Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. CHU THIÊN Chu thiên (1 vòng trời) có 12 cung. Mỗi cung 30 độ Mỗi độ 60 phút Mỗi phút 60 giây Mỗi giây 60 vi Mỗi vi 60 tiêm Mỗi tiêm 60 hốt Mỗi hốt 60 mang Mỗi ngày 12 giờ (giờ cổ) Mỗi giờ 24 khắc Mỗi khắc 15 phút Mỗi phút 60 giây. (Đến vi, tiêm, hốt, mang cũng tương tự) Một khắc có 15 phút, tất 4 khắc là 60 phút, 8 khắc là 1 giờ (4 khắc là sơ nhất khắc, sơ nhị khắc, sơ tam khắc, sơ tứ khắc; tức là chính nhất khắc, chính nhị khắc, chính tam khắc, chính tứ khắc). 120 phút là 1 giờ 12 giờ là 1440 phút (tức là 1 ngày) 30 ngày là 43.200 phút
  2. NHỊ THẬP BÁT TÚ Nhị thập bát tú chia thành 4 nhóm thuộc 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Cụ thể như sau: Nhóm 7 sao thuộc phương Đông: -Sao Giốc (hành mộc), chủ về đại nhân lo quân xuất trận. -Sao Cang (hành kim), dân an vui. -Sao Đê (hành thổ), bên trong có bầy tôi phản nghịch; trung cung phải phòng hoả hoạn. -Sao Phòng (Nhật – Thái dương), bên trong lo về việc động binh. -Sao Tâm (Nguyệt – Thái âm), thái tử và các vương hầu lo nghĩ. -Sao Vỹ (hành hoả), chốn hậu cung có điều kinh sợ; Hậu phi có tai hoạ. -Sao cơ (hành thuỷ), có việc binh đao, quân sĩ lưu vong. Nhóm 7 sao thuộc phương Bắc: -Sao Đẩu (hành mộc). Bề tôi mất tước lộc. Nhân dân xâm lấn nhau. -Sao Ngưu (hành kim). Thóc cao, gạo kém. Dân đói. Trâu, bò, dê chết nhiều. -Sao Nữ (hành thổ). Hậu phi ốm đau. Hoả hoạn -Sao Hư (Nhật – Thái dương). Cải cách chính sách. Xoá tội khoan dung. -Sao Nguy (Nguyệt – Thái âm). Đất cát hưng thịnh. Nhiều bệnh tật. -Sao Thất (hành hoả). Đại thần giấu mưu hiểm, không chịu theo năm mất mùa. -Sao Bích (hành thuỷ). Văn chương hưng thịnh. Bỏ việc binh đao. Đại phát. Nhóm 7 sao thuộc phương Nam: -Sao Tỉnh (hành mộc). Sông ngòi, đầm ao ứ đọng. Giặc cướp, dân chúng lưu vong. -Sao Quỷ (hành kim). Hậu phi thất thế. Nhân dân nhiều bệnh tật. -Sao Liễu (hành thổ). Dân chúng đói khát, mất mùa, lưu vong. -Sao Tinh (Nhật – Thái dương). Hoả hoạn -Sao Trương (Nguyệt – Thái âm). Có nhiều biến đổi về lễ nghi. -Sao Dực (hành hoả). Âm dương mất thứ tự. Nhiều mưa lụt. -Sao Chẩn (hành thuỷ). Thua bại. Chết chóc. Đại tang. Mất mát. Các sao trên là tuỳ theo Tuế kế Thái ất vào cung nào, nhà nào mà xem xét các năm có sự việc làm chủ. Lại có 1 phép tính là: lấy Kế thần gia Hoà Đức vào, rồi xem cung Thuỷ kích tới để xét cát hung. Lại suy tính cung mà năm Thái ất tới để xét sâu hay nông như Thái ất lý thiên, dựa vào sao thứ nhất; Lý địa dựa vào sao thứ hai; Lý nhân dựa vào sao thứ ba. Nếu Thuỷ kích không ở các cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu mà lâm vào 1 sao thì sao đó phải đảm đương; lâm vào 2 sao thì chia đều để quản một năm. An nhị thập bát tú theo năm: -Sao Giốc: Các năm 1890, 1918, 1946, 1974, 2002, 2030, 2058…… (A + 28) -Sao Đẩu: Các năm 1869, 1897, 1925, 1953, 1981, 2009, 2037…… (B + 28) -Sao Khuê: Các năm 1876, 1904, 1932, 1960, 1988, 2016, 2044…… (C + 28) -Sao Tinh: Các năm 1883, 1911, 1939, 1967, 1995, 2023, 2041…… (D + 28) Ví dụ: Nhị thập bát tú ngoài việc tính theo năm còn tính theo tháng, ngày để xét cát hung trong các khoảng thời gian tương ứng. Xin tham khảo thêm vạn niên lịch từng năm. Ví dụ: Năm Kỷ Mão 1999 Mồng 1 tháng giêng âm lịch Sao Vĩ (cả tháng: sao Tinh) Mồng 1 tháng hai âm lịch Sao Đẩu (cả tháng: sao Trương) Mồng 1 tháng ba âm lịch Sao Ngưu (cả tháng: sao Dực) Mồng 1 tháng tư âm lịch Sao Nữ (cả tháng: sao Chẩn) Mồng 1 tháng năm âm lịch Sao Nguy (cả tháng: sao Giốc) Mồng 1 tháng sáu âm lịch Sao Thất (cả tháng: sao Cang) Mồng 1 tháng bảy âm lịch Sao Bích (cả tháng: sao Đê) Mồng 1 tháng tám âm lịch Sao Lâu (cả tháng: sao Phòng) Mồng 1 tháng chín âm lịch Sao Vị (cả tháng: sao Tâm) Mồng 1 tháng mười âm lịch Sao Tất (cả tháng: sao Vĩ) Mồng 1 tháng mười một âm lịch Sao Sâm (cả tháng: sao Cơ) Mồng 1 tháng chạp âm lịch Sao Quỷ (cả tháng; sao Đẩu) Chú ý: Chu kỳ hoàn nguyên của nhị thập bát tú là 7 năm (tức là sau 84 tháng mới trở về 1 tháng cùng tên sao). Tháng nhuận không có tên sao, mà lấy tên sao của tháng kề trước. ****** Nhóm 7 sao thuộc phương Đông tương ứng với sao Thanh Long. Nhóm 7 sao thuộc phương Bắc tương ứng với sao Huyền Vũ. Nhóm 7 sao thuộc phương Tây tương ứng với sao Bạch Hổ. Nhóm 7 sao thuộc phương Nam tương ứng với sao Chu Tước. ****** Ngày tiết khí: Giữa xuân (Xuân phân) Mưa rào (Cốc vũ) Duối vàng (Tiểu mãn) Giữa hè (Hạ chí) Nóng nực (Đại thử) Mưa ngâu (Xử thử) Giữa thu (Thu phân) Sương sa (Sương giáng) Hanh heo (Tiểu tuyết) Giữa đông (Đông chí) Giá rét (Đại hàn) Ẩm ướt (Vũ thuỷ) Ngày trung khí: Trong sáng (Thanh minh) Đầu hè (Lập hạ) Tua rua (Mang chủng) Nắng oi (Tiểu thử) Đầu thu (Lập thu) Nắng nhạt (Bạch lộ) Mát mẻ (Hàn lộ) Đầu đông (Lập đông) Khô úa (Đại tuyết) Chớm rét (Tiểu hàn) Đầu xuân (Lập xuân) Sâu nở (Kinh trập) ****** Tháng tiết khí : Tháng Dần (tháng giêng) Lập xuân -Vũ Thuỷ Tháng Mão (tháng hai) Kinh trập -Xuân phân Tháng Thìn (tháng ba) Thanh minh -Cốc vũ Tháng Tị (tháng tư) Lập hạ -Tiểu mãn Tháng Ngọ (tháng năm) Mang chủng -Hạ chí Tháng Mùi (tháng sáu) Tiểu thử -Đại thử Tháng Thân (tháng bảy) Lập thu -Xử thử Tháng Dậu (tháng tám) Bạch lộ -Thu phân Tháng Tuất (tháng chín) Hàn lộ -Sương giáng Tháng Hợi (tháng mười) Lập đông -Tiểu tuyết Tháng Tý (tháng mười một) Đại tuyết -Đông chí Tháng Sửu (tháng chạp) Tiểu hàn -Đại hàn TÍNH CHẤT NHỊ THẬP BÁT TÚ 1-Sao Giốc (hành mộc): Tốt Giốc tinh: Được việc, thân thế vinh hiển. Đi thi đỗ. Gặp quý nhân. Giá thú, hôn nhân, sinh con đều tốt. Nên tránh các việc mai tang, sửa sang mộ phần. 2-Sao Cang (hành kim): Xấu Cang tinh: Đứng trưởng nên đề phòng giữ mình. Công việc làm ăn phải tính toán rành rẽ. Tránh các việc chôn cất, hôn nhân. Làm ẩu sẽ có hậu quả xấu. 3-Sao Đê (hành thổ): Xấu Đê tinh: Rất xấu Phải đề phòng các việc động thổ, hôn nhân, kinh doanh, ký kết, xuất hành, xây cất, hay gặp tai ương, hỏng việc. 4-Sao Phong (Nhật – Thái dương): Tốt Phong tinh: Rất tốt. Điền tài thịnh vượng Giàu sang, hạnh phúc vẹn toàn. Xây cất, cưới xin, gia cảnh đều đẹp Sĩ, nông, công, thương đều hoà hài. 5-Sao Tâm (Nguyệt – Thái âm): Xấu Sao Tâm: Rất xấu. Cẩn thận giữ gìn trong mọi công việc Tránh ăn hỏi, cưới xin Kinh doanh dễ thua lỗ, kiện tụng. 6-Sao Vĩ (hành hoả): Tốt Vĩ tinh: Chiếu sáng. Rất tốt Nên làm nhà, cưới hỏi đều hanh thong Xuất ngoại, kinh doanh có nhiều thuận lợi. Thăng quan, tiến chức, sự nghiệp hưng thịnh. 7-Sao Cơ (hành thuỷ): Tốt Cơ tinh: Sáng chiếu giúp mọi người. Sự nghiệp cao cả viễn cảnh đẹp Nhà to, cửa rộng. Bạc tiền nhiều. Phúc đức ông cha để lại lâu dài. 8-Sao Đẩu (hành mộc): Tốt Đẩu tinh: Sáng láng, dồi dào. Hôn nhân, sinh nở đều vẹn toàn. Chăn nuôi, cấy gặt, tiền của nhiều. Làm nhà, thả cá đều tốt. 9-Sao Ngưu (hành kim): Xấu Ngưu tinh: Tốn sức, hao tài. Tránh việc xây dựng, dễ gặp chuyện bi ai. Cưới hỏi, đi xa nhà nên cẩn thận Kinh doanh, trồng trọt dễ mất cả vốn lẫn lãi. 10-Sao Nữ (hành thổ): Xấu Nữ tinh: Phụ nữ phải giữ mình Quan hệ, giao thiệp đề phòng kẻ sở khanh. Sinh nở nên tìm thầy thuốc, bà đỡ giỏi. Dễ bị hao tài, tốn của, thiệt hại gia đình. 11-Sao Hư (Nhật – Thái dương): Xấu Sao Hư chủ về tai ương, hư tổn. Nam nữ gần nhau phải giữ gìn. Khôn ba năm dại một giờ để lại đau khổ về sau. 12-Sao Nguy (Nguyệt – Thái âm): Xấu Nguy tinh: Kỵ nhất việc làm nhà, dễ gây nguy hại cho người trong gia đình. Tránh việc hiếu, việc kinh doanh sợ bị khuynh gia bại sản. 13-Sao Thất (hành hoả): Tốt Thất tinh: Chiếu sáng, công việc hanh thông. Công danh sự nghiệp vinh hiển. Mở hiệu, làm nhà đều được thịnh đạt Hôn nhân, con cái nên người. 14-Sao Bích (hành thuỷ): Tốt Bích tinh: Làm mọi việc đều thuận nhân tình Cưới hỏi, sinh con đều đạt mong muốn. Thương mại, kinh doanh nhiều lợi lộc Làm nhà, lợp mái đều được khang ninh. 15-Sao Khuê (hành mộc): Xấu Khuê tinh: Tuy xấu nhưng cũng có phần lành. Vợ chồng hoà thuận, có phúc lộc. Chỉ cần tránh các việc mở hang, động thổ, đưa ma, sửa sang mộ phần. 16-Sao Lâu (hành kim): Tốt Sao Lâu: Lợp mái nhà rất tốt. Thêm người thêm của, cơ nghiệp hưng thịnh. Hôn nhân vào ngày tháng ứng với sao lâu, sinh quý tử. Nhậm chức vào ngày đó sẽ mau thăng chức. 17-Sao Vị (hành thổ): Tốt Vị tinh: Chủ về vinh hoa, phú quý. Trong mọi việc, nên cố gắng thực hiện. Nên tiến hành các việc mua bán, xây nhà, cưới hỏi. Các công to việc lớn rất thuận lợi. 18-Sao Mão (Nhật – Thái dương): Xấu Mão tinh: Nên cẩn thận việc chăn nuôi. Làm nhà, làm cửa dễ gây thiệt hại về người. Làm quan, nhậm chức đề phòng tai hoạ. Hôn nhân, giá thú sợ hạnh phúc kém lâu bền. 19-Sao Tất (Nguyệt – Thái âm): Tốt Tất tinh: Chiếu sáng, điều hoà mọi việc. Nông trang, thóc gạo, lụa tằm bội thu. Nên xây dựng, nhà cửa, tiến hành hôn thú. Sẽ sinh được con cái nên người. 20-Sao Chuỷ (hành hoả): Xấu Chuỷ tinh: Nên cẩn thận dễ mắc việc kiện cáo. Vàng nén, bạc kho cũng hết. Làm việc quan, có chức có danh càng phải giữ gìn. Làm thầy, làm thợ cần dè chừng chuyện tai tiếng. 21-Sao Sâm (hành thuỷ): Tốt Sâm tinh: Còn gọi là văn xương, văn khúc. Mưu cầu sự nghiệp là đại cát tường. Mở hiệu, xây nhà rất tốt. Tránh hôn thú sợ có chuyện chia rẽ về sau. 22-Sao Tỉnh (hành mộc): Tốt Tỉnh tinh: Chỉ cần tránh việc tang Các việc sau đều tốt Thi cử, mưu công danh, trồng trọt. Chăn nuôi, làm nhà, hôn thú. 23-Sao Quỷ (hành kim): Xấu Quỷ tinh: Chiếu rọi dễ gây chuyện buồn thương. Làm nhà dễ khiến chủ nhân vong mệnh. Tránh cưới xin, chỉ lợi việc hiếu, việc tang. 24-Sao Liễu (hành thổ): Xấu Liễu tinh: Chiếu rọi gây lắm chuyện nguy nan. Hao tài, tổn sức, bi thương. Nên chăm làm việc thiện. 25-Sao Tinh (Nhật – Thái dương): Xấu Tinh tinh chiếu rọi, tránh hôn thú, vợ chồng dễ ruồng bỏ nhau. Tốt nhất là tiến hành việc làm nhà, thứ hai là lo việc công danh. 26-Sao Trương (Nguyệt – Thái âm): Tốt Trương tinh: nên cưới hỏi, làm nhà, mở hàng, nhập học, tang ma sẽ để lại phúc ấm lâu dài 27-Sao Dực (hành hoả): Xấu Dực tinh tối kỵ việc làm nhà, dễ xảy ra tai nạn, thiệt hại chủ nhà. Nam nữ gần nhau nên giữ gìn. Mê đắm nguyệt hoa dễ gây chuyện xót xa. 28-Sao Chẩn (hành thuỷ): Tốt Chẩn tinh: Chiếu rọi chủ về sự vẻ vang. Thăng quan, thăng cấp, tài lộc cũng tăng. Việc hiếu, việc hôn nhân, kinh doanh buôn bán đều rất tốt.
  3. TRỰC PHÙ là Hoả thần, là sứ tinh của trời, quan sát sự thiện ác trong nhân gian, hoạ phúc của dân chúng. Nếu lâm vào nước vô đạo tất xảy ra hạn lụt, đao binh, nhân dân tan tác. Phương pháp tính toán cũng như phương pháp tính Tứ thần. Thượng nguyên khởi từ cung 5; trung nguyên cung 1; Hạ nguyên cung 9. Đi thuận, 3 năm là rời cung. Một vòng là 36 năm. Trực phù năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm triều Lê (năm 1684) khởi ở Ngọ Năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung Tý Năm Giáp Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm triều Lê (năm 1744) đi vào cung Dần. Năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Dậu. Ví dụ: Tính Trực phù năm 1744 (năm Giáp Tý), trung nguyên. Tính số tích niên được 10.155.661 năm. Lấy 10.155.661 chia cho số 360, được số dư là 61 Chia tiếp 61 cho số 36, được số dư là 25. Lại chia 25 cho số 3, được 8 lần, có số dư là 1; tức là được 9 lần thiếu. Từ Ngọ coi là 1, đếm thuận đến 9, ta gặp Dần. Ta nói: Năm Giáp Tý (năm 1744), trung nguyên, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê, trực phù đi vào cung Dần. TIỂU DU THÁI ẤT Phương pháp tính tiểu du Thái ất giống như phương pháp tính Tuế kế Thái ất ở trên. Tiểu du Thái ất tính từ năm Canh Dần, niên hiệu Trường Hưng năm đầu (TQ) tức là năm 930 vào cung 7 Khôn Năm Bính Dần (năm 966) vào cung 8 Khảm Năm Nhâm Dần (năm 1002) vào cung 9 Tốn Năm Mậu Dần (năm 1038) vào cung 1 Càn Năm Giáp Dần (năm 1074) vào cung 2 Ly Năm Canh Dần (năm 1110) vào cung 3 Cấn Năm Bính Dần (năm 1146) vào cung 4 Chấn Năm Nhâm Dần (năm 1182) vào cung 6 Đoài Năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (năm 1218) vào cung 7 Khôn. Năm Giáp Dần, niên hiệu Nguyên Phong thứ tư triều Trần (năm 1254) vào cung 8 Khảm Năm Canh Dần (năm 1290) vào cung 9 Tốn Năm Nhâm Dần (năm 1362) vào cung 2 Ly Năm Bính Dần (năm 1326) vào cung 1 Càn. Năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Tân năm đầu tiên triều Trần (năm 1398) vào cung 3 Cấn Năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình năm đầu tiên triều Lê (năm 1434) vào cung 4 Chấn Năm Canh Dần, niên hiệu Hồng Đức năm đầu triều Lê (năm 1470) vào cung 6 Đoài Năm Bính Dần, niên hiệu Đoan Khánh thứ hai triều Lê (năm 1506) vào cung 7 Khôn. Năm Nhâm Dần, niên hiệu Nguyên Hoà thứ 10 triều Lê (năm 1542) vào cung 8 Khảm Năm Mậu Dần (năm 1578) vào cung Tốn. Năm Giáp Dần, niên hiệu Hoằng Định thứ 15 triều Lê (năm 1614) vào cung 1 Càn Năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức thứ hai triều Lê (năm 1650) vào cung 2 Ly Năm Bính Dần, niên hiệu Chính Hoà thứ 7 triều Lê (năm 1686) vào cung 3 Cấn. Năm Nhâm Dần, niên hiệu Bảo Thái thứ 3, triều Lê (năm 1722) vào cung 4 Chấn Năm Mậu Dần niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 triều Lê (năm 1758) vào cung 6 Đoài. Ví dụ: Tính tiểu du Thái ất năm 1758 (năm Mậu Dần), trung nguyên. Tính số tích niên được 10.155.675 năm Theo phương pháp tính toán ghi trong bài 4 về cách tìm sao Thái ất trong Tuế kế, ta lấy 10.155.675 chia cho số 3600; được số dư là 75. Lấy 75 chia cho số 36; được 3 lần, số dư là 3. Tức là được 4 lần thiếu. Bắt đầu tính 1 từ 3 Cấn 2 đến 4 Chấn 3 đến Không vào số 5 4 đến 6 Đoài. Ta nói: Năm 1758 (năm Mậu Dần), nguyên Bính Tý dương, trung nguyên, Tiểu du Thái ất đi vào cung 6 Đoài. ĐẠI DU THÁI ẤT Đại du Thái ất là chi phối khí của 7 sao; là Kim thần. Tuần hành 8 cung, không vào cung giữa. Đại du Thái ất 36 năm chủ trị một cung 12 năm Lý thiên, 12 năm Lý địa, 12 năm Lý nhân; 288 năm hết 1 vòng thi hành sự trừng phạt (36 x 8 = 288) Phương pháp tính: Từ thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm, tính số tích niên là bao nhiêu, gia sai số cung là 34. Lấy phép Đại chu 2880 mà chia; không hết là cung chu. Số dư lấy phép tiểu chu là 288 chia tiếp; không hết là cung chu. Số dư lại lấy phép hành cung 36 mà ước trừ dần đi. Số được là số cung. Số không đầy là số vào cung. Để tìm số tính năm, bắt đầu từ cung 7, tính thuận sang 8 qua 9, 1, 2……Không vào cung giữa 5. Ngoài số tính tức là được cung Đại du Thái ất đóng, và vào cung đó để tìm số năm. Năm Bính Dần, niên hiệu Chính Đức năm đầu (năm 1506), Đại du Thái ất ở cung 7 Năm Nhâm Dần niên hiệu Gia Tĩnh thứ 21 (năm1542) ở cung 8. Năm Mậu Dần, niên hiệu Vạn Lịch thứ 6 (năm 1578) ở cung 9 Năm Giáp Dần niên hiệu Vạn Lịch thứ 42 (năm 1614) ở cung 1. Năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức thứ 2 triều Lê (năm 1650) ở cung 2. Ví dụ: Tìm Đại du Thái ất năm Canh Dần (năm 1650), nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên. Tính đến năm 1650 được số tích niên là 10.155.567 năm Gia sai số 34 thành số 10.155.601 Lấy 10.155.601 chia cho số 2880, được số dư là 721 Chia tiếp 721 cho số 288, được số dư là 145. Lại chia 145 cho số 36; được 4 lần, có số dư là 1. Tức là được 5 lần thiếu. Khởi tính 1 từ cung 7 Khôn 2 từ cung 8 Khảm 3 từ cung 9 Tốn 4 từ cung 1 Càn 5 từ cung 2 Ly Tính đến 5, ta gặp cung 2 Ly. Vậy Đại du Thái ất năm 1650 đóng cung 2 Ly. Ta nói: Năm Canh Dần (1650), nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên. Đại du Thái ất đóng cung 2 Ly. PHƯƠNG VỊ PHÚC TINH QUA CÁC NĂM Cung phúc tính đóng Niên can Dần Giáp Sửu Ất Tý Bính Hợi Đinh Thân Mậu Mùi Kỷ Ngọ Canh Tị Tân Thìn Nhâm Mão Quý
  4. NGŨ PHÚC Ngũ phúc là thần ở trên trời, cùng Thái ất cho phúc lành. Ngũ phúc du hành qua 5 cung: Càn, Tốn, Khôn, Cấn và cung giữa. Mỗi cung trụ lại 45 năm: 15 năm Lý thiên, bốn mùa thuận hoà, tám tiết an vui. 15 năm Lý địa, núi sinh ngọc tốt, đất đẻ cỏ thiêng. 15 năm Lý nhân, đời sinh người giỏi, dân yên nước giàu. Đến cung nào, ở cung đó vua có phúc, dân giàu mạnh. Cung chiếu cũng thế, không có binh đao, hạn lụt, ốm đau. Phương pháp tính: Tính đến năm cần xem, số tích niên được bao nhiêu năm, gia sai số cung là 115, lấy phép Đại chu là 2250 mà chia. Nếu không hết lấy phép Tiểu chu là 225 mà chia. Số không hết là vòng tính cung. Số dư lấy 45 ước trừ dần đi. Lấy số tính được là cung số. Số không đầy là cung đóng vào. Tìm số năm (niên), bắt đầu tính từ Càn, qua Cấn, Tốn, Khôn, trung cung. Tức là được cung Ngũ phúc đóng và được số cung số năm. 1-Cung Hoàng Bí, khu Tuất, Càn, Hợi (cung 1 Càn) 2-Cung Hoàng Thuỷ, khu Sửu, Cấn, Dần (cung 3 Cấn) 3-Cung Hoàng Thất, khu Thìn, Tốn, Tị (cung 9 Tốn) 4-Cung Hoàng Đình, khu Mùi, Khôn, Thân (cung 7 Khôn) 5-Cung Huyền Thất, khu Tý, Ngọ, Mão, Dậu (cung 5 trung ương) Năm Giáp Tý niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 vào cung Cấn 3 (năm 1624) Năm Kỷ Dậu, niên hiệu Cảnh Trị thứ 7 vào cung Tốn 9 (năm 1669) Năm Quý Tị, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 vào cung Khôn 7 (năm 1713) Năm Kỷ Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 20 vào trung cung (năm 1759) Tính đầu năm 1759 (năm Kỷ Mão), số tích niên được là 10.155.676 năm Gia sai số 115 thành số 10.155.791. Lấy 10.155.791 chia cho số 2250, được số dư là 1541 Lại lấy 1541 chia cho số 225, được 6 lần, có số dư là 191 Chia tiếp 191 cho số 45, được 4 lần, có số dư là 11. Tức là được 5 lần thiếu. Tính từ Càn là 1; Cấn là 2; Tốn 3; Khôn 4. Đến số 5 vào Trung cung. TỨ THẦN, THIÊN ẤT, ĐỊA ẤT, TRỰC PHÙ TỨ THẦN là đầu của khí thuỷ, nước có đạo thì thịnh, nước vô đạo thì bại vong. Ở đất vô đạo, là quê hương của chiến tranh, binh đao, hạn lụt, nhân dân cấu xé lẫn nhau. Phương pháp tính: Tính số tích niên được bao nhiêu, dùng phép Đại chu 360 mà chia; không hết dùng phép Tiểu chu 36 chia tiếp. Không hết dùng cung chu. Số dư lấy 3 mà ước trừ dần đi; số tính được là cung số không đầy số là cung đi vào. Để tìm số năm (niên) Thượng nguyên khởi từ cung 1, đi thuận qua 9 cung, tiếp đó qua giáng cung, Minh đường, Ngọc đường. Cứ 3 năm thì rời cung, hết lại quay về bắt đầu. Trung nguyên khởi từ cung 9. Hạ nguyên khởi từ cung 5. Một vòng là 36 năm. Tứ thần năm Chính Hoà thứ năm là Giáp Tý thượng nguyên khởi ở Dần (năm 1684) Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư vào cung Thân (năm 1738) Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm vào cung Tuất (năm 1744) Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 vào cung Tị (năm 1765) Ví dụ: Tìm tứ thần năm 1738 (năm Mậu Ngọ), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 năm Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55 Chia tiếp 55 cho số 36, được số dư là 19. Chia tiếp 19 cho số 3, được 6 lần, có số dư là 1. Tức là 7 lần thiếu. Từ Dần coi là 1, đếm thuận đến 7, ta gặp Thân. Ta nói: Năm Mậu Ngọ (năm 1738 dương lịch), nguyên Giáp Tý dương, thượng nguyên, Tứ thần đi vào cung Thần. THIÊN ẤT là khí Nghịch Kim của cung 6. Đến cung nào thì binh đao khởi lớn; đến nước nào tức là có nghĩa quyết đoán về được hay thua. Phương pháp tính: Tính số tích niên được bao nhiêu, dùng phép Đại chu 360 mà chia. Tiếp đến lấy 3 mà ước trừ đi là cung số. Tính thuận theo 9 cung, sau đến Giáng cung, Minh đường, Ngọc đường mà vận hành. Thượng nguyên khởi cung 6, Trung nguyên khởi cung 2, Hạ nguyên ở Giáng cung. Cứ 3 năm thì rời cung. Một vòng 36 năm. Thiên ất, năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm khởi ở Mùi (năm 1684) Năm Mậu Ngọ (năm 1738), niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư vào cung Sửu. Năm Giáp Tý (năm 1744) niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm vào cung Mão Năm Ất Dậu (năm 1765) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 vào cung Tuất. ****** Tính Thiên ất năm 1738 (năm Mậu Ngọ), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 năm. Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55 Chia tiếp 55 cho số 36, được số dư là 19 Lại chia 19 cho số 3, được 6 lần, có số dư là 1; tức là được 7 lần thiếu Từ Mùi, coi là 1; đếm thuận đến 7, ta gặp Sửu. Ta nói: Năm Mậu Ngọ (năm 1738 dương lịch), nguyên Giáp Tý dương, thượng nguyên Thiên ất đi vào cung Sửu. ĐỊA ẤT là 6 can kỷ, là thổ thần. Giữ cung nào tất có binh đao, đói khát, mất mùa. Vào nước vô đạo thì hung dữ, binh đao càng nhiều. Phương pháp tính cung giống phương pháp tính Tứ thần, Thiên ất. Thượng nguyên khởi cung 9. Trung nguyên khởi cung 5. Hạ nguyên cung 1. Ba năm rời 1 cung. Một vòng là 36 năm. ****** Địa ất năm Giáp Tý, niên hiệu Chính Hoà thứ 5 khởi ở Tuất (năm 1684) Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung 7 Thìn. Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê (năm 1744) đi vào cung Ngọ Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Sửu. Ví dụ: Năm Mậu Ngọ (năm 1783), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 năm Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55. Chia tiếp 55 cho 36, được 6 lần, có số dư là 1; tức là được 7 lần thiếu. Từ Tuất coi là 1, đếm thuận đến 7, ta gặp Thìn. TRỰC PHÙ là Hoả thần, là sứ tinh của trời, quan sát sự thiện ác trong nhân gian, hoạ phúc của dân chúng. Nếu lâm vào nước vô đạo tất xảy ra hạn lụt, đao binh, nhân dân tan tác. Phương pháp tính toán cũng như phương pháp tính Tứ thần. Thượng nguyên khởi từ cung 5; trung nguyên cung 1; Hạ nguyên cung 9. Đi thuận, 3 năm là rời cung. Một vòng là 36 năm. Trực phù năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm triều Lê (năm 1684) khởi ở Ngọ Năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung Tý Năm Giáp Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm triều Lê (năm 1744) đi vào cung Dần. Năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Dậu. Ví dụ: Tính Trực phù năm 1744 (năm Giáp Tý), trung nguyên. Tính số tích niên được 10.155.661 năm. Lấy 10.155.661 chia cho số 360, được số dư là 61 Chia tiếp 61 cho số 36, được số dư là 25. Lại chia 25 cho số 3, được 8 lần, có số dư là 1; tức là được 9 lần thiếu. Từ Ngọ coi là 1, đếm thuận đến 9, ta gặp Dần. Ta nói: Năm Giáp Tý (năm 1744), trung nguyên, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê, trực phù đi vào cung Dần.
  5. QUÂN CƠ Quân cơ Thái ất chủ tượng về nhân quân. Khởi ở Ngọ, đi thuận theo 12 thần địa chi đến địa phận nào thì mùa màng được không loạn lạc, tướng khoẻ, quân mạnh, vua sửa đức độ. Phương pháp tính: Khởi từ Ngọ, mỗi cung đóng lại 30 năm tư thiên, 10 năm tư địa, 10 năm tư nhân. Một vòng là 360 năm. (Khởi từ Ngọ, mỗi cung đóng lại 30 năm: 10 năm tư thiên, 10 năm tư địa, 10 năm tư nhân. Một vòng là 360 năm.) Tính từ năm Giáp Tý thượng nguyên đến năm cần tìm, số tích niên là bao nhiêu, thêm số Bang doanh sai là 250, lấy phép Đại chu là 3600 mà chia, không hết là Bang sai. Số dư lấy hành bang là 30 đem ước trừ đi. Số tìm được là Bang số. Không đầy 30 là vào Bang. Để tìm số của năm cần tìm Bang số khởi tính từ Ngọ, tính lần lượt theo 12 cung. Ngoài số tức là được Quân cơ đóng và số năm. Quân cơ từ năm Tân Tị niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 9 triều Minh, là niên hiệu Quang Hưng năm thứ 4 triều Lê (Mậu Dần 1578 – 1599), vào cung Hợi đầy 30 năm. Đến năm Tân Hợi niên hiệu Hoằng Định năm thứ 12 triều Lê (Canh Tý 1600 – 1619), vào cung Tý. Đến năm Tân Tị, niên hiệu Dương Hoà năm thứ 7 triều Lê (Ất Hợi 1635 – 1643) vào cung Sửu. Đến năm Tân Hợi niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 19 triều Lê (Quý Mão 1663 – 1671) vào cung Thìn. Đến năm Tân Tị, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 22 triều Lê (Canh Thân 1680 – 1705) vào cung Tị. Từ năm Tân Hợi (1311 dương lịch) - (1671) - (2031) Tân Tị (1341 dương lịch) - (1701) - (2061) Tân Hợi (1371 dương lịch) - (1731) - (2091) Tân Tị (1401 dương lịch) - (1761) - (2121) Tân Hợi (1431 dương lịch) - (1791) - (2151) Tân Tị (1461 dương lịch) - (1821) - (2181) Tân Hợi (1491 dương lịch) - (1851) - (2211) Tân Tị (1521 dương lịch) - (1881) - (2241) Tân Hợi (1551 dương lịch) - (1911) - (2271) Tân Tị (1581 dương lịch) - (1941) - (2301) Tân Hợi (1611 dương lịch) - (1971) - (2331) Tân Tị (1641 dương lịch) - (2001) - (2361) Năm Tân Tị Quang Hưng năm thứ tư là năm 1581 vào cung Hợi 30 năm Năm Tân Hợi Hoằng Định năm thứ 12 là năm 1611 vào cung Tý 30 năm Năm Tân Tị Dương Hoà năm thứ bảy là năm 1641 vào cung Sửu 30 năm Năm Tân Hợi Cảnh Trị năm thứ chín là năm 1671 vào cung Dần 30 năm Năm Tân Tị Chính Hoà năm thứ 22 là năm 1701 vào cung Mão 30 năm Số tích niên tính đến năm 1581 là 10.155.498 năm. Thêm 250, thành 10.155.748 Lấy số 10.155.748 chia cho số 3600, được số dư là 148 Lại lấy số 148 chia cho 30 được 4 lần, và có số dư là 28 Từ cung Ngọ, ta đếm xuống 4, gặp cung Dậu. Lại lấy số 28 chia cho 12 tháng, được 2 lần và số dư là 4 (tức là 3 lần thiếu). Từ Dậu, ta đếm tiếp xuống 3 lần và gặp Hợi. Vậy Quân cơ đóng tại cung Hợi. Ta nói: Năm Tân Tị niên hiệu Quang Hưng thứ tư triều Lê (Mậu Dần 1578 – 1599) tương ứng với năm dương lịch 1581 thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, Quân cơ vào cung Hợi. (Cách an này cần kiểm lại) THẦN CƠ Thần cơ là biểu tượng của phụ tướng Phương pháp tính: Cũng khởi đầu từ cung Ngọ, đi thuận theo 12 thần (12 địa chi) Nơi Thần cơ đến sẽ xuất hiện hiền thần, nhân dân yên vui, ngũ cốc phong phú. Mỗi cung trụ lại 3 năm. 36 năm là 1 vòng. Tính từ thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm. Số tích niên của năm là bao nhiêu gia sai số 250 Lấy số 360 mà chia. Nếu chưa hết, lấy số 36 mà chia. Chia không hết, dùng chu kỳ cung. Số dư ước trừ dần đi với 3 là số cung đóng. Số không đủ đưa vào cung để tìm số năm (niên) Số năm (niên) khởi từ cung Ngọ, tính thuận theo 12 thần, số dư là Thần cơ. Số năm (niên) và khu vực cũng tính như vậy. Thần cơ từ năm Quý Tị, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 21 triều Minh Trung Quốc, tương đương niên hiệu Quang Hưng năm thứ 16 triều Lê Việt Nam, đi vào cung Dần. Năm Quý Hợi niên hiệu Vĩnh Tộ thứ năm đi vào cung Dậu Năm Bính Thân niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 triều Lê đi vào cung Tý Năm Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng năm đầu triều Lê, đi vào cung Thân; năm thứ 20 năm Kỷ Mão đi vào cung Mão. Năm Quý Tị, Quang Hưng thứ 16 tương đương năm Dần 1593 dương lịch. Năm Quý Hợi, Vĩnh Tộ thứ 5 tương đương năm Dậu 1623 dương lịch. Năm Bính Thân, Vĩnh Trịnh thứ 12, tương đương năm 1716 dương lịch. Năm Canh Thân, Cảnh Hưng năm đầu tương đương năm Tý 1740 dương lịch Năm Kỷ Mão, Cảnh Hưng năm thứ 20, tương đương năm Thân 1759 dương lịch (Cách an này cần kiểm lại) Tính đến năm 1593, số tích niên là 10.155.510 năm. Số 10.155.510 gia 250 thành 10.155.760 Lấy số 10.155.760 chia cho số 360, được số dư là 160. Lại lấy 160 chia cho 36, được 4 lần, có số dư là 16. Từ cung Ngọ, ta đếm xuống 4, gặp cung Dậu. Lại lấy số 16 chia cho 3, được 5 lần, số dư là 1. Tức là 6 lần thiếu. Từ cung Dậu, ta đếm thuận 6 gặp cung Dần. Từ cung Dần, ta đếm 1 (số dư) vẫn là Dần. Vậy Thần cơ đóng tại cung Dần, ta nói: Năm Quý Tị, niên hiệu Quang Hưng thứ 16 triều Lê, tương đương năm dương lịch1593, thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, Thần cơ vào cung Dần. DÂN CƠ Dân cơ là biểu tượng của dân chúng. Tới nơi nào, ở đó dân giàu, được mùa, không có tai hoạ về binh đao, bệnh tật. Phương pháp tính: Khởi tính từ cung Tuất. Mỗi năm 1 ngôi. Tính thuận đi 12 thần (12 địa chi) Tính từ Thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tính. Số tích niên là bao nhiêu năm, gia sai số là 250. Lấy phép Đại chu 360 mà chia. Nếu chưa hết, lấy phép tiểu chu là 36 chia tiếp. Nếu chưa hết, lại lấy số 12 mà ước trừ dần đi. Khởi từ cung Tuất, tính theo thứ tự 12 thần. Số thừa là nơi đóng của Dân cơ. Số tính năm và khu vực, cũng tính như trên. Cả ba cơ quân, thần, dân tới đâu đều không nên khởi sự công phạt, chiến đấu. Xét kỹ thời thế, hướng vào cung đó mưu cầu sự cát lợi. Dân cơ từ năm Quý Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (năm dương lịch 1623) đi vào cung Mùi Năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Hưng năm đầu (năm dương lịch 1740) đi vào cung Thìn. Năm Tân Tị, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 (năm dương lịch1761) đi vào cung Sửu. Dần cơ do mỗi cung ở 1 năm nên ko bị sai Tính đến năm 1623 (năm Quý Hợi), số tích niên là 10.155.540 năm Số 10.155.540 gia số 250 thành 10.155.790 Lấy số 10.155.790 chia cho 360, được số dư là 190. Chia tiếp số 190 cho số 36, được số dư là 10 Số 10 nhỏ hơn số 12, tức là được 1 lần thiếu. Ta khởi tính từ Tuất, coi là 1 đến 10 gặp Mùi. Vậy năm Quý Hợi (năm 1623) Dân cơ đi vào cung Mùi. Ta nói: Năm 1623 dương lịch (năm Quý Hợi), nguyên Nhâm Tý dương, trung nguyên, Dân cơ đi vào cung Mùi.
  6. CHÍN SAO THUỘC THÁI ẤT Chín sao thuộc Thái ất là các sao trong vùng sao Bắc đẩu. 16 năm 1 lần đổi ngôi đi trong khoảng can và chi. 90 năm là 1 tiểu chu, 900 năm là 1 đại chu. 1 là Chính tinh, còn gọi là Khu; tên là Thiên anh. 2 là Pháp tinh, còn gọi là Toàn; tên là Thiên Nhậm 3 là Hội tinh, còn gọi là Cơ; tên là Thiên Trụ 4 là Phạt tinh, còn gọi là Quyền; tên là Thiên Tâm 5 là Sát tinh, còn gọi là Hoành; tên là Thiên Cầm 6 là Nguy tinh, còn gọi là Khai dương; tên là Thiên Phụ 7 là Bộ tinh, còn gọi là Dao Quang; tên là Thiên Xung 8 là Huyền Qua, còn gọi là Thiên Nhuế. 9 là Chiêu Dao, còn gọi là Thiên Bồng. Chín sao trên nếu gặp Thái ất ở những năm yểm, bách, khai, tù, kích, cách, đề, hiệp tất sinh tai hoạ Phương pháp tính: Đặt từ thượng cổ Giáp Tý thượng nguyên đến năm cần tìm. Số tích niên là bao nhiêu, dùng phép cửu tinh đại chu là số 900 mà chia. Số dư dưới 900, lấy phép tiểu chu là số 90 chia tiếp. Nếu không hết thì lấy vòng sao Số dư lấy số sau đem 10 mà ước trừ đi, số tìm được là số cung của sao đóng. Cách tìm số niên: Tính từ 1 là Thiên Bồng, đi thuận theo 9 sao. Ngoài số 9 là trực phù 9 sao và số năm. Thứ tự và vị trí 9 sao khi chưa động: 1-Thiên Bồng là Lục Mậu tinh (6 năm có can Mậu đứng đầu), đóng cung 1 Càn. Chủ về biến động, không yên việc thay đổi 2-Thiên Nhuế là Lục Kỷ tinh (6 năm có can Kỷ đứng đầu), đóng cung 2 Ly. Chủ về chiến tranh, quân sự, trộm cướp, hưng phế. 3-Thiên Xung là Lục Canh tinh (6 năm có can Canh đứng đầu), đóng cung 3 Cấn. Chủ về việc chinh chiến, sát phạt. 4-Thiên Phụ là Lục Tân tinh (6 năm có can Tân đứng đầu), đóng cung 4 Chấn. Chủ về việc kho tang, ngũ cốc. Cát 5-Thiên Cầm là Lục Nhâm tinh (6 năm có can Nhâm đứng đầu), đóng cung 5 ở giữa. Chủ về việc giết, trừng trị kẻ có tội. Cát. 6-Thiên Tâm là Lục Quý tinh (6 năm có can Quý đứng đầu), đóng cung 6 Đoài. Chủ về việc đánh dẹp kẻ vô đạo. Cát. 7-Thiên Trụ là Lục Đinh tinh (6 năm có can Đinh đứng đầu), đóng cung 7 Khôn. Chủ về tai hoạ, tổn hại; hiệu lệnh. 8-Thiên Nhậm là Lục Bính tinh (6 năm có can Bính đứng đầu), đóng cung 8 Khảm. Chủ về âm hình, việc của nữ chúa. 9-Thiên Anh là Lục Ất tinh (6 năm có can Ất đứng đầu), đóng cung 9 Tốn. Chủ về dương đức của bậc nhân quân. Giáp là đầu hang. Trực phù là sứ của các tinh cung. Dùng Trực phù để phối hợp với 9 sao. Khi muốn tìm các năm Lục Giáp đến thì đặt vào cung trực phù muốn tìm. Ví dụ: Các năm Lục ất, theo cách tìm nói trên, thấy Lục ất tương ứng với sao Thiên Anh. Vậy gia Thiên Anh vào cung 9 Tốn làm trực phù (khi chưa động) Các năm Lục Bính, gia Thiên Nhậm vào cung 8 Khảm làm trực phù (khi chưa động). Nếu như Lục Bính, tìm được Thiên Bồng làm trực phù tất thứ nhất lấy Thiên Bồng đưa vào cung 8 Khảm, trên cung Thiên Nhậm. Thứ hai, đưa Thiên Nhuế vào cung 9 Tốn trên cung Thiên Anh. Thứ ba, đưa Thiên Xung vào cung 1 Càn trên cung Thiên Bồng. Thứ tư, đưa Thiên Phụ vào cung 2 Ly trên cung Thiên Nhuế Thứ năm, đưa Thiên Cầm vào cung 3 Cấn trên cung Thiên Xung Thứ sáu, đưa cung Thiên Tâm vào cung 4 Chấn trên cung Thiên Phụ Thứ bảy, đưa Thiên Trụ vào cung 5 T trên cung Thiên Cầm. Thứ tám, đưa Thiên Nhậm vào cung 6 Đoài trên cung Thiên Tâm. Thứ chín, đưa Thiên Anh vào cung 7 Khôn trên cung Thiên Trụ. Ví dụ 2: Tìm trực phù năm 1570 (năm Canh Ngọ âm lịch trung nguyên) Số tích niên tính đến năm 1570 là 10.155.487 năm Lấy số 10.155.487 chia cho số 90, được số dư là 67 Lại chia tiếp 67 cho 10, được 6 lần và số dư là 7 Vậy trực phù ở cung 7 (năm thứ 7), tương ứng với Lục Đinh. Lại lấy số dư 67 chia cho 9, được số dư là 4. Vậy trực phù là Thiên phụ 4 đóng cung 7 Khôn (năm thứ 7) Năm Canh Ngọ thuộc nguyên Canh Tý dương tính thuận, Thiên Bồng tại Giáp Tý Mậu đóng cung 7 Khôn. M7 T1 D4 Giáp Tý Mậu 7 Thiên Bồng Thiên phụ trực phù giáp ngọ Tân K8 N2 B5 Giáp Tuất Kỷ 8 Thiên Nhuế Thiên Cầm giáp Thìn Nhâm C9 Q3 A6 Giáp Thân Canh 9 Thiên Xung Thiên Tâm giáp Dần Quý Giáp Ngọ Tân 1 Thiên Phụ Thiên Trụ Đinh Kỳ. Giáp Thìn Nhâm 2 Thiên Cầm Thiên Nhậm Bính Kỳ Giáp Dần Quý 3 Thiên Tâm Thiên Anh ất Kỳ Đinh Kỳ 4 Thiên Trụ Thiên Bồng giáp Tý Mậu Bính Kỳ 5 Thiên Nhậm Thiên Nhuế giáp Tuất Kỷ Ất Kỳ 6 Thiên Anh Thiên Xung giáp Thân Canh Ví dụ 3: Tìm Trực phù năm 2000 (năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương hạ nguyên) Số tích niên đến năm 2000 là 10.155.917 năm Lấy số 10.155.917 chia cho số 90, được số dư là 47 Số 47 lớn hơn 10. Lại lấy số 47 chia cho số 10, được 4 lần, số dư là 7. Vậy Trực phù đóng cung 5 (năm thứ 7), tương ứng với Lục Nhâm. M5 T8 Đ2 K6 N9 B3 C7 Q1 A4 Lại lấy số dư 47 chia cho 9, được số dư là 2. Vậy Trực phù là Thiên Nhuế 2 đóng cung 5 T Năm Canh Thìn thuộc nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên, tính thuận, Thiên Bồng, tại Giáp Tý Mậu đóng cung 5 T (năm thứ 7) Giáp Tý Mậu 5 Thiên Bồng Thiên Nhuế trực phù giáp Tuất kỷ Giáp Tuất Kỷ 6 Thiên Nhuế Thiên Xung Giáp thân canh Giáp Thân Canh 7 Thiên Xung Thiên Phụ giáp Ngọ Tân Giáp Ngọ Tân 8 Thiên Trụ Thiên Cầm giáp Thìn Nhâm Giáp Thìn Nhâm 9 Thiên Cầm Thiên Tâm giáp Dần Quý Giáp Dần Quý 1 Thiên Tâm Thiên Trụ đinh Kỳ Đinh Kỳ 2 Thiên Trụ Thiên nhậm Bính Kỳ Bính Kỳ 3 Thiên Nhậm Thiên Anh ất kỳ Ất Kỳ 4 Thiên Anh Thiên Bồng Giáp Tý Mậu Ví dụ 4: Tìm trực phù năm 2404 dương lịch (năm Giáp Tý nguyên Giáp Tý âm, thượng nguyên) Số tích niên tính đến năm 2404 là 10.156.321 năm Lấy số 10.156.321 chia cho 90, được số dư là 1. Vậy trực phù là Thiên Bồng 1 đóng cung 1 Càn (năm thứ nhất) tương ứng với Lục Mậu Năm Canh Thìn, nguyên Giáp Tý âm, thượng nguyên; tính thuận, Thiên Bồng tại Giáp Tý mậu đóng cung 1 Càn (năm thứ nhất) M1 T7 Đ4 Giáp tý 1 Thiên Bồng Thiên Bồng trực phù Giáp Tý Mậu K9 N6 B3 Giáp Tuất Kỷ 9 Thiên Nhuế Thiên Nhuế giáp Tuất kỷ C8 Q5 A2 Giáp Thân Canh 8 Thiên Xung Thiên Xung giáp Tân canh Giáp Ngọ Tân 7 Thiên phụ Thiên phụ Giáp Ngọ Tân Giáp Thìn Nhâm 6 Thiên Cầm Thiên Cầm giáp Thìn Nhâm Giáp Dần Quý 5 Thiên Tâm Thiên Tâm Giáp Dần Quý Đinh Kỳ 4 Thiên Trụ Thiên Trụ Đinh kỳ Bính Kỳ 3 Thiên Nhậm Thiên Nhậm Bính kỳ Ất kỳ 2 Thiên Anh Thiên Anh Ất kỳ CHÍN SAO THUỘC VĂN XƯƠNG Chín sao thuộc Văn xương là sư của Thái ất. Mỗi sao 30 năm đi qua 1 cung, là trực sư. Đặt vào 5 cung liên can cần tìm xem tới khu vực nào, để xem biến đổi về lành dữ Phương pháp tính: Tính từ năm thương nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm xem số tích niên là bao nhiêu. Lấy phép Cửu tinh đại chu thiên là 2700 mà chia. Số dư dưới 2700, dùng phép cửu tinh tiểu chu, chia tiếp cho số 270. Số dư dưới lấy số 30 ước trừ đi, sẽ được cung số. Những số còn lại không hết là tính vào cung để tìm số năm. Bắt đầu từ cung 1 là Văn xương, đi qua 9 cung. Ngoài số đó là số cung mà trực sứ đóng. Thứ tự 9 sao thuộc Văn xương (khi chưa động) 1-Văn xương ở cung 1 Càn, có can Nhâm 2-Huyền Phượng ở cung 2 Ly, có can Đinh. 3-Minh Ly ở cung 3 Cấn, có can Giáp. 4-Âm Đức ở cung 4 Chấn, có can Ất 5-Chiêu Dao ở cung 5 T có can Mậu Kỷ 6-Hoà Âm ở cung 6 Đoài, có can Tân 7-Huyền Vũ ở cung 7 Khôn, có can Canh 8-Huyền Minh ở cung 8 Khảm, có can Quý 9-Hùng Minh ở cung 9 Tốn, có can Bính. Ví dụ 1: Tìm trực sứ năm 2000 (năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên) Số tích niên đến năm 2000 là 10.155.917 năm Lấy số 10.155.917 chia cho số 270, được số dư là 137. Số 137 nhỏ hơn 270. Ta chia tiếp 137 cho 30; được 4 lần, có số dư là 17. Vậy trực sứ đóng cung 5 (năm thứ 17) Lại lấy số dư 137 chia cho số 9 sao. Được 15 lần, có số dư là 2. Vậy ta có Trực sứ là Huyền Phượng 2, đoán cung 5 T (năm thứ 17) Năm Canh Thìn, nguyên Nhâm Tý dương hạ nguyên, trực sứ Huyền Phượng 2 đóng tại cung 5 T (năm thứ 17). Ta có bảng sau: Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Cửu tinh Văn Xương Giáp Tý Mậu 5 Thiên Bồng Giáp Tuất kỷ Thiên Nhuế TP Huyền Phương Giáp Tuất kỷ 6 Thiên Nhuế Giáp Thân Canh Thiên Xung Minh Ly Giáp Thân Canh 7 Thiên Xung Giáp Ngọ Tân Thiên Phụ Âm Đức Giáp Ngọ Tân 8 Thiên Phụ Giáp Thìn Nhâm Thiên Cầm Chiêu Dao Giáp Thìn Nhâm 9 Thiên Cầm Giáp Dần quý Thiên Tâm Hoà Âm Giáp Dần quý 1 Thiên Tâm Đinh kỳ Thiên Trụ Huyền Vũ Đinh kỳ 2 Thiên Trụ Bính kỳ Thiên Nhậm Huyền Minh Bính kỳ 3 Thiên Nhậm Ất kỳ Thiên Anh Hùng Minh Ất kỳ 4 Thiên anh Giáp Tý Mậu Thiên Bồng Văn Xương Giáp Tý Mậu 5 Thiên Bồng Thiên Nhuế trực phù giáp Tuất kỷ Giáp Tuất Kỷ 6 Thiên Nhuế Thiên Xung Giáp thân canh Giáp Thân Canh 7 Thiên Xung Thiên Phụ giáp Ngọ Tân Giáp Ngọ Tân 8 Thiên Trụ Thiên Cầm giáp Thìn Nhâm Giáp Thìn Nhâm 9 Thiên Cầm Thiên Tâm giáp Dần Quý Giáp Dần Quý 1 Thiên Tâm Thiên Trụ đinh Kỳ Đinh Kỳ 2 Thiên Trụ Thiên nhậm Bính Kỳ Bính Kỳ 3 Thiên Nhậm Thiên Anh ất kỳ Ất Kỳ 4 Thiên Anh Thiên Bồng Giáp Tý Mậu Ví dụ 2: Tìm trực sứ năm 2404 dương lịch (năm Giáp Tý, nguyên Giáp tý âm thượng nguyên) Số tích niên đến năm 2404 là 10.156.321 năm Lấy số 10.156.321 chia cho 270, được số dư là 1 Vậy trực sứ đóng cung 1 Càn (năm thứ nhất), và ta có trực sứ là Văn xương 1 Năm Giáp Tý, nguyên Giáp Tý âm, thượng nguyên, Trực sứ Văn xương 1 đóng tại cung 1 Càn (năm thứ nhất). Ta có bảng sau: Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Lục nghi tam kỳ Cửu tinh Thái ất Cửu tinh Văn Xương Giáp Tý Mậu 1 Thiên Bồng Giáp kỷ mậu Thiên Bồng TP Huyền Phương Giáp Tuất kỷ 9 Thiên Nhuế Giáp Hợi kỷ Thiên Nhuế Minh Ly Giáp Thân Canh 8 Thiên Xung Giáp Thân Canh Thiên Xung Âm Đức Giáp Ngọ Tân 7 Thiên Phụ Giáp Ngọ Tân Thiên Phụ Chiêu Dao Giáp Thìn Nhâm 6 Thiên Cầm Giáp Thìn Nhâm Thiên Cầm Hoà Âm Giáp Dần quý 5 Thiên Tâm Giáp Dần quý Thiên Tâm Huyền Vũ Đinh kỳ 4 Thiên Trụ Đinh kỳ Thiên Trụ Huyền Minh Bính kỳ 3 Thiên Nhậm Bính kỳ Thiên Nhậm Hùng Minh Ất kỳ 2 Thiên anh Ất kỳ Thiên Anh Văn Xương.
  7. PHÉP TÍNH THỜI KẾ Phương pháp tính: Thời kế định ư nhị Chí trung Nhược phùng Giáp Tý tiện vị tông Nhất nhất tu hạ Thập nhị toán Dương nhật dụng thời số kỷ chung Giáp Tý lục thập dư tích toán Nhị thập tứ số trừ hành cung Nhất pháp ngũ nhật vi nhất kỷ Ngũ lục tam tuần lục kỷ chung Đông chí tiết hậu dụng dương độn Hạ chí âm cục độn bất đồng Hữu thổ chi quân minh tuế kế Nguyệt kế tu ư khanh dữ cống Nhật kế chung quan giai cộng dụng Vận trù tướng soái thời kế thông. Thời kế định ở trong 2 chí (Đông chí và Hạ chí). Nếu gặp Giáp Tý là Đông chí. Dương ngày dùng giờ bao nhiêu là hết. Số dư của tích số sau khi chia cho Giáp Tý 60 là bao nhiêu, lại lấy số 24 chia hành cung. Một phép khác là: Lấy 5 ngày là 1 kỷ 5 x 6 = 3 tuần. 6 kỷ là kết thúc. Sau tiết Đông chí, dùng dương độn. Sau tiết Hạ chí dùng âm độn Bậc vua có đất nước, xem tuế kế. Nguyệt kế xem cho bậc công khanh. Nhật kế dùng cho các quan và dân chúng. Tướng soái vận trù việc quân xem thời kế. Trước tiên, xác định là sau tiết Đông chí, dùng cục dương. Lấy ngày Giáp Tý để khởi đầu tính đến ngày cần xem tích số là bao nhiêu. Giảm đi 1. Lấy phép 12 giờ mà chia. Dư không đầy số 60 là vào kỷ. Lại lấy phép 72 ước dần đi là vào cục. Sau Hạ chí dùng cục âm. Thái ất khởi từ cung 9 Ví dụ 1: Xem giờ Đinh Sửu, ngày Canh Thìn mười sáu tháng 11 năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê. Phép tính diễn ra như sau: Khởi tính từ Giáp Tý đến Canh Thìn cộng là 17 số. -Giáp Tý 1 -Kỷ Tị 6 -Ất Hợi 12 -Ất Sửu 2 -Canh Ngọ 7 -Bính Tý 13 -Bính Dần 3 -Tân Mùi 8 -Đinh Sửu 14 -Đinh Mão 4 -Nhâm Thân 9 -Mậu Dần 15 -Mậu Thìn 5 -Quý Dậu 10 -Kỷ Mão 16 -Giáp Tuất 11 -Canh Thìn 17 Số 17 giảm đi 1 rồi nhân với 12 giờ, được số 192. Lại tính Tý, Sửu là 2 giờ gia 2 số cộng là 194 Lấy 194 chia cho số 60, được 3 lần. Đây là ba kỷ thượng – trung – hạ nguyên Giáp Tý. Số dư là 14. Tức là tính đến giờ Đinh Sửu ngày, tháng nói trên, gặp kỷ thứ tư, thượng nguyên Giáp Tý. Lại lấy số 194 nói trên chia cho số 72, được 2 lần 60, số dư 50; tức là qua nguyên Giáp Tý, Bính Tý, vào nguyên Mậu Tý; sau Đông chí là dương thời cục 50 Thái ất đóng cung 1 Càn Kế thần đóng cung Sửu Văn xương đóng cung Tị Thuỷ kích đóng cung Ngọ Chủ toán là 16 Chủ Đại tướng đóng cung 6 Đoài Chủ Tham tướng đóng cung 8 Khảm Khách toán là 15 Khách Đại tướng đóng cung 5 Khách Tham tướng đóng cung 5 Ví dụ 2: Xem giờ Ất Sửu, ngày Giáp Thìn, tháng giêng năm Quý Dậu (tương ứng với ngày 24/1/1993 dương lịch) Dương lịch: 1993 niên 1 nguyệt 23 nhật 1 thời ; Âm lịch: 1993 niên 1 nguyệt 1 nhật 1 thời Can chi: Quý Dậu - Giáp Dần - Giáp Thìn - Ất Sửu ; Tuần không: [Tuất Hợi - Tý Sửu - Dần Mão - Tuất Hợi] Tích Niên: 10.155.910 - 310 - 22 ; Tích Nguyệt: 121.870.911 - 111 - 39 ; Tích Nhật: 3.709.369.601 - 161 - 17 ; Tích Thời: 44.512.435.202 - 122 Nhập Kỷ Nguyên Cục số: Nguyên thứ 2-Bính Tý - Kỷ thứ 2 - Dương độn 50 cục Phép tính diễn ra như sau: Khởi tính từ Giáp Tý đến Giáp Thìn, cộng là 41 số -Giáp Tý 1 – Giáp Tuất 11 – Giáp Thân 21 – Giáp Ngọ 31 – Giáp Thìn 41 -Ất Sửu 2 …… Số 41 giảm đi 1, rồi nhân với 12 giờ (40 x 12 = 480 giờ) Lại tính Tý, Sửu là 2 giờ; 480 gia hai được số 482 Lấy số 482 : 60 = 8, dư 2. Tám lần tương ứng với trung nguyên Giáp Tý (lần thứ 3) Số dư 2, tức là tính đến giờ Ất Sửu, ngày tháng nói trên gặp Hạ nguyên Giáp Tý (lần thứ 3). Cụ thể là: Lần thứ nhất 1-Thượng nguyên Giáp Tý I: 60 2-Trung nguyên Giáp Tý II: 60 3-Hạ nguyên Giáp Tý III: 60 Lần thứ hai 4-Thượng nguyên Giáp Tý I: 60 5-Trung nguyên Giáp Tý II: 60 6-Hạ nguyên Giáp Tý III: 60 Lần thứ ba 7-Thượng nguyên Giáp Tý I: 60 8-Trung nguyên Giáp Tý II: 60 9-Hạ nguyên Giáp Tý III: 2…… Cộng được : 482 giờ Lại lấy số 482 chia cho số 72, được 6 lần, có số dư 50. Tức là qua các nguyên tý: Lần thứ nhất Nguyên Giáp Tý số 1 Nguyên Bính Tý số 2 Nguyên Mậu Tý số 3 Nguyên Canh Tý số 4 Nguyên Nhâm Tý số 5 Lần thứ hai Nguyên Giáp Tý số 1 Nguyên Bính Tý số 2…… Ta nói: giờ Ất Sửu, ngày Giáp Thìn, tháng giêng năm Quý Dậu (24/1/1993) vào nguyên Bính Tý; sau Đông chí là dương khởi cục 50 Thái ất đóng tại cung 1 Càn Kế thần đóng tại cung Sửu Văn xương đóng tại cung Tị Thuỷ kích đóng tại cung Ngọ Chủ toán là 16 Chủ Đại tướng đóng tại cung 6 Đoài Chủ Tham tướng đóng tại cung 8 Khảm Khách toán là 15 Khách Đại tướng đóng tại cung 5 Khách Tham tướng đóng tại cung 5.
  8. TÌM THÁI ẤT TRONG NGUYỆT KẾ Phương pháp tính: Nguyệt kế chi pháp tuế kế đồng Thái ất tam nguyệt di nhất cung Tiên bố tích niên giảm nhất toán Nguyệt thực thập nhị thừa chi công Tam bách lục thập trừ bất tận Dư toán nhập cục, lý tư thông Thái ất cứ 3 tháng là rời 1 cung. Trước tiên, đặt số tích niên của năm, rồi giảm đi 1. Số tháng dư nhân với 12; rồi chia cho 360. Số dư là nơi nguyệt kế Thái ất đóng. [(Tích niên – 1) x 12] / 360 = (Số dư / 60) : 72 = Cục Thái ất đóng Ví dụ 1: Tìm tháng Giêng năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê, tương ứng năm 1570 dương lịch. Nguyên kế có gốc tính là tháng Giáp Tý, năm Giáp tý, triều đại Nguyên gia nhà Tống – Trung Quốc. Ngày đầu tháng Giáp tý năm đó tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424 dương lịch Số tích niên đến năm Canh Ngọ (1570) là 1.147 năm Giảm đi 1. Lấy số 12 tháng nhân lên, được số tháng Dần là 13.752 tháng, chia với số 3600. Số dư dưới 3600 chia tiếp cho số 360, được số dư là 72. Số 72 lấy phép chu kỳ 60 chia 1 lần 60 là Thượng nguyên Giáp tý. Kỷ thứ nhất số dư là 12. Từ Giáp tý đến Ất Hợi là trúng số 12 tháng. Vậy tháng 10 của năm Kỷ Tị là tháng Ất Hợi vào kỷ thứ 2, trung nguyên Giáp Tý. Lại từ tháng 11 đến tháng giêng, lấy 3 mà tính được số 15. Tức là biết tháng giêng năm Canh Ngọ là tháng Mậu Dần. Số dư 72 nói trên, thêm 3 là 75, chia cho 72, dư 3 là tháng Mậu Dần, chính vào nguyên tý dương cục 3. Thái ất ở cung 1 Càn. Thiên mục ở Tuất. Chủ toán 1 chu Đại tướng ở cung 1. Chủ Tham tướng ở cung 3. Kế thần ở Tý, Thuỷ kích ở Hợi. Khách toán số 40. Khách Đại tướng ở cung 4. Khách Tham tướng ở cung 2. Ví dụ 2: X niên đầu tiên hiệu Nguyên gia nhà Tống, tháng 11 năm Giáp x đến năm Nhâm tý, tương ứng với năm1732 dương lịch. Được số tích niên là 1309 năm Số 1309 giảm đi 1 rồi tính. Lấy số 12 tháng mà nhân, được số tháng thực là 15.696 tháng. Chia 15.696 tháng cho số 3600, được số dư là 216. Lấy 216 chia tiếp cho số 60, được số dư là 36. Từ Giáp kể là 1, tính đến Kỷ Hợi vừa đúng 36. Đó là tháng 10 Kỷ Hợi năm Tân Hợi (trước năm Nhâm Tý đang tính); tức là vào kỷ nguyên Thượng nguyên Giáp tý Lại từ tháng 11 Canh tý năm Tân Hợi đến tháng giêng năm Nhâm tý thêm 3 số để tính, cộng với số dư 36 ở trên được 39; tức là tháng Nhâm Dần năm Nhâm tý. Số dư 216 nói trên, thêm 3 là 219. Lấy 219 chia cho 72, được số dư là 3; tức là tháng Nhâm Dần năm Canh tý đi vào nguyên Canh tý dương cục thứ 3. Thái ất ở cung 1 Thiên mục ở cung Tuất Chủ toán được 1 Chủ đại tướng đóng cung 3 Khách, toán được 40 Khách đại tướng đóng cung 4 Khách tham tướng đóng cung 2 Ví dụ 3: Xem năm Giáp tý niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 5 triều Lê, tương ứng với năm 1744 dương lịch. Từ gốc tính nguyệt kế đến năm 1744 được số tích niên là 1321 năm. Số 1321 năm giảm đi 1 để tính. Lấy số 12 tháng nhân lên được 15840 tháng. Số 15.840 chia cho số 3600, được số dư là 360 Chia tiếp 360 cho số 60. Số dư là 60. Từ Giáp tý kể là 1 tính đến 60 gặp Quý Hợi. Đó là tháng 10 Quý Hợi năm Quý Hợi. Lại lấy số 3 gia vào mà tính, tất từ tháng giêng năm Giáp tý là tháng Bính Dần. Số dư 360 nói trên thêm 3 là 363 chia cho số 72, được số dư là 3. Vậy tháng Bính Dần năm Giáp tý (1744) đi vào cục 3 nguyên Giáp tý dương (vị trí các sao như năm 1732) Thái ất ở cung 1 Thiên mục ở cung Tuất Chủ toán được 1 Chủ đại tướng đóng cung 1 Chủ tham tướng đóng cung 3 Khách, toán được 40 Khách đại tướng đóng cung 4 Khách tham tướng đóng cung 2 PHÉP TÌM NHẬT KẾ Phương pháp tính: Nhật kế chi pháp, nguyệt kế cầu Nguyệt thực số đắc tiện vi đầu Nhuận pháp tam thập nhị phân ngoại Ngũ thập thất sao quy trừ chu Trừ đắc nhuận số gia nguyệt thực, Nhật bình hội pháp tử tế sưu. Sưu bố nhị thập cửu nhật toán, Ngũ thập tam phân sao lục hưu. Nhật bình nguyệt thực tương thừa liễu. Nhật kế tích số thử truyền lưu Muốn tìm nhật kế, dựa vào nguyệt kế mà tính. Đầu tiên lấy số tháng thực. Dùng phép tính tháng nhuận là 32 phân 57 dây mà quy trừ. Tính được số nhuận thì thêm vào số tháng thực. Tính để ứng dụng nhất bình hội pháp. Tìm số 29 ngày 53 phân 6 dây là ngừng. Lấy số nhật bình nhân với số nguyệt thực là thấy tích số của nhật kế (số tích nhật). Tìm số tháng thực, lấy phép nhuận là 32 phân 57 dây quy trừ đi. Được bao nhiêu tháng nhuận, lẻ bao nhiêu. Số lẻ đó không góp vào số tháng thực cùng tính Còn số lẻ, dùng nhật bình hội pháp là 29 ngày 53 phân 6 dây mà nhân. Tích số (cùng số lẻ), lấy phép Đại tiểu chu 3600 mà chia. Nếu số dư không bằng số 360, chia tiếp cho số 60. Số dư là nhật kế của Giáp tý vào kỷ nguyên vào cục giống như phép tìm niên kế. Nếu như muốn tìm Thất nguyên cầm tinh đóng ngày đó, tìm số tích nhật, lấy số 28 sao mà chia, số dư khởi sao cơ đến số cuối cùng đóng ở sao nào, tức là ngày đó gặp sao ấy. Ví dụ 1: Theo phép tính nhật kế, tìm ngày mồng 6 tháng giêng năm Canh Ngọ niên hiệu chính trị thứ 13 triều Lê tương ứng với năm 1570 dương lịch. Từ gốc tính nguyệt kế, đến tháng ấy, năm ấy, được số tích nguyệt là 13.755 tháng thực. Lấy phép nhuận nguyệt là 32 phân 57 dây làm phép quy trừ, được số tháng nhuận là 222 tháng, dư 1 phân không 96, không bằng phép nhuận. Bỏ không dùng mà tính gộp vào số tháng thực, cộng được là 14.177 tháng. Lấy nhật bình hội pháp là 29 ngày 53 phần 06 dây nhân lên được 418.625 ngày 78 phân 56 dây. Lấy phép Đại tiểu chu mà chia, được số dư là 305. Lấy phép 60 Giáp tý mà chia tiếp số dư 305; 5 lần 60 bằng 300. Số dư 305 – 300 = 5. Tức là vào kỷ Giáp tý, còn dư 5. Vậy, ngày 30 tháng 12 năm Kỷ tị (trước năm Canh ngọ) đi vào kỷ nguyên Giáp tý thứ 6, là ngày Mậu Thìn. Lại gia số 6 để tính, số dư 5 nói trên + 6 = 11. Tức là ngày mồng 6 tháng giêng năm Canh Ngọ là ngày Giáp tuất. Số dư 305 nói trên, gia thêm 6 thành 311. Lấy số 311 chia cho số 72, được số dư 23. Vậy, năm Canh Ngọ (1570) thuộc nguyên Canh tý dương, trung nguyên, dương niên cục 23, ngày Giáp Tuất. Thái ất đóng cung 9 Chủ toán là 16 Chủ Đại tướng đóng cung 6 Chủ Tham tướng đóng cung 8 Kế thần đóng cung Thìn Thuỷ kích đóng cung Thân Thiên mục đóng cung 1 Càn Khách toán là 23 Khách đại tướng đóng cung 3 Khách Tham tướng đóng cung 9 Ví dụ 2: Theo phép nhật kế, tìm ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch, năm Can chi Nhâm Thân. Ta biết rằng gốc tích nhật kế, theo quy ước là ngày 19 tháng 2 năm 423. Ngày 19/02/423 chắc còn trong tháng Giáp Dần, năm Quí Hợi. Phép tính diễn ra như sau: 1992 – 423 = 1596 năm dương lịch Hiệu số từ ngày 14 (đang xét) đến ngày 19 (gốc tính nhật kế): 19 ngày – 14 ngày = 5 ngày Số ngày “x” trong dương lịch là 10 ngày. Theo bài 3 “số nhật cục”, số ngày tính đến 14 tháng 12 năm 1992, có 573.353 ngày. Lấy số 573.353 ngày chia cho số 360, được số dư là 1. Số dư 1 nhỏ hơn 60. Vậy ngày 14 tháng 12 năm 1992 đi vào kỷ nguyên Giáp tý thứ nhất, tính theo Can chi là ngày Giáp tý năm Nhâm Thân Tính tiếp theo phép tính đã nói trong bài 3 “Số nhật cục”, ta có: Ngày 14/12/1992 thuộc nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên, dương nhật cục 17, ngày Giáp tý. Thái ất đóng cung 7 Khôn Kế thần đóng cung Tuất Văn xương đóng cung 7 Khôn Thuỷ kích đóng cung Hợi Chủ toán là 7 Chủ đại tướng đóng cung 7 Khôn Chủ tham tướng đóng cung 1 Càn Khách toán là 27 Khách Đại tướng đóng cung 7 Khôn Khách Tham tướng đóng cung 1 Càn. Lại lấy số tích nhật 537.353 ngày chia cho 28 sao, được số dư là 25. Khởi sao cơ là 1. Tính đến 25 ứng với sao Đế. Vậy ngày Giáp tý năm Nhâm Thân gặp sao Đế Thổ lạc.
  9. PHÉP TÌM BÁT MÔN TRONG TUẾ KẾ Phương pháp tính: Tuế kế bát môn trí tích niên Nhị Thiên tứ bách luỹ trừ tiên. Thiên hạ phụ trừ nhị bách tử Dư toán khai môn vị thủ truyền. Tam thập ước chi cầu sứ trực Mệnh gia Thái ất tả chu truyền Khai, Hưu, Sinh môn vị tam cát Đỗ, Tử, Thương hồ đại hưng ngôn Kinh vãn tiểu hưng, cảnh tiểu cát Vượng, Tướng bội hề, khắc giảm yêu. Thái ất, Thiên mục cát môn lập Tam bất cụ hề, nghi thủ kiên Tam môn cụ hề, ngũ tướng phát Xuất sư chiến thắng, tất công tuyền. Phương pháp tính là: Tìm năm xem Bát môn, lấy số tích niên chia cho số 2400. Dưới 1000 chia tiếp cho 240. Số dư tính bắt đầu từ khai môn. Lấy số 36 mà ước đi để tìm Trực sứ. Gia Thái ất lên đây mà tính thuận đi. Ba cửa cát là Khai, Hưu, Sinh. Ba cửa Đỗ, Tử, Thương là đại hung. Cửa Kinh xấu vừa, của Cảnh lành vừa. Gặp Vượng, Tướng thì tăng bội. Gặp khắc, giảm bớt. Thái ất, Thiên mục đứng ở cát môn. Ba cửa không đủ, nếu cố thủ bền bỉ. Ba cửa đủ, năm tướng phát, ra quân chiến đấu tất thắng hoàn toàn. Số tích niên là bao nhiêu, lấy phép Đại Chu bát môn là 2400 trừ dần đi. Dưới số 1000, trừ tiếp cho 240. Không đủ 240 là số dư của môn chu, lấy từ môn ước dần đi với số 30, đặt khi môn tính thuận, tức là được trực sứ của Bát môn. Lấy trực sứ gia Thái ất, tính quay về trái, tức là biết cửa nào thuộc khu phận nào, tai hoạ hay cát lợi. Bát môn là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Nếu tính theo Lạc thư, bát môn thứ tự như sau: 1-Hưu 5-Khai 2-Tử 6-Kinh 3-Thương 7-Sinh 4-Đỗ 8-Cảnh Có cửa cát, có cửa hung. Phương nào gặp Vượng, Tướng có khí, phúc sẽ tăng gấp bội. Phương nào gặp khắc chế, không có khí, sự lành dữ giảm đi một nửa. Mỗi cửa 30 năm 1 lần đổi thế là 30 x 8 = 240 năm hết 1 Chu (vòng) của 8 cửa. Lấy cửa Khai là đầu tiên, tính vòng theo trái. Hết vòng lại bắt đầu. Nếu Thái ất, Thiên mục ở dưới cửa Khai và Sinh là 2 cửa không đủ: vì Hữu và Đỗ đối nhau. Sinh và Tử đối nhau. Đứng ở đất lành hướng về cửa xấu. Nếu không đủ đã có cửa cảnh ở giữa 2 cửa Đỗ và Tử. Nếu Thái ất, Thiên mục ở dưới cửa Hưu, là 3 cửa không đủ: vì cửa Hưu và cửa Cảnh đối nhau, là bên trái bên phải bị cách ức ở cửa Đỗ và cửa Tử. Bất lợi cho việc dấy quân Nếu ba cửa đủ, năm tướng phát, tám cửa khai thông, đường sá thanh thản, chiến đấu thắng lợi cả về công và thủ. Năm tướng là: Thái ất là gián tướng Văn xương là chủ thương tướng Thuỷ kích là khách thương tướng Hai Đại tướng của Chủ và Khách. Nếu Thuỷ kích không bị yểm, kích; Văn xương không bị tù, bách, Đại tiểu tướng không tương quan, và số tính được là trường hoà, là 5 tướng phát. Cửa không đủ, tướng không phát, cửa lấy không thông là điềm quân bị thua, tướng bị chết. Ví dụ 1: Xem năm Tân Mùi, niên hiệu Chính trị năm thứ 14, tìm Trực sứ, tương ứng với năm 1571 dương lịch. Số tích niên được 10.155.488 năm Lấy phép Đại chu bát môn mà chia. Số dư là 128. Dưới số 240, nên lấy số 30 của bát môn trừ dần đi. Bắt đầu từ Khai môn, trừ đi 30. Hưu môn trừ đi 30. Sinh môn trừ đi 30. Thương môn trừ đi 30 Trừ qua 4 cửa là 120. Còn dư là 8. Vậy Trực sứ ở cửa Đỗ. Lấy Đỗ gia Thái ất ở cung 3 Cấn, tức là cửa Cảnh ở cung 4 Chấn, cửa Tử ở cung 9 Tốn, cửa Kinh ở cung 2 Ly, cửa Khai ở cung 7 Khôn, cửa Hưu ở cung 6 Đoài, cửa Sinh ở cung 1 Càn, cửa Thương ở cung 8 Khảm, mà thấy được lành hay dữ. Năm ấy, Thái ất ở dương niên cục 32, đóng cung 3 Cấn; hợp với cửa Đỗ. Thiên mục ở Tị, hợp với cửa Tử; Chủ tính được là 2, 10, 5 cửa Đỗ. Thuỷ kích ở Tý kích Thái ất. Khách tính được là 8, đoản. Khách Đại tướng bị nội bách. Khách Tham tướng là ngoại bách. Kế thần ở Mùi Cục này, Thái ất Thiên mục không đứng ở ba cửa Khai, Hưu, Sinh là tam cát môn (là ba cửa đều đủ, có thể xuất quân). Thái ất gặp Thuỷ kích. Khách Đại tướng, Tham tướng gặp kích Bách. Chủ nhân ở cửa Đỗ là vô môn. Như số khách đoản. Chủ - Khách đều bất lợi, không thể đánh một cách miễn cưỡng. Ví dụ 2: Xem năm 1924, tương ứng với năm Can chi âm lịch là Giáp Tý. Số tích niên là 10.155.841 năm Lấy số tích niên 10.155.841 năm chia cho số 2400. Số dư được 1.441. Chia tiếp số 1441 cho 240. Số dư được 1. Vậy Trực sứ ở Khai môn. Năm 1924, Thái ất ở dương niên cục 1, đóng tại cung 1 Càn. Lấy Khai gia Thái ất ở cung 1 Càn. Vậy Khai môn cũng tại cung 1 càn. Trực sứ cũng ở Khai môn. Văn xương đóng tại cung Thân, hợp với cửa tử Thuỷ kích đóng tại cung 7 Khôn hợp với cửa tử Ví dụ 3: Xem năm 1954, tương ứng với năm Can chi âm lịch là Giáp Ngọ. Số tích niên là 10.155.871 năm Lấy số 10.155.871 năm chia cho số 2400. Số dư được 1471. Chia tiếp số 1471 cho số 240. Số dư được 31. Bắt đầu từ khai môn, trừ đi 30, còn dư 1. Vậy trực sứ ở Hưu môn. Năm 1954, Thái ất ở dương niên cục 55, đóng tại cung 3 Cấn Lấy Hữu môn gia vào Thái ất tại cung Cấn 3 Văn xương đóng tại cung Mão hợp với cửa Hưu Thuỷ kích đóng tại cung Sửu hợp với cửa Khai
  10. TÌM CHỦ, KHÁCH ĐẠI TƯỚNG VÀ THAM TƯỚNG Phương pháp tính: Chủ, Khách, Đại tướng suy pháp đồng, Khứ thập linh giả tức hành cung. Thập toán khứ cửu, chỉ dụng nhất, Tham tướng y Đại tam nhân thống. Đắc số vi cung, thủ lĩnh số, Phát, bách, tù, quan, khán cát hung. Chủ, Khách, Đại tướng cùng 1 phép tính. Trừ 10, số thừa ra là hành cung. Mười trừ 9 còn 1; Tham tướng dựa vào phương pháp tìm Đại tướng. Số Đại tướng nhân 3 lấy số lẻ. Tính phát, bách, tù, quan để xem tốt hay xấu. Ví dụ 1: Xem năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê tương ứng với năm 1570 dương lịch. Dương niên cục 31. Chủ tính được là 33; trừ đi 30, dùng 3, là Đại tướng ở cung 3; mà Thái ất cùng ở cung 3, là TÙ. Tù là có sự tang ma, vong bại. Chủ Tham tướng lấy số 3 của Đại tướng mà nhân với 3 (3 x 3 = 9), tức là chủ Tham tướng ở cung 9, mà Văn xương cũng ở cung 9; cũng là TÙ, là xấu. Tiếp đến tính Khách là 10. Bỏ 9 chỉ dùng 1 tức là Khách Đại tướng ở cung 1. Không gặp tù, bách, yểm, kích là tướng phát, là cát. Lấy 3 x 1 vẫn là 3, tức là Khách Tham tướng ở cung 3, cũng cùng cung với Thái ất tức là TÙ, là tiểu tướng bất lợi. Cục này, Thái ất tuy trợ Chủ, mà Chủ lại bất hoà. Hai tướng gặp tù nên an cư, không thể hành động trước. Khách hoà, tướng phát, lợi về khách. Nên an cư, lợi về hành động sau. Thiên mục ở trước là trong có thể công ngoài; ở sau là ngoài có thể công trong. Từ Càn đến Thìn là trong. Từ Tốn đến Tuất là ngoài. Thái ất ở các cung 1, 8, 3, 4 là “Thiên nội” là trợ Chủ, không thể đem quân cống phạt, muốn đánh địch, không nên khởi động trước, nên hậu ứng. Thái ất ở các cung 2, 9, 6, 7 là “Thiên ngoại”, là trợ Khách, lợi việc lấy binh đánh dẹp. Nếu muốn đánh địch phải đánh trước, không nên khởi động sau. Ví dụ 2: Xem năm 1592 dương lịch. Dương niên cục 53. Thái ất đóng cung Ly 2 hai năm Văn xương đóng cung Đại vũ (Khôn 7) Chủ tính được là 38 Khách tính được là 25 Chủ tính được 38; trừ đi 30, dùng 8. Tức là Đại tướng ở cung 8, mà Thái ất ở cung 2, không bị TÙ. Chủ tham tướng lấy số 8 của Đại tướng mà nhân với 3 (8 x 3 = 24). Trừ đi 20, dùng số 4.Tức là Chủ tham tướng ở cung 4, mà Văn xương đóng ở cung 7, Thái ất ở cung 2, không bị TÙ. Khách tính được số 25. Bỏ đi 20, dùng số 5, tức là Khách đại tướng ở cung 5 mà Thái ất ở cung 2, Văn xương đóng cung 7 là không bị TÙ. Lấy 3 x 5 = 15. Bỏ đi 10, dùng số 5, tức là Khách tham tướng đóng cung 5, mà Thái ất đóng cung 3, Văn xương đóng cung 7, là không bị tù. Ví dụ 3: Xem năm 1599 dương lịch. Dương niên cục 60. Thái ất đóng cung Chấn 4 Văn xương đóng cung Hợi Chủ tính được là 12 Khách tính được là 13 Chủ tính được 12, bỏ đi 10, dùng số 2; tức là Chủ đại tướng đóng cung Ly 2 mà Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi, là không bị tù. Chủ tham tướng lấy số 2 của Chủ đại tướng nhân với 3 (2 x 3 = 6). Tức là Chủ tham tướng đóng cung Đoài 6, mà Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi là không bị tù. Khách tính được số 13. Bỏ đi 10, dùng số 3; tức là Khách đại tướng đóng cung Cấn 3; mà Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi là không bị tù. Lấy 3 x 3 = 9. Tức là Khách tham tướng đóng cung Tốn 9. Thái ất đóng cung Chấn 4, Văn xương đóng cung Hợi, là không bị tù. PHÉP TÌM ĐỊNH KẾ MỤC Phương pháp tính: Vi Khách tối nan minh định kế. Tiệm dĩ Tuế hợp gia tuế chi. Văn xương lâm sứ vi khởi toán. Thái ất cung tiền chỉ toán thì. Đại, Tham diệc như Chủ, Khách pháp, Tù, quan, cách, đôi tu bất nghi. Là Khách rất khó rõ cho nên định kế mục. Bèn lấy tuế hợp gia vào tuế chi. Khởi tính từ cung Văn xương đóng. Ngừng lại trước cung Thái ất. Đại tướng, Tham tướng cũng giống phép tính chủ. Khách gặp tù, quan, cách, đôi là không hợp. Xem trên thiên bàn thấy Văn xương đến cung nào, tất cung Thân ở dưới là Kê mục. Lấy cung bản vị khởi tính như cung thân x là đầu tiên, theo cung số để khởi tính gián thần x là đầu tiên. X khởi số 1 mà tính, sau chi dùng cung thân x. Tính số đến trước cung Thái ất thì ngừng lại. Xem số “kích” được bao nhiêu, trừ 10 dùng số lẻ. Số đó là nơi định kế mục Đại tướng đóng. Lấy số đó nhân với 3 là nơi định kế Tham tướng đóng. Xem tù, cách, bách, quan cũng như phép trước. Tác dụng của định kế mục: Tình hình của Khách (đối phương) khó tiên đoán, cho nên lập phép định kế mục để trùng thẩm. Ví dụ 1: Xem năm Tân Mùi, niên hiệu Chính trị, năm thứ 14 triều Lê (tương ứng với năm 1571 dương lịch) để định kế mục. Năm ấy Thái ất đi vào cục 32 dương. Thái ất ở cung 3 Cấn, Thiên mục ở Tị, Đại thần. Lấy Tuế hợp, viết chữ Ngọ trên tuế chi Mùi Tuế hợp: Tí hợp Sửu Dần hợp Hợi Mão hợp Tuất Thìn hợp Dậu Tị hợp Thân Ngọ hợp Mùi Nhìn Thiên mục Văn xương ở Tị, lâm vào trên cung 2 Ly – Ngọ (thiên uy), vậy Ngọ là cung để định kế mục. Ngọ là đầu tiên ở cung Ly số 2 (khởi tính thuận) Khôn – 7 Đoài – 6 Càn – 1 Khảm – 8 Thái ất đóng cung Cấn – 3 Cộng được = 24 Không có quân, tù, cách, bách là hoà Bỏ đi 20, còn 4. Vậy Khách định kế Đại tướng tại cung 4. Lấy 4 x 3 = 12. Bỏ đi 10, còn 2; tức là Khách định kế Tham tướng ở cung 2. Ví dụ 2: Định kế mục năm 1570 dương lịch, tướng ứng với năm Can chi âm lịch là Canh ngọ. Dương niên cục 31. Thái ất đóng cung 3 Cấn. Văn xương tại 9 Tốn, Đại trắc. Lấy tuế hợp, viết chữ Mùi trên tuế chi Ngọ: Mùi – Ngọ (Ly 2) Văn xương ở Tốn 9 trên gián thần Tị Tị là đầu tiên số 1 Ly la đầu tiên số 2 Khôn là đầu tiên số 7 Đoài là đầu tiên số 6 Càn là đầu tiên số 1 Khảm là đầu tiên số 8 Thái ất tại cung 3 Cấn Cộng được : 25 Bỏ đi 20, còn 5.Vậy Khách định kế Đại tướng tại cung 5. Lấy 5 x 3 = 15 Bỏ đi 10, còn 5; tức là Khách định kế Tham tướng cũng ở cung 5. Ví dụ 3: Định kế mục năm 1592 dương lịch, tương ứng với năm can chi âm lịch là Nhâm Thìn. Tuế hợp của tuế chi Thìn là Dậu. Viết chữ Dậu trên tuế chi Thìn: Dậu – Thìn dương niên cục 53. Thái ất đóng cung Ly 2 Văn xương đóng cung Khôn 7, Đại vũ. Văn xương ở Khôn 7 trên gián thần Thân Thân là đầu tiên số 1 Đoài là đầu tiên số 6 Càn là đầu tiên số 1 Khảm là đầu tiên số 8 Cấn là đầu tiên số 3 Chấn là đầu tiên số 4 Tốn là đầu tiên số 9 Thái ất đóng Ly 2 Cộng được : 32 Bỏ đi 30, còn 2. Vậy Khách định kế Đại tướng ở cung 2. Lấy 2 x 3 = 6 Vậy khách định kế Tham tướng ở cung 6.
  11. SAO KHÁCH MỤC THUỶ KÍCH Sao khách mục Thuỷ kích còn có tên là Địa mục. Như phép thời kế, dùng cách này để an vị khách là kỳ binh và nghe ngóng tình hình quân giặc để chuẩn bị đối phó. Phương pháp tính là: Khách mục Thuỷ kích khởi nguyên nhân, Cấn vi hoa đức, gia kế thần Văn xương lâm xứ vi Thuỷ kích Khách mục tất ta khán Thiên luân. Chỗ khởi đầu để tìm khách mục Thuỷ kích: Cấn là Hoa đức, gia vào kế thần. Nói chung Văn xương tới là thuỷ kích. Khách mục tất xem Thiên luân. Hiểu rõ nơi Kế thần đóng, đặt Hoa đức vào đó. Xem trên niên bàn, Văn xương tới cung nào là Thuỷ kích ở đó. Ví dụ 1: Xem năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê, tương ứng với năm 1570 dương lịch. Kế thần năm 1570 ở Thân, gia cung Cấn (Hoà đức) Tính thuận Dậu gia cung Dần (La thân) ...............Tuất gia cung Mão (Cao tùng) ...............Càn gia cung Thìn (Thái dương) ...............Hợi gia cung Tốn (Đại trắc) ...............Tý gia cung Tị (Đại thần) ...............Sửu gia cung Ngọ (Thiên uy) ...............Cấn gia cung Mùi (Thiên đạo) ...............Dần gia cung Khôn (Đại vũ) ...............Mão gia cung Thân (Vũ Đức) ...............Thìn gia cung Dậu (Thái thốc) Văn xương năm 1570 ở Tốn gia cung Tuất (âm chủ) – Thuỷ kích đóng. Ta nói: Năm Canh Ngọ (1570) Thuỷ kích đóng tại Tuất, âm chủ. Dương niên cục 31, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Ví dụ 2: Tìm vị trí của sao Thuỷ kích năm 1592 dương lịch. Kế thần năm 1592 dương lịch ở Tuất, gia cung Cấn (Hoà đức) Tính thuận Càn gia cung Dần (La thân) ................Hợi gia cung Mão (Cao tùng) ................Tý gia cung Thìn (Thái dương) ................Sửu gia cung Tốn (Đại trắc) ................Cấn gia cung Tị (Đại thần) ................Dần gia cung Ngọ (Thiên uy) ................Mão gia cung Mùi (Thiên đạo) ................Thìn gia cung Khôn (Đại vũ) ................Tốn gia cung Thân (Vũ Đức) ................Tị gia cung Dậu (Thái thốc) ................Ngọ gia cung Tuất (Âm chủ) ................Mùi gia cung Càn (Âm đức) Văn xương năm 1592 ở Khôn gia cung Hợi (Đại nghĩa) – Thuỷ kích đóng. Ta nói: Năm 1592 dương lịch Thuỷ kích đóng tại Hợi, Đại nghĩa. Dương niên cục 53, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Ví dụ 3: Tìm vị trí của sao Thuỷ kích năm 1599 dương lịch. Kế thần năm 1599 dương lịch ở Mão, gia cung Cấn (Hoà đức) Tính thuận Thìn gia cung Dần (La thân) ................Tốn gia cung Mão (Cao tùng) ................Tị gia cung Thìn (Thái dương) ................Ngọ gia cung Tốn (Đại trắc) ................Mùi gia cung Tị (Đại thần) ................Khôn gia cung Ngọ (Thiên uy) ................Thân gia cung Mùi (Thiên đạo) ................Dậu gia cung Khôn (Đại vũ) ................Tuất gia cung Thân (Vũ Đức) ................Càn gia cung Dậu (Thái thốc) Văn xương năm 1599 ở Hợi gia cung Tuất (Âm chủ) – Thuỷ kích đóng. Ta nói: Năm 1592 dương lịch Thuỷ kích đóng tại Tuất, Âm chủ. Dương niên cục 60, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. TÌM CHỦ KHÁCH TỪNG NĂM Phương pháp tính: Chủ, khách nhị mục toán như hà Chỉ khán hành cung số kỷ đa Gián thần khơi nhật, tứ cung tứ, Lục cung khởi lục, thuận hành qua. Thái ất cung tiền, bất lãng việt, Đắc số tiện vi chủ toán ma. Hữu thần nhị mục lâm Thái ất, Chỉ thử cung trung chỉ toán ca. Chủ và khách hai vị tính như thế nào ? Chỉ cầu xin cung đi số là bao nhiêu ? Tính chủ từ Văn xương, tính khách từ Thuỷ kích. Thuỷ kích phối gián thần khởi 1. Cung 4 khởi từ 4, cung 6 khởi từ 6.Tính thuận, đến trước cung Thái ất ngừng lại. Số tìm được là chủ. Nếu hai thần Chủ và Khách lâm vào Thái ất, lấy cung đó và ngừng tính. Cần biết rõ Văn xương, Thuỷ kích, dấu cung nào (theo bát quái). Bắt đầu tính cùng với ngôi gián thần (Dần, Thân, Tị, Hợi – Thìn , Tuất, Sửu, Mùi) Nếu như cung quái vị là đầu tiên tất xét số cung thuộc quái vị để khởi tính. Nếu gián thần là ngôi đầu tiên, lấy số 1 mà tính, rồi tính tiếp theo thứ tự xác định. Không tính số ngôi gián thần, đều đến trước cung Thái ất là ngưng lại. Xem số dư là bao nhiêu, lấy chủ khách mà tính. Nếu Nhị mục đóng ở cung có Thái ất, tất cả y số của cung ấy mà ghi số cung của khách đóng. Ví dụ 1: Năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê, tương ứng năm 1570 dương lịch. Dương niên cục 31, tìm cung chủ đóng. Phép tính diễn ra như sau: Tính chủ từ Văn xương. Ta biết rằng năm 1570 Văn xương đóng tại cung Tốn 9. Tính khởi từ số: .................9 Tốn. Tính thuận theo cấu trúc bát quái .................2 Ly .................7 Khôn .................6 Đoài .................1 Càn .................8 Khảm (đến Cấn là cung Thái ất đóng, phải ngừng lại) Cộng được: 33 Số không quá 5 là Vô địa. Lại tính khách. Lấy Thuỷ kích gián thần đóng là số 1. Thuỷ kích đóng: Cung Tuất (gián thần)..số 1 (theo bát quái) Cung Càn (gián thần)...số 1 Cung Khảm (gián thần) số 8 (Thái ất đóng cung Cấn 3) .....................Cộng là :..10 Được số 10, không vào cửa Tù mà là Hoà. Định nghĩa một số khái niệm: Phát: Nếu đại, tiểu tướng (Tham tướng) không ở cùng 1 cửa. Văn xương không bị Tù, Bách. Thuỷ kích không bị yểm kích là Tướng phát. Phát có nghĩa là lợi mà hưng phát thành công. Quan: Nếu như đại, tiểu tướng ở cùng một cửa. Văn xương gặp Tù, Bách. Thuỷ kích gặp yểm kích là tướng không phát động được. Bởi vì số tính của Chủ Khách cùng 1 cung với Thái ất. Văn xương hoặc đại, tiểu tướng lại có số cùng bằng nhau là Quan. Quan có nghĩa là hai bên giao chiến tranh đoạt nhau, thế một sống một chết, nếu cứ làm sẽ bất lợi. Chủ khi tính được đa (nhiều) và hoà là thắng. Nếu tính được thiểu (ít) và bất hoà là bại. Tù: Thái ất cùng Văn xương, Đại, tiểu tướng xâm lấn nhau, dưới phạm trên, bị táng vong, thua bại. Bách: Hai bên Tủ Hữu Thái ất gặp Thiên mục, Địa mục và Đại, Tiểu tướng bức sát bản cung; biểu lộ trên dưới lấn át nhau, tả hữu bức bách nhau. ........Trước là ngoài, sau là trong. Giờ (thần) là cấp cung là hoan; ở sau Thái ất. ........Thái tuế ở trước cung Thái ất là phản. Yểm: Là Thuỷ kích tới cung Thái ất. Âm thịnh dương suy, trên lấn át, dưới tiếm quyền. Thấy như vậy tất dùng mệnh toán để phối hợp xem hoà hay bất hoà. Tính được hoà là tốt, bất hoà là xấu. ........Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 là dương; mà tính được số 1, 3, 5, 7 là lẻ, lóc dương; thế là trùng dương, chủ về hạn hán, hoả tai. ........Nếu Thái ất ở các cung 1, 6, 2, 7 là âm; mà tính được số 2, 4, 6, 8 là chẵn; là trùng âm, chủ về mưa lụt, nước to. Đều là theo số tính thấy bất hoà. ........Nếu Thái ất ở cung dương, tính được số chẵn; ở cung âm tính được số lẻ, là tính được hoà. ........Hai sao Thiên mục, Địa mục lấy các cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài là dương; mà lấy Hợi, Sửu, Dần, Thân, Tị, Mùi, Thân, Tuất (ngôi gián thần) là âm. ........Nếu ở cung dương tính được số chẵn, ở cung âm tính được số lẻ là hoà; trái lại là bất hoà. ........Số 3, 9 gặp cung Dần, Thìn là thuần dương. Số 4, 8 gặp cung Sửu, Tị là tạp dương. ........Số 3, 6 gặp Hợi, Mùi là thuần âm. Số 1, 7 gặp Thân, Tuất là tạp âm. Các số 33, 39 tính được là trùng dương; các số 22, 26 tính được là trùng âm. .......Thái ất, Thiên mục đóng ở cung âm mà số tính được 24, 28 là tạp trùng âm tai hoạ rất lớn. .......Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương, số tính được 13, 19, 31, 37 là tạp trùng dương, tai hoạ vừa vừa, quá lắm là trong ngoài có lập mưu. .......Thái ất, Thiên mục ở cung âm mà số tính được 11, 17 là dương ở trong âm. Bên trong có âm mưu; đều lấy số tính được nhiều và hoà là thắng, trái với thế là bại. .......Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương, số tính được 33, 39 là thuần dương, là thái quá, chủ về điều hung, về vua bạo ngược. .......Thái ất, Thiên mục đóng ở cung âm mà số tính được 22, 26 là thuần âm; thái quá cũng là yểm. Nếu gặp cung 2, cung 8 là định khí; cung 4, cung 6 là tuyệt khí. .......Tính “niên kế” là nhà vua gặp hung; cung 9 là thuần âm. Cung 1 là tuyệt dương, bề tôi gặp điều dữ xấu, bị giết. Kích: là Thuỷ kích bức bách gần Thái ất. Phía trước là tả, phía sau là hữu, bên trong đâm chém nhau, trên lấn át, dưới tiếm quyền. Nếu gặp giờ “kích” tai hoạ rất lớn. Nếu gặp cung “Kích” tai hoạ chậm hơn. Bên trong gặp rắc rối từ các bà hậu, bà phi; bên ngoài gặp phiền nhiễu từ ngoại quốc. Ví dụ 2: Tính Chủ Khách năm 1592 dương lịch. Dương niên cục 53. Nguyên Canh tý dương , trung nguyên. Thái ất đóng tại cung Ly 2 – Lý địa Văn xương đóng tại cung Đại vũ (Khôn 7) Thuỷ kích đóng tại cung Hợi – Đại nghĩa. Phép tính diễn ra như sau: Tìm cung Chủ đóng, trước hết tính từ Văn xương tại Khôn 7 .........................................................................Đoài 6 ..........................................................................Càn 1 ........................................................................Khảm 8 ..........................................................................Cấn 3 .........................................................................Chấn 4 ............Đến Ly 2 là cung Thái ất đóng phải ngừng lại Tốn 9 ...............................................................Cộng được: 38 Tìm cung Khách đóng, lấy Thuỷ kích gián thần đóng là số 1 Thuỷ kích đóng cung.........Hợi số 1 ..................................Khảm số 8 .....................................Cấn số 3 ...................................Chấn số 4 Thái ất đóng tại cung Ly 2 Tốn số 9.... ..............................Cộng được: 25 Thái ất đóng cung Ly 2 là âm. Số tính được 25 là lẻ. Ví dụ 3: Tính Chủ Khách năm 1599 dương lịch. Dương niên cục 60. Nguyên Canh tý dương , trung nguyên. Thái ất đóng tại cung Chấn 4 Văn xương đóng tại cung Đại nghĩa (Hợi) Thuỷ kích đóng tại cung Tuất, âm chủ. Phép tính diễn ra như sau: Tìm cung Chủ đóng, trước hết tính từ Văn xương tại Hợi 1 .....................................................................Khảm 8 ........................................................................Cấn 3 ...............................................Thái ất đóng tại Chấn 4 ............................................................Cộng được: 12 Tiếp đến tính Khách, lấy Thuỷ kích gián thần đóng là số 1 Thuỷ kích đóng cung Tuất số 1 ..............................Càn số 1 ...........................Khảm số 8 ..............................Cấn số 3 .....Thái ất đóng tại Chấn số 4 ......................Cộng được: 13 Thái ất đóng cung Chấn 4 là dương. Số tính được 13 là lẻ.
  12. SAO KẾ THẦN Người xưa nói: “Sao kế thần là con rồng đuốc của sao Thái ất” Phương pháp tìm cung có sao kế thần đóng. Kế thần Tý niên khởi từ Dần Trong thập nhị thần phải nghịch tuần Thời kế: hạ chí, từ thân khởi, Cục âm, 12 thần cũng tính ngược. Tích thập nhị tính, chia dần đi Số dư rơi cung nào là kế thần đóng. Cách tìm kế thần: năm Tý khởi từ cung Dần, rồi lần lượt tính ngược 12 địa chi. Tính giờ theo phương pháp tiết hạ chí, khởi từ giờ Thân. Cục âm 12 địa chi cũng tính ngược. Lấy số 12 mà chia dần đi. Số dư rơi vào cung nào là nơi kế thần đóng. Tính năm nào, số tích niên là bao nhiêu. Lấy số 12 theo phép Đại tiểu chu mà chia. Mười hai thân là từ Tý, Sửu đến Tuất, Hợi – số dư (kể cả 12) là ngôi ở của kế thần. Cách tính như sau: lấy năm Tý khởi từ cung Dần, tính ngược lại, tới đâu là biết cung kế thần đóng Bốn cách tính theo niên kế, nguyệt kế, nhật kế, thời kế đều tính nghịch. Duy có tính nhật kế, thời kế từ Hạ chí dùng cục âm, khởi Tý từ cung Thân tính nghịch lại. Năm Tý khởi từ Dần, đi ngược 12 năm là hết 1 vòng trời (chu thiên) Trình tự khởi từ Dần, tính nghịch 12 địa chi: Dần – Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu – Thân – Mùi – Ngọ - Tị - Thìn – Mão – (Dần)… Tính theo nhật kế, thời kế từ hạ chí dùng âm cục, trình tự khởi từ Thân, tính nghịch 12 địa chi: Thân – Mùi – Ngọ - Tị - Thìn – Mão – Dần – Sửu – Tý – Hợi – Tuất – Dậu – (Thân)… Ví dụ 1 Tìm kế thần của năm Canh Ngọ, niên hiệu chính trị năm thứ 13 triều Lê. Được số tích niên là 10.155.487 năm Lấy số 10.155.478 chia cho số 12. Được số dư là 7. Khởi năm Giáp tý kể là 1, từ Dần tính ngược đến 7 thấy Canh ngọ ở cung Thân, tức là kế thần ở cung Thân. Cụ thể là: 1-Năm Tý tại Dần (tính nghịch) 2-Năm Sửu tại Sửu 3-Năm Dần tại Tý 4-Năm Mão tại Hợi 5-Năm Thìn tại Tuất 6-Năm Tị tại Dậu 7-Năm Ngọ tại Thân (cung kế thần đóng) Muốn tìm cục năm Canh Ngọ trong ví dụ, ta lấy số tích niên 10.155.487 chia cho số 3600. Được số dư là 247. Lấy số dư 247 chia cho số 72, được số dư là 31. Năm Canh Ngọ trong ví dụ tương ưng với năm 1570 dương lịch, thuộc nguyên Canh Tý dương (theo bảng A). Ta nói: Năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị năm thứ 13, triều Lê, tương ứng năm dương lịch 1570 có dương niên cục 31, nguyên Canh Tý dương – trung nguyên. Sao kế thần đóng cung Thân. Ví dụ 2: Tìm kế thần năm 1592 Được số tích niên là 10.155.509 năm. Lấy số 10.155.509 năm chia cho số 12, được số dư là 5. Tính toán như sau: 1-Năm Tý tại Dần 2-Năm Sửu tại Sửu 3-Năm Dần tại Tý 4-Năm Mão tại Hợi 5-Năm Thìn tại Tuất (cung kế thần đóng) Muốn tìm niên cục 1592, ta lấy số tích niên 10.155.509 năm chia cho số 3600. Được số dư là 269. Lấy số dư 269 chia cho số 72, được số dư là 53. Ta nói: Năm 1592 có dương niên cục 53 nguyên Canh Tý dương – trung nguyên. Sao kế thần đóng cung Tuất. Ví dụ 3: Tìm kế thần năm 1599, được số tích niên là 10.155.516 năm. Lấy số tích niên 10.155.516 chia cho số 12, được số dư là 12. Tính toán như sau: 1-Năm Tý tại Dần 2-Năm Sửu tại Sửu 3-Năm Dần tại Tý 4-Năm Mão tại Hợi 5-Năm Thìn tại Tuất 6-Năm Tị tại Dậu 7-Năm Ngọ tại Thân 8-Năm Mùi tại Mùi 9-Năm Thân tại Ngọ 10-Năm Dậu tại Tị 11-Năm Tuất tại Thìn 12-Năm Hợi tại Mão (cung kế thần đóng) Muốn tìm niên cục năm 1599, ta lấy số tích niên 10.155.516 năm chia cho số 3600, được số dư là 276. Lấy số dư 276 chia cho 72, được số dư là 60. Ta nói: Năm 1599 dương lịch có dương niên cục 60 nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao kế thần đóng tại cung Mão. SAO VĂN XƯƠNG Còn có tên là Thiên mục. Như phép thời kế dùng cách này để dẹp quân đánh úp và nghe ngóng tình hình giặc để phòng bị. Phương pháp tính: Văn xương thiên mục khởi Thân hương Thập lục cung gian thuận suy tường Số chí càn khôn lưu song toán Âm cục khởi Dần cấn tốn phương Tích niên thập bát luỹ trừ ngoại Dự đoán trú xứ tứ Văn xương. Văn xương thiên mục khởi từ cung Thân. Trong khoảng 16 cung tích thuận đến cung Càn Khôn, lưu lại 2 số. Âm cục khởi từ cung Dần, tính đến cung Cấn, cung Tốn cũng lưu lại 2 số. Tích số của năm chia cho số 18. Số dư tính đến cung Mão là Văn xương ở cung ấy. Mười sáu cung tương ứng với 16 thần là: 1-Càn: Ân đức.................. 9-Tốn: Đại trắc 2-Hợi: Đại nghĩa...............10-Tị: Đại thần 3-Tý: Địa chu...................11-Ngọ: Thiên uy 4-Sửu: Dương đức.............12-Mùi: Thiên đạo 5-Can: Hoà đức................13-Khôn: Đại vũ 6-Dần: La hầu..................14-Thân: Vũ đức 7-Mão: Cao tùng...............15-Dậu: Thái thốc 8-Thìn: Thái dương...........16-Tuất: Âm chủ Số tích niên là bao nhiêu, đem chia cho số 18 của phép cục chu. Số còn lại không đủ 18, tính bắt đầu từ cung Thân, thuận theo 16 thần. Nếu gặp cung Càn, cung Khôn lưu lại một số, số dư tính đến cung nào thì Văn xương ở cung ấy. Ví dụ 1: Xem năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị năm thứ 13 triều Lê tương ứng với năm 1570 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.487 năm. Chia số 10.155.487 cho số 18 của phép cục chu, được số dư là 13. Khởi từ cung - Thân kế là 1 - Dậu kế là 2 - Tuất kế là 3 - Càn kế là 4,5 (tính 2 lần) - Hợi kế là 6 - Tý kế là 7 - Sửu kế là 8 - Cấn kế là 9 - Dần kế là 10 - Mão kế là 11 - Thìn kế là 12 - Tốn kế là 13 (cung Văn xương đóng) Cung Tốn theo hệ 16 thập tương ứng với Đại trắc. Vậy theo phép tính nói trên, năm Canh Ngọ (1570) Văn xương thiên mục ở cung Đại trắc (Tốn). Muốn tìm niên cục năm Canh ngọ (1570), ta lấy số tích niên 10.155.487 năm chia cho số 3600, được số dư là 247. Lấy số dư 247 chia cho số 72, được số dư là 31. Năm Canh Ngọ (1570) thuộc nguyên Canh tý dương (theo bảng A) – trung nguyên. Dương niên cục 31. Ta nói: Năm Canh Ngọ (1570) có dương niên cục 31, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao Văn xương thiên mục đóng tại cung Đại trắc (Tốn) Ví dụ 2: Tìm Văn xương thiên mục năm 1592 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.509 năm. Chia số 10.155.509 cho số 18 của phép cục chu, được số dư là 17. Khởi từ cung: - Thân kế là 1 - Dậu kế là 2 - Tuất kế là 3 - Càn kế là 4,5 (tính 2 lần) - Hợi kế là 6 - Tý kế là 7 - Sửu kế là 8 - Cấn kế là 9 - Dần kế là 10 - Mão kế là 11 - Thìn kế là 12 - Tốn kế là 13 - Tị kế là 14 - Ngọ kế là 15 - Mùi kế là 16 - Khôn kế là 17 (cung Văn xương đóng) Vậy theo phép tính nói trên, năm 1592 dương lịch, Văn xương thiên mục ở cung Đại vũ (Khôn). Muốn tìm niên cục năm 1592, ta lấy số tích niên 10.155.509 chia cho số 3600, được số dư là 269. Lấy số dư 269 chia cho số 72, được số dư là 53. Ta nói: Năm 1592 có dương niên cục 53, nguyên Canh tý dương (theo bảng A) – trung nguyên. Sao Văn xương thiên mục đóng tại cung Đại vũ (Khôn) Ví dụ 3: Tìm Văn xương thiên mục năm 1599 dương lịch. Được số tích niên là 10.155.516 năm. Chia số 10.155.516 cho số 18 của phép cục chu, được số dư là 6. Khởi từ cung: - Thân kế là 1 - Dậu kế là 2 - Tuất kế là 3 - Càn kế là 4,5 (tính 2 lần) - Hợi kế là 6 (cung Văn xương đóng) Vậy theo phép tính nói trên, năm 1599 dương lịch có Văn xương thiên mục ở cung Đại nghĩa (Hợi). Muốn tìm niên cục năm 1599 dương lịch, ta lấy số tích niên 10.155.516 chia cho số 3600, được số dư là 276. Lấy số dư 276 chia cho số 72, được số dư là 60. Ta nói: Năm 1599 có dương niên cục 60, nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao Văn xương thiên mục đóng tại cung Đại nghĩa (Hợi)
  13. BÀI 4 NHỊ THẬP TỨ TIẾT KHÍ VÀ GIAO HỘI CỦA MẶT TRỜI MẶT TRĂNG Đại hàn: Mặt trăng vận hành tại cung Sửu, mặt trời vận hành tại cung Tý Giao hội tại khoảng giữa cung Sửu và cung Tý (tại…..) Vũ thuỷ: Mặt trăng vận hành tại cung Dần, mặt trời vận hành tại cung Hợi Giao hội tại khoảng giữa cung Dần và cung Hợi (tại…..) Xuân phân: Mặt trăng vận hành tại cung Mão, mặt trời vận hành tại cung Tuất Giao hội tại khoảng giữa cung Mão và cung Tuất (tại…..) Cốc vũ: Mặt trăng vận hành tại cung Thìn, mặt trời vận hành tại cung Dậu Giao hội tại khoảng giữa cung Thìn và cung Dậu (tại…..) Tiểu mãn: Mặt trăng vận hành tại cung Tị, mặt trời vận hành tại cung Thân Giao hội tại khoảng giữa cung Tị và cung Thân (tại…..) Hạ chí: Mặt trăng vận hành tại cung Ngọ, mặt trời vận hành tại cung Mùi Giao hội tại khoảng giữa cung Ngọ và cung Mùi (tại…..) Đại thử: Mặt trăng vận hành tại cung Mùi, mặt trời vận hành tại cung Ngọ Giao hội tại khoảng giữa cung Mùi và cung Ngọ (tại…..) Xử thử: Mặt trăng vận hành tại cung Thân, mặt trời vận hành tại cung Tị Giao hội tại khoảng giữa cung Thân và cung Tị (tại…..) Thu phân: Mặt trăng vận hành tại cung Dậu, mặt trời vận hành tại cung Thìn Giao hội tại khoảng giữa cung Dậu và cung Thìn (tại…..) Sương giáng: Mặt trăng vận hành tại cung Tuất, mặt trời vận hành tại cung Mão Giao hội tại khoảng giữa cung Tuất và cung Mão (tại…..) Tiểu tuyết: Mặt trăng vận hành tại cung Hợi, mặt trời vận hành tại cung Dần Giao hội tại khoảng giữa cung Hợi và cung Dần (tại…..) Đông chí: Mặt trăng vận hành tại cung Tý, mặt trời vận hành tại cung Sửu Giao hội tại khoảng giữa cung Tý và cung Sửu (tại…..) CÁC SAO CƠ BẢN TRONGTHÁI ẤT THẦN SỐ Trong thái ất thần số, các sao cơ bản gồm: Sao Thái ất ; sao Kế thần ; sao Văn xương ; sao Thuỷ kích Sao Thái ất: Theo các sách kinh điển, sao Thái ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán, lụt lội, chiến tranh, đói rét, bệnh tật. Xem xét tình hình trong nước, sao Thái ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn. Sao Thái ất vận hành trong 8 cung qua bát quái, không vào trung cung. Tại mỗi cung, sao Thái ất cư trú 3 năm: năm thứ nhất gọi là Lý thiên, năm thứ 2 gọi là Lý địa, năm thứ 3 gọi là Lý nhân. Ở năm thứ nhất, chức năng Lý thiên của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh các thất lạc độ số các hiện tượng mặt trời, mặt trăng, các sao xấu biến động phát sáng gây những hiện tượng quái gở. Ở năm thứ 2, chức năng Lý địa của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về núi lở, đất hõm, sông xê dịch, đất đai, cây cối. Ở năm thứ 3, chức năng Lý nhân của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về vua tôi, các hiện tượng cha con khẩu thiệt, đói rét, lưu vong trong nhân dân. Sau 24 năm, sao Thái ất đi hết 1 vòng bát quái Phép tính sao Thái ất trong Tuế kế Bài ca: Cục dương Thái ất khởi tự cung Càn Mỗi cung trú lại 3 năm Đi thuận từ số 1 đến 9 Cục âm, Thái ất khởi từ Tốn 9 Tính nghịch từ số 9 đến số 1 Chú ý là không vào số 5 Số dư sau khi tính là cung Thái ất tới Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm ta cần tìm là bao nhiêu năm gọi là tích niên Lấy tích niên chia cho số 3600 (đại chu thiên) Số dư nhỏ hơn 360 chia cho số 240. Được số dư tính tiếp như sau: bắt đầu tính 1 từ Càn 2 Ly 3 Cấn 4 Chấn (không vào 5) 6 Đoài 7 Khôn 8 Khảm 9 Tốn Tính thuận, hết vòng lại trở về ban đầu Lẻ 1 là Lý thiên Lẻ 2 là Lý địa Lẻ 3 là Lý nhân Xem ngược về những năm đã qua, mỗi năm giảm đi 1 số. Xem xuôi về những năm sắp tới, mỗi năm thêm 1 số. Ví dụ 1: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2000 theo quy ước là 10.155.917 năm. Năm ta cần tìm là năm Canh Ngọ, niên hiệu chính trị năm thứ 13 triều Lê, có tích niên là 10.155.487 năm (một phép tính khác là 10.153.847 năm). Vậy năm Canh Ngọ nói trong ví dụ tương ứng với năm 1570. Lấy tích niên 10.155.487 chia cho 3600, có số dư là 247, nhỏ hơn số 360. Lại lấy số dư 247 chia cho số 240, được số dư là 7. Khởi Thái ất tính 1 từ Càn. Trú lại 3 năm. Còn dư 4 sang 2 Ly, lại trú 3 năm. Còn dư 1 sang 3 Cấn. Vậy là Thái ất đi vào cung 3 Cấn 1 năm. Số 1 tức là năm thứ nhất tương ứng với Lý thiên. Muốn tìm niên cục của năm Canh Ngọ trong ví dụ, ta lấy số dư 247 nói trên chia cho số 72, được số dư 31. Năm 1570, theo bảng A, thuộc nguyên Canh tý dương, vậy ta có dương niên cục 31 thuộc nguyên Canh tý dương – trung nguyên, ta nói: Năm Canh Ngọ niên hiệu chính trị năm thứ 13 triều Lê dương nguyên cục 31 thuộc nguyên Canh tý dương – trung nguyên sao Thái ất đi vào cung Cấn 3 một năm, ứng với Lý thiên. Ví dụ 2: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm Nhâm Thìn, niên hiệu Quang Hưng năm thứ 15 triều Lê. Được tích niên là 10.155.509 năm. Vậy năm Nhâm Thìn nói trong ví dụ tương ứng với năm 1592 Lấy tích niên 10.155.509 chia cho số 3600. Được số dư là 269. Số 269 nhỏ hơn 360. Lại lấy số 269 chia cho số 240, được số dư là 29 Lại lấy số 29 chia cho số 24, được số dư là 5. Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú tại 3 năm. Còn dư 2. Vậy Thái ất đi vào cung Ly 2 hai năm, tương ứng với Lý địa Muốn tìm niên cục của năm Nhâm Thìn trong ví dụ, ta lấy số dư 269 chia cho số 72, được số dư 53 Năm 1592, theo bảng A thuộc nguyên Canh Tý dương, vậy ta có dương niên cục 53 thuộc nguyên Canh tý dương – trung nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Ly 2 hai năm ứng với Lý địa Ví dụ 3: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 1644. Được tích niên là 10.155.561 năm Lấy số tích niên 10.155.561 chia cho số 3600. Được số dư là 321 Lại lấy số dư 321 chia cho số 240, được số dư là 9. Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại 3 năm Còn dư 6 sang cung Ly 2, trú lại 3 năm Còn dư 3 sang cung Cấn 3. Vậy sao Thái ất vào cung Cấn 3 ba năm, tương ứng với Lý nhân Muốn tính niên cục năm 1644 trong ví dụ, ta lấy số dư là 321 chia cho số 72, được số dư 33. Năm 1644 theo bảng A thuộc nguyên Canh Tý dương. Vậy ta có dương nguyên cục 33 thuộc nguyên Nhâm tý dương – hạ nguyên. Ta nói: Năm 1644 dương niên cục 33, nguyên Nhâm tý dương – hạ nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Cấn 3 ba năm, tương ứng với Lý nhân. Ví dụ 4: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 1732, được số tích niên là 10.155.649 năm Lấy số tích niên 10.155.649 chia cho số 3600, được số dư là 49. Số 49 nhỏ hơn số 360. Số dư 49 nhỏ hơn số 240 cho nên lấy số dư 49 chia cho 24, được số dư là 1. Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại năm thứ nhất tương ứng với Lý thiên. Muốn tính niên cục của năm 1732, ta thấy số dư 49 nói trên nhỏ hơn số 72. Vậy ta có dương niên cục 49, nguyên Giáp tý dương (theo bảng A), thượng nguyên. Ta nói: Năm 1732 dương niên cục 49, nguyên Giáp tý dương – thượng nguyên. Sao Thái ất vào cung Càn 1 năm thứ nhất tương ứng với Lý thiên. Ví dụ 5: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 1756, được số tích niên là 10.155.673 Lấy số tích niên 10.155.673 chia cho số 3600 được số dư là 73 Lấy số dư 73 chia cho số 24 được số dư là 1 Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại năm thứ nhất, tương ứng với Lý thiên Muốn tính niên cục năm 1756, ta lấy số dư 73 chia cho số 72, được số dư là 1. Vậy theo bảng A, ta có dương niên cục 1, nguyên Bính tý dương – trung nguyên, ta nói: Năm 1756 dương niên cục 1, nguyên Bính tý dương – trung nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Càn 1 năm thứ nhất ứng với Lý thiên. Ví dụ 6: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2000, được số tích niên là 10.155.917 năm Lấy số tích niên 10.155.917 chia cho số 3600 được số dư là 29 Số dư 29 nhỏ hơn số 240 cho nên ta chia 29 cho 24, được số dư là 5 Khởi Thái ất tính 1 từ Càn, trú lại 3 năm Còn dư 2, sang Ly 2 hai năm, tương ứng với Lý địa Muốn tính niên cục của năm 2000, ta thấy số dư 29 nói trên nhỏ hơn 72 vậy có dương niên cục là 29 nguyên Nhâm tý dương (theo bảng A), hạ nguyên. Ta nói: Năm 2000 dương niên cục 29 nguyên Giáp tý dương – hạ nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Ly 2 hai năm, tương ứng với Lý địa. Ví dụ 7: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2404, có số tích niên là 10.156.321 năm. Lấy số tích niên 10.156.321 chia cho số 3600, được số dư là 1. Số dư 1 nhỏ hơn 24. Lấy số đó khởi Thái ất, năm 2404 thuộc cục âm. Cục âm tính nghịch, khởi Thái ất tính 1 từ Tốn 9, tức là vào cung Tốn 9 một năm, tương ứng với Lý thiên. Muốn tìm niên cục của năm 2404, ta thấy số dư 1 nhỏ hơn 72. Vậy ta có âm niên cục 1, nguyên Giáp tý âm (theo bảng B, thượng nguyên. Ta nói: Năm 2404 âm niên cục 1, nguyên Giáp tý âm – thượng nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Càn 1 một năm, tương ứng với Lý thiên. Ví dụ 8: Tính từ năm Giáp tý đời Thiên hoàng đến năm 2464, được số tích niên là 10.156.381 năm. Lấy số tích niên 10.156.381 năm chia cho số 3600, được số dư là 61 Lại lấy số dư 61 chia cho số 24, được số dư là 13. Lấy số đó khởi Thái ất. Năm 2464 thuộc cục âm. Cục âm tính nghịch, Thái ất khởi từ Tốn 9, trú lại 3 năm Dư 10, sang Khảm 8, trú 3 năm Dư 7, sang Khôn 7, trú 3 năm Dư 4, sang Đoài 6, trú 3 năm Dư 1, sang Thái ất vào Chấn 4 một năm, ứng với Lý thiên. Muốn tìm niên cục của 2464 ta thấy số dư 61 nhỏ hơn 72. Vậy ta có âm niên cục 61, nguyên Giáp tý âm – trung nguyên. Ta nói: Năm 2464 âm niên cục 61 nguyên Giáp tý âm – trung nguyên. Sao Thái ất đi vào cung Chấn 4 một năm, ứng với Lý thiên. GHI CHÚ: - Cục dương tính thuận từ Càn 1 đến Tốn 9 ...Cục âm tính nghịch từ Tốn 9 đến Càn 1. - Thái ất không vào trong cung 5 Số Quái ứng với dương cục và âm cục số đều bằng 10 Ví dụ: Số cục âm 1 và số cục dương 1 ứng với Càn 1 và Tốn 9, cộng lại bằng 10 Một quái ứng với x tam tài thiên – địa – nhân Ví dụ: Dương cục 1 có Càn 1 ứng với Thiên Dương cục 2 có Càn 1 ứng với Địa Dương cục 3 có Càn 1 ứng với Nhân
  14. BÀI 3 SỐ NHẬT CỤC Gốc tính nhật cục từ ngày mồng 1 tháng Giáp tý, năm Quý Hợi thuộc triều đại Cảnh Bình đời nhà Tống – Trung Quốc (ứng với ngày 19/2/423 dương lịch) Điểm mấu chốt của cách tính nhật cục là tính số ngày từ gốc tính nhật cục đến ngày đang xét. Ví dụ: Tính nhật cục ngày 14/02/1992 (âm lịch). Bước đầu tiên là tính số ngày từ gốc tính nhật cục (ngày 19/2/423) đến ngày 18/01/1992. Trước hết, ta tính tròn số năm phải xét. Vậy tính đến tháng 2 năm 1992, ta có: 1992 – 423 = 1569 năm Tiếp đó, ta tính số ngày tròn trong 1569 năm: (1569 x 365,2422) – 10 = 573.055 ngày Bước tiếp theo, ta tính số ngày từ 19/01/1992 đến ngày 14/12/1999. Số ngày theo dương lịch, ta có: 19/1/1992 – 31/1/1992 = 13 ngày 1/2/1992 – 29/2/1992 = 29 ngày 1/3/1992 – 31/3/1992 = 31 ngày 1/4/1992 – 30/4/1992 = 30 ngày 1/5/1992 – 31/5/1992 = 31 ngày 1/6/1992 – 30/6/1992 = 30 ngày 1/7/1992 – 31/7/1992 = 31 ngày 1/8/1992 – 31/8/1992 = 31 ngày 1/9/1992 – 30/9/1992 = 30 ngày 1/10/1992 – 31/10/1992 = 31 ngày 1/11/1992 – 30/11/1992 = 30 ngày 1/12/1992 – 14/12/1992 = 14 ngày ...........................Cộng = 331 ngày Số ngày từ 18/2/423 đến 14/12/1999 là: 573.055 + 331 = 573.386 ngày Tính tiếp theo công thức I: 573.386 : 360 = số dư 266 Cuối cùng tính theo công thức II: 266 : 72 = số dư 19 Ngày 14/2/1992 sau Đông chí thuộc dương (sau ngày hạ chí thuộc âm). Ta nói: ngày 14/2/1992 có dương nhật cục 50 thuộc nguyên nhâm tý dương, hạ nguyên. (*)Ta biết rằng: ngày 21 (Giáp tý) tháng 11 (Nhâm tý) năm Nhâm thân. Gốc tính (Lê Quý Đôn): Âm lịch – mồng 1 – tháng 11 – Giáp tý Năm Giáp tý (dương lịch 7/12/424) SỐ THỜI CỤC Cách tính thời cục là dung số Can chi cho ngày và giờ. Gốc của Can chi ngày là ngày Giáp Tý = 1 ; ngày Ất Sửu = 2 ; ngày Bính Dần = 3…v.v… Thử tính thời cục giờ Giáp Tý, ngày Giáp Thìn (tương ứng với ngày 23/1/1992) Giờ Giáp Tý là giờ đầu tiên của ngày Giáp Thìn. Ta có: giờ Giáp Tý = 1 Tính từ ngày Giáp Tý = 1 đến ngày Giáp Thìn, ta có: ngày Giáp Thìn = 41 Nhưng ta chỉ tính đến hết ngày Quý Mão (trước ngày Giáp Thìn) Ngày Quý Mão có số Can chi = 40 Mỗi ngày có 12 giờ âm lịch: 40 x 12 = 480 giờ âm lịch Cộng thêm giờ Giáp Tý ngày Giáp Thìn, ta có: 480 + 1 = 481 giờ âm lịch Tính tiếp, ta dùng công thức I: 481 : 360 = số dư 121 Cuối cùng, ta dùng công thức II: 121 : 72 = số dư 49 Ngày 23/1/1993 sau Đông chí. Tính thời cục cũng lấy thời gian từ Đông chí về sau thuộc dương, từ Hạ chí về sau thuộc âm. Từ kết quả tính toán trên đây, ta nói: ngày 23/1/1993 có dương thời cục 49 thuộc nguyên tý… Cách tính số niên cục, nguyệt cục, nhật cục, thời cục gọi là “Tứ kế” (tuế kế, nguyệt kế, nhật kế, thời kế) Theo nguyên tắc “Tề nguyên Giáp Tý”, gốc tính đầu tiên của “Tứ kế” là giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Giáp Tý, năm Giáp Tý, nguyên Giáp Tý thuộc Hội Giáp Tý.
  15. Thân mến, chào VinhL Cảm ơn VinhL đặt vấn đề, đưa ra một hướng kiến giải, tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu sâu thêm về góc độ: "Các tần sóng âm thanh và trị số hào giống nhau". Tôi đặt vấn đề về tính thống nhất và tuần tự liên tục của hào từ. Nguyên nhân nào đã quyết định "chí" hướng chỉ đạo "phương" hướng, mà buộc Người và vạn vật tất phải "vãng - lai", trong nguyên nghĩa của Hào từ (?). Điều gì lấy làm căn cứ, để dựa vào của Hào từ (?). VinhL có thể gợi mở, đặt vấn đề từ nhiều góc độ, để cùng anh chị em tham gia kiến giải từng bước, tôi cũng hiểu rằng, cái trừu tượng thường gợi mở cho chúng ta một phương hướng nào đó, rồi dần hướng tới quy luật chung của sự vật. Hà Uyên.
  16. Chào anh Thiên Sứ Dự báo về Nam - Bắc Triều tiên, chúng ta bắt đầu từ ngày: Jan 20 2010, 10:00 AM, với tiêu đề thông tin: "Sẽ có đảo chính tại Triều Tiên sau năm 2012?" Thông tin dự báo: - Tôi luận, diễn biến này, sẽ đến sớm hơn như bài báo viết. Cụ thể: năm Canh - tháng Canh khởi, có nghĩa rằng, việc bắt đầu từ tháng Canh Thìn - năm Canh Dần. - Bính Tân tụ hợp, có tụ thì có tán, vậy thì khi nào thì tán (?). Cách mạng Xô viết tụ hợp 1916 - 1917. Kéo theo sự ảnh hưởng lớn với Đông Đức - Tây Đức, Nam Hàn - Bắc Hàn, ...v.v..., đến năm 1991 là năm Tân, thì cũng hoán tán.- Sau Bính hợp Tân, thì đến Ất hợp Canh, vậy khi nào thì Ất Canh hoán tán. Từ tháng Nhâm Ngọ đến tháng Bính Tuất (150 ngày). Bính Tuất Thiên khắc Địa cung với Canh Thìn. Tháng 9 kiến Tuất: trong Tuất có dư khí Tân kim dụng sự 7 ngày, Bính hỏa mộ khố 5 ngày, vị chi là 12 ngày, rồi tiếp đến Mậu thổ dụng sự 18 ngày. Tháng 9 (Hàn lộ - Sương giáng). - Tháng 9 Bính Tuất phối quẻ, được quẻ Phong Trạch Trung phu, việc bắt đầu từ tháng Canh Thìn phối quẻ được quẻ Thuần Cấn. Động 5 hào 1-2-3-4-5, duy có hào 6 là "tĩnh": => - Hào 6 quẻ Trung phu: "Hàn âm đăng vu thiên, trinh hung". Tượng viết: "hà khả trường dã" (Tiếng chim kêu khi đang bay vang khắp trời, hư thanh này sao giữ được lâu dài.) Hư thanh nghe xa mà đức thành tín trung thực không được tiếp nối.- Hào 6 quẻ Thuần Cấn: "Đôn cấn, cát" - Nghiệm xét: trong 7 ngày đầu tháng 9, trọn làm tâm điểm (dư khí của Tân kim 7 ngày). Anh Thiên Sứ tham khảo thêm.Hà Uyên
  17. Cảm ơn bạn PhuongHien Hà Uyên.
  18. Khi giải Dịch theo trường phái tam tài Thiên - Địa - Nhân, trong chu kỳ 1864 - 2043, thì đối với "tài" của Thiên, chúng ta đang ngồi Hào 6 quẻ Sơn Thiên Đại súc, lời hào 6 quẻ Đại súc viết: Hà thiên chi cù , hanh. Tượng quẻ Sơn Thiên Đại súc Hỏi rằng: - Trước hào 6 quẻ Sơn Thiên Đại súc, là hào thứ mấy và thuộc quẻ nào đây ? - Sau hào 6 quẻ Sơn Thiên Đại súc, là hào thứ mấy và thuộc quẻ nào ? Dịch im lặng, không trả lời. - Phải chăng, "sau" hào 6 quẻ Đại súc, là hào 1 quẻ Địa Phong Thăng. Rồi tiếp đến hào 2 quẻ Địa Sơn Khiêm. - Phải chăng, "trước" hào 6 quẻ Sơn Thiên Đại súc, là hào 5 quẻ Thủy Thiên Nhu. Lại trước hào 5 quẻ Nhu, là hào 4 quẻ Lôi Thiên Đại tráng. Dịch vẫn im lặng. Vấn đề này, khi chú giải về "Kinh", thật là mông lung về tính liên tục của Hào từ. Vì đã gọi là "Kinh", thì phải là một hệ thống lôgíc chặt chẽ và hoàn chỉnh. Có thể đây vẫn là một khoảng trống, mà Dịch Kinh chưa đề cập tới. Hay, cũng có thể đã hình thành một hệ thống phương pháp luận về: tính liên tục của hào từ, mà ta chưa biết tới. Hoặc cũng là sự tồn nghi của cá nhân tôi, con người lại đòi hỏi về "tri thiên" thật mơ hồ.Vậy thì câu: "sổ vãng giả thuận, tri lai giả nghịch" chúng ta nên hiểu như thế nào đây.
  19. Hôm nay, ngày 25/5/2010, đợi tin của Haiphuong. Hà Uyên.
  20. Sấm truyền Maya - thảm họa hay khởi đầu kỷ nguyên mới? http://vtc.vn/394-248204/phong-su-kham-pha...-nguyen-moi.htm (VTC News) - Ngày nay, chủ đề ngày tận thế 2012 được đề cập rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó được hàng triệu người biết và nhắc đến. Biết làm thế nào khác được nếu ngày tận thế đã được các tôn giáo của nhiều dân tộc, các nhà tư tưởng, nhà khoa học và những người nổi tiếng tiên đoán từ nhiều thế kỷ nay sẽ trở thành hiện thực? Trong số những người có cùng quan điểm có cả John Bogoslov, Nostradamus, Newton, James Hansen, và nhiều nhà chiêm tinh học hiện đại khác. Nhưng dù sao thì hiện tại chúng ta vẫn đang còn sống và trái đất vẫn chưa ngừng quay. Vậy có điều gì bí ẩn trong những lời tiên đoán này? Liệu chúng là sự thật hay chỉ là những điều bịa đặt? Hay đó chỉ là sự hoang tưởng bị kích động của những kẻ cuồng tín tôn giáo? Theo hình dung của người Maya thì ngày 23/12/2012 sẽ kết thúc chu trình lịch thứ 13 – tức Kỷ nguyên Thái Dương thứ Tư. Đúng vào ngày này Chúa Polonakte sẽ xuống trái đất. Ngày tận thế bắt đầu. Nhưng đồng thời, truyền thuyết của người Maya cũng nói rõ: kỷ nguyên thay đổi sẽ bắt đầu, đàn con của Báo sẽ được sinh ra với nhiều màu da khác nhau và sẽ sống trên toàn thế giới. Chúng sẽ đưa con người về với tình yêu, ánh sáng và cội nguồn. Nền văn minh Maya cổ đại được hình thành thế nào? Cho đến nay, không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Đã ba thập kỷ nay, rất nhiều cuộc tranh luận và bút chiến nổ ra giữa các nhà khoa học, chiêm tinh học đại diện cho các trường phái tôn giáo khác nhau tranh luận về đề tài này. Kim tự tháp Maya. Có quan điểm cho rằng, người Maya xuất thân từ một dân tộc cổ đại có tên là Olmec. Nhưng các giáo sĩ của bộ tộc Maya – những người bảo vệ ban ngày – nói rằng, sau khi vùng đất huyền thoại Atlantic tách ra, những nhóm người lớn đã di tản ra khắp nơi trên thế giới như: Ai Cập, Ấn Độ, Trung Mỹ, Trung Quốc. Cho nên, ngày nay văn hóa của những nền văn minh này vẫn còn nhiều điểm chung: họ đều có các kim tự tháp, nét chữ viết giống nhau, cùng có ngành thiên văn học, tục thờ động vật… Chữ cổ của người Maya. Nền văn hóa của người Maya là độc nhất vô nhị. Nó phát triển độc lập ở vùng rừng mưa nhiệt đới. Người Maya từng sống trên vùng lãnh thổ của Mexico ngày nay và đã xây dựng các thành phố uy nghi ở đây. Các kim tự tháp của người Maya cao ngang với kim tự tháp của người Ai Cập. Họ còn xây dựng các đài thiên văn để theo dõi bầu trời. Những người bảo vệ thời gian – giáo sĩ Maya – đã từng tiên đoán về sự thay đổi khí hậu trên Trái đất. Vậy người Maya không có sắt và bánh xe đã bỏ ra biết bao công sức để xây dựng lên những công trình phức tạp và hoàn toàn chính xác ấy để làm gì? Phải chăng là để bảo vệ trước kẻ thù? Hay để chứng tỏ sức mạnh? Kiến trúc kiểu Maya. Kim tự tháp Polenke là một viên ngọc kiến trúc giữa rừng rậm. Theo tín ngưỡng của người Maya, tại đây tia nắng đầu tiên chiếu xuống trái đất và đây cũng chính là nơi kết thúc của hoàng hôn. Tại đây có đền thờ “Chữ khắc”, nơi mà tuyển tập chữ khắc và các bức bích họa của người Maya đã được tìm thấy. Người Maya có hệ thống chữ viết hiện đại. Trong một thời gian dài trước đây, người ta cho rằng không thể giải mã được chữ của người Maya. Nhưng nhà khoa học Nga Yuri Knorozov hiện đang sống tại Mexico đã trở thành vị anh hùng dân tộc khi tìm ra chìa khóa giải mã những ký hiệu đó. Nền văn minh Maya không hề thua kém bất kỳ nền văn minh cổ đại nào từng tồn tại trên Trái đất về mức độ vĩ đại, phát triển và thiên tài. Tất cả những gì họ có đều ở trình độ phát triển cao, như: toán học, thiên văn học, sự hiểu biết về tâm hồn, sự sáng tạo, y học và kiến trúc. Bộ lịch nổi tiếng của người Maya xuất hiện thế nào? Do ai tạo ra? Trước đây, người ta không thể trả lời được những câu hỏi này. Các nhà khảo cổ, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về nền văn minh Maya và các nhà sử học đã đưa ra những kết luận khác nhau. Có một số quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, bộ lịch này là do người Maya đúc rút được từ nền văn minh phát triển và cổ đại hơn của người Olmec. Quả thật, trên lãnh thổ mà người Olmec từng sinh sống, người ta khai quật được những bản khắc trên đá và các hiện vật có đề ngày tháng theo lịch. Nhưng chẳng có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng người Olmec sáng tạo ra lịch. Phụ nữ Maya. Quan điểm thứ hai cho rằng, theo truyền thuyết của người da đỏ, một nhà cầm quyền da trắng nào đó đã sáng tạo ra chữ viết, lịch và truyền những kiến thức này cho người da đỏ. Quan điểm thứ ba cho rằng, những người bảo vệ ban ngày khẳng định rằng, những kiến thức này đến từ nền văn hóa Atlantic. Nền văn minh ngoài trái đất từ chòm sao Thất tinh đã dạy cho người dân của nền văn hóa Atlantic những kiến thức này. Dường như còn tồn tại bốn Á thần – tức Báo, đó là những vị thần đến trái đất sau thần Lũ lụt để vực lại sự sống cho trái đất. Họ đã tiến hành các lễ nghi thích ứng để xua tan sương mù khỏi trái đất và tặng quà cho con người – gồm chiếc túi tiên đoán, vương miện, chiếc đầu lâu bằng pha lê, cũng như dòng thời gian của chu kỳ ánh sáng (lịch). Tượng đá Maya. Người Maya có cả thảy 20 bộ lịch. Nhưng chính xác nhất chỉ có hai bộ: Lịch Tzolkin Ritual với một năm 260 ngày và Lịch Thái Dương rất giống với lịch Gregory một năm có 365 ngày. Hai bộ lịch này đều thể hiện chu kỳ đồng bộ 52 năm. Điều này có nghĩa là cứ 18.980 ngày hay 52 năm thì ngày Thánh lịch và lịch năm sẽ trùng nhau. Con số 52 rất có ý nghĩa đối với người Maya, và sau này là đối với người Aztec. Cứ sau mỗi chu kỳ 52 năm thì tất cả lại kết thúc hoặc bắt đầu. Thậm chí tuổi thọ trung bình của người Maya cổ đại cũng là 52. Người Maya cổ đại tính lịch dựa vào thuật chiêm tinh. Thuật chiêm tinh được thế giới ngày nay chấp nhận dựa vào vị trí của hành tinh trong hoàng đạo. Người Maya cũng biết về các chòm sao và họ cho rằng có 13 chòm sao. Thậm chí, họ còn biết đến cả chòm sao Ophiuchus.
  21. Chào Thiên đồng Cảm ơn Bạn rất nhiều từ những ý kiến mà Bạn đặt vấn đề. Tôi đang trải nghiệm, cùng luận giải thêm với Thiên Đồng sau. Gần đây, về cá nhân, tôi đang thử nghiệm, nhưng không nói ra, về: Họ và Tên của sự Hợp khí, với điều kiện là: Âm dương đã hợp hóa => đã "sinh". Ví dụ như tên của Dương: Trần văn A, tên của Âm là Nguyễn thị B => tôi phân: Trần Văn làm Ngoại quái, còn tên là chữ A, thì đặt làm Nội quái. Đối ứng với Âm, thì Nguyễn Thị tổ hợp làm Ngoại quái, còn tên chữ là B, thì tổ hợp làm Nội quái. Tôi thử nghiệm xét thấy, có nhiều điều rất lạ khi thông tin được bộc lộ ra, từ hai quẻ Đối ứng. Chia sẻ cùng Thiên Đồng và Anh Chị Em. Hà Uyên.
  22. Anh Dichnhan Khi ngài Tiêu Diên Thọ xây dựng kết cấu cho học thuyết của mình, Ông lấy Can Chi "ngày" làm "Bản" (gốc). Do vậy, ngài Tiêu mới lấy "Trực nhật" để minh chứng cho "Tiêu Lâm". Hôm nay, là ngày Đinh Mão, là Can Chi ứng cho ngày "Âm", nên tôi trải nghiệm theo nguyên tắc mà ngài Tiêu Diên Thọ đã đặt ra. Anh tham khảo thêm. Hà Uyên.
  23. Chào VinhL Tôi nghĩ, Phòng bó bột này nằm ở hướng Đông, lệnh sang Đông Nam khoảng 15 ~ 25 độ. Hà Uyên.
  24. Chào bạn Haiphuong Cảm ơn bạn đã dành thời gian hồi âm. Tôi rất tin vào phương pháp mà anh Thiên Sứ đã triển khai đối với vợ chồng bạn. Hôm nay là ngày 15/5/2010, là ngày Giáp Tý theo âm lịch, hy vọng 12 ngày nữa, tức là ngày Ất Hợi, là ngày 25/5/2010 mong rằng tin lành sẽ tới Hà Uyên.
  25. XIN CHÚC MỪNG BÉ TRAI CỦA PHONGVAN - ĐÂY LÀ NGÔI NHÀ RIÊNG CỦA CHÁU. - Tuổi: Âm nam - Tổng số Âm: 38 - Tổng số Dương: 30 - Hoá công: Ly Xin chúc mừng cháu trai. - Thiên khí: Ly. Một lần nữa chúc mừng cháu. - Địa khí: Cấn chúc mừng, chúc mừng - Tiết khí: Tiểu thử - Quẻ không hợp mùa sinh - Mệnh theo Lạc viêt: Thuỷ (Tích lịch Hoả) Tiên thiên: Sơn Hoả Bí, nguyên đường ngồi hào 2. Một lần nữa chúc mừng cháu trai.