longtuan
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
48 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by longtuan
-
Cám ơn KyTe các bài viết của bạn hay nhưng tóm lại chỉ cần hiểu một chữ " Thời " ở đây là đủ ,học dịch căn bản ở chữ này ,còn về cách luận thì xét cho cùng vẫn ở tượng quẻ và phải thêm vào đó thiên ứng,địa ứng thì mới chính xác được . Cái này thì khi đạt đến thiên địa nhân hợp nhất thì mới trăm phát trúng trăm được . Ví dụ quẻ thủy hỏa Ký tế thủy trên hỏa dưới thì mới bền vững , thủy tính thì lắng xuống hỏa thì tính bốc nên ,đó là Âm Dương giao hội thì mọi kết quả đều tốt đẹp . Nhưng nói thủy chỉ lắng xuống thì không hẳn vậy ,nếu chỉ như vậy thì làm sao có mưa được ,chính vì vậy mà trong con người Âm thăng ,Dương giáng thì mới phù hợp với trời đất được mà có phù hợp với trời đất thì con người mới khỏe mạnh và sống lâu được cho nên khi luận quẻ không nhất thiết là phải thế ,nếu không vẫn sai như thường. Nhưng dù sao thì lâu lâu mới đọc một bài viết có giá trị như của bạn . Rất cám ơn mong được đọc các bài viết tới của bạn Thân ái . Longtuan.
-
Chào anh PTS và mọi người . Lâu lâu tôi mới quay lại chốn này thấy anh lập mục này tôi cũng có đôi lời về vấn đề này như sau : Về thuyết nạp giáp theo mặt trăng tôi cũng đã từng quan sát mặt trăng và thấy cũng đúng với quỹ đạo của nó . Quý đạo của các vị trí trăng thượng huyền thấy vào các buổi hoàng hôn đi từ phương canh đến phương giáp không qua phương ngọ (Ly) .Quỹ đạo của các vị trí trăng hạ huyền thấy vào các buổi bình minh từ phương tân đến phwong ất không qua phương tý (khảm) .như vậy khi trăng có tượng biến từ chấn đến càn và từ tốn đến khôn không qua khảm ly nên khảm ly không có sinh diệt . Đường tý ngọ là đường trung tâmkhi qua tý ngọ trăng không ở phương nào cả nên ly và khảm không có phương nào trong tám can để nạp can .Mặt khác mười thiên can thì mậu kỷ là thỏo trung tâm nên khảm dương được nạp mậu dương ,ly âm nên được nạp kỷ âm . Lúc này ta đặt ra câu hỏi nạp can vào các quẻ để làm gì ? Theo tài liệu tôi có được thì nạp can vào trong phong thủy để định bát sát và người ta cũng áp dụng vào việc kiêng kỵ khi chọn ngày giờ tháng năm khởi công xây dựng nhà như sau : Thiên can địa chi của các tiêu quẻ còn là thiên can của của ngày giờ tháng năm khởi công xây dựng nhà theo các phương bị tiêu sát . Ví dụ hào hào canh tý của quẻ chấn là hào tiêu khôn nên khởi công xây dựng nhà hướng khôn phải kiêng kỵ ngày giờ tháng năm canh tý ,quẻ khôn bị mão sát cho nên khi khởi công xây dựng phải kiêng kỵ ngày mão tháng mão năm mão . Vậy cách này có đáng tin không . Theo ý kiến của bản thân tôi thì dùng được bởi mặt trăng gần quả đất nhất trong thất đẩu tinh và nó còn ảnh hưởng đến chu kỳ tâm sinh lý của con người nhất . Ví dụ như kinh nguyệt của phụ nữ ( là theo mặt trăng ) đến những lúc trăng tròn và trăng khuyết tâm sinh lý của con người ta bị ảnh hưởng rất lớn . Sau đây là một ví dụ về nhìn tượng trăng mà lập quẻ : Ngày mồng 3 trăng thượng huyền khuyết phía trên ở phương canh lúc hoang hôn ,trăng sáng một phần ba ở phía dưới , phần sáng đó tượng trưng cho một hào dương ,hai phần khuyết có tượng của hai hào âm ,mặt trăng buổi đó có tượng của quẻ chấn ở phương canh cho nên quẻ chấn nạp canh ,nghĩa là sáu hào của quẻ chấn được nạp canh Chấn vi lôi Thê tài canh tuất Quan quỷ canh thân Tử tôn canh ngọ Thê tài canh thìn Huynh đệ canh dần Phụ mẫu canh tý Lấy hào quan quỷ canh thân làm diệu sát cho nên quẻ chấn bị thân sát Từ ngày 29 đến ngày mùng 2 tháng sau ,mặt trăng hoàn toàn tròn đầy nhưng không sáng vào lúc rạng đông có tượng của quẻ khôn cả ba phần không sáng tượng trưng cho 3 hào âm . Ngày mùng 3 một phần trăng sán ở phía dưới là tượng hào sơ dửu của quẻ chấn được sinh ra ,hào sơ lục cảu quẻ khôn tiêu đi để biến từ quẻ khôn thành quẻ chấn hào sơ cửu canh tý của quẻ chấn gọi là hào "tiêu khôn " Các quẻ khác cũng tương tự theo đó mà lập LongTuan.
-
Tý thủy tuần không nhưng lại là hào động thì không còn là tuần không nữa có thể dùng ngay được . Xem mai hoa thì xem tượng quẻ là chủ iếu ,xem lục hào thì mới nạp chi . Có thể kết hợp cả nhưng không cẩn thận mà chưa quen thì dễ nhầm ,tốt nhất là vững một cái đã rồi kết hợp sau .
-
Muốn biết được điều này bạn phải hỏi là năm giáp tý đầu tiên .Năm đó cũng có tháng giáp tý ,ngày giáp tý ,giờ giáp tý của kỷ nguyên can chi . Bạn có thể tìm hiểu trong quyển nguyên lý chọn ngày của giáo sư tiến sỹ y khoa Hoàng Tuấn thì sẽ biết ,muốn bạn tìm hiểu thì có nhiều cái hay còn như mấy hôm nữa mà bạn không biết thì tôi sẽ nói sau vậy .
-
Chào LT bạn lại hiểu sai về bài tôi viết rồi . Đoạn tôi viết nói về Hải Thượng Lãn Ông lúc trước là một tướng cầm quân đánh trận sau chán nghét cảnh quan trường về Hương khê náu mình nghiên cứu y học . Khi ông lập đàn chiêm gió mây xem bệnh dịch hàng năm , trong đó có nói qua về thế trận chỉ để chứng minh cho cái mà người xưa quan sát thiên văn để đưa ra cách đoán trong các tình huống khác nhau để biết đường mà tránh né , tránh hung tìm cát . Còn như bản thân tôi thì dù chiến tranh kiểu gì tôi cũng nghét bởi vì chiến tranh người đầu tiên chịu thiệt thòi vẫn là dân lành . Tôi đã từng ở biên giới phía bắc chống tàu sao lại không hiểu anh bạn láng giềng đầy tham vọng này . Ngày xưa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng đã dùng chính những cái của họ để 3 lần đánh bại họ là gì .Vài lời tâm sự vậy ,qua các bài viết của bạn biết bạn trực tính , và cũng khá nóng tính đó cái này cũng cần khắc phục đọc dịch sẽ giúp bạn khắc phục điều này ,trước kia tôi cũng vậy cho nên hay hiểu nhầm ý người khác và hay mắc sai lầm bây giờ thì đã sửa được 3/4 cho nên nhìn nhận sự việc xẽ ít sai lầm hơn các cụ có câu " nóng giận mất trí khôn mà " Thân mến .
-
Muốn biết được điều này thì nên xem mục phản biến ,sơ lược về phản biến như sau: Khi gieo xong một quẻ không biết quể này thuộc cung nào thì dùng phản biến bắt đầu từ hào dưới cùng , hào âm biến thành dương ,dương biến thành âm đến khi nào quẻ trở về 8 quẻ kép thuần là ( Càn , đoài thuộc kim , chấn ,tốn thuộc mộc , cấn ,khôn thuộc thổ , ly thuộc hỏa , khảm thuộc thủy ) thì dừng lại nếu quẻ đó thuộc cung càn thì là kim .....vv Trong một cung bao giờ quẻ thuần cũng là quẻ đầu tiên và hào thế là hào đầu tiên từ trên xuống cách hai hào là hào ứng ,các quẻ khác trong cung đó sẽ là thứ tự các lần biến và hào thế cũng theo đó mà chuyển theo và hào ứng theo quy luật cách hai hào là hào ứng . Sau khi biến đến hào thứ 5 từ dưới nên thì sẽ quay lại hào thứ tư quẻ này gọi là quẻ quy hồn, cuối cùng thì không phải biến một hào mà 3 hào cuối cùng đều biến một lần đó gọi là quẻ du hồn . Tóm lại sau khi dùng phản biến xong ta sẽ biết ngay quẻ này ngũ hành là gì , quẻ thứ mấy , hào thế , hào ứng , sau đó thì bắt đầu nạp lục thân(như đã nói ở trên ) , còn lục thần thì theo can của ngày mà nạp . Giáp ất hào đầu nạp Thanh long ,hào 2 chu tước, hào 3 câu trần ,hào 4 phi xà ,hào 5 bạch hổ , hào 6 huyền vũ . Can ngày là Bính đinh thì hào đầu nạp chu tước tiếp theo là CT,PX,BH,HV Ngày mậu thì hào đầu là Câu trần tiếp theo là PX, BH,HV,TL,CT Ngày kỷ hào đầu là Phi xà (cứ theo thứ tự lần lượt từ dưới nên mà tính ) Ngày canh tân hào đầu là Bạch hổ ...vv Ngày nhâm quý hào đầu là Huyền vũ ..... Như vậy là ta nạp xong lục thân ,lục thần và có thể bắt đầu đoán về lý thuyết của phần này thì dài ,mà theo từng thể loại , căn cứ vào tiết lệnh ngày ,tháng ,năm năm mà phân định ngũ hành để đoán .
-
Chào LT lúc nào rỗi tôi sẽ viết một đoạn về cách xem 8thứ gió trong 4 mùa đây là một ví dụ nhỏ .Các tướng lĩnh cầm quân đánh giặc ngày xưa đều biết xem cái này để biết lúc nào nào dùng hỏa công ,lúc nào dùng thủy công và biết chỗ nào nên tiến chỗ nào nên lui . Ví dụ mùa xuân xuất quân bỗng gặp một cơn gió lốc phát đột ngột nghe như kêu gào sát khí phải rợn cả tóc gáy mà lá cờ hiệu bĩ gẫy ,gió từ phương càn tới thì họ xẽ biết nên làm thế nào . Gió từ phương càn tới mang theo sát khí (càn kim khắc mộc ) tử khí suất hiện ở phương đó chắc chắn có phục binh , và nếu đúng tiết lập xuân gió từ phương càn tới thì nhân dân bệnh tật nhiều còn tùy mức độ gió và tùy âm điệu của gió nữa để đoán nhanh hay chậm xa hay gần .....vv
-
Chào RuBi ! thật tình rất cám ơn RB cái khoản vi tính tôi rốt lắm cho nên sẽ từ từ nhâm nhi từng ít một .Biết RB có lòng tốt với mọi người ,nhiệt tình tâm huyết ,muốn khai mở những cái mới .Còn về phần dự đoán quẻ theo lục hào thì tôi đã nghiên cứu đã lâu rồi , tương đối chính xác ,không phải chỉ có mình tôi mà còn có một người bạn trước đây đi theo các công trình xây dựng mỗi khi có việc đông thổ đều gieo một quẻ đoán cứ như ma xó ấy . Lý thuyết có đúng thì dự đoán mới đúng được . Còn về về ngũ hành sinh, khắc, tương thừa, tương vũ ,phản vũ nó rất sâu xa và được áp dụng vào các bộ môn nhất là trong đông y đã được nhiều thế hệ chứng minh nếu tách rời nó thì sẽ không chữa được bệnh .Trước đây tôi không tin vào một cái gì đâu nhưng khi dùng các lý luận đó để chữa bệnh thì mới thấm ngũ hành . Ở chỗ này ý RB muốn nói là vạn vật đều từ thổ mà ra chứ gì ! cho nên RB không cho là Hỏa là mẹ thổ có phải không ? Cái sinh ra ta là mẹ, vạn vật bị đốt cháy đều trở về thổ ,cho nên thổ được hỏa sinh ra cái lý chỉ đơn giản vậy thôi ,không nên phức tạp hóa nó nên . Tôi trước đây cũng thế biết nhiều món , đọc khá nhiều sách nhưng nếu không đọc kỹ Kinh dịch thì nhiều lúc đọc sách sẽ loạn , thậm chí không biết sách viết sai nữa , bây giờ thì sách ra loạn , sách thật thí ít sách giả thì nhiều , kinh tế thì trường mà . Có một điều tôi muốn nói , ai đó trình độ còn thấp thì muốn dấu nghề ,còn những người trình độ cao thì không cần phải thế vì họ có nói ra thì người nào hiểu hết được cũng phải tùy duyên nữa ,chứ không phải ai cũng học được . Chính vì thế trong sử sách từ nhiều thời đại các bậc vĩ nhân trong các bộ môn đều có thể điểm trên đầu ngón tay được . Ví như RB có năng khiếu về Vi Tính thì học rất nhanh nhưng tôi thì lại rốt và học rất chậm . Ngày xưa các cụ đức cao trọng vọng viết sách để giúp cho đời cho nên đều là những lời tâm huyết ,đáng tin ,đáng trân trọng ,đáng phải ngẫm suy ,có những cái mà hàng năm , thậm chí hàng chục năm mới hiểu , còn có những cái thậm chí hết cuộc đời mới ngộ ra nó ví như bây giờ tôi mới tạm hiểu một ít về vận khí bí điển cái này không những để đoán dịch bệnh hàng năm ,từng mùa , mà nó còn dùng cho các tướng ngày xưa cầm quân đánh giặc nữa . Bây giờ hiện đại thế mà còn không biết lúc nào dịch bệnh đến nữa . Tôi thì miên man nhiều nơi ,cốt là đi học là chính ,xong nhiều lúc cũng bị xa đà cho nên luôn phải điều hầu bổ cứu " Vạn vật lấy cân bằng làm gốc mà " Thôi thì vài điều tâm sự vậy. Thân chào .
-
KINH DỊCH VỚI ĐÔNG Y HỌC Chu dịch là tác phẩm văn hoá lớn của Trung Quốc, là văn hiến quí giá nhất trong kho tàng văn hoá Trung Quốc. Chu dịch ảnh hưởng lớn đối với triết học, văn học, sử học, khoa học tự nhiên, tôn giáo và khoa học xã hội. Từ xưa đến nay đã có 3000 tác giả tiến hành chú thích, nghiên cứu về Chu dịch, nghiên cứu về Chu dịch, hình thành hệ thống Dịch học bất hủ, có ảnh hưởng sâu rộng đến trong và ngoài nước. Sự phong phú và đồ sộ của Chu dịch không chỉ ở 2 tác phẩm nổi tiếng là Dịch kinh và Dịch Truyện, điều cốt lõi của Dịch học ở chỗ hệ thống Dịch học khổng lồ với 3000 tác giả nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, nó phát sinh và hình thành nhiều phái lớn. Từ đó khiến cho Chu Dịch ví như nguồn nước không bao giờ khô cạn, dùng hoài mà không hết, giống như hang động quí báu khai thác hoài không hết. Chu dịch có ý nghĩa sâu rộng, là nền tảng cơ bản của khoa học tự nhiên, sự uyên thâm của nhiều khoa học, các môn khoa học Trung Quốc đều khởi nguồn từ Chu dịch. Đông Y là một bộ phận của khoa học tự nhiên, có mối quan hệ không thể tách rời với Chu dịch, nên chịu ảnh hưởng sâu rộng của Chu dịch. Thời gian hình thành sách Nội kinh gần với hình thành Chu dịch, nên chịu ảnh hưởng sâu rộng của Chu dịch, Chu dịch là tác phẩm triết học đồ sộ, thu nạp tinh tuý của học thuyết Âm dương, Ngũ hành thời tiên Tần; Nội kinh lấy Âm dương, Ngũ hành làm cơ sở lý luận, vì vậy Nội kinh và Chu dịch có mối quan hệ “ Máu mủ” đặc thù. Nội kinh là nền tảng của lý luận Đông Y. Chu dịch lại có ảnh hưởng sâu sắc đối với Nội kinh, rất nhiều triết lý, dịch lý của Chu dịch truyền nhập vào Nội kinh. Cơ sở lý luận quan trọng của Nội kinh như học thuyết Âm dương, Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoa…đều bắt nguồn từ Chu dịch. Chu dịch có tác dụng khai phá quan trọng với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông Y. Chu dịch bắt nguồn của Nội kinh; Nội kinh hấp thu tinh hoa của Chu dịch lại phát triển sáng tạo nhiều nội dung của Chu dịch, từ đó hình thành một tác phẩm vĩ đại, trong đó có một số lý luận được thăng hoa và siêu việt, phản chiếu trở lại đối với Chu dịch. Do Nội kinh thu nạp Dịch lý đồng thời kết hợp sáng tạo với Y học vì vậy khiến cho Đông Y trở thành khoa học tự nhiên có trình độ triết lý cao, đẩy mạnh sự phát triển của Đông Y học. Có thể nhìn thấy Y - Dịch có mối quan hệ qua lại với nhau, Y lý khởi nguồn từ Dịch lý giống như nhà Y học Tôn Tư Mạo đã từng nói : “ Không biết dịch không thể biết Y”Vì vậy các nhà Y qua các thời kỳ nghiên cứu Nội Kinh không thể nghiên cứu “ Dịch” , nhằm đi sâu vào nghiên cứu Nội kinh yêu cầu phải nghiên cứu Chu dịch từ đó mới thúc đẩy nghiên cứu Đông Y lên tầm cao hơn. Chỉ tiếc rằng văn tự của Chu dịch quá cao siêu, khó hiểu đặc biệt cho đến nay chưa có tác phẩm nghiên cứu chuyên nghành Chu dịch với Đông Y học, trước mắt chúng tôi sẽ tập trung dịch và giới thiệu với các bạn quan tâm theo một diễn giải thật khoa học, dễ hiểu, dễ áp dụng nhưng không làm mất đi giá trị đích thực của bộ sách này. -------------------------------------------------------------------------------- Kinh Dịch với thuyết tam duy của Đông Y I- Quan niệm thống nhất tam tài chu dịch với quan niệm tam duy Hoàng Đế Nội kinh Chu dịch cực kỳ nhấn mạnh mô thức tam duy trời đất, xã hội, con người, có ảnh hưởng nhất định đối với y học tam duy Đông y. Trong quái từ, hào từ Chu dịch đều tràn đầy quan niệm thống nhất tam tài, như Dịch- Thuyết quái nói: “Đạo lập trời, là âm và dương; đạo lập đất là nhu và cương; đạo lập người là nhân và nghĩa, gồm tam tài mà chia nó làm hai, cho nên “ Dịch” vẽ ra 6 nét mà thành quẻ”, hay như “ Càn là trời…là vua ( người), là ngọc là vàng ( vật). Còn nói: “ Khảm là nước, là các hào các rãnh nước, là ẩn náu, là uốn nắn, là các cung và bánh xe, ở người là thêm lo, là bệnh về tim, là đau tai” đều chứng tỏ Chu dịch vô cùng coi trọng tư tưởng thống nhất tam duy. Nội kinh đã phát triển quan niệm thống nhất tam tài Chu dịch, kết hợp với nó và cơ thể người, sáng tạo y học tam duy Đông y mang đặc sắc riêng, thể hiện tư tưởng quan niệm chỉnh thể của người tương ứng với trời đất, xã hội, trở thành tư tưỏng chỉ đạo quan trọng của Đông y. Nội kinh nhấn mạnh quan hệ mật thiết của giới tự nhiên với cơ thể. Tố Vấn- Thiên nguyên kỷ đại luận viết: “ Tác dụng biến hoá của thần minh, ở trời là vũ trụ sâu xa khó hiểu, ở con người đó là đạo lý sâu sắc, ở đất đó là sinh hoá của vạn vật”. Như trong Tố vấn- Lục vi chỉ đại luận rằng: “ Cái gì gọi là khí giao…Thiên khí giáng xuống dưới, điạ khí thăng ở trên, chỗ thiên khí và địa khí giao nhau, chính là nơi mà loài người sinh sống…phần trên của trung xu là thuộc thiên khí giao nhau, nhân khí từ đó mà đến, vạn vật cũng do đó mà hoá sinh”. Đều chỉ ra một cách rõ ràng đầy đủ mối quan hệ của loài ngưòi với trời đất. Chương Vận khí thất thiên trình bày đặc biệt sâu sắc, quan hệ khí hậu- vật hậu- bệnh hậu gọi là “ Nhập mộc tam phân”. Như Tố Vấn- Lục tiết tạng tượng luận nói: “ Trời cung cấp cho con người ngũ khí, đất cung cấp cho con người ngũ vị, ngũ khí từ mũi hít vào, tàng trữ ở tâm phế, làm cho sắc mặt sáng nhuận, âm thanh tiếng nói to vang”. Tố Vấn- Ngũ vận đại luận nói: “ Phương Đông sinh phong, phong sinh mộc, mộc sinh chua, chua sinh can, can sinh cân, cân sinh tâm…Phương Nam sinh nhiệt, nhiệt sinh hoả, hoả sinh đắng, đắng sinh tâm, tâm sinh huyết, huyết sinh tỳ…” chứng tỏ ảnh hưởng của thời tiết trời đất đối với sinh lý cơ thể. Tố Vấn – Khí giao biến đại luận nói: “ Khí tuế mộc thái quá, thì sẽ phong khí lưu hành, tỳ thổ bị nó làm tổn hại, con người do bởi tỳ thổ mất vận hoá nên thường mắc bệnh tiêu chảy, ăn uống kém đi, chi thể nặng nề, phiền muộn, sôi ruột đầy bụng…”, chứng tỏ ảnh hưởng của khí hậu đối với bệnh tật, thắng, phục, ức, phát mà Vận khí thất thiên đều có quan hệ mật thiết với bệnh tật. Như Tố Vấn- Khí giao biến đại luận nói: “ Mộc vận bất cập… tai hại của nó luôn luôn phát sinh ở phương Đông, ở nhân thể ứng với tạng can, bộ vị phát bệnh của nó ở trong là hông sườn, ở ngoài là khớp”, đều không thể nêu ra hết được. Tố Vấn- Ngũ thường chính đại luận còn luận thuật tư tưởng địa lý học y học, trình bày mối quan hệ của bệnh tật, thọ yểu với địa lý, địa thế, “ Khí của trái đất sinh hoá thọ yểu khác nhau là vì sao vậy?”. Kỳ Bá nói: “Địa thế cao thấp tạo nên vậy,… nơi cao khí của nó thọ, nơi thấp khí của nó yểu”, tư tưởng y học tam duy Nội kinh trình bày trên đây chỉ cho thấy một mảng đốm nhỏ. II.- Ý nghĩa quan trọng của Y học tam duy Đông y và ứng dụng của nó Chu dịch đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ của con người với xã hội, Nội kinh đã hấp thu đầy đủ lý luận này, và ứng dụng ở các mặt sinh lý, bệnh lý, điều trị… của Đông y học. Đông y không chỉ coi trọng nghiên cứu y học sinh vật mà còn chú trọng ảnh hưởng của nhân tố tâm lý và nhân tố xã hội đối với bệnh tật, Nội kinh còn luận thuật sâu sắc đối với bệnh lý tình chí và điều trị, y học tam duy Đông y đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển của tâm lý học Đông y. Tố Vấn - Sớ ngũ quá luận nói: “ Nếu như trước cao sang sau thấp hèn thì tuy không cảm phải ngoại tà mà bệnh vẫn từ trong sinh ra, đây gọi là bệnh “ thoát dinh”. Nếu như trước giàu, sau nghèo, mắc bệnh gọi là “ thất tinh”, đó là do nơi khí của ngũ tạng lưu lại không vận hành, uất kết mà thành bệnh. Do bệnh mới phát, bệnh không tại tạng phủ, thể hình không gì biến đổi, khiến thầy thuốc khi khám bệnh thường hay ngờ vực không rõ bệnh danh. Lâu ngày cơ thể suy nhược, khí hư nên không sinh được tinh huyết, thế bệnh càng nặng thì chân khí càng bị hao tán, dương khí càng hư, người cảm thấy gai gai ớn lạnh, tim hay hồi hộp và giật mình. Sở dĩ bệnh thế ngày một tăng là do bên ngoài vệ khí bị hao tổn, bên trong dinh huyết bị cướp đoạt”. Tố Vấn – Âm dương ứng tượng đại luận nói: “ Tức giận làm thương tổn Can, buồn rầu khắc chế vui vẻ; suy nghĩ làm thương tổn Tỳ, vui mừng làm thương tổn Tâm, sợ hãi khắc chế vui vẻ, tức giận khắc chế suy nghĩ; lo lắng làm thương tổn Phế, vui vẻ khắc chế lo lắng; sợ hãi làm thương tổn Thận, suy nghĩ khắc chế sợ hãi”. Nêu lên trị liệu tâm lý của sự tương thắng tinh chí, ngoài ra còn đưa ra phương pháp trị liệu “ tình kích” tức để kích thích tình chí mà đạt được hiệu quả điều trị tương ứng. Như Linh Khu - tạp bệnh nói: “ Bệnh ợ nấc… làm cho người bị bệnh sợ dữ dội cũng có thể khỏi bệnh”. Vì vậy Đông y học là sự thống nhất của y học sinh vật, y học xã hội và y học tâm lý. Ở trên nói rõ Đông y cực kỳ coi trọng sự liên lạc và thống nhất của sinh vật, xã hội với y học tâm lý. Vì vậy, quạn niệm chỉnh thể của Đông y học : sự tương ứng của người với trời đất là không đủ toàn diện, nên đổi thành là sự tương ứng của người với trời đất, xã hội. Như vậy mới có thể thể hiện đầy đủ tư tưởng lý luận thống nhất y học tam duy ( tam tài) trời đất- người – xã hội ( sinh vật – tâm lý – xã hội) trong Đông y. Kinh Dịch và lý luận Đông Y I.- Quan hệ đặc biệt giữa Chu Dịch với Đông y học Cách ngôn truyền thống Đông y có câu: “ Không biết Dịch thì không làm Thái Y ”, “ Dịch có lý lẽ của Y, Y được dùng bởi Dịch“. Thêm nữa những luận từ và mệnh đề Chu dịch mà hệ thống tư tưởng Đông Y học và trong “ Nội kinh” hấp thu có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa Đông Y học và Chu dịch. Chu dịch là cái gốc sâu xa của lý luận Đông y. Về cơ bản, lý luận cơ sở Đông y khởi nguồn từ Chu dịch, như học thuyết Âm dương Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Khí hoá, học thuyết Vận khí, học thuyết Bệnh cơ Đông y đều thoát thai từ Chu dịch. Trong đó: 1- Quan hệ Âm dương của hào âm hào dương Chu dịch và triết lý Âm dương ẩn chứa trong hình quẻ Chu dịch khởi nguồn từ học thuyết Âm dương trong Đông y. 2- Vô cực, Thái cực Chu dịch là căn cơ của học thuyết Tinh khí, học thuyết Âm dương trong Đông y. 3- Hào tượng, quái tượng Chu dịch là khởi nguồn của học thuyết Tạng tượng trong Đông y 4- Sáu hào Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với lục kinh, hệ thống lục kinh , biện chứng lục kinh trong Y học. 5- Càn nguyên Khôn tẩm âm hào, dương hào bát quái bố trận Chu dịch là đồ án cách cục can chi của học thuyết vận khí, học thuyết khí hoá Đông y. 6- Càn Khôn trời đất Chu dịch là nguồn cội của khí Nhất nguyên luận trong Đông y. 7- Hà đồ số lý Chu dịch có mối quan hệ mật thiết với Cửu cung bát phong, Tý ngọ lưu chú, Linh quy bát pháp, Thất tổn Bát ích trong Đông y. 8- Hai quẻ Khảm Ly Chu dịch tương quan mật thiết với học thuyết Mệnh môn, quan hệ Tâm và Thận, động khí ở Thận trong Đông y. 9- Hà lạc Chu dịch tương quan với học thuyết Ngũ hành, số sinh thành trong Đông y. 10-Tương quan mật thiết giữa Thiên, Địa, Nhân quái hào Chu dịch là bản gốc của chỉnh thể quan trong Đông y. 11-Xoay vần của Chu dịch là nguồn cội của vận động tròn trong Đông y. 12- Quan niệm trung hoà, Chu dịch có mối tương quan mật thiết với quân bình luận, điều hoà luận trong Đông y. II.- Mối quan hệ khăng khít của Chu dịch với hệ thống lý luận Nội Kinh Chu dịch hình thành sớm hơn Nội kinh. Nền tảng triết lý và khoa hoạc tự nhiên phong phú của Chu dịch ắt đã truyền nhập vào Nội kinh, Nội kinh hấp thu tinh tuý của Chu dịch, đã phát triển tuyệt vời hơn, vì vậy phản chiếu lấp lánh ánh sáng khoa học. Quan hệ giữa Chu dịch và Nội kinh chủ yếu thể hiện ở những mặt sau: A - Ảnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết Âm dương trong Nội kinh Dịch kinh của Chu dịch tuy không trực tiếp nói đến Âm dương nhưng quan niệm Âm dương đã ngầm ẩn trong cương nhu và quái hào. Dịch truyện đã nêu ra rõ ràng chính xác quan niệm Âm dương. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Một âm một dương gọi là đạo”. Tức nói vận động mâu thuẫn Âm dương là động lực phát triển của sự vật. Dịch truyện là một tác phẩm triết học lớn. Trang Tử- Thiên hạ thiên nói: “ Dịch lấy đạo âm dương”, tức nói học thuyết Âm dương là hạt nhân tư tưởng Chu dịch, mà Âm dương Chu dịch lại lấy “_ _” ( vạch đứt), “__” (vạch liền) tức hào âm, hào dương để thể hiện sự đối lập, thống nhất, tiêu trưởng, chuyển hoá của âm dương đều theo sự thay đổi của hai ký hiệu cơ bản này. Khái niệm âm dương xuất hiện sớm nhất vào thời Bá Dương Phụ dùng sự thay đổi của hai khí âm dương để bàn về địa chấn (động đất), Quốc ngữ- Chu ngữ: “ Dương hạ xuống mà không thể xuất, âm bị ép mà không thể bốc lên, thế là có động đất”. Về sau “Vạn vật cõng âm mà bồng dương” của Lão Tử tiến thêm một bước minh xác cho quan hệ đối lập thống nhất âm dương, nhưng lấy âm dương làm hệ thống triết học hoàn chỉnh là Dịch truyện. Đặc điểm của “ Dịch truyện” là dùng hai ký hiệu cơ bản hào âm, hào dương để biểu hiện mối quan hệ âm dương. Như vậy đã làm cho hào âm, dương Dịch kinh thoát khỏi trói buộc của bói toán để thăng hoa trở thành phạm trù triết học. Từ đó khiến cho Chu dịch biến thành tác phẩm triết học vĩ đại, quan điểm triết học của Chu dịch ở chỗ nhận định vận động mâu thuẫn của âm dương tồn tại trong vạn vật trời đất bao quát hiện tưọng xã hội, mở rộng ý nghĩa phổ biến của âm dương, tức vận động thay đổi sự đối lập thống nhất của âm dương quyết định sự phát sinh, phát triển về chuyển hoá của tất cả sự vật. Dưới ảnh hưởng của Chu dịch và tư tưỏng học thuyết Âm dương lúc bấy giờ, đã hấp thu tinh hoa lỹ huận Âm dương của Chu dịch. Nội kinh đối với sự phát triển của triết học Âm dương Chu dịch ở chỗ kết hợp ntriết học Âm dương với y học, trở thành cơ sở của lý luận Đôn y, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Đôn y học. Nội kinh không những xây dựng chương trình riêng thảo luận Âm dương, mà toàn bộ sách đều đã quán xuyến triết học Âm dương, là chuẩn mực của sự kết hợp y lý và triết lý với nhau. Những chương trong Nội kinh như Âm dương ứng tượng đại luận, Âm dương li hợp luận, Thất thiên đại luận đều có chuyên luận về âm dương. Mệnh đề đưa ra đều có triét lý rất cao. Như Tố Vấn- Âm dương ứng tưọng đại luận nói: “Âm dương là đạo của trời đất, là kỷ cương cảu vạn vật là cha mẹ của sự biến hoá, là gốc của sự sống chết, là phủ của thần minh”. “ Phần âm ở bên trong, là nhờ vào sự bảo vệ của phần dương bên ngoài, mà phần dương ở bên ngoài lại nhờ vào sự ủng hộ của phần âm bên trong”. “ Phép ở âm dương, hoà ở số thuật” của “ Tố Vấn- Thượng cổ thiên chân luận” cũng đều như vậy. “ Tố Vấn – Âm dương li hợp luận” lấy sự ly hợp âm dương để khái quát mối quan hệ biện chứng giữa âm dương, hàm ẩn quan điểm đối lập thống nhất là âm dương chia ra làm hai hợp lại làm một, và đưa ra quan điểm “Âm là căn bản, Dương là chủ đạo”, tiến thêm một bước minh xác quan hệ chủ đạo giữa âm dương. Ngoài ra Nội kinh còn cung kết hợp âm dưong với bốn mùa tự nhiên và cơ thể con người, nêu lên một cách sáng tạo quan điểm bốn mùa, ngũ tạng, âm dương, ứng dụng linh hoạt triết học Âm dương để giải thích y học là sự phát triển đặc biệt của âm dương. Đó là thành tựu siêu việt nhất của Nội kinh cũng là sự siêu việt đối với Chu dịch. B- Ảnh hưỏng của Chu dịch đối với học thuyết Tạng tượng trong Nội kinh Khung Chu dịch là kết cấu quái tượng, hào tượng, quái tượng cấu thành hình thức Chu dịch, Dịch kinh lấy hào tượng, quáí tượng làm tượng trưng cho sự vật, bộ Dịch kinh trên thực tế chính là một bộ tượng lớn. Như Dịch- Hệ từ nói: “ Dịch là tượng, tượng là vạn vật”, vạn vật trong vũ trụ tuy phức tạp, thiên biến vạn hoá, nếu nắm vững qui luật của tưọng thì có thể nhận định quy luật biến hoá của sự vật một các đơn giản và hệ thống. 64 từ quái tượng, 384 hào tượng trong Dịch kinh có thể bao quất vạn vật. Vì vậy tưọng của Dịch, lại có cách gọi là vạn vật, tượng là ý tưọng, là hình tượng sự vật khách quan, là ý tưọng mà mọi ngưòi thông quan sát sự vật hiện tượng trong thực tiễn đúc kết nên. Như Dịch- Hệ từ viết: “ Nhìn thấy bèn gọi nó là tưọng nghĩa là nhìn thấy hiện tượng để khái quát thành ý tượng”. Như vậy một quẻ một hào thì có thể hệ thống qui loại rất nhiều sự vật, cớ thể thấy tưọng của Chu dịch có tính chất đại số , vì vậy, hièu tượng thì có thể nắm vững qui luật tự nhiên. Tượng của Dịch kinh ngoài chú trọng thiên tượng, vật tưọng ra, còn chú trọng nhân tượng ( tức hiện tưọng xã hội). Vì vậy quái tượng của Dịch kinh có thể xem như là bức tranh thu nhỏ mối tương quan về hiện tưọng tự nhiên, sự vật, con người xã hội. Nội kinh thông qua tượng của Chu dịch đã sáng tạo ra học thuyết Tạng tưọng Đông y độc đáo, là viên đá làm nền móng cho sự hình thành và phát triển cơ sở lý luận của Đông y học. Cái gọi là “ tạng …” tức là nội tạng; “ tượng” tức triệu chứng bên ngoài, bởi ngoại tượng là triệu chứng của nội tạng, vì vậy, tượng có thể xét đoán tạng, đó là ứng dụng của học thuyết Tạng tượng trong Đông y trong chẩn đoán học. Học thuyết Tạng tưọng Đông y là học thuyết căn cứ ngoại tượng để nghiên cứu nội tạng cơ thể qui luật sinh lý bệnh lý và học thuyết quan hệ hỗ tương. Học thuyết của Tạng tưọng học Đông y ; thứ nhất, liên hệ thiên tượng với tạng tượng, như “ Tố Vấn- Lục tiết tạng tượng luận”: “ Tâm là gốc của sự sống, thông với khí mùa hè”; thứ hai, thống nhất hình tưọng và thần tượng, như “ Ngũ thần tàng lý luận”. Tức ngũ thần tàng ở trong ngũ tạng, thong qua triệu chứng của ngũ thần; thứ ba xét về quái tượng để bàn bệnh tưọng, như xem quẻ Kí tế, Vị tế. Dịch kinh luận vệ bện lý tâm thận bất giao, quẻ Càn, Khôn để luận về bệnh Can… như ở trên trình bày, Nội kinh ứng dụng tưong lý Chu dịch vào học thuyết Tạng tượng Đông y , có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của Đông Y. C - Ẩnh hưởng của Chu dịch đối với học thuyết khí hoá trong Nội kinh : “ Hào” của Chu dịch là tượng trưng của Khí hoá do sự lên xuống thay đổi của “ Hào” để khiến cho quẻ thay đổi . “ Hào” đại diện khí hoá Âm dương, do hào động lên quẻ biến, vì vậy “ Hào” là thuỷ tổ của khí hoá, Chu dịch là sách thể hiện biến dịch, biến dịch này thể hiện ở quẻ biến, mà nguồn gốc ở hào biến, do hào biến mà sinh ra sự thay đổi khí hoá âm dương, như do sự lên xuống, tăng giảm của hào mà phát sinh “ Rồng còn ẩn láu chưa dùng được ”, “Rồng lên cao quá có hối hận”, “đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến”, có thể nói “ chỉ một cái thay đổi thì thay đổi toàn bộ”. Tư tưởng “ Sinh sinh hoá hoá hoài gọi là Dịch”, “Đạo dịch đến lúc cùng tất phải biến đã biến thì thông, nhờ thông mà được lâu dài” của Chu dịch đều nói lên rằng : Khí hoá thai nghén từ dịch. Khí hoá nội kinh manh nha từ dịch có thái dịch thuỷ có thái tố. Học thuyết khí hoá nội kinh đã phát triển học thuyết vận khí và học thuyết thăng giáng khí cơ trên cơ sở khí hoá âm dương thái cực Chu dịch. Học thuyết vận khí coi trọng về luạn thuật khí hoá giới tự nhiên, chủ yếu thông qua lý luận Ngũ vận Lục khí trình bày quan hệ giữa thiên thời, địa lý, bệnh tật, học thuyết Thăng giáng khí cơ thì luận thuật về sự lên xuống của tinh khí phủ tạng là chính. Học thuyết khí hoá Đông y quán xuyến trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu Đông y, là hạt nhân của có sở lý luận ĐôngY. Đặc điểm của học thuyết khí hoá Đông Y kết hợp hữu cơ khí hoá giới tự nhiên và khí hoá cơ thể , là sự thăng hoa đối với khí hoá trong Chu dịch. Tóm lại Chu dịch có những ảnh hưởng to lớn đối với Nội kinh, nhờ đó mà Nội kinh phát ra ánh sáng lấp lánh. Ở trên trình bày Nội kinh là khuôn mẫu của lý luận Đông y. “ Nội kinh” bắt nguồn từ Chu dịch lại có phát triển mới đối với Chu dịch, Chu dịch có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của lý luận Đông y. GS Dương Lực
-
Thực ra tôi mở mục này muốn viết đôi điều về Kinh dịch với đông y để giúp mọi người có cái nhìn ,cái liên hệ , để tránh bệnh tật , tạo ra sức khẻo tốt ,bởi ở đời cái vốn quý nhất vẫn là sức khỏe . Khi đọc vận khí bí điển tôi mới thấy người xưa thật tài tình tại sao vậy ? Đến bây giờ khoa học hiện đại như thế mà bệnh dịch đến cũng khônh thể biết trước thế mà ngay từ xa xưa người ta có thể đoán được bệnh dịch qua xem mây vọng gió , thậm chí còn có thể biết đến dịch bệnh và nạn binh đao sẩy ra ở khu vực nào thông qua thái tuế ,can ,chi với hình dáng sắc mây hướng gió . Qua 6 bộ , 12 vị mà biết được bệnh tật trong lục phủ ngũ tạng mà bây giờ con người thường ỷ vào máy móc hiện đại cho nên các vấn đề này đã mai một đi nhiều . Qua mạch tượng thậm chí còn biết đến số mệnh nữa đó là điều kỳ diệu vô cùng . Những vấn đề trên thì còn tùy duyên của từng người mà giác ngộ đến đâu . Tôi thì trình độ còn hạn chế nhưng lúc nào rỗi dãi sẽ viết về vận khí để ai thích cùng chiêm nghiệm Trước khi vào vấn đề này ta hãy tạm bình luận câu " học dịch rồi hãy làm thuốc ". Vậy thì lý luận của chu dịch với phương pháp của y học có quan hệ vơi nhau chăng ? Câu nói của người xưa thật tế nhị .Học dịch rồi mới nói chuyện làm thuốc nghĩa là không học về quái,tượng hào ,từ mà học để nắm cái quy luật mâu thuẫn thống nhất của âm dương cái đầu mối của sự tiêu hao hay lớn mạnh của tạo hóa . Nếu không hiểu ró cái quy luật sinh khắc ché hóa thì làm sao mà biết được hiện tượng " bĩ cực thái lai ". hãy nhìn vào sơ đồ tiên thiên và hậu thiên khi vũ trụ hình thành thì trời đất đều là một chất khí mờ mịt ,gọi là vô cực . Đến khi âm ,dương bắt đầu hình thành thì từ vô cực trở thành thái cực . Cho nên thiên nhất sinh thủy biến thành quẻ càn ,địa nhị sinh hóa tương ứng với quẻ khôn . Càn sáu ,khôn hai tổng cộng là tám nhân nên thành sau mươi tư quẻ ,sau mươi tư quẻ nhân nên thành 384 hào số càn chu lư số 116 hào dương lẻ 9 cho nên quẻ ly ở hậu thiên kế vị của quẻ càn ở thiên thiên .Số của khôn lưu chu có 76 hòa âm lẻ chín số cho nên quẻ khảm ở hậu thiên kế vị của quẻ khôn ở tiên thiên . Ky ở nam ,khảm ở bắc đó là hậu thiên .Bàn về giưới tính của con người . Nam mới sinh thuộc dương thuộc hình thể của quẻ càn ,nữ mới sinh thuộc hình thể của quẻ khôn . Những số đó đều thuộc về tiên thiên .Tới khi âm dương giao cấu ,rồi càn bị thủng hào giữa thành ly ,khôn nối liền hào giữa thành khảm ,quẻ ly rỗng giữa hai hào dương bao bọc một hào âm nên hình thể đã thuộc về hư, khảm đầy giữa ,hai hào âm baỏ vệ một hào dương nên hình thể dã thuộc thực rồi .. Trời bao bọc đât ,dương bao bọc âm số dương nhiều số âm ít cho nên nói Dương thường hữu dư Âm thường bất túc . Trong con người ta trăm bệnh thường do âm thiếu không đủ để chế hỏa, rồi hỏa ở quân hỏa ,hỏa ở tướng hỏa , tam tiêu ,tâm bào lạc bốc nên thành quẻ " Thủy hỏa vị tế " cho nên con người ta tập luyện vệ sinh kéo dài tuổi thọ nên suy nghĩ tại sao quẻ càn mới sinh là thực ,quẻ càn bị phá vỡ tạo thành quẻ ly là hư tổn thì tự nhiên sẽ tĩnh ngộ mà ngăn ngừa phẫn uất ,hạn chế dục vọng làm kế dưỡng sinh khiến cho thủy thăng hỏa giáng mà thành quẻ "Thủy hỏa ký tế " Âm hòa bình, dương kín đáo, mà hỏa được iên chỗ của nó thì mọi hiện tương đều tốt đẹp từ đó có thể biết được lý luận của y học với lý luận của chu dịch phù hợp với nhau hầu như không thể tách rời được . (Trích vận khí bí điển của Hải Thượng Lãn Ông ) Thân mến.
-
Chào bác Lão Nông đây là cách phản biến bài học đầu tiên của dự đoán với chu dịch . Khi gieo được một quẻ chưa biết quẻ đó thuộc cung nào trong 8 cung thì dùng cách này sẽ biết được quẻ này là quẻ thứ mấy và biết được hào thế hào ứng . Có biết được nó thuộc cung nào thì mới biết được ngũ hành của nó để nạp lục thân và lục thần .Càn ,đoài là kim . Tốn , chấn là mộc . Cấn, khôn là thổ . LY là hỏa . Khảm là thủy .Căn cứ vào ngũ hành đó để nạp như sau: Tôi sinh ra là tử tôn . Tôi khắc là thê tài . Sinh ra tôi là phụ mẫu . Khắc tôi là quan quỷ . Ai muốn tìm hiểu đọc nhập môn với dự đoán học khi đọc xong quyển này thì không cần dở sách lập xong một quẻ nạp lục thân , lục thần chỉ vài phút . Cái chính là phần luận .
-
Can tàng hồn ,phế tàng phách, tâm tàng thần ,thận tàng chí ,tỳ tàng ý .Người ngầy đa hỏa Người người béo khí hư đa đàm . Một que diêm có thể làm một đám cháy lớn . Một cốc nước thì chỉ đủ cho người ta hết khát một lúc . Thế mới biết người đời trọng dương cũng có cái lý của nó . Cái gì đáng bỏ thì bỏ ,cái gì đáng lưu thì lưu , đó là điều hầu bổ cứu vậy .
-
. Lâu lâu mới trở lại chỗ này thấy anh Vo truoc viết đoạn này cũng muốn nói vài câu với anh .Tôi có đọc ở một chỗ anh Vo Truoc có tranh luận với anh TS cũng hay ra phết nhưng khi anh TS hắng giọng nên sao anh lại thôi luôn vậy đang tranh luận hay cơ mà ? Ai cũng thừa biết khởi xướng là vất vả nhưng cứ đồng tình ,xuôi thuận theo sao ? ủng hộ không có nghĩa là thuận theo anh à . Lại còn chim xẻ với phượng hoàng ở đây nữa ,đọc câu này nghe cũng thấy hay hay cũng như mèo khen mèo dài đuôi vậy .
-
Chào RuBi hôm nay mới ngó đến khung trời của Rubi . Các đồ hình của Rubi đẹp thật ước gì tôi cũng đưa được các đồ hình như thế khi muốn thể hiện ý của mình . Tôi thấy Rubi có năng khiếu về đông y đấy về lý thuyết thì cũng đơn giản với Rubi thôi nhưng về lâm sàng thì cần phải có thời gian . Ngày xưa tôi đi học khi làm bệnh án chúng tôi thường hay làm chống đối để các thầy không bẻ dược( Nghĩa là khi quy nạp bệnh chứng thường hay quy về một phía Âm hoặc Dương chứng nhưng khi bắt tay vào thực tế thì chẳng cái bệnh nào giống bệnh nào Âm, Dương Biểu ,lý hàn, nhiệt thường pha tạp vào với nhau ). Đó cũng là thực tế kiểu đào tạo còn hạn chế của chúng ta bây giờ cho nên các bằng cấp của Việt nam mình không được các nước tiên tiến công nhận . Tôi có hay vào các diễn đàn y khoa của các sinh viên bây giờ nhiều lúc vẫn thấy còn hiện tượng như vậy , thảo nào ngồi nghế nhà trường 5-6 năm khi ra gặp bệnh nhân không kê nổi một cái đơn . Thực tình tôi rất quí Rubi muốn kể cho Rubi chuyện đi học của mình để Rubi không tốn công khi làm một việc gì đấy . Tôi cũng vậy phải biết " Điều hầu bổ cứu " theo phương thức của tứ trụ Rubi à . Thân chào Rubi .
-
Chào VIETHA . Ở đây nhiều lý thuyết quá phải không , tôi cũng thấy như bạn nếu cứ chạy theo nó thì dễ tẩu hỏa nhập ma mất nhưng dù sao cũng hay . Mỗi người một ý kiến ,trăm hoa đua nở mà ??..... Thân mến.
-
Chào bạn .Tôi biết khi đăng bài này nên sẽ có người có ý kiến nhưng vẫn cứ đăng tại sao vậy ? Đăng nên cho thấy cái sai của GS Dương lực khi nhầm lẫn thời gian nhưng đọc kỹ thì trong phần lý luận cũng có nhiều cái hợp lý cũng như một số người đã vội đổi chỗ hậu thiên đọc ra cũng nhiều cái có lý nhưng cũng nhầm lẫn vị trí . Thật khổ thân cho hậu thiên thích đổi là cứ đổi ,rồi đổi ra có ứng dụng thực tế được là bao . Kêu to vậy nhưng thực ra cũng chẳng có cái gì để bàn . Đáng tiếc có tài nhưng lại ngạo mạn . Ngạo mạn là gốc của sự thất bại . Thân mến .
-
Hôm nay rỗi mới có dịp quay lại chỗ này . Đọc lời của Như Thông tôi hiểu . Nhưng Thông chưa hiểu lời tôi nói đâu . Cái gọi là lịch sử của Việt nam lớn lắm . Từ xưa đến nay tất cả những đội quân hùng mạnh nhất thế giới đều bại ở Việt Nam . Những cái cần chứng minh và chứng minh một cách thuyết phục hùng hồn về con người Việt Nam cần nêu ra còn .....đấy là ý tốt không có gì là mỉa mai đâu . Đừng tự ti nhưng cũng cũng phá tự phụ . Biết người biết ta trăm trận trăm thắng . Hiểu mình nhiều lúc còn khó hơn hiểu người . Như Thông cứ ngẫm lời tôi nói xem nhiều lúc cũng hay hay đấy. Thân ái.
-
Chào fujisu .Hay hay quá ,họa thì cần biết mà tránh .Phúc biết mà mừng . Hỷ nhiều thì hại tâm ( hỷ hại tâm, lo thì hại tỳ, giận thì hại gan, buồn thì hại phế , sợ thì hại thận ngũ tạng ,lục phủ ứng với tình chí như vậy) Như vậy hỏi phúc nhiều là hỷ nhiều hại tâm dẫn đến tổn thọ mà . Cho nên hỏi họa để mà tránh cho bớt lo sẽ đỡ hại tỳ mà ăn ngon ngủ yên sẽ tốt hơn cho ta , đó là người quân tử mới làm được điều đó còn tiểu nhân thì chỉ lo họa đến cho nên mới hỏi phúc nhiều . Còn họa thì cũng có cách tránh đấy , đông y gọi là tòng trị , nghĩa là chủ động cho họa đến . Nghe hơi chướng tai phải không bạn , nhưng mà có thật đấy . Thân mến
-
Chào VinhL .Tôi thấy bạn có nhiều ý tưởng hay và cách luận quẻ cũng hay chính vì vậy mà cũng muốn đôi lời tâm sự với bạn . Thường thì khi gieo quẻ không nên lạm dụng bởi vì lạm dụng khi gieo quẻ thường hay mất chính sác . Khi mới nghiên cứu về gieo quẻ tôi thường hay bạ đâu gieo đấy thậm chí còn dùng nó để đánh đề lúc đầu còn lúc được lúc không về sau thì trật giáo . Sau đó thì mới thấy rằng gieo quẻ chỉ nghiệm khi những việc thực sự cần mà hỏi thì mới nghiệm . Trong vấn đề này nó còn tồn tại vấn đề tâm linh (sau này tôi sẽ giải thích vấn đề tâm linh qua cách nhìn của đông y sau ) . Về sau khi gieo quẻ cho một số quan chức tôi mới thấy được điều này ,khi họ hỏi mình thì đều ở lúc họ đang bí và khi họ hỏi thì vấn đề nó hiện nên ngay trong quẻ ,có quẻ đúng đến mấy năm , đã có lúc họ không làm theo quẻ mách và đã mang thất bại . Khi gieo quẻ tâm biến động thì sẽ ứng nghiệm . Bởi vậy trong quẻ mới có hào động đó là dương cực biến âm ,âm cực biến dương , sáu hào loạn động thì xem rất khó vì trong tâm của người xem nhiều luồng tư tưởng ,muốn hỏi nhiều việc . Muốn nói chữ tâm ở đây vì tôi có gặp một số nhà sư họ chẳng cần gieo quẻ mà họ nói như ma xó . Con người là vũ trụ thu nhỏ cho nên có những thiền sư ngồi thiền để tìm hiểu cơ thể của mình lại thấu hiểu cả truyện thiên cơ ,một cái rung động trong họ cũng có thể đoán ra các hiện tượng sắp xẩy ra . Thôi tôi lại bận mất rồi ,khi nào rỗi rất muốn học hỏi cùng bạn . Thân mến .
-
Chào VinhL. Tôi đã đọc các bài viết của bạn .Rất mến mộ bạn . Luận quẻ rất hay dễ hiểu , sâu sắc . Khi lạc sang bên này rất vui khi gặp bạn . Thân mến .
-
Hưng Nguyên ơi hãy đi xa hơn nữa . Trời cao đất rộng . Núi cao còn có núi cao hơn nữa .Ta sống cho ta không cần mượn danh ai cả . Thế mới hiểu là thế nào là đất khách quê người . Ta muốn có ích nhưng lại là .... hơi buồn ...nhưng không sao . Thân mến .
-
Chào anh Thiên Sứ . Tôi chưa cho rằng kinh dịch xuất phát từ đâu và từ bao giờ vì tất cả chỉ là truyền thuyết chưa có gì để chứng minh . Nhưng theo tôi cái ứng dụng của nó thì ta không phủ nhận . Người xưa ngẩng mặt nhìn trời , cúi xuống xem đất và đặt ra : Vặch liền ( _ ) là dương . Vặch đứt (- -) là âm . Nhờ vào đó mà một nhà khoa học người đức phát minh ra máy tính nhưng máy tính muốn hoạt động được phải có dòng điện . Nguyên tắc của dòng điện ,có một điều cơ bản là đóng mặch và ngắt mặch .Đóng mạch thì máy chạy biểu hiện của dương vạch liền (_) . Ngắt mạch thì máy dừng hoạt động biểu hiện của âm vạch đứt (- -) . Còn về vấn đề này thật tình tôi muốn góp ý với anh nếu có gì không phải anh bỏ qua nhé .Vì đây không phải vì tôi bởi vì tôi không có ý định viết sách . Trong các bài viết anh hay nhân danh nền văn minh của đại việt 5000 năm là không nên bởi vì các sách của anh so với nền văn minh của một quá trình 5000 năm của đại việt là quá ít . Khi đọc giả nước ngoài họ đọc họ sẽ nghĩ rằng : Văn minh 5000 năm của việt nam ta chỉ có bằng đấy thôi thì họ coi thường nước việt ta lắm .Anh có biết không chỉ để tìm hiểu binh pháp của Trần Quốc Tuấn thôi đã phải mất cả đời người chưa xong . Ông khổng tử cả một đời mình chưa tìm được một ngày để đặt cây đòn nóc mà phải nghi lại để đời con với làm được . Cũng như nếu chúng ta bây giờ muốn tìm một ngày thật đẹp để làm nhà cũng không phải đơn giản ví dụ như chọn phi tinh của năm ,tháng, ngày ,giờ , Tuổi , lại còn phải gieo quẻ để tính giờ động thổ nữa . Nếu xét kỹ thì có khi mất mấy năm mới tìm được một ngày gọi là đẹp với ta . Có thể vì thế mà ngôi nhà của Khổng Tử còn lại được đến bây giờ và nó là một di tích lịch sử được bảo tồn . Trên đây là những điều thật lòng tôi muốn nói cùng anh không dám có ý gì khác mong anh thông cảm. Có lẽ đây là bài cuối cùng của tôi về vấn đề này . Xin anh và mọi người thông cảm nếu như có điều gì không phải . Longtuan .
-
Chào anh Thiên Sứ . Có câu đạo trời Dương sinh âm trưởng. Đạo của đất Dương sát âm tàng . Tại sao lại nói vậy ? Mặt trời là dương , Quả đất là âm . Không có anh nắng của mặt trời thì trái đất lạnh lẽo này làm sao mà sinh sôi phát triển . Không có quả đất thì vạn vật bấu víu vào đâu mà phát triển . Chính vì vậy mới nói Dương sinh âm trưởng . Tiếp theo theo hậu thiên bát quoái quẻ khôn thuộc phương tây nam thuộc tiết lệnh của tháng 6,7 lúc vạn vật đang phát triển mạnh mẽ (theo quy luật trường sinh tháng giêng khởi dần ) sao không thể nói âm không thể trưởng . Quẻ càn thuộc phương tây bắc tiết lệnh của tháng 9,10 . Lúc vạn vật đang bế tàng sao không có thể nói dương không thể sát . Cho nên theo tôi Âm Dương không thể chia cắt . Tốn khôn không thể lẫn lộn .Vì lúc đó tiết lệnh khác đi thì người xưa lấy đâu lịch để làm nông nghiệp ? và lúc gieo quẻ khi gặp tốn ,khôn ,sẽ gặp phải sai lầm . Còn về con gà có trước hay quả trứng có trước nghe anh phân tích đầu tiên tôi nghe cũng có vẻ xuôi sau nghĩ lại .tôi lại phân tích thể này anh nghe thử xem có được không nhé . Quả trứng nở ra gà con . Gà con con gà mẹ .Gà mẹ sinh quả trứng nở gà con . Vậy gà mẹ có trước. Cũng như có( bố + mẹ) mới có con . chứ không thể sinh con rồi mới sinh cha . Đây là vấn đề thực tế có lẽ vì tôi hay nhìn thực tế không hay nhiều suy diễn nên thường hay nghĩ ngược với anh . Tôi thì nhìn vòng tròn nó là vòng tròn không muốn chứng minh nó là quỹ tích của nhiều điểm cách đều một điểm cho trước và sử dụng luôn số fi của nó là 3,14 vì đi chứng minh lại cái mà người khác chứng minh rồi sẽ rất mất công . Vài lời không phải mong anh bỏ quá cho . Thân chào anh .
-
Chào anh Thiên Sứ đúng là tôi và anh có cái nhìn khác nhau ,cũng như Âm và Dương vậy tuy khác nhau Đối lập nhau nhưng cùng tạo nên một vật thể . Xin cũng được tâm sự với anh , những lúc rỗi dãi tôi cũng thâm nhập vào nhiều diễn đàn và theo thường lệ là lặng lẽ quan sát xem họ nói gì và tìm những cái hay để học hỏi kinh nghiệm . Thật là vô tình lọt vào diễn đàn này thấy ở đây có tinh thần dân tộc rất cao cho nên cư trú ở đây hơi lâu . Phải nói rằng những điều tôi viết ở đây đều muốn cùng anh xây dựng một cái gì đấy mang tính chất hoàn thiện . Vạn vật lấy cân bằng làm gốc mà anh .Tôi lại trở vê với bài viết trước của tôi . Tôi hỏi anh là luận cứ của anh đã có luận cứ khoa học nào chứng minh chưa là không phải để hỏi vấn đề đó mà muốn nói khoa học thần bí phương đông là khoa học mang tính thực nghiệm không phải một sớm một chiều mà chứng minh được thậm chí có những mệnh đề phải công nhận nó như một tính tất yếu để dựa vào nó và chứng minh nó bằng thực nghiệm . Sách thì có nhiều loại sách nhưng nó phải trải qua thực nghiệm mới là sachs của mình .Ví như tôi chẳng hạn từ hồi làm thuốc đến giờ có đến mấy trăm quyển sách ấy nhưng cho đến bây giờ thì ứng dụng được nó chỉ còn có vài quyển . Tôi thường hay nên hiệu sách mà sách thì rất nhiều nhưng bây giờ tìm mua được một quyển thấy sao khó quá .Và phải nói thật tình nếu đọc qua quyển sách của anh tôi cũng sẽ không mua . Một hôm tôi vào hành lang lạc Việt độn toán vì không có máy in cho nên tôi đã phải chép tay ra để nghiên cứu ( ngày trước tôi cũng đã áp dụng lục nhâm riêng và bát môn riêng thấy nhiều lúc sai bét cho nên bỏ ) nay thấy anh ghép vào và muốn tìm hiểu xem thế nào so với cách tôi và bạn tôi thường dùng là của Thiệu Khang tiết và của Thiệu Vĩ Hoa nhưng thấy nó đơn giản quá và mức độ chính xác không cao cho nên thôi không dùng nữa và có một suy nghí thế này cứ trên nền tảng cái cũ phát huy kinh nghiệm nên thì hay hơn . Cũng chính vì suy nghĩ đó mà tôi muốn đem suy nghĩ của mình muốn nói cùng anh . Định nghĩa về Âm Dương tôi không dám nhưng để bàn về trạng thái Âm Dương và Phân biệt nó thì có thể nói là viết được hẳn một quyển sách . Nếu như nói Dương tịnh ,Âm động hoặc Âm tịnh Dương động đều không đúng khi nói về âm dương thì phải nói đến thể của nó . Tôi ví dụ khi xem mach cho người bệnh thì các mach thuộc loại âm là : Trầm ,trì , vi .tế , Các mạch loại dương là : Hồng ,sác, vv... Nếu so sánh thì thì các mạch âm nó vấn động đấy chứ nhưng so với mạch dương thì nó yếu hơn cho nên nó gọi là âm . Cũng như hôm nọ tôi đèo con tôi đi chơi nó bảo bố ơi cái cột điện nó cứ chạy theo con nói về một mặt nào đấy thì con tôi nói đúng . Tôi với anh lại trở về từ thời con người mới hình thành lúc đó họ chưa quy nạp như thế nào là Âm dương ngũ hành gì đâu nhưng qua hàng nghìn năm với sự tiến hóa của loài người họ quan sát và quy nạp các hiện tượng trong thiên nhiên thành Âm,Dương , ngũ hành ,Bát quái .vvv.. Chính vì họ quy nạp nó như thế và họ làm theo nó và thấy ứng nghiệm . Xin lưu ý với anh là ứng nghiệm chứ chưa phải là đã chứng minh được đâu nhé và còn lâu khoa học hiện đại mới chứng minh được hết triết học phương đông . Tôi xin ví dụ tây y họ nên đã có bệnh là phải có căn nguyên và họ đi mổ xẻ nó ,thâm chí đi đến tìm hiểu ADN , giải mã zen nhưng cũng chưa giải thích được một vấn đề kinh lạc của đông y và khoa tâm thần học vv.... Ngay từ thời tiền sử con người đã biết dùng những cây cỏ uống vào để chữa bệnh,hòn đá có đầu nhọn để châm cứu và họ quy nạp nó theo âm dương ngũ hành để tiện trong việc lý luận trong điều trị thuốc uống cũng như châm cứu . Từ những ý nghĩ đó cho nên tôi lại phải nhắc lại câu nói của người bạn tôi . " Người ta quy định dòng điện chạy từ dương sang âm và đặt ra quy tắc bàn tay phải nếu như lại quy định dòng điện chay từ Âm sang dương thì phải đổi quy tắc bàn tay phải thành quy tắc bàn tay trái . Đồng nghĩa với vấn đề đó thì anh phải sửa chữa lại hết các dụng cụ trong điện " Như vậy thì anh sẽ mất nhiều thời gian để lập lại những cái vốn sẵn có và đang được thực nghiêm chứng minh là đúng , còn những ai mà hiểu lơ mơ về nó thì rất rễ mắc sai lầm . Lại một lần nữa tôi phải nhắc lại là tôi không phủ nhận các thành quả mà trong lạc Việt độn toán Và Phong thủy lạc Việt vì trong đó còn nhiều vấn đề liên quan nữa . Thân chào anh tôi lại bận mất rồi,vì bàn luận với anh mà tôi lại học được thêm nhiều kiến thức từ anh .Chân thành cám ơn anh . Thân mến .
-
Chào Hà Uyên . Câu truyên bạn kể không cần xác minh ,ừ thì tôi cũng tin bạn đi .Nhưng xin hỏi bạn một, điều thiếu gì ví dụ mà bạn phải đem ví dụ này tung nên trên mạng . Bạn có biết tôi và tất cả những ai trong diễn đàn này có cảm xúc gì khi đọc bài bạn viết không ? Bạn thích chọc vào nỗi đau của người khác . Tôi và anh Thiên sứ cũng như mọi người sẽ nghĩ rằng vì không cùng chung quan điểm cho nên bạn cho nên phải ngoáy vào nỗi đau của người ta cho bõ nghét . Một ngày nào đó bạn không ưa tôi và Anh Thiên sứ bạn cũng sẽ làm như thế ở trong các diễn đàn khác và cả ở ngoài đời nữa . Không biết bạn có phải là học trò của anh Thiên Sứ không ? Nếu phải thì thật đáng xấu hổ bởi vì một người quảng đại như anh Thiên sứ lại có một học trò như thế .Thật đáng buồn ! Bạn thử nhìn lại mình xem bạn có lắm tay được cả ngày không ? huống chi trong cả một cuộc đời và có ai đó lại tìm cái thói hư tật xấu của mình tung nên trên mạng này thì bạn sẽ nghĩ thế nào ? Tôi xin kể cho bạn một câu truyện về bác sỹ Nguyễn Tài thu . Ở thành phố tôi đang sông có một trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật mà người đầu tiên bỏ tiền túi ra để thành lâp đó là Giáo Sư Nguyễn Tài Thu hôm đó tôi cũng đến dự ,Hôm đó khi nhìn thấy các cháu tàn tật và khi phát biểu giáo sư có rơi lệ và tôi cũng không cầm nổi lòng mình .Đây chỉ là một trong những nghĩa cử tôi được chững kiến và còn nhiều chỗ như thế tôi cũng không kể ra đây làm gì . Nhưng tôi cũng muốn khuyên bạn một câu trong mạng này là ảo cho nên bạn có thể đưa ra những ví dụ mà bạn thích không cần phải suy nghĩ nhưng nếu ở ngoài đời thì bạn cần phải nhớ câu này : Bệnh tòng khẩu nhập Họa tòng Khẩu suất . Rất mong rằng xẽ không gặp cái kiểu ví dụ như thế này trên đây nữa .