Ngư Hóa Long

Hội viên
  • Số nội dung

    66
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Ngư Hóa Long

  1. Anh VinhL nói đúng rồi! người làm nghề bắt rắn thường dùng bột lưu huỳnh để đuổi và khống chế rắn; những người nuồi, bắt rắn chuyên nghiệp thường uống rượu pha lưu huỳnh hàng ngày. Khi uống, một phần lưu huỳnh còn tồn đọng trong người, một phần được bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi.. do vậy có thể tránh được rắn cắn. Lưu huỳnh có nhiều công dụng: Ngoài dùng để kỵ rắn, người ta còn sử dụng lưu huỳnh để chữa một số bệnh ngoài da như: ghẻ lở, hắc lào... Lưu huỳnh có dạng bột màu vàng nhạt đến vàng đậm, có vị rất đắng. Khi bạn tiếp xúc, hít thở sẽ thấy nước bọt bị đắng! Hiện nay Lưu huỳnh có giá bán khoảng 4k - 5k. Rất thông dụng tại các Tiệp bán hóa chất, nhất là ngành hóa chất phục vụ sản xuất cao su. Thân mến
  2. Su 22 rơi Thanh Hóa : Một máy bay quân sự rơi, cháy rụiKhoảng 7h30' sáng nay, 9/6, một chiếc máy bay quân sự đang luyện tập bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng thuộc khu vực trồng ngô của gia đình ông Lê Xuân Thế, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, cách TP Thanh Hóa hơn 60 km.Theo nguồn tin của Tiền phong, chiếc máy bay quân sự bị rơi, bốc cháy tại xã Cẩm Phú có hiệu là SU 22, do Nga sản xuất. Hiện trường máy bay bị rơi và bốc cháy. Ảnh: Hoàng Lam Có mặt tại hiện trường lúc 8h20phút, theo quan sát của P.V Tiền phong, chiếc máy bay bị nạn đang tiếp tục cháy, khói đen phủ khắp cả vùng đồi. Nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay văng tung tóe, cháy đen, có mảnh cách xa hiện trường hàng trăm mét; máy bay bị cháy rụi, chỉ còn lại vài mảnh vỡ nhỏ. Hiện nay, cơ quan chức năng đang thu dọn hiện trường, giải quyết hậu quả và tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố máy bay quân sự bị rơi nêu trên. theo Tiền Phong Online
  3. Long sàng” tiền tỷ ở thành Nam Bài viết cập nhật lúc: 02:00 ngày 08/06/2009 Giới chơi đồ cổ Hà Thành thỉnh thoảng rỉ tai nhau về chuyện nhà ông Vương Văn Thực ở Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định có chiếc “long sàng đế vương” nạm tới 86 viên ngọc trai và cẩn vô vàn trai, ốc quý hiếm. Nhiều người còn kể rằng, chiếc “long sàng” này có khả năng chữa được một số loại bệnh hiểm nghèo vì nó được thiết kế theo “âm dương ngũ hành” hết sức độc đáo. Mua “long sàng” qua điện thoại Tìm về nhà người anh họ là một tay chơi đồ cổ khá có tiếng ở đất Nam Định để hỏi về tung tích chiếc “long sàng đế vương”, may mắn ông cho biết địa chỉ nhưng không quên dặn: “Địa chỉ tìm đến nhà tay Thực thì rất dễ, nhưng chú đến đó tìm hiểu được hay không thì tôi không dám chắc. Chú cứ chuẩn bị tinh thần từ trước vì đó là chiếc giường quý hiếm vào loại bậc nhất nên không phải ai gia chủ cũng cho biết đâu…”. Đúng như lời ông anh họ nói, cầm địa chỉ trên tay, tôi lần mò về đất Hải Phú, Hải Hậu hỏi nhà ông Vương Văn Thực chơi đồ cổ là cả làng ai cũng biết. Khi chúng tôi tìm đến thì ông Thực đi vắng, chỉ có bà Hường, vợ ông Thực ở nhà. Cứ ngỡ phải quay lại lần sau vì sợ bà vợ không biết gì để nói nhưng nói chuyện một lúc thì mới hay người sành sỏi và mê chơi các loại đồ cổ trong nhà là bà Hường chứ không phải ông Thực. Tương truyền, chiếc giường này có xuất xứ từ Trung Quốc, là “long sàng” của một vị vua dưới triều nhà Thanh tặng cho vua nhà Nguyễn. Bởi thế, những miếng đá trên giường và toàn bộ ngọc quý đều được xếp theo thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc giúp cho người nằm lên đó được an thần, ngon giấc, tràn trề sinh lực.Bà Hường kể, gia đình nhà bà ba đời chơi đồ cổ. Cụ ngoại từng là một tay chơi đồ cổ khét tiếng của đất thành Nam. Sau đó đến đời ông ngoại rồi đến đời bà. Từ hồi còn nhỏ, nhìn thấy những bộ bàn ghế, những bộ ly, bình, ấm, chén, khay, bát… cổ với vẻ đẹp cổ kính, sang trọng là bà thích lắm. Chính vì thế mà cái máu đam mê đồ cổ có từ thời bé, sau này mới “lây” sang cho chồng. Năm 1997, một lần tình cờ qua nhà một người bạn cũng là dân chơi đồ cổ với nhau, khi đi ngang qua phòng riêng của vợ chồng người bạn, bà Hường nhìn thấy một chiếc giường có kiểu dáng rất lạ. Thích thú, bà lân la hỏi chuyện thì được vợ chồng người bạn cho hay đó là chiếc giường mô phỏng theo kiểu dáng một chiếc “long sàng” của vua chúa ngày xưa từng nhìn thấy ở Cần Thơ. Ngay lập tức vợ chồng bà Hường gọi điện cho cậu con cả của gia đình người bạn này ở trong Kiên Giang nhờ dò hỏi hộ. “Nhờ hỏi nhưng trong suy nghĩ chúng tôi cũng không dám tin rằng em nó có thể tìm được, vì đó là chiếc “long sàng” quý hiếm nên đâu dễ dàng biết được thông tin” - bà Hường nhớ lại. Một tuần sau, người con cả của gia đình người bạn từ Cần Thơ gọi điện ra thông báo đã tìm thấy chiếc giường và gia chủ chiếc giường đồng ý bán. Khỏi phải nói, ông bà Hường mừng như bắt được vàng nhưng vì đường quá xa nên ông bà không vào tận đất Cần Thơ để ngắm nghía và trả giá mà tất cả đều giao dịch qua điện thoại. Bà Hường cho biết: “Chúng tôi chỉ mua qua điện thoại và nhờ em nó ở trong Cần Thơ giao dịch hộ chứ không vào tận nơi. Chúng tôi bảo em nó tả lại hình dáng, kích thước chiếc giường rồi mua luôn không cần mặc cả. Vì là dân chơi đồ cổ lâu năm nên chỉ cần nghe tả là có thể hình dung ra được hiện vật đó như thế nào”. Mua được chiếc giường rồi nhưng để vận chuyển được nó một cách nguyên vẹn từ Cần Thơ ra đến Nam Định là cả một sự kỳ công. Vốn tính cẩn thận, để bảo đảm cho chiếc giường vẹn nguyên không bị trầy xước, bà Hường phải năm lần bảy lượt gọi điện cho người em dặn dò đội quân vận chuyển phải chạy xe hết sức cẩn thận, đi đường hễ mệt là dừng nghỉ, đói là dừng ăn, ngày đi, đêm ngủ không cần chú trọng đến tốc độ. Chính vì thế mà mất hơn một tuần lễ chiếc giường mới được vận chuyển về tận nơi. Bà Hường cho biết: “Giường về đến nhà, chúng tôi đã phải huy động hết những tay thợ mộc giỏi nhất của đất Nam Định về lắp mà vẫn không thể lắp được. Qua ngày hôm sau, cả đội thợ mộc mất mấy tiếng đồng hồ vật vã thì mới lắp nổi vì chiếc giường này được làm ở Trung Quốc (theo nhận định của một số người chơi đồ cổ ở Việt Nam - PV) những miếng gỗ ghép với nhau bằng các loại mộng lồi lõm theo một nguyên lý rất đặc biệt”. Trả hơn một tỷ đồng chưa bán Chiếc giường được để trong một căn phòng riêng biệt trên tầng hai, ngay sát cạnh phòng ngủ của vợ chồng ông bà Hường. Khi cánh cửa gỗ lim nặng nề vừa mở ra, tôi như hoa mắt trước ánh sáng lấp lánh muôn màu tỏa ra từ chiếc giường. Ấn tượng đầu tiên là 86 viên ngọc trai tròn trịa bao quanh chiếc “long sàng” và vô vàn hình thù lạ mắt khác nhau được cẩn bởi những loại trai, ốc quý hiếm. Nào là hình Văn Vương đi cầu hiền, nào là hình chim chóc hát ca, muôn thú mở hội… đường nét, hình khắc đều rất tinh xảo, công phu, phải là những tay thợ cao cấp lắm mới làm nổi. Theo bà Hường thì chiếc giường hoàn toàn được làm bằng gỗ trắc, có chiều dài 2m7, bề ngang 1m71, chỗ dày nhất của thành giường lên tới 50 cm. “Khi đó, chấp nhận bỏ ra 14 cây vàng (tương đương với gần 200 triệu đồng lúc đó) để mua chiếc giường này tôi cứ nghĩ trong bụng không biết rồi có như mình hình dung không nhưng khi giường vừa được đem xuống khỏi xe là tôi như bị mê hoặc, không nói được câu gì nữa vì nó quá đẹp” - bà Hường thật thà chia sẻ. Giường được cấu tạo 3 thành, ở giữa mặt giường có 6 miếng đá lạ, 5 miếng có hình vuông cách điệu giống nhau, riêng một miếng có hình quả xoài. Vân vi trên mỗi miếng đá này cũng rất lạ, có miếng thì vân vi dày đặc như những lớp mây chồng chất lên nhau, nhưng cũng có miếng vân tản mát ra như hình những con chim phượng trông đẹp lạ kỳ. Đặc biệt hơn cả là khi sờ tay vào cả 6 miếng đá thì mát lạnh như băng. Theo bà Hường, lúc chuyển chiếc giường từ tầng một lên tầng hai ông bà phát hiện ra dưới 6 miếng đá này, ở mặt sau mỗi miếng có bốn chữ Hán, chỉ có một miếng có duy nhất một chữ nhưng vì không thông thạo về chữ Hán nên ông bà cũng không biết nó có ý nghĩa gì. Theo người em kể lại, giới chơi đồ cổ ở Cần Thơ nhận định chiếc giường phải trên 200 năm tuổi. Bà Hường cho biết: “Từ lúc có giường này đến nay vợ chồng tôi mới ngủ trên đó có hai tối nhưng khi nằm lên đó là không biết gì trời đất nữa. Ngủ rất sâu, rất ngon và khi tỉnh dậy thì rất nhẹ nhàng, khoan khoái. Vì nằm ở đó ngủ sâu quá, sợ ngủ mê không ai trông nhà, trong khi trong nhà có rất nhiều tài sản quý giá nên chúng tôi không dám ngủ nhiều. Trước giường được đặt ở tầng một nhưng do nhiều người hỏi mua quá nên chúng tôi đưa lên đây để khi có khách quý thì cho họ nghỉ ngơi…”. Trước đây, có một thời người ta đồn đại rằng chiếc giường này có thể chữa được một số loại bệnh nhưng theo bà Hường thì bà chưa thấy chuyện đó xảy ra. Có chăng là từ lúc có chiếc giường, gia đình bà làm ăn phát đạt hơn. Và bất cứ người khách nào khi nằm lên chiếc giường đó đều ngủ quên giờ, khi tỉnh dậy thấy khoan khoái như được tiếp thêm năng lượng. Đã có không biết bao nhiêu người đến hỏi mua chiếc giường nhưng bà Hường không bán vì sợ bán đi sẽ không tìm lại được chiếc giường nào tương tự. Mới đây, có một cán bộ của tỉnh nọ nghe tin liền sang xem rồi ngỏ ý trả 1 tỷ đồng nhưng bà Hường vẫn lắc đầu. (Theo GĐ&XH) Theo vietnamnet.vn
  4. Kính thưa các anh chị! Cho em hỏi: 1. Cách sử dụng bùa ma phương, dùng bùa ma phương có thể "Tránh hung tìm cát" được không ạh? 2. Có thể dùng bùa bằng quẻ dịch để hóa hung tìm cát được không ah? Như có động -> được quẻ Tụng; có thể dùng Túi có vẽ ma phương thu bên trong đựng quẻ Nhu để hóa giải không ạh? Mong các anh chị quan tâm vào cùng luận giải!
  5. Những ông chồng “âm lịch” Ai cũng bảo vợ chồng nhà Thanh Tuyết trông đến là cọc cạch. Anh chồng tên Thanh, lái xe cho sếp, đẹp mã, khéo mồm đúng chất dân lái xe. Còn Tuyết thì ngược lại. Cô làm tạp vụ cùng cơ quan với Thanh, lại thấp bé, gày gò, da đen và hơi… vẩu. Mọi người trong cơ quan thấy hai người “một trời một vực” nên bày trò trêu ghẹo, gán ghép họ cho vui cửa vui nhà. Ai cũng nghĩ trêu vậy cho vui, ai ngờ cô Lọ Lem tên Tuyết lại rung động thật trước chàng bạch mã này. Cả cơ quan ngã ngửa khi nghe Thanh mời cưới. Cô dâu trong ngày cưới không phải là cái cô chân dài người yêu Thanh, mà là cô tạp vụ xấu xí của cơ quan. Người thì bảo Thanh đã bị Tuyết cho vào rọ bởi một cái thai rồi. Người thì khăng khăng cho rằng khéo Tuyết có bùa yêu vì cô có người nhà là người Mường ở Sơn La, mấy người ở cơ quan cũng đã gửi mua thuốc lá lẩu mấy lần. Cuối cùng, thông tin chính xác đã được chính Thanh phun ra trên bàn nhậu. Chả là cậu nghe đồn có ông thầy xem bói hay lắm. Lặn lội mấy chục cây số, đến nhà để nghe thầy phán. Không biết ông thầy bói nói những gì mà Thanh về bỏ ngay cô người yêu xinh như mộng để cưới nàng Tuyết xấu xí. Thanh tự hào rằng, lấy Tuyết hợp mệnh nên sẽ rất “phất”. Thì Thanh vẫn nổi tiếng là ham mê bói toán, nhưng đến giờ mọi người mới thấy anh chàng đúng là một con nhang chính hiệu. Nhưng người khổ sở phải chịu đựng cái tính mê tín của Thanh thì không ai khác là nàng Tuyết. Trông lịch lãm, sành điệu là thế mà Thanh không khác gì một bà đồng bóng. Cứ đầu tháng, hay ngày rằm, hoặc vài ngày nữa có vụ đưa sếp đi làm ăn là Thanh nhất định không chịu ngủ chung. Anh chàng vác gối ra sô-pha đánh một giấc ngon lành, mặc cho cô vợ trẻ nghĩ vỡ đầu cũng không hiểu được cái lí thuyết phong thủy gì khiến cho chồng mình như thế. Chưa hết, đến khi Tuyết có thai, cô mới thấy hết cái điên điên của Thanh. Chả hiểu anh chàng đi cúng bái ở đâu, được thầy cho bùa ngải gì, mà về bắt vợ đeo 24/24, để con sau này thông minh, giỏi giang. Cứ lúc nào thấy Tuyết tháo ra, hoặc càu nhàu về chuyện đeo bùa ngải trên người là Thanh lại được thể quát tháo vợ vì cái tội báng bổ thần thánh. Đến khi sinh, Thanh cũng quyết định cho mổ để chọn giờ đẹp. Ai cũng từ chỗ kêu Tuyết “mèo mù vớ cá rán” chuyển sang âm thầm thương cho cô khi phải chịu đựng những niềm tin quái gở của ông chồng âm lịch. Sách gối đầu giường là… lịch vạn niên Định mê tín theo kiểu khác, “uyên bác” hơn, đó là mượn đâu được một đống sách kinh dịch tướng số về nghiên cứu. Vốn dĩ những thứ sách đã không dễ “tiêu hóa” rồi chàng này lại chơi trò thập cẩm đủ các loại sách từ xem tướng, bói nốt ruồi, Tây ta lẫn lộn. Từ ngày nghiên cứu sách vở, anh lại có thêm sở thích là đoán tính cách, vận mệnh cho người khác. Hằng, vợ anh đã được một phen xấu hổ với bạn bè. Hôm đó, Hằng hẹn Tâm, cô kế toán công ty đến để lấy hóa đơn, nhưng có việc đột xuất nên cô bảo Tâm ngồi chơi, lát cô về ngay. Cô này mới chuyển đến công ty vợ nên Định không nắm được lí lịch. Ông chồng tiếp khách thay vợ, lại “ngứa nghề” nên “phán” mấy câu lung tung. Cô kế toán vui tính nên trêu lại và nhờ anh xem đường tình duyên. Phấn khởi vì có người “nhờ cậy”, Định ngồi lẩm nhẩm một lúc rồi tuôn ra một tràng. Nào là “cô cao số lắm, chắc phải ngoài 30 mới lấy được chồng”, “nói cô đừng buồn chứ số cô không có con trai đâu”, “tuổi của cô lấy tuổi này là hợp nhất, làm ăn mới phất”… Cô kế toán cười thầm trong bụng vì năm nay cô mới 27 tuổi, đã có chồng và một cậu con trai hơn một tuổi. Chẳng có gì lạ sau đó Hằng nổi tiếng khắp cơ quan vì có anh chồng rất rành về tướng số. Đỉnh điểm của câu chuyện là khi Hằng được cơ quan cử cùng mấy người nữa đi công tác tỉnh khác ba ngày. Không hiểu anh chồng gieo được quẻ gì mà nhất định không cho vợ đi. Chị vợ khùng lên, nói mãi anh mới thanh mình rằng là vì anh gieo được quẻ nói trong lần đi này chị Hằng sẽ sinh ra một mối ngoại tình. Chuyện cũ, chuyện mới làm cho chị Hằng cũng phát điên lên. Chị xạc cho chồng một trận rồi bắt chiều nào cũng phải đi tập bóng chuyền với mấy ông ở khu phố. Còn mấy quyển sách Tây Tàu ba lăng nhăng, chị đem thanh lý hết cho mấy bà đồng nát. Lúc đầu anh Định cũng cáu um. Nhưng khi chị Hằng dọa sẽ li hôn nếu anh cứ tiếp tục ôm cái mớ sách đó thì anh đành chịu. Theo Phununet
  6. Chào các Anh - Chị, chào chị Thanh Trang! Chú em tôi (sinh năm 1982) đang tìm mua nhà, nhưng chưa tìm được nhà ưng ý, phiền chị xem giúp: 1. Bao giờ thì tìm được nhà ưng ý. 2. Nên tìm ở khu vực nào (Hà Nội). 3. Nếu tìm được rồi thì giấy tờ.. mua bán có thuận lợi không. Mong tin chị. Chúc chị luôn vui vẻ, khỏe mạnh, thành đạt và hạnh phúc.
  7. Chào ban 'hungisu'! Bạn có thể giới thiệu rõ hơn về ấn bản mệnh được không!.. công dụng?, khi nào thì sử dụng? và sử dụng như thế nào ?! Xin cảm ơn.