức năng chèn ảnh lại báo là không cho phép nên tôi không thể bỏ ảnh lên được) Lý do tôi mạo muội cắt ngang bài của các vị (xin lỗi cái vị nhé) là vì theo hình thật sự thì phải an tiết khí ra sao, độ số có đều không? còn 28 tú, v.v. và còn nhiều vấn đề khác.
  10. Chào Chú VuiVui, Trong việc thảo luận một vấn đề có nhiều trường hợp, và nhiều hoàn cảnh gây cho người tham dự không có phát huy hết lực lượng và trí tuệ của mình bởi vị người tham gia bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, "không khí" trong bàn thảo luận, hay tự cho mình không đủ khả năng hoặc tự cho mình thừa khả năng mà không chấp nhận "kiến thức lạ lùng". PTS nói câu "Thôi bỏ qua việc này để PTS chọc chú VuiVui thêm nửa !" là muốn giử không khí cho thoải mái một chút, không bị vướng bởi cái không khí căn thẳng và nghiêm túc vì nó chỉ làm con người không thể "tận khả năng". Nói "thôi bỏ qua việc này" là gì hiểu biết về căn bản của dịch giữa PTS và chú TS đã khác quá xa cho nên phải dừng lại, nói "để chọc chú VuiVui thêm nữa" là PTS muốn giải bài cách hiểu của mình vì thấy rằng chú không hiểu lời PTS muốn nói (củng vì PTS dùng chử chưa thông không thể làm người đọc hiểu được). Còn hỏi hai câu về thái cực lý do là để xem chú có hiểu tương tự như PTS đây không thôi vì khi muốn đi xâu hơn vấn đề mà sự hiệu biết về sự căn bản của hai đối phương hoàn toàn khác nhau thì không thể nào thảo luận được. Chú hiểu dịch theo cách của chú, PTS hiểu dịch theo cách của PTS nếu chưa chứng thực thì củng chưa rỏ đúng ai sai. Cái lý là vậy điều này chắc chú không nói là PTS sai nửa chứ ? Thôi vài lời tỏ bài với chú. PTS vẫn tiếp tục con đường lạc lối của PTS tới khi nào dừng lại ngõ cục thì PTS sẽ quành lại còn chú đi con đường tới kinh đô của mình .
  11. Trời Chú VuiVui ơi là Chú VuiVui, Lúc mới vào đọc các bài tham luận của chú và chú TS, chỉ vừa mới đọc vài đoạn của chú thì PTS đã thốt lên một câu ở một diển đàn khác là chú "là người có khả năng tìm hiểu sự việc một cách đúng đắng và chính xác". PTS về dịch học thì chưa bằng chú đó là điều thật tế hiện nay. Nhưng chú không nên xem thường người khác như vậy! đây là câu nói chung chung, vì đôi khi lão ông 90 vẫn phải học nhiều điều hay ở trẻ thơ 3 tuổi mặt dù đứa trẻ thơ đó chẳng biết gì. Còn về sự khinh thường của chú đối với PTS thì PTS xin nói một câu, có lẽ về mặt dịch học thì chú hơn PTS chứ còn các mặt khác thì chú chưa chắc gì hơn! mỗi một người có khả năng riêng của họ vượt trội những người khác mà chú. Còn nói về Chính Danh gì gì đó thật ra PTS không hiểu thật và PTS củng chẳng cần hiểu, trong việc học thuật mà bị chi phối bới ba thứ đó thì không thể đạt tới tột đỉnh được! Củng như sự tranh cải về xuất xứ của hà đồ lạc thư tiên hậu thiên ba cái thứ mắc dịch đó thì thật là vô ích! chẳng có lợi gì! Khi nào dịch học của chú đạt tới mức "nhìn thì hiểu, nghe thì biết mà không giải thích được" thì mới là lúc chú khinh thường thiên hạ! Lấy một sự việc thật tế giữa Tây học và Đông học mà chú đã nhắc tới hai ba lần trong vài đoạn trước, chú nói Tây học chỉ biết căn bản, đông học mới thượng thừa nhưng nếu nhìn kỷ lại thì đông học của chúng ta chỉ biết khái quát và sai sót nhiều còn tây học thật sự chỉ biết về căn bản nhưng họ thật ra hiểu rỏ hơn và chính xác hơn chúng ta. Dịch học bao quát, một thuyết dịch có khả năng tóm thu các môn học khác thì thuyết đó mới là đúng chứ còn chỉ áp dụng vào việc chiêm đoán bói bốc nhưng chưa áp dụng được vào các môn khác thì làm sao thuyết đó đúng được đây!
  12. Kính trọng kính trọng! Lời lẽ này đủ cho thấy sở học của bác uyên bát tới chừng nào ! PTS
  13. Liêm Trinh ơi, cổ nhân xưa kia quần còn không có mặt thì làm sao có khả năng nhìn lên trời mà xem thiên tượng, thấy được thái dương hệ sao Liêm Trinh. Không lẽ mấy ổng mắt nhìn xa hơn kính thiên văn bây giờ ? Không phải mấy ổng củng chân đạp đất, đầu đội nắng mỗi ngày ra cày ruộng, tham hiểu lý lẽ của thiên nhiên, con người và rô`i từ cái chi tiết nhỏ nhoi đó lại hiểu được cái bao quát lớn lao hơn sao ?
  14. Cái đó PTS ý viết là chân lý và nguyên lý, PTS nghĩ rằng chú nhận ra được chính tả sai vì "chân lý là nguyên lý" đâu có đi cùng với "còn về chử" đâu chú. Nếu không phiền, thì chú có thể giải thích cho PTS hiểu thêm về những câu hỏi sau đây không: 1. thái dương hệ là gì trong thái cực hay vô cự (nếu có) 2. Còn mặt trời, trái đất hay mặt trăng là gì khi nói về thái cực và lưỡng nghi ?
  15. Chào chú VuiVui, PTS nhận là chưa thấu chứ nếu nói hiểu sai thì có thể là không, hihihi, Vì theo cách PTS hiểu là từ gốc tới ngọn hay là từ dưới lên, còn cách của chú nói là từ ngọn xuống gốc hay từ trên xuống. Vì nói nhị nguyên nghĩa là không phân biệt âm hay dương tức là cái gốc, còn khi đã phân biệt âm dương rồi thì nó là cái thân, tới khi nói tới đàn bà đàn ông thì đã trở thành cành, rồi nói tới khả năng và tính chất của đàn ông đàn bà, phải trái, đen sáng thì đã nói tới lá hoa quả rồi !. Cho nên cách hiểu của PTS thì thấy củng giống như chú nói "Muốn làm âm dương phân biệt thì phải là âm dương nhị nguyên cái đã" vậy thôi ? PTS dùng gốc, thân, cành, lá hoa quả để tiện trong việc nói không phải dùng để so sánh. PTS thì thích cải, vì chỉ có cải thì mới học hiểu được nhiều ! không phải cải để tranh ... cái gì đó :lol: À khi nào thảo luận cái âm dương ngày đêm mắt dịch này xong mời chú viết vài chử về "Hà đồ và Lạc thư" nhé ! Kính chào, PTS
  16. Chào chú TS, Nếu theo cách hiểu của chú thì trong vô cực chỉ có 1 thái cực duy nhất thì các vấn đề khác mà PTS đã nói qua không còn gì để nói thêm nửa. Nhưng nói về suy nghiệm thì PTS đã nghiệm và đang nghiệm và đã dùng thuyết thái cực áp dụng vào phong thủy và có thể nói là nhận định rỏ hơn và chính xác hơn các người khác (không tiện kể ra các trường hợp cụ thể). Theo PTS thì cho là thái cực đâu dâu củng có ! Tuy nhiên áp dụng thấy hợp lý không có nghĩa là chân lý ! Nên PTS không tự nhận thuyết thái cực của mình hiểu là đúng . Thôi bỏ qua việc này để PTS chọc chú VuiVui thêm nửa !
  17. Chào chú VuiVui, PTS định là lấy thí dụ đơn giản để giải thích lại bị chú bắt bẻ là nhảy cóc nhảy nháy, có lẽ PTS không hiểu thật. PTS lấy thí dụ nam nữ là vì nó là một phần âm dương nhỏ (mà chú gọi là âm dương phân biệt) trong phần âm dương lớn (mà chú gọi là âm dương nhị nguyên). Chú nói: nhưng thực chất là âm dương phân biệt là một phần nhỏ của âm dương nhị nguyên, đúng không ? vì AD NN là căn bản thì tất nhiên nó bao hàm AD PB, điều này chắc chú không phản đối. Mà nếu nó bao hàm AM PB thì tất cả những lý lẽ của AD NN đều có thể áp dụng lên AD PB nhưng ngược lại tất cả những lý lẽ của AD PB không thể áp dụng lên AD NN được. Đó là lý do PTS lấy AD PB làm thí dụ nhưng không chỉ lấy lý lẽ mà có thể áp dụng vào AD NN ra để nói mà không nói tới những lý lẽ mà không thể áp dụng vào AD NN. Nhưng chú nói: rồi lại nói Thì nó trái ngược nhau rồi ! Tuy là PTS hiểu ý của chú nhưng về lý luận thì không hợp vì cái căn bản bao giờ củng bao hàm cái chi tiết hơn chứ cái chi tiết đâu bao giờ bao hàm cái căn bản, như thân cây bao hàm cành cây còn cành cây thì chi tiết hơn là có lá, hoa, trái tuy nhiên nếu chỉ nói về cây và vỏ thì thân cây và cành cây đều giống nhau thôi .Còn về chử chân lý là nguyên lý có lẽ PTS củng không hiểu thật nhưng theo cách nhìn của PTS (vẫn lấy thí dụ 1, 2 cho dể nói) thì 1 chân ly (khi chỉ nói về riêng nó), 1+1 = 2 đúng là kết quả và 2 là chân lý bởi vì nguyên lý 1 + 1. Tuy nhiên khi nói 2 + 2 = 4 thì 4 là chân lý bởi do nguyên lý 2 + 2. mà tại sao 2 + 2 = 4? đó là tại vì nguyên lý 1 + 1 = 2. PTS vẫn cám ơn chú về các bài chú đã viết, dù sao đó củng là tài liệu quý giá . Kính chào, PTS
  18. Chào chú VuiVui, Khi viết PTS củng xử dụng chử "nguyên lý" nhưng lại đổi thành chân lý vì dùng nguyên lý thật không đúng, vì nguyên nói về nguồn gốc cho nên dùng nguyên lý khi nào ta dùng lý đó để lập thành cái lý khác thì thích hợp hơn. Thí dụ như nói 1 + 1 = 2 là chân lý vì nó đi khắp thế giới 1+1 vẩn là 2 và là chân lý vì ta đang nói tới bản thân của lý đó, còn nói 1+1+1+1 = 4 vì 1+1 = 2 là nguyên lý của nó thì thích hợp hơn . Còn nói về thí dụ của PTS ở trên về âm dương giữa trái đất và mặt trời và chú cho là chân lý vì "nguyên lý quán tính" của nó thì chưa hợp lý đâu chú. Lấy một thí dụ khác đơn giản hơn và chính xác hơn để giải thích đó là khi phân biệt giới tính của hai người đứng đối diện nhau thì chỉ có và duy nhất có 3 trường hợp đó là nam - nam, nam - nữ, nữ - nữ. Lấy trường hợp nam - nữ để nói thì người nữ cho rằng mình là dương người kia là âm, còn người nam cho rằng mình là dương người kia là âm, vậy ai sai ai đúng ? PTS nói cả hai đều sai! Tại sao ? Lấy nguyên lý nam dương nữ âm (chắc không ai phản đối chứ) thì người nữ sai hai chổ, tư tưởng lẩn phi chân lý, còn người nam sai một chổ là tư tưởng. Người nữ sai thì có lẽ không ai phản đối nên PTS không giải thích thêm, nhưng còn người nam sao lại sai khi đã nói đúng là người nam đó là dương người nữ đó là âm ? Đây là vấn đề then chốt, sai là sai ở chổ người nam đó lấy mình làm trụ cột cho rằng đối tượng là âm và mình là dương việc này sẽ sáng tỏ khi lấy trường hợp nam - nam. Trong trường hợp nam - nam, người nam thứ nhất cho mình là dương còn người nam thứ hai là âm vậy là sai bét rồi ! Cho nên tính nhị nguyên không có thể dùng riêng một mình nó để giải thích tính đối lập được. Chào Chú Thiên Sứ, Những gì PTS viết ở trên đâu có nói tới chỗ gà chỗ vịt chổ cam chỗ quít ? :P Việc này PTS không màn tới, bản thân PTS củng đơn độc cho rằng một số thuyết từ ngàn xưa để lại là SAI ! PTS đã đọc không những tài liệu này mà còn các tài liệu khác của chú nữa, trước khi PTS khẳng định cái gì đó chưa đúng thì đã trải qua một thời gian tìm hiểu về nó vì chỉ có hiểu nó mình mới có thể thấy được cái chưa đúng của nó, điều này chắc chú củng đồng ý. Còn về : Thì không thể cho là chân lý vì tính nhất quán và hoàn chỉnh của nó. Giải thích thì dong dài thôi thì PTS lấy một thí dụ nữa vừa đơn giản lại có hiệu quả. Khi ta cho rằng 1 + 2 = 4 thì 1 + 2 + 2 + 1 = 8 và 8 + 1 = 10 và 10 + 2 = 12 như vậy là nhất quán và hoàn chỉnh rồi còn gì ? nhưng lại không phải là chân lý vì nguyên lý của nó đã sai đó là 1 + 2 không thể nào là 4 được. PTS nêu ra thí dụ hoan đường này vì các nguyên lý âm dương trước sau, âm dương động tịnh, ngày đêm của chú không thể dùng làm căn bản để chứng minh được .Cho nên : Không hoàn chỉnh bởi vì âm hay dương của thái cực không đồng loại với âm dương của lưỡng nghi! lý do đơn giản là âm/dương của thái cực là nói tới sự tương tác của một thái cực này với thái cực khác, còn âm dương của lưỡng nghi là nói tới sự tương tác giữa nghi này với nghi còn lại . Còn nói thái cực sinh lưỡng nghi thì một thí dụ đơn giản hơn là sự giao cấu của nam nữ chúng ta không cần phải nói tới vũ trụ chi cho xa và phức tạp, nam là dương nữ là âm tức là hai thái cực một âm một dương. Khi giao cấu và chỉ khi nào thụ thai thì mới có một thái cực nhỏ hơn và có lưỡng nghi nằm trong đó! Nói vậy có nghĩa là thái cực không có sinh lưỡng nghi mà thái cực và lưỡng nghi là cùng một lượt mà có. Vì không thụ thai làm gì có thái cực nhỏ mà thụ thai thì phải có lưỡng nghi kết hợp lại vậy thử hỏi lưỡng nghi sanh thái cực hay thái cực sanh lưỡng nghi ? Nói dong dài PTS củng muốn nói là chử sinh trong câu "thái cực sinh lưỡng nghi" không mang nghĩa đen của nó; và củng muốn nhấn mạnh rằng cái "dương trước, âm sau" hay "âm sau, dương trước" không thể nào là nguyên lý được. Không thể là nguyên lý (củng như 1+2=4) thì không thể dùng để làm căn bản để chứng minh các điều khác. Nếu chân lý của thái cực lưỡng nghi của con người không thể áp dụng cho thái cực lưỡng nghi của "vũ trụ" thì dịch không hoàn chỉnh và chúng ta không cần phải bàn nữa!PTS chỉ có vài ý kiến không có ý định phản bát, chỉ là đọc bài rồi đưa ra nhận xét của mình, có thế thôi! xin trở lại công việc nghiên cứu của mình :lol:
  19. Chào Chú Thiên Sứ, theo PTS nghĩ thì chú có lẽ đã ngoài ngũ tuần và chú VuiVui củng vậy cho nên xin gọi là chú. Đọc các bài thảo luận của hai chú thật làm PTS sai mê. Chú TS khởi xướng vấn đề âm dương này củng là một điều đáng quý, cho dù đúng hay sai củng là một điều chúng ta nên phải làm khi vấn chân vào con đường nghiên cứu kinh dịch củng như các môn khác. Vì nếu không có sai thì tất không có đúng, nếu không có đúng thì lại không có sai. Đúng sai không phải do số lượng người đồng ý hay không mà do chân lý quyết định. Ở đây PTS không phản biện về giả thuyết của chú mà lại đi theo giả thuyết của chú. Vài lời góp ý như sau: Việc này hình như là lấy hai "vật" không giống nhau và không đối lâ.p nhau để kết luận một vấn đề đối lập. Ngày và đêm đối lập và không giống nhau, âm và dương đối lập và củng không giống nhau nhưng "không gian" và "mọi sinh vật" không đối lập nhưng không phải là không giống nhau. Cho nên việc dùng không gian cho dương và sinh vật cho âm thì chưa đúng lắm. Việc kết luận dương trước âm sau từ câu "âm thuận tùng dương" thì chưa hợp lý bởi vì câu âm thuận tùng dương chửa hẳn là nghĩa đó mà nó còn có nghĩa diển tả sự di chuyển của âm tới dương và dương tới âm, tức là hết dương thì âm khởi, hết âm thì dương khởi. Cho nên vấn đề "chơi chử" thật khó vì một chử nó có nghĩa đen và nghĩa bóng rồi củng một chử nó lại có nhiều nghĩa đen và nghĩa bóng tùy theo nó nằm trong câu văn ra sao. Thí dụ như chử "sorry" trong tiếng anh dịch ra tiếng việc là xin lỗi nhưng thực chất chử sorry không hoàn toàn nghĩa là xin lỗi vì xin lỗi nghĩa là mình có lỗi còn chử sorry ở đây còn có nghĩa là đáng tiếc biểu hiện sự chia buồn. Việc ta nói âm động dương tịnh không có nghĩa là dương phải có trước hay nói dương động âm tịnh không hoàn toàn nghĩa là âm phải có trước. Lý do đơn giản là do tính đối lập của âm dương và động tỉnh. Nếu nói dương tịnh âm động nghĩa là dương phải có trước như vậy nếu dương có trước mà tịnh thì tịnh với ai? vì không có động làm sao có tịnh ? Khi nói tới sự đối lập thì hai đối tượng đối lập đó phải có cùng một lúc chứ không thể một có trước một có sau được. Khi phân định âm dương do sự chuyển động hay không chuyển động của mặt trời và trái đất thì chưa hợp lý . Vì sự thật thì mặt trời không có đứng yên, bản thân nó củng quay quanh trục của nó như bao 9 hành tinh khác trong thái dương hệ để tránh rơi ra khỏi vòng của nó bởi vì bản thân của thái dương hệ củng phải di chuyển trong cỏi vô cực. Hơn nửa nếu nói lấy trái đất làm trụ cột thì trái đất là âm, thái dương là dương hay lấy thái dương làm trụ cột thì thái dương là âm trái đất là dương thì không phải là chân lý mà là nhân lý. Có nghĩa là chú TS đứng trên mặt trời nên nói mặt trời là âm, còn chú vuivui đứng trên trái đất nên nói trái đất là âm đều là nhân lý, mà nhân lý thì không phải là chân lý cho nên không thể áp dụng được. Điều này chú đã bỏ xót một vấn đề quan trọng trong định luận của lý học rồi! Nói "Trái Đất quay quanh trục thì chỉ tạo ra sự chuyển hóa Ngày và Đêm thôi" là đúng nhưng nói "Trái Đất ngừng quay thì vẫn có ngày và đêm ở 1/ 2 bên này hay bên kia của Trái Đất" lại là sai vì nguyên lý tự nhiên của sự chuyển động của một vật trong không trung. Nguyên lý là trái đất tự quay gây ra sự chuyểng động vòng quanh mặt trời lý do là do sức hút của mặt trời. Giả thử nếu trái đất ngừng quay thì nó sẽ rời khỏi vòng và sẽ không còn nằm trong thái dương hệ nữa lúc đó nó sẽ không có ngày đêm cho nên ngày đêm là gián tiếp do trái đất quay quanh trục của nó mà ra. Vài lời góp ý, PTS