Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. Hà Uyên chào VinhL Ý hiến VinhL đưa ra, Hà Uyên còn lúng túng về vấn đề này. Trước đây, đôi khi Hà Uyên không ứng dụng cách nạp Can Chi cho hào quẻ Dịch như phương pháp của Kinh Phòng, mà thường áp dụng theo Can - Chi ngày bốc dịch, ví như ngày Âm hay ngày Dương, thì lấy Chi ngày là Âm hay Dương này, an vào hào Âm hoặc hào Dương của quẻ Dịch, nguyên tắc này vẫn còn một số vấn đề chưa được thống nhất về mặt thuật toán, khi nào xong, Hà Uyên sẽ gửi lên Diên đàn để VinhL cùng anh chị em tham khảo. Cảm ơn VinhL.
  2. Đường Xích đạo có ánh nắng mặt Trời 12h. Trong 6 hào của quẻ Dịch, khi ta coi mỗi hào có trị số là 12, thì các hào 2, hào 4 là hào có vị trí số chẵn, tương đương với 12 X 2 = 24. Các hào 1 - 3 - 5 là hào có vị trí số lẻ, tương đương với 12 X 3 = 36. Các hào 2 - 4 có trị số bằng với số "sách" của Thái âm là 24. Các hào 1 - 3 - 5 có trị số bằng với số "sách" của Thái dương là 36. Có thể vì lý do này mà Kinh Phòng đã không cho "khí dịch" phát triển đến hào 6, là hào có vị trí âm. (?)
  3. 1- Các bệnh về cảm sốt, tiêu hoá 1- Cảm mạo Trạng chứng: Nhiều chứng trạng không bình thường. - Đốt sống biến đổi: Các đốt sống C1, C2, C6, C7 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1, C2 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Nóng cao ở vùng đầu, cổ gáy, lưng. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả ở vùng chẩm. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng tuân hoàn, hô hấp, thần kinh không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C2, C6, C7. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng: V-1, V-2, V-6. 2- Cảm cúm Trạng chứng: Sổ mũi, ho. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C2, C3, L3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C2, C3 xơ co lan toả sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng đầu, cổ bên phải, vùng lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, hô hấp không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C2, C3 và L3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vác vùng V-1, V-6. 3- Người gai rét Trạng chứng: Cơ thể suy nhược. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai C3 xơ, co, nhược lan toả lên C1 và vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng lưng trên nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng xơ nhược lan toả. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ nhược tại C3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1. 4- Đau bụng Trạng chứng: Lên cơn đau cả lúc no và lúc đói. - Đốt sống biến đổi: Các đốt sống C3, D6, D7, L1, L2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên mỏm gai xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. Tiết cơ trên mỏm gai sau các đốt sống D6, D7, L1, L2 xơ co lan toả tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng mỏ ác và vùng giữa lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng Dạ dày, Lá lách không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C3, D6, D7, L1, L2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-4, V-6. 5- Các bệnh về hô hấp 1- Ho Trạng chứng: Ho són đái. - Đốt sống biến đổi: đốt sống C2, C3, L3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên mỏm gai sau C2, C3 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng thắt lưng bên phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng Thân, Tiết niệu không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C2, C3, L3 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-6. 2- Khó thở Trạng chứng: Phù nề, mệt mỏi. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3, C4, D2, D3, D4, D9, L3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai C3 xơ nhược lan toả lên vùng chẩm và lan toả sang hai bên cơ ức đòn chũm. Tiết cơ trên đầu gai các đốt sống D2, D3, D4, D9, L3 xơ co lan toả sang hai bên cơ vai sau và bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái và hạ sườn phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng Tuần hoàn, Gan không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C2, C3, D2, D3, D4, D9, L3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-2, V-3, V-4, V-5, V-6 - Chú ý: Mối liên quan đối động của hệ cơ. 3- Thở ngắn hơi Trạng chứng: Hơi thở ngắn không sâu, kèm theo hay ợ hơi. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3, C4, C5, D8 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ C3 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. Tiết cơ trên gai C4, C5, D8 xơ lan toả sang hai bên vai trước. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng đầu, lưng trên, cổ phải, mỏ ác nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, dạ dày không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C3, C4, C5, D8. - Liên quan: Giải toả vùng cơ xơ co V-1, V-2, V-5. 4- Hen xuyễn Trạng chứng: Nặng lồng ngực. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3, C4, D1 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C3 xơ co lan toả lên C1 tới vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng đầu, lưng trên, cổ phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co C3, C4, D1 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co các vùng V-1, V-2, V-3. 5- Các bệnh về tim mạch 1- Huyết áp thấp - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C2, D6 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1, C2 xơ nhược lan toả lên vùng chẩm và ngang sang bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Cổ, gáy lạnh, ngực bên trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng tuần hoàn không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C2, Đ6. - Liên quan: Giait oả cơ xơ co tại vùng V-1 và V-2, V-4 2- Huyết áp hạ giao động - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C2, D2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1, C2 xơ lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ gáy lạnh, vùng chẩm và ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, tuần hoàn, đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C2, D2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1, V-2. 3- Tim đập yếu: Trạng chứng: Hồi hộp, nặng lồng ngực, người mệt mỏi. - Đốt sống biến đổi: đốt sống C1, C2, C3, C4 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1, C2, C3, C4 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngàn sang hai bên cơ ức đon chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ trái, ngực trái, vùng trán nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng tuần hoàn không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả vùng cơ xơ co tại C1, C2, C3, C4. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1, V-2. 4- Vùng mặt tê lạnh do cơn hạ huyết áp Trạng chứng: Mặt thấy lạnh như bùn do cơn hạ huyết áp và kẹt. Mạch đập gấp và yếu. - Đốt sống biến đổi: Vùng C1, C2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1, C2 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm nhiệt độ thấp, trên đầu gai C1, C2 lạnh - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh và đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả vùng cơ xơ co tại C1, C2 - Liên quan: Giải toả vùng V1. 6- Các bệnh về thần kinh 1- Mất ngủ kéo dài Trạng chứng: Đau đầu kinh niên, trí nhớ giảm, táo bón. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C6, D1, D8, D9, D10 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1 xơ co lan toả lên vùng chẩm. Tiết cơ trên gai C6, D1 xơ co lan toả sang hai bên cơ ức đòn chũm và cơ vai trước. Tíêt cơ trên gai D7, D8, D9, D10 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Nóng cao ở vùng đầu và vùng chẩm. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng của đại tràng và thần kinh không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, D6, D1, D8, D9, D10. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng chẩm, V-1, V-2, V-3, V-4, V-5. 2-Ngã bất tỉnh Trạng chứng: Vã mồ hôi, người sửu. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C2, C3, C4, D6, L3 và vùng S biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ từ C1 tới C4 xơ co lan toả lên vùnd chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Nhiệt độ da toàn thân thấp. - Cảm giác biến đổi: Đau ở trên đầu gai các đốt sống C1, C2, C3, C4 và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh và tuần hoàn không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Song chỉnh đốt sống C1, C2, C3, C4 và vùng S, song chỉnh D6 với L3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-2, V-4, V-6, V-8.
  4. 11- Đi lao đầu về phía trước Trạng chứng: Chân tay bị run, nói khó. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C2 và D2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai C1, C2 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm và lưng trên nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và cùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng lá lách, đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C2, D2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1, V-3 và vùng chẩm. 12- Chóng mặt Trạng chứng: Bị choáng khi quay cổ nhanh. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai C3 biến đổi lan toả lên hố chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng trán nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng dạ dày, lá lách không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống C2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1. 13- Méo mồm do liệt dây thần kinh số 7 Trạng chứng: Lệch mắt, không nhắm kín mắt, kéo đầu lưỡi. - Đốt sống biến đổi: Các đốt sống C1, C2, C5, C6, L1 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai C1, C2 xơ co lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. Tiết cơ ngang C5, C6, L1 biến đổi. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng vai phải và mỏ ác nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co đối động, lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng dạ dày và mật bị rối loạn. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C2, C5, C6, L1. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1, V-2, V-6. 14- Ù tai Trạng chứng: ù tai thường xuyên. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 và C7, D1, L1, S2, S3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C3 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. Tiết cơ trên đầu gai các đốt C7, D1, L1, S2, S3 xơ co lan toả sang hai bên cơ vai trước và bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng vai phải, trước rốn, mỏ ác, thắt lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đai tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng mật, ruột non, dạ dày, thận không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C3, C7, D1, S2, S3 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-2, V-3, V-6, V-8. 15- Tai điếc tai ù Trạng chứng: Trong tai luôn luôn có tiếng ù, âm ỉ. Có những lúc như điếc hẳn. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai đốt sống C1 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm và lưng trên nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng tuần hoàn, hô hấp, đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1. 16- Điếc bẩm sinh - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C2 và L2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gia đốt sống C2 xơ co. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm và lưng trên nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng của hô hấp, tuần hoàn, đại tràng không bình thường. Hường điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C2 và L2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1 và V-6. 17- Sổ mũi Trạng chứng: Viêm dị ứng - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C3 xơ co lan toả lên C1 và vùng chẩm, và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng của đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co vùng V-1. 18- Mũi chảy thò lò Trạng chứng: Mũi chảy thò lò, dỉ mũi xanh, vàng. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 và C5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ xơ co trên đầu gai C3 lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sóng C3 và C5 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co vùng V-1 và V-2. 19- Mũi chảy nước trong Trạng chứng: Cảm mạo, hắt hơi, sổ mũi. - Đốt sống biến đổi: đốt sống C2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C2 xơ co lan toả lên đốt sống C1 và vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng C1, C2 và vùng chẩm có nhiệt độ thấp. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1 và C2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1. 20- Lưỡi co rụt lưỡi dày - Đầu lưỡi tê Trạng chứng: Câm điếc bẩm sinh. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C2 xơ co lan toả lên C1 và vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ và vai bên trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng của mật và thần kinh hoành cách không bình thường. Hướng điều trị: - Trong điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1 và C2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co vùng V-1. 21- Lưỡi quá dài Trạng chứng: Nói ngọng - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C2 xơ nhược lan toả lên C1 và vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng vai trái và sườn bên trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng của thần kinh hoành cách không bình thường ảnh hưởng đến chức năng của gan và mật. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống C2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1. 22- Mất tiếng Trạng chứng: Giọng nói khàn. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1 và C2 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1 và C2 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ bên phải và vùng chẩm nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng Hô hấp và Đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1 và C2. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng cổ V-1. 2- CÁC BỆNH CHỨNG VỀ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG 1- Tay tê Trạng chứng: Kèm theo chóng mặt. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 và C5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C3 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm và cổ phía bên phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng đại trang, Hô hấp rối loạn. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống C3 và C5. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1 và V-2 2- Tay chân run rẩy Trạng chứng: Vận động mất chính xác, nói năng chậm chạp, đi lao đầu về phía trước, chân tay run lật bật. - Đốt sống biến đổi: đốt sống C1, C3, S5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C3, C1 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Nóng cao ở vùng chẩm. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng Đại tràng và thần kinh không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C3, S5. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-8. 3- Liệt cứng tứ chi Trạng chứng: Chân tay đều bị co cứng. Chức năng vận động bị hạn chế. Cảm giác giảm. Đại tiện táo. - Đốt sống biến đổi: đốt sống C1, C4 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai đốt sống C1 và C4 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng đầu và vùng chẩm nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Cảm giác giảm. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng Đại tràng và Thần kinh không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống C1 và C4. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1 và V-2. 4- Đau cổ và cánh tay Trạng chứng: Hồi hộp, tức ngực trái, nhiều mồ hôi, đau lưng. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C6, C7 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1 xơ co lan toả lên vùng chẩm, tiết cơ trên đầu gai C6, C7 xơ co lan toả sang hai bên cơ ức đòn chũm và cơ vai trước. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ gáy nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đai tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng tuần hoàn và hô hấp không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C6, C7. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-1, V-2. 5- Đau cứng cổ do viêm cột sống dính khớp Trạng chứng: Chức năng vận động của cổ và đầu đều bị hạn chế: quay, cúi, ngửa, nghiêng đều khó khăn. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1 xơ co cương cứng từ đầu gai C1 lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Nhiệt độ vùng đầu và vùng C1 biến đổi. - Cảm giác biến đổi: Đau tại vùng C1 và vùng chẩm. Chẩn đoán: Nghĩ đến vôi hoá cột sống. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống C1 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1. 6- Chân tay co cứng Trạng chứng: Cảm giác biến đổi. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai C3 xơ co lan toả sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Nhiệt độ địa phương và vùng đầu nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh não không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống C3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-1.
  5. LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI DỊCH. Theo những tài liệu mà dịch giả hiện đã có trong tay thì phép điểm huyệt nói chung, tuy được gọi bằng những tên khác nhau như bấm huyệt, điểm huyệt, xoa bóp…, nhưng chúng có cùng một nguyên tắc là dùng áp lực của chi thể người thầy thuốc tác động lên cơ thể người bệnh, nhằm giúp cho cơ thể tự phòng bệnh, chống bệnh. Khi đi sâu thêm một bước, chúng ta sẽ thấy trong mỗi trường phái đều có phạm vi riêng và hiệu quả riêng. Có thể quy tập các trường phái làm ba loại như sau: Phải bấm vuốt nhẹ, phải ấn day nặng và phải ấn day vừa phải. 1. Phải ấn day nhẹ, phép này dựa theo nguyên lý khai thông lạc mạch, lạc mạch ở mông (tĩnh mạch nổi, chữa những bệnh do tắc nghẹn tĩnh mạch mà gây ra đau đớn. Muốn khai thông tắc nghẽn ở tĩnh mạch, trước hết phải chận ở động mạch là nguồn ra của huyết dịch, làm giảm nhẹ áp lực chi tĩnh mạch, sau đó dùng cách vuốt xoanhẹ ở những chỗ tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khi chỗ tắc nghẽn được những rung động làm lỏng hoá ra, bấy giờ ta thả động mạch, lượng máu ra mạnh, lượng máu thu về tĩnh mạch sẽ nhiều lên đột ngột, có tác dụng như thêm nước để thông cống, những chỗ tắc nghẽn vừa được làn lỏng sẽ có cơ hội lưu thông nhanh, bế tắc được giải toả, bệnh biến lùi nhanh. Có thể nói, phương pháp Thập thủ đạo của lương y Huỳnh thị Lịch tuy có những độc đáo về thủ pháp khác biệt về tên gọi huyệt vị, nhưng không ngoại nguyên tắc này. ( Xem sách Bấm huyệt chữa bệnh của lương y Huỳnh thị Lịch do tỉnh hội y học dân tộc tỉnh Tiền giang và bệnh viện y học dân tộc tỉnh Tiền giang phát hành 6 – 1983 ). 2. Phải ấn day, phải nhấn day nặng, dựa trên nguyên lý chèn ép gây ra những phản ứng mới cho động mạch và thần kinh ở sâu, nhằm qua đó làm cải tiến tình trạng cơ thể những động tác của phái này thường được theo hai hướng. Một là khi bệnh thuộc hệ thống thần kinh, hoặc khi cần gây tê cục bộ để chuyển bị cho các động tác chỉnh sai khớp sương, nắn bó gẫy sương … , người ta thường ấn chẹn vào những chi thần kinh hữu quan theo những thủ pháp khác nhau do yêu câù chữa bệnh khác nhau. Hai là : chẹn vào động mạch ở đoạn dưới nới có bệnh, nhằm cản trở lại một lượng lớn máu, số máu ở ứ lại này sẽ gây thành áp lực đột xuất mạnh trong các chi mạch nhỏ phía trên, có tác dụng làm giãn nở những nhánh động mạch nhỏ. ấn vùng có bệnh, lượng máu cung cấp vào nơi này nhiều hơn sẽ tăng chất bổ và chất chống bệnh. Như vậy, phép này có tác dụng chữa những bệnh do động mạch nhỏ bị co hẹp làm cho lượng máu cung cấp ít, các tổ chức cục bộ do đó mà bị suy giảm công năng, nhất là chứng tê bại do suy dinh dưỡng cục bộ, ( xem sách án ma của Thiên tân thị, Thiên tân y viện, Thạch gia trang thịnh, giao thông vận luân cục y viện hợp tác biên soạn, Tân hoa thưđiểm Bắc kinh phát hành tháng 11 năm 1954 làm ví dụ ). 3. Phải ấn day vừa – phải ấn day vừa dựa trên nguyên lý điều hoà khí huyết, cân bằng âm dương, cho nên các thủ pháp của phái này thường ở độ sâu vừa phải, dùng sức mạnh vừa phải. Những thủ pháp của phái này luôn nhằm vào làm cho cục bộ có rung động theo nhịp khac nhau, chiều khác nhau. Khi có nhịp tác động của áp lực vào thân thể sẽ cùng một lúc có hai tác dụng: Một là làm giãn nở thành mạch, các thành phần chất lỏng trong và ngoài mạch trao đổi được rễ ràng, thì cũng là thành phần huyết và dịch được trao đổi chuyển hoá cho nhau, sự cung cấp dinh dưỡng cũng sẽ tốt đẹp hơn. Hai là: khi rung động khác nhau về nhịp, khác nhau về chiều hướng, sẽ làm cho việc vận chuyển máu trong mạch và chất lỏng ngoài mạch được tăng nhanh hay chậm lại, có tác dụng làm cải biến tình hình thực ( nhiều, đầy ) hay hư ( thiếu, ít ) của khí huyết tại chỗ và tạng phủ hữu quan ( xem Bảo anh thần thuật trong sách châm cứu đại thành làm ví dụ và sách điểm huyệt liệu pháp này cũng cùng loại phải ấn day vừa ). Khi phân tích ra như tôi vừa nêu, chúng ta sẽ tình được những giá trị và những giới hạn của từng trường phái giúp cho việc học tập và vận dụng kinh nghiệm người xưa được hiệu quả vì đúng phạm vi và đúng mục đích. Hà nội, xuân Nhâm thân 1992 Kinh bút Lê Văn Sửu
  6. TRỊ LIỆU LÂM SÀNG Chương thứ nhất : BỆNH NỘI KHOA 1. Bán thân bất toại ( liệt nửa người ) Nguyên nhân bệnh : Bệnh này là di chứng sau trúng gió ( chảy máu não ), cũng có khi kẹt tắc động mạch não mà gây ra. Chứng trạng : Đầu mệt đau đầu, mắt hoa và choáng, tai ù, miệng mắt méo lệch, một bên tay chân liệt. Chứng nặng thì tiếng nói ngọng, bên tay chân bị bệnh không hoạt động được, nằm ở giường không thể xoay lật được, đại tiểu tiện không cầm, cũng có khi bí kết. Chứng nhẹ tuy có thể hoạt động được, nhưng tay chân không theo ý nghĩ, ăn uống nhất loạt rất tốt, đại tiểu tiện bình thường, nhưng cũng có khi hai ngày mới đi một lần. Cách chữa: Bệnh này chủ yếu lấy điều lý khôi phục cơ năng trường vị làm chủ Cách chữa: Bệnh này chủ yếu lấy điều lý khôi phục cơ năng trường vị làm chủ Lấy huyệt: + Tả Hợp cốc là có thể thanh nhiệt ở vùng đầu, cũng có thể thanh nhiệt ở đại trường, thông lợi đại tiện. + Bổ Túc tam lý để dứt nôn mửa, hoà khí nghịch, dẫn vị khí đi xuống mà tăng tiến ăn uống. Hai huyệt đó là chủ huyệt của cách chữa bênh này. Mỗi huyệt làm phép nắn day ngang bằng ( Bình nhụ ) và nhấn nhả ( áp phóng ) mỗi chỗ từ 100 đến 200 lần. Phối huyệt ở tứ chi – tả Khúc chì, bổ dương lăng tuyền, có tác dụng giúp đỡ cơ thể khôi phục và thúc đẩy cơ năng trường vị. Vùng bụng – tả Trung quản để hoà thuận vị khí, bổ Khí hải để tăng tiến cơ năng. Cách phối hợp huyệt tương hỗ đó không những điều lý được trường vị, đồng thời cũng thúc đẩy khôi phục cơ năng vận hoá của chi thể. Đầu mệt, thêm phép đẩy xoay vùng đầu, để làm tan phong nhiệt ở vùng đầu. Tai ù, thêm phép điểm ở Phong Trì, dùng bổ pháp, để dẫn hoả của thiếu dương đi xuống ( để bằng với ở dưới ). Các huyệt phối hợp, mỗi huyệt làm ấn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi phép 100 lần. Miệng mắt méo lệch, thêm điểm các huyệt Giáp xa, Đại thương, Hạ quan, Thừa tương. Chứng nhẹ thì cắt huyệt ( thiết huyệt pháp ), chứng nặng thì nhấn nhả ( áp phóng ) 50 lần, thêm mạnh khôi phục công năng cục bộ. Nói ngọng, thì thêm điểm ở các huyệt Phong phủ, án môn, mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi huyệt từ 50 đến 100 lần, để trừ phong. Phối hợp với các huyệt ở Quan xung, Thông lý, ế phong để giúp đỡ cái bất túc của các huyệt trước. Đại tiểu tiện không bình thường, bổ Liệt khuyết, Chiếu hải để tư dưỡng âm huyết, tả Thừa sơn để thanh toán nhiệt. Mỗi huyệt làm nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép đều 100 lần, ở tứ chi phải làm kèm phối hợp với phép dựa theo đường kinh ( tuần án Pháp ) như mai xoay ( thác niệm ), áp ấn ( áp bách ), xoa xát ( ma xát ). Thứ tự điểm huyệt – từ trên xuống dưới , trước điêm bên khoẻ, sau điểm bên bệnh. Kết quả chữa Chứng nhẹ lại chữa ngay thời kỳ đầu, người bệnh có sự điều dưỡng tốt, thu hiệu quả nhanh, thời gian chữa ngắn. Bệnh đã kéo dài, thế bệnh nặng, mà sinh khí người bệnh lại bình thường, thu hiệu quả chậm, chữa khó khỏi.
  7. Mỗi cử động của cơ thể, từ chớp mắt đến nhảy lên trên không đều có thể được thực hiện nhờ các cơ và gân - những cái duỗi cơ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền năng lượng từ cơ đến xương nó chuyển động. Đằng sau các hoạt động của chúng là các cơ cấu tinh vi phức tạp có liên quan đến não, các dây thần kinh và các cơ quan cảm giác.
  8. CÁC CƠ: Có ba loại cơ khác nhau trong cơ thể. thứ nhất là cơ xương hay cơ cử động. cùng với các xương và gân, cơ chịu trách nhiệm về mọi hình thái vận động có ý thức, chẳng hạn như chạy lên dãy cầu thang và còn liên quan đến các phản ứng tự động gọi là các phản xạ. Thứ hai gọi là cơ trơn đề cập đến chuyển động vô thức của các cơ quan bên trong như ruột, bàng quang… Thứ ba là cơ tim tạo nên kích thước chính của tim. Các cơ chủ động còn được gọi là cơ vân - sọc bởi vì cách sắp xếp các sợi tạo thành chúng làm cho chúng có sọc bên ngoài khi nhìn dưới kính hiển vi. Chúng tạo ra tác động bằng cách làm rút ngắn chiều dài, một quy trình được gọi là co thắt . phải có khả năng tạo ra những co thắt đột ngột, chớp nhoáng của da mà các cơ của chân tạo ra khi người nào đó nhảy lên và duy trì sự co thắt cố định nhằm giữ cơ thể theo một tư thế riêng biệt. Các cơ chủ động được phân bố khắp cơ thể, tạo nên một tỉ lệ rất lớn về trọng lượng của nó lên đến 25% một em bé mới sinh. Chúng khá giống các lò xo được gắn ở nhiều điểm khác nhau của bộ xương và điều khiển sự chuyển động của các xương khác nhau, từ cơ bàn đạp hoạt động trên xương bàn đạp, một xương nhỏ bé trong tai giữa, cho đến cơ mông lớn khổng lồ tạo nên kích thước của mông và điều khiển khớp mông. Ở cơ trơn hay cơ vô thức mỗi sợi là một tế bào dài, hình thoi. Cơ trơn không nằm trong ý thức kiểm soát của não, nhưng chịu trách nhiệm về co thắt cơ cần thiết trong các quá trình như tiêu hoá, nơi mà nhịp co bóp của ruột di chuyển thức ăn được tạo nên nhờ sự co thắt cơ trơn. Cơ tim có một cấu trúc rất giống với cơ chủ động, nhưng các sợi thì ngắn và to, tạo thành một tấm lưới dày đặc. CẤU TRÚC CỦA CÁC CƠ: Cơ chủ động như một chuỗi bó sợi song song được gộp lại để tạo thành một đơn vị trọn vẹn. Nhỏ nhất trong các sợi này – đơn vị hoạt động cơ bản của cơ là các sợi actin và myosin, chúng quá nhỏ chỉ có thể nhìn thấy với sự trợ giúp của kính hiển vi điện tử. chúng được tạo nên bằng protein và đôi khi được gọi là các protein cơ. Một cơ rút ngắn khi các sợi myosin và actin cùng nhau kéo dọc theo chiều dài của chúng. Các sợi này kết lại thành bó được gọi là sợi nguyên cơ. Ở giữa chúng là các chất lắng đọng của nhiên liệu cơ dưới hình thức (một carbohydrate thường được gọi là tinh bột) và các xưởng năng lượng thông thường của tế bào, các ly tạp thể, nơi àm oxy mà nhiên liệu thức ăn được đốt để tạo ra năng lượng. Các sợi nguyên cơ được kết lại thêm nữa thành bó được gọi là sợi cơ. Các sợi này thực sự là các tế bào cơ, với các nhân tế bào dọc theo mép bên ngoài của chúng. Mỗi sợi cơ có một sợi thần kinh đi vào nó để gây nên tác động khi cần thiết. Các sợi cơ tự chúng được kết hợp với nhau thành bó, trong một bao mô liên kết, khá giống chất cách điện bao quanh các sợi đồng cua của một dây cáp điện. Một cơ nhỏ có thể chỉ có một ít bó sợi, trong khi đó một cơ lớn như cơ mông lớn được tạo nên bởi hàng trăm bó. Toàn bộ cơ được chứa trong mang mô sợi. Nó có một chỗ phình to ở giữa và hai đầu thon dần, hoặc gân, mỗi đầu của nó được gắn vào một xương. Cấu trúc của cơ trơn cho thấy sự sắp xếp của các sợi nhỏ và sợi cơ không theo thứ tự giống nhau, cơ trơn được tạo thành kiểu hình học phức tạp; nó gồm có các tế bào hình thoi được sắp xếp lỏng lẻo, mặc dù sự co thắt của nó vẫn phụ thuộc vào hoạt động của sợi nhỏ actin và myosin. Tuy nhiên, cấu trúc của cơ tim, khi được xem dưới kính hiển vi thì tương tự như cấu trúc của cơ chủ động, ngoại trừ các sợi hình thành một kiểu đan chiếu đan chéo nhau. Trong cơ chủ động, các sợi nhỏ actin và myosin được kết lại thành các bó gọi là các sợi cơ lớn hơn. Các bó này là tế bào cơ có nhân dọc theo mép ngoài của chúng và chúng được bao bọc trong một màng mô liên kết. CÁC CƠ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO: Các cơ xương hay cơ chủ động hoạt động nhờ các dây thần kinh vận độn trong dây cột sống – bó sợi thần kinh chạy xuống từ não qua một rãnh trong cột sống. Các dây thần kinh vận động này tách ra thành một số dây nhỏ, ở nơi mà chúng đi vào, hay phân bố thần kinh một cơ chủ động. Sau đó, mỗi dây nhỏ tiếp với một tế bào cơ khác nhau. một xung lực điện chạy xuống dây thần kinh từ bộ não và đi lên đầu dây thần kinh cho phép một số lượng nhỏ hoá chất acetycholine. Acetycholine vượt qua khoảng cách rất nhỏ từ các đầu mút thần kinh và cơ sẽ hạ xuống trên vùng đặc biệt của bề mặt cơ đựơc gọi là các thụ thể. Ngay khi thụ thể bị Acetycholine chiếm giữ thì cơ co lại sau đó, và vẫn ở trong trạng thái này với điều kiện là hoá chất còn tiếp xúc với thụ thể. Để đảm bảo rằng các cơ có thể giãn ra, một enzyme trung hoà Acetycholine được đưa vào hoạt động. Các động tác phản xạ đơn giản nhất xảy ra thông qua sự kích hoạt trực tiếp các dây thần kinh vận động bằng các tín hiệu đi đến dây cột sống từ các thụ thể cảm giác, các dây thần kinh nhận cảm giác. Ví dụ khi ta gõ nhẹ một cái ngay bên dưới xương che đầu gối sẽ nhận được cảm giác bởi các thụ thể bên trong, một trong những gân chạy ngang qua khớp gối. các thụ thể này truyền tín hiệu đến dây cột sống, và lần lượt kích hoạt các dây thần kinh vận động từ dây cột sống đến các cơ đùi. Vì thế, cơ đùi co lại nhanh chóng và phần dưới của chân giật mạnh về phía trước. Trái lại các chuyển động có ý thức ở các cơ chủ động được khởi phát do các tín hiệu truyền từ não bộ xuống dây cột sống, một số tín hiệu này có nhiệm vụ kích thích các dây thần kinh vận động riêng biệt và số khác chịu trách nhiệm đi xuống các cơ, như vậy một mẫu hình được tính toán ra sẽ khiến một số cơ co lại và số khác giãn ra. Các hoạt động của sợi nhỏ myosin và actin trong lúc co cơ là một quy trình phức tạp, trong đó một loạt các liên kết hoá học giữa chúng được hình thành và phá vỡ. Điều này đòi hỏi năng lượng đuợc cung cấp do sự đốt oxy và nhiên liệu thức ăn trong các ty tạp thể và lưu trữ chuyển đổi như một hợp chất gọi là ATP (Adenosi triphosphate) một chất rất giàu phosphate năng lượng cao. Quy trình co cơ được bắt đầu bằng một lưu lượng chất vôi (một trong những chất khoáng trong cơ thể) đi vào các tế bào cơ qua một chuỗi toàn bộ các ống nhỏ chạy giữa các sợi nguyên cơ được gọi là các vi tiểu quản. Vào một thời điểm nhất định, một vài tế bào trong một cơ sẽ co, tạo cho cơ một mức độ căng thẳng một trương lực. khi các sợi cơ co đủ, toàn bộ cơ rút ngắn lại, làm giảm khoảng cách giữa các điểm gắn của nó – chúng có thể kéo mà không thể đẩy. Đối với chuyển động theo hướng ngược lại, một cơ khác phải được kích hoạt. thí dụ, cơ hai đầu trong cánh tay trên có thể làm cong cùi chỏ, nhưng duỗi thẳng cánh tay được gây ra bỡi một cơ khác, cơ ba đầu, ở mặt dưới của cánh tay trên. Các cơ như cơ hai đầu và cơ ba đầu được gọi là cơ đối kháng – chúng “hoạt động chống lại nhau”. Cơ trơn cũng cấp các dây thần kinh vận động. Tuy nhiên, thay vì một dây thần kinh vận động kích thích một tế bào cơ, nhưng sự kích thích thích lại lan đi theo một làn sóng trên một tế bào. Ví dụ, tác động như làn sóng mà giúp di chuyển thức ăn đi qua ruột. Sự co cơ tim không phải do các dây thần kinh vận động tạo nên mà do các mạch từ một mô điều hoà nhịp đập đặc biệt bên trong tim. Các mạch này đi qua tim khoảng 72 lần mỗi phút, khiến cho tim co lại và tống máu ra. GÂN Gân đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chuyển động khác nhau. Về căn bản, một gân nối phần hoạt động hay thân của một cơ vào bộ phận thường là xương – có mục đích di chuyển. Sức mạnh của các sợi cơ co lại được tập trung vào và truyền qua gân, đạt được lực kéo trên bộ phận có liên quan và vì thế làm nó chuyển động. Các gân và bao gân Các gân chuyên về các động tác duỗi ra hay kéo dài các cơ và chúng được tạo nên bởi cơ liên kết, kết các bó sợi cơ co lại với nhau, nối liền và kéo dài cơ xa hơn như một dây không đàn hồi, rất cứng. Chúng có rất ít các đầu mút thần kinh và về cơ bản chúng là các mô không hoạt động, một ít ở trên đường cung cấp máu. Ở đầu này chúng được hình thành từ bụng cơ (chỗ cơ phình ra) và ở đầu kia chúng được buộc rất chặt vào xương mục tiêu, một số sợi của chúng thực sự gắn vào cấu trúc xương. Một số gân nằm sát với bề mặt xương và có thể sờ thấy dễ dàng. Thí dụ các gân khoeo, điều khiển cho đầu gối cong xuống nằm ở phía sau đầu gối. Các gân cũng thường được thấy ở nơi mà có nhiều khớp để chuyển động trong một khoảng cách tương đối nhỏ, vì chúng chiếm chỗ ít hơn nhiều so với các cơ “nhiều thịt”. Như vậy cả hai mặt sau và trước của hai bàn tay và chân chứa đựng đầy đủ các bộ gân khác nhau. Các cơ tác động các gân này được đặt hợp lý ở phía sau cánh tay và cẳng tay. Một gân đặc biệt được thấy có liên quan với mô cơ tạo nên thành - vách tim và làm xảy ra hoạt động bơm của nó. Ở đây các dải mô liên kết sợi dày đặc hình thành các dải dẻo dai bên trong cơ tim, vừa tạo cho nó một cấu trúc vững chắc hơn vừa tạo thành các vòng chống đỡ chắc chắn ở các điểm mà các mạch máu nối với tim. BAO GÂN: Mục đích để chúng có thể chuyển động nhẹ nhàng và không có ma sát hay sự mài mòn nguy hiểm, các gân ở mắt cá và cổ tay được bao bọc trong các bao tại những điểm mà chúng giao nhau hay tiếp xúc chặt chẽ với các cấu trúc khác. Bao gân là một ống bọc ngoài hai lớp được thiết kế để cô lập, bảo vệ và bôi trơn gân sao cho khả năng tổn hại từ sức ép hoặc mài mòn giảm tới mức tối thiểu, khoảng trống giữa hai lớp bao gân chứa chất dịch để cho các lớp này lướt qua nhau dễ dàng. Nhưng bộ máy con người không thể chịu đựng những động tác lặp đi lặp lại cùng một kiểu mà không bị tổn hại dưới hình thức viêm. Điều này là do khoảng thời gian nghỉ cần thiết cho dịch bôi trơn được bổ sung. Nếu việc này không xảy ra và hệ thống được hoạt động mà không có sự làm trơn đầy đủ, hai lớp bao gân bắt đầu cọ sát vào nhau và xơ ra. Lúc đó, vận động tiếp tục sẽ vừa bị đau vừa tạo ra âm thanh cót két được gọi là tiếng răng rắc. Đây là xuất phát điểm của tình trạng đựơc gọi là viêm bao hoạt dịch gân. Việc sử dụng một bộ cơ cá biệt bất thường, đột ngột là đặc biệt có khả năng dẫn đến viêm bao hoạt dịch gân. Nguồn: http://phuongthaoherbal.com/vn/?ahuyweb=ne...te=4&main=1
  9. Hệ thần kinh cần thiết cho nhận thức cảm giác, nhận thức về sự đau đớn và thích thú, kiểm soát các vận động và điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Chẳng những là mạng lưới phức tạp và quan trọng nhất của cơ thể, hệ thần kinh còn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ. Trung tâm của hệ thần kinh là não và dây cột sống, chúng điều khiển toàn bộ mô thần kinh trong các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào thần kinh Các bộ phận hoạt động của hệ thần kinh là hàng triệu tế bào thần kinh liên kết lại được gọi là các nơrôn. Chức năng của chúng khá giống với các dây điện trong một bộ máy điện phức tạp: chúng bắt tín hiệu trong một bộ phận của hệ thần kinh và chuyển các tín hiệu đến bộ phận khác, nơi mà chúng có thể được chuyển tiếp đến các nơrôn khác hoặc dẫn đến hoạt động nào đó. Theo chức năng, các nơrôn được chia thành ba loại: các nơrôn cảm giác, truyền đạt thông tin từ các cơ quan cảm giác của cơ thể đến hệ thần kinh trung ương; các nơrôn hợp nhất - nơrôn trung gian xử lý thông tin nhận được và các nơrôn vận động, khởi phát các hoạt động ý thức và vô thức. * CẤU TRÚC CỦA NƠRÔN: Các nơrôn có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng tất cả chúng đều có cấu trúc cơ bản giống nhau. Giống như mọi tế bào, chúng có một nhân hay điểm giữa được chứa trong một phần gần như hình cầu của nơrôn gọi là thân bào. Các rễ này là đuôi gai. Một sợi đơn dài cũng trải ra từ tế bào được gọi là sợi trục, sợi dẫn chính trong một dây thần kinh. Ở đầu xa của nó, sợi trục chia thành nhiều nhánh kết thúc bằng một số đầu mút nhỏ bé. Mỗi đầu ở gần sát nhưng thực sự không chạm vào đuôi gai của một nơrôn khác. Khoảng cách này được gọi là liên hợp thần kinh, qua đó các thông tin được truyền đi do các hoá chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Mỗi nơrôn được giới hạn bởi một màng bán thấm mỏng gọi là màng nơrôn, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các tín hiệu. Các tín hiệu này luôn luôn được bắt đầu đầu bằng sự kích thích của một hay nhiều đuôi gai của nôrôn và trước tiên được chuyển về thân bào. Sau đó, chúng được truyền ra xa thân bào dọc theo sợi trục. Để tăng tốc sự dẫn truyền các tín hiệu, nhiều sợi trục có một lớp bao bọc, gọi là myelin. Khi một tín hiệu đi đến các đầu mút ở cuối sợi trục, trong hoàn cảnh nào đó, nó có thể nhảy qua liên hợp thần kinh đến đuôi gai của một nơrôn kế cận và cứ thế tiếp tục cuộc hành trình của nó. Nơrôn không phải là loại tế bào duy nhất được thấy trong hệ thần kinh. Các tế bào được gọi là mô đệm hay thần kinh đệm, có mặt rất nhiều trong hệ thần kinh trung ương và các tế bào schwann được thấy trong hệ thần kinh ngoại biên. Cả hai loại kết hợp với nhau bảo vệ, nuôi dưỡng và còn cung cấp sự chống đỡ cho các nơrôn. Hệ thần kinh ngoại biên Các thành phần chính của hệ thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh ngoại biên, các dây thần kinh này nối hệ thần kinh trung ương đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể và các hạch, các nhóm tế bào thần kinh được đặt ở các điểm khác nhau trong hệ thần kinh. Một dây thần kinh là một bó sợi vận động và cảm giác, cùng với mô liên kết và các mạch máu. Có tới 43 cặp dây thần kinh lớn thực sự xuất hiện trong hệ thần kinh trung ương : 12 cặp hiện ra từ phía dưới bộ não - thần kinh sọ và 31 cặp từ dây cột sống - thần kinh tuỷ sống. Các dây thần kinh sọ chủ yếu cung cấp cho các cơ quan cảm giác và các cơ ở trên đầu, nhưng một dây thần kinh rất quan trọng - thần kinh phế vị cung cấp cho các cơ quan tiêu hoá, tim và không khí đi vào trong phổi. Một số dây thần kinh sọ như dây thần kinh thị giác cung cấp cho mắt chỉ chứa các sợi cảm giác. Các dây thần kinh tuỷ sống xuất hiện ở khoảng giữa của dây cột sống và luôn chứa đựng cả hai sợi vận động và cảm giác. Chúng cung cấp tất cả các khu vực bên dưới cổ. Mỗi dây thần kinh tuỷ sống được gắn vào dây cột sống bằng hai rễ, một rễ mang các sợi vận động còn rễ kia mang sợi cảm giác. Ở bên kia rễ các sợi cảm giác và vận động gộp lại tạo thành dây thần kinh, tuy vậy mỗi sợi hoạt động độc lập với nhau, giống như hai dây trong một dây dẫn điện. (trong khi các dây thần kinh sọ cũng được gắn vào bên dưới não bằng các rễ, thì các sợi cảm giác và vận động tạo thành các dây thần kinh riêng rẽ). Tại một khoảng cách nhỏ của dây cột sống mỗi dây thần kinh tuỷ sống tách ra thành các nhánh nhỏ hơn, tạo thành một mạng lưới toả ra cơ thể. Cả hai sợi cảm giác và vận động là bộ phận của các nơrôn cảm giác và vận động. các sợi vận động và cảm giác của hệ thần kinh ngoại biên chỉ là các sợi dài nhất thuộc các nơrôn riêng của chúng. Thí dụ, một sợi thần kinh vận động từ một nơrôn riêng của chúng. Thí dụ, các sợi thần kinh vận động từ một nơrôn ở dây cột sống có thể kéo dài không gián đoạn đến một cơ ở bàn chân. Hệ thần kinh soma và tự trị Hệ thần kinh ngoại biên có hai nhóm chính: Hệ thần kinh soma có ý thức kiểm soát và hệ thần kinh tự trị không có ý thức kiểm soát. Hệ thần kinh soma có một vai trò hai mặt. Thứ nhất nó tập hợp các thông tin về thế giới bên ngoài từ các cơ quan cảm giác như là mắt, có chứa các tế bào thụ thể đặc biệt. Các tín hiệu từ các thụ thể này sau đó được chuyển đến hệ thần kinh trung ương theo các sợi thần kinh cảm giác. Thứ hai, nó truyền tín hiệu qua các sợi vận động từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ xương, như vậy sự chuyển động bắt đầu. Hệ tự trị chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động mà không có chủ ý của chúng ta hay nỗ lực khác của bộ phận cơ quan như tim, phổi, bao tử, ruột, bàng quang, các cơ quan sinh dục và mạch máu. Nó hoàn toàn gồm các dây thần kinh vận động được sắp xếp theo kiểu chuyển tiếp từ dây cột sống đến các cơ quan khác nhau. Hệ thần kinh tự trị được chia thành hai phần, được gọi là thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Mỗi hệ dùng một hoá chất dẫn truyền khác nhau ở nơi mà sợi thần kinh đi đến cơ quan mục tiêu của nó, mỗi hệ được tạo nên khác nhau và mỗi hệ có một ảnh hưởng khác nhau đối với các cơ quan nó cung cấp. Thí dụ, các dây thần kinh phó giao cảm cung cấp các đường thông khí phế quản dẫn vào và ra khỏi phổi, làm cho chúng co khít lại hay hẹp dần. Các dây thần kinh giao cảm dẫn đến cùng một khu vực làm cho mở rộng, nghĩa là làm giãn nở các đường phế quản . Toàn bộ hệ tự trị được một khu vực của não kiểm soát gọi là cấu tạo dưới đồi. thí dụ, khu não này nhận thông tin về bất kì sự biến đổi nào trong cấu tạo hoá học của cơ thể và điều chỉnh hệ tự trị để đưa cơ thể trở lại sự cân bằng thích hợp. Ví dụ, nếu mức oxy giảm xuống do tập luyện, cấu tạo dưới đồi ra lệnh cho hệ thần kinh tự trị tăng thêm nhịp tim để cung cấp thêm nhiều máu có oxy. Hệ thần kinh trung ương Hệ thần kinh ngoại biên chỉ giữ nhiệm vụ chuyển tiếp các thông tin vận động và cảm giác giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ, tuyến, cơ quan cảm giác của cơ thể. Nó hầu như chẳng có vai trò gì trong việc phân tích các tín hiệu cảm giác, hoặc khởi đầu các tín hiệu vận động. Cả hai hoạt động này và ngoài ra có nhiều hoạt động khác nữa xảy ra trong hệ thần kinh trung ương. Não và dây cột sống tạo thành đơn vị xử lý trung ương của hệ thần kinh. Chúng nhận thông tin qua các sợi cảm giác từ cơ quan cảm giác và các thụ thể của cơ thể, lọc và phân tích thông tin, sau đó chuyển đi các tín hiệu theo sợi vận động, tạo ra phản ứng thích hợp ở các cơ và tuyến. Khía cạnh phân tích hoăc xử lý có thể tương đối đơn giản đối với những nhiệm vụ nào đó được tiến hành trong cột sống, nhưng sự phân tích trong não thường rất phức tạp, liên quan đến sự tham gia của hàng ngàn nơrôn khác nhau. Mặc dù, nhiều nơrôn cảm giác kết thúc trong não và nhiều nơrôn vận động bắt nguồn từ trong não, nhưng phần lớn các nơrôn của não là những nơrôn trung gian, công việc của nó là lọc, phân tích và lưu trữ. Toàn bộ hệ thần kinh trung ương phải được nuôi bằng sự cung cấp đầy đủ máu, cung cấp oxy và cung cấp dinh dưỡng. Nó còn được bảo vệ bằng hai loại bao bọc. Thứ nhất là xương: hộp sọ bao bọc não và xương sống bao bọc dây cột sống. Thứ hai bao gồm ba lớp màng mô sợi được gọi là màng não. Các màng này được bao bọc toàn bộ não và dây cột sống. Dịch não tuỷ là một chất dịch trong giống như nước chảy xung quanh màng não và tuỷ sống ( dây cột sống) và đi qua các não thất (các khoang). Dịch não tuỷ có tác dụng như một chất đệm vì thế giúp bảo vệ mô não quan trọng khỏi tổn hại. Chất dịch được tạo ra liên tục từ máu do các tế bào chuyên hoá của đám rối màng mạch trong não thất. không giống như các tâm thất – có tên gọi, các não thất có số. sự đánh số đi từ phần cao nhất đến phần dưới cùng các thất thứ nhất và các thất thứ hai(được gọi là các não thất bên) là não thất lớn nhất. Dịch não tuỷ chảy từ các thất bên, qua một lỗ hẹp vào trong não thất nhỏ thứ ba và sau đó qua một ống hẹp đều - cống não, và não thất thứ tư hơi rộng hơn. Từ đây nó thoát ra qua các lỗ trong vòm của não thất vào trong các khoảng chứa đầy dịch ( các bể chứa) bao quanh cuống não tại đáy não. Sau đó, chất dịch chảy ngược lên phía trên của não (hai bán cầu não) và được hút lại bởi các chồi lông đặc biệt, được gọi là nhung mao nhện, một trong ba màng của màng não. * DÂY CỘT SỐNG (TUỶ SỐNG): Dây cột sống là một hình trụ gồm các mô thần kinh ước chừng dài khoảng 40cm, chạy bên trong xương cột sống từ não đến dưới lưng. Nó được cấu tạo bởi sự tập hợp các nơrôn và bó sợi thần kinh. Chất xám là sự tập hợp tế bào thần kinh – có hình dạng chữ H trong hình cắt ngang, với một sừng sau chứa đựng các thân bào của nơrôn cảm giác và chỗ nối các nơrôn. Chất xám được chất trắng bao bọc. Chất trắng này được chia thành ba cột và chứa đựng các dây thần kinh đi lên và đi xuống, chúng nối liền não và dây cột sống theo cả hai hướng. Các dây thần kinh đi xuống đưa xung lực vận động từ não đến hệ thần kinh ngoại biên, trong khi đó các dây thần kinh đi lên chuyển các xung lực đến não. * CHỨC NĂNG CỦA DÂY CỘT SỐNG: Dây cột sống có hai chức năng chính. Thứ nhất, nó giữ nhiệm vụ như một hệ thống dẫn hai chiều giữa não và hệ thần kinh ngoại biên. Đạt được điều này là do các sợi của nơrôn cảm giác và vận động kéo dài từ các bộ phận của não. Chúng chạy nhiều khoảng cách khác nhau xuống dây cột sống và tại các đầu mút cách xa nhất chúng tiếp xúc với các sợi hoặc thân bào của nơrôn cảm giác và vận động thuộc về hệ thần kinh ngoại biên. Các thông tin có thể được chuyển qua các liên hợp thần kinh, giữa các nơrôn ngoại biên và nơrôn cột sống. Chức năng thứ hai của dây cột sống là kiểm soát các hoạt động phản xạ đơn giản. Điều này đạt được là nhờ các sợi nơrôn mở rộng các khoảng cách ngắn lên và xuống dây cột sống và nhờ các nơrôn trung gian chuyển tiếp các thông tin trực tiếp giữa các nơron cảm giác và vận động. Thí dụ, nếu bạn tình cờ đặt tay lên chiếc lò nóng, các thụ thể đau ở da đưa thông tin theo các sợi cảm giác đến dây cột sống. Một số thông tin này được chuyển tiếp ngay lập tức bằng các nơrôn đến nơrôn vận động điều khiển chuyển động của cổ. Theo cách này đầu được tự động xoay về hướng nguồn gây đau. Các thông tin thêm nữa được đưa qua toàn bộ khoảng cách lên đến não và tạo ra cảm giác ý thức về sự nóng và đau. * NÃO: Về cơ bản não có thể được chia thành ba vùng khác nhau: não sau, não giữa và não trước. Mỗi vùng não này lần luợt được chia thành các khu riêng rẽ chịu trách nhiệm về những chức năng hoàn toàn khác biệt. Tất cả đề được kết nối một cách phức tạp vào các bộ phận khác của não. Cấu trúc lớn nhất của não sau là tiểu não. Đây là khu có liên quan chủ yếu với hoạt động vận động. Nó đưa ra các tín hiệu tạo ra các chuyển động vô thức trong cơ sao cho tư thế và sự thăng bằng được duy trì và nó có nhiệm vụ hợp tác với các khu vận động của não bộ để phối hợp các chuyển động của cơ thể. Cuống não - nối liền não với dây cột sống, gồm có một phần của não sau, toàn bộ não giữa và một phần não truớc. Chính tại cuống não này toàn bộ thông tin đi vào và ra đến cùng một lúc và đi ngang qua, đối với phần bên trái của cơ thể được phần não bên phải chi phối và ngược lại. Các cấu trúc khác nhau trong cuống não – bao gồm cấu trúc có tên là hành tuỷ và cầu não của não sau và cấu tạo lưới (đôi khi được cho là hệ lưới hoạt hoá) của não giữa - tự đảm trách cuộc sống của nó. Chúng điều khiển nhịp tim, huyết áp, sự nuốt, ho, thở và bất tỉnh. Sự kiểm soát mức độ ý thức là một trong những chức năng quan trọng nhất của não. Nó là cấu tạo lưới sàng lọc kỹ khối thông tin đi vào và quyết định khối thông tin nào đủ quan trọng để báo cho não. Các lộ trình của dây thần kinh từ khắp cơ thể phân nhánh đến cấu tạo lưới và nuôi nó bằng một luồng tín hiệu điện liên tục xuất hiện trong các tế bào thần kinh. Hoạt động này lần lượt tạo ra cấu tạo lưới để bắn tín hiệu đến các mục tiêu ở khắp cả não, đến các trung tâm thích hợp mà tín hiệu được tập hợp, đối chiếu và làm theo. nếu lực thúc đẩy này mà chậm lại hoặc bị ngăn cản không cho xảy ra thì bộ phận của não được gọi là vỏ não trở nên không hoạt động và người ta sẽ bị bất tỉnh. * NÃO BỘ VÀ CẤU TẠO DƯỚI ĐỒI: Bộ phận lớn nhất của toàn bộ não bộ, nằm trong não trước. Não bộ của con người phát triển hơn bất kì não bộ của động vật nào khác và chủ yếu cho suy nghĩ, trí nhớ, ý thức, và các quá trình trí tuệ cao hơn. Đây là nơi mà các bộ phận khác của não đưa thông tin vào để có một quyết định. Não bộ được chia thẳng xuống chính giữa thành hai nửa gọi là hai bán cầu não. Chúng được nối ở đáy bằng một bó sợi thần kinh dày đặc gọi là thể chai. Mặc dù, hai bán cầu là hình phản chiếu của nhau (giống nhau về hình thức) nhưng có những chức năng hoàn toàn khác nhau và cùng nhau hoạt động thông qua thể chai. Tại trung tâm của hai bán cầu não là nơi tập trung chất xám (các tế bào thần kinh gọi là hạch đáy). Các tế bào này tạo thành một hệ thống điều khiển phức tạp phối hợp hoạt động cơ cho phép cơ thể thực hiện các kiểu chuyển động đặc biệt tự do và không ý thức. Loại hoạt động cơ này có liên quan đến sự vung vẩy hai cánh tay trong khi bước đi, đến sự biểu lộ nét mặt và liên quan đến vị trí của tay chân trước khi đứng hoặc bước đi. Cấu tạo dưới đồi nằm trên đáy của não, dưới hai bán cầu não. Nó ở trực tiếp bên dưới một cấu trúc quan trọng khác trong não trước - đồi não – có nhiệm vụ như một tổng đài giữa dây cột sống và bán cầu não. Cấu tạo dưới đồ thực sự là nơi tập trung các trung tâm thần kinh chuyên hoá, liên kết với các khu vực quan trọng khác của não, cũng như với tuyến yên. Nó là vùng não có liên quan đến sự kiểm soát các chức năng quan trọng như ăn, ngủ và kiểm soát thân nhiệt. Nó còn liên kết chặt chẽ với hệ nội tiết (hoocmôn). Cấu tạo dưới đồi có những đường thần kinh nối liền với hệ bản tính, được liên kết chặt chẽ với trung tâm khứu giác của não. Phần não này cũng có mối quan hệ với các khu vực liên quan đến các giác quan khác, thái độ và sự tổ chức ghi nhớ. * VỎ NÃO: Vỏ não là lớp chất xám nhăn, dày 3mm gấp lên phía ngoài não bộ. Phần não này rất phát triển ở con người đến nỗi nó phải gấp nhiều lần để khớp với bên trong hộp sọ. Nếu trải ra, nó sẽ bao phủ một diện tích lớn bằng 30 lần khi được gấp lại. Giữa tất cả các nếp gấp có những rãnh có phần rất sâu chia mỗi bán cầu của vỏ não thành bốn khu vực được gọi là các thuỳ. mỗi thuỳ phục vụ một hay nhiều chức năng riêng biệt. Các thuỳ thái dương liên quan đến sự nghe và cũng liên quan đến sự ngửi, các thuỳ đính với sự sờ và nếm, các thuỳ chẩm với sự nhìn và các thuỳ trán với sự chuyển động, ngôn ngữ và suy nghĩ phức tạp. Bên trong những mỗi thùy này có phần riêng biệt dành để nhận các thông tin cảm giác từ một khu vực của cơ thể. Thí dụ, cảm giác sờ có một khu vực rất nhỏ trong thuỳ đính chẳng dành cho cái gì ngoài cảm giác từ đầu gối và một khu vực dưới ngón tay cái. Đây là lý do mà sao các khu vực giống như ngón tay cái nhạy cảm hơn các khu vực đầu gối, và nguyên tắc tương tự áp dụng cho các bộ phận cảm giác khác của vỏ não và cũng như các bộ phận vận động. Tuy nhiên, ở vỏ não các thông tin nhận được từ năm giác quan - thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Được phân tích và xử lý để các bộ phận khác của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên tạo ra các chuyển động phối hợp, các chuyển động này rất quan trọng đối với mỗi hoạt động ý thức mà cơ thể thực hiện. Mắt Mắt thiết kế thật tuyệt vời, khi người ta muốn giải thích cách mà chúng ta có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ làm sao mà thế giới bên ngoài có thể được nhìn thấy ở bên trong hốc mắt nhỏ bé, người ta phải đi trở lại những vấn đề thiết yếu. Cách tốt nhất để tưởng tượng ánh sáng như là một môi trường dẫn truyền. Từ bất cứ nguồn nào, ánh sáng bật lên các vật thể theo mọi hướng, kèm theo khả năng các vật thể được nhín thấy. Một điều quan trọng nữa cần hiểu về ánh sáng mà mặc dù ánh sáng thường đi theo các đường thẳng, nhưng nó có thể bị uốn cong nếu nó đi qua những chất nào đó, chẳng hạn như kính định hình của thấu kính máy chụp hình, hoặc thuỷ tinh thể được tạo nên từ mô trong mắt người. Hơn nữa, mức độ uốn cong có thể được điều khiển chính xác nhờ hình dạng mà thấu kính được tạo ra. Thật ra, ánh sáng có thể được uốn cong vào trong, hoặc tập trung để tạo thành những hình ảnh nhỏ bé mà hình ảnh trọn vẹn của vật thể lớn hơn nhiều. * GIÁC MẠC: Khi gặp một tia sáng đập vào mắt, điều trước tiên nó bắt gặp là một cửa sổ tròn, trong suốt được gọi là giác mạc, là thuỷ tinh thể thứ nhất trong số hai thuỷ tinh thể của mắt. giác mạc tạo thành thấu kính hội tụ cố định mạnh mẽ của mắt. năng lực thị giác của giác mạc có tỉ lệ định rõ của 2/3 tổng số năng lực của mắt. Tuy nhiên, giác mạc chỉ dày có ½ mm tại trung tâm và dày 1mm ở nơi mà nó nối liền với tròng trắng của mắt, được gọi là củng mạc. Giác mạc gồm có năm lớp. Ở phía ngoài là một lớp năm tế bào gọi là biểu mô, tương đương với da cơ thê. dưới lớp này là một lớp giống như sợi đàn hồi gọi là lớp Bawman. kể đến là lớp mô đệm cứng được tạo nên từ chất tạo keo(collagen). lớp mô đệm này là bộ phận dày nhất. mô đệm giúp cho giác mạc khỏi nhiễm trùng, bởi vì trong lớp này có những kháng nguyên chống nhiễm trùng khác nhau: mô đệm còn cho phép giúp kiểm soát sự viêm trong giác mạc. Sau mô đệm là một lớp được gọi là nội mô chỉ dày có một lớp tế bào. lớp mỏng này giữ cho giác mạc trong suốt và duy trì sự cân bằng lưu lượng nước từ mắt đến giác mạc. một khi được hình thành, các tế bào của lớp này không thể tái sinh và vì thế tổn hại hoăc bệnh tật đối với nội mô có thể gây thiệt hại cho thị lực vĩnh viễn. lớp cuối cùng được gọi là màng Descimet, là một màng đàn hồi. Một làn nước mắt bao phủ biểu mô. Không có nước mắt, giác mạc sẽ không che chở chống lại vi sinh vật vi trùng, sự ô nhiễm hay bụi bặm. màng nước mắt còn cung cấp lớp thị giác và không có nước mắt biểu mô sẽ mất sự trong suốt của nó và trở nên mờ đục. Sau khi đi qua giác mạc, tia sáng đi vào phía ngoài của hai khoang bên trong mắt, gọi một cách thích hợp là khoang trước. khoang này chúa đầy chất dịch như nước được gọi là thuỷ dịch liên tục được thoát đi và được thay thế. * MÀNG MẠCH NHO: Màng mạch nho là tên đặt cho khu vực bao gồm ba cấu trúc riêng biệt nằm trong trung tâm nhãn cầu: màng mạch, thể mi và mống mắt, thỉnh thoảng cũng được gọi là màng bồ đào. Màng mạch là một miếng màng mỏng ở giữa củng mạc bảo vệ bên ngoài và võng mạc. Màng này có nhiều mạch máu cung cấp cho võng mạc và tạo thành một mạng lưới phức tạp khắp cả mắt. Trong màng lưới này có các mô nâng đỡ chứa đựng một sắc tố khác nhau; số sắc tố này ngăn ánh sáng đi qua phía sau mắt làm cho hình ảnh không bị rối loạn. Thể mi gồm một khu nổi lên thuộc màng bồ đào ngay tại phía trước mắt. Vai trò của nó là làm thay đổi hình dạng của thấu kính mắt thông qua chuyển động của cơ mi – cho phép chúng ta tập trung vào các vật thể gần – và cũng làm cho thuỷ dịch chất dịch luân chuyển trong khoang, giữa thuỷ tinh thể và mặt trong của giác mạc. Gắn liền với thể mi là khu vực chuyên hoá thứ ba - mống mắt - tạo thành phía sau của khoang trước. đây là bộ phận của mắt mà sắc tố làm cho mắt có màu. Nó có nhiệm vụ giống cái chặn lỗ ống kính của máy chụp hình, các sợi cơ của nó làm giãn hoặc co con ngươi (đồng tử) và như vậy kiểm soát được cường độ ánh sáng đi đến võng mạc. nếu ánh sáng quá mạnh chiếu vào nó, đồng tử dần dần trở nên nhỏ hơn mà không có bất kì ý thức nỗ lực nào của chúng ta. Trong ánh sáng lờ mờ, nó dần dần trở nên lớn hơn. Sự kích động, sợ hãi và sự sử dụng những dược phẩm nào đó cũng làm cho đồng tử giãn rộng hay co lại. Ngay phía sau mống mắt là thuỷ tinh thể trong suốt, mềm, đàn hồi. nó là một bộ phận tương đối ít quan trọng bởi vì hầu hết công việc được giác mạc thực hiện. * PHA LÊ DỊCH VÀ VÕNG MẠC: Phía sau thuỷ tinh thể là khoang trong quan trọng nhất của mắt. Khoang này chứa đầy một chất được gọi là pha lê dịch, có một kết cấu giống như thạch và làm cho mắt hình như vững chắc và dai như cao su. Chạy xuyên qua trung tâm của nó là ống pha lê, cái còn lại của một luồng mang một động mạch trong suốt. Bên trong nhãn cầu cong, toàn bộ xung quanh khoang sau được lót bằng một lớp nhạy cảm với ánh sáng được gọi là võng mạc. trên thực tế lớp võng mạc này được cấu tạo bởi hai loại tế bào nhạy cảm ánh sáng gọi là những tế bào hình que và hình nón. Các tế bào hình que nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp và không phân biệt được màu sắc mà được phân biệt bằng các tế bào hình nón. Các tế bào này còn chịu trách nhiệm về sự rõ ràng sắc nét và có nhiều nhất ở phía sau mắt trong một khu được gọi là hố hay điểm vàng. Ở đây thuỷ tinh thể còn diễn ra hội tụ hình ảnh sắc nét nhất của nó và đây là nơi sự nhìn của chúng ta tốt nhất. Bao quanh hố(điểm vàng), võng mạc vẫn nhận ra hình ảnh rõ ràng, nhưng ra phía ngoài rìa của nó. Vùng được gọi là thị lực ngoại vi, thì toàn bộ khu đó chúng ta “thấy không rõ”. thị lực trung tâm và thị lực ngoại vi này cùng nhau tạo nên một tâm nhìn trọn vẹn về thế giới bên ngoài. * DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC: Mỗi tế bào nhạy cảm ánh sáng trong võng mạc được nối liền bằng một dây thần kinh đến não, nơi mà thông tin về mô hình, màu sắc và hình dạng được tính toán. Toàn bộ sợi thần kinh này tập trung ở phía sau mắt tạo thành một dây chính được gọi là dây thần kinh thị giác. Dây này chạy phía sau từ nhãn cầu xuyên qua một ống xương trong hộp sọ và nhô lên bên trong xương sọ ngay bên dưới não trong vùng thuộc tuyến yên; tại đây nó được nối bằng dây thần kinh thị giác cùng loại. Các dây thần kinh từ mỗi bên sau đó giao nhau để thông tin nào đó từ mắt trái được chuyển sang phía mắt phải của não và ngược lại. Các dây thần kinh từ bên thái dương(gần hai thái dương) thuộc mỗi võng mạch không giao nhau và vì thế ở lại cùng một phía của não còn các bộ thần kinh bộ phận của mắt thực hiện hầu hết sự quan sát chạy đến hai bên của não. Dây thần kinh thị giác chỉ là một bó sợi thần kinh mang xung lực điện nhỏ xuống các dây nhỏ bé được cách ly với các dây kế bên bằng một lớp myelin. Ở chính giữa các dây thần kinh chính là một động mạch lớn hơn chạy theo toàn bộ chiều dài của nó. Động mạch này được gọi là động mạch võng mạc trung tâm. động mạch này nổi lên ở phía sau mắt và các mạch từ nó toả ra khắp bề mặt của võng mạc. có một tĩnh mạch tương ứng chạy ngược xuống dây thần kinh thị giác dọc theo động mạch võng mạc trung tâm, dẫn lưu võng mạc. Các dây thần kinh nổi lên từ võng mạc là dây thần kinh cảm giác, không giống như các dây thần kinh vận động trên đường đến não chỉ có một chỗ nối, các dây thần kinh thị giác tạo nên nhiều chỗ nối hơn. Chỗ nối đầu tiên nằm ngay phía sau điểm mà thông tin cảm giác từ mỗi mắt được trao đổi. điểm giao nhau này được gọi là giao thoa thị giác và nằm rất sát với tuyến yên. Ngay phía sau giao điểm này là chỗ nối đầu tiên hay trạm tế bào. Tại đây, thông tin từ bên trái và bên phải lại được trao đổi nữa qua đường các chức năng của điểm nối này được liên kết bởi các phản xạ của động từ. Từ thể cong bên các dây thần kinh toả ra trên mỗi bên xung quanh phần thái dương của não tạo thành bức xạ thị giác. Chúng quay lại một chút và tập hợp lại với nhau và đi qua điểm trao đổi quan trọng – nang trong – nơi mà tất cả thông tin vận động và cảm giác cung cấp cho cơ thể được tập trung. Từ chỗ đó các dây thần kinh đi qua phía sau não đến vỏ thị giác. Tai Tai không những cung cấp cho chúng ta khả năng nghe mà nó còn cho chúng ta khả năng thăng bằng. Nó là một cơ quan phức tạp được chia thành ba phần: tai ngoài, thu thập âm thanh giống như một máy quét ra đa; tai giữa có sự lắp ráp các xương như hệ thống truyền động khuếch đại âm thanh chúng ta nhận được và tai trong chuyển đổi những rung động âm thanh thành các xung lực điện và tính ra vị trí trong đầu. Các thông tin đưa đến được truyền vào não theo một cặp thần kinh nằm sát bên nhau: dây thần kinh tiền đình dành cho sự thăng bằng và dây thần kinh ốc tai dành cho âm thanh. Các tai ngoài và tai giữa chủ yếu liên quan đến thính giác, nhưng các cấu trúc tai trong lý giải vị trí và âm thanh trong đầu thì riêng rẽ, mặc dù chúng được thấy đồng thời trong cùng một cơ quan. * THÍNH GIÁC/ NGHE: Những gì chúng ta nghe là các sóng âm thanh được tạo ra nhờ những giao động của phân tử không khí. Kích thước và năng lượng các sóng này xác định độ lớn được đo bằng decibel(dB). số lần giao động hoặc chu kỳ trong một giây tạo nên tần số; càng nhiều giao động thì cường độ âm thanh càng cao. tần số âm thanh càng cao. tần số âm thanh được thể hiện bằng các thuật ngữ chu kỳ trong một giây, hoặc Hertz(Hz). Ở những người trẻ tuổi, phạm vi các tần số có thể nghe thấy 20 đến 20.000Hz trong một giây. Tuy vậy tai nhạy cảm tốt nhất đối với các âm thanh phạm vi trung bình khoảng 500 đến 4000Hz. Khi chúng ta già đi hoặc nếu chúng ta bị đặt nơi tiếng ồn quá lớn qua một khoảng thời gian, thính giác của chúng ta sẽ trở nên kém thính nhạy trong những tần số cao hơn. để đo mức độ tổn hại khả năng nghe, các mức độ nghe bình thường được xác định bằng một tiêu chuẩn quốc tế . mức độ nghe của một người là sự khác nhau về các decibel giữa nốt nhạc trong trẻo nhỏ nhất được nghe thấy và nốt nhạc tiêu chuẩn được một chiếc máy đặc biệt phát ra được gọi là thính lực kế. Tai giữ nhiệm vụ như một ống nghe(tai ngoài), một bộ khuếch đại(tai giữa) và một máy phát(tai trong). ống nghe được tạo thành bởi một bộ phận giống như thịt của tai được gọi là loa tai. Tại điểm giữa của loa tai là một ống xương (ống tai ngoài) dẫn đến màng nhĩ. một chất giống như sắp được tiết ra từ các thành ống để ngăn ngừa da khỏi bị khô và bong ra. Bộ khuếch đại được tạo nên bởi một hệ thống truyền động gồm có ba xương được gọi là các tiểu cốt. Các tiểu cốt này là xương búa, được gắn vào màng nhĩ; xương bàn đạp gắn vào tai trong và xương đe - một xương nhỏ nối liền hai xương trên. sự sắp xếp truyền động này phóng đại chuyển động màng nhĩ 20 lần. Từ tai giữa có một ống hẹp được gọi là vòi Eustache, mở ra phía sau Amiđan và vòi này làm cân bằng áp suất không khí trên mỗi bên của màng nhĩ. tiếng lộp bộp trong hai tai từ chúng ta xuống nhanh trong tháng máy được gây ra do những chuyển động của màng nhĩ qua những biến đổi áp suất trong tai giữa. bộ phận máy phát của tai rất phức tạp. các cơ cấu vừa để nghe vừa để giữ thăng bằng tạo thành một phòng chung chứa đầy chất dịch được gọi là nội dịch và các sóng áp suất được truyền qua chất dịch này từ tai giữa đến xương bàn đạp. bộ phận nghe nằm ở một đầu phòng và tạo thành một đầu cuộn khá giống vỏ ốc. nó được gọi là ốc tai và khắp cả chiều dài của nó phủ một màng mỏng được gọi là lá nền, lá này cung cấp hàng ngàn sợi thần kinh nhỏ bé cho dây thần kinh ốc tai. Những thay đổi về cường độ hay độ lớn của âm thanh được cảm giác bằng các lông liti trên lá nền qua các sóng áp suất truyền trong nội dịch truyền khắp cả chiều dài của ốc tai. Dây thần kinh ốc tai chạy đến một bộ phận chuyên hoá của não được gọi là trung tâm thính giác . Cách thức của sóng được biến đổi thành năng lượng điện và được lý giải bởi não không được hiểu rõ. Lý thuyết hiện hành cho rằng các tế bào của ốc tai đo các sóng áp suất trong nội dịch và biến chúng thành các xung lực điện. nó cũng không rõ ràng cách thức tai phân biệt giữa độ lớn và cường độ. * GIỮ THĂNG BẰNG: Vì là một cơ quan giữ thăng bằng, tai chịu trách nhiệm giám sát từng chút một về vị trí và các chuyển động của đầu. Và nếu vị trí đúng của đầu được giám sát phù hợp thì cơ thể có thể tự nó điều chỉnh để vẫn giữ thăng bằng nằm ở phần bên trong cùng của tai, được các xương của hộp sọ bảo vệ tốt được gọi một cách thích hợp là tai trong. Ở đây có một mê cung với những ống chứa đầy chất dịch, tất cả ở các mức độ khác nhau và ở những góc độ khác nhau. Trong số những ống này , có một ống liên quan đến sự giữ thăng bằng gọi là thông nang, tiểu nang và các ống bán nguyệt. Thông nang và tiểu nang có liên quan đến việc nhận ra vị trí của đầu. mỗi khoang trong số hai khoang này chứa đựng một đệm tế bào được bao phủ bằng một chất giống như thạch được gắn vào các hạt phần nhỏ. Khi cơ thể thẳng đứng, trọng lực khiến cho các hạt này ép vào các lông nhạy cảm trong chất thạch. Lúc đó các lông truyền tín hiệu thần kinh đến não cho biết “thẳng đứng”. Khi đầu nghiêng tới trước, ra sau hoặc hai bên các hạt phấn đẩy mạnh vào các lông làm chúng cong theo một hướng khác nhau . điều này làm phát ra một thông tin mới đến não, mà lúc đó nếu cần thiết có thể đưa ra các lệnh cho cơ để điều chỉnh vị trí của cơ thể. Thông nang cũng hoạt động khi cơ thể chuẩn bị di chuyển về phía trước hoặc phía sau. Ngay khi não nhận được thông tin này nó chuyển các tín hiệu tới cơ làm cho cơ thể nghiêng về trước, khôi phục lại sự thăng bằng của nó. tất cả các phản ứng này bị đảo ngược néu đứa trẻ dựa về sau của chiếc ghế. * BẮT ĐẦU VÀ DỪNG CHUYỂN ĐỘNG: Nhô ra ngay phía trên thông nang của tai là ba ống bán nguyệt chứa đầy dịch. Tại ống của mỗi ống là khối chất thạch hình bầu dục. bao bọc trong chất thạch này là các đầu lông nhạy cảm, chúng sẽ bị cong do các chuyển động của chất dịch trong ống khi đầu chuyển động. Các ống bán nguyệt thu nhận thông tin khoảng thời gian bắt đầu và dừng chuyển động - đặc biệt quan trọng trong lúc chuyển động nhanh, phức tạp. Khi đầu bắt đầu chuyển động về một hướng, chất dịch trong các ống có khuynh hướng vẫn đứng yên, làm cho chất dịch đẩy mạnh vào các lông nhạy cảm. lúc đó, các lông truyền thông tin đến não để cho não có thể hành động. Nhưng khi đầu ngưng chuyển động, đặc biệt là khi đầu ngưng xoay vòng tròn, chất dịch tiếp tục chuyển động bên trong các ống bán nguyệt trong khoảng một phút hoặc hơn làm cho bạn cảm thấy chóng mặt. * TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN: Một bộ phận của não chịu trách nhiệm nhiều nhất về hướng dẫn hoạt động của các cơ trong việc giữ cho cơ thể thăng bằng là tiểu não. Đôi mắt cũng thế, có một vai trò rất đặc biệt tham gia vào việc giữ thăng bằng, bởi vì chúng cung cấp thông tin sinh động về mối quan hệ của cơ thể đối với môi trường xung quanh nó. Mắt còn có mối liên quan quan trọng với các ống bán nguyệt. Thí dụ, khi bắt đầu di chuyển về bên trái, chuyển động của dịch trong các ống bán nguyệt làm cho mắt di chuyển về bên phải. Nhưng khi ấy cơ chế thăng bằng làm cho chúng di chuyển sang phía bên trái để điều chỉnh đến vị trí giống như của đầu. Sự chuyển động mắt này giải thích một phần lý do vì sao người ta có nhiều khả năng bị buồn nôn nếu cố đọc trong khi đang đi trong suốt cuộc hành trình trên xe cộ đang di chuyển như là xe hơi hay xe buýt. Việc đọc có khuynh hướng chống lại các chuyển động mắt tự nhiên này, khiến gây ra những cơn buồn nôn khí chịu đó và sự nôn mửa tạo thành chứng say xe. * HỌC TẬP VÀ GIỮ THĂNG BẰNG: Đây là một quá trình dài mất hai năm đầu đời của một em bé, với một năm nữa nắm vững nghệ thuật đứng trên một chân. trước khi có thể đật được sự thăng bằng hoàn hảo, cả não lẫn các cơ phải đủ hoàn thiện để cung cấp sức mạnh và sự phối hợp cần thiết. Các thụ thể khứu giác và vị giác / thụ thể mùi - vị Khứu giác có lẽ được biết là một giác quan cổ nhất và nhỏ nhất trong số năm giác quan của con người. Trong suốt qúa trình tiến hoá, khứu giác đã giữ những liên kết của nó với các bộ phận của não mà phát triển thành ngôi nhà phân biệt đối với những phản ứng xúc cảm, liên kết mật thiết các mùi của sự vật với cảm xúc của chúng ta. khứu giác của chúng ta còn đóng một vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn tình dục, mặc dù điều này đã trở nên thầm lặng đáng kể trong sự tiến hoá của loài người. các vai trò quan trọng của nó là vai trò của một hệ thống báo trước và tập hợp thông tin: báo trước cho chúng ta sự nguy hiểm và cho chúng ta những thông tin có giá trị về thế giới bên ngoài. Mối liên kết chặt chẽ giữa vị giác và khứu giác là một điều gì đó không phải lúc nào chúng ta cũng nhận thấy. chỉ đến khi bị cảm, ta mới nhận chẳng những ta không thể ngửi đồ vật, mà vị của thức ăn cũng biến mất. Nguồn: phuongthaoherbal.com/vn/userfiles/image/H%C3%
  10. Anh sống trong căn phòng gần 10m2, một cái phản và một cái giường, khu tập thể của ngành Văn hoá Ô chợ dừa. Một buổi chiều hơn 35 năm trước. Thời bao cấp, tôi được phân phối ở cơ quan một phích Rạng đông, mang đến tặng Anh khi chưa biết gì về nhau. Cuộc sống đạm bạc, Anh gầy, sống một mình khi vợ con ở quê. Tốt nghiệp trường CĐ Mỹ thuật công nghiệp (nay là ĐH), về công tác tại Cty mỹ thuật TW. Anh tâm sự buổi đầu với thái độ đượm buồn về công việc anh đang làm. Tượng Phật tại chùa Khế - chùa Hương anh đã làm xong, không hiểu vì lý do gì mà bị người dân mang ra vứt xuống xuối Đục, cùng thêm với bệnh nghề nghiệp nên Anh bị Thần kinh tọa. Tôi có nói sắp đi công tác Thái bình, tìm hiểu về tư liệu sách của dòng họ Lê Quý từ thế kỷ 17, vì một nguyên nhân nào đó mà đã đổi thành họ Hà Văn, và Tôi hứa với Anh: đồng ý để Anh mượn toàn bộ số sách sưu tầm ở Thái bình. Gặp lại nhau, sách Tôi mang đến hơn nửa cái phản anh nằm, vui thực sự và Anh mời cơm Tôi. Anh hỏi: bác có biết về thuật toán cổ Á đông phải không ? Vì cái phích của Anh đang dùng bị vỡ sau 3 ngày Tôi tặng anh phích phân phối của Tôi. Anh tâm sự quyết định bỏ nghề Điêu khắc, làm tượng, tự học chữ Hán, rồi tự chữa bệnh Thần kinh tọa cho bản thân. Một nghị lực đã làm Tôi hết sức trân trọng. Thời gian sau gặp lại, Anh đã khỏi bệnh Thần kinh tọa khi tự mình châm cứu cho mình, bắt đầu có học trò. Anh tặng Tôi một số bài viết cho Học viện Quân y. Anh bị sốc lần đầu khi học trò tổ chức lễ thượng thọ cho Thầy bởi một lon Coca. Anh nói: Tôi là người bạn lớn trong đời của anh, và có đặt vấn đề về lời di ngôn. Lời di ngôn Anh nhờ cá nhân Tôi, đến giờ, Tôi vẫn chưa hoàn thành ! Ở đâu đó, những tồn nghi còn lại, mong Anh thanh thản. Thắp một nén nhang phân ưu Anh "Đồ Sửu" ! Danh Đồ Sửu về sau được mọi người gọi phải không Anh ? Sáng, ... , Trưa, ... , Chiều, ... , Tối, ... , ......., Đêm, ... , Ngày,. ... , Mưa, ... , Nắng, ... , ................Trôi dài, ............... , giống nhau, ........., ... ............................., vô hạn, .................., ... ............................................, tưởng nhớ, ......................, phân ưu,....... ,
  11. Xin trân thành cảm ơn Anh Thiên Sứ. Mong rằng, Anh Lê Văn Sửu - Đồ Sửu không bị trùng trùng tên.
  12. “Tôi có năng lực, dạng như giác quan thứ sáu phi thường” – ngài Paul Dryson, Bộ trưởng Bộ Khoa học thuộc nội các của Thủ tướng vương quốc Anh Gordon Brown, khẳng định. Vị doanh nhân và cũng đồng thời là tỷ phú này đã tuyên bố trong bài trả lời phỏng vấn dành cho tờ “Sunday Times” rằng, bằng linh cảm tuyệt vời ông đã nhiều lần tiên đoán chính xác các sự kiện diễn ra trong tương lai. Không ít nghệ sĩ, các doanh nhân, các nhà chính trị, những tướng lĩnh quân đội và vận động viên thể thao đã nói về khoảnh khắc lóe sáng kỳ lạ. Tuy nhiên linh tính cũng không hiếm khi làm chúng ta điêu đứng. Công nương Diana đã tự chiêm nghiệm một cách bi thảm về điều này. Tại một trong những bài trả lời phỏng vấn báo chí cuối cùng Diana từng khẳng định: “Không ai có thể chỉ bảo tôi phải làm gì. Tôi dựa vào linh tính và linh tính là cố vấn tốt nhất của tôi”. Liệu thực tế linh tính có phải là quà tặng tuyệt vời của Thượng đế ban tặng cho chúng ta, đúng như lời của thiên tài âm nhạc Mozart? Không ít sếp các tập đoàn công nghiệp lớn khẳng định rằng, bản thân từng chọn những quyết định quan trọng mà chính mình không thể biện giải đầy đủ. Robert Lutz, cựu Phó chủ tịch nhiều năm của tập đoàn General Motors trong nhiều việc dựa vào cơ sở những phân tích, tường trình và những số liệu thống kê, thế nhưng “tiếng nói nội tâm” đã mách bảo ông chính xác nhất những xu thế mới. Chính giác quan thứ sáu đã mách bảo Lutz tung ra thị trường mẫu xe Dodge Kiper đặc biệt ăn khách vào những năm 90 - thời kỳ còn giữ ghế Chủ tịch hãng Chrusler. “Đó là cảm nhận vô thức, từ bên ngoài. Đơn giản tôi cảm thấy, mọi chuyện sẽ tốt đẹp” – Robert Lutz nhớ lại. Ông chủ Microsoft Bill Gates cũng thường xuyên hành động như vậy, nhân vật bao giờ cũng tin vào linh cảm mỗi khi cần những quyết định quan trọng nhất. Steve Jobs, ông chủ Apple quả quyết rằng, ông đã tung ra thị trường iPod bất chấp mọi ý kiến can ngăn của nhóm chuyên gia - những người cho rằng, toàn bộ chiến dịch sẽ thất bại vì quá mạo hiểm. Ngài chủ tịch Apple đã nghe giác quan thứ sáu. Ngay sau quả phát bóng đầu tiên thất bại của vận động viên, Vic Braden, một trong số huấn luyện viên tennis xuất sắc nhất thế giới đã biết. liệu quả tiếp theo có vọt ra ngoài biên hay không. Brian Grazer, nhà sản xuất nhiều bộ phim đặc biệt ăn khách của Mỹ cũng có thể tự hào về những giây phút lóe sáng linh tính như thế. Năm 1983, ngay lần đầu tiên gặp Tom Hanks tại chương trình thử việc, ông đã khẳng định Hanks sẽ trở thành diễn viên lớn. Và lập tức ông trao cho chàng trai sắm vai nhà du hành vũ trụ trong bộ phim "Apolo 13" . Đó là sức mạnh của sự chấp nhận hoàn toàn vô thức của chúng ta" - chuyên gia Tâm lý học nổi tiếng Mỹ, GS Malcolm Gladwell đã nhấn mạnh như thế trong cuốn sách "Sự lóe sáng. Sức mạnh của linh cảm" mới xuất bản của mình. Theo nhà khoa học này, trong cuộc sống chúng ta thường quá tin vào những sự lựa chọn có ý thức. Điều đó không có gì sai, tuy nhiên những đánh giá và quyết định vô thức có thể nhanh hơn nhiều. Tôi gọi nó là "sự nhận biết tức thì". Sẽ tốt hơn, khi chúng ta vừa sử dụng linh tính, vừa sử dụng tư duy phân tích để có được quyết định đúng đắn nhất trước mọi vấn đề trong cuộc sống Ngay sau 10 giây ghi hình giới thiệu các giảng viên trong trường, những sinh viên tham gia chương trình nghiên cứu của chuyên gia Tâm lý học, GS Nalini Ambady đã đưa ra những nhận xét chính xác về họ. Những nhận xét chính xác về họ không thể thua kém nhóm đối chứng được hỏi sau cả học kỳ. Trong những cuộc thử nghiệm tiếp theo, nhóm sinh viên chỉ cần thậm chí thời gian hai giây, để nhận xét về những giảng viên cụ thể. Với đánh giá về mức độ bền vững của hôn nhân cũng diễn ra tương tự. Chỉ cần sau cuộc trò chuyện ba phút với người trong cuộc, đã có thể dự đoán chính xác, liệu họ có còn là chồng (vợ) của nhau sau đó 15 năm. GS John Gottman, tác giả cuốn sách "Toán học hôn nhân" khẳng định rằng, để dự đoán chính xác chỉ cần quan sát, các đối tác đối xử với nhau thế nào. Thái độ khinh miệt đối tác bao giờ cũng là dự báo xấu nhất. Có thể gần như dám chắc kết cục chia tay hoặc ly dị. Linh cảm là khả năng đánh giá trực tiếp sự kiện không cần quá trình nhận thức, và thậm chí không cần tiến hành quan sát. Linh cảm cũng là thành phần quan trọng của tư duy giống như sự phân tích logic, nhất là trường hợp cần quyết định chớp nhoáng, hoặc một khi chúng ta có quá nhiều dữ kiện, để có thể cân nhắc một cách hợp lý. Sự tiến hóa đã thừa nhận rằng, trong trường hợp như vậy "tiếng nói nội tâm" là giải pháp tốt hơn so với quyết định tình cờ. Động vật hoang dã sử dụng linh cảm - tiếng nói mách bảo chúng, cần phải ứng xử thế nào trong tình huống trước đó chưa từng biết. Chim gõ kiến Australia hiểu ngay phải xây tổ thế nào, để có thể bảo quản trứng sẽ đẻ ra tại cánh rừng xa lạ. Nó tạo ra bên trong tổ những rãnh sâu và điều khiển dòng không khí nóng và lạnh chảy vào tổ thế nào để lúc nào cũng duy trì nhiệt độ ổn định trong tổ. Sau thời gian 6-10 năm sống trong sông ngòi, hồ ao và kênh rạch vào quãng cuối tháng tám đầu tháng chín chúng bắt đầu cuộc tha hương khó khăn đến vùng biển Sargassove, cho dù chúng chưa bao giờ sống ở đó. Con người cũng chứng tỏ kiến thức bẩm sinh nhất định. Trẻ sơ sinh có những trí tưởng tượng linh cảm về những định luật cơ bản của vật lý, ví như định luật về sức hút của Trái đất. Chúng cũng có thể đếm được đồ vật, cho dù chưa có khái niệm gì về toán học. Tuy nhiên ở con người linh cảm trước hết là quá trình nhận biết thực tại trên cơ sở những kinh nghiệm gom nhặt được và những liên tưởng chi tiết từ những gì chúng ta chưa tự ý thức được. Chúng không nhất thiết chỉ là những kinh nghiệm cá nhân. Đồng "cha đẻ" Phân tâm học thế giới, GS Carl Gustav Jung cho rằng, giống như ở động vật cấp thấp, di sản của cha ông cũng tác động lên hành vi ứng xử và thiên hướng của con người. Mãi trên nền tảng "sự vô thức tập thể" gom nhặt trải nghiệm nhân loại này và di sản tiền nhân loại, và thậm chí cả di sản từ động vật, cá tính con người mới hình thành. Hoàn toàn vô thức hàng ngày chúng ta hấp thụ số lượng khổng lồ dữ liệu và trên cơ sở sự hiểu biết từng mảng các chứng cứ chúng ta sử dụng cơ chế cắt nghĩa ẩn những quy luật thống trị thế giới. Những quá trình thuần hóa vô thức kiến thức này diễn ra một cách tự nhiên, nhất là một khi tri giác tự nắm bắt những mối liên hệ logic diễn ra giữa các hiện tượng quan sát được. Chính nhờ chúng trong một phần giây chúng ta có được đánh giá ban đầu về nhân vật mới gặp lần đầu, còn những người sử dụng Internet có thể nhận xét chính xác về trang web mới lướt qua trong thời gian một phần ngàn giây. Tương tự có thể học cách đánh giá chật lượng cuốn sách - chỉ cần lật qua vài trang. Những nạn nhân của tình trạng mù lòa do hậu quả tổn thương đường thị giác trong não bộ có thể nắm bắt chính xác vật dụng, cho dù hoàn toàn không nhìn thấy chúng. Những kích thích thị giác không còn chảy đến ý thức của họ, song một số khu vực đã tiến hóa già hơn của não bộ vẫn "nhìn thấy", chúng thậm chí có thể chỉ dẫn hành vi, thí dụ trợ giúp thân chủ nỗ lực lấy chai nước. GS Tony Ro, chuyên gia Tâm lý học Mỹ (Đại học Roce ở Houston) đã kiểm tra hiệu ứng đó trên những người khỏe mạnh bị làm mù lòa trong chốc lát (thông qua tác động kích động từ trường và khu vực thị giác trên vỏ não). Nhà khoa học đặt trước họ màn hình máy vi tính, trên đó giới thiệu thoạt đầu là những đường nằm thẳng và nằm ngang, tiếp theo là những quả bóng mầu xanh hoặc mầu đỏ. Với câu hỏi, nhìn thấy gì, tất cả trả lời "không". Thế nhưng một khi được phép đoán, những đường thẳng chạy thế nào, xác suất đoán đúng lên tới 75%. Độ chính xác "đọc mầu" quả bóng đạt 81%. Các cung động thần kinh được gửi đi qua các tri giác tiếp cận cả qua vùng đồi đến vỏ não (nơi xuất hiện những hình ảnh các đồ vật quan sát được) cũng như trực tiếp đến hệ limbic, nơi thể hạnh đào đóng vai trò kho lưu trữ ký ức cảm xúc. Hệ limbic (linh tính) - không phụ thuộc vào ý thức - thu gom những trải nghiệm, những kỳ vọng và nỗi sợ hãi vốn đóng vai trò hình thành con người suốt cả cuộc đời. Ngay từ thế kỷ XVII, nhà bác học Baruch Spinoza đã lưu ý đến hiện tượng này, theo đó cả động lực, động cơ, tình cảm và cảm giác, chứ không chỉ có trí tuệ đóng vai trò bản ngã con người. Chính hệ limbic này thường mách bảo chúng ta cách thức xư xử thế nào và nên chọn quyết định nào. "Não bộ của bạn có thể biết rõ, cái gì được chính xác, nó là cái gì - GS Joseph LeDoux khẳng định trong cuốn sách "Não bộ cảm xúc". Cảm xúc là một dạng tư duy, đồng thời cũng là nền tảng cuộc sống có ý thức của chúng ta, là nguyên nhân nhiều hành vi và động cơ lựa chọn quyết định (mãi đến khi được có ý thức, chúng mới trở thành cái, mà chúng ta gọi là tình cảm). Cảm xúc dễ chi phối bằng siêu ý thức hơn nhiều so với việc tiếp xúc với nó bằng một phần ý thức của thị giác. Các nhà sinh lý học thần kinh lý giải cấu trúc tâm lý và tri giác này của con người bằng sự tiến hóa những phát triển của não bộ - vấn đề đã được Darwin xác định. Chính cấu trúc này đã làm cho những mối kết nối từ các hệ cảm xúc có xung lực mạnh hơn các mối kết nối nhận biết. Bởi chỉ những quá trình như thế mới có thể đảm bảo cơ may tồn tại lớn hơn cho cá thể và nòi giống. Có thể chính hệ limbic (linh tính) sở hữu lời nói đầu tiên và cuối cùng trong việc điều khiển hành vi ứng xử của chúng ta. Linh tính thậm chí quyết định, chúng ta đặt lòng tin vào ai và điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan. TS J.S.Winston (Viện nghiên cứu Thần kinh học Luân Đôn) chỉ ra rằng, thể hạnh đào hoạt động tích cực - một khi chúng ta gặp ai đó hoặc xem ảnh nhân vật nào đó có đáng tin và có thể kết bạn, hoặc ngược lại - cần phải giữ khoảng cách với nhân vật đó. Vậy nên linh tính không có gì chung với siêu hình và năng lực siêu nhiên. Linh tính không thể thay thế trong một số tình huống, thí dụ khi chúng ta chọn mẫu xe máy. Những nghiên cứu của các chuyên gia Tâm lý thuộc Đại học Amsterdam đã chỉ ra rằng, nếu như phải so sánh 12 thông số, thay vì chỉ 4 chỉ số chúng ta có thể chọn quyết định chính xác hơn về mặt linh tính. Sự lựa chọn linh tính như thế có thể càng chính xác một khi chúng ta bị sức ép stress càng lớn và càng ít thời gian lựa chọn. Không thể chỉ coi thường linh tính. Sự rút ra kết luận nhanh chóng càng có lợi trong những tình huống đặc trưng đối với quá khứ và hiện tại. "Tiếng nói nội tâm" gây thất vọng đặc biệt trong kinh doanh, ở mọi nơi dính dáng đến tiền bạc" - GS Daniel Kahnemen, nhà khoa học từng được trao giải Nobel thuộc lĩnh vực kinh tế cho công trình nghiên cứu về tính hướng ngoại của hành vi con người, cảnh báo. Steve Jobs, ông chủ Apple thừa nhận, "để đi theo tiếng gọi của linh tính, cần phải có lòng dũng cảm phi thường, hoặc phải là người điên", bởi đa số các nhà đầu tư thất bại bởi lý do thường nghe theo những lời mách bảo của linh tính. Chúng tôi đã tin vào điều đó, từ thời điểm đổ vỡ tài chính. Từ tháng tư 2009 Robert Lutz không còn giữ chức Phó chủ tịch tập đoàn General Motors vì tập đoàn này ngấp nghé bờ vực phá sản. Tỷ phú Warren Buffett đại bại vì đầu tư chứng khoán. Chỉ riêng năm 2008 cổ phiếu của Buffett đã mất 33% giá trị. Trong khi cho đến hết quý I năm nay tỷ phú này còn tuyên bố, cuộc khủng hoảng không thể kéo dài. Giờ đây Buffett chỉ còn biết ngồi tính thiệt hại và chấm dứt thú vui dự báo. Linh tính chủ yếu dựa trên những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và hiệu quả nhất khi sử dụng để đánh giá những tình huống tương tự. Tuy nhiên thậm chí ngay trong trường hợp này cũng có thể gây thất vọng. Thí dụ điển hình là đi lại bằng máy bay - phương tiện giao thông mà chúng ta e ngại hơn so với xe hơi, cho dù các số liệu thống kê đều cho thấy: Đi lại trên đường bộ dễ mất mạng hơn trên không trung. Tất nhiên hơn cả xuất phát từ thực tế: Chúng ta sợ nhiều hơn cái mà chúng ta không thể kiểm soát - trong trường hợp này là hành khách đi máy bay. Tương tự, những gì chúng ta nhìn thấy thường dễ làm cho chúng ta tin nhất, thậm chí cả khi chúng ta biết rằng, Bản thân có thể bị ảo tưởng. Chính linh tính mách bảo con người rằng, mặt trời quay xung quanh trái đất cho dù logic sự việc có thể mách bảo điều ngược lại. Thậm chí những linh cảm xã hội liên quan đến đời sống thường nhật cũng gây cho chúng ta thất vọng, cho dù từ thuở sơ khai con người đã sống theo bầy. Đàn ông thường hay đánh giá "theo linh cảm" những phụ nữ mà bản thân họ thường có quan hệ là đối tượng hấp dẫn nhất. Chúng ta có thể đọc được chính xác suy nghĩ của người khác, bởi linh tính tồn tại đã dạy chúng ta năng lực đó. Chúng ta chỉ không ý thức được thực tế: Chúng ta chỉ hiểu được duy nhất những bạn bè gần gũi, trong khi chúng ta xoay xở tệ hơn nhiều một khi gặp phải người lạ. Chỉ các bác sĩ và những nhân viên hải quan - đối tượng thường xuyên tiếp xúc với đủ loại người là trường hợp cá biệt. Sức mạnh của tiềm thức lớn đến mức: Trong đầu của chúng ta có thể xuất hiện ảo tưởng cho rằng, chúng ta đã phát minh ra điều gì đó hoặc giải quyết được vấn đề gì đó hết sức quan trọng. "Tiếng nói nội tâm" có thể làm biến dạng chúng ta, thậm chí có thể tác động, xui khiến chúng ta làm những việc trái với lương tâm mình. GS Tony Ro, chuyên gia Tâm lý Mỹ đã chỉ ra điều đó trên thí dụ sức mạnh tác động của khuôn mẫu tiêu cực điển hình. Một khi ông hỏi bộ phận sinh viên Mỹ gốc Phi về xuất xứ sắc tộc của họ trước giờ làm bài kiểm tra, tất cả sau đó đều làm bài với kết quả kém hơn bình thường. Tương tự chúng ta "giải mã" nét mặt thờ ơ như biểu hiện thù nghịch - một khi chúng ta đang trong cơn bực tức. Linh tính không loại trừ tư duy, giống như kiến thức linh cảm không mâu thuẫn với tư duy phân tích. Linh tính có thể mách nước những ý tưởng thiên tài và trợ giúp có hiệu quả việc lựa chọn những quyết định hợp lý. Nó sẽ là không thích hợp, một khi chỉ dựa vào những lời mách nước của "tiếng nói nội tâm". Sẽ tốt hơn, khi vừa sử dụng linh tính, vừa sử dụng tư duy phân tích. Giác quan thứ sáu dựa trên chính "hai chân" như vậy. BACSI.com (Theo TTT)
  13. Nguồn http://ebook.vietnamwesite.net/read.php?421
  14. Khám chi trên và chi dưới Mục tiêu : 1. Xác định được các mốc giải phẫu của chi trên và chi dưới. 2. Khám và đo được tầm vận động bình thường của chi. Phát hiện các dấu hiệu bệnh lý của hệ xương khớp (gãy xương, các di chứng chấn thương…) 3. Thực hiện các nghiệm pháp thường dùng. Nguyên tắc : Khám chi trong phòng khám chuyên khoa có đầy đủ phương tiện để khám. Khám theo trình tự: nhìn, sờ, đo chi và đo biên độ vận động của khớp. So sánh 2 bên. Dụng cụ cần thiết để thăm khám : Phòng khám bệnh: rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Bệnh nhân làm các động tác, đi lại thoải mái để thầy thuốc quan sát được dễ dàng. Một giường khám có bề mặt phẳng ( không có thành giường 4 bên). Một ghế đẩu ( ghế không có tựa ) Dụng cụ để khám: 1 thước đo bằng vải, 1 thước đo góc, 1 búa phản xạ, bút vẽ trên da, kim và tăm bông để khám cảm giác. Ngoài ra còn cần thêm các miếng ván gỗ có chiều dày từ 0,5 – 3 cm để đo nhanh chiều dài chi dưới so với bên lành. A. CÁCH KHÁM CHI Nhìn: là một bước quan trọng đầu tiên, rất có giá trị để gợi ý chẩn đoán bệnh. Một số bệnh lý xương – khớp chỉ cần nhìn cũng có thể chẩn đoán. Nhìn tư thế chung của BN khi đến khám: đi thẳng gối như người đi duyệt binh là dấu hiệu bệnh dính khớp gối, đi kiểu “ vạt tép” là khả năng liệt thần kinh hông khoeo ngoài… Quan sát da bệnh nhân: có vết thương? Có u nổi lên không? Có đổi màu so với bên lành không (Reckling haugen)? Lệch trục chi?… Ví dụ: vùng mặt trước cẳng – bàn tay có vết thương à bệnh nhân dễ có tổn thương gân gấp, lỗ dò ở các đầu xương gặp ở trẻ em à dễ do viêm xương. Sờ: chọn mốc và đánh dấu: Các mốc xương thường là các mỏm, lồi củ nhô lên dưới da hoặc khe khớp sờ thấy được. Không bao giờ chọn mốc là phần mềm vì nó sẽ không chính xác khi BN thay đổi tư thế. Sau khi xác định được mốc, cần dùng bút đánh dấu. Ở chi trên: mỏm cùng, củ lớn xương cánh tay, mỏm trên lồi cầu ngoài, mơở trên lồi cầu trong, mỏm khuỷu, chỏm xương quay, mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ… Ở chi dưới: gai chậu trước trên, mấu chuyển lớn, lồi cầu ngoài, khe khớp gối ngoài, lồi củ trước xương chày, chỏm xương mác, mắt cá trong, mắt cá ngoài. Sờ tìm các dấu hiệu: Có điểm đau hay không? Có u, cục gì hay không: u cứng rắn ( u xương, can xương…), u mềm ( u xơ, u máu…) ? Khám cảm giác: nông, sâu. Đo chi: Có 3 cách đo chi: đo trục chi, đo chiều dài, đo chu vi chi. Đo trục chi: Trục chi trên: là một đường nối từ mỏm cùng vai, đi qua giữa nếp khuỷu, đến giữa nếp gấp cổ tay (giữa ngón 3), khớp khuỷu mở ra ngoài một góc 10 độ. Trục chi dưới: là một đường nối từ gai chậu trước trên, đi qua giữa khớp gối, đến giữa nếp gấp cổ chân ( kẽ ngón 1 và 2 ). Khớp gối mở ra ngoài một góc 10 độ. Đo vòng chi: Từ một mốc xương đã chọn, đo lên hoặc xuống một đoạn 10, 15, 20 cm, đánh dấu nơi này, sau đó dúng thước dây đo vòng chi nơi vừa đánh dấu so sánh bên lành. Đo chiều dài: Dùng thước dây đo chiều dài giữa hai mốc xương đã chọn. Chiều dài tương đối: chiều dài đo qua một khớp. Chiều dài tuyệt đối: chiều dài đo không qua một khớp. Chi cần đo chiều dài tương đối Chiều dài tuyệt đối Cánh tay Từ mỏm cùng vai đến mỏm trên lồi cầu ngoài Từ củ lớn đến mỏm trên lồi cầu ngoài. Cẳng tay Từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến mỏm trâm quay Từ mỏm khuỷu đến mỏm trâm trụ Chi dưới Từ gai chậu trước trên đến đỉnh mắt cá trong Từ mấu chuyển đến đỉnh mắt cá ngoài Cách đo và ghi biên độ vận động của khớp: Đo và ghi biên độ vận động của khớp theo tư thế xuất phát O (Zero starting position) Tư thế xuất phát O là “tư thế bình thường về giải phẫu” của một người đứng thẳng, hai ngón chân cái chạm vào nhau, bàn tay buông thõng dọc thân mình, lòng bàn tay úp vào trong. Ở tư thế này, tất cả các khớp trong cơ thể được xem là 0o và tính từ đây để đo cử động một khớp nào đó. Vận động các khớp được khám theo từng cặp, thí dụ: gấp – duỗi , sấp – ngửa, xoay trong – xoay ngoài, dạng – khép , nghiêng quay – nghiêng trụ… Cách gọi tên các cử động khớp: Động tác gấp là cử động của một khớp kể từ tư thế xuất phát 0 Động tác duỗi là cử động của một khớp trở về tư thế xuất phát 0. Động tác gấp duỗi ở cổ chân: gọi là gấp về phía gan chân và gấp về phía mu chân. Duỗi quá mức là cử động theo hướng ngược lại với gấp. Khép là đưa phần chi khép dần về trục cơ thể. Dạng là đưa phần chi ra xa trục cơ thể. Riêng ở cổ tay thì hay dùng danh từ nghiêng phía trụ, hay nghiêng phía quay. Ngửa là động tác quay lòng bàn tay, bàn chân hướng ra mặt trước của cơ thể hay hướng lên trên. Còn sấp là ngược lại, quay hướng ra mặt sau hay xuống dưới. Thí dụ : đo tầm hoạt động gấp – duỗi khớp khuỷu được các chỉ số: Khớp khuỷu Gấp Duỗi ưỡn ra sau Cách ghi Bệnh cảnh 1 150 độ 0 độ 150/0 Bệnh cảnh 2 150 độ 0 độ 5 độ 150/0/5 Bệnh cảnh 3 150 độ 90 độ 150/0/0 Bệnh cảnh 4 90 độ 0 độ 90/0/0 Bệnh cảnh 5 90 độ 90 độ 90/90/0 Bệnh cảnh 1 và 2 : khớp khuỷu hoàn toàn bình thường. Bệnh cảnh 3: khớp khuỷu gấp hết nhưng không duỗi thẳng được, chỉ 90 độ, số 0 ra sau. Bệnh cảnh 4: khớp khuỷu duỗi hết nhưng chỉ gấp được 90 độ… Thí dụ: dưới đây minh hoạ rõ hơn về cách ghi này: Khám sấp ngửa cẳng tay 6 trường hợp với kết quả ghi nhận được: Kết quả Ý nghĩa: 1 S – N: 85 – 0 – 90 Sấp được 85 độ và ngửa được 90 độ ( biên độ vận động bình thường) 2 S – N: 90 – 60 – 0 Không ngửa được cẳng tay, cẳng tay luôn ở tư thế sấp từ 60 – 90 độ 3 S – N: 0 – 60 – 90 Không sấp được cẳng tay, cẳng tay luôn ở tư thế ngửa từ 60 – 90 độ 4 S – N: 0 – 0 – 0 Cẳng tay luôn ở tư thế trung bình, không sấp và ngửa được 5 S – N: 0 – 60 – 60 Cẳng tay luôn ở tư thế ngửa 60 độ 6 S – N: 60 – 60 – 0 Cẳng tay luôn ở tư thế sấp 60 độ B. THĂM KHÁM VÙNG VAI VÀ CÁNH TAY: Khớp vai là một khớp chỏm tròn, lại được hỗ trợ bởi bả vai, nên có nhiều động tác. Khi khám vận động vùng vai phải biết biên độ vận động thực của khớp vai bằng cách hãm xương bả vai lại, nếu không biên độ của vai rất lớn. Khám vận động Khớp vai không hãm Biên độ khớp vai thực Dạng – khép 180 / 0/ 75 90/ 0/ 20 Đưa trước – sau 180/ 0/ 60 90/ 0/ 40 Xoay ngoài – trong 90/ 0/ 80 90/ 0/ 30 Chú ý tư thế khởi đầu khi khám vận động: Dạng – khép, đưa trước – sau: cánh tay xuôi dọc thân mình. Xoay ngoài – xoay trong: khuỷu tay gấp 90 độ, cẳng tay hướng ra trước ( hoặc để cánh tay dạng 90 độ, cẳng tay nằm ngang: xoay trong; cẳng tay đưa xuống, xoay ngoài; cẳng tay đưa lên). Các test thường làm ở vùng vai: Nghiệm pháp co cơ chủ động có sức cản giữ gây đau: xác định vùng đau và động tác gây đau. Nghiệm pháp Yergason ( ngửa cẳng tay có sức cản giữ): khám gân cơ hai đầu. Nghiệm pháp cánh tay rơi thỏng: khám cơ trên gai. Nghiệm pháp về chênh vênh khớp vai: khám dây chằng và bao khớp vai. C. THĂM KHÁM VÙNG KHUỶU VÀ CẲNG TAY Liên quan các mốc xương ở khuỷu: Liên quan 3 mốc xương: Mỏm trên ròng rọc Mỏm khuỷu Mỏm trên lồi cầu Khuỷu duỗi: 3 mốc nằm trên 1 đường nằm ngang (đường Nelaton) Khuỷu gấp 90o: 3 mốc tạo thành tam giác cân đỉnh ở dưới ( tam giác Hueter) (Khớp khuỷu bình thường) Không thẳng hàng hoặc không nằm ngang. Tam giác không cân hoặc tam giác đảo ngược. (khớp khuỷu bệnh lý) Khám vận động khớp khuỷu: Khuỷu là một khớp ròng rọc nên chỉ có 2 động tác gấp và duỗi, không có động tác lắc ngang. Nếu có là khớp bệnh lý. Sấp – ngửa là động tác của cẳng tay. Xương quay, quay quanh xương trụ theo một trục là đường nối từ mỏm quay đến mỏm trâm trụ. Gấp – duỗi (khuỷu) : 150/0/0 (nam), 150/0/10 (nữ) Sấp – ngửa(cánh tay): 90/ 0/ 90 D. THĂM KHÁM VÙNG CỔ TAY, BÀN TAY: Các điểm cần chú ý khi khám: Liên quan 2 mỏm trâm Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ 1 – 1,5 cm Mỏm trâm quay ngang bằng hoặc cao hơn mỏm trâm trụ (gãy đầu dưới xương quay) Vị trí xương thuyền ở đáy hố lào ( giữa 2 gân duỗi và dạng dài ngón cái), ấn đau ít Ấn đau chói ( gãy xương thuyền) Vị trí xương bán nguyệt ở phía trước cổ tay giữa gò cái và gò út Trục các ngón tay Khi duỗi: trục các xương bàn gặp nhau ở xương bán nguyệt. Khi gấp: trục các ngón 2 – 5 gặp nhau ở xương thuyền. Lệch trục khi có gãy xương hay trật khớp Khám các vận động: Vận động cổ tay: Gấp – duỗi: 90 – 0 – 70 , nghiêng quay – nghiêng trụ; 25 – 0 – 80 . Vận đông khớp ngón tay: Ngón 1: Gập – duỗi khớp bàn ngón: 50 – 0 – 5 Gập – duỗi khớp liên đốt: 85 – 0 – 15 Dạng – khép khớp thang bàn: 95 – 0 – 45 Ngón 2 – 5: Gấp – duỗi khớp bàn ngón: 95 – 0 – 45 Gập – duỗi khớp liên đốt 1: 100 – 0 – 0 Gập – duỗi khớp liên đốt 2: 80 – 0 – 0 Khám vận động các gân gấp: Gân gấp sâu: giữ đốt 2 cho gập đốt 3 Gân gấp nông: giữ đốt 1 cho gập đốt 2 đồng thời phải giữ không cho gập các ngón tay lân cận. Khám cảm giác ở lòng bàn tay ( thần kinh quay, giữa, trụ): dựa vào vùng chi phối cảm giác của các dây thần kinh. E. THĂM KHÁM VÙNG HÁNG VÀ ĐÙI Các điểm cần chú ý khi khám: Quan sát Bình thường Bất thường Liên quan giữa các mốc xương ( gai chậu trước trên, mấu chuyển lớn, ụ ngồi) Đường nối 2 mào chậu khi đứng thẳng là 1 đường nằm ngang ( vuông góc với trục cột sống ở L4 – L5) Đường nối hai gai chậu trước trên cũng nằm ngang (trong phép đo nhanh mức độ ngắn chi: ta cho bệnh nhân đứng trên các miếng ván gỗ và quan sát hai gai chậu trước trên, bề dày miếng ván là mức độ ngắn chi) Tam giác Bryant: tam giác vuông cân Đường Nelaton – Reser: đường thẳng Các đường nối không nàm ngang. Tam giác không cân và đường gấp khúc Tam giác Scarpa ( cung đùi – cơ may – cơ khép) Ấn không đau, hạch bẹn không to, ấn sờ chạm khối u cứng là cổ xương đùi. Hạch bẹn to, có khối lùng nhùng (apxe), không sờ chạm cổ xương đùi (ổ khớp rỗng) Khám vận động khớp háng: 3 cặp vận động Gấp – duỗi: 130 – 0 – 10 Dạng – khép: 50 – 0 – 30 Xoay trong – xoay ngoài: 50 – 0 – 45 Chú ý các tư thế khi khám: Động tác duỗi: bệnh nhân nằm nghiêng trên chân đối diện và giữ chân này trung bình. Động tác khép: phải nâng đùi bên đối diện lên. Động tác xoay: bệnh nhân nằm ngửa gối và háng gập 900 kéo cẳng chân ra ngoài là xoay trong, đưa cẳng chân vào trong là xoay ngoài. Các dấu hiệu và thủ thuật (test) ở chi dưới: Dấu hiệu Trendelenburg: Bình thường: Đứng trụ bên chân lành, chân kia co lên bụng, nếp mông bên chân co sẽ cao hơn nếp mông bên chân đứng ( do cơ mông kéo giữ khung chậu) Trường hợp liệt cơ mông hoặc có sự chùng cơ mông, nếp mông bên chân co sẽ xuống thấp hơn hoặc ngang bên không co. Thủ thuật Thomas: Nằm ngửa, cho gập tối đa khớp háng 1 bên ( 2 tay ôm gối gập vào bụng), chân còn lại vẫn duỗi thẳng 90o . Trường hợp háng bị co rút gập nhẹ, khi nằm ngửa 2 chân vẫn duỗi bằng vì được bù trừ bằng sự lệch khung chậu ( cột sống lưng sẽ ưỡn tối đa). Nếu cho bệnh nhân gập hết mức đùi bên lành vào bụng (để khung chậu đứng thẳng lại thì chân co rút khớp háng sẽ gập lên. Mức độ gập tuỳ mức độ co rút à Thomas (+). Thủ thuật Obert: Bình thường: khi nằm nghiêng 1 chân. Người khám nâng đùi bên kia lên để trong tư thế dạng (gấp gối 90o, đùi không xoay), khi buông tay ra đột ngột à đùi rơi xuống. Trường hợp bị co rút cơ cẳng chân chân, cân đùi thì nó không rơi xuống mà vẫn ở tư thế dạng và Obert (+). F. THĂM KHÁM VÙNG GỐI VÀ CẲNG CHÂN: Khám khớp gối: Vận động khớp gối: Gấp – duỗi: 150 – 0 – 0 Khớp gối là khớp ròng rọc, nên không có động tác lắc ngang, nếu có là dấu hiệu tổn thương bao khớp, dây chằng hoặc gãy xương. Khám dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè: Bình thường trong ổ khớp có iét dịch khớp nên xương bánh chè luôn luông nằm sá vào hai lồi cầu. Trường hợp ở khớp có nhiềi dịch sẽ đẩy xương bánh chè lên, khi ta dùng ngón tay đè nó xuống, nó sẽ chạm vào lồi cầu xương đùi và thả tay ra nó bập bềnh trở lại. Nếu khớp có dịch tương đối ít,cần dùng các ngón tay bóp vào túi cùng để dồn dịch lại. Tìm các dấu hiệu tổn thương dây chằng và bao khớp: Dấu hiệu ngăn kéo: Bệnh nhân nằm ngửa, háng gấp 45o, gối gấp 90o. Người khám ngồi lên mu chân bệnh nhân để cố định, hai tay đặt ở phía sau 1/3 trên cẳng chân kéo cẳng chân ra phía trước ( dấu hiệu ngăn kéo trước) hoặc đẩy ra phía sau ( dấu hiệu ngăn kéo sau). Trường hợp đứt dây chằng chéo trước sẽ thấy xương chày nhô ra phía trước và khi đứt dây chắng chéo sau thì xương chày tụt ra sau. Nghiệm pháp Lachman: Bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 200. Người khám một tay cố định ở 1/3 dưới đùi, tay còn lại nắm lấy 1/3 trên cẳng chân, kéo ra trước hoặc đẩy ra sau để cảm nhận xương chày trượt ra phía trước hay ra phía sau so với lồi cầu đùi trong trường hợp đứt dây chằng chéo trước hay chéo sau. Nghiệm pháp McMurray: Bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 90o Một tay người khám giữ cẳng chân, tay kia đặt vào vùng gót và bàn chân vừa ấn xuống theo trục cẳng chân, vừa xoay trong hoặc xoay ngoài cẳng chân. Khi bị tổn thương sụn chêm trong hoặc ngoài thì xoay trong hoặc ngoài bệnh nhân sẽ rất đau. Nghiệm pháp dạng – khép cẳng chân: Nghiệm pháp dạng cẳng chân: kiểm tra dây chằng bên trong. Bệnh nhân nằm ngửa, gối duỗi tối đa. Một tay người khám cố định chân, tay còn lại tác động 1 lực vào mặt ngoài khớp gối. Nếu dây chằng bên trong đứt, cẳng chân sẽ vẹo ra ngoài. Nghiệm pháp khép cẳng chân: tư thế như trên. Một tay người khám cố định cổ chân, tay còn lại tác động một lực vào mặt trong khớp gối. Nếu dây chằng bên ngoài đứt thì cẳng chân sẽ vẹo vào trong. G. KHÁM VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN Các điểm cần chú ý khi khám: Quan sát Bình thường Bất thường Trục cẳng chân – bàn chân Qua ngón chân thứ 2 ở phía sau qua giữa gót Lệch trục ( gãy các mắt cá, gãy xương gót) Vị trí 2 mắt cá Mắt cá ngoài thấp hơn mắt cá trong 1 – 1,5 cm Thay đổi trong gãy các mắt cá.
  15. Khám cột sống Mục tiêu: 1. Xác định các mốc giải phẫu của cột sống. 2. Khám được cột sống trên 3 phương diện: 3. Khám hình thể cột sống. 4. Khám thần kinh 5. Đọc phim X quang cột sống. 6. Chẩn đoán được một số bệnh lý thường gặp của cột sống. 1.Nhắc lại giải phẫu: Cột sống gồm 32 đốt sống nối ghép nhau tạo nên trục của thân mình. Các thành phần chính của đốt sống gồm có: − Thân đốt sống. − Bảng sống. − Các mấu gai, mấu khớp. − Chân cung ( cuống) − Đĩa sống (đĩa đệm) − Để giữ vững cột sống có hệ thống các dây chằng: − Dây dọc trước. − Dây dọc sau − Dây chằng vàng. − Dây chằng liên gai. Cột sống chứa tuỷ sống ( thần kinh trung ương) trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh (thần kinh ngoại biên) qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể ( cảm giác, vận động, phản xạ…) ở các đốt sống thấp tuỷ sống không nằm cùng một bặc với đốt sống cùng tên. Cột sống được chia làm 4 đoạn: − Cổ ( cervical: C) − Ngực, lưng ( Thoracic: T; Dorsal: D) − Thắt lưng ( Lumbar: L) − Cùng ( Sacrum: S) và xương cụt ( Coccy: Co) Các vận động cột sống gồm có: − Cúi (gập trước) − Ngửa − Xoay − Gập bên (nghiêng). Chấn thương làm gẫy cột sống thường thường gặp nhiều ở cổ và ngực – thắt lưng. 2. Khám lâm sàng và Xquang cột sống: Việc khám cột sống cần thực hiện theo nguyên tắc: Theo trình tự nhất đinh: nhìn, sờ, gõ, vận động cột sống. − Khám hình thể cột sống. − Khám thần kinh − Khám X quang cột sống. 2.1 Khám hình thể cột sống: Nhìn thẳng: − Xác định trục cột sống: là đường thẳng nối các gai sau từ C1 – giữa nếp lằn mông. − Đánh giá sự cân bằng của khung chậu: nối 2 gai chậu trước trên, 2 gai chậu sau trên, bình thường là 2 đường thẳng. − Đánh giá sự cân bằng của 2 vai. Khi vẹo cột sống mất bù, vai sẽ lệch nhau. Nhìn nghiêng: khảo sát đường cong của cột sống, phát hiện gù cột sống. Sờ: − Xác định các vị trí các đốt sống. − Phát hiện các biến dạng, u , gồ gai sống. − Có thể thấy khối cơ cạnh sống co cứng. Gõ: gõ dọc các gai sống tìm điểm đau. 2.2 Khám vận động: − Động tác cúi. − Động tác ưỡn ngực − Động tác nghiêng. − Động tác xoay. Sờ nắn: Ấn dọc theo các gai sống hoặc dùng búa gõ phản xạ lên các gai sống: bình thường không đau. Dồn gõ: Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi nện mạnh gót xuống sàn nhà. Bình thường không đau. Vận động: Có 3 cặp vận động: − Cúi – ngửa − Xoay (trái) – xoay (phải) − Gập bên (trái) – gập bên (phải) Các chỉ số bình thường: Cột sống cổ: − Cúi cổ: cằm chạm ức ( khoảng 45o) − ngửa cổ: mắt nhìn thẳng trần nhà ( khoảng 45o) − Gập bên ( nghiêng): tai – vai ( khoảng 45 – 60o) − Xoay (trái) – xoay (phải): 45o Cột sống lưng – thắt lưng: − Cúi : đầu ngón tay chạm đất hoặc cách đất vài cm ( khoảng 90o). Hình dạng cột sống đều hài hoà ( trong viêm dính cột sống, cột sống thẳng đơ). Hai nửa lống ngực cong đều, ngang bằng ( trong vẹo cột sống cấu trúc hai nửa này không cân xứng) − Gập bên ( nghiêng trái và phải): hai tay giữ mào chậu cho khung chậu đứng thẳng, cho bệnh nhân nghiêng trái và nghiêng phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45o − Xoay: giữ khung chậu như trên và cho bệnh nhân xoay người sang trái và sang phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45o 2.3 Khám cột sống ở tư thế nằm: Nằm sấp: − Đặt bệnh nhân nằm sấp ngay ngắn trên giường phẳng, mặt úp xuống. − Kiểm tra các mốc xương và các tiêu chuẩn khám trong tư thế đứng. − Xác định lại trục cột sống (một số bệnh lý ở chi dưới làm lệch vẹo cột sống khi bệnh nhân đứng nhưng sẽ hết khi bệnh nhân nằm). − Tìm các điểm đau trên gai sống. − Sờ nắn các cơ cạnh cột sống, vuốt dọc các cơ này, bình thường cơ mềm mại, không đau, da không nổi đỏ ( khi có rối loạn dinh dưỡng, các cơ này co cứng, da nổi đỏ theo ngón tay khi vuốt) − Ấn khớp cùng chậu hai bên và tìm các điểm đau dọc đường đi của dây thần kinh toạ (thần kinh hông to). Bình thường không đau. Nằm ngửa: − Đặt bệnh nhân nằm ngửa ngay ngắn trên giường phẳng. Bình thường cột sống giảm độ cong sinh lý. Không thể đút lọt bàn tay dưới thắt lưng bệnh nhân ( khi cột sống bị ưỡn quá mức sẽ đút lọt bàn tay dưới thắt lưng) − Chú ý: Bệnh nhân bị chấn thương cột sống chỉ khám ở một tư thế nằm. Người khám phải dùng tay luồn dưới lưng bệnh nhân để tìm điểm đau, gù… Các nghiệm pháp. Đo chỉ số Schober: − Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu khoảng giữa gai sống L4, L5, đo lên trên một đoạn 10 cm, đánh dấu. − Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 – 5 cm (trong viêm dính cột sống độ chênh lệch này < 2 cm) Nghiệm pháp Lasegue ( straight leg raising test) − Bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, hai chân duỗi thẳng, cổ chân trung tính. − Người khám một tay cầm cổ chân bệnh nhân giơ cao dần chi dưới ( gấp háng thụ động, tay kia đặt trước gối giữ ở tư thế duỗi thẳng. Nâng cao dần chi dưới đến khi háng gấp 90o, chân còn lại vẫn duỗi thẳng. Bình thường không đau. − Dấu hiệu dương tính khi háng gấp dưới 60o thì bệnh nhân cảm thấy đau buốt từ hông, mông và mặt sau đùi. Dấu hiệu này gặp trong một số bệnh lý viêm nhiễm thần kinh toạ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm các mỏm khớp cột sống, viêm khớp cùng chậu và gân các cơ sau đùi. 2.4 Khám thần kinh: Khám vận động: Nhớ các mốc chi phối vận động: − Gấp háng: tuỷ và rễ ở L1 và L2 − Gấp gối: L5 – S1 − Duỗi gối: L3 – L4 Đánh giá cơ lực theo bảng: Điểm Mức độ 0 Không co cơ 1 Co cơ không phát sinh động tác 2 Co cơ thắng trọng lượng chi 3 Co cơ không thắng được sức cản 4 Co cơ 5 Vận động bình thường. Khám cảm giác: Dùng vật nhọn để khám cảm giác đau, viên đá để khám cảm giác nóng lạnh. Các mốc cảm giác cần nhớ: − Ngang vú: T4 − Ngang rốn: T 10 − Mào chậu: T 12 − Giữa đùi: L2 − Mặt ngoài cẳng chân: L5 − Mặt ngoài bàn chân: S1 Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel ( 1969) Loại Chức năng A Mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới mức thương tổn. B Còn cảm giác, mất vận động C Còn cảm giác, cơ lực chi đạt đến 2/5 D Còn cảm giác, cơ lực chi đạt 3/5 ; 4/5 E Vận động và cảm giác bình thường. Khám phản xạ: − Phản xạ hành hang. − Phản xạ cơ thắt. − Phản xạ gân xương. − Các hội chứng tuỷ: tuỳ vào vị trí tuỷ bị tổn thương mà biểu hiện lâm sàng khác nhau. − Hội chứng tuỷ trung tâm: liệt đồng đều 2 bên. − Hội chứng tuỷ trước: tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân bị liệt vận động nhưng vẫn còn cảm giác. − Hội chứng tuỷ sau: có vận động nhưng mất cảm giác. − Hội chứng đuôi ngựa: rối loạn cơ tròn và cảm giác. 2.5 Khám XQ: Chụp XQ quy ước: đánh giá trên phim thẳng và nghiêng, xác định: khảo sát đường cong sinh lý cột sống, cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, trật đốt sống, vỡ các thành phần của đốt sống, vẹo cột sống. Chụp tuỷ cản quang: đánh giá chèn ép tuỷ và rễ thần kinh. Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá chính xác tổn thương xương. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: đánh giá chính xác tổn thương tuỷ và phần mềm.
  16. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến cho con người nhiều lợi ích về mặt thể xác. Thế nhưng người ta quá dựa vào những thiết bị này và quên đi những ‘quà tặng’ trời cho để có thể giúp phòng và tránh nhiều bệnh tật. Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp của bác sĩ Cerney trong sách ‘Acupressure by acupressure’ (tạm dịch là châm bằng cách day bấm huyệt), nhà xuất bản New York 1982. Đó là những gì kinh nghiệm mà ông thu thập được sau 25 năm theo hoc và nghiên cứu về Đông y ở Trung Quốc, vì vậy, những kinh nghiệm này rất quý và có hiệu quả tốt mà chúng tôi đã thực hiện từ năm 1985 đến nay Mỗi buổi sáng, trước khi bắt đầu bước vào sinh hoạt hằng ngày, bạn chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút để kiểm tra một số bộ phận cơ quan phủ tạng quan trọng và khi phát hiện sớm các rối loạn (nếu có) và điều chỉnh ngay, sẽ mau phục hồi. Kiểm tra tim. Ngửa bàn tay, ấn tìm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và 5 (huyệt Thiếu phu). Huyệt này cho biết những biểu hiện của tim. Hoặc nắm vào góc móng tay út, phía ngón áp út tức huyệt Thiếu xung, nếu huyệt này đau chứng tỏ tim làm việc quá sức. Nhớ rằng khi kích thích huyệt này có ảnh hưởng đến tim. Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh và như lắc tay, có thể tăng sức khoẻ. Hoặc đặt ngón cái vào lòng bàn tay, chỗ khe xương ngón thứ 4 và 5 (Thiếu phủ). Ngón trỏ đặt ở phía đối diện (ở mu bàn tay - tức huyệt Trung chử). Xoa và bóp, không những trợ lực cho tim mà còn tăng sức cho cơ thể nữa. Kiểm tra phổi. Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn vào chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái) tức huyệt Thái uyên, đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào vùng thịt ở mô ngón cái (huyệt Ngư tế) để kiểm tra phổi. Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế. Kiểm tra ruột già. Khép ngón tay cái vào sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên là huyệt ( tức huyệt Hợp cốc ), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu. Trong khi đó ấn vào huyệt này cho đến khi dưới ngón tay thấy hết đau. Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn làm cho khỏi mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt. Kiểm tra thận và sinh thực tuyến (sinh dục). Để tăng lực hoạt động cho thận, bàng quang và sinh thực tuyến: Nắm chặt lấy gân gót chân và bấm mạnh, (tương đương các huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận), ở đây mà thấy đau đều tương ứng với rối loạn ở thận, bàng quang, bộ phận sinh dục. Nhiều người thấy có dấu hiệu khoái cảm cao độ ở điểm này mà không rõ lý do tại sao. Dùng lòng bàn tay cụp vào gót chân (phía lòng bàn chân) bóp mạnh và sâu vào. Nếu ở đây thấy đau là sinh thực tuyến bị yếu. Ngược lại ấn vào điểm này sẽ tăng cường lực cho sinh thực tuyến. Điểm này cũng làm hết đau lưng và giữ một vai trò trong việc làm cho đầu gối hết cứng. Kiểm tra gan. Ấn sâu vào chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2 (huyệt Thái xung), nếu thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu. Day mạnh để điều chỉnh. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần, để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ. Kích thích lưng Có thể nằm ngửa trên giường, hoặc ngồi dựa vào ghế và thực hiện như sau: Nắm đấm bàn tay vào rồi đặt vào mấu đốt sống lưng, song song cột sống. Động tác này không những làm cho háng bớt đau mà còn làm cho thần kinh toạ giảm đau. Co chân lên, duỗi ra. Giơ tay lên khỏi đầu duỗi ra, khi thực hiện động tác này thì thở sâu. Với cách thức này sẽ cảm thấy 1 cảm giác ấm chạy suốt thân thể. Vùng đau sẽ biến mất, vùng háng đang chịu đau sẽ bớt đau, cảm giác đau ở lưng, cột sống và vùng bụng trên, dưới sẽ bị vô hiệu hoá. Dùng tay ấn vào các đốt sống sẽ làm cho các chất độc ở đây tan đi. Kích thích gan mật Để bàn tay vào vùng sườn bên phải, vị trí của gan mật, cong tay bóp nhẹ, lần đầu tiên làm có hơi đau. Đau là dấu hiệu cho thấy có sự rối loạn bệnh lý ở gan. Sau vài lần kích thích, gan mạnh lên sẽ hết đau (đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta thực hiện đúng phương pháp). Lần lên đến giữa xương ức (chấn thuỷ) cong tay lại, nắm chặt rồi thả ra 3 lần để kích thích mật. Tác động này cũng đẩy bớt hơi xả ra khỏi ống dẫn mật cũng như để tăng lực cho mật. Chuyển sang đến phía đối diện vùng bụng, dưới sườn trái. Nắm vào nhả ra 3 lần một cách từ từ. Cần nhớ là mỗi bộ phận ở bụng do thần kinh tuỷ sống điều khiển, nghĩa là cũng phải ấn vào những điểm điều khiển ở cột sống (dọc hai bên cột sống) Thí dụ: Khi mật tắc nghẽn sẽ có 1 điểm đau giữa vùng mật. Đây là huyệt phản ứng (a thị huyệt), cần xoa dịu huyệt này, ngoài ra còn phản ứng đau ở quãng ngay cột sống lưng thứ 5-9 (D5 - D9), có thể dùng 1 trái banh lông để lăn hoặc nhờ một người khác ấn ngón tay cái vào khi bạn nằm sấp. Chú ý: Lúc nào cũng thật nhẹ tay. Nếu đau ở bất cứ huyệt nào, ấn nhẹ cho đến khi hết đau. Nếu vẫn còn đau không ngừng, tạm ngưng để ngày khác sẽ làm. Giữ cho tiêu hoá tốt Vì thức ăn là một nguồn lực cho cơ thể, do đó việc tiêu hoá phải được duy trì để bảo tồn những nguyên tố của sức sống. Cụp các ngón tay của cả 2 bàn tay lại dưới phía sườn bên phải ấn vào vùng này là huyệt Nhật nguyệt (kinh Đởm), Phúc ai (kinh Tỳ). Nắm chặt vào đếm đến 3, buông ra, thơ mạnh, ấn vào lần nữa, đếm đến 3, làm 5 lần. Làm qua phía bụng bên phải, nơi huyệt Lương môn (kinh Vị - Rốn lên 4 thốn ra ngang 2 thốn). Rồi tới vùng chấn thuỷ, nơi huyệt Cưu vĩ và Cự khuyết (mạch Nhâm) cũng làm như vậy. Động tác này giúp tiêu hoá hoạt động, các tế bào được phục hồi, sức khoẻ phục hồi. Kích Thích Rốn Đặt ngón tay thứ 3 ( ngón giữa) vào lỗ rốn, ấn sâu vào, ấn vào vùng thấy đau, xoa quanh rốn nhè nhẹ đến những vùng chung quanh. Việc xoa quanh rốn làm giảm tác động đau và bớt mức độ mệt mỏi. Bây giờ đặt lòng bàn tay vào bụng, tay phải ở bụng phải, tay trái ở bụng trái lấy tay kéo và đẩy về phía cột sống làm 10 lần thật đều. Đẩy bụng dưới lên hướng sườn, làm nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng òng ọc là tốt. Dừng lại và nghỉ một chút rồi dậy uống một ly nước nóng. Mười phút để làm tăng sức Theo phương pháp của bác sĩ Cerney: Bất cứ lúc nào cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chỉ cần hơn kém 10 phút áp dụng thủ pháp kích thích dưới đây, có thể làm cho cuộc đời thay đổi hơn. 1. Kích thích đường kinh Tâm: nắm chặt ngón tay út và xoay qua xoay lại. Ngừng lại, kéo lên, cong về phía lòng bàn tay rồi xoay lại 1 lần nữa, làm vậy 5 giây. Bây giờ bóp mạnh đầu ngón tay giữa. Nắm chặt, thả ra, làm 3 lần, mỗi lần 3 giây. 2. Ấn vào khu ‘tim’ ở lòng bàn chân, có một vùng phản xạ mạnh ở ngang dưới đầu xương ngón chân thứ 4, chân trái. Dùng huyệt này để tăng lực tối đa, nên làm vào buổi sáng khi thức dậy. 3. Sờ vào những vùng căng cứng (đau) ở ngực trái. Đôi khi bên phải cũng có một ít, có thể có khối u nhỏ ở trong bắp thịt quanh tim, thường ở trên đường thẳng núm vú. Ấn và xoa cho đến khi chúng tan đi. Ở hố nách cánh tay trái dài xuống phía trong cũng làm vậy. Có thể làm cả cánh tay phải. Áp dụng xoa ấn trên đường kinh Tâm, cứ làm cách quãng, dài xuống ngón tay út. 4. Đặt tay vào vùng chấn thuỷ ấn vào 3 giây, thả ra, thở mạnh, rồi lại ấn, thả ra… làm 5 lần. Đứng dựa lưng vào cạnh khung cửa. Đặt những chỗ đau giữa thăn thịt giữa cột sống, ấn mạnh lưng và làm như vậy để kích thích thần kinh cột sống đối với tim. Đây là một cách tự động tạo nên 1 tín hiệu truyền lên não, từ đó truyền xuống tim khiến tim hoạt động mạnh hơn. Ở đáy sọ (chẩm) sẽ sờ thấy một điểm đau hoặc nhiều hơn, dài xuống cột sống. Ấn vào những huyệt này vì mỗi huyệt sẽ tăng lực cho cơ thể hoạt động. Sau cùng, tới vùng đáy sọ (huyệt Phong phủ), dùng ngón tay cái và ngón giữa ấn, xoa, bóp cho đến khi hết đau. Rồi chạy tay dài xuống 2 bên cột sống làm cho bắp thịt bớt căng thẳng.
  17. Cảm ơn nuocviet về thông tin đã chia sẻ. Tôi có người em, anh sinh năm 1950 Canh Dần, đã lấy 3 đời vợ, điều đáng nói ở đây là cả 3 người vợ này đều cùng một năm sinh 1952, đều ở tuổi Nhâm Thìn, vấn đề là cả 3 vợ đều đã mất. Được sự quý mến của gia đình, tôi đã về quê và chứng kiến cả 3 ngôi mộ. Tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn tôi làm thử nghiệm theo thông tin của nuocvietmnyeu.
  18. Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi. Khi tìm hiểu về Bốc dịch, chúng ta có nên đặt câu hỏi: Tại sao Kinh Phòng lại quy định như vậy ? Sự biến đổi của Khí Dịch từ hào 1 cho đến hào 5, những căn cứ nào để Kinh Phồng quy về Ngũ hành ? Hà Uyên mong anh chị em trên diễn đàn cùng nhau trao đổi, thảo luận để làm sáng tỏ thêm vấn đề nêu trên.
  19. Hà Uyên cảm ơn Congly, sẽ sớm chuyển lên diễn đàn.
  20. VIETHA và Liêm Trinh có nhớ ngày khai trương thị trường chứng khoán TP HCM và TP HN không ?
  21. TÌM HIỂU MỘT QUY TẮC 1- Số 1 nhập Trung cung: Nữ - Hư - Nguy - Tổng các số góc: 9 + 7 + 2 + 4 = 22 - Tổng các số chính: 5 + 3 + 6 + 8 = 22 - Tông các số biên: (2 + 4 + 7 + 9) + (5 + 3 + 6 + 8) = 44 2- Số 2 nhập Trung cung: Chuỷ - Sâm - Tỉnh - Quỷ - Tổng các số góc: = 17 - Tổng các số chính: = 26 - Tổng các số biên: = 43 3- Số 3 nhập Trung cung: Đê - Phòng - Tâm - Tổng các số góc: = 21 - Tổng các số chính = 21 - Tổng các số biên: = 42 4- Số 4 nhập Trung cung: Dực - Chẩn - Giác - Cang - Tổng các số góc: = 16 - Tổng các số chính: = 25 - Tổng các số biên: = 41 5- Số 5 nhập Trung cung: - Tổng các số góc: = 20 - Tổng các số chính = 20 - Tổng các số biên = 40 6- Số 6 nhập Trung cung: Thất - Bích - Khuê - Lâu - Tổng các số góc: = 24 - Tổng các số chính = 15 - Tổng các số biên = 39 7- Số 7 nhập Trung cung: Vị - Mão - Tất - Tổng các số góc: = 19 - Tổng các số chính = 19 - Tổng các số biên = 38 8- Số 8 nhập Trung cung: Vĩ - Cơ - Đẩu - Ngưu - Tổng các số góc = 23 - Tổng các số chính = 14 - Tổng các số biên = 37 9- Số 9 nhập Trung cung: Liễu - Tinh - Trương - Tổng các số góc = 18 - Tổng các số chính = 18 - Tổng các số biên = 36 ------------------------------------------------------ - Tổng các số biên + số Trung cung = 45 ngày, sau 45 ngày thời tiết thường có biến đổi, ví như năm Kỷ thường nhanh hơn hoặc chậm hơn 6 ngày,... - Tích các con số 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 x 8 x 9 x 10 = 3628800 / 28 = 129600. Đây là đơn vị tính của Thiệu Ung - Tổng các số biên của cặp số đồng đẳng "1" + "6" = 44 + 39 = 83 - Thuỷ. Quy luật của Tý - Ngọ là: 4 - 2 - 3 - 5 - 4, không có số 1 - Thuỷ, tại sạo ? - Tổng các số biên của cặp số đồng đẳng "4" + "9" = 41 + 36 = 77 - Kim. Quy luật của Dần - Thân là: 1 - 5 - 2 - 3 - 1, không có số 4, tại sao ? - Một quẻ Dịch tương đương 360 ngày x 64 quẻ = 23040. Đây là con số tương đương với đơn vị Alautun tính lịch của người Maya: 23 040 000 000 ngày = 64 000 000 năm.
  22. Theo như trên thì Lạc Thư Hoa Giáp (hay Nạp Âm Hoa Giáp) không thể nào căn cứ vào Vận và Khí. Cái nghi vấn quan trọng là tại sao Lạc Thư Hoa Giáp hay Nạp Âm Hoa Giáp đều khỡi nạp hành Kim?