daovothuong

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    38
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by daovothuong

  1. Đệ thích huynh rồi đấy, hóm hỉnh quá, nêu huynh ra HN nhớ nhắn đệ nhé, đệ đang tập uống chivas, hihi. À có vụ nào tư vấn nữa huynh nhường đệ nhé, huynh bổ xung và chỉ cái sai cho đệ.
  2. Dạ đệ cũng có cảm giác như thế huynh Thiên Bồng ạ, nhưng đệ cùi quá không biết phản biện thế nào vì chưa tìm được tài liệu nào nói đến ạ. Nhưng theo ngu ý của đệ để chọn vị trí đặt nhà trong trường hợp đất rộng thì có lẽ phải dựa trên loan đầu kết hợp với lập trạch bàn cho cả khu đất theo tuổi của gia chủ. Sau đó dựa theo trạch bàn mà xác định vị trí đặt nhà và hướng nhà cho đúng phải không ạ? Đôi điều tham luận mong các huynh có kiến giải thêm để đệ được học hỏi. Kính các huynh hoan hỉ!
  3. Ngác ngơ quá, daovothuong tôi mới đọc bài của anh cũng có cảm nhận có một cái gì đó khác lạ chăng, nhưng càng tìm hiểu càng thấy tù mù và khó hiểu. Còn câu anh nhận xét "Đúng là nhân loại có cái thích ý kiến mà thiếu quan sát..." thì daovothuong tôi cũng tò mò lắm vì đang tự hỏi anh thuộc loài nào? Luận về việc học phải vứt bỏ hết mọi thứ để học lại nhằm tìm ra chân lý, có thể đúng với một số người trong tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung. Ngay cả những vĩ nhân như Galileo, Copecnic....cũng chỉ tìm ra chân lý khi có sự "va chạm" giữa các luồng tư tưởng. Nếu từng chơi Zubic và xoay thật nhiều để tìm ra các quy luật chuyển động của nó thì có lẽ phần nào hiểu được các quy luật của "dịch" chăng? Nếu coi A là trạng thái cân bằng của đối tượng, do một tác nhân nào đó mà đối tượng chuyển từ trạng thái A->B->C->.....->D. Thì con đường từ D->A không phải là chỉ có một con đường duy nhất....
  4. Mong chị NTPT, bác Haithienha cho cháu biết về lá số của cháu ạ, gia đình, công danh sự nghiệp. Xin bác loccoctu cho cháu hỏi về cụ nào theo cháu ạ, cháu thường nghĩ rất nhiều đến ông nội cháu (ông mất năm 1995). Kính mong các bác và chị NTPT luận giải giùm ạ. Một số thông tin thêm: Nghề nghiệp về điễn tử, viễn thông và điều khiển tự động Hình dáng: Cao 1m63, năng 56 Kg khuôn mặt ko gày không béo, lúc nhỏ 7 tuổi phải vào bệnh viện mổ dò tuyến nhờn khớp chân phải nên có xẹo to http://www.lyhocdong...w=screen&size=2
  5. Em trân trọng cảm ơn anh Hạt Gạo Làng,em xin lỗi vì em vừa xem lại Hồ sơ cá nhân của anh mới biết tuổi anh (vì chột dạ có người gọi anh bằng anh). Những kiến giải của anh đã giúp em yên tâm rất nhiều, Em xin hỏi anh mấy vấn đề nữa mong anh có thể giúp đỡ: 1. Vì tuổi 38 (sinh năm 1976) và tuổi 40 (sinh năm 1974) trong nhà em (cô chú, anh em gần) không có ai, có 1 anh rể sinh năm 1974 thì đang du học ở CHLB Nga. Liệu em có thể nhờ đồng nghiệp trong cơ quan được không ạ? Giữa 2 tuổi đấy thì tuổi 1976 tốt hơn hay 1974 tốt hơn ạ? nếu không được thì nên chọn tuổi nào nữa ạ? 2. Về bể ngầm và đường nước vào, đường nước ra liên quan đến bố trí WC tầng 2 trở lên là sau Phòng phía trước, nên anh cho ý kiến giúp em với ạ. Em định làm bể phốt trước (gầm gian phía trước), bể nước ngầm ở gần gian bếp để cho tiện để máy bơm phía sau tránh ồn ào khi bơm nước, như thế có hợp phong thủy không ạ. Nước máy thì vào từ trước, đường nước thải chung lại phía sau. 3. Về đường nước vào và đường nước ra em cũng xin anh chỉ giúp cho nên để phía nào (Đông hay Tây). 4. Về nhà lệch tầng xấu thì có phương pháp nào hóa giải không anh? Em vẫn thích kiểu thiết kế này vì tạo không gian thoáng gió và ánh sáng ạ. Em trân trọng cảm ơn anh rất nhiều và cho phép em được làm quen cùng anh ạ. Chúc anh và gia đình năm mới sức khỏe và nhiều hoan hỉ.
  6. Kính thưa bác Hạt Gạo Làng, cháu đang băn khoăn tìm hỏi về tư vấn phong thuỷ thì gặp chuyên mục của bác. Sang năm Quý Tỵ cháu định xây nhà trên mảnh đất dài 22m5, rộng 3m2, Hướng Nam, ghé tây khoảng 12-14 độ. Tuổi cháu: 1978 Tuổi vợ: 1983 Con gái đầu lòng: 2009. Cháu xin bác tư vấn cho cháu mấy vấn đề: 1. Tuổi cháu sang năm có xây được không, nếu không được thì chọn tuổi nào động thổ được ạ? 2. Bố trí căn nhà cháu định xây như trong hình vẽ, cầu thang đặt phía sườn Tây, bếp phía Tây, nhìn về phía đông có hợp không ạ. 3. Nhà cháu dài nên cháu định làm tầng lệch và có giếng trời cho sáng, bác cho ý kiến về việc này. 4. Tầng trệt: Sân trước dài 4m5 rồi phòng khách, câu thang và giếng trời, rồi đến gian bếp, sân sau 1m5. WC tầng trệt đưa ra sân sau để góc phía Tây Tầng 2: phía trước là phòng Ngủ rồi đến WC (2m ) thì vào không gian cầu thang 5. Gian thờ để cao nhất, ban thờ cùng hướng với hướng nhà, Kính mong bác tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn bác nhiều.
  7. Dạ thưa chú Thiên Sứ, cháu rất cảm ơn chú đã chia sẻ bài thuốc dân gian hay để chữa bệnh TCM. sau khi đọc lại các bài của chú và anh phamhung cháu đã tìm hiểu thì thấy có 2 loại: Loại cây thuốc chú nói đến là Bạch Hoa Xà (hay Bạch Hoa Xà Thảo), còn loại cây mà mẹ cháu dùng với Bán Chi Liên là Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo. Cháu tím được tài liệu nó về hai loại cây trên. Xin post cho mọi người tham khảo: 1.Bạch hoa xà BẠCH HOA XÀ Agkistrodon seu Bungarus 1. Tên khoa học: Plumbago zeylanica L. 2. Họ: Đuôi công (Plumbaginaceae). 3. Tên khác: Đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa, cây chiến... 4. Mô tả: Cây sống dai cao 0,3-0,6m, có gốc dạng thân rễ, với thân sù sì, bóng láng. Lá mọc so le, hình trái xoan, hơi có tai và ôm thân, nguyên, nhẵn, nhưng trăng trắng ở mặt dưới. Hoa màu trắng, thành bông ở ngọn và ở nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài. Cây ra hoa quả gần như quanh năm, chủ yếu vào tháng 5-6. 5. Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở Ấn Độ và Malaixia, nhưng thuần hoá và thường trồng trong tất cả các xứ nhiệt đới, nhất là ở Java (Inđônêxia). Ởnước ta, cây cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình; trồng bằng cành ở nơi ẩm mát. 6. Trồng trọt: Có thể trồng bằng một đoạn cành hoặc đoạn thân gần gốc ở nơi ẩm mát. Cây ưa đất ẩm, tơi xốp, nhiều mùn. Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh. 7. Bộ phận dùng: Rễ, lá. 8. Thu hái, chế biến: Rễ, lá quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt đoạn ngắn rồi phơi khô dùng dần. Lá thường được dùng tươi. 9. Thành phần hoá học: Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5- naphtoquinon-1-4). 10. Tác dụng dược lý: Plumbagin là một tác nhân làm viêm tấy và sát trùng tốt; nó kích thích mô cơ với liều thấp và làm tê liệt với liều cao, gây co thắt mô cơ của quả tim, ruột và giun ký sinh, kích thích sự tiết mồ hôi, nước tiểu và mật, còn có tác dụng kích thích đối với hệ thần kinh. 11. Công năng: Khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt. 12. Công dụng: Ở Trung Quốc, thường dùng trị 1. Phong thấp đau nhức xương, da thịt thâm tím; 2. Đau dạ dày, gan lách sưng phù; 3. Bệnh ngoài da (hecpet mọc vòng), nhọt mủ, bong gân. Kinh nghiệm dân gian dùng lá giã đắp chữa đinh nhọt rất đặc hiệu, do đó có tên là cây lá dính. Ở Inđônêxia, cũng dùng chữa bệnh ngoài da, thấp khớp, nhức đầu, các bệnh về cơ quan tiết niệu và làm thuốc gây sẩy thai. Để chữa các bệnh ngoài da, người ta lấy lá và rễ giã ra trộn lẫn với bột gạo làm thuốc đắp. Để trị nhức đầu, chỉ cần dùng một lượng nhỏ thuốc đắp vào phía sau tai sẽ làm giảm đau. Ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị ghẻ. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị các bệnh ngoài da, ỉa chảy, khó tiêu, bệnh trĩ, phù toàn thân, làm thành bột đắp với giấm, sữa hay muối và nước dùng đắp ngoài trị phong hủi và những bệnh ngoài da khác. Cồn thuốc của rễ cây có khả năng làm ra mồ hôi. Dịch sữa của cây dùng đắp trị ghẻ và mụn loét. 13. Cách dùng, liều lượng: Dùng rễ 10-15g đun sôi kỹ trong 4 giờ, lấy nước uống hoặc lấy rễ ngâm rượu xoa bóp. Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ. 14. Bài thuốc: 14.1. Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang. 14.2. Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng. 14.3. Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén. 14.4. Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang. 14.5. Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau. 14.6.Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. 14.7. Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra. 14.8. Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. 14.9. Ghẻ: Rễ bạch hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ. 14.10. Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá móng tay 40 g, củ nghệ đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay. 14.11. Tê thấp: Bột rễ bạch hoa xà trộn với dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ). Chú ý: Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà. Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo - Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusa Willd.), họ Cà phê (Rubiaceae) Không dùng cho phụ nữ có thai. Nếu bị bỏng rộp, dùng acid boric để rửa chỗ da bị tổn thương. 2. Bạch hoa xà thiệt thảo Xuất xứ: Quảng Tây Trung Dược Chí. Tên khác: Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam). Tên gọi: Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo. Tên khoa học: Odenlandia diffusa (Willd) Roxb. Họ khoa học: Cà Phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hình giải hay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Địa lý: Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp. Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng. Phần dùng làm thuốc: Toàn cây. Thành phần hóa học: + Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học). + Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28). + Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366). Tác dụng dược lý: -Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học). + Tác dụng trên hệ miễn dịch: những thực nghiệm căn bản trên thỏ, có thể tin rằng sự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễn dịch không đặc hiệu (Trung Dược Học). +Tác dụng chống khối u: thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học). +Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học). +Tác dụng kháng ung thư: Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học). + Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch: theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học). + Chích nước sắc chiết cồn của Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo cho bệnh nhân bị nhiều loại rắn độc khác nhau cắn phải, dùng một mình hoặc kết hợp với thuốc chống nọc độc, thấy có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của chuột do độc tố của rắn độc. Ở các cas trung bình, chỉ dùng Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là đủ (Trung Dược Học). + Điều trị ruột dư viêm: dùng liều cao (40g tươi hoặc 20g khô) Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong nhiều nghiên cứu thấy có kết quả tốt. Trong 1 lô 30 bệnh nhân, bị ruột dư viêm được điều trị bằng thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo, trong khi nhóm khác dùng Dã Cúc Hoa và Hải Kim Sa. Có 2 bệnh nhân cần giải phẫu, còn lại tất cả đều hồi phục, không có vấn đề gì. Thời gian nằm viện là 4,2 ngày (Trung Dược Học). Tính vị: +Vị ngọt nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Học). +Vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc (Quảng Tây Trung Dược Chí). + Vị hơi ngọt, tính hơi hàn (An Huy Trung Thảo Dược). Quy Kinh: + Vào kinh Can, Vị, Tiểu trường (Trung Dược Học). + Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Quảng Tây Trung Dược Chí). Tác dụng: + Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học). + Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược). Chủ trị: + Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp tính, Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã(Quảng Tây Trung Dược Chí). + Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược). Liều dùng Dùng khô từ 20-40g, ngoài dùng tươi gĩa nát đắp lên nơi đau. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược). + Trị ung thư phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị chấn thương thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang – Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983). + Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14). + Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài – Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11). + Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thành xi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang – Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1). Tham Khảo: “Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược). Phân biệt: (1) Cây trên khác với cây cũng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính. Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ. (2) Cũng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình mũi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn. Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cũng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ. (3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo. (4) Ở Trung Quốc cũng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hình giải hay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
  8. Em rất cảm ơn chị NTPT, chúc chi sức khoẻ dồi dào và có nhiều điều hoan hỉ. Em đã có vợ và có một con gái sinh năm 2009. Vợ sinh năm 1983. Chúng em cưới nhau năm 2007, đến 2010 thì em mới lo việc được cho vợ ra HN và vợ chồng gần nhau. Sang năm Quý tỵ em định làm cái nhà để ở và có ý định sinh con năm 2014 ạ, tuy nhiên tiền bạc có hạn nên cũng nhiều lo nghĩ, mà không làm thì nhà chật chội quá. Xin chị xem giúp em về hướng nhà ạ. Em đã hỏi bác Thiên Sứ nhưng do bác bận nhiều việc nên chưa trả lời được. Nhà em hướng Nam ghé tây khoảng 12 - 14 độ. Tuổi em: 1978 Tuổi vợ: 1983 Tuổi con gái: 2009 Mong mỏi chị giúp
  9. Khẩn khoản kính mong bác Haithienha, bác Quốc Tuấn, Chị NTPT xem hộ lá số cho cháu với.....
  10. Kinh mong bác Haithienha xem hộ cháu với khi bac online....
  11. Cho daovothuong đặt 1 cục gạch đón bác haithienha về VN nhé
  12. Đó là loại Bạch Hoa Xà Thiệt thảo dùng với Bán CHi Liên theo tỷ lệ 2:1 Mong các bác có kiến giải giúp thêm về tác dụng của loại cây này. Thanks
  13. Kính thưa các bác, các chú và các anh chị trong diễn đàn. Khi đọc bài của bác Thiên Sứ về Bạch Hoa Xà cháu mới nghĩ đến chuyện cô hàng xóm nhà cháu chữa bệnh u tử cung mà bay cả sỏi thận. Cháu xin kể ra đây cho các bác các chú tham khảo xem Bạch Hoa Xà còn có những tác dụng gì. Năm 2006, cô Hàng xóm nhà cháu đi khám và báo có u tử cung (cháu không biết lành hay giữ), bác sỹ khuyên đi cắt ngay. Khi cô ấy ra Hà Nội khám lại thì có gặp một bác sỹ người Pháp (bác sỹ này do cháu gái của cô ấy làm phiên dịch tiếng Pháp giới thiệu). Khi khám u tử cung thì kết quả siêu âm cho thấy có sỏi thận gần 3cm và giãn đài bể thận. Vị bác sỹ người Pháp khuyên cô ấy dùng Bán Chi Liên và Bạch Hoa Xà theo tỷ lệ 2:1 và nấu uống thay nước, 6 tháng sau ra khám lại rồi ông ý cho quyết định nên cắt hay chưa. Cô ấy uống 6 tháng đi khám lại thì u teo lại và ông bác sy người Pháp nói đã cắt bỏ được u và cô ấy đi cắt u. Điều ngạc nhiên là sau 6 tháng thì sỏi thận của cô ấy cũng bay sạch và đài bể thận không bị giãn nữa. Kết quả chữa sỏi thận này sau đó được hàng xóm áp dụng và có hiệu quả. Cụ thể mẹ cháu bị sỏi thận, năm 1995 mổ quả bên trái, năm 2005 mổ quả phải, khi mổ quả bên phải thì quả bên trái sỏi lại to lên và BS Bệnh viện 103 QĐ nói là nghỉ ngơi sang năm mổ lại quả bên trái. Nhưng từ khi mẹ cháu uống Bạch Hoa Xà với Bán Chi Liên thì sỏi đã nhỏ đi và không phải đi mổ. Hiện mẹ cháu vẫn uống và khi khám lại 6 tháng 1 lần để theo dõi bệnh tình, cháu thấy khả quan. Ưu điểm của loại thuốc này là không thấy có tác dụng phụ như đau dạ dày (như dùng thuốc chế từ Kim Tiền Thảo). Theo thông tin cháu biết về Bạch Hoa Xà thì không thấy có chữa bệnh sỏi thận. Cháu kính mong các bác có kiến giải nào về tác dụng này của Bạch Hoa Xà xin có ý kiến giúp cháu.
  14. Ước vọng ngắn hạn: hoàn thành tốt các công việc đang làm. Ước vọng dài hạn: Gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi. Sinh năm 1978, Nghiên cứu về điện tử và tự động hóa Mong bác sớm có trả lời. trân trọng cảm ơn.
  15. Kính chào bác Thiên Sứ và các anh chị em trong diễn đàn. Cháu nhờ bác Thiên Sứ và các anh chị xem hộ cháu về hướng nhà và năm khởi công xây dựng nhà. Tuổi cháu: 1978 (Mậu Ngọ) Tuổi vợ: 1983 (Quý Hợi) Congái đầu: 2009 (Kỷ Sửu) Nhà chấu bay giờ là nhà ống cấp 4, Hướng Nam, ghé tây khoảng 12- 14 độ. Cháu có ý định sang nam tói (Quý Tỵ) sẽ làm nhà, kính mong bác Thiên Sứ và các anh chị em xem giúp. Trân trọng cảm ơn bác và các anh chị em.