Hà Uyên
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
1.069 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Uyên
-
VỀ NGÔN NGỮ HỌC Những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài ngôn ngữ de Saussure Cách định nghĩa ngôn ngữ của chúng tôi giả định rằng chúng tôi gạt ra ngoài ngôn ngữ tất cả những gì xa lạ đối với cơ chế của nó, đối với hệ thống của nó, tóm lại là tất cả những gì mà người ta gọi là “ngôn ngữ học ngoại tại”. Ấy thế nhưng ngành ngôn ngữ học này đảm đương những việc khá quan trọng và đó chính là những việc được người ta nghĩ đến nhiều hơn cả, khi bắt tay vào nghiên cứu hoạt động của ngôn ngữ. Trước hết, đó là tất cả những điểm mà ngôn ngữ học tiếp giáp với dân tộc học, tất cả những mối liên hệ có thể có giữa lịch sử của một ngôn ngữ với lịch sử của một chủng tộc hay nền văn minh. Hai thứ lịch sử này đan xen lẫn vào nhau và có những mối quan hệ qua lại với nhau. Điều này có phần nhắc nhở những sự tương ứng đã nhận thấy giữa các hiện tượng ngôn ngữ hiểu theo đúng nghĩa của nó. Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc. Thứ đến, phải ghi nhận những mối liên hệ giữa ngôn ngữ và lịch sử chính trị. Những sự kiện lịch sử lớn như cuộc chinh phục của người La-mã, đã có một tầm quan trọng khôn lường đối với vô số sự kiện ngôn ngữ. Việc xâm chiếm thuộc địa, vốn chỉ là một hình thức chinh phục, di chuyển một ngôn ngữ đến nhiều môi trường khác nhau, và điều đó gây nên những sự thay đổi trong ngôn ngữ ấy. Để làm bằng chứng, có thể dẫn ra nhiều sự kiện thuộc đủ các loại: chẳng hạn, nước Na-uy đã tiếp nhận tiếng Đan-mạch khi sáp nhập nước Đan-mạch vào đất nước mình về phương diện chính trị; quả tình thì ngày nay, người Na-uy đang cố gắng thoát ra khỏi cái ảnh hưởng của ngôn ngữ này. Chính sách nội trị của các nhà nước không kém phần quan trọng đối với sinh hoạt của các ngôn ngữ: có những chính phủ, như nhà nước Thuỵ-sĩ, thừa nhận sự chung sống của nhiều ngôn ngữ; lại có những chính phủ, như nước Pháp, cố vươn tới sự thống nhất ngôn ngữ. Một trình độ văn minh cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ pháp lí, thuật ngữ khoa học, v.v…). Điều này dẫn ta đến một điểm thứ ba: những mối quan hệ giữa ngôn ngữ với những thiết chế thuộc đủ các loại như nhà thờ, nhà trường, v.v… Những thiết chế này lại gắn bó khăng khít với sự phát triển văn học của một ngôn ngữ, và hiện tượng này càng có tính chất bao quát hơn nữa vì chính nó vốn gắn chặt với lịch sử chính trị. Ngôn ngữ văn học vượt ở khắp nơi những giới hạn mà nền văn học dường như đã vạch ra cho nó; ta cứ thử nghĩ đến ảnh hưởng của các xa-lông, của triều đình, của các viện hàn lâm. Mặt khác, nó đặt ra một vấn đề lớn là sự xung đột nổi lên giữa nó với các phương ngôn; nhà ngôn ngữ học cũng phải khảo sát những mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ của sách vở với ngôn ngữ thông thường, vì lẽ, vốn là sản phẩm của văn hoá, ngôn ngữ văn học nào cũng đều đi đến chỗ tách rời lĩnh vực tồn tại của mình ra khỏi lĩnh vực tự nhiên, tức là lĩnh vực của khẩu ngữ. Cuối cùng, tất cả những gì liên quan đến sự phát triển địa dư của các ngôn ngữ và đến sự phân chia thành phương ngôn đều thuộc phạm vi của ngôn ngữ học ngoại tại. Dĩ nhiên, chính ở điểm này, sự phân biệt giữa nó với ngôn ngữ học nội tại có vẻ ngược đời hơn cả, vì hiện tượng địa lí vốn liên hệ hết sức chặt chẽ với sự tồn tại của mọi ngôn ngữ; thế nhưng, thật ra nó không động chạm đến cơ chế bên trong của ngôn ngữ. Người ta đã từng khẳng định rằng không thể nào tách tất cả những vấn đề đó ra khỏi việc nghiên cứu ngôn ngữ thật sự. Đó là một quan điểm đã chiếm ưu thế, nhất là từ khi người ta đã nhấn mạnh tới những "Realia" ấy. Nếu cái cây bị biến đổi bên trong của nó do những nhân tố ngoại lai như đất, khí hậu, v.v... thì có thể ngữ pháp chẳng luôn luôn lệ thuộc vào những nhân tố bên ngoài của sự chuyển biến ngôn ngữ đó sao? Hình như thật khó cắt nghĩa được các thuật ngữ chuyên môn, các từ mượn vốn nhan nhản trong ngôn ngữ, nếu không xét nguyên lai của nó. Có thể nào phân biệt sự phát triển tự nhiên, hữu cơ của một ngôn ngữ với những hình thái nhân tạo của nó như ngôn ngữ văn học, vốn do những nhân tố bên ngoài quy định, và do đó, không có tính chất hữu cơ? Chẳng phải người ta vẫn thấy một ngôn ngữ cộng đồng phát triển bên cạnh các ngôn ngữ địa phương đó sao? Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ bên ngoài có thể đạt nhiều kết quả rất mĩ mãn, nhưng không thể nói rằng không có nó thì không hiểu được cơ chế ngôn ngữ bên trong: nói như vậy là sai. Ta cứ lấy việc vay mượn từ nước ngoài làm dẫn chứng; trước hết có thể nhận thấy rằng đây tuyệt nhiên không phải là một yếu tố thường xuyên trong sinh hoạt của một ngôn ngữ. Trong một vài thung lũng hẻo lánh, có những thổ ngữ có thể nói là chưa bao giờ tiếp thu lấy một từ nhân tạo đưa từ bên ngoài vào. Liệu có thể nói được rằng những ngôn ngữ như vậy không ở trong điều kiện bình thường của hoạt động ngôn ngữ và không thể cho ta một khái niệm gì về những điều kiện ấy được, liệu có thể nói rằng chính những ngôn ngữ này yêu cầu được nghiên cứu như một "quái tượng" vì chúng chưa bị pha trộn không? Nhưng cái chính là một từ mượn không còn có thể coi là một từ mượn nữa, khi nó được nghiên cứu trong lòng hệ thống; nó chỉ tồn tại nhờ sự liên quan và sự đối lập giữa nó với những từ tương ứng, cũng giống như bất cứ tín hiệu nào trong bản ngữ. Nói chung, không bao giờ cần phải biết đến những hoàn cảnh trong đó một ngôn ngữ đã phát triển. Đối với một số ngôn ngữ như tiếng Zend và tiếng cổ Slave, thậm chí người ta cũng không biết được chính xác những dân tộc nào đã nói thứ tiếng ấy; nhưng điều đó không làm cho ta vướng mắc chút nào trong khi nghiên cứu các ngôn ngữ ấy từ bên trong và tìm hiểu những sự chuyển biến mà nó đã trải qua. Dù sao thì tách biệt hai quan điểm cũng là việc nhất thiết phải làm, và càng tuân thủ việc đó một cách nghiêm ngặt bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Bằng chứng rõ nhất là mỗi quan điểm như vậy tạo nên một phương pháp riêng. Ngôn ngữ học ngoại tại có thể tích luỹ hết chi tiết này đến chi tiết khác mà vẫn không thấy mình bị ép chặt trong gọng kìm của một hệ thống. Chẳng hạn, mỗi tác giả sẽ tuỳ ý sắp xếp những sự kiện có liên quan đến sự bành trướng của một ngôn ngữ ra ngoài lãnh thổ của nó; nếu đi tìm những ngân tố đã tạo nên một ngôn ngữ văn học đối diện với các phương ngôn, người ta có thể chỉ dùng lối liệt kê; nếu có sắp xếp các sự kiện một cách ít nhiều có hệ thống chăng nữa thì cũng chỉ để trình bày cho được sáng sủa hơn nữa mà thôi. Đối với ngôn ngữ học nội tại thì khác hẳn: đối với nó không phải sắp xếp thế nào cũng được; ngôn ngữ là một hệ thống chỉ biết có một trật tự của chính bản thân nó mà thôi. Đem so sánh với cờ tướng, ta sẽ thấy rõ điều này hơn. Ở đây, tương đối dễ phân biệt cái gì bên trong: việc trò chơi này vốn từ Ba-tư đưa sang châu Âu là một sự kiện bên ngoài; ngược lại, tất cả nhưng gì có liên quan đến hệ thống và các quy tắc đánh cờ đều là những sự kiện bên trong. Nếu tôi thay những quân cờ gỗ bằng những quân cờ ngà thì sự thay đổi này chẳng động chạm gì tới hệ thống; nhưng nếu tôi bớt hay thêm số quân cờ, thì sự thay đổi này tác động sâu sắc đến "ngữ pháp" của trò chơi cờ. Tuy thế, cũng phải chú ý đến mức nào mới phân biệt được những chuyện như thế. Cho nên cứ mỗi trường hợp lại cứ phải đặt vấn đề bản chất của hiện tượng, và để giải quyết vấn đề đó, phải tuân theo quy tắc sau đây: bất cứ cái gì làm cho hệ thống thay đổi tới một mức nhất định đều là nội tại. * F. de Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xã hội, H., 1973, trang 47–51.
-
BẮT ĐẦU TỪ KIẾN THỨC CƠ BẢN Thứ tự Thiên can Giáp ẤT Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Ngũ vận trị hoá Thổ+ Kim- Thuỷ+ Mộc- Hoả + Thổ- Kim+ Thuỷ- Mộc+ Hoả- Trạng thái Thực Hư Thực Hư Thực Hư Thực Hư Thực Hư Dấu ( + ) biểu thị trạng thái tự nhiên Thái quáDấu ( - ) biểu thị trạng thái Tự nhiên Bất cập
-
Hà Uyên xin cảm ơn HungNguyen về: Những ý kiến đóng góp với anh Thiên Sứ về Ngôn ngữ học Trân trọng.
-
3- BỆNH CHỨNG VỀ TUẦN HOÀN TIM MẠCH 1- Tê đau lồng ngực, đau tức lồng ngực, ngủ hay giật mình. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 và D5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D1 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong sương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái cổ phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống D4 và D5 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 2- Ngất - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong sương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4. 3- Rối loạn thần kinh tim - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 và L3 biến đổi. - Lớp cơ biên đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong sương bả vai, tiết đoạn cơ L3 xơ co lan toả tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái, vùng thắt lưng nhiệt độ nóng cao. - Cảm giác biến đổi: đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4 và L3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ trong vùng D4 và L3. 4- Vùng tim đau nhói - Đốt sống biến đổi: đốt sống D5, D6,D9 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D5, D6, D9 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong sương bả vai và bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái và sườn bên phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả, vùng ngực đau thắt. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D5, D6, D9 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 và V-5 5- Hôn mê - Đốt sống biến đổi: đốt sống D5 và L5 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D5 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong sương bả vai. Lớp cơ trên gai L5 xơ co lan toả sang hai bên tới mào chậu. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực bên trái, vùng chẩm nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D5 và L5. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 và V-7 6- Các bệnh về tim, đau tức ngực trái, hay quyên, tính tình nóng nảy có cơn khó thở - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D6 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai D6 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong sương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng lưng trên nóng cao, vùng ngực trái nóng cao - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D6 - Liên quan:
-
Kinh Phòng đã căn cứ theo Dịch - Thuyết quái, để phân âm dương theo hai "miền". Theo cách phân định Kinh của Chu Hy thì phân Thuyết quái làm 11 chương. - Chương 1: có câu: ...tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số... - Điều này cho chúng ta hiểu được nguyên tắc thứ nhất: phân độ số Dương 3 - Âm 2 (D/3 & A/2). Lấy số Trời là 3 là để chỉ số lẻ, lấy số đất là 2 để chỉ số chẵn. Điều này có nghĩa là: đặt ra các số tượng trưng cho âm dương theo nguyên tắc: lẻ - chẵn - Kinh Phòng phân miền dương gồm 4 quẻ: Càn - Chấn - Khảm - Cấn, miền âm gồm 4 quẻ: Khôn - Tốn - Ly - Đoài. Như vậy, chúng ta có thể lấy số 3 để chỉ 4 quẻ dương, và lấy số 2 để chỉ 4 quẻ âm. Việc ỷ số thông qua 7-8-9-6 này, ở đây có vấn đề còn chưa được sáng tỏ ? - Vấn đề gì chưa được sáng tỏ ? Lấy số trời là 3 mà thông qua 7-8-9-6 để chỉ Càn-Chấn-Khảm-Cấn. Giả thiết khi mùa Xuân, thì Càn ứng với 7, Chấn ứng với 8, Khảm ứng với 9, Cấn ứng với 6. Sau 180 ngày tới mùa Hạ, thì Càn ứng với 8, Chấn ứng với 9, Khảm ứng với 6, Cấn ứng với 7. Tiếp tục như vậy với mùa Thu và mùa Đông. Những quy luật gì còn đang tiềm ẩn ở đây ???
-
Hà Uyên xin đính chính lại: VinhL viết: Càn - 9, Khôn - 1 (không phải là Khảm - 1)
-
Theo Hà Uyên, thì Bộ Y Tê - Cục Y tế dự phòng, những người này, cũng đã có thể được xem là "Tiên hiền", hiệu quả trong thực tiễn sẽ ngày một nâng cao. Thấy nuocvietmenyeu cần thiết về luyện một môn đổi muỗi, thì có thể tham khảo thêm tài liệu này: Khâm Định Cổ Kim Đồ Thư Tập thành. ( Bách khoa toàn thư cổ kim TQ) Địa chỉ Web: http://greatman.eastview.com/Chinesebookweb/home/index.asp http://translate.google.com.vn/translate?h...rev=/search%3Fq %3D%25E5%258F%2A4%25E4%25BB%258A%25E5%259B%25BE%25E4%25B9%25A6%25E9%259B%2586%25E6%2588%2590%26hl%3Dvi%26sa%3DN%26newwindow%3D1
-
2- BỆNH CHỨNG VỀ THẦN KINH 1- Trẻ em kinh dật - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 và D12 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 và D12 xơ co lan toả sang hai bên và tới bờ ngoài cơ thẳng lưng - Nhiệt độ biến đổi: nhiệt độ vùng dịa phương biến đổi - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4 và D12 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 và V-5. 2- Sợ hãi điên cuồng - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D5 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D5 xơ co lan toả sang hai bên bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D5. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4. 3- Co dật - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D5 và D10 biến đổi. - Lớp cư biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D5 và D10 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái, sườn bên phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống D5 và D10. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 và V-5. 4- Lo lắng sợ hãi - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D6 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D6 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong sương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại đốt sống D6 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 5- Đau thần kinh liên sườn - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D7 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai đốt sống D7 xơ co lan toả sang hai bên bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng địa phương (chỗ đau) nhiệt độ nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng địa phương. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D7 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4
-
Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi. :rolleyes: Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu. ------------------------------------------------------------------------------ - Năm 2043 - Quỹ đạo trái đât mới thay đổi. (!)
-
Xưa đến nay, các Đạo sỹ tu luyện với mục đích Trường sinh bất tử để trở thành Tiên hiền. Khi tìm hiểu về tuổi thọ của các Đạo sỹ, không biết có được mấy ai sống đến Trăm tuổi. Cuối đời Hán (206 - 220), trên nên tảng tư tưởng của Kinh Dịch và Hoàng Lão, dựa theo phương pháp luận của Long Hổ Kinh, mà Ngụy Bá Dương đã soạn ra Bộ Tham Đồng Khế, được tôn xưng là Vạn Cổ Đơn Kinh chi tổ Thời Nam Tống, trường phái Tu mệnh có Lưu Bá Đoan thọ 96 tuổi (984 - 1082), Thạch Hạnh Lâm có tuổi thọ 136 tuổi (1022 - 1158), Bạch Ngọc Thiềm có tuổi thọ chỉ có 35 tuổi (1194 - 1229), ... Thời Bắc Tống có Vương Trùng Dương soạn sách "Kim Đơn Thi", thọ 58 tuổi (1112 - 1170), Khưu Xử Cơ thọ 79 tuổi (1148 - 1227), rồi đến Hách Đại Thông thọ được 72 tuổi (1140 -1212), tiếp đến Vương Xứ Nhất thọ được 75 tuổi (1142 - 1217), rồi đến Lưu Nhất Minh thọ được tới 97 tuổi (1724 - 1821),... "Trung" tức là Huyền quan nhất khiếu, mà Phật gia gọi là "Bản Lai Diện mục", Đạo gia gọi là "Niệm Đầi bất khởi xứ", Nho gia gọi là "Hỷ nộ chi vị phái", còn đối với cá nhân ông Doãn Chân Nhân thì gọi là "Tính Mệnh chi căn", còn đối với Dịch học thì được gọi là Hoàng trung thông lý. Theo Muoc.viet.men.yeu thì họ có phải là "tiên hiền" không ?
-
Chào tuấn dương Có thể tuấn dương chuyển vài về Trang Hội viên, vào mục Truyện lạ, mở "Chủ đề mới", Hà Uyên nghĩ trao đổi ở trang Hội viên, mục Truyên lạ thì hợp lý hơn.
-
Hà Uyên xin chào Anh Chị em Hà Uyên chào Lão Nông. "Còn theo Thuyết Quái và thứ tự tám quẻ của Phục Hy thì lại là Nhất Kiền Nhị Đoái Tam Ly Tứ Chấn Ngũ Tốn Lục Khảm Thất Cấn Bát Khôn." Trước hết Hà Uyên xin đính chính: Thuyết quái không nói đến thứ tự quẻ như Lão Nông đã viết. Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Theo Hà Uyên, thì việc định số này do bởi Thiệu Ung, khi Thiệu Ung chỉnh sửa, xắp xếp lại với một nguyên tắc của cá nhân là: "Trước khi sinh ra" và "Sau khi sinh ra", mà được định danh bằng: Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ. Tiên thiên đồ được Thiệu Ung sếp thứ tự 64 quẻ theo thứ tự số 1 khởi từ quẻ Thuần Càn, nghịch chuyển theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Được 8 quẻ: Vị trí thứ nhất là Thuần Càn, số là 99. Vị trí thứ 2 là Trạch Thiên Quải, số là 49. Vị trí thứ 3 là Hỏa Thiên Đại hữu, số là 39. Vị trí thứ 4 là Lôi Thiên Đại tráng, số là 89. Vị trí thứ 5 là Phong Thiên Tiểu súc, số là 29. Vị trí thứ 6 là Thủy Thiên Nhu, số là 79. Vị trí thứ 7 là Sơn Thiên Đại súc, số là 69. Vị trí thứ 8 là Địa Thiên Thái, số là 19. Tiếp tục thiệu Ung lấy quái Đoài nghịch chuyển theo thứ tự Càn-Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn được 8 quẻ theo số thứ tự sau: Vị trí thứ 9 là Thiên Trạch Lý, số là 94. Vị trí thứ 10 là Thuần Đoài, số là 44. Vị trí thứ 11 là Hỏa Trạch Khuê, số là 34 . Vị trí thứ 12 là Lôi Trạch Quy muội, số là 84 Vị trí thứ 13 là Phong Trạch Trung phu, số là 24. Vị trí thứ 14 là Thủy Trạch Tiết, số là 74. Vị trí thứ 15 là Sơn Trạch Tổn, số là 64 Vị trí thứ 16 là Địa Trạch Lâm Theo cách gọi Tiên thiên của Thiệu Ung, thì quẻ Thuần Càn ở vị trí thứ 1, cộng thêm với 9 thì tới quẻ Thuần Đoài có số thứ tự là 1 + 9 = 10. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Ly có số thứ tự là 10 + 9 = 19. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Chấn có số thứ tự là 19 + 9 = 28. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Tốn có số thứ tự là 28 + 9 = 37. Tiếp tục công thêm với 9 thì được quẻ Tập Khảm có số thứ tự là 37 + 9 = 46. Cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Cấn có số thứ tự là 46 + 9 = 55. Tiếp tục cộng thêm với 9 thì được quẻ Thuần Khôn có số thứ tự là 55 + 9 = 64. Theo cách gọi Hậu thiên của Thiệu Ung, quẻ Thuần càn gồm: 1, 9, 17, 25, 33, 41, 49, 57 (1, 9, 7, 5, 3, 1, 9, 7). Từ số thứ tự cuối của quẻ Càn 57 + 9 = 66 ta trừ đi 64 quẻ 66 - 64 = 2. Nên quẻ thuần Đoài mang số thứ tự khởi đầu là 2. Thiệu Ung nói: Càn 1, Đoài 2. Theo Hậu thiên, quẻ Đoài gồm các số: 2, 10, 18, 26, 34, 42, 50, 58 (2, 0, 8, 6, 4, 2, 0, 8). Từ số thứ tự cuối của quẻ Đoài cộng thêm với 9, tức là 58 + 9 = 67 - 64 = 3. Do vậy 3 là số thứ tự đầu tiên của quẻ Ly. Nên nói Ly 3. Tiếp tục như vậy, nên Thiệu Ung viết: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Thiên, Trạch, Hỏa, Lôi, Phong, Thủy, Sơn, Địa - 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Việc Thiệu Ung định thứ tự số Càn-Đoài-Ly-Chấn-Tốn-Khảm-Cấn-Khôn tương đương với 1-2-3-4-5-6-7-8 chỉ dùng và ứng dụng trong thuật toán của những môn mà Thiệu cung đã sáng chế ra. Còn viêc Số Tiên thiên mà VinhL đặt vấn đề là mối quan hệ giữa Hà đồ và Lạc thư, việc chứng minh và giải thích của VinhL về số của Lạc thư chính là số Tiên thiên thì theo Hà Uyên được biết, chưa có một tài liệu nào giải thích rõ về nguyên lý này. Lão Nông tham khảo thêm. Trân trọng.
-
Tràng hạt của Phật giáo luôn đều đều từng hạt chuyển tiếp ở trên tay Chúng ta nên hiểu như thế nào ?
-
Chào Nuoc.viet.men.yeu Bạn đã mở chủ đề này, với tiêu chí: Sách học thuật của các vị Tiên hiền Hà Uyên chưa đọc được hết tất cả, chỉ thấy rằng, xung quanh mình, trước mắt mình cũng có, chẳng phải tìm ở đâu xa. Khái niệm về Tiên hiền theo nuocvietmenyeu thì phải như thế nào ?
-
BỆNH CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN VÙNG LƯNG DƯỚI 1- CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG 1- Cùi tay, cánh tay, ngón tay đau - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 biến đổi - Lớp Cơ biến đổi: Lớp cơ xơ co trên đầu gai D4 lan toả sang hai bên tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ bên phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: giải toả cơ xơ co tại D4. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-4 2- Tay không co duỗi được - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 và D5 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 và D5 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ nóng cao: Vùng cổ phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4 và D5. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-4. 3- Chân tê lạnh - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 và D12 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên gai D4 và D12 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong xương bả vai, và tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ bên phải, ngực trái, giữa lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4 và D12 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại vùng V-4. 4- Hông và kẽ sườn đau - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D5 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Nhiệt độ địa phương vùng hông, kẽ sườn biến đổi. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D5 - Liên quan: giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 5- Lưng đau cổ cứng - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D6 biến đổi - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D6 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D6 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4. 6- Đau hông và thắt lưng - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D7, D10, L3, L5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai các đốt sống D7, D10, L3, L5 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng và ngang sang mào chậu. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng chân và thắt lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D7, D10, L3, L5. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co tại các vùng V-4, V-5, V-6, V-7. 7- Chân tê và đau mỏi - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D7, D10, L3, S5 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai đốt sống D7, D10, L3 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng vai bên phải, mỏ ác nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đai tại trong điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D7, D10, L3, S5 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4, V-5, V-6, V-8
-
Trái đất nghiêng hơn vì biến đổi khí hậu Sự ấm lên của các đại dương có thể khiến trái đất nghiêng thêm và xoay nhanh hơn trong thế kỷ tới. Địa cầu tự xoay quanh một trục nghiêng 23,5° so với phương thẳng đứng. Tuy nhiên góc nghiêng này không cố định. Sự phân bố khối lượng trên trái đất liên tục biến động nên vị trí của trục trái đất cũng thay đổi không ngừng. “Nếu bạn tăng khối lượng ở một phía của địa cầu, trục xoay của nó sẽ thay đổi chút ít”, Felix Landerer, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), giải thích. Từ lâu giới khoa học đã biết rằng hiệu ứng nhà kính tác động tới độ nghiêng của trục trái đất. Chẳng hạn, cực bắc của hành tinh đang dịch chuyển về phía 79 độ kinh tây – đường kinh tuyến đi qua thành phố Toronto (Canada) và thành phố Panama. Tốc độ di chuyển vào khoảng 10 cm/năm. Nguyên nhân là tình trạng tan băng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á khiến khối lượng cực bắc giảm dần. Trục của trái đất sẽ nghiêng thêm nếu lượng khí thải nhà kính vẫn tăng trong thế kỷ tới. Ảnh: physorg.com. Sự di chuyển của nước ngọt từ những tảng băng tan cũng tác động tới trục trái đất. Theo tính toán của Landerer, quá trình tan băng ở đảo Greenland khiến trục trái đất tiếp tục nghiêng thêm 26 mm mỗi năm. Tốc độ đó có thể tăng đáng kể trong những năm tới. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm của Landerer phát hiện sự gia tăng của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng độ nghiêng của trái đất. Theo tính toán của họ, nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2100, các đại dương sẽ ấm lên và mở rộng. Khi đó nước sẽ bị đẩy về phía các thềm lục địa nông hơn, khiến cực bắc của trục trái đất dịch chuyển xấp xỉ 15 mm mỗi năm về phía bang Alaska và quần đảo Hawaii của Mỹ. “Các đại dương hấp thụ ít nhất 80% lượng nhiệt mà hiệu ứng nhà kính gây nên. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của cực bắc sẽ không đủ mạnh để gây nên những xáo trộn đối với khí hậu trái đất”, Landerer nói. Cách đây vài năm, nhóm của Landerer từng chứng minh rằng tình trạng ấm lên toàn cầu có thể khiến sự phân bố khối lượng trên trái đất thay đổi. Cụ thể, vật chất sẽ dồn về các vĩ độ cao khiến hành tinh xoay nhanh hơn Theo VnExpress/ Newscientist
-
Trân trọng, kính gửi anh Thiên Sứ. Bài viết của VinhL đã chứng minh một cách sáng tỏ về cội nguồn của Kinh Dịch. Nếu có thể được, Hà Uyên đề nghị bài viết này được đưa lên Trang chủ của web: lyhocdongphuong. Xin cảm ơn anh Thiên Sứ và cảm ơn VinhL về bài viết trên. Hà Uyên
-
Kính gửi Ban QT diễn đàn: Hà Uyên đánh máy nhầm, mong BQT sửa giúp lại như sau: - Ngày có ghi chữ Giáp hay chữ Kỷ: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 5h - 7h (giờ Đinh Mão), (bài viết đánh máy sai giờ là 7h - 9h) Xin cảm ơn.
-
Ở đâu đó trong khoảng trời đất này, anh đã linh thiêng, anh "Đồ Sửu" ơi. Hà Uyên xin thay mặt Anh được công bố công thức luyện tập mà Anh đã để lại, mong rằng có ích cho mọi người. Anh đã kể cho Hà Uyên nghe về Nghiêm Tân bên TQ cũng luyện tập như vậy, để phát khí công có phải không Anh. Một lần nữa xin cảm ơn Anh "Đồ Sửu". Hà Uyên.
-
Nhiều điện thoại gọi đến hỏi quá, cả tiếng Anh, Pháp, nhiều ngôn ngữ qúa, ...trưa nay không được nghỉ. Hà Uyên xin trả lời: - Trước khi đi ngủ, các bạn xem lịch, tìm phần: Hôm nay là ngày: ... (ví dụ ngày Mậu Tuất) - Chúng ta chỉ lưu ý đến chữ viết đầu: được gọi là Thiên can, theo ví dụ trên, thì đó là ngày có can Mậu - Sau đó chúng ta ứng dụng như sau: - Ngày có ghi chữ Giáp hay chữ Kỷ: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 5h - 7h (giờ đinh Mão) - Ngày có ghi chữ Ât hay chữ Canh: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 21h - 23h (giờ Đinh Hợi, thực ra là giờ Đinh Sửu từ 1h - 3h sáng). - Ngày có chữ Bính hay chữ Tân: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 17h - 19h (giờ Đinh Dậu) - Ngày có chữ Đinh hay chữ Nhâm: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 13h - 15h (giờ Đinh Mùi). - Ngày có chữ Mậu hay chữ Quý: chúng ta gõ huyệt Đại lăng từ 9h - 11h (giờ Đinh Tị) Sau khi các bạn xác định được giờ để gõ huyệt Đại lăng cho ngày hôm sau, thì lưu vào điện thoại di động.
-
Hà Uyên xin cảm ơn Hoàngtrieuhai Trân trọng
-
Hà Uyên xin chào Anh Chị em. Hà Uyên chào Vo Truoc. "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn! Đây là một câu hỏi với hàm nghĩa rất rộng, có thể chúng ta nên nhìn nhận như sau: - Theo với Thời gian, về ý nghĩa của chữ "hoá". (?) - Theo với Lịch sử phát triển của Lý học Đông phương về phạm trù "hoá". (?) - Với những môn học thuật cụ thể như: Thái ất, Kỳ môn, Lục nhâm, ..., thì chữ "hoá" của Can năm với Can năm, Can năm với Can tháng, Can năm với Can ngày, Can năm với Can giờ sẽ được hiểu như thế nào ? Ví dụ như Bính hợp Tân hoá Thuỷ, thì tối kỵ chi Thìn, như vậy thì chi Thìn này là năm, hay là tháng, hay là ngày, hay là giờ,..., mỗi chúng ta đềi phải tự trải nghiệm rồi thống kê, đúc kết từ thực tiễn mới có thể đưa ra một câu trả lời mang tính khái quát cao được. Hà Uyên cũng đã dành thời gian suy nghĩ nhiều và vấn đề này, mà vẫn thấy còn nhiều lúng túng, chúng ta cùng nhau luận giải thêm. Trân trọng.
-
Xác định vị trí huyệt Đại lăng THỦ QUYẾT ÂM TÂM BÀO TỔNG CỘNG 9 HUYỆT Sách "Linh khu Thiên kim mạch" nói: Tim chủ trì các mạch màng tim thủ Quyết âm. Bắt đầu từ ngực, ta dây màng tim, xuống cơ hoành, qua tam tiêu, một nhánh ra sườn đến dưới nách 3 tấc, rồi lên nách, lại vòng xuống cánh tay, vòng qua giữa Thái âm và Thiếu âm, đi vào khửyu tay, mem theo giữa hai đường gân cánh tay, vào bàn tay, ra đầu mút ngón tay giữa. Một nhánh tách ra từ lòng bàn tay, vòng ra mút ngón tay thứ và ngón tay út. Huyệt Đại lăng: Đại là cao to, lăng là gò đống. Huyệt Đại lăng nằm ở vị trí cạnh chỗ gò nổi cao nhất của gốc bàn tay. Được ví như gò đồi, nơi chôn cất vua chúa ngày xưa cũng gọi là "lăng", có nghĩa là yên giấc ngàn thu. Vì huyệt Đại lăng có chức năng ru ngủ (thôi miên). Huyệt nằm giữa nếp gấp ngang cổ tay và bàn tay, sờ thấy giữa hai xương.
-
Phần thứ ba KHÁM CHỮA CÁC BỆNH THUỘC VÙNG LƯNG DƯỚI 1- Xác định và giải toả vùng liên quan Xác định chung cho các bệnh thuộc vùng lưng dưới v-4, bao gồm các đốt sống D4, D5, D6, D7. Trong quá trình thao tác, phải song trỉnh cả hai bên của hệ cột sống, áp dụng thủ thuật vuốt bật theo nguyên tắc: từ sau ra trước, đồng thời tuân thủ theo quy trình sau: - Giữa cơ thẳng lưng từ D4 đến D6 - Bờ ngoài cơ thẳng lưng sát xương bả vai từ D4 đến D7 - Giữa rãnh sống từ D4 đến D7 - Bờ ngoài rãnh sống từ D4 đến D7. 2- Xác định và giải toả Trọng điểm Tuỳ theo chứng bệnh cụ thể mà trọng điểm có khác nhau. Trong khi thao tác phải song chỉnh, áp dụng các thủ thuật vuốt, bật, vê xoay, ấn theo trình tự sau: - Trên đầu gai đốt sống D4, D5, D6 và D7. - Cạnh đầu gai đốt sống D4, D5, D6. D7. - Bờ trang rãnh sống D4, D5, D6, D7 - Giữa khe đốt D4 và D5, D5 và D6, D6 và D7, D7 và D8 - Cạnh khe đốt ở trên và ở dưới D4 và D5, D5 và D6, D6 và D7. - Khe đốt ở bờ trong rãnh sống từ D4 đến D7. THĂM KHÁM CỤ THỂ CÁC BỆNH CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN VÙNG LƯNG DƯỚI
-
Trí tuệ cả một đời để lại Một buổi chiều mùa Thu, tôi đến thăm anh Lê Văn Sửu, anh đang châm cứu cho bệnh nhân. Anh dừng mọi công việc chữa bệnh rồi pha trà mời tôi. Thực tình, anh là người rất cẩn thận tính, hầu như ít pha trà mời ai, anh pha trà làm tôi áy náy khó sử. Chỉ còn tôi với anh, anh lấy sách do anh biên soạn, mới được suất bản để tặng tôi, đó là cuốn: Học thuyết âm dương ngũ hành, xuất bản năm 1998. Và anh muốn tặng lại tôi một công thức luyện tập. Anh tâm sự, suốt một thời gian dài khi hai người biết nhau, anh đã kiên trì luyện tập nhìn điểm đen bằng con mắt thứ ba. Đây là công thức do anh Lê Văn Sửu để lại: Mỗi ngày, vào giờ Đinh, gõ huyệt Đại lăng 100 lần, ngày Dương thì gõ tay phải trước, ngày Âm thì gõ tay trái trước, dùng ngón tay giữa của bàn tay còn lại để gõ cho tay nào được gõ trước. Khi gõ xong cả hai tay, co thắt cơ hậu môn 36 - 49 lần, rồi súc miệng bằng nước bọt, sau đó nuốt dẫn tới Đan điền, 3 lần súc miệng như vậy. (Ví như ngày Giáp Kỷ thì gõ huyệt Đại lăng vào giờ Đinh Mão) Hà Uyên đã kiên trì nghe theo sự truyền dẫn này, thấy cũng nhiều điều kỳ lạ, biểu hiện rõ nét nhất mà mình cảm nhận thấy được là: không còn xuất hiện cơn đau thắt ngực, vì thỉnh thoảng Hà Uyên hay có cơn đau nhói tim. Ở đâu đó trong trời đất này, Hà Uyên xin cảm ơn anh Lê Văn Sửu.