smooly_girl
Hội viên-
Số nội dung
112 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by smooly_girl
-
Cô wild cố gắng cô nhé Công việc này ai cũng biết là vất vả và sẽ gặp nhiều trở ngại nhưng không ai tưởng tượng ra rằng cô phải nghe những lời chửi bới, và phải chứng kiến những cảnh thương tâm thế này. Công sức của cô chúng cháu hiểu hết Cháu xin chia sẻ với cô Cháu xin ủng hộ 300.000 đồng cho trường hợp này Sáng mai cháu sẽ chuyển vào tài khoản của cô nhé
-
Cháu biết hơi muộn một chút nhưng chắc không vấn đề gì chú nhỉ Chúc chú mạnh khỏe, vui và luôn hanh phúc chú nhé
-
Đàn ông thích gì? Robinson lạc trên hoang đảo đã lâu ngày. Cuộc sống thiếu thốn làm anh thèm khát đủ mọi thứ. Một ngày kia, trong lúc đi dạo trên bờ biển, anh chợt phát hiện một cô gái tuyệt đẹp, gần như trần truồng, đang ôm một chiếc thùng cố gắng bơi về phía đảo... Robinson cứu sống cô gái rồi hỏi: - Cô có mang theo người được thứ gì không? - Gần như không! - Cô gái đáp - Tôi chỉ có thứ mà đàn ông ai cũng thích thôi. - Thật ư? - Robinson sáng mắt lên - Nghĩa là, cái thùng này chứa đầy bia?
-
Quả thật cô vất vả quá và cũng quá "liều" khi một mình đi như vậy. Phải có những người như cô thì sự giúp đỡ của mọi người mới đến được tay người cần giúp. Cảm ơn cô thật nhiều
-
CỘI NGUỒN CỦA VĂN MINH ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM Giáo sư Cao Thế Dung Một số trống đồng vào loại Héger I và II, có di chỉ cách đây từ 2.200 – 2.700 năm do nông dân ở Bình Ðịnh và ở đảo Sơn Rái (Kiên Giang) tình cờ đào được, cho ta thấy, văn minh Lạc Việt qua văn minh Ðông Sơn (Thanh Hóa) bao trùm cả miền Ðông Dương. Cổ thư và cổ sử Trung Hoa cũng như những khám phá của khảo cổ học đã cho ta được biết một cách rõ rệt, đồng bằng sông Cửu Long gần 2.000 năm trước là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam với nền văn minh Óc Eo khá rực rỡ, mà nhà khảo cổ Pháp, học giả Louis Malleret đã dầy công khám phá được (xem: Louis Malleret, L’Archéologic du Delta du Mékong - Part I, L’Exploration archéologiques et les fouilles d’Oc.Eo.Paris: écode Francaise L’Extrême Orient - 1950). Miền Nam ngày nay từ khởi thủy hoang địa và từ đây xuất hiện vương quốc Phù Nam (xem: Lê Thương, Sử liệu Phù Nam - Sài Gòn 1974, tr.10). Về đất Hà Tiên, cực nam Phù Nam, Mạc Thiên Tính (con Mạc Cửu, Tổng trấn Hà Tiên) ghi lại rằng "Trấn Hà Tiên của nước Nam xưa là cõi xa. Từ khi cha tôi mở mang đến nay, đã được hơn 30 năm, dân cư mới được yên cư, tạm biết cấy trồng". Do từ khảo cổ học và những nghiên cứu về địa danh ở Hà Tiên cho thấy, Hà Tiên từ cổ thời đã là nơi người Việt cổ đặt chân tới. Mũi Nay ở Phú Yên (Varella) là biên cương của Việt Thường Thị Nhật Nam xưa thì ở Hà Tiên cũng có mũi Nai, hay mũi Nại. Mạc ThiênTích phiên âm thành Lộc trĩ sơn (Theo nhà địa chất Trần Kim Thạch, “Từ 6000 năm đến nay, biển rút ra khơi, phơi bầy trầm tích mặn... trên đó vật liệu của dòng sông và các dòng lũ hàng năm không ngớt bồi tụ... Hà Tiên có môi trường quần đảo đã nổi thành đất liền" - Trần Kim Thạch, "Tờ trình địa chất khoáng sản huyện Hà Tiên" (15-4-1984) trích dẫn bởi Trương Minh Ðạt, NCLS số 5 - 1993, tr.35). Hà Tiên vốn là Mang Khảm, Mạc Cửu đổi tên thành Phương Thành, sau khi thống thuộc nước Ðại Việt Ðàng Trong mới đổi tên thành Hà Tiên. Qua ngôn ngữ cổ, khảo cổ học đã đi đến kết luận khả tín: dân Việt từ thời viễn cổ hay ít nhất trong thời đại vương quốc Phù Nam đã có mặt ở miền cực nam Ðông Dương như Hà Tiên ngày nay. Hơn 1000 năm bị Hán đô hộ, hẳn nhiên là văn hóa Việt Nam trong đó có nghệ thuật, đã ảnh hưởng Tầu một cách rõ rệt, nhưng sau những khám phá, khai quật của khảo cổ học gần một thế kỷ qua, nhất là từ văn hóa văn minh Ðông Sơn, ta thấy rõ rệt là từ thời thượng cổ, Việt Nam và Trung Hoa đã là có hai sắc thái văn minh văn hóa khác biệt. Trái lại, Trung Hoa lại chịu ảnh hưởng văn minh Việt Thường Thị trước (qua việc sử gia Việt Thường cống vua Ðường Nghiêu rùa thần). Thời kỳ Ðông Sơn và trước nữa, văn minh Việt Nam qua nghệ thuật nằm trong bối cảnh Ðông Nam Á, tuy không cùng một chủng tộc nhưng Việt Nam và các dân tộc ở Ðông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân đều có chung một nguồn gốc văn minh. Nghệ thuật đúc đồng bằng khuôn đôi và qua các di chỉ đồ đồng Ðông Sơn thì nghệ thuật đồng thau ở Việt Nam và Ðông Nam Á đã xuất hiện trên 3000 năm trước Công nguyên. Nghĩa là trước cả Trung Hoa. Theo một tác giả Tây Phương có thể có trước cả người Cận Ðông (Ai Cập, Do Thái, Ba Tư...). Dựa vào khảo cổ khai quật được ở Việt Nam và nhiều nơi ở Ðông Nam Á, tác giả này cho rằng "đã đủ chứng minh tổ tiên những con người ở Ðông Nam Á đã biết trồng cây, mài đồ đá làm đồ dùng và làm đồ gốm trước cả người Trung Hoa, Ấn Ðộ và Cận Ðông" và rằng nền văn minh Hòa Bình (Việt Nam) qua khắp Ðông Nam Á lan đến Bắc Thái Lan và Bắc Miến Ðiện, vượt lên tới Trung Hoa. (Wilhelm G.Solheim II, New Light on a forgetten past. National Geographic. No 3 - Vol.139 - March 1971). Các di tích khảo cổ và di tích về nền văn hóa Phùng Nguyên cách đây từ khoảng 3 đến 4000 năm đã cho ta thấy nếu so sánh với Trung Hoa và Ấn Ðộ cùng thời, kỹ thuật và nghệ thuật của Phùng Nguyên vượt hơn hẳn Trung Hoa và Ấn Ðộ. Năm 1959, di chỉ Phùng Nguyên ở bên sông Thao được phát hiện và khai quật. Càng ngày ta càng thấy rõ tầm quan trọng của nền văn hóa này trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc (xem: Hà Văn Tấn, ‘Văn hóa Phùng Nguyên, nhận thức mới và vấn đề." Khảo cổ Học số 1 - 1978, tr.5-6). Cuộc khai quật ở huyện Lâm Thao, Vĩnh Phú năm 1961 đã đưa ra khỏi lòng đất một lưỡi rìu đá có hình dáng độc đáo. Từ giai đoạn đồ đá qua giai đoạn Gò Mun trong quá trình phát triển văn hóa thời Hùng Vương, tổ tiên ta đã tiến qua những bước vượt bực, từ mũi tên đồng Phùng Nguyên đến mũi giáo đồng Ðồng Ðậu, mũi giáo đồng Gò Mun và Ðông Sơn cho đến bàn chải đồng Gò Mun ta có cơ sở để nghĩ rằng giai đoạn văn hóa Gò Mun là một bước chuẩn bị trực tiếp cho sự phát triển rất rực rỡ của Ðông Sơn. Di chỉ Gò Mun, Ðồng Ðậu khoảng 3000 trước Công Nguyên, đem so với sự hình thành và phát triển của văn minh Trung Hoa và Ấn Ðộ, Việt Nam và Ðông Nam Á tiến trước và tiến xa khá nhiều. Sự thực là văn minh Việt Nam - hay Lạc Việt trong dòng Bách Việt (Viêm Việt) phát triển trước văn minh Hoa Hán hay ít nhất cùng một thời. Từ cỗi nguồn, văn minh Lạc Việt - Bách Việt là văn minh bản địa, khác hẳn Tầu, sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường chép rằng, “năm 2361 trước Công nguyên, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Ðường Nghiêu Sứ thần Việt Thường Thị sang chầu dâng rùa thần". Theo Thống Chí của Trịnh Tiền đời Ðào Ðường, "rùa thần sống đến 2000 năm, trên lưng có ghi văn khoa đẩu, ghi việc từ khi trời đất mới mở mang về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là qui lịch". Ðế Nghiêu nhà Ðường sai Hy Thúc (trong Kinh Thư) giữ việc này suy trác khí hậu ở Nam Giao, điều hòa mọi việc thời tiết sớm muộn về mùa hè... Suy trác cẩn thận để tháng trong Hạ được đúng với thời tiết. Lại phải xem đến việc thay đổi của người và trời đất. (xem: Nguyễn Thường, “Lịch với lịch sử kinh tế chính trị và chiến tranh". Nghiên Cứu Lịch Sử số 3 (262) tháng 5 & 6-1992, tr.51-59). Theo Kim Lý Tường con rùa gọi là Thần Qui vì rùa to hơn 4 thước ta (khoảng 1m20), trên lưng có chữ nòng nọc sử Tầu gọi là khoa đẩu văn, ghi tổng quát lịch sử cấu tạo vũ trụ và nhân loại từ thuở ban đầu cho tới đời vua Ðường Nghiêu (xem: Cương Mục, bản dịch - Bộ VHGD - Sài Gòn 1965, tr.31). Vào thời Ðường Nghiêu, dân Hoa Hán vốn là dân du mục chủ về bạo lực, cang cường, từ phía Bắc Hoàng Hà đã tràn xuống phương Nam, tiêu diệt dân Miêu (Bách Việt) đã lan đến miền Sơn Tây (Trung Quốc) ngày nay. Ðời thái cổ, Trung Hoa dựng nước, khởi đầu là Tam Hoàng, gồm 3 vị vua là Toại Nhân, Phục Hy và Thần Nông. Kế đến là Ngũ Ðế, theo Sử Ký của Tư Mã Thiên gồm có Hoàng Ðế, Chuyên Húc, Ðế Cốc, Ðế Nghiêu và Ðế Thuấn. Tam Hoàng Ngũ Ðế theo Ðào Duy Anh đều là thần thoại (Trung Hoa Sử Cương, tr.XVIII). Ðời Nghiêu Thuấn, Hán Tộc đã chinh phục đến miền Hà Nam. Vào thời Bách Việt - Viêm Việt đã sớm văn minh trước cả thời Ðường Nghiêu. Ðịa bàn cư dân Bách Việt bao gồm Hoa Nam ngày nay (Quảng Ðông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam) kéo dài đến miền Bắc Việt Nam, qua đèo Hải Vân đi xuống phía Nam là xứ Việt Thường. Thời thượng cổ, sử Trung Hoa vốn đầy thần thoại và hoang đường cùng thời Văn Lang và triều đại Hùng Vương ở phương Nam, khởi phát từ văn minh lúa nước và khu vực nhân văn Ðông Nam Á, khác với văn minh du mục phương Bắc. Theo cách phân định thời kỳ lịch sử Trung Hoa của sử gia Tây Phương như René Grousset thì thời kỳ Thượng cổ Tam Hoàng Ngũ Ðế cùng một thời với lịch sử Chaldeé; Ðời Xuân Thu Chiến Quốc đi đôi với thời kỳ Hy Lạp - La Mã bên Tây Phương. Thời kỳ Tần Hán cùng thời với đế quốc La Mã (Grousset, Histoire de l’ Asie - L’ Trade et La Chine - Paris 1922). Ðời Hoàng Ðế, văn minh Trung Hoa đã khá, đã làm nhà, dùng xe cộ (hiên viên) và dệt cửi. (Theo sử ký Tư Mã Thiên thì Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Tần Hoàng tức Nhân Hoàng). Nghiêu Thuấn được coi là thời đại tốt đẹp nhất, thiên hạ thái bình thịnh trị, vua Nghiêu ở ngôi được 70 năm, vua Nghiêu truyền ngôi cho Tứ Nhạc, ông Nhạc từ chối. Nghiêu ra lệnh tìm người quí thích truyền ngôi. Vào thời này, phương Bắc vẫn còn theo mẫu hệ. Theo truyền thuyết thì vua Ðường Nghiêu (2356 - 2255 trước CN) gả 2 con gái cho vua Thuấn (2255 - 2204 trước CN) rồi truyền ngôi cho ông Thuấn. Theo sách Mạnh Tử Vạn Chương Thượng kể truyện em vua Thuấn là Tượng đã tính trước, sau khi giết anh thì hai vợ của anh tức là vua Thuấn, tức chị dâu Tượng sẽ về hầu ông ta (tức lấy làm vợ). Về chế độ mẫu hệ Việt Nam, học giả Pháp Louis Finot khảo cứu rất tường tận (xem Louis Finot, Lesgrandes époques de l’Indochine - những thời kỳ trị của Ðông Dương). B.S.E.M.T (Bulletin de la Sociéte d’Enseignement Mutuel du Tonkin). T.XV, II , 87-287), cho thấy thời viễn cổ dân Việt theo mẫu hệ nhưng mẫu hệ Việt Nam khác với mẫu hệ thời Ðường Nghiêu, đã sớm chấm dứt từ triều đại Hùng Vương. (xem: Nguyễn Khắc Ngữ, "Mẫu hệ Việt Nam". Văn Hóa tập san, T.X1, Q.9 - 1962, tr 913-1084). Nghiên cứu tài liệu khảo cổ học, từ Tây Phương và Việt Nam, với tấm bản đồ phân bố các di chỉ, ta thấy rằng, tổ tiên ta đã mất khoảng 10,000 năm để biến từ văn minh Phùng Nguyên qua Ðông Sơn. Ðó là cái mầm tinh túy Việt, không hề ảnh hưởng ngoại nhập từ Bắc phương, và cái mầm ấy nẩy nở trong bối cảnh nhân văn địa lý Ðông Nam Á, cái gốc kỳ diệu của văn minh Việt Nam. Cái gốc ấy qua văn hóa Phùng Nguyên đã phát triển liên tục vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tức cách đây khoảng từ 3 đến 4000 năm. Những kết quả phân tích bon (carbon, phóng xạ đồng vị C14) đã xác định là những tinh hoa Việt trên 4000 xưa là chính xác (xem: Khảo Cổ Học số 7 & 8 - tháng 12-1970 về văn hóa Hùng Vương và thời đại Hùng Vương tr. 33-44) Thời đại Hùng Vương là thời đại có thực trong lịch sử - không phải là huyền thoại - truyền kỳ. Thời đại này bao gồm từ văn hóa Phùng Nguyên, có thể trước nữa cho đến nền văn hóa rực rỡ Ðông Sơn. Theo sử gia Nguyễn Phương thì từ thời viễn cổ, từ khi hình thành dân tộc Việt Nam, "Các trẻ già chính thống đều cho rằng dân Việt Nam không giống dân Trung Quốc. Tư tưởng này biểu lộ rõ rệt ở vấn đề quốc thống họ đã nêu lên. Họ nghĩ rằng, nước Việt Nam đã là một nước ngay từ đầu, từ thời gian trước khi chung đụng với người Tầu, nghĩa là từ buổi xa xưa khi vừa mới có dân tộc Việt Nam" (xem: Nguyễn Phương, "Tiến trình hình thành của dân tộc Việt Nam. Tạp chí Ðại Học Huế, số 32 - tháng 4-1983, tr.153-219). Bước tiến của con người từ khi có con người trên hành tinh này, ta gọi là tiến trình của văn minh văn hóa là những bước tiến kỳ diệu, rất lâu, cả vạn năm... Các sử gia Trung Hoa tự gắn cho dân tộc Hán là tiền tiến "trung tâm của vũ trụ". Các học giả trên thế giới trước đây cũng ngộ nhận cho rằng chỉ có một nơi trên thế giới con người bung ra, thắp sáng ánh sáng văn minh, đó là vùng Tây Á, mà điểm chính là vùng đồi gò trung du bao bọc Lưỡng Hà để từ đó tỏa ra bốn phương. Nay thì với cái công trình khai quật của khảo cổ học đã cho ta thấy không phải như thế. Khoảng một vạn năm trước văn minh của loài người chớm nở, Ðông Nam Á trong đó có Việt Nam lại là một trong mấy điểm chính là nơi con người vươn lên với ánh sáng văn minh mà văn minh Phùng Nguyên, trước nữa là Hòa Bình là những đốm lửa đầu tiên. Nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam nẩy mầm từ thửơ xa xôi mịt mờ đó. Từ bản chất nền văn hóa ấy đã rất dân tộc (Lạc Việt) trong bối cảnh và phong cách Ðông Nam Á, chứ không phải đã ảnh hưởng Trung Hoa vì Trung Hoa phát triển muộn hơn. Cũng nhờ vậy, sau này "Mặc dầu có sự vay mượn ít nhiều của Tầu, Chiêm Thành và Tây Phương, luôn luôn biết dung hóa các mỹ thuật nói trên để tạo thành một nền mỹ thuật có bản sắc dân tộc" (Nền mỹ thuật Việt Nam, ltđd. Ðại học số 30, tháng 5-1958, tr.320). Khảo cổ học đang có những công trình vượt mức đào xâu nền văn hóa của tổ tiên ta vào thời Hùng Vương và sau đó ta vẫn không thấy có yếu tố Trung Hoa nào trong nền văn hóa tiều tiến của nhân loại mà văn minh Lạc Việt - Bách Việt mới là tiều tiến. Khảo cổ gia lỗi lạc của Tây Phương Olov R.T Janse lại nêu một dấu hỏi về ảnh hưởng của Hy Lạp và Rôma (cổ) ở Việt Nam (xem bản dịch Việt ngữ, Olov R.T. Jane. Ảnh hưởng Hy Lạp và Rôma ở Việt Nam, Việt Nam cũng có bình Asko’s, tiếng Hy Lạp là cái bầu bằng da). Theo Jane, trong khi khai quật ở nghĩa trang Bình Sơn - Thanh Hóa thuộc Trung Việt "Chúng tôi đã tìm thấy một cái bình bằng đất nung nằm trong một ngôi mộ bằng gạch xây vòm lên. Chiếc bình đó không phải kiểu Tầu nhưng có kiểu đặc biệt làm cho ta liên tưởng đến những bình thường thấy trong những xứ chịu ảnh hưởng Hy lạp và Rôma, gọi là Asko’s hay guittus" (Bản Anh ngữ, Olvov R.T.Janse. Archaeological research in Indo-china. T.I & II - Harvard Univ. Press.1947-1952). Ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn minh là hiện tượng phổ biến có thể qua ngả Ðông Nam Á, người thời Ðông Sơn, Văn Lang đã tiếp nhận được cái sản phẩm nghệ thuật từ phương Tây nhưng cho đến nay, tuyệt đối chưa thấy ảnh hưởng từ Trung Hoa trong nền văn hóa Văn Lang từ Ðông Sơn trở lên Phùng Nguyên và Hòa Bình. Nền văn hóa ấy có thể nói là vĩ đại vào thời bấy giờ của nhân loại . Nói như thế mà không sợ ngoa ngôn hay đại ngôn. Bởi đó chỉ là sự thực. Nền văn hóa Văn Lang là do từ bản địa và rất sáng tạo. Những hình khắc chạm trên tháp Ðào Thịnh có di chỉ cách đây khoảng 2500 - 3000 năm cho thấy nghệ nhân vào thời bấy giờ đã có quan niệm về nhân tinh và luyến ái khá rõ rệt. Dịch và là Chu Dịch đã là nguồn khởi tác và chi phối toàn diện văn minh văn hóa Trung Hoa (giới trẻ hải ngoại có thể tìm đọc và khảo cứu Dịch qua Anh ngữ với tác phẩm rất hiện đại và khá đầy đủ qua bộ Chu Dịch - I Ching - The Classic Chinese Oracles of Change - trans by Rudolf Ritsema & Stephen Karcher - N.Y: Barnes & Noble books, 1995, pp.816). Dịch lý Trung Hoa mà người Tầu vô cùng hãnh diện lại phát xuất từ Việt Thường Thị - Lạc Việt Văn Lang. Nhờ sứ giả Việt Thường cống rùa thần, nhà Chu Trung Hoa mới có qui lịch. Thần qui - Long mã là biểu trưng của Dịch Lý Trung Hoa. Thần qui từ phương Nam đem qua, Ðường Nghiêu căn cứ vào hình tượng khoa văn trên mu rùa mà làm thành Lịch và lịch đã chi phối toàn bộ sinh hoạt văn hóa, xã hội mà kể cả quân sự của Trung Hoa từ thời bấy giờ. Xem như vậy thì rõ rệt văn minh Lạc Việt qua sứ Việt Thường đã du nhập vào Trung Hoa trước khi Trung Hoa tràn qua phương Nam (Theo giáo sĩ L.Wiegex, một nhà thông thái dòng Tên "người Tầu đã dựa vào cống phẩm rùa thần mà làm ra Qui Lịch - L.Wieger, Hisfoire des croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine, depnis l’ origine jusqu à nos jonrs. "Lịch sử Tín ngưỡng và quan điểm triết học ở Trung Hoa, từ khởi thủy cho đến thời đại chúng ta”, dẫn bởi tiến sĩ Thái Văn Kiểm). Theo cổ sử Trung Hoa năm Tân Mão 1100 trước CN, đời vua Thành Vương nhà Chu, nước Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ lại sai sứ đem chim Trĩ sang cống Thành Vương ở Hạo Phủ (Thiển Tây). Ðại Nam Quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái (sông Nhị Hà - 1949 - bản dịch của Hoàng Xuân Hãn), chép về nhà Hồng Bàng và sứ Việt Thường qua thăm nhà Chu Trung Hoa: Vừa đời ngang với Chu Thành Bốn phương biển lặng trời xanh một mầu thăm Trung Quốc thế nào? đem Bạch Trĩ dâng vào Chu Vương... Theo Hoàng Việt - Giáp Tý Niên biểu ghi Tân Mão là năm 1110 trước CN. Thư sử ký Tư Mã Thiên, sứ Việt Thường cống Chu Vương 3 con chim trĩ, đây là loại chim Phượng Hoàng ở dọc dẫy Trường Sơn - Trung Bộ Việt Nam, một con đực, 2 con cái, 1 con là Bạch trĩ, một con là Hoàng trĩ, một con Thanh trĩ. Trước đó, Trung Hoa không có loài chim trĩ này. Nhờ có 3 chim trĩ Việt Thường sinh sôi nẩy nở, Tầu mới có trĩ "sào nam", chim gốc từ phương Nam nên khi đậu trên cành, đầu nghoảnh về phương Nam do đó có câu “Chim Bắc đậu cành Nam". Về sứ Việt Thường Cống Chu Thành Vương chim trĩ, Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chú như sau: "Sứ ta xưng là Việt Thường Thị. Thành Vương là vua thứ tư nhà Chu sau Thái Vương, Văn Vương, Vũ Vương. Truyền thuyết nói Việt Thường Thị ở phương nam hiến chim trĩ trắng được thấy đầu tiên ở sách Thượng Thư đại truyện của Phúc Thắng và truyện Trúc Thư Kỷ niên. Truyện nầy được chép lại ở sách Hậu Hán Thư, Q.116 (Toàn Thư, T.I, tr.62). Về truyện Bạch trĩ, Lĩnh Nam Chính Quái chép như sau: "Về đời Chu Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề đôi tự xưng là họ Việt Thường đem chim bạch trĩ sang hiến cống. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ dịch qua nhiều lần mới hiểu nổi nhau. Chu Công hỏi: “Người Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần nhuộm răng đen là cớ làm sao?" Ðáp: "Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng rú. Xâm mình để giống hình Long quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Ðể đầu trần để tránh lửa bụi. Ăn trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen vậy.” (xem :Vũ Quỳnh - Kiều Phú. Lĩnh Nam Chính Quái, ltđd, tr.48) Nhiều bộ cổ thư Trung Hoa chép về việc sử Việt Thường đến Trung Hoa cống chim trĩ sách Thượng Thư Ðại Truyện. Sách "Kim Bản Kim Chú" chép rằng "Sứ Việt Thường tới cống hiến bạch trĩ một con, hắc trĩ hai con, ngà voi một chiếc. Sứ giả quên mất đường về, Chu Công bèn ban cho bông hoa tấm, biểu xa 5 cỗ điểu chữ bằng tư nam. Khiến sứ giả cỡi xe đi về phương nam. Nối theo miền biển Phù Nam Lâm Ấp đúng một năm mới tới nước đó, sai quan Ðại Phu đưa về. Lại cỡi xe tư nam đi ngược lại hướng do xe chỉ, đầy một năm tới nước Chu. Trục xe và đầu trục xe điều chế bằng sắt, khi về tới nước Chu, sắt đều mòn cả." theo Kim Bản Cổ kim chú - trích dẫn bởi học giả Nguyễn Khắc Kham, "Ðời nhà Chu đã có xe chỉ nam chưa?" Văn Hóa Tập San T.X II, 1963-4, tr.501-511. Ðiều này không thể đúng vì vào thời đó chưa có đường xá cho xe đi, từ Thiểm Tây đến Việt Thường. Vả lại, theo Gs Nguyễn Khắc Kham, qua bài khảo cứu súc tích công phu kể trên thì "theo như suy cứu ở sử sách Tầu, thời đời Chu Tùy đã có danh từ chỉ nam xa nhưng mãi tới đời Ðông Hán sau này mới có xe chỉ nam." Cổ thư Tầu thường hay phóng đại cũng là cách tự tôn vinh "Thiên quốc - Thiên tử" - cái rốn của vũ trụ. Sứ Việt thường chắc lúc về bằng đường biển. Theo cổ thư và khảo cổ, cách đây hơn 3000 năm, người Việt đã đóng được thuyền vượt biển. Dân Việt Thường khởi hành từ đâu? Từ các cửa biển phía trên hay dưới đèo Hải Vân? Tuy còn là một nghi sử nhưng rõ rệt, Việt Thường Thị ở phía Nam vào thời nhà Chu đã đóng được thuyền vượt biển - chắc chắn phải là thuyền lớn và phải nắm được thuật hải hành và thiên văn. Thuyền khắc chạm trên trống đồng Ðông Sơn (loại Hegger I, cổ nhất có di chỉ cách đây khoảng 2500 - 2700 năm) là loại thuyền lớn. Thân trống đồng Ngọc Lũ - Ðông Sơn khắc chạm hình thuyền. Thuyền dài, 2 đầu cong. Ðầu mũi thuyền trang điểm phức tạp, nhìn chung giống như đầu chim. Ðàng lái trang điểm như đuôi chim. Trên thuyền gần lái có một cái sàn. Sàn nhìn thấy 2 cột cao (trống Ngọc Lũ). Sàn làm bằng một lớp dầy ngoài bờ trang trí bằng vòng tròn có chấm và có tiếp tuyến chèo. Dưới sàn người đặt một chiếc trống và một cái bình. Trên sàn có một chiến sĩ cầm cung quay mặt về phía lái. ở trống Hoàng Hạ, người cầm cung còn để sẵn một mũi tên to trên cung, lưng đeo một chiếc thuẫn ... Cột trụ (thuyền) gồm 2 cọc lớn cao ngang ngực, trên đó có một vật hình lục lăng, vẽ vòng tròn khép kín. Trên vật lục lăng có 2 cái lông lớn và một cái cần chỏng lên trời, cần này đầu mút lại, hình tròn có chấm với một tua lông ... (xem: Nguyễn Phương, "Tiền Sử và Lịch Sử Lạc Việt. "Tạp Chí" Ðại Học (Huế), số 38.) Sử Việt Thường dâng tặng cống phẩm chim trĩ, Viên Thành Vương cho đem dâng Chu Công (tức Chu Công Ðán, anh vua, là bậc tiên Thánh của Nho giáo). Chu Công lúc đầu không nhận, và nói: "Ðức trạch không thấm tới thì người quân tử không hưởng những của đem dâng. Cho nên chính luật không thi hành tới thì người quân tử không bắt người đó làm bầy tôi.". (Theo Thượng Thư Ðại Truyện, trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Kham, tlđd. Văn Hóa số T.XII, Q.4 - tháng 4-1963, tr.507). Ðức trạch và chính lệnh có nghĩa là văn minh văn hóa và học thuật Trung Quốc. Như thế cũng có nghĩa rõ ràng rằng, Việt Thường chưa hề chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa. Sứ Việt Thường đến triều cống là cho theo lời sứ: "Tôi vâng mệnh ông già ở nước tôi, đã từ lâu rồi thấy trời không có gió dữ mưa dầm. Có lẽ là Trung Quốc có Thánh nhân chăng? Có thời sao không vào ngay mà triều kiến?" Ðiều này cũng chứng tỏ rằng, người Việt Thường đời bấy giờ đã biết xem thiên văn, hiểu lịch số và mệnh trời, đoán phương Bắc có “thánh nhân”. Gần 1000 năm sau, theo cổ sử Trung Hoa, Việt Thường Thị mới trở thành Tượng Quận và Nhật Nam vào đời Tần Thủy Hoàng và Hán Cao Tổ (Lưu Bang). Thời gian Tần - Hán thống thuộc Việt Thường không dài lắm. Thời Tần không đáng kể, ngoại trừ triều đại nhà Triệu nước Nam Việt. Quân của Tần Thủy Hoàng xâm lăng Bách Việt đã bị chận đứng ở cõi Lĩnh Nam cho đến khi Triệu Ðà lập ra nước Nam Việt (năm 207 trước CN) thôn tính cả cõi Âu lạc bấy giờ Việt Thường mới thuộc vương quyền của nhà Triệu sau khi nhà Thục nước Âu Lạc (257 - 207 trước CN) mất ngôi, Âu Lạc bị sát nhập vào Nam Việt. Việt Thường trở thành quận Nhật Nam của nhà Ðông Hán sau khi Hán Vũ Ðế sai Lộ Bác Ðức đem quân đánh chiếm nước ta, diệt Nam Việt năm Canh ngọ (111 trước CN). Nhà Hán cũng chỉ cai trị được Nhật Nam không quá 180 năm thì dân Lâm Ấp nổi lên giành quyền tự chủ. Những địa danh Nhật Nam - Lâm Ấp trong cổ sử và cổ thư chính là lãnh thổ Việt Thường Thị, tức Thuận Hóa sau này hay Bình Trị Thiên ngày nay kéo dài đến quá đèo Hải Vân. Sử gia Quốc sử quán triều Nguyễn đày một miền tự hào khi viết về tỉnh Quảng Nam ghi rằng: "Quảng Nam xưa nguyên là đất Việt Thường Thị, đời Tần (246 - 207 trước CN) thuộc về Tượng Quận, đời Hán (206 - 202 trước CN và 1-219 sau CN) thuộc về quận Nhật Nam sau bị Lâm Ấp chiếm cứ." (xem: Ðại Nam Nhất Thống Chí, Q.5 - Tổng tài biên soạn Cao Xuân Dục cùng với Lưu Ðức Xưng - Trần Xán - bộ QGGD, SàiGòn xb - 194, tr.5). Lãnh thổ Việt Thường Thị mà miền Viễn Cương kéo dài đến Ninh Thuận - Bình Thuận ngày nay. Ðại Nam Nhất Thống Chí chép như sau: "Ðất đây nguyên xưa là nước Nhật Nam ở kiếu ngoại ngoài biên, sau là đất Chiêm Thành. Vua Thánh Tôn nhà Lê (1460 - 1497) bình định Chiêm Thành rồi trao cho họ coi giữ khu đất biên giới phía Nam để nạp cống hiến." (xem: ÐNNTC, Q. 12, tỉnh Bình Thuận (phụ: đạo Ninh Thuận - Bộ VHGDXB 1965, tr.7). Ðời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) ta mở nước đến sông Phan Lang (Phan Rang). Ðời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), ta lấy nốt phần đất còn lại của Chiêm Thành ở phía tây, năm 1692, đặt làm trấn Thuận Thành. Năm 1697 mở phủ Bình Thuận, chia đất Chiêm phía tây Phan Rang lập 2 huyện An Phước và Hòa Ða. Nói cho chính danh từ vua Lê Thánh Tôn rồi các chúa Nguyễn chinh phục Chiêm Thành chỉ là lấy lại đất cũ Việt Thường Thị nơi nền văn minh bản địa Lạc Việt - Bách Việt đã sớm phát triển trước cả văn minh Hoa Hán. Ðó là cỗi nguồn của đất nước và văn minh Việt Nam.
-
Lỗi cơ bản vẫn thuộc về đàn ông - mang tội hay quyến rũ phụ nữ :( Đàn ông ở thế giới văn minh hơn bao giờ cũng dễ làm xiêu lòng những người phụ nữ ở nơi khác Đó là lý do phụ nữ Việt nam thích lấy chồng ngoại, và phụ nữ vùng cao, vùng sâu dễ bị xiêu lòng trước những người đàn ông ở nơi khác tới. Có điều quan trọng là phải giúp những người phụ nữ đó hiểu biết hơn về vấn đề sinh sản và giới tính. Tránh để họ phải mang thai và sinh ra những đứa con không có bố. Nếu không thì thế hệ sau vẫn luôn nối tiếp thế hệ của mẹ chúng mà thôi. Và mãi mãi "con sãi ở chùa lại quét lá đa"
-
40 năm nữa, Việt Nam 'thừa' 4 triệu chú rể Ngày 8/9, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã công bố báo cáo những biến đổi về tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam căn cứ vào những số liệu từ các cuộc tổng điều tra dân số, điều tra nhân khẩu học và sức khỏe, điều tra biến động dân số các năm từ 1999 đến 2007. Cơ hội kết hôn cho nam giới ngày càng bị thu hẹp Kèm theo các bằng chứng và phân tích, báo cáo này cho thấy: Nếu tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam như hiện nay tiếp tục kéo dài trong 20 năm tới thì vào năm 2035, có khoảng 10% nam giới Việt Nam sinh sau năm 2005 sẽ bị dư thừa so với tổng số nữ giới và không có khả năng lập gia đình với phụ nữ là người Việt. Việc lựa chọn giới tính thai nhi đã gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng và gây ra những hậu quả khó lường đối với sự phát triển kinh tế, xã hội (Ảnh minh họa: Chào đón các bé sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Cẩm Quyên) Ở tương lai xa hơn, đến năm 2040, con số dư thừa này tăng lên 12% và nếu tình trạng mất cân bằng giới tính tiếp tục tăng nhanh, đến 2050 sẽ có trên 20% nam giới bị thừa so với tổng số nữ giới (tức là khoảng 2,3-4,3 triệu nam giới sẽ không lấy được vợ là người Việt)... UNFPA đưa ra nhận định trên căn cứ vào phân tích sự gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể: Năm 2000, TSGTKS ở Việt Nam ở mức bình thường là 106,2 bé trai/100 bé gái, nhưng đến năm 2008, tỷ số này đã tăng lên 112,1bé trai/100 bé gái. Kể từ năm 2006, mỗi năm tăng lên một điểm cho thấy TSGTKS ở Việt Nam có thể vượt ngưỡng 115 bé trai/100 bé gái trong vòng 3 năm tới. Khả năng kết hôn của nam giới Việt Nam ngày càng bị hạn hẹp không chỉ vì sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Những yếu tố tâm lý và những biến động của đời sống xã hội đã khiến cơ hội lập gia đình của họ ngày càng ít đi. Việt Nam hiện nay đang nổi lên hiện tượng các cô gái thích xuất ngoại để lấy chồng, nếu hiện tượng này tiếp tục kéo dài thì phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi kết hôn sẽ ngày càng khan hiếm. Đó là chưa kể đến các cô gái thời hiện đại không ít người thích lối sống độc thân (như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore) hoặc họ có xu hướng kết hôn muộn. Trong khi đó, việc "nhập khẩu" cô dâu cũng sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi các nước lân cận với Việt Nam có nền kinh tế phát triển hơn cũng đều đang rời vào tình trạng "thừa nam thiếu nữ". Nếu tích lũy trong nhiều năm, sẽ có một thế hệ nam giới VN không lấy được vợ. “Nếu xu hướng này lặp lại ở Việt Nam, và tình trạng lan rộng tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh, sẽ có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu giới tính và nhân khẩu học”, ông Bruce Campbell, trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh. Nguyên nhân chủ chốt mà UNFPA đưa ra không phải là do tâm lý ưa thích con trai để "nối dõi tông đường" và có chỗ dựa khi tuổi già của các cặp vợ chồng. Bản báo cáo của UNFPA cho thấy chính sự phát triển của các khoa học kỹ thuật cho phép chẩn đoán và phát hiện giới tính thai nhi là yếu tố cốt lõi dẫn đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Ngoài ra, "việc phá thai ở Việt Nam khá dễ dàng" (trích từ bản báo cáo). Do đó, nhiều người có thể phá thai khi giới tính của con không được như mong muốn. Bản báo cáo còn cho thấy trình độ học vấn càng cao, điều kiện kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ các bà mẹ biết trước giới tính của con trước khi sinh ngày càng cao. Cẩm Quyên
-
Sống chung nhà với 4.600 con bọ cạp Suang Puangsri cảm thấy hạnh phúc khi được sống chung với 4.600 con bọ cạp trong ngôi nhà ở tỉnh Uttaradit, cách thủ đô Bangkok khoảng 600km. Bọ cạp, châu chấu và các loài côn trùng khác vốn được coi là đặc sản tại Thái Lan. Bản thân anh Suang Puangsri, 38 tuổi, đã ăn chúng suốt và phục vụ các món ăn làm từ côn trùng suốt 10 năm qua. Nhưng để chuộc lại “lỗi lầm” này, Suang đã nuôi 4.600 con bọ cạp tại ngôi nhà ở tỉnh Uttaradit. Suang đã dành hẳn tầng hầm của ngôi nhà 2 tầng để nuôi loài động vật có nọc độc. Anh "trang trí" căn phòng với những hòn đá, cành cây và giữ sao cho rất ít ánh sáng và nhiệt độ có thể vào phòng. Suang mua khoảng 1kg ve sầu sống và các loài côn trùng khác mỗi ngày để làm mồi cho đàn vật cưng. Suang từng bị bọ cạp cắn nhiều lần nhưng anh khẳng định có khả năng miễn dịch với nọc độc của chúng. Mỗi ngày, Suang dành ít nhất một giờ để chơi với đàn bọ cạp trong tầng hầm. Anh có thể cho chúng bò vào miệng hay đi dạo khắp người nhưng vẫn không hề hấn gì. Đàn bọ cạp của anh Suang đã thu hút du khách đến với thị trấn yên bình Fark Ta của tỉnh Uttaradit, phía bắc Thái Lan. Giờ đây, anh Suang kiếm sống bằng việc bán những bức tượng và đá chạm khắc hình con kiến, ếch, rùa hay Đức Phật. Ninh Nhi Theo Xinhua
-
Ít nhất 5 người đã thiệt mạng trong vụ chìm phà ở miền nam Philippines vào sáng nay. Chiếc phà Superferry 9 chở 847 hành khách và 117 nhân viên rời cảng General Santos hôm qua để tới thành phố Iloilo trên bán đảo Zamboanga (miền trung Philippines). Nó bắt đầu phát tín hiệu cấp cứu từ sáng sớm chủ nhật. Lực lượng tuần duyên, tàu của hải quân, máy bay của không quân và các tàu cá nhân đã tiến về phía chiếc phà để sơ tán những người trên đó. Đô đốc Wilfredo Tamayo, chỉ huy lực lượng tuần duyên, cho BBC biết, phần lớn người trên phà đã được đưa sang hai tàu chở khách gần đó sau 5 giờ kể từ khi phà phát tín hiệu cấp cứu. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro xác nhận với AP rằng một em bé và một người đàn ông chết đuối bởi tình trạng chen lấn. Ba hành khách khác bị thương. Các tàu hải quân và trực thăng đang tiếp tục thực hiện công việc cứu hộ. Roger Cinciron, một hành khách trên phà, nói với đài phát thanh DZMM qua điện thoại di động rằng anh cảm thấy chiếc phà nghiêng từ nửa đêm. Nhưng một nhân viên của phà nói rằng mọi thứ vẫn ổn. Khoảng hai giờ sau, anh tỉnh giấc bởi những tiếng va chạm của hàng hóa bên dưới cabin. "Lúc ấy mọi người bắt đầu hoảng loạn bởi họ biết phà đang nghiêng", anh nói. Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được tìm ra. Theo đô đốc Tamayo, thời tiết trên bán đảo Zamboanga - cách thủ đô Manila khoảng 860 km về phía nam) tương đối thuận lợi trong hai ngày cuối tuần mặc dù một cơn bão nhiệt đới đang hoành hành ở miền bắc. Tai nạn trên biển xảy ra khá thường xuyên trên quần đảo Philippine do nhiều nguyên nhân như bão nhiệt đới, những phương tiện đường thủy cũ kỹ và sự yếu kém trong việc thực hiện các quy định an toàn hàng hải. Theo AP, vào tháng 12/1987, một chiếc phà mang tên Dona Paz chìm sau khi va chạm với một tàu chở dầu trên vùng biển của Philippines. Vụ tai nạn khiến 4.341 người chết. Đây là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất thế giới trong thời bình. Những chiếc phao cứu sinh đã giúp giữ mạng sống của 957 người sau khi con phà ở Philippines - chở khoảng 1.000 khách - bị lật hôm qua. Ít nhất 9 người thiệt mạng và hàng chục người còn mất tích. Các tàu tiến về phía phà Superferry 9 để cứu hành khách vào ngày 6/9. Ảnh: Reuters.Địa điểm tai nạn nằm ở phía nam thành phố Zamboanga. Hơn 900 người đã được cứu bằng phao cứu sinh. Nhiều người đã nhảy xuống nước ngay sau khi biết phà lật. Giới chức hy vọng những người mất tích đang trôi dạt trên biển cùng phao. Ông Gilbert Teodoro, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, cho biết nỗ lực cứu hộ diễn ra nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của các tàu, thuyền gần phà Superferry 9. Người phát ngôn của Aboitiz Transport System, công ty sở hữu phà, thông báo rằng ưu tiên hàng đầu của công ty là tìm kiếm người mất tích. "Thuyền trưởng của phà vẫn sống. Chúng tôi đang xác định danh tính và tình trạng của những nhân viên khác trên phà", người phát ngôn nói. Mọi người được sơ tán trước khi phà lật úp. Ảnh: Reuters.Roger Cinciron, một hành khách sống sót, nói với đài phát thanh DZMM qua điện thoại di động rằng anh cảm thấy chiếc phà nghiêng từ nửa đêm. Nhưng một nhân viên của phà nói rằng mọi thứ vẫn ổn. Khoảng hai giờ sau, anh tỉnh giấc bởi những tiếng va chạm của hàng hóa bên dưới cabin. "Lúc ấy mọi người bắt đầu hoảng loạn bởi họ biết phà đang nghiêng", anh kể. Aboitiz Transport System nói rằng các nhân viên đã rời phà vào lúc 8h42 (theo giờ địa phương), sau khi tất cả hành khách đã được sơ tán. Tổ chức Chữ thập đỏ quốc gia Philippines và các lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm người sống sót ở những thành phố dọc theo bờ biển gần vị trí tai nạn. Theo BBC, phà Superferry 9 bắt đầu lật từ khoảng 2h30 sáng hôm chủ nhật trong cuộc hành trình từ General Santos tới thành phố Iloilo. Thuyền trưởng yêu cầu tất cả mọi người trên phà đeo phao cứu sinh sau khi biết rằng sự cố của phà không thể khắc phục được
-
Kính thưa các cô chú, anh chị Cháu thấy ý kiến của anh Công Minh rất hợp lý. Hiện tại ngoài phương án gửi 3 ông cháu vào trung tâm nuôi dưưỡng trẻ mồ côi và người già cô đơn tại chàu Bồ Đề (Gia lâm - HN) thì xem ra không còn phương án nào hả thi hơn. Vào đó, 3 ông cháu cũng không phải xa nhau, cháu bé 17 tháng tuổi được nuôi dưỡng cẩn thận và cháu bé 8 tuổi thì vẫn được cắp sách tới trường. Số tiền mà các anh em góp vào ủng hộ thì ta nên mua một ít quần áo cho 3 ông cháu, sữa cho cháu bé 17 tháng tuổi. Một phần nên đóng góp vào cơ sở nào tiếp nhận 3 ông cháu, số còn lại ta có thể mở sổ tiết kiệm mang tên cháu bé để làm vốn phòng bị lâu dài.
-
Nguồn gốc tết Trung ThuTết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: “ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.[1] Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu
-
Xét về mặt chính trị, thì điều này đúng. Nhưng bài viết này hoàn toàn không có mục đích chính trị. Nó chỉ nêu ra hiện tượng và bình luận về hiện tượng đó mà thôi. Và bài báo đó cũng chỉ minh chứng thêm cho bài viết trước của smooly mà thôi
-
hiện tại có khi lại là người quét dọn khách sạn ý chứ
-
Những bức tượng kỳ lạ nhất hành tinh Để thu hút sự chú ý của dư luận, nhiều nghệ sĩ sáng tạo ra những bức tượng với hình thù kỳ quái như: cá mập lao đầu vào mái nhà, người chui từ dưới đất, bò cái biến thành kem, siêu nhân xuyên tường... Căn hộ số 2 phố New High, Headington, Oxford, Anh nổi tiếng với bức tượng một chú cá mập lao đầu vào mái nhà. Nhìn qua mọi người tưởng mình hoa mắt, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì bên trong dòng nước là một ống dẫn nước bí mật. Còn chiếc khóa chỉ là vỏ bọc, đánh lừa thị giác con người. Đây là tác phẩm được xây dựng ở Aqualand, Cadiz, Canada. Bức tượng của nhà lãnh đạo Australia là Charles La Trobe từng được dựng lên ở Melbourne, Australia. Tuy nhiên, nó bị ĐH La Trobe thu lại vào tháng 6/2006. Bức tượng bằng đồng này nằm trên vỉa hè của khu Brastislava, Slovakia. Người ta tin rằng chỉ cần sờ vào mũi tượng là sẽ phát tài. Và dường như có rất nhiều người tin vào điều này khi mũi tượng sáng bóng. Tại Budapest, Hungary có bức tượng cả một chú bò cái bị biến thành chiếc que kem khổng lồ. Không rõ là ý tưởng tác phẩm là gì nhưng chắc chắn, công trình này thu hút sự tò mò của rất nhiều người khi đi qua đây. Nhà thiết kế Ku BomJu sáng tạo ra chiếc ghế có một không hai này và đặt nó ở đối diện bảo tàng Bukcheon, Seoul, Hàn Quốc. "Siêu nhân" có khả năng đi xuyên tường? Tác phẩm này ở New York.
-
<h1 id="firstHeading" class="firstHeading">Sự kiện UFO ở Roswell</h1> Câu chuyện được tường thuật năm 1947 và tranh luận Roswell là một thị trấn nhỏ của bang New Mexico. Nhưng đây cũng là trung tâm của sự kiện UFO nổi tiếng nhất trong lịch sử. Câu chuyện bắt đầu vào buổi tối ngày 2 tháng 7 năm 1947. Đó là một buổi tối mát mẻ và rất nhiều người ở ngoài trời và vài người trong số họ đã nhìn thấy một thứ gì đó rất lạ. Dan Wilmot là một trong những người như vậy và sau này ông miêu tả thứ mà mình và vợ mình nhìn thấy trước khu vườn nhà họ. Họ nhìn thấy một vật gì rất lớn và sáng bay từ phía Đông Nam. Nó có hình tròn và rất sáng với những luồng sáng từ bên trong. Wilmot nghĩ rằng nó có thể rộng từ 5 đến 6 mét và bay với tốc độ khoảng 750 km một giờ. Nó bay qua họ rồi sau đó hướng thẳng đến hướng Đông Bắc. Những người khác cũng nhìn thấy vật kỳ lạ như vậy trong cùng thời gian đó. Cách Roswell 100km về phía Tây Bắc là thị trấn Corona, William "Mac" Brazel có một trang trại nuôi cừu ở đó. Vào buổi tối ngày 2 tháng 7 năm 1947, nơi đây đang có một cơn bão lớn. Trong cơn bão Brazel nghe thấy một tiếng nổ lớn. Đó có thể là sấm sét cũng có thể là không. Buổi sáng ngày hôm sau, Brazel tìm thấy một vật gì đó rất kỳ lạ trên cánh đồng cách trang trại nhà ông 8km về phía Nam. Trên cánh đồng, ông tìm thấy hàng trăm mảnh vỡ kỳ lạ bằng kim loại. Ở đó cũng có một cái hố rất sâu, cắt mặt đất và kim loại nằm ngổn ngang trong và xung quanh miệng hố. Một vài mảnh rất dài và nhỏ, một số khác rất rộng và to, giống như những tờ giấy. Tuy nhiên tất cả các mảnh kim loại đều rất cứng và sáng. Brazel không thể đốt hay phá vỡ chúng. Một vài mảnh kim loại dài còn có những "bức tranh chữ" kỳ lạ. Brazel rất bận ngày hôm đó và Roswellthì cách nhà ông 3h đi ô tô. Vì thế ông quyết định nhặt vài mảnh vụn và đến chủ nhật, tức là ngày 6 tháng 7, ông đem nó đến Roswell và báo tin cho quận trưởng cảnh sát ở Roswell, George Wilcox.Wlcox nhìn những mảnh vụn và quyết định rằng nó phải thuộc quân đội.Có một căn cứ không quân lớn ở tại Roswell và Wilcox nghĩ rằng nếu như có thứ gì rớt xuống từ bầu trời thì nó phải đến từ quân đội. Ông gọi điện cho căn cứ quân sự và một người đàn ông làm việc trong lĩnh vực quân đội đến xem xét những mảnh kim loại này. Marcel cùng đại tá Cavitt quyết định cùng với Brazel quay trở lại trại nuôi gia súc của ông. 3 người đàn ông đến trang trại vào buổi tối vì vậy họ quyết định đến xem xét cánh đồng vào buổi sáng ngày hôm sau. 2 người đàn ông trong quân đội rất ngạc nhiên khi họ nhìn thấy những mảnh vỡ. Marcel mất vào năm 1982 nhưng trước đó vào năm 1979 ông đã lên truyền hình nói về ngày đấy. Ông nhớ lại và cho rằng tất cả những mảnh vỡ đều sáng và rất cứng và giống như Brazel ông vẫn còn nhớ những dòng chữ kỳ lạ trên đó. Ông chắc rằng đó không phải là những mảnh vỡ của máy bay.Ông nghĩ nó có thể đến từ một quả khí cầu đo thời tiết. Quân đội thường gửi những quả khinh khí cầu này để xem xét gió và nhiệt độ và thỉnh thoảng những quả khinh khí cầu này vẫn bị vỡ gần Roswell. Nhưng sau đó ông lại nói rằng đó không phải là khinh khí cầu. "Nó đến Trái đất nhưng nó không phải từ Trái đất" 3 người đặt những mảnh vỡ vào xe của Marcel và Cavitt và những người đàn ông của quân đội quay lại Roswell. Marcel xuống nhà vào nửa đêm nhưng ông đã đánh thức vợ và con trai. Ông muốn họ nhìn thấy những mảnh vỡ.Con trai ông Jess Junior lúc đó 11 tuổi và vẫn còn nhớ về những mảnh vỡ cùng những dòng chữ kỳ lạ trên đó. Bóng tối vẫn bao phủ vụ Roswell, nhưng ngành du lịch nơi đây đang phát triển xán lạn nhờ có "địa điểm đĩa bay rơi". Bảo tàng quốc tế UFO nơi đây từ ngày 4 - 6/7 luôn tổ chức Festival UFO.
-
Đâu có thay đổi gì đâu. Mình nói VN ... đặc biệt và cũng đồng tình với cô Wild khi nói VN không có gì.... đáng trách mà
-
cô Wild nhận xét quá chuẩn Chuẩn không cần chỉnh
-
Chuyện này quá lạ và quá đặc biệt - Nhầm hồ sơ chuẩn bị xuất cảnh theo gia đình bên chồng bị nghỉ việc luôn. - xích mích với hàng xóm "được" cho ăn tết trong nhà đá. Nếu thực như thế mới thấy VN mình quá đặc biệt
-
Trong những chuyến thăm Nga tôi đã nghe kể về sự thay đổi của người Nga đối với người Việt Nam kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Người Việt bị ghét ra mặt suốt vài năm sau đó mà rõ nhất là thái độ của hải quan Nga đối với hành khách Việt tại sân bay Sheremetevo. Mà nhiều người Việt cũng chẳng yêu gì người Nga. Họ bảo người Nga lười, chẳng chịu làm gì, cái gì cũng đi nhập về, từ quả táo tới chiếc xe Jeep. Họ cũng bảo người Nga chỉ có tiền. Để mua hộ khẩu - 700-800 đô la Mỹ, mua quốc tịch Nga - vài ngàn đô la, nhưng phải chịu khó đi tỉnh xa chứ ở Moscow hơi khó. Số người Việt sống không giấy tờ ở Nga hay với giấy tờ có được theo kiểu 'tiền trao cháo múc' khá nhiều. Chính xác bao nhiêu thì sứ quán Việt Nam cũng không biết mà chính quyền Nga cũng không. Anh bạn tôi bảo chỉ biết rằng một tuần có mấy chuyến bay về Việt Nam thì chuyến nào cũng đầy ắp. Chính tôi đã chứng kiến cảnh người quản lý của hàng không Việt Nam khổ sở xin lỗi gần một chục khách hàng ở sân bay Domodedovo. Không hiểu Vietnam Airlines và các đại lý làm ăn thế nào nhưng khách có vé trên tay mà máy bay đã ... hết chỗ. Mấy anh lao động về nước theo diện trục xuất nghe nói đến khoản đền bù 300 đô la là mừng ngay nhưng nhiều người mặt buồn rười rượi. Nhưng lỡ máy bay ở Moscow cũng chưa phải là điều khiến nhiều người Việt lo âu. Tôi chưa có dịp hỏi chuyện những người Nga xem họ nghĩ thế nào về người Việt. Có lẽ họ sẽ chẳng nói trắng ra vì dù sao tôi cũng là người Việt Nam. Nhưng người Việt Nam thì bảo 'người Việt mình làm hỏng người Nga'. Ý họ bảo người Việt cái gì cũng đi cửa sau, cái gì cũng 'đầu tiên tiền đâu' nên khiến người Nga tham nhũng. Nguyễn Hùng (BBC VN)
-
Đúng là chúng ta không có cái gì để gọi là nhục cả, nhưng thực tế, người việt nam mình có những tính xấu mà đôi khi tự bản thân người việt mình cũng thấy xấu hổ. Cách đây khoảng 10 năm, ai đi lao động ở nước ngoài đều biết, người việt nam mình sang đó chỉ tranh thủ đi mua hàng mang về. Smooly có người bạn khi đi Đức về đã tự thốt lên một câu: "thật là xấu hổ cho người Việt nam" vì anh ấy khi đi đường đã nhìn thấy cảnh 2 người phụ nữ việt nam, 2 tay xách 2 khung xe đạp mifa, còn 4 cái lốp thì khoác lên 2 vai. Tất cả mọi ánh mắt của người dân bản xứ khi nhìn thất đều tỏ rõ thái độ khinh miệt với 2 người phụ nữ đó. Năm ngoái, vợ chống anh trai của smooly được đón sang Nga chơi. Khi qua Hải quan, người chồng được đi qua ngay, nhưng người vợ thì bị hải quan của Nga giữ lại mà không rõ lý do gì. Khi gọi được cho người nhà tới thì họ vào ngay khu mà người vợ bị giữ lại, đưa một phong bì cho nhân viên hải quan ở đó và ngay sau đó, vợ của anh trai smooly đã được thả cho về và cũng không hề giải thích là tại sao. Đấy chính là bệnh hối lộ và ăn hối lộ mà chính người Việt nam mình đã truyền cho họ.
-
Là chủ của 1 khách sạn. hihi
-
Nếu không sát nhập thì sao: - Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm2009 của Hà nội rơi xuống 88.28%. Nếu tính riêng Hà nội cũ tỉ lệ đạt tới 98.78% - Với gần 235.000 người, Hà Nội hiện là địa phương có số người mù chữ nhiều nhất nước. Tuy nhiên, riêng Hà Tây cũ đã chiếm tới hơn 220.000 người - Hà nội ô nhiễm.Không khí bụi bặm, nồng độ ô nhiễm cao,nước sông cống rãnh bốc mùi,giao thông ùn tắc úng ngập,tai nạn tệ nạn dình dập,thực phẩm luôn có mối lo về atvstp,điện nước phải lo nghĩ,không gian sinh sống thì chật trội chui rú Bạn đã bao giờ đi chơi chiều 30 tết ở Hà nội chưa? Bạn có đi thưởng thức không khí Hà nội ngày mùng 1 tết chưa. Đấy mới thực sự là "Hà nội ngàn năm văn hiến" đấy
-
Với những người không hiểu phong thủy như smooly đây cũng thấy có quá nhiều điểm vô lý - Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới - Thành phố ô nhiễm, chật chội, ùn tắc liên tục. Người từ Hà nội phải đi vào Hà tây để làm việc và ngược lại làm cho giao thông đã ùn tắc ngày càng ùn tắc hơn. - Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dần biến mất, thay thế bởi những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên khắp các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu. - Hà nội "mới" hiện đang dẫn đầu cả nước về tỉ lệ mù chữ - 10.000 thí sinh "Hà nội" thi trượt tốt nghiệp năm 2009 - Văn minh người Hà nội bị phôi pha đi quá nhiều. Sau lễ hội hoa Anh đào và Lễ hội hoa vừa qua đã thấy xấu hổ khi có những người nhận là người thủ đô văn minh mà có những hành động không thể chấp nhận được Vậy có còn là Hà nội của chúng ta không, hay Hà nội chỉ là Hà nội vào những chiều 30 tết, những ngày mùng 1 tết mà thôi!
-
Bé gái 2 tuổi người Anh Faye Le Provost đã giành chiến thắng trong một cuộc thi hát sau khi đánh bại nhiều thí sinh khác hơn bé cả chục tuổi. Cô bé Faye Le Provost trông rất hóm hỉnh, đáng yêu. Bé Faye Le Provost ghi tên tham gia cuộc thi hát tại Cromer, Norfolk thuộc miền đông nước Anh trong khi đang đi nghỉ tại đây cùng bà ngoại Linda.Cuộc thi dành cho các em nhỏ trong độ tuổi từ 5-15 nhưng các nhà tổ chức đã đồng ý phá luật để cho phép Faye Le Provost tham gia. Provost đã khiến các thành viên ban giám khảo vô cùng sửng sốt bởi giọng hát của em khi trình bày ca khúc “Her Baby” của Jonas Brothers. Cô bé đã lọt vào top 6 thí sinh của vòng chung kết, sau đó top 2 và cuối cùng là đánh bại đối thủ cuối cùng để giành giải nhất. Bà Linda, 45 tuổi, từ Yaxley gần Cambridgeshire, vui mừng nói: “Việc giành chiến thắng trong cuộc thi thực sự là một thành tích đáng nể của Provost. Cô bé đã làm rung động trái tim các thành viên ban giám khảo. Họ không thể tin được là cô bé mới 2 tuổi”. Thí sinh nhỏ tuổi thứ 2 của cuộc thi là một em bé 7 tuổi và có vài thiếu niên 15 tuổi. Cũng theo bà Linda, Provost đã thích hát ngay từ khi bé bắt đầu tập nói. Ở nhà bé cũng thích hát karaoke. “Tôi tin rằng bé sẽ trở thành một ca sĩ trong tương lai”. Được biết, cha mẹ cô bé đều hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc. Người mẹ Kayla, 20 tuổi, là thành viên của ban nhạc K4 còn người cha Simon, 23 tuổi, chơi guitar và hát trong cặp song ca có tên gọi “Closer to Home”. “Provost biết tất cả các bài hát cũ. Khi Simon tập luyện, cô bé cũng diện quần áo, nhảy và hát cùng cha mình. Cô bé thích hát trước đám đông và không hề bị run”, bà Linda cho biết. Theo ET
-
Chú Thiên sứ ơi, vụ này có tổ chức thêm 1 - 2 buổi ở Hà nội được không chú ?