
Trí Phương
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
27 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Everything posted by Trí Phương
-
Chia buồn với gia đinh và cầu cho linh hồn Jeta1080 sớm siêu thoát.
-
Trí Phương rất quan tâm đến hiện tượng như thế này và chờ bài viết của bác Thiên Sứ nhưng chưa thấy bác viết bài, cũng không thấy bạn tranthikimhuong post bài, hôm nay TP post bài đưa topic lên mong bác Thiên Sứ dành thời gian giải thích về hiện tượng trên. Trí Phương chân thành cảm ơn bác!
-
TP cảm ơn anh Trực Giác nhé!
-
Thưa bác! TP cảm ơn bác! TP sẽ xem lại cách học của mình ngay. Thực ra TP muốn hỏi rất nhiều điều, nhưng vì nghĩ rằng có thể đã có những bài viết trình bày về những vấn đề đó, vì vậy TP muốn tìm đọc các bài viết đó trước, khi không tìm thấy hoặc đọc vẫn không hiểu, lúc đó TP mới dám làm phiền mọi người. Hoặc khi có chủ đề đang trao đổi mà TP có thể tham gia viết bài thì TP sẽ hỏi luôn trong đó. Về chủ đề "Có hay không hạt của chúa" của bác. Đó là 1 trong những chủ đề đầu tiên TP quan tâm từ khi vào tham gia diễn đàn ạ! Chủ đề này có sức hút kỳ lạ tới TP, cả chủ đề "có hay không sự sống ngoài trái đất" và các chủ đề lý học mà gắn liền tới Sử Việt cũng vậy. Hì! Theo như các bài viết của bác về có hay không hạt của chúa thì TP thấy rằng: Cho dù vật chất có chia nhỏ tới đâu đi chăng nữa thì cũng không thể tạo ra 1 hạt cơ bản duy nhất, mà luôn luôn có 5 dạng cho các hạt vật chất tới cả những thiên hà khổng lồ trong vũ trụ. Như vậy đúng không bác?
-
Anh Thiên Luân và Thiên Đồng trả lời, TP thấy vui quá! Hì, anh Thiên Luân có thể chỉ bảo TP được không? Hay TP nên tìm hiểu 2 vấn đề đó ở chủ đề, bài viết hay sách nào hả anh? Hì, TP sẽ cố gắng học cách trình bày rõ ràng, rành mạch hơn. Cảm ơn anh Thiên Luân và anh Thiên Đồng với lời khuyên rất hữu ích.
-
Vậy thì TP yên tâm rồi ạ!
-
Dạ. Thưa bác! Bài trả lời trên hoàn toàn là lời của TP thôi! Việc tô màu chữ và in đậm chỉ là cách mà TP muốn người đọc dễ nhìn vào nội dung hơn, hay nhấn mạnh vào những ý chính vậy thôi. Đó hoàn toàn là suy nghĩ nhằm giải thích cho thắc mắc tại sao phải lấy tuổi người cao tuổi nhất trong nhà trong phong thủy (tuy phong thủy vẫn chú ý tới các thành viên trong gia đình) Với cách giải thích đó thì TP lại càng thấy sự logic rất sâu sắc của ông cha ta! TP rất mong được bác phân tích cho vấn đề này! Kính!
-
Qua lần này TP thấy giao tiếp trên các diễn đàn thật khó biểu cảm, dễ gây hiểu lầm. Khi dùng các hình mặt cười lại càng cần thận trọng. Đây sẽ là bài học cho TP. Về vấn đề 8 cung hóa khí, TP quan tâm bản chất của vấn đề nên mới thắc mắc và đưa ra cách hình dung như vậy có đúng hay không? Thực ra TP mới tìm hiểu phong thủy cũng như lý học đông phương chính xác là từ tết âm lịch vừa rồi nên có rất nhiều thắc mắc. Có thể nói diễn đàn này là nơi duy nhất TP hoạt động và tìm hiểu. Bởi vì các vấn đề từ Sử Việt tới các giải thích, các chuyên mục mà TP đọc xong đều bị thuyết phục. Việt sử 5000 năm Văn Hiến là không thể phủ nhận. Học thuyết âm dương ngũ hành là học thuyết thống nhất vũ trụ và là sản phẩm của nền văn minh trong lịch sử đã bị hủy diệt. TP hoàn toàn tin tưởng vào điều đó, nhưng thời gian đi vào tìm hiểu mới là vài tháng khiến mọi thứ đều mới mẻ và cần những lời giải thích. Có lẽ chính vì TP hỏi quá nhiều và bài gửi trả lời trên lại dễ khiến người đọc thấy bị đùa giỡn nên bác Thiên Sứ đã nghĩ TP bảo vệ Phong thủy hán và đả kich PTLV, Sử Việt, Văn hóa Việt. TP 1 lần nữa xin bày tỏ sự chân thành trong các câu hỏi của mình. Có gì không đúng xin được bác và mọi người chỉ bảo!
-
Trí Phương xin tiếp thu lời của bác! Bài trả lời đó của TP có lẽ nên xóa đi.
-
Không phải như vậy. Trí Phương đã đặt nghi vấn cho lời lập luận đó đấy chứ. Còn phần chữ màu tím kia bị hiển thị sai, lẽ ra là như thế này Thiên Can -> Địa chi -> Thân mạng -> Cung phi (Dương nhất)-----------------------------------------------------------------------(âm nhất) Đấy là những băn khoăn chứ không hề có cái ý muốn nào đâu ạ
-
Trí Phương rất lấy làm tiếc, nhưng thực sự không hề có 1 chút ý nghĩ như vậy! Chỉ là Trí Phương muốn đưa chút không khí hài hước vào lời nói thôi. Vì thấy bác Thiên Sứ cũng thỉnh thoảng đùa,nên Trí Phương không muốn dùng nhiều câu văn khô khan quá. Nhưng thực sự cách nói đó Trí Phương cho rằng nó giúp hình dung vấn đề này dễ hơn đấy chứ. Thật lòng xin lỗi bác Thiên Sứ về điều này!
-
Hì . Như thể là 8 cung hóa khí này có 8 cột phát sóng (như kiểu viettel, vina, mobi ấy) mang theo sóng cung cấp dịch vụ Hôn nhân; Sự nghiệp; Tri thức... Anh Hôn Nhân sóng mạnh quá cung cấp dịch vụ hôn nhân cho cả những người ở tận địa bàn Canh bên Con Cái, mà anh Con Cái cũng chẳng vừa, đầu tư phủ sóng sang tận thị trường Thân bên Hôn nhân để kiếm lời. Các anh còn lại trong nhà thấy thế cũng theo nhau như vậy. hì hì
-
Trong Luận tuổi Lạc Việt, Trí Phương thấy Thiên can là dương, Địa chi và thân mạng là âm, trong đó địa chi lại là dương (dương trong âm), thân mạng là âm. Khi luận tuổi thì cha là dương, mẹ và con cái là âm. Bởi vậy cả cha và thiên can đều thuộc dương vì vậy về thiên can cha phải sinh cho mẹ và các con mới tốt (thuận lý), ngược lại thân mạng là âm nhất thì mẹ phải sinh cho cha mới tốt (thuận lý), con cái tuy là âm nhưng còn nhỏ thì dù là thiên can, địa chi, hay thân mạng thì lại cần phải được sinh (so với bố mẹ thì con cái là âm), đặc biệt trường hợp con út là âm nhất trong gia đình (bố mẹ là dương) vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới gia đình. Vì vậy có câu "giàu con út, khó con út" chăng? Ngoài ra trong phong thủy thường lấy tuổi người cha (người lớn tuổi nhất trong gia đình), cho dù có sự giải thích người lớn tuổi nhất trong gia đình có vai trò như trụ cột, đầu tàu nhưng Trí Phương vẫn thấy chưa thực sự thuyết phục lắm. Vả lại lấy theo tuổi nhưng lại là lấy theo cung phi bát quái, mà trong thực tế khi luận tuổi người ta có dùng cả cung phi. Vì vậy Trí Phương đặt ra câu hỏi: Liệu có phải Thiên Can, Địa chi, Thân mạng, Cung phi là sự sắp xếp từ dương nhất tới âm nhất. Thiên Can -> Địa chi -> Thân mạng -> Cung phi (Dương nhất) (âm nhất) Người cha là dương nhất trong gia đình thì thiên can (dương nhất) phải sinh cho vợ con, còn cung phi (âm nhất) thì người cha phải được dưỡng.? Vì vậy trong phong thủy mới luôn phải lấy tuổi người thuộc dương nhất trong nhà.Như vậy trong luận tuổi lạc việt rút bỏ yếu tố cung phi và chỉ coi trọng 3 yếu tố Can, chi và mạng vì cung phi tác động mạnh nhất tới người cha thì đã có Phong thủy dưỡng?
-
Vậy là đúng rồi. Vẫn có dư khí và chính sự giao thoa mà người thuộc Đông tứ cung hay Tây tứ cung đều có đủ 8 cung hóa khí. Cám ơn anh Thiên Luân nhé!
-
Trí Phương mới xem lại hình và thấy có nhầm lẫn. Những người thuộc Đông tứ trạch vẫn có cung quý nhân, chính là ở cung Nhâm. Rõ ràng Phong thủy Lạc Việt có rất nhiều điểm vượt trội so với Phong thủy cổ thư chữ Hán. Nhưng trong khi tìm hiểu phong thủy, tuy tìm hiểu chưa được nhiều nhưng có rất rất nhiều điều Trí Phương thắc mắc và đi tìm lời giải thích. Như vấn đề 8 cung hóa khí chẳng hạn. Cái này chắc rất phức tạp và dài dòng, trước khi tìm được sự giải thích đúng đắn, Trí Phương nghĩ rằng tại các vị trí biên của các cung có sự giao thoa khí của các tính chất tùy vào cường độ khí mà có cung biên mang được tính chất của cung bên cạnh ( Như cung Bính mang được tính chất Phú Quý và cung Tị thì mang tính chất danh tiếng địa vị; có thể khi tác động vào kích thích cung Tị chẳng hạn thì cả tính chất Phú quý và tính chất Danh tiếng Địa vị đều được tác động.) Tại các cung biên mà không mang tính chất của cung khác thì chứng tỏ khí của cung bên cạnh không đủ mạnh để làm cung biên kia bị nhiễm tính chất đó ( VD: Cung Hôn Nhân không làm cho cung Đinh mang tích chất Hôn Nhân được) - Nhưng Trí Phương vẫn không thể hiểu được: Ví Dụ: Tại cung Khảm thì tính chất Sự Nghiệp mang hành Thủy thì dư khí của nó tại cung Sửu (dù thuộc cung Cấn là hành Mộc) vẫn phải mang hành Thủy chứ. Nhưng nếu như vậy là sai thì có lẽ dư khí của tính chất Sự Nghiệp từ cung Khảm " phủ sóng" sang tận cung Sửu (trong cung Cấn) vì thế mà tính chất Sự Nghiệp tại cung Cấn mang hành Mộc của cung Cấn. Trí Phương chậm hiểu, vì vậy rất mong có được cách giải thích đúng!
-
Trí Phương xin chào bác Thiên Sứ và các anh chị! - Trí Phương cũng thắc mắc ở chỗ kim đới thủy và hỏa đới thổ. Như vậy ở cung Càn sẽ có tính chất của cả kim và thủy, tương tự cung Khôn có tính chất của cả hỏa và thổ đúng không ạ? - Còn 1 vấn đề ở 8 cung hóa khí nữa đó là ví dụ tại cung Bính màu vàng vẫn còn dư tính chất Phú Quý từ cung trước nó thì tại sao lại theo ngũ hành của cung Ly mà không phải cung Khôn, ngoài ra tại cung Tị lại có tính chất Danh tiếng, Địa vị. Trí Phương nghĩ mãi không ra, rồi nghĩ rằng như vậy không có sự vận động theo chiều kim đồng hồ mà chỉ là do vị trí của các cung với nhau? - Và theo hình thì người Đông tứ cung không có cung Quý Nhân? Mong bác Thiên Sứ và các anh chị giải đáp giùm Trí Phương các thắc mắc trên! Trí Phương xin cảm ơn!
-
Ạnh thuộc phi cung Khôn,nhà hướng tây nam thuộc Tốn => phạm ngũ quỉ, không tốt. Nếu là hướng tây; tây bắc, đông bắc hay đông nam thì nhìn chung là tốt. Nếu không thay đổi được hướng nhà thì có thể dùng hướng bếp đông bắc để hóa giải là được! Nói chung đây không phải là yếu tố quyết định! Thân!
-
Các bác, anh, chị và các bạn thân mến! Trí Phương mở chủ đề Phong thủy với cuộc sống với mong muốn mang lại cho nhiều người cái nhìn rõ ràng hơn về Phong thủy. Vậy : - Xin mời các anh chị và các bạn đưa ra những thắc mắc, những gì chưa hiểu, những gì cho là vô lý về Phong thủy ở bên dưới! - Xin mời các tiền bối, cao nhân, các anh chị và các bạn đọc bài viết, đưa những bổ sung, chỉnh sửa cho bài viết và giải đáp những thắc mắc cho mọi người! Bài viết sẽ liên tục cập nhật và chỉnh sửa. Kính! Trí Phương. PHONG THỦY VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI Bài viết này như là một cách nhìn của người viết về Phong Thủy. Hy vọng nhiều người sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn. I. Một số vấn đề liên quan v Tồn tại vật chất “Mọi tồn tại đều không nằm ngoài vật chất” hay “không có phi vật chất”. Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã xác định. Vì mọi sự tồn tại đều là vật chất, do vậy ý thức cũng là một dạng tồn tại của vật chất. v Quy luật lượng – chất - Sự tồn tại của vật chất luôn luôn gắn liền với những tính chất, đặc điểm,… của chúng gọi là “chất” và với quy mô, số lượng, trình độ,… của chúng gọi là “lượng”. - Mỗi sự vật, hiện tượng đều thuộc vật chất, vì vậy sẽ bao gồm chất và lượng nhất định. - Mọi sản phẩm của vật chất đều là vật chất. Do vậy, tất cả tiền, tài, công, danh, tinh thần, tính cách,tham vọng, …(những gì con người không nhìn thấy được) cũng đều là vật chất, đều có chất và lượng của nó. Đây là cơ sở để người dùng Phong thủy và 1 số môn khác vào định lượng và định tính của vấn đề và tìm cách làm thay đổi định tính và định lượng đó. - Lượng đổi thì chất đổi. Đây là quy luật nói rằng những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành chất khác. v Nội dung và hình thức Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx – Lenin thì nội dung chỉ tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn Hình thức chỉ phương thứctồn tại và phát triển của sự vật,là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vữnggiữa các yếu tố của sự vật đó. Trong mối quan hệ thống nhất của nội dung và hình thức thì: - Nội dung quyết định hình thức (chính là “khí tụ thành hình” và “hình nào khí đó” đượcnhắc tới trong Phong Thủy) - Hình thức tác động trở lại nội dung v Các tương tác bên ngoài lên con người Con người chịu rất nhiều sự tương tác từ môi trường sống. Để cảm nhận được sự tương tác chúng ta có các giác quan. Nhưng không có nghĩa chúng ta cảm nhận được hết được các sự tương tác đó, bởi vì sự cảm nhận này có giới hạn của nó. Tương tác yếu quá ta không cảm nhận được mà mạnh quá ta cũng không nhận ra. VD: Âm thanh tai người nghe thấy được có tần số trong khoảng 20 Hz đến hơn 20 kHz. Điều này không có nghĩa là âm thanh chỉ có tần số trong khoảng 20 Hz đến hơn 20 kHz. Các tương tác ngoài sự giới hạn về cường độ còn có giới hạn về không gian và thời gian: - Khoảng cách không gian càng lớn thì cường độ tương tác càng yếu và ngược lại. - Thời gian càng lớn thì cường độ tương tác càng mạnh và ngược lại. Điều này được sử dụng vào trong phong thủy nhằm tạo ra không gian tốt cho con người sống và làm việc. Trong khi ngôi nhà và nơi làm việc chiếm hầu hết thời gian sống vàlàm việc của con người. II. Tầm quan trọng của Phong Thủy 1. Phong thủy v Bát trạch Bát trạch là phương pháp dựa trên xác định 8 hướng để xác định hướng, vị trí tốt đối với 8 loại cung mệnh. Chúng ta đều biết trên trái đất có từ trường chạy từ cực bắc tới cực nam. Đây vừa là cơ sở giúp định hướng nhưng cũng là sự vận động của dòng năng lượng từ trường. - Quy tắc bàn tay trái (còn gọi là quy tắc Fleming) là quy tắc định hướng của lực do một từ trường tác động lên một đoạn mạch có dòng điện chạy qua và đặt trong từ trường. Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực điện từ. Quy tắc này cho thấy từ trường tạo ra các lực tác động khác nhau lên đoạn mạch có dòng điện chạy qua. Hay từ trường đã cung cấp cho đoạn mạch này 1 mức năng lượng nào đó tùy theo hướng của đoạn mạch (mức năng lượng hay lực tác động này tỷ lệ thuận với độ mạnh của dòng điện và cường độ từ trường). Thực tế mọi vật thể đều có dòng điện trong nó dù yếu hay mạnh, nhưng cấu trúc, hìnhdáng chúng rất phức tạp vì vậy hướng các dòng điện cũng phức tạp và mang tính cục bộ. Chẳng hạn 1 vật liệu cách điện thì trong nó cũng chứa các electron (-),proton (+). Như vậy cũng đủ điều kiện để từ trường truyền cho vật này 1 năng lượng mặc dù là cực kỳ nhỏ. Nhưng điều này chứng tỏ rằng mọi vật xung quanh luôn tiếp nhận năng lượng từ từ trường, nó không đủ lớn để làm rung 1 cái lá, không đủ mạnh để làm 1 viên sỏi nhúc nhích, nhưng sự tác động của nó lại có tính liên tục, mà rõ ràng phải chịu 1 lực nào đó trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lên chúng ta. Không những vậy, các dòng năng lượng này sẽ có tính chất khác nhau theo từng hướng. Tất nhiên phân tốt xấu cụ thể cũng mang tính tương đối, nghĩa là đối vớingười này là tốt, người khác lại là xấu. Ví dụ: nước biển mặn tốt cho các loài cá sống ở biển, nhưng là không tốt với loài cá nước mặn, và cho dù vậy nhiều loài cá nước mặn cũng không thể sống được ở vùng nước quá mặn. v Cấu trúc hình thể (Dương trạch tam yếu) Một ngôi nhà chịu tương tác từ 3 phần của không gian: trong lòng đất, trên mặt đất, trên bầu trời. - Mái nhà chính là bộ phận chủ yếu hấp thụ năng lượng (các dòng khí) cho ngôi nhà từ bầu trời. Từ đó mái nhà mang lại cho toàn bộ ngôi nhà dòng năng lượng từ bầu trời. Tính chất các dòng năng lượng này thay đổi phụ thuộc vào hình dáng của mái nhà (đối với các tòa nhà cao tầng thì1 phần thân cũng có tác dụng tương tự). - Trên mặt đất thì chủ yếu là các dòng năng lượng đi vào ngôi nhà từ cửa, cổng - Trong lòng đất thì có kết cấu địa tầng, các mạch nước ngầm… Cấu trúc hình thể lấy bát quái là công cụ để biến quái trong việc phân phòng, buồng trong nhà định cát hung, tốt xấu. v Loan đầu Loan đầu là yếu tố thuộc về cảnh quan môi trường bên ngoài ngôi nhà. Yếu tố này có tác động rất lớn tới ngôi nhà. Khi tìm mua nhà mới, bạn sẽ ưu tiên căn nhà ở khu vực có dân trí cao, an ninh tốt, cơ hội phát triển kinh tế cao…; khi chọn trường học, bạn tìm đến những ngôi trường tốt, có danh tiếng…hay 1 cách tổng quát hơn, bạnluôn muốn mình được ở trong một tập hợp hay môi trường tốt để được nhận nhữngcái hay, cái tốt từ tập hợp, môi trường đó. Loan đầu cũng như vậy và được coilà yếu tố cần được xem xét đầu tiên. v Huyền không Trong yếu tố bát trạch phía trên có nói đến từ trường trái đất truyền năng lượng cho toàn bộ những gì trên trái đất. Chúng ta còn biết đến ngoài từ trường còn có lực hấp dẫn. 8 hành tinh quay quanh mặt trời, mặt trăng của trái đất hay các mặt trăng khác của các hành tinh. Tất cả đều do lực hút, lực tác động của các hành tinh lớn giữ các hành tinh nhỏ lại khiến chúng trở thành vệ tinh của các hành tinh này. Vậy lực hút này phải rất lớn. Tương tự với từ trường, lực hấp dẫn nhất định có tương tác lên con người, động vât, cây cối … cho dù là lực tương tác nhỏ (do chúng ta có khối lượng nhỏ mà các lực này tỷ lệ thuận với khối lượng 2 vật thể) Các hành tinh, thiên thể trong vũ trụ vận động theo quỹ đạo, chu kỳ của chúng. Vì vậycác lực tương tác này tác động lên chúng ta cũng thay đổi theo chu kỳ của chúng. 2. Sự tác động của các yếu tố trong Phong Thủy Xuyên suốt từ trên xuống dưới bài viết ta bắt gặp rất nhiều từ “tương tác” ,“năng lương” hay gọi 1 cách chính xác theo phong thủy chính là “khí”, chứng tỏ “khí” phải là 1cái gì đó rất quan trọng và chính là đối tượng cần luôn được chú ý trong các yếu tố Phong Thủy. Vậy khí là gì? Trích trong bài nghiên cứu “khí trong phong thủy và mô hình đồng dạng cơ học chấtlưu” của Thạc sỹ Hà Mạnh Hùng: PhongThủy Lạc Việt thừa nhận sự tồn tại của “Khí” nói chung và khí trong phong thủy- một dạng vật chất đặc biệt được hình thành do sự tương tác giữa các vật thể. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đôngphương, đưa ra định nghĩa: “Khí là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác của các vật thể vàchịu sự chi phối bởi sự tồn tại của các vật thể, đồng thời tác động lên các vật thể ấy. Sự vận động của khí được định hình tùy theo vị trí các vật thể tươngtác.” Thực ra bài viết này nhấn mạnh đến “khí” , yếu tố căn bản cần dựa vào để làm Phong Thủy có hiệu quả. Theo đó thiết kế kiến trúc, nội thất theo Phong Thủy phải đảm bảo làm dồi dào khí tác động tốt tới các thành viên trong ngôi nhà. Bát trạch – Cấu trúc hình thể - Loan đầu – Huyền không gần như là các yếu tố đi từ vi mô đến vĩ mô. Việc làm theo đơn thuần 1 yếu tố hay kết hợp nhiều yếu tố luôn cần nhắm tới mục tiêu, đối tượng là “khí”, tất nhiên kết hợp các yếu tố hợp lý sẽ đem lại hiệu quả 1 cách toàn diện. Khi dùng đến Phong Thủy người ta thường cầu mong được Sức Khỏe, Tri Thức, Sự Nghiệp, Concái…Như phần đầu bài viết đã trình bày “không có tồn tại phi vật chất”, do vậy Sức Khỏe, Tri Thức, Sự Nghiệp, Con cái…đều thuộc vật chất, mang các tính chất của vật chất. Vì thế chúng cũng có các mặt “lượng” và “chất”. VD: Sức khỏe về lượng là “ít” thì về tính chấtlà “yếu”, về lượng là “nhiều” tại một mức độ nhất định thì tính chất là “mạnh”.Khi đó các tương tác hay “khí” làm tăng về lượng này dồi dào thì sức khỏe tốt, ngược lại các tương tác hay “khí” làm giảm về lượng dồi dào thì sức khỏe yếu (gọi“khí” làm tăng về lượng là A; “khí” làm giảm về lượng là B thì A phải lớn hơn B ) Tồn tại trong thế giới vật chất thì tất yếu phải chịu sự tương tác từ các đối tượng vật chất khác. Điều này cho phép con người xác định và tác động những gì có tương tác lên đối tượng cần làm tăng hoặc giảm mặt lượng của nó. Hay nói đơn giản hơn là ta làm tăng hoặc giảm khí chất của các vấn đề Sức Khỏe, Tri Thức, Sự Nghiệp…đó. Lại là vấn đề về “khí”. Vai trò của khí trong ngôi nhà giống như máu nuôi cơ thể vậy. Máu di chuyển và mang theo các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mỗi loại chất dinh dưỡng, vi khoáng nuôi dưỡng cho từng bộ phận. VD: canxi,vitamin A, D cho xương chắc khỏe, axit amin cho tổng hợp các mô thịt, glucose cho tế bào dự trữ năng lượng…Các cung (theo người viết thì cung ở đây mang nghĩa là nơi tạo ra,sinh ra, cung cấp) trong ngôi nhà thì đóng vai trò như là các cơ quan tạo ra các chất dinh dưỡngcho cơ thể. Các dòng khí từ cổng đi vào có tác dụng đưa khí tại các cung đi khắp ngôi nhà, vì vậy thiết kế ngôi nhà cần phải làm sao để “khí” di chuyển hài hòa và đi khắp ngôi nhà. Để làm yếu khí từ các cung xấu, mạnh khí các cung tốt ta dùng phương pháp trấn yểm. Trong khi di chuyển khí có xu hướng bị giảm dần cường độ, và cũng có xu hướng thay đổi tính chất theo môi trường nó đi qua, những tính chất đối ngược nhau sẽ triệt tiêu nhau. VD: khí từ cung Sinh khí đi qua cung Tuyệt mạng sẽ có “xu hướng” bịgiảm tính chất của cung Sinh khí và tăng tính chất của cung Tuyệt mạng. ð Như vậy mọi thiết kế, ứng dụng Phong Thủy đều phải hướng tới yếu tố “khí”. PhongThủy Lạc Việt đã, đang và tiếp tục nhấn mạnh điều này. Tại sao những người không tin Phong thủy hoặc Phong thủy nhà ở của họ không tốt mà vẫn thành công? Vậy xin trả lời câu hỏi sau trước: Tại sao lại có những học sinh không học trong các lớp chuyên, trường chuyên mà vẫn đỗ Đạihọc? Ngoài Phong Thủy còn yếu tố nào “tác động” mạnh lên con người? Đó là yếu tố con người, con người hấp thụ “khí” nhưng cũng tương tác ngược trở lại, mà còn rất mạnh Tại sao phải lấy tuổi của gia chủ phối với 8 hướng mà không lấy tuổi các thành viên khác? Thực sự tương tác từ con người là rất mạnh, dù 1 số thành viên còn lại trong gia đìnhkhông hợp Phong Thủy ngôi nhà thì vẫn thu được các dòng khí tốt từ gia chủ (dương trước âm sau; âm thuận tùng dương) Việc dùng âm trạch trong xây cất mộ phần cho người đã mất để mưu đồ cho con cháu đời sau giải thích như thế nào? Con người khi chết, vẫn còn lại linh hồn tồn tại trong 1 thời gian dài sau đó. Tương tự câu hỏi trên : Tại sao phải lấy tuổi của gia chủ phối với 8 hướng mà không lấy tuổicác thành viên khác? Linh hồn người đã mất được an nghỉ, được thịnh vượng thì con cháu đời sau của họ cũng được thu nhận khí tốt đó. (Tiếp tục cập nhật)
-
Các bác, anh, chị giải đáp giúp P vấn đề: - Đối với những ngôi nhà mà đi thuê, theo bát trạch thì gia đình sử dụng ngôi nhà đó tính tốt xấu theo tuổi của ai (người chủ sở hữu nhà hay người thuê) Tại các thành phố, thì số người thuê nhà là rất nhiều: sinh viên, công nhân... Vậy họ có thể làm phong thủy theo các yếu tố nào. Xin cảm ơn!
-
Cảm ơn lời khen và lời động viên của bác! Cháu cũng chỉ cố gắng diễn đạt được ý của mình thôi. (Hì hì! Vui quá.) Cháu sẽ cố gắng hơn nữa!
-
hì hì! - "Nếu quả thực có căn cơ thì chính nó quyết định kết quả sẽ như thế nào". - Nhưng có lẽ còn phải có thêm chữ DUYÊN nữa! Hì! Có lẽ câu hỏi bậy phía trên không diễn đạt được ý muốn hỏi của cháu, vậy cháu xin hỏi lại. hì. Cụ thể là thế này: Bố cháu (người lớn tuổi nhất trong nhà) thuộc Tây tứ cung. Và trong nhà có 1 phòng ở cung Ly ( Đông tứ cung). Như vậy bố cháu không hợp với căn phòng đó => không nên ngủ ở phòng này. Và cháu hoặc anh chị em trong nhà thuộc Đông tứ cung thì lại hợp => cháu hoặc anh chị em có thể ở, ngủ trong phòng này. Như vậy đúng không ạ ? ( Các yếu tố khác chưa xét đến mà chỉ xét tốt xấu 1 cách chung chung tới các thành viên thôi ạ) Rất mong mọi người giải đáp cho cách suy diễn (bậy) này của cháu! Xin cảm ơn
-
Cảm ơn lời khích lệ của chú Hạt gạo làng!
-
Cảm ơn bác Thiên Sứ có lời dạy bảo Vâng, cháu không biết hỏi ai cả (cháu cũng không giỏi để hỏi đến tận các vị giáo sư), nhưng lý học đông phương cháu thấy rất hay. kiến thức rất ít ỏi từ các môn học 12 năm học sinh cháu đều thấy liên quan rất chặt chẽ. Đấy là cảm nhận của cháu. Tất nhiên khi tò mò, cháu sẽ phải tìm hiểu, cũng có suy luận hay gọi là "suy diễn" theo suy nghĩ bản thân. Đúng thì tốt, sai thì nó không thể nhất quán với những kiến thức trước đó, hoặc cũng có thể sai ngay từ kiến thức căn bản. Nhưng nhận ra sai thì phải sửa lại (sửa có đúng hay không thì chưa biết). Cháu đã đọc(tuy chưa kỹ) 1 số sách của bác Thiên Sứ và rất ngưỡng mộ bác,bác lập luận rất hay và cháu cũng đang học theo cách lập luận ấy. Cháu cũng được biết các khóa đào tạo của trung tâm. Rất tiếc vì chưa có điều kiện, giờ cháu không thể đăng ký tham gia. Hy vọng sau này ra trường cháu có thể được vào học. PS: cháu thấy buồn sau khi đọc lời trên của bác!
-
cháu cảm ơn chú vì câu trả lời, nhưng cháu không có ý suy diễn bậy! cháu là sinh viên mới quan tâm đến lý học nên có nhiều vấn đề không hiểu, tất nhiên có những thắc mắc hỏi đáp quá giới hạn thì không được trả lời. Điều này thì cháu hiểu và tôn trọng! Dù sao được mọi người quan tâm giải đáp là rất vui rồi!
-
Vâng. hi. Vậy trong gia đình khi xây nhà hoặc sửa nhà thì sẽ lấy tuổi người lớn tuổi nhất trong nhà,để xem tốt xấu cụ thể hơn thì các thành viên còn lại lấy cung phi bản thân. Đúng không ạ? ( hy vọng là đúng ^^ )