Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. Chào Liêm Trinh Cảm ơn Liêm Trinh đã dành thời gian cho Hà Uyên. Khi giao lưu trên diễn đàn này, Hà Uyên không hề có ý gì về "mưu lược". Hà Uyên chỉ bộc lộ quan điểm của mình: tại sao Trần Đoàn lại cấu tạo 12 cung trong môn TỬ VI, tại sao THÁI ẤT lại có cấu tạo 16 cung ? Hà Uyên đã nhận thức được KINH DỊCH là gốc nguồn của các môn học thuật: 1 = 13. Tại sao Trần Đoàn trong môn TỬ VI, vòng Tứ hóa: LỘC-QUYỀN-KHOA-KỴ lại căn cứ vào Can của Năm để an sao. ? Năm nay 2009 - Kỷ Sửu, Hóa kỵ an theo GIỜ, như vậy vào giờ Thân chiều nay, Hà Uyên gặp Hóa Kỵ rồi.
  2. Hà Uyên xin chào VanTrungHac Cảm ơn VanTrungHac đã chuyển tải bài viết của tác giả Nguyễn hoàng Đức với tiêu đề BÓI DỊCH - NHÌN BẰNG CON MẮT NHÂN VĂN. Lịch sử phát triển của Kinh Dịch và những môn học thuật liên quan tới Kinh Dịch tại Trung quốc, hiện nay chia làm 4 giai đoạn (Chu Bá Côn - DỊCH HỌC TOÀN TẬP), bài viết của tác giả Nguyễn hoàng Đức chưa bàn tới Lịch sử, quá trình phát triển của KINH DỊCH nói chung, hay BỐC DỊCH nói riêng. Đạo “trung” lấy “giữa” làm gốc để “nuôi dưỡng” người và “sự việc”. Làm một (1) mà hiểu thực thì có ba (3), để nhận thức về sự thống nhất của hai mặt đối lập (âm dương). Đối với Dân tộc Trung quốc, Dịch dẫn dắt tư duy, quy định những nguyên tắc sống điều hòa con người với con người và con người với các sự vật trong môi trường thế giới tự nhiên. Trong âm có dương, trong dương có âm, cương nhu tương tế, cái này tiêu đi thì cái khác sinh trưởng, đối xứng nhau, bổ xung cho nhau, cùng nhau tuần tự tiệm tiến. Không gian và thời gian luôn luôn tuần tự tiệm tiến, hình thành “tượng” cũng luôn tuần tự tiệm tiến, “tượng” tiệm tiến dẫn theo sự thay đổi về “lý”, được thể hiện ra bằng “số” của “tượng”. Đây là quy luật của “quá khứ” đến được thể hiện thông qua hình “tượng” của quẻ Dịch, “hiện tại” và “tương lai” tự nhiên được bộc lộ rõ dần ra. Đây là Nhân - Quả của duyên nghiệp vậy. Hà Uyên.
  3. Xin chào các Anh các Chị trên diễn đàn. Hà Uyên chào VIETHA. Quá trình nghiên cứu những gì Người xưa để lại, với sự đam mê tìm hiểu của mình mang tính cá nhân, Hà Uyên trong mục đích, không mang tính chuyên nghiệp. VIETHA có viết: "nguyên tắc trong gieo quẻ Dịch là: Tâm không động không được gieo, nếu gieo quẻ thì không chính xác". Xét về Ngôn ngữ học, tại thời điểm quyển sách được viết ra cho tới ngày hôm nay, đã để lại những "quy định" cho mỗi một người khi đọc, tiến tới thử nghiệm, rồi trải nghiệm, đều có những đắng cay riêng. Xét về mặt "thời gian", từ Tiêu Diên Thọ, Kinh Phòng, Trần Đoàn, Thiệu Ung cho tới Thiệu Vĩ Hoa, cũng chỉ có mấy con người để lại những kiến thức mà chính chúng ta đang quan tâm. Hà Uyên cũng có tìm hiểu về: thế nào là "Tâm không động" ? Hà Uyên đọc, trong đó có quyển HUỲNH ĐÌNH KINH dịch từ nguyên tác tiếng Đức, cũng thấy rất nhiều vấn đề cần phải bàn về "TÂM" động và không động. Hà Uyên thấy rất lạ, một Người đàn ông quốc tịch Đức ở Thế kỷ 16, sau khi nghiên cứu về Thiệu Ung, lại thấy đồng cảm và đồng thuận về HỆ NHỊ PHÂN. Và ngày hôm nay, chính chúng ta đang được hưởng những lợi ích hết sức to lớn. Vấn đề VIETHA quan tâm là một khoảng trời rộng lớn, Hà Uyên xin phép được chia sẻ khi chúng ta cùng đồng thời có một sở thích.
  4. Hà Uyên tản mạn thêm. Khi bốc được quẻ Dịch, ta coi là số 1 tương ứng với cung Tý, thì quẻ số 7 sẽ tương ứng với cung Ngọ. Tại thời điểm khi bốc quẻ, đồng thời ta bấm số Tử vi, sau đó ta an 12 quẻ theo thứ tự 12 cung từ Tý, Sửu,..., đến cung Hợi. Như chúng ta đã biết, tổng số tối đa của môn Tử vi chỉ có 512640 bảng là số. Khi áp dụng mối quan hệ thông tin giữa Tử vi và Bốc Dịch, thì thống kê được: 512 640 x 4 608 = 2 052 245 120 So sánh với 6 tỷ người, mức độ tin cậy cần phải thống kê thêm.
  5. Hà Uyên viết thiếu một dòng:- Sự thông "khí" của hào động Vẫn theo ví dụ trên, quẻ Hàm thuộc cung Đoài - Kim, động hào 2 là hào Quan quỷ - Ngọ, theo thứ tự của 12 quẻ, sẽ có quá trình tiệm tiến thông tin như sau: 1- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ Ngọ. 2- Trạch Địa Tụy hào 2 là Quan quỷ Tị. 3- Thủy Địa Tỷ hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu) 4- Thuần Khôn hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu) 5- Sơn Địa Bác hào 2 là Quan quỷ Tị 6- Sơn Lôi Di hào 2 là Thê tài Dần (Huynh đệ) 7- Sơn Trạch Tổn hào 2 là Thê tài Mão (Huynh đệ) 8- Sơn Thiên Đại súc 2 là Thê tài Dần (Quan quỷ) 9- Hỏa Thiên Đại hữu hào 2 là Thê tài Dần 10- Thuần Càn hào 2 là Thê tài Dần 11- Trạch Thiên Quải hào 2 là Thê tài Dần 12- Trạch Phong Đại quá hào 2 là Tử tôn Hợi (Phụ mẫu) 13- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ
  6. Hà Uyên xin được trình bầy tiếp: - Khi bốc được quẻ Dịch, ta coi là số 1 tương ứng với cung Tý, thì quẻ số 7 sẽ tương ứng với cung Ngọ. Tại thời điểm khi bốc quẻ, đồng thời ta bấm số Tử vi, sau đó ta an 12 quẻ theo thứ tự. Thì nẩy sinh rất nhiều điều kỳ lạ về thông tin. Liêm Trinh thử nghiệm cùng nhé. - Kinh Phòng khi nạp Ngũ hành vào quẻ không cho "khí" Dịch phát triển đến hào 6. Hà Uyên sẽ trình bầy quan điểm ở một chuyên đề khác nhé.
  7. Vâng, chào Liêm Trinh. Để thống nhất được với nhau về phương pháp tính toán, Hà Uyên xin được trình bầy theo quan điểm của mình, mong rằng các anh chị, cùng Liêm Trinh chia sẻ: - Khi bốc Dịch được một quẻ, ta coi là số 1, thì quẻ số 7 luôn luôn là quẻ "đối phản". Theo ví dụ mà Hà Uyên đã trình bầy, bốc Dịch được quẻ Trạch Sơn Hàm hào 2, thì quẻ thứ 7 là quẻ Sơn Trạch Tổn, cũng động hào 2 (Thất sát) - Sự thông "khí" của hào động Vẫn theo ví dụ trên, quẻ Hàm thuộc cung Đoài - Kim, động hào 2 là hào Quan quỷ - Ngọ, theo thứ tự của 12 quẻ, sẽ có quá trình tiệm tiến thông tin như sau: 1- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ Ngọ. 2- Trạch Địa Tụy hào 2 là Quan quỷ Tị. 3- Thủy Địa Tỷ hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu) 4- Thuần Khôn hào 2 là Quan quỷ Tị (Phụ mẫu) 5- Sơn Địa Bác hào 2 là Quan quỷ Tị 6- Sơn Lôi Di hào 2 là Thê tài Dần (Huynh đệ) 7- Sơn Trạch Tổn hào 2 là Thê tài Mão (Huynh đệ) 8- Sơn Thiên Đại súc 2 là Thê tài Dần (Quan quỷ) 9- Hỏa Thiên Đại hữu hào 2 là Thê tài Dần 10- Thuần Càn hào 2 là Thê tài Dần 11- Trạch Thiên Quải hào 2 là Thê tài Dần 12- Trạch Phong Đại quá hào 2 là Tử tôn Hợi (Phụ mẫu) Theo như quá khứ đã cho chúng ta biết, Quan quỷ động hóa Tử tôn, nhưng quẻ thứ 7 lại cho chúng ta thông tin về Thê tài. Thông qua quá trình trải nghiệm với nhiều môi trưỡng và lĩnh vực khác nhau, Hà Uyên cũng nhận thức được một số quy luật, xin được trình bầy sau. - Sự thông "khí" của quẻ Dịch Vẫn theo ví dụ trên, quẻ Trạch Sơn Hàm (không xét thuộc cung Đoài - Kim), động hào 2 là hào Quan quỷ - Ngọ 1- Trạch Sơn Hàm hào 2 là Quan quỷ Ngọ 2- Trạch Địa Tụy hào 3 là Huynh đệ Dậu 3- Thủy Địa Tỷ hào 4 là Tử tôn Thân 4- Thuần Khôn hào 5 là Thê tài Hợi 5- Sơn Địa Bác hào 6 là Thê tài Dần 6- Sơn Lôi Di hào 1 là Phụ mẫu Tý 7- Sơn Trạch Tổn hào 2 là Thê tài Dần 8- Sơn Thiên Đại súc hào 3 là Huynh đệ Thìn 9- Hỏa Thiên Đại Hữu hào 4 là Huynh đệ Dậu 10- Thuần Càn hào 5 là Huynh đệ Thân 11-Trạch Thiên Quải hào 6 là Huynh đệ Mùi 12- Trạch Phong Đại quá hào 1 là Thê tài Sửu Khi ta lấy quẻ thứ 7 là quẻ Sơn Trạch Tổn làm "Trung Tâm", từ vị trí thứ 7 ta tiệm tiến thuận 7-8-9-10-11-12 và tiệm tiến nghịch 7-6-5-4-3-2-1, ta sẽ có 2 phương pháp để suy luận thông tin. Hà Uyên xin phép sẽ cùng luận bàn sau.
  8. Cùng được bộc lộ thêm với Liêm Trinh, khi Hà Uyên có nói: 1 = 13 Tulokho có 52 quân bài (bỏ 2 fan), khi chia làm 4 thì được 4 phần, mỗi phần có 13 con bài, nếu ta coi f - q - k - a có trị số bằng 1 (f = q = k = A = 1). Chia 52 quân bài làm 2 phần bằng nhau (52/2=26). Lấy 1 phần có 26 quân bài, rút 1 quân bài xem. Xem xong, trộn đều 52 quân, thì ta vẫn tìm được con bài mà ta đã rút ra xem. Người Ấn độ nói: muốn học lập trình ở đất nước họ, thì phải hiểu văn hóa dân tộc của họ. Hà Uyên thấy có mối liên hệ giữa Kinh Dịch và 52 quân bài. Liêm Trinh có nghĩ như vậy không ?
  9. Xin chào các anh chị trên diễn đàn LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG ! Xin chào Liêm Trinh. Hà Uyên mới tham gia vào diễn đàn này, với những bầy tỏ của Liêm Trinh, trong quá trình nghiên cứu vì sự yêu thích cá nhân của mình, Hà Uyên xin được chia sẻ cùng Liêm Trinh. Chắc Liêm Trinh cũng hiểu cấu tạo của quẻ Dịch có 6 hào, khi một hào (hay nhiều) động, thì đều phải trải qua 10 quá trình. Ví dụ: quẻ Trạch Sơn Hàm động hào 2: - Ta coi quẻ Trạch Sơn Hàm là số 1, theo thứ tự đến số 2 là quẻ Quan hào 3, đến số 3 là quẻ Tỷ hào 4, đến số 4 là quẻ Khôn hào 5, đến số 5 là quẻ Bác hào 6, đến số 6 là quẻ Di hào 1, đến số 7 là quẻ Tổn hào 2, đến số 8 là quẻ Đại súc hào 3, đến số 9 là quẻ Đại hữu hào 4, đến số 10 là quẻ Càn hào 5, đến số 11 là quẻ Quải hào 6, và cuối cùng đến số 12 là quẻ Đại quá hào 1. - Như vậy, khi độn được 1 quẻ như ví dụ trên, quá khứ đã để lại cho chúng ta: hào âm biến thành hào dương, hào dương biến thành hào âm, gieo quẻ được quẻ Hàm hào 2 được quẻ Đại quá. - Khi ta coi quẻ Hàm là "đầu", thì quẻ Đại quá là "cuối", nhưng thực chất bên trong đã phải trải qua 10 quá trình (10 quẻ) - Trong 10 quá trình phải trải qua này, có 2 quẻ động đến hào 6, đó là quẻ Bác theo thứ tự là số 5 và quẻ Quải theo thứ tự là 11. Vấn đề ở đây, tại sao Kinh Phòng khi quy nạp quẻ theo Ngũ hành, thì không cho biến động đến hào 6 ? - Khi từ quẻ cuối cùng có số thứ tự là 12, là quẻ Đại quá, ta tiếp tục cho động hào 2 thì lại trở về quẻ ban đầu là Trạch Sơn Hàm hào 2. (1 = 13) Như vậy, theo Liêm Trinh, thông tin được bộc lộ từ quẻ Dịch, chúng ta sẽ chon lựa điểm dừng ở đâu ? Mỗi một hào quẻ Dịch luôn chuyển hóa 12 lần, một quẻ có 6 hào, vậy một quẻ Dịch có 72 sự chuyển hoá. Do vậy 64 quẻ Kinh Dịch sẽ có 4608 sự chuyển hoá. Mong được chia sẻ cùng Liêm Trinh, có thể chưa được sự đồng cảm, cũng mong sao Liêm Trinh góp ý thêm.
  10. Đất và Trời giao nhau thì thái bình (Địa Thiên Thái), Sấm (lôi) và Gió (phong) giao nhau thì lâu dài (Lôi Phong Hằng), Thủy và Hỏa giao nhau thì vượt qua (Thủy Hỏa Ký tế), Đầm (trạch) và Núi (sơn) giao nhau thì trai gái cảm nhau (Trạch Sơn Hàm). Cứ một âm một dương gọi là Đạo, là con đường của sự điều chỉnh. Dương sinh ở Đông mà thịnh ở Nam ; Âm sinh ở Tây mà thịnh ở Bắc ; trong Dương có Âm, trong Âm có Dương, rồi Lưỡng nghi, rồi Tứ tượng, rồi Bát quái, đều là tự nhiên mà có. Hà đồ giải thích sự sinh thành của Ngũ hành: “Thiên 1 sinh Thủy, địa 6 đã thành ; Địa 2 sinh Hỏa, Thiên 7 đã thành ; Thiên 3 sinh Mộc, Địa 8 đã thành ; Địa 4 sinh Kim, Thiên 9 đã thành ; Thiên 5 sinh Thổ, Địa 10 đã thành”. Lạc thư: “Dọc ngang đều là 15, mà 7, 8, 9, 6 lặp lại là giảm đi. Hư 5 chia 10, mà 1 hàm 9, 2 hàm 8, 3 hàm 7, 4 hàm 6, như vậy tham ngũ tổng hợp. Đan xen không thích hợp thì không gặp số hợp của nó. Vạn vật sinh – thành đều có số và môi trường tồn tại, sinh - tử tồn vong, đủ số thì sinh, số tăng thì trưởng, số giảm thì suy, số hết thì mất. Thịnh suy được mất tất cả đều ở số. Thiên thời, tức là sắp xếp sử dụng thời gian Năm – Tháng – Ngày - Giờ
  11. Ý NGHĨA CỦA SỰ KẾT HỢP CẶP SÔ KÊT HƠP 16, 27, 38, 49 là sao Tham lang, thần là Sinh khí (hào 3 biến) 12, 34, 67, 89 là sao Liêm trinh, thần là Ngũ quỷ (hào 2 – 3 biến) 19, 28, 37, 46 là sao Vũ khúc, thần là Diên niên (3 hào đều biến) 13, 24, 68, 79 là sao Văn khúc, thần là Lục sát (hào 1 – 3 biến) 18, 29, 36, 47 là sao Lộc tồn, thần là Họa hại (hào 1 biến) 14, 23, 69, 78 là sao Cự môn, thần là Thiên y (hào 1 – 2 biến) 17, 26, 39, 48 là sao Phá quân, thần là Tuyệt mệnh (hào 2 biến) 1- Sinh khí – Tham lang: phát sinh sự quan hệ về vật chất hay tinh thần, như có tiền, có tiền để trả nợ,… hay gặp gỡ đồng nghiệp, bạn cũ, chiêu đãi, …Sức khỏe tốt , sinh tài thêm đinh. Là những điều kiện sinh sôi, nảy nở, tiến hành thuận lợi, cây côi tươi tốt, chăn nuôi phát triển,… 2- Ngũ quỷ - Liêm trinh: là 5 thứ tà khí quấy rối sự sống, quấy rối quan hệ con người với con người, thường gây ra sự bực mình, rắc rối (do bị tai nan, mất mát, kiện thưa, cãi vã, vạ miệng,…), đi họp đi công tác, công việc bận rộn. Hay bị tai nạn nếu gặp thêm Ngũ hoàng (số 5) 3- Diên niên – Vũ khúc: là chủ về sự bền vững dài lâu, sức khỏa vững vàng, trường thọ, sự may mắn trong các mối quan hệ tình cảm gia đình và xã hội có tính bất ngờ (như trúng số, hay bị tai nạn mà người thì không bị sao,…) {chỉ Chấn và Tốn kết hợp mới được trường thọ bách niên} 4- Lục sát – Văn khúc: là sự thiệt hại những gì thuộc phạm vi chủ thể có trách nhiệm chăm sóc: như con cái, gia súc, cây trái,…là sự cản trở, công việc trái với ý định ban đầu, quan hệ bị xấu đi do tác động của bên ngoài. Tâm trạng thường bất an, công việc khó có kết quả (va chạm xe cộ). 5- Họa hại - Lộc tồn: là sự thiệt hại, hao tán tài vật thuộc quyền chủ thể quản lý sử dụng. Thiệt hại về vật chất hay tinh thần (trả tiền, mất tiền, đồ đạc đang sử dụng tự nhiên bị hư hỏng, cãi vã về đồ đạc, thị phi điều tiếng,…), phải đi xa, tổn tài, dễ mắc bệnh tật. 6- Thiên y - Cự môn: là sự giải thoát những vướng mắc trong đời sống mọi mặt. Người xưa cho rằng Thiên y như là một lực âm phù đã theo sát để cứu nguy. Giả thoát khỏi sự bế tắc. Đúng lúc gay go nhất, bí nhất, nan nguy nhất thì lại có cơ hội để vượt được qua như vật chất hay tinh thần. Có lợi cho sức khỏe, ít bệnh hay nếu có bệnh thì mau khỏi. Tâm lý ổn định, đạo đức lành mạnh. 7- Tuyệt mệnh – Phá quân: sức khỏe suy giảm, sự nghiệp trở ngại, tai nan, tình cảm hay các mối quan hệ bị xấu đi, bị người trở mặt, gặp sự chia lìa, gặp khách không mời mà đến,…, nhưng những việc lớn trong đời lại thường đến vào thời điểm này, tùy theo mệnh cục của mỗi người mà gặp hung hay cát. 8- Phục vị: là khí chất sinh học theo tự nhiên, mọi việc diễn tiến bình thường, nếu gặp tốt thì sẽ tốt, nếu gặp xấu thì sẽ xấu, căn cứ phụ thuộc vào các mối quan hệ và tại thời gian, thời điểm ảnh hưởng vào lúc đó. Ví như ngày là Phục vị, mà gặp tháng hay năm là Thiên y, thì sẽ thuộc về Thiên y, còn nếu gặp năm, tháng hay giờ là Ngũ quỷ, thì sẽ là Ngũ quỷ. Tuổi Khôn Cấn hay có sự va chạm nhất về xe cộ.
  12. ỨNG DỤNG TIÊN THIÊN - HẬU THIÊN Can Chi Năm-Tháng-Ngày-Giờ nạp quẻ Dịch Ví dụ: Năm Kỷ Sửu 2009, tháng Kỷ Tị, ngày Canh Tý, giờ Mậu Tuất. - Năm Kỷ Sửu, nạp quẻ Hỏa thủy Vị tế, có số thứ tự là 43, có số thực dụng là 37. - Tháng Kỷ Tị, nạp quẻ Thủy Lôi Truân, có số thứ tự là 30, có số thực dụng là 78 - Ngày Canh Tý, nạp quẻ Lôi Phong Hằng, có số thứ tự là 36, có số thực dụng là 82. - Giờ Canh Tuất, nạp quẻ Phong Hỏa Gia nhân, có số thứ tự là 21, có số thực dụng là 23. + Thiên Can: Kỷ - Kỷ - Canh - Canh nạp số thực dụng là 3-7-8-2, đã hội đủ TAM QUÝ: Sinh khí - Thiên y - Diên niên (Tham Cự Vũ) + Địa chi: Sửu - Tị - Tý - Tuất nạp số thực dụng là 7 -8- 2- 3, cũng hội đủ Sinh khí - Diên niên - Thiên y (Tham-Cự-Vũ)
  13. Từ hai sườn dốc - từ đó sinh ra các đối lập tạo nghĩa. Âm Dương, tự nhiên luôn tồn tại "thái quá" và "bất cập", đối lập tạo nghĩa của Âm Dương cũng theo quy luật của tự nhiên, Âm thái quá và bất cập, cũng như Dương thái quá và bất cập, hình thành bốn trạng thái: Thái âm, Thiếu dương, Thái Dương, Thiếu âm. Trong tự nhiên, đặc thù mang tính khái quát cao đó là "nước", luôn luôn giữ được sự "thăng bằng". Trời 1 ở Bắc, Đất 2 ở Nam, Trời 3 ở Đông, Đất 4 ở Tây, Trời 5 ở Trung tâm, Đất 6 ở Bắc.
  14. Thiệu Ung viết: "Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8". Theo Tiên thiên, thì quẻ Thuần Càn ở vị trí thứ 1, cộng thêm với 9 thì tới quẻ Thuần Đoài có số thứ tự là 1 + 9 = 10. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Ly có số thứ tự là 10 + 9 = 19. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Chấn có số thứ tự là 19 + 9 = 28. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Tốn có số thứ tự là 28 + 9 = 37. Tiếp tục công thêm với 9 thì được quẻ Tập Khảm có số thứ tự là 37 + 9 = 46. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Cấn có số thứ tự là 46 + 9 = 55. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Khôn có số thứ tự là 55 + 9 = 64. Theo Hậu thiên, quẻ Thuần càn gồm: 1, 9, 17, 25, 33, 41, 49, 57 (1, 9, 7, 5, 3, 1, 9, 7). Từ số thứ tự cuối của quẻ Càn 57 + 9 = 66 ta trừ đi 64 quẻ 66 - 64 = 2. Nên quẻ thuần Đoài mang số thứ tự khởi đầu là 2. Thiệu Ung nói: Càn 1, Đoài 2. Theo Hậu thiên, quẻ Đoài gồm các số: 2, 10, 18, 26, 34, 42, 50, 58 (2, 0, 8, 6, 4, 2, 0, 8). Từ số thứ tự cuối của quẻ Đoài cộng thêm với 9, tức là 58 + 9 = 67 - 64 = 3. Do vậy 3 là số thứ tự đầu tiên của quẻ Ly. Nên nói Ly 3. Tiếp tục như vậy, nên Thiệu Ung viết: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Thiên Trạch Hỏa Lôi, Phong Thủy Sơn Địa - 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  15. [ Hệ từ truyện nói: “ Trời một đất hai, trời ba đất bốn, trời năm đất 6, trời bảy đất tám, trời chín đất mười. Trời năm số đất năm số” Hệ từ viết như vậy, có thể hiểu: Trời 1 hợp với Đất 6, Đất 2 hợp với Trời 5 có được không ? Cũng có thể hiểu Trời 1 ở Bắc thì Đất 2 ở Nam có được không ? Mong Bác cho biết có thể hiểu như vậy được không ? Hà Uyên