phongthuysinh
Hội viên-
Số nội dung
169 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by phongthuysinh
-
Chào bác Hà Uyên và các vị, Theo suy nghĩ của PTS thì thiên can hợp phá không có liên quan gì tới hà thư nên cũng chẳng cần ghép hà thư vào cũng chẳng cần đem vô hai chử Lạc Việt làm gì . Giờ ta thử trở về cái căn bản nhất đó là ý nghĩa của mấy chử hợp hóa phá ; tại sao lại dùng chử hợp mà không dùng chử khác như giao, đồng hay gặp v.v. vậy hợp có phải là hai thứ hợp lại không như giáp hợp kỷ thì phải có 2 thứ giáp và kỷ, lại còn chử hóa vậy hóa ở đây mang ý nghĩa gì mà nó lại hóa ra hành, nói hóa có nghĩa là nói về ngũ hành . Nhưng bản thân giáp và kỷ ngũ hành khắc nhau đương nhiên cổ nhân đã biết vậy tại sao vẫn cho giáp hóa kỷ ? đương nhiên là không phải mộc hợp thổ hóa thổ rồi. Còn chử phá có nghĩa gì ? phá là phá hoại làm hao mòn đi sức lực như vậy tức là nói tới ngũ hành nửa rồi chứ cứ dùng ba con số hà đồ lạc thư của Phục Hy Văn Vương hay của Lạc Việt thì làm gì có chứ phá trong đó đúng không bác ? Tại sao phá lại nói tới ngũ hành, vì thổ sinh kim thì thổ suy, kim được thổ sinh tức là kim phá sức của thổ đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên sao cổ nhân lại nói giáp phá mậu mà không nói giáp phá kỷ lý do đơn giản là âm sinh dương dương sinh âm là bồi bổ nhau, hổ trợ nhau mà sanh sản, duy chỉ có dương sinh dương âm sinh âm thì mới thật sự hao mòn mà không sinh nữa. Cho nên PTS cho là dùng hà lạc là đi sai đường lối mà vẽ con sông ẹo ẹo cong công như chú DaoHoa hay hai ngôi sao lũng đâm lũng bụng như chú Sapa cũng chẳng giải thích được hợp phá đừng nói chi giải thích được chử hóa. Các lổ hở về chử S của chú DaoHoa thì chú Sapa đã nói rồi, PTS không cần nói thêm nửa còn lại cái ngôi sao ngũ sắc của chú Sapa thì chỉ nói lên sự liên hệ giửa thiên can hợp phá chứ không giải thích được chử hóa và lại càng không giải thích được ý nghĩa của chử hợp và phá . PTS vẫn cho là trở về với 60 hoa giáp là con đường tới kinh. Thôi PTS xin phép các vị để trở lại những "công trình" đang dang dở của mình. Phần nạp giáp theo PTS nghĩ đã có câu trả lời vì PTS đã đưa ra ba phần (phần 3 có thể dùng trình mà PTS bỏ lên xem nguyệt tượng để kiểm tra lại giả thuyết của phần 2), chỉ còn phần cuối là tham khảo kết luận mọi người có thể tự kết luâ.n được . Chỉ cần để tâm thanh tịnh không vướng bận bởi cái gọi là "ngàn năm sở học lưu truyền" gì gì đó thì ta sẽ ngộ ra nhiều điều hay! Phần hợp hóa phá PTS tạm dừng ở đây. Kính, PTS
-
Chào bác Hà Uyên, Đúng như bác nói, vị trí của 24 sơn cần phải xem xét lại, vấn đề này PTS đã tham khảo một thời gian nhưng chưa có manh mối gì vì trước hết PTS phải tìm cho ra một chút gì đó về quá khứ của nó, người tạo ra nó và người đó ở đâu để có thể làm bàn đạp để bước lên cho sự so sánh với thực tại. Điều này PTS vẫn chưa làm được . Kính, PTS
-
Theo lời yêu cầu của chú Sapa, PTS bỏ hình lên:
-
Chào Chú Sapa, Chỉ thấy hình long mã thôi chú PTS
-
Chào chú Sapa, PTS đang đọc tới mấy chử "Đồ hình đây:" lại mất hứng, chú cho lại đồ hình nhe PTS
-
Chào bạn VinhL, Cách lý giải ở trên cũng khá hợp lý, chỉ còn chưa dám khẳng định tại sao khôn 1 càn 9 và có phải cổ nhân lúc lập lạc thư cũng dùng số như vậy không thôi. Tuy nhiên lấy khôn âm cực nạp 1 lấy càn dương cực nạp 9 cũng hợp. Chỉ có điều nếu nói càn khôn giao thì chỉ có ba lần vì chỉ có 3 hào, giao lần thứ tư thì lấy gì mà trao. Số năm giải thích như vậy có lẽ chưa hoàn chỉnh. Cách lý giải lạc thư có từ tiên thiên này có thể nói hoàn hảo hơn các thuyết khác mà tôi đọc qua.
-
Chào anh LongTuan và các vị, PTS nghĩ anh LongTuan cũng rơi vào tình trạng như người lâ.p ra thuyết nạp giáp theo nguyệt tượng này. Nếu nói như anh LongTuan thì vị trí của thiên can nhất định phải di chuyển theo thời gian còn nếu không thì khẳng định rằng thuyết nạp giáp chưa đúng hay đã bị thay đổi. PTS vừa tìm được trình này từ một trường đại học sẽ dể dàng nhìn thấy trăng hàng tháng trong vài nút nhấn : http://jove.geol.niu.edu/faculty/stoddard/.../moonphase.html Tuy chưa thể khẳng định sự chính xác của phần mềm ở trên PTS dám khẳng định nó đủ khả năng cung cấp tài liệu chính xác hơn người xưa quan sát nguyệt tượng. Và phần mềm này cũng là một bằng chứng khá tốt cho giả thuyết của PTS ở trên . Kính, PTS À: cho những ai không rành về phần mềm, chỉ cần chọn nút "Seconds" "Minutes" "Hours" "Days" sẽ làm cho nguyệt tượng thay đổi nhanh hay chậm.
-
Chào bác Hà Uyên, Sự thật thì PTS muốn tránh nói tới sự liên quan với thiên can lý do là nếu nói tới sự liên hệ này thì phải nói tới vị trí của thiên can và nếu nói tới vị trí của thiên can thì tức sẽ mâu thuẩn, sự mâu thuẩn này (tức là câu hỏi của bác về đoạn dưới) PTS vẫn chưa lý giải được . Lý do thứ 2 là chỉ cần nêu lên vị trí của nguyệt tượng bị di chuyển đi thì đã đủ chứng minh thuyết nguyê.t tượng là không hoàn toàn đúng. Cho nên PTS xin giải thích sơ sơ không đi sâu vào vị trí của thiên can (giáp ất ở đông, bính đinh ở nam, canh tân ở tây, nhâm quý ở bắc). Như lập luân ở trong phần hai có nói là điểm khởi đầu của mặt trăng sẽ bị di chuyển lần lần, vậy lấy nguyên lý giáp ất tại đông, bính đinh tại nam, canh tân tại tây, nhâm quý tại bắc, mậu kỷ tại trung ương và lấy lúc trăng tròn vị trí mặt trăng tại giáp (tức là lúc mặt trời ở bên trái của vòng hoàng đạo còn mặt trăng thì ở phía đông của vòng bay của mặt trăng, PTS không biết gọi vòng này là gì). Như vậy dựa theo bài tính phỏng trong phần 2 thì sau vòng mặt trăng thứ 56 vị trí trăng tròn sẽ ở tại phương dần, sau vòng thứ 112 thì vị trí của trăng tròn sẽ ở tại phương cấn. Như vậy 56 vòng đầu thì càn có thể nạp giáp còng sau đó thì càn cũng có thể nạp ất, nập bính, hay nạp nhâm cho tới 1282 vòng thì mới trở lại nạp giáp. Như PTS đã nói là bài tính trên chỉ tính phỏng, các đồ hình dưới đây sẽ chính xác nhiều hơn. Nhưng lại hỏi vị trí của thiên can thật ra ở đâu ? mặt trời bay vòng quanh (xin được nói như vậy cho tiện) trái đất trên vòng A nhưng mặt trăng bay vòng quanh trái đất trên vòng B vậy vị trí của thiên can trên hai vòng này có thể là khác nhau và cũng có thể giống nhau (đây lại là một chủ đề riêng cần nghiên cứu sâu hơn). Ở đây ta cứ cho là vị trí đó giống nhau và cũng nằm đúng vị trí ta thường dùng (giáp ất tại đông, v.v.). Sự khác biệt về thời gian bay một vòng của mặt trăng khi cho rằng trái đất đứng yên và trái đất xoai vòng như sau: Khi trái đất đứng yên không xoai vòng trục của nó thì mỗi 27.3217 ngày mặt trăng sẽ trở lại đúng vị trí mà nó khởi đầu, tức là đúng vị trí mà người quan sát đứng. Trong hình thì người quan sát đứng tại sơn giáp, mặt trăng khởi từ giáp thì 27.3217 ngày sau sẽ trở lại đúng sơn giáp. Nhưng vì trái đất cũng xoai vòng cùng chiều với mặt trăng bay, vị trí sau một vòng của mặt trăng cũng vẫn là giáp nhưng còn vị trí của người quan sát đã di chuyển nơi khác, lấy sự khác biệt giửa con số đã cho thì 29.53 ngày – 27.3217 ngày là 2.2083 ngày thì mặt trăng phải bay thêm 2.2083 ngày nửa mới cùng vị trí của người đứng xem. Hai ngày bay của mặt trăng là khoảng gần 2 cung tức là vị trí khoảng chừng sơn cấn. (Chú ý: trái banh màu xanh là trái đất, banh màu đỏ hay hồng là người đứng, banh màu xám là mặt trăng, banh màu cam là mặt trời) Trở lại phần liên hệ giửa sự di chuyển của mặt trăng và vị trí của thiên can. Giờ thì PTS xin lấy thuyết nạp giáp để chứng minh nó không hoàn toàn đúng. Tức là lấy càn nạp giáp, càn nạp giáp là lúc nguyệt tượng sáng và tròn và ở vị trí của can giáp như hình sau đây: Thêm thông tin ta cần là mặt trời bay quanh trái đất mất khoảng 365.25 ngày tức là khoảng 15 ngày đi một sơn. Vậy sau một vòng bay của mặt trăng 27.3217 ngày và 29.53 ngày : Như vậy tới vòng thứ tư thì đã thấy vị trí sơn giáp không còn là tượng càn nửa mà vị trí sơn nhâm mới đúng là tượng càn. Nhưng dựa vào đây, PTS lại phát hiện ra điều khác nhưng chưa thể nói được, khi nào PTS tìm được trình tính vị trí mặt trăng lẫn vị trí mặt trời thật chính xác thì mới tìm hiểu xâu hơn và lúc đó kết quả có thể khẳng định thuyết nạp giáp theo nguyệt tượng là đúng, sai hay đã bị sửa đổi . Như đã nói ở trên, vòng mặt trời đi xung quanh trái đất là vòng A, vòng mặt trăng đi lại là vòng B mà hai vòng này không tròn vậy có nghĩa là đầu hộv vịt của hai vòng chưa chắc ở cùng một phương, vậy thì vị trí 24 sơn phải an làm sao? theo vòng mặt trời hay theo vòng mặt trăng ? Vấn đề này PTS vẫn còn tìm hiểu nên chưa thể giải thích tỏ tường được. PTS
-
Chào bác Hà Uyên, Bài trên của bác rất bổ ích giúp cho PTS hiểu được cội nguồn của một số vấn đề. Mấy ngày nay PTS quá bận và câu hỏi của bác cần phải có một số hình ảnh mởi giải thích cho rỏ, PTS xin phép bác vài ngày sẽ trở lại vấn đề về sự liên hệ của thiên can Kính, PTS
-
Chào các vị, PTS đang chờ chú Sapa cho lên họa đồ, họa đồ của chú Đào Hoa vẫn còn nhiều sơ hở. Hy vọng ông Tàu đưa cho chú Sapa đồ hình thật. Nếu lấy ngũ hổ độn kết hợp với thời lệnh thì thấy rõ về hai chử hợp và hóa lại không phải thay đổi vị trí của thiên can. Bác Hà Uyên: Trình tính nguyệt tượng PTS dùng từ trang nasa.gov hiện giờ không kết nối được, cho nên phần 3 tiếp sẽ có trể nảy tới lúc PTS tìm được nguồn khác đáng tin. PTS
-
Chào các vị, Có hai điều chúng ta cần lưu ý đó là vị trí của thiên can trên địa bàn, tại sao vị trí của nó phải là ở tứ chánh mà không phải tứ ngung hay chia đều ra ? Nếu xấp xếp tùy ý thì đương nhiên ít nhất cũng có một cách giải thích . PTS
-
Chào bác Hà Uyên, Ý của PTS là vậy, cho nên mới lấy giờ xem an lên thiên bàn để tính thái dương đáo sơn trên 12 giờ. Bác có ý kiến gì không ? Kính, PTS
-
Chào bác Hà Uyên, Vậy thì PTS xin tiếp tục phần 2. Căn bản về thái âm Căn bản về thái âm (mặt trăng) Từ xưa tới nay người á đông chúng ta lấy âm lịch làm gốc nhưng rất ít trong chúng ta hiểu nguyên lý bên trong của nó, với một chút hiểu biết PTS xin dẫn giải từng bước về sự tuần hoàn của thái âm tạo nên trăng khuyết rồi tròn rồi lại khuyết. Tài liệu về tính chất của thái âm được lấy ở http://solarsystem.nasa.gov/planets/pro ... bject=Moon cho nên phần tin tưởng có thể nói là 95%. Mặt trời có đường bán kính là 696,000 km (lớn hơn trái đất gấp 109 lần, lớn hơn mặt trăng 400 lần) Trái đất có đường bán kính là 6378.1 km Mặt trăng có đường bán kính trung bình là 1737.4 km (27% so với đường bán kính của trái đất). Độ nghiên so với vòng ecliptic là 5.145 độ Vận tốc mặt trăng bay vòng quanh trái đất 0.964 km/s tới 1.076 km/s (khoảng giửa 1.023 km/s) Thời gian bay một vòng trái đất là 27.3217 ngày (đây là thời gian trên trái đất mặt trăng bay một vòng cho rằng trái đất đứng yên một chổ, nếu tính luôn sự di chuyển của trái đất vòng quanh mặt trời thì một vòng bay của mặt trăng sẽ phải là 29.53 ngày). Chu vi của vòng bay là 2,290,000 km Khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất là từ 356,400 km to 406,700 km (trung bình là 384,400 km) Khoản cách từ trái đất tới mặt trời là từ 147100000 km tới 152100000 km (khoảng giửa 149600000 km) Tính ra thì ta có : Mỗi ngày mặt trăng đi 83816.16 km, nhưng chu vi của vòng bay của mặt trăng chia cho 12 cung là 190833.33 km, chia cho 24 cung là 95416.67 km (chỉ tính trung bình, vì vòng bay không phải hình tròn mà là hình trứng hột gà, trái xoan, cho nên những cung ở vị trí hai đầu sẽ nhỏ hơn những cung ở vị trí hai bên hong nếu tính theo chiều dài, còn nếu tính theo độ số thì những cung ở vị trí hai đầu sẽ dài hơn những cung ở vị trí hai bên hong). 27.3217 ngày đi trên 24 cung thì mỗi cung phải mất hết 27.3217 giờ vậy mỗi vòng thì phải mượn 19.302 phút của ngày sau, 85 vòng mượn đi 1 cung. Như vậy thì cung khởi đầu của mỗi vòng kết hợp với ngày khởi đầu sẽ bị di chuyển mỗi 85 vòng. Nhưng cách tính này PTS cho là trái đất không di chuyển, nếu tính luôn sự tương tác của mặt trời thì trái đất di chuyển vòng quanh như vậ thì mặt trăng phải tốn thêm thời gian để đi một vòng của nó tức là 29.53 ngày, tính ra thì 29.53 ngày đi trên 24 cung thì mỗi ngày đi mất 29.53 giờ tức là mỗi vòng mượn đi 31.8 phút, 56 vòng mượn đi một cung, 1282 vòng mới trở lại cung khởi đầu. Đây chỉ là bài tính phỏng, phần ba PTS sẽ thu tập một số tượng mặt trăng bổ sung thêm (đương nhiên là không phải tháng nào dùng xem trăng tới 1282 lần). Nguyệt tượng: Trăng tròn trăng khuyết không trăng là do ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, con người trên trái đất quan sát mặt trăng nhìn thấy phần ánh sáng đó di chuyển từ tối tới khuyết tới tròn tới khuyết rồi tới tối. Khi tối, khuyết và tròn đại khái tương ứng với bốn vị trí sau: http://www.huyenkhong.com/board/download/f...1&mode=view http://www.huyenkhong.com/board/download/f...2&mode=view Nói nôm na là trăng tròn là thời gian người đứng xem trăng nhìn vào mặt sáng của mặt trăng và mặt sáng này là do ánh sáng của thái dương chiếu vào, nhưng người xem trăng chỉ nhìn thấy mặt sáng đó vào ban đêm tức là lúc trái đất “xoai lưng” lại. Cho nên mỗi một cung trên 24 cung của địa bàn đều có thể có không trăng, ¼ trăng và trăng tròn ở thời điểm khác nhau (bài tính phỏng ở trên đã cho biết điều này). Phần này chỉ nói tới 24 sơn không hề nói tới vị trí của nó, vậy vị trí của 24 sơn này lại ở đâu ? có cùng với vị trí của địa bàn không ? nếu phải thì lại càn sáng tỏ sự việc . Kính, PTS
-
Chào bác Hà Uyên, Chủ đề PTS mở với ý định đem một số tài liệu biết được để đưa ra kết luận về thuyết nạp giáp theo nguyệt tượng: Nhưng sau đó chú Sapa lại cho là thuyết này xuất xứ không rỏ nên "không đáng bàn" vì vậy PTS định là nếu có ai chứng thực thuyết này có giá trị tham khảo (như ai đó có thể đưa ra một số tin đáng tin cậy về thuyết này) thì PTS có thể đi tiếp bước thứ hai, nhưng hầu như mọi người đều chú ý về thuyết thứ nhất, thuyết mà PTS chưa dám chứng minh hư thực. Đã hơn một tuần hầu như không ai có ý kiến thống nhất về tài liệu PTS đã đưa ra về nạp giáp theo nguyệt tượng (tài liệu thứ hai). Tuy nhiên nói cho cùng thì thuyết nạp giáp then chốt là ở không gian tức là vị trí của 10 thiên can, nếu lấy nguyệt tượng giải thích thì chỉ được mặt thời gian, còn không gian thì không cố định. PTS
-
Chào bạn VinhL, Tôi có vài góp ý nhỏ: Theo bản trên thì chỉ có các can ở trên thì hợp nhưng còn chử hóa thì giải thích làm sao ? giáp hợp kỷ hóa thổ. ất hợp canh hóa kim
-
Người xưa dùng từ hay tạo sự lúng túng cho người đọc, nguyệt tướng chính là nhật kiến tức là vị trí của thái dương trên 12 giờ
-
Chào các vị, Việc này PTS đồng ý với Sapa (chắc PTS phải gọi Sapa bằng chú vì nghĩ bác Hà Uyên có lẽ gần 8 tuần ?). Cổ nhân có lẽ dùng số để diển đạt ý ... gì đó mà chúng ta chưa hiểu, nay lại đem số để diển đạt số thì .... có lẽ sẽ lạc đường. PTS
-
Đột nhiên PTS lại nhớ tới sơn lâm ngũ hổ giáp kỉ chi niên bính tác thủ ất canh chi tuế mậu vi đầu bính tân tất định tầm canh thượng đinh nhâm nhâm vị thuận thủy lưu nhược vấn mậu quý hà xử khởi giáp dần chi thượng hảo tầm cầu
-
PTS xin chào bác Hà Uyên, mới có mấy ngày ngắn ngủi mà được bác kể câu truyện hài của Kinh Phòng thu lượm bao năm thật làm PTS vở cả mặt, truyện này PTS phải ngồi ngẫm nghĩ dài dài. PTS vẫn còn đang suy nghĩ về các con số của bác, một câu ngắn gọn của Đào Hoa đảo chủ. Tuy chỉ có đoạn này bác kể hình như thiếu: Thiếu một đoạn nhỏ là, khi thấy Phòng Kinh im lặng đứa trẻ hàng ngày lên núi đốn củi về cho mẹ lại thấy thắc mắc buột miệng hỏi: cháu đi lên đi xuống núi hàng ngày, khi lên thì rất chậm và đi xuống thì lại nhanh duy chỉ có điều là phải tuần tự mà đi. Điều này rất giống với mặt trăng từ khuyết tới tròn rồi lại khuyết nhưng còn nếu đi lên núi mà từ chân núi nhảy lên quá chừng rồi lại nhảy xuống cuối cùng lại lên tới đỉnh thì cháu đâu còn mạng đem củi về cho mẹ . PTS xin chào Sapa, PTS lúng túng ở đây (bác Hà Uyên hiểu được ý của PTS và PTS vẫn đang suy nghĩ về cách nhìn dùng nạp âm của bác): "Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1," PTS lúng túng là ở chổ " Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy" mà bạn nói không phải cùng gốc với "3-2-5-4-1" hay sao mà lại cho là phối ứng ? PTS lại không nghĩ ra sự phối ứng này (nếu có) có thể dùng vào việc giải thích thuyết nạp giáp của Kinh Phòng Đó là câu "Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1" tức 2 đối với 1, còn 3 đối với 4. Bài kế tiếp PTS có nhắc tới hai chử địa vị của tiên thiên. Bốn chử phương vị và địa vị không nói về đường thẳng hay đường ngang. Nói tới phương vị hàm chứa trách nhiệm và tài năng còn nói tới địa vị hàm chứa cấp bật tức chỉ về bản chất. Tại sao trong hình lưỡng nghi lại có một cái bánh hamburger và một cái bánh donut nằm đối diện nhau? Ta có ba cái bình kích cở khác nhau nếu chồng lên nhau thì phải chồng làm sao đây ? Đành vậy thôi, sao lại ít người biết tới thuyết này vậy cà :rolleyes: .PTS
-
Cám ơn bác Hà Uyên và bạn VinhL đã có ý kiến hay, giờ hảy thử lấy những cặp hà đồ đó đặt lên vòng lạc thư xem!!!
-
Hehe, cám ơn thieukim, thì ra copernicus, tôi thì có ấn tượng với galileo hơn vì sự tranh đấu của ông ta với tụi tôn giáo. Lâu rồi cũng cho quên đôi chút chứ . Thôi xin trả lại không gian cho nguyên đề
-
Còn một sự đối lâ.p râ't quan trong của tiên thiên quái mà phép nạp giáp của Kinh Phòng nói trên không hợp, đó là địa vị . PTS vẫn nghĩ lời giải thích của Kinh Phòng chỉ là cái vỏ, còn cái ruột thì có thể không ai biết duy chỉ có Kinh Phòng ôm theo về thế giới bên kia.
-
Xin chào Sapa, PTS vẫn còn đang lúng túng về câu này ... Thuyết này bấy lâu tôi vẫn phân vân có phải là nguyên lý hay không nhưng lại không có khả năng chứng thực hay phản đối. Tuy nhiên có vài điểm xin nêu ra để Sapa và mọi người ngẫm thử. Việc lấy càn đứng đầu rồi tới không đứng sau và giáp đứng đầu quý đứng sau thì tạm cho là hợp lý. Đối lập của âm dương cũng là điểm hợp lý thứ hai. Tuy nhiên: 1. Nếu nói tới tính đối lập mà chỉ lấy âm dương thì hình chưa đủ, các câu hỏi PTS đặt ra là càn khôn đối lập về âm dương, đối lập về phương vị và cũng đối lập về ngũ hành còn giáp ất chỉ đối lập về âm dương, không đối lập về phương vị cũng không đối lập về ngũ hành, vậy càn nạp giáp, khôn nạp ất có hoàn toàn hợp lý hay không ? Thuyết này lập ra do hóa trình luyện đơn mà được ngộ ra. PTS không có quyển sách Tham Đồng Khế nên không rỏ nó nằm ở đâu. PTS chỉ đọc được thuyết này từ một số tài liệu lẻ tẻ, đặt biệc là đoạn trên có nhắc tới Ngụy Bá Dương nói tới thuyết này trong Tham Đồng Khế nên dùng nó thứ nhất là để xem thực hư của tài liệu này, thứ hai là xem thuyết này đó vững không. Nếu các bạn ai có tham đồng khế xin đối chứng.Xin cảm ơn Sapa, PTS
-
c = x/t = x'/t' thiếu đi chử gì rô`i đó Vậy mà bấy lâu tôi cứ tưởng là ông già râu vàng người đức Galileo Galelei. Xin hỏi ông Cô-Péc-Ních tiếng anh tên là gì vậy ?
-
Chào bác Hà Uyên, PTS đang làm việc, định là tới giờ ăn trưa sẽ viết vài lời nhưng trong bụng lại bồn chồn không đợi được . PTS gặp được bác một người có chí hướng "tầm chân" thật khó thấy trong mấy năm nay khi lang thang trên đất mạng này. Đó cũng là cái duyên của người có thể nói là đồng chí hướng, PTS trân trọng cơ hội này. Trở lại vấn đề nguyệt tượng và Kinh Phòng thì PTS có ý nghĩ như thế này, Kinh Phòng nổi tiếng thời cổ phò tá Hán cao tổ dựng nghiệp rồi lại tới Khổng Minh phò Lưu Bị, điều này ai ai cũng biết và không chối cải được; và còn rất nhiều nhân vật đại tài khác. Tuy nhiên tài liệu để lại không thể nói là đúng cũng không hẳn là sai. Kiến thức của Kinh Phòng có thể đúng nhưng những gì chúng ta học hiện nay có đúng hay không là vấn đề quan trọng nhất; nói như vậy thì "Kinh Phòng" bây giờ có còn là Kinh Phòng lúc còn đương thời hay không ? Nói về phần các hào mà bác đưa ra, PTS chưa đi sâu vào, tuy nhiên PTS nghĩ rằng vấn đề bác đưa ra còn yếu đi một nửa, bác đưa ra được lý giải về thời gian nhưng hơi yếu về phần không gian. Đây là vấn đề PTS đang phân vân, vì thế cho nên PTS chưa đi sâu vào hào lệnh mà đi vào nạp giáp để dể dàng nhận thức hơn. PTS xin ý kiến bác có nên lập một chủ để khác bàn về nạp giáp hay có thể bàn tại chủ đề này ? Kính bác, PTS PS. Ở bài trước PTS cho là nạp giáp theo thuyết nguyệt tượng là không đúng