Eagle Lê

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    12
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Eagle Lê

  1. Cháu không liên quan gì đến a Đức này (cũng không nắm giữ cổ phiếu nào hiện tại) nhưng đề xuất như thế này: Bác thiensu cho một cái giá tư vấn nhưng chưa lấy tiền, nếu năm nay DN ổn định thì thu tiền sau. Cháu sẽ tìm người có khả năng chuyển đề nghị đến anh Đức để xem anh ấy có đủ duyên không?
  2. HAGL mà sụp đổ thì rất đáng tiếc!!! Dù nhiều người không ưa anh tính nổ nhưng cơ bản chẳng gây hại cho ai. Chính HAGL khơi dậy cách làm bóng đá bài bản, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng thể thao từ móng cho VN. Diện tích đất đai và cách HAGL xuất hiện tại Myanmar đặc biệt là tại Lào và Campuchia rất có ý nghĩa về chính trị. Nếu HAGL thành công với dự án nông nghiệp tại Lào và Campuchia thì ảnh hưởng của VN tới hai nước này theo thời gian là ngày càng bền vững. Với cá tính anh Đức thì đừng nói 1 tỷ mà cả chục tỷ anh ấy cũng sẵn sàng chi nếu có một phương án phong thủy giúp xoay chuyển tình hình khó khăn hiện tại. Vấn đề là anh ấy có chịu tin hay không, nói cách khác có đủ duyên hay không mà thôi. Cháu nghĩ rằng 2016 là năm khó khăn nhất cho HAGL. Nếu năm 2016 vẫn ok thì năm 2017 trở đi sẽ tươi sáng thôi (dưới lăng kinh người chơi cổ phiếu - không dính dáng tới các nội dung phong thủy hay tâm linh).
  3. Cảm ơn anh Thiên Bồng, Như vậy cũng có điểm giống năm nay là hiện tượng rét kỷ lục và hạn hán.
  4. Thanks bác.
  5. Câu trả lời của bác là cô đọng với cháu nên cháu chưa thể hiểu và cũng không rõ năm 1956 là như thế nào. Cháu tư duy là hành Thủy của năm sẽ vẫn thúc đẩy mưa nhưng còn những nhân tố tự nhiên khác không vận hành theo chu kỳ hành khí của năm mà điểm rơi hạn hán của nó đang xẩy ra (cháu nghe nói hạn này là đỉnh điểm 100 năm). Vì vậy cháu nghĩ cuối năm nay và năm sau thời tiết sẽ không còn khô hạn (thậm chí cuối năm nay sẽ có nhiều mưa). Nếu có thể mong bác cho nhận định về tình hình hạn hán cuối năm nay và năm sau ạ.
  6. Hành Thủy không có nghĩa là nhiều mưa vì nó là phạm trù rộng hơn nhưng tôi nghĩ là nó thúc đẩy yếu tố mưa chứ ? Sao lại diễn ra khô hạn lịch sử thế này?
  7. Bác Thiên sứ ơi cháu có chút thắc mắc là tại sao năm nay hành Thủy mà dấu hiệu hạn hán ở VN lại xẩy ra nghiêm trọng như vậy? Phần còn lại của năm nay và năm sau tình hình hạn hán sẽ như thế nào? Hoặc vấn đề hành năm có liên quan gì đến câu chuyện mưa hay hạn không bác?
  8. Cháu không có ý đấy đâu, Mà cho dù có tham khảo ý kiến dự đoán khác để rà soát lại dự đoán của mình thì cũng là nguyên tắc cẩn trọng cần thiết phải không ạ.
  9. Cơ hội đúng của bác rất cao vì theo người Mỹ dự báo thì: Thứ 3,4 trời mưa có sấm chớp và khả năng cao thứ 5,6,7 ở Hà Nội đều có mưa. Nhiệt độ giảm dần đến cuối tuần.
  10. Bài viết này, biết đâu chính là sự thật.
  11. Vũ khí hạt nhân Triều Tiên là để ‘răn đe’ Trung Quốc? Thứ tư 10/04/2013 07:00 Chuyên gia Đặng Luật Văn của “Thời báo học tập” thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc cho rằng, dường như Trung Quốc đã không kiểm soát được việc xuất hiện một nước Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đồng thời có chính phủ chống Trung Quốc và xu hướng “đe dọa hạt nhân” đối với Trung Quốc đang lớn dần. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng mục đích phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là để giành được địa vị đàm phán bình đẳng với Mỹ, thoát hoàn toàn khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc. Gây sự để… gây chú ý Trong bài viết “Trung Quốc có nên từ bỏ Bắc Triều Tiên?” đăng trên tạp chí “Liêu Vọng” số ra tháng 3/2013, chuyên gia Đặng Luật Văn của “Thời báo học tập” thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc cho rằng chính phủ Triều Tiên hiện nay đang ngày càng xa cách Trung Quốc. Ông Đặng cho rằng, người Trung Quốc thường lấy lịch sử thay cho hiện thực để đánh giá mối quan hệ Trung – Triều và coi đây là mối quan hệ thuộc kiểu “môi hở, răng lạnh” nhưng thực chất đó chỉ là sự nhìn nhận từ một phía. Theo ông Đặng, sau khi Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, với cá tính thay đổi thất thường của chính quyền họ Kim, không loại trừ khả năng Triều Tiên quay sang “đe dọa hạt nhân” đối với chính quyền Trung Quốc. “Đối với Trung Quốc, một Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân và hữu nghị với Trung Quốc là sự lựa chọn tốt nhất, đáng để Trung Quốc ra sức bảo vệ. Một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân nhưng hữu hảo với Trung Quốc cũng có thể chấp nhận được. Điều lo sợ nhất là Triều Tiên đề cao việc sở hữu vũ khí hạt nhân đồng thời xuất hiện chính phủ chống Trung Quốc. Đây là điều mà Trung Quốc đã không thành công trong việc kiểm soát tình trạng này”, ông Đặng Luật Văn viết. Không phải là ông Đặng lo sợ một cách vô cớ. Căn cứ vào những thông tin được tiết lộ gần đây trong bài viết của Tiết Lý Thái, một nhà nghiên cứu của Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế thuộc ĐH Stanford (Mỹ), trong cuộc gặp mặt giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 8/2009 tại Bình Nhưỡng, ông Kim đã đề nghị với Bill Clinton một số điểm rất quan trọng như: Kim Jong-il cho rằng chính chiến lược “hại người, ích ta” mà Trung Quốc đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua với Triều Tiên khiến nước này bị Mỹ cấm vận kinh tế và rơi vào cảnh cùng quẫn; thứ hai, ông Kim Jong-il ám chỉ rằng việc Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán 6 bên nhằm mục đích thoát khỏi sự trói buộc của Trung Quốc mà thôi; thứ ba, nếu Mỹ viện trợ cho Triều Tiên, nước này sẽ trở thành thanh trì kiên cường nhất đối kháng với Trung Quốc và cuối cùng là Bình Nhưỡng có thể bộc lộ ý đồ có thể tiến hành các hoạt động “đe dọa hạt nhân” với Trung Quốc. Xem thêm: - Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên - Trung Quốc đang tức giận và bỏ rơi Triều Tiên - Mỹ ngắm Triều Tiên để bắn Trung Quốc Chưa biết là những thông tin này chính xác đến đâu nhưng chuyên gia Đặng Luật Văn cũng thừa nhận rằng một trong những mục đích phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là từ sự ảo tưởng rằng dưới áp lực này, Mỹ sẽ lựa chọn việc thỏa hiệp với Triều Tiên để từ đó quốc gia này có thể giành được địa vị đàm phán bình đẳng với Mỹ, thoát hoàn toàn khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc. “Vì thế, rất có thể sau khi sở hữu vũ khí hạt nhân, Triều Tiên sẽ hướng sang Mỹ để lợi dụng điểm yếu uy hiếp Trung Quốc. Nếu như Trung Quốc không đáp ứng các yêu cầu của Triều Tiên hoặc khi Mỹ phát thông điệp tích cực, Triều Tiên sẽ phản bội Trung Quốc, thậm chí có khả năng uy hiếp hạt nhân với Trung Quốc”, ông Đặng viết trong bài báo của mình. Theo tính toán của ông Đặng và nhiều chuyên gia Trung Quốc khác, những hành động đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao trong những ngày qua chính là một phần trong kế hoạch “gây chú ý” của Triều Tiên đối với Mỹ và ngầm trong đó là một thông điệp: Nếu Mỹ chịu chìa tay, Triều Tiên sẽ sẵn sàng trở thành “tiền đồn” để Mỹ khống chế Trung Quốc. Khi đó, chắc chắn Trung Quốc sẽ lâm vào tình thế vô cùng bất lợi. Khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên cao, Trung Quốc đã rầm rộ điều quân đội đến sát biên giới giáp Triều Tiên một phần là để phòng ngừa Triều Tiên "trở mặt". Giữ hay không giữ? Chính vì những ngờ vực này mà dư luận Trung Quốc những ngày qua nổi lên một luồng quan điểm khá mạnh mẽ, kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên cắt đứt quan hệ với Triều Tiên để tránh hậu họa. Lịch sử đã thay đổi, việc sử dụng Triều Tiên với tư cách là “tấm đệm” để ngăn ngừa Mỹ và phương Tây áp sát Trung Quốc đã không còn nhiều tác dụng, thậm chí còn gây nguy hiểm tiềm tàng. “Việc gửi gắm an ninh chiến lược của Trung Quốc vào cái gọi là ưu thế địa chính trị, bất chấp cả thực tế đã thổi phồng vai trò của Triều Tiên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Triều Tiên đã phát huy vai trò như vậy thì trong tình hình chiến tranh hiện đại, xu thế này đã giảm đi rất nhiều, thậm chí không còn tác dụng”, chuyên gia Đặng nói. Sự “cứng đầu” và xu thế chống Trung Quốc trong chính quyền Triều Tiên đã khiến giới lãnh đạo Trung Quốc buộc phải cân nhắc đến việc, giả sử Mỹ đánh đòn phủ đầu với Triều Tiên thì liệu Trung Quốc có nên dựa vào quan hệ đồng minh để giúp đỡ Triều Tiên hay không? Nếu có, như vậy có phải là Trung Quốc tự chuốc lấy tai họa mà chẳng thu được lợi ích gì? Nếu Triều Tiên mở cửa, gần như chắn chắn họ sẽ ngả về phía Mỹ và phương Tây. Nhưng nếu không mở cửa, chính quyền Triều Tiên hiện nay rất dễ bị lật đổ. Đối với một chính quyền và quốc gia sớm muộn gì cũng sẽ thất bại, Trung Quốc duy trì mối quan hệ bình thường là một việc rất không lý trí”, ông Đặng Luật Văn lập luận. Từ những nhận định trên, ông Đặng kiến nghị Trung Quốc nên bỏ Triều Tiên và phương thức tốt nhất là thúc đẩy thống nhất 2 miền Nam Bắc Triều: “Việc tiếp tục cách ly người dân hai miền Nam – Bắc không mang lại an ninh đích thực cho Trung Quốc mà còn làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế và lợi ích bản thân của Trung Quốc. Nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất, động lực để làm tan rã quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật – Hàn cũng lớn hơn và làm giảm áp lực cho Trung Quốc. Nếu không làm được việc này, Trung Quốc cần sử dụng chút ảnh hưởng còn sót lại của mình để gầy dựng một chính phủ Triều Tiên thân Trung Quốc đồng thời cam kết đảm bảo an ninh đối với chính phủ này, thúc đẩy họ từ bỏ hạt nhân đi theo con đường phát triển của một quốc gia bình thường”.
  12. Cho dù Mr Kim có cảm nhận được chia sẻ của bác thì cũng thật khó khăn cho anh ta. Anh ta (và thậm chí bao gồm cả những người thân tín) không còn là một (nhóm) cá nhân nữa mà là phần của một thế lực rồi. Các quyết định đột ngột đều có thể ảnh hưởng tới tính mạng chứ chẳng chơi.