Hà Uyên

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    1.069
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    8

Everything posted by Hà Uyên

  1. Hà Uyên chào hhoangtt. Hà Uyên sẽ chuyển những ý kiến mà hhoangtt có hỏi, về TRANG HỘI VIÊN, mục SỨC KHOẺ VÀ Y HỌC.
  2. - Nếu điều kiện cho phép thì bạn nên ở lại, nên tiếp tục học nâng cao. - Bạn sinh vào giờ Thân, nên công năng của Thận và tuyến Thượng thận yếu. Tâm Thận bất giao. - Bạn sinh vào ngày Đinh, nên công năng tuần hoàn của Đại trường không tốt, thường miệng hay khô khát, răng yếu, cùng cổ thường hay bị vôi hoá đốt sống, những ngày mồng 4 âl hàng tháng hay báo bệnh sẽ xẩy ra. - Hết năm 2013, bạn sẽ có những biến đổi lớn, thuận lợi cho bạn.
  3. Năm nay, nhà cửa gặp nhiều chuyện bất lợi quá. Thật là vất vả (?). Tháng 10 âl.
  4. Vâng, đúng như vậy anh Thiên Sứ.
  5. Năm nay, nhà cửa gặp nhiều chuyện bất lợi quá. Thật là vất vả (?). Tháng 10 âl.
  6. Vô vận bất năng tự tạo. Hết năm 2013 công việc mới thuận. (!)
  7. - Đã khẳng định được mình, được cất nhắc vào vị trí đi lại nhiều, vất vả vì tiền trong tháng Tám Âl - Việc từ tháng Năm âl sẽ dẫn tới một kết quả xấu trong tháng Chạp, nguyên nhân từ người nữ đồng nghiệp.
  8. Trong khi bảo tàng Lai Châu không được duyệt kinh phí mua sách cổ thì khách nước ngoài lại tìm mọi cách săn lùng. Điều này, thật sự đau lòng. (!)
  9. - Năm 1994 - 2013, Tuần cư cung Ngọ-Mùi, sang năm 2010, cung Ngọ Mùi lại gặp Triệt, tháng 11 âm năm 2010 một sự kiện mang tính bước ngoặt sẽ tới. - Theo Tử vi (cũ), sinh năm Quý tới Hoả cục, năm 2009 năm Kỷ tới Thổ cục, => Hoả sinh Thổ, môi trường xô đẩy tới gây nhiều bất mãn cho bản thân, không thể đòi hỏi quá nhiều, tháng 9 âm sức khoẻ rất tồi (bệnh nội tiết phụ nữ, không đều). Cần phải khám cẩn thận (Thái âm ngộ Hình) - Gia đình ăn Tết không vui (tháng Giêng), nhất là Bố Mẹ, Lưu hà ngộ Lộc tồn cư Mệnh dẫn tới những đòi hỏi thái quá đối với bố mẹ. Không nên như vậy. Năm Kỷ, Thổ cục, Phá quân cư Ngọ, mọi việc thường đến rất nhanh và đột ngột, ví dụ như đang sốt thì lại đỡ ngay, bệnh về máu huyết. Phá gặp Liêm Tướng, thì không nên Thái quá, đặc biệt trong những bầu không khí đang vui.
  10. Sách cổ - kho tri thức khổng lồ của các dân tộc Việt nam vùng Tây Bắc Theo tiến sĩ Dân tộc học Trần Hữu Sơn, sách cổ là một khái niệm tương đối chỉ những loại sách của những dân tộc được viết bằng chữ cổ, tồn tại trước Cách mạng tháng Tám. Chữ cổ của người Lào, Lự, Thái dựa trên vần Pa li; sách của người Tày, Nùng, Việt được viết bằng chữ Nôm Tày, Nùng; sách của người Dao, Sán Chay được viết bằng chữ Hán và đọc theo âm của từng dân tộc nhưng cũng có nhiều từ mới theo kiểu Nôm Dao. Nội dung của sách cổ bao gồm nhiều lĩnh vực như luật tục, tôn giáo, văn học, y học, lịch sử... nổi bật trong đó là sách về luật tục. ở mỗi mường của người Thái xa xưa đều có sách về luật lệ bản mường (hịt khoong bản mường) ghi chép về lai lịch mường, quyền lợi, nghĩa vụ, phong tục lễ nghi của toàn mường... Các xã ở Lào Cai, Yên Bái dưới thời Nguyễn về trước có các bản hương ước của làng, vùng người Dao, Sán Chay có sách về tục lệ cưới, ma chay, thờ cúng tổ tiên... Vùng người Dao Tuyển Long Khánh (Bảo Yên - Lào Cai) tập trung nhiều sách cổ nhất thì có tới gần 70% là sách về tục lệ, nghi lễ tín ngưỡng. Bên cạnh đó sách cổ ghi chép về dòng họ, các sự kiện quan trọng cũng rất có giá trị khi nghiên cứu lịch sử. Mường của người Thái có bộ phận mo, chang làm nhiệm vụ quản lý lễ nghi, trong đó có người chuyên ghi chép lịch sử của mường, lịch sử của dòng họ quý tộc Thái. Điển hình là các sách Quán tố mướng (kể chuyện mường), Quán táy pú xớc (kể về bước đường chinh chiến của ông cha), Quán xớc hán cớ lương (kể chuyện chống giặc Cờ Vàng), Quán xớc Mẹo Bá Chay... Những cuốn sách này phản ánh quá trình người Thái xây dựng các mường, chống giặc ngoại xâm. Cuốn Lai lịch dòng họ Hà Công của người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình cũng cung cấp nhiều tư liệu về lịch sử vùng đất này từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19. Sách văn học cũng khá phong phú, nhất là sách của người Thái. Truyện thơ của người Thái đen có đến hàng chục tập như thiên tình ca Xống trụ xôn xao, Chàng Lú - Nàng ủa, Toong Đón và nàng Ăm Ca, Chương Han... Khảo sát sơ bộ vùng người Dao dọc sông Hồng, sông Chảy thu thập được 13 truyện thơ, trong đó có nhiều tác phẩm được phát hiện mới như Hương ly ca, Đô nương truyện, Bá Giai truyện, Thần Sắt ca... Ngoài ra sách cổ còn chứa đựng nhiều kiến thức về y học, dưỡng sinh mà cho đến bay giờ vẫn còn giá trị. Sách cổ đang dần bị mai một Đã có thời kỳ ở vùng người Dao người ta đã coi sách cổ là tài liệu tuyên truyền mê tín dị đoan, người đi học chữ Dao là hành nghề mê tín dị đoan, nên sách cổ bị tịch thu tiêu huỷ khá nhiều. Bản thân ngành văn hoá ở khu vực Tây Bắc gặp rất nhiều khó khăn khi bảo tồn và khai thác di sản văn hoá sách cổ. Trong khi bảo tàng Lai Châu không được duyệt kinh phí mua sách cổ thì khách nước ngoài lại tìm mọi cách săn lùng. Bảo tàng tỉnh Sơn La hiện đang lưu giữ kho sách chữ Thái cổ của sở Văn hoá - Thông tin khu Tây Bắc cũ khi kiểm kê lại kho sách thì chỉ tuyển chọn được 2 người đạt yêu cầu dịch và chú giải, nhưng hiện nay một người đã mất và một người thường xuyên ốm đau do tuổi cao. Trước kia, các dân tộc đều có phong tục lựa chọn người giỏi để truyền dạy chữ. Người Dao trong lễ cúng đặt tên, nhập chữ cho con trai có tục lệ đặt lên mâm cúng một cuốn sách, một thỏi mực tầu để cầu mong đứa trẻ sau này học chữ giỏi, đọc nhiều sách cổ và làm thày cúng. Người Tày ở ven sông Chảy cũng có tục lệ tương tự. Trong lễ đầy tháng, ông ngoại đem tặng cháu một cây bút lông hoặc thỏi mực mong cháu sau này học giỏi chữ. Đến khi 10 tuổi những đứa trẻ này được đi học do các thày cúng dạy để đọc được chữ cổ. Vào kỳ nông nhàn, thanh niên Dao còn tụ tập ở nhà già làng, thầy cúng để học chữ... Thế nhưng những phong tục tốt đẹp đó ngày nay đã bị quên lãng. Số người đọc được chữ cổ hiện còn rất ít, trong khi thế hệ trẻ lại không mấy mặn mà với chữ cổ. Khảo sát của Bảo tàng tỉnh Lào Cai ở 5 làng Dao Tuyển thì thấy chỉ 8% người trung niên và 4% thanh niên đọc và hiểu được chữ cổ, trong đó không ai đọc được hết cuốn Đô nương truyện. Tỉnh Lào Cai có gần 1.000 người Bố Y nhưng chỉ có 6 người đọc được chữ của dân tộc mình. Cả vùng người Thái ở Than Uyên (Lào Cai) có hơn 4 vạn người thì chỉ có vài chục người đọc được sách cổ nhưng không ai dịch được. Sự chậm trễ của ngành văn hoá cũng như việc giảm nhu cầu sử dụng sách cổ của đồng bào dân tộc đã làm cho kho tri thức quý báu này đang dần bị mai một. Vùng người Dao Tuyển ở Bảo Yên (Lào Cai) và vùng người Dao Nga Hoàng ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) vào những năm 1970, 1980 là những nơi lưu giữ nhiều sách cổ nhất nhưng hiệ nay số lượng cũng giảm sút nghiêm trọng. Các xã dọc biên giới Việt - Trung từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Mường Khương (Lào Cai) hầu như không còn sách cổ. Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt sưu tầm sách cổ ở vùng người Tày, Nùng dọc sông Hồng, sông Chảy nhưng không tìm được những tác phẩm có giá trị. ở khu vực Mường Lò, Mường Than, Mường So - những trung tâm của người Thái đen, Thái trắng cũng chỉ thống kê được vài chục cuốn sách, những con số quá nhỏ so với những gì mà nền văn hoá các tộc người đã từng có. Bảo tồn và phát triển sách cổ, chữ viết cổ đang là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi cần có các biện pháp thiết thực, hữu hiệu của các ngành chức năng trước khi quá muộn. Nguồn: Văn hiến Việt nam
  11. CẦU VỒNG Cầu vồng là một hiện tượng quang học phức tạp, đó là sự tán sắc của ánh sáng mặt trời qua những giọt nước mưa. Nó bao gồm 3 thành phần là cung chính (dải 7 màu thường thấy là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), cung phụ (các dải sáng mờ phía trên cung chính có màu ngược lại) thỉnh thoảng mới xuất hiện, và dải tối Alexandre nằm giữa cung chính và cung phụ. Cầu vồng có hình tròn nhưng do đường chân trời che khuất nên ta chỉ nhìn thấy cầu vồng là một cung tròn. Mọi người thắc mắc vì sao thường nhìn thấy cầu vồng xuất hiện nhiều lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi mặt trời không lên quá cao, bởi nếu mặt trời lên cao thì phần cầu vồng ở dưới chân trời do đó ta không nhìn thấy cầu vồng nữa. Cầu vồng không chỉ xuất hiện sau cơn mưa mà nó còn xuất hiện tại những nơi khác như thác nước bên cạnh khe núi…Không đơn giản chỉ là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, cầu vồng còn thể hiện hy vọng vào ngày mai, vào tương lai của con người. (Ảnh chụp tại thác Phú Cường, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) Nguồn: Thiên Thiên.Net
  12. VIỆT NAM ĐÃ CÓ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ThienNhien.Net - Sau một thời gian dài nghiên cứu, tổng hợp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng đầu tiên cho Việt Nam. Theo những kịch bản đó, khí hậu trên tất cả các vùng của Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm của nước ta sẽ tăng 2,3 độ C; và mực nước biển dâng khoảng 75cm so với thời kỳ trung bình năm 1980-1999; chênh lệch về tổng lượng mưa giữa hai mùa mưa-khô sẽ tăng thêm. Việt Nam đã xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có trong và ngòai nước, các ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý thuộc các Bộ, ngành liên quan. Các kịch bản này sẽ được cập nhật và hòan thiện vào các năm 2010 và 2015 theo kế hoạch đề ra. Qua những nghiên cứu về các biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam, giới khoa học cho biết, trong vòng 50 năm qua (1958-2007) nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,50C - 0,70C, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Cũng trong vòng 50 năm qua, lượng mưa năm đã giảm khoảng 2%. Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn. Theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay khoảng 3mm/năm tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Các kịch bản BĐKH, nước biển dâng sẽ là định hướng ban đầu để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá các tác động có thể của BĐKH với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của BĐKH trong tương lai. Trần Hải (Theo Bộ TNMT)
  13. Hà Uyên chào Phapvan Ở mục 2 Phapvan có viết: 2. Chữ "HÓA" trong Lý học. Khi Hà Uyên tìm hiểu về phạm trù Lý, thì phạm trù Lý thuộc về Hình nhi thượng (Bản thể) mà không phải bàn về Hình nhi hạ (cụ thể). Do vậy, chúng ta có thể tìm tiếng nói chung về vấn đề này. Cụ thể như sau: - Hợp => Hoà => Hoá => Họa Với Nhân, ta nên hiểu về phạm trù hóa này như thế nào (?) Người thì luôn có bản tính dục, mắt hiếu sắc, tai hiếu thính, khẩu hiếu vị, tâm hiếu lợi, ít muốn nhiều, xấu muốn đẹp, hẹp muốn rộng, nghèo muốn giầu, ... , Theo cách hiểu về Hình nhi thượng của Hà Uyên thì: mắt hòa sắc, mắt hợp sắc, mắt hoá sắc, mắt họa sắc,... hay Xấu hoà Đẹp => Xấu hợp Đẹp => Xấu hoá Đẹp => Xấu họa Đẹp, ... , Bản chất của Nhân thì năng lực con người là Hữu hạn, còn Nhu cầu của con người thì Vô hạn, Lấy cái Hữu hạn theo đuổi cái Vô hạn, là một sự vô nghĩa vậy. Do vậy, ví như Giáp Kỷ hoà => Giáp Kỷ hợp => Giáp Kỷ hoá => Giáp Kỷ họa, ... Vậy thì, với Thiên thì ta hiểu như thế nào ? Với Đạo, ta phải định hướng như thế nào đây ? Không biết Hà Uyên hiểu như vậy có được không ?
  14. Đồ hình tham khảo thêm.
  15. Hà Uyên chào anh chị em Chào VinhL. Thuận với Thiên ứng với Nhân. Đạo vận hành hoá sinh của Thiên Địa là một âm một dương, một cương một nhu, không ngừng vận động thuận chiều. Thiên Địa vận động thuận chiều, cho nên nhật nguyệt không lỗi thời, bốn mùa không sai lệch. Đạo là phạm trù "bản thể", Thiên là phạm trù "cụ thể". Lấy Thiên làm pháp độ, nên Âm Dương vận hành có nguyên tắc chính xác, một khi không chính xác thì con người cũng không thể thêm bớt. "Thượng vi hạ hiệu, đạo chi thuỷ dã" (Xuân thu nguyên mệnh bao - quyển 7 - Tùng thư tập thành sơ biên bản), Dịch: Trên làm dưới theo, đó là bắt đầu của Đạo. Tứ thời, Thiên có tên gọi khác nhau: Xuân Thu thì vật biến thịnh, Đông Hạ thì khí biến thịnh. Xuân gọi là Thương thiên, Hạ gọi là Hạo thiên, Thu gọi là Mân thiên, Động gọi là Thượng thiên. Như vậy, VinhL dùng từ: ... trợ khí ngũ hành ... thì Hà Uyên thấy còn thắc mắc. Ít nhất, về sự sự biến âm ngữ học như: hoà, hợp, hoá, hoạ cũng có thể theo Thiên mà gọi tên khác nhau có được không ? (Sách nào nói về từ "hoá" đầu tiên ?)
  16. DẤU HIỆU BÁO ĐỘNG CƠ THỂ Đây là phương pháp chẩn bệnh, tương đối mới, dựa theo 1 số những tài liệu xuất bản gần đây. Phương pháp này, có quan hệ rất lớn đối với Tứ chẩn của YHCT nhưng đào sâu vào 1 số khía cạnh riêng biệt và độc đáo hơn. Để giúp cho việc chẩn bệnh được hoàn hảo và chính xác hơn, cần biết 1 số yếu tố sau : 1.- Biết nguyên tắc báo bệnh. 2.- Biết ý nghĩa các loại dấu hiệu báo bệnh. 3.- Biết vị trí liên hệ đến vùng xuất hiện các dấu hiệu báo bệnh. A.- NGUYÊN TẮC BÁO BỆNH Các nhà nghiên cứu sinh học nhận thấy rằng : chung quanh cơ thể mỗi sinh vật đều có năng lượng điện. Năng lượng này có thể đo được bằng cách đặt 1 điện kế ở gần hoặc trên da. Cường độ năng lượng điện này thay đổi hàng giờ, hàng ngày (xem thêm phần 'Giờ Vượng Suy Của Các Kinh Lạc' trong chương 'Học Thuyết Kinh Lạc'). Thời gian mà 1 người cảm thấy khỏe mạnh hoặc nhọc mệt đều có thể đo được bằng cách đo năng lượng điện. (Đây là 1 phương cách chủ yếu trong việc áp dụng đo các Nguyên huyệt của các đường kinh). Ngay từ năm 1940, Kirlian, trong khi chụp hình các sinh vật, đã tình cờ khám phá thấy năng lượng điện này và gọi nó là chất Plasma sinh học (còn gọi là hào quang). Kirlian đã chụp được ở chung quanh các sinh vật có 1 giải ánh sáng đỏ, xanh trắng và vàng. Những lá cây vừa bị bứt ra khỏi cành cũng có biểu hiện đó, nhưng để lâu thì không còn.lá của những cây khỏe mạnh thì tỏa sáng, trong khi đó, lá của những cây bị bệnh biểu hiện bằng những màu sắc khác hẳn. Một hôm, 1 người khách nhờ Kirlian chụp hình 2 chiếc lá giống hệt nhau, Kirlian cố gắng chụp suốt cả đêm nhưng vẫn không làm sao không 2 lá giống nhau được. Kirlian nghĩ rằng ông đã thất bại. Ngày hôm sau, khi đưa những tấm ảnh ông đã chụp và giải thích sự cố gắng vô vọng của ông cho người khách thì người khách lại hết sức hài lòng và giải thích rằng : sự khác nhau giữa 2 lá cây trên là do 1 chiếc lá được bứt ra ở 1 cây có bệnh và chiếc còn lại ở cây không bệnh. Tại Liên Xô, khi nghiên cứu các tấm ảnh chụp cơ thể con người, các nhà nghiên cứu tại đại học Kiep nhận thấy rằng có những chấm ánh sáng mạnh hơn ở 1 số cơ thể. Những bộ phận phát ra ánh sáng đều giống nhau ở mọi người. Khi đem so sánh các tấm ảnh với những huyệt của khoa châm cứu thì thấy 700 huyệt của khoa châm cứu hoàn toàn trùng với những điểm có ánh sáng mạnh mà Kirlian đã chụp được. Hiện nay có 1 cách chụp ảnh bằng cách đổi nhiệt ra các màu sắc khác nhau. Những bức ảnh nhiệt đó cũng thể hiện 1 thứ hào quang chung quanh cơ thể : những bộ phận "chết" như móng tay, tóc... thể hiện ra màu đen còn các màu khác hiện ra màu xanh lục, đỏ da cam... Nếu bộ phận nào của cơ thể bị bệnh thì màu sắc thay đổi, căn cứ vào sự thay đổi màu sắc, có thể phần nào biết được tình trạng của sự rối loạn cơ thể. Ngoài những biểu hiện về nhiệt lượng, màu sắc, ngày nay, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều sự thay đổi khác như thay đổi điện trở (Điện trở vùng huyệt bệnh xuống thấp hơn vùng khác) thay đổi trạng thái (trở nên mềm, hoặc cứng hoặc đau đớn hơn chỗ khác), hoặc xuất hiện 1 số dấu hiệu riêng biệt (tàn nhang, mụn ruồi, vết ban...) những dấu hiệu báo bệnh này đang được các nhà nghiên cứu chú ý đến và trong 1 ngày gần đây cơ chế của những lý thuyết này sẽ được loan báo 1 cách rõ ràng và hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, những nhà nghiên cứu chỉ mới có thể cho biết rằng : các vùng ánh sáng thể hiện trong cơ thể chính là những bộ phận trong con người chúng ta biết được những thay đổi, thí dụ : thay đổi về điện trong không khí, về từ trường của trái đất, về sự xáo trộn của các bộ phận, cơ quan tương ứng vùng phát điện... Những thay đổi này nhiều khi quá nhỏ bé đến nỗi ta không cảm nhận hết tất cả những thay đổi đó, mà chỉ cảm nhận được 1 phần nào thôi. Thế nhưng, nếu ta rèn luyện và nắm được 1 số những nguyên tắc kỹ thuật, ta có thể nhận được những thông tin đó, có thể biết và cũng có thể diễn đạt được. B.- QUY LUẬT BÁO BỆNH Khi cơ thể có sự xáo trộn (bệnh), sự xáo trộn đó được thông tin ra ngoài cơ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, dựa theo 1 số quy luật nhất định. Dựa vào thông tin đó, có thể tìm ra được vị trí sự rối loạn và biết cách điều chỉnh lại cho hết rối loạn. 1.- Luật cục bộ : Thí dụ : Dây thần kinh tọa đau : xuất hiện những thống điểm tại huyệt Hoàn Khiêu hoặc dọc theo mặt ngoài chân (theo đường kinh Đởm).2.- Luật lân cận : Thí dụ : vùng sau gáy đau : xuất hiện thống điểm (điểm đau) tại huyệt Phong Trì, Thiên Trụ hoặc quanh vùng đó.3.- Luật đối xứng : 4.- Luật phản chiếu : Thí dụ : Bệnh ở phổi sẽ xuất hiện dấu báo bệnh ở : - Vùng giữa má trên khuôn mặt. - Vùng giữa xoắn tai dưới ở trong tai. - Vùng phía dưới ngón tay giữa, trên đường đi của Tâm đạo. C.- DẤU HIỆU BÁO BỆNH 1.- Đau Dấu hiệu thông thường nhất là đau. Khi ấn vào vùng nào đó thấy đau, tùy theo quy luật báo bệnh và vị trí tạng phủ liên hệ, có thể biết tạng phủ, cơ quan liên hệ đến vùng đó có sự rối loạn cần điều chỉnh. Thí dụ : ấn vào huyệt Phế du thấy đau, có thể đoán là Phế (phổi) người đó có sự rối loạn (cần điều chỉnh), phổi bị bệnh cách nào đó (theo quy luật cục bộ). - Ấn vào vùng gò má trên mặt thấy đau, có thể đoán là Tim người đó có sự rối loạn (theo quy luật phản chiếu)... Tùy theo tính chất ĐAU, có thể đoán chính xác hơn tính chất bệnh. Thường có thể dựa theo tiêu chuẩn sau : a) Ấn vào đau nhiều, đau dữ dội là biểu hiện của bệnh cấp tính thuộc thực chứng. :( Ấn vào đau ít, đau ê ẩm là biểu hiện của bệnh mãn tính thuộc hư chứng. Đau ở đây phải hiểu là vùng hoặc huyệt chỗ ta dùng que dò ấn vào để kiểm tra thấy chỗ đó đau nhiều hơn chỗ khác. Tại sao khi bộ phận, cơ quan bị đau hoặc rối loạn, các vùng tương ứng cũng xuất hiện dấu hiệu đau ? YHCT cho rằng : đau là do khí huyết trong cơ thể không lưu thông được 1 cách bình thường, bị ứ trệ gây nên đau, do đó, trong sách Nội kinh có ghi : "Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông" (Lưu thông thì không đau, đau là do không thông). YHHĐ cho rằng : đau là do sự kích thích chất tinh thể lắng đọng ở vùng thần kinh phản xạ của bộ phận hoặc cơ quan bị đau và sự đau là sự lưu thông không hợp giữa các chất lỏng truyền từ thần kinh phản xạ ở vùng tương ứng đến bộ phận cơ quan đang bị xáo trộn. Mỗi cơ thể là 1 sinh vật có sức sống khác biệt, do đó tính chất đau cũng biểu hiện khác nhau : có người có cảm giác đau nhiều, có người chỉ thấy hơi đau, có người lại cảm thấy đau rất ít so với các vùng khác. Do đó tạm thời có thể đưa ra 1 số nhận xét sau : - Khi dò (ấn) tìm huyệt (điểm) đau, cần phải tìm nhiều vùng khác nhau để tránh tình trạng khai mơ hồ của người bệnh (ấn đâu cũng thấy đau). - Vùng (huyệt, điểm) nào càng đau nhiều, càng phản ảnh bệnh lý rõ và nặng hơn. - Trong khi điều trị, nếu sự đau giảm dần, nghĩa là lúc đầu ấn vào rất đau, sau khi điều trị, sự đau giảm dần, có thể hiểu rằng bệnh hoặc sự xáo trộn ở các cơ quan, bộ phận tương ứng đã giảm. Ngược lại, sau khi điều trị các điểm đau vẫn còn thì phải xét lại phương pháp chẩn bệnh (có thể đã chẩn sai) hoặc cũng có thể là do kỹ thuật điều trị (châm cứu, dùng thuốc), chưa đạt yêu cầu. Qua các điều trình bày trên, ta thấy đau là 1 phương thế tự nhiên báo cho ta biết cơ thể đang gặp sự rối loạn, trục trặc, để giúp ta tìm cách điều chỉnh lại thế quân bình cho cơ thể.2.- Thay đổi điện trở ở da Khi cơ thể bệnh, vùng huyệt tương ứng với các bộ phận, cơ quan bệnh sẽ bị giảm điện làm cho điện trở vùng huyệt đó sẽ bị giảm xuống và sự thay đổi này được các máy dò huyệt khám phá thấy. Từ những vùng tương ứng nhất định, ta sẽ có thể suy đoán ra cơ quan, bộ phận liên hệ bệnh. Thí dụ : Nơi người bình thường, huyệt Hợp cốc có điện trở 70-90 Ohm (W ) khi đo thấy điện trở ở huyệt này lên trên 100-200 Ohm (W ), có thể nghĩ rằng Kinh Đại trường và Đại trường của người đó bị trở ngại gì đó (vì Hiệp cốc là nguyên huyệt của kinh Đại trường). Ngoài ra, dựa vào 1 số biểu hiện ngoài da, trên lâm sàng hay gặp các dấu hiệu sau:3.- Vết Ban TÍNH CHẤT VẾT BAN VẾT MUỖI ĐỐT Màu sắc Đỏ hoặc hồng Hồng Kích thước Nhỏ, không có lan tỏa To và có tác dụng lan Sức ấn Ấn mạnh vào không giảm màu Ấn mạnh vào có màu trắng, lợt hơn Ý nghĩa : Khi có vết Ban xuất hiện thì đó là dấu hiệu sắp phát bệnh. Thí dụ : vùng phổi ở mặt (ở giữa má), tự nhiên có vết Ban xuất hiện, có nghĩa là phổi người người đó sẽ gặp trục trặc và sẽ xuất hiện trong vài ngày tới (có thể là ho, tức ngực, đờm...) tùy theo màu sắc (đậm hoặc lợt), có thể đoán được thời gian xảy đến : + Màu lợt : xuất hiện bệnh chậm, có thể vài ngày sau. + Màu đậm : bệnh xuất hiện đến nơi. Dấu hiệu báo bệnh càng đậm, thời gian xuất hiện bệnh càng nhanh, (về cơ chế xin xem thêm phần "Bì Chẩn - Xem Da").4.- Tàn nhang Đây là loại báo bệnh thường gặp trên lâm sàng nhất. Một vết tàn nhang, dù nhỏ hoặc rất nhạt đều là dấu chỉ của 1 bệnh đã và đang xảy ra. Dấu vết càng lớn, màu càng đậm thì cơ quan tạng phủ ở vùng tương ứng càng bị nặng, bệnh lâu. Thí dụ : Tàn nhang xuất hiện ở vùng lưng, ngang huyệt Vị du, có thể chẩn đoán là bao tử người đó đã và đang bị trở ngại, xáo trộn, có bệnh cách nào đó.5.- Mụn ruồi Mụn ruồi là 1 loại mụn mọc nổi trên da, nhìn xa xa thấy giống hình dáng con ruồi, nên đặt tên là mụn ruồi. Nhiều người phân ra loại mụn ruồi sống (sinh) và mụn ruồi chết (tử). Tuy nhiên, trên lâm sàng, hầu như cả 2 loại này đều cùng 1 biểu thị như nhau (chỉ có khác biệt trong ngành tướng số học là thấy rõ hơn). Mụn ruồi báo hiệu 1 tình trạng bệnh nặng, xấu. Khi mụn ruồi xuất hiện ở vùng nào thì cơ quan, tạng phủ liên hệ đã bị bệnh 1 thời gian khá lâu rồi.Ghi chú : a) 1 số người nêu lên yếu tố tàn tật khi gặp mụn ruồi. Cụ thề là khi có dấu hiệu báo bệnh mụn ruồi xuất hiện ở vùng tương ứng, với tay, chân ở vùng phản chiếu trên khuôn mặt (Lông mày, cằm...) thì cho là tay chân có thể bị tật, gẫy, cụt... Cần hết sức lưu ý và cẩn thận khi nêu lên yếu tố tàn tật này, vì thực tế trên lâm sàng cho thấy, có nhiều người có mụn ruồi ở các vùng trên, cho đến chết vẫn không thấy xuất hiện tật gì cả. :rolleyes: Dấu hiệu mụn ruồi có 1 đặc điểm khác thường là hay xuất hiện theo luật đồng bộ. Giả sử : vùng lông mày trên khuôn mặt (tức là tính theo quy luật phản chiếu) có dấu hiệu mụn ruồi thì ở cánh tay cơ thể cũng xuất hiện mụn ruồi ở vùng tương ứng. Cũng có nhiều trường hợp không xảy ra theo đúng quy luật trên nhưng tỷ lệ đạt được khá cao, thường từ 80-85% xảy ra theo quy luật trên. (Đây cũng là điều cần lưu ý nghiên cứu thêm). Ngoài ra, trên lâm sàng cũng có thể gặp loại mụn ruồi có lông, tức là loại mụn ruồi nhưng lại mọc thêm lông. Mụn ruồi có lông thường là dấu hiệu rất xấu, biểu hiện của bệnh nặng, trầm trọng, kéo dài và khó có thể điều trị được. Mụn ruồi có lông thường gặp ở người bị ung thư. Tùy vùng tương ứng với vị trí xuất hiện mụn ruồi có lông có thể suy đoán ra bệnh ung thư hoặc bệnh nặng ở cơ quan, tạng phủ liên hệ.6.- Vết Nám Là 1 vùng da bị xám hoặc bầm lại. Đây là loại dấu hiệu báo bệnh mãn tính, kéo dài lâu ngày thường gặp ở những người bị bệnh gan, thận lâu ngày. Tuy nhiên có 1 số điểm cần lưu ý : - Diện tích vết nám to, rộng thì bệnh lâu. - Vết nám đậm màu thì mức độ trầm trọng, càng đậm bao nhiêu thì càng trầm trọng bấy nhiêu. - Vết nám nhạt thì bệnh nhẹ, sắp khỏi. Do đó, có thể dựa vào tính chất thay đổi của màu sắc mà kiểm tra diễn tiến bệnh. Thí dụ : khi bắt đầu chữa, vết nám đậm màu, sau 1 thời gian điều trị, vết nám nhạt màu dần thì có thể biết là bệnh đang trên đà tiến triển, có hy vọng phục hồi. Ngược lại, sau 1 thời gian điều trị, vết nám không thay đổi màu sắc hoặc đậm hơn... dù có những triệu chứng bệnh giảm, có thể hiểu là bệnh ở bên trong không tiến triển tốt, và bệnh đang phát triển ngầm cách nào đó. - Vết nám lan tỏa thì bệnh có tính cách lan tỏa ra các cơ quan bên cạnh chứ không ở vào 1 cơ quan nhất định.7.- Tia máu dưới da Có hình dạng như 1 đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch nhỏ xuất hiện dưới da. Tĩnh mạch dưới da có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức rõ (nổi) hoặc chìm (khó thấy), có người chỉ cần nhìn cũng thấy, có người phải đè căng da mới thấy. Nếu xuất hiện ở vùng trán, 2 bên Thái dương, phía dưới ở mắt hoặc ở gò má, hoặc ở vùng 2 bên nhân trung và đầu mũi thường dễ nhận thấy hơn. Tia máu dưới da thường biểu hiện bệnh mãn tính (lâu ngày) và trầm trọng, hay gặp ở những Thần kinh suy nhược. Dấu hiệu này xuất hiện ở đâu thì nơi đó thường có sự bế tắc về bài tiết hoặc bài tiết quá độ. Tia máu màu đỏ thường biểu hiện sự viêm nhiễm. Tia máu màu xanh thường chỉ sự ứ trệ bài tiết. Trên đây là 1 số những dấu hiệu báo bệnh thường hay gặp. Lẽ dĩ nhiên còn rất nhiều hình thức báo bệnh khác trên lâm sàng có thể gặp mà vì điều kiện chưa đủ để cho phép đề cập đến trong tài liệu này (Đây cũng là 1 điều rất đáng lưu ý và nghiên cứu thêm). Tuy nhiên, cần lưu ý thêm 1 số vấn đề : a) 1 số dấu hiệu báo bệnh có liên hệ đến yếu tố tuổi tác. Thí dụ : người ta thấy rằng mụn cơm (Nevi) có liên hệ đến chứng lão suy, vì khi người ta càng lớn tuổi thì những vết thâm nhiễm này càng không ngừng gia tăng, do đó không thể căn cứ trên sự gia tăng đó mà chẩn đoán bệnh gia tăng hoặc khó điều trị. :rolleyes: Bình thường cơ thể ta chịu đựng được với môi trường bên ngoài để bảo tồn và phát triển cơ thể, nếu vì lý do nào đó, cơ thể bị suy kém, lập tức có 1 sự "Điều tiết" cách nào đó cho thích nghi với môi trường bên ngoài và qua sự điều tiết đó, ta có thể phát hiện ra sự rối loạn ở các cơ quan, tạng phủ liên hệ. Như vậy, tất cả các sự thay đổi ở da (vết nám, vết ban, mụn ruồi, mụn cơm , tia máu...) đều có thể cho thấy sự rối loạn hoặc suy yếu của 1 bộ phận, cơ quan, tạng phủ bên trong, tuy nhiên, không nên sợ hãi quá đáng về sự suy yếu này, chỉ cần ghi nhớ là : những {cqan tạng phủ liên hệ cần được lưu ý săn sóc đặc biệt hơn qua các dấu hiệu đó. ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHẨN BỆNH MỚI 1.- Ưu điểm - Giúp cho việc chẩn đoán nhanh. - Lợi hơn các phương pháp chẩn đoán khác vì không phải đòi hỏi nhiều dữ kiện, yếu tố, ở đây chỉ cần xem xét những dấu hiệu báo bệnh, nắm được nguyên tắc báo bệnh, ý nghĩa các dấu hiệu báo bệnh và vị trí vùng tương ứng là đã có thể phần nào thấy được sự rối loạn của các bộ phận trong cơ thể.2.- Khuyết điểm a) Không cho biết rõ về sự rối loạn của cơ thể. Thí dụ : thấy vết Ban hoặc tàng nhang ở vùng má (vùng phản chiếu của Phế trên khuôn mặt), có thể biết là Phổi người đó đang bị trở ngại, bệnh, nhưng cụ thể là rối loạn làm sao ? Bệnh gì ? (Viêm nhiễm, tràn dịch, tràn khí, đờm, áp xe Phổi) thì phương pháp này không thể biết được. Nếu muốn biết rõ, cần phải áp dụng phương pháp chẩn đoán khác. :P Vấn đề khó khăn mà các nhà nghiên cứu đang tìm cách giải quyết là : b1. Các dấu hiệu báo bệnh xuất hiện vào thời điểm nào : trước hoặc sau đang khi có sự xào trộn trong cơ thể. b2. Đối với các vùng phản chiếu, vùng nào mang đặc tính báo hiệu nhanh nhất và chính xác nhất. Thí dụ : khi cơ thể bệnh, dấu hiệu báo bệnh sẽ xuất hiện ở mặt (theo cách phản chiếu ở mặt) hoặc ở tai (phản chiếu ở tai) hoặc ở chân tay (phản chiếu ở tay chân)... có khi dấu hiệu báo bệnh xuất hiện ở mặt, nhưng để tai, tay, chân, đầu, lại không thấy có dấu hiệu báo bệnh hoặc đôi khi ở 1 vùng nào đó có dấu hiệu báo bệnh mà vùng khác lại không có. Như vậy vùng nào đáng được coi là thì cậy nhất để tập trung chẩn đoán vào đấy ? b3. Có những dấu hiệu báo bệnh, khi ta nhận thấy thì sự xáo trộn cơ thể đã xảy ra rồi. b4. Cũng có những trường hợp dấu hiệu báo bệnh tuy đã xuất hiện nhưng chưa thấy có sự rối loạn ở bộ phận tương ứng. b5. Có 1 số trường hợp, tuy có dấu hiệu báo bệnh nhưng dễ bị hiểu lầm. Thí dụ : Nốt ruồi, có người sinh ra đã có ngay những nốt ruồi, vết bớt... khó có thể cho rằng họ đã hoặc sẽ bị bệnh liên quan đến nốt ruồi hoặc vết bớt bẩm sinh đó được : nhiều người đã thấy có những dấu hiệu bẩm sinh đó nhưng suốt đời không hề thấy bị bệnh ở vùng cơ quan, bộ phận có liên hệ đến các dấu hiệu bẩm sinh đó. KẾT LUẬN Đây là 1 trong số nhưng phương pháp mới, vì mới nên chưa đủ điều kiện để thỏa mãn hết mọi yêu cầu đề ra, tuy nhiên, vì sự say mê nghiên cứu, cần đào tạo sâu hơn để phát triển phương pháp này cho hợp tình hợp lý hơn. Qua phần trình bày trên ta thấy :Tàn nhang là những vết nằm sát mặt da, sờ không thấy nổi cộm, nhỏ, mọc đơn hoặc thành từng đám lấm tấm trên da, màu đen, màu nâu đậm hoặc lợt, giống như màu của cây nhang sau khi đốt cháy để tàn (tro) lại, do đó gọi là tàn nhang (tro của cây nhang).Ban là những nốt nhỏ xuất hiện trên da, thường có màu đỏ hoặc trắng (trên lâm sàng, thường gặp nhất là loại Ban màu đỏ). Vì hình dáng và màu sắc trên, nên thường lầm lẫn với nốt muỗi cắn. Tuy nhiên có điểm khác biệt như sau :Theo các nhà nghiên cứu về sinh lý học, con người luôn mang trong cơ thể dòng điện, khi cơ thể bệnh, (có sự xáo trộn về sinh lý) điện trở trong người cũng theo đó mà thay đổi. Dựa vào đặc tính trên, với các thiết bị khoa học, các nhà kỹ thuật đã chế tạo ra các máy dò Huyệt.Khi cơ thể có sự rối loạn (bệnh), ở các vùng tương ứng thường thấy có dấu hiệu báo bệnh. Vì khuôn khổ tài liệu có hạn, chúng tôi chỉ xin giới thiệu 1 số dấu hiệu báo bệnh thường gặp trên lâm sàng thôi (muốn rõ chi tiết, xin tham khảo thêm ở các sách chuyên đề).Khi cơ thể bệnh, các dấu hiệu báo bệnh sẽ xuất hiện ở những bộ phận cơ quan hoặc vùng phản chiếu tương ứng (các vùng phản chiếu gồm : mặt, tai, đầu, mũi, lòng bàn tay, lòng bàn chân).Xuất hiện ở vùng đối xứng với vùng bệnh (phương pháp này được áp dụng trong cách châm đối xứng theo trường phái của Nhật, và được mô tả trong Thiên "Mậu Thích" của sách Nội Kinh Tố Vấn.Xuất hiện gần hoặc quanh vùng bệnh. Xuất hiện ngay tại vùng bệnh.
  17. 4- CÁC BỆNH VỀ SUY NHƯỢC CƠ THỂ 1- Ít ngủ - Đốt sống biến đổi: đốt sống D4 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 và vùng đối động. 2- Trẻ còi xương, vàng da gầy còm - Đốt sống biến đổi: đốt sống D4 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 xơ teo lan toả sang hai bên tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng cổ phải nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại vùng trọng điểm. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4. 3- Nhiều mồ hôi, sợ gió. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D4 và L3 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D4 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ trong xương bả vai. Tiết đoạn lớp cơ ngang L3 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng thắt lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D4 và L3. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V- 4, V-6. 4- Người phiện muộn, da xanh nhợt - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D5 và D6 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gaiD5 xơ co lan toả sang hai bên, tới bờ trong xương bả vai. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao, vùng cổ bên phải nóng cao - Cảm giác biến đổi: Cảm giác chủ quan: vùng tim đau nhói, khó ngủ. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D5 và D6 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4. 5- Người mệt mỏi - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D6 và D9 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D6 và D9 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng. - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D6 và D9 - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4 và V-5. 6- Sốt về chiều, người phù nề trì trệ. - Đốt sống biến đổi: Đốt sống D6 và D7 biến đổi. - Lớp cơ biến đổi: Lớp cơ trên đầu gai D6 và D7 xơ co lan toả sang hai bên tới bờ ngoài cơ thẳng lưng - Nhiệt độ biến đổi: Vùng ngực trái, thắt lưng nóng cao. - Cảm giác biến đổi: Đau tại trọng điểm và vùng cơ xơ co lan toả. Hướng điều trị - Trọng điểm: Giải toả cơ xơ co tại D6 và D7. - Liên quan: Giải toả cơ xơ co trong vùng V-4.
  18. Ý nghĩa của Tuần không cư Tuất Hợi thật là thú vị (!)
  19. Một điều mà cho đến nay người ta còn chưa biết rõ là người Nam Đảo tiến công vào Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất phát từ đâu? Phải chăng họ từ quần đảo Philippin, Hải Nam đảo, Đài Loan hoặc duyên hải Quảng Đông…? Hay phải chăng họ xuất quân từ lãnh địa của văn hóa Sa Huỳnh, từ miền ven biển Trung Bộ từ nam sông Gianh tới Phan Rang mà họ Bắc tiến sau khi đã đóng vai kẻ chiến thắng tại đây? Tổ Tiên ta đã gộp hai hiện tượng - một là hiện tượng tự nhiên, một là hiện tượng xã hội – vào trong một câu chuyện thần thoại nên thơ. Lực lượng người Nam Đảo từ biển tới, tổ tiên ta đồng nhất nó với làn sóng nước biển. Và chuyện Thủy Tinh đánh ghen Sơn Tinh, dâng nước làm ngập lụt, thực ra lụt lội đâu phải được gây ra từ biển tới mà ngược lại, từ hướng tây, hướng tây bắc – đông nam, theo chiều của các con sông ở miền Bắc nước ta. Đa phần, trong các thần thoại, những sự kiện như một đám cưới giữa anh chàng này với cô gái kia, công chúa này theo hoàng tử kia về núi…đều ám chỉ hiện thực một tộc người hỗn huyết và pha trộn văn hóa với một tộc người khác. Việc có hai chàng trai đều thuộc loại quyền quý, gõ cửa xin làm rể vua Hùng chẳng qua chỉ là hình tượng hóa, mỹ hóa một sự thật phũ phàng là tộc người của Thủy Tinh tràn đến xâm lăng lãnh thổ của Hùng Vương. Cái gọi là Thủy Tinh xin được làm rể Hùng Vương thực chất là cách nói che đậy theo tư duy thần thoại lời yêu cầu sắt đá và thẳng thừng của Thủy Tinh: “Này ông Hùng Vương! Ông có cho ta đến ở trên đất của ông không?”. Còn lời xin làm rể của Sơn Tinh lại có ý nghĩa: “Này ông Hùng Vương! Thằng Thủy Tinh hung bạo nó muốn cướp đất của ông đấy. Ta hãy hợp nhất lại, đoàn kết lại để xem nó giở được trò gì?!”. Rõ ràng, đứng trước nguy cơ bị tấn công bởi một tộc người hung hãn và thiện chiến từ xa đến, mang yếu tố ngoại lai và có nhiều điểm dị biệt, hai ông hàng xóm sống gần nhau, có nhiều điểm chung hơn, đều muốn bắt tay nhau, liên kết lại để tống khứ cái kẻ xâm lăng kia. Hùng Vương không muốn mất đất đai, còn Nhóm Sơn Tinh cũng hiểu rằng: nếu để người Nam Đảo thôn tính Hùng Vương, thì nạn nhân tiếp theo sẽ là họ. Và sự liên kết ấy đã diễn ra, được phản ánh trong truyền thuyết qua đám cưới của Mỵ Nương với Sơn Tinh. Có thể trong thực tế cũng đã có một đám cưới thật, một đám cưới mang tính chính trị, để hai tộc người khác biệt trở thành người một nhà. Có thể đám cưới chỉ là một ký hiệu trong truyền thuyết, nhưng không thể phủ nhận một hiện thực rằng: đã có sự hợp nhất giữa hai liên minh bộ lạc lớn nhất thời bấy giờ tại đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn hợp nhất được cho là vào thời kỳ văn hóa Gò Mun (1100 TCN), trùng với thời điểm xuất hiện các cuộc tấn công của người Nam Đảo. Hai tộc người lớn hòa nhập với nhau, không chỉ về mặt quân sự, mà dần dần cả về mặt văn hóa, huyết thống…Trong khoảng thời gian của văn hóa Gò Mun, Quỳ Chử (400 năm – từ năm 1100 đến năm 700 TCN), là quãng thời gian để hai bên hòa nhập và dần trở thành một tộc người mới. Trong 400 năm ấy, khi nắm trong tay đất đai rộng lớn do sự sáp nhập lãnh thổ của hai bên, có sự nhảy vọt về chất trong thể chất, trong đời sống văn hóa tâm linh, tinh thần, tiếp thu được cả những ưu điểm, tính trội của hai tộc người cũ, nên tộc người mới này năng động hơn, phát triển hơn. Tộc người mới này được gọi là người Việt cổ, PGS. Đặng Việt Bích gọi họ là người Mường cổ, vì những điểm tương đồng của người Mường sau này với văn hóa đồng Đông Sơn (chúng ta sẽ khảo cứu ở những bài sau: Sự phát triển của người Việt cổ và người Kinh xuất hiện như thế nào?). Và sau 400 năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm và phát triển kinh tế, xã hội, người Việt cổ đã đạt được sự nhảy vọt thần kỳ: sáng tạo ra văn hóa đồng thau Đông Sơn. PGS. Đặng Việt Bích http://www.phongthuyankhang.com
  20. Cảm ơn VinhL đã tặng đồ hình. Phân Ngũ hành cho bát quái lại theo nguyên lý của Dịch: khí dịch sinh từ dưới. Vinh có ý kiến gì về vấn đề này không ?
  21. Trong quá trình tiến hoá sinh mệnh, bất kể là sinh mệnh Đơn bào hay là thể hữu cơ Đa bào, các tổ chức kết cấu trong cơ thể và công năng hoạt động là một thể thống nhất hữu cơ, vừa liên hệ với nhau, vừa đối lập thống nhất với nhau, mới có thể thích ứng với hoàn cảnh sinh tồn và phát triển. Một năm có 12 tháng, một ngày có 12 giờ, thân thể con người cũng có 12 kinh khí mà 12 tạng phủ tương ứng với 12 kinh khí dinh dưỡng và bào vệ nhân thể. - Từ 3h - 5h: Phế khởi hành (phổi) - giờ Dần - Từ 5h - 7h: Đại trường (ruột già) - giờ Mão - Từ 7h - 9h: Vị (dạ dày) - giờ Thìn - Từ 9h - 11h: Tỳ (lá lách, tuyến tuỵ) - giờ Tị - Từ 11h - 13h: Tâm (tim) - giờ Ngọ - Từ 13h -15h: Tiểu trường (ruột non) - giờ Mùi - Từ 15h - 17h: Bàng quang - giờ Thân - Từ 17h - 19h: Thận - giờ Dậu -Từ 19h - 21h: Tâm bào (màng bao tim)- giờ Tuất - Từ 21h - 23h: Tam tiêu - giờ Hợi - Từ 23h - 01h: Mật (đởm) - giờ Tí - Từ 01h - 03h: Gan (can) - Giờ Sửu Rồi lại tiếp tục từ kinh Phế vận chuyển tuần hoàn, tạo cho sinh mệnh luôn luôn được thay cũ đổi mới. Thời gian vận hành của kinh khí suy rộng đến giờ sinh như sau - Sinh vào giờ Tý phải chú ý công năng của Mật. - Sinh vào giờ Sửu phải chú ý công năng của Gan. - Sinh vào giờ Dần bộ máy hô hấp hơi yếu. - Sinh vào giờ Mão: hệ bài tiết đại trường cần phải chú ý. - Sinh vào giờ Thìn và giờ Tị: công năng tiêu hoá thường hay yếu. - Sinh vào giờ Ngọ về phương diện Tim mạch phải đặc biệt chú ý. - Sinh vào giờ Mùi nên chú ý về hệ Tiểu trường, chức năng chuyển hoá - Sinh vào giờ Thân Dậu chức năng về Thận thường hay yếu. - Sinh vào giờ Tuất phải chú ý đến chức năng tuần hoàn, tim mạch - Sinh giờ Hợi phải chú đến hệ miễn dịch và hệ Bạch huyết (limphô)
  22. Anh chị em nào biết cho Vô Trước hỏi, trong các câu của cổ thư truyền lại mà anh Thiên Sứ đã nhiều lần đề cập, như: "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ Ất hợp Canh hóa Kim ... " Thì chữ "hóa" ở đây cần được hiểu là như thế nào ạ? Xin cám ơn!
  23. Chủ đề chính - Phạm trù "hoá" đối với Thiên - Phạm trù "hoá" đối với Đạo - Phạm trù "hoá" đối với Lý - Phạm trù "hoá" đối với Nhân - Thông qua các môn học thuật cổ phương Đông.
  24. Phạm trù (category) : Nội tại trong phạm trù có vật (object), đôi khi còn gọi là đối tượng và giữa các vật có các mũi tên (morphism) đôi khi gọi là đồng cấu. Cấu trúc cơ bản của phạm trù là phép hợp thành của mũi tên. Giữa hai phạm trù thì có các hàm tử (functor). Giữa hai hàm tử thì có các biến đổi tự nhiên (natural transformation). Phỏng nhóm (groupoid) là một loại phạm trù đặc biệt trong đó mọi mũi tên đều nghịch đảo được (hậu tố “id” dịch là phỏng). Ví dụ như: Phỏng nhóm Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý
  25. TRIẾT HỌC: PHẠM TRÙ HOÁ Phạm trù hoá (categorization) Là một trong những khái niệm then chốt trong việc miêu tả hoạt động nhận thức của con người liên quan đến hầu hết những năng lực và hệ thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó và với cả những thao tác được thực hiện trong các quá trình tư duy như so sánh, đồng nhất, thiết lập sự giống nhau và tương đồng. Với nghĩa hẹp phạm trù hoá là việc đưa những hiện tượng, đối tượng, quá trình v.v. vào phạm vi kinh nghiệm, vào phạm trù và thừa nhận nó là một thành tố của phạm trù này, song với nghĩa rộng hơn thì đó là quá trình cấu tạo và phân suất chính bản thân các phạm trù, là quá trình phân chia thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người, quá trình sắp xếp các hiện tượng theo thứ tự số lượng ít hơn hoặc hợp nhất chúng lại. Đồng thới đó là kết quả của hoạt động phân loại. Đôi khi người ta khẳng định rằng hiện tượng phạm trù hoá là hiện tượng ngôn ngữ học, do đó người ta nói đó là hiện tượng phạm trù hoá ngôn ngữ học. Những kết quả của nó được phản ánh trong từ vựng đủ nghĩa, còn mỗi một từ đủ nghĩa được xem như đó là sự phản ánh một phạm trù riêng lẻ với rất nhiều những yếu tố đại diện đứng sau nó. Nếu không có tên gọi thì làm sao chúng ta biết được con người nói bằng một thứ ngôn ngữ tự nhiên có thể quy một đối tượng nào đó, một quá trình, một thuộc tính hay một hiện tượng nào đó vào một lớp hoặc một phạm trù nào. Song điều khẳng định này không nên hiểu một cách quá thô thiển bởi vì các con vật cũng có thể phân biệt được những kích thích với bản chất khác nhau và phản ứng lại những kích thích đó một cách khác nhau (Jackendoff 1983). Những năng lực này thể hiện rất rõ trong những thí nghiệm với trẻ em. Trẻ em không biết những thuật ngữ chung để gọi tên phạm trù (ví dụ, tên gọi các loại “hoa quả” và “rau”, song theo yêu cầu của người làm thí nghiệm chúng có thể xếp những thứ người ta đưa cho chúng theo từng đống khác nhau. Cùng với sự phát triển cách tiếp cận tri nhận các quan điểm về bản chất của quá trình phạm trù hoá đã thay đổi về cơ bản. Nguồn gốc về cách hiểu mới này gắn liền với tên tuổi của L. Wittgenstein, người đã phân tích một cách độc đáo những ý nghĩa của từ “trò chơi” và chỉ ra rằng tất cả các nghĩa tương đồng chỉ có mối liên hệ với nhau qua “sự giống nhau về dòng họ”, nghĩa là ở mỗi cặp nghĩa so sánh có một nét nghĩa chung nào đó. Chẳng hạn, một người bà con có thể giống với một người khác ở chỗ họ có tính khí giống nhau, lại có thể giống với một người khác nữa về ngoại hình. Những tư tưởng này về sau được Lakoff phát triển rất hiệu quả và được phản ánh trong cái gọi là phương pháp điển dạng và ngữ nghĩa học điển dạng. E. Rosch (1975) đã áp dụng phương pháp điển dạng trong việc phân định các cấp độ phạm trù hoá, trong đó có cấp độ cơ sở được xem là trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận. Thực tế đã có rất nhiều công trình tâm lí học cũng như ngôn ngữ học nghiên cứu hiện tượng phạm trù hoá các màu. Nhiều người cho rằng toàn bộ thế giới xung quanh ta được tổ chức giống như những gam màu: chúng ta chia cắt thế giới chỉ bởi vì việc phân suất các mảng riêng lẻ trong thế giới do ngôn ngữ quy định.