Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. CÁC BỆNH VỀ THẦN KINH (Tiếp theo) 3- Ngủ quá nhiều Trạng chứng: Cơ thể bình thường, thỉnh thoảng thấy đau tức ở vùng gáy. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C2, C6, L3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai C1, C2 xơ co lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chẩm nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng tuần hoàn và đại tràng không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co lan toả tại C1, C2, C6 L3. - Liên quan: Giải toản cơ xơ co tại vùng V-1, V-2, V-6. 4- Động kinh Trạng chứng: Lên cơn cả ngày và đêm. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống C1, C2, C7, D1, D6, D7, D11, D12, L1, S5 và vùng cụt biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ C1, C2 xơ co lan toả lên vùng chẩm. Lớp cơ trên đầu gai các đốt sống C7, Đ1, D6, D7, D12, L1, S5 xơ co lan toả ra tới bở ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ, lưng trên, giữa lưng, mỏ ác, thắt lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau trên đầu gai các đốt sống có biến đổi, và đau ở vùng cơ xơ co lan toả. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, tuần hoàn, dạ dày, lá lách, mật, thận không bình thường. Hướnh điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại C1, C2, C7, D1, D6, D7, Đ, D12, L1, S5 và vùng cùng cụt - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng: V-1, V-2, V-3, V-4, V-5, V-6, V-8, V-9. 5- Thần kinh suy nhược Trạng chứng: Đau đầu mất ngủ, trí nhớ giảm. - Đốt sống biến đổi: các đốt sống C3 => C7, D1, D7 => D11, L1 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Tiết cơ trên đầu gai C3 xơ nhược lan toả lên vùng chẩm và ngang sang hai bên cơ ức đòn chũm. Tiết cơ từ C4 => C7 và D1 xơ co lan toả sang hai bên cơ ức đòn chũm và cơ vai trước. Tiết cơ trên các đốt sống từ D7 => D11 và L1 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toản. Chẩn đoán: Nghĩ đến chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, nội tiết và thận không bình thường. Hướng điều trị: - Trọng điểm: Giải toả cơ xp co tại C3, C4, C5, C6, C7, D1, D7, D8, Đ, D10, D11, L1. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-2, V-3, V-4, V-5, V-6.
  2. Người bệnh đột ngột mê mang bất tỉnh nhân sự,cấm khẩu,sùi bọt mép,chân tay co quắp (hoặc mềm nhũn),tiểu tiện hoặc đại tiện dầm dề... Đối vơí bệnh trạng này,việc sơ cấp cứu ban đầu đóng vai trò vô cùng quyết định đến tính mạng và sự hồi phục của bệnh nhân sau này. Trước bệnh nhân trên ,ta cần bình tĩnh phân biệt đó thuộc về chứng "trúng phong" hay thuộc về thể bệnh khác như "tai biến mạch máu não","hạ đường huyết","tăng urê huyết"... Nếu không nhận định kỹ, để có biện pháp sơ cấp cứu thích hợp cho từng loại bệnh sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: làm bệnh nhân chết oan, hay để lại di chứng nặng nề sau khi hồi phục. Biểu hiện lâm sàng chứng trúng phong rất gần với chứng "tai biến mạch máu não". *Cách phân biệt: bệnh chứng "trúng phong" vơí bệnh chứng "tai biến mạch máu não" như sau: Để phân biệt, ta dùng nghiệm pháp "bấu da": dùng ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay "bấu''lên da ở vùng ngực hay vùng bụng, lưng của bệnh nhân. Sau 1 phút buông tay ra. Nhận định: - Nếu chổ da đã "bấu"nổi lên "dấu bầm tím" có hình thoi: tức là có hiện tượng "ứ trệ tuần hoàn dưới da", đó là bệnh chứng "trúng phong"; Nếu vùng da chỉ đỏ ửng rồi tan dần, không thấy dấu bầm tím tức là không có dấu hiệu "ứ trệ tuần hoàn dưới da", đó không phải là dấu hiệu bệnh chứng trúng phong. *Cách sơ cấp cứu bệnh trúng phong. Sau khi xác định mê man do trúng phong, chúng ta khẩn trương làm thủ pháp "bắt gân". Cần khẩn trương thứ tự làm các động tác tại 9 vị trí sau: 1/Vị trí giữa lõm mũi(huyệt Nhân trung) -Bàn tay trái đỡ gáy nạn nhân. -Bàn tay phải dùng ngón cái bấm mạnh vào lõm sống mũi của nạn nhân khoãng 5-10 lần 2/Điểm giữa 2 lông mày(huyệt Ấn đường) -Bàn tay trái đỡ gáy nạn nhân. -Bàn tay phải,ngón cái bấm mạnh vào điểm giữa 2lông mày khoảng 5-10 lần. 3/Hai điểm dưới 2 dái tai gần huyệt ế phong -Dùng 2 ngón cái và trỏ của cả 2 bàn tay bóp vào điểm dưới 2 dái tai ở góc hàm dưới giựt mạnh ra 5-10 lần. 4/Hai gân ót: -Bóp vào 2gân gáy,gựt mạnh ra 5-10lần 5/Hai gân vai(huyệt kiên tỉnh) -bóp mạnh vào 2 gân của 2 vai, giựt mạnh ra 5-10 lần. 6/ Hai gân ngực(huyệt trung phủ) -Bóp mạnh vào 2 gân ngực gần nách giựt mạnh 5-10 lần. 7/Hai gân ở 2 bên hông -Bóp mạnh vào 2 gân ở 2 bên hông(ngang thắt lưng giật mạnh 5-10 lần. 8/Hai gân háng( bẹn) -Bóp mạnh vào 2 gân ở hai bên háng giật mạnh. 9/Hai gân gối(huyệt huyết hải) -Bóp mạnh vào hai gân gối phía bên trên đầu gối gần huyệt huyết hải giật mạnh 5-10 lần. **Giải thích cơ chế của việc bắt gân: Khi phong hàn nhập vào cơ thể sẽ tác động lên hệ tk gây phản xạ ngừng tim ,ngừng thở; tác động lên nội tiết gây nên co mạch dưới da dẫn đến ứ trệ tuần hoàn dưới da. Các điểm "bắt gân" này là các vị trí thần kinh của gân-cơ nhạy cảm trên cơ thể.Các tác động này sẽ tạo ra cung phản xạ mạnh,làm hưng phấn các trung khu thần kinh (hô hấp ,tuần hoàn)đang bị ức chế.Nhờ vậy hô hấp ,tuần hoàn,tri giác được hưng phấn hoạt động trở lại .người bệnh sẽ được hồi tỉnh sau 3-5 phút. Như vậy đối với bệnh trên việc sơ cấp cứu ban đầu này vô cùng quan trọng;vì để não thiếu oxy trong vòng 6 phút thì khả năng phục hồi của người bệnh rất thấp.Nên khi gặp những trường hợp thế này mà không biết cách sơ cấp cứu,cứ vực lên xe chở thẳng đến BV thì có khi bệnh nhân phải chịu ra đi oan ức! Trong quá trình "bắt gân"vẫn có thể kết hợp với thủ pháp trích máu thập tuyên(10 đầu ngón tay),châm huyệt dũng tuỵền(dưới gan bàn chân).Hoặc có thể kết hợp với việc hà hơi thổi ngạt,xoa bóp tim ngoài lòng ngực... Đây là phương pháp sơ cấp cứu được dược lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tôi đã dùng phương pháp này sơ cấp cứu cho không ít người rồi.Nay tôi viết lên đây dựa trên tài liệu của BS Đỗ Văn Sơn,với lòng mong mỏi nhiều người được biết và ứng dụng phương pháp này. @ Kinh nghiệm của tôi khi đứng trước bệnh nhân ngừng tim ngừng thở,thì trước tiên nên vạch mắt họ ra xem đồng tử của họ có nở lớn ra chưa;trích máu 10 đầu ngón tay xem máu đã dẻo chưa;nếu đồng tử nở lớn,máu đã dẻo tức là người bệnh đã chết rồi,đừng cố gắng vô ích. **CÁCH SƠ CẤP CỨU ĐỘT QUỴ DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO "Tai biến mạch máu não"có biểu hiện lâm sàng rất giống với chứng "trúng phong". Sau khi làm nghiệm pháp "bấu da"thấy không xuất hiện vết"bầm tím"thì xác định đó không phải là "trúng phong" thì cần phải để bệnh nhân nằm thật yên,không được làm chuyển động bệnh nhân nhiều; vì làm chuyển động thì mạch máu đang căng của bệnh nhân sẽ bị vỡ,có thể làm cho bệnh nhân tử vong ngay ,hoặc không bao giờ bình phục lại nữa. Ta khẩn trương thực hiện các thao tác sau: - Nhẹ nhàng đỡ gối đầu bệnh nhân trên bàn tay trái;ngón cái tay phải còn lại bấm mạnh vào huyệt nhân trung 5-10 lần. - Dùng kim châm cứu, hoặc kim may đã sát trùng chích vào 10 đầu ngón tay cách móng 1mm (huyệt thập tuyên) rồi vuốt dọc theo chiều các ngón tay cho đến có máu chảy ra. -Tiếp sau vuốt theo vành tai xuống dái tai cho đỏ hồng rồi dùng kim chích vào dái tai nặn ra vài giọt máu. Chừng 1-2 phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại,huyết áp sẽ hạ xuống thấp hơn.Chờ thêm vài phút bệnh nhân khoẻ hơn rồi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị tiếp theo. @ Giải thích:Các huyệt Thập tuyên có tác dụng khai khiếu,tỉnh thần,tiết nhiệt,trấn kinh,điều hoà huýêt áp;phối hợp với huyệt Nhân trung có tác dụng hồi sinh chống choáng rất tốt nên có hiệu quả rất tốt trong việc sơ cấp cứu này. Ta có thể phối hợp thêm 10 huyệt ở 10 đầu ngón chânvà huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân nữa. Sở dĩ ở đây ta không áp dụng biện pháp"bắt gân"vì bắt gân thì dễ làm cơ thể bệnh nhân lay động nhiều dễ vỡ các mạch máu đang căng! Tôi đã có kinh nghiệm tương đối nhiều về tính hiệu quả của phương pháp này.Mong quý vị cứ bình tỉnh,tự tin áp dụng. Để kiểm tra về tính hiệu quả về tác dụng hạ áp huyết của huyệt ''thập tuyên'' quý vị có thể áp dụng thử trên bệnh nhân đang cao huyết áp ở mức mà trước đây phải dùng thuốc để hạ áp ngay thì các bạn sẽ thấy ngay tính hiệu quả của nó.Nhanh hơn dùng thuốc nhiều,lại vừa an toàn không bị tác dụng phụ nữa. Nguôn: http://www.vanhoaphuongdong.com/forum/showthread.php?t=6597
  3. <h2 class="contentheading"> Vóc dáng tiết lộ sức khỏe</h2> Chiều cao, kích bàn chân, vòng so, khổ người, đều "có thể"là những gợi ý về nguy cơ bệnh tật có thể gặp phải. Và đây là những nghiên cứu mới nhất về Cơ thể học Các nhà nghiên cứu Sungkyunkwan, ĐH Y Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng những người cao hơn sẽ có nguy cơ bị ung thư nhiều hơn Nếu bạn cao Ung thư vú: Những phụ nữ cao trên 1m79 sẽ có nguy cơ phát triển u vú và tử vong do bệnh này nhiều hơn những phụ nữ có chiều cao khiêm tốn hơn. 2 nghiên cứu tại Mỹ cho thấy những phụ nữ cao tiềm ẩn nguy cơ gia tăng. Lý giải cho rằng hormone ảnh hưởng tới chiều cao của chị em làm tăng lượng sữa tiết ra trong các ống dẫn sữa. Hầu hết các khối u ác tính đều xuất hiện ở các tuyến sữa và càng nhiều ống dẫn sữa thì mức độ "nhạy" với u vú càng lớn. Ung thư tuyến tiền liệt: Những nam giới cao trên 1m8 sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu của bệnh viện Phụ nữ (Boston, Mỹ), 22 ngàn nam giới đã được theo dõi trong hơn 12 năm. Những nam giới cao trên 1m8 tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt so với những nam giới cao dưới 1m74 là 59%. Một nghiên cứu của ĐH Bristol cho thấy cứ thêm mỗi 10cm chiều cao thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ tăng thêm 6%. Giả thuyết đưa ra là các yếu tố tăng trưởng đã tác động tới nguy cơ này. Những nam giới cao hơn cũng có xu hướng cơ thể sản xuất lượng insulin - yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng - nhiều hơn và sự gia tăng của insulin có liên quan với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tụy: Nam giới cao trên 1m8 và nữ cao trên 1m7 nguy cơ tăng 81%. Theo các nhà nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, cứ thêm mỗi 2,5cm chiều cao thì nguy cơ ung thư tuyến tụy sẽ tăng 6 - 10%. Theo một báo cáo của ĐH Washington, nó có thể liên quan với một thực tế là các hormone và các yếu tố khác giúp cơ thể cao nhanh và cũng làm các tế bào dị thường phát triển. Nếu bạn thấp Nhồi máu cơ tim: Những người quá thấp (dưới 1m73) cũng dễ bị nhồi máu cơ tim hơn những người cao trên 1m81, theo một báo cáo của ĐH Harvard. Những nam giới cao hơn sẽ giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim 35%. Cứ thêm mỗi 2,5cm chiều cao sẽ giúp giảm 2 - 3% nguy cơ này. Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy những nam giới thấp có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn những nam giới cao hơn 1m8 trở lên là 60%. Một giả thuyết được đưa ra là những người thấp hơn có thành mạch nhỏ hơn nên dễ bị tắc do các chất béo “trôi lang thang” trong dòng máu bị ách lại (nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim). Càng thấp càng dễ mắc bệnh này, có thể là vì ung thư liên quan với tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, một loại khuẩn có liên quan với tình trạng loét dạ dày. Giả thuyết của các nhà nghiên cứu ĐH Bristol cho rằng sự lây nhiễm khuẩn này khi nhỏ sẽ khiến cho sự phát triển của trẻ chậm lại. Huyết áp cao: Tỉ lệ giữa chiều cao của cơ thể và chiều dài của chân càng ngắn thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao càng tăng (ở cả 2 giới). Một nghiên cứu tại Anh với trên 3.000 người tham gia cho thấy, chân càng dài thì càng ít nguy cơ bị huyết áp cao. Tình trạng dinh dưỡng kém khi nhỏ được cho là thủ phạm, bởi vì các thành mạch nhỏ sẽ càng khiến huyết áp có khả năng tăng cao. Theo Dailymail.
  4. Trục nghiêng của Trái đất cho chúng ta những Mùa khác nhau. Sự sống có lẽ cũng bắt đầu từ đây chăng ?
  5. Hà Uyên xin chào anh chị em Hà Uyên chào Vo Truoc Thời gian cho phép, giờ đây Hà Uyên mới đọc tới chủ đề này, thật thú vị khi những điều Vo truoc đặt vấn đề tìm hiểu về phân nhóm quẻ theo Ngũ hành, cũng giống như Hà Uyên vậy. Chúng ta có thể bắt đầu từ phân nhóm quẻ theo Âm - Dương trước, không biết có được không ?
  6. Chào hung303. Ý kíên hung303 đưa ra, về mặt khách quan là hết sức nghiêm túc, về việc này chưa có thống kê một cách chính thức và bài bản, nhưng có thể thao tác như sau: - Bút thử máu dùng cho b/n tiểu đường, hay bút thử máu của bệnh viện, bấm trực tiếp vào 10 đầu ngón tay, nặn ra 2 -3 giọt máu. Trong 35 giờ kể từ khi tai biến vẫn có thể thao tác. - Người thầy thuốc kiểm tra mạch đập của từng ngón tay trên hai bàn tay, ngón tay cái và ngón tay trỏ của thầy thuốc đặt dọc theo lóng thứ 3 của mỗi ngón tay (đốt ngón sát bàn tay), thấy ngón nào mạch đạp mạnh nhất, thì thầy thuốc kéo rút ngón tay đó 5 -7 lần, trong thao tác lâm sàng thường kéo cả 10 ngón tay. Nhưng kéo ngón tay nào có mạch đập mạnh nhất thì hiệu quả sẽ cao hơn. Kinh nghiệm cho thấy, thường thì ngón giữa (tâm hoả) ngón trỏ (can môc), ngón đeo nhẫn (phế kim), ngón út (thận thuỷ), ngón cái (tỳ thổ) theo thứ tự mạch đạp sẽ giảm dần. (Đối với người có hội chứng huyết áp cao) Thao tác này, rất có giá trị trong cuộc sống đời thường, cũng như khi thao tác cận lâm sàng, giúp cho b/n cơn huyết áp giảm đi một cách nhanh chóng. Hội chứng "văn phòng" về vùng đầu - cổ - gáy - vai, cũng nên áp dụng. Mỗi chúng ta có thể thử nghiệm cho bản thân. (khi có máy đo huyết áp).
  7. Thuốc Tamiflu Các nhà khoa học Anh đã lên tiếng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho con dưới 12 tuổi sử dụng thuốc Tamiflu, trong cả trường hợp các bé nhiễm virus cúm thông thường lẫn virus A(H1N1). Nhóm các nhà nghiên cứu ở Oxford (Anh) cũng đã công khai trình bày kết quả nghiên cứu, đồng thời kêu gọi Bộ Y tế nước này xem xét lại chiến lược phân phối thuốc chống virus cúm A H1N1 đối với những đối tượng bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi. Các nhà nghiên cứu khẳng định, việc sử dụng Tamiflu để điều trị cúm A H1N1 ở trẻ em sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Loại thuốc này sẽ gây nôn mửa, dẫn tới mất nước và nhiều biến chứng phức tạp sau này. Đặc biệt, Tamiflu sẽ không hoặc có rất ít tác dụng với những trẻ em nhiễm cúm có tiền sử bệnh hen suyễn, viêm tai hoặc đã quen sử dụng thuốc kháng sinh. Giáo sư Carl Henegan, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho rằng, chính sách hiện nay của Bộ Y tế Anh, phát thuốc Tamiflu cho cả những trường hợp cúm nhẹ là “không hợp lý”. Theo ông, chỉ những trường hợp nhiễm virus nặng mới nên được điều trị bằng loại thuốc này. Ông cũng cho rằng, với những trẻ em có triệu chứng nhiễm cúm A H1N1 nhẹ, các em nên được điều trị như khi mắc cúm thông thường bằng cách uống nhiều nước để giải nhiệt và nghỉ ngơi hợp lý. Cách đây ít ngày, Cơ quan Bảo vệ Sức khoẻ Anh cũng đã thông báo rằng, có tới hơn 100 em trong số 250 em học sinh được uống thuốc Tamiflu do nghi nhiễm cúm A H1N1 có những tác dụng phụ “ghê gớm” như: buồn nôn, mất ngủ và thường xuyên gặp ác mộng. Theo Tiền Phong
  8. Ngồi nhiều gây hại cho sức khỏe Ít vận động làm tăng lượng cholesterol và glucose Ngồi suốt ngày xem tivi hay sử dụng máy vi tính sẽ làm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư và tiểu đường týp 2. Đây là cảnh báo của các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Queensland, Úc. Giáo sư Neville Owen và các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu phòng chống ung thư của trường ĐH nói trên đã công bố kết quả nghiên cứu sau khi theo dõi sức khỏe của những người dành nhiều thời gian ngồi xem tivi. Theo các nhà khoa học, một khối lượng cơ lớn ở chân và lưng mỗi người có nhiệm vụ hỗ trợ vận động như đi, đứng... Nếu trong thời gian dài không được vận động, khối cơ này sẽ có cơ chế vận động khác và phát tín hiệu để cơ thể điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu. Nghiên cứu cho thấy số giờ xem tivi càng nhiều thì hàm lượng cholesterol và glucose trong máu càng tăng cao. Nguy cơ trên cũng không giảm đối với nhóm người chơi thể thao đều đặn 30 phút/ngày nhưng vẫn dành quá nhiều thời gian để xem tivi hay sử dụng máy tính. Để phòng tránh các nguy cơ này, các nhà nghiên cứu khuyến cáo thay vì phải ngồi lì một chỗ (như nhân viên văn phòng hay người lái xe taxi), bạn hãy tự tạo ra các hình thức vận động phong phú, trong đó có biện pháp đơn giản như ngồi một thời gian ngắn rồi đứng lên vận động, hay thiết kế hệ thống bàn ghế tại nơi làm việc hợp lý để nhân viên có thể đi lại dễ dàng.
  9. Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, bằng cả đông y và tây y. Tuy vậy, phần lớn các trường hợp cao huyết áp là vô căn nên việc điều trị vẫn chỉ là điều trị triệu chứng. Y học cổ truyền coi huyết áp thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương... do thận, tỳ, tâm, can mất bình thường gây ra và cũng căn cứ vào thực trạng các tạng ấy mà điều hòa bằng thuốc để cân bằng lại, chữa vào gốc bệnh. 1. Thể âm hư dương xung Hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh, các chứng thiên về hưng phấn, biểu hiện bằng: hoa mắt, ù tai hay cáu gắt, miệng đắng, họng khô ít ngủ hay mê, mạch hoạt. Bài 1: Cỏ nhọ nồi 10g Cỏ xước 10g Măng vòi 9g Lá bạc hà 100g Nước vo gạo 300g Rửa sạch giã nát cho vào nước vo gạo, lọc lấy 100 ml uống liền trong 3 ngày. Bài 2: Thiên ma 6g Ngưu tất 12g Câu đằng 12g Ích mẫu 16g Phục linh 12g A giao đằng 16g Tang ký sinh 16g Hoàng cầm 12g Đỗ trọng 12g Chi tử 8g Thạch quyết minh 20g Sắc uống ngày 1 thang. Uống làm 2 lần. 2. Thể can thận hư Hay gặp ở cao huyết áp người già, xơ cứng động mạch, biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít, hay mê, lưng gối yếu, mặt đỏ. Mạch nhanh trên 70 lần/phút. Bài 1: Hà thủ ô 16g Tang ký sinh 12g Hoàng bá 12g Mẫu lệ 20g Sinh địa 12g Ngưu tất 12g Quả dâu chín 12g Trạch tả 8g Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Bài 2: Nếu cũng triệu chứng trên nhưng mạch trầm khó bắt, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh. Thục địa 16g Đan bì 8g Sơn thù 8g Trạch tả 8g Hoài sơn 8g Kỷ tử 12g Phục linh 8g Cúc hoa 12g Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 2 lần uống trong ngày. 3. Thể tâm tỳ hư Hay gặp cho huyết áp người già, có kèm theo bệnh loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng mạn. Biểu hiện: sắc mặt trắng, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém hay đi phân lỏng, đầu choáng hoa mắt. Bạch truật 12g Đan sâm 4g Đẳng sâm 12g Xương bồ 8g Hạt sen 16g Hạt muồng 12g Ý dĩ 16g Ngưu tất 12g Tâm sen 8g Hoài sơn 16g Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 4. Thể đàm thấp Hay gặp ở người béo, có cholesterol trong máu cao. Biểu hiện: người béo mập, béo bệu, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, đầu có cảm giác tức căng. Bài thuốc: Bán hạ 8g Tỳ giải 12g Trần bì 12g Rễ cỏ tranh 12g Tinh tre 12g Hạt muồng 8g Hạ khô thảo 12g Ngưu tất 12g Hoa hòe 12g Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
  10. Mai hoa châm là kích thích nông bằng một chùm kim lên mặt da vùng huyệt. Trong Linh khu kinh, Thiên quan kim thì thế kỷ 3-5 trước công nguyên đã đề cập đến mai hoa châm. 1. Phương tiện Gồm bó kim 5 - 7 chiếc bằng thép tốt, dài khoảng 2cm, được gắn lên một cán gỗ dài 25cm cách đầu cán khoảng 1cm. Có hai loại kim là kim chụm và kim xòe hình gương sen. 2. Thao tác Bàn tay phải cầm cán kim, ngón giữa và cái kẹp thân cán, ngón trỏ đặt lên trên thân cán, gõ lên mặt trên da bằng cử động nhịp nhàng của cổ tay, cánh tay và khuỷu tay. Động tác gõ đều, chính xác, mũi kim chạm thẳng góc với mặt da và nhắc lên dứt khoát mỗi lần gõ. Không gõ xiên hoặc ấn kim vào da. Tùy loại bệnh và thể trạng bệnh và vùng gõ kim, người ta chia làm ba cách: Gõ nhẹ: không gây cảm giác đau, thường dùng chữa chứng hư hàn (bổ) Gõ vừa: thường dùng chữa chứng bán biểu, bán lý (hư thực không rõ), (bình bổ, bình tả) Gõ mạnh: hơi gây đau, dùng chữa các chứng thực nhiệt (t)2 Đối với trẻ em, bệnh nhân xuy nhược, yếu mệt và bệnh nhân châm cứu lần đầu nên gõ nhẹ. Gõ mạnh thường áp dụng ở nơi da kém nhạy cảm, hoặc nơi đang đau dữ dội. Gõ vừa dùng ờ hầu hết các trường hợp. 3. Các vùng gõ kim Dọc sống lưng: nếu bệnh tạng phủ và hệ than kinh chủ yếu gõ dọc hai bên sống lưng hoặc thêm các du huyệt (kinh bàng quang) Dọc theo đường tuần hành kinh lạc: có thể xác định các vùng gõ theo đường kinh và huyết. Ví dụ đau dạ dày gõ túc tan lý và nội quan, thường người ta gõ dọc có du huyệt ở kinh bàng quang (gọi là vùng thường qui) rồi sau gõ theo kinh và huyệt. Vùng bị bệnh: ví dụ bệnh viêm da thần kinh có thể gõ tại vùng da mắc bệnh đến khi rớm máu. Bệnh ở đầu mặt gõ một số đường kinh dưong ở trán vùng thái dương và vùng xương sọ Bệnh ở vùng cổ gáy gõ dọc theo sự phân bố của cơ lân cận. Gõ các điểm sưng cục hoặc ngoại cảm: có thể gõ trực tiếp vào những vùng này để tri bệnh. Ngoài ra có thể tham khảo sự phân bố 12 khu da (hệ kinh lạc) của sách kinh điển đế gõ kim hoa mai chữa bệnh. 4. Các điều và chú ý Trước khi dấu trị cần kiểm tra các mũi kim xem có bằng nhau không, có gỉ và ngạnh không. Chú ý sát trùng kim và vùng da cận thận Không dùng thủ thuật này ở các bệnh mụn nhọt, chấn thương hoặc cấp cứu.
  11. NGUỒN GỐC VÀ TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP I – NGUỒN GỐC Y học hiện đại và y học dân tộc đều có xoa bóp. Xoa bóp của y học hiện đại được lý luận của y học hiện đại chỉ đạo, xoa bóp của y học dân tộc được lý luận của y học dân tộc chỉ đạo. Nhìn chung xoa bóp bằng tay của hai nền y học đều giống nhau chỉ khác nhau một số thủ thuật. Ngày nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên xoa bóp của y học hiện đại có các phương tiện máy móc hỗ trợ. Xoa bóp có từ lâu đời và ngày càng được phát triển. Từ thời xa xưa con người đã biết dùng đôi bàn tay khéo léo để xoa bóp, vuốt ve nhằm làm dịu những đau đớn trên cơ thể. Trên các di chỉ khảo cổ, trên những chữ viết vào lau sậy, trên các hình vẽ của kim tự tháp, đền chùa, trong các sách vở viết cách đây mấy ngàn năm đều nhận thấy cách xoa bóp trong nền y học dân gian ở nước nào cũng có. Có thể nói xoa bóp là một cách chữa bệnh được ra đời sớm nhất. Nó được xây dựng và phát triển trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình đấu tranh với bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của con người. Ở nước ta từ thời Hồng Bàng dựng nước (cách đây 2900 năm trước CN) nhân dân ta đã biết dùng lá ngải cứu, lá cúc tần xoa bóp chờm nóng, lá trầu không hơ nóng sát vào vùng cạnh thắt lưng, dùng hoa chổi xể ngâm rượu để xoa bóp . . . Từ đó tới nay xoa bóp ngày càng phát triển, trong chế độ phong kiến đã hình thành ba nhóm người làm xoa bóp. Một số người mù làm tầm quất ngoài đường với các thư pháp nhẹ nhàng như: bóp, chặt, đấm, bẻ các khớp đổ gây cảm giác khoan khoái dễ chịu, giảm mệt nhọc, đau lưng, mỏi gối, giảm đau mỏi các bắp thịt sau nhưng giờ lao động mệt nhọc. Một số người được trưng dụng xoa bóp cho bọn vua quan phong kiến qua các triều đại vua chúa. Một số lương y chữa bệnh bằng xoa bóp tại nhà với những môn phái khác nhau. Trong sách vở của các nhà danh y nổi tiếng đã nghi lại dùng xoa bóp để phòng bệnh và chữa bệnh. Tuệ Tĩnh ở thế kỷ XIV đã đề cập đến xoa bóp trong cuốn "Hồng nghĩa giác tư y thư". Hoang Đơn Hòa ở thế kỷ XVI đã đề cập đến huyệt xoa bóp trong cuốn "Hoạt nhân toát yếu”, Hải thượng lãn ông đã đề cập tới xoa bóp trong cuốn "Vệ sinh yếu quyết". Cách mạng tháng tám thành công nền y học dân tộc được giải phóng đến năm 1957 Viện y học dân tộc được thành lập, hiện nay đã có phòng xoa bóp có các bác sĩ và lương y chuyên xoa bóp để điều trị một số bệnh như đau thần kinh tọa, viêm quang khớp vai, đái dầm, vẹo cổ cấp tính, đau lưng cấp, đau lưng mãn, dị chứng bại liệt, dị chứng tai biến mạch máu não, suy nhược thần kinh, viêm gân, thấp khớp mãn v. v... đã đưa lại kết quả tốt. Đồng thời đã biên soạn tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên khoa y học dân tộc, các bác sỹ y học dân tộc, phổ biến trong trong lĩnh vực thể dục thể thao, trong các trại điều dưỡng, các chuyên gia y tế nước ngoài. Hiện nay phong trào xoa bóp bảo vệ sức khỏe đang phát triển rộng khắp, câu lạc bộ ngoài trời của các cụ về hưu, sau một thời gian luyện tập thấy sức khỏe tăng lên, bệnh mãn tính giảm đi nhiều. Tóm lại xoa bóp ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong phòng bệnh và chữa bệnh. Nó đơn giản dễ làm, ít xảy ra tai biến, không phụ thuộc vào phương tiện máy móc thuốc men, đã giải quyết được một số bệnh cấp tính và mãn tính. II- TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP 1. Tác dụng đối với da Da có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể. Nó bao bọc cơ thể con người và nó có diện tích vào khoảng 15.000 cm2. Trong cơ thể, da thải hơi nước gấp đôi phổi, nó cũng là cơ quan thẩm thấu và hô hấp, da còn tham gia vào quá trình chuyển hóa nước, muối, aubumin và vitamin. Da là cơ quan nhận cảm tức là nhận những kích thích nóng lạnh (trong đó có xoa bóp), truyền kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những phản ứng trả lời của cơ thể đối với kích thích đó. Vì vậy khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân. a) Ảnh hưởng cục bộ: khi xoa bóp lớp sừng của biểu bì được bong ra làm cho hô hấp của da được tốt hơn mặt khác tăng cường chức năng của tuyến mỡ, tuyến mồ hôi nên sự đào thải các chất cặn bã qua các tuyến mồ hôi được tốt hơn. Xoa bóp làm cho mạch máu giãn tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch có lợi cho việc dinh dưỡng ở da, làm cho da co giãn tốt, da bóng đẹp và mịn, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da, mặt khác xoa bóp có thể làm cho nhiệt độ của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân giãn. b. Ảnh hưởng đến toàn thân: khi xoa bóp các chất nội tiết của tế bào được tiết ra thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da. Mặt khác thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể. Như vậy xoa bóp đã có tác đụng đối với toàn thân: tăng cường hoạt động của thần kinh; nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể. 2. Tác dụng đối với hệ thần kinh Xuất phát từ học thuyết về thần kinh của set-sẽ-Nốp và Páp-lốp trong cơ thể, tác dụng của xoa bóp đối với cơ thể thì vai trò của hệ thần kinh là chủ đạo. Tất cả các chức năng của cơ thể người ta đều do hệ thần kinh điều khiển. Cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp. a) Rất nhiều tác giả cho rằng: xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật nhất là đối với hệ giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số nội tạng và mạch máu. Ví dụ: Xoa bóp gáy, lưng, vai, ngực có thể gây lên những thay đổi ở các cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối. Do đó xoa bóp vùng đó điều trị các bệnh về mũi họng, cao huyết áp, trạng thái thần kinh như mất ngủ, rối loạn dinh dưỡng ở tay, đau nửa đầu do vận mạch. Xoa bóp vùng thắt lưng cùng, gồm da ở vùng trên thắt lưng, mông đến nếp mông nửa dưới bụng và 1/3 trên của đùi. Xoa bóp tác động đến vùng gây phản xạ thần kinh thực vật thắt lưng - cùng điều khiển một cơ quan chậu lớn nhỏ, chi dưới, sinh dục, nó có tác dụng dinh dưỡng khi có bệnh về hệ mạch chấn thương ở chân, giảm co thắt mạch, hàn gắn vết thương, dinh dưỡng các vết loét. Phát C7 có thể gây phản xạ cơ tim (co lại) Xoa bóp vùng thượng vị cũng ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày - Tá tràng, bàng quang và nhanh dương. :D Xoa bóp có thể gây lên thay đổi điện não:kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế. 3. Tác dụng đối với cơ, gân, khớp: a) Đối với cơ: xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp, khi cơ làm việc quá căng gây lên phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết các chứng này. Ngoài ra nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ vì vậy xoa bóp chữa teo cơ rất tốt. :angry: Đối với gân khớp:xoa bóp có khả năng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó có thể dùng để chữa bệnh khớp. 4. Tác dụng đối với hệ tuần hoàn Đối với huyết động: Một mặt xoa bóp làm giãn mạch, trở lực trong lòng mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn. Đối với người huyết áp cao ít luyện tập xoa bóp có thể làm hạ áp. Xoa bóp trực tiếp ép vào lâm ba cầu, nên giúp cho tuần hoàn lâm ba nhanh và tốt hơn, đo đó có thể có tác dụng tiêu sưng. d) Trong khi xoa bóp số lượng hồng cầu, tiểu cầu hơi tăng, xoa bóp trở về như cũ, số lượng bạch cầu, huyết sắc tố cũng có thể tăng. Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ của cơ thể. 5. Tác dụng đến hệ bạch huyết: Trong cơ thể con người, ngoài hệ thống mạch máu ra còn có một hệ thống nữa là hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết gồm có một hệ thống mao mạch bạch huyết, mạch và bạch huyết trong đó bạch huyết chuyển động. Mạch bạch huyết tựa như một hệ thống lọc loại bỏ chất thừa của chất dịch mô hoặc dịch vệ trong các cơ quan. Xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường. Dòng máu va dòng bạch huyết tăng trước tiên tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết dịch ở vùng khớp, ổ bụng và có tác dụng tiêu nề. 6) Tác dụng đối với các chức năng a) Đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu: có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi... để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở. :rolleyes: Đối với tiêu hóa: có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa khi chức năng tiết dịch tiêu hóa kém, dùng kích thích mạnh để tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hóa quá mạnh, dùng kích thích vừa và nhẹ để giảm tiết dịch. c) Đối với quá trình trao đổi chất: xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra nhưng không thay đổi độ acid trong máu. Có tác giả nêu lên, xoa bóp 2, 3 ngày sau, chất nitơ trong nước tiểu tăng lên và kéo dài vài này do tác dụng phân giải Prôtít của xoa bóp gây nên. Xoa bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10 – 18%, đồng thời cũng tăng lượng bài tiết thán khí.
  12. 5- LĂN 6- VÊ 7- VẬN ĐỘNG
  13. 1- XÁT 2- DAY 3- ẤN 4- PHÂN 5- BÓP
  14. PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP I – THỦ THUẬT XOA BÓP Thủ thuật xoa bóp tương đối nhiều, xin giới thiệu một số thủ thuật thường dùng: xát, xoa, day, ấn, miết, hợp, véo, bấm, đấm, điểm, lặn, phát. vờn, rung, ve, vận động. Yêu cầu thủ thuật: thủ thuật phải dịu đàng, song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức. Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ, chậm rãi, thuận đường kinh có tác dụng bổ, làm nặng, nhanh, ngược đường kinh có tác dụng tả. 1. Xát: Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Cũng có khi phải dùng dầu, bột tan (tale) để làm trơn da. Toàn thân chỗ nào cũng xát được. Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, làm hết sưng, giảm đau. 2. Xoa: Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ. Tác dụng: lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau. 3. Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyểnn theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tuy tình bệnh lý, là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ. Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa. Hai thủ thuật day và xoa là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy. 4. Ấn: Dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt nào. Tác dụng: sức qua da vào thịt, xương hoặc vào huyệt. 5. Miết: Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, bụng. Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ trung quản xuống đến rốn). 6. Phân: Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai ttay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau. a) Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách nhau xa. :D Có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị keo năng ra hơi hướng ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm. Dùng ở đầu mặt, ngực, lưng Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa. 7. Hợp: Dùng vân cán ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân. Dùng ở đầu, bụng, lưng. Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khi, giúp tiêu hoa. 8. Véo: Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán. Tác dụng: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí. 9. Âm: Trước đây người ta dùng móng tay cái bấm vào huyệt nhân trung, thập tuyên, thừa tương để điều trị trong các trường hợp ngất choáng. Có tác dụng làm tỉnh người. Hiện nay người ta cắt ngắn móng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt, a thị huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp tính và mãn tính. Chú ý: khi bấm nốt 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút dùng. Nếu tay ấn yếu thì dùng góc gan bàn tay kia ấn thêm vào và không làm quá sức chịu đựng của người bệnh. Khi bấm nút không được day vì nghiền nát tổ chức bầm tím và đau. 10. Điềm Dùng đầu ngón tay cái, đốt thứ 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, cần căn cứ vào bệnh tình hư thực của người bệnh để dùng cho thỏa đáng. Thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi. Tác dụng: khai thông những chở bê tắc, tán hàn giảm đau. 11. Bóp Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kép thịt lên. Nói chung không lên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không lên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng. 12. Đấm Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi. Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong. 13. Chặt Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi. Nếu xoa bóp ở đâu thì xòe các ngón tay, dùng ngón út chặt vào đầu bệnh nhân. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn sẽ đạp vào ngón giữa, ngón giữa sẽ đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu. Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong. 14. Lăn: Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nhiều nơi và nơi đau. Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, làm khớp vận động được dễ dàng. Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp. 15. Phát Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên, chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay như để thắng ngón tay phát. Dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng. Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng. 16. Rung Người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng hai cổ tay nắm cổ tay người bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. Dùng ở tay là chính 17. Vê Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng thường dùng ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ. Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết: 18. Vờn Hai bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức phải nhẹ nhàng vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Dùng ở tay chân, vai, lưng, sườn. Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết. 19. Vận động: Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khớp khác nhau. Ví dụ: khớp vai: cột 2 tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp. Nếu khớp vận động bị hạn chế cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh. Các khớp đốt sống cổ: một tay để ở cằm một tay, một tay để ở chẩm, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục. Các khớp cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, tay phía dưới để trước mặt, tay phía trên để quặt sau lưng. Một cánh tay của thầy thuốc để ở mông, một cẳng tay đặt ở rãnh đen trước ngực, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra một tiếng kêu khục. Tác dụng: thông lý mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi. Mỗi lần xoa bóp ta chỉ cần dùng một số thủ thuật mà thôi. Hay dùng nhất có xoa, rung, đấm, bóp, ấn, vờn, lăn, vận động. II XOA BÓP TƯNG BỘ PHẬN 1. Xoa bóp đầu. a) Huyệt: ấn đường, thái dương, đầu duy, bách hội, phong phủ, phong trị. :angry: Thủ thuật: véo hoặc phân hợp, day, ấn, miết, bóp, vờn, chặt. c) Chỉ định: váng đầu, nặng đầu, đâu đầu do nội thương hoặc ngoài cảm mất ngủ v. v. d) Trình tự xoa bóp: Tư thế người bệnh: tùy tình hình cụ thể có thể năm hoặc ngồi. Ngồi thì dễ làm hơn. Thao tác: Véo hoặc miết hoặc phân hợp vùng trán Nếu dùng thủ thuật véo; véo dọc trán từ ấn dương lên chân tóc rồi lần lượt véo hai bên từ ấn dương tỏa ra như quạt nan giấy cho hết trán. Nếu dùng thủ thuật miết: hai ngón tay cái miết từ ấn dương tỏa ra hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi làm dần lên trán. Nếu dùng thủ thân phân hợp: Dùng hai ngón tay cái phân hợp vùng trán cùng một lúc. Véo lông mày từ ấn dương ra hai bên ba lần Nếu thấy chỗ da cứng, đau hơn chỗ khác tác động thêm để da mềm trở lại. Lúc này người bệnh đau nhiều có thể chảy nước mắt, vẫn làm chỉ cần động tác dịu dàng là được, rồi véo nhẹ huyệt ấn đường 3 lần. Day: huyệt thái dương 3 lần, miết từ thái dương lên huyệt đầu duy, rồi miết vòng qua tai ra sau gáy 3 - 5 lần. Vỗ đầu:hai tay để đối diện nhau vỗ quanh đầu hai hướng ngược nhau vỗ hai vòng. Gõ đầu: dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay, gõ đầu người bệnh. Bóp đầu: hai bàn tay bóp đầu theo hướng ra trước, lên trên, ra sau. Ấn: huyệt bánh hội, phong phú Bóp: phong trì, bóp gáy Bóp: vai và vờn vai 2. Xoa bóp cổ gáy: a) Huyệt: phong phủ, phong trì, đại chùy, kiên tỉnh, phế du, đốc du, cự cốt. bị Thủ thuật: lăn. day, bóp, ấn, vận động vờn c) Chỉ định: vẹo cổ, hoạt động cổ bị hạn chế, bong gân. d) Trình tự xoa bóp Tư thế người bệnh: ngồi. Thao tác: Day: vùng cổ gáy, nếu đau một bên dùng một tay (gốc gan bàn tay, day bên đau). Nếu cả hai bên, dùng hai tay cùng day. Động tác nhẹ, dịu dàng. Lăn vùng phong trì. đại chùy, kiên tỉnh, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ người bệnh. Tìm điểm đau nhất dọc cơ ức đòn chũm (chỗ đó thường cứng hơn chỗ khác) day từ nhẹ đến nặng. Ấn: các huyệt phong phủ, phế du, đốc du, cự cốt, khi ấn huyết phong phủ phải một tay để ở giữa trán người bệnh, tay kia ấn. Bóp: huyệt phong trì và gáy, vai, vờn vai Vận động cổ có nhiều cách như: Quay cổ: một tay thầy thuốc để ở cằm, một tay để ở xương chẩm người bệnh, hai tay di chuyển ngược chiều nhẹ nhàng từ từ rồi đột nhiên làm mạnh một cái, lúc đó có thể gây tiếng kêu ở khớp cổ. Ngửa cổ: cẳng tay thầy thuốc để sau gáy người bệnh tay khi để ở trán, ngửa cổ, cúi cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên ngửa mạnh ra sau. Có thể gây tiếng kêu ở cổ. Tổng hợp các động các cổ: đứng cạnh người bệnh, một tay thầy thuốc ở xương chẩm, một tay để ở xương hàm dưới dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên và vân danh cổ (quay nghiêng, ngửa cúi) vài lần. Chú ý: Khi vận động cổ người bệnh cần: Người bệnh phối hợp chặt chẽ để tự nhiên không lên gân, không kháng cự lại, chỉ trong điều kiện này thủ thuật vận động mới đạt kết qủa. Dùng sức vừa phải, không quá mạnh dễ tổn thương ở khớp. 3. Xoa bóp lưng a) Huyệt: đại trữ, phế du, cách du, thận du, mệnh môn. :rolleyes: Thủ thuật : day, đấm, lăn, ấn, phân hợp, véo phát. c) chỉ định: đau lưng (do các nguyên nhân khác nhau và cổ xương, dây chẳng, khớp và phủ tạng gây nên) suy nhược thần kinh, bệnh dạ dày và ruột. d) Trình tự xoa bóp : Tư thế người bệnh nằm sấp, hai tay để ở tư thế như nhau hoặc xuôi theo thân hoặc để lên đầu, đầu để trên gối. Nếu là đau do dính khớp cột sống thì ngực cần cách giường 5-10 cm, lúc đó cần gối cao. Trong các trương hợp khác ngực để sát giương. Thao tác: Day rồi đấm hai bên thắt lưng Lăn hai bên thắt lưng và cột sống Tim điểm ấn đau ở lưng, day từ nhẹ đến mạnh, ấn các huyệt đại trùy, phế du, cách du, thận du. Phân hợp hai bên thắt lưng (hoặc véo cũng được) Véo cột sống 1 - 2 lần Phất huyệt mệnh môn 3 cái. Chú ý: Đau lưng do vận động không thích hợp gây nên, thường có ấn đau ở các huyệt thận du, cách du, hoặc vùng quanh mệnh môn. Đau lưng do nội tạng gây nên (thường do viêm ruột, bệnh dạ dày hoặc bộ phận sinh dục, bài tiết) ở các huyệt du tương ứng với các tạng phủ thường có ấn đau. 4. Xoa bóp chi trên a) Huyệt: đại chùy, kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, thiên tông, thủ tam lý, hợp cốc, dương trì. b)Thủ thuật: day, bóp, lăn, ấn, vờn, vận động, rung, vê. c) Chỉ định: Viêm quanh khớp vai, bong gân khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, công năng chi trên kém. d) Trình tự xoa bóp Tư thế người bệnh: ngồi, thầy thuốc đứng sau người bệnh. Thao tác: Day vùng tai Lăn vùng vai Bóp hoặc lăn cánh tay, cẳng tay Tìm điểm đau và day điểm đau Ấn các huyệt kiên tỉnh, kiên ngung, thiển tổng, khúc trì, thủ tam lý, hợp cốc, dương trì. Vận động các khớp vai, khuỷu tay, cổ tay. Vận động khớp vai: Một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2, 3 lần (một mặt chuẩn bị vận động, một mặt xem phạm vi hoạt động của khớp đến đâu). Kéo đầu cánh tay ra ngang, rồi đưa lên cao ra trước, quan sát ngực rồi vòng xuống dưới 3 ~ 4 lần. Khi đưa lên cao, chú ý phạm vi hoạt động hiện tại của vai, đưa lên đến mức người bệnh vừa thấy đau là đủ, không nên đưa lên quá. Hai bàn tay cài vào nhau để lên vai người bệnh, tay người bệnh để trên khuỷu tay mình, từ từ đưa lên hạ xuống để đưa tay người bệnh lên cao đầu 3 - 4 lần. Nắm ngón tay cái người bệnh, vòng cẳng tay lên trên từ ngoài vào trong, từ sau ra trước rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng 2 – 3 lần. Vận động khớp khuỷu Một tay giữ phía trên khớp khuỷu, một tay nắm cổ tay người bênh rồi gấp duỗi 2 - 3 lần. Vận động khớp cổ tay. Hai tay nắm bàn tay người bệnh, hai ngón cái để ở ngón út và ngón cái. Ngón cái đẩy bàn tay ngửa ra sau, trong khi đó các ngón khác kéo góc bàn tay lại, ấn chặt cổ tay và kéo đầu cổ Vê các ngón tay, rồi kéo dãn (lúc đó có thể kêu) Vờn tay Rung tay Phát đại chùy Chú ý: khớp nào đau; vận động khớp đó là chính 5. Xoa bóp chi dưới a) Huyệt: cự liêu, hoàn khiêu, thừa phủ, ủy trung thừa sơn, côn lôn, thái khê, phục thỏ, tất nhãn, hạc đỉnh, túc tam lý, đương lăng tuyền, phong long, giải khê. B) Thủ thuật. day, lăn, bóp, ấn, vờn, phát, điểm, vận động. c) Chỉ định: đau chân, đau khớp chân (do nội thương, ngoại thương), khớp hoạt động bị hạn chế, đau dây thần kinh hông. d) Trình tự xoa bóp Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác: Day đùi và cẳng chân (mặt trước) Lăn đùi và cẳng chân Ấn các huyệt: phục thỏ, tất nhãn, túc tam lý, dương lăng tuyên, giải khê. Vận động khớp Gập chân lại đưa lên bụng 3 - 5 lần. Làm dãn dần đầu gối, bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc, tay bên để ở gối người bệnh, co duỗi vài lần rồi đột nhiên ấn mạnh vào đâu gối, làm khớp dãn ra (làm 1 - 2 lần) Vận động cổ chân. Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm ngón chân và quay cổ chân người bệnh 2 - 3 lần, rồi lấy tay đẩy bàn chân vào ống chân, duỗi bàn chân đến cực độ 2 - 3 lần. Hai tay ôm chân người bệnh, ngón cái để ở sát mắt cá trong mắt cá ngoài, ấn xuống và đưa chân người bệnh vào trong, ra ngoài 2 - 3 lần. Tay phải giữ gót chân, tay trái nắm bàn chân cùng kẻo dãn cổ chân. Vê ngón chân và kẻo dãn ngón chân Người bệnh: nằm sấp Xoa bóp vùng thắt lưng Day mông và chân Tìm điểm đau và day điểm đau Điểm huyệt hoàn khiêu, ấn các huyệt; cự liêu thừa phù, ủy trưng, thừa sơn, phong long, bóp cồn tôn, thái khê. Vận động khớp Co duỗi khớp gối Mở khép khớp háng Bóp và vờn chi dưới Chú ý: Khớp nào đau, vận động khớp đó là chính Trong bệnh đau dây thần kinh hông hai nhóm cơ khép đùi có hiện tượng co và đau xoa bóp có thể làm dãn và giảm đau cho nhóm cơ đó được. 6. Xoa bóp ngực a) Huyệt. vân môn, đản trung, nhật nguyệt, chương môn khuyết bồn. B) Thủ thuật: miết, phân, ấn c) Chỉ định: Đau ngực, tức ngực, vẹo sườn khó thở d) Trình tự xoa bóp Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác: Hai tay miết từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay để ở các kẽ liên sườn 1, 2, 3 và miết theo kẽ sườn ra hai bên 3 - 4 lần. Phần ngực: Mô ngón út hai tay sát dọc theo xương ức đến mũi kiếm xương ức rồi phân ra hai bên cạnh sườn 5 - 10 lần. Chú ý: Tránh chạm vào vú người bệnh nữ Ấn các huyệt: vân môn, đàn trung, nhật nguyệt, chương môn, khuyết bồn. Phân ngực: như phần trên Chú ý: Nếu là bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn nên tìm điểm đau ở phía lưng sát gai sống lưng, tương đương với dây thần kinh liên sườn, tác động nên điểm đau đó, có tác dụng giảm đau rõ rệt. 7. Xoa bóp bụng a) Huyệt. trung quản, quan nguyên, khí hải, thiên khu, kiến lý. B) Thủ thuật: miết, ấn, phân, xoa. c) Chỉ định: đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, sôi bụng. d) Trình tự xoa bóp Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác: Miết từ trung quản xuống thần khuyết Xoa bụng Ấn các huyệt, trung quản, thiên khu, quan nguyên Phân xoa bụng, có thể phối hợp ấn, ví dụ: túc tam lý 8. Phương pháp véo cột sống lưng Là phương pháp dùng các thủ thuật véo cơ di động, keo và ấn để trị một số bệnh và phòng bệnh. Có thế dùng một số bệnh: suy nhược thần kinh, huyết áp cao, suy dinh dưỡng, hen. Thao tác: Dùng mu bàn tay sát sống lưng người bệnh 2-3 lần. Véo da từ trường cường lên đại chùy. Da bệnh nhân phải luôn luôn cuộn ở dưới bàn tay thấy thuốc. Véo da, lần thứ hai kết hợp kéo da ở các vị trí sau Suy nhược thần kinh: kéo da ở TL2 - L5 Huyết áp cao: kéo da ở TL2 – TL9 Suy dinh dưỡng: kéo da ở L11 – L22 Hen: kéo da ở TL2 – L11 - L12 Véo da lần thứ 3: như lần thứ nhất Ấn các huyệt sau Suy nhược thân kinh: thận du, tâm du Huyết áp cao: thận du, cân du Suy dinh dưỡng: tỳ du, vị du Hen: thận du, ty du, phế du Sát sống lưng theo đường kinh bàng quang từ trên xuống dưới đến thận du, phân ra hai bên thắt lưng. Một ngày làm một lần, 12 lần là một đợt: Chú ý: TL : đốt thắt lưng; L : đốt lưng.
  15. Ed.- Từ lâu, điều bí ẩn về sự tồn tại mối liên hệ giữa con người và những thế giới khác đã trở thành một đề tài hấp dẫn giới khoa học. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có hay không sự tồn tại ranh giới giữa sự sống và cái chết, hay điều gì sẽ xảy ra với ý thức của con người khi chết đi? Các nhà khoa học đã phát hiện ra những câu chuyện thú vị về các trường hợp bệnh nhân từng trải qua hiện tượng có tên gọi khoa học là "cận tử". Nghiên cứu về các trường hợp cận tử trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tại Trường đại học Southampton (Anh) đã tập hợp được nhiều tài liệu giá trị phục vụ việc nghiên cứu khoa học về trạng thái cận tử. Nghiên cứu hơn 1.500 bệnh nhân bị mắc bệnh tim trong vòng 3 năm, mục đích của các nhà khoa học ngoài việc tìm cách điều trị, còn nhằm tìm hiểu về hiện tượng gì sẽ xảy ra khi trong cơ thể con người không còn hoạt động của tim và não. Công trình nghiên cứu này đã thu hút được sự quan tâm của hàng loạt các trung tâm khác nhau tại Mỹ, bao gồm các trung tâm nghiên cứu thuộc các bệnh viện ở Cambridge, Birmingham và Swansea... Khoa học kỹ thuật vào cuộc Tại nơi điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh tim trong các trung tâm này, hàng loạt thiết bị máy ghi hình, máy chụp ảnh tự động được lắp đặt nhằm theo dõi những hiện tượng xảy ra đối với bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Những bệnh nhân trải qua hiện tượng cận tử sẽ kể lại với các bác sĩ những sự việc mà họ đã nhìn thấy trong khi ý thức rời khỏi cơ thể họ (khi xảy ra những sự việc này, bệnh nhân hoàn toàn ở trong trạng thái hôn mê). Sau đó, những sự việc này được đem so sánh với những hình ảnh đã được ghi lại bằng các thiết bị ghi hình và máy chụp ảnh tự động. Theo TS. Sam Parnia - người đứng đầu chương trình nghiên cứu về ý thức con người của Mỹ, thì việc bố trí một cuộc theo dõi và so sánh nêu trên sẽ giúp loại bỏ giả thuyết cho rằng cái chết chỉ là một hiện tượng đơn lẻ. Ông cho biết: Chết không phải là một khoảnh khắc đặc biệt, thay vào đó, nó là một quá trình bắt đầu từ khi tim ngừng đập, phổi ngừng hoạt động, hoạt động chức năng não dần bị suy giảm và ý thức rời khỏi cơ thể con người. Quá trình này nhìn từ khía cạnh sinh học, thì tương tự như khi người ta rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Nó có thể diễn ra và kết thúc trong vòng một vài giây cho tới một giờ hoặc hơn thế. Tuy nhiên, trong khi diễn ra cái chết, dưới sự can thiệp của các thiết bị y tế, quá trình này bị cản trở, nhịp tim được phục hồi lại bình thường và quá trình diễn ra cái chết kết thúc, bệnh nhân sống lại. Trong số hơn 1.500 bệnh nhân được theo dõi nêu trên, các bác sĩ cho biết có 10-20% số bệnh nhân từng trải qua hiện tượng tim bị ngừng đập và chết lâm sàng vẫn duy trì được nhận thức tỉnh táo. Trong khi chết lâm sàng, họ vẫn nhận biết được chi tiết các sự việc đã diễn ra xung quanh nơi giường bệnh của mình. Trường hợp của một y tá Heather Sloan - một y tá làm việc tại Southampton (Anh) cho biết: Cô từng bị rơi vào trạng thái cận tử bí ẩn khi bị một cơn sốc do chảy máu nội tạng. Điều cuối cùng mà cô nhớ được là việc cô được đưa vào bệnh viện. Sau đó, cô nhận thấy mình đang đứng cạnh giường của một bệnh nhân. Theo thói quen nghề nghiệp, Sloan bắt đầu tiến hành các thao tác kiểm tra nhiệt độ và huyết áp cho bệnh nhân. Song cô bất ngờ nhận ra rằng bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh đó lại chính là cơ thể của mình. Cô Heather cũng kể lại rằng: Khi ấy cô có cảm giác như mình đang từ từ bay lên không trung. Phía trên đầu là hàng trăm người đang đứng đợi cô, họ nói cho cô biết rằng cô đã bị mất đứa con nằm trong bụng mình. Y tá Heather bất chợt nhận ra rằng mình đang bị chết. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau đó, Heather đột ngột thoát khỏi tình trạng cận tử. Cô dường như quay trở lại với thể xác của chính mình và tỉnh lại. Khi tỉnh lại, các y tá kể lại cho Heather biết là cô vừa bị mất đứa con chưa kịp chào đời, điều mà trên thực tế, cô đã biết trước trong lúc rơi vào trạng thái cận tử. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã giúp y tá Heather Sloan hiểu được cảm giác khi ý thức rời khỏi cơ thể cô là một hiện tượng khoa học. Việc người bệnh thường nhìn thấy mình bị rơi vào một đường hầm tối đen và vầng sáng ở cuối đường hầm hay gặp lại những người thân đã quá cố đôi khi chỉ là một ảo giác. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì đây vẫn còn là một vấn đề khó lý giải. Trường hợp bệnh nhân trên bàn mổ Trường hợp của Gary Williams - một bệnh nhân người Anh là một ví dụ khác về hiện tượng cận tử xảy ra trong bệnh viện. Gary kể lại rằng anh phải trải qua một ca phẫu thuật nguy hiểm vì mắc bệnh tim. Các bác sĩ đã bơm vào cơ thể anh một loại thuốc kháng sinh mà Gary vốn bị dị ứng với nó. Mặc dù trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật, bản thân Gary đã được gây mê và không biết gì, song ngay sau khi hiện tượng dị ứng với kháng sinh xảy ra, anh bỗng nhận thấy dường như anh đang lơ lửng và đang từ từ bay lên không trung, thoát khỏi cơ thể đang nằm bất động của mình. Bệnh nhân cũng cho biết, khi đó anh nhìn thấy chị gái mình đang ở bên cạnh giường bệnh và cầu xin các bác sĩ điều gì đó. Ngay sau đó Gary nhìn thấy các bác sĩ tiến hành tiêm cho mình. Anh bỗng nhiên có cảm giác như mình bắt đầu hạ thấp xuống và quay trở lại với cơ thể đang nằm yên bất động trên giường bệnh. Ngay sau khi tỉnh lại, Gary đã kể lại toàn bộ câu chuyện của mình cho các bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho anh, và các bác sĩ khẳng định rằng hiện tượng mà anh gặp phải chính là một dạng cận tử. Câu chuyện nước Pháp Trong trường hợp của một bệnh nhân khác sống tại Pari (Pháp), một phụ nữ có tên là Mulholland kể lại rằng bà đã từng chết và cảm nhận thấy cái chết của mình khi tim ngừng đập. Bà thấy mình đang rời khỏi thân thể và từ từ bay lên trần nhà. Trong lúc ấy, mặc dù các bác sĩ khẳng định là cơ thể bệnh nhân đã được gây mê và không hề nhận biết được gì, song khi bà Mulholland kể lại cho họ nghe những gì bà đã nhìn thấy trong phòng phẫu thuật của mình và những gì các bác sĩ đã thao tác trong quá trình tiến hành phẫu thuật cho bà, thì họ vô cùng ngạc nhiên. Bà Mulholland cũng cho biết: Khi đang dần bay lên không trung, bà đã ra sức để với xuống, chỉ vì không muốn xa rời chồng và con gái, nên bà đã cố không để mình rời khỏi cơ thể đang nằm bên dưới. Sau ca phẫu thuật, bà Mulholland đã tỉnh dậy và biết rằng mình đã rơi vào trạng thái cận tử. Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, bà không thể vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và đã chết thực sự. Và nhiều trường hợp khác nữa ... Trong một số trường hợp khác, tác giả của cuộc gặp gỡ và nói chuyện với nhiều trường hợp bệnh nhân từng trải qua hiện tượng cận tử, y tá Shirley Learthart kể lại rằng: Trong suốt 10 năm phục vụ trong các bệnh viện của Anh, bà đã từng tiếp xúc, nói chuyện và nghe rất nhiều câu chuyện từ những bệnh nhân khác nhau bị rơi vào cận tử. Họ không quen biết nhau, song tất cả những câu chuyện mà họ kể về tình trạng họ từng trải qua thì đều có một nội dung khá tương tự nhau. Trong thời gian trải qua cận tử, họ hầu như đều bị rơi vào một đường hầm tối đen với duy nhất một nguồn ánh sáng chói chang ở phía cuối đường hầm. Họ đang tiến về phía ánh sáng ấy, thì bỗng nhiên, như bị kéo trở lại và sau đó thấy mình tỉnh lại. Qua các trường hợp thực tế đã xảy ra, hiện tượng cận tử ít nhiều đã được chứng minh về sự tồn tại của nó. Đó là sự tồn tại của ranh giới giữa sự sống và cái chết. Và theo như nhận xét của nhiều nhà khoa học, điều này cũng minh chứng cho giả thuyết: Chết không có nghĩa là "chấm dứt" tất cả, con người chỉ chuyển đổi sang một dạng trạng thái khác, một trạng thái hữu thức, song vô hình mà khoa học vẫn đang tiếp tục đi tìm lời giải đáp. Theo SK&ĐS
  16. Hà Uyên chào VinhL Cảm ơn VinhL rất nhiều khi quan tâm tới sức khoẻ của Hà Uyên. Những điều VinhL viết là hoàn toàn chính xác theo Kỳ Thư. Hà Uyên thực tiễn đã được tiếp xúc với một người, đã dành cả một đời để luyện phép thuật bí truyền. Theo tâm sự, thì Ông ta không thể tìm được đôi bàn tay người phụ nữ trẻ bị sét đánh. Nhưng có tìm được gốc cây Táo già bị sét đánh, tự tôi luyện thành Triện cho cá nhân, để tập pháp cầu: 12 tiên nữ trong thuật Lục Đinh - Lục Giáp. Hà Uyên và 3 người nữa chứng kiến tận mắt về phép thuật khi Ông ta biểu diễn thực hiện, thật kỳ lạ (!). Ông là người dân tộc Hoà bình, hiện nay đã mất. Trước đây, Hà Uyên cũng may mắn được tiếp xúc với một vài người luyện về thuật Âm binh, thú thực rất khó tiếp cận để khai thác những tò mò của cá nhân Hà Uyên, nên cũng không biết là họ có quá tàn nhẫn hay không.
  17. Giả thiết tổ hợp các số đo trên là trên cơ thể người của Nuocvietmenyeu, để trả lời cho câu hỏi có luyện tập được hay không ? Khi thấy Nuocvietmenyeu nói: muốn học một phép để đuổi muỗi. Có thể học được trong một khoảng thời gian nào đó, theo cơ địa của từng người, cũng có thể học mãi mà hiệu quả không đi tới đâu. Hà Uyên có một người bạn, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Cơ thể học, để tuyển và đào tạo những người làm những công việc đặc biệt, cũng ví như người Thầy chọn học trò vậy, Hà Uyên sẽ nhờ giúp tính toán cho Nuocvetmenyeu, để khẳng định sự quyết tâm học một phép đuổi muỗi, nếu như Nuocvietmenyeu thấy cần thiết. Còn về phép cầu thuật Lục Đinh - Lục Giáp, hay những phép thuật khác, thì cần phải có đôi bàn tay người phụ nữ chưa có chồng bị sét đánh chết, và gốc cậy Táo cũng bị sét đánh. Về điều này chỉ thấy sách có ghi, cũng chưa được chứng thực vậy. Một số môn phái luyện về âm binh cũng có nói tới như vậy.
  18. Khi nuocvietmenyeu muốn học đúng một phép để trừ muỗi, để học được, thì theo Hà Uyên cần có những thông số sau: - Số đo vòng đầu: thước dây đo qua huyệt Ấn đường và Ngọc chẩm, được số đo vòng đầu. - Số đo Vai: là điểm khởi đầu cơ denta hai vai khi đo trong tư thế thăng bằng. - Số đo Tĩnh: là độ dài từ huyệt Thiên đột tới Trung cực trong tư thế khi đo ngồi thẳng lưng - Số đo hai bàn chân: là khoảng cách hình chiếu của gót tới hình chiếu của ngón chấn cái, cả hai chân - Số đo hai bàn tay: là khoảng cách từ huyệt Đại lăng tới đầu mút ngón táy giữa. cả hai tay. Tổng hợp những thông số trên, có thể biết được ta có thể luyện tập được hay không, cũng như có thể học được hay không ? Nuocvietmenyeu tham khảo thêm.