Liêm Trinh
Hội viên-
Số nội dung
765 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Liêm Trinh
-
Nếu cha mẹ và con cái là môt sự liên hệ hữu cơ thì thiên tài vật lý Stephen Hawking có sư liên hệ hữu cơ với Việt Nam.Ngoài những điều khoa học đã có thể giải thích được có lẽ còn những cơ chế khoa học chưa khám phá ra,nếu khám phá ra được cơ chế này có thể giải thích được tại sao trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và bảo vệ đất nước sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam lại được nhân dân thế giới ủng hộ và có rất nhiều người đi tiên phong đấu tranh dù bản thân họ bị thiệt thòi ngay trên đất nước họ sinh sống.
-
Chào bác VuiVui Liêm trinh nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận giá trị khoa học mà Đức phật đã khám phá ra như luật "nhân quả" chẳng hạn. Liêm trinh mới kiểm tra lại luật này ở vụ án "Lệ Chi Viên".Vì bà Nguyễn Thị Anh làm những việc khuất tất nên buộc phải giết Nguyễn Trãi một người dốc hết tâm sức theo khả năng của mình cho dân tộc đất nước.Kết cục khi đã leo lên tới ngôi thái hậu và con đã là vua rồi mà vẫn phải trả giá. Chỉ tiếc cho vị vua con của bà Nguyễn Thị Anh và có thể cả vợ và con của vị vua nàycùng gia quyến của bà Nguyễn Thị Anh(Thời phong kiến những sự liên quan như vậy thường diễn ra) đã phải chết oan uổng do tội của bà Nguyễn Thị Anh gây ra. cái đạo bác nói liêm trinh cũng không hiểu nó là cái gì hay là cái "đạo đức kinh" u u mê mê của Lão Tử vì liêm trinh đọc tất cả trong rổ sách của mình, tùy từng lúc nghĩ cái gì thì tìm lại những cái có thể liên hệ được để đọc. Nói chung liêm trinh nghĩ như người Việt Nam chúng ta có câu:"Lá rụng về cội","cóc chết ba năm quay đầu về núi" tất cả mọi người Việt Nam khi đang học tập nghiên cứu thì còn tìm cái huyền vi ở đâu đó và khi đủ độ chín thì mỗi lần thắp nén hương trầm trên bàn thờ Tổ Tiên lại dật mình thấy các cụ nhà mình giỏi thật sao lại gọi là "Tổ Tiên" , sao lại gọi là "Tập văn cúng Gia Tiên",sao lại nói là "Tổ Tiên phụ hộ độ trì". Bác thử kiểm tra lại lời liêm trinh nói xem có đúng không,thứ bảy chủ nhật tới bác về nhà thờ tổ họ của bác thắp hương xem người thân trong họ của bác có hỏi chào bác về thắp hương cho Tổ Tiên không. Kính bác
-
Lạ thật cũng công nghệ đó người Trung Quốc tạo ra hàng hóa rẻ bán khắp thế giới.Người anh em Trung quốc trên tinh thần quốc tế vô sản,anh em môi hở răng lạnh bán cả công nghệ lẫn nhà máy cho Việt Nam cử chuyên gia hướng dẫn tận nơi mà các chuyên gia của Việt nam lại kêu là lỗ thì lạ thật.
-
Trong khoa học thì vứt hết các loại tôn giáo ra,khi người ta bất lực trong công việc nghiên cứu của mình thì bắt đầu tìm đến tôn giáo,Anhxtanh cũng không ngoại lệ. Về khoa học thực nghiệm sự vĩ đại của Đức Phật là cách đây hơn 2000 năm đã biết trong bát nước lã có muôn vạn vi trùng,điều đó giờ đây học sinh cấp hai cũng hiểu.Đức Phật có thể "cảm giác" vi mô rất tốt "cảm giác" được cấu tạo vũ trụ nhưng vì khoa học thực nghiệm thời đó chưa có gì nên ngài diễn tả bằng những ngôn ngữ ít ai hiểu nổi.Khoa học và tâm linh, nhiều khi các nhà khoa học vẫn bị nhầm lẫn, trình độ khám phá khoa học càng cao khả năng dùng tâm để khám phá khoa học càng lớn và các nhà khoa học thông thường bị nhầm lẫn bởi chính ý thức xã hội của mình.Khi bất ngờ giải quyết song công viêc hóc búa hay không giải quyết nổi thì lại bắt đầu viện tới tôn giáo và đó là cái thứ tín ngưỡng đã in vào đầu do ảnh hưởng của môi trường sống mặc dù có thể nó nhầm lẫn phản bội lại chính nguồn gốc ,công sức,công trình của mình. Nói chung trong khoa học nên tránh xa tôn giáo.Chỉ môt bước sai lầm của nhà khoa học những người kinh doanh tâm linh-có thể gọi là kên kên kinh doanh xác chết- có thể lợi dụng nó để trục lợi.
-
Kinh thật,cái hố bùn thiết kế theo tiêu chuẩn châu âu mà cũng vỡ được.Chắc nhà thầu thi công và tư vấn giám sát tăng lợi nhuận, tăng thu nhập bằng cách bớt sén vật liệu.Thô quá thế kỷ 21 là thế kỷ trí tuệ mà còn thu lợi nhuận bằng cách thô thiển.Ở Việt Nam ta mà gặp phải các giáo sư tiến sỹ trong hội đồng nghiệm thu quốc gia thì đừng có hòng mà làm vớ vẩn được,loanh quanh là đập ra ngay.
-
Chào bác vo truoc Bác vo truoc ạ cách sử dụng ngôn từ tùy theo niềm tin của từng người,niềm tin vào lý luận nào đó là kết quả của sự học tập và vận dụng lý luận đó vào thực tiễn cuộc sống. Theo liêm trinh nghĩ cả "đạo học "và "lý học" đều nằm trong khoa học.Tôn giáo ra đời là do chính sự kém phát triển của khoa học chung.Khi khoa học phát triển toàn diện giải thích bằng thực nghiệm được tất cả các vấn đề của cuộc sống thì các tôn giáo không thể ra đời được nữa. Có lẽ chưa có vị nào nghiên cứu theo lối "đạo học" chủ động lập ra "tôn giáo" của mình vì tất cả các kinh sách chép chỉ là những người sau chép lại lời nói của một vị nào đó mà họ nêu ra.Như vậy là đa phần vì miếng cơm manh áo,vì ảo danh nên những người sau nghĩ ra cách dựa vào uy tín một ai đó lập ra tôn giáo.Đó chính là bi kịch của con người vì khi mục đích nghiên cứu "đạo học "đã bị lợi dụng để kiếm sống thì họ sẵn sàng làm tất cả để dồn con người vào mê muội dẫn đến không ít các bị kịch cho các nhà khoa học chân chính.Liêm trinh nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những chân sư đã có đóng góp trong lịch sử Việt Nam bởi như tiền nhân đã nói "trong đàn ngựa kéo xe tất có ngựa kỳ ngựa ký".Những chân sư đó họ là những người Việt Nam có tư chất thông minh hiếu học nhưng chắc nhà ngeo hay gặp nghịch cảnh trong cuộc sống nên gửi thân vào tôn giáo và ở đó họ có điều kiện được học chữ, học kiến thức của chính tổ tiên mình để lại và được thế hệ chân sư theo lối "đạo học" phát triển thêm sau đó họ mang ra giúp đời. Liêm trinh nghĩ trong "đạo hoc" thì những người đã thiết lập nên nền móng của lý học đông phương Việt Nam đạt thành tựu cao nhất có uy lực nghê gớm nhất, họ đã thật sự hòa nhập vào thiên nhiên và rũ bỏ tất cả lợi danh,chẳng màng gì hết và vào thủa xưa khi cần thì có thể giúp đỡ con người một cách thiết thực để lại các dấu tích trong huyền thoại. Kính bác
-
Chào cụ tiến sỹ Tất cả mọi người đều cố gắng giaỉ thích hiện tượng khó hiểu theo "cảm giác" của bản thận nhận được và giải thích theo kiến thức thông qua học tập tu dưỡng của bản thân mỗi người.Tất cả họ đều tốt đều phấn đấu cho sự bình yên của mọi người và để những lưỡi lê dài nhuốm máu của ngoại bang không sóc vào tim những đứa trẻ con Việt Nam giơ lên. Lý học là khoa học,khoa học tất có biên giới chúng ta phải cảnh giác không để cho bất cứ kẻ nào lợi dung để trục lợi cá nhân,hay kẻ nào đó chủ ý khuấy nước đục rồi thừa đục thả câu. Kính cụ
-
Chào bác vo truoc liêm trinh với bác đều là những người nghiên cứu,tất cả chúng ta đều biết vấn đề này cực kỳ phức tạp nên những cái viết trên đây hạn chế tối đa. Bằng tất cả hiểu biết của liêm trinh đến giờ thì thành thật trao đổi với bác: Không có cái gì để mà phục hồi,tất cả chúng ta phải đoàn kết nỗ lực lập môt lý thuyết mới nói lên liên hệ hữu cơ của con người với tự nhiên.Tất nhiên lý thuyết này phải kế thừa được tinh hoa mà người xưa đã để lại ở những mảnh rời rạc nhờ những lý luận được tổng kết trong thực tiễn của họ.Con người đang chinh phục không gian và trong tương lai khi mặt trời cạn nhiên liệu con người còn phải di dân tất cả những điều đó các nhà khoa học hiện đại tiên phong đang nhắc đến.Lý học đông phương được mọi người coi là cao hơn cả khoa học hiện đại hiện nay thì không có lẽ nào những người của quá khứ đã được mọi người coi là nắm được khoa học đó đầy đủ mà lai bó tay nhìn tuyệt đại đa số nhân loại cùng thời bi hủy diệt và số còn lại lại nguyên người mù chữ nên không để lại một chữ viết nào mà chỉ còn huyền thoại.Có thể các bằng chứng về khảo cổ của thuyết tiến hóa còn thiếu tý chút nhưng không thể vì thế mà nghi ngờ nguồn gốc loài người, vấn đề là lập ra các giả thiết để xem tại sao vào thời điểm khảo cổ đó các vật khảo cổ bị biến mất và chứng minh giả thiết đó đúng thì các vật chứng khảo cổ bị mất là đúng. Ví dụ vào thời điểm đó các mảng lục địa để con người sinh sống do vận động kiến tạo hiện đang nằm ở đáy biển và muôn loài phải di cư theo phần lục địa nổi lên và phần lục địa nổi lên ngày nay để khảo cổ và con người hiện nay sinh sống lại trùng với thời điểm xa xưa hơn........ Còn một vấn đề nữa là các kim tự tháp nằm rải rác ở một số quốc gia, điều này có phải là sự thể hiện có một nền văn minh toàn cầu hay không, chắc chắn là không mà chỉ là sự trùng hợp của một kiểu tiến hóa riêng của các nhóm nhỏ lẻ (tương tự như hai nhà bác học ngày nay ở hai nơi khác nhau cùng nghiên cứu ra một công trình giống nhau).Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là những kim tự tháp này có tác dụng gì và ngày nay ứng dụng có lợi gì không. Kính bác
-
Thuyết tiến hóa của Đarwin không giải quyết vấn đề vật chất cô đặc để tạo ra vũ trụ với các chất vô cơ và các phân tử hữu cơ đầu tiên đặt nền móng cho sự tiến hóa của muôn loài. Thuyết tiến hóa của Đarwin chỉ giải quyết sự tiến hóa của muôn loài và điều đó tuyệt đối đúng.Chỉ với một ví dụ đơn giản nếu giờ có một ông thần kinh nào đó nào đó cho rằng đứa bé con mình trong bụng vợ mình đang mang thai bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người có nghĩa là nó chỉ ăn năng lượng tự nhiên và bắt vợ nhịn đói. Kết quả chắc chắn cả thiếu phụ và cái thai sẽ bi lả và gã điên đó sẽ phải vào trại. Kiến thức tự nhiên là mênh mông vô tận,ngày này với E=m*c*c với công thức đó chúng ta đảo đi đảo lại và tiến sâu hơn vào thế giới vi mô rồi gắn nó vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong con người thì cũng có khối cái hay và sẽ hiểu thêm thuyết tiến hóa của darwin tuyệt đối đúng và đặt thuyết tiến hóa trong môi trường hiểu biết khoa học trung thời đó mới thấy sự vĩ đại của Đarwin. Đây là vấn đề rắc rối nhất gây khó khăn nhầm lẫn cho ngay cả những người nghiên cứu khoa học chính thống.Lúc thì tìm được cái nọ lúc thì tìm được cái kia.Có lẽ quá trình tổng hợp vật chất của cơ thể sống có nhiều mô hình khác nhau của thời điểm tổng hợp hoàn hảo đầu tiên. Khi cơ thể còn đang sống tự phân ly (dân gian gọi là xuất hồn đi chu du-nghiên cứu tạm coi là sự phóng năng lượng) hay khi chết phân rã thì sự phân ly,phân rã lại là quá trình đảo ngược của quá trình tổng hợp và phụ thuộc vào thời điểm tổng hợp đầu tiên.Như vậy quá trình tổng hợp hoàn hảo đầu tiên sau cùng tận lúc sinh ra là liên kết vi mô lỏng lẻo nhất nên thỉnh thoảng có hiện tượng phóng năng lượng đi chơi.(đây là thảo luận khoa học tuyệt đối không thảo luận với những người không làm khoa học nghiêm túc và lợi dụng để tuyên truyền nhảm) Có lẽ nhà bác học nào đó cần phải dùng tất cả: Thuyết tiến hóa của Đa rwin,TRiết Học Mác -Lê nin,thuyết tương đối,thuyết lượng tử,thuyết dây...mới lập ra được các giải thích hợp lý cho số vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống con người mà khoa học thực nghiệm hiện tại bó tay.
-
Sin chân thành chia buồn cùng bạn và gia đình.
-
Chào bạn Bạn có nhớ câu mở đầu của bài Quốc Ca của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không,bài hát đã thôi thúc thế hệ ông cha anh chúng ta giành, giữ và xây dựng đất nước:"Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc".Mỗi chúng ta chỉ là một con người trong đoàn quân của cả Dân tộc Việt Nam,sao mọi người không đồng lòng để tiến tới đỉnh cao học thuật mà cứ sở tranh luận vô ích thì được ích gì.Cụ thiên sứ Nguyễn Tuấn Anh ít nhất đã dự đoán đúng 90% đó là môt hiện thực khách quan không thể chối cãi.Năm nay đầu năm hạn hạn đồng ruộng nứt nẻ, hồ đập khô cạn, điện thiếu tùm lum đó cũng là một hiện thực khách quan không ai có thể chối cãi. Từ thực tiễn thống kê cho thấy nếu đầu năm hạn hán thì lượng mưa tập trung cuối năm cũng là hiện thực không thể chối cãi. Điều đáng buồn nếu đại lễ mà tại Hà Nội mưa dầm dề thì sẽ số ít người vỗ tay cười vì cu thiên sứ Nguyễn Tuấn Anh sai trong nỗi buốn của cả dân tộc Việt Nam.Điều oái ăm là những ngày nắng ở Hà nội lại trùng vào lũ lụt tại miền trung và đây là điều cực kỳ tệ hại nếu những người kia dùng trò thời trung cổ vu cho tại cụ Thiên Sứ Nguyễn Tuấn Anh mà gây lũ lụt ở miền trung trong khi nực cười là những đám mây áp thấp được hình thành từ biển được gió đưa vào đất liền.La thật chỉ vì một chút danh hờ, vài quyển sách mù mờ muốn lưu danh mà bày đủ mọi mưu kế bẩn thỉu để hại đồng nghiệp. Không một nền văn minh nào đã và đang có có thể chống hẳn được thiên tai bất khả kháng,phòng chống để giảm thiệt hại là cáchduy nhất được áp dụng trên tất cả các quốc gia trên thế giới vào thời điểm bây giờ. Làm thủy lợi để phục vụ nông nghiệp là điều cha ông chúng ta đã làm lâu lắm rồi từ thời nền văn minh lúa nước bắt đầu xuất hiện cơ bạn ạ.Bạn nên nhớ trường thủy lợi có khoa kinh tế thủy lợi riêng và nước ta còn có hàng nghìn tiến sỹ kinh tế quốc dân mọi ý tưởng chắc chắn họ sẽ dùng hết tâm huyết để kiểm tra xem có áp dụng được hay không. Cái gốc nằm ở sự tu dưỡng đạo đức của con người, khi bỏ được lòng dạ đố kỵ hẹp hòi tham lam thì chẳng còn gì phải nói,khi đỏ mặt tía tai đập bàn đập ghế tranh luận nhau để tìm chân lý tìm song rồi nâng ly chúc mừng người tìm ra thì giải quyết song cái gốc.Quê tớ có câu "Vua ngô 36 tấn vàng,chết xuống âm phủ chằng gì mang theo, tớ đây chẳng có cái gì,chết xuống âm phủ cũng chẳng mang theo gì" Khoa học vị nhân sinh, đầu tiên là phục vụ đồng bào mình,nhà khoa học là người luôn vận động theo hiểu biết của mình thấy hiểu biết trước của mình sai thì phải sửa ngay theo hiểu biết mới tìm ra đúng của mình làm việc vô tư trong sáng không vụ lợi để tránh việc như các cụ nói:"Rước voi giầy mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà" Kính
-
Lượng mưa trung bình một năm ở một quốc gia,một khu vực thường là xấp xỉ nhau chỉ khác ở thời điểm.Như khúc ruột miền trung năm nay tập trung mưa ở cuối vụ.Mọi người liên hệ việc ngăn mưa của cụ Nguyễn vũ tuấn anh với bão lụt miền trung là một liên hệ buồn cười.Chỉ với công thức đơn giản A=F*S thì thấy ngay rằng để vận chuyển khối lượng mây khổng lồ ấy từ miền bắc vào miền trung với vận tốc di chuyển 30 km/h thôi thì đã cần bao nhiêu công,chắc chắn không một dị nhân nào phát công làm nổi.Cụ Tiến sỹ đã phát công bảo toàn được 90% địa điểm tổ chức lễ hội (có một chương trình ca nhạc bị bỏ dở vì mưa nặng hạt thì phải) đã là thành công cực lớn. Trong lịch sử khí công đại sư Trương Bảo Thắng của Trung Quốc cũng chỉ chuyển mây làm được một khoảng trời mà thôi. Khúc ruột miền trung thỉnh thoảng lại quằn quại trong hạn, lũ.Tuần trước chống hạn tuần sau đã chống lũ.Tất cả đều phải trông trờ vào quyết sách của Đảng và sự nỗ lực làm việc của các giáo sư tiến sỹ thủy điện,thủy lợi,giao thông như tiếp tục nâng cấp đường Hồ Chí Minh để giao thông thuận tiện kết hợp với làm chậm lũ hạ lưu (kết hợp với di dân lên đồi cao để tránh ngập lũ),chỗ nào làm được thủy điện thì làm,chỗ nào làm được hồ chứa để dự trữ nước chống hạn,nuôi cá tạo ra cảnh quan bồng lai tiên cảnh để thu hút du khách du lịch, còn chỗ nào không làm hồ được thì nạo vét mở rộng các sông suối đã có để tăng khả năng thoát nước..... Kinh phí cần vào thời điểm bây giờ có khi cũng phải tới mười mấy nghìn tỷ VNĐ, nói thì kinh nhưng thực tế chỉ cần khoảng 3000 xe loại 15 tấn do việt nam đã sản xuất được,300 máy xúc gầu 2.5 khối,vài trục máy hút bùn,xà lan Việt Nam đã sản xuất được cùng với khoảng 5000 người làm việc trong khoảng mươi năm là giải quyết song phần đào đắp tích nước. Đại loại như vậy còn chúng ta ngay bây giờ thì nên làm từ thiện và cứ chịu khó đóng đúng đủ thuế để nhà nước có kinh phí mà làm là cách rất hay rồi.
-
Chúc mừng Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Chúc mừng Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Chúc mừng Lạc Việt độn toán.
-
Hồ Chí Minh Nhật ký trong tù Học đánh cờ Nhàn tọa vô liêu học dịch kỳ Thiên binh vạn mã cộng khu trì; Tấn công thoái thủ ưng thần tốc, Cao tài tật túc tiên đắc chi. Nhãn quang ưng đại tâm ưng tế Kiên quyết thời thời yếu tấn công Thác lộc song xa dã một dụng Phùng thời nhất tốt khả thành công? Song phương thế lực thản bình quân Thắng lợi chung tu thuộc nhất nhân; Công thủ vận trù vô lậu trước, Tài xưng anh dũng đại tướng quân. Bản dịch của Văn Trực – Văn Phụng: Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi, Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài; Tấn công, thoái thủ nên thần tốc, Chân lẹ, tài cao ắt thắng người. Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ, Kiên quyết, không ngừng thế tấn công; Lạc nước, hai xe đành bỏ phí, Gặp thời, một tốt cũng thành công. Vốn trước hai bên ngang thế lực, Mà sau thắng lợi một bên giành; Tấn công, phòng thủ không sơ hở, Đại tướng anh hùng mới xứng danh.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đền Hùng Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì, Phú Thọ là nơi thờ các Vua Hùng - Tổ Tiên chung của dân tộc Việt Nam. Đây là một khu di tích đặc biệt quan trọng, qua các thời kỳ lịch sử luôn được Nhà nước và nhân dân quan tâm, gìn giữ. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chủ Tịch đã 2 lần về thăm Khu di tích này. Sau hiệp định Geneva, ngày 19.9.1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Đền Hùng làm nơi gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong - Sư đoàn 308, căn dặn về nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Cuộc gặp mặt của lãnh tụ Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong không phải là sự tình cờ, mà là chủ đích của Người. Lần đầu tiên, cả chặng đường dài mấy ngàn năm của lịch sử dân tộc, được Người tổng kết trong một câu nói lịch sử nổi tiếng: Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước Trong thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ lịch sử và nhiệm vụ cách mạng của dân tộc là dựng nước và giữ nước, lúc đó việc nghiên cứu khoa học về thời đại Hùng Vương chưa có điều kiện để tiến hành; Quy luật dựng nước và giữ nước trong lịch sử chưa được tổng kết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định thời đại Hùng Vương là thời kỳ lịch sử có thật của dân tộc; Các Vua Hùng là người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam. Sự khẳng định quy luật dựng nước và giữ nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng không những có ý nghĩa giáo dục lớn, mà còn là sự quan tâm và ý thức tôn vinh Tổ Tiên - Các Vua Hùng - của người đứng đầu Nhà nước thời hiện tại. Sự nghiệp cách mạng rất đỗi vẻ vang nhưng còn nhiều gian khổ, đòi hỏi những hy sinh vô cùng to lớn, niềm tự hào vững chắc về Tổ Tiên dựng nước là nguồn cổ vũ hết sức lớn lao của nhân dân cả nước. Chọn Đền Hùng để khẳng định nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã tôn vinh Đền Hùng lên một tầm cao mới của lịch sử. Trong lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "các Vua Hùng đã có công dựng nước", Người đã viện dẫn đến những con người có thật trong buổi đầu của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng là một biểu tượng cao quý mà các thế hệ con cháu người Việt Nam đời này qua đời khác tôn thờ. Nói về Các Vua Hùng ngay tại nơi thiêng liêng mà bao đời người Việt trở về trong tâm thức cũng như trong đời sống thường nhật - Đền Hùng - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi gợi cho chúng ta ý thức dân tộc, ý thức cội nguồn. Trên thế giới không có một dân tộc nào lại không có bề dày lịch sử của dân tộc mình, điều đó quyết định sức sống, sự thống nhất và phát triển của mỗi một dân tộc. Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hôm nay tất yếu của sự phát triển là nhiệm vụ tiếp tục dựng nước và giữ nước của các thế hệ con cháu người Việt Nam. "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Năm 1962, Đế quốc Mỹ chuẩn bị cuộc chiến tranh đánh phá cả miền Bắc. Cả nước thành chiến trường chống Mỹ. Một lần nữa, Đền Hùng lại đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào ngày 19.8.1962. Trong hồ sơ Di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng có ghi lời dặn của Người khi lên tới đỉnh núi Hùng: Đã đi là phải tới đích, leo núi là phải lên đến đỉnh, cũng như người làm cách mạng không được bỏ dở chừng. Người còn dặn phải trồng thêm hoa, cây cối để Đền Hùng trở thành một công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thăm viếng. Cả 2 lần Người về Đền Hùng, cả 2 lần Người đều lên đến đỉnh cao mà ngày xưa Tổ Tiên của người Việt Nam từng mơ ước cầu Trời cho mưa thuận gió hòa, an dân hạnh phúc. Điểm lại sự kiện 2 lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng không phải vì sợ hãi trước những khó khăn của lịch sử mà phải mượn tới vong linh của Tổ Tiên, để tìm một sức mạnh bởi niềm tin huyễn hoặc vào cõi thánh thần. Nhân dân ta vốn coi trọng nguồn gốc, tha thiết ở tình cảm "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả không quên ơn người trồng cây", Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đền Hùng, viện dẫn đến "Các Vua Hùng đã có công dựng nước", chính là để ca ngợi sự cố gắng quyết tâm dựng nước và giữ nước trong thời đại mới, từ đó khơi dậy những tình cảm thiêng liêng của dân tộc, để từ truyền thống lịch sử tạo ra những điều bất diệt, tạo lên sức mạnh và nguồn sinh lực mới cho cuộc sống, để dân tộc hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng, đi đến đích của mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong lịch sử hiện đại, bắt đầu bằng ý chí và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã hướng đạo cho chúng ta quan tâm xây dựng tôn tạo Khu di tích lịch sử Đền Hùng ở tầm cao của thời đại mới. Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Khóa XI đã thông qua sửa đổi Điều 73 của Bộ luật Lao động, cho phép người lao động cả nước được nghỉ ngày mùng 10.3 âm lịch. Đó là điều kiện tốt để đồng bào cả nước về thăm viếng Đền Hùng, dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tri ân công đức của Tổ Tiên, tạo động lực tinh thần yêu nước, gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân. Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong thời hiện tại, không chỉ gắn với Các Vua Hùng - Tổ tiên của dân tộc Việt Nam, mà còn gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người con ưu tú nhất của dân tộc, người thầy vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam, những tiền nhân có công dựng nước và giữ nước. Ts Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Phó giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng www.daibieunhandan.vn
-
Trong tâm hồn mỗi con ngươi sinh ra ở nông thôn Việt Nam thì cây đa,giếng nước,sân đình đều in sâu dấu ấn trong tâm hồn.Cây đa,giếng nước,sân đình là nơi ngịch ngợm hồn nhiên thủa còn thơ ,là nơi tụ tập tránh nắng trưa hè đón gió tối hè với các trò chơi con trẻ với bạn bè thủa cắt cỏ chăn trâu.Cây đa,giếng nước,sân đình cũng là nơi tụ họp trước khi những chàng trai cô gái lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương.Cây đa,giếng nước cũng là nơi những đôi trai gái tâm tình chuyện trăm năm dưới ánh trăng sáng ngời.Đình làng cũng là nơi để lúc lớn tuổi về thắp nén hương cúi đầu tưởng niệm trước hồn thiêng của ông cha đã dựng xây nên làng xóm quê mình.Đình làng là nơi lưu giữ bao giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là nơi cha ông gửi gắm tâm nguyện của mình vào cho cháu con như một đôi câu đối tôi đã đọc được trong một đình làng: "Mái đình che trở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tiên". Lang thang trên mạng tìm được một bài viết về đình làng đưa lên để mọi người đọc Đình làng- một nét đẹp của làng quê Việt Nam Đình làng- một mảnh hồn quê, một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả sáng trong những áng thơ văn Hôm qua tát nước đầu đình Để quên chiếc áo trên cành hoa sen Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng -nét văn hoá của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê. Đó là những hình ảnh của "cây đa, bến nước, sân đình, bụi tre, vườn cây, ao cá...". Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Cái đình trang trọng và thiêng liêng, nó gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, Đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung đình chùa, nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùng một ý thức văn hóa. Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa. Còn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi "cân bằng" phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ''uống nước nhớ nguồn'' của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng, nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa, người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần biển, thần nước (thần Tản Viên)... ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn... Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền văn hoá đình, một nền văn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam. Ở nước ta vào đầu thời Trần, vua Trần Thái Tông xuống chiếu: "... nơi nào có đình trạm thì phải tô tượng Phật để thờ trong đình đó" (đình trạm là những kiến trúc được dựng lên ở các cung độ đường làm nơi cho nhà Vua đi tuần thú hoặc khách bộ hành nghỉ ngơi). Là bởi thời đó Phật giáo đang chiếm ưu thế. Sang thời Lê, kinh tế hàng hóa phát triển, những đình trạm cũng được xử dụng làm chợ, nên gọi là đình chợ (như đình chợ Đông Ba - Huế, Xuân Giang - Nghệ Tĩnh). Từ thế kỷ 16 đến 19 có những lúc ngơi chiến tranh, người dân có điều kiện phát triển kinh tế nên đình được phát triển hơn. Những nơi không có chiến tranh như miền Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây đình phát triển mạnh (đình Chu Quyền, đình Đình Bảng, đình Tây Đằng). Dần dần những ngôi đình làng phát triển ở miền núi, vùng người Tày, người Nùng (đình Hồng Thái, Tân Trào). Trải qua thời gian, đình làng dần dần thiên di vào miền Trung, nhất là Bắc Trung Bộ: đình Hoàng Sơn, Chu Cân ở Nghệ An. Nhưng càng vào Nam càng ít và đến Nam Bộ, ngôi đình chỉ còn là ngôi đền. Đình tồn tại trên công thổ, công điền của làng. Người từ 18 tuổi trở lên được nhận ruộng công về làm và nộp hoa lợi cho đình hoạt động. Mỗi khi ra đình phân biệt mâm ăn và chiếu ngồi, chia phần "một miếng giữa làng hơn một sàng só bếp", "một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần"... Như vậy, đình làng diễn ra sự phân chia đẳng cấp rất chặt chẽ, trọng tuổi hơn trọng chức sắc, là nơi quyết định số phận kinh tế, chính trị và tâm tư tình cảm của người dân. Hàng năm đình có lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày mất của thần được thờ. Lễ hội gắn với truyền thống lịch sử (sự tích thần đánh giặc, lập làng, dạy nghề), gắn với lễ nghi nông nghiệp (lễ rước nước). Tế thần là hoạt động diễn lễ của hội tế để biểu thị lòng biết ơn của dân làng đối với thần, mong thần tiếp tục phù hộ cho đân làng mạnh khỏe, được mùa . Lễ vật tế thần là cỗ tam sinh (trâu, bò, dê hoặc lợn) là những sản phẩm nông nghiệp, là lễ vật kỷ niệm. Ví dụ đình Lưu Kiếm - Thủy Nguyên - Hải Phòng, xưa Trần Hưng Đạo qua đó chuẩn bị trận Bạch Đằng, dân làng chỉ kịp dâng cỗ "quá lộ" có cơm và cá, ngày nay khi tế thần ở đình này cũng có lễ vật "quá lộ". Đình làng Hương Trầm có bánh chưng, bánh giày cúng Lang Liêu . Nhân dân thường dùng kiệu Ngọc Lộ hoặc kiệu Bát Cống trong lễ rước thần. Đặc biệt thường có con ngựa gỗ đi theo kiệu thần. Con ngựa gắn liền với cuộc sống đời xưa trong chinh chiến, đi lại và đã đi vào hoạt động tâm linh. Hội đình mang lại niềm vui cho mọi người, mang tiết lễ. Trong hội diễn lại nhiều trò như giết giải cứu công chúa, hoặc gần với sự tích, gần với nông nghiệp (Vua Hùng đi săn), các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian: đu quay, đánh vật... Nhìn chung, văn hoá đình Việt Nam có tính hoàn toàn độc lập của một cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hòa mọi nền văn hóa khác thành một nét văn hóa riêng nhằm phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong ấy, yếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng những người có công với xã, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất nước. Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có một cụm kiến trúc nghệ thuật tôn giáo đình đền chùa với hàng trăm pho tượng và nhiều đồ trang trí thờ cúng khác nhau. Có lẽ, những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ nhất, nhưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan niệm kiến trúc, đình là một kiến trúc công cộng, rộng mở để chờ đón bất cứ người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn hóa hiện thực của đời sống nhân dân. Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình. Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, Chu Nguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng, đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính khoa học kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu và đồ họa. Ví dụ như: ở đình Phù Lão (Bắc Giang) có hình điêu khắc phụ nữ khỏa thân đùa với rồng, gối đầu lên mình rồng; một hình trang trí đầy sáng tạo nữa là mây bay. Để đưa mây vào trang trí cho đình, người thợ Việt Nam đã cố gắng diễn đạt được cái nhẹ nhàng phù vân của mây vào các bẩy hiên cổn và mây đã thành hình khối di động, uyển chuyển, chỗ dày, chỗ mỏng như có gì lay động. Ở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như¬ các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí trên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn. Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ... Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước Đình làng đã có từ ngàn xưa, gợi nhớ một di tích cổ kính thân tình. Đình làng lại theo ta vào cuộc sống mới và hình ảnh đậm nét về nó không hề phai nhạt trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay. CINET TỔNG HỢP
-
Chào các cao thủ khoa học Bác nào giỏi thuyết tương đối tính thử xem vùng lõm không thời gian mà Từ Thức lạc vào vận động với tốc độ bao nhiêu để có các số liệu thời gian trong câu chuyện.Kính
-
Chào bạn Số năm một đời để tính tổng thời gian tùy theo văn hóa hôn nhân như bây giờ khoảng cỡ 27 năm, như câu chuyện trên con số 3 đời như xưa chỉ khoảng 50-60 năm cộng thêm tuổi của ông cụ đấy nữa thì cũng chỉ hơn trăm năm.Kính
-
Sự tích cây khoai lang Ở bìa rừng, có hai bà cháu nghèo khổ sinh sống. Hàng ngày, hai bà cháu phải đi đào củ mài để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà: Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn. Ăn củ mài mãi thì khổ lắm! Từ đó, cậu bé cấy cày và chăm chút cho nương lúa của mình. Nhìn cây lúa trổ bông, rồi chín vàng, cậu sung sướng nghĩ: "Thế là bà sắp được ăn cơm trắng rồi!". Nhưng chẳng may, một hôm, cả khu rừng bị cháy. Nương lúa cũng cháy thành tro. Cậu bé buồn quá, bưng mặt khóc. Bỗng, có ông Bụt hiện lên và bảo: - Hỡi cậu bé hiếu thảo và chăm chỉ, ta cho con một điều ước, con hãy ước đi! - Thưa ông, con chỉ mong bà của con không bị đói thôi, bà con già yếu lắm rồi... Ông Bụt gật đầu và biến mất. Buổi trưa, cậu bé vào rừng đào củ mài nhưng kiếm mãi cũng chẳng còn củ nào. Đến vài cái nấm hay khóm măng chua cũng chẳng có. Bỗng, cậu bé đào được một củ gì rất lạ. Ruột nó có màu vàng nhạt và bột mịn mềm. Cái củ đó cũng bị lửa rừng hun nóng và bốc mùi thơm ngòn ngọt. Cậu bé bẻ một miếng nếm thử thì thấy ngon tuyệt. Cậu bèn đào thêm mấy củ đem về mời bà ăn. Bà cũng tấm tắc khen ngon và thấy khỏe hẳn ra. Bà hỏi: - Củ này ở đâu mà ngon vậy hả cháu?. Cậu bé hào hứng kể lại câu chuyện được gặp ông Bụt cho bà nghe. Bà nói: Vậy thì thứ củ này là của ông Bụt ban cho người nghèo chúng ta đấy. Cháu hãy vào rừng tìm thứ cây quý đó đem trồng khắp bìa rừng, bờ suối để cho mọi người nghèo cũng có cái ăn. Cậu bé vừa tới cửa rừng thì một dải dây leo xanh mướt quấn vào chân cậu bé. Cậu nghĩ: "Chắc hẳn đây là cây quý" và mang cây đi trồng ở khắp bìa rừng. Chỉ mấy tháng sau, những rễ cây đã phình to thành củ màu tím đỏ. Nếu đem luộc hoặc nướng thì có vị thơm ngon, ngọt bùi. Cậu bé gọi đó là củ khoai lang. Nếu ai muốn trồng, chỉ cần đem vùi dây khoai xuống đất và chăm bón thì tới mùa sẽ thu hoạch được rất nhiều củ. Và cho đến bây giờ, khoai lang vẫn được nhiều người ưa thích. (sưu tầm) Tác dụng của khoai lang trong y học dân tộc Việt Nam đã được nghi như sautrong bộ Y Tông Tâm Lĩnh: "Cam chư tục goi là củ tía (khoai lang tím) Ngọt bình không độc tính hài hòa Bồi bổ lao thương tỳ thận khỏe Tác dụng so ra giống củ mài" (Lĩnh nam bản thảo-Hải Thượng y tông tâm Lĩnh) Ông bụt trong chuyện là như thế nào? phải trong trong tâm thức của người Việt Nam tất cả những người mang cuộc sống tốt hơn đến cho người khác đều là Bụt. Vậy thì trên dải đất Việt Nam này hiện nay có nhiều ông Bụt lắm, họ là những người đang nắm các cương vị lãnh đạo,các nhà khoa học.......tất cả họ đang ngày đêm suy nghĩ để cuộc sống của người Việt Nam tốt hơn. Biết đâu đến một ngày nào đó một nhà dược học,y học Việt Nam lại công bố các căn bệnh khó của thế giới như ung thư,HIV...đã tìm được dược liệu bằng cỏ cây việt Nam để chữa trị khỏi hẳn.
-
Chào cụ Thiên Sứ. Theo dự báo của bên khí tượng,dải tụ nhiệt đới đang tiến lên phía bắc gặp phải gió mùa đông bắc thì khả năng mưa rất cao. Nếu cụ để sảy ra mưa vào ngày mòng 6/10 và mồng 10/10 thì cụ nên đến gặp các bác công an để sin tự nguyện được ngồi Tù. Kính cụ
-
Ngọ Buổi trưa Ngục trung ngọ thụy chân như phục Nhất thụy hôn hôn kỷ cú chung Mộng kiến thừa long thiên thượng khứ Tỉnh thời tài giác ngọa lung trung (Chủ Tịch HỒ Chí Minh) Bản dịch của Nam Trân: Trong tù khoan khoái giấc ban trưa, Một giấc miên man suốt mấy giờ; Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ Những nghi chép về các giấc mơ như thế này của các lãnh tụ trên toàn thế giới thật vô cùng hiếm hoi. Trên cách nhìn nhận qua khoa học lý học thì thấy rằng giấc mơ này hoàn toàn có thật và được thi nhân-Danh nhân văn hóa- HỒ CHí Minh nghi chép thành thơ.Phải chăng đây chính là sứ mệnh được giao phó của Chủ Tịch HỒ Chí Minh trong việc dành lại độc lập cho đất nước Việt Nam.Đây có lẽ chính là khởi nguồn để cho một lệnh tổng khởi nghĩa ban ra toàn dân vùng dậy khởi nghĩa giành độc lập,một lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập non trẻ được mọi người nhất tề hưởng ứng.
-
Sông núi nước Nam Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách Trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Gần một nghìn năm đã trôi qua, đọc lại áng thơ của anh linh dân tộc vẫn thấy trong hồn vang lên tiếng gươm khua, ngựa hý,tiếng dũng sỹ Việt hét lên bằng tiếng Việt bên bờ Như Nguyệt trong chiến trận xả thân bảo vệ sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã đi vào tâm hồn của các chàng chai cô gái để khi tổ quốc cần như một động lực thúc giục mọi người giũ bỏ tất cả theo tiếng gọi của lãnh tụ đất nước -Những người đã được hồn thiêng trời đất Việt Nam giao phó trách nhiệm- lên đường để giành và giữ mãi độc lập của dân tộc Việt Nam. Có bạn ngoai cảm nào đã lên tới trời để xem bức bản đồ trước mặt ông trời không nhỉ? chắc trước bức bản đồ đó đề chữ: Quyền của Việt Nam mến khách,diệt ngoại xâm
-
Chao Miêu map Mấy hôm nay mải xem lễ hội nên không nghiền ngẫm nay đọcthấy bài của miêu mới nghĩ cũng lạ nếu dùng thuyết tương đối hẹp giải thích thì khi gắn hệ quy chiếu vào trái đất thì vùng lõm cụ Từ Thức lạc vào phải có tổng tốc độ bay lớn hơn trái đất nhưng vấn đề là bay ở đâu để để có ngày đêm cho cụ Từ Thức nhận biết. Trong chuyện cụ về bằng xe mây như vậy là cụ chưa thoát ra khỏi khí quyển trái đất vẫn chịu ảnh hưởng cảm nhận ngày đêm do trái đất tạo ra, mà bay ở khí quyển trái đất như một tàu vũ trụ với tốc độ lớn hơn tốc độ quay của trái đất thì cảm nhận ngày đêm phải ngắn lại,rất tiếc trong truyện không có dữ liệu một năm cõi tiên bằng bao nhiêu ngày.Kính
-
Chíc mừng cụ Tiến Sỹ. Mưa thuận gió hòa bình thường là điều tốt.Các nơi khác mưa là bình thường. Riêng tại khu vực tổ chức khai mạc đại lễ không mưa mà còn hửng nắng là điều cực kỳ tuyệt vời.1-0 phần thắng ngieng về cụ Tiến sỹ. Chúc mừng thắng lợi bước đầu của cụ.Trận đấu này hơi dài 10 hiệp cơ đấy,hiệp cuối cùng là then chốt nhất, cụ nhớ đi mát xa liên tục để luyện công nhé. Kính cụ