phongthuysinh

Hội viên
  • Số nội dung

    169
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by phongthuysinh

  1. Không biết ai viết sách này mà lại lẫn lộn hết vậy (lại theo ý kiến cá nhân). Dịch nói càn khôn định vị, hào 1 giao mà khôn sanh chấn, càn sanh tốn, hào hai giao mà càn sanh ly, khôn sanh khảm, hào ba giao mà càn sanh đoài, khôn sanh cấn. Như vậy hào 1, 2, 3 là cái động mà biến ra 6 quái đâu có nghĩa là hào một là trưởng hai là trung 3 là thiếu. PTS
  2. Chào BatBoThienLong, Tôi nghĩ hào 1, 2, 3 đâu có liên quan gì tới thiếu trung trưởng. Có phải bạn nghĩ tại sao trưởng lại có số nhỏ hơn thiếu không. PTS
  3. Chào bác Hà Uyên, Bài viết trên của bát rất là hợp lý nếu vấn đề ta quan tâm là dịch lý và dùng dịch lý để diển đạt ý, như vậy câu cuối cùng của bác : đem "dịch" sang thiên văn học thì có nghĩa là mỗi 60 năm thì thất tinh trở lại cùng một vị trí lý do là 420/7. Như vậy chính xác là năm tháng ngày giờ lúc thất tinh nằm cùng một sơn là lúc giáp tý khởi đầu! PTS
  4. Chào bạn VinhL, Thật cảm kích bạn đã cung cấp tài liệu! Giờ thì PTS có thể tiếp tục công trình dang dở mấy năm nay. Xin chép lại làm tài liê.u . PTS
  5. Chào bạn VinhL, Thái Tuế trước đây PTS cũng có nghiên cứu qua nhưng lúc đó lại do không thể tìm sự tương quan chắc chắn giữa cổ thư và hiện đại về vị trí khởi đầu của mỗi sơn cho nên không dám đi tới kết luận. Như nói xuân phân tại tuất nhưng ở vào mấy độ ? Như nói sao giác ở tốn nhưng là tốn cung hay tốn sơn và bao nhiêu độ ? Nếu bạn đang nghiên cứu về vấn đề này không biết có hứng thú cùng chia xẻ không. Nếu nói về sự ảnh hưởng của thái tuế theo thiển ý của PTS thì đi theo thất chánh có lẽ chính xác hơn vì thái tuế không hẳn lúc nào cũng hung như phi tinh nghĩ. PTS
  6. Chào chú Sapa, Hihihi, Cái này phải để PTS nói mới đúng hơn đó, hơn một tháng nay kể từ ngày Nhi Địa Sinh đưa lên thuyết Kham Đồng Khế chú đã tiến bộ vượt bực đó . Từ chổ không biết thuyết đó tới chổ hiểu ý nghĩa của thuyết đó, đúng không nè. PTS đã nhấn mạnh với câu bước ra khỏi cửa thì thấy trời cao đất rộng mà chú lại cố tình nói vòng vo tam quốc, nói vậy Ngụy Bá Dương lập thuyết nạp giáp cho lò luyện đơn của ông, hậu sinh chẳng hiểu gì lại lấy áo dụng cho cả thế giới hèn gì .... hihihi Câu "Hiện tượng ngày và đêm là do trái Đất quay quanh trục của nó" có mâu thuẩn với câu " Còn nói về tương tác ở đây chưa cần phải đề cập đến để định vị ĐTNB kia mà" hay không ? "Nói đúng hơn là Quy Ước hơn là gọi đó là Chân Lý ĐTNB" nói vậy là phải có 360 cái QUY ƯỚC lận ? Mới có tham khảo hai ngày mà lại khẳng định như vậy sao Sapa tiền bối ????? hy vọng Kim Đơn Vương không phải quan sát hai ngày lập ra nạp giáp . "Phongthuysinh cũng đừng bảo rằng không biết đâu là hướng Tây đâu là hướng Đông nghen vì sẽ LẠC LỐI đi mất" Chú không có khả năng trả lời câu hỏi của PTS là "Vị trí đó mấy độ" lại nói vòng vo hoài .... Nói vậy rốt cuộc chú vẫn chưa hiểu cái mục "nhọt" PTS lập ra đề tài này rồi. Nếu kiến thức của Ngụy Bá Vương lập ra chí đúng vào nơi ông ta ngụ lại được cho là nguyên lý thì PTS đâu cần lập ra đề tài này làm gì .... Hơn nửa chú chỉ mới quan sát có một tháng (hong chừng chỉ có vài ngày mà thiếu xót quan trọng nhất là không có thể định vị trí chính xác mà dám khẳng định như vậy! PTS thật bái phục bái phục! Cái chú nói chỉ là cái nhìn tổng quát, ước đoán mà PTS đã đi qua hai năm trước rồi. PTS ở thời gian này đi sâu hơn nửa vậy thôi! Nếu không đâu cần tính vị trí tới 0,1 độ sai biệt làm gì cho tốn thời gian vậy . Trời, PTS đưa lên hình mặt trăng, chú nói là giống sự lên xuống của mặt trời, rồi PTS lại nói nó không có liên quan tới mặt trời, rồi bây giờ chú lại đem hình mặt trời ra giải thích . Có cần tới lui vô ích vậy không đây chú ???? Chú không hiểu thì nhận, trượng phu như chú DaoHoa vậy mới đáng kính, chứ cố tình chối quanh làm gì tốn thời gian quá! Nguyệt cầu lên xuống chẳng có liên quan gì tới "khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay" cả . PTS đã cho con số 5 chấm mấy độ, tại chú không đọc kỷ nên chưa hiểu tại sao nó có lên có xuống thôi! Vâ.y mặt trời có lên có xuống có liên quan tới sự di chuyê?n của mặt trăng hay không ?PTS cố tình nói trở lại hơn một tuần là để chú có thời gian research thôi vì biết rằng trước đây chú chỉ biết lờ mờ, để chú có thời gian tính ra vị trí của nhật nguyệt trong vài tháng, như vậy mới hiểu được hai chử VỊ TRÍ là quan trọng trong thuyê't nạp giáp theo nguyệt tượng . Thật ra tính vị trí của nhật nguyệt trong vòng ba tháng thì quá dể chỉ cần đọc vài đoạn thất chính tứ dư của bác Hà Uyên là có thể tính ra được rồi. Kết luận thì PTS chỉ hứng thú về sự chính xác của nó không hứng thú về sự tổng quát của nó, nếu không thì không lập ra đề tài này để đôi co chi cho tốn thời gian vì PTS cần phải giành thời gian nghiên cứu bí cấp nửa chứ <_< Mấy cái phép khích tướng của chú để PTS làm sẳn cho chú học thì tầm thường quá . Thôi xin phép chú tạm không bàn tới vấn đề này nửa nhé. PTS
  7. Chào bạn VinhL, Theo như bản trên không biết tôi hiểu vầy có đúng không: Càn 1 ................ 1, 3, 5 .............................. 8 x 3 = 24 quẻ Hạ Càn ===> Các quẻ có quái càn ở dưới chỉ có thể có hào 1, 3, 4 động Đoài 2 ............... 2, 4, 6 .............................. 8 x 3 = 24 quẻ Hạ Đoài ===> các quẻ có quái đoài ở dưới chỉ có thể có hào 2, 4, 6 động . v.v. Cám ơn bạn, PTS
  8. Chào chú Sapa, Hihihih, thiệt khổ thân PTS cứ tranh qua tranh lại vầy hoài thì không còn thời giờ ngâm cứu nửa, PTS trả lời ngày các bài chú vừa viết vì mấy ngày tới PTS sẽ bận. Đây là sự thiếu sót của PTS, xin kính chú một ly diet coca :D PTS hiểu được điều này, tuy nhiên cái mà chú thiếu đi là hai chử tương tác. PTS chỉ hỏi chú một câu thôi, hình này là người đứng bên này trái đất định ĐTNB, hỏi chú người bên kia trái đất sẽ định ĐTNB như thế nào, cái mà chú viết không phải không đúng mà nó chỉ là tầm nhìn của một cá nhân ở một khu vực nhỏ, như câu không bước ra khỏi cửa thì không thấy trời cao đất rộng, PTS đang muốn bước ra khỏi cửa đây. vì bước ra khỏi cửa mới cảm nhận được hai chử tương tác đúng không chú ? Như vậy, ông A đứng bên này thì nói ĐTNB như hình vẽ trên, ông B cải lại nói ĐTNB là ngược lại, vậy cả hai đều đúng vì ông A và ông B chỉ biết được trái đất bằng phẳng, đâu biết rằng trái đâ't thật sự là tròn, vậy cái chân lý của ĐTNB là ở đâu đây ? không phải phải dùng tới hai chử tương tác sao ? Không phải là nói chú nghi ngờ nhưng chú nói với PTS nói như vậy thì cách nào định vị trí đúng hơn chú ? cái này dẩn tới câu hỏi cho chú là thì vị trí đó ở mấy độ vậy chú ? Có phải PTS đúng khí nói nhìn ở đâu cũng thấy Tây, nhìn ở đâu cũng thấy đông không ? Nếu vậy thì làm sao chú có thể khẳng định là sự quan sát của Ngụy Bá Vương là đúng trong khi chú không chứng thực được vị trí chính xác của nguyệt cầu ? Nếu không thì làm sao chú thực sự chắc chắn rằng vị trí của nguyệt cầu không thay đổi ? có thể nào Ngụy Bá Vương chỉ quan sát nguyệt cầu có một tháng mà rô`i lập ra cái thuyết động trời được xử dụng trong nhiều môn rô`i lại được massage thành vài thuyết mới nửa ? Hihihi, không cần phải đố nhau vậy chứ chú, nhưng chú muốn đố thì PTS cũng xin đố, PTS hỏi lại chú là sự khác biệt giửa Azimuth và longitude ra sao, câu trả lời của chú cũng là câu trả lời của PTS. Đâu phải PTS nói chú không biê't AN, nếu không biết thì chú đâu có khả năng xử dụng những thứ chú bỏ lên đây, cái này có lẽ ai cũng đoán được , nhưng thật sự chú không hiểu hình PTS bỏ lên mà vì chú nói Vì rằng mặt trăng có lên có xuô'ng không có liên quan tới mặt trời có lẽ giờ này chú đã biết rồi chứ ? Chú vẫn chưa hiểu hết hình này, chú hảy để ý tới độ số PTS làm dấu (đỏ và xanh). PTS cảm nhận là chú lẫn lộn vòng của mặt trăng với "vòng" của mặt trời rồi .Tóm lại những gì hai chúng ta tranh cải ở đây là chi tiết, vấn đề chính chỉ là hai chử VỊ TRÍ. Những gì chú phản biện ở trên không có giá trị gì khi chú chưa định được vị trí chính xác của nguyệt cầu. Có lẽ hơn tuần PTS mới trở lại vấn đề ... PTS
  9. Chào bác Hà Uyên, Câu hỏi của bác cũng là câu hỏi của PTS mấy năm nay, cho tới nay lý học đông phương đã trở thành một bải chứa, hổn độn khó phân biệt được. PTS cũng nghĩ như bác là định hướng có phân biệt giửa thiên tâm, nhân tâm và địa tâm nhưng tiếc là lại đọc sau bác một trang sách giờ này vẫn còn trong bóng tối. PTS cần nhiều thời gian mới mong đi kịp bác. Trước khi hỏi "Thì chúng ta quy định lại thứ tự số của Thập can như thế nào ? Theo Tiên thiên hay Hậu thiên ?" thì có lẽ ta phải hỏi khi nào dùng thiên tâm, khi nào dùng nhân tâm hay địa tâm ? PTS
  10. Chào bác Hà Uyên, Đúng vậy, PTS còn rất nhiều nghi vấn khác nữa. Tài liệu Thất Chánh của PTS đọc được thì lại nói sao Giác tại tốn cho nên về vấn đề vị trí của 28 tú PTS vẫn chưa thông và nhất quán. Tới khi PTS tìm được nguyên lý thật của vị trí 28 tú 24 sơn thì mới đột phá được . Tới đây PTS gởi bác tấm hình vẽ đường bay của thổ tinh xem có giúp được gì không. Năm 1/1/1984 khởi từ 225 độ, đi tới 31/12/2012 thì chưa hết vòng . Mỗi màu là một năm. lấy 0 độ bắc, 0 độ tây làm vị trí quan sát. Lấy London làm giờ chuẩn. Dấu vuông là ngày 1/1 của mỗi năm. Dương lịch. PTS
  11. Chào chú Sapa, Giờ mới có thời gian trả lời tỷ mỷ vì những lời hôm qua chi nói sơ sơ không tỏ tường. Người nghiên cứu lý học đông phương như chúng ta mà lại đi lấy mấy câu đồng giao làm gốc sao chú, nguyệt cầu một ngày đi khoảng 1 sơn vậy 12 giờ đi khoảng 7 độ vậy mùng một lưỡi trai chú quan sát vào lúc mâ'y giờ và quan sát ở đâu ? Cô Hằng là một mỹ nhân tức nhiên đi đứng phải từ từ nhưng lại đi nhanh hơn Thiên Tử, Thiên tử phải mất hết một năm mới đi được một vòng còn cô nàng ỏng ẹo lại đi một vòng trong một tháng. Ý nghĩa của không trăng nói đúng là phải hoàn toàn không có ánh trăng nhưng với mắt thường (tức là các anh chị ngoài đồng xem trăng rồi đặt lên câu đồng giao mồng ba lưỡi trai) thì lúc không trăng +-5% ánh sáng vẫn là không trăng, tức là lúc mặt trăng có 5% hay còn lại 5% ánh sáng thì ta vẫn thấy không trăng. Cho nên tới mồng một vẫn có thể còn mơn mởn như đêm 30 tùy theo vị trí quan sát trăng (người đầu sông thì sẽ không thấy lưỡi trai nhưng người cuối sông không thể không thấy lưỡi liềm). Cho nên Ngụy Bá Vương một người quan xác nguyệt cầu bằng mắt thường đương nhiên phải lấy mùng ba làm tượng cho quẻ chấn, vì tới mồng ba nhất định có một hào dương! Điều này là chi tiếc nhỏ, PTS nghĩ là không nhất thiết phải giải thích. Cũng như câu 12 giờ trưa mặt trời đứng bóng, PTS hỏi lại ông mặt trời rằng ông đứng bóng vào lúc mấy giờ và ở đâu ? Ông mặt trời giận dữ nói với PTS, thằng ngốc! ánh sáng của tao đi khắp ngũ tinh, tam vương, địa nguyệt, tứ dư làm sao tao biết đứng bóng ở đâu! Trước khi đi sâu hơn thì ta nên hiểu rõ căn bản, gốc không vững thì cây sẽ ngã. Ở hình sau này nguyên lý của đông tây nam bắc chú lấy từ đâu ? Có phải là chú lấy vị trí của nguyệt cầu vào lúc đêm không trăng 30 làm phương bắc, đối lại là phương nam ? nếu đúng vậy thì chú hảy đặt ông đất phía bên kia của mặt trời 180 độ xem vị trí không trăng lại ở đâu ...đương nhiên là nguyệt cầu nằm ở trên rồi chứ đâu phải ở dưới như trong hình trên nữa. Rồi sau đó có phải chú lưng dựa nam mặt hướng bắc cho là đông bên tay phải, tây bên tay trái không ? nếu đúng vậy thì còn câu "đồng giao" mặt trời mộc phía đông lặn phía tây thì sao đây? Tại sao ông hoàng lại mộc phía đông lặn phía tây ? Thôi để PTS giải nghĩa ra luôn vậy. Trái đất quay quanh mặt trời (PTS biết chứ không phải không biết nhưng cho là mặt trời quay quanh trái đất vì hầu hết tất cả lý học đông phương đều lấy sự quan sát từ trái đất mà) ngược chiều kim đồng hồ (đương nhiên là trên nhìn xuống, PTS nói ra luôn để khỏi tranh cải mất thời gian), như vậy thì trái đất quay quanh trục của nó hướng nào ? Thì cũng là hướng ngược kim đồng hồ . Tại sao ? tại vì chiếc xe nếu muốn chạy tới thì phải quay tới. Vậy trái đất quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ thấy mặt trời đi ngược lại, vậy thì mặt trời sẽ đi từ bên trái sang bên phải nếu nhìn mặt về phía mặt trời và từ bên phải sang bên trái nếu nhìn mặt về trục trái đất (tức là vị trí đông tây ngược lại với trong hình trên). Nói tới đây thì PTS có thể kết luận các hình chú đưa lên để giải thích các vấn đề liên quan tới phương hướng đều sai được không ? Có một điều PTS cần phải nhắc nhở mọi người là ta đang chứng thực xem thuyết nạp giáp đúng hay sai cho nên không thể lấy phần nào trong thuyết đó làm nguyên lý để giải thích được vì nếu chặt chân tay của một người rồi lại gắn trở lại thì cũng vẫn là người đó chân tay đó (chỉ có điều là phải thêm vô vài cọng chỉ vài miếng sắt mới mong đi được :P )
  12. Chào chú Sapa, PTS gởi mấy bản này để chú tham khảo vào tháng tới âm lịch, bản này lấy vị trí sao 0 độ bắc, 0 độ tây quan sát nguyệt cầu, trong đó có tính luôn phần trăm sáng của nguyệt cầu. Có cả ba giờ sáng chiều khuya. Nếu chú cần PTS có thể tính vị trí của nguyệt cầu từ nơi chú đang ở để có thể xem mức chính xác thế nào nhưng cần phải có kính thiên văn mới định vị trí chính xác được, nhìn bằng mắt thường thì nơi nào cũng là phía tây, nơi nào cũng là phía đông.
  13. Câu này PTS cần phải suy nghĩ lại ... Còn về hình vẽ này thì đông tây bị đảo lộn, chú xem lại pha/i không:
  14. Chào chú Sapa, Công thức của PTS có thể tính vị trí của ngũ tinh nhật nguyệt với tỉ lệ sai lệch là 0.1 độ, cho nên sự di chuyển của thái dương hệ tuy PTS không bằng các nhà thiên văn học nhưng cũng đủ chứng thực về sự chân ngụy của một số thuyết có liên quan tới thái dương hệ. Điều này chú an tâm được . Chú chưa hiểu hình đó rồi . màu vàng nghĩa là phần sáng của mặt trăng, phần đen là phần tối, số ở dưới là giờ, độ số chiều ngang là đô. số của vòng lấy bắc phương làm 0 đô. (bắc phương không phải là trục bắc). độ số đứng là chỉ vị trí của nguyệt cầu theo chiều trên dưới . Việc trái đất quây quanh mặt trời thì ai ai cũng biết rồi và trình của chú tạo ra các hình đó chỉ tính được thời gian các hành tinh quay quanh mặt trời, còn tính thời gian và vị trí các hành tinh quay quanh trái đất thì lại khác xa! Nói cho cùng thì người xưa không đứng trên mặt trời mà quan sát thái dương hệ vậy. Câu này theo PTS hiểu thì chú đã lẫn lộn vòng này với vòng kia rồi thì phải . Chú hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa xem có đúng là vị trí của nó di chuyển không. PTS sẽ đọc bày chú viết cho bác Hà Uyên và sẽ có ý kiến sau PTS
  15. Các hình chú đưa lên nó không diễn đạt được đúng ý . Như hình sau đây : đúng hơn là phân nửa của nguyệt cầu đối mặt với mặt trời là sáng . Người trên trái đất ở phần nửa của trái đất đô'i mặt với mặt trời thì đương nhiên không thấy mặt trăng mà chỉ thấy mặt trời . Còn người trên trái đất ở phần nửa còn lại là đang lúc ban đêm tuy nhiên nhìn về nửa mặt con lại của nguyệt cầu cũng là phần tối nên là không trăng. Trăng tròn khuyết ngang hong chứ không tròn khuyết trên xuô'ng dưới lên!
  16. Chào chú Sapa, Giờ PTS xin hồi ý như sau: Đúng vậy, chính xác là 5.145 độ Tuy thiếu chi tiê't nhưng có thể chấp nhận. Cái này thì rõ ràng là lấy quít trộn cam, cốc làm hột vịt muối rồi đó. Phải coi quan sát kiểm chứng như thế nào mới được. Chúng ta đang nói đây là sự âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu, đâu có liên quan tới âm dương tiêu trưởng của địa cầu, hai thứ này phải phân biệt rỏ ràng minh bạch. Âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu thuộc về một tháng âm dương tiêu trưởng của địa cầu thuộc về một ngày. Trăng từ tối tới sáng là do sự tự nhiên của thiên nhiên tạo nên đâu phải do con người đứng quan sát mới có tiêu có trưởng, đây là vấn đề chúng ta cần phải biết phân biệt. Tuy nhiên cho dù chúng ta chấp nhận cách quan sát thiên tượng một cách miễn cưỡng như vậy thì nó vẫn sai. Hình này sẽ nói rõ ra: Nguyệt Tượng trong tháng 8 Các phần sau đó của chú viết thì lại quên mất cái căn bản nhất của sự âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu, đó là hai chử "trình tự". Cái căn bản quan trọng nhất của nó là từ không trăng -> một phần sáng -> 2 phần sáng -> 3 phần sáng -> 4 phần sáng -> trăng tròn -> 1 phần tối -> 2 phần tối -> 3 phần tối -> 4 phần tối -> không trăng. Có nghĩa là mỗi tháng đều tuần hoàn như vậy. Nhưng mà thuyết nạp giáp này lại từ ất (không trăng) -> canh (chấn) -> đinh (đoài) -> giáp (càn) -> tân (tốn) -> bính (cấn) -> ất (khôn) Vậy chú xem lại nguyệt cầu đã đi bao nhiêu vòng rồi ? tất nhiên là nguyệt cầu không có nhảy điệu hai bước, một bước tới hai bước lùi đúng không ? Tức là để nạp hết sáu can sáu quái thì nguyệt cầu phải đi 3 vòng (3 tháng)! chứ đâu có trong một vòng mà xẹt tới xẹt lui được. Chỉ có nói tới 6 can 6 quái thôi mà đã có nhiều sai lầm, đâu cần phải nói tới mậu kỷ nhâm quý chi nữa. Ý của chú Sapa ra sao đây ? PTS
  17. Chào bác Hà Uyên, PTS lại rất mong bác gợi chút ý về Mỗi một năm đều có một Tinh làm chủ là đúng . Các hành tinh mỗi năm đều bao quanh địa cầu nên PTS lại lúng túng "làm chủ" nghĩa là gì. Cám ơn bác, PTS
  18. Bác Hà Uyên làm vậy là đúng rồi thật ra không cần hỏi nguồn làm gì, cái mà LinhNhi nói về dùng 60 hoa giáp tính ngày thì không phải sai nhưng mà cách tính đó căn bản bị thiếu chính xác tạo ra mất mùa cho nên sau đó người xưa mới đưa tiết khí vào âm lịch .
  19. Vấn đề này PTS không để ý, nay bác nói vậy thì PTS nghĩ là do sự quyết định về tháng nhuần mà ra, PTS có lẽ sẽ đi ngang qua vấn đề này trong ngày sắp tới . PTS
  20. Miễn cưỡng quá chú Sapa ơi, để thứ bảy PTS chỉ ra cho :P PTS
  21. Chào bác Hà Uyên, Đâu thể nào bác, ý bác nói là một ngày hay một tháng ? Một ngày thì có thể vì TQ cách VN một giờ14/2/1953 - 320 độ 3/2/1954 - 300 độ Lại cách nhau tới 20 độ đó bác . PTS
  22. Vấn đề tài liệu xưa nói mỗi năm có một tinh làm chủ, thật sự là từ đâu mà ra ? cũng là một vấn đề nan giải, bác có cao kiến gì không ? Tứ dư, bột la kế tử ý nghĩa của bốn chử này ra sao ? chúng ta có thể từ ý nghĩa của nó mà tìm ra hành tinh hay nguyê.t cầu hay sao đại diện không ? PTS
  23. Chào bác Hà Uyên, Các con số trên chỉ đơn thuần tính vị trí của nguyệt tinh do sự tuần hoàn của nó, không có liên quan gì đến 28 tú, các ngày trên là ngày mùng một tháng giêng âm lịch, 1984 là năm giáp tý. Về nhị thập bát tú, bác có tài liệu nào đáng tin về vị trí chính xác tính theo longitude không ? Về việc lấy sao nữ làm điểm mốc là vấn để PTS muốn nêu ra, vì vị trí của nguyệt tinh vào mùng 1 khác quá xa cho nên điểm xuất phát không phải là sao nữ nửa, nếu có thể biết được người sáng lập ra thuyết trên vào năm nào thì còn có chút hy vọng tìm ra manh mối . Tứ dư, hiên tại PTS không biết nó là hành tinh nào, có thể là các nguyệt cầu của các hành tinh nhưng nếu là vậy thì vận tốc của nó không thể như trong sách được, PTS
  24. Chào bác Hà Uyên, Các con số trên là PTS tính từ vị trí đang ở, các con số sau đây là tính từ VN (vị trí UT+7:00) lúc 00:01 giờ: Nguyệt tinh: Ngày---------------- độ 2/2/1984 -- 308 21/1/1985 -- 295 9/2/1986 -- 315 29/1/1987 - 296 17/2/1988 - 313 6/2/1989 --- 308 27/1/1990 -- 305 15/2/1991 -- 325 4/2/1992 -- 313 23/1/1993 - 302 Các điều bác đang quan tâm ở trên hiện tại PTS cũng đang quan tâm, Cảm ơn bác, PTS
  25. Chào bác Hà Uyên, PTS tìm lời tiên tri của bác nhưng không thấy đâu, bác viết ở mục nào vậy ? PTS rất mong bác có thể nói thêm về "Thái Bạch Kim tinh nhập Nguyệt" Về Thổ tinh thì theo sự tính toán của PTS thì một vòng nó phải đi 28 năm 10 tháng dương lịch, nếu dùng 28 năm thì cũng được nhưng vị trí sẽ bị di chuyển đi đôi chút . Về thái âm thì quá sai lệch. Theo tính toán của PTS thì ngày: 2/2/1984 (mùng 1 tháng giêng 1984, giáp tý) nguyệt ở 314 độ (longitude) 21/1/1985 (mung 1 tháng giêng 1985, ất sửu) nguyệt ở 302 độ 9/2/1986 nguyệt ở 322 độ 29/1/1987 nguyệt ở 303 độ 17/2/1988 nguyệt ở 321 độ 6/2/1989 nguyệt ở 315 độ 27/1/1990 nguyệt ở 311 độ Kính, PTS