tuấn dương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    717
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by tuấn dương

  1. Thuốc Nam chữa Viêm khớp Hỏi: Vợ cháu năm nay 30 tuổi, từ khoảng 1 năm nay vợ cháu tự nhiên bị đau các khớp xương, rất khó vận động và rất đau đớn. Lúc đầu chỉ đau ở bả vai, sau đó các khớp khác như ngón tay, háng, đầu gối, ... cũng đều bị sưng. Đi khám có kết luận là "Viêm đa khớp", cho uống thuốc nhưng không khỏi. Vậy cháu xin hỏi "Thuốc vườn nhà": (1) Có bài thuốc nào chữa được bệnh cho vợ cháu? (2) Cháu nghe nói dùng cây đơn gối hạc uống sẽ khỏi? Xin chỉ cho cách nhận biết, tác dụng và cách dùng. N.V. Quân, Hải Phòng Đáp: Xin giải đáp tuần tự các câu hỏi của bạn như sau: • Thuốc Nam chữa viêm khớp: Khác với Tây y, để chữa trị bệnh viêm khớp, Đông y không sử dụng cùng một số loại thuốc cố định cho tất cả mọi người (cùng bị mắc bệnh viêm khớp), mà chia "bệnh" thành những "chứng hình" (thể bệnh) khác nhau. Thể bệnh được phân loại căn cứ vào những chứng trạng cụ thể, biểu hiện ở người bệnh. Tiếp đó, đối với mỗi thể bệnh, sẽ sử dụng những phép chữa, bài thuốc thích hợp. Bạn có thể căn cứ vào những chứng trạng của vợ, để phân biệt thể bệnh, và sử dụng các phép chữa, bài thuốc, theo các phương án sau: 1. Thể phong nhiệt: ­ Chứng trạng: Sốt cao, đau họng, phiền khát, khớp xương sưng nóng đỏ, đau di chuyển, trên da xuất hiện những mảng ban đỏ. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Thể bệnh này hay gặp trong trường hợp Tây y chẩn đoán là "viêm khớp cấp tính". ­ Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc. ­ Bài thuốc thường dùng: Nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 20g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, quế chi 9g, tang chi (cành cây dâu tằm) 12g. Gia giảm: + Nếu kèm theo đau họng, thêm: Kim ngân hoa 15g, xạ can (rẻ quạt) 6g + Nếu trên da xuất hiện mảng ban đỏ hình tròn, thêm: Khương hoàng (nghệ vàng) 10g. + Nếu sốt cao, đau kịch liệt, thêm: Sừng trâu (cưa nhỏ) 30g. Sắc nước uống trong ngày, liên tục 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3 ngày, lại tiếp tục liệu trình khác, cho tới khi khỏi. Thời gian hành kinh (phụ nữ) ngừng uống. 2. Thể phong hàn: ­ Chứng trạng: Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, khớp không sưng đỏ, nhưng đau như dao cắt, gặp lạnh đau càng nặng. Sắc mặt trắng nhợt, dưới da nổi cục. Chất lưỡi nhợt, đen xạm; rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhầy. ­ Phép chữa: Sơ phong tán hàn, thông lạc chỉ thống. ­ Bài thuốc thường dùng: Can khương (gừng khô) 15g, tía tô 9g, quế chi 9g, bổ cốt chi (phá cố chỉ) 12g, cẩu tích 12g, mộc qua 10g, bạch thược 12g. Gia giảm: + Nếu chân tay không ấm, sợ lạnh, thêm: Đương quy 9g. + Dưới da sẩn cục, thêm: Đào nhân (nhân hạt đào) 9g, bạch giới tử (hạt cải) 6g. + Kèm theo khớp xương sưng to, thêm: Ý dĩ nhân 30g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, uống theo liệu trình 10 ngày; thời gian hành kinh ngừng dùng thuốc. 3. Thể phong thấp: ­ Chứng trạng: Khớp xương sưng to, tê mỏi đau; hoặc kèm theo cảm giác lạnh đau ở khớp xương; hoặc có cảm giác như bị sốt nhưng sờ vào da lại không thấy nóng tay; rêu lưỡi trắng nhầy. ­ Phép chữa: Trừ phong hóa thấp, thông lạc. ­ Bài thuốc thường dùng: Khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, quế chi 9g, uy linh tiên 12g, tang chi (cành cây dâu tằm) 20g, hổ trượng căn (cốt khí củ) 12g, kinh giới 10g. Gia giảm: + Nếu khớp xương lạnh đau, kèm theo bị nhiễm lạnh, thêm: Tía tô 15g, can khương (gừng khô) 15g, sinh khương (gừng tươi) 10g. + Nếu khớp xương nóng đau, cảm giác như bị sốt nhưng da không nóng, thêm: Vỏ núc nác 10g, thương truật 10g, ý dĩ nhân 30g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình 10 ngày; thời gian hành kinh ngừng dùng thuốc. 4. Thể tà tý tâm mạch: ­ Chứng trạng: Khớp xương đau nhức, chỉ hơi sưng, có thể kèm theo đau họng, ngực ngột ngạt hoặc đau, khó thở, vã mồ hôi, hoặc trống ngực, ít ngủ; lưỡi phình to, chất lưỡi đỏ hoặc tím tái. Thể bệnh này hay gặp trong trường hợp bệnh phong thấp biến chứng vào tim, gây bệnh ở van tim. ­ Phép chữa: Ích khí dưỡng âm, trừ tà thông mạch. ­ Bài thuốc thường dùng: Nhân sâm 10g (hoặc đảng sâm 16g), mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, ngũ vị tử 6g, tam thất 8g, đương quy 10g, xích thược 15g, phòng kỷ 10g, mộc qua 10g, tần cửu 10g, vỏ cây vông nem 16g. Gia giảm: + Họng đau, thêm: Kim ngân hoa 12g, xạ căn 8g. + Nếu khó thở, vã nhiều mồ hôi, thêm: Hoàng kỳ 30g, rễ lúa nếp 15g. + Nếu trống ngực, ít ngủ, thêm: Toan táo nhân (hạt táo chua, sao đen) 12g, bá tử nhân (hạt cây trắc bách diệp, sao đen) 12g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, liệu trình 10 ngày; thời gian hành kinh ngừng dùng thuốc. • Cây đơn gối hạc: còn có tên là "gối hạc", "kim lê", "bí dại", "phỉ tử", "mũn", "mùn", "củ rối" (miền Nam), "mạy chia" (Tày), "co còn ma" (Thái), "mìa sẻng" (Dao); tên khoa học là Leea rubra Blume., thuộc họ Gối hạc (Leeaceae). Đơn gối hạc là loài cây mọc thành bụi dày, cao tới 1­1,5m. Thân có rãnh dọc và phình lên ở những mấu (giống như gối con chim hạc), do đó có tên là "gối hạc". Lá mọc so le, kép lông chim ba lần, phía trên hai lần; phiến lá chét có răng cưa thô to, dài 5­11cm, rộng 25­-60mm, gần như không cuống. Hoa nhỏ màu hồng, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả có đường kính 6-­7mm, 4­6 hạt, dài 4mm. Quả khi chín có màu đen, mùa hoa quả vào tháng 5­-10. Rễ củ màu hồng, trắng và vàng. Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi. Thường người ta đào lấy rễ vào mùa Thu Đông, để dùng làm thuốc. Đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô. Chú ý: Ngoài cây Leea rubra nói trên, dân gian còn dùng cây Leea sambuciana với cùng tên gối hạc, kim lê; cây này cũng giống cây trên, nhưng lá kép xẻ lông chim hai lần, cụm hoa lớn hình ngù, hoa trắng vàng, nhỏ bé, quả đen, lá khô đen ở mặt trên. Cùng một công dụng. Rễ gối hạc có vị đắng, tính mát. Dân gian dùng chữa bệnh đau nhức khớp xương, tê thấp, đau bụng, rong kinh. Cách sử dụng để chữa đau nhức, viêm khớp: Dùng đơn gối hạc 40­-50g sắc uống. Hoặc dùng đơn gối hạc 30g, phối hợp với cỏ xước, ngưu tất, tỳ giải ­ mỗi vị 15g; sắc uống. Lương y Huyên Thảo nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
  2. trích lược sách "Vận Khí Bí Điển" - do Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết. Trong sách có nhiều nội dung liên quan tới vận, khí, số mệnh. Và vấn đề về ngũ hành được thảo luận một cách tinh vi thấu đáo - nay post lên đây để các bạn tham khảo. -------------- 1. PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ, MÂY, KHÍ, SẮC 1.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN KHÍ MÂY GIÓ ĐẦU NĂM 1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN 8 THỨ GIÓ BỐN MÙA 1.3 PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ ĐỘC 1.4 PHƯƠNG PHÁP XEM 8 THỨ GIÓ TRONG 9 CUNG 2. VẬN KHÍ 2.1 THUYẾT CHỦ KHÍ 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHỦ KHÍ 2.3 THUYẾT KHÁCH VẬN 2.4 PHÉP ĐOÁN KHÁCH VẬN 2.5 THUYẾT KHÁCH KHÍ 2.6 PHÉP ĐOÁN KHÁCH KHÍ 2.7 TÓM TẮT CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ 2.8 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ 2.9 CƠ CHẾ BỆNH CỦA VẬN KHÍ 2.10 CHÍNH HÓA VÀ ĐỐI HÓA 2.11 PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ 2.12 SỰ TƯƠNG QUAN, ĐỒNG HÓA GIỮA VẬN VÀ KHÍ ------------------- 1. PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ, MÂY, KHÍ, SẮC Bậc thánh nhân thời xưa xem "ngũ sắc" của mây, thấy vàng - trắng - đen - đỏ qua năm phương mà lâm vào vị nào trong 10 can, mới lập ra "ngũ vận". Lại xét ngũ khí kể trên đi qua 28 sao, dưới ứng với 28 phương vị mà lập ra "lục khí". Cho nên cổ nhân trông khí mây, nếu có điềm lành/điềm dữ về phương nào là biết ngay, khí của núi bốc lên thường có gió theo, mà mây là khí thăng giáng của âm dương. Ta hãy xem lúc oi bức, âm khí bốc lên, dương khí giáng xuống mà thành mây thành gió, khi có mưa mới thôi. Cho nên mưa rồi ở nơi núi trầm, mây khói bốc lên chả phải là âm khí phát tiết hay sao? Lại xem loài chim bay đè khí mà đi lên, lá rụng đảo đi đảo lại rồi mới rơi xuống, cũng bởi khí vướng lại. Cho nên xem mây phải xem đến gió, xem gió không thể bỏ qua được khí của mây; mỗi khi xem khí của mây lại xem gió ứng về phương nào: Phương tốt: là những phương có Thiên đức, Nguyệt đức, Chi đức, Can đức, Sinh khí. Phương xấu: các hung thần tướng, tử khí, tam hình, lục hại. Xét tam hợp, lục hợp, sinh khắc, suy vượng, Thái tuế, không vong... để hiểu hết được triệu chứng tốt hay xấu. PHÉP XEM GIÓ/MÂY Lập Kính Thiên đài: đắp một cái đài ở chỗ tịch mịch, cao 12 trượng (theo về 12 chi), chung quanh rộng 4 thước (theo về 24 khí), quay lưng về hướng Tý, mặt quay về hướng Ngọ. Ở giữa cắm một cụm cờ để xem gió: Cán cờ xem mùa Xuân mùa Hạ cao 15 thước (vì mùa Xuân và mùa Hạ thì khí của gió trở đi trở lại) Cán cờ xem mùa Thu cao 20 thước (vì khí gió mùa Thu đi trên cao) Cán cờ xem mùa Đông cao 10 thước (vì khí gió mùa Đông đi thấp) ở dưới cán cờ đặt một cây kim để định phương hướng. Trên mặt đài, xung quanh cắm biển 12 giờ để chỉ rõ từng khu vực Hàng năm, nên xem vào lúc giờ Dần ngày mùng 1 tháng Giêng. Người xem phải tắm rửa trai tịnh, sạch sẽ, lên đài thắp hương, kính lễ xong lui ra, đứng ở chính xem giữa, xem khí mây khắp cả 5 phương, hoặc thấy mây ở phương nào đó, hoặc là thấy hai lần ở cùng một phương nào, đầu hướng về phương nào, đuôi chỉ về phương nào (to mà đậm đặc là đầu, nhỏ mà loãng nhạt là đuôi), khí sắc thế nào, nhạt hay đậm? Rồi lại xem gió thổi trái chiều lá cờ từ phương nào thì biết gió từ phương ấy tới. Như trên đã nói, phải xem gió từ phương tốt hay phương xấu tới, có gặp hình khắc xung phá gì không, sinh vượng hay hưu tù... để xét tốt xấu; trong tốt có thể ẩn xấu, trong xấu có thể ẩn tốt, hoặc tốt mà gặp sinh vượng thì càng thêm tốt, xấu mà gặp hưu tù, khắc, hình hại xung phá thì càng thêm xấu. Phải xem ứng xa hay ứng gần, ngày nào giờ nào, xem xét xong, lạy tạ mà lui ra. 1.1 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN KHÍ MÂY GIÓ ĐẦU NĂM Phương pháp đoán, hễ thấy: khí xanh là phong khí đỏ là nhiệt khí vàng là thấp khí đen là hàn khí trắng là táo lại nói, nếu khí hiện kiêm nhiều màu thì phải xem màu nào chiếm nhiều, màu nào kiêm ít mà làm chủ đạo, đây là nói sơ lược. Điều cốt yếu là người coi phải xem khí mây gì, sắc gì, hiện phương nào để xem biết sinh khắc chế hóa, ví dụ: thấy sắc vàng tức hành thổ hiện ra ở phương Tý, tức là khí thổ khắc khí phương vị thì phương Tý ấy gặp nhiều dịch bệnh. Lại xem phương ấy có gì sinh khắc chế hóa hay không, ví như có Can đức, Chi đức, Sinh khí lâm vào, được vượng tướng khí thì trong xấu có tốt, bệnh dịch sinh ra sẽ phải lui. Còn ngược lại bị hưu tù, gặp Tử khí, Tử thần tức là đã xấu còn xấu thêm tất bệnh dịch nghiêm trọng. Lại xem gió lúc ấy từ phương nào thổi tới, ví như gió từ phương Ngọ thổi tới, tức là Hỏa phong xung khắc phương Tý thì tình hình càng tệ hại; còn nếu gió từ phương Thân thổi tới là Kim phong, tam hợp với phương Tý thì tai dịch đó nhất định sẽ nhẹ đi. Lại tiếp tục xem phương ấy với Thái tuế có xung khắc hình hại gì không, tốt xấu như thế nào mà phán đoán thành bại. Như năm Mão xem phương Tý thủy sinh Mão mộc thì phương Tý ấy có triệu hao tán rồi, tuy Mão mộc có thể khắc Thổ sắc vàng, nhưng Mão Tý tương hình, cái xấu không giải được, tuy có ý đến giải nhưng không thực tâm đến cứu. Nếu năm Dậu xem phương Tý thì Dậu sinh Tý, phương này có tai biến sẽ giải được. Sau lại xem phương nào ứng với thời sở nào, xa hay gần: ví dụ xem phương Tý có khí vàng Thổ thì suy ra phương Tý bị hại, thời gian bị hại vào các năm tháng ngày giờ hành thủy, xa thì ứng ngoài nghìn dặm, gần thì ứng trong nghìn dặm, hoặc ứng vào ngày, giờ. Còn như thấy trời trong gió nhẹ, bốn phương tạnh sáng thì đều là tươi tốt, không cần phải truy tìm nghiên cứu, hoặc thảng trên trời phảng phất có sắc hơi đỏ, hơi vàng, như hơi có ráng (hào quang), đó là mây lành triệu tốt, thì năm ấy chẳng những mọi việc yên ổn, mà còn được mùa. Nếu xem về ngày, mà suốt ngày mây dầm gió lạnh, âm u ảm đạm đều là triệu xấu, tuy có Nguyệt đức, Thiên đức sinh hợp với Thái tuế cũng đều vô dụng, hoặc sắc mây dầm xanh xanh như màu khí sắt, thì năm đó không những dịch lệ tai thương, mà trong nước phải có triệu binh đao. Phép xem trên đây, hễ thấy hoặc tốt hoặc xấu, hãy nên im lặng suy nghĩ. Nếu trong 3 ngày, ngày nào cũng thấy hiện tượng như vậy thì sự tốt xấu mới ứng nghiệm; nếu trong 3 ngày mà có một trận gió to hay mưa to thì việc xem hôm đầu, xấu cũng không thành xấu, tốt cũng không thành tốt, cho nên gọi là "không vong" Ví dụ: năm Giáp Tý (nạp âm kim), tháng giêng Bính Dần (hỏa), ngày mùng 1 Ất Mão (thủy), giờ Mậu Dần (thổ) bỗng xem thấy phương Mão (mộc) hiện ra một đám mây đầu hướng về phương Tý (thủy) mà đuôi hướng về phương Ngọ (hỏa), sắc mây màu trắng phá xanh lơ - là sát khí. Lúc bấy giờ lại thấy gió từ phương Dậu tới, nghe tiếng gió giống như kêu gào thảm thương, phải rợn tóc gáy thì đoán rằng: phương Mão tuy có 3 sao tốt là Niên đức, Niên vượng và Tuế sinh (Tý đức ở Mão, Tý thủy, nên phương Mão mộc vượng, thái tuế là Tý thủy sinh phương Mão mộc), song khí mây là hành kim, tháng Bính thì hành kim của khí mây bị bệnh ở Thân, tử ở Dậu (tức khí mây là tử khí), kiêm có triệu tiếng gió kêu gào thảm thương, lại thêm phương Mão hình thái tuế Tý: kết luận năm Giáp Tý đó về phương Mão phải bị mất mùa và bệnh dịch, người chết nhiều vô kể. Nếu về mùa Hạ hỏa vượng mộc suy thì tai họa xảy ra ở nơi xa (gần thì dưới nghìn dặm, xa thì ứng trên nghìn dặm)... Trên đây là ví dụ của phép suy luận, gặp các trường hợp cứ thế mà suy ra. Lại nói đậm đặc là mây mà loãng nhạt là khí, tuy loãng nhạt mà di động thì là mây bay. Tuy đậm đặc mà trong thì là khí (trích trong quyển Kinh Thiên). 1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN 8 THỨ GIÓ BỐN MÙA Hễ xem 8 thứ gió thì gọi là "phong giốc", giốc nghĩa là đánh trọi, giốc phong tức là gió trái thời tiết, gió phát đột ngột, kêu gào như sát khí, phải rợn tóc gáy trong cả 4 mùa - loại gió như vậy đều có thể chiêm nghiệm, chỉ lấy 8 phương mà xem, không cần hỏi tới năm, tháng, ngày, giờ. Ngoài ra chỉ chú trọng lúc đó khí trời thế nào, hoặc ban ngày, hoặc ban đêm: nếu khí trời sáng sủa, được gió tốt thì càng tốt, nếu gặp gió xấu cũng có thể cứu được. nếu khí trời âm u ảm đạm, tuy được gió tốt cũng xấu lại như trời mưa thì không kể, chỉ tính khi không mưa tự nhiên bỗng có gió tới như trào tuôn, nghe như ngựa hí, cát chạy thì gọi là "quỷ sầu phong". Hễ phương nào mà có gió này thổi tới là sẽ có đao binh dịch lệ, những người gặp phải gió này thì hay xảy ra chứng đột tử. Lại nghiệm xem tiếng gió hoặc du dương như tiếng ca nhạc, hoặc rầm rập như xe ngựa rong ruổi, hoặc bi thảm giống như tiếng kêu thương khóc lóc, gào thét như tiếng tức giận quát mắng, hoặc là tiếng đánh giết nhau, đều nên xem xét sự tốt xấu của nó. Còn như kỳ hạn ứng việc, thì xem sức gió thổi tới dài hay ngắn, chậm hay nhanh mà đoán nhật kỳ xa hay gần. Lại lấy bên bị khắc là báo ứng của kỳ xấu, bên tương sinh là báo ứng của kỳ tốt. Lại như những nơi đi qua, những phương gió tới đều là những phương bị dính tai họa/hay được cát lợi (tùy theo triệu). Bài phú "Phong giốc" nói "muốn thông tai biến của trời đất, phải đọc thuộc sách phong giốc. Lại nói "người trên có thể đem quân đi đánh giặc, giúp nước yên dân, người dưới có thể biết điềm tốt xấu, tìm phương lánh nạn". Hoặc nói "biết rõ sự trái hướng của bốn mùa, mới định được gió mây trong 8 cõi". MÙA XUÂN gió phương Càn, nhân dân bệnh tật gió phương Khảm, cảm bệnh nhiều hơn Cấn lai, tai biến gây nên, Chấn phong phát động muôn nghìn hoa tươi Gió phương Tốn thuận thời lúa tốt Gió Ly tới mất hết mùa màng Khôn phong mưa gió thuận thường Đoài phong đồng ruộng vắng tràng tiếng ca. MÙA HẠ Gió phương Càn, không an súc vật Gió phương Khảm bệnh tật tai ương, Cấn phong, hạn hán khác thường Chấn phong, dịch đậu rõ ràng nơi nơi, Gió phương Tốn hoa tươi cỏ tốt Gió phương Ly, bệnh tật gây ra Khôn phong, khan hiếm quả hoa Đoài phong, đồng ruộng nhiều nhà thất thu MÙA THU Gió phương Càn, cỏ cây chen chúc Gió phương Khảm, lục súc thảm thương Cấn phong, chim chóc tai ương, Chấn phong lục súc khó đường chăn nuôi Tốn phong tật dịch nhiều nơi, Ly phong phương ấy lại người bất an Khôn phong ác dịch nhiều nơi Đoài phong cây cỏ héo mòn khó tươi MÙA ĐÔNG Càn phong lúa tốt đầy đồng Khảm phong tật dịch bỗng dưng chết người Cấn phong trâu dê bị toi, Chấn phong dịch lệ nơi nơi hoành hành Tốn phong trâu dê chẳng lành Ly phong tật dịch phát sinh rõ ràng Khôn phong lục súc bất thường Đoài phong tuyết xuống đầy đường đầy sân 1.3 PHƯƠNG PHÁP XEM GIÓ ĐỘC Nội kinh nói "tà khí, gió độc phải lựa chiều mà tránh" 1.4 PHƯƠNG PHÁP XEM 8 THỨ GIÓ TRONG 9 CUNG Thiên "bát phong" trong Kim Quỹ nói: sao Thái Nhất thường bắt đầu từ ngày Đông chí là ở cung Hiệp trập, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thiên lưu, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thương môn, qua 46 ngày đêm lại ở cung Âm lạc, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thiên cung, qua 46 ngày đêm lại ở cung Huyền ủy, qua 46 ngày đêm lại ở cung Thương quá, qua 46 ngày đêm lại ở cung Tân lạc, qua 45 ngày nữa lại trở lại cung Hiệp trập - tức ngày Đông chí, cứ như vậy hết vòng này qua vòng khác. Hễ những ngày sao Thái nhất đổi cung thì trời phải có mưa gió ứng, nên những ngày đó có mưa gió thì tốt, vì mùa màng tốt, dân yên, ít bệnh tật. Còn nếu mưa gió ứng vào trước khi sao Thái nhất đổi cung thì năm đó gió nhiều, ứng vào sau ngày đó thì năm đó đại hạn. Những cái gọi là tai biến, tức là ngày mà sao Thái nhất di chuyển qua 5 cung có gió mạnh gãy cây cối, cát đá tung bay nên căn cứ vào sở chủ của từng cung(sở chủ, nghĩa là ý nghĩa của cung đó nói về cái gì) mà phán đoán tốt xấu, lại xem phương gió thổi tới mà chiêm nghiệm. Lại xem phương gió thổi tới là chiêm nghiệm: Gió thổi tới từng phương có sao Thái nhất tới: gọi là Thực phong, chủ sinh trưởng muôn vật; Gió thổi tới từ phương đối xung (với sao Thái nhất) gọi là Hư phong, nó làm hại người, chủ sát hại; Tôi (Hải Thượng Lãn Ông) căn cứ vào phương pháp xem gió trong 9 cung ở lịch Đại Thống, phối hợp với số Cửu diệu (tử bạch cửu tinh), mà nhà xem số Thái ất lấy ngày lập thành tính toán ra phương pháp Kỳ Môn Độn Giáp từ chỗ bắt đầu qua chỗ nối tiếp, ứng nghiệm của nó rất là quan trọng: như sao Thái nhất tức là nơi chuyển động hàng ngày của mặt trời (trên vòng hoàng đạo), nhà xem số Lục nhâm, chỗ là Nguyệt tướng, từ Đông chí một ngày tính số bắt đầu, rồi di chuyển đi 9 cung - từ cung Hiệp trập tới cung Tân lạc - phân bố thành 24 tiết khí là tròn 1 năm rồi lại bắt đầu Đông chí. Hễ ngày khởi đầu cung, không những (có thể biết được) trong nước có điều hay dở, (dùng cho việc) xuất quân đánh giặc, cực kỳ linh nghiệm. Như sao Thái nhất ở 5 cung, quan trọng là ở các ngày Đông chí, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, những ngày đó các nhà làm lịch gọi là ngày Tứ tuyệt - lúc âm dương giao hội, là nơi khởi phát điềm của các việc tốt xấu. 2. VẬN KHÍ - THUYẾT CHỦ VẬN Ngũ vận so với Ngũ hành, thì ngũ vận là bản thể mà ngũ hành là tác dụng: Mộc: nghĩa là xúc, dương khí tiếp xúc với đất mà sinh ra, quẻ thuộc loại Khúc trực (cong thẳng: là hình tượng của cây, gỗ); Hỏa: nghĩa là biến hóa, đốt cháy mạnh để biến hóa mọi vật, quẻ thuộc loại Viêm thượng (bốc lên, hình tượng của lửa); Kim: nghĩa là cấm, ngăn cấm mọi vật thay đổi, quẻ thuộc loại Tòng cách (tòng cách: thay đổi tùy theo lúc); Thủy: có tính thấm nhuận nuôi dưỡng vạn vật, quẻ thuộc loại Nhuận hạ (tính của nước); Thổ: nghĩa là nhả ra, ngậm mọi vật vào. Cái lẽ sinh ra cũng do đất, mà chết đi cũng về đất (quy thổ), quẻ thuộc loại Giá sắc (là cày cấy). Vì trời lấy ngũ hành ngự trị ngũ vị để sinh ra khí: hàn, thử, táo, thấp, phong; người có ngũ tạng, hóa sinh ra 5 khí để sinh ra mừng, giận, lo, nghĩ, sợ; do đó ta thấy vạn vật, muôn lý, âm dương trời đất gì cũng không ra khỏi được lý của ngũ hành. CHỦ VẬN LÀ GÌ? Chủ vận có nghĩa là thời gian vận hành cố định của thời tiết trong tự nhiên của một năm, mỗi năm có 5 giai đoạn. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn, mỗi vận quý chiếm khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc. Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận: bắt đầu từ Đại hàn, tới Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, giao nhau 3 ngày trước Thanh minh. Sơ vận: mộc khí chủ phong Hoả thuộc nhị vận: giao nhau khoảng Thanh minh, tới Vũ cốc, Lập hạ, Tiểu mãn, giao nhau 3 ngày trước Mang chủng. Nhị vận hoả khí chủ thử nhiệt Thổ thuộc tam vận: từ Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, giao nhau 3 ngày sau Lập thu. Tam vận hoả khí chủ thấp Kim thuộc tứ vận: từ Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, giao nhau 6 ngày trước Sương giáng. Tứ vận kim khí chủ táo Thuỷ thuộc cuối vận: từ Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, giao nhau sau 9 ngày Đại hàn. cuối vận thuỷ khí chủ hàn Thơ rằng: Ngày Đại hàn bắt đầu giao mộc vận Hỏa vận sang ba hôm trước Thanh minh Sau mang chủng 3 hôm là thổ vận, Lập thu qua sáu tối vận kim tinh Thủy vận sau Lập đông ngày thứ 9 Muôn ngàn năm cứ thế vần quanh. Phương pháp này cứ mỗi năm đều lấy tiết Đại hàn làm mộc vận thứ nhất; trước tiết Thanh minh 3 ngày giao hỏa vận thứ hai; sau tiết Mang chủng 3 ngày giao thổ vận thứ 3; sau tiết Lập thu 6 ngày giao kim vận thứ tư; sau tiết Lập đông 9 ngày giao thủy vận thứ năm, năm nào cũng thế - không thay đổi. Mỗi vận làm chủ 73 ngày 5 khắc, nhân với 5 vận là 365,25 ngày mỗi năm. Đại khái lấy lý mà suy thì ngũ vận không thay đổi, chỉ lấy vị thứ xếp đặt trên dưới nhau, không bao giờ biến đổi mới thành ra mùa xuân ấm, mùa hạ nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh. Cho nên khí Phong để chuyển Đông, Hỏa để ấm nóng, nắng để nung nấu, thấp để tẩm nhuần, táo để khô ráo, hàn để cứng rắn là sự đồng hóa trong bốn mùa mà thành ra chính khí của trời đất. Chỉ có khách khí "gia" lên chủ vận (ví dụ như khách khí hỏa, chủ vận mộc, tức là chủ vận sinh khách khí, chủ vận là mẹ khách khí là con, con ở trên mẹ gọi là gia lên) là lúc thời tiết không bình thường, nhân dân bị bệnh tật nhiều, như thấy khí tự nhiên đến khắc chủ vận thì thuận, khách khí đến khắc chủ vận thì không thuận. Phương pháp chữa tùy theo, nghịch thì ức chế, dùng công phạt khí thiên hòa (thiên lệch), đó là điều cốt yếu. LÀM QUEN VỚI ĐỊNH NGHĨA Chủ khí: là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến đổi được gọi là chủ khí. Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vạn, khách vận kết hợp với 5 tiết quý và 5 bước suy đoán. Đại vận: là suy đoán biến hoá khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập). Chủ vận: là chủ biến hoá khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một năm. Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý) của mỗi năm. Chuyển dịch của lục khí: là sáu khí trong vũ bao gồm: phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm hai loại: chủ khí và khách khí. Chủ khí là chỉ biến đổi khí hậu bình thường Khách khí là chỉ khí hậu biến đổi thất thường Khách chủ gia lãm (khách khí thêm chủ khí) phân tích sâu thêm sự biến hoá phức tạp của khí hậu. Đoạn trên có nghĩa là năm nào thì cũng đều đặn 4 mùa xuân hạ thu đông chia đều cho 12 tháng thành ra mỗi mùa 3 tháng, nhưng tháng âm lịch có khi vận hành không trùng với tiết khí cho nên phân ra làm 5 giai đoạn vận hành (tức 5 vận) lấy mốc theo tiết khí. Đoạn tiếp theo sẽ trình bày về "khí" thời tiết... ----------------- 2.1 THUYẾT CHỦ KHÍ Chủ khí tức là lục khí, do tương ứng với lục phủ của cơ thể con người nên gọi là "lục hóa":, bao gồm: Mộc khí, hóa phong, là Quyết âm phong mộc, chủ về mùa xuân. Dương khí cổ vũ mà làm thành hiệu lệnh. Hỏa khí, Thiếu âm Quân hỏa hóa nhiệt, chủ về cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, thời lệnh ấm áp mà không nắng nực; Hỏa khí, Thiếu dương Tướng hỏa chủ về mùa hạ, nắng nực dữ dội Thổ khí, Thái âm Thấp thổ, nắng làm cho đất ướt hóa nóng ẩm, thấp hóa lưu hành. Vì ẩm thấp thì thổ mới sinh trưởng được. Còn thổ mà hàn/lạnh thì mọi vật trong đất đều phải chết. Kim khí, Dương minh táo kim: hóa thành táo, thời lệnh mát mẻ, vì kim là phần âm của Bính, có kèm hỏa khí cho nên khô táo. Thủy khí, Thái dương hàn thủy, thời lệnh rét dữ dội. Suối ở trong lòng đất/thổ, đó là thấp hóa phong (mộc), cho nên linh khí của ở trời là Phong, ở đất là mộc, ở người là giận dữ. Linh khí của hành hỏa ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa, ở người là mừng rỡ; Linh khí của hành thổ ở trời là thấp, ở đất là đất, ở người là suy nghĩ; linh khí của hành kim ở trời là táo, ở đất là kim loại, ở người là lo lắng; linh khí của hành thủy ở trời là khí hàn, ở đất là nước, ở người là sợ sệt. Các khí đều có chỗ xuất phát của nó, đúng vào vị trí thì gọi là chính khí, không đúng vào vị trí của nó thì là tà khí, chính khí suy thì tà khí vượng. PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỦ KHÍ thơ rằng: Đại hàn, mộc khí đầu tiên, Xuân phân, Quân hỏa tiếp liền thứ hai Ba Tiểu mãn Tướng hỏa ngay, Thái âm Đại thử khí này thứ tư Năm, Thu phân dương minh chờ Thứ sáu Tiểu tuyết khí là Thái dương Phương pháp này hàng năm đều lấy từ ngày Đại hàn đến ngày Kinh trập làm mộc khí thứ nhất; từ ngày Xuân phân khởi hỏa khí thứ hai; từ ngày Tiểu mãn khởi hỏa khí thứ ba; từ ngày Đại thử khởi thổ khí thứ tư; từ ngày Thu phân khởi kim khí thứ năm; từ ngày Tiểu tuyết khởi thủy khí thứ sáu. Cứ thế hết vòng này qua vòng khác, không bao giờ thay đổi. 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHỦ KHÍ Đại khái chủ khí chỉ tuân theo khách khí ở trên mà thôi, khách thắng (khắc) chủ thì thuận, chủ thắng khách thì nghịch, hai khí ấy chỉ có thắng mà không có phục (con phục thù cho mẹ). Chủ thắng thì tả chủ bổ khách, khách thắng thì tả khách bổ chủ. Lại nói: chủ khí mà "lâm" vào dưới khách khí, thiên thời vì thế không điều hòa, tật bệnh trong nhân dân do đó mà sinh ra. Ví dụ: năm Thìn, năm Tuất (Thìn/Tuất quy định là Thái dương hàn thủy): Khách khí của vận 1 là Thiếu dương tướng hỏa, "gia" lên chủ khí là Quyết âm phong mộc Khách khí thứ hai là Dương minh Táo kim, "gia" lên chủ khí Thiếu âm quân hỏa; Khách khí thứ ba là Thái dương hàn thủy, "gia" lên chủ khí Thiếu dương tướng hỏa; Khách khí thứ tư là Quyết âm phong mộc, gia lên chủ khí Thái âm thấp thổ... Lấy hai nằm Thìn Tuất này làm ví dụ, các năm khác cứ theo đó mà suy ra. Hễ gọi là "lâm", tức là con lại ở trên, mẹ lại ở dưới: như mộc chủ khí sinh ra hỏa khách khí chẳng hạn - đó là nghịch. Nếu mẹ ở trên, mà con ở dưới - đó là thuận. Chú thích rằng: Chủ thắng thì nghịch, nghịch thì dùng phương pháp chính trị (có nghĩa là bản chất của bệnh bên trong phù hợp với triệu chứng bên ngoài, ví dụ thấy chứng hàn thì lấy thuốc nhiệt để trị, thấy chứng nhiệt thì lấy thuốc hàn để trị - như thế gọi là chính trị). Khách thắng thì thuận, thuận thì dùng phương pháp phản trị (nghĩa là triệu chứng bệnh không phù hợp hợp với bản chất của bệnh, ví dụ như chứng chân nhiệt giả hàn... mặc dầu thầy thuốc thấy triệu chứng hàn nhưng vẫn cho thuốc hàn để trị - như thế gọi là phản trị). Như nói: chỉ có thắng mà không có phục - nghĩa là thịnh quá thì sẽ hại chỗ nó thắng, chỗ thắng nó không ức chế lại (theo lý ngũ hành thì chỗ bị khắc sẽ sinh ra một hành để ức chế lại, ví dụ như hỏa cương thịnh quá sẽ khắc hại kim, kim phải sinh thủy để ức chế hỏa - như thế gọi là phục thù... nhưng trong việc trị bệnh không nói như thế, nếu có một hành thái quá khắc chế, hành bị khắc sẽ tổn hại chứ không có chuyện sinh ra hành khác khắc chế lại).</p> --------------------- Đoạn này diễn giải giữa Chủ khí: tức là khí hậu tự nhiên bản chất phải có tại một thời điểm nhất định. Lấy ví dụ như vào vận 1 của mỗi năm thì Chủ khí là Quyết âm Phong mộc (tức khí của mùa Xuân), nếu năm đó là năm Thìn/Tuất thì khách khí tới thăm chính là Thiếu dương tướng hỏa - tức Chủ khí sinh Khách khí. --------------------- 2.3 THUYẾT KHÁCH VẬN Âm dương ngũ hành chu lưu thành 10 can, ngũ hành vận hành quanh khắp trong trời đất thành ra nguồn gốc của vạn vật, cho nên hàng năm xoay vần biến đổi theo thứ tự mà làm khách vận. Tính vận thì theo 10 thiên can, phối hợp lại chia thành 5 vận. Theo tính chất anh em, âm dương, phương vị của 10 can thì: Giáp dương là anh, Ất âm là em, vị trí ở phương Đông thuộc quẻ Chấn, Tốn - hành mộc; Bính dương là anh, Đinh âm là em, vị trí ở phía phương Nam, thuộc quẻ Ly - hành hỏa; Mậu dương là anh, Kỷ âm là em, vị trí thuộc trung ương, thuộc quẻ Cấn, Khôn - hành thổ; Canh dương là anh, Tân âm là em, vị trí ở phía Tây, thuộc quẻ Càn, Đoài - hành kim; Nhâm dương là anh, Quý âm là em, vị trí ở phía Bắc, thuộc quẻ Khảm - hành Thủy. Cho nên nói: Giáp là đầu mùa xuân, cây cỏ bắt đầu từ trong vỏ phát triển ra; Ất là dương khí còn ẩn khuất; Bính là vạn vật xuất hiện ra rõ rệt; Đinh là gặp lúc đương hành động mạnh mà được lớn mạnh lên; Mậu là dương thổ, vạn vật sinh trưởng cũng từ đó mà ra - mà tiêu diệt cũng từ chỗ đó; Kỷ là âm thổ không làm gì được riêng một mình; Canh là dương biến đổi mà bao gồm; Tân là âm cực ở chỗ đó mà thay đổi mới; Nhâm là dương khí mới sinh - cũng "nhâm" là đã có thai - cùng với chữ "tử" là con có chung một ý nghĩa; Quý là vạn vật bế tàng, trong thai nghén, chứ mầm mống một cách kín đáo, đó là sự tinh vi của trời đất. PHƯƠNG PHÁP LẬP KHÁCH VẬN (theo thiên âm dương trong sách "Tam tài bí chỉ") Phương pháp này mô tả sự hình thành khách vận theo nguyên tắc "vợ chồng lấy nhau, rồi sinh con đẻ cháu" - theo lịch pháp lấy vượng số sinh thành, còn lẻ ra thì lấy số trưởng nam để làm nguyệt kiến cho tháng giêng. Theo nghĩa "vợ chồng phối hợp", "con cháu sinh thành" thì: Giáp là chồng, Kỷ là vợ; vượng ở Dần mới sinh con là Bính, Bính sinh cháu là Mậu - vận hành thổ. Canh là chồng, Ất là vợ; vượng ở Kỷ (hay Tị?) mới sinh con là Mậu, Mậu sinh cháu là Canh - vận hành kim. Bính là chồng, Tân là vợ; vượng ở Sửu mới sinh con là Canh, Canh sinh cháu là Nhâm - vận hành thủy. Đinh là chồng, Nhâm là vợ; vượng ở Hợi mới sinh con là Nhâm, Nhâm sinh cháu là Giáp - vận mộc. Mậu là chồng, Quý là vợ, vượng Mùi mới sinh con là Giáp, Giáp sinh cháu là Bính - vận hỏa. (chú thích: bảng này VN cũng không hiểu "vượng" là thế nào, có lẽ người dịch sách bị nhầm) 2.4 PHÉP ĐOÁN KHÁCH VẬN Phương pháp này lấy: những năm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm dương can - là những năm thái quá - gọi là thiên thiên, thì tuế vận giao trước tiết Đại hàn là 13 ngày. những năm Ất Đinh Kỷ Tân Quý âm can - là những năm bất cập - gọi là hậu thiên, thì tuế vận giao sau tiết Đại hàn 13 ngày. Căn cứ vào sơ đồ và dự đoán sau: 6 NĂM GIÁP Thổ vận thái quá thì mưa thấp lan tràn, bệnh thấp phát sinh, thận thủy bì tà. Điều trị nên trừ thấp bổ thận. Lại nói: người ta cảm phải bệnh tà trước tiên tổn thận, sau thương tổn Tỳ, mạch thận suy, gây thành bệnh thổ thắng khắc thủy. Người bệnh hay đau bụng, âm quyết (chứng chân tay lạnh), mình nặng nề, buồn phiền vật vã, bí kết, da vàng, chân liệt, tay không cất nhắc lên được: Giáp Tý: hỏa kim hợp thổ Giáp Dần: đầu, giữa thịnh; cuối hư Giáp Thân: đầu, giữa thịnh; cuối hư Giáp Thìn: đầu rất thịnh Giáp Tuất: cuối rất thịnh Thổ thắng thì khắc thủy, khinh nhờn thủy, sắc vàng kiêm sắc trắng; vàng là sắc thổ thắng, trắng là sắc mẹ của thủy. Khí của con và mẹ cần phải tương ứng, cho nên thấy cả hai sắc cùng hiện ra. Thấp khí lưu hành mạnh, cho nên nước suối chảy mạnh, sông tràn đầy, tưới nhuần loài cá sinh nở; thấp nhiều phong lấn vào; mưa to gió lớn đến đất bị lở vỡ, loài cá ngược lên trên đất cạn. 6 NĂM ẤT kim vận bất cập thì hỏa khí thừa thế vượng, lại hóa thành nhiệt mới lan ra. Điều trị nên thanh phế để giáng hỏa. Lại nói: người ta cảm phải thời khí ấy, kim bị hỏa tà, thì mũi hắt hơi, ỉa ra máu. Lại nói: bệnh âm quyết cách dương (tức chứng âm thịnh quá ngăn trở dương, âm dương không giao hợp nhau tạo thành chứng thượng giả nhiệt, hạ chân hàn), dương đó ngược lên làm thành chứng hỏa không có gốc. Đầu, não, miệng, lưỡi đều bị bệnh, nặng thì đau ở tâm. Ất Sửu: thổ thủy hợp kim Ất Mùi: thổ thủy hợp kim Ất Mão: kim khí hợp Ất Dậu: kim khí hợp Ất Tị: kim hư, hỏa khắc, thủy thịnh Kim bất cập, hỏa thừa thế bốc lên mạnh, kim không thắng được mộc nên cây cỏ tươi tốt, chỉ có một hỏa khí vượng nên thiêu đốt mạnh, hỏa quá thịnh, thủy phục thù lại thì mưa rét bỗng chốc đến, tiếp theo đó là có băng giá, mưa đá, sương tuyết làm tai họa muôn vật, mùa màng cũng mất. Nếu mùa hạ có biến cố: nắng nóng thiêu đốt thì đến mùa thu có tổn hại nạn băng giá, mưa đá, sương giá. Không thắng thì không có phục thù lại (nghĩa là mùa hạ không hạn thì mùa thu không nạn băng giá). 6 NĂM BÍNH Thủy vận thái quá, thì hàn khí lan tràn, bệnh hàn sinh ra, tâm hỏa bị tà. Điều trị nên trục hàn để bổ tâm. Lại nói: người cảm phải thời khí ấy thì phát bênh mình nóng tâm phiền, kinh sợ, âm quyết (lạnh) khắp trên dưới, nói nhảm, đau ở tâm, (nếu bệnh) nửa người trên còn chưa nặng lắm, nếu nặng thì thủy tự khắc sinh bệnh bụng to, chân thũng, suyễn ho, ra mồ hôi trộm, sợ gió. Lại nói: âm thịnh dương suy, thủy khắc ngược tỳ thổ sinh chứng bụng sôi, ỉa lỏng, ăn không tiêu. Nếu thủy khinh nhờn thổ, thì tâm mất chức năng, sinh bệnh khát mà hôn mê, thành bệnh tâm phế suy. Bính Tý: thủy hợp khắc hỏa Bính Ngọ: thủy hợp khắc hỏa Bính Dần: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Thân: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Thìn: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Bính Tuất: kiêm thủy hỏa, không rét lắm Thủy thắng khắc hỏa, thủy thắng thổ phục thù cho nên mưa lụt đến, mưa mù u uất, năm Bính Thìn và Bính Tuất đầu năm gặp khí Thái dương hàn thủy tư thiên gia lâm, nên mưa lụt sương giá xuống đột ngột, thấp khí làm biến đổi mọi vật, âm thịnh dương suy. 6 NĂM ĐINH Mộc vận bất cập thì kim khí thừa thế vượng lên, ngược lại hóa táo. Bệnh táo lan tràn, điều trị nên lấy thanh táo để bổ can. Lại nói: người ta cảm phải thời khí ấy thì kim khác mộc, hàn ở trong và gân đau, bụng dưới đau, mộc mất chức năng không sinh được hỏa nên sinh bệnh sôi bụng, ỉa chảy. Lại nói: người ta mắc bệnh chân tay bại liệt, phong, ung nhọt, tê liệt, phù thũng, mụn lở. Đinh Sửu: mộc quá bất cập Đinh Mùi: mộc quá bất cập Đinh Mão: mộc quá bất cập Đinh Dậu: mộc quá bất cập Đinh Tị: mộc bất cập, có giúp đỡ Đinh Hợi: mộc bất cập, có giúp đỡ Mộc bất cập, kim thừa thế lấn át, cây cỏ ủ rũ, nếu kim khí nặng lắm thì cả loài gỗ cũng bị nứt nẻ, loài gỗ mềm thì héo khô - những năm ấy thường có mưa lạnh. Mộc vận bất cập thì thổ không được ức chế, những quả chính bị sâu ăn. Kim thịnh hỏa phục thù, nên sinh nhiều giống sâu mọt - do hỏa khí hóa ra. Tới bước hỏa vận (tức tới năm Mậu) lại củng cố nhiều. Kim thắng mộc thì héo nát, hỏa phục thù thì nắng nóng dữ, mộc uất thì phát sấm sét. 6 NĂM MẬU Hỏa vận thái quá thì nhiệt khí lan tràn, bệnh nhiệt mới sinh ra, phế kim bị tà. Điều trị nên giáng hỏa để thanh phế. Lại nói, người ta cảm phải khí ấy thì sinh sốt rét, ho. Nhiệt thì bụng đau, sườn đầy tức, vai lưng đau, mình nóng, xương nhức. Lại nói, trước tổn thương tỳ, sau tổn thương tâm. Mậu Tý: hỏa thái quá không được ức chế Mậu Ngọ: hỏa thái quá không được ức chế Mậu Dần/Mậu Thân: hỏa rất mạnh Mậu Thìn: thủy ức chế hỏa không nhiều Mậu Tuất: thủy ức chế hỏa không nhiều Hỏa thịnh kim suy, thủy tất lấn vào, những năm ấy nhiều mưa lụt, sương giá, hòa quá thịnh kim phục thù lại. 6 NĂM KỶ Thổ vận bất cập thì mộc khí thừa thế vượng, lại hóa sinh hỏa, bệnh phong mới sinh ra. Điều trị nên lấy bổ tỳ để bình mộc. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì mình nặng, bụng đầy, da thịt máy dựt, hay giận. Thổ hư nên thủy không còn gì nữa. Kỷ Sửu: thổ hư có giúp đỡ Kỷ Mùi: thổ bất cập Kỷ Mão: thổ bất cập Kỷ Dậu: thổ bất cập Kỷ Tị: thổ bất cập, thủy thắng Kỷ Hợi: thổ bất cập, thủy thắng Thổ bất cập, mộc thừa thế lấn vào, gió to thịnh hành, mộc thịnh thì cây cỏ tốt tương, nhưng thành quả là do ở thổ, do thổ khí không đầy đủ nên tuy cây cối tốt mà không ra trái. Trên khí quyết âm gia lâm, dưới khác tướng hỏa, nước không thành băng - sâu bọ xuất hiện. Lửa ẩn nấp dưới đất cho nên thủy không có tác dụng mà kim khí không phục vụ cho được. Chưa được chuyên chủ về thời bệnh của nó, nên người cũng được khỏe mạnh ít bệnh. Năm Kỷ Mão và Kỷ Dậu mộc thăng thổ rung chuyển trời đất, phục thù kim, phục thù mộc cho nên bệnh ghẻ lở khô và tróc vảy, 4 tháng cuối bốn mùa có gió to là do mộc khắc thổ. Mùa thu heo hắt mưa dầm là do kim phục thù mộc, không có thắng thì không có phục thù. 6 NĂM CANH Kim vận thái quá thì táo khí lan tràn, bệnh táo mới sinh ra, can mộc bị tà. Điều trị nên lấy thanh táo bổ can. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì kim thắng tổn thương tới can, bị bệnh đau gân, mắt đỏ, mình lở, tai điếc. Nặng thì tổn thương phế, bản thân phế bị bệnh thì ho nghịch lên, đau vai. Kim bị bệnh không sinh được thủy, gây ra bộ phận dưới đều bị bệnh. Lại nói, trước tổn thương gan, sau tổn thương tỳ. Canh Tý/Canh Ngọ: kim khí thái quá có giúp đỡ Canh Dần/Canh Thân: kim khắc quá, hóa hình lại Canh Tuất/Canh Thìn: kim thái quá, không có ức chế Kim thịnh thì mộc suy, cây cỏ khô gầy, kim thịnh quá hỏa mới lấn vào. 6 NĂM TÂN Thủy vận bất cập thì thổ khí vượng, lại hóa thành thấp, bệnh thấp mới lan ra. Điều trị nên bổ thận để trừ thấp. Lại nói, người cảm phải thời khí này phần nhiều là bệnh ở bộ phận dưới, sắc mặt thường biến đổi, gân xương co rút, thịt máy dựt, mắt không trông rõ ràng, phong chẩn phát ra ngoài, đau bụng, đau vùng tim. Tân Sửu/Tân Mùi: thủy trên hư, dưới thực thịnh Tân Mão/Tân Dậu: thủy bất cập Tân Tị/Tân Hợi: thủy đại hư Thủy bất cập, thổ thừa thế lấn át, thấp lan tràn. Thủy suy, thổ với hỏa đồng hóa, cho nên gọi là "hỏa khí dụng sự". Hóa nhanh chóng, nắng mưa luôn, giống lúa đen không thu hoạch, giống lúa vàng cũng không tốt. người phần đông bị bệnh ở hạ bộ. Thổ mạnh quá thì mộc phục thù cho nên gió to phát ra bất ngờ, cỏ lướt cây đổ, sự sinh trưởng sai mùa, mọi vật không tươi sáng. 6 NĂM NHÂM Mộc vận thái quá thì phong khí lan tràn, bệnh phong sinh ra, tỳ thổ bị tà. Điều trị nên bình mộc để bổ tỳ. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì tỳ tổn thương nặng nên hay giận, hay đau bụng, về 6 tháng cuối năm mạnh tỳ hơi vi, thì bệnh càng phát triển. Lại nói, trước tổn thương tỳ sau tổn thương can. Nhâm Tý/Nhâm Ngọ: mộc thái qua Nhâm Dần/Nhâm Thân: mộc thịnh quá Nhâm Thìn/Nhâm Tuất: mộc thái quá, không có ức chế Mộc thái quá nên nhiều gió to, mộc thịnh thổ suy, trong không gian mây mù bay chuyển, cây cỏ không yên. Mộc thắng kim lấn vào, đến nỗi cây cỏ tàn rụng. Sao Thái bạch sáng thì kim khí phục thù lại. Các năm Tý Ngọ Dần Thân mộc khí có thừa (thái quá), mà hỏa khí tư thiên (hỏa khí làm chủ nửa năm đầu) thì khí của mẹ (mộc) và khí của con (hỏa) đều ngược lên, nên sinh ra bệnh nôn mửa. 6 NĂM QUÝ Hỏa vận bất cập thì thủy khí thừa thế vượng lại hóa thành hàn, bệnh hàn phát sinh. Điều trị nên bổ tâm để trục hàn. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì sinh bệnh hỏa bất cập mà âm tà thịnh, tâm khí tổn thương nên đau gân vai, lưng đau, mắt mờ, bụng đau nặng, đau khắp sườn eo và lưng. Lại nói, người ta cảm phải thời khí ấy thì sinh bệnh ỉa lỏng, bụng đầy, không ăn được, bổng nhiên co rút, tê liệt, chân không đứng được xuống đất. Quý Sửu/Quý Mùi: hỏa mộc bất cập Quý Mão/Quý Dậu: hỏa hợp với tuế hội Quý Tị/Quý Hợi: hỏa hư có giúp đỡ Hỏa khí bất cập, thủy khí thừa thế lấn át, hàn khí lan tràn, mọi vật chỉ tươi tốt ở phần dưới mà không tươi tốt ở phần trên, rét lắm dương suy, mất hết tươi tốt. Thủy mạnh quá thì thổ phục thù, thành bụi mù ra u uất, mưa lụt to. Thủy thắng thì hỏa ngưng, nên rét dữ run rẩy. Thổ phục thù thì bỗng nhiên mưa dầm, hỏa uất thì sấm sét dữ dội, khiến cho mùa hạ mà có thắng khí; rét mướt, ngưng đọng, nứt nẻ; bất thình lịnh lại có phục khí: bụi mù, tối tăm, mưa to. Nếu không có thắng khí thì không có phục khí. SỰ THUẬN NGHỊCH GIỮA VẬN VÀ KHÍ Khách khí tư thiên tới khắc khách vận, thì năm đó khí và vận thuận với nhau, người và súc vận đều yên ổn ít tật bệnh. Nếu thấy khách vận tới thắng khách khí thì khí và vận nghịch với nhau, người và súc vật không yên, nhiều bệnh tật. Phương pháp điều trị: khí và vận thuận nhau: thì thuận theo khí và vận nghịch nhau: thì ức chế đi chớ nên phục khí thiên hòa (là khí của thời bệnh, ví dụ: năm thiếu âm quân hỏa tư thiên thì mạch hai bộ thốn không ứng, tức là hai mạch bộ thốn trầm tế, hễ thấy như thế là phù hợp với tuế vận. Nếu cho là mạch hai bộ thốn kém rồi dùng thuốc nâng hai bộ mạch đó lên tức là phát khí thiên hòa). Ví dụ: năm Tý thiếu âm quân hỏa tư thiên sẽ khắc vận Canh kim; năm Thìn khách khí là Thái dương hàn thủy tư thiên sẽ khắc vận Mậu hỏa; năm vận Giáp thổ khắc khách khí năm Thìn là Thái dương hàn thủy tư thiên..vv... về phần khách khí sẽ nói rõ ở phần sau. 2.5 THUYẾT KHÁCH KHÍ Phương pháp lập khách khí như sau: ví dụ như xem năm Tý thì lấy Thiếu âm quân hỏa ở Tý là khí tư thiên (khí 6 tháng đầu năm), như vậy: Ngọ đối diện với Tý Sửu Thái âm thấp thổ phía bên trái của Tý gọi là "tả gian" Dần Thiếu dương tướng hỏa là khí bên phải "hữu gian" của khí tại tuyền (đó là hai khí bên trái khí tư thiên, chi phối thiên khí và mọi vật) Một khí ở trên là Ngọ, chi phối thiên khí một năm, lại chủ về nửa năm đầu; một khí ở dưới là Tý, chi phối địa khí một năm, lại chủ về nửa năm cuối. Sau Tý 3 vị trí là Dậu Dương minh Táo kim tại tuyền (tư địa), sau Tý 2 vị trí là Tuất Thái dương hàn thủy là khách khí đầu thuận chiều tới Hợi Quyết âm phong mộc là khách khí thứ hai; Tý thiếu âm quân hỏa là khách khí thứ 3; Sửu thái âm thấp thổ là khách khí thứ 4; Dần thiếu dương tướng hỏa là khách khí thứ năm; Mão dương minh táo kim là khách khí thứ 6. Cứ thế mà suy ra. Mỗi khí chủ vượng 60 ngày lẻ 87 khắc rưỡi (mỗi ngày có 100 khắc) NĂM TÝ NGỌ Năm Tý Ngọ Thiếu âm quân hỏa tư thiên, Dương minh táo kim tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính thì mạch hai bộ thốn không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch hai bộ xích không ứng (Nam chính là năm Giáp/Kỷ, Bắc chính là năm Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Mạch không ứng là mạch trầm tế). Khí thứ 1: nếu năm trước là năm Kỷ Hợi thì từ tiết Đại Hàn trở về trước, ấm ấp tới lúc này mới bắt đầu rét, loại sâu bọ trước vì ấm mà ra, đến lúc này lại ẩn nấp; nước thành băng, sương lại xuống, gió bắt đầu đến dương khí uấư thiên, nhân dân bị bệnh hàn, cơ da răng và eo lưng bị đau. Đến đầu tháng 3, nắng bức sắp bắt đầu - các nơi có chứng mụn lở, do Thiếu âm quân hỏa tư thiên, lại gặp chủ khí thứ 2 nên có bệnh ấy. Khí thứ 2 khách khí phong mộc gia lên chủ khí quân hỏa dương khí phân bố, phong khí mới hành động. Xuân khí phát sinh, muôn vật tươi tốt, lúc khí tư thiên quân hỏa chưa thịnh, hàn khí thường đến, mộc hỏa tương ứng với thời tiết, người bị bệnh mắt mờ, mắt đỏ, khí uất ở trên và nóng, là bệnh thuộc quân hỏa. Khí thứ 3 Khách khí quân hỏa tư thiên gia lên chủ khí tướng hỏa, khí tư thiên phân bố, hỏa hành động mạnh, mọi vật phồn thịnh tươi tốt. Hỏa đến cực độ thì thủy phục thù lại, nhiệt cực sinh hàn, hàn khí thường đến, quân hỏa và tướng hỏa kết hợp nhau thiêu đốt. Người bị bệnh khí quyết (bỗng nhiên tay chân giá lạnh, ngã lăn ra) đau vùng tim, nóng rét thay đổi nhau, ho suyễn, mắt đỏ. Khí thứ 4 Thấp thổ thịnh, nắng nóng đến thường có mưa to, nóng lạnh thay đổi nhau đến, người bị bệnh nóng rét họng khô, hoàng đản, đổ máu mũi, nhiệt khát. Khí thứ 5 Sợ hỏa đến (chủ khí kim sợ khách khí hỏa) nên nắng đến một cách bất thường, thì dương khí mới hóa muôn vật tươi tốt, dân mới khỏe mạnh. Song thời tiết lạnh mà khí lại nóng, dương tà thắng nên nhân dân bị bệnh ôn. Khí cuối cùng Khách khí kim gia lên chủ khí thủy, kim chủ thu liễm, khí thời bệnh lưu hành là táo, dư hỏa (tà hỏa còn sót lại) của ngũ hành làm ngăn cách ở trong, hàn khi1bo61c lên luôn thì sương mù che lấp; nhân dân bị bệnh thũng, ho suyền, ra máu, đau các đốt xương chân tay, thớ thịt và gan. Mười năm kể trên năm nào quân hỏa tư thiên thì kim uất; táo kim tại tuyền thì mộc uất. Dùng vị mặn làm cho mềm đi, để điều hòa quân hỏa ở trên, nặng lắm thì dùng vị đắng để cho hỏa phát tiết ra, dùng vị chua để cho kim thu liễm lại. Quân hỏa bình thì táo kim được yên, song hỏa thuộc nhiệt, kim thuộc táo, nếu không có vị đắng tính hàn làm cho phát tiết ra là không phát được. Hỏa khắc kim, năm ấy nóng nhiệt nhiều, mụn lở và bệnh dịch nhiều. Phương pháp điều trị chung: bộ phận trên thuộc quân hỏa, chữa nên dùng vị mặn, tính lạnh (lấy thủy trị hỏa); bộ phận giữa thuộc Giáp thấp thổ, Canh táo kim, chữa nên dùng vị đắng tính nóng, vị cay khí ôn làm cho phát tiết ra, làm cho ấm lại. Bính là hàn thủy, chữa nên dùng phương pháp tòng chị (tức chính trị) làm cho ấm lại. Bộ phận dưới thuộc táo kim, chữa nên dùng vị chua cho ôn lại. Nửa năm trước nên xa vị nóng, chữa bộ phận giữa và bộ phận dưới nên xa vị lạnh (riêng năm Mậu Ngọ thì không xa vị lạnh). Tóm lại, năm Tý/Ngọ hỏa tư thiên ở trên nên nhiệt hóa. Khiến cho mùa xuân hay mát lạnh, gió to không mưa; đó là do phong vận của năm Tị/Hợi chưa lui hết. Cho nên dùng phương pháp tả quyết âm là phải, nhưng đến thiết Xuân phân đã tới thì vị trí hỏa, mộc tuy có thừa cũng không thể quá mức. Táo tại tuyền ở dưới thì vật ẩm thấp không thành được, loại có lông cánh hòa đồng với thiên khí thì yên ổn, không bị tổn hại; loại thực trùng (sâu) hòa đồng với địa khí, sinh dục nhiều. Kim tới thì mộc suy, loài có lông không thành thai. Kim hỏa không điều hòa, loài có lông cánh cũng không thành. Năm Canh Tý/Ngọ kim thừa kim vận thì loài có lông tổn thương càng nhiều. NĂM SỬU MÙI năm Sửu Mùi: Thái âm thấp thổ tư thiên; Thái dương hàn thủy tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính thì mạch bộ thốn bên trái không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ xích không ứng (nam chính là năm Giáp Kỷ, bắc chính là Ất, Bính, Đinh, Mậu, canh, Tân, Nhâm Quý. Mạch không ứng là mạch trầm tế). Khí thứ 1 khách khí, chủ khí đều là phong, rét hết, khí mùa xuân đến phong khí lại về; mọi vật tươi tốt, thấp thổ tư thiên, phong thấp kết hợp nhau, phong thắng thấp sau khi mưa; phong thương can, phong lại lan ra. Nhân dân bị các chứng huyết tràn ra các khiếu (huyết giật), gân co cứng, khớp xương không thuận lợi, mình nặng, liệt gân. Khí thứ 2 chủ khí, khách khí đều là quân hỏa, giữa mùa khí nóng, Thái âm tư thiên, thấp nhiệt kết hợp nhau, mùa mưa xuống, hỏa thịnh khí nóng; người bị bệnh ôn dịch nặng, xa gần một loạt như nhau. Khí thứ 3 Chủ khí hỏa sinh khách khí thổ, thời lệnh của khí tư thiên phân bố ra, thấp khí giáng xuống, sau khi mưa có lạnh tiếp theo, vì Thái dương tại tuyền bắt đầu tác dụng. Cảm về khí hàn thấp, thì nhân dân bị bệnh mình nặng, chân thũng, ngực bụng đầy. Khí thứ 4 Khách khí tướng hỏa sinh chủ khí thấp thổ, thổ hỏa khí hợp lại thì thấp khí bốc lên, thiên khí ngăn cách. Song khí Thái dương tại tuyền, gió lạnh theo đó mà phát ra hàng ngày, thấp nhiệt kết hợp nhau, cây có có hơi đọng lại do thấp gặp hỏa. Thấp không hóa được, chỉ có sương buông tỏa trong đêm để thành thời lệnh mùa thu. Thấp nhiệt cũng lan ra, nhân dân bị bệnh nhiệt ở thấu lý, huyết bỗng tràn ra, sốt rét, bụng trên đầy, nóng lắm thì sinh phù thũng. Khí thứ 5 Khách khí, chủ khí đều thuộc kim, thời lệnh thê thảm (do tính sát của kim), sương lạnh xuống, sương giá có sớm, cây cỏ úa rụng, khí lạnh làm cho người ta rùng rợn, bệnh gây ra ở da và thớ thịt. Mười năm kể trên Thấp thổ tư thiên, thổ khắc, thủy ứng, tâm hỏa bị bệnh; hàn thủy tại tuyền, thủy khắc hỏa, hay bị bệnh ở bụng dưới. Trong hai năm Ất Sửu Ất Mùi thừa vận kim, kim có thể sinh thủy, lại gặp lục thủy vượng, lúc đó rét càng dữ (đất lạnh, vật nóng không thành được), loại động vật không lông đồng hóa với thiên khí yên tĩnh thì không bị tổn hại, song khí thủy thổ không điều hòa, tuy sinh nở mà không nuôi được. Loài cá cùng đồng hóa với địa khí thì sinh dục nhiều. Thủy thịnh hỏa suy nên loài chim (thuộc hỏa) không sinh nở. Hai năm Tân Sửu Tân Mùi thủy thừa thủy vận, hỏa bị khắc nặng nên loài chim thương tổn càng nặng. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNG bộ phận trên là thấp thổ, chữa dùng vị đắng tính ôn, hóa theo hỏa để trị thấp, bộ phận giữa là Ất táo kim, Đinh phong mộc, nên dùng vị đắng, hóa theo hỏa để trị kim; vị cay tính ôn, hóa theo kim để trị mộc; Kỷ thấp thổ, Tân hàn thủy, nên dùng vị đắng tính hòa bình. Chữa chứng hàn dùng vị nhiệt, nếu bất cập thì nên ôn bổ. Bổ bộ phận dưới nên dùng vị ngọt tính nhiệt, hóa theo thổ để chữa hàn. Năm Tân không nên dùng vị đắng tính nhiệt. Hai năm Sửu Mùi thổ tư thiên, nên hóa theo mưa, mà nhiệt khí vẫn còn nhiều là do dư hóa của hai năm Tý Ngọ chưa lui hết, hỏa lại trở thành hỏa, thì tà hỏa là đúng. Thấp sinh về mùa xuân, là hiện tượng Thiếu âm không thoái vị, thổ khí không được di chuyển đúng chỗ, muôn vật đương lúc vượng mà không phát sinh được, người ta hay bị bệnh ở tỳ. Về mùa đó hay nóng không mưa, tức là hỏa lui mà thổ hợp lại, gặp tiết Tiểu thử thì thổ không thể hợp lại mà đến lúc hỏa nung nấu. NĂM DẦN THÂN năm Dần Thân: Thiếu dương tướng hỏa tư thiên; Quyết âm phong mộc tại tuyền. Nếu là năm thuộc nam chính (Giáp) thì bộ mạch xích bên trái không ứng; nếu năm thuộc bắc chính (ngoài năm Giáp ra) thì mạch bộ thốn bên phải không ứng. Khí thứ 1 là Quân hỏa kiêm tướng hỏa tư thiên, phong thắng làm lay động lạnh hết; khí hậu lại quá ấm, cây cỏ sớm tươi tốt, lạnh tới mà không buốt; quân hỏa và tướng hỏa hợp lại, bệnh ôn bắt đầu có, bệnh khí nghịch lên trên, huyết tràn ra, mắt đỏ, ho rực lên, đau đầu, băng huyết, gân căng tức, trong làn da thớ thịt bị lở. Khí thứ 2 Thấp thổ tác dụng, chủ khí Quân hỏa bị uất lại, bụi trắng bốc lên khắp nơi, mây mưa dồn dập, phong không thắng thấp, mưa vặt, chủ khí và khách khí tương sinh, nhân dân được khỏe mạnh. Thấp nhiệt gây bệnh, nhiệt uất lên trên, nôn nghịch lnê, phát lở bên trong, ngực đầy không thoải mái, đau đầu, mình nóng, hôn mê, lở loét. Khí thứ 3 Chủ khí và khách khí đều là tướng hỏa, nắng nực đến, mưa ít, hai hỏa kết hợp nhau bốc lên gây thành bệnh nhiệt: tai điếc, chảy máu, khát, hắt hơi, ngáp, họng tê, mắt đỏ, hay chết đột tử. Khí thứ 4 Khách khí kim, chủ khí thổ, khí mát đến, nắng nực lục có lúc không, biến hóa xen kẽ nhau, thổ và kim tương sinh, sức khỏe của dân bình thường. Táo thắng thì phế bị bệnh ngực đầy; thấp thắng thì tỳ bị bệnh mình nặng. Khí thứ 5 Khách khí thủy gia lên chủ khí, thủy hàn làm kim han rỉ, dương đi thì hàn tới, mưa xuống khí bế tắc, loài cây cứng tàn rụng sớm, người phải tránh hàn tà, giữ gìn cơ thể cho kín đáo. Khí cuối cùng Mộc tác dụng được chủ khí thủy tương sinh, khí tại tuyền được chính đáng, phong khí đến, sương móc xuống, vừa thời lệnh bế tàng, mà có phong khí lưu động, phong tà dương tà, sinh bệnh đau vùng tim, dương khí không bế tàng lại được mà sinh ho. Mười năm kể trên: hỏa ở trên khắc kim, năm đó nắng nhiều tổn thương phế, nhiều bệnh nhiệt, mộc khắc thổ; nửa năm sau nhiều phong, nhiều bệnh ở tỳ vị; dương đúng vị trí của nó thì khí trời chính thường, phong động ở dưới, địa khí rối loạn, phong mới cử động dữ dội, cây lướt cát bay, hỏa bốc nóng khắp, âm vận hành, dương biến hóa; nửa năm trước mưa là thời tiết ứng trong vòng hai khí tư thiên và tại tuyền. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG Tướng hỏa ở trên chữa dùng vị chua (lấy mộc trị hỏa), Bính thủy, Mậu hỏa ở giữa - chữa dùng vị mặn tính ôn Canh kim, Nhâm mộc, Giáp thổ: chữa dùng vị cay tính ôn, lấy kim trị mộc năm Mậu dùng vị cay khí ôn để đề phòng hỏa thái quá năm Dần Thân tướng hỏa tư thiên, nên hóa theo cách đó. Nếu mưa ẩm thấp còn nhiều đó là dư khí thổ của hai năm Sửu Mùi chưa lui hết, thổ lại làm hại trở lại, nên tả trung châu (vị) là đúng. Khí thái âm không chịu lui, bốn tháng cuối mùa nắng rét bất thường, mùa hạ lại mát, mùa thu lại nóng, mùa màng thu hoạch đều muộn. Nếu tiết Tiểu mãn, Tiểu thư nóng tợn, là hỏa lệnh, nếu không thì tai hại; phong mộc tại tuyền, mát mà không sinh nở, giống thú đống hóa với địa khí nên sinh dục nhiều. Mộc uất ở dưới hỏa mất thời lệnh, giống sinh trùng tuy không sinh nở, song song đồng hóa với thiên khí yên tĩnh nên không bị tổn hại. Mộc khắc thổ, loài động vật không long bị hao tổn. Năm Nhâm Dần, Nhâm Thân, mộc ở vào vị trí mộc nên (động vật không lông) càng thương tổn nặng. (còn tiếp)
  3. hi , bài viết chỉ nói đến mặt nguy hại mà ko nhìn vào mặt tốt của trò chơi ...nói gì thì nói đây là 1 quan điểm quá phiến diện rồi :) ko có pokemon thì người ta vẫn dán mắt vào face , tự sướng , sống ảo trong 1 game nào đó thôi ^_^ so với các trò trên ...ít ra pokemon còn giúp người chơi vận động , thể dục thể thao để nở trứng :lol: ,ít bị chứng béo phì ... và ngăn ngừa 1 số bệnh đột quỵ :P chưa kể mặt tích cực của trò này : +giúp quảng bá du lịch và 1 số địa điểm vui chơi +với sự thu hút của số đông -nhà phát hành có thể tạo ra các event mang nhiều ý nghĩa về lịch sử văn hóa ,hay định hướng suy nghĩ cho người dân theo chiều hướng tích cực ... ^_^ +quan trọng là có thể kiểm soát được tình hình :P
  4. Cho dù nguyên nhân thế nào , việc trao quyền sinh sát cho cư dân đã thể hiện sự vô dụng -bất lực của chính quyền . cá nhân TD cho rằng đây là 1 quyết định ngu ngốc , hẳn sẽ gây ra những vấn đề cực kì nghiêm trọng -ko thể vãn hồi trong tương lai Lãnh đạo -có thể coi là đại diện của tầng lớp tri thức (ko thể hoàn thành trách nhiệm quản lý của mình)===> bàn giao lại vấn đề này cho người dân -những người đã đóng thuế để được bảo vệ theo 1 khuôn khổ nào đó ... ==> xã hội đó sẽ loạn thế nào ,có thể td suy nghĩ hơi bi quan , nhưng ko phải ko có cơ sở ... mọi việc qua thời gian sẽ rõ ràng ^_^ @ bạn mnn: +sửa luật dành cho người mạnh đủ quyền hành +lách luật dành cho người thông minh nhưng yếu thế +phá luật dành cho những người cùn- Chí Phèo-yếu thế-ko đủ trí tuệ (nói chung là sở hữu 1 trong những yếu tố này) Có phải ko nhỉ ? :(
  5. NĂM TỊ HỢI Năm Tị/Hợi: Quyết âm phong mộc tư thiên, Thiếu dương tướng hỏa tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Kỷ), thì mạch bộ thốn bên phải không ứng; nếu là năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ Xích bên trái không ứng. Khí thứ 1 Kim khí tác dụng, rét bắt đầu; khí heo hắt tới, kim vượng tổn thương can, người hay bị chứng co rút. Khí thứ 2 Thủy tác dụng, rét không lui, có tuyết, nước đóng băng. Sát khí lan rộng, có sương xuống, mưa rét luôn, song khách khí thủy gia nên chủ khí hòa, thì khí của nó phải ứng; dương chuyển hóa trở lại, khách khí hàn giá vào ngoài, hỏa ứng lại thì sinh bệnh nhiệt ở trong. Khí thứ 3 Mộc khí tư thiên tác dụng, gió thường đến, mưa nhỏ; chứng bệnh thuộc về phong mộc, chảy máu, ù tai, váng đầu hoa mắt. Khí thứ 4 Khách khí hỏa gia lên chủ khí thổ, chủ thấp nhiệt lan tràn, người bị bệnh hoàng đản, phù thũng. Khí thứ 5 Khách khí thổ gia lên thổ khí kim, táo ôn lại thắng, khí lạnh phân bổ ra, rét đến thân thể; có mưa gió, nhân dân ít bệnh. Khí thứ 6 Tướng hỏa tại tuyền, dương chuyển hóa mạnh, loài sâu bọ đang ẩn nấp lại suốt hiện, nước không đóng băng, địa khí phát tiết mạnh, loài cá sinh nở, người được thoải mái, nhân dân bị bệnh ôn dịch. PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN NÓI CHUNG năm Ất Tị/Hợi: người bị chứng hỏa tà, gây ra hắt hơi, chảy máu, bệnh âm quyết cách dương, huyết phần nhiều đi lên, thành chứng hỏa vô căn; đầu, não, miệng, lưỡi đều bị bệnh năm Đinh Tị/Hợi: chủ về bệnh nhiệt năm Kỷ Tị/Hợi: người bị chứng hay khát, mình nặng năm Tân Tị/Hợi: nhiều bệnh phong năm Quý Tị/Hợi: chủ bệnh nhiệt mười năm kể trên mộc khí tư thiên, mộc khắc thổ ứng nhiều chứng mình nặng, cốt nuy, liệt mắt, ù tai. Hỏa khắc kim, năm ấy hay bị bệnh nhiệt. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNG Bộ phận trên là mộc, chữa dùng vị cay khí mát (hóa theo kim để trị thủy). Bộ phận giữa là Kỷ thổ, chữa dùng vị ngọt, khí hòa (thổ hư thì bổ); Tân thủy, chữa dùng vị đắng khí hòa (hòa theo hỏa để ôn thủy); Quý hỏa, chữa dùng vị mặn khí hòa (trị hỏa để bổ thủy bất túc); Ất kim, chữa dùng vị ngọt khí hòa (thu liễm kim, bổ kim); Đinh mộc, chữa dùng vị cay khí hòa (ức chế mộc để hạ hỏa); Vị chưa khí lạnh (để hóa hỏa trị hỏa), vị cay để điều hòa (lấy kim trị mộc). Khí hòa để trị bộ phận giữa, để bồi bổ bất cập (thiếu). Vị mặn để điều hòa bộ phận dưới, để trị hóa, tướng hỏa hư thực phần nhiều khó phân biệt, phải cẩn thận không nên sử dụng nhiều mà sai phạm. Năm Tị/Hợi mộc khí tư thiên, nên theo phong hóa, nếu hàn khí còn nhiều, đó là dư hàn của năm Thìn/Tuất chưa lui hết, mộc khí muốn hành lệnh mà hàn thủy chưa đi hết thì mùa xuân phải rét, đó là mùa xuân trái thời tiết - mộc khí mất sự bình thường của nó nên người ta hay bị bệnh co rút gân (thuộc kinh can), như chỉ trong 3 tháng xuân rét hết thì phong khí được lưu hành, mộc khí tư thiên; nếu không như thế thì tai hại lớn sẽ đến; hỏa khí tại tuyền, vật lạnh không sinh trưởng, loài thú đồng hóa với thiên khí không tổn hại gì, loài chim đồng hóa với địa khí sinh dục nhiều. Hỏa khắc chế thì kim biến hỏa, loài thú cũng không sinh dục. Lại nói, khí tương đắc với nhau thì hòa, tức khách khí sinh chủ khí; khí không tương đắc với nhau thì sinh bệnh, tức khách khí khắc chủ khí. Vì vị trí chủ khí ở dưới, vị trí khách khí ở trên, nếu chủ sinh khách thì chủ lại ở trên là nghịch, là sinh bệnh. 2.7 TÓM TẮT CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ Nội kinh nói: trước hết phải lập thành năm đó để rõ ràng vận khí của nó. Mỗi năm, trước hết lập vận khí để xét khí thái quá/bất cập của nó, rồi sau mới lấy chủ khí ở dưới làm gốc, khách khí gia lên trên chủ khí làm ngọn để tìm ra sự biến đổi của lục hóa. Nếu khí đó thắng (tức khách khí khắc chủ khí) thì giúp đỡ bên yếu; mạnh quá thì ức chế bên mạnh; khí đó phục thù lại (tức là chủ khí bị khắc thì con của khí bị khắc phục thù lại cho mẹ), hòa bình thì giải quyết một cách hòa bình, dữ dội thì giải quyết một cách thô bạo... đều tùy theo tình thế ưu thắng của khí đó mà khuất phục cho nó yên, lấy thăng bằng làm mức độ, chủ khí chỉ thuận theo khách khí ở trên mà thôi: khách khí thắng chủ khí là thuận chủ khí thắng khách khí là nghịch hai khí ấy chỉ có thiên thắng mà không có phục thù (nghĩa là chủ thắng thì tả chủ bổ khách; khách thắng thì tả khách bổ chủ - chứ không lấy hành con để phục thù). Năm dương khí chuyển hóa trước thời tiết thì bản thân chủ khí mạnh, mà có thể lấy khí bên trong thắng được chứng thực bên ngoài (chủ khắc khách), cho nên khí không thắng bị tà; năm âm khí chuyển hóa sau thời tiết, thì bản thân chủ khí suy nhược, mà có thể lấy khí bên ngoài thắng được chứng suy bên trong (khách thắng chủ) cho nên khí thắng nó tới khắc. 2.8 HƯỚNG DẪN CÁCH ĐOÁN VẬN KHÍ (Bí quyết này kết hợp tham khảo với khí trong Thất chính đại hội, và phương pháp tiểu vận trong Tam tài phú) Phương pháp này, chủ vận không bằng khách vận, chủ khí không bằng khách khí, xét cách xem mây trong sơ đồ Kính thiên của họ Cam có nói "Thiên vận, địa vận là số thủ thường, không thể tả hết được sự biến đổi của trời đất, thiên khí, địa khi, vận hành, thắng phục, thăng giáng, âm dương chi phối điều khiển và biến hóa tự nhiên vô cùng tận; cho nên người xem rất là quan trọng". Vì chủ vận, chủ khí chỉ xếp theo thứ tự ở dưới, cũng như mùa xuân ấm, mùa hạ nắng, mùa thu mát, mùa đông lạnh; còn khách vận khách khí đều theo khí của nó chu lưu ở trên, đúng vị trí của nó thì trời đất hanh thông, mọi vật bình thường, sai vị trí của nó thì trời đất bế tắc, mọi vật bệnh tật. Hễ muốn xem vận khí hàng năm, cần phải: Bước 1: lập thành chủ vận của năm ấy, để biết năm ấy từ tiết nào tới tiết nào, thuộc vận nào Bước 2: lập thành khách vận của năm ấy, để biết năm ấy thái quá hay bất cập (5 năm dương là thái quá, 5 năm âm là bất cập). Lại xem giữa 5 bước khách vận với 5 bước chủ vận sinh khắc tỷ hòa ra sao, để biết thuận hay nghịch, suy hay hòa: ĐỐI VỚI KHÁCH VẬN THÁI QUÁ Khách vận khắc chủ vận là nghịch: nghịch thì ức chế nó đi Khách vận sinh chủ vận là thuận: thuận thì theo nó Chủ vận khắc khách vận là suy: suy thì phải dìu dắt Chủ vận sinh khách vận là hòa: hòa thì phân giải ĐỐI VỚI KHÁCH VẬN BẤT CẬP Khách vận sinh chủ vận là thuận: thuận thì ngăn chặn Khách vận khắc chủ vận là nghịch: nghịch thì dẫn nó đi Chủ vận khắc khách vận là suy: suy thì làm ẩn phục nó đi Chủ vận sinh khách vận là hòa: hòa thì phân giải nó đi Đối với vận thái quá, thuận thì theo nó (tuy nó có mạnh, nhưng đã sinh ta thì khí mạnh của nó đã phát tiết rồi, nên theo đó mà chữa); nghịch thì ức chế đi (nó mạnh mà lại nghịch, chữa nên ức chế nó để giúp ta). Suy thì phải dìu dắt (nó tuy mạnh nhưng ta thắng được, khí nó đã suy, chữa nên dìu dắt). Hòa thì phân giải (nó tuy mạnh nhưng cùng một khí với ta, thì cũng chẳng làm hại gì, chữa nên dùng hòa giải). Đối với vận bất cập, thuận thì ta ngăn chặn gấp đi (nó đã yếu mà khí lại suy, chữa nên ngăn chặn kịp thời); nghịch thì dắt dẫn nó đi (nó đã yếu mà lại lấn ta, là thế nó đã sắp tàn, chữa nên công phạt mà kiêm cả dắt dẫn nó). Suy thì làm cho nó ẩn phục đi (nó đã yếu ta lại thắng thế thì nó phải ẩn phục, chữa nên ức chế, làm cho nó tự ẩn phục). Hòa thì phân giải đi (nó tuy mạnh mà cùng khí với ta thì cũng chẳng làm hại gì, chữa nên hòa giải đi). Lại thêm tham khảo thiên vận, địa vận mà đoán; chỉ rất cần là lấy thiên khí địa khí làm căn bản, cho nên lại phải lập thành cục thứ 3 và cục thứ 4 nữa. Bước 3 Lập thành chủ khí của năm ấy, để biết rõ năm ấy từ tiết nào tới tiết nào, thuộc khí nào Bước 4 Lập thành khách khí của năm ấy, để biết rõ địa chi nào tư thiên, địa chi nào tư địa (tại tuyền); địa chi nào thuộc bước khí đầu, địa chi nào thuộc bước khí 2..vv.. Lại xét làm chủ năm ấy là khí nào, ví dụ: năm Tý/Ngọ: khí Quân hỏa làm chủ, chữa nên dùng vị mặn, khí lạnh..vv.. Lại xét xem 6 bước khách khí với 6 bước chủ khí của năm ấy sinh hay khắc, hay tỷ hòa. Ví dụ xem năm Tý thì: Tý là khí tư thiên, Dậu là khí tư địa (tại tuyền); bước khách khí 1 là Tuất hàn thùy gia lên chủ khí là phong mộc - tức trên sinh dưới; bước khách khí thứ 2 là Hợi phong mộc gia lên chủ khí là Quân hỏa - tức là trên sinh dưới; bước khách khí thứ 3 là Tý quân hỏa gia lên chủ khí là tướng hỏa - tức là trên dưới tỷ hòa; bước khách khí thứ 4 là Sửu thấp thổ gia lên chủ khí cũng là thấp thổ - tức hai khí tỷ hòa. bước khách khí thứ 5 là Dần tướng hỏa gia lên chủ khí táo kim - tức trên khắc dưới bước khách khí thứ 6 là Mão táo kim gia lên chủ khí hàn thủy, tức là trên sinh dưới Trên sinh dưới là tương đắc; dưới sinh trên tuy có tương đắc nhưng không tề chính (tức là loạn trật tự, con ở trên mẹ, chủ khí lâm dưới khách khí), nhân dân vẫn dễ bị bệnh tật; trên khắc dưới hay dưới khắc trên là không tương đắc - không tương đắc thì sinh bệnh. Cho nên, đắc là thuận, không tương đắc là nghịch. Thuận thì bên nào suy ta phải bổ bên ấy; nghịch thì bên nào mạnh ta phải ức chế bên ấy. Lại đem khách vận và lục khí gia lên nhau mà đoán: BẢNG KHÁCH KHÍ HÀNG NĂM 12 NĂM THIÊN PHÙ 8 NĂM TUẾ HỘI 6 NĂM ĐỒNG THIÊN PHÙ 4 NĂM THÁI ẤT THIÊN PHÙ 6 NĂM ĐỒNG TUẾ HỘI 12 NĂM BÌNH KHÍ 2.9 CƠ CHẾ BỆNH CỦA VẬN KHÍ CƠ CHẾ BỆNH THEO NGŨ VẬN Mộc vận thuộc về can: hễ các chứng phong đầu lắc, mắt hoa đều là triệu chứng của Can Hỏa vận thuộc về Tâm: hễ các chứng đau ngứa, mụn nhọt đều là triệu chứng của Tâm. Thổ vận thuộc Tỳ: hễ các chứng thấp thũng, đầy đều là triệu chứng của Tỳ. Kim vận thuộc về Phế: hễ các chứng thuộc về khí nghịch lên, uất lại đều là triệu chứng của Phế. Thủy vận thuộc Thận: hễ các chứng hàn, run rẩy đều là triệu chứng của Thận. CƠ CHẾ BỆNH THEO LỤC KHÍ Quyết âm phong mộc (Tị/Hợi): chủ khí của Can và Đởm, hễ các chứng bỗng nhiên sinh ra cứng đờ chân tay, đau liệt, bụng căng cứng, chân tay co rút đều là triệu chứng của nó. Thiếu âm quân hỏa (Tí/Ngọ): chủ về khí của Tâm và Tiểu tràng, hễ các chứng suyễn, mửa, nôn chua, ỉa chảy đột ngột, chuột rút, tiểu tiện đỏ, phiền khát, đầy chướng, mụn, nhọt, lở, sởi, bướu, hạch, nôn mửa, ỉa chảy, hắc loạn, tối tăm, uất, phù thũng, tắc mũi, chảy máu mũi, máu tràn qua các khiếu, ỉa ra máu, đái ra máu, huyết bế lại, mình nóng sợ lạnh, rét run, kinh sợ, hoặc khóc cười nói nhảm, mồ hôi tuôn ra... đều là triệu chứng của nó. Thái âm thấp thổ (Sửu/Mùi): chủ về khí của Tỳ và Vị, hễ các chứng kinh cứng đờ, phù thũng, tích đầy (bì mãn), nôn ra giun, hoắc loạn, mình nằng nặng, thịt nhão như bùn, ất xuống không nổi lên đều là triệu chứng của nó. Thiếu dương tướng hỏa (Dần/Thân): chủ về khí Tâm bào lạc và Tam tiêu; hễ các chứng nhiệt, buồn phiền rối loạn, co rút, bỗng nhiên câm, uất ức, hôn mê vật vã, phát cuồng, hay chạy, chửi mắng, kinh sợ, phù thũng, nhức nhối, xông nghịch lên, run sợ như mất hồn, hắt hơi, mụn nhọt, viêm họng, ù tai, điếc tai, nôn mửa, thực quản không nuốt được đồ ăn, mắt mờ, bỗng nhiên ỉa như tháo nước, thịt máy, gân co... thuộc về các chứng bạo bệnh thì đều là triệu chứng của nó. Dương minh táo kim (Mão/Dậu): chủ về khí của Phế và Đại tràng. Hễ các chứng khô sáp, ho khát, đờ đẫn đều là triệu chứng của nó. Thái dương hàn thủy (Thìn/Tuất): chủ khí của Thận với Bàng quang, hễ những chứng thủy dịch chảy ra ở bộ phận trên hoặc dưới - trong suốt mát lạnh, trung hà (tích khối ở bụng dưới), sưng bìu giái, bụng đầy căng đau, đi lỵ ra chất trắng trong, ăn vào lâu thấy tiêu đói, mửa/ỉa ra chất tanh hôi, co duỗi không dễ dàng, quyết nghịch bế tắc đều là triệu chứng của nó. 2.10 CHÍNH HÓA VÀ ĐỐI HÓA (Từ đây trở đi theo trong quyển Vận Khí Tầm Nguyên) Xét bài tổng luận về vận khí trong Đồ Thư có nói: năm chính hóa có 6 là Ngọ, Mùi, Dần, Thìn, Dậu, Hợi năm đối hóa có 6 là Tý, Sửu, Thân, Tuất, Mão, Tị Vì Ngọ là phương chính Nam là chỗ vượng của Hỏa; Mùi là phương Tây Nam chỗ vượng của Thổ; Dần là phương Đông Bắc chỗ sinh của Hỏa; Thìn là phương Đông Nam cái Kho của Thủy; Dậu là phương Chính Tây chỗ vượng của Kim; Hợi là phương Tây Bắc là chỗ sinh của Mộc - đó là những năm chính hóa. Tý đối diện với Ngọ được khí của Hỏa; Sửu đối diện với Mùi được khí của thổ; Thân đối diện với Dần được khí của Hỏa; Tuất đối diện với Thìn được khí của Thủy; Mão đối diện với Dậu được khí của kim; Tị đối diện với Hợi được khí của mộc - đó là những năm đối hóa. Chính hóa nghĩa là: Ngọ nguyên là Hỏa Mùi nguyên là Thổ Thìn nguyên là Thủy Dậu nguyên là Kim những khí mà lâm vào lục dâm ở hai bên trái phải khí Tư thiên và khí Tại tuyền là thời lệnh thực - tham khảo với Hà đồ xem các số 1, 2, 3, 4, 5 ở tầng trong, từ bản chất mà sinh ra, thuộc về sinh số của trời đất - phương pháp chữa nên theo gốc của nó. Đối hóa nghĩa là: Tý không phải là Hỏa, mà do đối diện với Ngọ nên được khí Hỏa Sửu không phải là Thổi, mà do đối diện với Mùi nên được khí Thổ Thân không phải là Hỏa, mà do đối diện với Dần nên được khí Hỏa Mão không phải là Kim, mà do đối diện với Dậu nên được khí Kim Tị không phải là Mộc, mà do đối diện với Hợi nên được khí Dậu những khí ấy mà phối hợp với lục dâm ở trên hoặc ở dưới, tới trước hay tới sau là thời lệnh hư - tham khảo với Hà đồ xem số 6, 7, 8, 9, 10 ở tầng ngoài từ dư khí (khí thừa) mà thành ra, thuộc về số thành của trời đất - phương pháp chữa nên theo ngọn của nó. 2.11 PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ Có người hỏi: Giáp không phải là Mộc, mà cùng với Kỷ âm Thổ đều hóa làm thổ. Ất không phải là mộc, mà cung Canh dương kim đều hóa thành kim; Bính không phải là hỏa, Tân không phải là kim mà cùng hóa làm thủy; Đinh không phải là hỏa, Nhâm không phải là thủy mà cùng hóa làm mộc; Mậu lại không phải là thổ, Quý không phải là thủy mà cùng hóa làm hỏa là cớ làm sao? Trả lời: 12 chi bắt đầu khởi từ Tý, gia 5 dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) lên trên, đếm xuôi 5 vị tới Thìn, rồi đối chiếu xem trên Thìn là can nào tức hóa thành lần ấy. Xem trong Hà đồ chỉ có 10 số, có năm số sinh và năm số thành, mà số 5 (Thìn/Mậu) làm tác nhân sinh thành, ví dụ: thiên nhất (1) sinh thủy, địa lục (6) thành chi (1 +5 = 6) Do số 5 này là tác nhân hợp hóa, nên ta có thể dựa trên năm khởi tháng theo quy luật cứ 5 bước sẽ gặp can hợp, đồng thời khi khởi (lấy năm khởi tháng, lấy ngày khởi giờ) ta sẽ thấy 1 vòng hoa giáp 60 đơn vị đã hoàn thành. Ví dụ: năm nay là năm Ất Mùi, đếm tới 5 ta sẽ được năm Canh Tý, và năm Ất Mùi khởi tháng Bính Tý thì năm Canh Tý cũng khởi tháng Bính Tý (tức là hoa giáp đã vận hành đủ 60 đơn vị). Theo cách lấy năm khởi tháng, lấy ngày khởi giờ thì bắt đầu khởi từ cung Tý, đủ 5 bước sẽ đến cung Thìn, thấy Can nào độn với Thìn thì tính vận đó. Bởi Thìn tượng là con rồng, có thể biến hóa, cho nên mới hóa thành ngũ hành của vận khí. Ta thấy: năm Giáp/Kỷ: thì gia Giáp lên Tý thành Giáp Tý, tới cung Thìn thì lâm vào dưới Mậu, Mậu thuộc thổ cho nên Giáp/Kỷ mới hóa thành thổ. năm Ất/Canh: gia Bính lên Tý thành Bính Tý, đếm xuối tới cung Thìn thì lâm vào dưới can Canh, Canh thuộc kim cho nên Ất/Canh mới hợp hóa Kim. năm Bính/Tân: gia Mậu lên Tý thành Mậu Tý, đếm xuôi tới Thìn thành Nhâm Thìn, Nhâm thuộc thủy cho nên Bính/Tân mới hợp hóa thủy. năm Mậu/Quý: gia Nhâm lên Tý thành Nhâm Tý, đếm xuôi tới Thìn thì Thìn lâm dưới Bính, cho nên Mậu/Quý mới hợp hóa hỏa. PHƯƠNG PHÁP SUY LƯỜNG VỀ 5 THỨ THIÊN KHÍ Các thánh nhân thời thượng cổ tới ngày Đông Chí xem xét hiện tượng thiên văn của năm mới: Thấy khí trời xanh của phương Đông thẳng từ sao Quỷ, Liễu tới sao Nguy, Thất - lập Đinh/Nhâm làm mộc vận. Thấy khí trời đỏ của phương Nam thẳng từ sao Khuê, Bích tới sao Ngưu, Nữ - lập Mậu/Quý làm hỏa vận. Thấy khí trời vàng của trung ương thẳng từ sao Tâm, Vĩ tới sao Chẩn, Giác - lập Giáp/Kỷ làm thổ vận. Thấy khí trời trắng của phương Tây thẳng từ sao Cang đến sao Tất, Chủy - lập Ất/Canh làm kim vận. Thấy khí trời đen của phương Bắc thẳng từ sao Trương, Dực tới sao Lâu, Vị - lập Bính/Tân làm thủy vận (chú thích rõ ở loại tụ). Thiếu Giốc là 6 năm Đinh mộc bất cập (âm mộc), lại cùng với kim kiêm hóa thì thổ được bình thường. Thượng cung (tức khí ở trên - thấp thổ tư thiên) cùng với Chính cung (Kỷ Sửu/Kỷ Mùi thổ) chung một khí (Đinh Sửu, Đinh Mùi). Thiếu chủy là 6 năm Quý (âm hỏa) trong đó gặp năm Mão, năm Dậu khí táo kim thư thiên, Quý hỏa bất cập, lại kiêm hóa với thủy thì kim khí được lệnh, thượng thương (tức khí ở trên - táo kim tư thiên) với chính thương (Ất Dậu kim) chung một khí (Quý Mão, Quý Dậu). Thiếu cung là 6 năm Kỷ (âm thổ), trong đó gặp năm Sửu, năm Mùi khí thấp thổ tư thiên, là vận được giúp đỡ - Thượng cung (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) chung một khí (Đinh Sửu, Đinh Mùi), gặp năm Tị/Hợi khí phong mộc tư thiên, kiêm hóa với vận, Thượng Giốc (tức khí ở trên - phong mộc tư thiên) với Chính Giốc (Đinh Mão mộc) chung một khí (Kỷ Tị, Kỷ Hợi). Thiếu thương là 6 năm Ất (âm kim), Trong đó gặp năm Mão/Dậu khí táo kim tư thiên, là vận được giúp đỡ, Thượng thương (tức khí ở trên - táo kim tư thiên). Với chính thương (Ất Dậu kim) chung một khí (Ất Mão, Ất Dậu), gặp năm Tị/Hợi khí phong mộc tư thiên - Ất kim bất cập kiêm hóa với hỏa thì mộc được bình thường, Thượng Giốc (tức khí ở trên - phong mộc tư thiên) với Chính Giốc (Đinh Mão mộc) chung một khí (Ất Tị, Ất Hợi). Thiếu vũ là 6 năm Tân (âm thủy), Trong đó gặp năm Sửu năm Mùi khí thấp thổ tư thiên kiêm hóa với vận, Thượng cung (tức khí ở trên - thấp thổ tư thiên) với Chính cung (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) chung một khí (Tân Sửu, Tân Mùi) Giải thích: Khí ở trên (Thượng cung) tức là khí thời lệnh tư thiên. Thái và Thiếu tức chỉ 5 vận khí thái quá, 5 vận khí bất cập, mỗi năm khác nhau bởi gặp các khí tư thiên khác nhau nên phát sinh nhiều trường hợp như: khí tư thiên thắng khách vận (thiên hình) vận thắng khí tư thiên (bất hòa) vận thái quá, không được ức chế (dâm khí) vận bất cập, lánh chỗ thắng nó, không chịu kiêm hóa. 2.12 SỰ TƯƠNG QUAN, ĐỒNG HÓA GIỮA VẬN VÀ KHÍ Vận nào, khí nào hoặc thái quá, hoặc bất cập đều lần lượt làm chủ thời lệnh hàng năm mà thay đổi thịnh suy - trên thông lên trời thì có ứng với sự tăng giảm của 5 ngôi sao, dưới suy ra ở mặt đất - thì có nghiệm với sự tiêu hao sinh trưởng của lục khí về ngũ cốc/ngũ vị/ngũ sắc theo loại mà biến hóa. Không năm nào không có, chỉ khác có kết quả của ngũ cốc có khi nhiều khi ít, ngũ sắc ngũ vị có khi nồng khi nhạt, vì kim mộc thủy hỏa thổ đều vận hành biến hóa - có hưu tù vượng tướng khác nhau - gặp năm âm thì khí suy mà bất cập, khí thái quá được thắng thì muốn hóa cả khí mình đã thắng, khí bất cập đã yếu thì bị khí thắng mình đến kiêm hóa cả đi. Năm thái quá là: năm Giáp: thổ cùng mộc hóa năm Bính: thủy cùng thổ hóa năm Mậu: hỏa cùng thủy hóa năm Canh: kim cùng hỏa hóa năm Nhâm: mộc cùng kim hóa Năm bất cập là: năm Ất: kim kiêm cả hỏa đồng hóa năm Đinh: mộc kiêm cả kim đồng hóa năm Kỷ: thổ kiêm cả mộc đồng hóa năm Tân: thủy kiêm cả thổ đồng hóa năm Quý: hỏa kiêm cả thủy đồng hóa Về khí tư thiên với khách khí khách vận "gia" "lâm" lên nhau cũng có các trường hợp thuận, nghịch, hại, thù nhau. Vận với khí tư thiên giống nhau (tỉ hòa) là chính khí, khí tư thiên khắc chế vận thì trái với bình thường - như thế là ngụ khí bình thường thì không lấn hại nhau. Tới đây đã hết phần trích lược sách "Vận Khí Bí Điển" - một tập sách trong bộ "Hải thượng lãn ông Y Tông Tâm Lĩnh". Trong đây miêu tả nguyên lý vận hành của thời tiết, ngũ hành, can chi ..vv.. rất là quan trọng. Tuy có hơi thô cứng, nhưng mà: Chấp đại tượng, thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại. An bình thái. Nhạc dữ nhị, quá khách chỉ. Đạo chi xuất khẩu, đạm hồ kỳ vô vị. Thị chi nhi bất túc kiến, thính chi nhi bất túc văn. Dụng chi bất khả ký. Dịch xuôi: 1. Thánh nhân cầm gương lớn, cho thiên hạ theo. Theo mà chẳng hại, lại an ổn, thanh bình. 2. Nhã nhạc, cỗ bàn khi khách về rồi thời hết. Đạo ra khỏi miệng thời nhạt nhẽo như thể là vô vi, không đáng xem, không đáng nghe, nhưng đem dùng thì vô tận. Dịch thơ: 1. Đấng thánh nhân là gương trong trẻo, Soi Đạo trời cho mọi người theo, Ai theo nào hại đâu nào, Lại còn an lạc, ra vào thái khang. 2. Bao nhã nhạc cỗ bàn yến ẩm, Khách đi rồi vắng lặng như không. Đạo Trời ra khỏi tấc lòng, Nói ra ngoài miệng, nhạt không, nhạt phèo. Để mắt nhìn, như chiều chẳng xứng, Lắng tai nghe ngỡ chẳng đáng nghe, Nhưng đem dùng thật thỏa thuê. Muôn nghìn ứng dụng chẳng hề có vơi.
  6. NĂM MÃO DẬU Năm Mão và năm Dậu: Dương minh táo kim tư thiên, Thiếu âm quân hỏa tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Kỷ) thì mạch hai bộ Xích không ứng; nếu năm thuộc Bắc chính thì mạch hai bộ Thốn không ứng. Khí thứ 1 Thái âm tác dụng, thời tiết lạnh khí thấp cho nên âm ngưng đọng. Táo kim tư thiên cho nên khí heo hắt, vì khí heo hắt mà nước hồ đóng băng, vì âm ngưng đọng mà hóa thành mưa lạnh. Chủ khí là phong mộc, khách khí là thấp thổ, phong là dương tà, thấp là âm tà gây thành bệnh. Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, tỳ thận bị tổn thương gây thành chứng nhiệt trướng ở trung tiêu, mặt mắt phù thũng, đổ máu mũi, hắt hơi, ngáp, nôn ọe, tiểu tiện vàng/đỏ và rắt buốt. Khí thứ 2 Tướng hỏa tác dụng ở sau tiết Xuân phân, chủ khí là quân hỏa, âm mới thay đổi, dương mới thư thái mọi vật mới tươi tốt. Quân hỏa và tướng hỏa kết hợp bốc lên, tướng hỏa gia lên trên quân hỏa, bệnh dịch gây ra dữ dội, nhân dân hay bị chết đột ngột. Khí thứ 3 Kim tác dụng, khí mát lưu hành, song thời lệnh đang lúc hỏa làm chủ khí cho nên táo và nhiệt kết hợp lại, đến cuối khí thứ 3 chủ khí là Thái âm, khách khí là Thái dương thì táo cực độ thành nhuận, thời lệnh thuộc thu kim, nhân dân bị bệnh nóng lạnh. Khí thứ 4 Thủy tác dụng trong khi thấp thổ vượng, nên thời tiết lạnh, mưa xuống. Sau khí thứ 4, tại tuyền là Quân hỏa gia lên chủ khí thủy, thủy hỏa mâu thuẫn nhau sinh chứng bỗng chốc bị ngã, run giật, nói nhảm, khí thiếu đầy khan, hay là đau vùng tim, ung thũng mụn nhọt, sốt rét, cốt nuy, ỉa ra máu, đều là bệnh ở thận. Khí thứ 5 Phong thuộc mộc tác dụng, khí tại tuyền là hỏa, ôn; mùa thu mà hành lệnh mùa xuân, cây cỏ trở lại tươi tốt, nhân dân bình thường không có tật bệnh. Khí thứ 6 Thiếu âm quân hỏa tác dụng, dương khí phân bố, khí hậu trở lại ấm, loài sâu bọ lại thấy (đáng lẽ phải ẩn nấp mới đúng), nước chảy không đóng băng, nhân dân bị bệnh ôn dịch. PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN CHUNG Năm Ất Mão, Ất Dậu: bệnh phổi nhiều năm Đinh Mão, Đinh Dậu: người hay bị chứng nóng rét, mụn nhọt năm Kỷ Mão, Kỷ Dậu: bệnh cảm ở tỳ, ăn ít, mất khẩu vị năm Tân Mão, Tân Dậu: phần nhiều bị chứng hàn dịch năm Quý Mão, Quý Dậu: bị chứng nóng rét. Mười năm kể trên sương mù xuống sớm, mưa rét làm hại mọi vật. Song kim thịnh hỏa suy, thổ cũng suy nhược, những vị ngọt sắc vàng tất sinh ra sâu, người cảm phải thời khí ấy là tỷ thổ bị tà ngay. Nửa năm sau hỏa khí muộn, mất mùa lúa trắng, được mùa lúa đỏ. Quân hỏa tại tuyền, vật lạnh không sinh được, loài chim đồng hóa với địa khí (hỏa) sinh dục nhiều, loài thực trùng đồng hóa với thiên khí không tổn hại gì. Song địa khí (khí tại tuyền) khác thiên khí (khí tư thiên), loài thực trùng cũng không thành. Năm Quý Mão, Quý Dậu hỏa lại gặp hỏa vận, loài thực trùng tổn thương càng nặng. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG Bộ phận trên dùng vị đắng, tính hơi ôn (hỏa hóa, trị kim), bộ phận giữa là Đinh mộc, dùng vị cay tính hòa bình (bổ thổ), Tân thủy dùng vị đắng tính hòa bình (lấy hỏa để ôn trung). Quý hỏa dùng vị mặn, tính ôn (vị mặn để trị hỏa, để ôn bổ bất túc). Ất kim dùng vị đắng, tính hòa bình (vị đẳng thuộc hỏa để trị kim, để hòa bổ bất túc); Bộ phận dướng dùng vị mặn khí lạnh (lấy thủy trị hỏa), mặn trị quân hỏa, đắng trị táo kim, song đắng tất phải kiêm cay, năm ấy hỏa thịnh kim thịnh, cay theo kim hóa, để mong cho nó thăng bằng. Nửa năm đầu khí táo kim thu liễm, nên phát hãn để làm cho tán đi, nửa năm về sau quân hỏa nóng quá, nên làm cho mát đi. Năm Mão/Dậu kim khí tư thiên, nên thanh hỏa đi, song thứ nhiệt còn nhiều, mùa xuân mà nhiệt nhiều là dư hỏa của năm Dần năm Thân chưa lui hết, hỏa làm hại trở lại, dùng phương pháp tả tướng hỏa là đúng. Khí thiếu dương năm trước không lui hết, tất nhiên sau mùa thu có nhiệt, gió tây đến chậm, kim suy bị bệnh (kim khí tư thiên ở trước, mộc bị nó khắc, loài thú vật chết, ứng vào nửa năm trước; hỏa khí tại tuyền ở sau, kim bị nó khắc, loài thực trùng bị hại, ứng nửa năm về sau. Nửa năm về trước lạnh nhiều, người hay bị bệnh về gân; nửa năm sau nóng nhiều, người hay bị bệnh nóng rét. NĂM THÌN TUẤT năm Thìn/Tuất: Thái dương hàn thủy tư thiên; Thái âm thấp thổ tại tuyền. Nếu là năm thuộc Nam chính (Giáp) thì mạch bộ Xích bên phải không ứng; nếu năm thuộc Bắc chính thì mạch bộ Thốn bên trái không ứng. Khí thứ 1 Tướng hỏa tác dụng, thay thế cho quân hỏa năm trước, hai hỏa giao nhau, khí quá ấm, cây cỏ tươi tốt sớm; khách khí hỏa, chủ khí mộc, phong và hỏa kết hợp nhau nên người bị bệnh ôn, mình nóng, đau đầu, nôn mửa, mụn nhọt, ban chẩn. Khí thứ 2 Kim tác dụng, khí mát lạnh đến, hỏa khí bị ức chế, hàn ngưng trệ ở trong, dương khí không lưu thông được; người ta bị bệnh khí uất, ngực bụng đầy. Khí thứ 3 Thủy tác dụng, hàn khí lưu hành, mưa xuống, hàn khí đi xuống, tâm khí đi lên; hàn thủy mưa xuống, người ta bị chứng rét bên ngoài nóng bên trong, ung thư, ỉa lỏng, tâm nhiệt, hôn mê, buồn bực: thuộc chứng chết không chữa được. Khí thứ 4 Khách khí thuộc mộc gia lên chủ khí thổ, phong thấp giành nhau, phong hỏa thành mưa, mộc tiết Đại thử là lúc mộc sinh hỏa, người ta bị chứng nóng tợn vì khách thắng chủ, tỳ thổ bị tổn thương; người ta bị bệnh khí ít, liệt cơ nhục, liệt chân, ỉa chảy, xích bạch lỵ. Khí thứ 5 Dương khí lại hóa sinh, loài cây cỏ được lớn lên/sinh ra, được thành thục, nhân dân được thoải mái. Khí thứ 6 Thổ khí tại tuyền, thấp khí lưu hành, âm ngưng đọng, đại hư, bụi bay mù mịt khắp nơi, phong hàn tràn đến, phong có thể thắng được thấp, thì thấp chống lại, sâu bọ theo thổ hóa sinh ra; phong mộc trái thời tiết cũng gia lên, thì những cái do thổ hóa sinh ra không sinh dục được - người ta phần nhiều bị bệnh thai sản. PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN BỆNH CHUNG năm Giáp Thìn/Tuất: bệnh thấp, bộ phận dưới nặng năm Bính Thìn/Tuất: bị nhiễm bệnh do Đại hàn ngưng đọng ở khe nước, hang sâu (ý nói hàn tà đọng lại ở khe khớp, xương) năm Mậu Thìn/Tuất: người hay bị chứng hàn uất năm Canh Thìn/Tuất: bệnh táo, lưng buồn bực, tối tăm, ruột/bụng đau năm Nhâm Thìn/Tuất: bệnh đầu lắc đảo, mắt hoa tối tăm PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÓI CHUNG Bộ phận trên trị thủy, dùng vị đắng tính ôn Bộ phận giữa là Mậu hỏa, dùng vị ngọt tính bình hòa Canh kim, bộ phận trên dùng vị đắng tính nóng; bộ phận giữa dùng vị cay tính ôn; bộ phận dưới dùng vị ngọt tính nóng Giáp thổ dùng vị đắng tính ôn; Bính thủy dùng vị mặn tính ôn. Bộ phận dưới thuộc thổ, chữa dùng vị ngọt tính ôn. Dùng táo trị thấp để chữa bộ phận dưới, dùng ôn nhiệt trị hàn để chữa bộ phận trên, dùng vị đắng là theo hỏa hóa để chữa hàn. Năm Canh bộ phận trên và dưới chữa có khác nhau, là vì kim thuộc về mát, cho nên dùng ôn nhiệt để đề phòng mát quá. Mùa xuân sinh mát lạnh nhưng chỉ mát mà không rét lắm: đó là khí Dương minh táo kim của năm Mão/Dậu chưa lui hết, táo trở lại thực nên tả kim là đúng. Thấp khí tại tuyền nhưng táo vật không sinh nở, loài động vật không long đồng hóa với địa khí thì sinh dục nhiều, loài cá bị khắc chế không sinh trưởng, song thứ nào đã đồng hóa với thiên khí thành rồi thì yên tĩnh không tổn hại gì. Năm Giáp Thìn, Giáp Tuất thổ thừa thổ vô vận, loài cá hay bị tổn thương, không sinh trưởng được.
  7. vâng , việc coi kinh luân đặt trong nhà mà ko cần đến phong thủy là 1 điều hết sức mê tín dị đoan :D việc đó đồng nghĩa coi phong thủy là 1 thứ lố bịch , phi khoa học , chỉ có tác dụng về tinh thần ;) về mặt phong thủy : kinh luân chỉ là 1 pháp khí , nó có tác dụng trong những hoàn cảnh nhất định , thế thôi còn ông nào khẳng định kinh luân có thể thay thế phong thủy thì chứng minh đi ? môn phong thủy có thể đáp ứng các tiêu chí khoa học hiện nay , còn kinh luân nếu xét trên các tiêu chuẩn khoa học - nó có thể đáp ứng những gì ? -_- có thể kiến thức của td còn giới hạn ko hiểu dc sự huyền diệu của kinh luân ...nhưng nếu kinh luân có tác dụng cao như vậy , đức phật đã ko cần phải tốn công nghĩ ra 84 nghìn pháp môn để độ hóa cho chúng sinh ..... -_-
  8. Đông y là khoa học hay ngụy khoa học? Những cuộc tranh luận xưa và nay (Kỳ 1) Ngày 24/10/2006, trên Tuổi Trẻ có bài "Đông y sẽ đi về đâu?". Tới ngày 30/10/2006, trên Khoa học & Đời sống cũng có bài với cùng tiêu đề. Cả hai bài báo đều nói rằng, từ năm 2000 ở Trung Quốc bắt đầu rộ lên cuộc tranh luận về ưu khuyết điểm của Đông y. Và gần đây sự việc đã trở nên "nóng": Đang hình thành làn sóng chống Đông y. Ông Trương Công Diệu (một nhà nghiên cứu ở tỉnh Hồ Nam) đã cho đăng hàng loạt bài chỉ trích Đông y, kêu gọi ký tên yêu cầu Nhà nước xóa bỏ Đông y. Đối với phần lớn người Việt ta, Đông y là một thứ vô cùng thân thiết, một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nên tin về cuộc chiến chống Đông y "bùng nổ" ở Trung Quốc kèm theo câu hỏi "Đông y sẽ đi về đâu?" cùng xuất hiện trên hai tờ báo đã khiến rất nhiều người băn khoăn, lo lắng và thắc mắc: Không biết kết cục "cuộc chiến" sẽ ra sao? Đông y sẽ bị loại ra ngoài cuộc sống? Nhìn lại lịch sẽ thấy ngay rằng, những cuộc tranh luận về ưu khuyết điểm của Đông y không phải chỉ mới xuất hiện từ năm 2000. Và làn sóng chống Đông y hiện nay, cũng không "nóng" như người ta tưởng khi đọc lướt qua những thông tin trên báo hoặc trên mạng internet. Từ hàng ngàn năm xưa, ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, chỉ có một nền y học duy nhất đó là Đông y ­ tức nền y học mà ngày nay gọi là "Y học truyền thống" hoặc "Y học cổ truyền dân tộc". Và nền y học đó đã đảm nhiệm rất tốt công việc bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và chữa trị bệnh tật cho dân tộc mình. Từ thế kỷ 19, cùng với chủ nghĩa thực dân, văn hóa và y học phương Tây (Tây y) bắt đầu du nhập vào châu Á. Tới cuối Thế kỷ 19, bệnh viện Tây y đã hiện diện ở hầu hết các thành phố và trung tâm văn hóa lớn ở châu Á. Sách báo về khoa học và y học phương Tây cũng được phiên dịch và phổ biến ngày càng rộng rãi. Tây y đã dần dần khẳng định vai trò của mình. Tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác, bắt đầu hình thành cục diện: Hai nền y học Đông và Tây song song tồn tại. Trong tình hình đó, việc so sánh và lựa chọn giữa Đông y và Tây y đã trở thành vấn đề tất nhiên, không thể né tránh. Những cuộc tấn công chính trị... Tây y xâm nhập là một sự công kích rất lớn đối với Đông y và đã khiến Đông y phải trải qua cuộc thử thách hết sức khốc liệt. Từ khi nhà Lý rời đô về Thăng Long lập Thái y viện, Đông y đã trở thành Quốc y của Việt Nam. Nhưng tới cuối thế kỷ 19, Đông y đã bị thực dân Pháp ra lệnh cấm, chỉ có thể hoạt động lén lút ở các vùng thôn quê. Nhật Bản khi đó đang là thời Minh Trị, để đuổi kịp các nước Âu Mỹ, Nhật hoàng đã thực thi hàng loạt các chính sách duy tân ­ hiện đại hóa và khai hóa văn minh. Đông y khi đó bị chính giới coi là một thứ "không văn minh", nên tháng 2/1895 Quốc hội Nhật Bản đã thông qua một sắc lệnh về quy chế hành nghề y dược gọi là "Y sư chấp chiếu quy tắc tu cải pháp án". Theo đó, các hoạt động về Đông y, Đông dược đều bị cấm chỉ. Sau khi Đông y bị cấm ở Nhật Bản, năm 1897 nho sĩ Du Việt ở Triết Giang (Trung Quốc) đã đưa ra luận thuyết "Phế y luận", cho rằng: Đông y học cần phế bỏ. Tuy nhiên, cuộc chiến công khai chống Đông y ở Trung Quốc chỉ chính thức bắt đầu từ thời Dân Quốc. Sau khi nhà Thanh bị lật đổ, văn hóa và khoa học phương Tây đã xâm nhập rất mạnh vào Trung Quốc. Trong một số tầng lớp xã hội đã hình thành xu hướng sùng bái văn hóa phương Tây, khinh bỉ văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong lĩnh vực y học cũng bắt đầu xuất hiện ý đồ phế bỏ, tiêu diệt Đông y. Cuộc chiến chống Đông y bắt đầu sớm nhất trong ngành giáo dục. Tháng 9/1912, Chính phủ Dân quốc đã ban hành một Pháp lệnh mới về giáo dục (Trung Hoa dân quốc giáo dục tân pháp lệnh), trong đó hoàn toàn không có những quy định liên quan đến Trung y (Đông y) và Trung dược (Đông dược). Chương trình giáo dục của Chính phủ Dân quốc đã phỏng theo phương Tây hoàn toàn, Trung y và Trung dược bị loại khỏi nội dung giảng dạy trong các trường y dược. Uông Đại Nhiếp (bộ trưởng giáo dục thời đó) là một người rất ác cảm đối với Đông y. Khi đại diện của giới Đông y đưa thư thỉnh nguyện, ông ta đã tuyên bố: "Từ nay về sau tôi quyết tâm phế bỏ Đông y, không dùng Đông dược, ... Kiến nghị của các vị khó có thể chấp thuận, ...". Cho dù bị phản đối kịch liệt, Bộ giáo dục Dân quốc vẫn không chịu thay đổi kế hoạch của mình. Tháng 8/1914, để xoa dịu dư luận nhà cầm quyền đã ngụy biện: "Bản bộ chỉ có ý định hoàn thiện chương trình giáo dục về phương diện học thuật cho phù hợp với xu thế của thế giới, hoàn toàn không có ý kỳ thị Đông y hay Tây y." ... Từ đầu năm 1929, Chính quyền Quốc dân đảng bắt đầu mở rộng các hoạt động tiêu diệt Đông y. Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng y học trung ương đã thông qua đề án của Dư Vân Tụ, có tên là "Đề án phế bỏ y học cũ nhằm loại bỏ trở ngại trong sự nghiệp phát triển y học" ­ (Phế chỉ cựu y dĩ tảo trừ y sự vệ sinh chi chướng ngại án). "Đề án" đã đổi trắng thay đen, coi Đông y là trở ngại trong sự nghiệp phát triển y học. Theo Dư Vân Tụ: "Lý luận Đông y là một thứ "hoang đường quái đản". Chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, ... đều là những hoạt động mê tín dị đoan. Lý luận sai lầm của Đông y cần phải đánh đổ. Ngày nào Đông y còn chưa bị trừ bỏ thì ngày đó tư tưởng dân chúng không thể biến đổi, sự nghiệp y học mới không thể phát triển, các chính sách vệ sinh không thể triển khai.". "Đề án" còn đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm tiêu diệt hoàn toàn Đông y: Hạn tới cuối năm 1930, tất cả những người hành nghề Đông y dược phải đăng ký hết; Cấm thành lập các trường Đông y dược; Cấm sách báo giới thiệu về học thuật Đông y; Trong vòng 5 năm, tất cả các thầy thuốc Đông y phải bổ túc về Tây y để dần dần trở thành thầy thuốc Tây y, nếu không sẽ bị cấm hành nghề; Chỉ cấp giấy hành nghề trong thời hạn 15 năm. Theo Dư Vân Tụ, nếu thực hiện đầy đủ những biện pháp đó, chỉ sau 15 năm Đông y sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. "Đề án" đã bị giới Đông y và công chúng phản đối quyết liệt. Ngày 17/03/1929, giới Đông y toàn quốc đã tụ hợp về Thượng Hải tổ chức một đại hội, treo hai bích trương lớn: "Đề xướng Trung y dĩ phòng văn hóa xâm lược", "Đề xướng trung dược dĩ phòng kinh tế xâm lược" ­ (Đề xướng Đông y để phòng ngừa xâm lược văn hóa; Đề xướng Đông dược để phòng ngừa xâm lược kinh tế). Đại hội đã cử ra một đoàn đại biểu, đại diện cho 132 đoàn thể để kiến nghị Chính phủ không phê chuẩn chính sách nói trên. Kết quả, "Đề án" đã không thể phê chuẩn. Đông y khi đó đã không bị xóa bỏ về mặt hành chính. Tuy nhiên, giới cầm quyền vẫn không từ bỏ dã tâm tiêu diệt Đông y, tiếp tục thực thi rất nhiều biện pháp hạn chế. (Xem tiếp kỳ sau) Lương y THÁI HƯ (Bài viết đã được đăng trên Tri Thức Trẻ số Tết Đinh Hợi) nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
  9. Đông y là khoa học hay ngụy khoa học? Những cuộc tranh luận xưa và nay (Kỳ cuối) ... Đông y ­ Khoa y học độc đáo Suốt từ nửa đầu Thế kỷ thứ 20 tới nay, Đông y bị chỉ trích chủ yếu xoay quanh vấn đề "Tính khoa học". Khoa học là gì? Suy cho cùng tới nay triết học vẫn chưa thể luận định. Thậm chí một số học giả còn tuyên bố: "Khoa học không phải là tất tả; Khoa học không phải là thứ thần dược vạn năng; Khoa không phải là chân lý, ...". Lỗ Tấn từng chỉ trích Đông y kịch liệt, nhưng thời gian dạy học ở Đại học sư phạm Triết Giang đã cùng một học giả Trương Tông Tường thường xuyên sưu tập những bài thuốc kinh nghiệm dân gian. Sau khi sàng lọc đã soạn ra cuốn sách "Nghiệm phương thực lục", trong đó có rất nhiều bài thuốc mà bản thân Lỗ Tấn đã dùng thử thấy rất hữu hiệu. Sau này, đối với những người hoài nghi tính chất khoa học của Đông y, Lỗ Tấn thường nói: "Sử dụng có hiệu quả, đó là khoa học" ­ (Hành chi hữu hiệu, tức thị khoa học). Nhưng để luận bàn về tính khoa học của Đông y, chúng ta chỉ có sử dụng định nghĩa thông dụng về khoa học hiện nay. Chẳng hạn, "Từ điển tiếng Việt" (Nhà xuất bản KHXH, năm 1988) viết: "Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài, cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.". Như vậy, một thứ được gọi là khoa học phải có 3 tính chất: (1) Là "Hệ thống tri thức" chứ không chỉ là những kiến thức tản mạn, vụn vặt. (2) Phản ánh đúng những quy luật khách quan. (3) Giúp cải tạo thế giới. Với định nghĩa đó, ta thử kiểm tra Đông y có phải là khoa học hay không? Trước hết, lý luận Đông y (Y lý) bao gồm những kiến thức từ hoạt động sinh lý của cơ thể (Học thuyết tạng phủ và kinh lạc), nguyên nhân gây bệnh (Bệnh nhân học) cơ chế phát sinh và chuyển biến của bệnh (Bệnh cơ học) cho tới các phương pháp chẩn đoán (Tứ chẩn) phân loại bệnh tật (Bát cương) phép tắc chữa bệnh (Bát pháp) và cách sử dụng thuốc cụ thể đối với từng loại bệnh (Phương dược học). Như vậy, Y lý Đông y là một "Hệ thống tri thức" nhất quán, hoàn chỉnh từ lý thuyết cho tới thực hành, chứ không phải chỉ có những kiến thức, kinh nghiệm vụn vặt. Thứ hai, xưa nay thầy thuốc Đông y giỏi đều là những người rất giỏi Y lý. Điều này chứng tỏ, Y lý phản ánh đúng quy luật khách quan. Có phản ánh đúng quy luật, thì áp dụng mới có hiệu quả. Thầy thuốc Đông y chữa bệnh theo sự chỉ đạo Y lý, chứ không phải chữa bệnh theo kiểu mò mẫn, hú họa. Chỉ có điều, lý luận Đông y được diễn tả bằng ngôn ngữ triết học cổ đại. Với người thời nay, đó là thứ ngôn ngữ hết sức xa lạ nên rất khó hiểu. Nhưng điều đó không ảnh hưởng tới nội hàm khoa học. Thực tế cho thấy, càng ngày càng có nhiều nội dung trong Y lý Đông y được khoa học hiện đại chứng minh, khẳng định. Thí dụ, lý luận về "lục dâm" (6 tác nhân gây bệnh từ bên ngoài – phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) đã được các nghiên cứu trong "Y học khí tượng" hiện đại chứng thực. Hay như kết quả thực nghiệm từ nhiều năm trước cho thấy, những vị thuốc mà Đông y gọi là có tác dụng "thanh nhiệt giải độc" như kim ngân, xuyên tâm liên, bồ công anh, ... kháng khuẩn rất tốt, hiện được gọi là những "kháng sinh thiên nhiên". Kết quả nghiên cứu gần đây cũng cho biết thêm, thuốc "thanh nhiệt giải độc" của Đông y còn có tác dụng chống dị ứng, điều hòa miễn dịch, ức chế các phản ứng tự miễn có hại, ... Thứ ba, tác dụng chữa bệnh (cải tạo thế giới) của Đông y, từ hàng ngàn năm nay đã được khẳng định trên thực tế. Đông y còn có thể chữa khỏi được một số loại bệnh mà Tây y không thể chữa khỏi. Điều này chẳng cần phải đưa ra dẫn chứng, vì có lẽ mỗi người trong chúng ta đều đã từng thể nghiệm hoặc từng chứng kiến. Trong cuốn sách "Đông y học và triết học Bergson", Takushakyuke (học giả nổi tiếng người Nhật Bản) đã viết: "Trường hợp những bệnh mà Y học phương Tây khó có thể chữa trị, Đông y có thể chữa khỏi là sự thật, ... Mà vấn đề không chỉ như vậy. Thời gian mà Y học phương Tây thực sự trở thành một khoa học, tính tới nay mới được khoảng 300­-400 năm. Trong khi đó Đông y đã tồn tại hơn 2000 năm, mà cũng sẽ tiếp tục tồn tại... Nếu như Đông y chỉ là thứ lý thuyết trống rỗng hoặc là thứ mê tín dị đoan chữa bệnh không hiệu quả, nhất quyết sẽ không thể trải qua suốt 20 thế kỷ và tồn tại tới tận ngày nay. Hơn nữa sự bất mãn với y học phương Tây không chỉ tồn tại ở phương Đông, mà còn xuất hiện ngay cả ở phương Tây." Đối với vấn đề, các kết quả nghiên cứu lâm sàng của Tây y có thể lặp lại và như thế mới là khoa học, trong khi đó một số kết quả của Đông y không thể lặp lại nên không thể coi là khoa học. Tiến sĩ Hogashosan người Nhật Bản đã lý giải một cách rất có lý như sau: "Nói rằng kết quả của Đông y không thể lặp lại là thiếu tính khoa học, ..., không lặp lại mới chính là một điều đáng quý của Đông y, tính khoa học của Đông y chính ở chỗ đó.". Đối với nhận xét trên, xin giải thích thêm: Tây y là một ngành khoa học mang tính quần thể, còn Đông y là ngành khoa học cá thể hóa. Nhận thức của Tây y về bệnh tật chủ yếu căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên một số lượng lớn bệnh nhân. Kết quả thu được là "đại lượng quân bình" có tính thống kê, đại diện cho toàn bộ quần thể, các nhân tố đặc thù và ngẫu nhiên đều bị loại bỏ. Do đó tất cả những người bị mắc cùng một bệnh, nói chung đều được chữa trị bằng cùng một loại thuốc. Trong khi đó Đông y lại chữa bệnh theo nguyên tắc "Biện chứng luận trị" ­ nghĩa là tùy theo chứng trạng biểu hiện ở từng người mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau. Do đó, một trăm người mắc cùng một bệnh (theo nghĩa Tây y), có thể được chữa trị bằng hàng trăm phương thuốc khác nhau. Y học quần thể có ưu điểm là dễ chuẩn hóa, nhưng khó tính đến những dị biệt của mỗi cá nhân. Còn Y học cá thể hóa có khả năng thích ứng với bệnh tình cụ thể ở từng người bệnh. Khi nhận định về tính khoa học của Đông y, Giáo sư Boacter ở Đại học Munich (Đức) đã so sánh Tây y và Đông y về mặt phương pháp luận và đưa ra nhận xét: "Tây y chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích theo quan hệ nhân quả. Phương pháp nhận thức của Đông y là quy nạp và tổng hợp. Lý luận tạng tượng của Đông y được xây dựng trên cơ sở quy nạp và tổng hợp một số lượng lớn những biến đổi sinh lý và bệnh lý, mà các thầy thuốc đã phát hiện được ở người bệnh qua hàng ngàn năm. Hệ thống Tạng tượng của Đông y là một mô hình phức tạp, bao gồm nhiều chức năng liên quan, tác động qua lại với nhau, vận động theo những quy luật có tính tuần hoàn. Chỉ dựa vào giải phẫu học, không thể xây dựng nổi một hệ thống như vậy. Đông y là một loại khoa học y học có nội dung phong phú, trần thuật mạch lạc và hữu hiệu nhất. Đó là một loại y học độc nhất vô nhị." Lương y THÁI HƯ (Bài viết đã được đăng trên Tri Thức Trẻ số Tết Đinh Hợi) nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
  10. Đông y là khoa học hay ngụy khoa học? Những cuộc tranh luận xưa và nay (Kỳ 3) ... Sự kiện tháng 10/2006 Giờ hãy trở về với sự kiện hai tờ báo ở nước ta đã đưa tin hồi tháng 10/2006. Trước hết, Trương Công Diệu đã phát động cuộc chiến chống Đông y trong tình hình khác hẳn những năm đầu thế kỷ trước. Hiện tại, Việt Nam, Trung Quốc đều chủ trương xây dựng nền y học mới trên cơ sở kết hợp Đông y và Tây y, Đông y đã phục hưng và đang phát triển mạnh. Nhật Bản đã trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu thuốc Đông y đứng đầu thế giới. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, xu hướng "Trở về với thiên nhiên" trong y học phương Tây càng tạo thêm điều kiện thuận lợi. "Cuộc chiến" đòi phế bỏ Đông y do Trương Công Diệu phát động, ban đầu chỉ như phát súng trường bắn vào trường thành. Trương Công Diệu là giáo sư triết học công tác ở Sở nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Xã hội, Đại học Trung Nam, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. 20 năm trước, khi học xong trung học thì gặp phải Cách mạng văn hóa. Thời gian lao động ở nông thôn Trương Công Diệu tình cờ tìm thấy 2 cuốn sách về thuốc Đông y là "Dược tính ca quát 400 vị" và "Thang đầu ca" trong số sách bị tịch thu ở nhà người bạn. Trương Công Diệu đã say mê đọc, sau đó thử chữa bệnh cho người quen và đã chữa khỏi bệnh cho một số người. Nhưng Trương Công Diệu không biết chẩn mạch và châm cứu, vì 2 cuốn sách nói trên chỉ là những bài vè giúp người ta ghi nhớ tính chất của một số vị thuốc, thang thuốc thường dùng. Kiến thức Đông y của Trương Công Diệu có lẽ chỉ dừng lại ở đó. Trương Công Diệu bắt đầu chống Đông y trong thời gian biên soạn giáo trình về triết học khoa học kỹ thuật. Tháng 4/2006, tiểu luận "Chia tay Đông y dược" ­ (Cáo biệt trung y trung dược), sau khi phải chuyển từ tòa soạn này sang tòa soạn khác cuối cùng được đăng trên tạp chí "Y học và triết học". Cũng thời gian đó, Trương Công Diệu đã tung bài báo lên mạng hy vọng sẽ trở thành văn kiện có tính lịch sử. Khi đó một số người đã đọc có lẽ chỉ vì Trương Công Diệu là người Trường sa tỉnh Hồ Nam ­ một cái nôi của Đông y học, lại là nơi đã khai quật được những bộ y thư thuộc loại sớm nhất và là quê hương của Thánh y Trương Trọng Cảnh. Trương Công Diệu lập luận theo công thức: "Tây y = Y học khoa học; Theo những quy phạm của Tây y, lý luận Đông y hoàn toàn không phù hợp. Do đó, Đông y = Khoa học giả tạo (ngụy khoa học); Cần phải đánh đổ". Trương Công Diệu muốn "chia tay" Đông y vì 3 lý do: Đông y là khoa học, khoa học phải tiến bộ, nhưng từ 2000 năm nay Đông y không tiến bộ. Từ trước tới nay những nỗ lực nhằm "khoa học hóa" Đông y đều thất bại. Thuốc Đông y thực chất không có tác dụng, là "thuốc vờ" chỉ là hiệu ứng tâm lý. Dẫn chứng Trương Công Diệu đưa ra để minh họa khiến người hiểu biết chút ít về Đông y cũng phải phì cười. Ví dụ: "Kết quả nghiên cứu ở phương Tây cho thấy, nhân sâm hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh, chỉ là loại thực phẩm bình thường!" Trương Công Diệu đã chỉ trích Đông y một cách vô căn cứ và rất cay độc. Về vai trò của Đông y, Trương Công Diệu viết: "Đông y luôn luôn tự xưng là "tấm gương nhân thuật". Thế nhưng, thứ "nhân thuật" đó lại chẳng hề có những biểu hiện lòng nhân ái. Chỉ cần đề cập tới vài điều chủ yếu: (1) Chỉ là làm ra vẻ là nhân thuật để lừa người bệnh. (2) Sử dụng những thứ quái lạ (dị vật), những thứ bẩn thỉu, độc hại để làm thuốc gây hại cho người bệnh. (3) Tìm những "kỳ phương" với "kỳ hiệu" để gây khó dễ cho người bệnh và để trốn tránh trách nhiệm trong trường hợp chữa trị không có hiệu quả... Tôi có thể nói một cách hoàn toàn có trách nhiệm là, Đông y là một thứ văn hóa chẳng có vai trò tích cực nào cả, càng không phải là một khoa học, thậm chí còn chưa thể gọi là "Ngụy khoa học". Đó chỉ là một trò lừa bịp có mưu tính của những nho sĩ thi không đậu thời xưa ở Trung Quốc cố ý lợi dụng tâm lý "có bệnh vái tứ phương" của người bệnh.". Trương Công Diệu được Vương Trừng (một bác sĩ phục hồi chức năng, người Mỹ gốc Hoa ở New York) ủng hộ nhiệt liệt, phong Trương Công Diệu là "Dũng sĩ chống Đông y ­ (Phản trung y đấu sĩ). Đầu tháng 10/2006, nhân dịp Ủy ban cải cách quốc gia mở cuộc trưng cầu ý kiến về cải cách y tế, hai người đã phát động phong trào lấy chữ ký yêu cầu Chính phủ thủ tiêu Đông y và thay đổi nội dung của điều 21 trong Hiến pháp. Từ đó, dư luận mới bắt đầu chú ý tới Trương Công Diệu. Sau khi đưa ra bản trưng cầu, Trương Công Diệu tỏ ra rất đắc ý: "Trước đây rất nhiều người vẫn coi tôi và Vương Trừng là hai kẻ tâm thần, ngày ngày tung lên mạng những bài phê phán Đông y. Theo 1 điều tra trên mạng, đã có hơn 2 vạn người ủng hộ chúng tôi. Như vậy không phải là chúng tôi mắc bệnh tâm thần". Nhưng theo điều tra trên mạng của phóng viên "Tam tương đô thị báo": Chỉ có khoảng 140­150 người tỏ ý kiến tán thành. Còn trên đường dây nóng của "Tam tương đô thị báo": Đã có 252 người gọi điện đến, chỉ có 2 người ủng hộ Trương Công Diệu. Khi đó Bộ y tế tuyên bố công khai: "Kiên quyết phản đối ­ Đó là sự vô tri đối với lịch sử, cũng là sự mạt sát ngu ngốc đối với vai trò quan trọng của Đông y, Đông dược trong đời sống thực tiễn". Còn Cục quản lý dược tuyên bố: "Thủ tiêu Đông y, là sự phủ định bừa bãi đối với khoa học.". Tại quê hương Trương Công Diệu, Viện nghiên cứu Đông y Hồ Nam đã quyết định làm việc với luật sư để khởi kiện Trương Công Diệu về tội phỉ báng. Đại diện của viện phát biểu: "Các cuộc tranh luận về học thuật Đông y rất nhiều. Điều đó rất bình thường. Đông y còn cần phải tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Nhưng nói Đông y là khoa học giả tạo, Đông y là trò lừa bịp, Đông y chữa bệnh là hại người, thì tính chất sự việc đã thay đổi hẳn.". Hiện tại, nếu bạn lên mạng vào chương trình tìm kiếm gõ hai từ khóa "Trương Công Diệu" và "Phế chỉ trung y" sẽ thấy: Trương Công Diệu đang bị "mắng" và "đuổi đánh" thậm tệ. Gần đây nhất, Trương Công Diệu đã thay đổi chiến lược nói rằng: "Chỉ muốn đưa vấn đề ra để thảo luận về mặt học thuật". Nhưng những lời chỉ trích vô căn cứ, cố ý bôi nhọ Đông y của Trương Công Diệu trước đây đã khiến cho vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của một cuộc thảo luận học thuật. (Xem tiếp kỳ sau) Lương y THÁI HƯ (Bài viết đã được đăng trên Tri Thức Trẻ số Tết Đinh Hợi) nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
  11. Đông y là khoa học hay ngụy khoa học? Những cuộc tranh luận xưa và nay (Kỳ 2) ... Chỉ trích học thuật Những năm nửa đầu Thế kỷ trước, Đông y là đối tượng bị chỉ trích rất kịch liệt về mặt học thuật. Dư Vân Tụ (1879­-1954) tác giả "Đề án" thủ tiêu Đông y là học giả cực kỳ ác cảm với Đông y. Năm 1904 họ Dư từng du học ở Nhật tại Trường vật lý Tôkyô, sau vào học Trường Đại học y khoa Đại Bản. Ở Nhật khi đó Đông y đã bị cấm, sự việc này đã ảnh hưởng lớn tới quan điểm của Dư Vân Tụ. Dư Vân Tụ cho rằng, Trung Quốc muốn phát triển y học cũng cần phải làm theo Nhật Bản phế bỏ Đông y. Từ khi về nước, Dư Vân Tụ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Ủy viên Hội đồng y tế trung ương của Chính phủ dân quốc ở Nam Kinh; Ủy viên Hội đồng biên soạn quy chế giáo dục và giáo trình y khoa; Tổng biên tập Tạp chí "Y học Trung Hoa" (Trung Hoa y học tạp chí), ... Đầu tiên, Dư Vân Tụ viết cuốn "Linh tố thương đoài" chỉ trích kịch liệt sách "Nội kinh" (bộ sách kinh điển của Đông y học). Cho rằng "Nội kinh" không có một chữ nào là có thể chấp nhận, ... Đó là một "bí bản", một "lợi khí" giết người từ 4000 nghìn năm, ... Hóa học phương Tây đã chứng minh vật chất có "80 hành" (ý nói 80 nguyên tố hóa học) trong khi đó Đông y chỉ biết có "5 hành" (ngũ hành), ... Sau đó, Dư Vân Tụ đã lập "Đề án" coi Đông y là trở ngại lớn nhất đối với sự nghiệp y học, cần sớm phế bỏ (như đã nói trong Kỳ 1). Hai mươi năm sau, năm 1949 Nhà nước Trung Hoa mới thành lập, Dư Vân Tụ vẫn giữ một chức vụ cao trong Bộ y tế. Khi đó ông đã hy vọng rằng, sự nghiệp "Cách mạng y học" của mình ta sẽ có thể trở thành hiện thực. Nên trong lời tựa một cuốn sách, Dư Vân Tụ đã viết: "... Hoạt động cách mạng y học suốt 30 năm qua của tôi, nay đã không cần thiết nữa. Vì đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, Đảng cộng sản tuyệt đối sẽ không làm như Chính phủ Tưởng Giới Thạch, ...". Khi đó Dư Vân Tụ vẫn cho rằng: "Đông y học chỉ là một cửa hiệu tạp hóa với những thứ thần thoại, chiêm tinh thuật, triết học cổ điển và duy tâm luận.". Nhân tiện nói thêm, khi Nhà nước Trung Hoa mới thành lập, cuộc tranh luận về vai trò của Đông y vẫn chưa kết thúc. Đầu những năm 50, các quan chức cấp cao trong Bộ y tế vẫn đặt ra nhiều chính sách và quy định nhằm hạn chế Đông y phát triển. Nhưng cuối cùng, hai thứ trưởng y tế thời đó là Vương Bân và Hạ Thành đã bị bãi chức. Trong sự việc này, Mao Trạch Đông đã đóng một vai trò quyết định. Năm 1953, Mao Trạch Đông chính thức đề xuất quan điểm "Xây dựng nền y học mới trên cơ sở kết hợp Đông y dược và tri thức y học phương Tây". Từ năm 1958, phương châm "Trung Tây y kết hợp" bắt đầu được các phương tiện truyền thông phổ biến rộng rãi. Ngoài những nhân vật trong chính giới hoặc trong ngành y như Dư Vân Tụ, đại đa số danh nhân văn hóa thời đó cũng phủ định tính khoa học của Đông y học. Những câu chỉ trích "trứ danh" nhất, lưu truyền rộng rãi nhất, phần lớn đều xuất phát từ các danh nhân. Trần Độc Tú, lá cờ đầu trong phong trào "Văn hóa mới" (Tân văn hóa, Ngũ tứ vận động), nhận định: "Đông y không hiểu gì về cấu tạo của cơ thể người, lại không phân tích tính chất của thuốc, ..., chỉ biết phụ hội vào âm dương hàn nhiệt, ngũ hành tương sinh tương khắc, ...". Hai đại diện khác của Tân văn hóa là ông Hồ Thích và Lương Khải Siêu cũng phê phán Đông y kịch liệt. "Tinh báo" ở Thượng Hải thời đó có đăng bài báo "Hồ Thích và Hoàng kỳ" kể rằng, Hồ Thích do làm việc quá sức mắc bệnh tiểu đường (tiêu khát), bèn đến Bệnh viện Hiệp Hòa chữa trị. Bác sĩ Tây y nói: "Bệnh tiểu đường không thể chữa được, chỉ còn cách mau về chuẩn bị hậu sự". Hồ Thích cho rằng, Tây y đã chẩn đoán ắt phải chính xác nên cảm thấy cực kỳ chán nản. Khi đó một người bạn khuyên ông đi chữa Đông y. Hồ Thích nói: "Đông y không dựa trên khoa học, không thể tin cậy". Người bạn nói: "Tây y đã bó tay, vậy hãy thử xem". Cuối cùng Hồ Thích đã được thầy thuốc Đông y Lục Trọng An chữa khỏi bằng phương thuốc với vị thuốc "Hoàng kỳ" là chủ vị. Tuy được Đông y chữa khỏi bệnh, nhưng Hồ Thích không tiết lộ với ai về sự việc đó. Đông y bị công kích, ông cũng không lên tiếng bênh vực. Ngược lại, trong lời tựa của bản dịch cuốn sách "Y học và con người" nói về quá trình phát triển của Y học phương Tây, ông còn tuyên bố: "Phải nói rõ rằng, trình độ nhận thức và kỹ thuật trong thứ y học mà chúng ta tôn là "Quốc y", suy cho cùng chỉ tương đương với trình độ của người ta trong những thế kỷ của thiên niên kỷ đầu.". Trường hợp Lương Khải Siêu hoàn toàn ngược lại, Lương Khải Siêu bị tiểu tiện ra máu rất nặng, phải vào Bệnh viện Hiệp Hòa làm phẫu thuật. Các bác sĩ đã cắt mất trái thận phải vẫn đang khỏe mạnh. Khi đó bệnh viện đã bị dư luận lên án kịch liệt, nhưng Lương Khải Siêu vẫn viết bài bảo vệ Tây y công kích Đông y trên tờ "Thần báo". Sau khi ca ngợi phong cách làm việc khoa học và chính xác của Tây y, ông viết: "... Trường hợp bệnh của tôi chẳng qua chỉ là một ngoại lệ ngẫu nhiên. Việc chẩn bệnh cần tiến hành một cách nghiêm mật như vậy, chứ không như Đông y chỉ đoán mò dựa theo âm dương ngũ hành, ...". Khi mới từ Nhật Bản trở về, Lỗ Tấn cũng lên án Đông y rất mạnh. Trong truyện "Bệnh của cha tôi", ông đã kể lại cái chết thê thảm của cha mình trong tay hai lang vườn, miêu tả tường tận cách hại người theo kiểu ma thuật của họ, khiến người đọc rất có ác cảm đối với các thầy thuốc Đông y. Lỗ Tấn nói rõ, khi học Tây y ở Nhật Bản ông dần hiểu ra rằng: "Đông y chẳng qua là một trò lừa bịp hữu ý hoặc vô ý". Nhận định này của Lỗ Tấn đã lan truyền rất rộng, trở thành châm ngôn của những người chống đối Đông y mãi tới ngày nay. Sau này thái độ của ông đã thay đổi nhưng điều này ta sẽ nói sau. Kể lại chuyện danh nhân chỉ trích Đông y ở đây, bài viết không có ý phủ nhận vai trò tích cực của Phong trào Văn hóa mới đối với sự tiến bộ xã hội và phát triển khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đầu thế kỷ trước. Nhưng cũng không thể không thừa nhận, thái độ suy tôn khoa học phương Tây quá mức, coi khoa học phương tây là thước đo duy nhất trong mọi lĩnh vực, đã khiến cho văn hóa truyền thống tổn thương nặng nề, và quan niệm đó còn để lại những dấu ấn tới tận ngày nay. Sự việc một giáo sư phát động phong trào phế bỏ Đông y hồi cuối năm 2006 là một ví dụ rất tiêu biểu. (Xem tiếp kỳ sau) Lương y THÁI HƯ (Bài viết đã được đăng trên Tri Thức Trẻ số Tết Đinh Hợi) nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
  12. Mất bao nhiêu năm để khảo sát và xây dựng xong tòa nhà , mà chốt 1 câu thiếu oxi :D . và việc có người lăn quay ra ngất vì thiếu oxi trong tòa nhà thì chưa có báo chí nào đưa tin :lol: tòa nhà to tổ chảng mà nhìn mãi chẳng hiểu nó giống cái hình gì nếu ko có lời dẫn giải của bài báo trên td cứ tưởng nó là cái bắp chuối :P cấu trúc hình thể của tòa nhà thấu cốt , như 1 loài động vật trong suốt ...và cũng có cùng đặc tính của những loài này người ta muốn thay đổi trung tâm hành chính vì những chiến lược mới và hình thể của tòa nhà hiện tại hoàn toàn ko phù hợp với đường lối đó ... nhưng dưới góc nhìn của ptlv , việc thay đổi cấu trúc tòa nhà để phù hợp với hướng đi sắp tới của Đà Nẵng ...sẽ ko quá phức tạp -_- . nó đơn giản hơn rất nhiều so với việc di dời trung tâm hành chính hiện tại ^_^ @ sư phụ :với hình thể kia con cũng ko nghĩ là bế khí toàn phần đâu ... con thiên về khả năng bị tán khí ^_^ ,nhưng phải nhìn hết cấu trúc bên trong mới có thể đưa ra nhận định chính xác
  13. Dùng lươn chữa viêm khớp dạng thấp Hỏi: Tôi bị viêm khớp dạng thấp đã nhiều năm. Đã đi chữa và uống nhiều loại thuốc, nhưng bệnh cải thiện rất ít. Gần đây tôi nghe nói, thịt lươn có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp rất tốt. Đề nghị "Thuốc vườn nhà" cho biết có đúng hay không? Cách sử dụng cụ thể như thế nào? Mai Hương, Hà Nội Đáp: Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis, viết tắt là RA) là một bệnh thường gặp, trong nhóm các bệnh về xương khớp mạn tính ở người lớn tuổi. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 20-­45, nữ giới bị mắc bệnh nhiều hơn nam giới (gấp khoảng 3,5 lần). Bệnh lý chủ yếu là viêm màng hoạt dịch và tổ chức quanh khớp không do nhiễm trùng. Chứng trạng lâm sàng chủ yếu là cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau có tính đối xứng ở nhiều khớp nhỏ, co duỗi,cử động khó khăn. Các khớp thường bị tổn thương là khớp gần đầu các ngón tay, ở bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, ... Khớp sưng to và đau, ấn vào đau tăng lên. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện sau khi nghỉ ngơi, khi hoạt động giảm nhẹ. Bệnh diễn biến theo từng đợt, kéo dài lâu ngày, nặng dần, sẽ dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp, cứng khớp, thậm chí tàn phế. Giai đoạn cuối, có thể liên lụy đến các cơ quan nội tạng khác, như viêm màng tim, viêm cơ tim, thoái hóa mô thận, viêm kết mặc mắt, ... Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa thể xác định chính xác. Hiện tại, Tây y thường coi là một "bệnh tự miễn" ­ nghĩa là, vì một lý do nào đó, cơ thể tự sinh ra một loại "kháng nguyên", kháng nguyên đó kích thích cơ thể sản sinh ra một loại "kháng thể", và kháng thể này sẽ gây phản ứng miễn dịch tại các khớp, gây nên chứng viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp, thuộc phạm vi "Chứng tý", "Lịch tiết phong", "Hạc tất phong" trong Đông y học. Đông y cho rằng, viêm khớp dạng thấp là loại bệnh "bản hư tiêu thực" ­ gốc hư ngọn thực. "Hư" là suy yếu, chủ yếu là Âm dương Khí huyết và các tạng Can, Thận, Tỳ bị suy tổn. "Thực" là tình trạng cơ thể bị các loại "tà khí" (tác nhân gây bệnh) phong ­ hàn ­ thấp xâm phạm vào, gây nghẽn tắc kinh mạch, làm cho Khí huyết bị hư tổn, Âm dương mất cân bằng, mà dẫn tới sưng đau, hạn chế vận động ở các khớp. Để chữa trị, có thể tiến hành theo 2 hướng, đó là "Biện chứng luận trị" và sử dụng "Nghiệm phương" (bài thuốc đã áp dụng có kết quả tốt). Dùng lươn để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thuộc hướng thứ hai. Lươn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, dân gian thường dùng làm thức ăn bổ dưỡng và người xưa coi lươn là "nhân sâm trong các loại thịt" (nhục trung nhân sâm). Lươn thường được dùng để chế biến các món ăn dưới nhiều hình thức, như miến lươn, cháo lươn, lươn xào sả ớt, ... Lươn còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Tác dụng làm thuốc của lươn được ghi chép sớm nhất trong bộ sách "Danh y biệt lục" của Đào Hoằng Cảnh (456­-536). Theo Đông y: Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận. Có tác dụng bổ ích hư tổn, trừ phong thắng thấp, cường cân tráng cốt. Chủ trị người yếu mệt, đau nhức xương khớp do phong hàn, sản hậu lâm lịch (tiểu tiện nhỏ giọt đau buốt), trĩ sang xuất huyết, ... Sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh viết: Hoàng thiện là con lươn, vị ngọt, tính rất ấm, không độc, bổ trung ích khí, chữa băng huyết lậu huyết, khử thấp, trừ phong, ấm bụng. Còn sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông cũng có những nhận định tương tự, viết bằng những câu vè, về tính năng của con lươn như sau: "Hoàng thiện tên thường gọi con lươn Ấm nhiều không độc vị tươi ngọt Bổ trung ích khí chỉ lậu băng Đuổi thấp trừ phong bụng lạnh tốt” Sử dụng lươn để chữa trị các chứng viêm đau xương khớp là kinh nghiệm đã được lưu truyền lâu đời trong dân gian, nên sách thuốc Đông y mới thường viết rằng, thịt lươn có tác dụng "khử thấp", "trừ phong", "trừ phong thắng thấp", "cường cân tráng cốt", ... Trên thực tế, có thể sử dụng lươn để chữa viêm khớp dạng thấp theo một số cách sau: (1) Cách thứ nhất ­ Chả lươn cuốn lá lốt: Thịt lươn khoảng 500g; lươn đem tuốt sạch nhớt, bỏ ruột, cắt nhỏ, đem ướp gừng, tỏi và muối tiêu; dùng lá lốt gói lại, nướng hoặc rán chín ăn (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam). Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống (cắt cơn đau). Dùng trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, ... Dân gian và Đông y Việt Nam thường sử dụng để chữa trị các chứng đau xương khớp do hàn thấp (lạnh ẩm); kết hợp với thịt lươn có tác dụng khử phong trừ thấp, thành Món ăn ­ Bài thuốc có tác dụng chữa viêm khớp dạng thấp khá tốt. (2) Cách thứ hai: Dùng 4-­6 con lươn loại to (mỗi con trên 500g), rượu trắng lượng thích hợp, trộn với lươn; sau đó hong khô, làm thịt lươn, bỏ nội tạng, sấy khô nghiền mịn, cất trong lọ nút kín dùng dần; ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g, hòa với chút rượu trắng uống, sau đó chiêu bằng nước đun sôi; hoặc có thể dùng bột lươn hòa vào cháo ăn; liệu trình 2 tháng. Có tác dụng trừ phong, thông kinh hoạt lạc, trừ đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp (Gia đình thực bổ dữ thực liệu). (3) Cách thứ ba: Dùng lươn non 500g, rượu trắng 1000ml; ngâm rượu uống ngày 2 lần (buổi chiều 1 lần, tối trước khi đi ngủ 1 lần), mỗi lần 20ml, uống xong xúc miệng; liệu trình 1 tháng. Dùng chữa viêm khớp dạng thấp đau nhức nhiều. Cách chế biến: Chuẩn bị sẵn 1 cái lọ rộng miệng, rửa sạch, hong khô, đổ sẵn rượu trắng vào. Lươn đem ngâm vào chậu nước sạch, thêm vài giọt dầu vừng vào khuấy đều, đậy nắp để lươn khỏi chui ra. Hôm sau vớt lươn ra, rửa lại bằng nước sạch, hong khô. Khoảng nửa giờ sau, bắt những con lươn còn sống, cho vào lọ rượu ngâm (những con bị chết thì bỏ đi không dùng). Nút kín lọ, để ở nơi tối, mát, ngâm sau một tháng là có thể sử dụng. Sau khi ngâm lần thứ nhất, có thể thêm 500ml rượu trắng, ngâm lần thứ 2, sau đó bỏ bã. Lươn non, còn gọi là "đồng tử thiện ngư", là lươn chưa trưởng thành, chưa giao phối, thân nhỏ chỉ bằng chiếc bút lông; còn gọi là "lươn quản bút"; loại lươn này tính ấm, có tác dụng hoạt huyết chỉ thống rất tốt. Đây là một món rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp nổi tiếng, lưu truyền đã lâu đời trong dân gian ở vùng Giang Nam, Trung Quốc. Đối với chứng đau nhức gân cốt do viêm khớp dạng thấp, cũng như các dạng đau nhức khác, có tác dụng tương đối tốt. Lương y HUYÊN THẢO nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com"
  14. Rễ cốt khí chữa đau xương khớp Hỏi: Tháng trước, tôi bị viêm khớp nặng, đầu gối sưng đỏ, nóng và rất đau. Tôi được một người quen để lại cho một gói rễ cây, nói rằng chữa đau xương khớp rất tốt, nhưng chỉ biết tên là "hổ trượng căn". Tôi sắc uống thấy rất hiệu nghiệm. Là một bạn đọc thường xuyên của thuocvuonnha.com, tôi viết thư này mong được "Thuốc vườn nhà" cho biết: Cây thuốc này thường mọc ở đâu? Hình dạng như thế nào và còn có thể dùng chữa những bệnh gì khác? Hoài Thu, Hà Nội Đáp: Hổ trượng căn (Cốt khí củ) là tên những người bán thuốc Đông y thường dùng để chỉ rễ của loài cây mà dân gian gọi là "cốt khí". Củ (rễ) cốt khí là một vị thuốc dân gian thường dùng để chữa đau xương khớp, do phong thấp, bị ngã, bị thương, ... Cốt khí là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đồng bằng và miền núi đều có. Cây còn được trồng ở nhiều nơi để lấy củ (rễ) làm thuốc. Cốt khí còn có tên "điền thất" (miền Nam), "hoạt huyết đan", "tử kim long", "ban trượng căn", ... Đông y Trung Quốc (Trung y) thường gọi là "hổ trượng căn". Tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc., họ Rau răm (Polygonaceae). Cốt khí là một cây nhỏ sống lâu năm, thân mọc thẳng, thường cao 0,5­1m, có khi tới 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi thắt nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mép nguyên, dài 5­12cm, rộng 3,5-­8cm, mặt trên màu xanh nâu đậm, mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài 1­-3cm. Bẹ chìa ngắn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mang rất nhiều hoa nhỏ. Cánh hoa màu trắng. Hoa khác gốc. Hoa đực có 8 nhị; hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô, 3 cạnh, màu nâu đỏ. Cần lưu ý là, cái tên "cốt khí" còn hay dùng để chỉ một số cây khác, như "cốt khí muồng", "cốt khí dây", "cốt khí tím", "Thuốc vườn nhà" xin phép sẽ đề cập trong dịp khác. Vị thuốc cốt khí đã được ghi trong bộ "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân từ thế kỷ 16. Theo Đông y: Cốt khí có vị đắng, tính lạnh; vào các kinh Can, Đởm và Phế. Có tác hoạt huyết, giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh. Dùng chữa những trường hợp kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, bị đòn ngã chấn thương đau nhức, thấp nhiệt hoàng đản, phế nhiệt khái thấu, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn, ... Liều dùng: Ngày dùng 6­-10g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc hoàn tán. Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai không dùng được. "Thuốc vườn nhà" xin giới thiệu một số đơn thuốc sử dụng rễ cốt khí: (1) Chữa phong thấp viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Dùng độc vị cốt khí củ 15­-20g, hoặc thêm đơn gối hạc 10­-15g; sắc nước uống trong ngày. (2) Chữa vàng da cấp tính do viêm gan siêu vi: Dùng cốt khí củ 12g, sắc nước uống trong ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành điều trị thử nghiệm 300 ca, hiệu suất khỏi bệnh đạt 80%; sau 15­-20 ngày da hết vàng, trung bình sau 34 ngày dùng thuốc bệnh khỏi hoàn toàn. (3) Chữa viêm túi mật mạn tính: Dùng ô mai 250g, củ cốt khí 500g, mật ong 1000g; cho ô mai và cốt khí vào nồi đất hoặc đồ gốm (không dùng đồ sắt), sắc kỹ với nước 3 lần, lấy nước cốt, bỏ bã, hợp 3 nước lại với nhau, cô nhỏ lửa cho đặc lại còn 500ml, cho mật ong vào trộn đều, đun sôi lại, cho vào lọ sạch, chờ nguội thì nút kín, bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh để dùng dần; ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần lấy 1 thìa canh cao thuốc, hòa với nước sôi uống; liên tục trong 3 tháng (1 liệu trình). (4) Chữa viêm gan kéo dài: Dùng củ cốt khí 500g, ngũ vị tử 250g, mật ong 1000g; cách chế giống như trong mục "(3) Chữa viêm túi mật mạn tính"; mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần lấy 1 thìa canh cao thuốc, hòa với nước sôi uống; liên tục trong 2 tháng (1 liệu trình). (5) Chữa xơ gan: Dùng cốt khí củ 30g, đại táo (táo tầu) 30g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. (6) Chữa phụ nữ hành kinh đau bụng: Cốt khí củ 12g, ích mẫu thảo 12g, cam thảo 6g; sắc nước uống trong ngày; dùng liên tục 3­5 ngày vào trước kỳ kinh (Kinh nghiệm dân gian). (7) Chữa phụ nữ sau khi đẻ đầu choáng váng do huyết ứ: Dùng cốt khí củ phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2-­3 lần, mỗi lần 3-­4g, hòa cùng với rượu uống. Lương y HUYÊN THẢO nguồn "Thuốc vườn nhà ­ http://www.thuocvuonnha.com
  15. Bảng cầu cơ (Ouija board) thường được xem là một công cụ để con người có thể giao tiếp với thế giới tâm linh hoặc các thế lực huyền bí. Nhưng rốt cuộc tấm bảng bí ẩn này có nguồn gốc từ đâu? Bảng Ouija và trò chơi cầu cơ. (Ảnh: Internet) Tấm bảng Ouija thường được khắc các con chữ của bảng chữ cái, những con số từ 0-9, cùng với các từ như “có”, “không” và “tạm biệt”. Ngoài ra, mỗi tấm bảng còn có một miếng gỗ cầu cơ – một vật có hình giọt nước có ba chân. Miếng gỗ cầu cơ thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa, và thường có một lỗ ở giữa hoặc một loại con trỏ. Để tấm bảng Ouija có thể hoạt động được, cần phải có hai người trở lên ngồi quanh tấm bảng, và tay của họ phải đặt lên trên miếng gỗ cầu cơ. Sau đó họ sẽ đặt ra một câu hỏi, và miếng gỗ cầu cơ dường như sẽ tự di chuyển và đưa ra một câu trả lời. Thuyết duy linh Mặc dù việc nhận được các thông điệp từ những điều siêu nhiên cũng gần giống như bản chất loài người thời xưa, tấm bảng Ouija được cho là một vật để bói toán hiện đại hơn dù điều này còn gây nhiều tranh cãi. Một số nguồn tin cho rằng Pythagoras đã đưa ra tấm bảng biết nói từ năm 540TCN và mọi người đã so sánh chúng với các dụng cụ ghi chép thời cổ xưa ở Trung Quốc, nhưng hầu hết những đức tin này đều sớm tiêu tan bởi không ai tìm được nguồn gốc của chúng, hoặc những câu chuyện tìm thấy hóa ra lại được tạo ra dưới hình thức công khai, hoặc dựa trên thông tin sai lạc. Thay vào đó, tấm bảng biết nói được biết có nguồn gốc trong một trào lưu gọi là duy linh. Các tín đồ thuyết duy linh tin rằng người sống và người chết có thể giao tiếp với nhau. Mặc dù phong trào này được cho là đã diễn ra ở châu Âu trong một khoảng thời gian, nhưng nó chỉ thực sự vượt Đại Tây Dương và trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1840. Chị em nhà Fox. (Public Domain) Sự phổ biến của phong trào này tại Hoa Kỳ có thể là do các chị em nhà Fox ở New York, những người đã trở nên nổi tiếng khi tuyên bố rằng họ có thể nhận được các thông điệp từ những linh hồn. Trong nửa sau của thế kỷ 19, thuyết duy linh đã đạt đến đỉnh điểm, và các tín đồ của thuyết này được cho là lên tới con số hàng triệu tại thời điểm đó. Thầy đồng cốt Thuyết duy linh đã khiến cho nảy sinh một nhóm người được gọi là bà đồng. Những người này tuyên bố rằng họ là người trung gian giữa sự sống và cái chết, và họ sử dụng một số thủ thuật để thuyết phục những người sống tin theo họ rằng họ có khả năng như vậy. Một trong số đó là “bàn quay”, là một chiếc bàn di chuyển hoặc gõ lên sàn nhà để phản ứng với những chữ trong bảng chữ cái được đọc lên. Một phương pháp khác liên quan đến việc sử dụng các miếng gỗ cầu cơ với hai bánh xe ở một đầu, và một cây bút chì ở phần chóp hình thành nên chiếc chân thứ ba. Một bà/ông đồng sau đó sẽ đặt ngón tay của mình lên trên miếng gỗ cầu cơ, một câu hỏi được đưa ra và câu trả lời sẽ được viết bởi một “linh hồn”, thứ được cho là đã di chuyển thiết bị này. Tấm gỗ cầu cơ “bàn tay thần bí”. (Ảnh: Fair Use) Giao tiếp với người chết Có một số vấn đề nghiêm trọng với hai phương pháp phổ biến tự nhận là có thể giao tiếp với người chết. Ví dụ như phương pháp ‘bàn quay’ mất quá nhiều thời gian để có được câu trả lời cho những câu hỏi, và khi nó không còn là điều mới mẻ thì mọi người dễ trở nên nhàm chán. Đối với miếng gỗ cầu cơ, những dòng chữ viết được sinh ra thường rất khó khăn hoặc thậm chí không thể giải mã, và nó được coi là một thiết bị kém hiệu quả. Nhiều phương pháp mới trong giao tiếp với người chết được các ông/bà đồng đưa ra, và như vậy đã hình thành một cơ hội kinh doanh khai thác vào thị trường của những người theo thuyết duy linh. Tái tạo tấm bảng Ouija Trong những năm 1880, báo chí đưa tin là một thiết bị giống như tấm bảng Ouija đã được sử dụng ở bang Ohio. Một trong những người đã đọc bài báo này là Charles Kennard ở vùng Baltimore, Maryland. Năm 1890, Kennard cùng với bốn nhà đầu tư khác thành lập Công ty Novelty Kennard, sản xuất và bán các tấm bảng Ouija. Những tấm bảng của Kennard ban đầu không được gọi là bảng Ouija, mà tên gọi này chỉ được biết đến sau đó. Theo một câu chuyện nổi tiếng khởi nguồn từ William Fulk (người đàn ông tiếp quản công ty Kennard năm 1892), từ Ouija là một sự kết hợp của 2 từ ‘Oui’ và ‘Ja’, nghĩa là ‘Có’ trong tiếng Pháp và Đức. Một bảng Ouija hiện đại với miếng gỗ cầu cơ. (Ảnh: Public Domain) Đặt tên cho tấm bảng Ouija Đây là một sự tái tạo lịch sử của tấm bảng theo cách của Fulk, và có một câu chuyện khác giải thích cho tên của tấm bảng. Theo câu chuyện này, tấm bảng Ouija được đặt tên bởi Helen Peters, chị dâu của một trong những nhà đầu tư trong công ty. Trong một phiên họp, họ đã đặt câu hỏi nên gọi tấm bảng là gì, và câu trả lời chính là Ouija. Khi được hỏi nghĩa của từ này là gì, câu trả lời theo tiếng Ai Cập cổ đại là “chúc may mắn”. Trong lúc đó, Peters đeo một chiếc mề đay có hình ảnh của một người phụ nữ. Trên đầu cô là từ Ouija. Đây có thể là một cách đọc sai từ Ouida, là tên của một tác giả và là nhà hoạt động nữ quyền mà Peters được cho là rất ngưỡng mộ. Bảng Ouija di chuyển như thế nào Bảng Ouija từ khi ra đời đã rất phổ biến, kể cả trong những thập kỷ qua. Sự phổ biến của thiết bị này được cho là đạt đến đỉnh cao trong các thời kỳ bất ổn, ví dụ, trong những năm 1910 và 1920, và cả trong những năm gần đây một phần là do những bất ổn kinh tế. Đối với một người, bảng Ouija mang lại sự thoải mái và niềm an ủi trong những lúc khó khăn. Trong khi những nhà duy linh cho rằng sự động viên này được tạo ra bởi những người chết, thì các nhà khoa học lại cho rằng các chuyển động của miếng gỗ cầu cơ không phải bởi các linh hồn, mà là hiệu ứng vô thức của con người hay còn gọi là hiệu ứng ideomotor, hay nói cách khác, là sự dịch chuyển cơ học tự động. Theo minhbao.net
  16. lời nguyền đá nổi Người dân thôn Xuân La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng từng tin vào “lời nguyền đá nổi” khiến cả làng không ai đỗ đại học. Sau khi phục hưng lại văn miếu Xuân La, cuối cùng lời nguyền ấy đã được hóa giải. Tái hiện cảnh lều chõng đi thi của sĩ tử xưa. (Ảnh: Internet) Lời nguyền đá nổi Ngày ấy, trong làng có một chàng thanh niên tên Ngô Thái Cẩn, nhà nghèo, bố mất sớm còn mẹ lại ốm đau bệnh tật liên miên nên cậu phải đi ở đợ để lấy tiền nuôi mẹ. Khi mẹ chết, ngay đến một đồng để ma chay cho mẹ cũng không có. Cực chẳng đã, Ngô Thái Cẩn phải cầm mảnh đất cùng căn nhà do tổ tiên để lại để lấy tiền lo tang lễ cho mẹ. Nhưng chữ nghĩa thì không biết nên văn tự cũng không biết viết, ông bị Trưởng bạ (chức cai dịch chuyên lo sổ cách điền bạ ở làng) miệt thị, khinh bỉ. Quá uất ức, Ngô Thái Cẩn quyết tâm dùi mài kinh sử, học đêm học ngày, có nhiều khi người trong làng thấy ông vừa đi vừa học. Kỳ thi năm ấy ông đỗ tiến sĩ. Khi Ngô Thái Cẩn vinh quy bái tổ về quê, có loa của triều đình về báo nhưng các chức sắc cùng dân trong làng không ai tin, chẳng ai ra nghênh đón tiến sĩ. Giận người làng quá coi thường mình nên Ngô Thái Cẩn bực tức bỏ đi. Đi qua quán đá đến ao Lĩnh trong làng, ông lấy chiếc dây thừng buộc một hòn đá rồi ném xuống ao. Ông nguyền: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”. Sau đó ông bỏ sang khu đất cạnh làng (nay là làng Cẩm La) chiêu dân lập ấp. Khi ông mất, dân làng Cẩm La lập ông là Thành Hoàng làng và lấy ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm là ngày giỗ của ông. Cũng kể từ đấy, sự học hành của làng Xuân La suy vong, dù có học giỏi đến mấy nhưng khi đi thi đều trượt. Bao nhiêu năm con em sĩ tử trong làng chán nản chẳng ai muốn học, bởi có chăm chỉ đến mấy thì công sức cũng đổ xuống sông, xuống biển. Lúc này mọi người mới nhớ tới lời nguyền về hòn đá của Ngô Thái Cẩn. Trạng Nguyên vinh quy bái tổ về làng. (Ảnh: Internet) Hóa giải lời nguyền Ông Ngô Quang Khoát, nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Kiến Thụy kể lại: Năm 1997, trời hạn hán, cái ao mà người dân trong làng thường múc nước để tưới rau cũng bị khô cạn. Người trồng rau phải vét đáy ao thành những cái nhói sâu 1, 2 mét mới có nước tưới rau. Trong khi đào vét đáy ao thì ông Vũ Văn Hoạt, một người dân trong làng đào được tảng đá hình trụ cao hơn 1m, bốn mặt rộng 0,25m đều có khắc nhiều chữ nho. Thấy vậy, mọi người mới nhờ người đọc hộ và biết được đây là một văn bia ghi chép danh tính 14 vị tiến sỹ nho học của huyện Nghi Dương đỗ đại khoa từ đời vua Lê Hồng Đức trở lại đây. Biết là một di vật quý, minh chứng cho tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài của quê hương nên ông Ngô Quang Khoát đã tìm gặp cụ Đào Văn Thảo (nguyên là cán bộ Sở Văn hóa thành phố) để hỏi về nội dung hai bia trên. Cụ Thảo giải thích rằng, đây là một văn miếu duy nhất của Hải Phòng, giữ vị trí như một trường thi của nhà Mạc. Trong 14 tiến sỹ của huyện Nghi Dương xưa có hai vị là người làng Xuân La, đó là Ngô Thái Cẩn, và Bùi Tổ Chứ. Sau khi biết rõ lai lịch của văn bia, ông Ngô Quang Khoát cùng bà Chung Thị Dán và bà Nguyễn Thị Xòa (người trông coi Văn Miếu) đã cùng bà con trong xóm dựng chiếc am nhỏ trên nền Văn miếu cũ che mưa nắng cho cây thạch trụ và lập hai bài vị tiến sỹ của làng để tưởng nhớ như là một sự tri ân các bậc hiền tài. Không ai biết được sự chính xác của câu chuyện mà các cụ cao niên vẫn kể cho con cháu nghe nhưng dân trong làng tin vào lời nguyền đá nổi và nhất là sau khi có những chuyện kỳ lạ khác nữa xảy ra. Đó là chuyện mùa thi sau khi người ta tìm thấy cây thạch trụ thì bỗng nhiên trong làng có người đỗ đại học. Tiếp đó là câu chuyện về con gái của một bác sỹ thú y: cô bé học giỏi nhưng lận đận về đường thi cử, đã mấy năm chăm chỉ đèn sách mà đi thi trượt vẫn hoàn trượt. Vị bác sỹ này cũng tìm đủ mọi cách, cho con ôn luyện thi ở khắp những địa chỉ có tiếng trong thành phố nhưng vẫn không có kết quả. Đang lúc nản chí thì ông gặp một người bạn, sau khi nghe bạn kể xong về Văn Miếu, ông về nhà sắm lễ lên Văn Miếu thành tâm cầu khấn, quả nhiên năm đó con gái ông đỗ đại học. Tiếng thơm Văn Miếu bắt đầu lan tỏa từ đấy. Bà Nguyễn Thị Xòa hồ hởi kể: “từ ngày phục dựng lại Văn Miếu, nhân dân trong làng phấn khởi hẳn lên, các cháu học sinh cũng hăng say học tập và các cháu đỗ đại học ngày càng tăng. Vừa rồi có cháu Ngô Đình Duy giành được Huy chương Vàng Toán quốc tế”. Từ đó, mỗi mùa thi cử, các sỹ tử lại về Miếu dâng hương và phát tâm đóng góp sửa sang lại Văn miếu. Văn miếu Xuân La. (Ảnh: Internet) Văn miếu Xuân La, trường thi lớn của nhà Mạc Văn miếu Xuân La nằm ở phía Tây Nam Núi Đối thuộc địa phận thôn Xuân La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, được xây dựng từ thế kỷ thứ 15, cách đây đã hơn 400 năm. Vào thế kỷ 16, nhà Mạc lấy Nghi Dương làm kinh đô thứ 2 (gọi là Dương Kinh). Văn miếu Xuân La được coi là một trường thi lớn của Dương Kinh, kinh đô ven biển. Văn miếu xưa có quy mô khang trang và sầm uất nhất vùng: Tòa điện thánh cột xà bằng đá, có tượng thánh Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử và Tư Tử) cũng bằng đá cẩm thạch cao to như người thật. Tòa tiền tế 5 gian gỗ lim chạm khắc cầu kỳ, có hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng rực rỡ. Bên tả có nhà bia tiến sỹ đặt lên lưng rùa. Bên hữu là nhà hội tư văn. Trước cửa miếu có hồ hình bán nguyệt, xung quanh trồng nhiều cây cổ thụ bốn mùa xanh tươi, chim hót ríu rít suốt ngày. Theo văn bia được tìm thấy thì từ thời Chánh Hòa (1680) quan lộ, quan phủ vẫn về tế ở miếu. Năm 1947 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, làng dỡ tòa nhà tiền tế và nhà hai bên giải vũ, đốn chặt hết cây, chỉ để lại điện thánh. Từ sau năm 1977, Văn Miếu Xuân La chỉ còn là một gò hoang cỏ mọc, nhân dân vỡ đất trồng rau. Năm 1997, sau khi tìm được cây thạch trụ dưới đáy ao, Văn miếu Xuân La bắt đầu được phục dựng lại. Hiện Văn miếu Xuân La được xây dựng lại trên nền đất cũ rộng 1.800m2, gồm 1 cung thánh 2 tầng mái đao, lợp ngói vẩy cá; tòa văn thánh 3 gian thờ Khổng Tử ở chính giữa, 2 bên tả và hữu thờ bia ghi văn thánh kiến trúc theo kiểu thuận chồng, mái ngoài bít nóc đao cong, lợp ngói vẩy. Văn Miếu hiện nay là nơi tụ họp của nhiều hoạt động văn hóa giàu tính nhân văn, phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài. Theo baomoi.com
  17. Trong chúng ta có rất nhiều người hỏi rằng, tại sao hàng ngày phải thắp nhang đèn ở trong chùa, trước tượng Phật hoặc bàn thờ Phật tại nhà mình? Hãy đọc bài viết này bạn sẽ tìm ra đáp án! Từ ngày xưa, chúng ta vẫn thường thấy bà hoặc mẹ lên chùa thắp nhang đèn lên bàn thờ Phật. Việc làm này cho đến bây giờ người ta vẫn làm thường hằng như một phong tục. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa của của việc thắp nhang đèn này. Trong《Vô lượng thọ kinh》viết: “Vi thế chi đăng minh, nãi nhân gian tối thắng chi phúc điền” (Ánh sáng nhang đèn tỏa, nhân gian đầy phúc điền) Trong 《Bồ tát tàng kinh kinh》viết: “Bách thiên đăng minh, sám trừ hối tội” (Thắp rất nhiều nhang đèn, sẽ giải trừ được tội tỗi) Kỳ thực mục đích của việc thắp nhang đèn chính là thỉnh cầu Phật ban ơn phóng thích trí huệ qua ánh sáng của nhang đèn để khai mở cho tâm trí, mang lại phúc lành cho con người. Trong《Đại tập kinh》viết: “Bởi vì Phật nhìn thấy có rất nhiều chúng sinh bị u mê, thế là bảo họ đốt nhang đèn để Phật khai phát trí huệ của mình qua anh sáng của nhang đèn, với mục đích giúp chúng sinh phá giải u mê của thế gian, từ đó mà có thể tu tâm dưỡng tính, khai mở trí huệ” Trong《Hoa nghiêm kinh》viết: “Huệ đăng có thể phá mê” (Ánh sáng của đèn có thể giải phá mê trong tâm con người) Con người sống trong tam giới, khi động niệm thì ai cũng tạo nghiệp, nếu là thiện niệm thì sẽ tạo thiện nghiệp, ác niệm sẽ tạo ác nghiệp. Nhưng họ thực sự rất khó phân biệt được thiện – ác, thật – giả, thị phi, nên họ rất dễ ở trong mê mà tạo ác nghiệp, để rồi sinh mệnh phải hoàn trả tất cả những gì mình đã gây ra. Một người khi thắp nhang đèn niệm Phật, nếu thật sự thành tâm, một lòng hướng Phật, hướng thiện, thì Phật sẽ khai phát trí huệ của mình qua ánh sáng của nhang đèn, giúp cho tâm của họ thanh tỉnh, luôn tĩnh lặng. Từ đó họ sẽ phân biệt được những gì nên làm những gì không nên làm. Cuộc đời con người là một quá trình nhân quả, chúng ta gieo nhân nào thì sẽ thu được quả đó, khi chúng ta có tâm như thế nào, thì sẽ có cuộc đời đúng như thế đó. Một cây có những rễ to, sẽ có cành lá sum suê rủ xuống che mát cho người đi đường. Một người có thiện tâm, thường hay phó giúp đỡ người gặp khó khăn, cũng chính là tích được công đức cho chính mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều người đã hiểu sai ý nghĩa của việc lên chùa thắp nhang cầu Phật, họ chủ yếu là mang theo tâm truy cầu đủ loại mà đến, cầu tiêu tai, giải nạn, hết bệnh, phát tài, tình duyên thuận lợi v.v…, chứ rất ít người vì thành tâm muốn tu luyện tâm tính, muốn hướng thiện làm người tốt mà cầu đến Phật. nếu một người tâm hoàn toàn vô vi, không truy cầu gì, một lòng tu tâm đó chính là tu nội mà an ngoại, vô cầu mà tự đắc. -_- sưu tầm cá nhân td thấy thắp đèn có tác dụng giảm bớt tạp niệm , hỗ trợ tốt hơn trong việc kết nối với thể giới tâm linh và phần lớn những công trình xây dựng của các tôn giáo đều có xu hướng mái thuộc hỏa hình , 1 thuộc tính liên quan mật thiết đến tinh thần , tâm linh ^_^
  18. http://sachnoionline.net/sach/2542/tinh-thuong-va-long-do-luong sách này nói về những câu chuyện đời thường , đơn giản mà ý nghĩa . ace nghe và suy ngẫm nhé ^_^ đoạn đầu thu chưa được chuẩn , nhưng chỉ mất 20s sẽ trở lại bình thường :)
  19. ha ha , đang định hỏi long phi chanh đà lạt bôi vào có bị dát hay ko ? :P (ám ảnh từ hồi nhỏ ) còn với kết quả như trên thì nên tránh các vết thương hở và bôi thử lên mu bàn tay trước xem đối tượng sử dụng có bị dị ứng với loại cây này ko ? :lol:
  20. những căn nhà ở khu vực phố cổ hà nội thường rơi vào trường hợp này , ẩm thấp và bế khí , việc đục các lỗ thoát khí cũng khá nan giải . và việc đặt thác nước +cây cảnh cũng chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này - do mật độ người quá đông , hơn nữa cũng khá chiếm diện tích ^_^
  21. Thuật xuyên tườngTâm niệm nhất định phải thuần chính, nếu không thì phép sẽ không nghiệm (Ảnh: Internet) một thầy Yoga Ấn Độ biểu diễn thuật xuyên tường đã mất mạng trong bức tường. Ở Calcutta, Ấn Độ, viện nghiên cứu hiện tượng siêu nhiên Ấn Độ đặc biệt làm ra ba bức tường xi măng cốt thép, một bậc thầy Yoga 69 tuổi bên Ấn Độ giáo đồng ý biểu diễn bay lên không trung ở cự ly ngắn và năng lực đi xuyên tường ngay trước mặt một nhóm nhà khoa học và các phóng viên. Thầy Yoga này bay xuyên qua hai bức tường xi măng cốt thép của viện nghiên cứu, không hề xảy ra vấn đề gì, nhưng khi đi xuyên bức tường dày 6 thước, ông không đi xuyên thành công, nhưng ông cũng không bị bức tường đụng văng trở lại, mà là phần đầu đã đi xuyên qua bức tường, còn chân vẫn ở một phía bên này, thân thể lại chôn vùi trong bức tường xi măng. Thân thể của ông không phải là tồn tại độc lập với xi măng và cát, mà là cùng dung hợp với cát, xi măng một cách trọn vẹn. Hiện trường có 200 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và phóng viên tin tức, đều sửng sốt không nói nên lời, họ đều bất lực. Một nhân viên viên cứu hiện tượng siêu nhiên nói: “Chúng tôi đã thử câu thông với ông ấy, nhưng ông ấy không thể nói chuyện, chúng tôi cho rằng phân tử của ông đã dung hợp với phân tử của bức tường, nếu như đúng là như vậy, ông ấy có thể đã biến thành đá mà mất đi sinh mệnh rồi”. Thân thể của ông đến nay “khảm hợp” trong bức tường đó, bức tường có phần đầu và chân của đại sư Yoga này đến nay vẫn còn được lưu giữ lại. Những khoa học gia kiên quyết phản đối công năng đặc dị tốt nhất hãy đến Ấn Độ xem thử. Tiểu Thiện, dịch từ Secretchina
  22. ko rõ anh hungnguyen ah ^_^ thấy bài viết nói là ở Calcutta, Ấn Độ thôi ,nên td mới đưa nó vào mục giải trí :)
  23. Chiếc gương soi là vật dụng hằng ngày của con người nhưng nó lại ẩn chứa những bí ẩn mà không phải ai cũng biết. Những câu chuyện liên quan đến chiếc gương soi luôn khiến người ta phải nổi da gà. Chiếc gương luôn chứa nhiều bí ẩn mà cho đến nay khoa học chưa khám phá hết. Chuyên gia điều khiển học người Nga Vitaly Pravdivtsev nghiên cứu các bí ẩn của chiếc gương soi và đã đi đến kết luận rằng, nó có tác động rất lớn vào cuộc sống con người. Đã có nhiều hiện tượng huyền bí liên quan đến chiếc gương soi. Vitaly đưa ra 3 giả thuyết về chiếc gương soi. Đầu tiên, chiếc gương là công cụ mang con người vào trạng thái thay đổi ý thức. Thứ hai, chiếc gương là dụng cụ quang học giúp nhìn thấy những hình ảnh của thế giới huyền ảo. Và thứ ba, một chiếc gương là công cụ giúp người khác nhìn thấy những hình ảnh hình thành trong ý thức của một người. Người ta nói rằng những chiếc gương soi có thể ghi nhớ vài sự kiện. Vitaly Pravdivtsev kể câu chuyện về một cặp vợ chồng thích trang hoàng căn nhà mình với các món đồ cổ. Chiếc gương soi ghi nhớ sự kiện Tại St. Peterburg, cô vợ mua một chiếc gương rất cổ kính nguy nga của một người đàn bà bí ẩn. Về đến nhà, Chiếc gương được treo tại phòng ngủ của cặp vợ chồng, nhưng kỳ lạ vào những hôm sau đó họ bắt ngủ mở thấy mình bị thiêu cháy và bàng hoàng tỉnh giấc vì chính tiếng thét của họ trong giấc mơ! Vitaly Pravdivtsev khuyên họ nên treo chiếc gương đó trong một căn phòng khác. Và sau khi dời nó khỏi phòng ngủ, hai vợ chồng đã không còn gặp ác mộng nữa. Sau này khi trở lại St. Peterburg, họ gặp lại người đàn bà đã bán cho họ chiếc gương ám ảnh đó. Bà ta kể rằng, giai đoạn Leningrad bị vây hãm trong thế chiến II, chiếc gương được treo trong căn phòng mà người anh trai của bà ta đã bị thiêu cháy và chết vì bỏng quá nặng. Vì vậy, theo Vitaly Pravdivtse chiếc gương soi có thể “nhớ” lại các cảm xúc cũng như tình cảm và cuộc sống của những người đã sử dụng chúng. Một số nhà khoa học ghi nhận rằng, những sự phát xạ tinh thần của mỗi người có thể sắp xếp các phần tử nhỏ của thế giới thành các mô hình duy nhất, dấu vết của tư tưởng và cảm xúc của chúng ta. Món đồ mà người ta sử dụng có thể ghi nhớ dấu vết nói trên. Trong suốt 15 năm, các nhà nghiên cứu ở một trong các viện của New York đã nghiên cứu hiệu quả của chiếc gương soi đối với con người với sự giúp sức của thiết bị dò từ – âm cực nhạy. Những người đứng quá lâu trước gương có thể thấy mệt mỏi và trí nhớ trở nên sút kém. Các thí nghiệm tiết lộ rằng, chiếc gương soi có thể tích tụ năng lượng của con người. Những tác động của gương tới sự lão hóa Người ta sẽ mất năng lượng sau 3 phút nhìn vào gương. Và các nhà nghiên cứu cũng có một ghi nhận giật gân: Người nào thường xuyên soi gương sẽ chóng già hơn. Các chuyên gia sinh học năng lượng giải thích hiện tượng này như sau: Năng lượng chúng ta phát ra được chiếc gương phản ánh và sau đó phá hủy vầng hào quang bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, Vitaly Pravdivtsev nói rằng chiếc gương có thể làm trẻ con người lại nếu nó được làm bằng pha lê trong suốt chứ không phải kính thường. Mỗi ngày đứng trước chiếc gương soi này khoảng nửa giờ có thể làm mất đi các nếp nhăn trên mặt! Ngay từ thế kỷ 18, nhà bác học người Đức Kari Fon Feygenbakh (1788 – 1869) đã phát hiện thấy ở một số người có ánh mắt rất nguy hiểm đối với người khác. Những ánh mắt của họ có khả năng cực lớn (năng lượng trong ánh mắt có tên gọi là 00) và khi phản xạ qua gương có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ người bị luồng tia này hướng vào. Chiếc gương không chỉ phản chiếu hiện thực khách quan mà còn phản xạ năng lượng vô hình. Thử làm một thí nghiệm thì thấy, năng lượng cũng có khả năng phản xạ qua gương. Dùng bộ điều khiển ti vi từ xa cho hướng phản chiếu nhằm vào vô tuyến, thấy nó vẫn có tác dụng như thường. Điều đó có nghĩa gương có thể phản xạ năng lượng phát ra từ ánh mắt có thể gây nguy hiểm cho những ai bị nó phản chiếu vào qua gương. Thực hư chuyện gương soi giết người Nhà bác học người Pháp Kamill Flamarian (1848 – 1925) chuyên về các hiện tượng dị thường trong thiên nhiên khuyên những người nhút nhát sợ bóng tối thử nhìn vào cái gọi là “bóng ma” qua gương, hoặc bất cứ vật gì có độ bóng thì sẽ bớt sợ hơn rất nhiều. Có nhiều người bán tin bán nghi, thế nhưng qua thực tế thì thấy lời khuyên của Flamarinon rất hiệu nghiệm. Cũng như vậy đối với những chiếc gương cổ nổi tiếng thần bí được sản xuất tại vùng Venezia ở Italia. Như có phép màu nhiệm, loại gương này thường gây được tâm trạng phấn chấn đối với người soi. Ban đầu, người ta cho rằng, sự bí ẩn chính là chất liệu pha lê được phát minh năm 1516 bởi hai anh em nhà Andrea và Domenico thuộc vùng đảo Murana gần Venezia. Mãi sau này họ mới khám phá rằng, những người thợ Italia đã bổ sung thêm một ít mạt vàng vào trong chất phủ gương, làm cho sự phản chiếu của gương có sắc mầu ấm. Thông thường, sắc màu gam lạnh, chẳng hạn như ánh trăng, không có lợi cho sức khoẻ. Chính điều này đã lý giải bí ẩn tại sao vào thời kỳ trăng rằm, số lượng người bị trầm uất, động kinh, tự tử và các vụ phạm tội tăng lên đáng kể so với những ngày khác. Phong thủy trong việc đặt gương soi Trong phong thủy ứng dụng, phòng ngủ không nên có gương phản chiếu vào tường lúc ngủ. Trong trạng thái ngủ, cơ thể rất nhạy cảm với những nguồn năng lượng bất lợi đối với sức khỏe. Gương trong phòng ngủ nên che mặt phản chiếu bằng một tấm vải. Đây không phải là sự mê tín dị đoan mà điều này phần nào đã được lý giải dưới góc độ khoa học. Phủ mặt gương trong lúc ngủ đề phòng khả năng năng lượng của những người có tâm địa xấu, phản xạ qua gương chĩa vào người trong lúc ngủ. Dân gian khuyên không nên sử dụng gương cũ vì nó ám nhiều năng lượng và chất độc. Có trường hợp sau khi soi gương, người chủ có những hành vi bột phát cực kỳ nguy hiểm. Chẳng hạn như chiếc gương cổ nổi tiếng trong lịch sử với những vụ giết người, đột tử hay vẫn có đề dòng chữ “Lui arpo – 2743”. Năm 1997, các nhà buôn đồ cổ Pháp đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng thông báo cho mọi người biết không nên mua chiếc gương cổ này vì nó rất nguy hiểm với người mua nó về. Theo thống kê, chiếc gương Lui đã gây ra cái chết đối với 38 người chủ mua nó. Chiếc gương như có lời nguyền, hễ rơi vào tay người nào là người đó bị đột tử mà không lý giải được. Sau khi gây ra cái chết của hai người chủ cuối cùng vào năm 1910, chiếc gương được cảnh sát Pháp tịch thu và lưu giữ trong kho. Hiện nay vẫn chưa có lời giải thích khoa học thỏa đáng cho chiếc gương Lui bí ẩn. Theo Trí Thức Trẻ @ giờ mới biết vì sao phụ nữ già nhanh hơn đàn ông :lol: @ở vn vào thời kỳ trước ,sau khi những vị khách xấu bụng ra về , các cụ đều lau lại mặt gương bằng rượu gừng
  24. Nhiều gương đồng cổ đại Trung Quốc và Nhật Bản (giống như chiếc gương trong hình) nhìn bề ngoài rất bình thường, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, chúng có thuộc tính kỳ lạ vừa là đồng rắn vừa trong suốt. (Shutterstock*; edited by Epoch Times) Đối với con người hiện đại thì trong việc chế tạo gương soi không có gì là bí mật cả. Song sự bí ẩn của những chiếc gương, của quy trình công nghệ làm ra chúng và của việc lưu giữ chúng trong nhà cho đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Vậy cái mặt phẳng có tác dụng phản chiếu đó chứa đựng điều gì và tại sao lại có nhiều truyền thuyết, nhiều chuyện bói toán và nhiều điều mê tín gắn liền với chiếc gương đến thế? Điềm báo và mê tín Hiện nay, ở thiên niên kỷ thứ ba, không ít người vẫn tiếp tục tin vào bản chất ma thuật của chiếc gương. Người ta thường giật mình khi đánh rơi chiếc gương xuống sàn nhà, người ta sợ hãi nếu như chiếc gương bị vỡ. Sau khi những vị khách khó chịu bước ra khỏi nhà, người ta thường dùng khăn ướt lau sạch mặt gương để xóa hết dấu vết của những người “bất hảo” đó khỏi “ký ức” của gương, còn nếu như có ai trong số thân nhân qua đời thì người ta lấy mảnh vải che mặt gương lại. Theo phong tục Trung Hoa, chiếc gương được coi là vật trừ tà bởi lẽ ma quỷ khi nhìn vào gương sẽ thấy hình thù quái dị của mình nên khiếp sợ. Ở Nhật, chiếc gương đóng vai trò tối quan trọng: nó là một trong những báu vật của nhà vua cùng với ngai vàng, thanh bảo kiếm và ba viên ngọc trai tượng trưng cho ba phẩm chất cao quý của con người là kiến thức, sự can đảm và lòng nhân từ. Được so sánh với nước, chiếc gương đã trở thành phép thần thông và được dùng vào việc bói toán ở Congo, trong các bộ tộc Bambara và ở châu Á. Đó là bát nước hoặc chiếc gương mà trong đó pháp sư nhìn thấy các vong hồn. Có không ít điểm báo gắn liền với chiếc gương. Và ở tất cả các dân tộc chúng rất giống nhau. Nếu gương bị rơi vỡ thì đó là điềm gở - trong gia đình sắp có người chết. Trong gương có thể nhìn thấy bóng dáng của vị hôn phu hoặc hôn thê của mình. Sự rủi ro đang rình rập vị hôn thế nếu như trước lễ thành hôn, nàng nhìn thấy mình mặc bộ đồ cưới trong gương. Sự bất hạnh đó có thể tránh được bằng cách mặc thử bộ đồ cưới nhưng thiếu một chiếc găng tay. Ngoài ra, sau khi làm lễ ở nhà thờ về, đôi vợ chồng trẻ phải đứng cạnh nhau trước chiếc gương - điều đó sẽ mang đến sự may mắn cho họ. Nhiều dân tộc như Ấn Độ, Tadzhkitan, Ba Tư... có một nghi lễ thành hôn như sau: cô dâu và chú rể cùng nhìn vào một chiếc gương, dường như mối liên hệ giữa họ và những người trong gương sẽ củng cố cuộc hôn nhân trên trần gian. Theo quan niệm dân gian của các dân tộc Slavơ thì chiếc gương được nhìn nhận trước hết như ranh giới giữa thế giới trần gian và thế giới bên kia. Có nhiều câu chuyện về chiếc gương gắn liền với sự xuất hiện trong đó bóng ma của những người đã khuất. Theo một số truyền thuyết, trong những chiếc gương cổ được lưu giữ linh hồn của tất cả những ai đã từng soi vào đó. Nếu như chiếc gương giữ lại hình ảnh của kẻ độc ác, chẳng hạn tên sát nhân, hay đã “chứng kiến” cảnh giết người thì bản thân nó cũng trở thành “độc ác” và có khả năng phát ra năng lượng tiêu cực. Để tránh những hậu quả xấu, không nên soi gương khi đang đau ốm. Tốt nhất là nên nhìn vào gương với nụ cười và với sự mãn nguyện. Khi đó gương chỉ phát ra năng lượng tích cực mà thôi.. . Các nhà khoa học cũng quan tâm đến loại gương vốn không vội vã bộc lộ tất cả những điều bí ẩn của nó. Trước hết phải nói đến cuộc thí nghiệm bằng gương do nhà vật lý học, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô B.Kozyrev (1905 - 1979) khởi xướng. Cấu trúc gương của Kozyrev như sau: một lá nhôm dẻo bóng loáng như gương được cuốn lại một vòng rưỡi theo chiều kim đồng hồ. Bên trong lá nhôm đó đặt một chiếc ghế cho người được làm thí nghiệm và thiết bị đo. Vào đầu những năm 90, những tấm gương cuộn như vậy được dùng cho các thí nghiệm về tri giác cực nhạy vốn được tiến hành tại Viện Y học thực nghiệm thuộc phân Viện hàn lâm khoa học Sibiri do viện sĩ V.Kazurcheev hướng dẫn. Kết quả của cuộc thí nghiệm chưa được công bố. Người ta chỉ biết rằng một trong những người tham gia thí nghiệm đã chết trong hoàn cảnh lạ lùng, còn những người khác thì tự sát. Ở mức độ nhất định, cuộc thí nghiệm là sự tiếp tục những nghiên cứu của nhà vật lý học thiên văn Kozyrev chuyên khảo sát mối liên hệ giữa không gian và thời gian. Kết quả của những cuộc thí nghiệm là rất kỳ lạ. Những người được ngồi trong cái ống gương hình trụ đó có những cảm giác tâm sinh lý dị thường rất khác nhau, điều này được ghi nhận trong biên bản của công trình nghiên cứu. Họ có cảm giác “thoát ra khỏi thể xác mình”, đã ghi nhận những trường hợp biểu hiện của hiện tượng thần giao cách cảm... Người ngồi trong buồng kín đó trong mấy tiếng đồng hồ bắt đầu cảm thấy mình như người tham dự các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ xa xôi, ngay trước mặt họ, dường như trên màn hình đã lần lượt hiện ra những sự kiện và những nhân vật quen thuộc qua sách giáo khoa và hoàn toàn không quen thuộc. Song điều kỳ lạ nhất là người tham gia cuộc thí nghiệm bằng gương tin chắc rằng những chiếc gương chính là đường hầm để chuyển sang một chiều đo khác... Kỹ thuật chuyển năng lượng sang các thế giới khác khá phức tạp và đối với con người hiện đại thì việc áp dụng nó có thể kết thúc một cách bi thảm. Những cuộc thí nghiệm cũng cho thấy sự tiềm ẩn của một mối nguy hiểm nhất định, vốn có thể đe dọa đến tính mạng con người. Chính vì vậy chúng đã bị đình chỉ. Không phải ngẫu nhiên tòa án giáo hội Tây Ban Nha đã nghĩ ra một cách tra tấn đặc biệt bằng gương. Nạn nhân mấy ngày liền bị nhốt vào một chiếc phòng gương kín mít, trong đó ngoài anh ta và ngọn đèn thì chẳng có cái gì hết. Vô số hình ảnh phản chiếu giống như những người song sinh nhìn chòng chọc vào anh ta suốt ngày đêm. Chúng ở phía trên, ở bên trái, ở bên phải và ở phía dưới. Chúng gặp lại mỗi một động tác của người đó, hệt như giễu cợt nạn nhân. Thông thường con người không chịu nổi cách tra tấn bằng gương như vậy và bị phát điên. sưu tầm
  25. Chiếc gương “quỷ ám” giết người hàng loạt Trong suốt hơn 200 năm, chiếc gương kì quái này đã khiến gần 38 người Pháp đột tử vì chứng tràn máu não. Chân dung kẻ sát nhân Thông tin ớn lạnh trên do Hiệp hội sưu tập đồ cổ nước Pháp thông báo với công chúng vào tháng 11/1977. Hiệp hội này đã cảnh báo dân mê đồ cổ tuyệt đối không nên tìm kiếm, mua, lưu giữ chiếc gương soi cổ trên khung gỗ có khắc chữ “Louis Alvarez 1743” bởi vì gần 40 người đã chết một cách khó hiểu chỉ vì sử dụng nó. Chiếc “gương ma quỷ” này được nghệ nhân Louis Alvarez chế tác và xuất xưởng vào năm 1743 ở Pháp. Vì vậy, người ta đặt tên ông và năm sản xuất cho đồ vật mang điềm chết chóc trên. Trong số 38 nạn nhân, người thợ làm ra nó lại chính nạn nhân đầu tiên. Chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ vốn đang khỏe mạnh bình thường bỗng đột ngột qua đời trong nhà xưởng vì chứng tràn máu não. Không ai liên tưởng về sự ra đi bất ngờ của ông tới chiếc gương soi kia. Nó đã được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hóa và bắt đầu chuỗi hành trình gieo rắc cái chết. Nạn nhân thứ hai sau Alvarez là Tesemer là ông chủ cửa hàng bột mì tại thành phố cảng Marseille. Tới cửa hàng mua sắm quà sinh nhật cho người vợ, ông cảm thấy thích chiếc gương và móc hầu bao mua luôn. Tối hôm đó, trong căn biệt thự lộng lẫy của mình, buổi lễ sinh nhật hoành tráng đã được diễn ra. Sau khi lấy chiếc gương ra khỏi hộp quà tặng vợ, thuận tay, ông đưa chiếc gương chạm khắc tinh xảo lên soi. Bỗng nhiên, Tesemer cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình, đầu óc nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại kí ức cũ. Chiếc gương “quỷ ám” thất lạc từ đó. Chiếc gương sát nhân này tiếp tục “tác quái” vào 22 năm sau đó, tức năm 1765. Nạn nhân thứ ba của nó là Arnold, biên tập viên trẻ tuổi của một nhà xuất bản. Anh ta mua được chiếc gương này tại một cửa hàng trên vỉa hè thủ đô Paris và mang nó về treo ngay đầu giường của mình trong phòng ngủ. Ngay sau đó, Arnold mất tích và khi tới căn chung cư của anh để tìm, mọi người sững sờ khi thấy anh đã qua đời nhiều ngày trong chính căn hộ đó. Thật đáng sợ, nguyên nhân chết vẫn là do tràn máu não. Nạn nhân thứ tư là Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ. Trong khi đi dạo tại khu chợ mua bán đồ cũ, ông đã bắt gặp chiếc gương được chạm khắc tinh xảo này nên đã mua lại và mang về cửa hàng với hy vọng bán được chiếc gương rẻ mạt này với giá cao. Thật không may, ba ngày sau đó, Henry đã đột tử tại cửa hàng trong khi đang thưởng thức ly cà phê sữa sau bữa ăn trưa. Đặc biệt thay, nguyên nhân tử vong của ông là do chứng… tràn máu não. Sự việc càng ngày càng quái dị hơn khi chiếc gương tiếp tục gây ra cái chết oan nghiệt cho hai nạn nhân tiếp theo là ông Hanmer và vợ ông (bà Jura) sau 70 năm lưu lạc. Bà Jura đã mua được chiếc gương cổ này trong một lần đi dạo và mang về đặt trên chiếc bàn viết ở nhà. Không ngờ rằng việc làm vô tình đó đã gây ra cái chết oan uổng cho cả hai người ngay sau đó. Cả hai đã lần lượt qua đời trên đường tới bệnh viện cấp cứu bởi nguyên nhân vẫn là chứng bệnh tràn máu não. Đã có thêm hơn 20 người nữa chết “bất đắc kì tử” trong vòng hơn 100 năm sau đó. Hầu hết trước khi đột tử, họ đều rất khỏe mạnh, không nghiện ngập hay mắc bất cứ chứng bệnh gì. Họ chỉ qua đời trong vòng ba ngày sau khi tiếp xúc với chiếc gương quỷ ám và nguyên nhân dẫn họ tới cái chết đều giống nhau. Trong số họ, có những người không biết tới chiếc gương này và chỉ tình cờ sử dụng nó; nhưng cũng có những người biết, tò mò, cố tình sử dụng. Dù thế nào nhưng tất cả họ đều phải nhận lấy cái chết. Nạn nhân thứ 38 của chiếc gương là tiến sĩ Smith. Là nhà khoa học nên ông không hề tin chuyện chiếc gương này có… yêu ma hại người. Ông quyết định vén bức màn của bí ẩn này. Thế nhưng chỉ sau khi tiếp cận được chiếc gương không lâu, ông đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu rồi tử vong ngay sau khi dặn dò người nhà hãy cất kĩ chiếc gương hại người này. Tất nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông vẫn giống 37 người trước. “Sức mạnh siêu nhiên” bí ẩn Cái chết bí ẩn của tiến sĩ Smith đã thôi thúc Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp khẩn cấp công bố trước báo chí về sự nguy hại của việc tiếp cận chiếc gương. Nhiều nhà khoa học có sự quan tâm đặc biệt xung quanh bí ẩn này; nhưng không ai dám giữ nó lại bên mình để nghiên cứu chỉ vì “chiến tích” của nó. Họ đua nhau đưa ra những phán đoán của bản thân nhưng đều không thể chứng minh chúng. Từ thời Trung cổ, có nhiều học giả cho rằng gương soi như một tấm sắt tự hấp thụ chất độc xung quanh và bốc hơi lên dần, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiếp xúc. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững bởi nếu đúng là mặt gương có khả năng hấp thụ hơi độc thì chỉ cần rửa bằng nước lạnh là có thể hòa tan, làm sạch chúng. Ngoài ra, không thể giải thích về nguyên nhân của sức mạnh sát thương lớn đến như vậy của chiếc gương. Các nhà khoa học Nga thì mở rộng vấn đề hơn. Họ nhận định rằng chiếc gương không chỉ có khả năng hấp thụ chất hóa học hữu hình mà còn có thể hấp thụ các “năng lượng thông tin vô hình”. Vật chất hữu hình có thể gột rửa, nhưng với năng lượng vô hình, điều đó không thể thực hiện được. Tuy nhiên, họ chưa thể lí giải trọn vẹn tại sao trong khi những chiếc gương khác hoàn toàn bình thường thì chiếc gương kì quái này lại có thứ năng lượng vô hình đó. Ngoài ra, một số người cũng hoài nghi chiếc gương được tráng thêm những chất phụ gia độc hại nhưng không ai dám lại gần chiếc gương để… làm thí nghiệm kiểm chứng. Thời gian càng trôi đi, bức màn bí mật bao phủ quanh chiếc gương “quỷ ám” này ngày càng dày thêm, khiến mọi người nhìn nó không còn dưới “con mắt khoa học” nữa mà tin rằng bên trong nó có một “sức mạnh siêu nhiên” bí ẩn. Thậm chí, đã có bộ phim kinh dị được dựng lên từ câu chuyện kì bí này, càng tô vẽ thêm tính li kì, đáng sợ cho câu chuyện. Theo Trí thức trẻ