thuki22

Hội viên
  • Số nội dung

    85
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

0 Neutral

About thuki22

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. Bac dat cai ten em nghe chua qua! ten nay lam bac mat uy day! tot nhat nen doi ten di bac.

    Sr bac vi da noi thang.

  2. Báo ANTĐ: http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.as...amp;ChannelID=8 Thứ Tư, 23/12/2009, 07:32 “Mốt” chơi đá phong thủy (ANTĐ) - Mấy năm trở lại đây, Hà Nội rộ lên phong trào dùng đá “trấn” phong thủy ở nhà, ở nơi làm việc... Một đồn mười, mười đồn trăm, công dụng của các loại đá bị đẩy lên như... “thần dược”. Nhưng sự thật, loại “thần dược” này có tác dụng đến đâu thì vẫn còn phải nghiên cứu. Thạch anh trắng Thổi phồng công dụng Đoán chừng tôi có ý định mua đá, cô bán hàng đá cảnh ở một cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám đon đả chào mời rồi hỏi tên, hỏi tuổi, hỏi hướng nhà của tôi và giải thích “phải biết thì mới tư vấn được”. Rồi sau một hồi suy nghĩ, cô hỏi, “nhà chị có đá thạch anh không”. Thấy tôi lắc đầu, cô bắt đầu đưa cho tôi xem một danh sách dài những tác dụng của đá thạch anh. Theo như lời quảng cáo, thì loại đá này là viên đá của vũ trụ, cung cấp nguồn năng lượng tinh khiết và mạnh mẽ, tạo ra sự cân bằng cho tâm hồn. Thạch anh hồng là viên đá của tình yêu, người ta thường đặt những viên thạch anh hồng trong phòng ngủ để cuộc sống phòng the càng thêm mặn mà, giúp ngủ ngon, phục hồi trí nhớ. Thạch anh ám khói giúp phân tích tốt mọi việc, gắn bó tình cảm gia đình, làm hết buồn phiền, giảm đau nhức, xóa ích kỷ hẹp hòi. Nổi bật lên trong dòng đá thạch anh là thạch anh tím. Loại đá này được cho là tự chủ về mặt tinh thần, có sức sống mạnh mẽ. Trẻ nhỏ khi đeo thạch anh tím có tác dụng kích thích niềm vui chơi, hiếu học hơn. Những nhà lãnh đạo, khi đeo đồ trang sức được làm từ thạch anh tím sẽ có tác dụng làm giảm sự chuyên quyền, tăng cường lòng bao dung, có lợi cho công tác lãnh đạo. Nếu đặt thạch anh tím trong nhà còn có tác dụng thu tài, nạp khí. Cô bán hàng còn cho biết, nếu đặt đúng cung, thì thạch anh tím còn mang đến cho chủ nhân của nó tài lộc vô biên, còn khi làm những công việc nguy hiểm mà mang theo thạch anh thì gặp dữ hóa lành. Trên thị trường hiện nay, giá của các loại đá dùng cho phong thủy cũng khá cao, một tượng thiềm thừ (tượng cóc), kích thước bằng lòng bàn tay bằng đá thạch anh hồng có giá khoảng 2 triệu. Loại thiềm thừ ngồi giữ vàng có giá hơn 3 triệu đồng. Giá của các mặt hàng này dao động nhiều hay ít còn tùy theo kích thước và độ “tinh” của đá. Người chịu chơi và muốn thể hiện đẳng cấp sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng để mua những loại “không đụng hàng”. Các chuyên gia nói gì? Để tìm hiểu công dụng của các loại đá này có đúng như lời quảng cáo kia không, chúng tôi đã tìm gặp KTS Phạm Cương - Trưởng Văn phòng Đại diện Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội và được biết, bản chất của việc nghiên cứu phong thủy chính là nghiên cứu sự tương tác. Có nhiều loại tương tác, tương tác địa từ trường lên con người, tương tác của môi trường, tương tác của hình thể cấu trúc nhà và tương tác của vũ trụ đối với con người. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần quan tâm hơn cả là tổng thể ngôi nhà đang ở, ví dụ về cảnh quan. Nếu có một ngôi nhà tại nơi bị ô nhiễm về nguồn nước hoặc ở những nơi có nhà máy khu công nghiệp ô nhiễm thì có sử dụng đá bài trí trong nhà nhiều thế nào đi chăng nữa, cũng không có tác dụng, sức khỏe của con người vẫn cứ bị ảnh hưởng. Tác dụng của đá quý trong phong thủy là có thật, nhưng tuy nhiên nó chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào. Điều quan trọng hơn cả là cảnh quan môi trường, cấu trúc nhà hợp lý… Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn - người đã từng có nhiều năm sưu tập đá cảnh và nghiên cứu về sắp đặt phong thủy cũng cho rằng trong cái danh sách dài dằng dặc về công dụng của thạch anh tím kia, thì có một vài điểm là đúng thôi, còn lại đều vô căn cứ. Nếu cứ chạy theo những lời đồn thổi thì có khi còn phản tác dụng. Việc sử dụng đá trong phòng làm việc, phòng ăn và phòng ngủ cũng vậy, phải tính toán sao cho thật kỹ, mới có thể đưa ra phương án chọn đá gì để sử dụng cho phù hợp. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - GĐ Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương thì đưa ra ví dụ rất hình tượng rằng, các cửa hàng bán đồ phong thủy, tư vấn kiến trúc phong thủy mọc lên khá nhiều trong thời gian gần đây cũng chỉ như một loại hàng hóa, nếu xét về tính thị trường, nó cũng chỉ như người ta bán đồ thời trang vậy. Nhiều khi, ta ngắm một bông hoa đẹp thôi, là đã thấy tâm hồn thư thái rồi. Vì thế, nếu sắp đặt một hòn đá đẹp trong nhà, chính cái cảm giác đẹp đó đã mang lại sự sảng khoái. Và dựa trên sự sảng khoái đó, người ta thổi phồng công dụng của chúng vì lý do liên quan tới kinh tế. Thực tế hiện nay, việc sắp đặt phong thủy đang được ứng dụng theo kinh nghiệm lưu truyền từ nhiều đời nay, chứ không hề xác định được định tính, định lượng và bản chất vấn đề. Tính huyền bí, những ứng dụng này đã tồn tại qua nhiều không gian văn hóa. Vì thế nó bị pha tạp. Vấn đề chính bây giờ là các nhà nghiên cứu cần phải đưa ra những định hướng cho người mua cái gì đáng mua và cái gì không. Vân Quế
  3. Báo vietnamne http://vietnamnet.vn/khoahoc/200912/Phong-...hien-dai-885319 Phong thủy trong kiến trúc hiện đại Cập nhật lúc 05:25, Thứ Hai, 21/12/2009 (GMT+7) Tìm hiểu ý nghĩa khoa học của Phong thủy là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học. Mặc dù nó đã được áp dụng trong kiến trúc, xây dựng, kể cả trang trí nội thất,.. nhưng ít nhiều bị huyền bí hoá nên mất đi tính khoa học. Phong thủy là học thuyết cổ xưa của phương Đông, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của những điều kiện thiên nhiên đến đời sống con người. Nhân Hội thảo: “Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng”, PV Vietnamnet có cuộc trò chuyện với TS, KTS Doãn Quốc Khoa, Viện Kiến trúc Nhiệt đới, Đại học Kiến trúc Hà Nội. TS, KTS Doãn Quốc Khoa - Ảnh: Nguyễn Dược PV: Thưa ông, tầm nhìn về phong thủy nói chung, trong kiến trúc xây dựng nói riêng, có những ứng dụng gì để có thể tổ chức cuộc hội thảo này? TS, KTS Doãn Quý Khoa: Có lẽ ít quan niệm nào trong kiến thức cổ truyền được quan tâm và phổ biến rộng rãi như Phong thủy. Sách về Phong thủy tràn ngập thị trường và trên mạng internet, cả về chủng loại và số lượng, thật giả, đúng sai. Gần chục năm trở lại đây Phong thủy được sống lại với tầm ảnh hưởng và độ phổ cập gấp nhiều lần so với thời trước. Trong xây dựng hiện nay, không ít thì nhiều, chủ động hay thụ động, đều vận dụng phong thuỷ trong xây nhà của gia đình, lăng mộ cho người quá cố. Thậm chí các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng sử dụng phong thuỷ trong xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng. Trong bối cảnh ấy, hội thảo “Tính khoa học trong Phong thủy và kiến trúc hiện đại” thật cần thiết để tìm ra được những giá trị thực của Phong thủy, để có thể kế thừa và loại bỏ những nguyên lý mang tính chủ quan, thần bí ra khỏi hoạt động xây dựng. - Có sự tương đồng giữa Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc của thế kỷ XXI, thưa ông? - Thứ nhất, có một sự tương đồng giữa Phong thủy với xu hướng chung phát triển kiến trúc thế giới trong đó có Việt Nam. Đại hội lần thứ 20 của Hiệp hội các kiến trúc sư quốc tế (UIA) họp ngày 23 - 26/6/1999 tại Bắc Kinh đã thống nhất kiến trúc hiện đại của thế kỷ XXI phải hướng đến nền kiến trúc toàn diện, trong đó có một số nội dung liên quan đến Phong thủy như: a. Coi liên kết giữa kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan và quy hoạch đô thị là cốt lõi để tạo không gian đô thị. b. Kiến trúc của thế kỷ XXI là kiến trúc của sự hòa hợp thay vì sự đơn điệu. Chìa khoá cho Kiến trúc - Đô thị thế kỷ XXI là sự hài hoà: Hài hoà giữa thiên nhiên - kiến trúc - con người. Sự hoà hợp thay thế sự đơn điệu, độc tôn. c. Nghệ thuật phải vì lợi ích của môi trường xây dựng. Sáng tạo công trình kiến trúc nên chuyển từ công trình đơn lẻ sang tổng thể, sang phạm vi của quy hoạch đô thị và quy hoạch vùng. Mối quan hệ thiêng liêng với thiên nhiên cần được coi là yếu tố quan trọng và phải xử lý thấu đáo. - Ông có thể nói rõ hơn về mối liên kết giữa kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch đô thị với cốt lõi là việc tạo không gian đô thị, thưa ông? Một ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc hiện đại - Ảnh: Freshhome - Kiến trúc hiện đại sau gần 1 thế kỷ phân tách thành các chuyên ngành là kiến trúc công trình - kiến trúc quy hoạch và kiến trúc cảnh quan (thường được gọi là bộ 3 kiến trúc) đã thấy được tác hại của việc chia tách này và phải quay trở lại với tính thống nhất của tổ chức không gian từ lớn đến nhỏ, từ tổng thể đến thành phần. Đối chiếu với Phong thủy, từ ngàn xưa vẫn là tạo lập môi trường sống thống nhất cho con người, dựa trên các nguyên lý và phương pháp chung. Kết quả của Phong thủy có thể nhiều cấp độ nhưng đều đạt được sự nhất quán từ một công trình cho đến không gian tổng thể một đô thị mà tiêu biểu là “Phong thủy” của kinh thành Huế đã thể hiện và được UNESCO công nhận là di sản chung của nhân loại. - Nguyên lý của Phong thủy trong Kiến trúc, thưa ông, là gì? - Hầu hết các nguyên lý của Phong thủy đều hướng đến kết quả tạo ra sự hài hòa và hòa hợp thiên nhiên - kiến trúc - con người thông qua khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc của tổ chức không gian: sự hài hòa, cân bằng ÂM DƯƠNG, mối quan hệ giữa các thành phần và phương hướng không gian tuân theo quy luật NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, mô hình không gian mà Phong thủy hướng đến chính là triết lý về sự hợp nhất THIÊN - ĐỊA - NHÂN. Phong thủy có một nguyên tắc tổ chức không gian chung là lấy tự nhiên làm cơ sở, dựa vào đặc điểm, điều kiện của tự nhiên để chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng và quy mô xây dựng công trình nhằm tạo sự hài hòa và hòa nhập của công trình kiến trúc với cảnh quan tự nhiên chung. Như vậy chìa khóa của kiến trúc đã được Phong thủy phát hiện, áp dụng từ hàng nghìn năm nay. - Ông có thể giới thiệu một công trình ở Việt Nam đã áp dụng thành công những nguyên lý của Phong thủy? - Một ví dụ tổ chức không gian trên cả phạm vi vùng của Phong thủy là địa điểm xây dựng kinh thành Huế của Nhà Nguyễn như nhận xét của ông M’ Bow, nguyên Tổng giám đốc UNESCO: “Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kỳ diệu từ núi Ngự bình đến đồi Vọng cảnh, đến phá Tam giang và phá Cầu Hai và chính như thế họ đã sáng tạo ra một kiến trúc tinh vi, trong đó mỗi yếu tố đều bắt nguồn cảm hứng từ thiên nhiên gần gũi". Dãy núi Bạch Mã cách Huế gần trăm km mới chính là án sơn của kinh thành Huế. Sau một giai đoạn sùng bái công nghệ - kỹ thuật, những tưởng con người có thể sử dụng kiến trúc để chủ động tạo môi trường sống tốt nhất cho mình mà không cần quan tâm đến thiên nhiên, kiến trúc hiện đại đã phải quay trở lại nhìn nhận về “mối quan hệ thiêng liêng với với thiên nhiên” và coi mối quan hệ đó “là yếu tố quan trọng và phải xử lý thấu đáo”. Điều này càng cho thấy giá trị của Phong thủy khi coi thiên nhiên có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với cuộc sống con người, không chỉ qua tác động mang tính vật chất mà cả siêu vật chất thể hiện qua khái niệm “sinh khí”, “tử khí”. Sự tác động của thiên nhiên đối với con người không cứng nhắc mà biến đổi theo thời gian (nguyên lý “vận khí” hay “huyền không phi tinh” ...). Có thể nói nội dung cơ bản của Phong thủy chính là nhằm giải quyết mối quan hệ con người - thiên nhiên thông qua tổ chức không gian sống của mình: chọn địa điểm, phương hướng, bố cục các thành phần kiến trúc - tự nhiên sao xác lập được tương quan giữa công trình nhân tạo - tự nhiên, giữa các thành phần nhân tạo với nhau phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên và chính con người, trong môi trường đó, cho con người vừa nhận được nhiều sinh khí vừa giảm thiểu những tác động của khí xấu không có lợi cho sức khỏe và hoạt động phát triển của mình. - Việc áp dụng Phong thủy trong kiến trúc hiện đại như thế nào? Kiến trúc đô thị sinh thái hiện đại - Ảnh: Internet - Theo nguyên lý Phong thủy, khu vực xây dựng phải có sẵn (hoặc tạo được) cây cối tốt tươi không khô cằn héo úa, nguồn nước phải lưu thông không tù đọng và trong lành, đồi núi phải đầy đặn, không nham nhở trơ trụi.... Nếu xem xét kỹ, đối chiếu nguyên tắc Phong thủy với các tiêu chí, yêu cầu của kiến trúc - đô thị sinh thái hiện đại có thể thấy Phong thủy và kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh là tương đồng. Sự khác biệt có lẽ chỉ ở việc sử dụng kỹ thuật - công nghệ hiện đại trong công trình hoặc đô thị sinh thái. Hay nói cho đúng bản chất của khái niệm sinh thái thì sinh thái trong Phong thủy thuần khiết và tự nhiên hơn kiến trúc hiện đại. Như vậy giữa Phong thủy với xu hướng phát triển kiến trúc hiện đại đã gặp nhau về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các tiêu chí chung. Hy vọng một số ý kiến nêu trên có thể đóng góp với hội thảo để cùng khẳng định giá trị khoa học của Phong thủy, góp phần kế thừa trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng hiện nay nhằm phát triển kiến trúc Việt Nam bền vững và bản sắc. Xin cảm ơn ông! Nguyễn Dược (thực hiện)
  4. Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phuơng trân trọng cảm ơn anh Tomxp đã ủng hộ 800.000 đ ủng hộ hội thảo: Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng. Thay mặt Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Xin trân trọng cảm ơn đến anh Tomxp và rất xin lỗi anh vì đã cập nhật trễ !
  5. Trang thông tin điện tử của Hội KTS Việt Nam http://kienviet.net/bai-viet/chi-tiet/tinh...n-truc-hiendai/ Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại Đó chính là nội dung chính trong buổi hội thảo do Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương tổ chức vào hôm 15-12 vừa qua. Trong kiến trúc hiện đại, phong thủy là yếu tố được sự quan tâm chú ý rất nhiều của các KTS cũng như gia chủ. Từ những điểm lớn như khổ đất, hướng nhà đến những yếu tố chi tiết như sân vườn, cách bố trí vật dụng nội, ngoại thất… tất cả đều có những căn cứ riêng để có được những tọa độ thịnh vượng nhất cho chủ nhà. Tầm quan trọng là vậy, nhưng hiện tại vấn đề phong thủy nói chung, phong thủy trong kiến trúc, xây dựng nói riêng vẫn chưa có được những nguồn tài liệu chính thống và thực sự đáng tin cậy. Nói theo cách của TS. KTS Doãn Quốc Khoa (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) thì có thể khẳng định: Trong hoạt động xây dựng hiện nay, không ít thì nhiều, không chủ động thì bị động, người có hiểu chút ít cũng vận dụng phong thuỷ, người không hiểu hoặc hiểu một cách lơ mơ về phong thuỷ cũng muốn sử dụng một vài nguyên tắc của Phong thuỷ vào một trong những công việc trọng đại: xây dựng nhà ở cho gia đình, lăng mộ cho người thân của mình. Thậm chí nhiều cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng bỏ qua một số nguyên lý cơ bản của kiến trúc hiện đại mà sử dụng phong thuỷ trong xây dựng, cải tạo trụ sở, nhà xưởng. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính trong Hội nghị Có lẽ, trong bối cảnh hỗn loạn này, chúng ta cần tìm ra những giá trị thực của Phong thủy, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa, khoa học - công nghệ và kỹ thuật hiện tại để có thể kế thừa và loại bỏ những nguyên lý mang tính chủ quan, thần bí không có giá trị thực tiễn ra khỏi hoạt động xây dựng. Theo nhận định của KTS Phạm Cương (Trung tâm NC lý học Đông Phương): Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói, để công trình kiến trúc tồn tại được trong một thời gian dài thì các yếu tố về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và tính hài hoà cân đối. Khi các yếu tố về Âm Dương và Ngũ hành cân bằng - tức là tính thẩm mỹ, tính hài hoà và cân đối cao - thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý thức con người, khiến người ta trân trọng và có ý nghĩ bảo tồn nó. Nói cụ thể hơn như chúng ta cũng biết trong ngôn ngữ tạo hình kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên tính thẩm mĩ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu). Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh, nhưng chung qui vẫn cần có sự cân bằng. Để có được sự cân bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng nhẵn, miếng có kính đối với phần thịt còn lại, phần diện tích sân vườn và phần diện tích công trình phải tìm được sự hài hoà nghĩa là đạt được những tỉ lệ chuẩn mực. Những yếu tố cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính là quan niệm của phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm Dương và tính tương sinh của Ngũ hành. Quang cảnh Hội nghị Một câu hỏi lớn đặt ra đó là việc xác định cơ sở khoa học cho vấn đề phong thủy. Nhiều ý kiến, nhận định được đưa ra. Trong đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (GĐ TT NC lý học Đông Phương) khẳng định: Tính khoa học của Phong thủy được xác định trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một phương pháp được coi là khoa học, nếu nó thỏa mãn tiêu chí đó. Nhưng cần phải xác định rằng: Tính hệ thống và nhất quán trong phong thủy Đông phương – một trong những tiêu chí khoa học – chỉ được xác định khi phục hồi trện nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyyết Âm Dương Ngũ hành là “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”. Không căn cứ trên nguyên lý này thì Phong thủy theo bản văn cổ không có tính hệ thống, tính nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan làm nền tảng của hệ thống phương pháp luận của nó, cũng như tính hợp lý trong cấu trúc hệ thống của nó. Ngoại trừ hiệu quả ứng dụng. Cũng tại buổi hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu cũng như các KTS tham gia đều có chung nhận định, đó là độ “khó” của vấn đề. Dù sao, phong thủy vẫn là một điều gì đó bí hiểm, khó hiểu và khó nắm bắt. Nó đòi hỏi tư duy và sự chính xác cao độ, chứ không đơn thuần như các phép tính. Tuy nhiên, tất cả cũng chung một nhận định, đó là tầm quan trọng của vấn đề này, đó là những vấn đề có cơ sở khoa học rõ ràng chứ không phải là mê tính dị đoan như trước kia chúng ta vẫn thường quan niệm. Vấn đề có vẻ như bí ẩn đó đang ngay càng có sức ảnh hưởng sâu và thể hiện tầm quan trọng tới nền kiến trúc, xây dựng trong hiện tại và tương lai. Kiến xinh
  6. Báo Đất Việt http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Ket-hop...2/72789.datviet Kết hợp phong thủy trong các công trình xây dựng 11 bản báo cáo tại hội thảo “Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng” đã gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương (thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội. Theo các nhà khoa học bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương, ngũ hành để sắp xếp không gian sống nhằm tạo sự hài hòa cho môi trường sống của con người. Giáo sư Hoàng Đạo Kính cũng cho rằng phong thủy chính là phương cách sống giữa thiên nhiên, hòa hợp với nó chứ không xung đột với nó. Còn theo Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nhiều học giả Việt Nam chỉ mới tập trung nghiên cứu phong thủy cho ngôi nhà của mình. Theo ý kiến của các nhà khoa học, đây là hội thảo quy mô đầu tiên và công khai về phong thủy được tổ chức, có ý nghĩa mở đầu để có thể có các cuộc hội thảo quy mô lớn hơn về một bộ môn khoa học đang thách đố nhiều nhà nghiên cứu. H. Vỹ
  7. Báo Thể thao văn hóa đưa tin về Hội thảo Phong thủy: http://thethaovanhoa.vn/174N20091215101355...ien-truc-su.htm Phong thủy hay… “nghệ thuật sắp đặt” của kiến trúc sư (TT&VH) - Sáng nay, 15/12, tại KS La Thành (218 Phố Đội Cấn - Hà Nội) sẽ diễn ra hội thảo “Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại” do Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam tổ chức. Phong thủy là bộ môn khoa học của nền văn minh phương Đông cổ xưa, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của nó, thậm chí còn khoác cho nó cái áo thần bí. Hội thảo khoa học lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của phong thủy, mối liên hệ giữa phong thủy với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng, qua đó nhằm “khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam . Có 14 tham luận chuyên đề sẽ được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Các nhà khoa học sẽ trình bày những phân tích hết sức thú vị về yếu tố phong thủy trong một số công trình nổi tiếng, từ tòa Nhà Trắng của Mỹ, tòa nhà Chính phủ của Singapore đến dinh Độc Lập ở TP.HCM, KS Thắng Lợi ở Hà Nội. “Bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa và tốt đẹp đối với môi trường sống của con người. Phong thủy cũng giống như nghệ thuật sắp đặt của các kiến trúc sư ngày nay” - Thông cáo báo chí của hội thảo khẳng định. Khoảng 400 đại biểu đăng ký tham dự hội thảo này. Tin về hội thảo từ Wedsite dòng họ Đỗ Việt Nam http://hodovietnam.vn/index.php?option=com...5&Itemid=33 Hội thảo "Tính khoa học trong Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng" Ngày 15/12/2009 tại Khách sạn La Thành - 218 - Đội Cấn Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội thảo "Tính khoa học trong Phong thủy trong Kiến trúc và Xây dựng", do Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) tổ chức. Tới dự có nhiều nhà khoa học, nhà ngọai cảm, kiến trúc sư tên tuổi như PGS. TS Nguyễn Lân Cường, nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp, nhà cảm xạ học Phạm Khắc Khải, GS.TS Hoàng Đạo Kính, KTS Trần Thanh Vân...Một số tổ chức như Trung tâm Văn hóa người cao tuổi, BLL họ Đỗ Việt Nam... cũng có đại biểu tham dự.Khá nhiều phóng viên báo chí theo dõi Hội thảo. Sau phát biểu của Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GĐ Trung tâm Lý học Đông phương đến phần tham luận của các nhà nghiên cứu. Các tham luận mở ra một hướng đi còn khá mới mẻ ở nước ta, kết hợp giữa hai bộ môn khoa học - khoa học phong thủy và khoa học kiến trúc. Phong thủy được coi là nghệ thuật sắp đặt không gian sống hài hòa dựa vào thuyết âm dương ngũ hành,có phần huyền bí trừu tượng, còn Kiến trúc là môn khoa học nhằm tổ chức không gian sống của con người với các tiêu chí căn bản cho những công trình xây dựng như công năng, kinh tế, thẩm mỹ...Các tham luận đi sâu vào chuyên môn, mang tính học thuật có phần nặng nề suốt buổi sáng. Vào buổi chiều các tham luận và trao đổi của các đại biểu gần gũi với cuộc sống và mang tính thời sự hơn. GS.TS Hoàng Đạo Kính nhìn nhận phong thủy như là một phương cách sống hòa hợp với thiên nhiên, không xung đột với nó. Ông coi vạn vật đều có đời sống riêng, các đô thị như một thực thể nhân tạo ngăn cản sự tương thông giữa trời, đất và nước (ngầm dưới đất). Hàng ngày những giếng khoan như những dễ cây nhân tạo không ngừng cắm sâu, hút cạn nguồn nước ngầm, phá vỡ cân bằng của tự nhiên. KTS. Trần Thanh Vân tỏ ý không đồng tình với phạm vi nghiên cứu của các học giả mơi quan tâm đến phong thủy ở tầm vi mô, sắp đặt bàn thờ, bếp, cửa đi, WC của ngôi nhà mà chưa quan tâm đến phong thủy ở cấp vĩ mô, đến phong thủy của Thủ đô với thế tựa núi nhìn sông như thế nào. Bà tỏ ra đặc biệt lưu ý đến khu vực tây Hồ Tây từ lâu được nước ngoài rất quan tâm. Bà coi là khu vực địa linh của đất nước cần được bảo vệ, quản lý về xây dựng. Tham luận của KTS. Trần Thanh Vân tuy ngắn nhưng làm hội trường sôi nổi hẳn lên, có nhiều đại biểu tán đồng, có người tỏ ý không đồng tình vì cho đây là vấn đề lớn không bàn trong phạm vi hội thảo này. Các học giả đã lần lượt trả lời các câu hỏi của nhiều đại biểu trong đó nhiều vấn đề rất đời thường như đặt bàn thờ ở tầng nào trong một ngôi nhà cao tầng,?cách tính tâm đối với các ngôi nhà có mặt bằng hình đa giác lệch...Ngoài các tham luận trên diễn đàn, nhiều trao đổi thú vị khác đã diễn ra trong giờ ăn trưa. Tiếc rằng Hội thảo kết thúc hơi sớm, quãng gần 16 h cùng ngày, nhưng phải ghi nhận tính đột phá của một hội thảo đầu tiên về phong thủy đã được tổ chức công khai. Chúng ta có quyền hy vọng vào những cuộc hội thảo có qui mô lớn hơn về đề tài phong thủy, một bộ môn khoa học đã có từ rất lâu ở phương đông, có phạm vi nghiên cứu rộng lơn hơn nhiều những gì được đề cập trong nội dung hội thảo lần này. Khách tham dự được ban tổ chức tặng một túi quà nhỏ, trong đó đặc biệt có cuốn sách của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh và con cóc vàng 03 chân còn gọi là thiềm thừ hay ông khiết, một linh vật mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc theo lý thuyết phong thủy phương đông. Đỗ quang
  8. ĐÔI ĐIỀU VỀ PHONG THUỶ TRONG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG KTS Phạm Vũ Hội Xưởng kiến trúc tạo hình Hải Phòng Gần đây, chúng ta bàn nhiều về phong thuỷ-một phạm trù khoa học thuộc Đông Phương học truyền thống đầy tính triết học nhân sinh. Tiếp cận với đề tài này ta có thể hiểu được rằng nhiều mặt trong cuộc sống, trực tiếp là xây dựng nhà cửa, kiến trúc, quy hoạch đều liên quan đến phong thuỷ; nó tác động trực tiếp đến người và hoạt động của con người. Phong thuỷ trước kia đã được ông cha ta ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cửa, cung điện, chùa chiền, đền miếu, lăng tẩm....Không ít nơi có kinh nghiệm thực hành, cả cho xây dựng dương phần và âm phần. - Phong thuỷ học lấy con người làm trung tâm của sự mưu cầu: mưu cầu sự hanh thái - tốt đẹp của trời đất cho con người sao cho hiệu quả nhất; lấy lý trí sức mạnh trời đất để nuôi dưỡng lý trí sức mạnh con người bằng các yếu tố, các điều kiện môi sinh mà con người nhìn thất và cả những gì không thể nhìn thấy. Phần không thể nhìn thấy được người ta gọi là khai thác lý trí, đem đến vượng khí để sinh tồn. - Phong thuỷ vừa là “khoa học” vừa là “thuật pháp” của các bậc tiền bối hành nghề địa lý kiến trúc, tương lai chắc chắn nó sẽ là một chuyên môn không thể thiếu của các kiến trúc sư. Bởi các kiến trúc sư nắm vững phong thuỷ thì việc xây dựng sẽ hiển đạt hơn nhiều. - Việc lãnh hội thi hành phong thuỷ phải nói là khó, cho nên lây nay hình như ta chỉ nhìn nhận phong thuỷ qua khía cạnh “thuật pháp” rồi bây giờ mới nhận ra các mặt tích cực của thuật pháp này lại chính là khoa học. Tuy nhiên tính hai mặt của phong thuỷ như đã nói sẽ không bao giờ thay đổi, sức hút nghiên cứu, bàn luận và ứng dụng rộng rãi của nó ngày càng rộng rãi trong thực tiễn. - Phong thuỷ dựa trên nền tảng của Dịch học và Địa lý, khai thác sự cân bằng âm dương về địa lý tự nhiên, sự hoà hợp tương sinh phục vụ cuộc sống- cho một cá thể con người trong một ngôi nhà hay một tập thể nhiều người kiểu quần cư trong một đô thị- một vùng rộng lớn. Bởi vậy các tiếp diện của phong thuỷ học rất rộng và tuỳ theo các yêu cầu đặt ra với tư cách là đối tượng chủ thể làm tâm dịch quy chiếu để xác định tìm ra các điều kiện giải pháp phong thuỷ có lợi nhất. Vậy là sự việc tìm kiếm môi trường ở phong thuỷ còn gồm các điều kiện duy linh sinh học mà bấy lâu bị lăng qua, quên mất sự kế thừa nghiên cứu và hệ thống. - Tuy nhiên làm rõ bản tướng phong thuỷ ta mới thấy tầm quan trọng của nó. Tổng hợp các sách bàn về phong thuỷ đều cho ta thấy phong thuỷ tác động lên môi trường sinh mang tính hai mặt : thứ nhất xác định các điều kiện phong thuỷ, có giải pháp khai thác tốt sẽ tạp ra các thuận lợi mưu sinh an bình cho sự tiến bộ, thông thuận của con người- thân chủ tức là được vưọng khí; ngược lại thì là tác động xấu, từ sự triết giảm sự mất hoàn toàn các sợi khí sinh học tự nhiên. Theo nguyên lý dịch học “âm dương bất trắc chi vị thần- âm dương không tương thích sinh ra đảo quấy- nghịch khí”. Cho nên khai thác phong thuỷ phải dựa trên nguyên tắc khai thác đồng thuận các yếu tố lý khí tượng khí tự nhiên. Cũng có trường hợp đã có sự nghiên cứu sưqr lý tốt, mà thời gian biến động cùng với thay đổi dịch tượng khiến nó làm mất đi sự cân bằng sinh khí ban đầu, tạo ra biến cố mới, đòi hỏi có sự thay đổi tương tác...Làm rõ điều này ta cần nhớ tới cây chuyện về “bia văn” mà Đức Trạng Trình để lại đối với một thầy phong thuỷ hậu sinh :bát thập niên tiền khí chung vu tả (80 năm đầu khí mạch nằm bên trái); bát thập nên hậi khí nhập ư trung (80 năm sau khí mạch vào giữa); hà vị bái tiên sinh vô mục\ ? (sao lại bảo ta không có mắt). Chuyện kể về một thày Tàu; nghe tiếng Trạng giỏi tiên tri và phong thuỷ, đến Đền thờ ngài thắp hương ngưỡng vọng; nhân đi thăm khu mộ tổ thấy ngôi mộ của tiền nhân đặt chưa hợp cách có ý chê ngài; người nhà nhớ lời dặn của Trạng mời bằng được Thày trổ tài đặt lại, xin thày làm phúc; không ngờ khi đào đã phát hiện lời văn trên đã khắc vào tấm bia đá đặt trên tấm thiên; quả đúng sự biến dịch của khí mạch; bấy giờ thày Tàu được mở mang, thế đất của thân chủ cần định hướng lại từ mặt tiền tới vị trí tương quan thì việc xem xét các yếu tố phong thuỷ từ tổng thể tới các công trình phụ trợ cũng theo đó mà điều chỉnh. - Duy danh định nghĩa hai chữ phong và thuỷ, ta thấy khi nói đến Địa lý phong thuỷ ta đưqợc tượng của nó nằng trong hàm ý một quẻ thuộc “kinh dịch” gọi là quẻ Hoán- Phong thuỷ Hoán dịch dạy : Nó là quẻ tốn trên khảm dưới gió đi trên nước, nước gặp gió tan, cho nên là “Hoán”. Lời kinh dạy: Hoán hanh vương cách hữu miếu, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh quẻ Hoán hanh, vua đến có miếu, lợi sanh sông lớn, lợi về chính bền. Nghĩa của nó là Phong thuỷ vốn tốt đẹp thông thuận là nhở ở người khai thác lập nên, quy tụ nên- ấy là vua đến có miếu; lợi ở sự vượt được khó khăn dù lớn tới đâu; và còn cái lợi ở sự ổn định của khí vận do người- thân chủ, biết bảo toàn các điều kiện sinh khí lây dài. Lại biết rằng Tốn- phong thuộc tượng mộc, Khảm-thuỷ là nước; ở đây Tốn trên Khảm, gỗ trên nước như là thuyền lướt trên nước, ấy là lợi sang sông lớn. Cho nên làm nhà cửa, dựng kinh thành khai thác được lý khí phong thuỷ âm dương cân bằng, mạnh ở vượng khí thì lợi ở sự vượt những khó khăn dù lớn, do vậy các khó khăn nhỏ đều vượt dễ dàng, coi như không có lại theo dịch : Vua đến có miếu - Tức là thân chủ tụ khí- tốt; còn tốt hay không ngầm hiểu là có dụ khí hay không là do thuật phong thuỷ. Ở phong thuỷ còn có tượng của tương sinh, thuỷ sinh mộc cũng có nghĩa là khai thác tốt phong thuỷ là khai thác những điều tốt lành làm cho sinh trưởng, phát triểưn trong “Hoán” - Tốn trên Khảm dưới, quẻ hạ sinh quẻ thượng tức hạ tầng sinh thượng tầng, theo đó mà âm dẫn sinh dương khí, cũng là đề cập nguyên tắc phong thuỷ thuận thì tốt vậy. Lại phải biết thêm rằng ở quẻ hoán – phong thuỷ- phần thượng quẻ và hạ quẻ hào dương- khí dương đều đắc trung; sự ứng dương toàn quẻ đều nhờ vào các hào âm- khí âm; là tốt cũng là bản chất của phong thuỷ. Như ta vẫn xác định âm phù dương trợ mọi việc hanh thông. Tuy nhiên, mọi sự vật phép suy biến đều có mặt trái, phong – gió, có xu hướng đi khắp bay lên bay xa, thuỷ - nước, theo song hành mới là phong thuỷ, mới sinh khí, vậy khi phong – gió đi khắp, mà có chỗ, khoảng không có thuỷ -nước theo cùng, không song hành, phong thuỷ rời xa nhau, hiệu ứng tương sinh bị triệt tiêu, làm cho hãm khí, trệ khí, tất nhiên không thể là tốt. Phép suy biến để hiểu về vận khí vậy. Một ngôi nhà, một chủ thể kiến trúc xây dựng có đủ các tiền đề sinh học tự nhiên tốt, phong thuỷ sinh khí vượng, phát triển, cũng có vận trì trệ theo biến dịch, có điều phong thuỷ giúp ta vượt lên và có “thuật” vượt qua. - Vậy tìm đến phong thuỷ học là tìm đến phạm trù lý khí sinh vượng khí chi bất kỳ đối tượng- sinh vượng khí; thành thạo vượt xa tới mức điêu luyện hạn chế sự bất trắc thì thành thuận.
  9. PHONG THUỶ VÀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG Nguyễn Cảnh Mùi Bộ Xây dựng Phong thuỷ theo cách nhìn cổ đại thì phong nghĩa là gió, nghĩa rộng là khí hậu, thời tiết. Thuỷ nghĩa là dòng nước. Phong thuỷ là môn khoa học nghiên cứu các nguyên lý, các quy luật của khí hậu, thời tiết và dòng nước ảnh hưởng tốt hoặc các công trình xây dựng (dương trạch) và phần mộ (âm trạch) để chọn lành (cát), tránh dữ (hung), cầu phúc, trừ hoạ cho gia đình, thân thuộc. Người xưa coi trọng phần mộ theo quan niệm “sinh Ký, tử quy tức là sống gửi tạm thời, thác về lâu dài”, trên cơ sở học thuyết âm dương, ngũ hành bát quái (kinh dịch), chiêm tinh học, học thuyết thiên can, địa chi... Người xưa quan niệm: “Cư nghịnh vượng khí, táng thừa sinh khí tức là người sống cư trú, làm việc để đón năng lượng sinh tồn của trời đất), theo luận thuyết “thiên nhân hợp nhất, tương phản trưởng thành”, nhằm hài hoà sự sống của con người với tồn tại của vũ trụ vì “nhân thân nhất tiểu thiên địa” trong cấu trúc tam tài “thiên địa nhân”. Theo cách nhìn ngày nay, phong thuỷ là môn học nghiên cứu cảnh quan nhằm phục vụ lý tưởng cho cuộc sống, nơilàm việc, tìm kiếm mô hình vùng đất định cư, nơi làm việc tìm kiếm mô hình vùng đất định cư, nơi làm việc theo mong muốn cho người đang sống và cả người đã mất. Xét cho cùng chính là nhằm phục vụ lợi ích trước mắt và lâu dài của người sống. Căn cứ lý luận của phong thuỷ học là dịch kinh. Vạn vật trong vũ trụ tạo thành tử khí. Thái cực là khí, âm dương là khí, linh vật là khí. Tám phương có khí thời vận là khí chuyển. Sự đối lập, thống nhất của khí là quy luật của vạn vật tồn tại và phát triển. Mong muốn tối cao của kinh dịch là dẫn dắt người ta thuận theo đạo lý đó của trời đất. Phong thuỷ theo cách nhìn của kiến trúc hiện đại là phải đáp ứng trước những nguyên tắc sau đây. 1.Có cảnh quan tự nhiên đẹp, hài hoà địa thế phải cao ráo, kết cấu vững chắc (địa chất), ánh sáng đầy đủ, không khí trong lành, nguồn nước sạch sẽ, không có tiếng động, ồn ào, giao thông thuận lợi. 2. Cảnh quan, nhân văn thuận theo đạo lý tự nhiên. Kinh dịch có thập thiên can thuôc vương nghiên cứu kết cấu tổng quát bên ngoài của kiến trúc (địa thế, địa chấ, công trình...). Thập nhị địa chi thuộc âm nghiên cứu kết cấu bên trong của kiến trúc. Tổng hợp ý kiến của một số nhà nghiên cứu Phong thuỷ nổi tiếng hiện nay đã cho thấy cơ sở lý luận của phong thuỷ học trong kiến trúc hiện đại là toán học, vật lý, sinh vật học...”Phonh” là đại biểu cho dòng khí (năng lượng do quang năng vũ trụ sinh ra. “Thuỷ” có nghĩa đơn giản là dòng chảy nhưng xét theo nghĩa rộng còn đại biểu cho sức hút từ trường trong vũ trụ. Cơ thể con người có sự thay đổi về truyền dẫn và điện thế của dòng điện bất cứ lúc nào, luôn luôn cảm ứng qua lại với từ trường mà quả đất, phát sinh ảnh hưởng tốt hay xấu đến con người. Phương vị của mỗi yếu tố trong một ngôi nhà đều có ảnh hưởng riêng của nó tới người ở. Ví dụ trong một ngôi nhà 1. Hướng cửa ra vào: Cửa sinh ra cảm ứng của đại từ với từ trường con người, quyết định sức hoạt động tăng hay giảm của con người. Đây là cửa ra vào của chủ nhà, không phải là cửa nhà có quan, công trình cộng... 2. Hướng lò bếp: Khi lửa trong lò bếp cháy phóng ra sóng năng lượng, ảnh hưởng đến biến đổi trong cơ thể con người, sức phán đoán hoặc tâm tình của con người. 3. Vị trí đặt các đồ điện, gia dụng như ti vi, lò vi sóng, điều hoà nhiệt độ...khi sử dụng đều phóng ra bức xạ, hoặc sóng điện từ làm nhiễu từ trường, thường trong nhà, ảnh hưởng đến luồng suy nghĩ, thị lực con người, ở vị trí khác nhau có mức độ sai lệch tốt, xấu khác nhau. 4. Vị trí cửa ra vào: ảnh hưởng đến sức phản ứng và quan hệ giao tiếp của con người. 5. Vị trí lò bếp: ảnh hưởng đến sức phán đoán và cơ năng sinh lý của con người. 6. Vị trí nhà vệ sinh: bể phốt, các chất loại bỏ trong cơ thể con người: Nhà vệ sinh chỉ có thể đặt tại vị trí xấu, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường xung quanh. 7. Vị trí giường nằm: Vị trí tốt hay xấu ảnh hưởng đến thể lực, tâm linh, tình cảm vợ chồng. 8. Vị trí kê bàn làm việc, đọc sách: quan hệ đến sức suy nghĩ, quyết sách của con người. Người xưa đặt địa vị con người ngang bằng với trái đất. Con người là một trong ba yếu tố cơ bản tạo nên vũ trụ (học thuyết tam tài thiên, địa, nhân) Con người là thành phần tôn quý nhất trong vạn vật (nhân linh vu vạn linh). Nhưng con người muốn cầu được phúc (phúc đức, hạnh phúc) phải sống, tuân theo các quy luật khách quan của thiên nhiên (nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiêp pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo là hợp lý, là quy luật khách quan của tự nhiên. Điều cần chú ý của phương vị liên quan tới cát hung là nó không trực tiếp đem lại tiền tài, địa vị, sự thành công mà nó chỉ ảnh hưởng tới sức phán đoán và năng lực hoạt động của mỗi người. Phong thuỷ có công dụng xúc tác, còn mấu chốt của thành bại là nỗ lực chủ quan của con người. Như vậy, với kiến trúc hiện đại thì phong thuỷ giúp ta lựa chọn và xử lý môi trường cư trú bao gồm: nhà ở lâu dài, nhà máy, chùa tháp, lăng mộ, thôn xóm, thành thị...Nói một cách khác thì phong thuỷ là quan hệ giữa bức xạ vũ trụ, từ trường trái đất và con người trong lĩnh vực kiến trúc học. Nội dung phong thuỷ chủ yếu bao gồnm 2 phần: - Phong thuỷ chú ý đến hình thế, núi non (hình thế phái) - Phong thuỷ chú ý đến hướng vị, khí cảm tưởng ứng (lý khí phái). I. PHONG THUỶ HÌNH THẾ Chứng minh rằng phong thuỷ thì âm dương là cốt lõi. Huyệt là nơi tích tụ của hai dòng khí âm dương. Khí dương kết huyệt dạng lõm xuống. Khí âm kết huyệt dạng lồi lên. Vùng núi âm khí nhiều thì tìm huyệt xem chỗ lồi lên. Đạo lý của âm dương quan can mạch là dựa vào núi và sông. Long mạch là mạch của núi, đi kẹp, giữa các dòng nước. Dòng nước để nuôi long mạch. Can long là mạch đất gốc, từ đó sinh ra chân long và vây long, giống như một cái cây có cành lá, cành lá can nhỏ, thân là can lớn. Khảo sát địa hình ở miền Bắc nước ta có hai đại can long, đó là long tàn từ hướng Tây Bắc và long khảm từ hướng Bắc xuống. Thủ đô Hà Nội có phía Ba Vì và Tam đảo. Ta bảo tay long, tay hổ là thế. Thi long chính vì như con đẻ của can long. Một dãy núi đẹp đẽ, cao lớn kéo dài bao giờ cũng xuất hiện một vùng thung lũng bao la hoặc vùng bán sơn địa hay vùng đồng bằng, ta gọi là chi long chính. Chi long chính có chi long bàng và chi long phụ, tức là trong thung lũng xuất hiện các vùng đột khởi cao hơn xung quanh nơi xây dựng làng mạc, xã, huyện, tỉnh lỵ. Chân long chính là độ cao thấp của các vùng xây dựng đó. Do vị trí, địa thế, địa hình từng vùng, độ cao thấp khác nhau, thậm chí địa chất, thuỷ văn, thành phần cầu tạo cùng với độ chua, vị ngọt, vị mặn...của nguồn nước trong từng vùng khác nhau đã dẫn đến khả năng hấp thụ năng lượng vũ trụ khác nhau trong các vùng, đó là nguyên nhân sự phát triển kinh tế, văn hoá nhanh chậm khác nhau. Xây dựng một vùng xác định đó là long mạch quý hiếm khác nhau thì đó thườnglà dân cư đông đúc, đời sống và sinh hoạt phát triển và người tài xuất chúng cũng xuất hiện. Xét long quý hiển cho một huyệt vị cụ thể, phái phong thuỷ hình thể thường dựa theo lý luận ví dụ như lý luận của môn La kinh thấu giải đó là: - Khi xét về long phải kỹ chỗ xuất mạch - Khi xét về huyệt phải nhận kỹ chỗ động khí - Khi xét vềư thuỷ phải xem thuỷ lai và thuỷ khẩu, lập cách cục và phá cục. Xét về long là phải xem chỗ long nhập huyệt xem về hướng là chú trọng nước. Xét thuỷ đến là phải xem chỗ nước chảy vào minh đường. Nếu không rõ hình thế mà đặt là tính cẩu thả thì tai hại sẽ khôn lường. Ngay cả khi đã tìm được lòng tốt mà đặt hướng sai phạm vào các phương khắc sát tức là sẽ làm giảm phần tốt của lòng và tăng phần xấu. Tai hoạ cũng khó tránh khỏi. La Kinh thấu giải không những giúp ta thấu hiểu được lòng xuyên lớn mà phải biết long thấu địa. Thấu địa lòng mới thừa được sinh khí. Bản đồ phong thuỷ chỉ ra những phương nào của huyệt vị có lộc, mà quý nhân, tài quan ấm...giúp ta có thêm suy nghĩ trước khi quyết định nên phá bỏ những vùng gì đất, đồi núi, xét ra có ảnh hưởng đến sự vượng suy của long mạch hoặc xây thêm những công trình mới ở xung quanh nhằm bảo vệ môi trường vì bảo quản những vùng đất, đồi gò đẹp cũng chính là gìn giữ những giá trị của thiên nhiên do tạo hoá để lại. II. DUY KHÍ LUẬN TRONG PHONG THUỶ CỔ ĐẠI. Lý luận chung của các nhà nghiên cứu phong thuỷ bao giờ cũng coi trọng khí. Vậy khí là gì ? Theo cách giải thích của Phong thuỷ cổ đại thì khí là năng lượng, là lực khởi nguồn của vạn vật và mọi hiện tượng. Trong trời đất cơ khí âm, khí dương. Hai khí âm dương vận động thăng bằng, hài hoà thì cỏ cây tươi tốt, người ta khoẻ mạnh sống lâu. Hai khí âm dương mất cân bằng thì hạn hán, lụt lội, bệnh tật phát sinh. Quả đất có một từ trường hình thành từ Bắc đến Nam. Có thể dùng thiết bị vật lý đo năng lượng khí địa từ và dòng địa điện của quả đất trong phong thuỷ ở huyệt vị của long châu bảo mà dùng thiết bị khoa học kiểm nghiệm sẽ cho ta biết dòng địa điện của nó cao hơn nhiều so với vùng xung quanh. Lý luận của phong thuỷ là khí tạo ra hình thế, hình thế lại dẫn khí chảy theo. Khi tìm huyệt, sách phong thuỷ đã viết là phải xem : “Phong tàng, thuỷ tụ” “Sơn hoàn, thuỷ bão” “sơn chỉ, thuỷ giáo”, “Thủy nghịch triều đường” đó là một số nguyên tắc để xem xét sinh khí nhiều hay ít của huyệt vị. Xem xét quan hệ giữa hướng nhà (hướng 16n) và toạ nhà (toạ 16n) với một mệnh chủ là để đánh giá sinh khí của hướng nhà hay phần mộ đối với chủ nhân tốt hay xấu. Địa lý phong thuỷ chính là môn học tính toán, là thuật, vận dụng năng lượng trái đất hay vụ trụ để tiếp thu được nhiều sinh khí, để sống hài hoà với trời đất. Do khí có tầm quan trọng bậc nhất trong phong thuỷ, cho nên hình thành “Duy khí luận” trong giới nghiên cứu và thực hành phong thuỷ. Phong thuỷ là một bộ môn ở giữa khoa học và nghệ thuật. Bên cạnh sự sắp xếp nơi ở để tạo sự thoải mái tối đa cho cơ thể và tinh thần, phong thuỷ có thể bao gồm cả khía cạnh thiếu văn. Ngoài việc xét và việc xác định huyệt vị, các chuyên gia phong thuỷ còn phải xem xét phương hướng, hình thế các vị trí kề nhau. Khi dạy học trò, nhà nghiên cứu phong thuỷ Nguyên Xuân Quang thường trích lời nói của tiến sĩ Lâm Vân, chuyên gia phong thuỷ hàng đầu ở Hồng Công là : Tôi điều chỉnh cho ngôi nhà hài hoà với khí. Hình dáng và việc chiếc giường, hình dáng và chiều cao của ngôi nhà hướng của con đường và góc đến, ảnh hưởng tới số phận một con người” Tác giả Hồ Kinh Quốc trong cuốn Tìm hiểu cố địa Huyền KHông Học còn viết “ “Khí” tuy nhìn không thấy, sờ không được, nhưng tồn tại một cách khách quan. Hình và khí liên quan chặt chẽ với nhau, chuyển hoá lẫn nhau. “Tụ” thì thành hình, “tán” thì thành khí. Tụ hình tất có khí, vạn vật đều do khí tạo thành. Khí mà người xưa quan niệm là trạng thái vật chất thứ 5 khác với trạng thái rắn, trạng thái lỏng, trạng thái khí và trạng thái ion. Luận về khí từ nhận thức đến thực hành đều nhằm tiếp thu được khí tốt cho chủ nhân ngôi nhà, đảm bảo sự hài hoà giữa khí của con người và khí của cảnh quan. Quan niệm thời gian trong phong thuỷ: Phong thủy học chia thời gian thành những chu kỳ 180 năm gọi là chính nguyên. Mỗi chính nguyên có 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên là 60 năm. Mỗi đơn nguyên gồm 3 vận, mỗi vận là là 20 năm. Ta hiện nay đang ở vận 8 từ năm 2004 đến hết 2023 thuộc hạ nguyên. Thuyết Tam nguyên- cửu vận rất quan trọng trong việc xác định, phi tinh phong thuỷ để phân tính cát, hung của một toà nhà, trong một tổng thể công trình kiến trúc. Quan niệm không gian trong Phong thuỷ: Lý thuyết không gian trong Phong thủy xuất phát từ bản đồ Lạc thư với khẩu quyết: Đời của ly nhất Tả tam hữu thất Như tứ vi kiên Lục bát vị túc Ngũ cư trung cung Bản đồ này thường được vẽ dưới hình thức ma phương, hướng trên la bàn. Ma phương của cung này, cũng gọi là Lạc thư , làm nền tảng cho học thuyết tam nguyên cửu vận. Sự đối lập, thống nhất của khí biểu hiện thành số. Khí mỗi số đại diện cho một số quẻ Kinh dịch thì ý nghĩa hàm chứa trong quẻ đó, là ý nghĩa của số tương ứng. Sự xắp xếp các dố Lạc thư là tổng số của mỗi hàng (hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo) luôn bằng 15. Lạc thư được đại diện bởi bản đồ cửa cung, thay đổi theo thời gian, theo vận. Các số trong cửu cung luôn di chuyển theo lộ trình đã định, tuỳ theo thời gian ở vận 1, vận 2 hay vận 3.... Bản đồ cửu cung trong mỗi vận là cơ sở để tìm ra tác động vật lý lên công trình kiến trúc. Khi đưa ra niên đại của một số công trình (toà nhà) kiến trúc cùng với phương hướng của nó là ta có thể lập nên bản đồ cửu cung thể hiện các lực vô hình tác động đến nó theo các phương hướng, các vị thế. Bản đồ đó gọi là phong thuỷ bàn hay phi tinh bàn của mỗi công trình cụ thể, giúp ta đánh giá về vận số của mỗi ngôi nhà và dự đoán những gì sẽ xảy ra trong công trình đó. Khi đánh giá cát, hung cho công trình các chuyên gia phong thuỷ còn phân tách mối quan hệ giữa thiên bàn và địa bàn. Thiên bàn thì Động, đại bàn là bàn tĩnh. Thiên bàn biểu thị sự vận chuyển của khí, trường trên mặt đất; địa bàn biểu thị phương vị cố định của khí nguyên thuỷ trên mặt đất. Mối quan hệ giữa thiên bàn và địa bàn về cơ bản là quan hệ ngũ hành sinh khắc, biểu hiện thnàh 3 dạng :tương sinh, tương khắc và ngang hoà. La bàn phong thuỷ: Thường dùng loại La bàn 24 sơn, có một kim nam châm để xác định phương hướng. Xem xét dương trạch, nhà của người sống, bước đầu chỉ cần làm quen với vòng tròn 24 sơn. Đây là đường tròn 360 độ, chia thành 24 phần, mỗi phần 15 độ. Cần có thêm một quyển lịch âm dương, dùng để chuyển từ dương lịch sang âm lịch. Trường dùng một loại thước dây tính theo mét và trước lỗ ban để lập bản đồ kiến trúc. Sơn (toạ) và hướng của ngôi nhà: Bước đầu phải xác định những vật thể xung quanh nhà và hướng nhà. Xác định sơn và hướng của những công trình hiện đại đòi hỏi phải có cơ sở lý thuyết phong thuỷ vững chắc và qua nhiều lần thực hành. Những vật kim loại có thể ảnh hưởng đến kim nam châm của La bàn. Hiện tại có rất nhiều người nói là ngày càng có nhiều công ty kinh doanh tìm thuê các chuyên gia phong thuỷ để cố vấn cho họ trong việc lựa chọn và đặt vị trí văn phòng của Công ty. Ở nước ta, khi đàm đạo về quá trình xây dựng kinh đô Huế, cũng có nhiều thuyết minh đã đề cập đến việc xây dựng kinh thành Huế có vận dụng theo lý thuyết Phong thuỷ. Như vậy thì sau khi có nhiệm vụ thiết kế, cùng với những đạo luật, quy tắc về xây dựng và thiết kế, nhiều nhà xây dựng còn coi trọng những nguyên tắc tinh thần bất thành văn hản, được gọi là phong thuỷ Việc sử dụng một chiếc la bàn với những ký hiệu cổ, biểu thị tự nhiên và các yếu tố của nó : bầu trời, nước (thuỷ) đồi núi và trái đất, không những chỉ ra vị trí tốt lành nhất của công trình mà còn cả những chi tiết như cửa chính (cổng, đại môn), cửa sổ, bàn làm việc và nhiều thứ khác... Tác giả Trần Văn Hải trong cuốn “Địa lý toàn thơ tân biên” đã nói thêm : Tại Hồng Công, không một công trình nào được xây dựng mà không thông qua các chuyên gia phong thuỷ, theo họ thì tài mệnh con người phụ thuộc vào sự cân bằng hết sức tinh tế, giữa một bên là “khí” tức là năng lượng vũ trụ và một bên là 5 thành tố cơ bản “ Kim, mộc thuỷ, hoả, thổ (ngũ hành) Điều đó còn chứng minh thêm giá trị của Phong thuỷ với Kiến trúc và xây dựng (xin suy nghĩ một số khía cạnh về thuỷ pháp qua một trạch dự án cụ thể). TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chọn hướng nhà hướng đất theo quan niệm cố Địa lý- Chính tôn (Tôn Nhan, Nguyễn Nguyên Quân- NXB Thanh niên). - Địa lý toàn thư tân biên (Trần Văn Hải, NXB Văn hoá thông tin) - Huyền không học (Hồ Kinh Quốc, NXB ĐHQGTPHCM) - La kinh thấu giải (Định An Vương Đạo Hành, NXB VH) - Hiệp kỷ biện phương thư (Mai Cốc Thành, NXB Mũi Cà Mau) - Chu dịch và dự toán học (Thiệu Vĩ Hoa, NXB VH) - Huyền không tập I,II,III của Vũ Xuân Quang (tài liệu học tập)
  10. MỘT SỐ GIÁ TRỊ CỦA PHONG THUỶ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH XÂY DỰNG HIỆN NAY TS.KTS Doãn Quốc Khoa Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung Hoa, Việt Nam đã tiếp thu thuật phong thuỷ và vận dụng trong kiến trúc nói chung và quy hoạch xây dựng (QHXD) đô thị nói riêng. Trong “Bản sắc văn hoá Việt Nam”, GS Phan Ngọc đã đề cập đến thực tế này: “Học thuyết này (Phong thuỷ) du nhập voà Việt Nam rất sớm... ảnh hưởng của phong thuỷ thấy rất rõ trong việc định đô, tức chọn đất thích hợp để dựng kinh đô...Trong thư mục Hán Nôm của Viện Hán Nôm có đến 70 quyển về phong thuỷ chứng tỏ người Việt Nam tin Phong thuỷ” (13,356), ảnh hưởng của Phong thủy đối với kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu về kiến trúc khẳng định như GS Ngô Huy Quỳnh trong sách “Tìm hiểu lịch sử Kiến trúc Việt Nam”, Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng trong sách “Mỹ thuật của người Việt”, Chu Quang Chứ trong “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam”, Nguyễn Khắc Đạm trong “Thành cổ Việt Nam”, Nguyễn Bá Lăng trong sách “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam”...Như vậy, đặc điểm lý luận của QHXD đô thị truyền thống Việt Nam chính là việc vận dụng nguyên lý phong thuỷ Trung Hoa trong điều kiện xây dựng cụ thể ở Việt Nam. MỘT SỐ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA PHONG THUỶ VÀ LÝ LUẬN QHXD HIỆN ĐẠI Trước hết, cần đối chiếu các mục tiêu, khái niệm, phương pháp của phong thuỷ với mục tiêu, khái niệm, phương pháp của QHXD. Theo Lụât xây dựng : “Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường”. Như vậy giữu QHXD và Thuật phong thuỷ có chung một mục đích, đó là tạo lập môi trường sống bền vững tốt đẹp cho con người (ngoài mục tiêu như QHXD, Phong thủy còn hướng đến tiêu chí siêu vật chất và tinh thần hơn, nhưng điều này nằm ngoài phạm vi bài viết). Đối tượng của QHXD là toàn bộ các thành tố không gian vật chất vật thể bao gồm các yếu tố cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo do con người tạo ra. Các thành tố đó cũng tương đồng với các đối tượng của phong thuỷ, chỉ có thuật ngữ được sử dụng theo cách khác, đó là các khái niệm: - Khái niệm “khí” trong phong thuỷ không chỉ biểu thị các yếu tố khí hậu (gió, mưa, nắng, độ ẩm...) mà còn biểu hiện thành phần vật chất không cmả nhận được mà theo triết học cổ Trung Hoa chính là bản nguyên của thế giới vạn vật, theo khoa học hiện đại là trường hạt mịn siêu nhỏ, cấy tạo nên vật chất. - Khái niệm “sơn long” và “sa”: Theo Phong thuỷ, Sơn Long là mạch lạc của núi (khái niệm “Mạch” là nguồn gốc), đất là thịt của long, đá là xương, thảo mộc là râu tóc của Long. Sa là các núi nhỏ (tiểu sơn), tuỳ theo mức độ xa gần, lớn nhỏ có tên gọi như án sơn (là núi nhỏ che phía trước), Triều sơn là núi phía trước khu đất xây dựng nhưng to lớn và xa hơn án sơn...Như vậy, thực chất các khái niệm này biểu hiện các yếu tố địa hình, địa chất, đất và thực vật của cảnh quan tự nhiên. - Khái niệm thuỷ long và thuỷ khẩu: theo Phong thuỷ, Thuỷ long là hệ thống lưu vực sông ngòi, thuỷ khẩu là dòng nước chảy vào và ra tại khu vực. Như vậy, khái niệm thuỷ chính là biểu hiện yếu tố mặt nước của cảnh quan tự nhiên. - Khái niệm huyệt: theo Phong thuỷ, Huyệt là nơi tụ “khí”, tức là vị trí, là nơi mà “khí” có tác dụng tốt nhất đối với con người. Theo quan niệm hiện đại thì là nơi có môi trường khí hậu và hệ sinh thái tốt cho sức khoả vật chất- tinh thần đối với con người. - Khái niệm Hướng: theo phong thuỷ có các hượng mộc, hoả, kim, thuỷ hoặc càn, khảm, cấn chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Thực chất đây là các hướng Đông (mộc, chấn)- Tây (kim, đoài)-Nam (hoả, ly)- Bắc (thuỷ, khảm) và Đông Nam (tốn), Tây Nam (khôn), Đông Bắc (cấn), Tây Bắc (càn) đối với vị trí người quan sát. Trình tự của đồ án QHXD gồm nhiều bước nhưng có thể quy thành 3 bước chính : đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên- hiện trạng, luận chứng các cơ sở quy hoạch và giải pháp quy hoạch (giải pháp tổ chức không gian, giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và giải pháp tổ chức thực hiện). Về phương pháp tổ chức không gian, Phong thuỷ có 2 trường phái chính là Hình pháp và Lý pháp. Hình pháp là quan sát kết cấu đất và nước xung quanh công trình kiến trúc để làm cơ sở bố cục kiến trúc. Lý pháp là dự vào 2 phương diện thời gian và không gian để khảo sát quan hệ giữa con người và môi trường. Về Hình pháp, có là 5 nội dung chính : mịch long, sát sa, quan thuỷ, điểm huyệt, lập hướng. - Mịch long là tìm tổ tông cha mẹ, xét khí mạch và phân biệt sinh khí âm dương. Tổ tông của núi là nơi xuất xứ của sơn mạch, là nơi khởi nguyên của dãy núi. Cha mẹ là phần đầu của sơn mạch. Xét khí mạch là xem sơn mạch liền hay đứt quãng....như vậy mịch long chính là đánh giá đặc điểm các yếu tố địa hình- địa chất, đất, thực động vật để phục vụ tổ chức, không gian kiến trúc. - Sát sa: quan sát vị trí, hình thái các núi, đồi tại khu vực quy hoạch. - Quan thuỷ: là quan sát hìn thái dòng nước (thẳng/cong, rộng/hẹp, trong/đục, nông/sâu, vuông/méo...) làm cơ sở đánh giá chất lượng yếu tố nước. - Điểm huyệt: là từ các đặc điểm của các yếu tố tự nhiên (Long, Sa, Thuỷ) mà tìm ra vị trí thích hợp cho việc xây dựng công trình, nơi có môi trường khí hậu tốt nhất cho cuộc sống con người (sinh khí). - Lập hướng là chọn hướng cho công trình xây dựng sao cho tạo được môi trường khí hậu có lợi nhất đối với con người. Như vậy, hoạt động Mịch long, sát sa, Quan thuỷ tương đồng với nội dung đánh giá tổng hợp các điền kiện tự nhiên- hiện trạng trong QHXD. Hoạt động điểm huyệt tương đồng với việc lựa chọn xây dựng 1 đô thị, 1 khu đô thị hoặc 1 công trình. Hoạt động lập hướng tương đồng với nội dung lựa chọn hướng trục không gian cho không chỉ một ngôi nhà mà cả 1 đô thị,, 1 khu chức năng. Đối với tổ chức không gian công trình kiến trúc hiện nay, dù được ứng dụng nhiều tiến bộ về vật liệu, trong thiết bị nhưng vấn đề hướng nhà vẫn được quan tâm hàng đầu. Đặt hướng nhà phù hợp sẽ tạo được về khí hậu tốt cho ngôi nhà: thông thoáng chiếu sáng tự nhiên, hạn chế bức xạ... MỘT SỐ GIÁ TRỊ CỦA PHONG THỦY ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC- QHXD HIỆN NAY Trong bối cảnh hiện nay, do có sự thay đổi căn bản về khoa học- công nghệ, về kinh tế xã hội nên không thể áp dụng nguyên những lý luận của phong thuỷ vào tổ chức không gian kiến trúc- quy hoạch. Theo quan điểm cá nhân, ngoài những giá trị về lịch sử, văn hoá nói chung, những giá trị của phong thuỷ có thẻ học tập, kế thừc trong QHXD có lẽ chủ yếu ở khía cạnh nhận thức và phương pháp. a, Phương pháp tư duy tổng hợp Trong Phong thuỷ, các yếu tố của không gian xây dựng được nhận thức thông quan các khái niệm “khí”, “long”, “sa” và “thuỷ khẩu”. - Khái niệm “Khí” : Trong cảnh quan đô thị truyền thống, Km khí không chỉ biểu hiện các yếu tố có thể nhận thức được qua giác quan (như yếu tố khí hậu mà con người nhận thức được qua cảm giác nóng, lạnh, khô, ẩm) mà cả thành phần chỉ cảm nhận được bằng trực giác mà phong thuỷ chia thành “thiên khí” và “địa khí”. Thiên khí là các bức xạ vũ trụ, gồm sóng cực ngắn (vi ba) và bức xạ điện từ của các thiên thể trong vũ trụ (bức xạ ánh sáng mà con người nhận thức được chỉ là phần rất nhỏ trong đó). Hiện tượng bão từ do hoạt động của mặt trời (đi đôi với các khoảng tối và các vụ nổ lớn trong vũ trụ) và những ảnh hưởng của nó đối với hoạt động con người theo các chu kỳ nhất định. Địa khí bao gồm các loại sóng từ địa cực (từ trường), bức xạ cua nham thạch, của hoá chất...hình thành do quá trình vận động trong lòng trái đất và các hoạt động kiến tạo địa chất. Như vậy, khái niệm về khí trong phong thuỷ cũng trùng với khái niệm về môi trường vật lý trong kiến trúc và QHXD hiện đại nhưng có ưu điểm là tổng hợp, ngoài các thành phần con người cảm giác được còn bao quát cả các thành phần không cảm giảm giác được trực tiếp mà phải có phương tiện kỹ thuật cao như các loại sóng, hạt tạo nên trường khí tồn tại trong vũ trụ và bao bọc xung quanh trái đất, xung quanh từng vật thể và sinh vật (trong đó có cả con người). - Khái niệm “Long sơn” và “sa” biểu thị tất cả các đặc điểm của yếu tố địa hình- địa chất- thuỷ văn- thổ nhưỡng và thực vật. Khái niệm này của Phong thuỷ có tính tổng hợp bởi đây là 3 đặc điểm của cùng một yếu tố: yếu tố “Đất”. - Khái niệm “thuỷ” biểu hiện tất cả những đặc điểm liên quan đến yếu tố mặt nước, từ lưu vực, chế độ thuỷ văn đến hình thái dòng chảy (trong, đục, mạnh, yếu, thẳng, cong, ngoằn ngèo.... Tóm lại, các yếu tố tự nhiên trong phong thuỷ cũng chính là các yếu tố tự nhiên trong QHXD hiện đại, tuy nhiên, trong khi QHXD phân tách thành nhiều yếu tố thì phong thuỷ chỉ cần 3 yếu tố chính là “đất”, “nước” và “khí”. Chính vì vậy, giá trị của Phong thuỷ là tính tổng hợp trong nhận thức về các yếu tố của môi trường xây dựng. b, Tính biện chứng trong nhận thức về cấu trúc của không gian xây dựng Giữa các thành phần không gian xây dựng có mối liên hệ chặt chẽ. Trong khi QHXD thường tập trung đánh giá lại khu vực quy hoạch thì trong phong thuỷ, phạm vi nghiên cứu rộng hơn rất nhiều, đến tận ngọn nguồn của từng yếu tố, đó là việc kết hợp xem xét long sơn, long thuỷ luôn kèm theo tổ long, cán long và bàng long... Giữa các yếu tố môi trường xây dựng như khí- đất và nước được nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ: yếu tố khí là yếu tố quyết định đặc điểm, chất lượng phần đất và nước và toàn bộ cảnh quan: “Khí biến hoá vô cùng, có thể biến thành nước, tích tụ nước thành sông ngòi (Hà lưu) hoặc thành núi (Sơn mạch), vì vậy có thể qua hình thế đường đi của nước, của núi mà đoán định được đường đi của “khí” hoặc “Sinh khí là cái nguyên tố đem lại sức sống cho muôn vật, làm cho muôn vật nảy nở sinh trưởng. Sinh khí luôn tồn tại và vận hành trong lòng đất, trên không trung tuỳ theo hình thể luồng lạch cao thấo của đất mà vận động, khi di chuyển khí tụ lại”. Giữa sơn và thuỷ cũng gắn bó mật thiết với nhau : “Thuỷ long bắt nguồn từ các tổ sơn, chảy theo các sơn long”, yếu tố đất và cây cối được coi là thành phần của long (râu tóc của long). Điều này tương đồng với nhận thức về cấu trúc của cảnh quan theo quan niệm hiện đại. Như vậy, tính biện chứng trong cấu trúc của môi trường xây dựng (bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo) là một trong những giá trị của phong thuỷ mà người làm QHXD hiện nay cần học tập. c- Giá trị nhận thức về mối quan hệ tác động con người- môi trường xây dựng. Về tác động của môi trường xây dựng đối với con người, phong thuỷ cho rằng thông qua tác động của “khí”, đặc điểm môi trường, đặc biệt là các yếu tố thiên nhiên có vai trò quyết định chất lượng cuộc sống con người, sức khoả, sự thông minh, thành đạt... Đây thực sự là bài học cho các nhà quản lý, thiết kế khi phải đối mặt với các vấn đề về mất cân bằng và huỷ diệt hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, về sa mạc hoá, về biến đổi khí hậu...của nhiều khu chức năng và toàn đô thị. Về tác động con người đối với môi trường xây dựng, lý luận phong thuỷ chỉ ra nguyên tắc tạo môi trường sống không chỉ thụ động là chọn vị trí xây dựng, chọn hướng nhà mà con người có thể chủ động cải biến môi trường cho tốt lên như: đào ao, hồ, trồng cây, đắp núi, xây bình phong.... Đây cũng là một giá trị về vai trò chủ động của con người của phong thuỷ trong việc khắc phục những điểm yếu của môi trường xây dựng, tạo cho môi trường tốt đẹp hơn. d- Giá trị về vận dụng triết lý cổ Phương Đông trong tổ chức không gian. Phong thuỷ sử dụng các quy luật nguyên lý âm dương- ngũ hành làm cơ sở cho đánh giá và xác định giải pháp tổ chức không gian. Tuỳ theo tính chất, hình thể, màu sắc, tương quan vị trí...của cácc thành phần tự nhiên mà quy thuộc thành các yếu tố âm dương và ngũ hành. Các nguyên lý về mối quan hệ âm dương, quan hệ tương sinh tương khắc theo ngũ hành được sử dụng làm cơ sở để đánh giá chất lượng môi trường tự nhiên tại từng khu vực cụ thể cũng như làm cơ sở để chọn địa điẻm xây dựng đô thị (điểm huyệt) hay chọn hướng (lập hướng) cũng như bố cục các thnàh phần không gian. Như đánh giá của các nhà triết học thì triết lý âm dương- ngũ hành chính là tư duy biện chứng triết học (sự thống nhất của hai mặt đối lập). Mặc dù việc sử dụng nguyên lý âm dương và ngũ hành không còn phù hợp với trình độ phát triển khoa học hiện nay nhưng tư tưởng thống nhất trong sự đối nghịch và hài hoà âm dương vẫn có giá trị giúp người thiết kế QH nhận thức một cách khái quát về mối tương quan giữa các yếu tố- thành phần trong một không gian xây dựng, khả năng tạo lập sự cân bằng hay mất cân bằng của chúng. e- Giá trị về tính linh hoạt, không giáo điều trong vận dụng các nguyên tắc tổ chức không gian. Các nguyên tắc phong thuỷ được cho ông chúng ta vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế. Có thể ví dụ quy hoạch khu kinh đô Phú Xuân: Trục “thần đạo” của kinh đô Phú Xuân không theo hướng chính Bắc- Nam như nguyên tắc PHong thuỷ “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ (Vua quay mặt về phương Nam để nghe thiên hạ tâu bày) mà là hướng Tây Bắc- Đông Nam, là hướng phù hợp nhất với điều kiện địa hình - mặt nước là núi Ngự Bình (tiền án) và sông Hương (Minh đường- Thuỷ khẩu), công Hến, Dã Viên (Thanh Long - Bạch Hổ). Đồng thời đây là hướng tạo được môi trường khí hậu tốt hơn cả cho bố trí các công trình kiến trúc. Nhiều công trình kiến trúc cổ được xây dựng theo lý luận phong thuỷ cũng thể hiện được giá trị này như mô hình “dựa núi” của kinh thành Thăng Long chỉ là tượng trưng bởi đây là vùng cảnh quan đồng bằng thấp, các dãy núi gần nhất là Ba Vì, Tam Đảo cách xa hơn 30 km đường chim bay. Các công trình như Lam Kinh đời nhà Lê, lăng mộ các vua nhà Nguyễn...là sự phối hợp tài tình giữa nguyên tắc Phong thuỷ với thực tế địa hình- mặt nước tại khu vực xây dựng. g- Giá trị về tính hài hoà cân bằng Các công trình cổ xây dựng theo lý luận phong thuỷ thường có tỷ lệ không gian vừa phải so với tầm vóc và cảm giác của con người. Con người khi tiếp nhận hoặc đứng trong không gian xây dựng không bị áp chế mà cảm thấy gần gũi, quen thuộc. Các thành phần cảnh quan tự nhiên và công trình kiến trúc được gắn kết thành 1 tổng thể hài hoà, có hướng- trục, chính-phụ rõ ràng... Điển hình là kinh đô Phú Xuân theo đánh giá của Uỷ ban Di sản thế giới năm 1993: “Quần thể di tích Huế... được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX trong sự kết hợp các triết lý phương Đông và truyền thống Việt Nam. Sự hoà quyện vào môi trường thiên nhiên, vẻ đẹp của kiến trúc, đặt biệt là trang trí ở các toà nhà là một phản ánh độc đáo của nền đế chế Việt Nam xưa vào thời cao điểm của nó”. Có thể nói, với thực trạng xây dựng lộn xộn tại các đô thị hiện nay, các nhà quản lý, thiết kế cần học tập thấu đáo bài học về việc tạo lập một môi trường hài hoà, cân bằng giữa con người- môi trường xây dựng, giữa công trình xây dựng và cảnh quan tự nhiên của phong thuỷ. h- Giá trị về kiến trúc- QHXD nhiệt đới Việt Nam. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và một cách hiển nhiên, kiến trúc Việt Nam phải là kiến trúc nhiệt đới. Tuy nhiên, quan thực tế kiến trcú- QHXD thời gian gần đây, chúng ta thấy các loại kiến trúc- QH không phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới tồn tại khá nhiều. Tình trạng nóng bức, bí gió hoặc gió lùa, không thông thoáng, ẩm thấp, ánh sáng tối hoặc chói, ngập úng, thấm dột khi mưa...là căn bệnh kinh niên của khá nhiều công trình. Công trình kiến trúc- đô thị không phù hợp, thích ứng với điều kiện khí hậu không chỉ giảm độ bền, tiện nghi sử dụng, tốn kém tiền của trong sử dụng sửa chữa mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm sinh lý và tinh thần của con người. Viện Kiến trúc nhiệt đới thuộc trường Đại học Kiến trúc được thành lập để nghiên cứu vấn đề này. Mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học và 3 hội thảo khoa học về kiến trúc nhiệt đới nhưng thực thế vẫn còn nhiều tồn tại về nhận thức, về lý luận và ứng dụng lý luận vào thực tiễn. Các nguyên tắc, giải pháp nhiệt đới hoá kiến trúc vẫn đứng trước sự thời ở của các nhà quản lý, thiết kế, xây dựng và sản xuất vật liệu. Qua thực tế này, càng thấy rõ hơn giá trị và bài học của Phong thuỷ ở khía cạnh tạo môi trường xây dựng thích ứng với cảnh quan thiên nhiên nói chúng và đặc điểm khí hậu của khu vực nói riêng. KẾT LUẬN 1- Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đã đến lúc không thể kéo dài tình trạng mập mờ giữa thật giả, đúng sai...trong cách hiểu, cách vận dụng phong thuỷ. Cần loại bỏ những nội dung, giải pháp lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Cần hệ thống, đưa vào thực nghiệm những mô hình, nguyên tắc giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn của Phong thuỷ. Những kiến thức có chọn lọc của Phong thuỷ cần bổ xung và lý luận kiến trúc- QHXD hiện đại và trang bị cho những người làm công tác tư vấn thiết kế kiến trúc- QHXD công tác quản lý đầu tư và xây dựng và đến người dân, các chủ đầu tư xây dựng. Cụ thể hơn, những lý luận có tính tích cực của phong thuỷ sẽ rất bổ ích trong việc: - Công tác quản lý, thiết kế, tôn tạo bảo tồn các di tích kiến trúc nghệ thuật và thằng cảnh, từ công trình đơn lẻ đến tổ hợp công trình- cảnh quan thiên nhiên, cho đến cả một đô thị hoặc khu dân cư nông thôn. - Công tác thiết kế, quản lý các không gian xây dựng mới nhằm nâng cao hơn tính hòi hoà giữa nhân tạo- tự nhiên, lồng ghép tính triết lý, giáo dục và thông tin của các thành phần không gian, hướng tới sự bền vững, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. 2- Đánh giá đầy đủ bản chất của phong thuỷm tìm ra được những giá trị của phong thuỷ và khai thác kế thừa trong kiến trúc- QHXD là một mảng nghiên cứu- ứng dụng thực tiễn rất rộng lớn. Để giải quyết thấu đáo vấn đề này phải có sự tham gia phối hợp của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan chuyên môn trong việc: - Xây dựng một chương trình nghiên cứu và ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng mang tầm cỡ quốc gia để huy động được nhân lực, vật lực trên toàn quốc với nhiều nhánh đề tài khảo sát, điều tra- nghiên cứu thực nghiệm và triển khai. - Tham khảo, tiếp thu thành quả nghiên cứu về Phong thuỷ của một số nước đi trước. - Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học chuyên sâu về các khía cạnh của Phong thuỷ - Tăng cường hoạt động thông tin những nghiên cứu về phong thuỷ thông qua các sách chuyên khảo cũng như phương tiện thông tin hiện đại. - Đưa Phong thuỷ (đã được tinh lọc) thành một môn học trong chương trình đào tạo KTS, KTS cảnh quan, Quản lý đô thị ở cả bậc đại học và trên đại học. Để có thể thực hiện được chương trình nêu trên, có lẽ việc hình thành một tổ chức nghề nghiệp như Hội hoặc Hiệp hội “Nghiên cứu Phong thuỷ” là cần thiết để có thể tập hợp các nhà nghiên cứu- ứng dụng phong thuỷ hiện đang tản mát ở nhiều cơ quan, trong xã hội, cả các nhà nghiên cứu chuyên sâu và nghiệp dư cũng như sự tham gia của các cơ quan, đơn vị về tư vấn thiết kế, về đầu tư xây dựng...mới có thể có điều kiện tổ chức thực nghiệm và triển khai các nghiên cứu trong thực tiễn. 3- Với thực tế phát triển đô thị hoá hiện nay, rất nhiều di sản có liên quan đến Phong thuỷ đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại, ví dụ như việc xây dựng khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh (TT Huế), việc lấn chiếm xây dựng tại khu di tích Cổ Loa, Hà Nội...cũng như nhiều thành tố thiên nhiên như sông, hồ, núi, đồi, cây cối ở nhiều danh lam thắng cảnh khác. Những chương trình đầu tư, tôn tạo bảo tồn của Nhà nước, nếu không được bổ xung thêm những nghiên cứu theo góc độ phong thuỷ, có khả năng sẽ vô tình phá bỏ hoặc làm biến dạng những không gian phong thuỷ có giá trị văn hoá, lịch sử và môi trường mà sau này, dù có nhiều tiền của cũng không thể phục hồi lại được. Để giảm thiểu nguy cơ trên, việc trược mắt cần làm là phải nhanh chóng đưa ra tiêu chí phân loại, đánh giá và các khuyến cáo về góc độ phong thuỷ đối với công tác quản lý- thiết kế- xây dựng hệ thống các di tích kiến trúc- văn hoá- lịch sử ở tầm rộng hơn, những đô thị có bề dày lịch sử, được xây dựng liên quan đến nguyên lý phong thuỷ (ví dụ như thành phố Hà Nội, thành phố Huế) cũng cần thực hiện ngay những nghiên cứu chuyên ngành về phong thuỷ để các cơ quan quản lý, tư vấn tham khảo như 1 cơ sở cho lập đồ án QHXD và quản lý xây dựng. Trong QHXD, một trong những vấn đề quan trọng và nan giải đó là câu hỏi: Khu vực nào cần bảo tồn, phạm vi bảo tồn và hạn chế xây dựng đến đâu, mức độ phối hợp giữa công trình kiến trúc, cảnh quan cũ- mới như thế nào....Nếu chỉ tuân theo các nguyên lý QHXD thông thường thì đồ án quy hoạch đó khó có thể đạt được yêu cầu về phát triển bền vững (nghĩa rộng bao gồm bền vững về môi trường thiên nhiên, bền vững về văn hoá- xã hội...) yêu cầu về tạo lập bản sắc địa phương và văn hoá truyền thống. Trên đây là một số ý kiến của cá nhân nhằm xới xáo vấn đề tìm lại và phát huy các giá trị truyền thống trong kiến trúc – QHXD. Hy vọng rằng việc nghiên cứu về Phong thuỷ sẽ được quan tâm nhiều hơn để kế thừa các giá trị của Phong thuỷ, góp phần xây dựng nền kiến trúc- QHXD hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
  11. KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI VÀ VĂN HOÁ PHONG THUỶ PGS.KTS Đặng Thái Hoàng Trường Đại học xây dựng Một nhà học giả Italya từng nói: “Nếu trước đây, thế giới thường hường tầm nhìn của mình về kiến trúc phương Tây, thì hiện nay, thế giới đang hướng về kiến trúc phương Đông” (Giáo sư Luigi Gazzola, Trường Đại học tổng hợp Roma, trích báo cáo đề dẫn tại Hội thảo quốc tế Văn hoá Kiến trúc ở Nam Kinh, Trung Quốc, tháng 11-2004). Thế giới phương Tây gần đây đang nhấn mạnh sự nguy cơ toàn cầu mà họ gọi là 3P (Poverty: sự nghèo đói, sự cạn kiệt tài nguyên, pollution: ô nhiễm môi trường, Population: Sự bùng nổ dân số). Nền kiến trúc hiện đại phương Tây, và tất nhiên cả phương Đông, đang “toàn cầu hoá” về sử dụng văn hoá phong thuỷ, một số khu vực, nếu trước đây có “vô tình” thì nay đã “hữu ý” và sự “vô thức” đang biến thành sự “nhận tri”. Có nhiều vấn đề đặt ra ở đây, vấn đề khẳng định Phong thuỷ là một phạm trù văn hoá, vấn đề sự liên quan giữa phong thuỷ với các ngành khoa học, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề mối liên hệ tương giao giữa kiến trúc cận hiện đại và phong thuỷ. Nguy cơ 3P mà chúng tôi đề cập đến ở trên liên quan đến sinh thái học, môi trường học, đến kiến trúc và môi trường bền vững, mà lạ thay, phong thuỷ lại gắn bó với những bộ môn này và giải quyết được một số vấn đề đang tồn tại của quá trình phát triển của xã hội. Trong cuốn “văn hoá phong thuỷ Trung Quốc” của tác giả Cao Hữu Khiêm, do nhà xuất bản Đoàn kết, Trung Quốc, xuất bản năm 2004, người Việt, khi định nghĩa Phong thuỷ, đã nhắc lại một buổi phỏng vấn Ông của Đài phát thanh Bắc Kinh ngày 22-10-1993 như sau: - Người hỏi: Thưa Cao tiên sinh, xin ngày giải thích cho hàm nghĩa của hai chữ “phong thuỷ”. - Trả lời: Về nguồn gốc của hai chữ “Phong - thuỷ”, chúng ta không thể không nói đến ký hiệu của hai chữ đó, về mặt văn hoá chúng có những ý nghĩa tượng trưng, chỉ xét riêng về mặt công năng, trong Phong thuỷ học có “Lý luận tàng phong” và “Lý luận đắc thuỷ”, hai lý luận này yêu cầu nơi ở phải ở vào vị trí tránh được gió, lại phải ở gần nguồn nước. Chữ “phong thuỷ” đến từ hai cái đó. Tất nhiên, để thoả mãn công năng “tàng phong”, “đắc thuỷ”, nói chung phong thuỷ học yêu cầu nơi đặt nhà về mặt cấu trúc nên “ bối sơn y thuỷ”. Như vậy, không những mỹ quan đẹp đẽ mà cuộc sống cũng rất tiện lợi”. Tác giả cũng cho rằng nói đến phong thuỷ có nhiều nguồn liên hệ ngay đến sự mê tín, nhưng đi sâu nghiên cứu sẽ thấy hai khái niệm này "không cùng đẳng cấp". Thật ra, phong thuỷ mang nội hàm văn hóa và tư tưởng triết học phương đông, nó ra đời căn cứ trên sự đặc sắc của tư duy văn hoá truyền thống Trung Hoa là “Thiên nhân hợp nhất”. Nếu mổ xẻ kỹ hơn, ta nên thấy được cái kiềng ba chân: “Thiên- Địa- Nhân” mà vững vàng, mà hoà hợp thì cuộc sống của con người sẽ dễ chịu hơn. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng: “Khoa học cho rằng, nếu ánh nắng, thông gió không tốt sẽ ảnh hưởng đến cơ năng thân thể sẽ không khoẻ, nhưng không thể chỉ bằng việc giải thích như vậy mà làm cho con người tin phục, thực ra, vẫn còn có sự tồn tại của một loại lực thần bí lớn lao, đó là sự cho phối của “khí” là cái mà chúng ta thường coi nhẹ. “Khí” ở đây có tính chất và quy luật của nó (tức là “lý” của nó) được gọi là “đạo”. Một nhà học giả phương Tây viết: “Phong thuỷ là một khoa học chuẩn” của Cổ đại Trung Quốc, là kiến trúc học cảnh quan cổ đại Trung Quốc (Joseph). Có những cái mà ta chưa biết nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Thời hiện đại, vì sự phát triển mạnh mẽ của nó, ngay khi có những lý luận mới về thông tin học, hệ thống lý luận, kiến thức sinh thái học, kiến trúc môi trường học...thì sự hỗn dung của luận thuyết của các bộ môn này cũng không giải quyết được nhiều vấn đề nếu không có sự “trở về”. Và vì vậy, đã có nghiên cứu đi đến kết luận rằng: Phong thuỷ thực tế là một môn khoa học tự nhiên tổng hợp giữa Địa lý học, Khí tượng học, Sinh thái học, Cảnh quan học, Đô thị học và Kiến trúc học”. Chatlay trong cuốn “Khoa học và Văn minh Trung Hoa” cũng viết “Phong thuỷ là nghệ thuật hoà hợp đạt được từ địa khí có xuất xứ từ khí quyển vũ trụ- nơi chốn trong không gian ở giữa thế giới người sống và người chết” Khái niệm “địa lý”, khái niệm “Trường” ở đây rất rộng: Địa lý học nhân văn, Địa lý học nhân sinh, Địa lý học ngành vi tâm lý học môi trường, Trường tâm lý và địa lý học y khoa. Và Địa lý học cũng chỉ là một trong ba khoa học giường cột của Phong thuỷ học, hai khoa học chủ chốt khác là Thiên văn học và Khoa học nhân thể. Có một nhà kiến trúc sư tiền phong, đó là kiến trúc sư lớn nhất thế kỷ XX, Le corbusier, mà người ta đã hiểu lầm và lên án quan điểm của ông “Nhà là cái máy để ở”, thật ra có thể ông không nghiên cứu Phong thuỷ nhưng ý niệm của ông đã “lướt qua bên sườn” môn Phong thuỷ học. Đào Uyên Minh treo ấn từ quan trở về với “điền viên” và “sơn thuỷ” rõ ràng là một sự “trở về” sớm nhất. William Morris và các nhà trí thức, kiến trúc sư Anh tiến bộ thời cận đại. Với tâm trạng nhớ tiếc phong cảnh trữ tình thời Trung thế kỷ, cũng như là một sự “trở về với thiên nhiên” nhưng đã không làm được gì nhiều. Thật ra, không ít kiến trúc sư lớn phương Tây đã bị mê hoặc bởi thiên nhiên và lối sống phương Đông, ta nên ghi nhận là Frank Loyd Wright đã thiết kế Toà biệt thự trên thác (Falling Water) ở Bear Run, Mỹ sau khi thực hiện khách sạn Hoàng Gia ở Tokyo Nhật Bản. Toà nhà Viện nghiên cứu năng lượng mặt trời thuộc trường Đại học Stuttgart Đức (Hysolar Research Institute, University of Stuttgart, 1987, Benish và Partner thiết kế), mô hình phương án kiến trúc đỉnh núi Hồng Công (1983) và một số tác phẩm kiến trúc Trạm cứu hoả của Đức (1983), Thuỵ Sĩ (1985) và toà nhà Information Pavillon ở Landesgartenschau (1999) của Zaha Hadid, đều là những Tuyến đa nghĩa (polyline) lượng sóng hoặc có hình dáng khí động học. Frank .O. Gehry cũng từng chịu ảnh hưởng của “những nét chữ cuồng thảo của thư pháp Trung Hoa” hay “vẻ đẹp đậm nhạt của tranh phong cảnh Hàn Quốc”. Dấu ấn của tư tưởng “sùng bái tự nhiên”, cách phân tích Mỹ học, Khoa học, Nhân học, Tinh thần học và Triết học theo quan điểm “trời đất, phong cảnh hài hoà với con người” có thể dễ dàng nhận ra trong bút pháp và tác phẩm của các kiến trúc sư nổi tiếng phương Tây, từ Modelnism (Trào lưu hiện đại) đến Neo-Modennism (Hiện đại mới), từ High-tech (Công nghệ cao) đến Deconstruction (Kiến trúc giải toả kết cấu), đặc biệt ta thấy những đường nét của các Kiến trúc sư như Deconstructivist đầy sức mạnh của “khí vận”. Song song với sự “trở về với thiên nhiên” là sự “trở về với sự thật”, và việc tiến tới “sự hài hoà âm dương”. Werner Blasser trong cuốn “Nhà ở Tứ hợp Viện Trung Quốc” đã viết : “Âm dương chính là một hệ thống liên kết ký hiệu, nó cần sự lý giải trật tự và tỷ lệ văn hoá”. Âm dương ở đây chính là mối quan hệ hình nền và sự thay đổi cho nhau vai trò của hình và nền. Rõ ràng, quan niệm cơ bản và tư tưởng văn hoá truyền thống phương Tây, trong cách nhận định tự nhiên, thế giới quan và nhân sinh quan đang có sự chuyển dịch, và những biến đổi này là tất yếu, và về một khía cạnh nào đó thì thang máy, điều hoà ánh sáng điện...chỉ giải quyết được một số vấn đề về cuộc sống vật chất. Nhất là hiện nay “mưa thuận gió hoà”, đang mâu thuẫn với “thiên tai, bão lụt”, và còn cả “động đất, sóng thần” nữa. Chặng đường nghiên cứu Phong thuỷ học, trước mắt chúng ta, còn là một chặng đường dài. Tất nhiên là còn phải bài trừ mê tín, nhưng vẻ đẹp của các vẻ Triết học, Toán học, Khoa học và Nghệ thuật của phong thuỷ sẽ lộ ra nếu biết phát hiện.
  12. PHONG THUỶ, CHUYỆN NGƯỜI XƯA CHỌN ĐẤT LÀM NHÀ PGS.TS Lê Kiều Trường Đại học kiến trúc Hà Nội Phong thuỷ tồn tại trên hai chục năm và cực thịnh là thời các triều nhà Minh, nhà Thanh bên Tàu, vào khoảng năm 1369 đến đầu thế kỷ này Hai khái niệm mà nhiều người hoà trộn thành một hoặc là vô tình hay hữu ý không phân biệt đó là phong thủy và thuật phong thuỷ. Phong thuỷ là địa thế, địa hình, là đất, là nước quanh ta. Thuật phong thuỷ là những luật lý, những suy nghĩ của con người và cách thích ứng cuộc sống của con người khi nằm trong cái phong thuỷ ấy. Như vậy, phong thuỷ là tồn tại khách quan còn thuật phong thuỷ là sản phẩm của ý thức liên quan đến phong thuỷ. Phong thuỷ còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên căn, về sao trời, vũ trụ, về trái đất, về khí tượng, về địa thế làm nhà, đặt mồ mả cho nên phong thuỷ vừa gần với con người lại vừa xa con người. Lý luận cơ bản của phong thuỷ (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rất trừu tượng, thuật ngữ sử dụng thì khác lạ với ngôn từ hàng ngày tạo ra cho phong thuỷ một dạng vẻ bí hiểm. Đọc phong thuỷ và nghe về phong thuỷ thấy một không khí sống, chết đan xen, đất trời hoà nhập, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng tin thì có thể tin, có thể không tin thì cũng sợ. Thầy phong thuỷ lại thêu dệt bao chuyện ly kỳ, gán một số quan niệm phong thuỷ vào các sự kiện lịch sử, tô vẽ cho phong thuỷ có bộ mặt thần bí. Lý luận và thực tiễn của phong thuỷ vô cùng phức tạp để xem một thế đất đặt mả, phần lớn thày địa lý phải ở nhà gia chủ cả năm trời, sáng cơm rượu rồi đi ngắm nghía đất trời rong ruổi ngoài đồng. Chiều về đọc sách (chẳng hiểu sách gì), khểnh duỗi tư duy để rồi nhập nhoạng tối lại cơm rượu. Năm nay người chết, xem đất một năm chờ năm sau cải táng đặt vào nơi đất chọn. Thành kính và đợi chờ đất phát. Chờ mãi không thấy phát lại ngẫm ngó, tòng suy hay là tại mình tâm chưa thành, lòng chưa kính hay thậm chí hối vì đãi thày chưa hậu. Ngay vài năm gần đây trong câu chuyện làm nhà ở ta, chức không ít người cạy thày phong thuỷ. Vào những năm 1991-1993 nhà đất trở lên thịnh vượng thì nhiều người làm nên ăn ra tưởng đâu như vì nhờ thày mà phát. Nhưng sang năm 1995-1996 nhà vay tiền làm, những mong tây thuê để thi hồi vốn nhưng biển treo “house for rent” cả thời gian dài chằng ai ngó hỏi. Nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con chắc chẳng ai trách thày phong thuỷ. Thày phong thuỷ nào chẳng nói như tép nhảy, lại đệm những từ như minh đường, huyền vũ, bạch hổ, thanh long, chủ nhà chỉ còn cách gật đầu lia lịa, xuýt xoa khen thày và tự hào mình đã được đặt ngang mình cùng thày đạo cao đức trọng. Nước Trung Hoa từ sau 1949 thuật phong thuỷ bị đả kích nặng nề, không dám công khai lộ diện nhưng nó lại được Hồng Công, Đài Loan nâng đỡ. Nó cứ dai dẳng tồn tại, có lúc rõ hình, có lúc lu mờ, kín đáo. Mấy năm gần đây, trong không khí cải cách chung về kinh tế ở Trung Quốc, người ta lại nghiên cứu và bàn luận về phong thuỷ trên sách vở. Điều khẳng định là nó tồn tại dai dẳng. Vậy cái lý của nó tồn tại là gì. Có người xếp phong thuỷ như một hiện tượng văn hoá, vì nó sống trong phần hồn của con người. Trong phong thuỷ và thuật phong thuỷ có cái lý giải được theo khoa học là địa hình, địa thế làm nhà chịu ảnh hưởng của địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, vi khí hậu. Xem thế đất làm nhà chính là chọn cho ngôi nhà theo các điều kiện thuận lợi về phương vị, khí hậu, địa chất công trình tốt, địa chất thuỷ văn phù hợp. Đây chính là khâu điều tra cơ bản để chọn địa điểm xây dựng. Từ môi trường khí hậu tốt mà chủ nhà có sức khoẻ tốt, tâm lý tốt, làm nên ăn ra. Đấy là những nhân tố tích cực. Làm cho phong thuỷ thần bí, võ đoán như thế đất này thì đau mắt, thế đất kia con gái lại goá chồng là điều chưa hẳn đồ dễ tin. Đọc phong thuỷ, tìm hiều phong thuỷ để tìm ra yếu tố để nó tồn tại như hiện tượng văn hoá, dùng nhãn quan khoa học để khen cái được, chê cái bịa đặt là điều cần làm, đối chiếu những điều đã có trong phong thuỷ và thuật phong thuỷ, gạn đục khơi trong với phong thuỷ là điều có thể làm được. Phong thuỷ gắn liền với đất đai, với phương vị. Tri thức về phong thuỷ không thể tách dời với những khái niệm cơ bản về phương vị hiểu theo cách của người Tàu cổ. Để xác định phương vị khi đi khảo sát đất đai, nghề phong thuỷ dùng dụng cụ gọi là la bàn. La bản lớn gọi là La kinh, la bàn nhỏ gọi là trốc long. Trên La bàn, La kinh hay trốc long vẽ nhiều vòng tròn và các vạch chuyên tâm chia phương vị: Đời Minh có Từ chi Mạc soạn: “La kinh đỉnh môn trâm” có 2 quyển chỉ nam trâm. Sách này cho rằng la kinh lúc đó có 24 hướng, bỏ quên 12 chi của tiên thiên, nên thêm 12 chi, chia làm 33 tẩng, trình bày bằng chữ và hình vẽ. Ngoài ra, sách còn một phụ lục do Chu Chi Tương vẽ. Thẩm Thăng đời Minh cũng soạn “La kinh tiêu nạp chính tông” bàn về tiêu nạp khí trong 72 long mạch. Chính giữa la bàn gắn một kim nam châm có trụ quay. Phần dưới kim là các vòng tròn đồng tâm và những tia đi qua trục kim nam châm ghi phương vị. Trong các vòng tròn (thường là ba vòng) thì vòng trong cùng là vòng địa bàn, vòng giữalà vòng nhân bàn và vòng ngoài là vòng thiên bàn. La kinh có thể có tới 13 vòng. Nếu chỉ có ba vòng thì vòng thiên bàn dùng xem hướng nước tụ, nước chảy. Vòng địa bàn để ấn định long mạch. Vòng nhân bàn để luận sự tốt xầu của các gò đống (mà phong thủy gọi là các sa). Vòng tròn được chia thành 24 ô, mỗi ô ứng với 15 độ (toàn vòng 360 độ). Nếu lấy vòng địa bàn làm gốc thì vòng thiên bàn lệch về phải nửa ô và vòng địa bàn lệch về phải nửa ô và vòng nhân bàn lệch về trái nửa ô. Tại tâm thường làm một vòngnhỏ, chia thành hình âm, dương. Nhận thức là Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng. Tứ tượng là Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, thiếu âm. Đó chính là bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Cách xác định phương vị trước thời Tần chép: Khi đi, trước mặt là chu tước, thì sau lưng là huyền vũ, còn bên tả là thanh long thì bên hữu, bạch hổ, điều này có nghĩa là, trước mặt là nam thì sau lưng là bắc, bên trái là đông thì bên phải là tây. Chính Bắc ghi chữ Tý, chính Nam ghi chữ Ngọ, chính đông ghi chữ Mão, chính Tây ghi chữ Dậu. Kể theo chiều kim đồng hồ thì lần lượt 24 ô như sau: Mão...., Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp. Chuyện lưu truyền, khi Quản Lộ (đời Tam quốc) đi về phía Tây gặp mộ Vô Hữu Kiệm thì than thở, không vui mà nhận xét: Cây cối tuy nhiều mà từ lâu không có bóng, bia mộ lời ghi hoa mỹ nhưng không có hậu để giữ gìn, huyền vũ khuất mất đầu, thanh long không có chân, bạch hổ đang ngậm xác chết, chu tước đang rền rĩ, mối nguy đã khắc phục khắp bốn bề, họa diệt tộc ắt là sắp đến, không quá hai năm sẽ ứng nghiệm. Quách Phác trong “Táng kinh” dặn rằng Thanh long bên trái, bạch hổ bên phải, chu tước đằng trước, huyền vũ đằng sau. Muốn được mồ yên mả đẹp thì huyền vũ phải cúi đầu, chu tước dang cánh, thanh long uốn khúc, bạch hổ quy thuận. Khi nhìn thế đất đồng thời phải nhìn màu đất. Nếu ta thăm đàn tế xã tắc ở công viên Trung Sơn Bắc Kinh thì thất phương đông, thanh long, đất màu xanh cây cỏ, phương Tây bạch hổ màu đất trắng bạc, phương Nam chu tước đất đỏ màu hồng, phương Bắc huyền vũ đất có mày đen. Giữa đàn cúng, đất màu vàng tượng trưng cho Người. Tứ tượng sinh Bát quái, ngoài tứ tượng đã có lặp lại trong bát quái còn thêm bốn hướng của bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Đó chính là các hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Đông Bắc. Như thế, phương Đông có Giáp, Mão, Thìn...đông Nam thì có Thìn, Tốn, Tỵ. Nam có Bính, Ngọ, Đinh. Tây Nam có Mùi, Khôn, Thân.Tây có Canh, Dậu, Tân. Tây Bắc có Tuất, Càn, Hợi, Bắc có Nhâm, Tý, Quý. Đông Bắc có Sửu, Cấn, Dần. Các hướng thuộc địa chí là :Tý, Sửu, Dần, Mão,Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (12 hướng địa chi). Tám hướng thuộc thập can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm Quý (bỏ Mậu, Kỷ trong thập Can). Các hướng xếp đối xứng gọi là bát sơn đối tiện gồm: Càn-Tốn, Khảm-Ly, Cấn-Khôn, Chấn-Đoài. Bắc thuộc Khảm, đông thuộc Chấn, Nam thuộc Ly, Tây thuộc Đoài. Phân vị theo Ngũ hành thì chính giữa là hành Thổ, Bắc thuộc hành thủy, Đông thuộc hành Mộc, Nam hành Hỏa, Tây hành Kim. Còn cách gọi khác: Thủy là nhuận Hạ, Hỏa là Viên thượng, Mộc là Khúc trực, Kim là Tòng cách, Thổ là Gia tường. Trên đây ta chỉ xét đến Chính ngũ hành dùng phổ biến trong phong thủy. Ngoài ra còn Bát quái ngũ hành và Hồng phạm ngũ hành cũng là loại ngũ hành thường dùng. Còn Tứ kinh ngũ hành, Tam hợp ngũ hành, Tứ sinh ngũ hành, Song sơn ngũ hành, Huyền không ngũ hành, Hướng thượng ngũ hành, Nạp âm ngũ hành...không thể kể hết được. Cụ thể của phong thủy thì thế đất tròn là Kim, thế dài là Mộc, thế nhọn là Hỏa, thế vuông là Thổ, thế như sóng gợn là Thủy. Khi chọn đất phải dựa vào Ngũ hành tương ngộ thì Thủy giao thủy, nam nữ tất dâm. Phương Bắc thuộc Thủy. Nếu có nước thấm nhập từ phương Bắc vào khu đất ta ở hay mộ phần thì con cái không ổn thỏa. Nếu dựng nhà quay mặt hướng Nam thì sau nhà là Huyền vũ. Huyền vũ phải là thế đất nhô cao, có gò thoải mới thuận, mới đẹp. Gò thoải là thế huyền vũ cúi đầu. Nếu sau nhà lại là đầm nước hoặc vách núi dựng thì có khách gì huyền vũ mất đầu mà Quản lộ chê bai ở trên. Phương Nam là Hỏa mà thế đất lại nhọn khác nào như lửa gặp lửa, theo phong thủy thì ở đất ấy hay gặp điều kiện tụng. Phương Tây của miếng đất bói tượng xem xét là Kim mà có thế tròn (Kim) thì gia chủ sẽ giàu có, thịnh vượng. Phía đông nhà là hướng Mộc lại có thế đất dài là mộc thì mộc mộc tương sinh, trai gái trong nhà giàu sang, phú quý. Ngoài ra quan hệ giữa Thiên, địa, nhân còn có quy ước:Tý là Nhân huyệt, Cấn là Quỷ môn, Tốn là địa hộ, Bính là địa huyệt, Khôn là Nhân môn, Canh là Thiên huyệt, Càn là Thiên môn. Trong quá trình xem xét phương vị thì tiên thiên bát quái của Phục hi để phối hợp Âm dương. Hậu thiên bát quái của Văn vương để xếp các Hào Tượng. Ra đến địa hình cụ thể thì khu đất có thể bằng phẳng là dương thì gò đống nổi cao lại là âm. Đất sơn cước nhiều gò cao, núi lớn là âm thì thung lũng bãi bằng trong khung cảnh đồi núi lại là dương. Chọn thế đất làm nhà hay đặt mộ trước tiên phải trọng khâu cân bằng âm dương. Đất sơn cước cường dũng nên chọn làm nhà, đặt mộ ở nơi có mạch nhỏ (long gầy). Đất bình dương bằng phẳng nên chọn vị trí hơn cao để tọa lạc (khởi đột). Khu đất đẹp bên trái có thanh long (mạch nước), bên phải có bạch hổ (đường dài), thế đất đằng trước có ao đầm tỏa rộng (chu tước), đằng sau có gò tròn tựa lưng (huyền vũ). Long là dương, hổ là âm. Long hổ tương nhượng thì gia đình hòa thuận, trai gái xum vầy. Núi chủ tĩnh (đứng yên) là âm thì nước chảy (chủ động) là dương. Thế đất đẹp là thế đất có núi chủ tĩnh quay đều như động. Nước chủ động lững lờ nở rộng như chảy, như không, lưu luyến dùng dằng. Núi và nước hiền hòa bên nhau, cặp kè với nhau, bảo vệ nhau, nuôi dưỡng nhau là thế đất đẹp. Kiểu luận lý như thế là dựa vào cơ sở trong dương có âm, trong âm có dương. Điều hòa âm dương là điều quan trọng. Luật âm dương rồi toán ngũ hành sao cho mọi suy tính không trùng điều xấu. Chọn các thế đất, cách chọn hướng, suy cho cùng sau khi loại bỏ những điều thần bí và mê tín thì cúng là chọn địa điểm hợp với điều kiện địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, vi khí hậu cho môi trường sống được thỏa đáng. Thuật phong thủy nghiên cứu những vận động tự nhiên của môi trường sống của con người để mưu cầu sự tiện nghi cho cuộc sống gắn liền với thiên nhiên. Bây giờ đất chật, người đông lấy đâu ra đất rộng để tìm thanh long, bạch hổ. Gặp hướng nghịch thì dùng giải pháp che nắng, chắn gió. Nóng bức quá thì bật điều hòa nhiệt độ. Phong thủy ghi lại dấu ấn của một hiện tượng văn hóa xưa. Đời nay biết mà xem người xưa mưu cầu tiện nghi cuộc sống ra sao. Thực ra thì người xưa chế tác ra thuật phong thủy cũng chỉ là tìm hiểu thiên nhiên và sự vận động của thiên nhiên rồi tìm cách hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên để cuộc chung sống với môi trường sao cho có lợi cho con người. Nếu loại những điều mê tín và sự lợi dụng phong thủy lòe bịp thiên hạ để kiếm cơm thì phong thủy đâu có chỉ là dị đoan.
  13. SỰ SINH TỒN THUẬT PHONG THUỶ ĐỊA LÝ HUYỀN THOẠI VÀ CHÚNG TA PGS.TS.KTS Trương Quang Thao Hội kiến trúc sư TPHCM “Hãy về với mẹ ta thôi Một mai chết xuống mồ côi dưới mồ” (Thơ Đồng Đức Bốn) Chúng tôi không có ý định bằng bài viết ngắn này cho hội thảo, trình bày một cách có hệ thống về phong thuỷ như một trong các sản phẩm văn hoá bí ẩn của phương Đông. Và cũng do tri thức của chúng tôi về phong thuỷ theo cách của các thầy địa lý từng làm ngày xưa hầu như là con số không tròn trĩnh, nên cũng sẽ không có chuyện chúng tôi sẽ góp phần tán thưởng, bình phầm hay mách nước về các thủ thuật kiếm tiền trên sự nhẹ dạ và cả tin của những kẻ còn mê muội. Song chúng ta cũng không thể làm ngơ trước hiện tượng là hiện nay sách báo về phong thuỷ đang tràn ngập: dịch từ tiếng Hoa và các ngôn ngữ phương Tây có, đạo từ các sách cổ của cụ Tả Ao có, từ các tác giả Singapore, Đài Loan, Tây Tạng...rồi xào xáo lại để đưa bán trong các hiệu sách chính quy và các quầy vỉa hè. Nghĩa là ta đang ra sức dung tục hoá một phương thuật, đúng hơn là một thực hành xã hội (social praxis) từ thời thượng cổ và hằn sâu vào vô thức tập thể (the collective unconscious) của các dân tộc nằm trong vùng ảnh hưởng của nền văn minh Hán hoá. Chúng tôi đặt mục tiêu vào các điều khiêm tốn sau: 1. Tìm hiểu, hay đúng hơn là chúng tôi đã hiểu thế nào về phong thuỷ, các cơ sở làm chỗ dựa cho phương thuật ấy; hai trường phái của phong thuỷ và lý phái và hình phái cùng các công cụ của các phái ấy. 2. Dựa vàp những thông tin và tri thức chúng ta học hỏi được về văn hoá nguyên thuỷ, về lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo về huyền thoại học, về biểu tượng học và về địa lý học... để nhìn nhận phong thuỷ như một thứ điạ lý (học) huyền thoại. 3. Vài ý kiếm sơ bộ về sự sinh tồn của giống người với Trái Đất, vốn là người Mẹ sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta. VÀI NÉT VỀ PHONG THUỶ Trước hết cẩn phân biệt phong thuỷ với “thuật phong thuỷ”. Phong là gió, thuỷ là nước. Phong thuỷ thường dùng để chỉ các vùng đất có địa hình tốt hoặc có phong cảnh đẹp. Nhưng Phong thuỷ mà người Trung Hoa gọi là feng-sui, còn là “thuật phong thuỷ”, tức là lý luận và thực hành phong thuỷ. Từ đó suy ra phong thuỷ là sự tồn tại khách quan của cảnh vật tự nhiên còn thuật phong thuỷ là tác động chủ quan của con người lên sự tồn tại tự nhiên ấy vì lợi ích của chính con người trên trái đất: vì sự sinh tồn của họ. Thế nhưng, đã thành thói quen cả hai cách hiểu ấy từ lâu nhập chung từ ngữ phong thuỷ nên hiểu nó theo cách nào trong hai cách trên đều được. Ở nghĩa thứ nhất, người Việt ta còn hay dùng từ sơn thuỷ trong “sơn thuỷ hữu tình” và từ đó cũng đã sáng tác ra huyền thoại “sơn tinh, thuỷ tinh” và mọi người đều biết tới ý nghĩa của thông điệp nó truyền đi. Hơn thế, “sơn thuỷ” còn là “núi, non” và “nước”. Hai yếu tố chính tạo nên địa dạng, cho nên từ đó chúng ta có một từ ngữ hoàn toàn Việt Nam và có hồn để chỉ khái niệm “tổ quốc”” non nước, nước non, non sông, đất nước, đề từ đó nhà thơ Tản Đà làm nên tuyệt tác “thề non nước”. Tên gọi cổ nhất của phong thuỷ là “Kham dư”, có nghĩa là trời, đất (Kham là trời, Dư là đất). Hứa Thuận nói “Kham là thiên đạo (đạo trời). Dư là địa đạo (đạo đất). Kham còn có nghĩa là khám xét, xem xét. Dư có nghĩa là địa hình, vì thế kham dư là xem xét địa mạo, điều tra đất đai. Phong thuỷ còn có tên là “thanh nang”, do nhà tướng thuật ngày xưa hay mang túi đựng tư liệu màu xanh, cho nên sau này người ta mượn từ ngữ ấy để chì nhà tướng thuật, và sách nói về thuật xem tướng địa gọi là thanh nang kinh. Một tên gọi khác của phong thuỷ là “Thanh ô thuật” và “Thanh điểu thuật”nữa. Tuy nhiên tên gọi sát nhất của thuật Phong thuỷ là tướng trạch hay tướng địa. Tướng là diện mạo, hình dáng bên ngoài, và sau này ta sẽ biết là phong thuỷ sẽ cóp hai phái là hình phái và lý phái. Và phái hình dựa vào xem xét tướng địa, trạch là thổ cư, nơi ở cho cả người sống (dương trạch) lẫn nơi ở cho người chết (âm trạch) và từ đó ta thấy rằng mục tiêu của phong thuỷ là xem xét, lựa chọn đất ở cho người sống lẫn người chết. Do vậy, phong thuỷ còn gọi là bốc trạch (bói đất). Tướng địa là xem xét hình thể, dáng dấp của đất mà người xưa gọi là địa lý, vì thế các chuyên gia xem phong thuỷ thường được gọi là thầy địa lý (địa lý sư). Từ đó mà thuật phong thuỷ còn có tên là địa lý thuật. Rất nhiều tư liệu cho thấy rằng phong thuỷ xuất phát trừ hai nguồn chính. Một là xu hướng vạn vật hữu linh (animism) theo đó con người cổ đại nhìn thấy ở mọi vật thể quanh ta bao giờ cũng có hai phần thể xác và tâm hồn, khi chết đi thì phần thể xác biến thành lạc phách, nhập vào trong đất mà làm quỷ, còn tâm hồn thì biến thành tâm hồn và quy về cõi thiêng. Từ đó con người sinh ra sùng bái siêu nhiên (trời) và tự nhiên (đất) và linh hồn người đã mất. Siêu nhiên: Trời, mặt trời, Mặt trăng, các vì tinh tú, linh hồn ông bà, các người có công với cộng đồng. Tự nhiên: cây cối, đất đá, núi, sông, biển, tất cả các con vật làm thành vật tổ (tô tem) hoặc những con vật to lớn và hung dữ. Thần: Tất cả những “linh hồn” của các vật thể, giống loài có trong tự nhiên cũng như các hiện tượng thời tiết: đêm, ngày, mây, mưa, sấm, chớp, gió bấc... - Vậy ta định nghĩa thế nào là phong thuỷ ? Tốt nhất hãy xem người Trung Hoa nói: - Từ Hải: “Phong thuỷ còn gọi là kham dư. Một loại mê tín ở nước Trung Hoa cũ. Cho rằng hình thế, hướng gió, dòng chảy chung quanh nhà ở hay mồ mả có thể đem tới hoạ phúc cho người ở, người chôn. Nó cũng chỉ ra cách xem nhà ở và phần mộ” - Từ Nguyên: “Phong thuỷ chỉ địa thế, phương hướng của đất nhả ở hoặc đất phần mộ. Thời xưa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành, dữ, tốt xấu về nhân sự” - Học viện Dân tộc trung ương Trung Hoa: Trong vốn kiến thức lâu đời của Trung Hoa có môn học Kham Dư, thông thường gọi là Phong thuỷ. Đó là khoa học về mối quan hệ giữa từ trường trái đất và con người. - Roskowski (nhà khoa học người New Zealand): Phong thuỷ là một hệ thống đánh giá cảnh phong nhằm tìn địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc. Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục địa lý của Trung Hoa cổ đại. Không thể căn cứ vào khái niệm của Phương Tây mà nói một cách đơn giản rằng đó là mê tín hay khoa học. - Vương Ngọc Đức : Phong thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ, một dân tục (phong tục dân gian) lưu truyền rộng rãi trong xã hội, một loại học vấn về hoàn cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn. Phong thuỷ có thể chia thành hai phần lớn: âm trạch và dương trạch. Dương trạch là nơi người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chết” - Encyclopedia Sinica: Đó là nghệ thuật làm cho nhà ở của người sống và huyệt mộ của người chết hài hoà và hợp tác với các dòng khí vũ trụ (âm và dương) - Vậy là, không thể đơn giản để coi phong thuỷ là một mê tín, bởi vì văn hoá của người xưa chủ yếu là tín ngưỡng, từ tín ngưỡng mà dần dà con người phát hiện ra mọi thứ, từ khoa học đến nghệ thuật, từ kỹ thuật đến các ứng xử xã hội. Chúng ta không thể chỉ bằng một cái khoác tay để sổ toẹt tất cả. Con đường đi của nhân loại từ mê muội tới văn minh đã trải qua những chằng đường quanh co, khúc khuỷu đầy gian khổ, nhưng rõ ràng mọi tri giác luôn đi từ cảm nhận sang thức nhận và khi mà sự nhận thức thay đổi thì con người lại chuyển hướng ứng xử của mình. Cứ như vậy, con người luôn điều chỉnh ứng xử của mình theo đà tri giác. Cho nên đối với một lĩnh vực hoạt động có “lịch sử” lâu đời như phong thuỷ thì tốt nhất nên dựa vào những gì đã từng xảy ra trên thực tế để lần mò ra sự hình thành của nó thông qua những khái niệm nằm ở cơ sở của phương thuật ấy. Rồi sau đó là các nguyên lý của sự hình thành đó. Phong thuỷ có hai trường phái tiếp cận: hình thế và lý khí. Từ rất sớm, người ta đã biết chọn địa hình, địa thế và điều kiện môi trường làm điểm xuất phát xây dựng nên hệ thống học vấn của mình. Phái lý khí xuất phát từ quan hệ của khí, số, lý mong muốn tìm được quy luật và mối liên hệ nào đó giữa người và thiên lý nhằm đạt tới sự thông đạt của khí và lý giữa con người và môi trường, từ đó mà có được môi trường lý tưởng có lợi cho sự sinh tồn của con người. Nhìn chung, xét về chiều sâu của lập luận, phái lý khí cao hơn phái hình thể, vì vậy hệ thống các thao tác của phái lý khí cao hơn phái hình thể. Trước đời Đường, Tống, phái lý, khí chủ yếu lấy thuyết khí của ngũ hành làm hạt nhân, đến thời Tùy Đường thì thuyết ngũ hành tướng trạch” có lẫn vào một số lượng lớn những yếu tố mang màu sắc huyền bí nên gặp nhiều khó khăn. Cho nên, sau Đường, Tống, phái Lí, Khí dùng thuyết âm dương, thuyết bát quái được nói rất nhiều trong Chu Dịch. Do chính vì phong thuỷ của lý phái quá nhấn mạng mối quan hệ giữa lý và số nên lý luận nó phức tạp, người thường không dễ nắm được, hậu quả do đó có hai, một là trở lên thần bí, huyền ảo và hai là điều đó ảnh hưởng đến sự truyền bá. Còn hình phái nghiêng về hình thế của “Loan đầu” (tức núi non) là những thứ rất thực tế có thể nhìn thấy, có thể sờ mó được, vì vậy được truyền bá rộng rãi trong dân gian) Thực ra thì ranh giới giửa phái lý khí và phái hình thể không rõ ràng, hai phái trên thực chất đều có những chỗ chung, bởi cả hai phái đầy chú trọng tới “khí” và “sinh khí”. Phái “lý, khí” nhấn mạnh tới phương vị lý khí còn phái hình thế nhấn mạnh tới sinh khí của đất. Phái lý khí cho rằng hình là cái bên ngoài của khí còn khí là cấu thành nội tại của hình. Khí cát, tức là khí tốt thì hình tất phải đẹp, đoan trang, tròn trịa. Khí hung tức là khí xấu thì hình tất phải nghiêng ngả, thô kệch, vạn nát. Tiếp theo đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu cả hai phương thức tiếp cận địa hình, một là tầm long, tức là tìm rồng thuộc hình phái và hai là lý luận, tức luận bàn về khí thuộc lý phái để cuối cùng đi tới cái đích mà cả hai phái đều nhắm tới là xác định nơi tụ khí tức huyệt hay kết huyệt. TƯƠNG TỰ HOÁ ẨN DỤ Hình phái trong phong thuỷ dùng phương thức đồng đẳng hoá (homology) hay tương tự hoá (malogy) để nhận dạng địa hình. Đó là phương thức tri giác chủ yếu giúp người nguyên thuỷ và trong dân gian vẫn còn phổ cập, giống như người ta gọi hai ngôi nhà nằm trên bờ hồ Hoàn Kiếm là nhà “cá mập”, nhà “máy chém”. Do hình thù của núi non và cả sông suối uốn lượn như rồng cho nên có sơn long và thuỷ long. Nhà phong thuỷ không xem xét tất cả các núi mà chỉ quan sát và nhận dạng những cái nào đảm bảo cho sự liên tục trong truyền dẫn khí, đó chính là rồng, tức long. Và quan sát núi non để tìm rồng được gọi là phương pháp tầm long. Nhà địa lý cùng các phụ tá, quan sát, ghi chép, đánh giá và thể hiện toàn bộ các quan sát ấy lên các trang giấy để qua đó mà xác định các long mạch khả năng chuyển tải khí để từ đó mà xác định ra huyệt vị, tức là nơi tụ khí thích hợp cho việc bố trí dương trạch hoặc âm trạch. Đối với các nhà phong thuỷ, bố trí dương trạch hay âm trạch có nghĩa là mối ghép mới mang năng lượng vũ trụ mà họ gọi là khí. Qua đó mà tuân thủ theo sự vận động của vũ trụ. Trong địa lý đó là các đường cong hình sin của các dãy núi, chúng minh chứng cho sự lan toả của năng lượng ấy, còn các đỉnh núi được xem như là những con rồng. Ngày xưa, Trung Quốc xem mình đứng ở giữa, ở trung tâm trái đất nên học coi núi Côn Lôn Sơn ở vùng biên cương Tây Bắc Trung Quốc là Thái Tổ sơn của họ, và từ đó có 3 mạch lớn tạo thành ba con rồng chính (Bắc Long, Trung Long và Nam Long) cách nhau bởi hai con sông lớn là Hoàng Hà và Dương Tử (xin mở ngoặc để nói rằng mỗi nước đều có Thái tổ sơn của mình, nước ta là núi Tản Viên, với tên dân dã là núi Ba Vì, cho nên “tầm long” là tìm cả một phả hệ núi từ Thái tổ sơn, qua tổ sơn, thiếu tổ sơn, chủ sơn (hay là phụ mẫu sơn) cho đến huyệt vị. Phả hệ sơn mạch ấy nhắc ta nhớ đến phả hệ gia tộc. Ẩn dụ đó nói lên tính chất được dọi là hướng nhân (anthropocentric) và hướng tộc (ethnocentric) của long mạch. Địa điểm lý tưởng cho lâu đài, thành quách lại còn có điều kiện cần đáp ứng. Từ tổ sơn phải có hai núi tách ra làm thành ngoại thanh long và ngoại bạch hổ. Còn phụ mẫu sơn (hay chủ sơn cũng phải có hai nhánh tách ra làm thành nội thanh long và nội bạch hổ. Phía trước minh đường phải có án sơn và triều sơn. Mô hình lý tường này thực ra là sự phản chiếu của bộ mặt bầu trời bao gồm 28 chòm sao nhị thập bát tú với bốn vùng trời tương ứng với bối phương vị Đông Tây Bắc Nam, mỗi vùng có 7 chòm sao tạo thành các con vật huyền thoại tương ứng là rồng xanh (thanh long), cọp trắng (bạch hổ), rùa đen (huyền vũ) và chim đỏ (chu điểu). Mà đó chính là tứ tượng :Thái dương, thái âm, thiếu dương, thiếu âm. KHÍ, NƠI TỤ KHÍ KHÍ HUYỆT VÀ HÌNH TƯỢNG NÕN NƯỜNG Chúng tôi cho rằng không có thuyết âm dương thì không thể sản sinh ra phong thuỷ và địa lý. Từ thuyết âm dương, chúng ta có thể đi ngược về nguồn đến với Kinh dịch. Bản thân kinh dịch chưa đề cập đến những khái niệm âm và dương nhưng đã đưa ra hai ký hiệu, hai “hào” -- (âm) và – (dương) để chỉ hai phạm trù bất kỳ đối lập nhau, được gọi là âm hào và dương hào. Kinh dịch cho rằng âm dương là nguồn gốc chung nhất của trời đất, vạn vật, giới tự nhiên và loài người, tất cả đều là sản phẩm của hai tính âm dương, hai tính nam nữ giao hoà mà sinh ra con cái, hai tính đực- cái của động vật giao hoà mà sinh ra hậu duệ. Từ xa xưa, thuyết âm dương đã biết lấy sự gia giảm của vạn vật để khái quát hoá các thông tin về âm dương, lấy đó làm phạm trù để giải thích các thuộc tính cơ bản của vạn vật trong trời đất, và tất nhiên có tác dụng hướng dẫn về phương pháp luận đối với nhận thức có liên quan tới phong thuỷ. Sách “Hoàng đế Trạch kinh” viết “Âm giả, sinh hoá vật tình chi mẫu, dương giả, sinh hoá vật tình chi phụ dã, tác thiên địa chi tổ” (âm là mẹ của mọi vật, dương là cha của mọi vật, là tổ tiên của trời đất, là sự tôn kính với sự sinh nở). Sách “Ngũ tinh tróc mạch chính biến tinh đồ” lại viết: “Thái cực ký định, cứ hựu phân kỳ âm dương. Vận gian áo hãm giả vị âm dương, nơi lõm xuống là âm huyệt, nơi lồi lên là dương huyệt” (Thái cực đã định, thứ đến chia thành âm dương, nơi lõm xuống là âm huyệt, nơi lồi lên là dương huyệt). Sách “Thiên bảo kinh” lấy âm dương để luận bàn về phương pháp an táng cho rằng: “bất thức âm dương, mạc loạn mai táng” (không hiểu âm dương thì đừng có chôn cất lung tung). Thời Xuân Thu ở Trung Quốc phát sinh thuyết “Lục khí-ngũ hành” là mệnh đề chủ đạo, là “Thiên hữu lục khí, giáng sinh ngũ hành” (Trời có 6 khí, giáng xuống đất sinh ra Ngũ hành. Sáu khí đó là : âm, dương, gió, mưa, tối, sáng, còn Ngũ hành là kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thuỷ), lửa (hoả), đất (thổ). Quẻ Thái trong Kinh dịch được tượng trưng là : Quẻ trên là khôn là đất, càn là trời, hình tượng của quẻ Thái chính là trời đất giao hoà. Cho nên Lý Đỉnh Tộ dẫn Tuân Sảng viết : “Khôn khí thượng thăng, dĩ thành thiên đạo, còn khí hạ giang dĩ thành địa đạo” (khí đất dâng lên làm nên đạo trời, khí trời giáng xuống làm nên đạo đất). Và khi hai khí giao hoà sẽ sinh ra vạn vật. Vì thế Trang Tử trong “Điền tử phương” đã viết : “âm dương nhị khí tương cảm nhị sinh thành vạn vật “ (hai khí âm dương tương cảm sinh ra vạn vật). Trong sách “Dịch truyền- thuyết quái truyền” người ta ví trời đất như cha mẹ và cho rằng đất là mẹ: “Càn vi thiên..vi phụ; khôn vi địa..vi mẫu” (Càn là trời...là cha, khôn là đất..là mẹ). Với trích dẫn nói trên, chúng ta hãy quay về hình vẽ số 2. Ở trên chúng ta dừng lại ở “phụ mẫu sơn”. Tiếp theo đó là thai, tức, dựng, dục nghĩa là bố mẹ sau khi giao hoà để trao đổi âm dương khí thì người mang thai (embryo) tiếp đến là thai nghén (gestation), rồi bào thai (foetus) và sau cùng là sinh nở (birth). Cho nên nếu so sánh, quá trình sinh nở của bà mẹ với quá trình tụ khí thì “kết huyệt của núi là thai, có mạch khí là tức, khí tụ là dựng, khi sinh động là dục, giống như người phụ nữ mang thai nghén, thành bào thai rồi sinh nở. Nơi sinh nở chính là huyệt. “Huyệt tụ ở trên như đầu của hài nhi, hài nhi mới sinh, thông môn chưa đầy, hơi có hình oa (tổ) tức huyệt ở đỉnh núi; huyệt tập trung ở giữa như rốn của người, hai tay là long hổ, huyệt tậm trung ở dưới như âm nang của người, hai chânlà long hổ”. Theo “tuyết tâm phú chính giải” của Mạnh Hạo đời Thanh có tới bốn loại huyệt phong thuỷ: Oa huyệt, Nhũ huyệt, Kiềm huyệt, Đột huyệt. Thế nhưng “huyệt” cũng còn là nơi chôn cất nữa. Ở hình 8 chúng tôi trích dẫn ra hai hình vẽ của huyệt vị sơn thể và hình 9 là hai mộ hình của trinh nữ và của mẫu tính mà người Nhật đã làm. Và, dù là sinh huyệt hay tử huyệt, tất cả đều giống huyệt đạo. Ở phụ nữ, ở người Mẹ. Đó là một biểu tượng linh thiêng bởi đó là nơi mỗi người trong chúng ta đều bước ra chào đời từ đây, và bất cứ ai trong chúng ta rồi cũng sẽ trở về nơi ấy, đó là Đất Mẹ. Lưu Bá Lâm gọi biểu tượng ấy là nữ âm, nhà điêu khắc Lê Công Thành gọi là bống, còn chúng tôi muốn gọi biểu tượng ấy là nỗ nường theo cách gọi của người dân tỉnh Phú Thọ, cái nôi của dân tộc Việt thường gọi vì ở đó có tín ngưỡng thờ nõn nường. Trong vũ trụ bí ẩn, trái đất là cội nguồn. Nó là nguồn gốc của sự sống, nơi từ đó con người bước ra, và cũng giống như hàng triệu sinh linh khác, con người luôn giữ mối quan hệ và nghĩa vụ làm con...Vì trái đất là mẹ của tất cả sự sống nên một sợi dây thân thuộc kết nối con người với tất cả những gì ở quanh ta, với cây cỏ, với thú nuôi, với đất đá nữa. Núi non, rừng rú, thung lũng không chỉ đơn giản là quang cảnh, ngoại cảnh. CHÚNG ĐỀU LÀ NGƯỜI CẢ...Chúng ta đang gìn giữ sự sinh tồn của con người...Cái chết rồi sẽ đưa con người trở lại với nhà mình, về trong lòng mẹ và cứ như thế cho mỗi thế hệ. Cho nên, theo một quan niệm mang tính trải nghiệm hơn là khái niệm, thì quan hệ với mẹ đất không chỉ là của quá vãng uyên nguyên mà là quan hệ luôn mang tính thời sự của religio, của tín ngưỡng, của sự tôn kính đối với cía thiêng mà sự thờ cúng buộc chúng ta pải tiến hành hằng ngày. Phong thuỷ chính là thứ địa lý của trải nghiệm và của tín ngưỡng đối với Mẹ Đất và Đất Mẹ. Và Lê Công Thành đã ứng xử đúng như vậy.
  14. NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHOA HỌC CỦA THUẬT PHONG THỦY TS. Nguyễn Văn Vịnh Viện nghiên cứu xã hội và phát triển- Đại học Hà Nội Những năm gần đây, trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng ở Việt Nam vấn đề phong thủy, thuật phong thủy đã được tham khảo như một hạng mục cần thiết, nhưng không được thừa nhận một cách công khai vì khi nói đến vấn đề này nhiều người vẫn coi đây là lĩnh vực tâm linh, mang tính mê tín và dị đoan, có tình hình trên là do hơn nửa thế kỷ vừa qua chúng ta chỉ thừa nhận một hệ thống thế giới quan và phương pháp luận duy nhất Macxít – Leninnít. Vì vậy, các công trình xây dựng công cộng hay tư nhân nếu có tham khảo thuật phong thủy cũng chỉ là tự phát, tùy tiện và dựa cách ngẫu nhiên vào lòng tin của chủ công trình cới một thầy phong thủy nào đó mà không qua bất cứ hội đồng kiểm nghiệm, đánh giá nào, cho nên xuất hiện tình trạng “lắm thầy nhiều ma”, mỗi thầy một cách. Có một thực tế nữa là vào bất cứ nhà sách nào chúng ta cũng vẫn có thể tìm thấy hàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng và kiến trúc, sắp xếp nội thất và ngoại thất theo thuật phong thủy..., đến mức những người ít kinh nghiệm chẳng biết mua sách nào cho phù hợp mục didchs sử dụng, đúng như tình trạng lạc vào rừng rậm. Việc các nhà sách có thể in và bán hàng loạt sách về phong thủy chứng tỏ hai vấn đề: Thứ nhất, thuật phong thủy đã được thừa nhận là cần thiết và có giá trị ứng dụng, thứ hai là xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết và ứng dụng thuật phong thủy. Ở bài viết này chúng tôi không đề cập cụ thể về chi tiết kỹ thuật của thuật phong thủy mà chỉ đề cập đến những cơ sở khoa học và triết học của bộ môn này. Điều quan trọng có tính tiền đề phương pháp luận ở đây là chúng ta cần thừa nhận có ít nhất hơn một hệ thống thế giới quan đã và đang tồn tại trong lĩnh vực khoa học của nhân loại. 1.KHÁI NIỆM PHONG THỦY VÀ THUẬT PHONG THỦY Cần nói ngay đây là các khái niệm khác nhau, phong thủy là mộtkhái niệm chung chung dùng để chỉ địa hình,phong cảnh, là sự tồn tại khách quan của các yếu tố tự nhiên nói chung. Còn thuật phong thủy là hoạt độngchủ quan của con người đối với tồn tại khách quan.Thuật phong thủy chúng tôi đề cập ở đây là một môn học trong hệ thống học thuật Trung Hoa mà chúng ta tiếp thu qua quá trình giao lưu và tích hợp văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Từ điển “Từ Hải” định nghĩa: “Phong thủy cũng là kham dư, một loạimê tín của Trung Quốc cũ, cho rằng đất đai, nơi ở hay chung quanh nơi mồ mả, các thứ hình thể như hướng gió, dòng nước chảy và có thể gây nên họa phúc cho cả nhà người ở hay cả nhà người táng nơi đó...cũng chỉ là cách dựng nhà, lập mộ”. Từ điển “Từ Nguyên” định nghĩa: “thuật phong thủy là chỉ địa thế,phương hướng...của đất hay mồ mả. Thời xưa mê tín cho rằng có thể gây nên phúc họa may rủi cho con người”. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới định nghĩa: “Từ Geomancie- Khoa bói toán dựa vào đất hoàn toàn không sát hợp để chỉ một môn khoa học cổ truyền có giá trị vũ trụ luận đích thực, mà việc nghiên cứu hiện nay về các bí mật của gió và nước (Phong thủy) chỉ là phần sót lại...Khoa học biểu trưng này được ứng dụng đầu tiên ở Trung Quốc gọi là “hình phả”- nghệ thuật về các hình thế và địa thế. Đây là sự xác định những ảnh hưởng giúp con người sống hài hòa với khung cảnh tự nhiên và như vậy hài hòa với trời đất. Thuật phong thủy dùng để xác định sơ đồ mặt bằng của thành phố, các pháo đài. Phong thủy còn được dùng đề xác định vị trí và phương hướng của nhà cửa và mồ mả và thậm chí cả những quy tắc chiến thuật chiến lược. Sự hòa hợp thỏa đáng của các ảnh hưởng mà ta cần tận dụng nó là sự hòa hợp của Âm và Dương; nó được biểu thị bằng những dòng nước và dòng khí ít hơn là bằng những dòng năng lượng sống mà người ta phát hiện ra ở dưới mặt đất nhờ những la bàn bói đất. Những dòng này mang tên hiệu đối kháng như Thanh Long, Bạch Hổ. Cũng thể các địa thế địa hình còn cần phải xác đingj sao cho hài hòa với vị trí các tinh tú trên trời, và sự thành công của phép tính toán còn lại phụ thuộc cả vào phẩm chất cá nhân của người tính toán.Tính thẩm mỹ của cảnh quan được sắp xếp là hệ quả đồng thời của sự hài hòa của vũ trụ và phẩm chất con người có khả năng nắm vững và thể hiện sự hài hòa ấy.” Chúng tôi dẫn ra đây vài định nghĩa có tính khái quát những quan niệm về thuật phong thủy đã và đang tồn tại hiện nay. Nhân đây chúng tôi cũng đưa ra quan niệm riêng của mình để sử dụng cho công việc: Thuật phong thủy là phương pháp chọn lựa những điều kiện tối ưu cho các loại công trình xây dựng và kiến trúc nhằm đạt được sự hài hòa giữa con người và môi trường xung quanh. Ở đây, chúng tôi coi thuật phong thủy là một phương pháp để tham chiếu,bên cạnh các phương pháp đang ứng dụng. Nếu loại bỏ những yếu tố huyền bí thì thuật phong thủy là một khâu rất quan trọng của các công trình xây dựng. Nó có mặt trái mặt ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, đến thi công trong khoa kiến trúc và xây dựng của các quốc gia nằm trong phạm trù văn hóa Trung Hoa. 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THUẬT PHONG THỦY Cơ sở lý thuyết khoa học của thuật phong thủy chủ yếu dựa vào những học thuyết về sự hình thành của vũ trụ và các quy luật vận hành của vũ trụ. Đó là học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ Hành, và ngành thiên văn học cổ, trong đó hai khái niệm cơ bản là khí và đạo là hai khái niệm chủ đạo được dùng phổ biến theo nhiều cấp độ và các văn cảnh khác nhau. Cho đến ngày hôm nay những đánh giá về mặt khoa học và những ứng dụng trong đời sống xã hội đối với các học thuyết có tầm vũ trụ quan của Trung Quốc vẫn là các vấn đề đang còn để ngỏ. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu qua các học thuyết này để tiện theo dõi. 2.1. Học thuyết Âm- Dương vốn là học thuyết về nguồn gốc phương thức vận động của vũ trụ được thể hiện đầy đủ và hoàn thiện trong tác phầm kinh Dịch (một tác phẩm đứng đầu trong hệ thống tri thức và học thuật Trung Hoa, một cuốn sách chủ yếu dùng vào việc bói toán), theo đó: Khởi thủy vũ trụ tồn tại ở thể khí trong trạng thái tĩnh lặng chưa có vận động gọi là Thái cực (còn gọi là thái hư, thái huyền), khi có vận động Thái cực chia làm hai loại khí: khí tĩnh là Âm và khí động là Dương. Âm có tính chất tĩnh tại, nặng, đục, tối. Dương có tính chất động, nhẹ, trong sáng...Hai khí Âm và Dương liên tục vận động sinh ra bốn khí, bốn khí sinh ra tám khí... (thái cực sinh lướng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Người ta dùng một vạch liền (-) để ký hiệu khái niệm dương và vạch đứt (--) thể hiện khái niệm âm- tương truyền do Phục Hy đặt ra. Sự tương tác và kết hợp giữa Âm và Dương tạo ra những yếu tố mới trong vũ trụ, song các yếu tố này tuân theo một logic nhất định ởhai cấp. Cấp thé nhất ba vạch âm-dương kết hợp ngẫu nhiên tạo ra 8 yếu tố (còn gọi là 8 quẻ đơn) cụ thể trong vũ trụ (chỉ là ba vạch vì theo sự quan sát trực cảm, thế giới được cấu tạo từ trên xuống dưới gồm trời- người-đất) gồm: càn (trời), khảm (nước), cấn(núi), chấn (sấm), tốn (gió), ly (lửa), khôn (đất), đoài (ao, hồ, đầm lầy). Tám quẻ đơn được sắp xếp trong hình vuông chia thành 9 ô gọi là cửu cung, một cung được quy ước với một con số trong hệ đếm từ 1 đến 9. Thứ tự như sau: quẻ khảm ứng với số 1 ở phương chính Bắc, quẻ Cấn ứng với số 8 ở phương Đông Bắc, quẻ Chấn ứng với số 3 ở phương chính Đông, quẻ Tốn ứng với số 4 ở phương Đông Nam, quỷ Ly ứng với số 9 ở phương chính Nam, quẻ Khôn ứng với số 2 ở phương Tây Nam, quẻ Đoài ứng với số 7 ở phương chính Tây, quẻ Càn ứng với số 6 ở phương Tây Bắc, ô ở giữa ứng với số 5 gọi là cung trung. Hình vuông 9 ô này còn gọi là hình ma phương có đặc điểm là kết quả của 3 ô cộng theo chiều bất kỳ nào cũng là 15 (hình ma phương này trong nhiều nền văn hóa khác còn được dùng để làm những lá bùa hộ mệnh). Tám quẻ (bát quái) xếp vào cửu cung là cơ sở hết sức quan trọng cho tất cả các thuật chiêm bố nói chung và thuật phong thủy nói riêng. Cấp thứ hai tám yếu tố này khi kết hợp với nhau tạo ra 64 yếu tốhay 64 sự kiện (còn gọi là 64 quẻ kép) tượng trưng cho quá trình vận hành của vũ trụ ở các giai đoạn khác nhau. Học thuyết này không thực sự phức tạp như mọi người vẫn quan niệm song đủ phong phú để diễn đạt các quá trình vận động của vũ trụ. Nhìn dưới góc độ của khoa học hiện đại, học thuyết Âm- Dương dựa trên hai nguyên tắc lớn :Thứ nhất, vũ trụ khi mới hình thành tồn tại ở thể khí ( giả thuyết về vụ nổ lớn trong vật lý vũ trụ hiện đại đã khẳng định điều này); thứ hai, sự vận động của thế giới là theo nguyên tắc Nhị phân (1 thành 1, 2 thành 4) đây cũng là nguyên lý sinh thành của thế giới hữu sinh- ngay những phần tử nhỏ nhất là những tế bào cấu tạo nên những cơ thể sinh vật phức tạp nhất cũng phát triển theo nguyên lý này- hơn nữa, nguyên lý nhị phân này còn là cơ sở nền tảng của ngành tin học hiện nay. Nói tóm lại, học thuyết âm dương là học thuyết duy vật về sự hình thành và vận động của vũ trụ. Mặt khác nó còn thể hiện tính chất biện chứng rất cao trong quan niệm về sự tồn tại của Âm-Dương (trong Âm có dương, trong dương có âm) và quá trình chuyển đổi từ âm sang dương và ngược lại (âm cực thì dương sinh, dương cực thì âm sinh) theo nguyên tắc sự chuyển đổi các mặt đối lập. Tất cả sự tồn tại của sự vật và hiện tượng trong thế giới đều là sự kết hợp giữa Âm và Dương (nhất âm nhất dương chi vị đạo- một âm một dương là đạo), trong đó Âm là yếu tố sinh thành còn Dương là yếu tố phát triển (âm sinh dương trưởng) 2.2. Học thuyết Ngũ hành: Đây là học thuyết về năm yếu tố cấu thành vũ trụ. Theo học giả Phùng Hữu Lan: “ngũ hành thường được quan niệm là 5 yếu tố tĩnh mà nên coi là 5 thứ lực động có ảnh hưởng đến nhau. Từ “hành” có nghĩa là làm, hoạt động, cho nên từ ngũ hành theo nghĩa đen có nghĩa là 5 hoạt động hay 5 tác nhân. Người ta cũng gọi là “ngũ đức” có nghĩa là 5 thế lực”. Sự đề cập đầu tiên đến ngũ hành là ở tác phẩm “Kinh thư” – một bộ sử cổ nhất của nhân loại- trong phần về cửu trù hồng phạm, theo đó Ngũ hành là :thủy, mộc, thổ,hỏa, kim. Trong đó, thủy là ướt và xuống, mộc là cong và thẳng, hỏa là cháy và lên, thổ là để gieo mạ làm mùa, kim là theo và đổi. Phải đến thế kỷ thứ 3 TCN học thuyết ngũ hành mới được hoàn thiện bởi nhà triết học Trâu Diễn. Năm yếu tố ngũ hành được tổ chức theo hai chiều ngược nhau gọi là tương sinh và tương khắc: chiều tương sinh là: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy (đây là một vòng tròn khép kín). Chiều tương khắc là : thủy khắc hỏa, hoản khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ và thổ khắc thủy (đây cũng là một vòng tròn khép kín). Có một vấn đề cần nói thêm ở đây là trong lịch sử triết học cổ đại, các nền triết học lớn của loài người (Hy Lạp, Ấn Độ) khi đi tìm bản thể của thế giới đều cho rằng thế giới được cấu thành từ đất, nước, lửa và không khí, song cũng chỉ dừng ở đó. Chỉ có ở Trung Quốc, các yếu tố cấu tạo nên thế giới được xác định là 5 và hơn nữa còn được tổ chức quan hệ với nhau theo hai chiều như đã nói ở trên. Học thuyết này ra đời trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm, những quan sát có tính trực quan, và do đó, nó có tính ứng dụng thực tiễn rất cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội- người ta dùng Ngũ hành để chia tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội (ngũ âm, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ nhạc, ngũ giác quan, ngũ đức, ngũ luân, ngũ thường...) Trong thuật phong thủy, các hình thể, kể cả phương hướng, đất đai, sông núi đều được phân chia theo ngũ hành, sau đó căn cứ sự sinh hay khắc của ngũ hành để quyết định cát hung. Học thuyết ngũ hành sau khi ra đời và hoàn thiện kết hợp với học thuyết âm dương trên cơ sở ngũ hành hóa tám quẻ đơn nên thường được gọi chung là học thuyết Âm dương-ngũ hành. 2.3.Khí- Đạo: Hai khái niệm quan trọng trong thuật Phong thủy: đây là hai khái niệm mà tất cả các phái triết học, ngành y học, thiên văn học, lịch số, chiêm bốc...đều sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi, có nội hàm rất rộng, qua các thời đại khác nhau chúng liên tục được bổ xung và rất đa nghĩa. Trước hết khái niệm Đạo: Đây là khái niệm trung tâm trong truyền thống triết học Trung Quốc, đạo trước hết là con đường, đẩy lên một bậc nữa nó là quy luật tất yếu của thế giới, là nguyên tắc cấu trúc và biến hóa của sự vật, hơn nữa nó còn là bản thể của thế giới (Đạo là mẹ của muôn vật), Đạo là siêu thời gian, siêu không gian. Để nhận thức được Đạo người ta phải vận dụng tư duy lý tính siêu việt, người nhận thức hết được Đạo là thánh nhân, với nguyên tắc “vạn vật nhất thể” và thế giới cấu trúc theo ba tầng (Thiên- Địa- Nhân) thì sẽ có Thiên đạo, Địa đạo và Nhân đạo, trong đó Thiên đạo là Âm- Dương, là sự vận hành của các thiên hà, thiên hệ, tinh tú chu lưu trong khoảng không bao la theo một trình tự nhất định: Địa đạo là thủy-hỏa-phong chu lưu khắp mặt đất làm nên sự sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật; nhân đạo là tinh túy của thiên địa, là luân thường đạo lý của con người, hướng con người tới Chân-Thiện-Mỹ. Khí là khái niệm hết sức phức tạp, trước hết, đó không phải là không khí nói chung, mà là nguồn năng lượng vũ trụ có khắp mọi nơi, ở tất cả vật thể, đất, nước, con người, cây cỏ, tóm lại khí tồn tại cả ở thế giới vô hình và thế giới hữu hình. Tất cả mọi sự vật sinh ra hay mất đi đều là sự tụ lại hay tan đi của khí, khí là bản thể cao nhất tồn tại ở hai dạng: Khí âm và khí dương. Trong lý luận cơ bản của thuật phong thủy Khí là yếu tố hết sức quan trọng nó tồn tại dưới các tên gọi: Thừa khí, tụ khí, đắc khí, ngoại khí, nội khí, cát khí, hung khí, thực khí, hư khí...và quan trọng nhất là sinh khí (một trong những ông tổ của phong thủy học là Quách Phác trong tác phẩm “Táng thư” đã đề xuất “thuyết sinh khí” là lý luận căn bản nhất của các học thuyết phong thủy sau này). Theo Phong thủy học, âm khí bốc lên gọi là mây, Dương khí giáng xuống gọi là mưa, khí tiềm ẩn dưới lòng đất gọi là Sinh khí. Sinh khí vận hành tùy theo lòng đất, đất là mẹ của khí, có đất tất có khí”Đất có khí tốt, đất tùy khí mà nên, hình thành ở bên ngoài” – Táng kinh dực. Biểu hiện của Sinh khí có thể là các ngọn núi, mạch đất nhô cao, gặp nước thì dừng lại, gặp gió thì tản mác ra bốn phía. Vì vậy, điều quan trọng nhất của thuật phong thủy là tìm được nơi tụ sinh khí, có sơn thủy bao quanh để sinh khí phát tán nuôi dưỡng vạn vật. Sự sống của con người là kết quả của hội tụ sinh khí, sinh khí ngưng kết thành cốt cách của con người, khi chết da thịt tan đi nhưng xương cốt vẫn còn, vì vấy nếu đem thi thể của tổ tiên, cha mẹ táng vào nơi sinh khí hội tụ, thì con cháu sẽ được phúc-thọ-khanh-ninh-phú-quý...Đó là cơ sở lý luận của Âm trạch Phong thủy. Đối với Dương trạch phong thủy thì có khác, sinh mệnh con người đã do sinh khí tạo nên, nếu tìm được mảnh đất sinh khí nuôi dưỡng từ lòng đất đương nhiên là tốt nhưng công hiệu chậm, vấn đề ở chỗ con người còn luôn luôn thở hít khí trời, đây là nguồn năng lượng trực tiếp nuôi dưỡng cơ thể, vì vậy đối với dương trạch phong thủy vấn đề chọn hướng mở cổng, cửa, sắp xếp bố cục cho nội ngoại thất phù hợp với gia chủ là điều hết sức quan trọng, để tiếp nhận vượng khí, loại trừ tà khí. 1.1. Vấn đề thiên văn học và lịch số với thuật phong thủy Ngay từ thời cổ xưa cách đây hơn 4000 năm, người Trung Hoa đã có những quan sát tính toán về mặt thiên văn học. Nền thiên văn học cổ Trung Quốc ngoài trái đất, mặt trăng, mặt trời còn xác định được 4 chòm định tinh trong hệ thống các tinh tú của thái dương hệ. 4 chòm gồm 28 sao đó là : Phía Đông có 7 Sao gồm Giác (Sao Mai), Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; Phía Bắc 7 sao gồm: Đẩu (sao Bắc Đẩu cho đến hiện nay ngành thiên văn vẫn lấy để định vị phương Bắc), Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; phía Tây 7 sao gồm Khuê (sao Hôm), Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm; phía Nam gồm 7 sao Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau hệ thống 28 Tinh Tú này còn được Âm Dương Ngũ Hành hóa, mặt khác các khu vực địa lý khác nhau trên trái đất cũng được chia theo vị trí thiên văn ucủa các định tinh này. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà phong thủy tham khảo và xử lý kỹ thuật cho các công trình xây dựng, kiến trúc. Ngành Phong thủy học ngoài việc dựa vào các học thuyết vũ trụ quan trong hệ thống tri thức khoa học Trung Hoa cổ còn dựa vào các học thuyết vũ trụ quan trong hệ thống tri thức khoa học Trung Hoa cổ còn dựa vào ngành lịch số để đưa ra những phương án xử lý cụ thể. Lịch số là hệ thống đếm các khoảng thời gian như: Giờ, Ngày, Tháng, Mùa, Năm, Thế, Vận, Hội...Theo một quy luật nào đó. Thường là dựa vào các chu kỳ trong tự nhiên, đặc biệt là sự chuyển động biểu kiến của mặt trời, mặt trăng mà người ta quan sát được từ Trái Đất. Đối với các nền văn minh Nông nghiệp lấy trồng trọt làm chính (Khác với việc Chăn nuôi làm chính) thì việc xác định các quy luật vận động của thời tiết để định ra mùa vụ gieo trồng là rất quan trọng. Lịch xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc cổ đại dựa trên sự quan trắc, chuyển động của Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời. Người ta nhận thấy một vòng chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất là 29,5 ngày còn gọi là 1 tháng,và 12 lần như vậy thì các chu trình lặp lại gọi là 1 năm. Như vậy 1 năm sẽ là 354 ngày (12 tháng), tháng thiếu là 29 ngày, tháng đủ là 30 ngày. Lịch này gọi là Âm lịch, trên thế giới có nhiều dân tộc dùng loại Âm lịch thuần túy này. Sự ảnh hưởng của thời tiết lên trái đất không chỉ phụ thuộc vào mặt trăng mà còn phụ thuộc vào Mặt Trời, trong đó Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo của Mặt trời hết 365, 25 ngày, vì vậy người Trung Hoa cổ từ rất sớm đã nghĩ ra cách điều chỉnh sự chênh lệch giữa lịch Mặt Trăng và Mặt Trời bằng cách đặt ra các tháng nhuận theo 1 quy định gọi là Lịch Tiết Khí (Lấy 4 thời điểm Lập Xuân, Hạ chí, Lập Thu, Đông chí làm chuẩn). Lịch tiết khí của người Trung Quốc chia 1 năm thành 24 tiết khí, ngoài ra còn được cụ thể hóa bằng hệ thống thiên can và địa chi, vì vậy người ta còn gọi lịch này là lịch Can Chi. Mười Thiên Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mười hai Địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 10 &12 chi cũng được Âm- Dương, Ngũ hành hóa. Hơn nữa, sự kết hợp Can và Chi còn tạo nên một đơn vị đo thời gian gọi là Lục thập hoa giáp, dùng để định danh, phân chia theo Ngũ hành cho giờ (một ngày đêm được chia thành 12 giờ), Ngày, Tháng, Năm. Như vậy, hệ thống lịch của người Trung Quốc mà chúng ta tiếp thu để chia thời gian thực tế là Âm- Dương lịch chứ không phải là Âm lịch như mọi người vẫn quan niệm. Hệ thống lịch pháp này có tầm ứng dụng phổ biến cho đời sống xã hội, từ việc định mùa vụ cho các hoạt động nông nghiệp còn ứng dụng trong việc cưới gả, ma chay, chữa bệnh, khởi công động thổ các công trình Âm trạch, Dương trạch, khai trương việc buôn bán, xuất hành, cúng tế...vì sự phức tạp như vậy của hệ thống lịch số Trung Hoa nên trong các triều đình luôn tồn tại một cơ quan chuyên nghiệp để theo dõi, chỉnh sửa và sản xuất lịch, việc ban hành lịch và sự kiện quan trọng trong quốc gia. Việc sử dụng lịch cũng đòi hỏi người sử dụng có một hệ thống tri thức và học thuật nhất định chứ không phải ai cũng sử dụng được. 1. SƠ LƯỢC VỀ THUẬT PHONG THỦY Thuật phong thủy ra đời rất sớm ở Trung Quốc cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong lịch sử đã hình thành một hệ thống các khái niệm, kinh sách và các trường phái khác nhau. Có lẽ do tính quan trọng thực tiễn của thuật phong thủy nên có rất nhiều học giả nghiên cứu và do đó số lượng kinh sách về môn học này rất nhiều và phức tạp. Song có 4 yếu tố của thuật phong thủy mà mọi trường phái đều sử dụng là : Hình-lý-khí-số. Trong đó hình là hình thế đất đai, dòng nước, cấu trúc của các công trình xây dựng kể cả Âm trạch lẫn Dương trạch; Lý là quy luật vận động của Thủy- Họa-Phong; Khí là năng lượng của vũ trụ ẩn tàng trong các vật thể, đất, nước, con người...Còn số là 9 con số của Kinh Dịch quy ra các quẻ. Điều kiện quan trọng để nhận thức được hình- lý- khí-số đòi hỏi con người phải có một năng lực trí tuệ và đạo đức nhất định gọi là tâm. Tâm là cái cốt lõi của sự cảm ứng của con người với trời đất. Về đại thế, thuật phong thủy cho đến nay gồm 4 trường phái lớn: Bát trạch minh cảnh, Huyền không học, huyền thuật phong thủy, cổ dịch huyền không học. Ngoài ra hiện nay còn có thêm trường phái cảm xạ phong thủy. Đây là trường phái tích hợp nhiều xu hướng nghiên cứu Phong thủy khác nhau. Về cơ bản, các trường phái là đại đồng tiểu dị, tùy theo các quan niệm mà nhấn mạnh một trong bốn yếu tố hình-lý-khí-số. Tổng quan lại thuật Phong thủy nói chung đều dựa vào hệ thống các học thuyết về bản thể vũ trụ, các học thuyết về các quy luật vận hành của vũ trụ, như học thuyết Âm dương- Ngũ hành, thiên văn học, lịch số để đưa ra các phương án tối ưu cho các công trình xây dựng và kiến trúc, nhằm đạt được sự hài hòa của con người với vũ trụ. Không chỉ thuật phong thủy mà tất cả các phương pháp dự đoán và chiêm bốc (Nhâm, Cầm, Độn toán, Tử vi, Tướng số...) đều lấy học thuyết Âm dương- Ngũ hành và hệ thống thiên văn, lịch số làm sơ sở nền tảng. Đặc biệt trong Y học truyền thống, các học thuyết về vũ trụ quan còn là nguyên tắc cho quá trình chẩn trị bách bệnh (con người trong quan niệm của Trung Hoa là một tiểu vũ trụ). Tính ứng dụng đa năng của các học thuyết vụ trụ quan của nền học vấn Trung Hoa dựa trên nguyên tắc có tính phổ quát: Tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ kể cả Không gian và thời gian đều thống nhất với nhau ở tính vật chất, vì vậy giữa chúng có thể quy đổi lẫn nhau theo hai chiều xuôi và ngược thông qua các học thuyết về bản thể và vận hành vũ trụ (học thuyết Âm dương- Ngũ hành). Độ dung sai trong quá trình ứng dụng thực tiễn của các học thuyết này dã được kiểm nghiệm qua nhiều nghìn năm lịch sử, và có lẽ trong một tương lai gần, việc chứng minh tính tương đồng giữa các học thuyết về vụ trụ quan Trung Hoa với khoa học hiện đại là một hiện thực. Theo chúng tôi, việc ứng dụng và đánh giá về các ứng dụng trong đời sống xã hội nói chung và trong thuật phong thủy nói riêng của các lý thuyết khoa học vũ trụ quan Trung Hoa trên quan điểm thực chứng khoa học của Phương Tây cần phải dựa trên cảm quan khoa học mới và nhiều tính khách quan hơn.
  15. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG THUẬT PHONG THỦY TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC PGS.TS Trần Trọng Hanh Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề 1.1. Thuật và thuyết phong thủy có mục đích và tôn chỉ “vị nhân sinh”: Bố trí chỗ ở tốt cho người sống, đặt mồ mả ở nơi đất tốt cho người chết nhằm mang lại “tài lợi” cho cuộc sống hiện tại và phúc lộc cho các thế hệ con cháu mai sau. 1.2. “Phong thủy” đã có quá trình lịch sử từ lâu (từ hơn 4 thế kỷ trước công nguyên), nó đã là một hình thức tôn giáo, văn hóa cổ xưa của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam 1.3. Áp dụng Phong thủy đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người trong các lĩnh vực đời sống dân cư, đặc biệt là trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng nơi cư trú, cho người sống và chôn cất cho người chết. 1.4. Phong thủy được hình thành và phát triển, trở thành thuyết và được nhiều nhà nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. 1.4.1. Ở Việt Nam, thời Lê có ông Nguyễn Hữu Huyên, người làng Tả Ao, Hà Tĩnh, nổi tiếng về thuật Phong thủy, thường gọi là thẩy Tả Ao. 1.4.2. Ở các nước, đặc biệt là ở Trung Quốc, Phong thủy đã được nghiên cứu sâu sắc và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ hàng nghìn năm nay. 1.5. Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu thuật Phong thủy trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng, nhằm góp phần phát triền, nền kiến trúc Việt Nam tiến tiến, giàu bản sắc dân tộc. 1.6. Việc hiểu và nắm vững cơ sở lý luận về phong thủy giúp chúng ta phân biệt được đúng và sai, tà và chính và có hành động đúng trong việc áp dụng thuật phong thủy. II. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm 2.1.1. Định nghĩa: Phong thủy là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng, bố trí sắp đặt cơ cấu quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, các tòa nhà phòng ốc và đồ đạc một cách có lợi nhất, để đạt được sự hài hòa với môi trường xung quanh, nhờ đó mà có được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, phong thủy không phải là thần dược. Người Trung Quốc quan niệm: “Nhất phúc, nhì mệnh, tam Phong thủy”. Mặt khác, Phong thủy không phải là “pháp thuật”. nó là sản phẩm của lịch sử và phục vụ cho cuộc sống con người. 2.1.2. Mục đích, tôn chỉ: - Tìm đất, sắp đặt nơi cư trú cho người sống (dương trạch); tìm đất để chôn người chết (âm trạch); - Tôn chỉ của Phong thủy là tăng phong (giữ gió); đắc thủy (được nước) và tụ khí (hội tụ sinh khí). Tôn chỉ này chi phối mọi quan hệ và giải pháp thiết kế theo phong thủy. 2.2. Các trường phái 2.2.1. Các trường phái cổ Gill Hale trong tác phẩm “Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học phương Đông” đã chỉ ra ba trườn phái có phương pháp tiếp cận khác nhau để giao tiếp với năm lượng hoặc cảm giác về một nơi chốn và thay đổi chi tiết để mang lại hiệu quả cho người sử dụng. Các trường phái gồm: - Trường phái môi sinh: Sử dụng hiệu quả các điều kiện tự nhiên, trường phái này còn gọi là hình thể hay địa hình - Trường phái la bàn: Xem xét thiên văn, đoán vận mệnh trên cơ sở dùng la bàn để chọn địa điểm thích hợp xây dựng chỗ ở cho con người. Trường phái này dựa trên kinh dịch, nhằm liên kết các dòng chảy năng lượng tự nhiên của vũ trụ. - Trường phái trực giác: Mô phỏng và đặt tên cho các thế đất mang tính ẩn dụ như long hầu, hổ phục...Trong “Thủy Long kinh”, người xưa đã thể hiện chi tiết về những “cuộc đất tốt nhất để xây dựng nhà và cất mồ mả”. 2.2.2 Các nghiên cứu hiện đại Giáo sư Du Khổng Kiên (Trung Quốc) trong tác phẩm “Phong thủy cảnh quan sống lý tưởng” đã chỉ rõ “Sách địa lý bắt đầu có từ Hoàng Thạc (cuối Tần, đầu Hán) được kế tục sang đời Tấn và thịnh hành ở đời Đường. Trước 1950, các sách Phong thủy được thịnh hành ở đại lục Trung Quốc, sau bị cấm đoán, nhưng lại thịnh hành ở Đài Loan, Hồng Công và một số nươc Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhiều GS Trung Quốc đã luôn chuyên tâm nghiên cứu, phát triển thuyết phong thủy lên một tầm cao. GS Du Khổng Kiên nêu 3 đặc điểm tiến hóa của Phong thủy, trước hết là sự tìm kiếm mô hình vùng đất định cư như ý của người nguyên thủy; tiếp đó là tổng kết được kinh nghiệm của các mô hình Phong thủy ở những vùng đất trũng trong văn hóa nông nghiệp và cuối cùng là suy xét theo quan điểm triết học đối với thuyết phong thủy và dò tìm những hàm ý sâu sa của phong thủy. Ở các nước phương Tây, sự quan tâm nghiên cứu phong thủy bắt đầu từ Yates (1868). Các giáo sĩ truyền đạo cơ đốc trong thời kỳ đầu đều cho rằng phong thủy là phép phù thủy (black art), mê tín và thuật lừa bịp. Chính phủ của nhiều nước cũng chống lại phong thủy để đảm bảo tiến bộ các công trình không bị các nhà phong thủy cản trở; vì vậy một số lượng lớn các sách phong thủy có giá trị đã bị đốt trụi. Tuy nhiên, đến thế kỷ XX, thuyết Phong thủy đã thu hút được nhiều học giả phương Tây và địa vị của nó ngày càng cao. Năm 1973, Michell đã tuyên bố thời kỳ thay đổi quan niệm giá trị truyền thống của phương Tây. Bernett (1978) gọi Phong thủy là một loại sinh thái học vũ trụ (Astro- ecology). Ông cho rằng, Phong thủy lấy quan hệ giữa người và đất, người và vũ trụ làm nền tảng. Nhiều tác giả Skimer (1982), Su (1990), Rosspach (1903) đã tiếp tục phát triển thuyết phong thủy. Các học giả khác của phương Tây đã coi phong thủy phát triển ngang hàng với sinh thái và môi trường, từ đó hình thành tư tưởng thiết kế tôn trọng tự nhiên (Design with nature), được các nhà quy hoạch phương Tây lấy làm tiêu chuẩn cao nhất. Đến nay, nhiều người phương Tây đã cho rằng “Nếu đem mô hình phong thủy kết hợp với mô hình của phương Tây thì có thể cho chúng ta một nhận thức toàn diện hơn về thế giới, đặc biệt hơn là thế giới cuộc sống của chúng ta.” 2.3. Các nguyên lý của phong thủy Các yếu tố chủ yếu của Phong thủy là gió và nước. Phong thủy là nghệ thuật kết hợp để ghép con người và định mệnh với môi trường xung quanh (tự nhiên hoặc nhân tạo), có tính tổng quát hoặc cục bộ. Phong thủy là sự pha trộn giữa Đạo giáo, Phật giáo, lý thuyết âm dương về sự cân bằng và hợp nhất với tự nhiên. Do đó, nguyên lý của Phong thủy được dựa trên 5 nhân tố: Đạo, Âm dương, Khí, Ngũ hành và Kinh dịch (bát quái). 2.3.1. Đạo Là quá trình và nguyên lý để liên kết con người với vũ trụ “vạn vật đồng nhất đạo”, vì thế Đạo có tính bất biến. Nhờ đạo, con người có thể tìm kiếm được sự cân bằng và sự hoài hòa với hoàn cảnh. 2.3.2. Âm và dương Là một cặp phạm trù vừa đối nghịch, vừa thống nhất nhau. Triết lý về các cặp phạm trù đã được các nhà triết học như Hegen, C.Mark...lý giải. Trong thiết kế, phong thủy tìm kiếm sự cân bằng và sự hài hòa cho một ngôi nhà và đem lại cho người cư ngụ sức khỏe và sự cân bằng cảm xúc. 2.3.3. Khí Là hơi thở hoặc năng lượng. Năng lượng được hiểu là Long mạch, nuôi dưỡng khí đề làm giàu cuộc sống và khí của những người cư ngụ. Phong thủy ảnh hưởng đến khí của con người. Do đó, có thể dùng phong thủy để giúp gỡ rối được các “nút” ngăn chặn hạnh phúc, mục đích và hi vọng của con người. Điều tiết và lưu thông các dòng khí là mục đích tiểm ẩn của phong thủy. Các dòng chuyển động: giao thông, thông gió, ánh sáng...phải hài hòa thông suốt “Thông bất thống và thống bất thông” là nguyên tắc của y học và cũng là của phong thủy. Trong điều hành công việc, hòa khí tạo ra sức mạnh và động lực (hòa khí sinh tài). 2.3.4. Ngũ hành Là sự hài hòa khí của con người với ngôi nhà: Khí gồm :Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành kết hợp với màu sắc, thời gian, mùa màng, phương hướng, các tinh tú, phủ tạng... để điều chỉnh khí của người. Ngũ hành có 2 chu kỳ: chu kỳ hình thành và chu kỳ hủy diệt. 2.3.5. Bát quái Trong Phong thủy, một không gian có 8 góc và 8 cặp tam quái gọi là bát quái, được dùng để chuẩn đoán các sự bất cân xứng trong môi trường và đời sống, từ đó cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng. Khi thiết kế, phải xem xét những góc không bình thường của một ngôi nhà để có giải phá xử lý thoát đáng nhằm tạo sự cân bằng và hài hòa giữa chủ nhân và ngôi nhà. 3.1. Phạm vi áp dụng Các nguyên lý của Phong thủy được áp dụng trong thiết kế mới, quy hoạch xây dựng hoặc cải tạo một vùng, đô thị, điểm dân cư nông thôn và thiết kế kiến trúc một công trình hoặc tổ hợp công trình được xây dựng trên một lô đất hoặc một thửa đất. Nội dung áp dụng của phong thủy gồm: - Lựa chọn địa điểm xây dựng một khu dân cư, khu công nghiệp hoặc một công trình có quy mô đủ lớn mà trong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết chưa xác định. - Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng một khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp và các khu chức năng khác. - Thiết kế đô thị - Thiết kế mặt bằng tổng thể một lô đất xây dựng công trình - Nghệ thuật tạo hình trong thiết kế hình dáng công trình và trang trí các mặt chính của ngôi nhà - Thiết kế trang trí nội, ngoại thất. - Xử lý các “cản trở” trong quá trình khai thác và sử dụng ngôi nhà, mua bán kinh doanh bất động sản. 3. Một số áp dụng thuật phong thủy Phương pháp phân bố nông nghiệp, lựa chọn địa điểm một khu công nghiệp (hoặc nhà máy), khu dân cư, các trung tâm, dịch vụ.... được trình bày kỹ trong lý thuyết kinh tế không gian (Weber, Lochs, W. Christaltier, V. Thuren....) và trong các nguyên lý quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị. Các phương pháp này đều dựa trên các yêu tố: Nội dung và quy mô đầu tư công trình, các điều kiện môi trường địa lý tự nhiên; mô hình lý tưởng... đề tìm địa điểm tối ưu, nơi hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi nhất, với chi phí giá thành thấp, nhưng hiệu quả kinh tế cao trong quá trình khai thác, sử dụng. Thuyết phong thủy cũng dựa trên những yếu tố đó, nhưng mô hình phong thủy lý tưởng lại khác với các mô hình tổ chức không gian lý tưởng do các nhà quy hoạch nghiên cứu đề xuất: Ví dụ đối với một đô thị thường áp dụng những mô hình cơ cấu tĩnh, mô hình cơ cấu quá độ và mô hình cơ cấu mở (cơ cấu tuyến, song song...). Mô hình phong thủy lý tưởng là “Tả thanh long, hữu bạch hổ”, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ”. Trạng thái lý tưởng của mô hình này là Rùa thụt đầu, Phượng hoàng bay lượn, rồng xanh uốn mình và Hổ trắng phủ phục . - Phương pháp tiếp cận như sau: + Xác định dữ liệu về công trình và các yêu cầu về địa điểm + Tìm chọn những phương án địa điểm có khả năng đáp ứng + Đối chiếu với mô hình phong thủy lý tưởng, so sánh chọn phương án địa điểm tối ưu. 3.2.2. Thiết kế, quy hoạch mặt bằng, phương pháp tiếp cận theo quan niệm Phong thủy: Tuân thủ các nguyên tắc của mô hình phong thủy lý tưởng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm hoặc các chỉ định về cát hung trong việc bố trí các khu chức năng phù hợp với 5 nguyên lý trong phong thủy. - Các nguyên tắc chủ yếu trong thiết kế, quy hoạch, tổng hợp mặt bằng là: + Phân tích cảnh quan thiên nhiên, xác định bộ khung thiên nhiên và các yêu tố nhân tạo cần được tồn tại bảo vệ + Khoanh định các vùng đất có khả năng phát triển: vị trí, kích thước, hình dáng vùng đất. + Chọn hướng và trục hoàng đạo. Ví dụ một khu dân cư, hướng tốt được xác định theo nguyên tắc tựa sơn, đạp thủy và trục hoàng đạo (đường mong muốn) gắn với chu trình tiến hóa hoặc lộ trình phát triển mà không khai thông được các luồng gió lành (Nam, Đông Nam). + Xây dựng mô hình cấu trúc hợp với mô hình phong thủy lý tưởng trên cơ sở đó thiết kế các phương án bố cục tổng mặt bằng. So sánh lựa chọn phương án tối ưu theo quan niệm phong thủy. Người Trung Quốc thường lấy cái mô hình núi Côn Lôn, mô hình Bồng Lai, mô hình Hồ thiên và mô hình Đào Uyên Minh làm ví dụ. Theo GS Du Khổng Kiên, các mô hình trên đã đá ứng được các nguyên tắc của mo hình phong thủy lý tưởng, đó là: Bao bọc và che chắn Kề biển và nương sơn Cách ly và thai tức (sinh sôi nảy nở) Chỗ trống và hành lang (Minh đường được thông với thế giới bên ngoài)... 3.2.3. Thiết kế kiến trúc công trình Theo phương pháp tiếp cận phong thủy, việc thiết kế kiến trúc công trình phù hợp với 5 nguyên lý của thuật phong thủy và được tiến hành theo trình tự sau: a, Vị trí và hình dáng lô đất Vị trí thuận lợi của chỗ ở tốt theo thuyết phong thủy là: + Có điều kiện tự nhiên tốt: Đất lành, chim đậu. Lý thuyết kiến trúc cũng khẳng định 3 yếu tố chủ đạo của tự nhiên là : đất đai, phong cảnh và khí hậu. Khi quan trắc vị trí có thể nhận ra khí của đất thông qua cỏ và thực vật trong vườn nếu có màu xanh, khi sẽ tốt lành và mạnh khỏe. Bãi cỏ trong vườn đây thảo mộc, cỏ hoa là dấu hiện của khí xung mãn. Động vật hoang dã hoặc thú, gia cầm khỏe mạnh, thể hiện sự sung mãn của khí đất (chim cá, vượn hót). + Những người láng giêng nếu nổi tiếng sung túc và thành đạt và thân thiện thì khí tốt. + Ngược lại, cần phải xét các đểm báo khí xấu: đèn bị cháy khi bật, kẹt khóa, chim chết trên sàn nhà... + Hình dáng lô đất: Các mảnh đất có hình vuông hay hỉnh chữ nhật là tốt nhất. b, Môi trường xungquanh Phân tích cảnh quan thiên nhiên: Núi và sông hồ là cảnh quan nhân tạo; nhà cửa, đường xá, xe cộ, người đi lại nhộn nhịp. Ngoài ra có thể khảo sát giá đất để xác định sự tốt, xấu của vị trí lô đất. c, Chọn hướng và lối đi - Hướng nhà: Hướng lãnh ( theo trạch mệnh tương phối) và gắn bó tốt với môi trường xunh quanh theo các nguyên tắc như phân tích ở phần 4.2.1. - Lối đi: mở cửa chính tạo ra sự quan hệ hợp lý giữa trong và ngoài theo nguyên tắc: sông cái đổ vào biển, sông con đổ vào sông cái, còn kênh, mương thì đổ vào sông con... - Tránh các tác động xấu từ bên ngoài dội trực tiếp vào cổng: phía trước như nhà tang lễ, vườn thú... đường cái đâm thẳng vào nhà như mũi tên, góc, đao đình...(ví dụ Dinh Độc lập, thành Tây đô (nhà Hồ). Tháo dỡ các rào cản làm vướng víu lối đi. d, Bố trí sân, vườn, cây cối Cây cối bố trí trong sân vườn phải tạ ra sự che chắn cái xấu, tạo sự cân bằng miếng đất, cải thiện điều kiện tự nhiên và tạo ra vẻ đẹp cho ngôi nhà. Nguyên tắc bố trí theo tiêu chuẩn quy phạm và chỉ định về cát hung được trình bày trong các sách về Phong thủy ứng dụng. -Ao, hồ: Kích thước, vị trí của ao, hồ phải cân bằng với mảnh đất và phù hợp với mô hình phong thủy (tả thanh long) e, Định vị ngôi nhà Ngôi nhà được đặt ở trọng tâm lô đất là tốt nhất, sao cho tạo ra sự cân bằng được khoảng lùi phía trước và phần hậu của ngôi nhà. Đối với một thửa đất bố trí nhiều ngôi nhà, thì bố cục chiều cao cũng phải tạo ra được sự thăng bằng không gian. g, Thiết kết mặt bằng Mặt bằng ngôi nhà được thiết kết theo nguyên lý kiến trúc, phù hợp với các nguyên lý phong thủy, đồng thời tôn trọng các chỉ định của Phong thủy tạo ra môi trường sống tiện nghi nhất cho con người. Khi thiết kết mặt bằng ngôi nhà cần dựa vào các yếu tố sau: +Trạch mệnh tương phối: được xác định theo tuổi của chủ nhà và người cư trú. + Bát quái + Các chỉ định cát, hung đối với từng căn phòng và bộ phận cấu thành. Đối với nhà ở các phòng ngủ, các phòng vệ sinh, bếp, phòng thờ là các bộ phận nhậy cảm cần phải được phân tích kỹ trước khi bố trí tầng mặt bằng. + Áp dụng các phép hóa giải: Giái sư LinYun đã đưa ra được 9 giải pháp hóa giải. Ông Tống Thiếu Quan cũng đưa ra nhiều phép hóa giải khác. h, Bố trí các đồ đạc và trang trí nội thất - Các đồ đạc trong phòng được bố trí theo nguyên tắc + Tiện lợi sử dụng (giải pháp công năng theo thiết kế kiến trúc) + Mệnh, trạch của chủ nhân + Bát quái + Các chỉ định cát, hung của phong thủy và thước lỗ ban - Các giải pháp trangtrí: ánh sáng, vật liệu, màu sắc và các giải pháp hóa giải phù hợp khác. - Tạo dáng ngôi nhà và trang trí mặt đứng được dựa vào các nguyên lý của nghệ thuật tạo hình và các nguyên lý của phong thủy. 3.2.4. Xử lý các rào cản, trắc trở trong quá trình sử dụng: - Khi chủ nhân và gia đình có trục trặc, khó khăn, cần phải bình tĩnh tìm hiểu các nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do ngôi nhà gây ra thì phải chuản đoán bệnh và hóa giải những gì xảy ra trong ngôi nhà được phản ánh trong đời sống và cơ thể của người cư ngụ. Ví dụ cánh cửa sổ bị vỡ thì mặt và tai người cư ngụ có thể có vấn đề.... - Các giải pháp hóa giải các cản trở của người cư ngụ trong quá trình sử dụng thường có tính huyền bí. Các giải pháp thường dùng gồm: Tăng cường tam nghiệp (thân hoặc nguyện, ngôn và ý định); bát quái; theo vết cửu tinh; bát môn luận; trị nội (ban phép bên trong), trị ngoại, bánh xe luân hồi và lịch sử ngôi nhà. - Các giải pháp hóa giải trên là của Mật tông hắc phái, có thể tham khảo áp dụng thử nghiệm như một khảo cứu về phong thủy trong thiết kế kiến trúc và thiết kế đô thị. III, Kết luận 1. Phong thủy là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, đã được tồn tại và phát triển từ nhiều năm nay. Lợi ích của phong thủy đã được khẳng định trong quá trình áp dụng, nhưng Phong thủy không phải là thần dược và cũng không phải là một sự mê tín dị đoan. Chỉ có quan niệm và sử dụng đúng thuật phong thủy thì mới mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực. 2. Nguyên lý của phong thủy là đạo; âm và dương;khí, ngũ hành và bát quái Việc áp dụng cácnguyên lý của phong thủy trong quy hoach xây dựng và thiết kế kiến trúc không thể thay cho các khoa học thiết kế quy hoach xây dựng và thiết kế kiến trúc, mà nó chỉ bổ sung, hoàn thiện hơn ngành thiết kế này, nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống dân cư. 3. Hội KTS Việt Nam cần có các đề tài nghiên cứu sâu về Phong thủy để chuẩn bị điều kiện đưa và chương trình đào tạo cũng như hành nghề KTS phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.