smooly_girl

Hội viên
  • Số nội dung

    112
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by smooly_girl

  1. Nên đẻ con năm 2011 - Tân Mão Vợ Đinh Mão - mạng Hỏa, chồng Ất Mão - mạng thủy đẻ con Tân Mão - mạng mộc Thủy dưỡng Mộc - mộc sinh Hỏa
  2. Ở Hà nội thì nên liên hệ với Hoàng Triều Hải
  3. Đến năm 2012 - Nhâm Thìn sinh con là chuẩn nhất
  4. Nếu không nhầm thì chỉ có IQ của các ông muốn làm tàu cao tốc là cao thôi. Còn toàn bộ dân Việt nam IQ thấp hết. Bao nhiêu dự án đang dở dang (ví dụ như mất bao nhiêu tiền để mở đường Vành đai 3, nhưng đền bù và mở đến đường Kim Liên mới (con đường đắt nhất VN) thì cũng dừng lại đấy thôi. Có điều nói thì cứ nói, việc người ta làm, người ta cứ làm. Ngày trước việc sát nhập Hà Tây vào Hà nội cả Quốc Hội đều không tán thành, nhưng việc sát nhập có dừng lại đâu. Chỉ có dân đen chúng ta là khổ :P :) :D
  5. Su phụ yên tâm đi, ăn nhiều bổ nhiều mà :)
  6. Xin gửi tới cô và gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất
  7. Hôm nay cháu vừa chuyển vào tài khoản của cô 200.000 đồng. Cô kiểm tra cho cháu nhé
  8. Cháu xin ủng hộ trường hợp này 200.000 đồng Chiều cháu sẽ chuyển vào tK của trung tâm
  9. Hôm qua cháu đã chuyển 200.000 vào TK của cô xin lỗi vì sự chậm trễ này do đợt này cháu bận quá
  10. Đúng là giả thì nhiều mà thật thì ít. Trước đây mình rất tò mò và hay đi theo người nhà để xem hiện tượng này thế nào. Có những ông đồng bà cốt mà người nhà mình đi gọi hồn về cứ khen là đúng lắm, còn gọi được đúng tên người nhà ra. Thấy vậy mình lại rủ mấy người đó đi cùng mình để xem thì thấy chẳng nói được gì cả. Mình ghi tên bà cô ruột (cô mình chết từ khi còn 5 tuổi). Khi đến lượt mình, thấy bà đồng lắc lư một lúc rồi quay ra nói giọng chẳng ra người lớn, cũng không phải trẻ con và bảo là hợp mình lắm. Mình giả vờ nói cháu nghèo lắm cô ạ, cô phù hộ cho cháu với thì bà đồng nói lại là: "ừ, cô thương cháu lắm, cháu nghèo đến mức nhiều khi không có tiền mà tiêu. Cô về cô sẽ phù hộ độ trì cho cháu". Mình buồn cười quá, ừ thì nghèo thật nhưng hình như từ khi đi làm đến giờ có thấy bao giờ không có tiên tiêu đâu. Chỉ không có nhiều tiền mà thôi. Đến lúc gọi ông nội lên nói thương thằng em mình lắm, mình chỉ hỏi ông có biết Dương bây giờ ở đâu không (Dương là em trai của mình) thì chẳng thấy nói gì, quay ngoắt lại. Lúc sau bà đồng nói là mình không tin, định thử nên ông không thèm trả lời nên đi luôn rồi. Còn ở số 1 Đông Tác thì mình thấy cũng khá là chuẩn đấy chứ. Hàng xóm nhà mình có một chị trước đây rất hay đến đó để gọi hồn, và đặc biệt dù đi gọi hồn người nhà chị ấy hay người nhà bạn của chị thì người ta đếu áp vong vào chị ấy mà thôi. Sau mỗi lần như thế chị ấy về vật vã mất mấy ngày trời (người thì mệt mỏi, nửa mê nửa tỉnh và trong người có nhiều hiện tượng lạ). Khi đọc được bài của anh Hungisu, mình đã in ra và mang về cho chị ấy đọc. Từ đó đến nay chị ấy cũng không còn đi nữa.
  11. Anh Phạm Cương đã không còn ở Văn phòng trung tâm ở Hà nội nữa. Nếu có vấn đề gì, bạn cứ liên lạc với anh Hoàng Triều Hải - anh ấy sẽ giúp cho
  12. cháu xin ủng hộ trường hợp này 200.00 đồng. Xin lỗi cô Wild và các anh chị vì dạo này cháu bận quá Mai cháu sẽ chuyển tiền vào quỹ của Trung tâm
  13. Topic này phải đổi tên thành đàn ông và hôn nhân mới đúng. - Chồng là gì? Các bà vợ định nghĩa về chồng như sau: - Là một dạng vật chất, nó không bao giờ bị mất đi, chỉ chuyển từ người này sang người khác. (Theo nhà nữ triết học). - Là biểu hiện của lực vạn vật hấp dẫn, khi xa thì hút khi gần thì đẩy. (Theo nhà nữ vật lý học). - Là một loại vi khuẩn hay nhờn thuốc, rất khó trị. (Theo nhà nữ vi sinh vật học). - Là chuyên gia vay nóng, nhưng không có khả năng chi trả. (Theo nhà nữ tín dụng học). - Là lúa giống nếu không tranh thủ sạ hết thì có nguy cơ bị chị hàng xóm mượn giống. (Theo nhà nữ nông dân học). Dư vị hôn nhân- Vợ tôi không thèm quan tâm tôi đã làm gì khi ra khỏi nhà, miễn là tôi đừng hứng thú gì… - Vợ tôi có 2 tính cách khác hẳn nhau: tôi chẳng thích cái nào. - Vợ tôi đã bỏ tôi để chạy theo thằng bạn thân của tôi, quái thật, tôi thấy nhớ gã ấy! - Mất một người vợ là một điều đau khổ. Trong trường hợp của tôi, đó là điều không tưởng! - Nếu anh sợ cô đơn thì đừng kết hôn. - Tôi làm chủ toàn bộ cuộc đời tôi. Nhưng bí mật đấy, đừng nói vợ tôi biết! - Đàn ông độc thân: là người duy nhất chưa từng nói dối vợ. - Một người đàn ông ga lăng là người đàn ông không bao giờ văng tục với vợ trong khi những phụ nữ khác đang đứng xung quanh. - Hôn nhân là tình yêu. Tình yêu là mù quáng. Kết luận: Hôn nhân là mù quáng - Phía sau thành công của người đàn bà là… một đống quần áo chưa giặt.
  14. ăn một mình đau tức Làm một mình "sướng thân"
  15. Làm chồng và làm cha sướng thế còn gì mà phải kêu nhỉ Có ối người đứng ngoài đang thèm nhảy vào "WC" giống anh đấy ;) :) :P
  16. SP phức tạp quá đấy nhé Nói là chuyển vào tK của cô Wild là bị phản đối ngay Còn chuyển vào quỹ của Trung tâm là đúng rồi còn gì. Ủng hộ hội thảo thì phai vào topic khác chứ, sao lai vào topic này để ủng hộ được.
  17. Cháu xin ủng hộ trường hợp này 200.000 đồng Sáng mai cháu sẽ chuyển vào tài khoản của Trung tâm
  18. Mình đã chuyển tiền rồi Sáng mai bạn sẽ nhận được dưới tên Nguyễn thị bích hoàn
  19. Mình xin ủng hộ một suất Mình sẽ chuyển vào TK của Teppy chiều nay nhé
  20. Theo cháu thì nhiều gia đình ở miền Trung đang rất khó khăn sau cơn bão vừa qua. Ta hãy chuyển toàn bộ số tiền đó cho miền Trung đi ạ.
  21. Nếu đúng như Minh Châu nói thì ta nên chuyển hướng thôi chú a!
  22. NASA dự đoán rằng, một trận bão Mặt Trời vào năm 2012 sẽ gây ra những chấn động lên Trái Đất lớn hơn 30 đến 50 phần trăm so với bất cứ sự tác động nào trước đây đã biết. Yulish tin rằng, việc này sẽ làm cho hành tinh của chúng ta nóng lên và nó có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện các vết đen Mặt Trời. Khi đó Mặt Trời sẽ nóng hơn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Một vụ nổ bất chợt trên Mặt Trời vào thời điểm 2012 có thể phóng ra một khối lượng lớn dẫn đến va chạm với Trái Đất, giống như việc Trái Đất va chạm với một tiểu hành tinh hay sao chổi. Các nhà khoa học cho biết, toàn bộ cư dân trên Trái đất sẽ không ai tránh được những ảnh hưởng xấu của cơn bão này. Một cơn bão Mặt trời mạnh chưa từng thấy với sức phá hủy ghê gớm sẽ tấn công Trái đất vào năm 2012. Đó chính là điều các nhà khoa học Mỹ lên tiếng cảnh báo trên tờ “Nhà khoa học mới” của nước Anh. Nguy cơ hủy diệt khủng khiếp? Các nhà khoa học Mỹ cảnh cáo, cơn bão Mặt trời cực mạnh vào năm 2012 sẽ mang một tai họa rất lớn với sức ảnh hưởng khủng khiếp trên tất cả các phương diện, lĩnh vực của xã hội hiện đại. Trong cách nhìn của các chuyên gia, ảnh hưởng mà bão Mặt trời mang đến cho Trái đất có thể là "dạng hiệu ứng domino". Khi một cơn bão Mặt trời cực mạnh tấn công Trái đất, con người trên Trái đất sẽ đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là liên quan đến mạng lưới điện hiện đại. Mạng lưới điện hiện đại thông thường đều là dùng điện áp cao để cung cấp cho toàn bộ khu vực rộng. Vì thế mà nó rất dễ bị tấn công bởi những biến đổi khí hậu của khí quyển. Nó hoàn toàn có khả năng dẫn tới "giao thông tê liệt, tin tức đứt đoạn, tài chính sụp đổ và các cơ sở công cộng lộn xộn. Máy bơm nước ngừng hoạt động dẫn đến nước uống và sinh hoạt bị ngắt, không có các thiết bị làm lạnh, cấp đông, thực phẩm và thuốc men rất khó để giữ được hiệu quả". Thứ hai là những lĩnh vực liên quan hoặc dựa vào mạng điện và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống hiện đại cho con người cho đến các hệ thống khác. Ví như: vấn đề xử lý nước thải, vấn đề thiết bị cơ bản để duy trì hoạt động của thị trường, vấn đề khống chế các trạm điện, thị trường tài chính cho đến vấn đề của các hệ thống hoạt động dựa vào điện năng. Cố vấn báo cáo đặc biệt của Viện Khoa học Mỹ, chuyên gia phân tích công nghiệp điện lực Johns Carman cho rằng: "Tai họa này hoàn toàn khác với những tai họa chúng ta thường tưởng tượng. Thông thường, những khu vực kém phát triển thường chịu thiệt hại nặng nhưng trong tai họa này, những khu vực càng phát triển càng dễ bị tấn công và thiệt hại". Đối diện với những tai hoạ cực kỳ nghiêm trọng có thể xảy ra trong một tương lai rất gần, nhưng từ nước Mỹ cho đến toàn nhân loại vẫn hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với cơn bão Mặt trời sắp tới.
  23. Nguồn gốc người Việt Người cổ thiên di từ Phi châu về phía Đông Nam Á. Đến khi gặp biển Đông (Nam hải, nói theo Tàu) ngăn chận, họ phải theo hai hướng. Về phía bắc, họ đến sống vùng nam Trung Hoa và dần dần tràn lên Mông Cổ, khi núi băng tan bớt, càng đi dần về phía bắc. Về phía nam, họ thiên di đến trên thềm Sunda, khi đó còn nối liền lục địa với các đảo phía nam đến tận Úc châu. Tất cả đều là người thuộc chủng Australoid (da đen, tóc quăn, mũi to...). Tại phía bắc Đông Á châu người thuộc chủng Australoid thay đổi dần nhân dạng sau thời gian dài sống trong môi trường lạnh, gió, ít nắng. Khoảng 15 ngàn năm trước, chủng Altaic thiên di từ Tây Á, dọc theo mạn phía đông nam nước Nga đến vùng Tân Cương, lai với thổ dân đông bắc Á Châu Australoid này, thành chủng Bắc Mongoloid (da trắng vàng, mắt hí, tóc thẳng). Dân Mông Cổ thuộc chủng này và nói tiếng Altaic. Chủng Bắc Mongoloid sinh sôi, ngày càng mạnh lên, bành trướng về phía bắc và qua eo biển Beringia lúc ấy còn đóng băng, trở nên di dân đầu tiên ( thổ dân Amerindians) của châu Mỹ. Khoảng 5000 năm trước, tổ tiên tộc Hán sống ở Bắc Trung Hoa là dân trồng kê thuộc chủng Bắc Mongoloid. Miền Nam Trung Hoa sau cuối kỳ băng tan có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cư dân Australoid cổ có thể đã lai chủng bắc Mongoloid ít nhiều. Dân thuộc chủng Bắc Mongoloid bành trướng ngày càng mạnh về phía nam, gặp cư dân Australoid tại giữa đất Trung Hoa, sống đan xen với nhau và lai thành chủng Nam Mongoloid (da ngâm đen, tóc dợn sóng...), kết quả là càng về phía bắc và càng về sau, cư dân càng nhiều nét Bắc Mongoloid và càng về nam dân càng nhiều nét Nam Mongoloid. Chủng lai Nam Mongoloid là chủng tạo thành người Việt, Khmer, Thái, Miến, Mã Lai, Nam Dương, hải đảo Thái Bình Dương.. Người Nam Mongoloid có những nét của cả hai chủng Australoid và Mongoloid nhưng với những mức độ đậm nhạt khác nhau tuỳ theo lai nhiều ít. Càng về phía nam Đông Nam Á, nét Australoid càng đậm, vì ảnh hưởng giống Mongoloid hãy còn mới. Ở vùng đảo Thái Bình Dương, du khách đi từ đầu tây về phía đông trên những đảo (như ở Indonesia) có thể thấy dễ dàng tỷ lệ lai Australoid tăng dần. Hiện tượng Australoid lai Mongoloid trên đất Việt Nam có lẽ không phải do lai thẳng với người Mongoloid chính cống phương bắc, mà lai qua người nam Trung Hoa, vì người ta không tìm thấy sọ thuần chủng Bắc Mongoloid nào ở Việt Nam trước thời người tộc Hán trên phía Bắc đến đô hộ. Trong thời Bắc thuộc, lai với chủng Bắc Mongoloid đến đô hộ, cư dân bắc Việt tuy có thêm nhiều từ ngữ gốc Hán, nhưng lại mất đi dần dần một số phong tục như xâm mình và kĩ thuật như tài lặn dưới nước, đóng thuyền to, đi biển, là những kĩ thuật của thành phần Nam Đảo. Nước Lâm Ầp (và sau đó là Chiêm Thành) của con cháu người nói tiếng Nam Đảo nhờ không bị người Hán đô hộ trực tiếp nên vẫn giữ được phong tục, tiếng nói, và nghề đi biển : Chế Bồng Nga đã đem chiến thuyền vượt biển đánh phá Thăng Long ! Trên đất Việt Nam, vào thời đồ đá, cư dân thuộc chủng Australoid ban đầu nói cùng tiếng gốc Austric, dần dần phân thành hai nhóm dân nói tiếng khác nhau theo vùng họ ở, vì cách sinh sống khác nhau. Nhóm nói tiếng tiền-Nam- Á sống phía trong lục địa, trú trong hang động vùng cao (văn hoá Hoà Bình). Nhóm thứ hai nói tiếng tiền- Nam- Đảo sống vùng đồng bằng ven biển, vào lúc ấy mức biển thấp, vùng này lan ra xa ngoài đường biển hiện tại trên vịnh Bắc Việt do thềm lục địa lài /thoai thoải. Tại vùng vịnh Bắc Việt, dọc từ bờ biển Móng Cái tới Quảng Ngãi qua đến đảo Hải Nam, đáy vịnh sâu nhất ngày nay không quá 100 mét . Từ bờ ra khơi 20 km, mực sâu dưới 25 m ! (trong khi ngoài khơi Trung Việt nơi núi ra tận biển và nhiều mũi, nhiều hòn như mũi Dinh, hòn Trâu, hòn Tre.bờ biển thật dốc, sụp sâu rất nhanh, không có thềm). Mười hai ngàn năm về trước, toàn vùng vịnh Hạ Long là đất liền trải dài về phía đông đến bên kia đảo Hải Nam và Đài Loan, và về phía bắc lên đến cửa sông Dương Tử. Nhờ các di tích khảo cổ thuộc văn hoá Soi Nhụ trong những hang cao trên trên bờ vịnh Quảng Ninh-Hải Phòng hay đảo Cát Bà mà ngày nay ta biết đã có cư dân sống ít nhất từ 15 ngàn năm trước, trên thềm lục địa Hạ Long, trước khi mực biển dâng cao. Những di tích khác về cuôc sống của cư dân sống trên thềm đã bị ngập ở tại đấy (Meacham gọi là Nanhailand, theo tên Nam Hải, vùng vịnh Bắc Việt), cũng như tại thềm Sunda, không thể khai quật được. Trong chừng mực nào đó, vùng vịnh Bắc Việt, kể cả (đảo) Hải Nam có thể xem là lãnh thổ của một phần tổ tiên người Việt, thuộc thành phần nói tiếng Nam Đảo, từ 15 ngàn năm trước ! Văn hoá Hạ Long và các văn hoá tiền Nam Đảo khác sau đó đã góp phần quan trọng vào sự hình thành văn hoá và con người Việt Nam. Nhóm nói tiếng tiền-Nam- Đảo không chỉ sống giới hạn ở vùng thềm lục địa ngay trên vịnh Hạ Long mà có lẽ sống rải rác về phía bắc trên cùng thềm lục địa, vì người ta tìm thấy hàng loạt di tích con cháu họ ở vùng HongKong trên những doi cát giống như cư dân sống dọc biển Bắc và Trung Việt Nam. Đến khoảng 7 ngàn năm trước, nước đã lên cao hơn gần một trăm mét so với mức 12 ngàn năm trước. Cư dân ở đấy phải dời đi nơi khác, mang theo kĩ thuật, phong tục, tiếng nói, và . các di tố. Việc đi lại trên thềm lục địa từ nam Trường giang đến vịnh Hạ Long dễ dàng hơn trong đất liền vì không có trở ngại thiên nhiên (độ cao trung bình dưới 50 thước). Lúc nước lên cao nhất, khoảng 3 đến 5 m trên mức nước biển ngày nay, vào 4000 năm trước, các thềm lục địa đã nằm sâu dưới biển. Như vậy trong suốt mấy ngàn năm, dân sống trên thềm lục địa đã phải dần dà, lần lượt di cư hoặc tìm cách lánh biển tiến. Theo Oppenheimer, có người lùi dần vào phía đất cao trong lục địa, có người đóng tàu đi biển, người ở lại thì phải cất nhà sàn. Có thể một số nhỏ đã vượt biển, nhưng số đông chọn giải pháp đơn giản đối với họ là tiến vào chỗ đất liền gần nhất ; đối với cư dân vịnh Hạ Long, đó là vùng bờ biển Nam Bắc phần và Bắc Trung phần Việt Nam. Chủ nhân các văn hoá ven biển như Đa Bút, Quỳnh Văn, Bàu Tró, và cả Bàu Dủ, Sa Huỳnh do đó đều là những người Nam Đảo tị nạn biển tiến. Riêng dân sống trên thềm lục địa biển vùng đông nam Trung Hoa, một số lùi vào phía HongKong trong lục địa, một số lên chỗ cao bên ngoài là đảo Đài Loan. Di tích xưa ở bắc Đài Loan Dapengeng có gốm hoa văn thừng và hoa văn chải bằng "lược", cùng loại với nhiều di tích trên bờ biển Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, và cư dân nơi ấy cũng ăn sò nhiều, cũng dùng chày đập vỏ cây. Ngưòi sống trên lục địa này sau đó bị Hán hoá. Xem qua di tích khảo cổ, tại Đài Loan ngoài các di tích, thổ dân trên núi còn giữ tiếng Nam Đảo và một số phong tục đến bây giờ (thí dụ ăn trầu). Những di tích nầy được Trung Hoa xem như di tích của người "Yue" (Việt) cổ. Ngày nay các nhà khảo cổ đều đồng ý là cư dân nam Trung Hoa cổ, và thổ dân chưa bị lai hoàn toàn, không thuộc chủng tộc Hán. Cư dân vùng cực nam Trung Hoa (Quảng Đông và QuảngTây, Vân Nam, Quế Lâm) và cực bắc Việt Nam nói những thứ tiếng thuộc nhiều nhánh khác nhau của ngôn ngữ gốc Austric như Môn, Thái, Kadai, Yao, Miêu., nhưng thổ dân miền núi cao Đài Loan chỉ nói những tiếng thuộc một nhánh của ngôn ngữ Austric: nhánh Nam Đảo. Vì những thổ dân trên núi cao ít tiếp xúc với người Hán (đến trễ và chỉ ở vùng đồng bằng ven biển), nên có thể xem thổ dân này còn giữ genes nguyên thuỷ, và văn hoá cổ. Mặt khác, dân Đài Loan cổ có nhiều liên hệ văn hoá thời đá mới (xưa trên 6000 năm) với các văn hoá của cư dân vùng Phúc Kiến, đảo Quemoy (Kim Môn), Hongkong, Quảng Đông, và Bắc Việt cổ (qua di vật như gốm hoa văn thừng, rìu tứ giác và rìu có vai mài nhẵn). Nếu như ta chấp nhận những cư dân cổ này có cùng gốc, thì họ là người nói tiếng (tiền-) Nam Đảo, như thổ dân Đài Loan, và quê hương của họ là thềm lục địa chung quanh đã bị biển tràn ngập. Vậy thì tại sao không thể xem vùng thềm biển này, trước khi hồng thuỷ đến, là một trung tâm văn hoá lớn của dân nói tiếng Nam Đảo ? Đây là một trung tâm văn hoá Nam Đảo lớn vì đông dân, so với những vùng được xem như trung tâm gốc của người nói tiếng Nam Đảo theo đề nghị của Solheim (vùng nam Philippins & bắc Indonesia) hay Oppenheimer (đông bắc Borneo) hoặc Bellwood (đảo Đài Loan). Thật vậy, những người rời thềm lục địa trải dài từ vịnh Bắc Việt đến Đài Loan- Hongkong đến tị nạn ở vùng đất không bị biển ngập gần đấy đã lập nên nhiều nền văn hoá nối tiếp, để lại rất nhiều di tích khảo cổ thời đá mới trên bờ biển vịnh Hạ Long và vịnh Hongkong, cũng như trên đảo Đài Loan. Một phần cư dân thềm biển nam Trung Hoa (nói tiếng tiền- Nam- Đảo trong thuyết tôi đưa ra ở đây) hẳn đã di chuyển trên thềm lục địa từ Trung Hoa đến Bắc Việt để tìm nơi khô ráo. Thật thế, vì núi cao ra đến tận bờ biền ở rìa lục địa gần Hongkong, nên cư dân trên thềm đi xa hơn về phía nam, xuống tận Bắc Việt. Di tích khảo cổ tại những vùng này, từ Hongkong đến Bắc Việt, cho thấy một dụng cụ đặc biệt của văn hóa Nam Đảo. Đó là chày đập vỏ cây cho mềm để làm khố che thân, chày mà ngày nay dân Đa Đảo (như Tonga), cũng như dân Toraja sống trên đảo Sulawesi vẫn còn dùng. Bắt đầu từ thời đá mới, nghề làm rẫy phát triển với cây có củ (khoai từ, môn..), và cây ăn trái (bầu, bí, mướp.) khiến số dân nói tiếng Nam Á ở trong đất liền, và dân nói tiếng Nam Đảo dọc biển Bắc Việt tăng nhanh. Đất sống bị thu hẹp trong khi dân số tăng lên, đến một lúc nào đó, hai nhóm dân tràn lan về vùng châu thổ các sông, trồng thêm lúa, nuôi thêm lợn, và sống định canh đan xen nhau. Sự hợp chủng của hai nhóm dân này có lẽ đã xảy ra khoảng 4000 năm trước đây. Phải chăng sự gặp gỡ này đưa đến truyền thuyết Lạc Long Quân Nam Đảo từ phía biển lên và Ấu Cơ Nam Á, tiên nữ vùng núi xuống ? Và cuộc gặp gỡ & sống chung có lẽ xảy ra một cách tương đối hoà bình. Vì đôi bên đều cùng chủng tộc và ngôn ngữ gốc, và họ có những kinh nghiệm sống bổ túc cho nhau. Dân Nam Đảo đã đem nghề miền biển : đóng tàu, đi biển, đánh bắt hải sản góp vào cuộc phối hợp. Dân Nam Á thì đóng góp nghề lục địa trồng trọt (kể cả lúa gạo), bắt ốc núi, nghề luyện quặng đồng thau. Cả hai nhóm đều biết săn bắt - hái lượm và làm đồ gốm (Bắc Sơn cho nhóm Nam Á, và Quỳnh Văn, Bàu Tró cho nhóm Nam Đảo...) Nhưng họ cũng có các kĩ thuật đặc trưng riêng. Nhóm Nam Đảo mặc đồ (khố, váy) bằng vỏ cây đập mềm : các nhà khảo cổ tìm thấy 18 cái chày trong một lần khai quật văn hoá Phùng Nguyên ở châu thổ sông Hồng. Nhóm Nam Á có lẽ dùng đồ dệt bằng sợi thảo mộc se bằng dọi ; nhiều dọi đất nung được tìm thấy ở châu thổ sông Hồng. Đấy là nơi gặp gỡ hai nhóm văn hoá biển- lục địa. Người ta tìm thấy trong địa bàn văn hóa Phùng Nguyên di tích của cả hai nhóm Nam Á & Nam Đảo : rìu tứ giác không vai và rìu có vai có nấc, chày đập vỏ cây và dọi se sợi. Như vậy Tiên Ấu Cơ Nam Á và Rồng Lạc Long Quân Nam Đảo là tổ tiên Lạc Việt lẫn Bách Việt (phía Nam Trường giang), và những Viêm Đế hay Thần Nông của huyền thoại Hán xa xưa, nếu có, có lẽ không dính dáng đến tổ tiên tộc Việt. Cuộc phối hợp văn hóa hoàn tất vào thời Đông Sơn, tạo thành môt văn hóa chung cho cư dân bản địa, như các tượng người trên những đồ vật bằng đồng toàn vùng Đông Sơn có cùng nét mặt, cùng y phục trang sức. Cũng như trên đồ đồng, vừa có hoa văn hình kĩ hà tròn- vạch, vừa có hình thuyền to (chứa nhiều người). Những hình thuyền to khắc trên trống đồng cho thấy dân Đông Sơn đã thừa hưởng kinh nghiệm đóng thuyền từ người nói tiếng Nam Đảo. Tất cả các nhà khoa học đều đồng ý là dân nói tiếng Nam Đảo có kinh nghiệm lâu đời về nghề đóng thuyền và hàng hải vì sống nhờ nguồn lợi từ biển, và vì đã biết dùng thuyền thiên di khi biển dâng. Trong khi người Phùng Nguyên sống sâu trong đất liền nên không cần thuyền to ; cho dù họ có dùng thuyền đi trên sông, hồ, nhưng có lẽ không coi là quan trọng, vì không thấy hình thuyền lên hoa văn đồ gốm. Như nói ở trên cuộc sống chung này tương đối hoà bình vì các di tích khai quật cho thấy tại Đồng Đậu, cư dân "đột nhiên" biết chế tạo vũ khí. Để tự vệ ? Để giải quyết những tranh chấp về quyền lợi và ảnh hưởng ? Từ đó đưa đến những khủng hoảng mất mát chia lìa (năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ?.) hoặc đến lúc suy vi sau thời kì sung mãn. Nhờ người nói tiếng Nam Đảo mà trống đồng Đông Sơn đã được chở đi khắp Đông Nam Á bằng đường biển (người ta biết vậynhờ đào được ở Mã Lai một trống Đông Sơn còn gắn/cột dính vào ván thuyền). Dân cổ trong nhiều vùng ở Indonesia, đặc biệt là dân Toraja, đến nay còn giữ truyền thống Đông Sơn, có lẽ là di dân (khá đông, nên gia tài mang theo được lưu truyền) đi từ Bắc Việt (khi những người con xuống biển theo bên cha ? hoặc/và) trễ lắm là họ tị nạn lúc Trung Hoa chiếm Việt Nam. Bởi vì hoa văn trên đồ (trống) đồng Việt sau khi bị Hán chiếm đã bị/có ảnh hưởng mĩ thuật của người Hán. Trong khi dân Toraja ngày nay vẫn còn làm vật lưu niệm, đồ trang sức trang trí với hoa văn kĩ hà thuần Đông Sơn, và họ vẫn ở nhà rông cất đúng theo hình trên trống đồng Đông Sơn. Họ cử hành đám táng với quan tài hình thuyền kiểu Đông Sơn. Kiều Quang Chẩn gần đây nhắc lại đề nghị của nhiều học giả Tây Phương về nguồn gốc Đông Sơn của nhóm dân Dayak sống tại bắc đảo Borneo, cách khá xa dân Toraja ở đảo Sulawesi trong quần đảo Indonesia. Trong chuyến đi Indonesia khảo cứu về trống đồng, ông ghi nhận là dân Dayak cũng có nhà rông mái cong, trồng lúa nước và tục đưa linh hồn người chết bằng thuyền. Kĩ thuật làm trống đồng còn được lưu truyền nhiều thế kỷ sau công nguyên tại Indonesia (trong đó trống nhỏ còn được làm lâu sau đó), mà Hà văn Tấn gọi là trống bản địa vì hình dáng hoặc trang trí, hoa văn trên nhiều trống đào được ở Indonesia mang nhiều ảnh hưởng địa phương (cảnh hiện thực người, ngựa, voi, công.). Kiều Quang Chẩn, cũng như nhiều học giả Indonesia cho là hầu hết các trống to (loại Heger I) nhập từ Bắc Việt thời Đông Sơn (kể cả sau khi Bắc thuộc). Chỉ tiếc là ngày nay kĩ thuật phức tạp dùng để đúc trống (cần thợ giỏi nhiều ngành) mà di dân Đông Sơn để lại tại Indonesia đã thất truyền, chỉ còn mĩ thuật hoa văn trên đồ dồng cỡ nhỏ. Nơi xa nhất có đồ đồng Đông Sơn là đảo Flores, gần Úc châu. Đồ đồng đó là một chiếc "thuyền mỹ nghệ" giống kiểu thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn. Thuyền được dân địa phương xem như di sản tổ tiên họ đem đến bằng đường biển với câu chuyện kể trong một bài hát chỉ được hát trong những lễ đặc biệt. Tổ tiên ấy cũng là một số người Việt Đông Sơn (không chịu nổi ách đô hộ của người Tàu hoặc kháng chiến quân Việt bị Tàu truy nã ?) lên đường theo lối cũ của bà con vượt biển chạy lụt thuở trước hay vì óc mạo hiểm, muốn tìm miền đất hứa nào đó ? Có lẽ không bao giờ ta biết được, vì người Việt Đông Sơn không để lại chữ viết. Ngoài các huyền thoại, truyền thuyết bằng miệng, không một sự việc, lịch sử, hay câu chuyện nào ghi lại bằng chữ viết hay hình vẽ trên đá, trên gỗ- giấy, hoặc khắc trên đất nung, mu rùa. Trong khi đó người ta biết nhiều sự việc xảy ra thời "tiền sử" ở Trung Hoa, Ai Cập, hay các xứ vùng Cận Đông, Ần Độ, Trung Hoa, hay của cổ dân Trung Mỹ ngày nay, qua các chữ hay kí hiệu khắc trên các vật liệu giữ được lâu nói trên là mu rùa, đất nung, đá. Như những dân tộc khác, dân Việt đã lai nhiều trong suốt thời tiền sử và trong thời Hoa thuộc (thời Pháp thuộc quá ngắn nên phần lai rất ít). Nhưng các di tích về gốc gác trên miền bắc Việt Nam còn rõ rệt, và gốc này có liên hệ sâu xa với những tộc nói tiếng Nam Á và Nam Đảo. Nói về chủng tộc theo di truyền học, dân Việt xa xưa có chung cội rễ với người cổ vùng Hoa Nam và người cổ Đông Nam Á. Tuy nhiên văn hoá Việt Nam biệt lập và đầu tiên thành hình từ văn hoá bản địa của những tộc nói tiếng tiền- Nam Á trong lục địa và tiếng tiền-Nam Đảo ở vùng thềm lục địa đông bắc Bắc Việt. Và vẫn giữ được độc lập quốc gia và bản sắc văn hoá riêng cho đến nay. Trong khi toàn vùng Nam Trường giang đều bị Hán hoá. Ảnh hưởng của văn hoá Nam Đảo trên văn hoá Việt cổ đã được Hà Văn Tấn đề cập rải rác trong các bài viết tập hợp trong cuốn "Theo dấu các nền văn hoá cổ". Tôi chỉ căn cứ vào lập luận của Oppenheimer và kết quả mới về di truyền học Đông Nam Á, để làm rõ nét thêm nguồn gốc dân tộc Việt. Ai chẳng hãnh diện về một quá khứ đặc thù tốt đẹp? Nhất là khi quá khứ tốt đẹp ấy có thể giúp một dân tộc hiện tại nghèo nàn lạc hậu phấn đấu tiến lên cho khỏi hổ thẹn với tổ tiên. Tự ti hay tự tôn đến từ những nhận xét chủ quan, dựa vào những chứng cớ và lí luận. Lí luận có thể khác nhau nhưng chứng cớ khoa học phải được tôn trọng, cho đến khi tiến bộ khoa học về sau lại phủ nhận sự chính xác hiện tại của chúng. Điều quan trọng hơn là làm thế nào cho nước Việt, dân Việt hiện nay có thể tiến bộ để bắt kịp, hay vượt qua, những nước trong cùng vùng. Đó là một thách đố cho tất cả người Việt Nam ngày nay. Nguyễn Quang Trọng
  24. 17 người thương vong và mất tích trong mưa lũ Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đợt áp thấp nhiệt đới tại các tỉnh miền Trung từ ngày 3-7/9 đã làm 17 người chết, mất tích và bị thương. Mưa lũ làm hàng chục ngàn ha lúa bị ngập nước, ngã đổ Trong đó có 4 người chết (Đà Nẵng 2 người, TT Huế 2 người), 4 người mất tích (Quảng Nam 1 người, Quảng Ngãi 2 người, Gia Lai 1 người) và 9 người bị thương (Quảng Ngãi 5 người, Gia Lai 4 người). Đợt áp thấp nhiệt đới cũng đã làm cho 3 ngôi nhà bị sập; 84 ngôi nhà bị ngập, tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng; 9 hộ phải di dời đi chỗ khác; 16 công trình nhỏ, đập tạm bợ bị hư hỏng; hơn 18.000 m3 đê, bờ kè bị sạt lở; gần 14.000 ha lúa bị ngập, ngã đổ; gần 9.000 ha diện tích hoa màu các loại bị ngập, hư hại; 61 tấn cá, tôm bị trôi; 10 ha diện tích ao cá, tôm bị ngập. Ước tính thiệt hại tại các tỉnh là Quảng Nam: 20 tỷ, Quảng Ngãi: 31 tỷ, Đà Nẵng: 25 tỷ đồng… Trong ngày hôm qua (7/9), tại các tỉnh từ TT Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to. Trước tình hình đó, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã có công điện thông báo, yêu cầu các ngành, các huyện thị tổ chức thông tin về tình hình mưa lũ và áp thấp nhiệt đới. Ngoài ra tăng cường cảnh giới, chốt chặn không cho đi lại tại các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; triển khai các phương án di dời dân ở vùng trũng thấp, vùng ngập sâu, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét. Hôm nay, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng Chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 5/9 đến nay Kon Tum liên tục có mưa lớn. Tại huyện Kon Plông, mưa lớn đã làm hệ thống thông tin liên lạc tại các xã vùng Đông Trường Sơn mất liên lạc hoàn toàn, 50 ha lúa vụ mùa sớm ở xã Hiếu, Măng Cành của huyện chưa kịp thu hoạch bị thiệt hại nặng. Mưa lớn đã làm cho các tuyến đường giao thông tỉnh lộ 676 từ trung tâm huyện lỵ Kon Plông đến thôn Vi Xây (xã Đăk Tăng) dài 17km bị lầy lội, ách tắc; đường nông thôn Đăk Hring (Đăk Nên) sạt lở nhiều điểm; xã Măng Cành 3 căn nhà dân bị tốc mái và nhà rông văn hóa thôn Tu Rằng bị sập hoàn toàn. Tại huyện Tu Mơ Rông, thủy lợi Măng Ve (thuộc xã Đăk Na) bị nước lũ cuốn trôi… Tại huyện Sa Thầy, địa phương bị nhiều thiệt hại nhất, đến cuối ngày 7/9 mưa lũ đã làm hàng chục công trình thủy lợi, giao thông và trường học bị thiệt hại. Hiện Ban chỉ huy Phòng Chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai tỉnh Kon Tum đang khẩn trương triển khai các phương án chống lũ theo cấp báo động, đề phòng lũ quét. Các cơ quan chức năng của tỉnh cũng tăng cường kiểm tra và hướng dẫn giao thông ở những bến đò, ngầm, đình chỉ hoạt động phương tiện không bảo đảm an toàn, không có thiết bị cứu sinh và duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, tổ chức ứng cứu kịp thời… khi có tình huống xảy ra.