Hà Uyên
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
1.069 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Uyên
-
Hà Uyên chào VinhL VinhL có thể tham khảo sách: DI SẢN HAN NÔM VIỆT NAM - Thư mục đề yếu - Bổ di 1 - 2 - 3 - Quyển thượng, hạ. Tìm phần "Cổ chỉ". Chuyên đề về Mai hoa chúng ta có thể tạm dừng ở đây được không VinhL ? Cảm ơn VinhL đã dành thời gian và quan tâm. Hà Uyên.
-
VinhL đã viết "Thưa Bác Hạ Uyên đó là diễn quái theo sự hiểu biết của VinhL khi nghiên cứu Hoàng Cực Kinh Thế." Hà Uyên kiến thức sư phạm không có, từ trước cho tới nay, bằng sự yêu thích mang tính cá nhân của mình, vậy thôi. Sự yêu thích khởi đầu của Hà Uyên bắt đầu như sau: --------------------------------------------------------------- G. Tý - Â.Sửu - B.Dần - Đ.Mão - M.Thìn 1 -------2 ----3 ----- 4 ------ 5 ------ ==> Sinh --------------------------------------------------------------- KTị - C.Ngọ - T.Mùi - N.Thân - Q.Dậu 6 ---- 7 ----- 8 ---- 9 ----- 10 ------ ==> Thành --------------------------------------------------------------- G.Tuất - A.Hợi - B.Tý - Đ.Sửu - M.Dần 11 ------ 12 ---- 13 --- 14 ---- 15 ------ ==> Sinh ---------------------------------------------------------------- K.Mão - C.Thìn - T.Tị - N.Ngọ - Q.Mùi 16 ----- 17 ----- 18 ----- 19 ----- 20 ==> Thành ---------------------------------------------------------------- G.Thân - A.Dậu - B.Tuất - Đ.Hợi - M.Tý 21 ----- 22 ------ 23 ------ 24 ----- 25 ----- ==> Sinh ---------------------------------------------------------------- K.Sửu - C.Dần - T.Mao - N.Thìn - Q.Tị 26 ----- 27 ----- 28 ---- 29 ----- 30 ------- ==> Thành ------------------------------------------------------------------ G.Ngọ - A.Mùi - B.Thân - Đ.Dậu - M.Tuất 31 ------ 32 ------ 33 ----- 34 ------ 35 -------- ==> Sinh ------------------------------------------------------------------ K.Hợi - C.Tý - T.Sửu - N.Dần - Q.Mão 36 ----- 37 ----- 38 ----- 39 ----- 40 -------- ==> Thành ------------------------------------------------------------------- G.Thìn - A.Tị - B.Ngọ - Đ.Mùi - M.Thân 41 ---- 42 ---- 43 ----44 ----- 45 ------ ==> Sinh -------------------------------------------------------------------- K.Dậu - C.Tuất - T.Hợi - N.Tý - Q.Sửu 46 ----- 47 ----48 ----- 49 ----- 50 ------- ==> Thành -------------------------------------------------------------------- G.Dần - A.Mão - B.Thìn - Đ.Tị - M.Ngọ 51 ---- 52 ----- 53 ---- 54 ----- 55 ------ ==> Sinh -------------------------------------------------------------------- K.Mùi - C.Thân - T.Dậu - N.Tuất - Q.Hợi 56 ------ 57 ---- 58 ----- 59 ---- 60 ----- = => Thành Giáp - Kỷ phối ứng cặp số đồng đẳng 1 - 6, Ất - Canh phối ứng với cặp số đồng đẳng 2 - 7, Bính - Tân phối ứng với 3 - 8. Đinh - Nhâm phối ứng với 4 - 9, Mậu Quý phối ứng với 5 - 10 Khi ta coi 60 là một đơn vị tính, thì 60 - 3 = 57 là hệ số can chi Canh Thân, là mốc thời gian để tính trước CN và sau CN. Nhất âm nhất dương = 60 + 60 = 120 - 3 = 117. Trước Công nguyên thì trứ đi 117, sau Công nguyên thì cộng thêm với 117, thì thời gian tính sẽ chia hết cho 360 (117 hay 110 là số tính tương thông với Thái ất) (8 x 60) - 3 = 477 - 177 = 360 ==> 129600/360 = 360 (14 x 60) - 3 = 837 - 117 = 720 ==> 129600/720 = 180 (20 x 60) - 3 = 1197 - 117 = 1080 ==> 129600/1080 = 120 (26 x 60) - 3 = 1557 - 117 = 1440 ==> 129600/1440 = 90 (32 x 60) - 3 = 1917 - 117 = 1800 ==> 129600/1800 = 72 (38 x 60) - 3 = 2277 - 117 = 2160 ==> 129600/2160 = 60 (44 x 60) - 3 = 2637 - 117 = 2520 ==> 129600/2520 = 51 dư 1080. + Bính Tân 3 - 8 hợp: Liên Bang Xô viết "tụ" năm 1916 can "Bính-, năm 1991 can Tân -thì "tán," đến năm Bính Dần 1984 lại xẩy ra sự cố nhà máy điện nguyên tử,.... VinhL tham khảo thêm [/tr][tr]
-
Hà Uyên chào VinhL. Tất cả các môn học thuật mà chúng ta đã và đang quan tâm, đều phải thông qua đơn vị "thời gian", đó là Lịch pháp. Đặt vào bối cảnh Lịch sử của các môn học thuật này khi ra đời, được truyền bá và ảnh hưởng rông rãi trong dân gian, thì vấn đề Lịch pháp, theo Hà Uyên, chiếm 50% giá trị thông tin, còn mức độ tính toán học thuật là phần còn lại cộng với kinh nghiệm bản thân của mỗi người. Trước triều Hán, lịch pháp được dùng là “Cổ tứ phân lịch” (lịch chia bốn). Đến đời Hán, gọi là “Tứ phân lịch”. Cơ sở của lịch đời Hán là căn cứ vào sự giãn cách thời gian của mặt Trời hai lần liên tục, thông qua thời điểm Đông chí. Mãi sau này mới chọn thời điểm giãn cách hai lần liên tục của mặt Trời thông qua điểm Lập Xuân. Tức là trái Đất quay xung quanh mặt Trời một vòng, lấy điểm Lập Xuân làm mốc khởi, để tính lịch. Như vậy, từ ngày Đông chí tới trước quẻ Khôn đợi lệnh, khi tới ngày Đông chí, một dương được sinh ra thành quẻ Phục đối ứng với tháng 11 Thiên chính Tý, tháng 12 Địa chính Sửu là quẻ Lâm, tháng Giêng Nhân chính Dần là quẻ Thái. Đối với Lịch pháp hiện nay chúng ta đang sử dụng, thì lại lấy điểm Lập xuân để khởi Lịch pháp. Hà Uyên cũng tự hình thành cho mình một loại Lịch pháp quái khí riêng, để trong quá trình tính toán áp dụng, thấy tính thực tiễn thông tin khác rất nhiều so với khi chúng ta sử dụng Lịch hiện hành. Có thể Hà Uyên đánh giá chưa hết, nhưng rõ ràng, Kinh Phòng và Thiệu Ung đều phải sử dụng lịch Thái sơ làm kết cấu khung khi xây dựng học thuyết cho mình. Hà Uyên chỉ muốn đặt chúng ta vào bối cảnh cách đây hàng ngàn năm, thì sự định hướng trong tư duy sẽ có những thay đổi nhất định. Vấn đề ở chỗ là đi tìm mức độ chính xác của thông tin, khi chúng ta sử dụng các môn học thuật liên thông với quy luật thời gian Lịch pháp. Công thức tính toán thì căn cứ vào Lịch pháp Quái khí, khi xác lập thông tin ngày hôm nay thì lại căn cứ theo Lịch pháp hiện hành. VinhL tham khảo thêm.
-
THUYẾT QUÁI KHÍ CỦA TĂNG NHẤT HÀNH VỚI LỊCH ĐẠI DIỄN Năm Khai Nguyên thứ 9 triều Đường (721 CN), Tăng Nhất Hành phụng chiếu, sáng tác Lịch mới. Nhất hành dựa vào thuật suy diễn các con số để diễn giải Lịch mới. Năm Khai Nguyên thứ 17 (729CN), Lịch mới đã được ban hành, được gọi là Lịch Đại diễn. Song, số liệu Thiên văn và phương pháp giải thích của Nhất Hành còn thiếu độ chính xác. Tại thời điểm đó, đã được kiểm tra lại, thì Lịch Đại diễn đạt độ chính xác 70% - 80%. Ảnh hưởng từ Dịch - Hệ từ, ông nói: “Trời bắt đầu từ 1, Đất bắt đầu từ 2. Hợp hai số đầu này lại thì thành “cương – nhu”. Số cuối của Trời là 9, số cuối của Đất là 10, hợp hai số cuối lại để ghi số dư. Số giữa của Trời là 5, số giữa của đất là 6, hợp hai số giữa này để thông luật Lịch”. Hệ từ: “Trời số 5, Đất số 5, năm vị trí đều thành, và các vị trí có sự hoà hợp khác nhau, nên mới có biến hoá của Quỷ thần”. Từ đây, ông đã suy ra phép thông 3040 trong Lịch pháp đại diễn. 3040 là nhật pháp, phương pháp tính ngày, tương tương trong Lịch chia 4 cổ, và 81 trong Lịch Thái sơ. Song, trong lịch Đại diễn, tất cả ngày, tháng, và chu kỳ vận động của 5 hành tinh lớn, đều được biểu thì bằng phân số, có mẫu số chung là 3040. Ví như 3040 = 19 x 160, trong đó 19 là biểu thị 19 năm tăng thêm 7 tháng nhuận, được gọi là “Chương pháp”, các nhà làm Lịch gọi là “thông pháp” (nghĩa như chương pháp cũ). Theo Tăng Nhất Hành, 19 của chương pháp cũ, là sự phối hợp hai số cuối (9&10) của Trời - Đất để tính. Ông cho rằng: “Phu số tượng vi vu tam, tứ, nhi chương vu thất, bát”. Nghĩa là nói: 3 và 4 là “vi”, còn 7 và 8 là “chương”. Ông lại nói: “Tự ngũ dĩ giáng, vi ngũ hành sinh số, tự lục dĩ vãng, vi ngũ tài thành sinh số”. Sinh số là 1, 2, 3, 4, 5, thành số là 6, 7, 8, 9, 10. Tổng của sinh số là 15, tổng của thành số là 40. Khi 15 x 40 = 40 x 15 = 600. Tổng thành số nhân với tổng sinh số gọi là “tích thiên trung”, đều có tích là 600. Tích của Thiên trung và Địa trung, nghìn có 200 (tức là 1200). Gấp 4 thành hệ số hào là 300. Đem 10 vi nhân với 2 chương, thì có tích là 3000. Đem 5 tài nhân với 8 tượng, thì được 2 vi, hoặc được tích là 40. Tích của chương nhân vi, là mẫu số của khí số. đây chính là nguồn gốc của 3040. Nhất Hành còn sáng tạo thuận Hô - Hấp kết hợp với lịch Đại diễn, đây chính là tìm cách tiếp cận quái khí, đem 64 quẻ đối chiếu với 72 hậu, đồng thời đưa Ngũ hành vào cuộc. Dịch vốn là “Khí”, về sau mới rõ Dịch còn nói về con người và sự vật. Chứng tỏ thuyết Quái khí của Nhất Hành là bê y nguyên thuyết Quái khí của Mạnh Hỷ. Đầu tiên là lịch Chính Quang thời Bắc Nguỵ. Phương pháp của nó là, trước tiên suy ra 4 quẻ chính, tức là cầu ngày Đông chí là ngày quẻ Khảm vào cuộc, ngày Xuân phân là ngày quẻ Chấn tham gia, ngày Hạ chí là ngày quẻ Ly hành sự, ngày Thu phân là ngày quẻ Đoài hành sự. Sau đó, thông qua ngày Đông chí, hoặc ngày quẻ Khảm vào cuộc, để cầu quẻ Trung phu. Từ đây, tiếp tục cầu các quẻ khác. Suy diễn 72 hậu, ví như ngày Đông chí bắt đầu nhập vào Hậu, mỗi một tiết khí tương ứng với 3 đốt hậu. Song, trng thuật hô hấp và lịch Đại diễn áp dụng, trước tiên lập một số liệu cơ bản, tức là: chuỗi 5 của thiên trung (thiên số 1, 3, 5, 7, 9), chuỗi 6 của địa trung (địa số 2, 4, 6, 8, 10), chuỗi của 3 chinh hối, (quẻ xấu). Cầu 72 hậu: “các nhân trung, tiết mệnh chi, đắc sơ hậu”. Ý nói là, căn cứ vào Trung khí và Tiết khí định được tên gọi của 3 hậu. Trước tiên từ Trung khí được: Sơ hậu, thêm chuỗi (5 ngày) của thiên trung được Thứ hậu, tiếp tục thêm, thì được Mạt hậu. “Nhân trung khí mệnh chi, đắc công quái dụng sự”, tức là quẻ Công quái bắt nguồn từ Trung khí. Luỹ tiến (tăng dần theo cấp số cộng) của địa trung, thì được quẻ tiếp theo.. Giả sử đem chuỗi 3 của “trinh hối”, cộng với quẻ Hầu, thì được đầu của 12 tiết, là quái thể ngoài vào cuộc (tức là thể trên của quẻ hầu)
-
Hà Uyên chào VinhL Tại thời gian của Thiệu Ung, lịch Đại diễn vẫn đang được sử dụng. Năm 721 (CN) Tăng Nhất Hành phung chiếu, sáng tác Lịch mới được gọi là lịch Đại diễn. Thực chất sáng tác của lịch Đại diễn này, là bê y nguyên thuyết Quái khí của Mạnh Hỷ vào lịch pháp của Tăng Nhất Hành. Hà Uyên nghĩ Thiệu Ung vẫn phải sử dụng hệ thống lịch Đại diễn này. Ví dụ: Tháng Dần - hội thứ ba, hào 6 - 3 trở về trước quẻ Phong, cùng với quẻ Ký tế, Gia nhân chủ khí Vũ thuỷ. Hào 9 -4 quẻ Phong trở về sau, cùng với quẻ Cách, và quẻ Đồng nhân chủ khi Kinh trập. Do vậy, số 129600 sẽ không chia hết cho 2520. VinhL tham khảo thêm
-
Chào VinhL VinhL đã tìm hiểu về phạm trù: "quy luật thời gian" chưa ?
-
"Trong các bài viết của Bác về sự thông khí, không thấy đề cập về Lục Khí (Ngũ Vận Lục Khí). Theo sự suy luận của VinhL, nguồn gốc của các hào thế ứng trong kinh Dịch củng chính là dựa vào Lục Khí. Tại sao hào sơ lại ứng tam, hào nhị ứng ngũ, vv..... mà không phải là sơ ứng lục hay ứng các hào khác." Đất chựu Trời thì chấp thuận 5 vận (chế) Trời chựu Đất thì chấp thuận 6 khí (tiết) Đối ngoại thì có 4 phương, cùng với Trung tâm mà sinh ra "khí" - "động" Đối nội thì có bởi 8 cực. Khi tĩnh thì hướng tâm, xu hướng phát triển theo "vỹ". Khi động thì ly tâm, xu hướng phát triển theo "kinh". Cửu cung: khi số Trung tâm là số "chẵn", thì số ở 4 góc là số "lẻ". Số nhập Trung cung là số "lẻ", thì số của 4 góc là số "chẵn". Sao Thuỷ chuyển 4 độ thì trái đất chuyển 1 độ. Năm 1999: Chính của Dương minh thuộc về kỷ của Mão - Dậu: Dương minh - Thiếu giác - Thiếu âm thanh nhiệt, thắng phục đồng, giống, chính, thương. Đinh Mão tuế hội - Đinh Dậu vận ấy là thanh nhiệt. Thiếu giác sơ chinh, thiếu cung, thái dương, thiếu vũ cuối.Chính của Dương minh chỉ năm Dương minh táo kim Tư thiên. Kỷ Mão - 1999: vận Thổ bất cập, Khí Tư thiên là Dương minh táo kim, khí tại tuyền là Thiếu âm quân hoả. Tố vấn di biên - Thiên luật pháp: Kỷ Mão: sao Lâu, hành Kim ở phương Tây, trộm cướp Thái quá, giao thông bế tắc. Sao Kim - Hoả có ảnh hưởng nhiều tới trái đất. Ngày 3/10/1999, Làng văn hoá các dân tộc Viết nam động thổ tại Đồng Mô - Sơn tây. Bản tính Dự báo Thời tiết năm 1999 đã được gửi từ đầu năm, ghi rõ: ngày 3/10/1999 là ngày Giông tố. Chủ khí Dương minh táo kim, gió Tây và Tây Bắc hanh khô (21/9 - 21/11). Khách khí Quyết âm phong mộc, xuân lệnh nghịch lại lưu hành. Khí gió thiên thắng. Khí hậu lạnh không lạnh được. Thực tiễn ngày 3/10/1999 đã xẩy ra giông tố. Đây là một đóng góp mang tính thực tiễn mà Hà Uyên đã làm. Chỉ tiếc rằng, tại thời điểm đó lãnh đạo vẫn chọn ngày 3/10 làm ngày động thổ với số vốn đầu tư 70 triệu us.
-
Chào VinhL Trên diễn đàn này, chúng ta đã dùng Đạo "hối minh", thì "minh" ấy càng được sáng tỏ. VinhL và Hà Uyên khởi đầu giao lưu từ ngày 10/5/2009, bắt đầu từ Mai Hoa Dịch số, đến ngày 22/5/2009, thì VinhL đã Thấy được Bốc Dịch, do học thuyết của Kinh Phòng xây dựng nên, mà ngày hôm nay người Phương Đông đang ứng dụng nó một cách phổ biến, những căn nguyên mà VinhL đã tìm hiểu ra, sự không đồng bộ trong hệ thống tính toán của Kinh Phòng, sự thiếu chặt chẽ trong học thuyết mang tính ngiêm trọng, nó ảnh hưởng tới tính chính xác và độ tin cậy của thông tin rất nhiều. Cho phép Hà Uyên nghĩ thế này: kể từ ngày 10/5/09, cộng thêm với 196 ngày nữa, VinhL sẽ ở vào một tư thế mới. Dương khí có xu hướng đang tiệm tiến chuyển dịch vào bên trong con người của VinhL "nén chặt". Khi Dương khí co rút vào càng nhiều, càng lớn, càng mạnh, thì sự giãn nở ra càng lớn. Giới hạn giữa sự hiểu biết và không hiểu biết, là chu vi phát triển ngày càng lan rộng. Hà Uyên tin như vậy. Cũng như Hà Uyên đã trao đổi với Liêm Trinh, người thứ 5 giao lưu với Hà Uyên là anh Thiên Sứ. Vì rằng, VinhL đã quyết định đúng, khi nói Thiệu Ung dùng phương pháp biến quẻ Tiên thiên làm gốc. Có điều này, Hà Uyên cũng nghiêm túc muốn trao đổi với VinhL. Khi tiến tới một giới hạn cho phép, thì chúng ta phải đối mặt với sự hiểm nguy. Người nước lớn không bao giờ muốn dân tộc chúng ta có người tài giỏi cả đâu. Đặc biệt là những môn học thuật này. Lịch sử đã cho chúng ta biết như vậy. Đến tận ngày hôm nay, sự hiểm nguy còn lan rộng hơn. Vấn đề này hết sức nhậy cảm và tế nhị. ! Thiệu Ung khi xây dựng hệ thống kết cấu cho học thuyết của mình, không thể để "thời gian" trôi tuột đi được. Do vậy, Hà Uyên đã trao đổi với VinhL giữa học thuyết tính toán của Thiệu Ung, so sánh với thời gian thực, đã ẩn giấu một "chìa khoá". Từ xưa đến nay, dù chúng ta có dùng "100 khắc", hay gọi là "miễu", thì thời gian vẫn không thay đổi. Một ngày gồm 86400 giây là đơn vị tính cơ sở, khi thêm đơn vị tính cơ sở của Thiệu Ung là 4320 (43200), thì chúng ta hiểu: tai sao Thiệu Ung dùng 129600 làm đơn vị để tính. Từ ngày 10/3/2008 khai trương diễn đàn Lyhocdongphuong, cho tới ngày hôm nay 23/5/2009, số ngày đã trải qua là 439 ngày. Chúng ta đang ở Hạ nguyên, vậy thì từ Giáp Tý sau đông chí Thượng nguyên, đến ngày hôm nay là bao nhiêu ngày ? Thiệu Ung có nghĩ như vậy Không ? Tại sao chúng ta lại lệ thuộc vào sự quy định khởi đầu của Hội Ngọ, vào những năm TR.CN như vậy ?
-
Vâng VinhL đã để lại cho Hà Uyên một nội hàm (cảm giác bên trong) thực sự phấn chấn. Sau hơn 2000 năm, người Việt nam, khi nói theo đơn vị hành chính, dân tôc Lạc Việt, khi nói theo tiến trình logic của Lịch sử, đã và đang tìm về côi nguồn của mình. Chúng ta đã đánh giá đúng về Kinh Phòng, khi ông dùng hào 1 quẻ Thuần Càn: "vật dụng", phối hợp với Ngũ hành nạp hào quẻ Dịch, thì 8 quẻ "Bát thuần", Kinh Phòng gọi là quẻ Bố - Mẹ, không tồn tại quẻ "Quỷ dịch": Du hồn và Quy hồn. Đây là một "chìa khoá" rất quan trọng đối với các môn học thuật Phương Đông. Cảm ơn, cảm ơn VinhL nhiều. Đến tại thời điểm này, theo những gì Hà Uyên được biết, Thiệu Vĩ Hoa hay những diễn đàn chính thức, chưa có những công bố về: công thức tính toán trên của Kinh Phòng. Do vậy, khi Bốc Dịch theo phương pháp của Kinh Phòng, gặp phải quẻ Quỷ Dịch, chất lượng thông tin thường gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta sẽ bàn lại chủ đề này sau. Một hào của một quẻ Dịch bất kỳ, luôn luôn trải qua 12 giai đoạn tiệm tiến, theo Hà Uyên, đây là Nguyên lý cơ bản của Dịch học. Tại sao ? Trải dài với thời gian hơn 5000 năm, không một ai thay đổi Quái danh, Quái tượng, ngôn ngữ của Hào từ. Một hào tiệm tiến trải qua 12 quá trình (12 quẻ dịch), nhưng ngôn ngữ của Hào 1, luôn luôn thông khí với toàn bộ các hào 1 của 11 quẻ còn lại. Đây là một "chìa khoá" cũng rất quan trọng, khi đưa ra lời giải cho những môn học thuật cao. Ví du: quẻ Sơn Lôi Di hài 1: - Hào 1 quẻ Sơn Lôi Di: "Hào Chín Đầu, người bỏ phần tốt đẹp như rùa thiêng của mình, mà nhìn ta tới trễ mép cầu ăn, có hung hiểm." - Hào 1 quẻ Sơn Trạch Tổn: "Hào Chín Đầu, hoàn thành sự nuôi dưỡng, liền mau chóng đi lên giúp người ở ngôi cao, tất không có cữu hại, nên trông trước giảm bớt tính cương cứng của bản thân" - ....... Như vậy, quẻ Di có hình tượng tượng trưng là: "nuôi dưỡng", thì hào 1 quẻ Tổn tiếp lời: "hoàn thành sự nuôi dưỡng,...". Khi chúng ta thống kê toàn bộ 64 quẻ, hay 4608 sự chuyển hoá, ta sẽ thấy rất nhiều điều thú vị, đặc biệt là phương pháp tư duy "tượng số" đối với những môn học thuật cao (Tam minh). Tại một thời điểm thuộc quá khứ, khi Anh Hoàng Tuấn làm Trưởng đoàn, vào miền Nam nghiên cứu môn bấm huyệt của bà Huỳnh thị Lịch tại quận Phú Nhuận, phương pháp bấm có tên gọi: "Thập Thủ Đạo", thì Hà Uyên có trao đổi với anh Hoàng Tuấn: Hội Ngọ được tính bắt đầu từ năm 2198 Tr.CN là căn cứ vào đâu ?, anh Hoàng Tuấn có trả lời rằng: lấy theo quyển: Địa Lý Ngũ quyết và quyển Địa lý mật truyền cáo tập. Về việc này, chúng ta sẽ trao đổi sau. Cảm ơn VinhL đã quan tâm.
-
Hà Uyên xin chào các Anh Chị trên diễn đàn Hà Uyên chào VinhL Sự đàm luận cùng bầu bạn tâm giao, bằng những ngôn ngữ hiểu nhau, có phần hơi kiêu kỳ, nó được coi như một hoạt động tinh thần tế nhị. Sự thanh đàm này, chỉ có được giữa bạn bè có cùng một nhận thức. Chữ "nhận thức" ở đây, Hà Uyên chỉ muốn nói về góc độ, khi chúng ta đọc sách Dịch Kinh, tìm hiểu về Dịch học và khi ứng dụng những kiến thức của Dịch học, vào cuộc sống thực tiễn vậy. Thực học càng được, thì Tính càng mất đi. ! Chúng ta có thể, nên thống nhất với nhau, rằng: chúng ta đã trải qua giai đoạn "Đồng thanh tương ứng", mà hiện tại, chúng ta đang ở giai đoạn "Đồng khí tương cầu", có nghĩa là, chúng ta đang chạy maratong 42 km, không phải là đang chạy 100 mét. Người nước lớn công nhận tên được ban là "Khang Tiết" tại đời vua Nguyên Hựu, hiện tại chúng ta đang thừa nhận tìm hiểu hệ thống học thuyết, nên gọi chính danh là: Thiệu Ung. Chúng ta bắt đầu từ: QUY LUẬT THỜI GIAN - Toàn thể loài người đang sử dụng thời gian: một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút, một phút có 60 giây. Chúng ta tạm gọi là Dương lịch. - Thiệu Ung khi xây dựng kết cấu cho hệ thống tính toán của mình, đã lấy "đơn vị ngày" làm đơn vị cơ sở cốt lõi, với phương pháp theo "tư duy số". Tại sao phải lưa chọn như vậy ? Khi chọn "năm" làm đơn vị để tính, thì sẽ vướng phải lịch "tiết khí", cứ 19 năm thì có 7 năm, phải tồn tại một "tháng nhuận", mâu thuẫn với nguyên tắc của "số 7", đó là 12 +7 = 19, sẽ là 19 x 360 = 3420, khi lấy đơn vị tính là "một Nguyên = một năm", thì 129600 là số không chia hết. Khi chọn "tháng" làm đơn vị tính, thì sẽ mâu thuẫn với Nguyên lý Ngũ hành, về "Kỳ hạn biến hoá" (thời gian tới hạn) của vật chất làm đơn vị tính để tính, khi định cát - hung. Thiệu Ung xây dựng hệ thống "tư duy số" cho cá nhân mình, Ông lấy đơn vị là "ngày" có 12 giờ, một Giờ có 30 vận, một Vận có 12 thế, một Thế có 30 Giây. Chúng ta tạm gọi là Ngày âm lịch, có nghĩa là: - Một ngày có 129600 giây, tương đương với một Giờ có 10800 giây - Một Giờ có 30 vận, thì một giờ có 180 phút, có nghĩa là: một Vận là 6 phút , và như vậy thì: một Thế có 30 giây Như vậy mối quan hệ của một ngày Dương lịch là 86400 giây, so với ngày Âm lịch 129600 giây, sẽ tồn dư 129600 - 86400 = 43200 giây, tương đương với 72 phút, tương dương với 4 giờ âm lịch. Đến đây, có thể Thiệu Ung đành phải dùng Lý học, mà không dùng "tư duy số". Tại sao lại như vậy ? Vì một ngày, theo giờ phương Đông có 12 Giờ, chi phí cho thời gian bảo tồn năng lượng và tái hồi sức sống, thì loài người, chúng ta phải ngủ mất 4 Giờ, chỉ còn lại 8 giờ là thức. Do vậy, trong "Hoàng cực Kinh thế" ông đã viết: "bỏ một lấy hai, bỏ ba chọn bảy,..." (Hoàng cực kinh thế - tập 2). Có nghĩa là, trong tính toán, chia làm 3 phần, thì bỏ một phần lấy hai phần, tức là bỏ 4 lấy 8 để dụng. Về công thức tính, chúng ta sẽ trao đổi từng phần. Theo Hà Uyên, với công thức tính toán của Thiệu Ung, thì loài người đang ở vào Tháng Bảy, ngày 12 âm lịch, giờ Mão. Hà Uyên xin cảm ơn VinhL đã quan tâm.
-
Chào Liêm Trinh Liêm Trinh có thể đặt lại câu hỏi được không ? Hà Uyên chưa biết nên bắt đầu từ đâu để chúng ta cùng nhau trao đổi, mong Liêm Trinh thực sự thông cảm.
-
Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, mỗi chúng ta không thể không biết: “quy luật được hiểu là như thế nào ? Những gì tồn tại có thể coi là quy luật”. Theo truyền thuyết, hay trong thần thoại, tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, về mối liên hệ nhân quả và hiện thực, tại thời điểm sơ khai của loài người, khởi đầu không có sự phân biệt cái tự nhiên và cái con người, cái tự nhiên và cái siêu nhiên, cái cảm giác và cái siêu cảm, có sự lẫn lộn cái tưởng tượng ra với cái tồn tại hiện thực, cái mong muốn với cái hiện thực. Sự không phân biệt và sự lẫn lộn đó, theo tiến trình Lịch sử dần dần bị loại bỏ. Trong những tác phẩm bàn về số phận của con người, hình thành một trào lưu tư tưởng về tính tất yếu quy định số phận của con người. Những tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, về tính tất yếu, về mối liên hệ nhân quả, ..., là những tư liệu cần để các nhà khoa học xã hội tư duy và chuyển sang ngôn ngữ của các khái niệm. Người đầu tiên nêu lên tư tưởng về tính quy luật phổ biến của loài người là Pitago (580 – 500 Tr CN). Pitago hiểu quy luật là : “trật tự thế giới”, là “sự hài hoà của vũ trụ”, về quy luật số lượng giản đơn nhất của tự nhiên, mối quan hệ có tính quy luật giữa các con số. Theo Pitago: “con số không trực tiếp là bản thân sự vật, ..., nhưng con số là cơ sở tồn tại của sự vật”. Pitago đã chuyển hoá tính hư ảo của thần thoại sang sự thần bí hoá các con số. Rồi tiếp đến cách giải thích của Hôme về số phận, tư tưởng của Talet về khởi nguyên duy nhất, học thuyết Anaximandrơ về sự cân băng vũ trụ, về sự hài hoà của các mặt đối lập, ..., đã dẫn tới tính lôgic của Lịch sử: “,..., Mọi cái đều diễn ra thông qua cải cách và do tính tất yếu”. Rồi đến Lêôna đơ Vanhxi (1452 – 1519) lấy nguyên tắc quyết định nhân quả phổ biến làm phương pháp luận. Ông sử dụng “tính như nhau” làm thuộc tính quan trọng nhất trong tính nhân - quả, Lêôna xuất phát từ những “nguyên nhân giống nhau”, và từ tính kế thừa của mối liên hệ nhân - quả, Lêôna cho rằng: “Tính tất yếu là người thầy và là người đỡ đầu của thế giới tự nhiên. Tính tất yếu là đề tài và là người nữ thần sáng chế của giới tự nhiên, là dây cương và là quy luật vĩnh viễn”. Khi coi toán học là công cụ quan trọng nhất để nhận thức giới tự nhiên, Lêôna đã diễn đạt tư tưởng về tính quy luật của tất cả các hiện tượng dựa trên cơ sở toán học. Ông nói: “Tỷ lệ không chỉ có trong các con số và số đo, mà còn có trong các âm thanh, trọng lực, thời gian, vị trí và trong bất kỳ lực nào...” Thậm chí, con chim, theo ông, không phải cái gì khác, mà là công cụ hành động theo quy luật của toán học. Lêôna đã tiến hành đấu tranh với chủ nghĩa kinh nghiệm thô thiển, ông cho rằng “kinh nghiệm đánh lừa những ai không hiểu được bản chất của chúng”. Khi xác lập lý tưởng tư duy khoa học, Lêôna xác định “không thể có hành động trong tự nhiên, nếu thiếu cơ sở của lý trí”. Theo Lêôna, bản thân các “cơ sở của lý trí” cần phải được thể hiện dưới dạng các hình thức lôgic học, thành các quy tắc. Cơ sở của lý trí khách quan, là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động của con người, bản thân các quy tắc là tiêu chuẩn để phân biệt: cái có thể thực hiện và cái không thể thực hiện, trong các hành động của con người. Sau khi đã phát minh ra một số quy luật vật lý quan trọng, Lêôna đơ Vanhxi đã xây dựng cho loài người một thuật ngữ, đã trở thành khái niệm chung – “Quy luật khoa học”.
-
Vâng, xin chào VinhL Phương pháp phân tích, chứng minh và giải quyết vấn đề của anh VinhL, thông qua ví dụ diễn giải, đã làm sáng tỏ một cách minh triết vấn đề, mà không phải ai, khi đọc sách ứng dụng nó, nhìn nhận được ra. Cảm ơn anh. Hà Uyên chỉ thắc mắc, đối với "Hoàng cực kinh thế" và "Mai hoa dịch số", cùng một tác giả, có lẽ Thiệu Ung xây dựng một hệ thống tính toán chặt chẽ hơn. Đây có phải do lỗi Nhà xuất bản không in, hay vì một lý do nào đấy không ? Vậy mà cuốn sách vẫn được phát hành. Hà Uyên cùng trao đổi với anh VinhL, ở góc độ này, Hà Uyên đang thống kê để tìm quy luật: - Năm-Tháng-Ngày-Giờ, xác định được "thứ tự số" theo Tiên thiên, ví dụ Ngoại quái được "thứ tự số" là 3, Nội quái được "thứ tự số" là 7, ta được quẻ Hỏa Sơn Lữ. - Khi theo Hậu thiên, thì số 3 Ngoại quái gồm những quẻ:3, 13, 23, 33, 43, 54, 63. Số 7 Nội quái gồm những quẻ: 7, 17, 27, 37, 47, 57 - Trên nguyên lý: Dịch luôn luôn biến đổi không ngừng - Vậy thì sau quẻ Hoả Sơn Lữ, sẽ tiếp diễn đến quẻ nào ? Và khi nào thì xác định được "đầu" và "cuối" (có chung có thuỷ), có đầu có cuối ? - Khi chúng ta sử dụng hệ thống Thiên can để xác định thời điểm Khởi đầu - Kết thúc, Hà Uyên vẫn đang còn lúng túng về vấn đề này, Ví dụ: + BÍNH TÂN HỢP: năm 1916 - 1917 là năm Bính - Đinh, cho chúng ta biết điểm khởi đầu là "Tụ", đến năm 1991 là năm Tân, cho chúng ta biết điểm kết thúc là "Tán". Thực tiễn cho chúng ta thấy Liên bang Xô viết "tụ" lại thành một khối thống nhất năm 1916 - 1917, và đến năm 1991 thì "tán". Ở đây chúng ta chỉ xét về những tinh hoa của quá khứ đã để lại cho chúng ta, mà không bàn về Chính trị. Đây là nguyên lý âm - dương, tụ tán, ẩn hiện, đến đi, chính phản,... + Điểm xuất phát của phương pháp, Hà Uyên vẫn từ thứ tự số Tiên thiên, nhưng khi tính thì theo Hậu thiên. Xin cảm ơn VinhL
-
Hà Uyên xin phép BQT, vì đây là trang TRAO ĐỔI HỌC THUẬT - LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG - LUẬN ÂM DƯƠNG. Anh longtuan kính mến. ! Hà Uyên ghi lại những lời Anh longtuan đã viết, khi trao đổi học thuật trên diễn đàn: - Ngày 7/5/2009, Anh longtuan viết:" Đọc các bài viết của anh tôi thấy anh có sức nghĩ rộng, muốn mở mang văn hoá Lạc Việt, Tôi rất kính trọng anh" - Ngày 10/5/2009, Anh longtuan viết: "Tôi không thích những ai chưa nghĩ đã vội chê người" - Ngày 11/5/2009, Anh longtuan viết: "Đọc bài viết của anh, hay bài viết của ai đó, không bao giờ tôi đã vội vã nói sai hay đúng". ... ..."Từ trong sâu thẳm trái tim mình tôi rất muốn anh là người đầu tiên viết nên một cuốn sách của người Việt nam". - Ngày 15/5/2009, Anh longtuan viết: "Tôi có thể nói là: anh sẽ và không bao giờ đủ tài làm được việc này" Hà Uyên thấy, chỉ vẻn vẹn có 9 ngày, vẫn từ trong nội tâm của Anh longtuan đã bộc lộ, Anh longtuan đã nghĩ như vậy thật sao ? Hà Uyên không tin rằng "Từ Mẫu" lại có cách đối xử như vậy (!) Hà Uyên không phải học trò của Anh Thiên Sứ, kể cả khi Hà Uyên là học trò, thì tất cả học trò đều vô tội. Anh longtuan, tại sao lại phải đưa học trò vào cuộc, khi anh đang trao đổi học thuật.? Hà Uyên xin cảm ơn Anh longtuan khi đã nhắc nhở chỉ bảo, gần 80 tuổi rồi.
-
Chào anh longtuan. Chúng ta vào TRANG HỘI VIÊN - Y HỌC VÀ SỨC KHOẺ trao đổi với nhau, đúng với chuyên môn của anh hơn và quy định của diễn đàn. Y học cổ truyền phương Đông, người Lương y hành nghề được đào tạo để phát hiện "sự mất cân bằng" hoặc "sự không hoà hợp" của cảm xúc và thể chất. Hay nói một cách khác, đi tìm sự cân bằng giữa "thể chất" và "tinh thần", đây là nền tảng của Y học cổ truyền Phương Đông. Y học cổ truyền Phương Đông đã đưa ra một nguyên tắc: Con người, là một phần của môi trường tự nhiên. Con người, chỉ có thể đạt được sức khoẻ thực sự, khi chúng ta sống hoà hợp với môi trường và các mùa. Tôi đã được gặp cụ Sỹ Lâm chuyên khoa về Tim mạch, Viện trưởng, một chuyên gia hàng đầu về xem mạch, cụ đã dạy: "Lệnh ngưỡng kỳ trưởng Trưởng lệnh cao cốt, ..." Như anh longtuan đã biết, "Y học bằng tay" của Trung quốc có Án ma, còn của Việt nam có Phương pháp tác động cột sống của cụ Nguyễn Tham Tán, anh cũng đã thấy hiệu quả của hai phương pháp, cụ Tán đã bấm hơn 1000 ca vô sinh thành công tại bệnh viện Bạch Mai, trong khi đó, môn bấm huyệt Án Ma của TQ không làm được việc này. "Nam đánh giặc, Bắc bổ dưỡng", hàng nghìn năm nay, người TQ vẫn mua những cây thuốc trồng trên đất của Dân tộc Việt, sao tẩm bào chế, rồi chính chúng ta lại phải mua về chính những vị thuốc đó, để bốc thuốc cho người dân Việt, đến ngày hôm nay vẫn như vậy (!) Vậy thì "quân", "thần", "tá", sứ" là thế nào ? Tại sao đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa tự bào chế được ? Thông qua bài viết của anh với anh Thiên Sứ, anh đã nói về: mạch Thái tố Hà Uyên rất mong được anh longtuan, trong giới hạn cho phép, cho anh chị em trên diễn đàn này biết: khái niệm cơ bản của mạch Thái tố được không ? Rất mong được sự quan tâm của anh longtuan. Hà Uyên xin cảm ơn.
-
Hà Uyên xin kể lại: Trong quá khứ, ở một năm nào đó, khi gia đình ông Nguyễn Tài Thu cùng ở tầng 3 với gia đình ông Trần Quốc Vượng, khu tập thể ... Ngày 27 tết âm lịch năm đó, vợ ông Vượng rất mệt, ông Vượng có mời ông Thu sang xem bệnh, ông Thu kết luận là: "ngoại cảm", và đã châm huyệt theo "Ngũ du" (?). Sáng mồng Một tết, chúng tôi được mời đến, đưa ra tư vấn phải đi cấp cứu ngay (B/v Việt Đức). Kết luận của B/v Việt Đức đối với vợ ông Trần Quốc Vượng là: xuất huyết tuyến Tuỵ. Một vài ngày sau đó, vợ ông Vượng đã ra đi. Tại một hội nghị lớn của Bộ Y tế, trong không gian không chính thức, một ông Giáo sư có hỏi ông Tài Thu:"khi vợ ông Thu bị bệnh, liệu ông có ký giấy đồng ý cho cho vợ ông châm tê để mổ không ?", và ông Tài Thu đã trả lời: ",..., không,...". Hai việc trên, được nhiều người có uy tín chứng kiến. Đó là mối quan hệ giữa quy luật khách quan với sự vận dụng chủ quan của con người.
-
Trân trọng, chào anh tuanlong. Cấu tạo nên “thái cực” là Âm – Dương, cùng đồng thời liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, cùng hạn chế lẫn nhau, phân ra thành hai mà thống nhất lại thì thành một. Đây là cơ sở vật chất của Thái cực. Âm – Dương phân hai phần từ Thái cực, là một khái niệm mang “tính tương đối mà không phải tuyệt đối”, đây là một phạm trù của “quy luật”, là phạm trù mang tính tổng hợp. Vậy, ta hiểu về phạm trù “quy luật” là như thế nào ? Phạm trù “quy luật” bao gồm những đặc trưng, được định nghĩa nhiều nhất, từ quá khứ cho đến nay, đó là : - Tính lặp lại. - Tính ổn định. - Tính phổ biến. - Tính tất yếu. - Tính bản chất. Phạm trù quy luật được hiểu là: “mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện tượng, chi phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy”. Quy luật mang một trình tự nhất định. Quy luật không phải là bản thân sự vật, không phải là thuộc tính của sự vật, hay là các hiện tượng riêng lẻ, mà chính là mối quan hệ đa dạng, sự phối hợp giữa các sự vật và các hiện tượng, chúng quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới khách quan. Như vậy, sự khác nhau giữa quy luật khách quan với những nhiệm vụ phải làm, ở một thời điểm lịch sử nhất định, như là sự khác nhau giữa cái khách quan với sự vận dụng chủ quan của con người. Sự lẫn lộn giữa quy luật với nhiệm vụ phải làm, có thể, dẫn con người đến chỗ chủ quan và duy ý chí. Tâm trạng chia sẻ cùng anh Hà Uyên.
-
Vâng, xin chào VinhL Theo thời gian thì Hà Uyên không thấy tác giả của Thái Ất, còn theo Mai Hoa, thì tác giả là Thiệu Khang Tiết. Về điều này VinhL nói là hoàn toàn đúng. Theo cách tư duy số của Thiệu Ung, thì Hà Uyên tìm hiểu: một hào động, tiệm tiến trải qua 12 quá trình, do vậy, một hào động, ví dụ hào 4 động, thì sẽ có 64 hào 4, nên: 64 x 12 = 768 quá trình chuyển hoá. Hà Uyên sẽ từng bước tìm hiểu thêm để có được tiếng nói chung về vấn đề này với VinhL. Hà Uyên cảm ơn VinhL
-
VinhL có thể đưa ra một ví dụ cụ thể để trao đổi những câu VinhL đã hỏi.
-
Vâng, xin cảm ơn dichnhan7.
-
Hà Uyên đính chính lại: - Thái dương tương ứng với căp số 4 - 9: trong đó Càn - 9, Đoài - 4
-
Hà Uyên xin chào các anh chị trên diễn đàn Chào VinhL Trước khi chúng ta trao đổi học thuật, chúng ta xem lại bối cảnh Lịch sử giai đoạn khi xuất hiện Thiệu Ung. Bắt đầu từ Khổng Tử, Ông nói: "Đồng Đồ nhi thù quy" (nghĩa cùng một dòng mẹ mà chia làm hai dòng con vậy). Tại thời điểm này, hình thành hai trường phái: phái tượng số và phái nghĩa lý. Phái Tượng số có quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên, còn phái Nghĩa lý lại có mối quan hệ chặt chẽ với khoa học xã hội. Trong Lịch sử, hai trường phái này, là một "thể" thống nhất của cặp mâu thuẫn. Trong Kinh Dịch có viết: "Quan vật thủ tượng" (xem vật lấy tượng). Trong Dịch truyện có viết: "Quan tượng thủ nghĩa" (xem tượng lấy nghĩa). Chiêm phệ chỉ là một bộ phận của phái Tượng số, nhưng "chiêm phệ" có vai trò quan trọng trong việc ứng dụng và lưu truyền, nó có ý nghĩa truyền bá rộng và sâu cho Kinh Dịch. Thiệu Khang Tiết là người đại diện tiêu biểu cho phái Tượng số, phương pháp "tư duy số " của Thiệu Ung, hình thành một hệ thống, mà nền tảng từ Kinh Dịch, là một đóng góp hết sức to lớn. Như chúng ta đã biết, một người đàn ông quốc tịch Đức thế kỷ 16, Ông không bàn về "tâm" động hay tĩnh, mà Ông đã đồng cảm và đồng thuận với Thiệu Ung về HỆ NHỊ PHÂN. "Số" có hai nghĩa lớn: nghĩa thứ nhất là "âm dương số", ví như số lẻ gọi là dương, số chẵn gọi là âm. Nghĩa thứ hai là "hào số", lấy thứ tự của các "hào", để nói lên mối quan hệ về ngôi vị giữa các sự vật. Đặc trưng là lấy "số" 9 làm số dương, số 6 làm số âm. Do vậy, "tượng" và "số" là nội dung cơ bản của Dịch học, đã được Thiệu Ung phát huy, phát triển lên một tầm cao mới. Đối với quy luật của "thời gian", người Phương Đông xây dựng hệ thống Can - Chi, ngày âm lịch dựa vào chu kỳ của Mặt Trăng, mà hệ quả của hệ thống này là: tháng "nhuận" = "0". Theo Hà Uyên, thì Thiệu Ung đã nghiên cứu rất sâu ở lĩnh vực này, tìm ra những quy luật sai số về "thời gian" giữa mặt Trời với mặt Trăng. Cụ thể là, cứ 19 năm, thì có 7 năm có tháng "nhuận" = "0". Điều này có ý nghĩa rất lớn khi Thiệu Ung xây dựng học thuyết cho mình. Ví dụ: một hào luôn luôn trải qua 12 quá trình (12 quẻ), còn hệ thống Can - Chi, theo Thiệu Ung: 60 x 60 x 60 x 60 = 12 960 000 là một đơn vị tính. Khi Quá khứ + Hiện tại + Tương lai = 1, thì buộc người Phương Đông phải chấp nhận "tháng nhuận", với quy luật của số "7". Thiệu Ung đã căn cứ vào đây, lấy số "7" làm vị trí "trung tâm", làm phương pháp cho tư duy của mình, khi ông tự ngôn. Do vậy, khi VinhL hỏi: Năm-Tháng-Ngày-Giờ để lấy quẻ Mai hoa, sử dụng bao nhiêu quẻ khi một hào động. Theo Hà Uyên thì có 7 quẻ, nhưng thực chất chỉ có 5 quẻ. Tại sao lại như vậy ? Có lẽ, Hà Uyên phải dùng "tượng" của Dịch để trả lời: theo Nguyên lý vị trí của "trung tâm", với con số "nhị - ngũ" (2 - 5), nhiệt độ trung bình của con người là 37 độ, khi tiến thêm 5 (37 + 5 = 42), hoặc khi lùi đi 2 (37 - 2 = 35), đây là giới hạn cho sự tồn tại của con người, Hà Uyên qua quá trình trải nghiệm, thấy có tính thực tiễn, nên trao đổi với VinhL như vậy, VinhL có thể kiểm nghiệm thêm. Tại sao Càn 9 Khôn 1 ? Khi tư duy theo phương pháp của Thiệu Ung, Ông là người đưa ra khái niệm Tiên thiên - Hậu thiện thông qua Động - Tĩnh của âm dương chuyển hoá. Ví dụ, theo Tiên thiên, ta gọi Càn là vị trí số 1 thì cộng thêm với 9 là tới số thứ tự của Thuần Đoài. Như vậy, số "10" là một giới hạn cho sự chuyển hóa từ Càn đến Đoài. Nên Thiệu Ung lấy Tứ tượng xắp xếp như sau: - Thái dương tương ứng với cặp số 4 - 9, trong đó: Càn - 1, Đoài - 4 - Thiếu âm tương ứng với cặp số 3 - 8, trong đó: Ly - 3, Chấn - 8 - Thái âm tương ứng với cặp số 1 - 6, trong đó: Khôn - 1, Cấn - 6 - Thiếu Dương tương ứng với cặp số 2 -7, trong đó Tốn - 2, Khảm - 7 Đây là sự đối đãi giữa những con số, khi xây dựng học thuyết cho Ông. Những trao đổi trên, mang tính cá nhân, mong rằng đây là một sự tham khảo vậy.
-
Sáng, ..., Trưa, ..., Chiều, ..., Tối Đêm, ... , Ngày, ... , Mưa, ..., Nắng, ... Trôi dài, ......., ,.....giống nhau, ....., ,............., vô hạn,........,
-
Liêm Trinh nói: "Đây là vấn đề hóc búa nhất và cũng cần giải quyết nhất vì nó liên quan đến đông y học cứu người. Liêm trinh đã mất không ít thời gian tìm cơ sở khoa học cho vấn đề này mà chưa tìm ra. Trong ứng dụng thực tiễn trên hệ tính toán Liêm trinh thấy hình như hệ này không nhất quán." Như vậy, chúng ta cùng bắt tay nhau, tiến thêm một bước nữa xem xét lại từ đầu: những cống hiến của Kinh Phòng, để trả lời cho câu hỏi: có cách nào để bốc dịch được chính xác hơn ? Việc này, Liêm Trinh chủ động mở chủ đề mới, Theo Hà Uyên, chủ đề nên tập trung vào thế hệ đi trước chúng ta "một đời", tức là theo cách nói của Kinh Phòng, là quẻ Bố - Mẹ --> Càn - Khôn
-
SƠN LÔI DI – 72 CỤC Di: Trinh cát ; quan di, tự cầu khẩu thực. Dịch: “Quẻ Di tượng trương cho sự nuôi dưỡng: giữ vững chính bền thì được tốt lành. Xem xét hiện tượng nuôi dưỡng sự vật, cần biết dùng chính đạo trong việc từ tìm thức ăn nuôi mình.” Chú thích: chứ “di” cổ văn mà nhìn ngang thì giống như cái mép, là tên gọi “cái mép”, tượng trưng trong mồm ngậm thức ăn, dưới Chấn động trên Cấn ngưng chỉ, có tượng như đang nhai thức ăn, nhai vật, khi động khi ngừng. Trời đất tạo hóa nuôi nấng muôn vật, mỗi vật được một cách nuôi riêng thì đó cũng là chính đạo mà thôi. Xem cách nuôi của người và cách họ tự tìm thức ăn cho mình, thì sự thiên ác lành giữ có thể thấy được. Thoán viết: Di, trinh cát, dưỡng chính tắc cát dã. Quan di, quan kỳ sở dưỡng dã ; tự cầu khẩu thực, quan kỳ tự dưỡng dã. Thiên địa dưỡng vạn vật, thánh nhân dưỡng hiền dĩ cập vạn dân : di chi thời đại hỹ tai. Dịch: “Thoán truyện nói: Nuôi dưỡng, giữ vững chính bền thì được tốt lành. Quan sát hiện tượng nuôi dưỡng sự vật, là quan sát điều kiện khách quan để có được sự nuôi dưỡng ; nên biết dùng chính đạo trong việc tự tìm thức ăn nuôi mình, tức quan sát để biết được về phương pháp chủ quan tự nuôi mình đúng đắn nhất. Trời đất nuôi dưỡng vạn vật, thánh nhân nuôi dưỡng người hiền cho tới muôn dân ; công hiệu của thời “di dưỡng” lớn vậy thay !” Chú thích: Người quân tử cắt (miếng thịt) không ngay ngắn không ăn, huống chi là miếng ăn phi nghĩa. Bởi vậy cho nên kẻ được nuôi dưỡng phải là kẻ hiền minh, từ nuôi mình tất phải hợp lễ, đó là nghĩa “dưỡng chính” vậy. Về sự sinh và sự dưỡng của muôn vật, thì “thời” là lớn. Tượng viết: Sơn hạ hữu Lôi, di ; quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực. Dịch: “Tượng truyện nói: Dưới núi vang động tiếng sấm của quẻ Chấn (dưới động trên ngưng, như miệng nhai thức ăn), tượng trưng cho sự “nuôi dưỡng”, người do vậy thận trọng nói năng để dưỡng đức, tiết chế sự ăn uống để nuôi mình.” Chú thích: noi theo đạo “dưỡng chính” của quẻ Di, dưỡng đức và dưỡng thân rất quan trọng đối với thời “nuôi dưỡng”. Họa theo miệng mà ra, hoạn theo miệng mà vào, cho nên đối với sự nuôi dưỡng, thì phải “thận trong” và “tiết chế” vậy. HÀO 9.1 1- Sơn Lôi Di 9.1: - “Xả nhĩ linh quy, quan ngã đóa di, hung.” - Dịch: “Hào Chín Đầu, người bỏ phần tốt đẹp như rùa thiêng của mình mà nhìn ta tới trễ mép cầu ăn, có hung hiểm,” - Tượng: Hào Chín Đầu không đáng được tôn trọng. Chưa đủ nói lên sự sang giầu quý phái. 2- Sơn Trạch Tổn hào 1: - “Sơ Cửu, dĩ sự xuyền vãng, vô cữu ; chước tổn chi.” - Dịch: Hào Chín Đầu, hoàn thành việc tự tu dưỡng, liền mau chóng đi lên giúp người ở ngôi cao, tất không có cữu hại, nên châm chước giảm bớt chất cứng của bản thân.” - Tượng: Hào Chín Đầu tâm chí hợp nhất với bậc tôn trưởng. 3- Sơn Thiên Đại súc hào 1: - “Sơ Cửu, hữu lệ, lợi dĩ.” - Dịch: “Hào Chín Đầu, có nguy hiểm, lợi về sự tạm dừng không tiến.” - Tượng: Hào Chín Đầu không thể cứ dấn thân vào tai biến, hoạn nạn mà đi. Không gặp tai ương. 4- Hỏa Thiên Đại hữu: hào 1 - “Cửu Tứ, vô giao hại, phỉ cữu ; gian tắc vô cữu.” - Dịch: “Hào Chín Đầu, chưa đi lại giao du thì chưa mắc họa, tự nhiên thì không có cữu hại, nhưng tất phải nhớ là cần cẩn thận như lúc gặp gian nan, như vậy thì mới không gặp tội tỗi.” - Tượng: Hào Chín Đầu nếu không giao du đi lại với ai thì cũng không mắc phải họa hại. 5- Thuần Càn hào 1: - “Cửu Ngũ, Tiềm long, vật dụng.” - Dịch: “Hào Chín đầu, rồng lớn ẩn mình dưới nước, tạm thời chưa thi thố được tài năng.” 6- Trạch Thiên Quải hào 1: - “Sơ Cửu, tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cữu.” - Dịch: “Hào Chín Đầu, mạnh ở ngón chân trước, mạo hiểm tiến lên phía trước tất không thể thủ thắng, ngược lại sẽ dẫn đến cữu hại.” - Tượng: Hào Chín Đầu không thể thủ thắng mà vội tiến lên, là mời gọi sự họa hại đến. 7- Trạch Phong Đại quá hào 1: - “Sơ Lục, tạ dụng bạch mao, vô cữu.” - Dịch: “Hào Sáu Đầu, dùng cỏ tranh trắng lót (vật biếu người trên), tránh bị cữu hại.” - Tượng: Hào Sáu Đầu mềm thuận ở ngôi dưới, hành vi kính cẩn thận trọng. 8- Trạch Sơn Hàm hào 1: - “Sơ Lục, Hàm kỳ mẫu.” - Dịch: “Hào Sáu Đầu, giao cảm ở ngón chân cái.” - Tượng: Hào Sáu Đầu chí hướng phát triển ra phía ngoài.” 9 Trạch Địa Tụy hào 1: - “Sơ Lục, hữu phu bất chung, nãi loạn nãi tụy, nhược hào, nhất ác vi tiếu: vật tuất, vãng vô cữu.” - Dịch: “Hào Sáu Đầu, nếu không giữ được đến cùng sự thành tín trong lòng, tất sẽ làm loạn mà tụ họp bừa bãi với mọi người ; nếu chuyện tình mà kêu gọi người ở trên, thì có thể chỉ một cái bắt tay với người bạn dương cứng là lại vui cười được ngay ; Không phải lo nghĩ, đi lên tất không gặp cữu hại.” - Tượng: Hào Sáu Đầu tâm chí có sự mê loạn. 10- Thủy Địa Tỷ hào 1: - “Sơ Lục, hữu phu tỷ chi, vô vữu ; hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha, cát.” - Dịch: “Hào Sáu Đầu, trong lòng thành tín, thân mật gần gũi với bậc quân chủ thì không gặp cữu hại ; sự thành tín của bậc quân chủ như riệu ngon đựng đầy hũ, cuối cùng khiến cho kẻ ở xa đều đến quy phục, mà hưởng được sự vỗ về ở tận các miền khác, tốt lành.” - Tượng: Hào Sáu Đầu nói hào Chín Năm ứng rộng tới các nơi khác, tất sẽ được tốt lành. 11- Thuần Khôn hào 1 : - “Sơ Lục, lý sương, kiên băng chí.” - Dịch: “ Hào Sáu Đầu, dẫm lên sương mỏng là sẽ đón đợi băng dày.” - Tượng: Hào Sáu Đầu nói lên khí âm đã bắt đầu ngưng tụ, theo như quy luật thì băng dày sẽ đến. 12- Sơn Địa Bác hào 1: - “Sơ Lục, bác sàng dỹ túc, miệt ; trinh hung.” - Dịch: “Hào Sáu Đầu, làm sập giường trước tiên phải đẽo từ chân, chân giường tất sẽ gãy gục, giữ vững chính bền để phòng hung hiểm.” - Tượng: Hào Sáu Đầu trước tiên bị làm ruỗng mọt phần nền móng phía dưới. 13- Sơn Lôi Di 9.1