Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. Chào Amour Chủ đề về Lục Nhâm, lâu lâu không được hâm nóng. Chắc là Amour thời gian này đang mắc bận việc chăng (!) Hà Uyên
  2. Nội dung trích dẫn(Hà Uyên @ Sep 9 2010, 12:12 PM) * - Vì là tổ hợp của Năm - Tháng - Ngày , nên tôi nghĩ tới sự ảnh hưởng đồng thời của ba hành tinh: Mộc + Hỏa + mặt Trăng. Tra bảng trên, thứ Sáu, ngày Giáp Thân, thì Trời đối ứng về phương Bắc, Đất đối ứng tại Tây Nam (chi Thân). - Như vậy, thứ Hai nhằm ngày Đinh Hợi, sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng là nguyên nhân của kỳ hạn ứng giờ Mão (5h ~ 7h) ------------------------------- Thông tin cập nhật: 18/09/2010 | 16:38:00 Sao Mộc gần Trái Đất nhất vào ngày 20/9 sắp tới Các nhà thiên văn học Mỹ cho biết Sao Mộc sẽ là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào ngày 20/9, hơn cả Mặt Trăng, vì khi đó hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ này sẽ nằm ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất. Cuộc “chạm trán” giữa Trái Đất và “gã khổng lồ” của Thái dương hệ sẽ bắt đầu xảy ra vào chiều tối 20/9 với ánh sáng lấp lánh ở phía Đông và sáng rực ở trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa 21/9. Theo Spacedaily.com, các cuộc trạm trán giữa Trái Đất và Sao Mộc diễn ra cứ 13 tháng một lần khi hai hành tinh tiến gần nhau theo quỹ đạo riêng xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, do hai hành tinh không có quỹ đạo đồng đều nên không phải lúc nào cũng tiếp cận nhau với khoảng cách gần nhất. Ông Tony Phillips thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ngày 20/9, Sao Mộc sẽ ở khoảng cách 46,6 triệu dặm, gần hơn so với những cuộc chạm trán trước đây và phải đến năm 2022, kỷ lục này mới được lặp lại. Lần này, Sao Mộc sẽ tiến gần Trái Đất hơn bất cứ cuộc trạm chán nào diễn ra trong giai đoạn 1963-2022./. Cao Phong (Vietnam+) http://www.vietnamplus.vn/Home/Sao-Moc-gan...09/60714.vnplus ----------------------------------- - Như vậy, sao Mộc đã được kiểm chứng khẳng định sự xuất hiện. - Thời gian xuất hiện lệch với NASA là 14 ngày (20/9 ==> 4/10) - Định lệ, tháng Giêng tháng Bảy là sự ảnh hưởng của Tuế tinh, tức Mộc tinh. Nhưng năm nay, 2010 - Canh Dần thì sự ảnh hưởng này chuyển sang tháng Tám lịch Việt. - Sau 14 ngày, theo "Thái ất di thư - Huyền yếu", thì sự ảnh hưởng của nhóm sao Mộc + mặt Trăng + sao Hỏa, có để lại cho trái đất di chứng không ? (Kiểm !!!). Nếu gây ảnh hưởng tai biến thì tại khu vực nào ? Mức độ ? - Anh chị em tham gia cho ý kiến. Hà Uyên
  3. Sao Mộc gần Trái Đất nhất vào ngày 20/9 sắp tới Các nhà thiên văn học Mỹ cho biết Sao Mộc sẽ là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào ngày 20/9, hơn cả Mặt Trăng, vì khi đó hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ này sẽ nằm ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất. Cuộc “chạm trán” giữa Trái Đất và “gã khổng lồ” của Thái dương hệ sẽ bắt đầu xảy ra vào chiều tối 20/9 với ánh sáng lấp lánh ở phía Đông và sáng rực ở trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa 21/9. Theo Spacedaily.com, các cuộc trạm trán giữa Trái Đất và Sao Mộc diễn ra cứ 13 tháng một lần khi hai hành tinh tiến gần nhau theo quỹ đạo riêng xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, do hai hành tinh không có quỹ đạo đồng đều nên không phải lúc nào cũng tiếp cận nhau với khoảng cách gần nhất. Ông Tony Phillips thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ngày 20/9, Sao Mộc sẽ ở khoảng cách 46,6 triệu dặm, gần hơn so với những cuộc chạm trán trước đây và phải đến năm 2022, kỷ lục này mới được lặp lại. Lần này, Sao Mộc sẽ tiến gần Trái Đất hơn bất cứ cuộc trạm chán nào diễn ra trong giai đoạn 1963-2022./. Cao Phong (Vietnam+) Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Sao-Moc-gan...09/60714.vnplus ----------------------------------- - Như vậy, sao Mộc đã được kiểm chứng khẳng định sự xuất hiện. - Thời gian xuất hiện lệch với NASA là 14 ngày (20/9 ==> 4/10) Hà Uyên
  4. HỌC TA - HỌC TÂY - HỌC TẦU Danh tác "Sư thuyết - Hàn Dũ" viết: "Người sinh trước ta, người biết về đạo trước ta, ta học người và tôn xưng người là thầy ta ; Người sinh sau ta, nhưng người biết về Đạo trước ta, ta học người và tôn xưng người là thầy ta. Người là Thầy của Đạo ta, ta nào biết người sinh trước hay sau ta ? Cho nên, bất kể kẻ sang hay người hèn, bất kể thời gian học ít hay nhiều, Đạo sẽ tồn tại mãi mãi, thì Thầy ta vẫn mãi là Thầy ta." Thầy Lê Quý Đôn đánh giá cao môn Thái ất học. Ông nói: “ Thuyết Thái ất, phần nhiều nói về binh pháp. Địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, các cơ thịnh suy, trị loạn, cái thế thắng thua, yên nguy đều được diễn giải rõ ràng. Làm tướng mà không biết môn học Thái ất sẽ không biết rõ nên đánh hay giữ, tiến hay ngừng, khó quyết đoán các mưu kế khi ra trận địa. Trong triều đình nếu không biết môn Thái ất sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, tiến công hay thoái thủ, khó quyết đoán những sách lược lớn.” 60 năm được tích lại bằng một ngày. Khi "thời gian" tích lại ngày một lớn, có nghĩa rằng tuổi ngày một liên quy tích lại, thì "vật chất" ngày càng mất dần đi. Con người, chính Ta với Thời gian là một thể thống nhất và đối lập. Phàm là 10 tuổi thích chạy, 20 tuổi thích đi nhanh, 30 tuổi thích đi bộ, 40 tuổi thích sự ngồi, 50 tuổi thích sự nghỉ, 60 tuổi thích sự nằm. Đến 60 tuổi cũng chỉ mới là một ngày vậy ! Lưỡi còn vì mềm, Răng rụng vì cứng. Lão tử đã nhận xét rằng "Trên đời này không gì mềm như nước. Thế mà để chinh phục cái cứng thì không gì tuyệt vời hơn nó. Mềm khắc cứng ". Chữ "khắc" này, cũng như ngày nay ta nói: "Kiểm soát các trình tự", ví như Mộc điều khiển Thổ, Thổ kiểm soát Thủy,... Thuyết Ngũ hành đã được Lão Tử đặt vấn đề tham gia bằng trực giác của bản thân. Trực giác này được thể hiện dưới dạng hình ảnh cảm tính cụ thể, đã hợp nhất trực giác và trí tưởng tượng của con người, còn chủ thể và khách thể là không phân biệt được. Điều này, có nghĩa rằng cái " Tôi " đã được thay thế bởi cái " Nó " vậy. Nhìn tới nhóm ngành Tự nhiên Kỹ thuật cơ bản, so với nhóm ngành Xã hội nhân văn, có thể thấy ngôi vị yếu thế về số lượng con người cũng như chất lượng của nhóm Xã hội Nhân văn. Trong chương trình học những ngành xã hội nhân văn cơ bản, bao gồm ngành tâm lý học, xã hội học, kinh tế học,..., thì phần toán thống kê trong nghiên cứu empirical (ngược với theoretical), nghĩa là phải dựa vào số liệu điều tra, phỏng vấn, quan sát lấy số liệu qua bảng thăm dò, hỏi,... đóng vai trò then chốt. Khoa học là tìm đường tiệm cận chân lý (ở đây là xã hội, các hoạt động, là con người, tâm lý, quy luật kinh tế...). Đối với những người trong nhóm Xã Hội Nhân Văn, phải chăng trong một chừng mực nhất định, chân lý đã có sẵn và "khoa học" Xã hội Nhân văn cần phải làm sao, để ra được một kết quả như chân lý đã định. Điều này, dường như ngược lại với quy trình dụng sự trong tự nhiên. Hà Uyên
  5. Chào Anh Thiên Sứ Xin được chia sẻ cùng anh trong trải nghiệm tinh thần. Trong quá trình giao lưu trên diễn đàn Lý học, tôi tin Anh luôn đặt "đại cục" làm trọng. Đại lễ của Dân tộc, đã được quyết định từ 6 năm trước, ban tổ chức Đại lễ được thành lập cách đây 1 năm. Trong thời gian 6 năm chuẩn bị, tôi và Anh đều tin rằng, đã có rất nhiều những báo cáo của các tiểu ban, trong đó có cả Dự báo của Tiểu ban thời tiết. Mức độ cung cấp thông tin, không chỉ ở một tháng vừa qua trên dư luận đại chúng, mà đã có dự báo được chuẩn bị từ 5 năm trước. Chính phủ quyết định lấy ngày tháng Đại lễ, Anh và tôi cũng như tất cả chúng ta đều tin rằng, có những căn cứ mang tính chính xác và độ tin cậy cao. Chính phủ quyết định ngày Đại lễ phải có cơ sở căn cứ, chúng ta bây giờ mới lo, thì Chính phủ đã lo trước chúng ta 5 ~ 6 năm rồi. Thật vậy ! Xin chia sẻ cùng Anh. Hà Uyên
  6. Chào Anh Thiên Sứ Tôi thống kê chu kỳ Đại Giáp Tí để Anh tham khảo, sau đó trao đổi cùng Anh về những tai biến trong năm 2011. THỨ TỰ CHU KỲ ĐẠI GIÁP TÍ: 1. Giáp Tí - Mộc tinh - tú Giác: 1924 - 1504 - 1084 - 664 - 244 - 177 tr.CN... => Thứ Năm (Thursday) 2. Giáp Tí - Nguyệt tinh - tú Tâm: 1984 - 1564 - 1144 - 724 - 304 - 117 tr.CN... => Thứ Hai (Monday) 3. Giáp Tí - Kim tinh - tú Ngưu: 2044 - 1624 - 1204 - 784 - 364 - 57 tr.CN... => Thứ Sáu (Friday) 4. Giáp Tí - Hỏa tinh - tú Thất: 2104 - 1684 - 1264 - 844 - 424 - 4 => Thứ Ba (Tuesday) 5. Giáp Tí - Thổ tinh - tú Nữ: 2164 - 1744 - 1324 - 904 - 484 - 64 => Thứ Bảy (Saturday) 6. Giáp Tí - Thủy tinh - tú Sâm: 2224 - 1804 - 1384 - 964 - 544 - 124 => Thứ Tư (Wednesday) 7. Giáp Tí - Nhật tinh - tú Hư: 2284 - 1864 - 1444 - 1024 - 604 - 184 => Chủ Nhật (Sunday) Hàng ngang cách nhau một Đại Giáp Tí 420 năm, hàng dọc cách nhau một Tiểu Giáp Tí 60 năm. Hiện nay, ta đang ở trong chu kỳ Đại Giáp Tí 1924 - 2284. Từ năm 1984 - 2044 là một Tiểu Giáp Tí, theo chu kỳ thời gian hình thành "Bốn mùa Vũ trụ", thì Trái Đất của chúng ta đang trong ngày Thứ Hai (Monday). Chúng ta hiện đang sử dụng hệ Lịch pháp được phổ cập toàn cầu theo một trật tự thống nhất, từ thứ Hai, tiếp theo là thứ Ba, thứ Tư ... còn đối với chu kỳ vận hành của các hành tinh thì lại theo một trật tự riêng biệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên những biến động lớn cho hành tinh của chúng ta. Với những dữ liệu ban đầu thật mỏng manh, đó là tổ hợp thời gian Năm - Tháng - Ngày - Giờ, chúng ta khảo nghiệm lại di sản của tiền nhân, trên nguyên tắc "cũ xưa mới nay", từng bước chỉ rõ những giá trị mang lại lợi ích chung, đối với nơi cư trú của chính chúng ta vậy. Lý học Đông phương cũng từng bước khảo chứng và trải nghiệm, cũng đã tìm được tiếng nói chung với Lý học Tây phương, đó là sự hội tụ của ba hành tinh: sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng, hay là sự tụ hội của nhóm: sao Thổ + mặt Trăng + sao Mộc,... Hà Uyên
  7. Kính bác Hà Uyên. Tôi cho rằng năm tới. Thiên tai sẽ rất nặng trên toàn thế giới. Trong đó hạn hán là khốc liệt nhất. -------------------- Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa -------------------- Chào anh Thiên Sứ Để đánh giá những sự kiện đang đến và sẽ đến, mức độ ảnh hưởng về những tai biến trong năm 2011 (Tân Mão) đối với trái đất, cũng như những thông tin mà Anh đã dự báo, tôi căn cứ vào bảng "Bốn mùa Vũ trụ" đã tổng kết trong chuyên mục "Bốn Mùa Mưa Nắng", gồm những bước sau: - Thứ nhất: thống kê chu kỳ Đại Giáp Tí. - Thứ hai: thống kê những chu kỳ cho Năm can chi ứng với Nhật tinh và tú Phòng, từ đó chứng nghiệm cho năm 2011. Gồm những chu kỳ 10, 12, 28, 420, 480,...sau đó kết hợp với thuận toán Tam Thức làm cơ sở cho dự báo. - Thứ ba: Khảo chứng sự kiện 22/12/2012 của người Maya, theo cách nhìn của Lý học Đông phương, có thể chúng ta mở riêng một chuyên mục. Sau đây là bước thứ nhất: THỨ TỰ CHU KỲ ĐẠI GIÁP TÍ: 1. Giáp Tí - Mộc tinh - tú Giác: 1924 - 1504 - 1084 - 664 - 244 - 177 tr.CN...=> Thứ Năm (Thursday) 2. Giáp Tí - Nguyệt tinh - tú Tâm: 1984 - 1564 - 1144 - 724 - 304 - 117 tr.CN...=> Thứ Hai (Monday) 3. Giáp Tí - Kim tinh - tú Ngưu: 2044 - 1624 - 1204 - 784 - 364 - 57 tr.CN...=> Thứ Sáu (Friday) 4. Giáp Tí - Hỏa tinh - tú Thất: 2104 - 1684 - 1264 - 844 - 424 - 4 => Thứ Ba (Tuesday) 5. Giáp Tí - Thổ tinh - tú Nữ: 2164 - 1744 - 1324 - 904 - 484 - 64 => Thứ Bảy (Saturday) 6. Giáp Tí - Thủy tinh - tú Sâm: 2224 - 1804 - 1384 - 964 - 544 - 124 => Thứ Tư (Wednesday) 7. Giáp Tí - Nhật tinh - tú Hư: 2284 - 1864 - 1444 - 1024 - 604 - 184 => Chủ Nhật (Sunday) Hàng ngang cách nhau một Đại Giáp Tí 420 năm, hàng dọc cách nhau một Tiểu Giáp Tí 60 năm. Hiện nay, ta đang ở trong chu kỳ 1924 - 2284. Vấn đề thống kê này, tôi luôn quan tâm để chứng nghiệm cho phạm trù "quy luật". Bước thứ hai tôi sẽ tiếp tục thống kê, rồi chuyển lên diễn đàn sau. Hà Uyên
  8. Thời xưa, lấy gì làm mức độ chuẩn mực để định Giờ can chi ?. Thời nay, ta đã có " đồng hồ " làm đơn vị chuẩn phổ cập. 1)- Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) giảng: " Khôn, Lục Ngũ, tròn số ngày vậy ". (Thái ất di thư) Ngày nay, ta có thể hiểu rằng, trị số của hào năm quẻ Khôn là 6 x 16 = 96. Số 96 này là đơn vị thời gian tính bằng "khắc", có nghĩa là, một ngày tương đương với 96 khắc. Mỗi một "khắc" tương đương với 15 phút ngày nay. Một Giờ can chi tương đương với 8 "khắc". Một ngày can chi là 12 x 8 = 96 khắc. Số đã đủ, ngày đã đầy, "đầy" và "đủ" không thiếu không thừa. 2)- Thái Ất dị giản lục - Thầy Lê Quý Đôn (1726 - 1784) giảng: -
  9. Cảm ơn bạn.
  10. Năm 2011, mặt Trời sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến hành tinh của chúng ta ???Hà Uyên
  11. 1)- Một năm bốn mùa, mỗi một bảng tra tổ hợp Đông tú - Bắc tú - Tây tú - Nam tú, thì " Nhật tinh " chỉ phối ứng duy nhất với một tam hợp Địa chi thuộc Đất, đó là: - Phương Đông, mùa Xuân thì Nhật tinh phối ứng thuận tự với tam hợp Mão - Mùi - Hợi - Phương Bắc, mùa Đông thì Nhật tinh phối ứng theo trật tự tam hợp Tuất -Dần - Ngọ - Phương Tây, mùa Thu thì Nhật tinh phối ứng theo trật tự của tam hợp Dâu - Sửu - Tị - Phương Nam, mùa Hạ thì Nhật tinh phối ứng duy nhất với tam hợp Tí - Thìn - Thân. Những kết luận này, đã chỉ ra thông số ứng dụng cho nhiều bộ môn thuận toán, ví dụ đối với bộ môn Tử Vi hay Tử Bình,... thì từ năm 1994 Giáp Tuất đến năm 2000 - Canh Thìn, thì tam hợp Dậu - Sửu - Tị làm chủ, tương ứng là những can "âm". Từ năm 2001 - Tân Tị đến năm 2007 - Đinh Hợi, thì tam hợp Tí - Thìn - Thân làm chủ, tương ứng là những can "dương". Từ năm 2008 - Mậu Tí cho đến hết năm 2014 - Giáp Ngọ, thì trái đất đối ứng trong phạm vi tam hợp Mão - Mùi - Hợi, tương ứng theo là những can âm: Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý. (Tam hợp mệnh của GS N.B.Châu cũng nằm trong chu kỳ tam hợp Mão - Mùi - Hợi đang làm chủ được lên ngôi, khi an những sao căn cứ vào Can Chi đang được làm chủ, để định vị vào 12 cung chấm số Tử Vi, thì những sao này, đều chựu theo sứ mệnh chi phối chu kỳ vận hạn cùng Trời Đất) Trong quá trình trải nghiệm, sẽ chỉ ra được giá trị ứng dụng, đúng như Dịch nói "từ lạnh chuyển sang nóng, từ nóng chuyển sang lạnh" vậy. Lưu ý: trong những tam hợp của Đất ứng với Trời, thì hành Thổ luôn luôn ở ngôi vị "trung". Riêng đối với phương Bắc mùa Đông, tam hợp Ngọ - Tuất - Dần được thay đổi ngôi vị đối ứng là Tuất - Dần - Ngọ, chúng ta sẽ chú giải nguyên nhân này sau. Đây là điều mà Dịch rất coi trọng chữ "trung". Trời mất thăng bằng âm dương, thì sự hanh thông sẽ rối loạn (nguyên, hanh). Đất mất thăng bằng âm dương, thì dẫn tới cái "lợi", cái "chính" sẽ rối loạn (lợi, trinh). 2)- Số 177 (177 x 3) là số của quẻ Phong Trạch Trung phu, được phối ứng với thời khí Đông chí. Năm Giáp Tí khởi vận chu kỳ 420 năm cũng là năm 177 Tr.CN. Tiếp đến là năm 244, 664, 1084, 1504, 1924. Đây là những chu kỳ Đại Giáp Tý 420 năm, hình thành Hệ chu kỳ can - chi, khởi nguyên Giáp Tí ứng Mộc tinh và tú Giác, cho tới Quý Hợi ứng Thủy tinh và tú Chẩn, thì kết thúc một chu kỳ Đại Giáp tí. Như vậy, năm 2004 Giáp Thân là năm gặp Nhật tinh tại bảng Nam Tú, tới năm Đinh Hợi 2007 thì kết thúc phương Nam. Bắt đầu từ năm 2008 => 2014, thì hệ Thời gian can chi chuyển về bảng tra tổng hợp Đông tú. Hệ luận này, cho chúng ta biết được những thông tin gì đây (?), khi mà trong không gian Vũ trụ mênh mông này, hệ mặt Trời và hành tinh của chúng ta đang sinh tồn, đã chuyển từ Nam phương sang Đông phương !!! Từ năm 2008 - 2014, thì hệ thống thời gian can chi chuyển về bảng tra Đông tú. Năm nay, 2010 - Canh Dần đang ở bảng Đông tú, gặp Thổ tinh phối ứng với tú Đê. Đến hết năm Giáp Ngọ thì chuyển sang Bắc Tú, có nghĩa là can chi Năm, can chi Tháng, can chi Ngày, can chi Giờ sẽ căn cứ theo bảng tra Bắc tú. Bắt đầu từ năm 2015 - Ất Mùi. Năm 2011 - Tân Mão, là năm can chi sẽ gặp NHẬT TINH phối ứng với tú PHÒNG. 3)- Mỗi một bảng tính cho một Mùa hay một phương, đều hàm chứa ba " kỳ " (Kỳ môn Độn giáp), có nghĩa là 15 hàng theo cột dọc là 15 vận cho mỗi một mùa. Khi phối ứng với Thất tinh thì được số 15 x 7 = 105 Số 105 này chính là số mà Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã chỉ dạy. Đó là nguyên tắc tính hạn DƯƠNG CỬU - BÁCH LỤC trong Tam thức Thái Ất - Độn Giáp - Lục Nhâm. 105 + 1 = 106 Số 105 này được hội thông với Đồ số Bát quái: ...................63 ........51...................60 ...48..............+..............57 ........45...................54 ..................42 63 + 42 = 105 = Càn + Khôn = [(7 x 9) + (7 x 6)] 60 + 45 = 105 = Tốn + Chấn 57 + 48 = 105 = Khảm + Ly 54 + 51 = 105 = Cấn + Đoài Hà Uyên
  12. Luận giải: - Khi giải quẻ bước đầu tiên, theo nguyên tắc, tôi thường giải theo Lý thuyết nhóm (Group Theory). Quẻ Phong Hỏa Gia nhân được quy về nhóm chu kỳ thứ 3 Dịch Can Chi, theo đồ hình như sau: ........................................ĐỈNH .............GIA NHÂN..................................LÂM .......GIẢI..............................+.......................TỤY .............ĐẠI SÚC.....................................ĐỘN .......................................TRUÂN - Bước thứ hai, căn cứ vào thuyết " Chính - Phụ ", có nghĩa là mặt Trăng là vệ tinh của trái đất, đó là Nguyệt lệnh. Xác định quẻ Bất dịch, quẻ Giao dịch, quẻ Biến dịch theo Nguyệt lệnh như sau: Tháng Tám Việt lịch, "khí" Bạch lộ: quẻ Bất dịch là quẻ Bích, là quẻ Phong Địa Quan, được cấu tạo bởi 4 hào âm và sự xuất hiện của 2 hào dương. Quẻ Giao dịch là quẻ Bát thuần Ly, " khí " Bạch lộ tại hào 6, quẻ Ly được cấu tạo bởi 4 hào dương và 2 hào âm. Như vậy, quẻ Bất dịch và quẻ Giao dịch gồm có 6 hào âm và 6 hào dương. Quẻ Biến dịch gồm quẻ Tốn - Tụy - Đại súc, ba quẻ này gồm 10 hào dương và 8 hào âm. [ Tôi thường nhận định rằng, kết cấu của 5 quẻ Nguyệt lệnh là không cố định, ví như năm Canh tháng Ất thì quẻ Bích là quẻ Địa Phong Thăng, mà không phải cố định là quẻ Phong Địa Quan. Đây chỉ là ví dụ dẫn giải để chúng ta tìm được tiếng nói chung khi trao đổi học thuật ] Âm Dương trong tháng Tám Việt lịch tại tiết khí Bạch lộ được xác định từ quẻ Bất dịch, Biến dịch vào Giao dịch là : Dương gồm 16 hào, Âm gồm 12 hào. Tại đây, từ 5 quẻ này làm 5 cánh của ngôi sao, ta truy tìm mối quan hệ với Ngũ hành. - Bước thứ ba, xác định kết cấu quẻ chính: Phong Hỏa Gia nhân: thể ngoài quẻ trên là quái Tốn có hào làm chủ là hào 4, thể trong quẻ dưới là quái Ly có hào làm chủ là hào 2. Từ đây, ta truy tìm Tứ tượng cho hai "thể" trong ngoài, trên dưới. - Bước thứ tư, tới đây ta bắt đầu quan tâm tới " hào động ", theo cách VIETHA xác định là hào 1. Trên đây là một ví dụ phương pháp giải Dịch mà tôi thường vận dụng, VIETHA tham khảo thêm. Hà Uyên
  13. Chào VIETHA Nơi trao đổi học thuật, nên sự tham gia của VIETHA mang lại nhiều phương pháp đọc thông tin, thông qua những học thuyết cổ truyền mà chúng ta đã học hỏi tích lũy được. VIETHA có thể cho biết, để có được quẻ Phong Hỏa Gia nhân, thì bạn dùng cách thức gì (?) Cỏ thi (!) Ba đồng tiền cổ (!) Năm - tháng - ngày - giờ (!), hay một phương pháp nào đó như VIETHA nói: " căn cứ vào câu hỏi của anh Thiên Sứ " để lập quẻ ! Tôi chưa rõ được ý chỗ này. Cảm ơn bạn Hà Uyên P/s: hình vẽ quẻ khó thực hiện trong khi gửi bài viết, copy dán vào cũng không được. Có được hình vẽ quẻ thì tốt quá.
  14. CAN CHI - 28 SAO - 7 SAO - 4 PHƯƠNG - 4 MÙA (CAN CHI - NHỊ THẬP BÁT TÚ - THẤT TINH - TỨ PHƯƠNG - TỨ THỜI) Nhận xét - Thông qua 4 bảng thống kê chu kỳ trong tài liệu đính kèm: nhận thấy mối quan hệ Thời gian can chi với 28 sao (nhị thập bát tú), với 7 sao (thất tinh), được phân làm 4 Mùa ứng với 4 phương, đó là: người xưa xây dựng học thuyết Ngũ vận Lục khí, trong đó Ngũ vận được quy định bởi Thất tinh, còn Lục khí được quy định bởi Nhị thập bát tú. - Từ 4 bảng thống kê này, ta nhận thấy được quy luật tính hạn "Dương cửu - Bách lục ", mà các bậc hiền nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, ... đã ghi lại trong sách " Thái Ất thần kinh", "Thái ất dị dản lục". ................. ____NG_T__.doc B__C_T__.doc T__Y_T__.doc NAM_T__.doc
  15. HỆ THỜI GIAN CAN CHI ỨNG NHỊ THẬP BÁT TÚ 1. G. Tý – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm - Tinh 2. A. Sửu – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh - Trương 3. B. Dần – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực 4. Đ. Mão – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Chẩn 5. M. Thìn – Tâm – Ngưu - Thất – Vị - Sâm – Tinh - Giác 6. K. Tị - Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh – Trương - Cang 7. C. Ngọ - Cơ – Hư – Khuê - Tất -Quỷ - Dực - Đê 8. T. Mùi - Đẩu – Nguy – Lâu – Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng 9. N. Thân – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác - Tâm 10. Q. Dậu - Nữ - Bích – Mão – Tỉnh – Trương – Cang - Vĩ 11. G. Tuất– Hư – Khuê - Tất – Quỷ - Dực – Đê - Cơ 12. A. Hợi – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu 13. B. Tý - Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm - Ngưu 14. Đ. Sửu – Bích – Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ 15. M. Dần – Khuê - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ - Hư 16. K. Mão – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu - Nguy 17. C. Thìn - Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất 18. T. Tị - Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích 19. N. Ngọ - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ – Hư - Khuê 20. Q. Mùi - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy - Lâu 21. G. Thân – Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị 22. A. Dậu - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích - Mão 23. B. Tuất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất 24. Đ. Hợi - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy 25. M. Tý – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm 26. K. Sửu – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh 27. C. Dần - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ 28. T. Mão - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu – Chủy - Liễu 29. N. Thìn – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm - Tinh 30. Q. Tị - Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh - Trương 31. G. Ngọ - Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực 32. A. Mùi – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn 33. B. Thân – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh - Giác 34. Đ. Dậu – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh – Trương - cang 35. M. Tuất – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực - Đê 36. K. Hợi - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng 37. C. Tý – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác - Tâm 38. T. Sửu - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh – Trương – Cang - Vĩ 39. N. Dần – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực – Đê - Cơ 40. Q. Mão - Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu 41. G. Thìn – Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm - Ngưu 42. A. Tị - Bích – Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ 43. B. Ngọ - Khuê - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ - Hư 44. Đ. Mùi – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu - Nguy 45. M. Thân – Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất 46. K. Dậu - Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích 47. C. Tuất - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ – Hư - Khuê 48. T. Hợi – Chủy – Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy - Lâu 49. N. Tý - Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị 50. Q. Sửu - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích - Mão 51. G. Dần – Qủy - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất 52. A. Mão - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy 53. B. Thìn - Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm 54. Đ. Tị - Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh 55. M. Ngọ - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ 56. K. Mùi – Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu 57. C. Thân – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh 58. T. Dậu – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh - Trương 59. N. Tuất – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực 60. Q. Hợi - Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn. Hà Uyên
  16. Chào bạn Mong bạn thông cảm, hiện sức khỏe của tôi đang có vấn đề, sợ rằng có những v/đ không mong muốn xẩy ra trong quá trình chấm số. Hà Uyên
  17. Chào bạn Lãn Miên Đọc bài bạn viết, tôi nhận thức được nhiều vấn đề ngày thêm sáng rõ. Trong phần thơ, câu 12 và câu 25 có chữ "Huyền khung ", Lãn Miên có thể bình giảng rõ thêm ý nghĩa được không ? Cảm ơn Lãn Miên Hà Uyên
  18. Vâng, anh Thiên Sứ Đây chính là một phần " mật mã " trong Hà Đồ mà Anh đã dày công viết trong sách " Tìm về cội nguồn Kinh Dịch " vậy. Chú giải: Quy đổi thiên can sang số: Giáp = 1, Ất = 2, Bính = 3, Đinh = 4, Mậu = 5, Kỷ = 6, Canh = 7, Tân = 8, Nhâm = 9, Quý = 10. 1) Căn cứ theo bảng Tứ Thời Can Chi: sao Mộc có chu kỳ vận hành thuận tự theo bốn phương như sau: [Giáp - Nhâm - Canh - Mậu - Bính] = [Tân - Kỷ - Đinh - Ất - Quý] = [Mậu - Bính - Giáp - Nhâm - Canh] = [Ất - Quý - Tân - Kỷ - Đinh] Ta chuyển đổi đơn vị Thiên can thay bằng những con số 1~ 10 như sau: [1- 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = Đông - Bắc - Tây - Nam Tương tự như vậy với hệ Thất tinh: 2)- Kim tinh: [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = Đông - Bắc - Tây - Nam 3)- Thổ tinh: [3 - 1 - 9 - 7 - 5 ] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = Đông - Bắc - Tây - Nam 4)- Nhật tinh: [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = Đông - Bắc - Tây - Nam 5)- Nguyệt tinh: [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = Đông - Bắc - Tây - Nam 6)- Hỏa tinh: [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = Đông - Bắc - Tây - Nam 7)- Thủy tinh: [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = Đông - Bắc - Tây - Nam Chúng ta nhận thấy, nội dung những con số trong Hà Đồ, với những cặp số [1 - 6], [2 - 7], [3 - 8], [4 - 9], [5 - 10], là đơn vị Thời gian của người phương Đông, đó là [Giáp - Kỷ], [Ất - Canh], [bính - Tân], [Đinh - Nhâm], [Mậu - Quý] đã hàm chứa thông tin về sự vận hành của những hành tinh, có sự tương tác ảnh hưởng tới trái đất, nơi mà loài người đang cư trú vậy. Cảm ơn Anh đã quan tâm. Hà Uyên
  19. Chào anh Thiên Sứ Tôi đã tổng kết thành bảng tra ở trên, kết hợp cả phương hướng, kết hợp cả Lịch để biết hôm nay là ngày nào trong Tuần, là ngày Chủ Nhật hay là ngày Thứ Hai, Thứ Ba, ... (Đây là bảng tra ứng kỳ với Lịch pháp từ thời cụ Hoàng Xuân Hãn) Ngày 1/10/2010 là ngày Thứ Sáu. Tra bảng trên, thì Thứ Sáu ngày 1/10/2010 sao Kim làm chủ - Thứ Bảy ngày 2/10/2010 thì sao Thổ. - Chủ Nhật ngày 3/10/2010 tới sự ảnh hưởng của mặt Trời. - Thứ Hai là ngày của mặt Trăng. - Vì là tổ hợp của Năm - Tháng - Ngày , nên tôi nghĩ tới sự ảnh hưởng đồng thời của ba hành tinh: Mộc + Hỏa + mặt Trăng. Tra bảng trên, thứ Sáu, ngày Giáp Thân, thì Trời đối ứng về phương Bắc, Đất đối ứng tại Tây Nam (chi Thân). - Mùa thu thì ứng với phương Tây, tra bảng trên: 2.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ] - Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ] - Thì ngày thứ Sáu là ngày Giáp Thân không ứng. Thứ Bảy là ngày Ất Dậu có thiên can Ất mà Địa chi không có chi Dậu ; Ngày Chủ Nhật là Ngày Bính Tuất không được nạp Can Chi ; tới ngày Thứ Hai là ngày Đinh Hợi thì Trời Đất đều ứng hợp. - Như vậy, thứ Hai nhằm ngày Đinh Hợi, sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng là nguyên nhân của kỳ hạn ứng giờ Mão (5h ~ 7h) Hà Uyên
  20. Các bạn có để ý không, mấy bài báo đầu, ghi danh rõ tên tác giả bài viết. Nay, đã được chỉ định là "Ban Xã hội" !
  21. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Giải, cung mệnh cư Tị, theo số Tử Vi, có sao Thái dương độc thủ là số không có cách cục. Khi trước, Cụ Thao Thao và cụ Trần Thanh Loan chấm số đã có nhiều lời khuyên giải khi Thái tuế cư cung Tuất. Còn nay, lại lấy dẫn chứng trong chuyện Tam quốc để làm phương tiện lập ngôn trên một tờ báo uy tín là vậy. Lạ thật !
  22. Khảo sát một số sách chú giảng về Dịch nói: số chỉ vạn vật tương đương với số 11520 (!) 1. Sách " Chu Dịch Đại truyện " - Nhà XB KHOA HỌC XÃ HỘI - 2006 - Lê Anh Minh dịch - chú (tr 94): - "Thiên" = Kinh dịch có hai thiên ; thượng thiên (tức thượng kinh) có 30 quẻ ; hạ thiên (tức hạ kinh) có 34 quẻ. - 64 quẻ cả thảy 192 hào dương và 192 hào âm. Khi bói: - Lập được hào Dương, số que kẹp kẽ tay là 13, còn lại là 36 que. Vậy 36 x 192 = 6912. - Lập được hào Âm, số que kẹp kẽ tay là 25, số que còn lại là 24. Vậy 24 x 192 = 4608 - Kết quả: 6912 + 4608 = 11520 - Khi nói "vạn vật", thì "vạn" là mười ngàn (nhưng đó là nói tổng quát). - Số 11520 tương đương với con số chỉ vạn vật. 2. Sách: KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ - Nguyễn Hiến Lê - Trang 462 - CHƯƠNG IX - Tiết 5 viết: - " Nhị thiên chi sách vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã " - Dịch: " Số thẻ của hai thiên (tức thiên thượng và thiên hạ trong Kinh dịch, tức số thẻ của 64 quẻ trùng - vì thiên thượng gồm 30 quẻ, thiên hạ gồm 34 quẻ) là 11.520, hợp với số của vạn vật ". - Chu Hi giảng: Hai thiên trong Kinh dịch gồm tất cả 192 hào dương và 192 hào âm. Như tiết trên đã nói, số của quẻ Càn là 216, vậy số của mỗi hào quẻ Càn, tức mỗi hào dương là 216 / 6 = 36. Số của quẻ Khôn là 144, vậy số của mỗi hào quẻ Khôn, tức mỗi hào âm là 144 / 6 = 24. - Tổng số 192 hào dương là 36 x 192 = 6.912 ; Tổng số 192 hào âm là 24 x 192 = 4.608 Cộng cả dương lẫn âm được 6.192 + 4.608 = 11.520 - Số 11.520 hợp với số của vạn vật là nghĩa làm sao ? Chúng tôi không hiểu. Có lẽ người Trung Hoa thời đó cho rằng trong vũ trụ thời đó có khoảng một vạn mốt loài chăng ? 3. Nguồn sách: Thư viện Đại học Cambridge University Library http://www.lib.cam.ac.uk/mulu/fb70306.html TRUNG HOA ĐẠO THÁNH [ 中华 道 藏 ]
  23. Khảo sát từ LỤC CANH Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 1 viết: "Thiên nhất địa nhị. Thiên tam địa tứ. Thiên ngũ địa lục. Thiên thất địa bát. Thiên cửu địa thập." Như vậy trong hệ chu kỳ số đếm 10, thì can Canh ở vị trí thứ 7. Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 5 viết: "Nhị thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã" (Số trong hai thiên của Kinh Dịch là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật." Dịch viết: số 11.520 là số tương đương chỉ vạn vật (!), như một di ngôn "mật khẩu" được mật truyền trong Kinh, ta nhận thức như thế nào về lời di ngôn này ? Từng bước tiếp cận, khởi đầu từ lời Dịch viết: " Vạn vật xuất hồ Chấn ". Sử dụng 3 chu kỳ: đó là chu kỳ 10, chu kỳ 12, và chu kỳ 14 làm phương tiện nhận thức về Thiên đạo (đường vận hành trời). Chu kỳ 10 được gọi là chu kỳ Thiên can, gồm thứ tự số đếm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Chu kỳ 12 được gọi là chu kỳ Địa chi, gồm thứ tự số đếm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chu kỳ 10 và 12 cho chúng ta một hệ chu kỳ số đếm 60, khởi nguyên từ Giáp phối ứng với Tí, kết thúc khi Quý phối ứng với Hợi, thường gọi là một Giáp Tí. Khi tổ hợp phối ứng với chu kỳ 14, có nghĩa là khởi nguyên đồng thời cả ba chu kỳ, thì ta được một hệ chu kỳ số đếm 420, thường được gọi là một Đại Giáp Tí (7 x 60). Một Đại Giáp Tí là một chu kỳ gồm 420 năm (ngày).
  24. Năm Canh Dần - 2010, do vậy ta bắt đầu khảo sát từ LỤC CANH Canh Dần 1. Chu kỳ 1 - Canh Dần - Thuần Chấn, hào 2 - “Lục Nhị, chấn lai lệ; ức táng bối, tê vu cửu lăng, vật trục, thất nhật đắc.” - “Sáu Hai, sấm sét ập tới, có nguy hiểm; mất nhiều tiền, nên lánh xa và trèo lên đỉnh đồi cao, không cần truy tìm, quá không đầy bảy ngày thì tiền mất lại tìm thấy.” - Tượng “chấn lai lệ, thặng cương dã” – ý nói tượng hào Sáu Hai cưỡi trên hào dương cứng mà nguy. 2. Chu kỳ 2 - Canh Dần – Lôi Địa Dự, hào 2 - “Lục Nhị, giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát.” - “Sáu Hai, chí vững như đá, không đợi đến hết ngày (mà biết được rằng sự vui phải có mức độ), giữ vững chính bền thì được tốt lành.” - Tượng “Bất chung nhật trinh cát, dĩ trung chính dã” – "Không đợi ngày mà biết", vì Sáu Hai đã trung, lại chính. 3. Chu kỳ 3 - Canh Dần – Lôi Thủy Giải, hào 2 - “Cửu Nhị, điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ ; trinh cát.” - “Chín Hai, đi săn bắt được ba con cáo, được mũi tên mầu vàng (tượng trưng cho đức trung thực) ; giữ vững chính bền thì được tốt lành.” - Tượng “Cửu Nhị trinh cát, đắc trung đạo dã” – "Chín Hai giữ vững chính bền thì được tốt lành", nói lên được đạo ở giữa không lệch. 4. Chu kỳ 4 - Canh Dần – Lôi Phong Hằng, hào 2 - “Cửu Nhị, hối vong.” - “Chín Hai, hối hận tiêu hết.” - Tượng viết: “Cửu Nhị hối vong, năng cửu trung dã” – "Chín Hai hối hận tiêu hết", nói lên Chín Hai có thể giữ đạo lâu dài không thiên lệch. 5. Chu kỳ 5 - Canh Dần - Địa Phong Thăng, hào 2 - “Cửu Nhị, phu nãi lợi dụng Thược, vô cữu.” - “Chín Hai, chỉ cần lòng giữ thành tín thì dù làm lễ “tế Thược” đơn sơ, cũng lợi về sự dâng tiến lên thần linh, không đến nỗi tội lỗi.” - Tượng “Cửu Nhị chi phu, hữu hỷ dã.” - Đức đẹp thành tín của Chín Hai tất sẽ đem lại sự vui mừng, phúc khánh. 6. Chu kỳ 6 - Canh Dần - Thủy Phong Tỉnh, hào 2 - “Cửu Nhị, tỉnh cốc xạ phụ, ủng tệ lậu.” - “Chín Hai, rốn giếng bị uổng dùng để bắn mấy con cá nhỏ, lúc này gầu bị thủng không có gì để múc lên.” - Tượng “Tỉnh cốc xạ phụ, vô dữ dã.” - "Rốn giếng bị uổng dùng", nói lên Chín Hai không có ứng với trên. (Mỹ, Nga, Trung quốc) 7. Chu kỳ 7 - Canh Dần - Trạch Phong Đại quá, hào 1 - “Sơ Lục, tạ dụng bạch mao, vô cữu.” - “Sáu Đầu, dùng cỏ tranh trắng lót (vật biếu người trên), tránh bị cữu hại.” - Tượng “Tạ dụng bạch mao, nhu tại hạ dã.” - "Lấy cỏ tranh trắng lót vật biếu người trên", nói ý hào Sáu Đầu mềm thuận ở ngôi dưới, hành vi kính cẩn thận trọng. 8. Chu kỳ 8 - Canh Dần - Trạch Lôi Tùy, hào 2 - “Lục Nhị, hệ tiểu tử, thất trượng phu.” - “Sáu Hai, quấn quýt theo kẻ tiểu tử, mất đấng trượng phu dương cứng.” - Tượng “Hệ tiểu tử, phất khiêm dữ dã” - "Quấn quýt với kẻ tiểu tử", nói lên Sáu Hai không thể cùng một lúc thân hiếu với nhiều nơi.
  25. CHU KỲ 1 ............................. LY ........TỐN..................................KHÔN ...CHẤN.....................+...................ĐOÀI .......CẤN...................................CÀN .............................KHẢM 1. Giáp Tý – Thuần Càn, hào 1 - “Sơ Cửu, tiềm long vật dụng”. - “Chín Đầu, rồng lớn ẩn mình dưới nước, tạm thời chưa thi thố được tài năng.” 2. Ất Sửu – Thuần Khôn, hào 4 - “Lục Tứ, quát nang, vô cữu vô dự.” - “Sáu Bốn, thắt chặt miệng túi, tránh được tội lỗi (cữu hại) mà không cầu được khen”. - Tượng “quát nang vô cữu, thận bất hại dã” - Hào Sáu Bốn tất phải thận trọng, cẩn thận mới có thể không gây ra tai họa. 3. Bính Dần - Thuần Cấn, hào 6 - “Thượng Cửu, đôn cấn, cát”. - “Hào Chín Trên, lấy phẩm chất đôn hậu để ghìm chặn tà dục, tốt lành.” - Tượng “đôn cấn chi cát, dĩ hậu chung dã” – Hào Chín Trên với bản chất tốt đẹp đã giữ vững đến lúc cuối. 4. Đinh Mão – Thuần Đoài, hào 2 - “Cửu Nhị, phu đoài, cát, hối vong” - “Hào Chín Hai, thành tín mà vui vẻ với mọi người, tốt lành, hối hận mất hết.” - Tượng “phu đoài chi cát, tín chí dã” – Chín Hai chí nằm ở sự thành tín trung thực. 5. Mậu Thìn - Thuần Khảm, hào 2 - “Cửu Nhị, khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc” - “Chín Hai, Ở nơi hiểm nạn khốn cùng trong hố bẫy, từ nơi nhỏ hẹp mưu cầu thoát hiểm, tất có được điều mong muốn”. - Tượng “cầu tiểu đắc, vị xuất trung dã” – Hào Chín Hai lúc này còn chưa thoát khỏi chỗ hiểm. 6. Kỷ Tị - Thuần Ly, hào 6 - “Thượng Cửu, vương dụng xuất chinh, hữu gia chiết thủ hoạch phỉ kỳ xú, vô cữu” - “Chín Trên, nhà Vua xuất quân chinh phạt, lập được công lớn, chém đầu quân địch, bắt những kẻ “dị kỷ” không chựu lệ thuộc, không có lỗi. - Tượng “Vương dụng xuất chinh, dĩ chính bang dã” – hào Chín Trên làm như vậy để cho đất nước được yên ổn, trị vì được thiên hạ. 7. Canh Ngọ - Thuần Chấn, hào 4 - “Cửu Tứ, chấn toại nê” - “Chín Bốn, lúc sấm động kinh hoàng thất thố, rơi vào đống bùn lấy”. - Tượng “chấn toại nê, vị quang dã” – hào Chín Bốn đức dương cứng chưa thể sáng lớn. Sa vào nơi đồi trụy. 8. Tân Mùi - Thuần Tốn, hào 4 - “Lục Tứ, hối vong, điền hoạch tam phẩm” - “Sáu Bốn, hối hận mất hết, vật săn được chia làm ba loại (để làm vật tế tự, đãi khách, và dâng lên bếp Vua). - Tượng “điền hoạch tam phẩm, hữu công dã” – hào Sáu Bốn tuân theo mệnh Vua, lập được công lao. 9. Nhâm Thân - Thuần Càn, hào 5 - “Cửu Ngũ, phi long tại thiên, lợi hiện đại nhân” - “Chín Năm, rồng lớn bay cao trên trời, lợi về sự xuất hiện đại nhân”. 10. Quý Dậu – Thuần Khôn, hào 6 - “Thượng Lục, long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng” - “Sáu Trên, rồng giao hợp trên cánh đồng, chảy máu đen máu vàng”. - Tượng “long chiến vu dã, kỳ đạo cùng dã” - Đạo thuần âm của hào Sáu Trên đã phát triển đến cùng tận. 11. Giáp Tuất – Thuần Càn, hào 6 - “Thượng Cửu, cang long hữu hối” - “Chín Trên, rồng lớn bay cao đến cùng cực, cuối cùng sẽ có sự hối hận”. 12. Ất Hợi – Thuần Khôn, hào 5 - “Lục Ngũ, hoàng thường, nguyên cát” - “Sáu Năm, xiêm váy mầu vàng, hết sức tốt lành”. - Tượng “hoàng thường nguyên cát, văn tại trung dã” - Sáu Năm lấy đức ôn hòa nhã nhặn để giữ vững đạo “trung”. 13. Bính Tý - Thuần Cấn, hào 5 - “Lục Ngũ, cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong” - “Sáu Năm, ghìm chặn miệng mình, không để nói càn, nói phải rành mạch đâu ra đấy, hối hận sẽ mất. - Tượng “Cấn kỳ phụ, dĩ trung chính dã” – Sáu Năm có thể ở ngôi giữa giữ chính. Giữ chính là thừa. 14. Đinh Sửu – Thuần Đoài, hào 3 - “Cửu Tam, lai đoài hung” - “Chín Ba, quay lại để cầu vui, có hung hiểm”. - Tượng “Lai đoài chi hung, vị bất đáng dã” – Sáu Ba ngôi vị không chính đáng. 15. Mậu Dần - Tập Khảm, hào 1 - “Sơ Lục, tập khảm, nhập vu khảm tãm, hung” - “Sáu Đầu, ở nơi chất chồng hiểm họa cạm bẫy, rơi sâu vào hố bẫy, có hung hiểm”. - Tượng “tập khảm nhập khảm, thất đạo hung dã” – hào Sáu Đầu lạc đường rơi thêm vào chỗ hiểm nên tất có hung hiểm. 16. Kỷ Mão – Thuần Ly, hào 1 - "Sơ Cửu, lý thác nhiên, kính chi, vô cữu” - “Chín Đầu, làm việc cẩn trọng không cẩu thả, giữ thái độ cung kính, cẩn thận thì tất không tội lỗi.” - Tượng “lý thác chi kính, dĩ tị cữu dã” – Ý hào Sáu Đầu có như vậy mới tránh được tội lỗi. 17. Canh Thìn – Thuần Chấn, hào 3 - "Lục Tam, chấn tô tô, chấn hành vô sảnh” - “Sáu Ba, lúc sấm động kinh hãi không yên, do sấm động mà biết sợ, thì đi lên sẽ không gặp họa hoạn.” - Tượng “chấn tô tô, vị bất đáng dã” – Ngôi vị hào Sáu Ba không thỏa đáng. 18. Tân Tị - Thuần Tốn, hào 5 - “Cửu Ngũ, trinh cát, hối vong, vô bất lợi, vô sơ hữu chung; tiên canh tam nhật, hậu canh tam nhật, cát” - “Chín Năm, giữ vững chính bền thì được tốt lành, hối hận mất hết, không gì không lợi ; lại ban mệnh lệnh, mới đầu không thuận lợi, nhưng cuối cùng tất sẽ thông thuận ; dự định ban bố lệnh mới vào ba ngày trước ngày Canh, là ngày tượng trưng cho sự “biến canh” (thay đổi), và thi hành mệnh lệnh mới, vào ba ngày sau ngày Canh, như vậy mà trên dưới thuận theo, tất được tốt lành.” - Tượng “cửu ngũ chi cát, vị chính trung dã” – hào Chín Năm được như vậy là do ngôi hào này chính mà giữ vững được đạo “trung”. 19. Nhâm Ngọ - Thuần Càn, hào 4 - “Cửu Tứ, hoặc dược tại uyên, vô cữu” - “Chín Bốn, hoặc bay vượt lên trước, hoặc lui lại nằm trong vực, tất không tội lỗi.” 20. Quý Mùi – Thuần Khôn, hào 1 - “Sơ Lục, lý sương, kiên băng chí.” - “Sáu Đầu, dẫm lên sương mỏng là sẽ đón đợi băng dày.” - Tượng “lý sương kiên băng, âm thủy ngưng dã ; tuần chí kỳ đạo, chí kiện băng dã” – Khí Âm đã bắt đầu ngưng tụ, theo như quy luật thì băng dày tất sẽ đến. 21 Giáp Thân – Thuần Càn, hào 5 - “Cửu Ngũ, phi long tại thiên, lợi hiện đại nhân” - "Chín Năm, rồng lớn bay cao trên trời, lợi về sự xuất hiện đại nhân.” 22. Ất Dậu – Thuần Khôn, hào 6 - “Thượng Lục, long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng” - “Sáu Trên, rồng giao hợp trên cánh đồng, chảy máu đen máu vàng.” - Tượng “long chiến vu dã, kỳ đạo cùng dã” - Đạo thuần âm của hào Sáu Trên đã phát triển đến cùng tận. 23. Bính Tuất - Thuần Cấn, hào 4 - “Lục Tứ, cấn kì thân, vô cữu” - "Sáu Bốn, ghìm chặn ở phần thân mình, không để vọng động, tất không tội lỗi.” - Tượng “cấn kì thân, chỉ chư cung dã” – hào Sáu Bốn có thể tự ghìm chặn, yên giữ ngôi mình. 24. Đinh Hợi – Thuần Đoài, hào 4 - “Cửu Tứ, thương đoài vị ninh, giới tật hữu thỉ” - "Chín Bốn, cân nhắc về sự vui nhưng trong lòng chưa yên, nếu cắt đứt hẳn với sự “tà tật” của bạn xiểm nịnh thì thật đáng mừng. - Tượng “cửu tứ chi hỷ, hữu khánh dã” - Điềm mừng của hào Chín Bốn, là vì có tượng đáng chúc mừng vậy. 25. Mậu Tý - Thuần Khảm, hào 6 - “Thượng Lục, hệ dụng huy mặc, chỉ vu tùng cức, tam tuế bất đắc, hung” - “Sáu Trên, bị trói bằng dây thừng, giam hãm trong bụi gai, ba năm không được giải thoát, có hung hiểm. - Tượng “thượng lục thất đạo, hung tam tuế dã” – hào Sáu Trên lạc chính đạo đi vào nơi hiểm, hung hiểm sẽ kéo dài suốt ba năm. 26. Kỷ Sửu – Thuần Ly, hào 2 - “Lục Nhị, hoàng ly, nguyên cát” - “Sáu Hai, giữ được sắc vàng trung chính phụ bám vào vật, cực tốt.” - Tượng “hoàng ly nguyên cát, đắc trung đạo dã” – hào Sáu Hai đạo hợp giữa không lệch. 27. Canh Dần - Thuần Chấn, hào 2 - “Lục Nhị, chấn lai lệ; ức táng bối, tê vu cửu lăng, vật trục, thất nhật đắc” - “Sáu Hai, sấm sét ập tới, có nguy hiểm; mất nhiều tiền, nên lánh xa và trèo lên đỉnh đồi cao, không cần truy tìm, quá không đầy bảy ngày thì tiền mất lại tìm thấy.” - Tượng “chấn lai lệ, thặng cương dã” – hào Sáu Hai cưỡi trên hào dương cứng mà nguy. 28. Tân Mão - Thuần Tốn, hào 6 - “Thượng Cửu, tốn tại sàng hạ, táng kì tư phủ; trinh hung” - “Chín Trên, thuận theo quá mức, nép ở dưới giường, giống như mất búa sắc cứng rắn, giữ vững chính bền để phòng hung hiểm.” - Tượng “tốn tại sàng hạ, thượng cùng dã ; táng kì tư phủ, chính hồ hung dã” – hào Chín Trên ở ngôi cuối của sự khốn cùng ; hào Chín Trên nên giữ vững sự chính của dương cứng để phòng hung hiểm. 29. Nhâm Thìn – Thuần Càn, hào 3 - “Cửu Tam, quân tử trung nhật càn càn, tịch thích nhược, lệ vô cựu” - “Chín Ba, người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn cảnh giác thận trọng, như vậy dù gặp nguy hiểm cũng không bị cữu hại.” 30. Quý Tị - Thuần Khôn, hào 2 - “Lục Nhị, trực phương đại, bất tập vô bất lợi.” - “Sáu Hai, ngay thẳng, vuông vắn, to lớn, không học tập cũng vị tất là không có lợi.” - Tượng “lục nhị chi động, trực dĩ phương dã ; ‘bất tạp vô bất lợi’, địa đạo quang dã” - Sự biến động của hào Sáu Hai theo hướng ngay thẳng và vuông vắn ; ‘không học tập vị tất là không có lợi’ là đạo nhu thuận của Đất phát ra hào quang. 31. Giáp Ngọ - Thuần Càn, hào 4 - “Cửu Tứ, hoặc dược tại uyên, vô cữu” - “Chín Bốn, hoặc bay vượt lên trước, hoặc lui lại nằm trong vực, tất không cữu hại tội lỗi.” 32. Ất Mùi – Thuần Khôn, hào 1 - “Sơ Lục, lý sương, kiên băng chí” - “Sáu Đầu, dẫm lên sương mỏng là sẽ đón đợi băng dày.” - Tượng “lý sương kiên băng, âm thủy ngưng dã ; tuần chí kỳ đạo, chí kiện băng dã” – Khí Âm đã bắt đầu ngưng tụ, theo như quy luật thì băng dày tất sẽ đến. 33. Bính Thân - Thuần Cấn, hào 3 - “Cửu Tam, cấn kì hạn, liệt kì di, lệ huân tâm.” - “Chín Ba, ghìm chặn sự vận động của lưng, đến nỗi đứt cả nơi chỗ thăn lưng (chỗ trên dưới giao nhau), nguy hiểm như cháy ruột.” - Tượng “cấn kì hạn, nguy huân tâm dã” - Sự nguy hiểm của hào Chín Ba sẽ như cháy ruột. 34. Đinh Dậu – Thuần Đoài, hào 5 - “Cửu Ngũ, phu vu bác, hữu lệ.” - “Chín Năm, tin kẻ tiểu nhân âm mềm, mà tiêu mòn hết đức dương cứng (bị nó lôi kéo mà cùng vui), có nguy hiểm.” - Tượng “phu vu bác, vị chính đáng dã” - Thật đáng tiếc cho hào Chín Năm lại ở vào ngôi chính đáng mà thôi ! 35. Mậu Tuất - Thuần Khảm, hào 5 - “Cửu Ngũ, khảm bất doanh, chỉ kí bình, vô cữu.” - “Chín Năm, hố bẫy hiểm nạn còn trưa tràn đầy, thì gò nhỏ đã bị san bằng, tất không cữu hại.” - Tượng “khảm bất doanh, trung vị đại dã” – hào Chín Năm tuy ở ngôi giữa, nhưng công sức làm cho phẳng chỗ hiểm còn được chưa sáng lớn. 36. Kỷ Hợi – Thuần Ly, hào 3 - “Cửu Tam, nhật trắc chi ly, bất cổ phẫu nhi ca, tác đại điệt chi ta, hung.” - “Chín Ba, mặt trời sắp lặn, ngả dần “bám” về phía trời tây, lúc này nếu không gõ vò, vui vẻ ca hát tự vui, tất sẽ than thân già nua, ốm yếu, có hung hiểm.” - Tượng “nhật trắc chi ly, hà khả cữu dã” – Ngả dần bám về phía trời Tây, tình trạng này thì làm sao mà giữ cho được lâu dài ! 37. Canh Tý - Thuần Chấn, hào 1 - “Sơ Cửu, chấn lai khích khích, hậu tiếu ngôn nha nha, cát.” - “Chín Đầu, sấm sét ập tới mà biết mà biết kinh hãi khiếp sợ, thì sau sẽ biết thận trọng hành động, giữ phúc để được nói cười râm ran, tốt lành.” - Tượng “chấn lai khích khích’, khủng chí phúc dã ; ‘tiếu ngôn nha nha’ hậu hữu tắc dã” – hào Chín Đầu kinh sợ thận trọng, thì có thể đưa phúc trạch đến ; hào Chín Đầu sau khi kinh sợđã biết tuân thủ phép tắc. 38. Tân Sửu - Thuần Tốn, hào 1 - “Sơ Lục, tiến thoái, lợi vũ nhân chi trinh.” - “Sáu Đầu, thấp thuận quá mức, tiến thoái do dự, lợi về sự kẻ vũ dũng giữ vững chính bền.” - Tượng “tiến thoái chí nghi dã ; lợi vũ nhân chi trinh, chí trị dã” – hào Sáu Đầu ý chí nhu nhược nghi sợ ; ‘lợi về sự kẻ vũ dũng giữ vững chính bền’ là để khuyến khích Sáu Đầu sửa trị và tạo lập ý chí kiên cường. 39. Nhâm Dần – Thuần Càn, hào 2 - “Cửu Nhị, hiện long tại điền, lợi hiện đại nhân.” - “Chín Hai, rồng lớn đã xuất hiện ở cánh đồng, lợi về sự xuất hiện đại nhân.” 40. Quý Mão – Thuần Khôn, hào 3 - “Lục Tam, hàm chương khả trinh ; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.” - “Sáu Ba, ngậm chứa sự sáng đẹp của Dương cứng thì giữ được chính bền ; hoặc giúp dập cho sự nghiệp của đắng quân vương, khi thành công không quy công về mình, mà kính cẩn làm hết chức trách của kẻ bề tôi cho đến cùng.” - Tượng “hàm chương khả trinh, dĩ thời phát dã ; hoặc tòng vương sự, tri quang đại dã” – hào Sáu Ba cần căn cứ vào thời cơ mà phát huy tác dụng ; hào Sáu Ba trí tuệ sáng láng, sâu rộng. 41. Giáp Thìn – Thuần Càn, hào 3 - “Cửu Tam, quân tử trung nhật càn càn, tịch thích nhược, lệ vô cựu” - “Chín Ba, người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn cảnh giác thận trọng, như vậy dù gặp nguy hiểm cũng không bị cữu hại.” 42. Ất Tị - Thuần Khôn, hào 2 - “Lục Nhị, trực phương đại, bất tập vô bất lợi. ” - “Sáu Hai, ngay thẳng, vuông vắn, to lớn, không học tập cũng vị tất là không có lợi.” - Tượng “lục nhị chi động, trực dĩ phương dã ; ‘bất tạp vô bất lợi’, địa đạo quang dã” - Sự biến động của hào Sáu Hai theo hướng ngay thẳng và vuông vắn ; ‘không học tập vị tất là không có lợi’ là đạo nhu thuận của Đất phát ra hào quang. 43. Bính Ngọ - Thuần Cấn, hào 2 - “Lục Nhị, cấn kì phì, bất chửng kì tùy, kì tâm bất khoái.” - “Sáu Hai, ghìm chặn sự cử động của cẳng chân, chưa thể bước lên đội kẻ vốn nên đi theo, trong lòng không được khoan khoái.” - Tượng “bất chửng kì tùy, vị thoái chính dã” – hào Sáu Hai không thể bước lên đội kẻ vốn nên đi theo, lại không có cách nào lùi lại để nghe theo mệnh lệnh đang ghìm chặn (vì vậy trong long không khoan khoái). 44. Đinh Mùi – Thuần Đoài, hào 6 - “Thượng Lục, dẫn đoài.” - “Sáu Trên, dụ dỗ người ta cùng vui.” - Tượng “thượng lục dẫn đoài, vị quang dã” – hào Sáu Trên đạo vui vẻ chưa thể (không thể) sáng lớn. 45. Mậu Thân - Thuần Khảm, hào 4 - “Lục Tứ, tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu” - “Sáu Bốn, một chén riệu nhạt, hai rá thức ăn đạm bạc, dùng vò sành thô lậu đựng các thứ trên (thành kính dâng biếu bậc tôn quý), nộp ước qua cửa sổ sáng, cuối cùng tránh được cữu hại.” - Tượng “tôn tửu quỹ nhị, cương nhu tế dã” – Ý hào Chín Năm dương cứng và hào Sáu Bốn âm mềm giao tiếp với nhau. 46. Kỷ Dậu – Thuần Ly, hào 4 - “Cửu Tứ, đột như kì lai như, phần như, tử như, khí như” - “Chín Bốn, đột nhiên hiện lên ráng bình minh đỏ rực, giống như ngọn lửa mạnh đang thiêu đốt, nhưng chỉ trong phút chốc sẽ bị tiêu tán, diệt vong, bị vứt bỏ trạch trơn.” - Tượng “đột như kì lai như, vô sở dụng dã” – Cái hư thế của hào Chín Bốn, tất sẽ làm nó không nơi phụ bám, chứa chấp. 47. Canh Tuất - Thuần Chấn, hào 6 - “Thượng Lục, chấn tác tác, thị quắc quắc, chinh hung ; chấn bất vu kì cung, vu kì lân, vô cữu ; hôn cấu hữu ngôn” - “Sáu Trên, lúc sấm động sợ đến nỗi hai chân co rúm lại không đi được, hai mắt nhớn nhác, cứ mạo hiểm tiến lên tất gặp hung hiểm ; nếu có thể khi sấm động còn chưa tới bản thân mình, mới tới nhà hàng xóm đã đề phòng trước, thì không gặp cữu hại ; nhưng nếu mong có được âm dương hôn phối, thì sẽ đi đến tranh cãi nhau.” - Tượng “chấn tác tác, trung vị đắc dã ; tuy hung vô cữu, úy lân giới dã” – Hào Sáu Trên chưa ở được vào vị trí có thể ứng xử thích hợp được với đạo “trung” ; mặc dù có hung hiểm nhưng không có cữu hại gì, là do biết sợ tiếng sấm chấn động từ bên hàng xóm nên đã đề phòng trước. 48. Tân Hợi - Thuần Tốn, hào 2 - “Cửu Nhị, tốn tại sàng hạ, dụng sử, vu phân nhược cát, vô cữu” - “Chín Hai, thuận theo nép ở dưới giường, nếu có thể noi theo thầy bói, thầy cúng, lấy sự khiêm nhún mà phụng sự thần linh thì sẽ được nhiều tốt lành, tất không cữu hại.” - Tượng “phân nhược chi cát, đắc trung dã” - Sẽ được nhiều tốt lành, là vì hào Chín Hai có thể giữ giữa không lệch. 49. Nhâm Tý – Thuần Càn, hào 1 - “Sơ Cửu, tiềm long vật dụng.” - “Chín Đầu, rồng lớn ẩn mình dưới nước, tạm thời chưa thi thố được tài năng. 50. Quý Sửu – Thuần Khôn, hào 4 - “Lục Tứ, quát nang, vô cữu vô dự.” - “Sáu Bốn, thắt chặt miệng túi, tránh được tội lỗi (cữu hại) mà không cầu được khen.” - Tượng “quát nang vô cữu, thận bất hại dã” - Hào Sáu Bốn tất phải thận trọng, cẩn thận mới có thể không gây ra tai họa. 51. Giáp Dần – Thuần Càn, hào 2 - “Cửu Nhị, hiện long tại điền, lợi hiện đại nhân” - “Chín Hai, rồng lớn đã xuất hiện ở cánh đồng, lợi về sự xuất hiện đại nhân.” 52. Ất Mão – Thuần Khôn, hào 3 - “Lục Tam, hàm chương khả trinh ; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung” - “Sáu Ba, ngậm chứa sự sáng đẹp của Dương cứng thì giữ được chính bền ; hoặc giúp dập cho sự nghiệp của đắng quân vương, khi thành công không quy công về mình, mà kính cẩn làm hết chức trách của kẻ bề tôi cho đến cùng.” - Tượng “hàm chương khả trinh, dĩ thời phát dã ; hoặc tòng vương sự, tri quang đại dã” – hào Sáu Ba cần căn cứ vào thời cơ mà phát huy tác dụng ; hào Sáu Ba trí tuệ sáng láng, sâu rộng. 53. Bính Thìn - Thuần Cấn, hào 1 - “Sơ Lục, cấn kì chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh” - “Sáu Đầu, biết ghìm chặn ở ngón chân khi cất bước, tất vô cữu hại, lợi về sự giữ vững chính bề lâu dài.” - Tượng “cấn kì chỉ, vị thất chính dã” – hào Sáu Đầu chưa từng vi phạm chính đạo. 54. Đinh Tị - Thuần Đoài, hào 1 - “Sơ Cửu, hòa duyệt, cát.” - “Chín Đầu, dựu dàng, vui vẻ với người, tốt lành.” - Tượng “hòa duyệt chi cát, hành vị nghi dã” – Hành vi của Chín Đầu đứng đắn mà không bị người ta nghi kị. 55. Mậu Ngọ - Thuần Khảm, hào 3 - “Lục Tam, lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm tãm, vật dụng” - “Sáu ba, tới lui đều ở trong vòng hiểm hãm, đi tới là hiểm lui lại khó an, rơi xuống hố sâu không thể thi thố tài dụng.” - Tượng “lai chi khảm khảm, chung vô công dã” – hào Sáu Ba cuối cùng khó thành công trong sự “hành hiểm”. 56. Kỷ Mùi – Thuần Ly, hào 5 - “Lục Ngũ, xuất thế đà nhược, thích ta nhược, cát” - “Sáu Năm, nước mắt chảy ròng ròng, ngậm ngùi than thở, (ở nơi tôn quý, được giúp dập, về cuối sẽ) tốt lành.” - Tượng “lục ngũ chi cát, ly vương công dã” – hào Sáu Năm được phụ bám vào ngôi tôn quý của đấng vương công. 57. Canh Thân - Thuần Chấn, hào 5 - “Lục Ngũ, chấn vãng lai , lệ, ức vô táng, hữu sự” - “Sáu Năm, khi sấm động thì bất kể là đi lên hay đi xuống đều có nguy hiểm ; nếu có thể thận trọng giữ đạo “trung” thì vạn lần cũng không thất thố một lần, có thể giữ lâu dài được việc trọng đại là việc tế tự.” - Tượng “chấn vãng lai lệ, nguy hành dã ; kì sự tại trung, đại vô táng dã” – hào Sáu Năm cần thấy rõ sự nguy sợ mà thận trọng tiến lên, sử sự nên thận trọng giữ đạo “trung”. 58. Tân Dậu - Thuần Tốn, hào 3 - “Cửu Tam, tần tốn, lận.” - “Chín Ba, ưu sầu không vui, miễn cưỡng thuận theo, sẽ có thẹn tiếc.” - Tượng “tần tốn chi lân, chí cùng dã” – Tâm chí Chín Ba khốn cùng không hăng hái. 59. Nhâm Tuất – Thuần Càn, hào 6 - “Thượng Cửu, cang long hữu hối” - “Chín Trên, rồng lớn bay cao đến cùng cực, cuối cùng sẽ có sự hối hận 60. Quý Hợi – Thuần Khôn, hào 5 - “Lục Ngũ, hoàng thường, nguyên cát.” - “Sáu Năm, xiêm váy mầu vàng, hết sức tốt lành.” - Tượng “hoàng thường nguyên cát, văn tại trung dã” – hào Sáu Năm lấy đức ôn hòa nhã nhặn để giữ vững đạo “trung” ................................................................................ ..... CHU KỲ 2 ................................LỮ ....TIỂU SÚC................................PHỤC ...DỰ........................+......................KHỐN .......BÍ..........................................CẤU ...............................TIẾT 1. Giáp Tý – Thiên Phong Cấu, hào 1 - “Sơ Lục, hệ vu kim nê, trinh cát ; hữu du vãng, kiến hung, luy thỉ phu trịnh trục” - “Sáu Đầu, chặn ngay nó lại bằng cái “phanh” nhạy, cứng chắc, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; nếu vội đi lên thì tất nhiên sẽ có hung hiểm, giống như lợn cái nhảy nhót lung tung không thể ở yên.” - Tượng viết “Hệ kim vu nê, nhu đạo khiên dã” – hào Sáu Đầu phải giữ đạo nhu thuận, chựu sự khống chế của dương cứng. 2. Ất Sửu - Địa Lôi Phục, hào 4 - “Lục Tứ, trung hàng độc phục” - “Sáu Bốn, ở giữa hàng chính, một lòng trở lại.” - Tượng viết “Trung hàng độc phục, dĩ tòng đạo dã” – hào Sáu Bốn theo về chính đạo. 3. Bính Dần – Sơn Hỏa Bí, hào 6 - “Thượng Cửu, bạch bí, vô cữu” - “Chín Trên, văn sức bằng mầu trắng không diêm dúa, không có cữu hại” - Tượng “Bạch bí vô cữu, thượng đắc chí dã” – hào Chín Trên hết sức toại chí do đạo văn sức chuộng về chất. 4. Đinh Mão - Trạch Thủy Khốn, hào 2 - “Cửu Nhị, khốn vu tửu thực, chu phất phương lai, lợi dụng hưởng tự ; chinh hung, vô cữu” - “Chín Hai, riệu thịt mà nghèo nàn, cùng khốn, vinh lộc sẽ tới, lợi về sự chủ trì đại lễ tế tự nơi tông miếu ; lúc này tiến thủ tuy nhiều hung hiểm, nhưng không có gì cữu hại” - Tượng “Khốn vu tửu thực, trung hữu khánh dã” – hào Chín Hai chỉ cần giữ vững đạo giữa thì sẽ có phúc khánh. 5. Mậu Thìn - Thủy Trạch Tiết, hào 2 - “Cửu Nhị, bất xuất môn đình, hung” - “Chín Hai, (cố chấp mà tiết chế) không ra khỏi sân nhà, có hung hiểm. - Tượng “Bất xuất môn đình, thất thời cực dã” – hào Chín Hai lỡ mất thời cơ thích hợp. 6. Kỷ Tị - Hỏa Sơn Lữ, hào 6 - “Thượng Cửu, điểu phần kì sào, lữ nhân tiên tiếu, hậu hào đào ; táng ngưu vu dị, hung” - “Chín Trên, tổ chim trên cành cao bị cháy, kẻ lữ khách trước được ngôi cao vui mừng cười nói, sau bị tai ương kêu gào khóc lóc ; giống như mất trâu nơi bơt ruộng hoang xa, có hung hiểm” - Tượng “Dĩ lữ tại thượng, kì nghĩa phần dã ; táng ngưu vu dị, chung mạc chi văn dã” – Làm một kẻ lữ khách, mà lại ở cao ngôi trên, về lý thì tất gặp họa cháy tổ ; mất trâu nơi cánh đồng hoang xa, nói lên hào Chín Trên ăn nhờ ở đậu gặp họa, cuối cùng sẽ không người hay biết. 7. Canh Ngọ - Lôi Địa Dự, hào 4 - “Cửu Tứ, do dự, đại hữu đắc ; vật nghi, bằng hạp trâm” - “Chín Bốn, người khác nhờ ta mà vui, ta có thể thành công lớn được ; cứ thẳng thắn đừng nghi ngờ gì, bè bạn sẽ tụ tập lại theo ta, như cả đám tóc được gài lại nơi chiếc châm cài đầu”. - Tượng “Do dự đại hữu đắc, chí đại hành dã” – Chí dương cứng của hào Chín Bốn được thực hành nhiều. 8. Tân Mùi – Phong Thiên Tiểu súc, hào 4 - “Lục Tứ, hữu phu ; huyết khứ thích xuất, vô cữu” - “Sáu Bốn, nếu có sự thành tín với dưới thì sẽ tránh được sự buồn phiền, thoát được sự sợ hãi, như vậy tất sẽ “vô cữu hại”. - Tượng “Hữu phu thích xuất, thượng hợp chí dã” – hào Sáu Bốn có ý chí tương hợp với bậc tôn thượng dương cứng. 9. Nhâm Thân – Thiên Phong Cấu, hào 5 - “Cửu Ngũ, dĩ khởi bao qua ; hàm chương, hữu vẫn tự nhiên” - “Chín Năm, lấy cành lá cây khởi bao bọc che chở cây dưa hấu ở dưới ; trong lòng ngậm chứa sự sáng đẹp, tất nhiên có sự ngộ hợp lý tưởng từ trên trời xuống”. - Tượng “Cửu Ngũ hàm chương, trung chính dã ; hữu vẫn tự nhiên, chí bất xả mệnh dã” – Trong lòng hào Chín Năm ngậm chứa sự sáng đẹp, là do ở ngôi giữa, giữ chính ; tất nhiên có sự ngộ hợp lý tưởng từ trời xuống, nói lên tâm chí Chín Năm không đi ngược mệnh trời. 10. Quý Dậu – Địa Lôi Phục, hào 6 - “Thượng Lục, mê phục, hung, hữu tai sảnh. Dụng hành sư, chung hữu đại bại ; dĩ kì quốc, quân hung: chí vu thập niên bất khắc chính” - “Sáu Trên, mê lạc nhầm bước không biết đường trở lại, có hung hiểm, có tai ương họa hoạn. Nếu như dùng vào việc đem binh giao chiến, thì cuối cùng sẽ thảm bại ; dùng vào việc trị nước, điều hành chính sự, tất làm cho nước loạn, vua gặp hung hiểm, cho đến mười năm sau cũng không thể chấn hưng phát triển”. - Tượng “Mê phục chi hung, phản quân đạo dã” – Do bởi Sáu Trên đi ngược với con đường, của đạo quân chủ dương cứng. 11. Giáp Tuất – Thiên Phong Cấu, hào 6 (11 = 59) - “Thượng Cửu, cấu kỳ giác ; lận, vô cữu” - “Chín Trên, gặp nơi trống vắng ; lòng có hối tiếc, nhưng không gặp cữu hại”. - Tượng “Cấu kỳ giác, thượng cùng lận dã” – hào Chín Trên ở cao nơi cùng cực, nên dẫn đến sự hối tiếc là tương ngộ mà không người. 12. Ất Hợi - Địa Lôi Phục, hào 5 (12 = 60) - “Lục Ngũ, đôn phục, vô hối” - “Sáu Năm, đôn hậu, dốc lòng thành trở lại, không có gì phải hối hận”. - Tượng “Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã” – Ý nghĩa hào Sáu Năm ở ngôi giữa không lệch, đồng thời có thể tự xét mình, để thành được đạo phục thiện. 13. Bính Tý – Sơn Hỏa Bí, hào 5 - “Lục Ngũ, bí vu khâu viên, thúc bạch tiển tiển ; lận, chung cát” - “Sáu Năm, văn sức ở gò vườn, mang một bó dải lụa mỏng (lễ vật đến mời kẻ hiền sỹ), mặc dù hào dưới không ứng mà có sự hối tiếc, nhưng hào trên lại ứng, cuối cùng sẽ tốt lành”. - Tượng “Lục Ngũ chi cát, hữu hỷ dã” - Sự tốt lành của Sáu Năm nói lên tất có sự mừng. 14. Đinh Sửu - Trạch Thủy Khốn, hào 3 - “Lục Tam, khốn vu thạch, cứ vu tật lê ; nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê, hung” - “Sáu Ba, khốn ở dưới đá lớn (đá rắn khó vào), dựa vào cây tật lê (nhiều gai khó dẫm) ; dù có chạy về nhà cũng không thấy vợ, có hung hiểm. - Tượng “Cứ vu tật lê, thặng cương dã ; nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê, bất tường dã” - Dựa vào cây tật lê, nhiều gai khó dẫm, nói lên hào Sáu Ba lấy chất âm mềm cưỡi trên kẻ cương cường ; dù có chạy về nhà cũng không thấy vợ, đây là hiện tượng chẳng lành. 15. Mậu Dần - Thủy Trạch Tiết, hào 1 - “Sơ Cửu, bất xuất hộ đình, vô cữu” - “Chín Đầu, (tiết chế thận trọng giữ gìn), không ra khỏi sân cổng nhà, tất không có cữu hại”. - Tượng “Bất xuất hộ đình, tri thông tắc dã” – Không ra khỏi sân cổng nhà, nói lên hào Chín Đầu rất biết lẽ đường thông thì đi, đường bị ngăn thì dừng. 16. Kỷ Mão - Hỏa Sơn Lữ, hào 1 - “Sơ Lục, lữ tỏa tỏa, tư kỳ sở thủ tai” - “Sáu Đầu, người lữ khách ngay từ đầu đã có hành động nhỏ nhen, ti tiện, ấy là tự chuốc lấy họa”. - Tượng “Lữ tỏa tỏa, chí cùng tai dã” – Ngay từ đầu đã có hành động nhỏ nhen ti tiện, nói lên hào Sấu Đầu ý chí quẫn bách, tự chuốc lấy tai họa. 17. Canh Thìn – Lôi Địa Dự, hào 3 - “Lục Tam, vu dự hối ; trì hữu hối” - “Hào Sáu Ba, xun xoe với trên để cầu vui, tất hối hận ; nếu tỉnh ngộ chậm tất lại sinh hối hận”. - Tượng “Vu dự hữu hối, vị bất đáng dã” – Xun xoe tất có hối hận, nói lên hào Sáu Ba ngôi vị không chính đáng. 18. Tân Tị - Phong Thiên Tiểu súc, hào 5 - “Cửu Ngũ, hữu phu loan như, phú dĩ kỳ lân” - “Chín Năm, có lòng thành tín, liên kết cả bầy dương cùng có lòng thành tín với một âm, dùng cái cứng của dương để làm giầu cho làng giềng” - Tượng “Hữu phu loan như, bất độc phú dã” – Liên kết bầy dương thành tín với một âm, nói lên hào Chín Năm không riêng hưởng sự giầu có dương cứng. 19. Nhâm Ngọ - Thiên Phong Cấu, hào 4 (19 = 31) - “Cửu Tứ, bào hữu ngư, khởi hung” - “Chín Bốn, trong bếp mất một con cá, nổi lên sự cãi nhau, tất có hung hiểm”. - Tượng “Vô ngư chi hung, viễn dân dã” - Mất một con cá là có hung hiểm, nói lên hào Chín Bốn ở quẻ trên, cũng như xa cách hạ dân, mất lòng dân. 20. Quý Mùi - Địa Lôi Phục, hào 1. (20 = 32) - “Sơ Cửu, bất viễn phục, vô chỉ hối, nguyên cát” - “Chín Đầu, chưa được bao xa đã quay trở lại đường chính, tất không gặp tai họa, không phải hối hận, hết sức tốt lành. - Tượng “Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã” - Khởi đầu không xa đã quay trở lại, nói lên hào Chín Đầu khéo về việc sửa đẹp bản thân. 21. Giáp Thân – Thiên Phong Cấu, hào 5 (9 = 21) - “Cửu Ngũ, dĩ khởi bao qua ; hàm chương, hữu vẫn tự nhiên” - “Chín Năm, lấy cành lá cây khởi bao bọc che chở cây dưa hấu ở dưới ; trong lòng ngậm chứa sự sáng đẹp, tất nhiên có sự ngộ hợp lý tưởng từ trên trời xuống”. - Tượng “Cửu Ngũ hàm chương, trung chính dã ; hữu vẫn tự nhiên, chí bất xả mệnh dã” – Trong lòng hào Chín Năm ngậm chứa sự sáng đẹp, là do ở ngôi giữa, giữ chính ; tất nhiên có sự ngộ hợp lý tưởng từ trời xuống, nói lên tâm chí Chín Năm không đi ngược mệnh trời. 22. Ất Dậu - Địa Lôi Phục, hào 6 (10 = 22) - “Thượng Lục, mê phục, hung, hữu tai sảnh. Dụng hành sư, chung hữu đại bại ; dĩ kì quốc, quân hung: chí vu thập niên bất khắc chính” - “Sáu Trên, mê lạc nhầm bước không biết đường trở lại, có hung hiểm, có tai ương họa hoạn. Nếu như dùng vào việc đem binh giao chiến, thì cuối cùng sẽ thảm bại ; dùng vào việc trị nước, điều hành chính sự, tất làm cho nước loạn, vua gặp hung hiểm, cho đến mười năm sau cũng không thể chấn hưng phát triển”. - Tượng “Mê phục chi hung, phản quân đạo dã” – Do bởi Sáu Trên đi ngược với con đường, của đạo quân chủ dương cứng. 23. Bính Tuất – Sơn Hỏa Bí, hào 4 - “Lục Tứ, bí như, bà như, bạch mã hàn như ; phỉ khấu, hôn cấu” - “Sáu Bốn, văn đức được đẹp đẽ thanh bạch đến nhường ấy, toàn thân một mầu trắng toát tới nhường ấy, ngồi trên con ngựa trắng lại thuần khiết vô tạp thanh bạch tới nhường ấy ; phía trước không có giặc mạnh, mà là lễ ăn hỏi của đôi giai ngẫu”. - Tượng “Lục Tứ đương vị, nghi dã ; ‘phỉ khấu hôn cấu’, chung vô vưu dã” – hào Sáu Bốn đáng ngôi được chính, nhưng trong lòng mang mối nghi ngờ, sợ hãi ; Không phải giặc mạnh mà là lễ ăn hỏi, nói lên Sáu Bốn cứ bắt chấp đi đến và rút cục trong lòng không có sự oán trách gì. 24. Đinh Hợi - Trạch Thủy Khốn, hào 4 - “Cửu Tứ, lai từ từ, khốn vu kim xa, lận, hữu chung” - “Chín Bốn, bị một cỗ xe sắt chặn lại, có điều ân hận ; nhưng cuối cùng được phối ngẫu như nguyện”. - Tượng “Lai từ từ, chí tại hạ dã, tuy bất đương vị, hữu dư dã” - Đến một cách từ từ nghi ngại, tâm chí Chín Bốn ở nơi cầu hợp với hào Sáu Đầu ở dưới ; mặc dầu ngôi vị không thỏa đáng, nhưng do đến một cách khiêm cẩn, nên tất có thể đẹp lòng như nguyện. 25. Mậu Tý - Thủy Trạch Tiết, hào 6 - “Thượng Lục, khổ tiết ; trinh hung, hối vong” - “Sáu Trên, tiết chế quá mức, khiến người ta quá khổ sở ; nên giữ vững chính bền để phòng hung hiểm, thì hối hận có thể tiêu vong”. - Tượng “Khổ tiết trinh hung, kỳ đạo cùng dã” - Tiết chế quá mức khiến người ta quá khổ sở, nói lên đạo tiết chế của Sáu Trên đã khốn cùng. 26. Kỷ Sửu - Hỏa Sơn Lữ, hào 2 - “Lục Nhị, lữ tức thứ, hoài kỳ tư, đắc đồng bộc, trinh” - “Sáu Hai, kẻ lữ khách thuê ở nơi quán trọ, giữ được tiền bạc, lại có đầy tớ, nên giữ vững chính bền”. - Tượng “Đắc đồng bộc trinh, chung vô vưu dã” – hào Sáu Hai cuối cùng sẽ không có gì phải quá oán. 27. Canh Dần – Lôi Địa Dự, hào 2 - “Lục Nhị, giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát”. - “Sáu Hai, chí vững như đá, không đợi đến hết ngày (mà biết được rằng sự vui phải có mức độ), giữ vững chính bền thì được tốt lành”. - Tượng “Bất chung nhật trinh cát, dĩ trung chính dã” – Không đợi ngày mà biết, vì Sáu Hai đã trung, lại chính. 28. Tân Mão – Phong Thiên Tiểu súc, hào 6 - “Thượng Cửu, ký vũ ký xử, thượng đức tái ; phụ trinh lệ, nguyệt cơ vọng, quân tử chinh hung”. - “Chín Trên, mây dầy đã đổ mưa, dương cứng đã bị ngăn cản, dương đức ở cực cao bị khí âm tích chứa ; lúc này người vợ phải giữ vững chính bền, để đề phòng nguy hiểm, phải như trăng sáng sắp tròn mà không quá đầy, người quân tử nếu cứ thẳng tiến sẽ gặp hung”. - Tượng “Ký vũ ký xử, đức tính tái dã ; ‘quân tử chinh hung’, hữu sở nghi dã” - Thẳng tiến sẽ gặp hung, nếu cứ đi lên trước, thì sẽ khiến chất dương bị âm khí ngưng tụ làm cho biến hóa hết. 29. Nhâm Thìn – Thiên Phong Cấu, hào 3 (29 = 41) - “Cửu Tam, đôn vu phu, kỳ hành tư thư ; lệ, vô đại cữu” - “Chín Ba, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến ; có nguy hiểm, nhưng không có cữu hại lớn”. - Tượng “Kỳ hành tư thư, hành vi khiên dã” – Đi lại khó tiến, nói lên Chín Ba chưa từng khống chế được kẻ khác (vì vậy tuy không gặp được ai mà không bị hại về kẻ âm tà). 30. Quý Tị - Địa Lôi Phục, hào 2 (30 = 42) - “Lục Nhị, hưu phục, cát” - “Hào Sáu Hai, sự trở lại đẹp đẽ, tốt lành”. - Tượng “Hưu phục chi cát, dĩ hạ nhân dã” – hào Sáu Hai có thể cúi xuống thân cận với người có đức nhân. 31. Giáp Ngọ - Thiên Phong Cấu, hào 4 (31 = 19) - “Cửu Tứ, bào hữu ngư, khởi hung” - “Chín Bốn, trong bếp mất một con cá, nổi lên sự cãi nhau, tất có hung hiểm”. - Tượng “Vô ngư chi hung, viễn dân dã” - Mất một con cá là có hung hiểm, nói lên hào Chín Bốn ở quẻ trên, cũng như xa cách hạ dân, mất lòng dân. 32. Ất Mùi - Địa Lôi Phục, hào 1 (32 = 20) - “Sơ Cửu, bất viễn phục, vô chỉ hối, nguyên cát” - “Chín Đầu, chưa được bao xa đã quay trở lại đường chính, tất không gặp tai họa, không phải hối hận, hết sức tốt lành. - Tượng “Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã” - Khởi đầu không xa đã quay trở lại, nói lên hào Chín Đầu khéo về việc sửa đẹp bản thân. 33. Bính Thân – Sơn Hỏa Bí, hào 3 - “Cửu Tam, bí như, nhu như, vĩnh trinh cát” - “Chín Ba, văn sức được đẹp đẽ đến nhường ấy, nhiều lần ban huệ trạch cho người, giữ vững sự chính bền được lâu dài, sẽ được sự tốt lành”. - Tượng “Vĩnh trinh chi cát, chung mạc chi lăng dã” – ‘Giữ vững chính bền được lâu dài, sẽ được sự tốt lành’, nói lên Chín Ba có thể làm được như vậy, thì không bao giờ bị kẻ khác lấn nhờn. 34. Đinh Dậu - Trạch Thủy Khốn, hào 5 - “Cửu Ngũ, tị ngoạt, khốn vu xích phất ; nãi từ hữu thoát, lợi dụng tế tự” - “Chín Năm, dùng hình phạt xẻo mũi, chặt chân, để trị chúng dân, đến nỗi ở ngôi tôn quý mà bị khốn cùng ; nhưng có thể dần dần thoát khỏi cảnh khốn, lợi về sự làm lễ tế”. - Tượng “Tị ngoạt, chí vị đắc dã ; nãi từ hữu thoát, dĩ trung trực dã ; lợi dụng tế tự, thụ phúc dã” – Dùng hình phạt để trị chúng dân, nói lên tâm chí vượt khốn của Chín Năm chưa thể gọi là đạt ; ‘dần thoát khỏi cảnh khốn’, đây là kết quả của sự giữ vững đạo cương trung, chính trực ; ‘lợi làm tế lễ’, như vậy thì có thể thừa hưởng phúc trạch của thần linh ban giáng. 35. Mậu Tuất - Thủy Trạch Tiết, hào 5 - “Cửu Ngũ, cam tiết, cát ; vãng hữu thượng” - “Chín Năm, tiết chế một cách thích đáng, khiến người ta cảm thấy đẹp đẽ vừa phải, tốt lành ; tiến về phía trước, tất được tôn sùng”. - Tượng “Cam tiết chi cát, vị cư trung dã” – Do bởi vậy là vì Chín Năm ở cao ngôi giữa, được chính. 36. Kỷ Hợi - Hỏa Sơn Lữ, hào 3 - “Cửu Tam, lữ phần kỳ thứ, táng kỳ đồng bộc, trinh lệ” - “Chín Ba, kẻ lữ khách (quá cứng nóng vội), bị cháy nhà trọ, lạc mất đầy tớ ; nên giữ vững chính bề đề phòng hung hiểm”. - Tượng “Lữ phần kỳ thứ, diệc dĩ thương hỹ ; dĩ lữ dữ hạ, kỳ nghĩa táng dã” - Bị cháy nhà trọ, cũng do vậy mà Chín Ba bị tổn thương ; kẻ lữ khách mà chuyên gia ơn cho kẻ dưới, lẽ tất nhiên sẽ dẫn đến táng vong. 37. Canh Tý – Lôi Địa Dự, hào 1 - “Sơ Lục, minh dự, hung” - “Sáu Đầu, quá vui mà reo mừng đắc ý, có hung hiểm”. - Tượng “Sơ lục minh dự, chí cùng hung dã” – Quá vui, chí cùng cực của sự vui vẻ sẽ đưa đến hung hiểm. 38. Tân Sửu – Phong Thiên Tiểu súc, hào 1 - “Sơ Cửu, phục tự đạo, hà kỳ cữu ? cát” - “Chín Đầu, trở về đạo dương cứng của mình, có cữu hại gì đâu ? Tốt lanh”. - Tượng “Phục tự đạo, kỳ nghĩa cát dã” – Quay trở về đạo dương cứng của mình, hành vi của Chín Đầu là thích hợp, có được sự tốt lành. 39. Nhâm Dần – Thiên Phong Cấu, hào 2 (39 = 51) - “Cửu nhị, bao hữu ngư, vô cữu ; bất lợi tân”. - “Chín Hai, trong bếp có một con cá, không có gì cữu hại ; nhưng bất lợi nếu cứ tự tiện dùng nó để mời tiếp khách”. - Tượng “Bào hữu ngư, nghĩa bất cập tân dã” – Trong bếp thấy có một con cá, xét theo ý nghĩa về sự không tương ứng giữa Chín Hai và Sáu Đầu, thì không thể tự tiện dùng (cá) để mời khách đến ăn. 40. Quý Mão - Địa Lôi Phục, hào 3 (40 = 52) - “Lục Tam, tần phục, lệ vô cữu”. - “Sáu Ba, nhăn mày gắng gượng trở lại, tuy có nguy hiểm nhưng không có cữu hại”. - Tượng “Tần phục chi lệ, nghĩa vô cữu dã” - Sự nguy hiểm của việc nhăn mày gắng gượng trở lại, xét về nghĩa của vật hào Sáu Ba cố gắng phục thiện thì không có cữu hại. 41. Giáp Thìn – Thiên phong Cấu, hào 3 (41 = 29) - “Cửu Tam, đôn vu phu, kỳ hành tư thư ; lệ, vô đại cữu” - “Chín Ba, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến ; có nguy hiểm, nhưng không có cữu hại lớn”. - Tượng “Kỳ hành tư thư, hành vi khiên dã” – Đi lại khó tiến, nói lên Chín Ba chưa từng khống chế được kẻ khác (vì vậy tuy không gặp được ai mà không bị hại về kẻ âm tà). 42. Ất Tị - Địa Lôi Phục, hào 2 (42 = 30) - “Lục Nhị, hưu phục, cát” - “Sáu Hai, sự trở lại đẹp đẽ, tốt lành”. - Tượng “Hưu phục chi cát, dĩ hạ nhân dã” – hào Sáu Hai có thể cúi xuống thân cận với người có đức nhân. 43. Bính Ngọ - Sơn Hỏa Bí, hào 2 - “Lục Nhị, bí kỳ tu” - “Sáu Hai, văn sức bộ râu đẹp cho bậc tôn quý”. - Tượng “Bí kỳ tu, dĩ thưỡng hưng dã” – hào Sáu Hai và Chín Ba đồng tâm một lòng dấy lên văn sức cho nhau, Dựa theo ngôi vị chỗ đứng, được ngôi mà không ứng. 44. Đinh Mùi - Trạch Thủy Khốn, hào 6 - “Thượng Lục, khốn vu cát lũy, vu niết ngột ; viết động hối hữu hối, chinh cát”. - “Sáu Trên, bị khốn trong đám sắn dây chằng chịt, lại bị khốn ở nơi lung lay nghiêng ngả, nên suy nghĩ một chút ; đã động rồi sau hối thì sẽ biết hối ngay, như vậy nếu đi lên tất được tốt lành. - Tượng “Khốn vu cát lũy, vị đáng dã ; ‘động hối hữu hối’, cát hành dã” - Khốn trong đám sắn dây, nói lênđịa vị của Sáu Trên chưa từng ổn đáng. ‘động rồi sau hối’, nói lên cứ làm ngay đi thì có thể giải trừ khốn mà được tốt lành. 45. Mậu Thân - Thủy trạch Tiết, hào 4 - “Lục Tứ, an tiết, hanh” - “Sáu Bốn, yên lòng tự tiết chế, hanh thông”. - Tượng “An tiết chi hanh, thừa tượng đạo dã” – hào Sáu Bốn nghiêm cẩn giữ đạo “thuận thừa” bậc tôn trưởng. 46. Kỷ Dậu - Hỏa Sơn Lữ, hào 4 - “Cửu Tứ, lữ vu xử, đắc kỳ tư phủ, ngã tâm bất khoái” - “Chín Bốn, kẻ lữ khách chưa được yên ổn tại nơi ở tạm, như được búa sắc chặt bỏ gai góc, nhưng trong long ta chẳng sướng”. - Tượng “Lữ vu xử, vị đắc vị dã” – Chín Bốn chưa thể được ở ngôi chính đáng. 47. Canh Tuất – Lôi Địa Dự, hào 6 - “Thượng Lục, minh dự thành, hữu du vô cữu” - “Sáu Trên, đã thành hậu quẻ xấu, vì mê muội trong hoan lạc, sửa lỗi sơm thì không nguy hại”. - Tượng “Minh dự tại thượng, hà khả trường dã” - Mệ muội trong hoan lạc ở ngôi trên, sự vui vẻ này làm sao có thể giữ được lâu dài. 48. Tân Hợi – Phong Thiên Tiểu súc, hào 2 - “Cửu Nhị, khiên phục, cát” - “Chín Hai, được dắt quay trở lại đạo dương cứng, tốt lành”. - Tượng “Khiên phục tại trung, diệc bất tự thất dã” - được quay trở lại đọa dương cứng, ở ngôi giữa, nói lân hào Chín Hai cũng có thể không để từ mất dương đức. 49. Nhâm Tý – Thiên Phong Cấu, hào 1 (1= 49) - “Hệ vu kim nê, trinh cát ; hữu du vãng, kiến hung, luy thỉ phu trịnh trục” - “Sáu Đầu, chặn ngay nó lại bằng cái “phanh” nhạy, cứng chắc, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; nếu vội đi lên thì tất nhiên sẽ có hung hiểm, giống như lợn cái nhảy nhót lung tung không thể ở yên”. - Tượng viết “Hệ kim vu nê, nhu đạo khiên dã” – hào Sáu Đầu phải giữ đạo nhu thuận, chựu sự khống chế của dương cứng. 50. Quý Sửu - Địa Lôi Phục, hào 4 (2 = 50) - “Lục Tứ, trung hàng độc phục” - “Sáu Bốn, ở giữa hàng chính, một lòng trở lại” - Tượng “Trung hàng độc phục, dĩ tòng đạo dã” – hào Sáu Bốn theo về chính đạo. 51. Giáp Dần – Thiên Phong Cấu, hào 2 (51 = 39) - “Cửu Nhị, bao hữu ngư, vô cữu ; bất lợi tân”. - “Chín Hai, trong bếp có một con cá, không có gì cữu hại ; nhưng bất lợi nếu cứ tự tiện dùng nó để mời tiếp khách”. - Tượng “Bào hữu ngư, nghĩa bất cập tân dã” – Trong bếp thấy có một con cá, xét theo ý nghĩa về sự không tương ứng giữa Chín Hai và Sáu Đầu, thì không thể tự tiện dùng (cá) để mời khách đến ăn. 52. Ất Mão - Địa Lôi Phục, hào 3 (52 = 40) - “Lục Tam, tần phục, lệ vô cữu”. - “Sáu Ba, nhăn mày gắng gượng trở lại, tuy có nguy hiểm nhưng không có cữu hại”. - Tượng “Tần phục chi lệ, nghĩa vô cữu dã” - Sự nguy hiểm của việc nhăn mày gắng gượng trở lại, xét về nghĩa của vật hào Sáu Ba cố gắng phục thiện thì không có cữu hại. 53. Bính Thìn – Sơn Hỏa Bí, hào 1 - “Sơ Cửu, bí kỳ chỉ, xả xa nhi đồ” - “Chín Đầu, văn sức cho ngón chân của mình, bỏ xe lớn mà cam lòng đi bộ” - Tượng “Xả xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã” – Cam lòng đi bộ, là do xét về ngôi vị mà hào Chín Đầu đang ở thì không nên đi xe lớn. Bỏ thuyền xuống nước. Bỏ chỗ ích lợi mà tìm đến nơi tổn hại. 54. Đinh Tị - Trạch Thủy Khốn, hào 1 - “Sơ Lục, đồn khốn vu châu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế bất dịch” - “Sáu Đầu, mông bị khốn ở dưới gốc cây, không thể ở yên, chỉ lui vào nơi sơn cốc u tối, ba năm không thấy ló mặt. - Tượng “Nhập u vu cốc, u bất minh dã” - Chỉ còn cách lui vào nơi sơn cốc u tối, nói lên hào Sáu Đầu ẩn thân tạm bợ nơi u ám, không sáng sủa. 55. Mậu Ngọ - Thủy Trạch Tiết, hào 3 - “Lục Tam, bất tiết nhược, tắc ta nhược, vô cữu” - “Sáu Ba, không tiết chế được, nhưng biết than vãn tự hối, thì có thể tránh được cữu hại”. - Tượng “Bất tiết chi ta, hựu thùy cữu dã” – Không tiết chế được, nhưng biết tự hối, hỏi còn kẻ nào dám đổ lỗi cho nữa ! 56. Kỷ Mùi - Hỏa Sơn Lữ, hào 5 - “Lục Ngũ, xạ trĩ, nhất thỉ vong ; chung dĩ dự mệnh” - “Sáu Năm, bắn con chim trĩ, mất một mũi tên (mặc dù có tổn thất nhưng), sau được tiếng khen và được ban tước lệnh. - Tượng “Chung dĩ cư mệnh, thượng đãi dã” - Được khen và ban tước mệnh, nói lên Sau Năm có thể theo kịp người trên. 57. Canh Thân – Lôi Địa Dự, hào 5 - “Lục Ngũ, trinh tật, hằng bất tử” - “Sáu Năm, giữ chính phòng bệnh, tất sẽ khỏe lâu không chết” - Tượng “Lục Ngũ trinh tật, thừa cương dã ; hằng bất tử, trung vị vong dã” – Hào Sáu Năm tất phải giữ chính phòng bệnh, nói lên âm mềm đội dương cứng khó tránh nguy hiểm hoạn nạn ; ‘Khỏe lâu không chết’, là vì ở giữa không lệch, thì vị tất đã bại vong. 58. Tân Dậu – Phong Thiên Tiểu súc, hào 3 - “Cửu Tam, dư thoát bức, phu thê phản mục” - “Chín Ba, nan hoa bánh xe đứt hết, vợ chồng ly dị mỗi người một hướng”. - Tượng “Phu thê phản mục, bất năng chính thất dã” - Vợ chồng ly dị, hào Chín Ba không làm cho nhà cửa được nghiêm chỉnh. 59. Nhâm Tuất – Thiên Phong Cấu, hào 6 (59 = 11) - “Cấu kỳ giác ; lận, vô cữu” - “Chín Trên, gặp nơi trống vắng ; lòng có hối tiếc, nhưng không gặp cữu hại”. - Tượng “Cấu kỳ giác, thượng cùng lận dã” – hào Chín Trên ở cao nơi cùng cực, nên dẫn đến sự hối tiếc là tương ngộ mà không người. 60. Quý Hợi - Địa Lôi Phục, hào 5 (60 = 12) - “Lục Ngũ, đôn phục, vô hối” - “Sáu Năm, đôn hậu, dốc lòng thành trở lại, không có gì phải hối hận”. - Tượng “Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã” – Ý nghĩa hào Sáu Năm ở ngôi giữa không lệch, đồng thời có thể tự xét mình, để thành được đạo phục thiện. CHU KỲ 3 ................................ĐỈNH ......GIA NHÂN................................LÂM ...GIẢI........................+.........................TỤY ......ĐẠI SÚC..................................ĐỘN ................................TRUÂN 1. Giáp Tý – Thiên Sơn Độn, hào 1 (G. Tý – N. Tý) (1 = 49) - “Sơ lục, độn vỹ ; lệ, vật dụng hữu du vãng” - “Sáu Đầu, trốn tránh không kịp mà lại rơi vào phần đuôi, có nguy hiểm, không nên có sự đi”. - Tượng “Độn vỹ chi lệ, bất vãng, hà tai dã” - Trốn tránh lại rơi vào phần đuôi có nguy hiểm, nhưng lúc này, nếu không đi lên phía trước, thì có tai họa gì đâu ! 2. Ất Sửu - Địa Trạch Lâm, hào 4 (2 = 50) - “Lục Tứ, chí lâm, vô cữu” - “Sáu Bốn, hết sức gìn giữ để tới gần giám sát mọi người, tất vô cữu hại”. - Tượng “Chí lâm vô cữu, vị đáng dã” – hào này ở ngôi chính đáng. 3. Bính Dần – Sơn Thiên Đại súc, hào 6 - “Thượng Cửu, hà thiên chi cù, hanh” - “Chín Trên, đường trời sao mà thông suốt đến vậy, hanh thông” - “Tượng “Hà thiên chi cù, đạo đại hành dã” – nói rằng, đạo chứa đức của Chín Trên hết sức thông suốt”. 4. Đinh Mão - Trạch Địa Tụy, hào 2 - “Lục Nhị, dẫn cát, vô cữu ; phu nãi lợi dụng Thược” - “Sáu Hai, được người dẫn dắt mà tụ hội với nhau thì được tốt lành, không dẫn đến cưu hại ; chỉ cần trong lòng thành tín, thì sẽ làm cho lễ “tế Thược” đơn sơ cũng lợi về sự dâng hiến cho thần linh” - Tượng “Dẫn cát vô cữu, trung vị biến dã” – Tâm chí ở ngôi giữa giữ chính đạo của Sáu Hai chưa từng biến đổi. 5. Mậu Thìn - Thủy Lôi Truân, hào 2 - “Lục Nhị, Truân như, chiên như. Thừa mã ban như, phỉ khấu hôn cấu, nữ tử trinh bất tự, thập niên nãi tự” - “Sáu Hai, thời khai sáng buổi đầu rất nhiều gian nan, dùng dằng loanh quanh chẳng tiến. Người cưỡi ngựa dập dừu tới, nhưng họ không phải là bọn cường đạo, mà là những người đến cầu hôn ; Người con gái giữ vững chính bền không vội lấy chồng, chờ mười năm sau mới kết lương duyên” - Tượng “Lục nhị chi nan, thừa cương dã ; thập niên nãi tự, phản thường dã” – Sáu Hai khó đi không tiến, là do âm mềm cưỡi trên dương cứng. Chờ mười năm là để nói ý “nan cực thì đến lúc thông”, mọi việc lại quay trở lại bình thường. 6. Kỷ Tị - Hỏa Phong Đỉnh, hào 6 - “Thượng Cửu, đỉnh ngọc huyễn, đại cát, vô bất lợi” - "Chín Trên, vạc có đòn bằng ngọc, hết sức tốt lành, không gì không lợi” - Tượng “Ngọc huyễn tại thượng, cương nhu tiết dã” – Đòn vạc bằng ngọc ở cao phía trên, là chỉ Chín Trên dương cứng có thể điều tiết bằng âm mềm. 7. Canh Ngọ - Lôi Thủy Giải, hào 4 - “Cửu tứ, giải nhi mẫu, bằng chí tư phu” - “Chín Bốn, lìa bỏ kẻ tiểu nhân dính bám, giống như thư giải cái tật kín ở ngón chân cái, sau đó bạn bè mới tới mà ứng với lòng thành tín” - Tượng “Giải nhi mẫu”, vị đáng vị dã” - rằng ngôi của Chín Bốn còn chưa thỏa đáng. 8. Tân Mùi – Phong Hỏa Gia nhân, hào 4 - “Lục Tứ, phú gia, đại cát” - “Sáu Bốn, làm giầu cho nhà, hết sức tốt lành” - Tượng “Phú gia đại cát, thuận tại vị” – Làm giâu cho nhà, là do Sáu Bốn thụân, đội hào dương cứng ở ngôi tôn quý. 9. Nhâm Thân – Thiên Sơn Độn, hào 5 (9 = 21) - “Cửu Ngũ, gia độn, trinh cát” - “Chín Năm, kịp thời làm đẹp mà trốn lánh, giữ vững chính bền thì được tốt lành” - Tượng “Gia độn trinh cát, dĩ chính chí dã” – Chín Năm có tâm chí lánh trốn chính đính. 10- Quý Dậu – Địa Trạch Lâm, hào 6 (10 = 22) - “Thượng Lục, đôn lâm, cát, vô cữu” - “Sáu Trên, ôn nhu đôn hậu mà tới với mọi người, tốt lành, tất vô cữu hại” - Tượng “Đôn lâm chi cát, chí tại nội dã” – Ý tâm chí của Sáu Trên gắn bó với đất nước, thiên hạ. 11. Giáp Tuất – Thiên Sơn Độn, hào 6 (11 = 59) - “Thượng Cửu, phì đôn, vô bất lợi” - “Chín Trên, cao chạy xa bay, không có gì không lợi”. - Tượng “Phì độn vô bất lợi” – Chín Trên không hoài nghi lưu luyến gì. 12. Ất Hợi – Địa Trạch Lâm, hào 5 (12 = 60) - “Lục Ngũ, tri lâm, đại quân chi nghi, cát” - “Lục Ngũ, đến với mọi người bằng sự thông tuệ minh trí ; bậc đại quân vương nên như vậy, tốt lành” - Tượng “Đại quân chi nghi, hành trung chi vị dã” - Bậc đại quân vương nên như vậy, nói lên Lục Ngũ tất phải đi theo trung đạo. 13. Bính Tý – Sơn Thiên đại súc, hào 5 - “Lục Ngũ, phần thỉ chi nha, cát” - “Sáu Năm, bẻ nanh con lợn thiến, tốt lành”. - Tượng “Lục Ngũ chi cát, hữu khánh dã” - cái tốt lành của Sáu Năm nói lên ý “ngăn kẻ mạnh” đúng phép, đáng được chúc mừng. 14. Đinh Sửu – Trạch Địa Tụy, hào 3 - “Lục Tam, tụy như ta như, vô du lợi ; vãng vô cữu, tiểu lận”. - “Sáu Ba, (muốn) tụ hội (mà) không người, nên luôn miệng ca thán, không được lợi gì ; đi lên sẽ không có cữu hại, nhưng có sự đáng tiếc nhỏ”. - Tượng “Vãng vô cữu, thượng tốn dã” – Đi lên trước không có cữu hại, nói lên Sáu Ba có thể hướng lên trên, thuận theo với dương cứng. 15. Mậu Dần – Thủy Lôi Truân, hào 1 - “Sơ Cửu, bàn hoàn, lợi cư trinh, lợi kiến hầu”. - “Chín Đầu, loanh quanh, lợi về sự ở yên, giữ vững chính bền, lợi về việc kiến lập chư hầu”. - Tượng “Tuy bàn hoàn, chí hành chính dã ; ‘dĩ quý hạ tiện’ đại đắc dân dã” - Mặc dầu loanh quanh, nhưng hành vi tâm chí đều giữ được đoan chính ; thân phận tôn quý mà lại ở ngôi thấp, nói lên Chín Đầu sẽ rất được lòng dân. 16. Kỷ Mão – Hỏa Phong Đỉnh, hào 1 - “Sơ Lục, đỉnh điên chỉ, lợi xuất bĩ ; đắc thiếp dĩ kỳ tử, vô cữu” - “Sáu Đầu, vạc đổ chổng chân, lợi về sự đổ đồ phế bỏ ; như lấy được người thiếp sinh ra con, đỡ đần người vợ cả, tất không cữu hại”. - Tượng “Đỉnh điên chỉ, vị bội dã ; ‘lợi xuất bĩ’ dĩ tòng quý dã” - Vạc đổ chổng chân, vị tất đã là trái lẽ ; ‘Lợi về sự đổ đồ phế bỏ’ nói lên Sáu Đầu nên theo lên với bậc tôn quý (đợi đưa vật phẩm mới vào). Thải đồ phế bỏ để nhận vật mới. 17. Canh Thìn – Lôi Thủy Giải, hào 3 - “Lục Tam, phụ thả thừa, chí khấu chí ; trinh lận”. - “Sáu Ba, mang đội vật nặng mà ngồi xe lớn, tất xúi bọn cướp đến cướp ; giữ vững chính bền để phòng hối tiếc”. - Tượng “Phụ thử thừa, diệc khả xú dã, tự ngã chí nhung, hữu thùy cữu dã” – Mang đội vật nặng mà ngồi xe lớn, ấy là nói hành vi của Sáu Ba rất xấu xa, do bản thân không có đức, trộm ngôi mà đưa nạn binh nhung đến, như vậy thì còn quy lỗi vào ai được ? 18. Tân Tị - Phong Hỏa Gia nhân, hào 5 - “Cửu Ngũ, vương cách hữu gia, vật tuất, cát”. - “Chín Năm, đấng quân vương lấy đức đẹp cảm cách chúng dân, sau đó bảo vệ nhà mình, không phải lo lắng, tốt lành”. - Tượng “Vương cách hữu gia, giao tương ái dã” - Lấy đức đẹp cảm cách chúng dân, nói lên lúc này người người đều thân ái, hòa mục với nhau. 19. Nhâm Ngọ - Thiên Sơn Độn, hào 4 (19 = 31) - “Cửu Tứ, hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân bĩ” - “Chín Bốn, trong lòng lưu luyến mà thân mình thì đã trốn lánh, người quân tử đương tốt lành, kẻ tiểu nhân không thể làm được”. - Tượng “Quân tử hiếu độn, tiểu nhân bĩ dã” - Người quân tử trong lòng lưu luyến, mà thân thì đã trốn lánh, kẻ tiểu nhân không thể làm được. Cái “thần” của sự “tri cơ”, ai là người sẽ làm được vậy. 20. Quý Mùi – Địa Trạch Lâm hào 1 (20 = 32) - “Sơ Cửu, hàm lâm, trinh cát” - “Chín Đầu, cảm ứng với bậc tôn quý mà thực hiện việc “giám lâm”, giữ vững chính bền thì được tốt lành”. - Tượng “Hàm lâm trinh cát, chí hành chính dã” – Tâm chí và hành vi chí hướng của Chín Đầu đoan chính không a dua. 21. Giáp Thân – Thiên Sơn Độn, hào 5 (21 = 9) - “Cửu Ngũ, gia độn, trinh cát” - “Chín Năm, kịp thời làm đẹp mà trốn lánh, giữ vững chính bền thì được tốt lành” - Tượng “Gia độn trinh cát, dĩ chính chí dã” – Chín Năm có tâm chí lánh trốn chính đính. 22. Ất Dậu – Địa Trạch Lâm, hào 6 (22 = 10) - “Thượng Lục, đôn lâm, cát, vô cữu” - “Sáu Trên, ôn nhu đôn hậu mà tới với mọi người, tốt lành, tất vô cữu hại” - Tượng “Đôn lâm chi cát, chí tại nội dã” – Ý tâm chí của Sáu Trên gắn bó với đất nước, thiên hạ. 23. Bính Tuất – Sơn Thiên Đại súc, hào 4 - “Lục Tứ, đồng ngưu chi cốc, nguyên cát”. - “Sáu Bốn, buộc gông lên đầu nghé không sừng, hết sức tốt lành”. - Tượng “Lục Tứ nguyên cát, hữu hỷ dã” – Sáu Bốn hết sức tốt lành, nói lên ý “ngăn kẻ mạnh” có phương pháp, đáng được vui mừng. 24. Đinh Hợi – Trạch Địa Tụy, hào 4 - “Cửu Tứ, đại cát, vô cữu” - “Chín Bốn, hết sức tốt lành, tất không có cữu hại”. - Tượng “Đại cát vỗ cữu, vị bất đáng dã” – Đã quá tốt lành, lại phải ‘tất không cữu hại’, nói lên ngôi vị của Chín Bốn còn rất không thỏa đáng. 25. Mậu Tý – Thủy Lôi Truân, hào 6 - “Thượng Lục, thừa mã ban như, khấp huyết liên như”. - “Sáu Trên, người cưỡi ngựa muốn cầu hôn phối (nhưng lại không có được sự cảm ứng), nên thương tâm khóc đến nỗi máu mắt chảy đầm đìa”. - Tượng “Khấp huyết liên như, hà khả trường dã” – Khóc đến nỗi nước mắt chảy đầm đìa, nói lên Sáu Trên làm sao mà có thể trường cửu như vậy được. 26. Kỷ Sửu – Hỏa Phong Đỉnh, hào 2 - “Cửu Nhị, đỉnh hữu thực ; ngã cừu hữu tật, bất khả năng tức, cát” - “Chín Hai, trong vạc chứa đầy vật phẩm ; người phối ngẫu với ta, thân có tật bệnh, tạm thời không đến làm tăng gánh nặng cho ta, tốt lành”. - Tượng “Đỉnh hữu thực, thận sở chi dã ; ‘ngã cừu hữu tật’, chung vô vưu dã” – Trong vạc chứa đầy vật phẩm, ý nói rằng Chín Hai phải cẩn thận khi đi lên ; ‘người phối ngẫu với ta thân có tật bệnh’, nói lên Chín Hai tạm thời chưa ứng được với Sáu Năm, cuối cùng không có điều gì phải trách cứ. 27. Canh Dần – Lôi Thủy Giải, hào 2 - “Cửu Nhị, điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ ; trinh cát”. - “Chín Hai, đi săn bắt được ba con cáo, được mũi tên mầu vàng (tượng trưng cho đức trung thực) ; giữ vững chính bền thì được tốt lành”. - Tượng “Cửu Nhị trinh cát, đắc trung đạo dã” – Chín Hai giữ vững chính bền thì được tốt lành, nói lên được đạo ở giữa không lệch. 28. Tân Mão – Phong Hỏa Gia nhân, hào 6 - “Thượng Cửu, hữu phu, uy như, chung cát” - “Chín Trên, lấy lòng chí thành, uy nghiêm để trị nhà, cuối cùng sẽ được tốt lành”. - Tượng “Uy như chi cát, phản thân chi vị dã” – Uy nghiêm trị nhà thì được tốt lành, ý trước tiên Chín Trên phải tu tỉnh mình, đòi hỏi phải nghiêm khắc ở chính bản thân mình. 29. Nhâm Thìn – Thiên Sơn Độn, hào 3 (29 = 41) - “Cửu Tam, hệ độn, hữu tật lệ ; súc thần thiếp, cát” - “Chín Ba, trong lòng chựu sự ràng buộc, lưu luyến, không thể trốn lánh, sẽ bị tật bệnh, nguy hiểm ; nếu nuôi đầy tớ, nàng hầu thì được tốt lành”. - Tượng “Hệ độn, chi lệ, hữu tật bị dã ; ‘súc thần thiếp cát’, bất khả đại sự dã” - Sự ràng buộc trong lòng dẫn đến nguy hiểm, nói lên Chín Ba sẽ gặp tật bệnh, cực kỳ gầy yếu ; ‘nuôi đầy tớ nàng hầu thì tốt’, nói lên Chín Ba không thể làm việc lớn như việc trị nước. 30. Quý Tị - Địa Trạch Lâm, hào 2 (30 = 42) - “Cửu Nhị, hàm lâm cát, vô bất lợi” - “Chín Hai, cảm ứng với bậc tôn quý mà thực hiện sự “giám lâm”, tốt lành, không gì không lợi”. - Tượng “Hàm lâm cát vô bất lợi, vị thuận mệnh dã” - Thực hiện sự giám lâm, nói lên Chín Hai thật ra không phải là do thuận theo mệnh vua. 31. Giáp Ngọ - Thiên Sơn Độn, hào 4 (31 = 19) - “Cửu Tứ, hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân bĩ” - “Chín Bốn, trong lòng lưu luyến mà thân mình thì đã trốn lánh, người quân tử đương tốt lành, kẻ tiểu nhân không thể làm được”. - Tượng “Quân tử hiếu độn, tiểu nhân bĩ dã” - Người quân tử trong lòng lưu luyến, mà thân thì đã trốn lánh, kẻ tiểu nhân không thể làm được. Cái “thần” của sự “tri cơ”, ai là người sẽ làm được vậy. 32. Ất Mùi – Địa Trạch Lâm, hào 1 (32 = 20) - “Sơ Cửu, hàm lâm, trinh cát” - “Chín Đầu, cảm ứng với bậc tôn quý mà thực hiện việc “giám lâm”, giữ vững chính bền thì được tốt lành”. - Tượng “Hàm lâm trinh cát, chí hành chính dã” – Tâm chí và hành vi chí hướng của Chín Đầu đoan chính không a dua. 33. Bính Thân – Sơn Thiên Đại súc, hào 3 - “Cửu Tam, lương mã trục, lợi gian trinh ; nhật nhàn dư vệ, lợi hữu du vãng” - “Chín Ba, ngựa tốt hay rong ruổi, lợi về nhớ kỹ sự gian nan, giữ vững chính bền ; không ngừng rèn luyện kỹ năng phòng vệ của ngựa xe ; lợi về có sự đi”. - Tượng “Lợi hữu du vãng, thượng hợp chí dã” - Lợi về có sự đi, nói lên ý Chín Ba hợp chí với Chín Trên. 34. Đinh Dậu – Trạch Địa Tụy, hào 5 - “Cửu Ngũ, tụy hữu vị, vô cữu, phỉ phu ; nguyên vĩnh trinh, hối vong”. - “Chín Năm, ở thời hội tụ, ở nơi cao tôn quý không bị cữu hại, nhưng còn chưa được sự tin rộng của chúng dân ; là một vị quân trưởng có đức, nên giữ vững chính bền mãi mãi không đổi thay, thì sự hối hận tất sẽ mất”. - Tượng “Tụy hữu vị, chí vị quang dã” - Thời hội tụ ở cao ngôi tôn quý, nói lên tâm chí hội tụ thiên hạ của Chín Năm còn chưa sáng lớn. 35. Mậu Tuất – Thủy Lôi Truân, hào 5 - “Cửu Ngũ, truân kỳ cao. Tiểu, trinh cát ; đại, trinh hung. - “Chín Năm, muốn khắc sự gian nan thời khai sáng buổi đầu, cần rộng ban bố ân trạch. Việc nhỏ, giữ được chính bền thì tốt ; việc lớn, giữ được chính bền để phòng hung hiểm”. - Tượng “Truân kỳ cao, thi vị quang dã” - Cần rộng ban bố ân trạch, ý nói đức trạch của Chín Năm ban bố còn chưa tỏa sáng. 36. Kỷ Hợi – Hỏa Phong Đỉnh, hào 3 - “Cửu Tam, đỉnh nhĩ cách, kỳ hành tắc ; phương vũ khuy hối, chung cát” - Chín Ba, tai vạc đang bị biến dạng, chỗ xỏ gậy để khênh ở tai vạc bị tịt ; món trĩ hầm thơm ngon, tinh khiết chưa đem ra cho người ăn được, đợi đến khi có trận mưa dầm âm dương điều hòa, tất sẽ không còn hối hận nữa, về cuối sẽ được tốt lành”. - Tượng “Đỉnh nhĩ cách, thất kỳ nghĩa dã” – Tai vạc bị biến dạng, nói lên Chín Ba mất sự thích nghi ở khoảng trống giữa. 37. Canh Tý – Lôi Thủy Giải, hào 1 - “Sơ Lục, vô cữu”. - “Sáu Đầu, (hiểm nạn mới bắt đầu được giải) không có gì cữu hại”. - Tượng “Cương nhu chi tế, nghĩa vô cữu dã” – Sáu Đầu giao tiếp cùng Chín Bốn, tương ứng với nhau, xét về lẽ thư giải hiểm nạn, thì tất nhiên không có gì cữu hại. 38. Tân Sửu – Phong Hỏa Gia nhân, hào 1 - “Sơ Cửu, nhàn hữu gia, hối vong”. - “Chín Đầu, phòng ngừa tà ác, sau đó bảo vệ gia đình mình, hối hận sẽ tiêu vong”. - Tượng “Nhàn hữu gia, chí vị biến dã” – Phòng ngừa tà ác, bảo vệ gia đình mình, đó là nói lên Chín Đầu cần phòng ngừa khi ý chí còn chưa thay đổi. 39. Nhâm Dần – Thiên Sơn Độn, hào 2 (39 = 51) - “Lục Nhị, chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thắng thoát”. - “Sáu Hai, bị dây da bò trói chặt, không ai có thể cởi được”. - Tượng “Chấp dụng hoàng ngưu, cố chí dã” - Bị dây da bò trói chặt, nói lên ý Sáu Hai có ý chí bền vững giúp cho thời, không lui. 40. Quý Mão – Địa Trạch Lâm, hào 3 (40 = 52) - “Lục Tam, cam lâm, vô du lợi ; ký ưu chi, vô cữu”. - “Sáu Ba, dựa vào lời nói ngọt mà tới với mọi người thì không có lợi, nhưng nếu đã lo sửa lỗi của mình thì không cữu hại”. - Tượng “Cam lâm, vị bất đáng dã, ‘ký ưu chi’, cữu bất trường dã” - Bằng lời nói ngọt mà tới với người, chỉ để bộc lộ ngôi vị của Sáu Ba không chính đáng ; ‘đã lo và biết sửa lỗi’, nói lên sự cữu hại không thể lâu dài. 41. Giáp Thìn – Thiên Sơn Độn, hào 3 (41 = 29) - “Cửu Tam, hệ độn, hữu tật lệ ; súc thần thiếp, cát” - “Chín Ba, trong lòng chựu sự ràng buộc, lưu luyến, không thể trốn lánh, sẽ bị tật bệnh, nguy hiểm ; nếu nuôi đầy tớ, nàng hầu thì được tốt lành”. - Tượng “Hệ độn, chi lệ, hữu tật bị dã ; ‘súc thần thiếp cát’, bất khả đại sự dã” - Sự ràng buộc trong lòng dẫn đến nguy hiểm, nói lên Chín Ba sẽ gặp tật bệnh, cực kỳ gầy yếu ; ‘nuôi đầy tớ nàng hầu thì tốt’, nói lên Chín Ba không thể làm việc lớn như việc trị nước. 42. Ất Tị - Địa Trạch Lâm, hào 2 (42 = 30) - “Cửu Nhị, hàm lâm cát, vô bất lợi” - “Chín Hai, cảm ứng với bậc tôn quý mà thực hiện sự “giám lâm”, tốt lành, không gì không lợi”. - Tượng “Hàm lâm cát vô bất lợi, vị thuận mệnh dã” - Thực hiện sự giám lâm, nói lên Chín Hai thật ra không phải là do thuận theo mệnh vua. 43. Bính Ngọ - Sơn Thiên Đại súc, hào 2 - “Cửu Nhị, dư thoát phúc”. - “Chín Hai, xe long moayơ không đi được”. - Tượng “Dư thoát phúc, trung vô vưu dã” – nói lên ý Chín Hai ở ngôi giữa mà không nóng vội tiến lên, cho nên không phạm lỗi lầm. 44. Đinh Mùi – Trạch Địa Tụy, hào 6 - “Thượng Lục, tê tư thế di, vô cữu”. - “Sáu Trên, ta thán buồn than, lại đau đớn khóc lóc nước mắt nước mũi dàn dụa, có thể tránh được cữu hại”. - Tượng “Tê tư thế di, vị an thượng dã” - Buồn than, lại đau đớn khóc lóc, nói lên hào Sáu Trên mong “tụ” không được, chưa thể ở yên tại ngôi trên cùng. 45. Mậu Thân – Thủy Lôi Truân, hào 4 - “Lục Tứ, thừa mã ban như, cầu hôn cấu ; vãng cát, vô bất lợi”. - “Sáu Bốn, cưỡi ngựa dập dừu tới, muốn cầu hôn ; đi lên tất sẽ tốt lành, không gì là không lợi.” - Tượng “Cầu nhi vãng, minh dã” - Muốn cầu hôn ở phí dưới mà tiến lên, nói lên Sáu Bốn là kẻ sáng suốt, hiểu biết. 46. Kỷ Dậu – Hỏa Phong Đỉnh, hào 4 - “Cửu Tứ, giải nhi mẫu, bằng chí tư phu”. - “Chín Bốn, lìa bỏ kẻ tiểu nhân dính bám, giống như thư giải cái tật kín ở ngón chân cái anh, sau đó bạn bè mới tới mà ứng với lòng thành tín”. - Tượng “Giải nhi mẫu, vị đáng vị dã” – nói lên ngôi của Chín Bốn còn chưa thỏa đáng. 47. Canh Tuất – Lôi Thủy Giải, hào 6 - “Thượng Lục, công dụng xạ chuẩn vu cao dung chi thượng, hoạch chi, vô bất lợi”. - “Sáu Trên, vương công bắn chim cắt đậu trên thành cao, một phát bắn trúng, không gì không lợi”. - Tượng “Công dụng xạ chuẩn, dĩ giải bội dã” – Vương công bắn chim cắt đậu trên thành cao, nói lên Sáu Trên giải trừ hiểm nạn do kẻ bội nghịch gây nên. 48. Tân Hợi – Phong Hỏa Gia nhân, hào 2 - “Lục Nhị, vô du toại, tại trung quỹ, trinh cát”. - “Sáu Hai, không có thành tựu gì, coi sóc việc nấu nướng trong nhà, giữ vững chính bền thì được tốt lành”. - Tượng “Lục Nhị chi cát, thuận dĩ tốn dã” - Sự tốt lành của Sáu Hai là do sự nhu thuận, ôn hòa, khiêm tốn đưa đến. 49. Nhâm Tý – Thiên Sơn Độn, hào 1 (49 = 1) - “Sơ lục, độn vỹ ; lệ, vật dụng hữu du vãng” - “Hào Sáu Đầu, trốn tránh không kịp mà lại rơi vào phần đuôi, có nguy hiểm, không nên có sự đi”. - Tượng “Độn vỹ chi lệ, bất vãng, hà tai dã” - Trốn tránh lại rơi vào phần đuôi có nguy hiểm, nhưng lúc này, nếu không đi lên phía trước, thì có tai họa gì đâu ! 50. Quý Sửu – Địa Trạch Lâm, hào 4 (50 = 2) - “Lục Tứ, chí lâm, vô cữu” - “Hào Sáu Bốn, hết sức gìn giữ để tới gần giám sát mọi người, tất vô cữu hại”. - Tượng “Chí lâm vô cữu, vị đáng dã” – hào này ở ngôi chính đáng. 51. Giáp Dần – Thiên Sơn Độn, hào 2 (51 = 39) - “Lục Nhị, chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thắng thoát”. - “Sáu Hai, bị dây da bò trói chặt, không ai có thể cởi được”. - Tượng “Chấp dụng hoàng ngưu, cố chí dã” - Bị dây da bò trói chặt, nói lên ý Sáu Hai có ý chí bền vững giúp cho thời, không lui. 52. Ất Mão – Địa Trạch Lâm, hào 3 (52 = 40) - “Lục Tam, cam lâm, vô du lợi ; ký ưu chi, vô cữu”. - “Sáu Ba, dựa vào lời nói ngọt mà tới với mọi người thì không có lợi, nhưng nếu đã lo sửa lỗi của mình thì không cữu hại”. - Tượng “Cam lâm, vị bất đáng dã, ‘ký ưu chi’, cữu bất trường dã” - Bằng lời nói ngọt mà tới với người, chỉ để bộc lộ ngôi vị của Sáu Ba không chính đáng ; ‘đã lo và biết sửa lỗi’, nói lên sự cữu hại không thể lâu dài. 53. Bính Thìn – Sơn Thiên Đại súc, hào 1 - “Sơ Cửu, hữu lệ, lợi dĩ” - “Chín Đầu, có nguy hiểm, lợi về sự tạm dừng không tiến”. - Tượng “Hữu lệ tắc dĩ, bất phạm tai dã” – Ý nói không thể cứ dấn thân vào tai biến, hoạn nạn mà đi. 54. Đinh Tị - Trạch Địa Tụy hào 1 - “Sơ Lục, hữu phu bất chung, nãi loạn nãi tụy ; nhược hào, nhất ác vi tiếu: Vật tuất, vãng vô cữu”. - “Sáu Đầu, nếu không giữ được đến cùng sự thành tín trong lòng, tất sẽ làm loạn mà tụ họp bừa bãi với mọi người ; nếu chuyên tình mà kêu gọi mọi người ở trên, thì có thể chỉ một cái bắt tay với người bạn dương cứng là lại vui cười được ngay: Không phải lo nghĩ, đi lên tất không gặp cữu hại”. - Tượng “Nãi loạn nãi tụy, kỳ chí loạn dã” – Làm loạn mà tụ họp bừa bãi với mọi người, nói lên tâm chí Sáu Đầu có sự mê loạn. 55. Mậu Ngọ - Thủy Lôi Truân, hào 3 - “Lục Tam, tức lộc vô ngu, duy nhập vu lâm trung ; quân tử cơ, bất như xả, vãng lận”. - “Sáu Ba, đuổi hiêu không có ngu nhân dẫn đường, thì chỉ đi sâu vào rằng rậm vô ích ; người quân tử cần kiến có hành sự, lúc này bỏ không đuổi nữa là hơn cả, nếu cứ nhất mực tiến nữa, tất sẽ hối tiếc”. - Tượng “Tức lộc vô ngu, dĩ tòng cầm dã ; quân tử xả chi, vãng lận, cùng dã” – Không có người dẫn đường, mà vẫn đuổi bắt, nói lên Sáu Ba lòng tham đã thái quá. Người quân tử bỏ không đuổi nữa, nếu cứ đuổi mãi thì sẽ cùng khốn. 56. Kỷ Mùi – Hỏa phong Đỉnh, hào 5 - “Lục Ngũ, đỉnh hoàng nhĩ kim huyễn, lợi trinh”. - “Sáu Năm, vạc có tai mầu vàng, đòn vạc cứng rắn, lợi về sự giữ vững chính bền”. - Tượng “Đỉnh hoàng nhĩ, trung dĩ vi thực dã” - Vạc có tai mầu vàng, nói lên Sáu Năm ở ngôi giữa mà được tính cứng đặc. 57. Canh Thân – Lôi Thủy Giải, hào 5 - “Lục Ngũ, quân tử duy hữu giải, cát, hữu phu vu tiểu nhân”. - “Sáu Năm, người quân tử có thể thư giải hiểm nạn, tốt lành, thậm chí còn có thể dùng đức thành tín để cảm hóa kẻ tiểu nhân”. - Tượng “Quân tử hữu giải, tiểu nhân thoái dã” - Người quân tử có thể thư giải hiểm nạn, kẻ tiểu nhân tất sẽ sợ phục, lui bước. 58. Tân Dậu – Phong Hỏa Gia nhân, hào 3 - “Cửu Tam, gia nhân hạc hạc, hối lệ, cát ; phụ tử hy hy, chung lận”. - “Chín Ba, người trong nhà sầu oán gào khóc, mặc dù có hối hận, có nguy hiểm, nhưng vẫn được tốt lành ; còn nếu là đàn bà trẻ con mà nô đùa hớn hở, thì cuối cùng sẽ thẹn tiếc”. - Tượng “Gia nhân hạc hạc, vị thất dã ; ‘phụ tử hy hy’, thất gia tiết dã” - Người trong nhà sầu oán gào khóc, nói lên đây là thời chưa thể thoải mái nhàn vui ; ‘đàn bà trẻ con cười đùa hớn hở’, nói lên đã mất lễ tiết trong nhà. 59. Nhâm Tuất – Thiên Sơn Độn, hào 6 (59 = 11) - “Thượng Cửu, phì đôn, vô bất lợi” - “Chín Trên, cao chạy xa bay, không có gì không lợi”. - Tượng “Phì độn vô bất lợi” – Chín Trên không hoài nghi lưu luyến gì. 60. Quý Hợi – Địa Trạch Lâm, hào 5 (60 = 12) - “Lục Ngũ, tri lâm, đại quân chi nghi, cát” - “Lục Ngũ, đến với mọi người bằng sự thông tuệ minh trí ; bậc đại quân vương nên như vậy, tốt lành” - Tượng “Đại quân chi nghi, hành trung chi vị dã” - Bậc đại quân vương nên như vậy, nói lên Lục Ngũ tất phải đi theo trung đạo. CHU KỲ 4 ..............................VỊ TẾ ........ÍCH....................................THÁI ...HẰNG.....................+.....................HÀM .......TỔN......................................BĨ ..............................KÝ TẾ 1. Giáp Tý – Thiên Địa Bĩ, hào 1 (1 = 49) - “Sơ Lục, bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng ; trinh cát, hanh”. - “Sáu Đầu, nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, thế là cùng loại thì tụ tập nhau mà ra ; giữ vững chính bền thì được tốt lành, hanh thông”. - Tượng viết: “Bạt mao trinh dã, chí tại quân dã” - Nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, nói lên ý chí Sáu Đầu giữ chính không muốn tiến, là do nghĩ tới người Trên, không dám nghĩ đến việc dùng xiểm nịnh mà tiến bừa. Cho nên tốt và hanh thông. 2. Ất Sửu – Địa Thiên Thái, hào 4 - “Lục Tứ, phiên phiên, bất phú, dỹ kỳ lân bất giới dỹ phu”. - “Sáu Bốn, dập dừu đi xuống, rỗng không chẳng giầu, với hàng xóm chẳng cần bảo nhau mà đều một lòng thành tín”. - Tượng viết: “Phiên phiên bất phú, giai thất thực dã ; ‘bất giới dĩ phu’ trung tâm nguyện dã” – “Dập dừu đi xuống, rỗng không chẳng giầu”, nói lên các hào âm ở quẻ trên đều mất đi cái thực của mình ; “chẳng cần phải bảo nhau mà đều một lòng thành tín”, nói lên trong lòng các hào âm đều mang ý nguyện ứng với dưới. 3. Bính Dần – Sơn Trạch Tổn, hào 6 - “Thượng Cửu, phất tổn ích chi ; vô cữu, trinh cát, hữu du vãng, đắc thần vô dã”. - “Chín Trên, mình không tổn gì mà làm ích được cho mọi người ; tất không có cữu hại, giữ vững chính bền thì được tốt lành, nếu có sự đi, tất sẽ được quảng đại thần dân ủng hộ, chẳng phải chỉ một nhà”. - Tượng viết: “Phất tổn ích chi, đại đắc chi dã” – “Mình không tổn gì mà làm ích được cho người, nói lên Chín Trên đắc chí lớn về sự ban ân cho thiên hạ. 4. Đinh Mão – Trạch Sơn Hàm, hào 2 - “Lục Nhị, hàm kỳ phì, hung ; cư cát” - “Sáu Hai, giao cảm ở bụng chân, có hung hiểm ; ở yên tĩnh thì được tốt lành”. - Tượng viết: “Tuy hung cư cát, thuận bất hại dã” – Sáu Hai mặc dù có hung hiểm, nhưng nếu ở yên giữ tĩnh thì được tốt lành, nói lên ý thuận theo chính đạo “giao cảm” thì có thể tránh gặp phải sự họa hại. 5. Mậu Thìn – Thủy Hỏa Ký tế, hào 2 - “Lục Nhị, phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc”. - “Sáu Hai, người đàn bà đánh mất rèm xe (không đi được), không cần phải đi tìm, quá không đầy bảy ngày tất vật mất sẽ trở lại”. - Tượng viết: “Thất nhật đắc, dĩ trung đạo dã” – “Quá không đầy bẩy ngày, tất vật mất sẽ quay trở lại”, nói lên Sáu Hai có thể giữ đạo trung chính không lệch. 6. Kỷ Tị - Hỏa Thủy Vị Tế, hào 6 - “Thượng Cửu, hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu ; nhu kỳ thủ, hữu phu thất thị”. - “Chín Trên, tin dùng kẻ khác, an nhàn uống riệu thì không có gì cữu hại ; nhưng (chơi bời quá độ) sẽ như con cáo nhỏ qua sông đánh (làm) ướt đầu, đó là quá tin người mà hại tới chính đạo. - Tượng viết: “Ẩm tửu nhu thủ, diệc bất tri tiết dã” – “An nhàn uống riệu mà (như con cáo nhỏ qua sông) làm ướt đầu gặp phải tai họa”, nói lên Chín Trên nếu như vậy, thì thật là không biết tiết chế gì hết. 7. Canh Ngọ - Lôi Phong Hằng, hào 4 - “Cửu Tứ, điền vô cầm” - “Chín Bốn, đi săn không được cầm thú”. - Tượng viết: “Cửu phi kỳ vị, ân đắc cầm dã” – Chín Bốn ở lâu không đúng chỗ của mình, săn bắn làm sao mà bắt được cầm thú ? 8 . Tân Mùi – Phong Lôi Ích, hào 4 - “Lục Tứ, trung hàng cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc”. - “Sáu Bốn, giữ điều trung, thận trọng sự hành, cung kính thăm hỏi bậc vương công, tất sẽ được lời nghe, kế theo, lợi về sự dựa vào bậc quân thượng trong việc dời đô, ích dân”. - Tượng viết: “Cáo công tùng, dĩ ích chí dã” – “Cung kính thăm hỏi bậc vương công, tất sẽ được lời nghe, kế theo”, nói lên ý chí Sáu Bốn lấy sự tăng ích tâm chí thiên hạ để khuyên gián vương công. 9. Nhâm Thân – Thiên Địa Bĩ, hào 5 (9 = 21) - “Cửu Ngũ, hưu bĩ, đại nhân cát ; kỳ vong kỳ vong, hệ vu bào tang”. - “Chín Năm, làm cho tắt nghỉ sự “bĩ”, đó là điều tốt lành cho bậc đại nhân ; (trong lòng lúc nào cũng phải tự nhủ): có thể mất đấy, như vậy thì mới có thể giữ vững như buộc vào một bụi dâu (yên tâm, không phải lo lắng gì nữa). - Tượng viết: “Đại nhân chi cát, vị chính đáng dã” – “Tốt lành cho bậc đại nhân”, nói lên Chín Năm ở ngôi vị trung chính, rất thích đáng. 10. Quý Dậu – Địa Thiên Thái, hào 6 (10 = 22) - “Thượng Lục, thành phục vu hoàng ; vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận”. - “Sáu Trên, thành đổ xuống hào nước cạn khô ; không thể xuất binh chiến nữa, nên tự giảm bớt các phép tắc, bố cáo, chính lệnh đi, giữ vững chính bền để phòng những điều đáng tiếc”. - Tượng viết: “Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh loạn dã” – “Thành đổ sụp xuống hào nước khô cạn”, nói lên xu hướng phát triển của Sáu Trên đã trở lên hỗn loạn. 11. Giáp Tuất – Thiên Địa Bĩ, hào 6 (11 = 59) - “Thượng Cửu, khuynh bĩ ; tiên bĩ hậu hỷ” - “Chín Trên, đánh đổ được “bĩ bế” ; trước còn bĩ bế, sau thì “thông thái” mừng vui”. - Tượng viết: “Bĩ chung tắc khuynh, hà khả trường dã” – Bĩ bế lúc cùng cực tất đi đến đổ, làm sao giữ được lâu dài ! 12. Ất Hợi – Địa Thiên Thái, hào 5 (12 = 60) - “Lục Ngũ, Đế Ất quy muội, dĩ chỉ nguyên cát”. - “ Sáu Năm, vua Đế Ất cho em gái về nhà chồng, như thế là có phúc trạch, hết sức tốt lành”. - Tượng viết: “Dĩ chỉ nguyên cát, trung dĩ hành nguyện dã” – “Như thế là có phúc trạch, hết sức tốt lành”, nói lên Sáu Năm ở ngôi giữa không thiên lệch, thực hiện ý nguyện ứng dưới. 13. Bính Tý – Sơn Trạch Tổn, hào 5 - “Lục Ngũ, hoặc ích chi thập bằng chi quy, phất khắc vi, nguyên cát”. - “Sáu Năm, có người tiến dâng một con rùa lớn quý, có giá trị “mười bằng”, không thể từ tạ, hết sức tốt lành”. - Tượng viết: “Lục Ngũ nguyên cát, tự thượng hựu dã” – Sáu Năm hết sức tốt lành, đây là Trời phù hộ. 14. Đinh Sửu – Trạch Sơn Hàm, hào 3 - “Cửu Tam, hàm kỳ cổ, chấp kỳ tùy, vãng lận”. - “Chín Ba, cảm được tới đùi, khăng khăng nhắm mắt đi theo người ; như vậy tất sẽ thẹn tiếc”. - Tượng viết: “Hàm kỳ cổ, diệc bất xử dã, ‘chí tại tùy nhân’, sở chấp hạ dã” – “Cảm được tới đùi”, nói lên Chín Ba không thể yên tĩnh lúc lùi ; “tâm chí ở chỗ nhắm mắt theo người”, nói lên Chín Ba cứ khăng khăng là thấp hèn. 15. Mậu Dần – Thủy Hỏa Ký tế, hào 1 - “Sơ Cửu, duệ kỳ luân, nhu kỳ vỹ, vô cữu”. - “Chín Đầu, kéo ngược bánh xe về phía sau (để không đi nhanh), con cáo qua sông đánh (làm) ướt đuôi (để không đi nhanh), tất không có lỗi”. - Tượng viết: “Duệ kỳ luân, nghĩa vô cữu dã” – “Kéo ngược bánh xe về phía sau (để không đi nhanh), nói lên hành vi của Chín Đầu hợp với ý nghĩa: cẩn thận giữ gìn mọi thành tựu mà không dẫn đến cữu hại. 16. Kỷ Mão – Hỏa Thủy Vị tế, hào 1 - “Sơ Lục, nhu kỳ vỹ, lận”. - “Sáu Đầu, cáo nhỏ qua sông bị nước làm ướt đuôi, đáng thẹn tiếc”. - Tượng viết: “Nhu kỳ vỹ, diệc bất chi cực dã” – “Cáo nhỏ qua sông bị nước làm ướt đuôi”, nói lên Sáu Đầu rất không biết cẩn thận giữ giữa. 17. Canh Thìn – Lôi Phong Hằng, hào 3 - “Cửu Tam, bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu ; trinh lận” - “Chín Ba, không thường giữ được đức đẹp, có khi bị người làm cho hổ thẹn ; phải giữ vững sự chính bền để phong sự thẹn tiếc”. - Tượng viết: “Bất hằng kỳ đức, vô sở dung dã” – “Không thường giữ được đức đẹp, ý nói Chín Ba sẽ không có chỗ dung thân. 18. Tân Tị - Phong Lôi Ích, hào 5 - “Cửu Ngũ, hữu phu huệ tâm, vật vấn nguyên cát: hữu phu huệ ngã đức”. - “Chín Năm, có lòng chân thành tín thực ban ơn cho thiên hạ, không còn nghi ngờ gì là hết sức tốt đẹp ; Người trong thiên hạ tất sẽ chân thành tín thực cảm ân huệ và nghĩ tới sự báo đáp ân đức của ta”. - Tượng viết: “Hữu phu huệ tâm, vật vắn chi hỹ ; ‘huệ ngã đức’ đại đắc chí dã” – “Có lòng chân thành tín thực ban ơn cho thiên hạ”, nói lên sự hết sức tốt lành là điều không cần phải hỏi ; “người trong thiên hạ tất báo đáp ân đức của ta”, nói lên Chín Năm được lớn chí “tổn thượng ích hạ”. 19. Nhâm Ngọ - Thiên Địa Bĩ, hào 4 (19 = 31) - “Cửu Tứ, hữu mệnh vô cữu, trù ly chỉ” - “Chín Bốn, mệnh trời xoay chuyển đạo Bĩ không có cữu hại, bạn mình nhờ cậy mình đều được hưởng phúc”. - Tượng viết: “Hữu mệnh vô cữu, chí hành dã” - Mệnh trời xoay chuyển đạo “Bĩ”, không có cữu hại, nói lên chí vượt khỏi cuộc Bĩ của Chín Bốn đang được thực hiện. 20. Quý Mùi – Địa Thiên Thái, hào 1 (20 = 32) - “Sơ Cửu, bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng ; chinh cát”. - “Chín Đầu, nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, thế là cùng loại thì tụ tập nhau mà ra, thẳng tiến lên phía trước thì được tốt lành”. - Tượng viết: “Bạt nhự chinh cát, chí tại ngoại dã” – “Nhổ cỏ mao thẳng tiến lên phía trước thì được tốt lành”, nói lên tâm chí của Chín Đầu là có hướng tiến thủ ra bên ngoài. 21. Giáp Thân – Thiên Địa Bĩ, hào 5 (21 – 9) - “Cửu Ngũ, hưu bĩ, đại nhân cát ; kỳ vong kỳ vong, hệ vu bào tang”. - “Chín Năm, làm cho tắt nghỉ sự “bĩ”, đó là điều tốt lành cho bậc đại nhân ; (trong lòng lúc nào cũng phải tự nhủ): có thể mất đấy, như vậy thì mới có thể giữ vững như buộc vào một bụi dâu (yên tâm, không phải lo lắng gì nữa). - Tượng viết: “Đại nhân chi cát, vị chính đáng dã” – “Tốt lành cho bậc đại nhân”, nói lên Chín Năm ở ngôi vị trung chính, rất thích đáng. 22. Ất Dậu – Địa Thiên Thái, hào 6 (22 = 10) - “Thượng Lục, thành phục vu hoàng ; vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận”. - “Sáu Trên, thành đổ xuống hào nước cạn khô ; không thể xuất binh chiến nữa, nên tự giảm bớt các phép tắc, bố cáo, chính lệnh đi, giữ vững chính bền để phòng những điều đáng tiếc”. - Tượng viết: “Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh loạn dã” – “Thành đổ sụp xuống hào nước khô cạn”, nói lên xu hướng đang phát triển của Sáu Trên đã trở lên hỗn loạn. 23. Bính Tuất – Sơn Trạch Tổn, hào 4 - “Lục Tứ, tổn kỳ tẳt xuyền hữu hỷ, vô cữu” - “Sáu Bốn, tự ta giảm bớt tật tương tư, có thể nhanh chóng tiếp nhận dương cứng, tất có sự vui, không có cữu hại”. - Tượng viết: “Tổn kỳ tật, diệc khả hỷ dã” – “Tự giảm bớt bệnh tương tư”, ý nói Sáu Bốn tiếp nhận hào dương cứng là việc rất đáng mừng. Bốn dựa vào hào Đầu, để nhanh chóng đến “ích”, là cái lý của hào. 24. Đinh Hợi – Trạch Sơn Hàm, hào 4 - “Cửu Tứ, trinh cát, hối vong ; đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư”. - “Chín Bốn, giữ vững chính bền thì được tốt lành, hối hận sẽ mất hết ; lăng xăng qua lại, bạn bè cuối cùng sẽ thuận theo sự nghĩ của anh thôi”. - Tượng viết: “Trinh cát hối vong, vị cảm hại dã ; đồng đồng vãng lai, vị quang đại dã” - Hối hận tất sẽ mất hết, nói lên Chín Bốn chưa từng vì giao cảm bất chính mà gặp điều hại ; ‘lăng xăng qua lại mà lòng ý bất đinh’, nói lên ý lúc này đạo giao cảm còn chưa sáng lớn. 25. Mậu Tý – Thủy Hỏa Ký tế, hào 6 - “Thượng Lục, nhu kỳ thủ, lệ”. - “Sáu Trên, con cáo nhỏ qua sông đánh ướt đầu, có nguy hiểm”. - Tượng viết: “Nhu kỳ thủ, lệ’, hà khả cửu dã” – “Con cáo nhỏ qua sông đánh ướt đầu, có nguy hiểm”, dụ chỉ sau khi việc thành, nếu không cẩn thận, thì làm sao bảo vệ sự thành công cho được lâu dài ! 26. Kỷ Sửu – Hỏa Thủy Vị tế, hào 2 - “Cửu Nhị, duệ kỳ lân, trinh cát”. - “Chín Hai, kéo ngược bánh xe về phía sau (để không đi mạnh), giữ vững chính bền thì được tốt lành”. - Tượng viết: “Cửu Nhị trinh cát, trung dĩ hành chính dã” – Chín Hai giữ vững được tốt lành”, nói lên phải giữ giữa, mà làm việc đoan chính không lệch. 27. Canh Dần – Lôi Phong Hằng, hào 2 - “Cửu Nhị, hối vong”. - “Chín Hai, hối hận tiêu hết” - Tượng viết: “Cửu Nhị hối vong, năng cửu trung dã” – Chín Hai hối hận tiêu hết, nói lên có thể giữ đạo lâu dài không thiên lệch. 28. Tân Mão – Phong Lôi Ích, hào 6 - “Thượng Cửu, mạc ích chi, hoặc kích chi ; lập tâm vật hằng, hung”. - “Chín Hai, không có ai làm ích cho anh ta, mà có người còn công kích anh ta nữa, là vì không thường giữ được sự yên ổn trong lòng (mà tham cầu không chán), có hung hiểm”. - Tượng viết: “Mạc ích chi, thiên từ dã ; ‘hoặc kích chi’, tự ngoại lai dã” – Không có ai làm ích cho anh ta, nói lên Chín Hai đơn phương đưa ra lời cầu ích ; ‘có người công kích anh ta’, đây là sự hung hiểm từ bên ngoài, không vời gọi mà tự đến. 29. Nhâm Thìn – Thiên Địa Bĩ, hào 3 (29 = 41) - “Lục Tam, bao tu”. - “Sáu Ba, được che chở nên làn điều phi đạo lý, cuối cùng đi đến sự hổ nhục”. - Tượng viết: “Bao tu, vị bất đáng dã” - Được che chở nên làm điều phi đạo lý, nói lên Sáu Ba ngôi vị không chính đáng. 30. Quý Tị - Địa Thiên Thái, hào 2 (30 = 42) - “Cửu Nhị, bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, đắc thượng vu trung hàng”. - “Chín Hai, có tấm lòng bao dung như sông lớn, có thể lội qua sông lớn, không bỏ những người ở xa ; và cũng không kết bè phái, có thể giúp đỡ vị quân chủ kiên trì đạo trung”. - Tượng viết: “’Bao hoang’, ‘đắc thượng vu trung hoàng’, dĩ quang đại dã” – “Có tấm lòng bao dung như sông lớn”, “có thể giúp đỡ đấng quân chủ kiên trì đạo trung”, nói lên đạo đức Chín Hai chính đại quang minh. 31. Giáp Ngọ - Thiên Địa Bĩ, hào 4 (31 = 19) - “Cửu Tứ, hữu mệnh vô cữu, trù ly chỉ” - “Chín Bốn, mệnh trời xoay chuyển đạo Bĩ không có cữu hại, bạn mình nhờ cậy mình đều được hưởng phúc”. - Tượng viết: “Hữu mệnh vô cữu, chí hành dã” - Mệnh trời xoay chuyển đạo “Bĩ”, không có cữu hại, nói lên chí vượt khỏi cuộc Bĩ của Chín Bốn đang được thực hiện. 32. Ất Mùi – Địa Thiên Thái, hào 1 (32 = 20) - “Sơ Cửu, bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng ; chinh cát”. - “Chín Đầu, nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, thế là cùng loại thì tụ tập nhau mà ra, thẳng tiến lên phía trước thì được tốt lành”. - Tượng viết: “Bạt nhự chinh cát, chí tại ngoại dã” – “Nhổ cỏ mao thẳng tiến lên phía trước thì được tốt lành”, nói lên tâm chí của Chín Đầu là có hướng tiến thủ ra bên ngoài. 33. Bính Thân – Sơn Trạch Tổn hào 3 - Tượng viết: “Nhất nhân hành, tam tắc nghi dã” - Một người đi một mình, thì có thể chuyên nhất cầu, ba người cùng đi sẽ khiến cho đối phương nghi hoặc không có chủ. - “Lục Tam, tam nhân hành tắc tổn nhất nhân ; nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu”. - “Sáu Ba, ba người cùng đi đều muốn cầu một dương, tất sẽ bớt một người là dương cứng đó ; một người đi một mình mà một lòng cầu hợp, thì sẽ được những người bạn dương cứng” 34. Đinh Dậu – Trạch Sơn Hàm, hào 5 - “Cửu Ngũ, hàm kỳ mai, vô hối”. - “Chín Năm, cảm tới thăn lưng, không đến nỗi hối hận”. - Tượng viết: “Hàm kỳ hối, chí mạt dã” – “Cảm tới thăn lưng, nói lên chí hướng giao cảm của Chín Năm quá nông mỏng. 35. Mậu Tuất – Thủy Hỏa Ký tế, hào 5 - “Cửu Ngũ, đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi Thược tế, thực thụ kỳ phúc”. - “Chín Năm, nước láng giềng bên đông giết trâu tế lớn, chẳng bằng lễ “tế Thược” sơ sài của nước láng giềng bên tây, được thực hưởng nhiều phúc trạch của thần linh ban giáng hơn”. - Tượng viết: “Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thời dã ; ‘thực thụ kỳ phúc’ cát đại lai dã” – “Chẳng bằng “tế Thược” của nước láng giềng phía tây”, ý nói nước láng giềng phía tây tế lễ hợp thời ; “nước láng giềng phía tây càng được thực hưởng phúc trạch của thần linh ban giáng nhiều hơn”, dụ chỉ sự tốt lành nối tiếp nhau đến. 36. Kỷ Hợi – Hỏa Thủy Vị tế, hào 3 - “Lục Tam, vị tế, chinh hung, lợi thiệp đại xuyên”. - “Sáu Ba, việc chưa thành, đã vội tiến lên tất có hung hiểm, nhưng lợi về sự vượt qua sông cả sóng lớn để thoát khỏi hiểm nạn”. - Tượng viết: “Vị tế chinh hung, vị bất đáng dã” - Việc chưa thành đã vội tiến lên tất có hung hiểm, nói lên ngôi vị Sáu Ba không thích đáng. 37. Canh Tý – Lôi Phong Hằng, hào 1 - “Sơ Lục, tuấn hằng trinh hung, vô du lợi” - “Sáu Đầu, quá mông được đạo hằng cửu, giữ vững chính bền để phòng hung hiểm, nếu không thì không có lợi”. - Tượng viết: “Tuấn hằng chi hung, thủy cầu thâm dã” - Sự hung hiểm của việc “quá mong cầu đạo hằng cửu”, nói lên Sáu Đầu ngay từ đầu đã cầu được quá sâu. 38. Tân Sửu – Phong Lôi Ích, hào 1 - “Sơ Cửu, lợi dụng vi đại tác, nguyên cát, vô cữu”. - “Chín Đầu, lợi về sự làn việc lớn, hết sức tốt lành, tất không cữu hại”. - Tượng viết: “Nguyên cát vô cữu, bất hậu sự dã” - Hết sức tốt lành mà không có cữu hại, nói lên Chín Đầu vốn không thể gánh vác được việc lớn (nhưng lúc này được ích, có thể làm việc lớn) 39. Nhâm Dần – Thiên Địa Bĩ, hào 2 (39 = 51) - “Lục Nhị, bao thừa, tiểu nhân cát ; đại nhân phủ, hanh”. - “Sáu Hai, phải chựu sự bao dung che trở và vâng thuận người trên, là tiểu nhân thì tốt lành ; là đại nhân mà phủ định đạo này thì hanh thông”. - Tượng viết: “Đại nhân phủ, hanh, bất loạn quần dã” - Đại nhân mà phủ định đạo này thì hanh thông, nói lên ý không để cho bọn tiểu nhân làm loạn. 40. Quý Mão – Địa Thiên Thái hào 3 (40 = 52) - “Cửu Tam, vô bình bất bì, vô vãng bất phục ; gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc”. - “Chín Ba, không có nơi bằng phẳng nào mà không lồi lõm, không có sự ra đi nào mà không trở lại ; ghi lòng gian khổ, giữ vững chính bền thì sẽ không gặp phải điều cữu hại, không sợ không giữ được điều tín với người, tự sẽ có phúc khánh được thực hưởng bổng lộc”. - Tượng viết: “Vô vãng bất phục, thiên địa tế dã” - Kẻ ra đi không thể không quay trở lại, nói lên Chín Ba ở ranh giới giao tiếp của “Trời Đất” 41. Giáp Thìn – Thiên Địa Bĩ, hào 3 (41 = 29) - “Lục Tam, bao tu”. - “Sáu Ba, được che chở nên làn điều phi đạo lý, cuối cùng đi đến sự hổ nhục”. - Tượng viết: “Bao tu, vị bất đáng dã” - Được che chở nên làm điều phi đạo lý, nói lên Sáu Ba ngôi vị không chính đáng. 42. Ất Tị - Địa Thiên Thái, hào 2 (42 = 30) - “Cửu Nhị, bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, đắc thượng vu trung hàng”. - “Chín Hai, có tấm lòng bao dung như sông lớn, có thể lội qua sông lớn, không bỏ những người ở xa ; và cũng không kết bè phái, có thể giúp đỡ vị quân chủ kiên trì đạo trung”. - Tượng viết: “’Bao hoang’, ‘đắc thượng vu trung hoàng’, dĩ quang đại dã” – “Có tấm lòng bao dung như sông lớn”, “có thể giúp đỡ đấng quân chủ kiên trì đạo trung”, nói lên đạo đức Chín Hai chính đại quang minh. 43. Bính Ngọ - Sơn Trạch Tổn, hào 2 - “Cửu Nhị, lợi trinh, chung hung ; phất tổn ích chi”. - “Chín Hai lợi về sự giữ vững chính bền, vội tiến ngày sẽ có hung hiểm ; không làm tổn hại đức của mình thì có thể làm ích cho người trên”. - Tượng viết: “Cửu Nhị lợi trinh, trung dĩ vi chí dã” – Chín Hai lợi về sự giữ vững chính bền, nói lên nên kiên trì giữ đạo trung làm hướng của mình. 44. Đinh Mùi – Trạch Sơn Hàm, hào 6 - “Thượng Lục, hàm kỳ phụ giáp thiệt” - “Sáu Trên, cảm bằng lời nói”. - Tượng viết: “Hàm kỳ phụ giáp thiệt, đằng khẩu thuyết dã” – “Cảm bằng lời nói”, nói lên Sáu Trên chẳng qua được tâng bốc lên bởi những lời rỗng tuếch mà thôi. 45. Mậu Thân – Thủy Hỏa Ký tế, hào 4 - “Lục Tứ, nhu hữu y như, chung nhật giới” - “Sáu Bốn, quần áo đẹp rồi sẽ biến thành rách nát tả rơi, phải luôn đề phòng họa hoạn”. - Tượng viết: “Chung nhật giới, hữu sở nghi dã” - Phải luôn đề phòng họa hoạn, nói lên Sáu Bốn đang có sự nghi sợ. 46. Kỷ Dậu – Hỏa Thủy Vị tế, hào 4 - “Cửu Tứ, chinh cát, hối vong ; chấn dụng phạt Quỷ Phương, tam niên hữu thưởng vu đại quốc”. - “Chín Bốn, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; đánh nước Quỷ Phương với uy thế mạnh mẽ, qua ba năm chiến đấu công thành, được phong thưởng là chư hầu của nước lớn”. - Tượng viết: “Trinh cát hối vong, chí hành dã” - Giữ vững chính bền hối hận mất hết, nói lên Chín Bốn đang thực hiện chí cầu “tế”. 47. Canh Tuất – Lôi Phong Hằng, hào 6 - “Thượng Lục, chấn hằng, hung”. - “Sáu Trên, chấn động không yên ở nơi đạo hằng cửu, có hung hiểm”. - Tượng viết: “Chấn hằng tại thượng, đại vô công dã” - Chấn động không yên ở nơi đạo hằng cửu, mà lại ở cao tại ngôi trên, nói lên Sáu Trên giải quyết mọi việc tất sẽ uổng công vô ích. 48. Tân Hợi – Phong Lôi Ích, hào 2 - “Lục Nhị, hoặc ích chi thập bằng chi quy, phất khắc vi, vĩnh trinh cát ; vương dụng hưởng vu đế, cát”. - “Sáu Hai, có người cho một con rùa lớn quý đáng giá mười bằng, không từ tạ được, giữ vững chính bền lâu dài thì được tốt lành ; lúc này nhà vua đang tế trời cầu xin giáng phúc tốt lành”. - Tượng viết: “Hoặc ích chi, tự ngoại lai dã” – “Có người cho (một con rùa lớn quý, đáng giá mười bằng), nói lên Sáu Hai được tăng ích là từ bên ngoài tự đến. 49. Nhâm Tý – Thiên Địa Bĩ, hào 1 (49 = 1) - “Sơ Lục, bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng ; trinh cát, hanh”. - “Sáu Đầu, nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, thế là cùng loại thì tụ tập nhau mà ra ; giữ vững chính bền thì được tốt lành, hanh thông”. - Tượng viết: “Bạt mao trinh dã, chí tại quân dã” - Nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, nói lên ý chí Sáu Đầu giữ chính không muốn tiến, là do nghĩ tới Vua. 50. Quý Sửu – Địa Thiên Thái, hào 4 (50 = 2) - “Lục Tứ, phiên phiên, bất phú, dỹ kỳ lân bất giới dỹ phu”. - “Sáu Bốn, dập dừu đi xuống, rỗng không chẳng giầu, với hàng xóm chẳng cần bảo nhau mà đều một lòng thành tín”. - Tượng viết: “Phiên phiên bất phú, giai thất thực dã ; ‘bất giới dĩ phu’ trung tâm nguyện dã” – “Dập dừu đi xuống, rỗng không chẳng giầu”, nói lên các hào âm ở quẻ trên đều mất đi cái thực của mình ; “chẳng cần phải bảo nhau mà đều một lòng thành tín”, nói lên trong lòng các hào âm đều mang ý nguyện ứng với dưới. 51. Giáp Dần – Thiên Địa Bĩ, hào 2 (51 = 39) - “Lục Nhị, bao thừa, tiểu nhân cát ; đại nhân phủ, hanh”. - “Sáu Hai, phải chựu sự bao dung che trở và vâng thuận người trên, là tiểu nhân thì tốt lành ; là đại nhân mà phủ định đạo này thì hanh thông”. - Tượng viết: “Đại nhân phủ, hanh, bất loạn quần dã” - Đại nhân mà phủ định đạo này thì hanh thông, nói lên ý không để cho bọn tiểu nhân làm loạn. 52. Ất Mão – Địa Thiên Thái, hào 3 (52 = 40) - “Cửu Tam, vô bình bất bì, vô vãng bất phục ; gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc”. - “Chín Ba, không có nơi bằng phẳng nào mà không lồi lõm, không có sự ra đi nào mà không trở lại ; ghi lòng gian khổ, giữ vững chính bền thì sẽ không gặp phải điều cữu hại, không sợ không giữ được điều tín với người, tự sẽ có phúc khánh được thực hưởng bổng lộc”. - Tượng viết: “Vô vãng bất phục, thiên địa tế dã” - Kẻ ra đi không thể không quay trở lại, nói lên Chín Ba ở ranh giới giao tiếp của “Trời Đất” 53. Bính Thìn – Sơn Trạch Tổn, hào 1 - “Sơ Cửu, dĩ sự xuyền vãng, vô cữu, chước tổn chi”. - “Chín Đầu, hoàn thành việc tự tu dưỡng, liền mau chóng đi lên giúp cho người ở ngôi cao, tất không có cữu hại ; nên châm chước giảm bớt chất cứng của bản thân”. - Tượng viết: “Dĩ sự xuyền vãng, thượng hợp chí dã” – Thành việc tu dưỡng bản thân rồi đi giúp người trên cao, nói lên Chín Đầu tâm chí hợp nhất với bậc tôn trưởng. 54. Đinh Tị - Trạch Sơn Hàm, hào 1 - “Sơ Lục, hàm kỳ mẫu”. - “Sáu Đầu, giao cảm ở ngón chấn cái”. - Tượng viết: “Hàm kỳ mẫu, chí tại ngoại dã” – Giao cảm ở ngón chân cái, nói lên chí hướng của Sáu Đầu phát triển ra phía ngoài. 55. Mậu Ngọ - Thủy Hỏa Ký tế, hào 3 (ý thông 46) - “Cửu Tam, Cao Tông phạt Quỷ Phương, tam niên khắc chi ; tiểu nhân vật dụng”. - “Sáu Ba, vua Ân Cao Tông đánh nước Quỷ Phương, kéo dài ba năm cuối cùng mới thắng ; không thể dùng kẻ tiểu nhân nóng vội gấp tiến”. - Tượng viết: “Tam niên khắc chi, bị dã” – Kéo dài ba năm cuối cùng mới thắng, nói lên Chín Ba nỗ lực, bền bỉ tới mức sức lực cùng kiệt. 56. Kỷ Mùi – Hỏa Thủy Vị tế, hào 5 - “Lục Ngũ, trinh cát, vô hối ; quân tử chi quang, hữu phu cát”. - “Sáu Năm, giữ vững chính bền thì được tốt lành, không có gì phải hối hận ; đây là do sự sáng của người quân tử, (lại thêm) trong lòng thành tín mà được tốt lành. - Tượng viết: “Quân tử chi quang, kỳ huy cát dã” - Sự sáng của người quân tử, dụ chỉ sự rực lên những tia sáng của Sáu Năm, là thể hiện của sự tốt lành. 57. Canh Thân – Lôi Phong Hằng, hào 5 - “Lục Ngũ, hằng kỳ đức, trinh ; phụ nhân cát, phu tử hung”. - “Sáu Năm, muốn thường giữ phẩm đức mềm đẹp, nên giữ vững chính bền ; đàn bà thì được tốt lành, đàn ông tất có hung hiểm”. - Tượng viết: “Phụ nhân trinh cát, tòng nhất nhi chung dã ; phu tử chế nghĩa, tòng phụ hung dã” – “Đàn bà giữ vững chính bền thì được tốt lành”, nói lên cần suốt đời thuận tòng một bề theo một chồng ; đàn ông phải điều hành mọi việc sao cho thích hợp, nếu mềm thuận như đàn bà thì tất có hung hiểm. 58. Tân Dậu – Phong Lôi Ích, hào 3 - “Lục Tam, ích chi dụng hung sự, vô cữu ; hữu phu trung hàng, cáo công dụng khuê” - “Sáu Ba, nhận “ích” phần lớn phải dấn thân để cứu người khỏi điều ác, giải trừ hiểm nguy (như vậy) mới không lỗi ; tất phải giữ lòng thành tín, giữ đạo trung, thận trọng trong công việc, lúc nào cũng phải như tay cầm Ngọc khuê tâu việc với bậc vương công”. - Tượng viết: “Ích dụng hung sự, cố hữu chi dã” - Nhận “ích” rất nhiều nên nỗ lực dấn thân vào việc “cứu hung bình hiểm”. Như vậy Sáu Ba mới có thể giữ “ích” đã nhận được một cách chắc chắn. 59. Nhâm Tuất – Thiên Địa Bĩ, hào 6 (59 = 11) - “Thượng Cửu, khuynh bĩ ; tiên bĩ hậu hỷ” - “Chín Trên, đánh đổ được “bĩ bế” ; trước còn bĩ bế, sau thì “thông thái” mừng vui”. - Tượng viết: “Bĩ chung tắc khuynh, hà khả trường dã” – Bĩ bế lúc cùng cực tất đi đến đổ, làm sao giữ được lâu dài. 60. Quý Hợi – Địa Thiên Thái, hào 5 (60 – 12) - “Lục Ngũ, Đế Ất quy muội, dĩ chỉ nguyên cát”. - “ Sáu Năm, vua Đế Ất cho em gái về nhà chồng, như thế là có phúc trạch, hết sức tốt lành”. - Tượng viết: “Dĩ chỉ nguyên cát, trung dĩ hành nguyện dã” – “Như thế là có phúc trạch, hết sức tốt lành”, nói lên Sáu Năm ở ngôi giữa không thiên lệch, thực hiện ý nguyện ứng dưới.[/size]